Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

The dark side of cloning

Cloning mang lại thành công, tự tin, giá trị xã hội, và rất nhiều kết quả tốt đẹp khác, nhưng nó cũng mang lại nhiều điều không thú vị. Đọc thêm bài “Cuộc chiến giữa các clone” tại đây

1 – Hạnh phúc không trọn vẹn
Dù thành công tới đâu, người clone cũng vẫn chỉ là người số 2, vẫn chỉ là người đi sau, là người bắt chiếc, không cách nào để có được sự niềm vui trọn vẹn. Clone 99% thì bạn nhận được 1% nể trọng, copy 1% thì bạn nhận được 99% nể trọng. Clone 99% thì trong 100 bài báo nói về người bạn clone, giỏi lắm có 1% bài nói về bạn. Còn trong 100 bài báo nói về bạn sẽ có tới 99 bài báo nói về người bạn clone. Clone 99% thì trong 100 người khen bạn chỉ có 1 hải đăng, còn lại là 99% là em chã.
2 – Chasing the dog’s tail
Bạn có cảm nhận được sự khổ sở, vất vả của kẻ luôn phải đuổi bắt cái đuôi của một con chó chạy phía trước với một chiếc đuôi ve vẩy và lắc lư, đuôi lắc sang phải là bạn phải nhào sang phải, đuôi lắc lên trên bạn vội vàng nhẩy lên trên. Khi clone một con chó, cơ thể bạn được tập luyện để chạy, bạn sẽ chẳng thể bay mà cũng chẳng thể bơi. Và khi mà con chó bạn đuổi theo đột nhiên lăn ra chết, điều gì sẽ xảy ra với bạn. Hoặc một ngày đẹp giời, trong lúc đang vội vã bám theo cái đuôi của chó, đột nhiên bạn thấy một bóng một chú đại bàng vĩ đại lướt qua bầu trời. Điều gì sẽ xảy ra với bạn? Bỏ hết các cơ bắp và khối lượng tích luỹ được sau bao năm luyện tập, để học bay và tiếp tục đuổi bám theo đuôi đại bàng?Có một giống loài clone đặc biệt “The lord of the clones”, vị hoàng đế này được tôi luyện để clone, ông ta có thể clone mọi thứ, nhanh và cứ clone là thành công, sự thoả mãn của vị hoàng đế này là 99%. Tuy vậy, đôi lúc tôi vẫn ngạc nhiên tự nghĩ, với từng đó tài năng và sức lực tại sao vị The lord of the clones này lại chọn con đường bám đuổi cái đuôi một con chó, vật vã bay theo đại bàng mà không tìm cách sáng tạo riêng cho mình một chiếc tên lửa để vượt qua bầu trời bay tới các vì sao? Có phải ông ta không thích, ông ta chưa hiểu, ông ta chưa đủ điều kiện? Hay clone là máu, là thịt, là văn hoá, là bộ gien ngấm sâu vào vị hoàng đế vĩ đại này.
3 – Chẳng thể bay tới các vì sao
Những người đã khiến thế giới thay đổi dạy bạn điều gì?Picasso nói “Good artists copy. Great artists steal”. Copy lại những gì người khác làm sẽ khiến bạn trở thành nghệ sỹ giỏi, bạn sẽ trở thành nghệ nhân sao chép tranh xuất sắc, nhưng không bao giờ bạn có được tác phẩm nổi tiếng của riêng mình.Henry Ford từng nói “Nếu tôi hỏi khách hàng họ muốn gì, họ sẽ nói họ muốn một con ngựa nhanh hơn”. Và nếu Herny Ford lắng nghe khách hàng, hoặc cố gắng clone các nhà đóng xe ngựa cũ, ông vẫn sẽ thành công, vẫn mang lại giá trị với những chiếc xe ngựa thượng hảo hạng, nhưng sẽ chẳng bao giờ thế giới có được những chiếc ô tô ngày hôm nay.Mark Zuckerberg nói “Hollywood có vẻ không thể nào hiểu nổi rằng, ở Silicon Valey, người ta tạo ra những thứ mới chỉ vì người ta thích tạo ra thứ mới”. Tạo ra những cái mới đã cực kỳ khó, tạo ra những cái mới thành công lại càng khó hơn nhiều. Phải lì lợm trước những thất bại, phải cố chấp/bảo thủ để theo đuổi con đường, phải rèn luyện kỹ năng từ các sáng tạo nhỏ nhất, phải từ chối copy các kết quả thực dụng. Đa số các nhà sáng tạo sẽ thất bại, một số nhỏ trong họ sẽ bay tới các vì sao.Quan điểm tạo nên hành vi, hành vi rèn luyện ra số phận. Khi đặt thành công và sự chắc chắn lên trên hết, bạn hãy chọn con đường của The lord of the clones, luyện tập các kỹ năng của một chiến binh clone vĩ đại và bạn sẽ có thể chạy nhanh như chó, bay cao như đại bàng, lặn sâu như bạch tuộc, bạn vẫn sẽ tạo ra vô vàn lợi ích xã hội, bạn sẽ trở thành nghệ nhân sao chép tranh, đóng được những chiếc xe thượng hạng. Nhưng bất kể clone giỏi, thành công tới đâu, bạn sẽ chẳng bao giờ bay được tới các vì sao bởi vì giấc mơ đã tắt trong lòng bạn, tư duy sáng tạo đã bị thay thế bởi bộ máy copy, niềm vui sáng tạo nhỏ đã bị dập tắt bởi các số liệu lớn.Viva the lord of the clones!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHO TÍ NHE HEHE | Phọt Phẹt

NHO TÍ NHE HEHE | Phọt Phẹt Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vẫn là câu chuyện viết..

Viết nhỏ

Phạm Thị Hoài
Có hai nhà văn nữ mà tôi đọc dồn dập trong một đoạn đời đọc và đời sống của mình. Người thứ nhất là Patricia Highsmith. Người thứ hai là Alice Munro.
Gần chục tác phẩm của Patricia Highsmith tôi đọc trong hai năm, từ sáu giờ rưỡi đến bảy giờ rưỡi sáng. Hàng ngày con trai tôi tập võ buổi sáng từ sáu giờ đến bảy giờ ở sân vận động gần nhà. Tôi đánh thức con, đưa đi, về chuẩn bị bữa sáng và trong khi chờ chàng võ sĩ hoàn thành nghi thức mở đầu một ngày rồi tắm rửa, ăn sáng và nhảy chân sáo đến trường, tôi có thời gian cho vài chục trang tiểu thuyết. Tôi thường kể lại những tình tiết vừa đọc và nêu thắc mắc. Chàng thường bình luận, mẹ đừng lo, sáng mai vào giờ này chúng ta sẽ khôn hơn. Cuối tuần và những ngày dưới 5 độ âm, thầy trò nhà Thiếu Lâm nghỉ, sách của Patricia Highsmith dừng theo. Rồi dừng hẳn, khi chàng trai vẫn quá bé bỏng của tôi nhất định thấy mình đủ lớn để không cần mẹ tháp tùng.
Khi bước ngoặt trong cuộc sống riêng của tôi bắt đầu hiện rõ, tôi khuân về tất cả Alice Munro tìm thấy trong thư viện, đặt lên chiếc gối ở phần giường bỏ trống bên trái cho nó đỡ phồng. Mỗi đêm một câu chuyện, toàn chuyện về đàn bà, rồi không có ai xoa lưng giấc ngủ cũng đến. Truyện cuối cùng của bà, tôi đọc gần sáu năm trước, tên trong nguyên bản là Runaway. Chiếc gối bên trái đã có chủ.
Cả hai là những người kể chuyện. Một người kể về những hành vi đàn ông khác thường, một người kể về những mảnh đời đàn bà bình thường nhất. Một người tường thuật sự thản nhiên của tội phạm, một người diễn tả sự ám ảnh của lỗi lầm. Một người nhìn sâu vào những đường nứt trong nhân cách, một người chú mục vào những ngả rẽ chập chờn của số phận. Một người thăng hoa thể loại truyện hình sự, một người đội lại cho truyện ngắn chiếc vương miện đã nhiều lần rơi.
Nếu có thể đơn giản chia các nhà văn thành hai trường phái, một bên dùng ngôn ngữ để miêu tả thế giới, một bên dùng ngôn ngữ để dựng nên thế giới, thì Alice Munro, chủ nhân giải Nobel năm nay, thuộc trường phái thứ nhất. Tôi nghiêng về trường phái thứ hai. Bà không biết phải làm gì với William Faulkner, một trong những tác giả tôi ngưỡng mộ. Tôi không biết phải làm gì với Carson McCullers, một trong những tác giả bà cảm phục. Tôi sẽ không chọn Alice Munro nếu bị lưu đày ra một hòn đảo vắng mà chỉ được đem theo một cuốn sách. Nhưng tôi mừng và biết ơn là đã đọc bà. Thế giới văn chương mênh mông, gặp được một người như bà là may mắn.
Bà là bậc thầy của một phong cách: phong cách phi phong cách, phong cách tác giả giấu mặt. Không có gì tiết lộ người kể chuyện, người vừa biết hết vừa không can dự và tự phi tang. Mô hình đối lập hoàn hảo với bà là William Gass, cũng một nhà văn Bắc Mỹ, năm nay 89, hơn bà 7 tuổi, người chủ trương sự hiện diện triệt để của tác giả như yếu tố thiêng liêng nhất của văn bản văn học. Ông coi sự giải thể tác giả như tín hiệu suy tàn của một uy quyền, một thế lực thần học, chẳng khác gì Thần Zeus bỗng bị lột sạch vũ khí sấm chớp, tuy còn ngự trên đỉnh Olympus nhưng ngủ trong xe thùng và đun nấu bằng bếp ga.
Tôi phải thú nhận, tác phẩm để đời, viết ròng rã 30 năm của William Gass, tiểu thuyết ngàn trang Đường hầm (The Tunnel), hai năm nay tôi đọc dở và hứng thú đọc tiếp ngày càng ít đi, mặc dù có một số điều ở đó – nói ra thì thật không công bằng – có thể khiến tôi đánh đổi rất nhiều trang Alice Munro cộng lại. Bà không có một magnum opus nào hết. Mọi truyện của bà đều không quá 40-50 trang, viết khi con ngủ, nghĩ khi gọt khoai tây. Bà viết nhỏ.
Văn chương, theo Paul Valéry, là nghệ thuật đùa với tâm hồn người khác. Có người đùa bằng sức mạnh của ngôn ngữ. Có người đùa bằng trí tuệ siêu phàm. Bằng kiến văn bao la. Bằng trí tưởng tượng rực rỡ. Bằng năng lực đi trước hoặc năng khiếu đi cùng thời đại. Bằng cảm xúc và cảm hứng. Bằng thủ pháp hay thủ đoạn. Bằng thử nghiệm hay những mớ thần kinh cách điệu… Tất cả những thứ ấy không có chỗ trên những trang viết nhỏ của Alice Munro. Chúng lùi hẳn ra xa, rất xa, để toàn bộ tâm trí chúng ta, người đọc, được tập trung vào phần cốt lõi không trang sức, được cuốn vào những câu chuyện mà bà kể bằng một giọng văn truyền thống và một ngôn ngữ hết sức giản dị. Nhiều lần đọc xong một truyện của bà, tôi thầm ghen tị. Phải bền bỉ, tinh tế quan sát cuộc đời và tôn trọng mọi khả năng hiện hữu của nó tới mức nào, phải từng trải và biết kiểm soát mình tới mức nào, phải tôi luyện tay nghề tới mức nào mới có thể kể được một câu chuyện như thế.
Hầu hết là chuyện của những người đàn bà trong những khoảnh khắc quyết định bước đi này hay bước đi kia của số phận. Hạnh phúc thì ngắn ngủi và vô định. Bất hạnh dài gấp đôi. Song với tất cả sự không khoan nhượng, người kể chuyện lão luyện Alice Munro không bỏ mặc người đọc cho bi quan. Tôi vốn rất dè chừng với cái gọi là chức năng nâng đỡ tâm hồn của văn chương. Nhưng thuở ấy, sau mỗi đêm đọc Alice Munro, sáng dậy hình như tôi đã nhìn cuộc đời đang khá vô định của mình điềm tĩnh hơn một chút.
© 2013 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Củ cải có nghe anh ấy nói gì không?


Chim thiên nga giãy chết (Phần dừng lại)

Thứ năm, ngày 05 tháng chín năm 2013
Hôm nay, tôi sẽ viết phần dừng lại của bài post Chim Thiên Nga Giãy Chết. Tôi sẽ trình bày tiếp vấn đề liên quan đến việc ngành Giáo Dục đang hướng đến một nhà trường không có học sinh, hướng con người đến mục tiêu thất học, dân trí thấp hóa xã hội.
Ở các cấp học cao hơn thì việc học phí không ngừng được nâng lên cùng với nhiều khoản phụ thu khác. Nhưng chất lượng giảng dạy thì không theo kịp thực tế cuộc sống. Việc giáo dục đạo đức nhân cách con người về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư,… trở nên xa rời cuộc sống.
Người lớn trong xã hội và ngay cả thầy cô giáo cũng không thể hiện gương mẫu giữa lời nói đi đôi với việc làm. Những ngôn từ rao giảng đạo đức trở nên xáo rỗng trong một xã hội sống thiên về vật chất, hưởng thụ,… Thế nên, giới trẻ chán ngấy những giáo trình khô khan, kém chất lượng. Việc học trở thành món hàng trang trí thứ cấp cho giới trẻ, món hàng trang sức cao cấp của giới trẻ là phong cách, là cá tính, là hưởng thụ đua đòi,… Cha mẹ lắm tiền dù không học rộng, biết nhiều.
Vậy học làm gì cho đầu óc tối tăm, thua kém chúng bạn ăn chơi?
Một số khác kiên trì đeo bám việc học vì tin rằng “Có bằng cấp sẽ đổi đời, thoát khỏi đói nghèo, thoát cảnh tay bùn, chân lấm”.
Phải chăng tri thức nhân loại đang khuyến khích con người lười lao động, học để phục vụ sự biếng lười cá nhân, học để ăn trên ngồi trước,…?
Học để sợ sệt, không dám nói lời thẳng thắn, không dám nói thật lòng mình, học để mồm mép đãi bôi, tăng trưởng khả năng xu nịnh, bợ đỡ,… học để biết lúc nào thượng đội, hạ đạp.
Phải chăng đó là giá trị của việc học ngày nay?
Trước khi viết bài viết này, tôi có nghe một câu chuyện về việc ông khuyên cháu gái. Số là ông cụ có một đứa cháu gái xinh xắn, cô bé đó có 2 người bạn trai. Một người là phụ hồ, một người là giảng viên đại học. Vậy mà khi cô cháu gái dọ ý hỏi ông nội chấm người nào thì cụ già lại nói “Cháu lựa chọn ai là tùy cháu nhưng cháu nên chọn những thằng ít nói hay làm, cũng không cần học cao, bằng cấp. Thời nay, những thằng có bằng cấp nhiều khi chỉ là thằng đạo đức giả, giỏi phỉnh gạt người, thượng đội, hạ đạp,…”. Tôi chỉ nghe câu chuyện mà lòng cũng đau.
Thật lòng mà nói là mỗi khi nghe người khác nói tệ về việc học, về ngành giáo dục thì tôi đau lắm nhưng hiện trạng xã hội phơi bày như vậy thì tôi biện giải làm sao?
Hiện tại, muốn học đại học thì gần như chỉ cần có nhiều tiền là đủ. Vài ngàn USD/1 học kỳ là ra trường có bằng cấp quốc tế, tiêu chuẩn trời ơi, cao ít, thấp thì nhiều, liêu xiêu tìm việc. Những trường đại học Mở mở ra vô tội vạ, học ra trường mất tiền không ít nhưng việc kiếm được việc làm ổn định thì nhiêu khê. Chỉ có một số ít sinh viên tốt nghiệp có thực tài kiếm được công việc phù hợp với chuyên môn, còn phần lớn sinh viên ra trường làm trái ngành và nhận đồng lương eo hẹp, thật không tương xứng với số tiền, công sức đầu tư cho việc học. Oán trời, trách đất nhận ra mình dại, làm khổ gia đình ngần ấy năm dài.
Vấn đề xin việc ở những vị trí tốt của sinh viên ra trường có bằng cấp buộc phải cạnh tranh với bằng COCC (Con ông, cháu cha), còn không thì phải có phong bì dẫn đường.
Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư, các nhà xã hội học,… nhưng liệu có mấy người dám thẳng thắn, góp ý chỉ ra những sai trái của các nhà quản lý xã hội?
Họ vướng vào cơ chế, vướng vào chén cơm, manh áo, danh lợi, địa vị,… Một lời góp ý không đúng lúc là mất tất cả. Con người học để biết và cái biết quan trọng nhất chính là biết sợ.
Hệ thống quản lý nhà nước theo trục dọc lẫn ngang phần lớn đang dựa vào nhóm tri thức được bổ túc, chuyên tu, tại chức,… dựa vào mối quan hệ quen biết.
Tôi không cho rằng nhóm người này không được việc nhưng họ bị thiếu tâm và thiếu tầm. Đa phần mối quan tâm của họ là giữ ghế và leo lên, còn làm được việc hay không là do cơ chế, do chỉ đạo từ bên trên nên thiếu tính sáng tạo, năng động, thiếu cả khả năng nhận thức, tư duy,...
Thử hỏi cháy rừng mà chờ chỉ đạo cấp trên thì rừng còn lại được mấy cây?
Lũ lụt, nước dâng, vỡ đê mà chờ ý kiến từ thượng tầng thì còn lại gì?
Đây không phải là khuyết điểm mới mẻ gì?
Vấn đề này đang được tháo gỡ nhưng hãy còn chậm, vướng cơ chế dẫn đến tính ỳ trong việc điều tiết xã hội.
Tính khả thi, minh bạch, hiệu quả của hệ thống quản lý xã hội được coi là yếu kém, đánh mất lòng tin của mọi thành phần, tầng lớp xã hội đối với nhà quản lý.
Tóm lại, việc học phí tăng cao, chất lượng giáo dục không đảm bảo, việc đầu vào vô số nhưng ra trường khó kiếm được công việc tốt khiến cho giới trẻ và cả người lớn dần chán ngán việc học. Việc học chỉ là món đồ trang sức để lòe thiên hạ thế nên giới trẻ bỏ học lêu lỏng ngày càng nhiều.
Nếu bạn để mắt đánh giá tỷ lệ học sinh nam nữ ở các trường học hiện tại dường như số đông là nữ giới. Nam sinh dường như ít hơn nhiều về lượng, một số đang tham gia bon chen, hút sách, đua đòi, băng nhóm,… Có không ít nữ sinh cũng học đòi ăn chơi.
Sản phẩm hàng đá được giới trẻ truyền tai nhau là không gây nghiện đang được giới trẻ tìm mua để nhảy múa cuồng loạn và mại dâm nhóm.
Đó là giá trị của lối sống thực dụng chăng?
Thế nên, dường như các nhà quản lý, ngành giáo dục đang hướng xã hội đến mục tiêu dân trí thấp hóa xã hội và tiến đến mục tiêu thất học nếu giá trị, chất lượng việc giáo dục không cải thiện cùng với quan niệm có tiền là có tất cả, là quan niệm sống chủ đạo của con người trong xã hội đương thời.
Ngành chăm sóc sức khỏe hướng đến mục tiêu xây dựng vô số bệnh viện công, tư, quốc tế để phục vụ người bệnh tốt hơn hay bòn rút tiền của người bệnh nhiều hơn, dễ dàng hơn?
Y đức ngành y có còn không?
Người bệnh dùng bảo hiểm thì hãy đợi đấy, người bệnh điều trị dịch vụ thì niềm nở rào đón, phục vụ ngay lập tức. Giá trị của tiền tươi, những chuyện này là sự thật nhan nhản, quen rồi, không cần che giấu.
Dùng thuốc có phần %, hoa hồng chiết khấu, bệnh nhân dùng thuốc càng nhiều, càng có lợi cho người điều trị, càng hại người bệnh mất tiền, hại gan thận đào thải chất thừa.
Mổ nhầm bộ phận, nhầm vị trí, bỏ quên bông băng, dao kéo là tai nạn nghề nghiệp nhưng tai nạn ngày một nhiều lý do thiếu chuyên môn chăng?
Tôi đã từng biết 3 người bị ung thư. Người ung thư buồng trứng, người ung thư đại tràng, người ung thư khủy tay trái. Cả 3 đều phẫu thuật và được khuyên hóa trị, xạ trị để ngừa di căn. Kết quả sau 7, 9 lần xạ trị, ngốn tổng lượng tiền điều trị lên đến vài trăm triệu đồng thì được báo khối u ác tính di căn vào toàn bộ nội tạng, bác sĩ bó tay. Trả về nhà, không lâu sau thì người mất để lại một khoản nợ không nhỏ cho người nhà.
Nghĩ cũng tội cho người bệnh và cả người nhà. Ốm đau thì ai mà muốn nhưng điều trị hao tiền, tốn của mà bệnh tình thêm trầm trọng thì khác nào chết những 2 lần. Không ít người chết không nhắm mắt há chẳng phải vì nỗi đau chết mà còn làm khổ gia đình, vợ chồng, con cái, người thân.
Vài trăm triệu động với người dân quê, người lao động là cả một gia tài. Nhìn người thân đau đớn ai mà không xót, chạy vạy, vay mượn điều trị, tin vào khoa học, tin vào bác sĩ để rồi mất niềm tin, mất tất cả, nợ nần vây cả cuộc đời.
Có thể do những người tôi biết không gặp may, là nhóm thiểu số xui rủi. Vì tỷ lệ ca thành công và thất bại của việc điều trị ung thư hóa trị, xạ trị tôi không rõ biết nhưng nếu tỷ lệ thành công quá thấp thì tôi nghĩ rằng cần nghiên cứu chuyên sâu hơn, đừng nên cho người bệnh một tia hy vọng rồi gây ra sự thất vọng nơi người bệnh, họ càng suy sụp và chết mau hơn.
Đừng xem người bệnh là con vật thí nghiệm, là con gà đẻ trứng vàng. Hãy dùng y đức, lương tâm của người hành y mà sống. Khoảng cách nhân và bất nhân rất mong manh. Hãy làm việc lợi cho người!
Điều thường thấy ở các bệnh viện hiện nay là muốn cứu người thì phải nộp viện phí trước. Điều này cũng đúng thôi nhưng nghe sao mà nghiệt ngã.
Giới thể thao đặt mục tiêu năm 20.. đưa bóng đá Việt Nam lọt vào vòng chung kết Worldcup.
Được không? Được thì được gì?
Ngành giải trí, thể thao đã thổi phồng, đã làm quá vấn đề.
Bao năm rồi lượng tiền của rót cho ngành bóng đá hẳn không ít hơn lượng tiền hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ người khuyết tật, nạn nhân chất độc màu da cam cộng gộp lại?
Và giá trị ngành bóng đá là tiêu cực nối tiếp tiêu cực, bán độ, cầu thủ, ông bầu nhúng chàm,… và bóng đá cứ bước 1 bước lui 2 bước, cúp châu Á, cúp Đông Nam á,… như là một giấc mơ. Kéo theo là một mớ tệ nạn cả trong sân, ngoài sân cỏ.
Nhân cách con người tham gia ngành thể thao giải trí được thể hiện bằng những đầu chó thui. Vậy mà ngân sách nhà nước, tiền của cứ đổ xô đầu tư cho sự bẩn nhơ, tha hóa con người.
Vô địch thế giới rồi thì sao nếu gạo người dân không đủ no, áo mặc không đủ ấm?
Ngành thể thao giải trí lẽ ra chỉ là ngành thể thao giải trí, chỉ là những ngành mua vui cho con người mà đặt lên cao vợi. Một cuộc chuyển nhượng, bán mua cầu thủ có giá trị tiền tỷ, lương thưởng trong hệ thống thể dục, thể thao vài chục triệu đồng/tháng.
Bán mua cầu thủ bằng đồng tiền lớn, bán rẻ nhân cách làm người, tinh thần dân tộc,… Được chơi môn thể thao mình yêu thích được hưởng lương cao ngất ngưỡng.
Quả thật làm cầu thủ bóng đá quá sướng, học làm gì, ôm trái bóng tốt hơn. Thoát ra khỏi kiếp nông dân, công nhân cơ khổ, làm ngôi sao sân cỏ, làm thần tượng của rất… rất nhiều người. Quá hào nhoáng, rất thượng lưu nhưng nhân cách thì bị trượt dài khi có chút tài năng bộc lộ.
Đời người cầu thủ, vận động viên rất ngắn cho nỗ lực tham gia Worldcup. Ôi! Giấc mơ chỉ là giấc mơ.
Và có rất nhiều người tự “lừa mình, dối người” thêu dệt mộng Worldcup để gom góp nguồn kinh phí đầu tư, để gom góp tài vật khi còn đang tại vị.
Ngành giải trí khác như người mẫu, diễn viên điện ảnh thì đầy dẫy những bê bối đến rợn người. Những người đại diện cho công chúng trên trường quốc tế, là hình tượng của người Việt Nam với mặc như không mặc, lăng nhăng tình ái, mại dâm hạng sang,…
Thật không đúng. Nhân cách đạo đức của người Việt Nam không phải vậy. Đại diện của người Việt Nam mà như thế thì thà rằng tôi về ruộng tìm cho ra cô gái bán bông điên điển, tìm cô em gái miệt vườn,… đưa lên làm biểu tượng quốc gia cho đỡ tủi.
Dù vậy tiền mỗi show diễn, vai diễn của giới người mẫu, diễn viên là một con số trong mơ. Và … giới trẻ Việt Nam cũng rất đam mê thần tượng, họ sẵn sàng đổi chác bằng mọi giá để sánh bước cùng thần tượng, để trở thành người của công chúng dù nhân cách bẩn nhơ cũng chẳng sao, lối sống thực dụng không có đất sống cho nhân cách, phẩm giá con người.
Giới thượng lưu đi trước đã từng làm thế. Thế nên tại sao ta không thể bất chấp tất cả cho một phút huy hoàng?
Hôn môi xa, hôn môi gần rồi hôn môi sư. Ngôi sao ca nhạc đã từng làm như thế.
Ai đúng, ai sai?
Tôi không là người phán quyết nhưng rồi người ta vẫn đứng vững trên đỉnh vinh quang, vẫn được người người tung hô, người người mến mộ. Đây không phải là điểm tối duy nhất trong bầu trời đêm ca nhạc. Căng - đan quá nhiều để biết rằng xã hội đang chìm vào khủng hoảng đạo đức, nhân cách sống, phẩm giá con người.
Việc chuyển giới tính đã được chấp nhận, một việc làm sai đã được cổ vũ hoan nghênh.
Đúng sai?
Nếu bảo là đúng thì không lẽ hơn 2000 năm nay đã sai, người đồng tính, người lưỡng tính, người đa nhân cách rồi sẽ làm đảo lộn, băng hoại giá trị phần người của con người. Tất cả những điên đảo, lộn đầu đuôi giới tính là kết quả của việc con người trói vào quan niệm chết là hết nhưng chết đã không hết cộng với ý thức sống hưởng thụ người đã khuất đã trở lại…
Con người đã trở thành lưỡng tính, thật tà quái. Cũng như giới cầu thủ bóng đá, những ngôi sao ca sĩ được sống với niềm đam mê và có được thu nhập cả đời người lao động chỉ trong 1 đêm. Hiện có không ít ngôi sao ca nhạc hiện diễn một đêm với cat-xe lên đến 100 triệu đồng. Giàu dễ dàng, không chơi ngông, chơi trội thì thiếu cá tính, thiếu phong cách và giới ca sĩ, diễn viên, người mẫu,… thiếu rèn giũa đã bộc lộ cá tính kinh hoàng đến là vậy.
Phân công hợp lý lại giá trị thặng dư cho mọi thành phần, tầng lớp xã hội là điều mà các nhà quản lý cần làm ngay lập tức. Việc làm này sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, góp phần làm giảm sự bấn loạn trong lòng người, giúp con người  tự ý thức rèn luyện lại nhân cách đạo đức sống.
Thuế và các khoản đóng góp cần hợp nhất lại thành một khoản đóng góp duy nhất. Lương cũng cần phải điều chỉnh lại thành một nguồn duy nhất chứ không thể có lương, có lậu, có vô số khoản phụ thu khác.
Được biết hệ lương CB - CNVC cao nhất là vào khoảng 8 - 9 chấm tương đương với khoản trên dưới 10 triệu đồng/tháng. Hiển nhiên là muốn đạt hệ số lương này thì CB - CNVC phải rất thâm niên làm trong hệ thống nhà nước và chỉ có những năm tháng về sau mới có mức lương này.
Vậy mà… hiện tại phần lớn CB - CNVC khi có địa vị thì nhà cao cửa rộng, tiền của dồi dào, đất đai thì có khi họ đi cả đời cũng không hết đất mà họ sở hữu. Vậy nên tin rằng ngoài tiền lương, họ đã có nhiều khoản thu khủng khác.
Việc này cần công khai minh bạch vì nếu thiếu sự sáng rõ, người dân, người lao động sẽ hiểu nhầm là do tham nhũng mà có.
Thế nên các nhà quản lý nên chăng làm rõ lương và các khoản phụ thu bằng một khoản lương duy nhất?
Nếu việc lương và các khoản phụ thu chưa rõ ràng thì người dân sẽ không tin vào tính hiệu quả của việc đánh tham nhũng bởi lẽ còn rất nhiều CB - CNVC có nhà cao cửa rộng mà người dân không rõ nguồn gốc của những khoản tài sản kết xù đó có từ đâu?
Việc đánh chặn tham nhũng, việc giới trẻ cuồng loạn, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều e rằng số lượng nhà tù hiện tại chẳng đủ chứa. Có lý nào các nhà quản lý lại lên kế hoạch xây thêm thật nhiều nhà giam vì dường như ngày nay tội phạm ngày càng nhiều, đâu đâu cũng có. Tội phạm kinh tế, chính trị, cầu đường, giáo dục, tôn giáo, ma túy, mại dâm, cá độ, số đề, đá gà,…
Quả thật là khó có thể xây nhà giam đủ để giam đủ chủng loại tội phạm.
Vậy các nhà quản lý đã có giải pháp nào hoàn hảo, vẹn toàn?
Có lẽ hàng ngày tôi vẫn ăn cơm để sống nên tôi nghĩ rằng nếu không có lúa gạo thì người Việt Nam chết chắc còn những ngành giải trí thể thao không có cũng chẳng chết ai?
Tôi xót lòng vì sức lao động của người nông dân, công nhân bị trả giá quá rẻ trong khi những người rong chơi, không tham gia lao động sản xuất lại được thọ hưởng vượt mức so với việc cống hiến sức lực cho sự tồn tại của đất nước, dân tộc…
Những điều tôi trình bày thường là mặt trái của cuộc sống, của xã hội, ít nói đến những mặt tốt đẹp vì những điều tốt đẹp đã được rất nhiều người nói, nói thêm, nói bớt nhiều rồi. Thế nên bạn hãy đừng vì những điều tôi trình bày mà ảnh hưởng tính tiêu cực, bi quan bởi lẽ tôi không bi quan mà chỉ nói thật về mặt trái của cuộc sống những mong các nhà quản lý có cách nhìn tổng thể khách quan hơn trong việc điều tiết, quản lý xã hội.
Quả thật là có rất nhiều khó khăn để giải quyết rất nhiều những vấn đề tồn tại ở xã hội. Rất nhiều sai lầm, có những sai lầm đã ăn sâu vào nhận thức, tư duy con người. Lối sống thực dụng, ích kỷ, tham lam,… Việc không ham đọc sách ở giới trẻ, những định kiến, kiến chấp của thế hệ lớn tuổi. Rất khó để nhà quản lý sửa sai nếu không dừng lại, đánh giá lại mọi việc ở góc nhìn tổng thể, khách quan, sáng rõ.
Điều đáng tiếc là tôi chưa nhận thấy dấu hiệu dừng lại, đánh giá nhằm sửa sai đúng mực. Nếu các nhà quản lý xã hội cứ thả trôi định hướng phát triển xã hội thì thật khó nói là đất nước Việt Nam sẽ đi về đâu?
Nếu vẫn trượt theo tiến trình này thì tin rằng xã hội Việt Nam 5 - 10 năm sau sẽ mất kiểm soát, bạo loạn, tội phạm sẽ giăng giăng,…
Nếu những điều tôi đã trình bày được các nhà quản lý lưu tâm và sớm tìm ra lối thoát kinh tế của như việc quản lý xã hội thì đó là cơ may cho nền kinh tế Việt Nam thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế và chuyển mình tiến vào kỷ nguyên văn minh, tiến bộ - con người sống với nhau bằng sự hiểu biết sáng rõ, yêu thương chân thành.
Nếu tôi được mời đứng vào vị trí đứng đầu đất nước nhằm thực hiện việc sửa sai  thì yêu cầu đầu tiên của tôi là tôi phải có 1 tỷ USD và toàn quyền giữ dụng số tiền đó. Hiển nhiên là tôi không dùng số tiền đó cho cá nhân. Với số tiền đó trong tay thì tôi chỉ sợ đến chết ngợp.
Sau khi có số tiền đó trong tay thì trong vòng 6 tháng tôi sẽ quy đổi thành > 75,7 tỷ USD để mua lại các khoản nợ nước ngoài, trái phiếu chính phủ, mua lại những dự án bất động đang ngắc ngoải,… Đó là việc làm nhằm khắc phục lạm phát.
Nếu việc mua lại tương lai thành công thì chí ít giá trị thặng dư ảo có trong sản phẩm vật chất sẽ giảm đáng kể. Có lẽ số tiền mua lại tương lai sẽ là con số khủng lớn hơn con số 75,7 tỷ USD rất nhiều nhưng chỉ khi người Việt Nam tự chủ phần nào nền kinh tế thì mới có cơ may thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, phát huy nội lực, thế mạnh ưu thế của nền kinh tế sản xuất đầu vào, sản xuất nguyên liệu,… Tôi chỉ cho phép tôi dùng 6 tháng để làm việc này.
Nếu 6 tháng đầu tiên tôi làm được việc mua lại tương lai dân tộc thành công thì xem như việc tôi làm đã thành công một nửa.
Tiếp đến, yêu cầu thứ 2 tôi đưa ra là được toàn quyền quyết định những cải cách xã hội nhưng hiển nhiên là những đổi mới này phải thông qua sự đồng thuận của số đông, của người dân. Cải cách lương, cải cách thuế,… là những việc quan trọng cần làm nhằm ổn định lại xã hội,… Tôi tin rằng sau 1 đến 2 năm thì mọi việc sẽ ổn định và tôi sẽ rời vị trí ngay lập tức.
Không chỉ vậy. Trong thời gian 6 tháng tôi sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề tranh chấp biển Đông theo đúng công ước về luật biển năm 1982.
Với tôi mà nói ngay cả vấn đề nợ công Châu Âu thì tôi cũng cho phép mình 6 tháng để giải quyết dứt điểm. Khi có cờ trong tay thì phải phất ngay lập tức, có kết quả hay không thì chủ yếu là do có kế hoạch, đối sách rõ ràng hay không mà thôi. Nếu làm được việc thì chẳng cần nhiều thời gian mà làm gì.
Hơn nữa, ở vị trí càng cao càng dễ giải quyết vấn đề, hiển nhiên là làm việc cần không mắc sai lầm vì luôn luôn bị người đời soi nhất cử, nhất động. Thế nên điều quan trọng nhất của những nhà quản lý là phải có định hướng chiến lược sáng rõ, khách quan, tổng thể. Và hiển nhiên khi khách quan, tổng thể thì sự hiểu biết không bị trói ở bên này, bên kia, không trói vào địa vị, quyền lợi mà việc làm phải tùy thuận, hợp lòng người, hợp điều kiện, hoàn cảnh khi triển khai kế hoạch.
Có một điều chắc chắn rằng nói dễ, làm không dễ nhưng nếu định hướng đúng đắn, hợp lý thì nỗ lực làm thì sẽ được. Cụ thể như bộ sách tôi viết đến nay bị “treo” 4 quyển là vì bộ sách này chưa đến tay của những nhà quản lý cấp cao vì bộ phận trung chuyển đã kém cỏi khi tiếp nhận nội dung quyển sách.
Nếu có tầm nhìn một chút thì họ sẽ nhận ra sự ra đời bộ sách sẽ có lợi nhiều hơn hại. Tuy nhiên, khi phần đông người dân, cộng đồng mạng đồng tình, ủng hộ thì việc hợp thức hóa 4 quyển sách còn lại chỉ là vấn đề thời gian. Việc xuất bản bộ sách là việc tôi đã nỗ lực làm và kết quả thì thời gian sẽ trả lời. Còn tôi thì phải rời cuộc chơi mất rồi.
Tôi không che giấu một sự thật. Tôi không thích ngồi ở địa vị cao, có thể nói tôi là người sợ trách nhiệm, suy nghĩ nhiều khiến tôi mất ngủ.
Hôm nay, tôi sẽ dừng lại việc viết những bài viết bình thiên hạ. Một phần là tôi sắp đi xa, một phần là vì nếu viết nữa thì cũng quẩn quanh những mặt trái xã hội. Tôi tạm dừng cuộc chơi.
Xin gửi lời chào tạm biệt đến tất cả mọi người.
Cảm ơn bạn đã ghé thăm tôi!

Chúc tất cả mọi sống an lạc, khỏe mạnh và hạnh phúc!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vô ƯU:

Sai lầm không thể bào chữa, lỗ hỗng chết người của khoa học và chủ nghĩa duy vật


Xã hội rối ren, chiến tranh leo thang, thiên tai, dịch bệnh lan tràn.
Phải chăng đời là bể khổ?
Cướp của hại người, tranh giành, lấn đất, lấn biển, xâm phạm cướp nước khác, tạo oán thù, gây chiến tranh,... Rồi thì tất cả đều phải chết. Đó là một sự thật mà ta vội quên khi tham dục che mờ sự hiểu biết.
Chủ nghĩa duy vật, khoa học tự hào tin rằng - Thế giới tâm linh không tồn tại.
Lại lầm lạc! Sự sống của con người là hạnh phúc. Vậy đã bao ngàn năm rồi con người phải sống trong khổ đau. Giá trị thực sự của sự sống chỉ là sinh ra và chết đi. Chân lý nằm trong tay kẻ mạnh.
Vậy thiện ác, xấu tốt cần chi phải phân định cho rạch ròi?
Tại sao phải sống lương thiện chịu đời nghèo khổ?
Hãy cứ tàn ác, cay độc để giành giật, cướp lấy sự sang giàu, sung túc. Ai rồi cũng phải chết. Chết là hết. Có gì mà đáng sợ.
Lòng tham dục là đầu mối của khổ đau. Cái tôi thường tại cũng là sự mê lầm. Có bao nhiêu sự vật hiện tượng mà khoa học không thể giải thích và chối bỏ sự tồn tại những điều dường như phi lý đó. Kết quả được gì ngoài sự đè nén, kiềm chế sự hiểu biết của nhân loại. Nuôi lớn lòng tham dục loài người để rồi đau khổ, lầm lạc đi vào ngõ cụt - Diệt vong loài người.
Khoa học đang đi tìm sự sống ngoài vũ trụ, phát những tín hiệu gửi thông điệp về sự sống của loài người ở trái đất. Thật là việc làm hoang đường!
Khi chưa nắm bắt được sự hiện diện của sinh vật tồn tại trong vũ trụ và những hành tinh khác thì làm sao con người có nhận biết được các sinh vật ngoài trái đất giao tiếp với nhau bằng loại ngôn ngữ hay tín hiệu gì?
Vậy tín hiệu mà con người phát đi có giá trị gì?
Thật quá khập khiễng! Việc làm này giống như ta đứng trước con gà mà phát âm thanh tiếng con vịt, con heo, con bò,… và có lẽ con gà nghe những âm thanh đó sẽ ngỡ là tiếng mưa rơi.
Thật ra khoa học đang tìm kiếm một vài “Con chuột bạch” mang về phòng thí nghiệm. Đó mới là mục đích của các nhà khoa học. Ngoài ra, cùng với lòng tham con người đang tìm vùng đất mới hoặc kiếm tìm những khoáng vật, kim loại quý mang về trái đất và còn gì nữa,… Họ sẽ cướp những thứ mà con người cần và mang về. Nhưng khoa học chưa lường được hậu quả của những việc họ dự định làm và trước mắt họ đã mang rác ném vào vũ trụ. Có lẽ con người sẽ sớm trả giá cho việc làm thiếu ý thức này.
Phải chăng hình thành (sinh ra), lớn lên, suy kiệt (già yếu), tan ra (mất đi) là biểu hiện của sự sống?
Vậy thì có nơi nào, vật nào không có sự sống?
Sự sống bắt đầu từ sự hình thành và biến diệt của những hành tinh. Con người đã chủ quan áp đặt tâm ý của mình vào vạn vật. Vì thế tri thức con người lầm lạc chất chồng.
...
Tiên phong cho sự tiến bộ loài người - Khoa học vẫn đang cố tìm câu trả lời nguồn gốc của con người, của sự sống.
Thời gian bắt đầu khi nào, có kết thúc không?
Vũ trụ là vô biên hay hữu biên, là vô hạn hay hữu hạn,…?
Việc đi tìm nguồn gốc loài người và sự sống là rất cần thiết và đúng đắn nhưng khoa học đã sai khi tìm hiểu nguồn gốc con người, sự sống lại đi tìm hiểu ở nơi không có sự sống, loài người. Cụ thể, khoa học ra ngoài vũ trụ, không gian để đi tìm nguồn gốc sự sống. Có lẽ đây là sai lầm không thể chối cãi và không thể bào chữa của ngành khoa học.
Sai lầm khác rất nghiêm trọng của ngành khoa học là từ bỏ câu hỏi của người xưa “Con người chết sẽ đi về đâu?”.
Vì sự hiểu biết nông cạn và chủ quan khi không thể trả lời câu hỏi trên tri thức nhân loại đã vội bác bỏ bằng việc khẳng định - Con người chết là hết. Điều này đồng nghĩa với việc chặn đứng sự hiểu biết của loài người về nguồn gốc của sự sống, của loài người. Bởi vì nếu xem như câu hỏi nguồn gốc của sự sống là một ổ khóa cần mở thì câu trả lời con người chết sẽ đi về đâu chính là chiếc chìa khóa duy nhất để mở ổ khóa đó.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuẩn không cần chỉnh!

SAU LƯNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG ?
NK sưu tầm
Sau lưng người đàn ông - Thì sao ?
xxx
Sau lưng người đàn ông đẹp trai làngười đàn bà dễ mang thai.Sau lưng người đàn ông thành công làngười đàn bà ngồi không...Sau lưng người đàn ông ngoại tình làngười đàn bà ngồi rình.Sau lưng người đàn ông thất bại làngười đàn bà xúi dại.Sau lưng người đàn ông lắm tài lànhiều người đàn bà chân dài.Sau lưng người đàn ông bất lực làngười đàn bà rất bực.Sau lưng người đàn ông hư đốn làngười đàn bà thiếu thốn.Sau lưng người đàn ông nhu nhược là người đàn bà láo xược.Sau lưng người đàn ông đi xa là
người 
đàn bà trăng hoa.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Máy bay Lào bị rơi : Ít nhất 44 người tử nạn trong đó có người Việt


Một máy bay ATR72 của Lao 
 
Một chiếc máy bay của hãng hàng không quốc gia Lao Airlines hôm nay 16/10/2013 đã bị rơi xuống sông Mêkông thuộc địa phận Lào, làm cho ít nhất 44 người gồm hành khách và phi hành đoàn đều tử nạn. Theo Thông tấn xã Việt Nam, AFP và Bộ Ngoại giao Thái Lan, trong số các nạn nhân có cả người Việt. Một viên chức giấu tên của đại sứ quán Lào tại Việt Nam khẳng định, toàn bộ những người đi trên máy bay đều thiệt mạng.
Thông cáo của Lao Airlines cho biết chiếc máy bay ATR72 mang số hiệu QV301 chở 44 hành khách và 5 người thuộc phi hành đoàn cất cánh vào lúc 14 giờ 45 (7 giờ 45 GMT), dự kiến đến thành phố Pakse thuộc tỉnh Champasak vào 15 giờ 55, trong lúc chuẩn bị hạ cánh do thời tiết xấu đã bị rơi xuống sông Mêkông. Hiện chưa có tin tức gì về những người sống sót, nếu có.

Phát ngôn viên Sek Wannamethee của Bộ Ngoại giao Thái Lan thì khẳng định tổng số người trên máy bay là 44 và tất cả đều tử nạn, trong số đó có 5 người Thái. Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam loan báo có cả nạn nhân người Việt, tuy nhiên không cho biết con số cụ thể. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết có ít nhất 7 người Pháp thiệt mạng, bày tỏ sự đau buồn sâu sắc và yêu cầu đại sứ quán Pháp tại Vientiane cử người đến ngay địa điểm tai nạn.

Một viên chức đại sứ quán Hàn Quốc tại Bangkok được hãng tin Yonhap trích dẫn, nói rằng có ba nạn nhân người Hàn Quốc. Theo một danh sách hành khách không chính thức mà AFP có được, thì ít nhất phân nửa số người đi trên chiếc phi cơ bị nạn là người nước ngoài, mang các quốc tịch Việt Nam, Úc, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia.

Về phía Lao Airlines đã ngỏ lời chia buồn với thân nhân những người bị nạn, khẳng định sẽ « sử dụng mọi biện pháp cần thiết để phối hợp và cử ê-kíp cấp cứu đến tại chỗ, với hy vọng tìm được người sống sót, đồng thời thông tin cho gia đình các nạn nhân ».

Những hình ảnh trên truyền hình Thái cho thấy một phần của chiếc máy bay chìm trên sông Mêkông, và một số có thể là xác người trên bờ sông. Một phát ngôn viên của hãng sản xuất ATR tại Pháp nói rằng loại máy bay này có thể chở đến 70 người, và Lao Airlines hiện có 6 chiếc ATR. Chiếc máy bay bị nạn mang số xê-ri 1071, số đăng ký RDPL-34322 chỉ mới được giao cho Lào vào tháng 3/2013.

Được thành lập năm 1976, hãng hàng không quốc gia Laos Airlines có đội máy bay ATR, Airbus A320 và loại máy bay MA60 của Trung Quốc, bay các tuyến nội địa cũng như đến Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Cam Bốt. Hãng này đã chuyên chở khoảng 900.000 lượt hành khách trong năm 2012, so với năm 2010 là 500.000 người, và hy vọng trong năm nay sẽ đạt con số một triệu.

Trước đây vào năm 2000 một chiếc máy bay của Lao Aviation – tiền thân của Lao Airlines – đã bị rơi tại vùng núi hẻo lánh miền đông bắc nước Lào làm 8 người chết.

Pakse là một thành phố được khách du lịch ưa thích ở miền nam nước Lào. Theo Vientiane Times, năm 2012 Lào đã đón 3,3 triệu du khách, tăng 22% so với năm trước đó.

Phần nhận xét hiển thị trên trang