Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

KHÔNG THỂ TIN NỔI MẮT MÌNH


LXQ.ORG : Thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã cung cấp cho chúng ta một bài viết, một tư liệu qúy về đề tài SIÊU THỰC rất''nhậy cảm chuính trị'', nhưng lại rất hiện thực, dân dã, bình thường!
Khi xem xong, mọi người đều thốt lên: Tuyệt vời! Qúa tuyệt vời !
Nhưng... tại sao những nghệ sĩ Việt Nam chúng ta lại không ai nghĩ ra, thể hiện... nhỉ ?
Thế đấy ! Thế mới gọi là thiên tài !
 
BATINH.COM
Giuseppe Mastromatteo sinh năm 1974 hiện là giám đốc nghệ thuật của tập đoàn truyền thông Euro RSCG, trụ sở tại New York, ông đã khiến cả thế giới phải ngạc nhiên với bộ ảnh siêu thực của mình. Có thể tuyên bố không chút nghi ngờ rằng Mastromatteo là một bậc thầy của chủ nghĩa siêu thực.
Ông không chỉ là một nghệ sỹ đam mê chụp ảnh chân dung với xúc cảm tinh tế và sang trọng, mà ông còn biến chúng thành những “Kỳ nhân” trong một thế giới đa chiều kỳ thú theo giả tưởng ngoài sức tưởng tượng của mọi người.
Mỗi khi chiêm ngưỡng những tác phẩm của Giuseppe Mastromatteo, chúng ta sẽ phải thốt lên: “Quả thực, thật giả lẫn lộn”. Hãy chiêm ngưỡng một số tác phẩm rút ra từ bộ ảnh siêu thực cực kỳ độc đáo của nghệ sỹ tài danh này:
BTV.Vũ thanh Nhàn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“The Most Beautiful Woman in Town” (“Người đàn bà đẹp nhất trong thành phố”).


Bản dịch của Thận Nhiên
Nữ diễn viên Ornella Muti trong phim Tales of Ordinary Madness (Storie di ordinaria follia, 1981) của đạo diễn Ý Marco Ferreri, với nam diễn viên Ben Gazzara trong vai Charles Bukowski. Cốt truyện của phim này dựa trên đời sống cá nhân và một số truyện ngắn của Charles Bukowski, đặc biệt là truyện ngắn “The Most Beautiful Woman in Town” (“Người đàn bà đẹp nhất trong thành phố )

Cass trẻ và xinh nhất trong năm chị em. Cass là cô gái đẹp nhất trong thành phố. 1/2 phần tính cách thổ dân da đỏ với thân thể uyển chuyển khác thường, một thân thể bốc lửa và mềm mại như loài rắn với đôi mắt bỏng cháy. Cass là lửa chuyển động. Nàng là một linh hồn bị kẹt trong cái thể chất chẳng thể ôm giữ được nó. Mái tóc nàng dài và đen mun và mượt mà và bay lượn như thân thể. Tâm trạng nàng hoặc là thật phấn khích hoặc là thật sầu muộn. Với Cass, không có trạng thái lưng chừng. Có kẻ cho rằng nàng khùng quá. Những đứa đần độn bảo vậy. Bọn đần chẳng bao giờ hiểu được Cass. Với bọn đàn ông, dường như nàng chỉ là một cỗ máy tình dục và chúng không quan tâm rằng nàng có khùng hay không. Và Cass nhảy múa và ve vãn, hôn hít đàn ông, nhưng ngoại trừ đôi lần, khi đến lúc vào cuộc với Cass, thì bằng cách nào đó nàng chuồn êm khỏi vòng tay bọn chúng.
Mấy bà chị trách nàng về việc xài bậy nhan sắc của mình, về việc không tận dụng trí tuệ, nhưng Cass thông minh và tâm hồn mẫn cảm; nàng vẽ, nàng nhảy múa, nàng hát, nàng làm ra những đồ vật bằng đất sét, và khi gặp người bị tổn thương, dù ở phần hồn hay phần xác, thì Cass đều thương cảm sâu sắc cho họ. Chỉ là tâm hồn nàng khác biệt; nó không thực dụng chút nào. Các bà chị ghen tức với nàng vì nàng quyến rũ bọn đàn ông của họ, và họ nổi sân si vì cảm thấy rằng nàng không tận dụng bọn chúng. Nàng có thói quen là tốt bụng với những người xấu xí; những tay đàn ông được cho là đẹp trai chỉ làm nàng phát chán — nàng nói, "Hổng chịu chơi là hổng hứng. Chúng cứ kiêu hãnh về đôi dái tai bé xíu hoàn hảo và lỗ mũi kiểu mẫu... Tất cả những thứ đó chỉ là hàng nổi, chẳng phải là cái bản chất bên trong..." Tính nàng nóng gần như điên rồ; cái tính mà nhiều người gọi là khùng.
Cha nàng chết vì chứng nghiện rượu, còn bà mẹ thì bỏ đi, để mặc đám con gái chơ vơ với nhau. Năm chị em nương náu với một người bà con rồi người này gởi chúng vào một tu viện. Với Cass, tu viện này là một nơi khốn khổ, hơn là đối với những bà chị. Bọn con gái ganh tức với Cass và nàng đánh nhau với hầu hết bọn chúng. Nàng bị những vết dao lam cắt chạy dọc theo cánh tay trái, kết quả của hai trận đánh nhau để tự vệ. Còn có một vết sẹo vĩnh viễn nằm trên má trái, nhưng vết sẹo không làm giảm nhan sắc của nàng chút nào mà dường như còn làm nền cho nét mặt nàng nổi bật lên.
Tôi gặp nàng ở quán rượu West End nhiều đêm sau khi nàng ra khỏi tu viện. Là người trẻ nhất, nên nàng là người sau cùng trong năm chị em được ra khỏi nơi đó. Nàng thản nhiên bước đến ngồi cạnh tôi. Tôi hẳn là gã đàn ông xấu trai nhất trong thành phố và có lẽ điều này có gì đó liên quan đến việc nàng ngồi bên tôi.
“Làm một ly chứ em?” Tôi mời.
“Tất nhiên, tại sao không?”
Tôi không nghĩ rằng có điều gì khác thường trong câu chuyện của chúng tôi đêm đó, mà nó chỉ ở cái cảm giác đến từ Cass. Nàng đã chọn tôi, chỉ đơn giản thế thôi. Không chút áp lực nào. Nàng thích món rượu của mình và nốc tì tì tới bến. Dường như nàng chưa đủ tuổi vào quán rượu nhưng họ không quan tâm. Có lẽ nàng có giấy chứng minh dởm chăng, tôi đếch biết. Dù sao đi nữa, mỗi lần nàng đi vệ sinh rồi trở lại ngồi cạnh, tôi khoái chí thấy mình cũng ngon cơm. Nàng không chỉ là người đàn bà đẹp nhất trong thành phố này mà còn là người đẹp nhất tôi từng được thấy. Tôi vòng tay ôm eo và hôn nàng một lần.
“Anh có thấy em đẹp không?” Nàng hỏi.
“Đẹp lắm, tất nhiên, nhưng có những thứ khác nữa... ngoài dung mạo của em...”
“Thiên hạ luôn kết tội vì em đẹp. Hỏi thiệt nghen, anh có thật sự nghĩ là em đẹp không?”
“Đẹp không phải là lời nói suông, nói vậy là không công bằng với em.”
Cass vói tay lục túi xách. Tôi nghĩ nàng tìm chiếc khăn tay. Nàng lấy ra một cái ghim cài mũ khá dài. Trước khi tôi kịp ngăn lại thì nàng đâm cái ghim xuyên qua cánh mũi, theo chiều ngang, ngay trên lỗ mũi. Tôi rợn gáy kinh hoàng.
Nàng ngó tôi và bật cười khanh khách, “Giờ thì anh thấy em lộng lẫy không? Anh nghĩ sao nào, hả cha nội?”
Tôi rút chiếc ghim ra và dùng khăn tay bụm giữ dòng máu đang tuôn xuống ròng ròng. Nhiều người, cả tay bồi pha rượu, chứng kiến màn diễn của nàng. Tay bồi bước tới:
“Nè," gã nói với Cass, “mày mà còn giở trò nữa là tao đuổi cổ. Tụi tao không cần những trò chơi nổi của mày ở đây.”
“A, đụ má, thằng khốn!” Nàng chửi toáng.
“Cha nội nên kềm con điên này lại.” Tay bồi bảo tôi.
“Cổ sẽ ổn mà. Yên tâm đi.” Tôi trấn an gã.
“Mũi của em,” Cass nói, "em làm gì nó thì kệ cha em chứ.”
“Không đúng,” tôi nói, “anh đau.”
“Anh nói anh đau khi em thọc cái ghim qua mũi của em à?”
“Ờ, đau lắm. Anh nói thiệt đó.”
“Thôi được, em hổng chơi vậy nữa đâu. Cười cái đi nào, cưng.”
Nàng hôn tôi, cười khì trong khi hôn, tay vẫn bịt cái khăn tay trên mũi. Chúng tôi về nơi tôi trọ khi quán đóng cửa. Tôi còn một ít bia để hai đứa ngồi nói chuyện và lai rai. Đó là lúc tôi nhận ra rằng nàng là người có lòng nhân ái và trắc ẩn. Nàng sẵn sàng xả thân không hề suy tính. Cùng lúc đó nàng có thể rơi ngược vào trạng thái hoang dã và khật khùng. Con Tửng. Một con tửng xinh đẹp và linh hiển. Có lẽ rồi một thằng nào đó, một điều gì đó, sẽ huỷ hoại nàng mãi mãi. Tôi mong rằng đó không phải là tôi.
Chúng tôi lên giường, rồi tôi tắt đèn, Cass hỏi, “Anh muốn khi nào? Giờ hay sáng mai?”
“Sáng mai.” Tôi đáp rồi xoay lưng lại.
Buổi sáng thức dậy, tôi pha hai ly cà-phê, mang ly của nàng đến giường.
Nàng bật cười, “Anh là thằng cha đầu tiên từ chối làm chuyện đó vào ban đêm mà em gặp.”
“Chuyện xoàng,” tôi đáp, “mình đâu cần làm chuyên đó chút nào.”
“Không, chờ chút, giờ thì em muốn. Để em đi vệ sinh chút nghen.”
Cass vào phòng tắm. Lát sau nàng trở ra, ngó thật tuyệt, mái tóc đen mun óng ánh, mắt môi óng ánh, toàn thể con người nàng toả sáng lấp lánh... Nàng phô bày thân thể một cách từ tốn, như một báu vật. Nàng chuồi vào trong chăn.
“Yêu em đi, cưng ơi.”
Tôi nhập cuộc.
Nàng hôn tôi trong niềm buông thả, phóng túng nhưng không vồ vập. Tôi vuốt ve khắp thân thể nàng, luồn tay vào mái tóc. Tôi rên lên, run rẩy. Nóng hôi hổi, và siết chặt. Tôi thúc chầm chậm, muốn kéo dài đến vô tận. Đôi mắt nàng nhìn thẳng vào mắt tôi.
“Em tên gì?” Tôi hỏi.
"Em tên gì thì có khác quái gì chứ?” Nàng hỏi ngược.
Tôi bật cười và làm tới. Xong cuộc, nàng mặc đồ vào rồi tôi chở nàng về quán rượu, nhưng quên nàng quả là điều quá khó. Tôi không đi làm và ngủ thẳng cẳng cho tới 2 giờ chiều rồi dậy đọc báo. Tôi đang ở trong bồn tắm thì nàng bước vào, tay cầm một chiếc lá to — một cái lá tai voi.
“Em biết anh đang ở trong bồn tắm,” nàng nói, “nên em mang cho anh cái này để che cái đó lại, chàng ngốc à.”
Nàng ném chiếc lá tai voi xuống tôi trong bồn.
“Sao em biết anh đang ở trong bồn?”
“Em biết.”
Hầu như mỗi ngày Cass đến là tôi đang ở trong bồn tắm. Những thời điểm khác nhau nhưng nàng ít khi đến trật lúc, và luôn có chiếc lá tai voi. Rồi hai đứa yêu đương nhau ngay lúc đó.
Một hay hai đêm nàng gọi điện thoại báo và tôi phải đóng tiền bảo lãnh nàng ra khỏi nhà giam vì tội say rượu và đánh nhau.
“Bọn chó đẻ,” nàng nói, “chỉ vì chúng trả tiền cho em vài ly mà chúng lại nghĩ rằng chúng có thể thọc tay vào quần em sờ soạng.”
“Một khi em nhận uống một ly với chúng là em tạo ra rắc rối cho mình.”
“Em tưởng là chúng khoái con người em chứ không phải chỉ là thân xác em.”
“Anh khoái em và thân xác em. Tuy nhiên, anh ngờ cái chuyện bọn đàn ông có thể thấy được điều gì khác bên ngoài thân xác của em.”
Tôi rời thành phố trong 6 tháng, vạ vật đây đó, rồi trở lại. Tôi chưa hề quên Cass, nhưng hai đứa đã đụng nhau vài chuyện, và dù sao đi nữa tôi cảm thấy thích tiếp tục kiểu đời sống của mình. Khi trở lại, tôi nhận ra rằng nàng đã biến đâu mất, nhưng tôi ngồi đồng ở West End chừng 30 phút thì nàng bước vào, và ngồi bên tôi.
“À há, đồ khốn kiếp, em thấy anh về rồi nghen.”
Tôi gọi cho nàng một ly. Rồi tôi ngắm nàng. Nàng mặc một chiếc đầm cổ cao. Tôi chưa bao giờ thấy nàng mặc kiểu đầm này. Và bên dưới mỗi con mắt, đâm xuyên vào, là 2 mũi ghim có đầu thuỷ tinh. Người ta chỉ có thể thấy hai chót đầu thuỷ tinh của cây ghim bên trên da, nhưng mũi ghim thì đóng sâu vào mặt nàng.
“Mẹ kiếp đồ điên, vẫn chơi trò huỷ hoại nhan sắc à?”
“Hổng phải, mốt mới đó, đồ ngốc.”
“Em điên vừa thôi.”
“Em nhớ anh.” Nàng nói.
“Có thằng nào chưa?”
“Không, không có thằng nào cả. Chỉ có anh thôi. Nhưng em xoay ra tiền. Em tính giá mười tì mỗi phùa. Nhưng với anh thì em cho không.”
“Nhổ mấy cây ghim đó ra giùm cái đi.”
“Thôi mà, mốt thời trang mà.”
“Ngó nó làm anh muốn bịnh.”
“Thiệt vậy hả?”
“Thiệt!”
Cass từ từ kéo hai mũi ghim ra rồi bỏ chúng vào ví.
“Tại sao em lại giằng xé với cái nhan sắc trời cho của em chi vậy?” Tôi hỏi, “Sao em không thể sống hoà thuận với nó chứ?”
“Bởi vì thiên hạ nghĩ rằng đó là tất cả những gì mà em có. Cái đẹp chẳng là khỉ gì cả, nhan sắc sẽ không sống đời với mình. Anh không hiểu là xấu trai như anh thì may mắn như thế nào đâu, bởi vì nếu thiên hạ quý anh thì anh hiểu rằng đó là do những điều khác.”
“Ừ, mẹ kiếp. Anh may mắn.” Tôi nói.
“Em không có ý nói là anh xấu xí. Thiên hạ chỉ nghĩ là anh xí trai. Anh có gương mặt quyến rũ lắm.”
“Cám ơn!”
Chúng tôi làm thêm ly nữa.
“Anh đang làm gì?” Nàng hỏi.
“Chẳng làm gì cả. Anh không thể dính mãi với bất cứ cái gì cả. Không thấy hào hứng chút nào.”
“Em cũng vậy. Nếu anh là đàn bà thì còn có thể xoay ra tiền.”
“Anh không nghĩ là mình muốn gần gũi với quá nhiều kẻ xa lạ như vậy. Chuyện đó mệt mỏi, chán ngán lắm.”
“Anh nói đúng, quá sức chán ngán, mọi chuyện đều chán ngán.”
Chúng tôi rời quán với nhau. Thiên hạ vẫn ngó Cass chòng chọc trên phố. Nàng vẫn là người đàn bà đẹp, có khi còn đẹp hơn bao giờ.
Hai đứa về chỗ tôi trọ, rồi tôi mở một chai vang và trò chuyện. Với Cass và tôi, câu chuyện luôn luôn đến thật dễ dàng. Nàng nói một hồi, tôi ngồi nghe, rồi tới phiên tôi nói. Câu chuyện cứ thế trôi chảy mà không hề có chút gì căng thẳng. Dường như chúng tôi cùng nhau khám phá những niềm bí mật. Khi tôi khám phá ra một chuyện gì đó thú vị thì Cass cười phá lên khanh khách — cái điệu cười mà duy nhất chỉ nàng có. Nó như niềm vui bùng ra ra từ lửa. Qua câu chuyện, chúng tôi hôn và xích lại gần nhau hơn. Chúng tôi nóng ran lên rồi rủ nhau vào giường. Rồi, khi Cass cởi chiếc áo đầm cổ cao ra thì tôi thấy nó — cái sẹo xấu xí lởm chởm hình răng cưa kéo ngang cổ nàng. To sụ và dày cộm.
“Con khốn,” tôi thét lên, “trời đày mày hay sao! Mày làm cái chó gì vậy?”
“Đêm đó em chơi nó bằng một cái chai bể. Anh không thấy yêu em nữa sao? Em còn đẹp không?”
Tôi lôi nàng xuống giường và hôn. Nàng xô tôi ra rồi cười lanh lảnh, “Có mấy thằng trả em mười tì, rồi khi em cởi đồ ra thì chúng hết hứng. Em chịt cổ mười tì, đếch trả lại. Đời vui quá xá!”
“Đúng rồi.” Tôi nói, “Anh mắc cười quá… Cass à, em đúng là con đĩ chó, anh yêu em quá… đừng tàn huỷ mình nữa, em à; em là người đàn bà chơi xả láng nhất mà anh từng gặp trong đời.”
Chúng tôi lại hôn. Cass khóc lặng lẽ không thành tiếng. Tôi cảm nhận được những giọt lệ. Mái tóc đen mun nằm xoã sau lưng tôi như lá cờ của cái chết. Chúng tôi quấn vào nhau, yêu nhau một trận tình lướt thướt và rũ rượi và tuyệt vời thăng hoa.
Sáng hôm sau, Cass dậy làm món điểm tâm. Trông nàng thật bình thản và ngời ngời hạnh phúc. Nàng hát. Tôi nằm yên trên giường thưởng thức niềm hạnh phúc của nàng. Sau cùng, nàng tới lay tôi dậy, “Dậy đi, thằng cha hư hỏng! Rửa cái mặt mẹt cho tươi tỉnh rồi thưởng thức bữa đại yến, nha!”
Hôm đó, tôi chở nàng ra bãi biển. Nhằm vào ngày thường và mùa hè chưa tới nên mọi thứ đều vắng ngắt. Bọn du thủ du thực quấn mình trong mớ giẻ rách ngủ trên các bãi cát. Những kẻ khác ngồi trên băng ghế đá chuyền tay nhau một chai rượu. Những con mòng biển bay vần vũ trên cao, trông như vô tư lự mà lại cuồng loạn. Những bà già trong độ 70, 80 ngồi trên băng ghế, bàn cãi về việc bán lại bất động sản được thừa kế từ những ông chồng đã chết từ lâu bởi trò ăn chơi phóng đãng và sự ngu xuẩn của cuộc sống còn. Vì những thứ đó, sự yên bình trong không khí, chúng tôi dạo loanh quanh rồi nằm duỗi dài trên bãi, không nói năng gì. Thật tuyệt vời khi hiện hữu bên nhau. Tôi mua bánh kẹp thịt, đồ ăn vặt và nước uống, rồi ngồi ăn trên cát. Rồi tôi ôm Cass, hai đứa ôm nhau ngủ chừng một giờ. Chỉ vậy mà vui sướng hơn cả làm tình. Có một sự trôi chảy, hoà điệu cùng nhau không chút ưu tư. Khi thức giấc, chúng tôi lái về nhà tôi trọ, rồi tôi nấu bữa tối. Ăn tối xong, tôi nói với Cass hãy sống chung với nhau, nghèo khó lang thang cũng được. Nàng im lặng một lúc, nhìn tôi, rồi chậm rãi nói, “Không, anh à.” Tôi chở nàng về quán rượu, gọi cho nàng một ly rồi bước ra khỏi quán.
Hôm sau tôi tìm được một chân đóng gói hàng ở một hãng nọ rồi cắm đầu cày suốt tuần. Tôi quá mệt để la cà, nhưng tối thứ Sáu tôi mò đến West End. Tôi ngồi chờ Cass. Nhiều giờ trôi qua. Sau khi tôi ngà ngà xỉn thì gã bồi rượu bảo, “Em chia buồn về cô bạn gái của anh.”
“Chuyện gì vậy?” Tôi hỏi.
“Em rất tiếc. Anh không biết chuyện gì sao?”
“Không.”
“Tự sát. Người ta chôn cổ hôm qua.”
“Chôn?” Tôi hỏi. Dường như nàng sẽ bước qua ngưỡng cửa ở kia bất cứ lúc nào. Làm sao mà nàng thăng đi đâu được chứ?
“Mấy cô chị chôn cổ.”
“Tự sát à? Làm ơn kể cho tôi đi!”
“Cô ấy tự cắt cổ.”
“Tôi hiểu rồi. Cho ly nữa đi.”
Tôi nhậu cho tới khi quán đóng cửa. Cass, kẻ đẹp nhất trong năm chị em, người đàn bà đẹp nhất trong thành phố. Tôi cố lái xe về nhà, lòng cứ nghĩ, lẽ ra tôi phải nài nỉ nàng ở lại với mình thay vì chấp nhận câu trả lời “không”. Mọi chuyện về nàng đều ngụ ý rằng nàng đã quan tâm điều tôi đề nghị. Tôi đã quá bất cẩn, quá lười biếng, quá vô tâm.
Tôi đáng nhận cái chết của mình và của nàng. Tôi là một con chó. Không, tại sao lại đổ thừa cho chó? Tôi trỗi dậy lấy chai vang, rồi dốc rượu vào miệng. Cass, cô gái xinh đẹp nhất thành phố, chết ở tuổi 20.
Có thằng khốn nào đang bấm còi xe ở bên ngoài. Tiếng còi inh ỏi và liên lỉ. Tôi đặt chai rượu xuống và gào lên:
“ĐỒ TRỜI ĐÁNH, ĐỒ CHÓ ĐẺ, CÂM LẠI!”
Đêm cứ tràn tới và chẳng còn điều gì tôi có thể làm.





Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc nói họ cũng có Khu vực 51 ở Nội Mông



Bức ảnh chụp máy bay chiến đấu trên trang nhất bài báo cáo của Tân Hoa Xã khẳng định sự tồn tại của Khu vực 51 ở Nội Mông.
Bức ảnh chụp máy bay chiến đấu trên trang nhất bài báo cáo của Tân Hoa Xã khẳng định sự tồn tại của Khu vực 51 ở Nội Mông.
Theo sau công bố của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ về Khu vực 51 ở Nevada vào tuần trước, người phát ngôn của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác nhận rằng có một khu thử nghiệm tương tự tồn tại ở Nội Mông Cổ.
CIA cũng công bố bản đồ khu Nevada, cùng với các thông tin khác, bao gồm những chi tiết về nhiệm vụ của máy bay U-2 mà đã trợ giúp cho cuộc nổi dậy Tây Tạng chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tân Hoa Xã vào ngày thứ Hai đã đăng tải những bức ảnh về căn cứ quân sự tuyệt mật trên sa mạc Badan Jilin, nơi được cho là chưa bao giờ xuất hiện trên bất kỳ bản đồ chính thức nào. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) thiết lập khu căn cứ để thử nghiệm các tên lửa đạn đạo và máy bay, Tân Hoa Xã cho biết.
Một trong số các bức ảnh cho thấy một báo hiệu ngay lối vào khu vực có ghi, “Những người đánh cắp các bí mật sẽ bị bắt và xử tử.”
Báo cáo của Tân Hoa Xã cho biết khu vực hình thành vào năm 1958 với hai trường bắn, nhưng chúng được sáp nhập lại vào năm 2003 để thử nghiệm tên lửa không đối không sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của PLA.
Cư dân sử dụng Internet ở Trung Quốc chế nhạo tuyên bố này trên các trang microblog Sina Weibo của họ. Một cư dân mạng nói: “Làm sao bạn có thể gọi đó là ‘Khu vực 51’?. Có thể họ nhốt những người khiếu kiện ở đó. Đúng là một trò cười lớn.”
Một người khác bình luận Đảng Cộng sản Trung Quốc có vẻ đang bắt chước người Mỹ, rằng “Thật sự có ‘Khu vực 51’ ở Trung Quốc hay không không thể được chứng minh bằng cách lừa gạt và dựng lên một vài bức ảnh. Đừng nâng một tảng đá lên và thả nó xuống chân bạn.”
Nghiên cứu bởi Jane Lin.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một số mặt hàng sẽ bị chính quyền Trung Quốc cấm xuất khẩu đến Bắc Triều Tiên



Ảnh chụp ngày 20 tháng Chín, binh lính Bắc Triều Tiên nghỉ ngơi bên dòng sông tại thị trấn Sinuiju đối diện biên giới với Trung Quốc. Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị, hối thúc khởi động lại các đối thoại quốc tế về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, và cho biết Bình Nhưỡng sẵn sàng tái cam kết mục tiêu giải trừ hạt nhân.
Bắc Kinh (AP) – Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đã thắt chặt các hạn chế về phía Bắc Triều Tiên bằng cách đưa ra một danh sách dài các công nghệ liên quan đến vũ khí, vật liệu bị cấm xuất khẩu sang nước láng giềng. Điều này phản ánh mong muốn của Bắc Kinh là khiến Bình Nhưỡng loại bỏ các chương trình hạt nhân của mình và tái tham gia các cuộc đàm phán giải trừ quân bị .
Bài thông báo đăng vào thứ ba trên trang web Bộ Thương mại Trung Quốc xuất hiện khi hai chuyên gia Mỹ nói rằng bây giờ Bình Nhưỡng có thể tự mình chế tạo thiết bị quan trọng cho việc sản xuất bom uranium, cắt nhập khẩu là một trong những cách các nước bên ngoài đã sử dụng để có thể theo dõi các công việc bí mật về nguyên tử của nước này.
Danh sách các mặt hàng cấm bao gồm các ứng dụng liên quan đến cả dân sự và quân sự trong các lĩnh vực: đạn đạo, hóa học và sinh học, hạt nhân,… Thông báo cho biết danh sách này nhằm thúc đẩy việc thực thi các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Bắc Triều Tiên được thông qua kể từ năm 2006.
Li Mingjiang – chuyên gia an ninh Trung Quốc tại Nanyang Technological University Singapore cho biết: “Động thái này là sự mở rộng chính sách mới của Đảng Cộng sản trong việc gây sức ép lớn hơn một chút lên Bắc Triều Tiên để dẫn nước này quay trở lại các cuộc đàm phán giải trừ quân bị.”
Ông Li nói: “Các nhà chức trách có thể chỉ đơn giản là thực hiện lệnh cấm, nhưng thông báo nó công khai là một tín hiệu để Mỹ và phần còn lại của cộng đồng quốc tế biết rằng Bắc Kinh nghiêm túc trong việc thực thi các cam kết của mình.” Ông còn nói nó cũng là một lời khiển trách đến Bình Nhưỡng.
Li nói: “Các nhà lãnh đạo ở Bình Nhưỡng sẽ ghét điều này. Họ sẽ tức giận. Bình Nhưỡng giống như sẽ “nuốt viên thuốc đắng” và có thể đáp lại với các nhượng bộ”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã từ chối bình luận tại thời điểm tuyên bố, mà chỉ nói rằng nó “biểu hiện cho thái độ nghiêm túc của chính phủ Trung Quốc trong việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định pháp luật.”
Chính quyền Trung Quốc, do đề phòng sự phá hoại của nước láng giềng bị cô lập cũng như khả năng tạo ra sự bất ổn định trên biên giới đông bắc của nó nên thường tìm lý lẽ chống lại lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn về Bắc Triều Tiên và đã nhiều lúc bị cáo buộc không nhiệt tình trong việc thực thi chúng.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã nổi giận vì vụ phóng tên lửa tầm xa của Bắc Triều Tiên cuối tháng mười hai và vụ thử nghiệm hạt nhân thứ ba vào tháng hai, khiến cho nước này đồng ý với biện pháp trừng phạt thắt chặt trong tháng ba đồng thời cũng hứa hẹn giới hạn thêm nữa các sự kiện ra mắt hoặc thử hạt nhân .
Kể từ khi trở thành lãnh đạo của Bắc Triều Tiên trong tháng 12 năm 2011, Kim Jong Un đã nhiều lần làm Bắc Kinh tức giận vì từ chối lưu ý đến sự thúc giục của nó trong việc tham gia vào các cải cách kinh tế và trở lại đàm phán hạt nhân.
Các quan chức Mỹ từ lâu đã thúc đẩy thắt chặt thực thi các cấm vận, thể hiện qua việc Ngoại trưởng John Kerry, Thứ trưởng chính sách quốc phòng James Miller, và Trưởng phái viên Bắc Triều Tiên Glyn Davies trong các chuyến thăm Bắc Kinh vào những tháng gần đây đã vận động hành lang cho các nhiệm vụ này.
Những nỗ lực này đã mang lại một số thành công, đại lý hải quan Trung Quốc thắt chặt kiểm tra trên một loạt các mặt hàng, bao gồm cả hàng hóa cao cấp mà Kim sử dụng để củng cố sự ủng hộ từ tầng lớp thượng lưu của Bắc Triều Tiên. Vào cuối năm 2011, Bắc Kinh đã buộc Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đóng cửa các tài khoản được mở bởi tập đoàn ngân hàng Kwangson Hàn Quốc và Ngân hàng Tam giác vàng để thực thi theo lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc trước đó .
Chính quyền Trung Quốc cung cấp cho Bắc Triều Tiên một huyết mạch kinh tế rất quan trọng, cung cấp gần như tất cả các nhiên liệu và hơn 83 phần trăm tổng hàng hóa nhập khẩu, từ máy móc hạng nặng cho tới ngũ cốc và hàng tiêu dùng .
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng trông có vẻ được cải thiện qua mùa hè, nhưng phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc và các học giả hậu thuẫn chế độ một lần nữa chỉ trích Bắc Triều Tiên ngoài cuộc gọi của nó vào tuần trước cho các cuộc đàm phán mới mà không cần điều kiện tiên quyết .
Mỹ và các bên khác với các cuộc đàm phán đã cho biết rằng họ không quan tâm đến việc ngồi xuống với Bình Nhưỡng mà không có dấu hiệu rõ ràng nước này sẽ tôn trọng cam kết năm 2005 đến dài hạn về chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ.
Những lo ngại về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên có thể gia tăng sau tuyên bố rằng Bình Nhưỡng là chủ sản xuất của các thành phần cần thiết cho các máy ly tâm khí dùng để chế tạo bom hạt nhân dựa trên uranium
Trong bài phát biểu chuẩn bị đưa ra hôm thứ tư tại một hội nghị chuyên đề ở Seoul và được cung cấp trước cho The Associated Press, Joshua Pollack, một chuyên gia có trụ sở tại Washington về phổ biến vũ khí hạt nhân, cho biết: “Nếu Bình Nhưỡng có thể tạo các bộ phận máy ly tâm quan trọng ở trong nước, nước ngoài không thể theo dõi hàng hóa nhập khẩu nhạy cảm. Điều đó có thể báo hiệu sự chấm hết của các chính sách dựa trên việc kiểm soát xuất khẩu, biện pháp trừng phạt và cấm vận đã được trung tâm quốc tế nỗ lực thực thi nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong thập kỷ qua”.
Pollack, người thu thập các bằng chứng với Scott Kemp , một chuyên gia về công nghệ máy ly tâm tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết: “Nếu họ không nhập khẩu các mặt hàng này lần đầu tiên thì sau đó chúng tôi không thể bắt quả tang chúng dựa vào công dụng của chúng”
Đó là chưa rõ liệu Bắc Triều Tiên đã tạo ra loại bom uranium hay chưa và Bình Nhưỡng nói rằng chương trình hoàn toàn vì hòa bình với mục đích là tạo năng lượng.
Đầu năm nay, trong một loạt các mối đe dọa nhằm vào Washington và Seoul, Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ cho tiếp tục hoạt động tất cả các cơ sở sản xuất nhiên liệu hạt nhân của mình. Hình ảnh vệ tinh gần đây xuất hiện để cho thấy rằng Bắc Triều Tiên đã khởi động lại lò phản ứng plutonium .

"Triện" của cu Nhà báo Sông Hàn:


Cave núi


Ở huyện vùng biên cùng kiệt nài, anh chơi với Zẹo Zẹo. Zẹo Zẹo người cao nhăng nhẳng, đen hôi, đôi mắt lồi ra ngoài. Môi Zẹo Zẹo thâm xì, dáng đi nghiêng ngả, người thì hôi như cú. Zẹo Zẹo nghiện lòi tĩ đương nhiên hắn sợ tắm. 

Có bữa Zẹo Zẹo dẫn anh về nhà chơi. Nhà Zẹo Zẹo trên một con dốc cao thật cao, phía sau là vách núi, ở trái nhà có con suối nhỏ với cái thủy điện con con xây lỡ cỡ rồi bỏ béng. Thời hoàng kim của thủy điện qua mẹ mất béng. Đéo ai còn thiết tha.
Bên hông kia, nhà Zẹo Zẹo  có mấy bông lúa phơi ở ngoài, mái tranh và cái vách xiêu vẹo gất là nên thơ trữ tình. Lãnh tụ hỏi: Nài Zẹo, nài Zẹo mài lấy đéo đâu ga tiền mua cơm trắng! Zẹo cười nhe răng: vợ tao! Vợ tao làm cave dưới nớ! Lãnh tụ bảo: À thế, à thế!

Zẹo Zẹo hớn hở khoe: Nai vợ tao về, vợ tao về.
Lãnh tụ bảo: À thế! À thế!

Zẹo Zẹo hớn hở đi nhặt ít cảnh củi khô sau nhà, vặt tý lá cây (lãnh tụ cũng đéo biết là cái lá chi chi) gồi nổi lửa, nấu cơm và thổi rau. Lãnh tụ ngồi cạnh Zẹo Zẹo châm thuốc khói mờ mịt mờ mịt. Zẹo tìu nghìu bảo: Vợ tao về, vợ tao về, mài có thân mật không?

Lãnh tụ bảo: là cái đéo, cái đéo? Hữu nghị, hữu nghị à!

Zẹo bảo: Tao thuốc, vợ đéo sướng!!
Lãnh tụ bảo: À thế! À thế!

Zẹo đi đón vợ! Lãnh tụ tha thẩn quanh nhà Zẹo, Lãnh tụ rúc buồng nhà Zẹo, hôi rất rất!

Zẹo đi đón vợ. Vợ Zẹo là Ve Ve. Ve Ve thấy lãnh tụ cười tít mắt, tít mắt. Lãnh tụ áng chừng Veve hăm ba hăm tư niên chi chi đó, môi mắt chỗ cần đỏ thì đéo đỏ, chỗ cần xanh thì đéo xanh. Tay Veve cầm cái túi xách giả da hiệu Gucci, trông tỉnh phết, tỉnh phết! Veve đi dày dép cao gót có bông hoa to bự chảng ở đầu mũi, mông Ve ngoáy tít ngoáy tít, trông đĩ phết, đĩ phết!

Lãnh tụ áng Veve mông vú đầy đặn phết, đầy đặn phết, mắt ướt môi mềm.

Zẹo Zẹo đéo buồn zọn cơm, zọn canh, ngồi bệt bên cửa ngáp ruồi, ủ rũ. Veve bảo: Zẹo zẹo vật cơn. Veve chửi: Đéo nước non cơm cháo mẹ gì! Veve lấy mũi dày đá Zẹo Zẹo y như người ta hắt bãi cứt gà. Zẹo Zẹo nước mắt chứa chan loạng quạng ngồi dậy gáp ruồi, ngáp ruồi. 

Lãnh tụ móc xiền ba trăm ông Cụ đưa cho Zẹo, Zẹo hớn hở, hớn hở: Tối nai thân mật thân mật! Nói rồi lấy xe đi ra ngoài.

Zẹo đến nhà Zính Zính mua hàng. Zính Zính mười chín tuổi, đẹp trai nhất bản, rồi đó bố Zính Zính bán một trâu béo mua Zính Zinh một xe win long lanh đẹp. Zính Zính rượu say, đi húc mẹ nó vào cột cây số, đứt luôn xương sống.

Zính zính nằm bẹp một chỗ, chiên bán Hê rô In in như người ta bán Mỳ Chính thời thiên đường.

Veve ra khe suối tắm, tóc Veve dài phết, che gần kín mông, thấy gì trắng trắng, đen đen lãnh tụ rất là cảm khái. Tối đó lãnh tụ với Veve mần cơm chan nước canh rau rừng, cũng ngon và thân mật phết. Tối đó lãnh tụ kê cái chõng ngoài trái nhà cùng Veve thân mật.

Veve nhiệt tình, Veve yêu nghề gất. Lãnh tụ với Veve thân mật, thắm thiết gất. Veve nhoẻn miệng bảo: Em bóc hành bóc tỏi được không? Lãnh tụ khen: Yêu nghề rất, chuyên nghiệp rất. Veve thích chí cười tít mắt. Veve bảo: Zẹo may có em mần cave dưới xuôi không thì ...

Veve tự hào rất! Nó nuôi chồng nghiện bằng nghề Cave

Tang tảng sáng. Lãnh tụ rùng mình trở dậy, Veve cũng dậy, Veve thấy Zẹo Zẹo mắng chửi mấy câu, Zẹo dắt déo đi thẳng. Veve cũng dậy, chại theo đâu đó, trước lúc chại nó đòi lãnh tụ ba trăm ngàn! 

Lát thấy hai đứa chui từ khe suối chui lên.  

Lãnh tụ gọi lại, đưa cho Zẹo hơn trăm ông Cụ. Bảo Zẹo chở lãnh tụ xuống thị trấn. Zẹo nhìn lãnh tụ tần ngần, tần ngần. Rồi đó Veve nó gọi gì nghe như là tiếng tộc. Zẹo mắt sáng bừng chại trở lại. Tiền nó đéo cầm!

Lãnh tụ chửi: Đèo vợ thằng bạc! Ai chở ông xuống thị trấn! Đèo vợ thằng bạc! Lãnh tụ lủi thủi đi ga ngoài ngõ, đi ga đầu dốc, mấy người nhìn lãnh tụ thân thiện nhiệt tình.

Đầu con dốc, lãnh tụ bắt được một tay già khú chạy xe lai, đi thẳng về thị trấn. Già khú ăn mặc tinh tươm phết. Lãnh tụ bỡn, chạy xe lại đưa khách chắc kiếm được? Già khú bảo: Đéo đâu tao có ba con gái đều có công ăn việc làm dưới xuôi.

Lãnh tụ hỏi: Làm gì làm gì?
Già khú đáp: Bóc hành bóc tỏi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lời khuyên của "Cu Vinh khoai lang":


Là thế này Huyền Chíp ạ

Nguyễn Quang Vinh
  
Chú rất ấn tượng việc cháu đã dũng cảm làm một cuộc hành trình 25 nước, hay 23, hay 13 gì đó cũng được chỉ bắt đầu với 700 usd, chú ấn tượng và cũng thấy thèm khát được một chuyến đi mạnh mẽ như thế, dù nếu muốn, chú cũng không dám, chú thua cháu.


Chú biết, dù có khá nhiều thắc mắc,nghi vấn,có người nặng lời cho rằng cháu bịa đặt, cháu man trá về nhiều chi tiết trong chuyến đi, nghi ngờ cả việc cháu vẫn không dám công bố sự thật visa của 25 nước đã tới....chú thì nghĩ, ví dụ đúng là cháu đã đặt chân tới 25 nước, thì sẽ có những nước chẳng visa vi siếc, cháu "trốn" kiểu như dân Việt mình trốn sang nước này này nước kia làm ăn cả hàng chục năm còn được cơ mà, vấn đề là có những nước mình tò mò thì trốn sang, hoặc đi theo đường không chính thức, không visa, miễn là thoát được, thì cũng vui. Nếu nhỡ cảnh sát bắt cùng lắm là trục xuất về thôi. Nếu cháu cứ nói thẳng ra thế, người ta dễ tin.

Chú biết, có thể động cơ ban đầu của cháu là xách ba lô lên và đi cho thỏa chí, chứ không nghĩ sẽ viết lách gì, ví dụ thế, thì đó là chuyến đi, cách đi chú cũng ủng hộ.

Nhưng khi về, cháu viết.

Nếu cháu viết cho mình cháu, vô tư, ghi chép tỉ mẫn vui buồn, cả sự nhục trong chặng đường gần 2 năm ấy, chắc chắn đọc rất thú. Nhưng vì cháu viết trong sự mồi, sự dẫn, sự gợi, trong sự mưu toan để nhà sách bán sách, trong chiến dịch PR....kiếm tiền của những nhà sách...thế nên cái cảm xúc thuần nhất, mộc, thật thà mất dần đi, thay vào đó là câu, là chữ, là chi tiết nhiều khi cháu phải " bôi ra, vẽ ra, kéo ra"cho nhiều trang, do đó đọc vào sách bắt đầu người ta thấy cái mùi vị của tiểu thuyết, của hư cấu, của sự bịa- dù cũng vô hại nhưng chính vì thế tính chân thực, sự chân chất, tính nhật ký mất dần, mất dần, mất dần, đáng chỉ cần 200 trang thì cháu mần cả gần ngàn trang, thế là bôi rồi, thế là cháu phải làm việc mệt nhọc: việc nhớ lại để ghi chép và việc nghĩ ra thêm để viết, một cái thật đi cùng cái ảo của hư cấu văn chương làm người ta mất tin và la ó cũng phải.

Chú cũng không phản đối việc cháu ra giá bản thảo, nghe nói 600 triệu gì đó, cháu có quyền, 600 chứ 60 tỉ cũng được, miễn là cái giá đó được chấp nhận. Vấn đề là chỗ này: Cháu đang lạc bước trong bừa bộn sự dẫn dắt của truyền thông, của PR, của kinh doanh, và cháu trở nên khôn ngoan hơn khi bắt tay rất nhanh với những nhà kinh doanh. Thì cũng chẳng sao. Nhưng điều đó làm cho chuyến đi quá hay của cháu dần mất đi tính nội khởi vốn có từ nguyên sơ, giờ thì cháu đang "làm lại" chuyến đi bằng chữ để kiếm tiền thì chú không thích cháu nữa.

Nếu cháu viết mộc, thật, ghi ghi chép chép, viết hết, cả những ngớ ngẩn của mình, cả những việc gian gian dối dối của mình để tìm mọi cách được rong chơi, mua visa, vượt biên...nghe thích hơn là dần cháu chuyển động chuyến đi của cháu vào trang viết khá bài bản và khá sắp đặt.
Nghề viết khó lắm cháu ạ. Cháu viết bằng cách của một dân phượt thì được, nhưng vì sự thúc bách của nhà sách, thúc bách của sự nổi tiếng, thúc bách và cạm bẫy của PR mà phải "làm chữ", "xới chữ""cày chữ"ngoài vẻ hồn nhiên mộng mị háp dẫn thật của chuyến đi, thì nó không còn hút người đọc nữa rồi mà bắt đầu đặt ra cho họ những dấu hỏi của sự nghi vấn? Và người đọc có lý khi nghi vấn.

Cháu đừng làm văn.

Cháu đừng nghĩ như bác Nguyễn Lân Dũng rằng đọc cháu, nhiều nhà văn cũng thấy xấu hổ hoặc tủi về mình, đừng nghe bác Dũng thổi lên như thế, rồi cháu bay theo là chết đấy cháu. Trong cách so sánh này, bác Nguyễn Lân Dũng đang xúc phạm các nhà văn đấy cháu ạ.

Bây giờ thì cháu đừng bận tâm gì hết, sách cũng đã ra rồi, kệ số phận nó với độc giả, cháu lùi vào một góc, uống cốc cà phê, và hãy hạ mình xuống như ban đầu, như cô bé sinh viên ban đầu, và học và tiếp tục sống thật bình thường, sự nổi tiếng nếu có của cháu như vừa rồi là rất nhanh, rất mạnh, rất cuộn, nhưng cũng chỉ là "bão trong cốc", đừng theo nó, đừng bấu lấy nó.

Và hàng ngày, như bao người bình thường, cháu cứ xách ba lô lên và đi, cháu sẽ thấy thú vị, nhẹ lòng và hạnh phúc.

Sự nổi tiếng luôn là cạm bẫy.

Chúc cháu vui.
------------------------------------
Cháu nên hỏi nhà sản xuất này đã bán được bao nhiêu sản phẩm khi quảng cáo vào tên của cháu- họ cần cháu đôi khi chỉ thế thôi, cháu ạ

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một tấm lòng son



Hôm nay là giỗ đầu anh Trần Xuân Bách. Chúng tôi xin thành kính gửi gắm những tình cảm sâu nặng tới anh, một chí sỹ đã dành trọn những năm tháng cuối cùng của cuộc đời cho ý tưởng trong sáng vì sự phát triển của đất nước...
Vào cuối năm 1989, trong quá trình chuẩn bị Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), chung tôi nhận được giấy mời đến Văn phòng Trung ương ĐCSVN để làm việc với anh Trần Xuân Bách. Chúng tôi được tập hợp thành một nhóm nghiên cứu gồm 5 người: Lê Hồng Tâm, nhà kinh tế, tên thật là Phó Bá Tòng, em ruột của Giáo sư Phó Bá Long (Ông Phó Bá Long trước 1975 là Hiệu trưởng Trường Chình trị Kinh doanh, Đại học Đà Lạt, sau là giáo sư Đại học Georges Town, Hoa Kỳ); Vũ Cao Đàm, viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ; Bùi Thế Vĩnh, viện trưởng Viện Hành Chính học, Học viện Hành chính Quốc gia; Nguyễn Mạnh Tôn, chuyên viên Ngân hàng Ngoại thương và Nguyễn Thanh Sơn, chuyên viên Ban Công nghiệp Trung ương ĐCSVN. Hai người lớn tuổi nhất, là anh Tâm và anh Sơn đã mất. Ba người còn lại chúng tôi đều đã lần lượt bước qua tuổi bảy mươi, vì vậy, chúng tôi mong muốn được ghi nhận lại một vài cảm nghĩ, với tư cách là những cộng sự và nhân chứng trực tiếp, về những điều anh Bách trăn trở trong suốt những năm cuối đời của anh.
Sau nhiều buổi trao đổi để “phát hiện” chúng tôi, anh Bách đã giao cho mỗi người chúng tôi phụ trách một chuyên đề: Lê Hồng Tâm nghiên cứu về chính sách kinh tế để phục hưng đất nước; Bùi Thế Vĩnh – biện pháp giải phóng lực lượng sản xuất; Vũ Cao Đàm – hệ thống chính trị trong tiến trình cải cách kinh tế; Nguyễn Thanh Sơn – chính sách phát triển nhân lực; Nguyễn Mạnh Tôn – biện pháp chống lạm phát. Công bằng mà nói, nhiều nội dung chúng tôi bàn thời đó còn khác lạ so với những điều được công nhận ngày nay, nhưng ngược lại cũng có nhiều biện pháp cải cách ngày nay đã vượt rất xa những điều chúng tôi bàn thời đó; tuy nhiên, do anh Bách luôn mạnh dạn gọi sự vật bằng tên thật của nó, cho nên đã dẫn đến những hệ luỵ như chúng ta đã chứng kiến.
Toàn bộ những nghiên cứu của chúng tôi đã được anh Bách xem xét rất thận trọng và cuối cùng anh đã tóm lược (rất kín kẽ) như sau:
Thứ nhất, cần mạnh dạn thực hành chính sách kinh tế theo kiểu chính sách kinh tế mới của Lênin, và anh Bách đã nói theo cách đã sử dụng từ Đại hội ĐCSVN lần thứ VI, là “kinh tế thị trường”, với sự tham gia của mọi thành phần xã hội;
Thứ hai, theo kinh tế quyết định luận của Marx, đã đa thành phần kinh tế, mà anh gọi là “đa nguyên kinh tế”, thì tất yếu sẽ dẫn đến “đa thành phần” trong xu hướng chính trị, mà anh cũng thẳng thắn gọi là “đa nguyên chính trị”. Chúng tôi muốn lưu ý, anh chưa một lần nào nói đến hai chữ “đa đảng”;
Thứ ba, anh đưa ra nhận định khái quát “Thị trường và đa nguyên là những thành tựu nổi bật của nhân loại”.
Thứ tư, anh luôn nhắc đến ý tưởng hàn gắn vết thương dân tộc. Chúng tôi nhớ mãi một lần anh nói, đấu tranh cho công bằng xã hội là lý tưởng cao cả của các nhà cải cách xã hội, nhưng đáng tiếc, cải cách ruộng đất và cải tạo tư sản lại là hai cuộc vận động đã mắc những sai lầm dẫn tới sự chia rẽ dân tộc lớn nhất trong lịch sử nước nhà.
Về kinh tế thị trường, anh Trần Xuân Bách luôn khẳng định, đó là con đường duy nhất dẫn đến dân giàu nước mạnh; về đa nguyên chính trị, anh luôn khẳng định, đó là một đảm bảo thực tế cho việc hình thành một nền kinh tế thị trường thực thụ, và là con đường tất yếu khắc phục sự mất dân chủ trong xã hội, xóa bỏ những nhóm độc quyền thao túng chính quyền.
Trong suốt những ngày làm việc với anh Bách, chúng tôi học được ở anh tấm gương làm việc nghiêm túc. Anh đọc và trao đổi ý kiến rất tỉ mỉ về tất cả những công trình của các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước mà chúng tôi giúp anh sưu tầm. Anh rất thích những tài liệu nguyên gốc bằng tiếng Pháp, chẳng hạn, những bài viết về kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội của Boukharin; những bức thư đầy tâm huyết, với những dự báo sắc sảo về sự diệt vong của nhà nước soviet của nhóm Kameniev và Zinôviev chống quan điểm độc tài trong đường lối tổ chức chính quyền của Lênin. Anh luôn luôn tự viết tất cả những bài anh cần phát biểu trên các diễn đàn.
Sau một thời gian thảo luận trong nhóm chúng tôi, anh Trần Xuân Bách có hai lần đưa quan điểm của mình thảo luận trong khuôn khổ những diễn đàn rộng hơn: một lần với các nhà khoa học tại phòng họp của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) Việt Nam ở số 53 phố Nguyễn Du, Hà Nội, một lần cũng với các nhà khoa học tại Phòng họp của Ban Khoa Giáo Trung ương Đảng ở số 10 phố Nguyễn Cảnh Chân, Hà Nội. Trong lần họp ở Liên hiệp các hội KH&KT, một người nào đó đã viết bài tường thuật đăng trên một tờ báo chính thống, sau đó không thấy có bài phản bác hoặc ủng hộ nào chính thức trên công luận.
Trước khi khai mạc Hội nghị BCHTƯ lần thứ VII của Đảng CSVN dự định vào cuối năm 1989, anh Trần Xuân Bách chuẩn bị bài phát biểu, trong đó đề cập hai nội dung về kinh tế thị trường và đa nguyên chính trị. Anh đưa bài phát biểu cho nhóm chúng tôi thảo luận để đóng góp ý kiến. Khi đó, anh Vũ Cao Đàm có nêu câu hỏi: “Anh cân nhắc thêm, xem phát biểu bây giờ liệu có quá sớm không?”, anh Bách đã trả lời ý là “Không quá sớm và cũng không quá muộn”. Cuối cùng anh vẫn quyết định trình bày quan điểm của mình tại Hội nghị Trung ương lần thứ VII, và kết cục như chúng ta đã thấy, anh bị khai trừ khỏi Ban Chấp hành Trung ương, và sau đó là khai trừ khỏi Đảng CSVN.
Tuy là những người có nhiều cơ hội làm việc với các nhà lãnh đạo, nhưng chúng tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng vì cách làm việc của anh: khi anh cần gặp riêng một người nào đó trong chúng tôi, anh hầu như không cho thư ký gọi chúng tôi lên văn phòng, mà chính anh đến tận nơi chúng tôi làm việc, với chiếc xe Peugeot 404 đã cũ, không có bảo vệ và cần vụ đi cùng (cần vụ là cách gọi những người phục vụ sinh hoạt cho các nhà lãnh đạo), mặc dầu khi đó anh đã là nhà lãnh đạo rất cao cấp của ĐCSVN. Những lần làm việc như thế, thường khi anh ngồi riêng với chúng tôi cả buổi, cũng không có thư ký, không có bảo vệ và cần vụ, chỉ một mình anh. Có lần ngồi quá trưa, chúng tôi lo anh đói, hỏi anh có muốn ăn chút gì không, và anh đã rất hào hứng ăn nắm xôi gói lá dong riềng mà các chị trong cơ quan chúng tôi ra phố mua ở các quán bán xôi dành cho dân nghèo.
Sau khi anh nhận kỷ luật của Đảng, có một vị lãnh đạo cao cấp của Đảng mời anh ra làm cố vấn, anh đã cáo lỗi khước từ. Anh từ chối tất cả những đề nghị phỏng vấn của các nhà báo nước ngoài. Anh cũng đã nhanh chóng trả ngôi biệt thự sang trọng trên phố Phan Đình Phùng, dọn về ở khu Trung Tự. Anh chị cùng gia đình ở một phần, còn một phần sử dụng để mở lớp mẫu giáo và chính anh chị trực tiếp chăm sóc, nuôi dạy các cháu cho đến khi anh qua đời.
Trong số những kỷ niệm còn lưu đọng mãi trong chúng tôi, là hồi tết nguyên đán năm 1990, anh chị mời chúng tôi đến biệt thự mà anh chị được Văn phòng Trung ương Đảng bố trí trên phố Phan Đình Phùng (thời Pháp có tên là phố Carnot, một trong những phố đẹp nhất của Hà Nội hiện nay). Chúng tôi vô cùng sững sờ: Trong căn biệt thự sang trọng, chúng tôi nhận ra toàn một loại đồ gỗ tồi tàn, mà thời đó được gọi là bàn ghế “tài chính”, tủ “tài chính”, giường “tài chính”, nghĩa là những đồ gỗ do Bộ Tài chính đóng hàng loạt bằng gỗ tạp để phân phát đồng loạt cho cán bộ nhà nước các cấp từ khi vào tiếp quản các thành phố lớn, năm 1954. Chúng tôi nhìn quanh bàn làm việc của anh, thấy dán chi chít những bài thơ mộc mạc với nét chữ nắn nót mực tím của các cháu viết tặng bố mẹ. Chúng tôi được anh chị tiếp đón với những món mứt đơn sơ truyền thống, nhưng thật ấm áp như những người trong nhà. Tuy là vợ một nhà lãnh đạo cao cấp, nhưng chị xử sự thật khiêm nhường, chị giản dị xưng “em” với chúng tôi, không thể hiện chút gì là cao xa theo kiểu các mệnh phụ phu nhân.
Nhân ngày giỗ đầu của anh, chúng tôi xin được thắp một nén nhang kính cẩn tưởng nhớ anh, con người đã dành trọn những năm tháng cuối đời cho một tư tưởng cải cách xã hội chưa thành đạt của anh.
Tháng 1/2007

Phần nhận xét hiển thị trên trang