Tôi không biết mình có thích ăn nóng không, nhưng tôi thích tự do. Tự do, ý nghĩ đó làm đầu tôi nóng lên. Ông hiệu trưởng hay trêu chọc tôi về tính ưu việt của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa mà ông hay nói tắt thành xã nghĩa. Có thể đây là khái niệm mới của ông, nó dễ hiểu kiểu như: nếu bạn cởi áo khoác ra thì lạnh.
Ông hỏi tôi: "Bạn vửa mất một học sinh nữ, phải không?” Hình như ông cũng biết không phải lúc để đùa nữa. “Chúng ta sẽ mất hết học trò, chúng lạnh và sợ hãi, chạy trốn trong bụi cây. Chúng ta không biết nơi mà những đứa trẻ đến. Chúng có thể nhảy vào trong hồ, như cô giáo Mai, nhưng không có nghĩa là chúng sẽ chết.”
Cái hồ mà những đứa trẻ nhảy vào ám ảnh tôi. Đêm đó, khi đi ngủ, tôi vẫn cảm thấy cái hồ đè lên ngực. Tôi cảm thấy hơi tê, nó lan ra làm buốt từ ngón tay út cho đến vai. Chắc là có ai đè lên tôi, vì tôi cảm thấy có một nụ hôn. Tôi mong đợi cô giáo Mai hiện hồn về, nhưng cô giáo Thảo đã nói tôi không được khỏe. Tôi biết rằng cảm lạnh là câu chuyện nghiêm trọng ở nơi này, nó liên quan đến mặt nạ và các bí mật. Bời vì mọi người cứ trêu khi tôi bị ốm, họ nói: "Thầy thưởng thức bữa tối như thế nào?" Giọng nói của họ rất thân thiện, họ dường như đã biết, khi nào cánh cung của tôi có thể bật ra được như một người đàn ông với một phụ nữ. Bị cảm lạnh, đó là trò chơi mà người ta có thể thực hiện trong phòng, cả đêm.
Cô giáo Thảo mang theo một hộp bánh, cô thản nhiên: "chúc mừng ngày Valentine". Cô đứng trên một chân để tung chân kia ra, một kiểu khởi động hơi nghênh ngang nhưng vui mắt. Tôi hát cùng với cô, giọng hơi ai oán:
Tôi tên là…
Tôi hơi nhỏ…
Mặc dù tôi không bao giờ có thể nói lý do…
Tôi nghèo khó…
Cô giáo Thảo đứng ngay trước mặt tôi khi bắt đầu hát. Ông hiệu trưởng đang ở dưới bếp, chuẩn bị món ăn. Tôi rất vui, tôi nói: “Thật là một bộ trang phục tuyệt đẹp. Váy ngoài màu đỏ, váy lót màu vàng, áo trắng, vạt áo thêu hoa màu xanh.” Cô giáo Thảo hơi ngượng: “Mẹ đã tặng nó cho em." "Ngay cả những hình thêu?" “Ừ, mẹ thêu rất đẹp.” Ông hiệu trưởng cũng hát: “Có người lòng như khăn mới thêu…” Chắc chắn rồi. Em sẽ thêu ở đây, suốt đêm nay. Cô tiếp tục quay cuồng và dậm chân, các tô sứ đựng món ăn kêu leng keng trên kệ. Ông hiệu trưởng vẫn nói: “Tôi muốn các học trò quay lại và đừng bỏ chúng ta. Không có chúng thì chẳng có thầy cô giáo, cũng chẳng còn hiệu trưởng.” Nhưng hôm nay là ngày Valentine, cô giáo Thảo chỉ chăm chú vào việc xé hộp các tông chứa những cái bánh hình trái tim.
Cô tiếp tục hát trong cách đứng hơi nghênh ngang của mình:
- Tôi là chiếc yếm trên ngực của trẻ con…
- Tôi thơm mùi sữa…
- Tôi phụ trách phát lương…
ở một ngôi trường
chán ngắt…
Ông hiệu trưởng cười: “Được rồi, thế là đủ rồi.” Ông nhìn tôi: “Bạn có hiểu điều đó không?” Cô giáo Thảo với đôi mắt đầy nước mắt, vứt chiếc áo khoác của mình xuống đất. Ông nhặt lên, theo thói quen ông lần tìm mấy cái nút.
Tôi hỏi: “khi nào em về?” Cô không trả lời.
Tôi biết mình nên nói lời tạm biệt trước khi ông hiệu trưởng lên tiếng. Và như vậy tôi sẽ nhận được sự an toàn. Tôi biết ông tàn bạo. Tôi đã kể cho mọi người nghe việc ông biến anh chàng mang sách về nhà để đọc thành tên ăn cắp như thế nào rồi. Tôi đã im lặng. Tôi sợ, và tôi đã ngượng khi anh ấy về phòng cùng tôi lấy lại cái va ly, ra đi.
"Tôi đã có ý định kết hôn," ông nói với tôi. Bạn có nhớ bạn đã từng hỏi tôi về chuyện này không? Trước khi ra về, ông đã ném tất cả các mẩu bánh hình trái tim xuống đất. Tất cả những trái tim đều màu đỏ, ông nói: “để cho chim có thức ăn.” Ông tiếp: “Đám cưới sẽ diễn ra bất cứ khi nào, trong sự hiện diện của những người mà chúng ta yêu thích.”
“Đám cưới? Chiếc nhẫn kim cương?” Tôi nói với ông rằng tôi chưa bao giờ dám nghĩ về nó. Ông cười: “vậy là tốt. Bạn nên biết mình là ai?” Nhưng tự dưng cô giáo Thảo lên tiếng: “Tôi không phải là một cô gái thông thường. Tôi phát lương và khẩu phần cho mọi người. Tôi không thích là sự chú ý riêng của một ai đó.”
Tất nhiên, tất cả mọi người nghi ngờ điều gì đó. Chả ai tin. Ba cô giáo còn lại quay mặt cười đau khổ. Những con chim đang bay về ăn những mẩu bánh ông hiệu trưởng rải ra, đang rỉa lông một cách âu yếm. Tôi biết không ai đứng về phía tôi, họ thích trêu chọc anh chàng giáo viên môn Sử, thảm hại và nghèo đói như chính lịch sử của đất nước này. Họ biết tôi chỉ dám nằm mơ một đám cưới mời nhau trà lá và ít bánh quy cứng như những quy định của ông hiệu trưởng.
Từ tháng Ba đến ba mươi tháng Tư là thời gian thật nghiệt ngã. Đó là thời điểm những người mắc bệnh lao nặng lên sau khi chống chọi với một mùa đông chết chóc. Có người đã chết, “chết thật tình cờ, nằm chết như mơ…” Nên nếu một đứa trẻ nào không xuất hiện trong lớp học, tôi biết mình phải tìm chúng ở nghĩa trang. Và khi tìm thấy chúng, ông hiệu trưởng sẽ cho tôi một thỏa thuận thật sự sau ngày ba mươi tháng Tư. Ông biết, nhà trường có những khủng hoảng sau mùa đông lạnh buốt, và ông cần một vị trí để ông mãi mãi làm nhà quản lý. Ông muốn phục vụ nhân dân.
Vài ngày sau đó, ông kết hôn. Ông nói: “Tôi từng nghĩ mình có quá nhiều kẻ thù, nhưng hóa ra không phải. Tôi không đổi màu như môn Sử của bạn, có thu vàng và lá đỏ. Tôi chỉ nghĩ mình đang thay quần áo trong nhà tắm nữ, và ngắm những bông hoa dại trên con đường. Bạn có thấy vậy không?” “Dạ,” tự nhiên tôi bật ra giòn tan sau khi thấy ông vứt que xiên thịt để nướng sau đám cưới. Ông nói: “Những quyển tiểu thuyết Nga. Tiếc là lúc đó bạn không nói rõ. Cho tôi được xin lỗi.” Mặc dù không dám thừa nhận, nhưng tôi tin rằng ông đã nhìn thấy quá nhiều người nằm xuống trong các đầm lầy hoặc chiến hào ngập bùn đỏ cho ông trở về. Tôi biết, chứng bệnh viêm dính cột sống làm người ta không thể cúi người xuống khi có lỗi. Nên bây giờ ai cũng phải giữ lại những cảm xúc riêng cho bản thân mình.
Tôi nói: “Sao chúng ta không nhìn về tương lai?” Tuy nhiên, sau khi hỏi tôi thấy các mút dây thần kinh hơi ớn lạnh, như khi cô giáo Thảo cởi quần áo của tôi. Tôi chải lại mái tóc bị cô ấy vò rối tung, và khi tôi chào ông hiệu trưởng để đi ra, nàng lén mỉm cười, nói nhỏ vào tai tôi rằng tôi trông rất khá.
Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013
Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013
Khi niềm tin đỗ vỡ
Truyện ngắn | |
Đinh Lê Na | |
Ai cũng mong một chốn yên bình để sống. Người Việt vẫn có câu “An cư lạc nghiệp” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của một môi trường sống lành mạnh, an toàn. Vậy mà, hãy nhìn xã hội của chúng ta bây giờ mà xem.
Đến một thành phố bất kỳ, câu nói được nhắc nhở nhiều nhất là: nhớ khoá xe, nhớ coi chừng đồ đạc…Câu chuyện được kể truyền tai là: ai đó vừa bị giết, vừa bị trộm, vừa bị lừa…kèm theo một thái độ không thể dễ hiểu hơn “xã hội bây giờ nguy hiểm quá” và “phải cảnh giác hơn”. Từ thành phố lớn đến nông thôn, từ đồng bằng đến cao nguyên miền núi, không khó để tìm ra được một câu chuyện phạm tội được đăng tải ngày ngày trên báo chí.Dù không muốn thừa nhận nhưng khi đọc những thông tin về độ tuổi cùng những lý do phạm tội cũng như mức độ dã man của các vụ án, người lớn không khỏi giật mình. Mười lăm, hai mươi tuổi là lứa tuổi để cướp của, giết người? Để gia nhập hội game online, vì một xích mích nhỏ là lý do để phạm tội? Xã hội chúng ta đang sống lại mang vẻ “bất an” đến thế ư?
Không thể tránh khỏi cảm giác bất ansao được khi mà trong thế giới đang hỗn loạn này, chúng ta chỉ nhận được những thông tin tiêu cực được tô vẽ thêm bởi báo chí, truyền thông. Bức tranh kinh tế ảm đạm, việc làm không có, học cao học giỏi rồi vẫn thất nghiệp, giới làm ăn móc nối lọc lừa người tiêu dùng, thực phẩm nhiễm độc, chất lượng y tế, giáo dục xuống cấp thê thảm. Con người phải gồng mình lên quá mức để có thể sống được một cách “bình thường” chứ chưa mong gì cái mức “yên ổn”. Khi niềm tin vào xã hôi xung quanh dần đổ vỡ, tất yếu bản thân mỗi người lại càng co cụm lo lắng cho chính mình và gia đình.
Các nhà lý thuyết xã hội có thể đưa ra nhiều lời giải thích. Xã hội bây giờ đã khác, đang biến đổi không ngừng nghỉ với tốc độ chóng mặt trên phạm vi toàn cầu. Mức độ rủi ro và nguy cơ tội phạm cũng đã ở cấp độ tinh vi hơn. Cảnh giác hơn là điều tất yếu thôi, có gì phải bàn cãi.Vâng, chẳng có gì sai nếu chúng ta biết tự bảo vệ bản thân và gia đình mình.Nhưng sự “tự vệ thụ động” phản ứng lại với sự bất an của môi trường sống chưa bao giờ là con đường dẫn đến giấc mơ “an cư” thật sự. Sự an toàn của cá nhân cần được đặt trong môi trường an toàn chung của xã hội, nơi có pháp luật và niềm tin đạo lý làm điểm tựa. Giáo sư triết học người Ba LanZygmunt Bauman từng nhận định “mỗi xã hội tồn tại là nhờ niềm tin vào một điều ảo nào đó”. Xã hội Việt Nam cổ truyền dựa trên niềm tin Nho giáo để làm kim chỉ nam hành động. Niềm tin “giải phóng” và “dân cày có ruộng” dẫn dắt dân tộc làm nên chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Còn thời hiện đại, thời của làm ăn kinh tế, niềm tin vật chất, tiền tài địa vị lấn át tất cả. Chỗ đứng của giá trị văn hóa và niềm tin “thượng tôn pháp luật” ở đâu?
Những niềm tin truyền thống tốt đẹp hẳn còn lại rất mơ hồ.Hay đúng hơn là bị chìm lấp trong vô vàn những “giá trị” mới được du nhập, được cộng hưởng với phần xấu xí tồn tại sâu trong bản chất con người Việt Nam.Khi láng giềng có thể là sẽ là kẻ kề dao vô cổ mình thì ai còn dám “bán anh em xa, mua láng giềng gần”?Khi thầy cô giáo cưỡng ép học trò, tổ chức mại dâm, buôn ma túy thì ai còn tin “tôn sư trọng đạo”? Khi chồng đánh đập vợ, vợ chồng thi nhau “ông ăn chả, bà ăn nem”, ai còn tin “đạo nghĩa vợ chồng”? Khi cha lạm dụng con, mẹ lợi dụng bệnh tình của con để trục lợi, ai còn tin vào “công nghĩa sinh thành”?Khi những người nhân danh từ thiện gom góp tiền bạc và lòng trắc ẩn xã hội vì mục đích cá nhân, ai còn tin vào “lá lành đùm lá rách”?Thời khắc đó tất yếu là mảnh đất màu mỡ cho niềm tin “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ” đâm chồi thắng thế trong xã hội.
Trong lúc những tiêu chuẩn đạo lý được cha ông đúc kết trong ca dao, tục ngữ chưa trở thành hệ thống niềm tin định hướng, hệ thống pháp luật đồng thời cũng chưa đủ minh bạch và vững chãi để dựa vào. Chúng ta đã nghe bàn rất nhiều về sự chồng chéo của hệ thống văn bản pháp luật. Đến nỗi, mỗi lần người dân cần bất cứ việc gì dính dáng tới đều “đi nhờ vả” vì chẳng thể hiểu và nắm bắt nổi những văn bản rối mù, nặng nề câu chữ.
Nếu chẳng hạn mã hoá những niềm tin nhân văn truyền thống thành những văn bản, quy định gần gũi với đời sống thì có thể sẽ giúp cho những người dân bình thường dễ dàng hiểu và áp dụng được. Có thể lấy một ví dụ nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh.Nơi góc vòng xoay chợ Bến Thành có một tấm biểu ngữ “Thành phố văn minh – hiện đại – nghĩa tình”.Cái từ “nghĩa tình” tuy nhỏ lại có thể khiến một người mới đến thành phố bất giác mỉm cười và cảm thấy thân thiện với đô thị sầm uất bậc nhất Việt Nam này hơn rất nhiều.Người dân Sài Gòn vốn có nếp sống rộng lòng, bao dung nuôi sĩ tử, bán cơm từ thiện giá rẻ, cũng như đi đầu trong các hoạt động từ thiện.Họ tất nhiên, chẳng cần cái từ “nghĩa tình” để PR cho các hoạt động của mình. Nhưng, chẳng phải, chính cái từ nhỏ bé này tạo cho thành phố một sắc thái riêng. Từ đó, củng cố thêm niềm tin sâu xa về một vùng đất đậm chất “hào sảng Nam Bộ” vẫn đang sống và hòa quyện trong từng hoạt động ngày ngày hay sao.
Trong khi đó, xã hội hiện đại lại đang đè nặng ngày càng nhiều áp lực lên vai những người trẻ, những người cần nhất sự hướng dẫn đúng hướng, vai trò của niềm tin càng cần được xây đắp. Tỷ lệ gia tăng và trẻ hoá độ tuổi phạm tội là lời cảnh báo gay gắt nhất về một tương lai không mấy sáng sủa của thế hệ kế tiếp. Bất lực trước một cuộc sống mới đòi hỏi quá nhiều những điều kiện để thích nghi, một chỗ dựa, một quan hệ hay đơn giản là một kỹ năng bắt buộc, những người trẻ ít được đào tạo và bị đối xử thiếu công bằng sẽ dễ dàng ngả theo lời mời gọi “đổi đời” của buôn ma túy, mại dâm, trộm cướp, lừa đảo. Và điều tất yếu sẽ xảy đến, họ phạm những tội lỗi hình sự nặng nề nhất, nhẫn tâm giết người chỉ vì một vài chỉ vàng. Nhà xã hội học người Anh Anthony Giddens tổng kết về tính bất an xã hội sẽ lên đỉnh điểm ở giai đoạn giao thoa giữa niềm tin xã hội cũ đã mất chỗ đứng và niềm tin mới chưa đủ sức mạnh thay thế.
Sự lệch lạc xã hội bộc lộ ra ngoài mặt thành phạm tội không hoàn toàn mang nghĩa tiêu cực.Đó là cơ hội để nhìn nhận lại những sai lầm và điều chỉnh để phát triển.Có thể hơi lạc quan, nhưng tôi luôn có lòng tin vào giới trẻ Việt, đối tượng đang bị chỉ trích là sống nông cạn, hời hợt, đua đòi. Hãy thử nhìn bên dưới vẻ ngoài “chạy theo thời thượng, đua theo thần tượng” một khát vọng được “sống khác”, được bứt ra khỏi những ràng buộc kìm hãm tiến bộ của quá khứ. Một lối sống của giới trẻ ở bất kỳ xã hội tiên tiến nào trên thế giới.Tấm gương các bạn trẻ triệu phú hay làm giám đốc ở độ tuổi trên hai mươi, cùng tuổi với những bạn trẻđang “lầm đường”, làm nên một xu hướng khác, một động lực cho quyết tâm làm giàu của hàng ngàn sinh viên. Trách nhiệm của thế hệ đi trước và của xã hội không phải là phê phán mong muốn “đổi đời” đôi khi bất chấp của những kẻ đi sau, mà là cho họ thấy những giá trị văn hóa và nhân văn cũng xứng đáng được tôn vinh như những giá trị vật chất và tài năng làm giàu.
Để làm được điều đó, phần chìm văn hóa của tảng băng niềm tin và giá trị cần được trả lại đúng vị trí thích hợp.
| |
Đinh Lê Na |
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Con kiến mày kiện củ khoai!
Những DN cùng đường dám lớn miệng kiện quan
- Nhiều doanh nghiệp đã đâm đơn kiện lên tòa án hoặc yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước phải bồi thường thiệt hại vì cho rằng, một số “công bộc” đã lợi dụng quyền hạn và vận dụng máy móc luật pháp, gây khó cho DN.
Đại gia Dũng “lò vôi” tố cáo chủ tịch tỉnh
Dư luận đang xôn xao trước việc ông Huỳnh Uy Dũng, chủ Khu du lịch Đại Nam, vừa gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tố cáo ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - về việc không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng thuộc Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 3.
Trong đơn tố cáo, ông Huỳnh Uy Dũng cho hay, do tình hình kinh tế nhiều khó khăn, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ và vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp. “Xin hãy làm đúng lương tâm và trách nhiệm được giao, không nên tìm mọi cách gây phiền hà cho doanh nghiệp làm ăn chân chính. Đừng vì lợi ích cá nhân và “nhóm lợi ích” mình đang sở hữu đặt lên trên lợi ích chung” - đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng viết.
Kiện chủ tịch tỉnh Thanh đòi 41 tỷ đồng
Tòa Phúc thẩm - TAND Tối cao đã xét xử vụ án hành chính giữa Công ty Cổ phần Khôi Việt (Hà Nội) khởi kiện Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
Cho rằng Chủ tịch UBND tỉnh này gây thiệt hại cho mình từ việc hủy kết quả đấu giá quyền sử dụng đất do tỉnh tổ chức đối với dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và kinh doanh khu đô thị mới Quảng Thành, TP. Thanh Hóa, công ty Khôi Việt đã kiện ra tòa, đòi bồi thường hơn 41 tỷ đồng...
Tuy nhiên, sau khi xem xét toàn diện vụ án, HĐXX phiên phúc thẩm đã tuyên bác kháng cáo của Công ty Cổ phần Khôi Việt.
Phó chi cục QLTT Hà Nội bị kiện đòi 1,2 tỷ đồng
Ngày 9/7, Tòa Hành chính (TAND TP. Hà Nội) đã thụ lý đơn của Công ty TNHH Mạnh Cầm, khởi kiện ông Vương Trí Dũng - Phó Chi cục trưởng QLTT Hà Nội về các quyết định và hành vi hành chính mà công ty này cho là trái luật khi xử lý vụ "sữa dê Danlait".
Cụ thể, phía Mạnh Cầm cho rằng khi chưa có kết quả kiểm nghiệm mẫu sữa, ông Dũng đã đăng đàn phát biểu cho rằng sản phẩm không đạt chất lượng (không đủ độ đạm 34%), việc ghi nhãn mác chỉ sai lỗi là ghi nhãn phụ không đúng nhưng ông Dũng cố trầm trọng hóa sự việc rằng DN vi phạm nhiều lỗi trong quá trình kiểm tra. Ngoài ra, cũng theo phía Mạnh Cầm, khi có kết quả xét nghiệm cho thấy sản phẩm đạt chất lượng, Chi cục QLTT Hà Nội cố tình không thông báo cho DN và báo giới trong suốt 3 tháng, gây bất lợi cho DN.
Ngoài ra, số hàng hóa bị cơ quan này tạm giữ không đảm bảo VSATTP, khiến hàng bị mốc ẩm, rách, nát bao bì, khi nhận lại DN không bán được.
Theo đơn kiện, giám đốc công ty Mạnh Cầm yêu cầu vị Chi cục phó Quản lý thị trường Hà Nội phải công khai xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng và yêu cầu Chi cục đền bù thiệt hại hơn 1,2 tỷ đồng.
40 chủ hàng đòi công an Hải Dương bồi thường
Lãnh đạo công an tỉnh Hải Dương đã thừa nhận thiếu sót trong quá trình bắt giữ 2 tấn bạch buộc của người dân và đã thực hiện bồi thường 650 triệu đồng.
Trước đó, ngày 27/5/2013, Phòng Cảnh sát Môi trường - Công an tỉnh Hải Dương đã tạm giữ xe ô tô tải chở hơn 2 tấn bạch tuộc tươi sống. Trong khi đại diện các chủ hàng cho rằng, bạch tuộc không phải kiểm dịch thì lãnh đạo Phòng CSMT Hải Dương vẫn một mực khẳng định lô hàng thiếu giấy chứng nhận kiểm dịch, cần phải xác minh nguồn gốc, nếu không phải đưa trở lại nơi xuất phát để thực hiện kiểm dịch trước khi lưu thông, tiêu thụ. Sự việc nhùng nhằng dẫn đến việc hơn 2 tấn thủy sản tươi sống, trị giá gần 1 tỷ đồn,g bị phân hủy bốc mùi nồng nặc.
Bầu Đức kiện UBND tỉnh Lâm Đồng
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), đã gửi đơn lên Thủ tướng Chính phủ và các cấp thẩm quyền tố cáo một số hành vi vi phạm pháp luật của người đứng đầu tỉnh Lâm Đồng. Sự việc này diễn ra hồi tháng 9/2010.
Đồng thời, ông Đức cũng khởi kiện văn bản số 6986 của UBND tỉnh này về việc thu hồi trái phép toàn bộ diện tích nhà và đất 12 căn biệt thự thuộc giai đoạn II dự án khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng của HAGL.
Trước đó, HAGL được tỉnh cho thuê 20 căn biệt thự với tổng diện tích đất gần 46.000 m2 tại phường 9, TP. Đà Lạt để đầu tư kinh doanh du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng.
HAGL đã ký hợp đồng thuê đất, nộp tiền thuê đất và ứng trước tiền bồi thường giải tỏa khu đất này cho tỉnh nhưng sau đó chỉ được bàn giao 12 căn. DN đã đầu tư nâng cấp, đưa vào hoạt động tám căn. Số diện tích đất và biệt thự còn lại, HAGL nhiều lần có văn bản đề nghị tỉnh giao để kinh doanh nhưng tỉnh án binh bất động.
Cuối năm 2009, tỉnh ra quyết định thu hồi dự án trên để giao cho doanh nghiệp khác thực hiện.
Theo ông Đức, quyết định của UBND tỉnh đã ảnh hưởng lớn đến uy tín và thương hiệu của tập đoàn.
Phó Chủ tịch tỉnh Bình Thuận cũng bị kiện
Ngày 7/12/2010, TAND tỉnh Bình Thuận đã nhận đơn khởi kiện của công ty TNHH Việt Tài (trụ sở tại TP.HCM) đối với Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. Theo đơn khởi kiện, công ty này cho rằng vị phó chủ tịch đã vu khống, ban hành quyết định thu hồi đất trái pháp luật, gây thiệt hại cho công ty nên kiện đòi bồi thường 6 tỉ đồng.
Tuy nhiên, gần 2 năm sau khi thụ lý, tòa mới đem vụ việc ra xét xử sơ thẩm. Và những đề nghị của doanh nghiệp đã bị tòa bác mà không đưa ra căn cứ gì.
Ông Ngô Thành Quý, Giám đốc Công ty TNHH Việt Tài, cho biết, sẽ kháng cáo lên TAND Tối cao
Hạnh Nguyên(tổng hợp)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đại gia Dũng “lò vôi” tố cáo chủ tịch tỉnh
Dư luận đang xôn xao trước việc ông Huỳnh Uy Dũng, chủ Khu du lịch Đại Nam, vừa gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tố cáo ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - về việc không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng thuộc Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 3.
Trong đơn tố cáo, ông Huỳnh Uy Dũng cho hay, do tình hình kinh tế nhiều khó khăn, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ và vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp. “Xin hãy làm đúng lương tâm và trách nhiệm được giao, không nên tìm mọi cách gây phiền hà cho doanh nghiệp làm ăn chân chính. Đừng vì lợi ích cá nhân và “nhóm lợi ích” mình đang sở hữu đặt lên trên lợi ích chung” - đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng viết.
Ông Dũng cho rằng tỉnh Bình Dương đã gây khó dễ đối với công việc của DN ông.
|
Tòa Phúc thẩm - TAND Tối cao đã xét xử vụ án hành chính giữa Công ty Cổ phần Khôi Việt (Hà Nội) khởi kiện Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
Cho rằng Chủ tịch UBND tỉnh này gây thiệt hại cho mình từ việc hủy kết quả đấu giá quyền sử dụng đất do tỉnh tổ chức đối với dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và kinh doanh khu đô thị mới Quảng Thành, TP. Thanh Hóa, công ty Khôi Việt đã kiện ra tòa, đòi bồi thường hơn 41 tỷ đồng...
Tuy nhiên, sau khi xem xét toàn diện vụ án, HĐXX phiên phúc thẩm đã tuyên bác kháng cáo của Công ty Cổ phần Khôi Việt.
Phối cảnh khu đô thị mới Quảng Thành - dự án dẫn đến vụ kiện.
|
Ngày 9/7, Tòa Hành chính (TAND TP. Hà Nội) đã thụ lý đơn của Công ty TNHH Mạnh Cầm, khởi kiện ông Vương Trí Dũng - Phó Chi cục trưởng QLTT Hà Nội về các quyết định và hành vi hành chính mà công ty này cho là trái luật khi xử lý vụ "sữa dê Danlait".
Cụ thể, phía Mạnh Cầm cho rằng khi chưa có kết quả kiểm nghiệm mẫu sữa, ông Dũng đã đăng đàn phát biểu cho rằng sản phẩm không đạt chất lượng (không đủ độ đạm 34%), việc ghi nhãn mác chỉ sai lỗi là ghi nhãn phụ không đúng nhưng ông Dũng cố trầm trọng hóa sự việc rằng DN vi phạm nhiều lỗi trong quá trình kiểm tra. Ngoài ra, cũng theo phía Mạnh Cầm, khi có kết quả xét nghiệm cho thấy sản phẩm đạt chất lượng, Chi cục QLTT Hà Nội cố tình không thông báo cho DN và báo giới trong suốt 3 tháng, gây bất lợi cho DN.
Sản phẩm sữa của Công ty TNHH Mạnh Cầm hư hỏng sau khi bị cơ quan QLTT thu giữ
|
Theo đơn kiện, giám đốc công ty Mạnh Cầm yêu cầu vị Chi cục phó Quản lý thị trường Hà Nội phải công khai xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng và yêu cầu Chi cục đền bù thiệt hại hơn 1,2 tỷ đồng.
40 chủ hàng đòi công an Hải Dương bồi thường
Lãnh đạo công an tỉnh Hải Dương đã thừa nhận thiếu sót trong quá trình bắt giữ 2 tấn bạch buộc của người dân và đã thực hiện bồi thường 650 triệu đồng.
Trước đó, ngày 27/5/2013, Phòng Cảnh sát Môi trường - Công an tỉnh Hải Dương đã tạm giữ xe ô tô tải chở hơn 2 tấn bạch tuộc tươi sống. Trong khi đại diện các chủ hàng cho rằng, bạch tuộc không phải kiểm dịch thì lãnh đạo Phòng CSMT Hải Dương vẫn một mực khẳng định lô hàng thiếu giấy chứng nhận kiểm dịch, cần phải xác minh nguồn gốc, nếu không phải đưa trở lại nơi xuất phát để thực hiện kiểm dịch trước khi lưu thông, tiêu thụ. Sự việc nhùng nhằng dẫn đến việc hơn 2 tấn thủy sản tươi sống, trị giá gần 1 tỷ đồn,g bị phân hủy bốc mùi nồng nặc.
Chiếc xe tải chứa hơn 2 tấn thủy sản tươi sống đã phân hủy bốc mùi nồng nặc tại bãi lưu giữ phương tiện
|
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), đã gửi đơn lên Thủ tướng Chính phủ và các cấp thẩm quyền tố cáo một số hành vi vi phạm pháp luật của người đứng đầu tỉnh Lâm Đồng. Sự việc này diễn ra hồi tháng 9/2010.
Đồng thời, ông Đức cũng khởi kiện văn bản số 6986 của UBND tỉnh này về việc thu hồi trái phép toàn bộ diện tích nhà và đất 12 căn biệt thự thuộc giai đoạn II dự án khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng của HAGL.
Trước đó, HAGL được tỉnh cho thuê 20 căn biệt thự với tổng diện tích đất gần 46.000 m2 tại phường 9, TP. Đà Lạt để đầu tư kinh doanh du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng.
HAGL đã ký hợp đồng thuê đất, nộp tiền thuê đất và ứng trước tiền bồi thường giải tỏa khu đất này cho tỉnh nhưng sau đó chỉ được bàn giao 12 căn. DN đã đầu tư nâng cấp, đưa vào hoạt động tám căn. Số diện tích đất và biệt thự còn lại, HAGL nhiều lần có văn bản đề nghị tỉnh giao để kinh doanh nhưng tỉnh án binh bất động.
Ông chủ của Tập đoàn HAGL đã từng kiện người đứng đầu UBND tỉnh Lâm Đồng. |
Theo ông Đức, quyết định của UBND tỉnh đã ảnh hưởng lớn đến uy tín và thương hiệu của tập đoàn.
Phó Chủ tịch tỉnh Bình Thuận cũng bị kiện
Ngày 7/12/2010, TAND tỉnh Bình Thuận đã nhận đơn khởi kiện của công ty TNHH Việt Tài (trụ sở tại TP.HCM) đối với Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. Theo đơn khởi kiện, công ty này cho rằng vị phó chủ tịch đã vu khống, ban hành quyết định thu hồi đất trái pháp luật, gây thiệt hại cho công ty nên kiện đòi bồi thường 6 tỉ đồng.
Tuy nhiên, gần 2 năm sau khi thụ lý, tòa mới đem vụ việc ra xét xử sơ thẩm. Và những đề nghị của doanh nghiệp đã bị tòa bác mà không đưa ra căn cứ gì.
Ông Ngô Thành Quý, Giám đốc Công ty TNHH Việt Tài, cho biết, sẽ kháng cáo lên TAND Tối cao
Hạnh Nguyên(tổng hợp)
Sự nổi loạn nội tại
Vô ưu
Chủ nhật, ngày 13 tháng mười năm 2013
Giả định “Xã hội loài người là một cội cây hoàn chỉnh”. Về lý thuyết người dân sẽ là gốc rễ của xã hội còn những thành phần khác chỉ là phần ngọn. Theo quy luật tồn tại bền vững phần gốc rễ nặng sẽ phải nằm ở điểm tận cùng của xã hội. Phần ngọn nhẹ hơn sẽ nằm ở tầng trên xã hội. Cây muốn sinh trưởng, phát triển tốt thì các thành phần gốc rễ, cành nhánh, hoa trái, chồi lá,… sẽ phải có sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa lẫn nhau. Cây mà cánh lá sum xuê, nhiều hoa trái nhưng gốc rễ gầy yếu thì dễ gãy đổ. Cây muốn ra hoa, kết trái thường phải rụng lá nhằm đảm bảo dưỡng chất cho mầm sống mới. Lá vàng thì phải lìa cành. Chồi lá mà non yếu, bị sâu cắn hại thì cây sẽ xác xơ, cằn cỗi. Cội cây khỏe mạnh nhưng bị bọn trẻ nghịch ngợm bẻ gãy ngọn thì sẽ tự tạo ra chồi non mới mà tiếp tục sinh trưởng. Khi mà phần ngọn, phần gốc gắn kết bền chặt với nhau nếu gốc rễ thiếu nước, cội cây sẽ điều tiết giúp rễ vươn dài đến nguồn nước đảm bảo cho cây sinh tồn. Thêm nữa, cho dù cội cây được đặt ở nơi có đầy đủ dưỡng chất nhưng thân cây hư rỗng, chồi lá thối nát thì gốc rễ cây sẽ ngập úng và cây bị chết,… Vậy gốc ngọn, cành lá, hoa trái, thân rễ,… phần nào là quan trọng nhất đối với cội cây? Tất cả cùng quan trọng vì sự tồn tại của mỗi bộ phận đều có chung giá trị đảm bảo cho cội cây sinh tồn và bộ phận quan trọng hơn chính thật là gốc rễ. Dù vậy tự thân gốc rễ cũng không thể là một cội cây hoàn chỉnh. Vậy điều quan trọng nhất cho sự sinh tồn ổn định của cội cây là gì? Điều quan trọng nhất không gì khác hơn là giữ cho các bộ phận gốc rễ, cành lá, chồi ngọn,… có được mối gắn kết bền chặt, hài hòa, cân đối.
Cũng lại như vậy, xã hội con người cũng cần phải có sự gắn kết hòa hợp với nhau giữa các thành phần, tầng lớp trong xã hội. Giai cấp lãnh đạo mà xa rời dân, rời gốc, không nắm bắt, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng người dân thì khó có thể điều tiết, lãnh đạo tốt đất nước. Hiện tại, nhân loại dường như đã hình thành một khoảng cách rất lớn giữa giàu nghèo, giữa các tầng lớp xã hội. Mỗi thành phần xã hội đều đang trói trong “Cơm áo gạo tiền”, danh lợi, địa vị, quyền hạn,… Thế nên sự gắn kết giữa các thành phần, tầng lớp xã hội, giữa người dân và giới lãnh đạo cơ hồ rất mong manh, dễ đứt gãy. Điều này được thể hiện qua sự rối ren, hỗn loạn xã hội trên thế giới, ở rất nhiều quốc gia do những biến động về chính trị, kinh tế, thiên tai, chiến loạn,…
Đã có vết nứt gãy, lỗi nhịp trong định hướng phát triển của nhân loại. Những nhà hoạch định chiến lược cứ mãi tung hô khẩu hiệu “Phát triển, phát triển và phát triển” nhưng họ đã quên không xác định được “Điểm dừng lại”. Điều mấu chốt quan trọng nhất của nhân loại là “Điểm dừng lại” mà nhân loại lại quên bỏ.
Phát triển thiếu định hướng, không bền vững nhân loại sẽ đi về đâu? Nhằm đơn giản vấn đề tôi sẽ đặt ra giả định bằng cách thu nhỏ trái đất lại: Giả như trái đất chỉ là một hòn đảo nhỏ với sức chứa 10.000 người. Ban đầu số người dân trên đảo chỉ có 2.000 người. Những nhà quản lý lẽ ra phải nhận biết và điều tiết thật hợp lý đảm bảo cho dân số trên đảo không vượt qua 10.000 người. Đó chính là “Điểm dừng” về dân số. Khi xác định được “Điểm dừng dân số” thì phải chăng những nhà quản lý sẽ cân đối xác định được “Điểm dừng” của các vấn đề khác. Ví như để đảm bảo cho 10.000 người no đủ đòi hỏi 50.000 tấn lương thực thực phẩm thì đó cũng chính là “Điểm dừng” về lương thực thực phẩm. Dựa trên những định mức cụ thể nhà quản lý sẽ đưa ra những chiến lược phát triển hợp lý cho xã hội. Khi mọi vấn đề đạt đến “Điểm dừng” thì nhà quản lý sẽ điều tiết xã hội đi vào ổn định, cân bằng. Tại sao cứ phải đặt mục tiêu phát triển mà thiếu đi sự định hướng cần thiết? Hạn chế dân số ở định mức 10.000 người lại tạo ra 100.000 tấn lương thực thực phẩm để mà làm gì? Ngược lại, việc không xác định “Điểm dừng dân số” phát triển dân số vượt mức thì việc thiếu ăn, đói nghèo dẫn đến tranh giành, giết chóc giữa người với người nhằm cân bằng lại dân số, hoặc là nhân loại tiến hành xâm lược, cướp bóc ở những hòn đảo khác - hành tinh khác. Người hiểu biết sẽ rõ biết “Đó không phải việc làm hợp đạo”. Tôi là người ngu ngốc, trí óc đơn giản nhưng tôi vẫn biết rằng “Khi tôi lấy một món đồ vật ở một ngôi nhà vắng chủ dù rằng không có người bắt gặp và tôi có che giấu tật xấu kín kẽ thì tôi vẫn là một tên trộm”. Khi tôi thực hiện hành vi xấu trên nhiều lần thì tôi sẽ trở thành tên trộm chuyên nghiệp. Khi chẳng may có người bắt gặp thì họ sẽ mắng tôi là “Tên trộm vặt xấu xa”.
Thực tế là việc ấm no, sung túc, hạnh phúc của một người, một gia đình, một dòng tộc, một đất nước, một hành tinh,… không thể xây dựng trên máu, mồ hôi, nước mắt hoặc là bằng phương cách trộm cướp từ người khác, ở nơi khác.
Phải chăng đây là vấn đề sai lầm ở nhận thức, tư duy của nhân loại?
Nếu thật đó là sai lầm của nhân loại thì phải chăng đã đến lúc phải sửa sai và vấn đề đặt ra là sẽ bắt đầu sửa sai từ đâu?
Có lẽ việc sửa sai sẽ bắt đầu ở trong tư duy, ý thức, nhận thức của mỗi người. Bạn có cho rằng “Đó là điều thật sự hợp lý” không?
Thế nên sự phát triển bền vững, ổn định ở mỗi người, gia đình, xã hội đều phải lấy nội tại làm nền tảng , lấy “Điểm dừng” có sự định hướng đúng mực của nhân loại làm căn bản.
Bạn cũng đừng vội đưa ra lời khỏa lấp: Trái đất không phải là một hòn đảo nhỏ”. Trái đất quá rộng lớn để xác định “Điểm dừng” cho mọi vấn đề. Bởi vì dù trái đất có rộng lớn đến mấy thì trái đất vẫn có giới hạn. Bạn đã ước lượng được trọng lượng hành tinh xanh. Vấn đề còn lại để xác định “Điểm dừng” chỉ là dựa vào sự hiểu biết và gắn kết giữa người với người trong nhân loại. Đây là việc làm thật sự cần thiết nhằm đảm bảo cho việc tồn tại trái đất bền vững, an toàn, ổn định.
Sự rối loạn nội tâm trong mỗi con người là nguyên nhân dẫn đến sự hỗn độn, rối ren cho nhân loại. Bạn hãy tự chiêm nghiệm, nhận biết và tìm ra lời giải cho một thế giới hòa bình, văn minh, thịnh vượng. Hãy tạo ra mối gắn kết bền chặt, hài hòa giữa các thành phần, tầng lớp xã hội, giữa người với người! Hãy sống có hiểu biết và yêu thương chân thành!
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Chiếc búa ước tính được tạo ra từ đầu thời kỳ kỷ Phấn trắng, tức là từ 140 đến 65 triệu năm trước.
Chiếc búa trông có vẻ bình thường này lại làm khó các nhà khoa học. Phần kim loại của chiếc búa có chiều dài 15 cm và đường kính khoảng 3 inches. Nó đã bị chìm trong đá vôi có niên đại 140 triệu năm, cùng với những mảnh đá khác.
Bà Emma Hahn đã phát hiện ra điều kỳ diệu này vào tháng 6/1934 trong mỏ đá gần thị trấn Mỹ, bang Texas.
Các chuyên gia đã giám định, và đi đến một kết luận: đó là một trò chơi khăm. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này với các cuộc điều tra hàn lâm khác nhau đã chỉ ra nó phức tạp hơn ta tưởng.
Đầu tiên, tay cầm bằng gỗ đã hóa đá, và bên trong biến thành than qua hàng triệu năm. Thứ 2, các chuyên gia ở Học viện Metallurgical, Columbus (Ohio) rất kinh ngạc với hợp chất hóa học bị chìm trong đất gồm: 96.6% sắt, 2.6% Clo và 0.74% sulfur, và không có một tạp chất nào. Trong khi, sắt nguyên chất chưa từng được phát hiện trong lịch sử các kim loại trên trái đất.
Chiếc búa sắt này đã tồn tại 140 triệu năm?
Trong phần kim loại không tìm thấy các kim loại sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất thép (như mangan, coban, niken, vonfram, vanadi hay molypden). Không có tạp chất, và tỷ lệ % của clo lớn bất thường. Đáng ngạc nhiên là không thấy dấu vết của carbon, trong khi quặng sắt từ từ trường Trái đất luôn luôn chứa carbon và các tạp chất khác.
Nhìn chung, theo những quan sát hiện đại, phần sắt của chiếc búa không phải là loại chất lượng cao. Nhưng phần đặc sắc là: sắt của chiếc búa này không bị rỉ sét! Không có dấu hiệu của sự ăn mòn.
Tiến sĩ K.E.Bafa, giám đốc Bảo tàng Cổ vật khoáng sản, nắm giữ chiếc búa này ước tính nó được tạo ra từ đầu thời kỳ kỷ Phấn trắng, tức là từ 140 đến 65 triệu năm trước.
Trong khi đó, trình độ khoa học của con người có thể làm công cụ này chỉ có thể từ 10.000 năm trước. Tiến sĩ Hans-Joachim Tsilmer từ Đức kết luận cho khám phá bí ẩn này: chiếc búa được làm từ một công nghệ chưa từng thấy.
Theo ĐS&PL
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Bùi Văn Bồng1: Một bức thư chân thành, tâm huyêt
Bùi Văn Bồng1: Một bức thư chân thành, tâm huyêt: Tưởng nhớ Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh Ngày 15 tháng 7 năm 2004 Kính gửi : - Ban chấp hành Trung ương, đồng chí tổng bí thư và c...
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thảm đỏ có gai
Minh Diện
Theo báo Dân Việt, ngày 21-10-2013 Huỳnh Uy Dũng, đã gửi đơn đến Thủ tướng chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền, tố cáo ông Lê Thanh Cung , Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về hành vi không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng thuộc cụm công nghiệp Sóng Thấn 3, nơi Huỳnh Uy Dũng đã bỏ ra 1.000 tỷ đồng mua từ năm 2004.
Một lần nữa, chỉ trong thời gian ngắn, vị đại gia cựu đại biểu Quốc hội đã "gặt hái" bởi triết lý sống nhân bản: "Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta / Lấy phúc đức làm của, của theo ta vạn đời”. Và chính những hành động của Huỳnh Uy Dũng lại gây xôn xao dư luận cũng do cái gốc động cơ sống chỉ vì của cải, lấy của cải làm ‘đòn xoay’ danh vọng...
>> UBND tỉnh Bình Dương phản pháo
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Gia đình Huỳnh Uy Dũng |
Một lần nữa, chỉ trong thời gian ngắn, vị đại gia cựu đại biểu Quốc hội đã "gặt hái" bởi triết lý sống nhân bản: "Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta / Lấy phúc đức làm của, của theo ta vạn đời”. Và chính những hành động của Huỳnh Uy Dũng lại gây xôn xao dư luận cũng do cái gốc động cơ sống chỉ vì của cải, lấy của cải làm ‘đòn xoay’ danh vọng...
>> UBND tỉnh Bình Dương phản pháo
Ông Lê Thanh Cung (trái) và ông Huỳnh Uy Dũng - Ảnh: T.D |
Trước đó Huỳnh Uy Dũng (tên cũ của hắn là Huỳnh Phi Dũng) đã treo giải thưởng 100 tỷ đồng cho ai chứng minh được vợ mình là Nguyễn Phương Hằng thiếu nợ, sau đó ký văn bản trao toàn bộ tài sản cho đứa con trai đúng dịp thôi nôi (1 tuổi), rồi tuyên bố sẽ xây dựng 17 ngôi đền trên toàn quốc và viết tâm thư gửi khắp bốn phương ...
Lần này xem ra vấn đề rất nghiêm trọng, bởi không chỉ là việc riêng của Huỳnh Uy Dũng, hoặc liên quan đến một vài người thấp cổ bé họng, mà là với ông Chủ tịch tỉnh và cơ quan quyền lực nhà nước. Ông Dũng lại chọn đúng lúc Quốc hội họp để tố cáo.
Tôi hơi băn khoăn tự hỏi báo Dân Việt có nhầm khi dùng từ “Tố cáo” ? Bởi vì, trong trường hợp UBND tỉnh Bình Dương chậm giải quyết việc phê duyệt quy hoạch chi tiết như ông Dũng đã nêu, thì từ ngữ ông nên dùng là “Khiếu nại”. Tố cáo mang một nội hàm khác, chỉ dùng khi có những hành vi như: Tham nhũng, ăn hối lộ, gây trọng tội, pam pháp rõ nts…Còn ở đây chỉ là việc hành chính
Phương ngôn có câu “Cháy nhà ra mà chuột!” Có lẽ đây sẽ là dịp để phát lộ thêm những khuất tất chăng? Qủa thật Huỳnh Phi Dũng trước kia, Huỳnh Uy Dũng bây giờ, con người mà nhà sử học Dương Trung Quốc gọi là một “Kỳ nhân” càng ngày càng nổi tiếng.
Huỳnh Phi Dũng sinh ra và lớn lên ở Bình Định, chưa tốt nghiệp trung học phổ thông thì đi nghĩa vụ quân sự tham gia chiến đấu ở Campuchia mấy năm, ra xuất ngũ, sinh sống ở Bình Dương. Huỳnh Phi Dũng kết hôn với chị Trần Thị Tuyết, lớn hơn mình 7 tuổi, là con gái của ông Ba Thu, một cán bộ cấp cao của tỉnh Sông Bé (lúc đó chưa tách tỉnh). Ông Ba Thu đã xin cho rể vào làm việc tại phòng tổ chức cán bộ Công an tỉnh , và cho chiếc xe HonDa cũ làm phương tiện đi lại, đó là tài sản duy nhất của vợ chồng Huỳnh Phi Dũng (với bà Tuyết) hơn ba chục năm trước.
Huỳnh Phi Dũng làm ở phòng tổ chức cán bộ không lâu thì chuyền sang phòng hậu cần, phụ trách việc nung vôi, nên mang biệt danh “Dũng lò vôi”., “Dũng vôi”.
Ngày ấy cơ sở sản xuất kinh doanh vôi của công an Bình Dương phát đạt, và người trực tiếp quản lý lò vôi trở nên nổi tiếng. Từ đó Huỳnh Phi Dũng đã được điều sang làm giám đốc công ty xuất nhập khẩu Thanh Lễ, tiền thân là công ty sơn mài Thành Lễ trước giải phóng.
Huỳnh Phi Dũng bắt đầu phất lên nhờ độc quyền kinh danh xăng dầu, nhưng để thành một đại gia thì nhờ đất. Chính nguồn tài nguyên vô cùng quý giá sở hữu toàn dân do nhà nước độc quyền quản lý này đã biến nhiều người thành tỷ phú. Huỳnh Phi Dũng không chỉ là tỷ phú mà là đại tỷ phú, vì có “tả phù hữu bật”... Người ta chẳng những ưu tiên cho Huỳnh Phi Dũng những khu đất vàng đất bạc trong quy hoạch, mà còn hợp thức hóa những “việc đã rồi” cho Huỳnh Phi Dũng. Trong bài này, tôi chỉ xin nhắc lại một vài ví dụ mà báo lề phải đã nêu:
Ở Bình Dương có khu vực Sóng Thần, huyện Thuận An là đất Quốc phòng, do Quân đoàn 4 trực tiếp quản lý. Tháng 3-1993, trong kết luận về quy hoạch , quản lý đất quốc phòng, Thủ tướng chính phủ đã nêu rõ : “Trong khi Thủ tướng Chính phủ chưa có quyết định thì Bộ quốc phòng và UBND địa phương nhất thiết không được tự ý cấp đất cho một tổ chức hay cá nhân nào sử dụng”.
Bất chấp kết luận đó , Huỳnh Phi Dũng đã lập dự án khu công nghiệp trong căn cứ Sóng Thần. Và tháng 7-1994, với cương vị giám đốc Công ty Thanh Lễ, Huỳnh Phi Dũng đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Phi Long liên kết kinh doanh đầu tư cơ sở hạ tầng 160 héc ta , gọi là : “ Khu công nghiệp Sóng Thần 1” tỷ lệ chia lợi nhuận 50/50. Công ty Thanh lễ là doanh nghiệp nhà nước do Huỳnh Phi Dũng là giám đốc. Công ty Phi Long là doanh nghiệp tư nhân của gia Huỳnh Phi Dũng. Người ta nói Huỳnh Phi Dũng một tay ký đại diện nhà nước, một tay ký đại diện gia đình mình trong một bản hợp đồng có lẽ không sai.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương thừa biết sử dụng đất Quốc phòng như vậy là vi phạm pháp luật, cũng thừa biết Huỳnh Phi Dũng đang là cán bộ nhà nước mà chân trong chân ngoài như vậy là trái quy định. Nhưng chẳng những không ngăn chặn, mà ngay sau đó, tháng 8-1994, ông Hổ Minh Phương , chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ký quyết định giao 160 hec-ta đất tại căn cứ Sóng Thần cho công ty Thanh Lễ để hợp thưc hóa cái dự án và bản hợp đồng liên kết của Huỳnh Phi Dũng đã làm trước đó .
Một năm sau, tháng 9-1994, Huỳnh Phi Dũng tiến thêm bước nữa, lập tờ trình UBND tỉnh, xin triển khai phương án sử dụng đất trong đó “ đề nghị chấp thuận thực hiện chuyển quyền sử dụng đất cho các cá nhân và doanh nghiệp”. Ông Hồ Minh Phương lại dễ dãi đặt bút ký đánh soẹt.
Có bửu bối trong tay, Huỳnh Phi Dũng đã phân lô 160 hec ta đất, ký 57 hợp đồng chuyển nhượng mặt bằng sản xuất công nghiệp, mà thực chất là chuyển quyền sử dụng đất cho 13 đơn vị cá nhân ( Chủ yếu Minh Phụng- Ep cô) thu 130 tỷ tương đương 118 triệu đô la, trong đó công ty Phi Long của gia đình Huỳnh Phi Dũng được gần 30 triệu đô la.
Xong dự án Sóng Thần 1 , đến Sóng Thần 2, cũng cách làm tương tự, với sự ưu ái đặc biệt của Chủ tịch tỉnh Hồ Minh Phương, người mà Huỳnh Phi Dũng gọi thân mật là “cậu út ” , công ty Phi Long của gia đình Huỳnh Phi Dũng đã được chia 177 tỷ đồng ( Nguồn báo Tuổi trẻ)
Ơ xã Tân Định , huyện Bến Cát , có khu đất cấp cho các hộ sản xuất nông nghiệp từ sau năm 1975. Hầu hết là dân nghèo , từng tham gia kháng chiến . Tháng 11-1994, UBND huyện Bến Cát làm tờ trình đề nghị UBND tỉnh chấp thuận quy hoạch xây dựng khu công nghiệp trên đất nông nghiệp xã Tân Định.
Cũng như ở Sóng Thần, đấy chỉ là động tác nhằm hợp thức hóa giúp Huỳnh Phi Dũng mà thôi. Thực tế, Huỳnh Phi Dũng đã hoàn thành thủ tục sang nhượng, và chuyển đổi mục dích sử dụng đất 44,19 hec-ta một cách êm thấm từ tháng 5 năm đó rồi.
Không biết vì cái gì mà chính quyền từ dưới lên trên nhiệt tình đến thế? Chỉ trong ngày 19-5-1994, chủ tịch xã Tân Định lúc đó là Châu Văn Diễn, đã bút phê hàng chục bộ hồ sơ sang nhượng đất cùng một nội dung: “ Chủ sử dụng hợp pháp, nhà nước cấp từ năm 1975, trực canh đến nay, thuận cho chuyển nhượng”. Và 9 hôm sau, ngày 28-5-1994, phó chủ tịch huyện Bế Cát lúc đó là Nguyễn Công Thanh đã ký 14 giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho 8 thành viên trong gia đình Huỳnh Phi Dũng.
Theo báo cáo cáo của Cục thuế tỉnh Bình Dương , cà hai lần chuyển mục đích sử dụng đất nêu trên số tiền mà các thành viên trng gia đình ông Dũng phải nộp và đã nộp vào ngân sách chỉ khoảng 318 triệu đồng. (Nguồn Báo Tiền Phong)
Ngày 20-11-2001, báo Tuổi Trẻ đã viết : “ Sự thật về những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quản lý , sử dụng đất ở Bình Dương liên quan đến ông Huỳnh Phi Dũng , nguyên Tổng giám đốc Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh lễ đã được phơi bày trong báo cáo của Bộ công an.”
Tuy nhiên Huỳnh Phi Dũng vẫn là Chủ tịch hiệp hội xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương, vẫn là Đại biểu Quốc hội khóa X.
Huỳnh Phi Dũng trước kia Huỳnh Uy Dũng bây giờ là như thế. Uy thế số một ở Bình Dương , và là một nhân vật lừng lẫy cả nước. Chì cần nhìn tên tuổi những người tặng lẵng hoa bày trên bàn thờ Đại Nam đủ biết mối quan hệ của Huỳnh Phi Dũng sâu rộng cỡ nào?
Nhờ uy dũng như thế , Huỳnh Phi Dũng có khu công nghiệp riêng, và đã mua bán, sang nhượng hàng ngàn héc ta đất, làm các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất mau chóng, lập các dự án dễ như trở bàn tay. Có lẽ ùng vi thế, người ta nói: “Con đường làm giàu của Huỳnh Phi Dũng luôn được trải thảm đỏ!”.
Năn 2004, Huỳnh Phi Dũng bỏ ra 1.000 tỷ mua 535 héc ta đất đâu chỉ để giúp tỉnh Bình Dương trả nợ , mà tính toán thu về một món lợi khổng lồ. Với 535 héc ta đất trong khu công nghiệp Sóng Thần, mua 1.000 tỷ, vị chi 186.000 đồng một mét vuông là quá rẻ trong thời điểm đó. Theo ông Nguyễn Hữu Phước, phó tổng giám đốc công ty Đại Nam, năm 2008-2009, công ty này đã huy động vốn của công nhân với giá từ 1,03 triệu đến 1,6 triệu đồng một mét vuông, nghĩa gấp từ 5 đến 8 lần giá mua. Đó là ưu tiên công nhân nghèo, còn giá kinh doanh thì cao hơn nhiều, nghe đâu 200-300 đô la m2. Cứ trừ đi 50% diện tích cây xanh, đường xá, công trình công cộng theo quy định, cộng các khoản chi phí, thì lợi nhuận trong vụ mua bán đất này rất khủng. Bất cứ ai trong nghề kinh doanh bất động sản đều hiểu như thế.
Huỳnh Phi Dũng đinh ninh sẽ đầu xuôi đuôi lọt như những lần trước. Và như ông nói, chính quyền lúc đó cũng hứa như thế.
Nhưng “Từ khi ông Lê Thanh Cung về làm phó chủ tịch thường trực tỉnh Bình Dương kiêm Trưởng ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam –Singapore, thì Công ty cổ phần Đại Nam liên tục gặp khó khăn” .
Vậy là ông Lê Thanh Cung đã rấp gai lên con đường trải thảm đỏ của Huỳnh Phi Dũng. Tại sao lại như thế? Phải chăng ông Lê Thanh Cung đã nhận ra sai lầm của những người tiền nhiệm vì quá ưu ái Huỳnh Phi Dũng, ký quyết định cấp hơn 535 hec ta đất khu công nghiệp Sóng Thần 3 cho Công ty Đại Nam xây dựng kho bãi, trong đó có 61 héc ta nhà ở là vi phạm pháp luật, gây dư luận bất bình trong nhân dân ? Phải chăng vì nhóm lợi ích khác ? Hay, như một người thân của Huỳnh Phi Dũng nói với người viết bài này: “Chú Chín rắn quá anh Dũng không mua được!”
Rất nhiều câu hỏi và câu trà lời còn ở phía trước.
Hồi đầu năm tôi có viết bài báo “Ân oán còn lâu” kể lại những việc mắt thấy tai nghe, phê phán đạo đức , lối sóng của Huỳnh Uy Dũng, với mong muốn góp phần làm cho xã hội tránh tham lam, thực dụng lừa đảo, có lối sống chuẩn mực hơn. Sau khi bài báo đó đăng trên trang Blog buivabong, thì bà Hằng phát đơn kiện tôi là "vu khống"? Chỉ vậy thôi mà tôi được mời gặp và trả lời thẩm vẫn tại Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Và cũng ngay sau đó, có kẻ đã đã mạo danh viết những bài báo bịa đặt bôi nhọ tôi trên một trang nguyentandung.org và vài trang cá nhân khác.
Bằng thái độ rất nghiêm túc, có trách nhiệm, tôi đã trình bày toàn bộ nhân chứng, bằng chứng trước cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an, để chứng mình không hề bịa đặt, vu khống nhằm xúc phạm ông bà Huỳnh Phi Dũng, cũng không mưu cầu danh lợi. Trước sự thật đó, cơ quan công an không gây cho tôi bất kỷ khó khăn nào. Sau đó bà Hằng gọi điện thoại cho tôi, hỏi: “Bây giờ anh muốn gì?”. Tôi trả lời bà Hằng như sau: “ Anh chỉ muốn Huỳnh Phi Dũng sống tốt hơn!”
Bài báo này tôi cũng chỉ muốn góp lời nói thật, để mọi người hiểu sự việc đã và đang xảy ra một cách công bằng. Tôi sẵn sàng trao đổi với bạn đọc trên tinh thần xây dựng.
M D
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)