Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Triết lý rởm rít!

Đại ca Aristotle là một tay tổ. Có lần đại ca bảo: cái đếch gì sinh ra ở cõi trần thì đều sinh ra vì mục đích nào đó. Ví dụ con người sinh ra (dưới cõi trần này) là để sống hạnh phúc. Mở ngoặc: cõi trần cũng là khái niệm mà Aristotle là người đầu tiên đặt ra.
Dưới đây là câu chuyện triết học ở cõi trần có tên Vina.
Cái triết lý nói trên của Aristotle được ứng dụng khắp nơi, ví như: cái gì xảy ra thì cũng phải có nguyên do.
Kiểu như anh Nhân đi học ở bển về, lên đến phó thủ, thì nguyên do của việc này là có rất nhiều gà ở Bắc Giang cần gắn chip mà chưa có ai đề xuất, nên cần có anh Nhân. Anh Nhân cần đi học cũng như gà đi bộ cần gắn chip vậy. Aristotle hẳn rất hài lòng.
Xã hội nào cũng có sự chia rẽ, bởi loài người sinh ra là để sống cô độc, càng văn minh thì con người lại càng suy thoái đạo đức (bộ phận không nhỏ), họ căm ghét nhau, xung đột quyền lợi, và tất nhiên là chia phe ném đá nhau. Cái này là do thiên tài Khai sáng Jean Jacques Rousseau viết ra.

Sau hơn mười lăm năm đổi mới, xã hội Vina đột nhiên văn minh lên một tý, thay vì chia rẽ nhau vì lẽ sống (sống sao cho phải), chia rẽ nhau vì chính trị (con người là sinh vật chính trị – lại một câu nữa của Aristotle) thì xã hội lại chia rẽ nhau vì một con Chip. Tất nhiên Gà thì cần phải gắn chip, phó thủ tướng kiêm học giả mất ngủ vì bộ giáo dục đã chứng minh điều này, nhưng con người thì không cần Chip, thay vào đó chúng ta cần cấm nó, đây là quan điểm do học giả Fulbright tên Thịnh tuyên bố.
Xã hội chia rẽ vì chip, tốt, nó chứng tỏ chúng ta đang văn minh lên so với chính mình của hơn 10 năm trước. Tất nhiên ông Rousseau sẽ có chút hài lòng.
Còn Darwin? Công trình của Darwin đã làm nhà thờ nổi giận khi các sinh vật thông minh như loài người, vốn là do Chúa sinh ra, thế qué nào lại bắt nguồn từ con khỉ. Nietzsche giả vờ chưa đọc Darwin và tuyên bố ầm lên rằng Chúa đã chết và loài người lúc đầu là con khỉ, sau sẽ là Cái Tôi, rồi sẽ thành cái Siêu Tôi. Ok, các bố Châu Âu thân mến, con đồng ý hết, nhưng xã hội Vina đang chứng minh cho các bố biết, rằng con khỉ ở chỗ đéo nào thành người thì đúng, chứ ở Vina chắc chắn là thành con ngợm. Tại sao chúng tôi thành con ngợm, thì có lẽ chỉ Chúa mới biết. Chỉ có con ngợm mới chia rẽ nhau vì kẻ bênh chú Đờm người ve bác Chín, kẻ theo phe quần chip vs kẻ chống lại chip và đi mặc sịp.
Chưa hết đâu, có kẻ còn định leo lên xã hội không tưởng bằng cách chịu đựng mọi cơn ngứa ghẻ. Chuyện này sẽ nói sau.
Nietzsche lăn ra chết và để lại di sản: Phản Tôi, Tôi và Siêu Tôi. Freud thuổng ngay và đặt cái phản tôi, aka cái Nó, là tiềm thức, vô thức. Vô thức quyết định luận, nếu các bác thích đặt tên. Cái đếch gì cũng do tiềm thức, do vô thức quyết định hết. Ví dụ có một vị, cả đời phấn đấu để lên chức, công cuộc phấn đấu là vô số các cuộc đấu đá nội bộ, đòn hiểm, đòn thù, mua bán quan hệ. Nó đi vào tiềm thức để rồi khi đến đỉnh cao quyền lực, ông ta luận mọi thứ dưới góc nhìn đấu đá. Rất buồn cười là ông ấy  là bộ trưởng giáo dục. Giáo dục là công cuộc xây dựng chứ không phải là một trận chiến kẻ mất người còn. Nhưng do tiềm thức đấu đá, bộ trưởng đăng đàn và tuyên bố công cuộc đổi mới giáo dục là một trận đánh lớn, kèm theo lời đe dọa: sẽ có nhiều đứa trả giá. Những đứa nào trả giá? Câu trả lời sẽ có nhiều phương án. Đây phương án Lại Văn Sâm lựa chọn: con em chúng ta sẽ tiếp tục dốt ngoại ngữ như tôi.
Đúng, đấy sẽ là một cái giá phải trả, nhưng dân tộc sẽ phải trả giá nhiều hơn.
Nhưng may quá triết gia Arthur Schopenhauer lại cho rằng ý chí quyết định tất, bất chấp  trí của anh cự tuyệt đến thế nào. Lý trí của anh có thể giằng co rằng ăn thịt chó là không tốt cả về đạo đức lẫn gây bệnh gút hoặc very gút, nhưng giằng co một hồi anh vẫn đi ra quán thịt chó với bạn vì thực tế là ý chí của anh đã quyết định sẵn là hôm nay anh sẽ đi ăn thịt chó rồi. Tức là xã hội có ngứa vì ghẻ đến mấy thì vẫn phải tiếp tục đi lên ..  Đó là vì ý chí đã quyết phải đi thì cứ đi thôi.
Vấn đề là đi lên đấy bằng cách cưỡi con gì?!
Triết gia Phùng Hữu Lan viết thế này: Các thiền sư nói: “Cưỡi lừa mà còn đi tìm lừa” ý nói là đi tìm thực tại bên ngoài hiện tượng. Phùng triết gia cũng viết tiếp. “Thư Châu (Thanh Viễn) nói: “Có hai loại bệnh: Một là cưỡi lừa mà còn đi tìm lừa; hai là cưỡi lừa nhưng không chịu bước xuống. Các ông nói rằng cười lừa mà còn đi tìm lừa đó là ngu xuẩn, là bệnh nặng. Trừ bỏ chứng bệnh đi tìm lừa, cuồng tâm sẽ dứt. Tôi bảo các ông chớ có cưỡi lừa nữa. Các ông cưỡi lừa thì tất cả sông núi đất đai cũng chính là lừa”.
Cái khái niệm “ý chí” của Schopenhauer có phải là “cuồng tâm” của Thư Châu không? Có và không, tùy theo cái con đang cưỡi con lừa là con gì? Câu trả lời dành cho bạn đọc.
Nhưng dù bạn có trả lời gì đi chăng nữa, cũng đừng quá buồn lo.
Vì Schopenhauer bị ảnh hưởng của Phật giáo. Với Phật giáo thì tất cả sinh ra là có Nghiệp (Karma) rồi. Biết đâu nghiệp của xã hội này tinh thần thì làm ngợm mà thể xác thì làm con lừa. Ồ, thế thì cũng rắc rối lắm, Plato cho rằng thể xác thì tạm bợ mà linh hồn thì bất tử, lẽ nào linh hồn ngợm của chúng ta sống mãi ư? Nhẽ đâu tệ thế. Thế thì anh xin làm con lừa gặm mãi cỏ của em còn hơn. Cứ trốn mình vào thi ca, biết đâu quên được xã hội nhăng nhố này.
Quên mất, nói đến thi ca. Ở Vina, các nghệ sĩ đỉnh cao bao giờ cũng phải có ba tí. Tí nhạc tí họa tí thơ. Cả ba tí so với nghệ sĩ thế giới thì đều như cứt cả. Nhưng được cái vua xứ mù thì chột cả 4 mắt vẫn ok. Tha hồ vỗ ngực vỗ cả ba ti mà cam nhận cả đời mù từ ngoại ngữ đến xa lánh chính trị như một gã mù.
Các trí thức đỉnh cao cũng thế, cả đời ra vẻ xuất thế, lánh xa cõi đời, đạo mạo màn the, dốt từ ngôn ngữ đến tư tưởng, viết không nổi cái gì nhưng mồm phán rất kinh, cốt chỉ được làm thầy thiên hạ nhất là làm thầy triều đình. Xuất thế mà còn tệ hơn cả nhập thế.
Cuối cùng là các nhà giáo dục đỉnh cao. Các vị này cả đời chỉ cắm mặt vào học nghị quyết.
Thế rồi, các vị đỉnh cao lẽ ra phải dẫn dắt cả xã hội này, hóa ra lại cứ như các thiền sư của phái thiền lặng thinh. Ở đời này, chẳng có gì đủ lớn lao, từ hiến pháp đến xách đít lên rồi phán, để họ lên tiếng. Họ im lặng, thực chất là chả biết đéo gì để nói. Nhưng vẫn tự huyễn mình bằng câu đúc kết từ thiền lặng thinh của học giả Phạm Công Thiện: “Trên tất cả đỉnh cao là lặng im”. Vâng các vị cứ lặng im để người ta dùng các vị làm lừa để cưỡi đến xứ lừa, để làm thuốc ghẻ chặn đứng dăm cơn ngứa.
Vì các vị không biết rằng, cái câu ấy của Phạm Công Thiện, bắt nguồn từ câu của Phùng triết gia: “Người ta phải nói rất nhiều trước khi im lặng”.
Trong lúc đó, các công dân vô danh của xứ sở này, đang lặng lẽ góp những ý kiến của mình cho xây dựng và cải cách. Ý kiến đó có ai nghe không? Điều đó chưa quan trọng. Cái quan trọng là, như John Stuart Mill, triết gia của thuyết vị lợi, đã nói: “Một Socrates bất mãn còn hơn một con lợn thỏa mãn”. Vả lại, đã lặng lẽ góp ý kiến, thì chưa cần lặng lẽ nghe. Muốn có ai nghe hay không, đầu tiên phải nói đã.
Các công dân vô danh khác, hãy bắt chước tôi, bấm share bài ở link này nếu có thể!
( Blogge 5 xu )
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không vả mà xưng? Có thể tin ông "nhà văn" này không?

Đến mùa kết nạp hội viên mới.
Huỳnh Đông Dụ
BĐX 23.10.13
Chuẩn bị đến mùa kết nạp Hội viên mới và mùa giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, Dụ tôi, là một hội viên mới kết nạp được vài năm nay xin hiến các bạn đang có đơn đứng ở cổng Hội Nhà văn kinh nghiệm của bản thân mình. Tôi cho rằng đây là kinh nghiệm xương máu, mà suốt bao nhiêu năm chờ chực, cuối cùng tôi mới học được và thành công.Khi thành công rồi, tôi mới hiểu câu mà một quan chức Hội Nhà văn nói với tôi trước đây: “ Vào Hội Nhà văn khó thì rất khó và dễ thị lại cũng rất dễ”. Tôi đi vào vấn đề luôn.
3
Điều kiện:
- In hai tập sách ( Nếu là văn vần thì đề là thơ. Nếu là văn xuôi thì không cần đề gì cả. Giống như trường hợp của nhà báo Xuân Ba).
- Điều tra để biết rõ tên tuổi, địa chỉ của 16 Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn và 9 uỷ viên trong Hội đồng ( Hội đồng mà mình xin vào: thơ, văn xuôi, hoặc lý luận phê bình ).
- Chuẩn bị một số kinh phí.
Sau khi đã nộp đơn, hồ sơ cho Ban Tổ chức Hội viên ( Địa chỉ: Ban Tổ chức Hội viên- Hội Nhà văn Việt Nam- số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội) thì tìm hiểu cách tiến hành.Có hai cách cơ bản:
- Cách thứ nhất:Tìm đến CÒ. Giao kính phí cho CÒ theo yêu cầu của CÒ. CÒ sẽ tính toán cụ thể và lo liệu. Thường thì CÒ lấy ½ số tiền trước. Xong việc, mình phải giao nốt. Làm cách này nhàn thân, nhưng kinh phí cũng tốn kém vì phải chi thù lao cho CÒ. Tuỳ theo tài năng của đối tượng mà CÒ đòi tiền nhiều hay ít. Ví dụ thơ phú mình chả ra gì thì thường phải chi nhiều tiền.
- Cách thứ 2: Cách này chia làm hai kiểu.
+ Kiểu 1: Thường thì cuối năm Hội tổ chức họp tổng kết một lần. Thời gian khoảng 2-3 ngày. Trong mấy ngày đó Hội đồng chuyên môn bỏ phiếu kết nạp Hội viên mới, được ai thì ngay hôm sau, Ban Chấp hành họp bỏ phiếu vòng hai- Thế là xong. Vì vậy mình chỉ bỏ ra khoảng 4-5 ngày ra Hà Nội tập trung lo việc này.
Trước hết đi đến từng địa chỉ của 9 Hội viên Hội đồng chuyên môn. Không cần phải dài dòng văn tự, chỉ nói mấy câu rồi đưa cho họ một chiếc phong bì khoảng từ 2-3 triệu đồng 1 người ( nên biếu kèm theo 1 cuốn tác phẩm của mình cho lịch sự). Riêng Chủ tịch Hội đồng thì phải nhiều hơn: 3-4 triệu- tuỳ theo mức quen thân).
Xong, nằm chờ. Khi Hội đồng vừa bỏ phiếu xong, phải có chân trong báo ngay xem có lọt được vào vòng Ban Chấp hành không. Nếu đủ phiếu vào được vòng này, thì ngay lập tức hôm đó, thậm trí đi cả đêm gặp 16 Uỷ viên Ban Chấp hành ( lúc này các vị tập trung hết về Hà Nội rồi) cũng làm như gặp Uỷ viên Hội đồng chuyên môn. Chỉ khác là tiền trong phong bì nhiều hơn ( khoảng từ 3-4 triệu đồng. Riêng Chủ tịch khoảng 5- 7 triệu đông. Nếu là đại gia có thể 10 triệu). Thế là OK.
Lưu ý: Nếu ít tiền thì khi đi gặp Hội đồng chuyên môn, hoặc Ban chấp hành không cần gặp đầy đủ. Chọn quá bán cũng có thể được. Ví dụ 9 vị thì đi 6 vị chắc ăn là được. ( Năm nay Hội đồng văn xuôi còn có 8, vì Y Ban bỏ cuộc chơi. Ban Chấp hành 16 vị thì đi 10 vị cũng có thể được nhưng phải chắc ăn).
+ Kiểu 2: Kiểu này đã có một số người làm nhưng cũng không ít người thất bại. Nhưng cũng có người thành công. Đó là gửi tiền qua bưu điện đến các địa chỉ uỷ viên Hội đồng và Uỷ viên Ban Chấp hành (Nếu biết được tài khoản của các vị thì chuyển qua cũng được). Cách này hơi tù mù vì gửi trước cho các uỷ viên Hội đồng thì được. Nhưng đến Ban chấp hành thì gửi không kịp. Do đó, tốt nhất là làm theo kiểu 1 hay hơn.
Lưu ý: Có một số trường hợp nhận tiền vẫn không bỏ phiếu, nhưng thông tin cho đối tượng là “ Chú chỉ được mấy phiếu, trong đó có phiếu của tớ. Vẫn không quá bán, thôi để sang năm”. Và có một vài trường hợp trả lại tiền không nhận ( trường hợp này có hai lý do: Một là họ liêm khiết, hai là họ có liên quan đến đồng nghiệp, cấp dưới, thân quen …nên sợ lộ mà mang tiếng).
Cơ chế này nếu không có gì thay đổi thì chắc chắn còn tồn tại hai năm nữa. Vì tháng 7 năm 2015 Đại hội nhiệm kỳ, nếu bác Hữu Thỉnh còn làm chủ tịch thì yên tâm. Chỉ sợ người khác làm thay bác Hữu Thỉnh họ dẹp đi thôi.Vì vậy còn hai năm nữa, các đồng nghiệp hãy cố lên.
Vài kinh nghiệm bản thân ngõ hầu các chiến hữu. Chúc các chiến hữu hãy thành công!
H. Đ.D
Phần nhận xét hiển thị trên trang

"NGHIÊN CỨU TIA ĐẤT” VỚI DỰ ÁN MA


.
Trên đất nước này đã lắm dự án ma, là một phần gây nên tình trạng suy sụp về kinh tế và lòng tin, nay lại manh nha một bọn cò mồi đang chạy chọt xin duyệt cái dự án “nghiên cứu tia đất”, nói là để “bảo đảm an toàn giao thông và phục vụ đời sống mạnh khỏe cho dân”. Tin (chưa kiểm chứng) nói dự án 3 tỷ VNĐ, cái mà các nhà khoa học trong nước và nước ngoài nghe đã ngứa tai, nhưng kỹ sư Vũ Văn Bằng, chủ trò sắp được lên chương trình "Người xử lý địa chất" (người đương thời ?) của VTV đấy ! Cái chương trình đã từng diễn trò “người đương thời” ở Huế để moi tiền từ thiện hàng tỷ đồng mà sau đó nhân vật “khốn khổ” đã tự nguyện đưa tiền trả lại. Nghĩ mà thương hại cho dân Việt bị bọn gian manh lừa bịp quá nhiều, không biết đến khi nào ngóc đầu lên được ?!
.
---------------------mời các bạn xem bài dưới---------------------

alt




kỹ sư Vũ Văn Bằng


 “Tia đất” - Một vấn đề mới được đưa ra tại Việt Nam. “Tia đất” là gì? Có thực sự tồn tại “tia đất”? Làm thế nào để phát hiện ra “tia đất”? Các nhà khoa học đang tranh cãi thế nào về vấn đề này? Thực hư của câu chuyện các bạn sẽ tìm thấy trong chương trình Người đương thời tuần này. Nhân vật là ông Vũ Văn Bằng - người được coi là “Nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu ứng dụng tia đất tại Việt Nam”. 
.
Câu chuyện lý giải tại sao đoạn đường Pháp Vân Cầu Giẽ thường hay xảy ra tai nạn của ông Bằng làm không ít người bán tín bán nghi. Với những đo đạc của mình ông Bằng đã “Làm náo loạn dư luận với tuyên bố đoạn đường xảy ra nhiều tai nạn bí hiểm là do có tia đất” (Báo Khoa học và Công nghệ).
.
Theo ông Bằng “Tia đất xuất hiện ở khắp nơi, có tia đất tốt, có tia đất xấu. Những tia đất xấu có thể gây hại đến sức khoẻ con người, biểu hiện là mất ngủ, gặp ác mộng, mệt mỏi”. Ông cũng cho biết “Có nhiều gia đình tại Việt Nam sau khi được ông đến kiểm tra tia đất và tìm cách xử lý đã có những biến chuyển khá rõ về sức khoẻ”.
.
Theo lời kể của ông Bằng chương trình Người đương thời đã tìm đến và phỏng vấn hai gia đình tại Hà Nội đang áp dụng hình thức khử “tia đất” bằng một “chất khử đặc biệt” của ông Bằng. Với những ý kiến người thật việc thật, câu chuyện về “tia đất” và những điều hư thực sẽ được chính quý vị đánh giá một cách khách quan.
.
Tìm nước ngầm bằng “tia đất” - Lại một câu chuyện khó tin 
.
Thông thường để khoan thăm dò một mỏ nước ngầm bằng phương pháp địa vật lý hiện đại phải mất ít nhất hai ngày để làm rất nhiều công đoạn. Đầu tiên phải vẽ ít nhất ba mặt cắt tại điểm khoan thăm dò. Mỗi mặt cắt cần không dưới 15 điểm khảo sát và chi phí cho mỗi điểm khoảng 600.000 đồng. Tổng chi phí cho đợt khảo sát hiện đại là 25-30 triệu đồng.
.
Với KS Vũ Văn Bằng, chỉ mất 15 phút để chỉ ra điểm này hay điểm kia có nước bằng máy đo “tia đất” của ông. Tổng kinh phí khảo sát không bao giờ vượt quá 5 triệu đồng. Phương pháp này đã được ông Bằng áp dụng cho việc tìm nguồn nước trong dự án xây dựng “Hồ treo trên núi” cho đồng bào vùng cao Hà Giang.

Lời giải thích cho câu chuyện khó tin 

Quan niệm truyền thống cho rằng có đất lành đất dữ, điều đó đúng. Tuy nhiên trả lời cho câu hỏi tại sao đất lành, đất dữ lại có nhiều cách lý giải khác nhau. Những người mê tín cho rằng đó là do “thần thánh ma quỷ” rồi dẫn đến cúng bái và những suy nghĩ tiêu cực u mê.
.
Theo KS Vũ Văn Bằng tất cả đều có thể giải thích bằng khoa học. Đất lành hay đất dữ là do tia đất xấu hay tốt. Và việc tại sao lại có tia đất thì có rất nhiều nguyên nhân, do tự nhiên hoặc nhân tạo, thậm chí mồ mả cũng phát ra tia đất... Những gì mà ông Bằng nghiên cứu về tia đất được coi là hành động hóa giải hành vi “thầy địa lý”.
“Tia đất” là một khái niệm mới tại Việt Nam, hiện tại chưa có một khái niệm nào cụ thể. Ở các nước Châu âu người ta không gọi là “tia đất” mà gọi là “tia năng lượng xấu”
.
Để phát hiện ra tia đất có rất nhiều cách, đơn giản nhất là dựa vào kinh nghiệm - kiểm tra giấc ngủ hàng ngày của mình. Biểu hiện của giấc ngủ và trạng thái tinh thần là một dấu hiệu để đánh giá mức độ tốt xấu của tia đất. Ngoài ra loại máy đo tia đất đặc biệt của ông Bằng có khả năng tìm ra tia đất một cách chính xác.
.
alt
Ông Vũ Văn Bằng đang hướng dẫn nhà báo Tạ Bích Loan
sử dụng máy đo tia đất

.
Để tìm được một câu trả lời khách quan nhóm phóng viên của chương trình đã tìm đến các nhà khoa học tại Viện địa chất - Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam. Trả lời phỏng vấn là KS Trịnh Quốc Hải, người đã từng tham gia tìm nước ngầm với ông Bằng nhiều lần; và PGS. TS Trần Cánh chuyên ngành Địa vật lý. Câu trả lời cho những gì hư thực, khoa học hay không khoa học sẽ có trong chương trình “Người xử lý tia đất”. Mời quý vị và các bạn đón xem
.
Nguồn: Trên mạng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thơ tí nhóe!

Buồn trông cổng tỉnh chiều đông- Người đi nước chảy, lại không gặp người! 
Quay về mình gặp mình thôi- 
Xa xa thấp thoáng mẩu đuôi chú chồn..
Ngỡ rằng dại, ngỡ rằng khôn - 
Trèo lên chui xuống cho mòn lối thơ-
Kẻ sĩ thời nay vậy ư?- 
Nẻo về đăng đắng, hao hư mớ buồn...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Gì mà tin với chả không tin?

TIN



1.
Ngày còn nhỏ thường nghe người lớn nói:
'Nếu bạn bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn bạn bằng đại bác.' 
Nghe thì nghe thế nhưng chẳng hiểu mô tê ra sao !

Mấy hôm nay nghe thiên hạ hay nói:
'Chúng ta chỉ có thể rút kinh nghiệm về những sai trái trong quá khứ để tự sửa đổi mới mong có tương lai khá hơn chứ không thể xóa bỏ quá khứ mà tốt lên được! '
Cái này có vẻ dễ hiểu hơn.

2.
Đôi khi suy nghĩ vẩn vơ:
Ta sao đen đủi sinh ra trong một sinh cảnh rối rắm thế này!
Lại nghĩ tiếp:
Sao không xem đây là cơ hội để tự rèn mình mà lại đớn hèn than thân trách phận?
Lại tiếp:
Trong sinh cảnh rối rắm thế này ta có đủ nghị lực để sống tốt không? 
Tốt một mình có ích cho ta, ích cho ai không?
Lắm người ta xem là tốt đang lâm cảnh khốn cùng, vợ con cũng khốn đốn theo kia!
...
Có thể nào làm cho sinh cảnh này khá hơn không?

3.
Lại vẩn vơ suy nghĩ:
Sinh cảnh quanh ta vẫn tươi đấy chứ, cây vẫn xanh cho hoa trái bốn mùa, mọi người gặp nhau vẫn chào hỏi tươi cười thân thiện ...
Nhưng hình như vẫn có cây gậy thỉnh thoảng lại thọc ngang bánh xe sinh cảnh ấy, làm cho mọi sự ngừng trệ chán nản... mất tin!
Ừ đúng, mất tin!
Chỉ do mất tin mà lòng ta chưa an và đâm ra chán nản mà thôi!

4.
Ka ka, không thể 'để gió cuốn đi' được!
Đi tìm niềm tin thôi!

aqaqaq

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tìm thấy chứng tích về “thành phố vàng” bí ẩn

(Dân trí) -Truyền thuyết kể rằng trước đây trong rừng già Amazon từng tồn tại một thành phố cổ sở hữu rất nhiều vàng bạc, châu báu, cho đến một ngày, thành phố vàng bỗng biến mất một cách bí ẩn...

Tương truyền thành phố El Dorado (có nghĩa là thành phố vàng) là nơi sinh sống của bộ tộc Muisca. Nơi này nằm ở gần hồ Guatavita của thủ đô Bogotá, đất nước Colombia (một đất nước thuộc Nam Mỹ). Khi nhà vua mới của người Muisca lên ngôi, họ đem cát vàng rắc lên người nhà vua. Vị vua này sẽ nhảy xuống hồ lặn, khi nổi lên trở lại, ông sẽ chính thức trở thành vua mới của bộ tộc.
El Dorado là một trong những thành phố nổi tiếng nhất trong các truyền thuyết, huyền thoại tồn tại ở vùng Nam Mỹ. Thành phố El Dorado chắc hẳn phải có thời từng rất hùng mạnh bởi nó sở hữu rất nhiều vàng bạc, châu báu.
Tìm thấy chứng tích về “thành phố vàng” bí  ẩn
Những cuộc thám hiểm từ trước đến nay vẫn liên tục được tiến hành để xác định có thật hay không một thành phố El Dorado chứa đầy vàng. Rất nhiều đoàn thám hiểm đến từ các quốc gia đã mạo hiểm tiến vào rừng già Amazon tìm kiếm những phế tích của El Dorado, tuy vậy những bằng chứng được tìm thấy vẫn chưa đủ để khẳng định sự tồn tại hùng cường của nó.
Trước những hiện vật khảo cổ đã được tìm thấy dù sao người ta cũng có lý do để tin rằng từng có một thành phố văn minh trong rừng già Amazon, chỉ có điều nó đã biến mất một cách bí ẩn.
Mới đây, viện bảo tàng Anh đã thực hiện một triển lãm trưng bày những hiện vật khảo cổ bằng vàng bao gồm những bằng chứng mà nhiều đoàn khảo cổ từng tìm thấy trong rừng Amazon.
Tìm thấy chứng tích về “thành phố vàng” bí  ẩnMột số hiện vật bằng vàng được trưng bày tại cuộc triển lãm “Vượt trên cả El Dorado” của Viện bảo tàng Anh.
Những hiện vật này đa số được tìm thấy dưới lòng hồ Guatavita hồi đầu thế kỷ 20, trong đó có cả một số đồ gốm sứ và những chiếc vòng trang sức được đẽo tạc từ đá.
Một bức tượng khắc
họa phụ nữ.Một bức tượng khắc họa phụ nữ.

Giám đốc viện bảo tàng cho biết: “Nền văn hóa cổ đại của Colombia từ lâu đã ẩn chứa nhiều bí mật hấp dẫn, khơi gợi sự tò mò của không chỉ giới khảo cổ. Rất nhiều đoàn thám hiểm từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về đây tìm kiếm những manh mối ẩn giấu trong rừng rậm Amazon nhưng vẫn có quá ít điều bí ẩn được đưa ra ánh sáng. Chúng ta vẫn còn biết quá ít về nền văn hóa Colombia cổ đại, độc đáo và đa dạng”.
Triển lãm trưng bày những tác phẩm bằng vàng được chế tác tinh tế cho thấy những cư dân cổ từng sinh sống ở Colombia đã biết cách nấu vàng với đồng để tạo thành hợp chất thích hợp để thực hiện các tác phẩm điêu khắc.

Bích Ngọc
Theo DM

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

8 lý do Myanmar sẽ trở thành ‘con hổ châu Á’

Sự thay đổi ngoạn mục của Myanmar đã khiến các tập đoàn đa quốc gia, các nhà đầu tư quốc tế vô cùng phấn khích và họ đang lũ lượt kéo nhau đến đó với niềm hy vọng sẽ có phần của mình khi khai phá thị trường còn rất hoang sơ này.
    Myanmar đang thu hút sự chú ý của cả thế giới trong thời gian gần đây. Trong tháng 5 này, chuyến thăm của Tổng thống Thein Sein – nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Myanmar từ năm 1966, đến Washington đã thực sự là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự chấm dứt của “đêm trường bị cô lập với cộng đồng quốc tế”. Sự thay đổi ngoạn mục của Myanmar đã khiến các tập đoàn đa quốc gia, các nhà đầu tư quốc tế vô cùng phấn khích và họ đang lũ lượt kéo nhau đến đó với niềm hy vọng sẽ khai phá thị trường còn rất hoang sơ này.

Nhưng có vẻ như những niềm hy vọng hay viễn cảnh về Myanmar đang bị thổi phồng hơi… nhiều. Trong giai đoạn từ năm 1900 đến 1990, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Myanmar chỉ tăng trưởng khoảng 1,6% mỗi năm – bằng một nửa so với mức trung bình của phần còn lại của thế giới.  GDP bình quân đầu người gần như không hề tăng trong giai đoạn này và GDP của nước này chỉ chiếm khoảng 0,2% GDP của cả châu Á. Thêm vào đó, thu nhập của người dân Myanmar vẫn ở mức rất thấp. Chỉ có khoảng 2,5 triệu người dân Myanmar (khoảng 4% dân số) có thu nhập đủ để chi tiêu “một cách thoải mái”, trong khi tỷ lệ trung bình của thế giới là khoảng 35%.
Tổng thống Myanmar Thein Sein (trái) trong cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Không giống như những quốc gia châu Á khác, kinh tế Myanmar ngày phụ thuộc vào nông nghiệp. Tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp đóng góp vào toàn bộ nền kinh tế đã tăng từ 35% (năm 1965) lên 44% (năm 2010) trong khi cả châu Á, mức tỷ trọng này đã giảm rất mạnh và hiện chỉ còn chiếm khoảng 12%. Các chỉ số khác của Myanmar cũng cho thấy quốc gia này đang tụt hậu khá xa so với phần còn lại của thế giới. Báo cáo của UNDP cho biết, trung bình mỗi người dân Myanmar chỉ được đi học 4,5 năm và năng suất lao động chỉ tương đương khoảng 30% so với các nước châu Á khác. Nếu vẫn tiếp tục duy trì mức năng suất này, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Myanmar sẽ không thể vượt qua con số 4%.
Bất chấp những “con số buồn”, người ta vẫn có nhiều thứ khác để có thể lạc quan về tương lai của Myanmar. Tạp chí “Chính sách Ngoại giao” (Mỹ) mới đây đã có bài phân tích chỉ ra 8 lý do để mọi người tin rằng Myanmar sẽ sớm trở thành một “con hổ châu Á” mới.
1.Không cần “dò dẫm” lối đi
Những cuộc thử nghiệm về “con đường phát triển” của châu Á đã hoàn tất và tất cả những kinh nghiệm mà những thị trường mới nổi ở châu Á đã cho thấy Myanmar hoàn toàn có thể áp dụng để tăng trưởng mạnh mẽ nếu nước này đa dạng hóa lĩnh vực nông nghiệp, đô thị hóa và tăng năng suất lao động ở các lĩnh vực khác nhau.
Lĩnh vực báo chí tư nhân ở Myanmar đã được chính thức cho phép phát triển.
Thu nhập ở các nước đang phát triển đang gia tăng nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử. Trên toàn cầu, khoảng thời gian để người ta tăng gấp đôi thu nhập GDP bình quân đầu người (tính theo sức mua tương đương) từ mức 1.300 USD (mức của Myanmar hiện nay) đã giảm nhanh khủng khiếp. Trong suốt thời kỳ cách mạng công nghiệp Anh, bắt đầu từ thế kỷ 18, thế giới cần tới 150 năm để đạt mốc này. Đến khoảng những năm 1960, khoảng thời gian này là 47 năm. Vào những năm 2000, chỉ cần 17 năm và với những nền kinh tế tăng trưởng nhanh như Việt Nam, Trung Quốc… người ta chỉ cần 11 hoặc 12 năm để tăng gấp đôi thu nhập của người dân.
2. Rất gần với những thị trường lớn và tăng trưởng nhanh
Myanmar có một vị trí địa lý rất thuận lợi. Nước này nằm tiếp giáp với Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Thái Lan – một khu vực kinh tế đang phát triển rất năng động với khoảng nửa tỷ dân và đó sẽ là những thị trường xuất khẩu lý tưởng cho Myanmar, đặc biệt là khi ASEAN xây dựng thành công cộng đồng kinh tế chung vào năm 2015. Thêm vào đó, chỉ với khoảng 5 giờ đi máy bay, Myanmar sẽ là điểm du lịch lý tưởng của khoảng 2,5 tỷ người vào năm 2025.
3. Tài nguyên thiên nhiên phong phú
Myanmar đã phải chịu nhiều thập kỷ bị “trói” bởi chính quyền quân sự nhưng nước này lại có một lợi thế khác mà nhiều quốc gia trên thế giới không có được: Sự giàu có “đáng thèm khát” của nguồn tài nguyên thiên nhiên từ khí đốt tự nhiê, dầu mỏ, gỗ hay nguồn nước…Hãng dầu mỏ BP ước tính trữ lượng khí đốt tự nhiên của Myanmar hiện có khoảng 7,8 nghìn tỷ m3, trữ lượng lớn thứ 46 trên thế giới. Trữ lượng dầu mỏ của nước này chưa thể tính toán chính xác bởi việc thăm dò là rất hạn chế. Myanmar hiện đang chiếm tới 90% năng lực sản xuất đá quý của thế giới và là nước sản xuất (khai thác) các loại đá quý như hồng ngọc (ruby) và sapphires lớn nhất thế giới. Nước này cũng là quốc gia có diện tích đất nông nghiệp nhiều thứ 25 thế giới.
4. Không chỉ là tài nguyên
Theo nghiên cứu của “Chính sách đối ngoại”, 7 yếu tố quan trọng nhất của nền kinh tế Myanmar bao gồm: Sản xuất, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng lượng, khai mỏ, du lịch, dịch vụ tài chính và viễn thông sẽ có quy mô tăng gấp 4 lần từ mức 45 tỷ USD hiện nay lên hơn 200 triệu USD vào năm 2030 và tạo ra khoảng 10 triệu việc làm mới ngoài lĩnh vực nông nghiệp. Số lượng người tiêu dùng có thu nhập “thoải mái” sẽ tăng từ mức 2,5 triệu người lên 19 triệu người và tăng gấp 3 lần chi tiêu xã hội, lên mức 100 tỷ USD.
Nhưng để đạt được mức kỳ vọng này, Myanmar cần phải tăng năng suất lao động lên gấp hơn 2 lần, từ 2,7% hiện nay lên 7%. Điều này thực ra không quá khó bởi nhiều nền kinh tế, ví dụ như Thái Lan và Trung Quốc đã đạt mức này và nếu Myanmar làm được, họ sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm vào khoảng 8%.
Kinh tế Myanmar vẫn phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp.
5. Lực lượng lao động dồi dào
Myanmar có một nguồn “tài nguyên” nữa rất đáng giá đó là lực lượng lao động giá rẻ rất dồi dào. ƯỚc tính hiện nay Myanmar có khoảng 46 triệu người đang trong độ tuổi lao động và mức lương cơ bản rất thấp là một động lực thu hút cho lĩnh vực sản xuất phát triển. Nhưng để có thể trở thành nguồn tài nguyên giá trị hơn, lực lượng lao động của nước này cần phải được đào tạo tay nghề nhiều hơn nữa.
Rất may là Myanmar có khoảng từ 3-5 triệu lao động đang làm việc ở nước ngoài và họ có trình độ khá cao. Nếu thu hút được những người này về nước, Myanmar sẽ có một nguồn động lực rất lớn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kể cả khi họ vẫn ở nước ngoài, họ cũng có thể trở thành những nhà đầu tư rất giá trị. Hãy để ý, người Hoa kiều ở hải ngoại đóng góp tới 70% lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc trong giai đoạn 1985 -2000.
6. Từ đồng ruộng tới thành thị
Myanmar hiện vẫn là nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp và nông thôn nhưng đó cũng chính là cơ hội phát triển của nước này. Các nền kinh tế mới nổi khác đã chứng minh, ngay khi kinh tế bắt đầu phát triển, một dòng người di cư từ nông thôn ra thành thị sẽ rất lớn và thúc đẩy quá  trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của cả nước.
Công nghệ thông tin, Internet và viễn thông đang ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn đối với người dân Myanmar.
Trong khi hầu hết các nước châu Á đang được đô thị hóa với một tốc độ và quy mô “không thể lường trước được” thì Myanmar vẫn chỉ có khoảng 13% dân số sống ở các thành thị. Ngoài 2 thành phố lớn là Yangon và Mandalay, chỉ có 8 thành phố khác của Myanmar có dân số vượt quá 200.000 người, một tỷ lệ nhỏ so với 32 của Thái Lan hay 16 của Việt Nam.
Nhưng nếu Myanmar tăng tốc quá trình phát triển, họ cần chuẩn bị những chính sách hỗ trợ cho sự di cư ra thành thị của người dân.
7. Khai thác triệt để kỷ nguyên kỹ thuật số
Myanmar đang ở ngưỡng cửa của sự chuyển đổi kinh tế khi mà công nghệ di động và Internet đang ngày càng thâm nhập sâu và trở nên “dễ tiếp cận” hơn với người dân. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có sự liên hệ rất chặt chẽ giữa công nghệ, sự sáng tạo và sự tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng thế giới đã chứng minh, khi nghiên cứu 120 nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình trong khoảng các năm từ 1980 -2002, độ thâm nhập của công nghệ băng rộng tăng 10% thì  GDP sẽ tăng thêm khoảng 1,38%. Myanmar hoàn toàn có thể là “ca thử” để chứng minh sức mạnh của công nghệ kỹ thuật số sẽ tăng lực mạnh mẽ cho nền kinh tế. Khi tận dụng được yếu tố công nghệ, các lĩnh vực quan trọng như quản lý, y tế, ngân hàng và bán lẻ của Myanmar sẽ có sự “lột xác” thần kỳ để đưa Myanmar trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
8. Thiện cảm của thế giới
Từ Brussels đến Washington, hầu hết các nhà lãnh đạo phương tây đều đang công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với quá trình cải cách dân chủ ở Myanmar. Trong lúc này, các tổ chức quốc tế, các diễn đàn đa phương và các nhà tài trợ đã bắt đầu chìa tay ra với Myanmar. Năm ngoái, Ngân hàng thế giới đã chính thức khôi phục lại hoạt động cho vay đối với Myanmar và mở văn phòng ở Yangon. Các lệnh trừng phạt và cấm vận kinh tế đang dần dần được nới lỏng và dỡ bỏ, nhiều chính phủ nước ngoài đã bắt đầu mở đại sứ quán tại Myanmar sau nhiều năm vắng mặt cùng với đó là hàng loạt các phái đoàn thương mại ghé thăm nước này trong năm 2012. Sự hội nhập trở lại vào cộng đồng thế giới ngày càng rõ nét ở Myanmar.
(BIF)

Phần nhận xét hiển thị trên trang