Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013
Quê Choa: Cái chết của Stalin- 2
Quê Choa: Cái chết của Stalin- 2: Hồi ký của Khrusev Ngạn Xuyên dịch Theo blog Ngô Đức Thọ Đến phiên trực của tôi với Bulganin. Chúng tôi vào ban ngày cùng với ...
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Có thật Putin là người giàu nhất trái đất?
Ngày qua ngày, các phóng viên phương Tây, blogger thi nhau đồn đoán về việc liệu Putin có phải là một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới hay đơn thuần là nhà lãnh đạo chính trị giàu nhất.
Các thông tin báo chí thường trích dẫn nguồn này nguồn khác, nhưng cuối cùng có xu thế trông chờ vào một nguồn chính: Đó là buổi trả lời phỏng vấn tháng 11.2007 của chuyên gia phân tích tại Moscow Stanislav Belkovsky với nhật báo Đức Die Welt. Khi đó, ông này tuyên bố, Putin "kiểm soát" 37% công ty dầu mỏ Surgutneftegaz và 4,5% cổ phần tại tập đoàn khí tự nhiên khổng lồ Gazprom. Giá trị 40 tỉ USD tài sản của Putin đơn giản ước tính dựa theo giá cả thị trường năm 2007.
"Các con số này được chứng minh?", phóng viên Manfred Quiring của nhật báo hỏi. "Những con số này là chính xác", Belkovsky trả lời. "Con số này giờ đây có thể thay đổi, tôi nghĩ nó vào khoảng 60-70 tỉ USD", Belkovsky nói với Maeve McClenaghan ở Cục Điều tra báo chí.
Tuy nhiên, thực tế là chưa hề có bằng chứng chứng minh Putin có cổ phần ở Surgutneftegaz hay Gazprom. Các nhà báo phương Tây sử dụng Belkovsky như một nguồn tin cho dù không biết ông này là ai. "Belkovsky đang chơi trò gì hay nhân danh ai - đều không rõ ràng", tờ Telegraph của London cảnh báo về câu chuyện trích dẫn những phát biểu của Belkovsky về Putin.
Trò chơi của Belkovsky có thể chỉ là hư cấu. Từng là một lập trình viên chuyển sang tư vấn chính trị, ông đã viết vài cuốn sách về Putin và cả một vở kịch hài hước khắc họa chân dung một số chính khách Nga. Cố tỉ phú Nga Boris Berezovsky từng thừa nhận, ông đã thuê vị chuyên gia Belkovsky - một người Do Thái, tập hợp lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc ở Nga để chống lại ông Putin. Tuy nhiên, kế hoạch này không thành.
Những phát biểu của Belkovsky đến tai Putin khi một phóng viên AP hỏi ông hồi tháng 2/2008 rằng: "Một số tờ báo nói ông là người giàu nhất châu Âu. Nếu đúng như vậy, thì nguồn gốc tài sản ấy từ đâu?". Putin đã thẳng thừng bác bỏ. "Đó chỉ là thông tin bịa đặt, đưa chuyện, không đáng phải thảo luận", ông nói.
Tuy nhiên, Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh rằng. "Tôi là người giàu nhất không chỉ ở châu Âu mà còn khắp thế giới. Tôi có được tình cảm của nhiều người. Tôi là người giàu theo nghĩa người dân Nga đã tin tưởng tôi, bầu tôi vào vị trí lãnh đạo một quốc gia vĩ đại như Nga. Tôi tin, đó là tài sản lớn nhất của tôi”.
Trong khi đó, chính khách đối lập Boris Nemtsov, từng là Phó thủ tướng dưới thời người tiền nhiệm của Putin, Boris Yeltsin, năm ngoái đã có tuyên bố khác. Dựa vào thông tin từ báo chí, ông này nói về những đặc quyền của Putin ở cương vị nguyên thủ quốc gia như các du thuyền sang trọng, nơi ở xa hoa hay chuyện Putin thích sưu tập đồng hồ Thụy Sĩ đắt tiền. Trong khi lương của ông ở mức chưa đầy 200.000 USD/năm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
"Các con số này được chứng minh?", phóng viên Manfred Quiring của nhật báo hỏi. "Những con số này là chính xác", Belkovsky trả lời. "Con số này giờ đây có thể thay đổi, tôi nghĩ nó vào khoảng 60-70 tỉ USD", Belkovsky nói với Maeve McClenaghan ở Cục Điều tra báo chí.
Tuy nhiên, thực tế là chưa hề có bằng chứng chứng minh Putin có cổ phần ở Surgutneftegaz hay Gazprom. Các nhà báo phương Tây sử dụng Belkovsky như một nguồn tin cho dù không biết ông này là ai. "Belkovsky đang chơi trò gì hay nhân danh ai - đều không rõ ràng", tờ Telegraph của London cảnh báo về câu chuyện trích dẫn những phát biểu của Belkovsky về Putin.
Trò chơi của Belkovsky có thể chỉ là hư cấu. Từng là một lập trình viên chuyển sang tư vấn chính trị, ông đã viết vài cuốn sách về Putin và cả một vở kịch hài hước khắc họa chân dung một số chính khách Nga. Cố tỉ phú Nga Boris Berezovsky từng thừa nhận, ông đã thuê vị chuyên gia Belkovsky - một người Do Thái, tập hợp lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc ở Nga để chống lại ông Putin. Tuy nhiên, kế hoạch này không thành.
Những phát biểu của Belkovsky đến tai Putin khi một phóng viên AP hỏi ông hồi tháng 2/2008 rằng: "Một số tờ báo nói ông là người giàu nhất châu Âu. Nếu đúng như vậy, thì nguồn gốc tài sản ấy từ đâu?". Putin đã thẳng thừng bác bỏ. "Đó chỉ là thông tin bịa đặt, đưa chuyện, không đáng phải thảo luận", ông nói.
Tuy nhiên, Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh rằng. "Tôi là người giàu nhất không chỉ ở châu Âu mà còn khắp thế giới. Tôi có được tình cảm của nhiều người. Tôi là người giàu theo nghĩa người dân Nga đã tin tưởng tôi, bầu tôi vào vị trí lãnh đạo một quốc gia vĩ đại như Nga. Tôi tin, đó là tài sản lớn nhất của tôi”.
Trong khi đó, chính khách đối lập Boris Nemtsov, từng là Phó thủ tướng dưới thời người tiền nhiệm của Putin, Boris Yeltsin, năm ngoái đã có tuyên bố khác. Dựa vào thông tin từ báo chí, ông này nói về những đặc quyền của Putin ở cương vị nguyên thủ quốc gia như các du thuyền sang trọng, nơi ở xa hoa hay chuyện Putin thích sưu tập đồng hồ Thụy Sĩ đắt tiền. Trong khi lương của ông ở mức chưa đầy 200.000 USD/năm.
Theo VietnamNe
Phần nhận xét hiển thị trên trang
HỘI NHỮNG NGƯỜI THÍCH CHUYỆN VUI CƯỜI, TIẾU LÂM
CÒI DÍ
Tôi nay đi bán đèn lồng
Kinh nghiệm chưa có nên không đắt hàng
Người ta bán hết cả hàng
Tôi bán không hết phải mang đèn về
Nhà tôi qua mấy con đê
Gặp trời mưa gió tái tê trong lòng
Thân cò lặn lội mom sông
Đầu tắt mặt tối mà không có gì
Mới đi qua hết đoạn đê
Người ướt như chuột gặp ngay dê xồm
Nó kêu tôi bán đèn lồng
Nó mua một cái chơi rằm trung thu
Trong lòng khấp khởi mừng vui
Bán đỡ một cái đỡ xui cho mình
Nhưng rồi nó bất thình lình
Ôm tôi một cái rất tình tính tang
Trong lòng tôi rất hoang mang
Tôi rút đòn gánh tôi phang nó liền
Tôi chửi nó Bớ thằng điên
Đèn lồng tao ế chẳng đến phiên mặt mày
Tí nữa tao chia cho hội cười
Mỗi anh một chiếc đi chơi đêm rằm
Nghe xong nó sợ nên chuồn
Tôi bụng bảo dạ(từ nay)không buôn đèn lồng.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Nguyễn Tấn Cứ, chơi thơ lút cán đời mình…
Như tiếng chát vỗ trên da thịt của gã say tình, thơ Nguyễn Tấn Cứ là thanh âm, ảnh chiếu đam mê của đời sống tục lụy, nhưng nhờ thơ, mà thơ mộng.
Mưa mưa bạc bạc vàng vàng
Xanh xanh biếc biếc một hàng cô đơn
Hoa hoa lá lá rập rờn
Xe xe cộ cộ hờn hờn căm căm
Ôm nhau đến chỗ ăn nằm
Trong hotel lạnh âm thầm yêu nhau
Âm âm xám xám một màu
Cây cao giã biệt làm đau lá vàng
Mình yêu nhau nhé huy hoàng
Weekend bốn vách tường xanh rực lòng
Ngoài kia mưa chạy vòng vòng
Phòng hoa sấm động ta còng đời nhau…
Hay quá đi chứ, chữ nghĩa trập trùng, Nguyễn Tấn Cứ làm thơ những tưởng là đang gạ thơ làm tình nhân, xô nhau đến một chỗ nằm, yêu nhau. Ý thơ quằn quại sấm động, con chữ cắp quặp cuốn hút vào nhau. Cực khoái!
Không có gì tượng hình hơn những con chữ
Không thứ gì có thể rung cảm hơn con chữ
Không có cái gì cuốn hút mạnh hơn con chữ
Không có gì tạo nên cực khoái hơn con chữ…
Chơi với chữ ở đẳng cấp đó là cùng. Gã thi sĩ dồn hết tinh lực chăn chiếu với văn chương bây giờ mệt hổn hển, vật người ra vẫn đủ sức buông những câu măm măm tình:
Văn chương như nước hoa và son phấn của một người đàn bà
Văn chương như linh hồn đã mất tích của một người phụ nữ
Văn chương như nhan sắc vô ưu mênh mông của người con gái
Văn chương như thân xác của tình yêu thấm đẫm mùi thân xácVăn chương không là văn chương khi linh hồn mờ đi ánh sáng
Ánh sáng sẽ không còn là ánh sáng
khi văn chương mất đi linh hồn
Người đàn bà có thể làm nên nước hoa và son phấn
Và ngược lại son phấn và nước hoa
không thể làm nên một người đàn bàVăn chương không thể là văn chương
Khi tình yêu không thể là tình yêu
Văn chương có thể là tinh yêu
Khi Tình yêu chính là tình yêu
Khi con gái vẫn còn đầy mùi con gáiKhông thể mượn thân xác để nói lời tình yêu
Không thể dùng linh hồn để nói thay cho thân xác
Chỉ có thân xác chạm vào nhau
mới bật lên tiếng nói của thân xác
Chỉ có linh hồn xoắn vào nhau
mới ngân vang lên tiếng của linh hồnVăn chương là thứ tinh khôi nhất
của người con gái đang lang thang trên con đường nhan sắc
Văn chương là thứ bóng tối âm u bi thảm nhất của người đàn bà
Văn chương là thứ ánh sáng rực rỡ rưng rưng
nhất của người phụ nữ
Bởi thế văn chương luôn luôn là văn chương
Khi rập rờn u mật vây quanh nó là một rừng hương hoa Thi Ảnh
Chơi như thế, là nhứt mực chịu chơi, là sống chết với văn chương. Gã thi sĩ lúc nào cũng toang miệng cười, mắt him híp như Bố Ðại tái sinh, “Thời thời thị thời nhân,” đi hoang vào chốn bàn phím bút mực, mà tuông bị ra thơ, vẽ ra cái đời sống bi hùng bi kịch thời thế:
Hoa hậu sinh con gái
Ca sĩ xuống tuyền đài
Điếu Cày thì tuyệt thực
Chủ tịch sắp công duĐất Nước thì mù mù
Quê hương thì ủ rủ
Văn chương thì cố thủ
Đứng bên lề mưa mưaEm biết buồn vui chưa
Hay vẫn còn mông mị
Mưa có còn vây bủa
Tình có còn xanh xaoTình còn không hải đảo
Lồng lộng giữa biển trời
Có còn không Đất Nước
Đang nuốt dần răng môiCó còn không cái miệng
Nụ hôn đường lưỡi bò
Tình buồn như đám cỏ
Vẫn nhai hoài anh em…
Thằng thi sĩ thượng thừa, cốc cần làm chính trị, nhưng vẫn lắm kẻ làm chính trị, phải lút rúc khi một thằng thi sĩ làm thơ. Thơ Nguyễn Tấn Cứ như động khoái của cơn say tình, lúc mơn trớn ve vuốt, lúc vỗ chát trên da, nhân đó biết máu mạch còn luân lưu trong cơ thể của một thằng Người, đang sống và đang thở. Ðang đi tìm lại Quê Hương.
Tôi đã thất lạc cả cuộc đời mình
Trên quê hương buồn thảm nầy
Ngay từ khi bước qua ngạch cửa
Căn nhà đã quá xa
Làng xóm đã quá xa
Đất nước đã quá xaCon đường như… nòng pháo
Bắn tôi đi như… quả đạn
Tôi nỗ tung và mất biến
Tôi là ai
Trong tỉ tỉ người lô nhô trên trái đất nầyTôi là ai
Có một lần đang bay
Bay khỏi đất nước của mình
Tôi chỉ khao khát
Rằng hãy cho tôi bay đi
Bay đi mãi
Đừng bao giờ xuống đấtTôi là ai
Trên cỏi đời câm lặng nầy
Trên cái đất nươc hắt hiu nầy
Cái đất nước mà tôi phải tự bóp miệng mình
Tự thắt cổ mình
Trên giá treo là những lời có cánhTôi là ai
Câu hỏi xích xiềng bao năm khóa chặt
Tôi hỏi . Tôi là ai
Sao mà hèn quá vậy
Chỉ có hỏi không thôi
Mà đã méo miệng buồn .…Những nỗi buồn vẫn nghìn đời thơ dại
Không mất đi chỉ lẫn khuất giữa con người
Quê thì là vẫn của người xa xứ
Anh chỉ muốn ra đi khi phải chạm mặt nỗi buồn ……Một ngày yêu nước rồi thôi
Chung quanh loài thú săn mồi nhe nanh.…Chúng ta ngập sâu vào trong
lún sâu vào trong đám cỏ đen u tối
Bùng nhùng sùng sục ùng ục âm ấp những cơn điên dâm dấp
Tràn ngập những môi hôn trong những tiêng kêu than đùng đục
Chúng ta tuyệt vọng gầm gừ như điên bởi những vết thương muối xát
Chúng ta là những con thú hoang quần thảo lặn hụp trong ao bùn mùa hạ
Là những cơn mưa đen kịt đang rùng rùng trong mùa ziông bão
Chúng ta quất vào nhau những ngọn roi đau thương tù tội
Hảm hiếp đời nhau cho tan tác nỗi buồnLà Những giấc mơ bị canh giữ bởi hận thù
Chúng ta bị dẫn dắt bởi đàn chó đen hung bạo
Bị chia cắt bởi những âm mưu của những tên quan binh bạo chúa
Chúng mượn trái tim của chúng ta và nói lời yêu thương cùn mọt
Sau những tiếng tru khan kia là cả một cuộc truy tìmChúng ta là hàm răng ngiến chặt bởi những gọng kìm
Chúng ta bám vào nhau
Quằn quại lịm chết vào nhau
Tan loãng vào nhau với quá nhiều hư mộng
Cuộc đời rộng Đất nước dài Tổ Quốc mênh mông
Mà sao quá nhiều hung bạo
Ngay cả trong những giấc mơ cũng làm lì bị canh gác
bởi những răng nanh cắn ngập những nghi ngờChúng ta những cánh đồng xanh cỏ non xanh
và những bụi bờ hoang vu cháy khét
chúng ta đẻ ra tất cả những tình yêu
Đẻ ra tất cả những giấc mơ
Không bao giờ thôi thôi chờ đợi
Chúng ta ngập sâu vào nhau
Dầm sâu vào nhau
Mặc cho bầy chó đen dữ tợn
Chúng ta vẫn yêu nhau
Cho dù bị săn lùng…Chim đang bay trên trời / bắt nhốt
Cá đang lội dưới sông / bắt nhậu
Mây đang trôi trên trời / bắt đứng
Nước đang chảy trên nguồn / bắt dừng
Mưa trên trời đang rơi / bắt ngừng
Xe trên đường đang chạy / bắt phạt
Người đang đi trên phố / bắt giam
Đang làm thơ chống Tàu / bắt im
Đang hát ca yêu nước / bắt còng
Đang làm nhạc chống ngoại xâm / bắt án
Đang ngơ ngơ ngác ngác / bắt giữ
Đang lữ đữ lừ đừ / bắt cười
Đang buồn buồn vui vui / bắt khóc
Đang nước mắt chảy ròng ròng / bắt nạt
Đang muốn làm con người
Ma quỉ cười / bắt xác!!!
Cuối cùng, có phải người ta cố tình quên mất, bắt thằng nhà thơ đi, cũng không nhốt được thơ lại. Ở một nơi vây hãm cùng cực, thơ là tiếng vọng thống thiết, sống còn. Người ta đem giết chữ nghĩa đi, là giết cả một dân tộc, giết chết nhân loại này.
Con chim có thể bị nhốt, cá có thể bị nhậu, mây có thể ngừng trôi, nước có thể dừng, mưa có thể ngừng và người đi trên phố có thể bị bắt giam. Thằng nhà thơ nếu bị bắt xác, hắn sẽ mượn thơ hét lên rằng: “Tôi phải viết,” thì lúc đó thơ có đủ sức bật dậy, làm bật dậy tự do:
Email của ngày xanh hỏi: Anh có còn làm thơ phản biện không
Anh có còn quan tâm đến Quyền được yêu sống được nói không
Anh có còn thấy bị hoảng loạn ngay cả trong giấc mơ nữa không
Anh có thấy những bóng ma ấy đang quẩn quanh nhà nữa khôngTrả lời: Anh đã không thấy gì nữa những bóng ma đã biến đi rồi
Không hoảng loạn trong mơ nữa chỉ có điên lên ngay ở ban ngày
Không quan tâm gì nữa ngoài cửa miệng đang mở khóa hằng ngày
Không làm thơ chống đối nữa chỉ muốn lật đổ thế giới buồn rũ nầyChỉ thèm muốn cầm tay em trong lo âu yêu em và bình an thức ngủ
Thèm được em quan tâm hơn được quan tâm đến quyền yêu ai khác
Thèm được hôn em đến hết chiều nay khi hoàng hôn đang mưa rượt
Thèm em mệt mỏi mê mang trong tóc xanh mộng mị giữa ngày vàng.
Ðọc Nguyễn Tấn Cứ, gã thi sĩ chơi thơ, chịu chơi, lút cán cả đời mình. Cuộc chơi những tưởng, giản đơn!?
Ngày 26, tháng Tám, 2013
UYÊN NGUYÊN
UYÊN NGUYÊN
Trích: THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI- RAINER MARIA RILKE, DỊCH GIẢ: HOÀNG THU UYÊN (PHẠM CÔNG THIỆN) - AN TIÊM 1969: Không có người nào có thể đem đến cho ông lời khuyên giải hay sự giúp đỡ, không có ai cả. Chỉ có một con đường duy nhất là ông hãy đi vào sâu bên trong tâm hồn của ông, tìm hiểu, tìm kiếm nhu cầu duyên do bức bách đã khiến ông sáng tác, đã xui ông viết lách: hãy tìm hiểu xem việc ấy có ăn rễ sâu thẳm trong lòng ông hay không. Ông hãy thử tự nhận với ông rằng nếu người ta cấm ông viết thì ông có phải chết mất đi không? Nhất là: ông hãy tự hỏi vào giây phút thầm lặng nhất trong đêm tối: “Tôi có thực sự phải cần viết không?” Hãy đào xới trong tâm hồn ông để tìm cho ra một câu trả lời thâm thúy nhất. Nếu câu trả lời kia xác nhận sự đòi hỏi trong tâm tư ông, nếu ông có thể đối mặt với câu hỏi nghiêm trọng này như thế bằng một câu trả lới dứt khoát giản dị “Tôi phải viết,” nếu có thể trả lời như thế thì ông hãy xây dựng đời ông theo mối nhu cầu tâm tư ấy. Ngay trong những giây phút lãnh đạm nhất, hoang trống nhất, đời sống của ông phải trở thành dấu hiệu và chứng tích cho lòng khao khát thôi thúc ấy.Rồi ông hãy đến sống gần gũi với thiên nhiên. Hãy cố gắng nói lên những gì mình thấy, những gì mình sống, mình yêu, mình mất, nói lên những thứ đó như mình là con người đầu tiên được tạo ra trên đời này. Đừng viết những bài thơ tình ái. Trước hết phải tránh những đề tài quá dễ dãi thông thường ấy. Đó là những đề tài khó khăn nhất. Những truyền thống kinh lịch vững chắc, đôi khi chói lọi huy hoàng, đã cống hiến nhiều loại thơ ấy, thành ra thi sĩ chỉ có thể diễn bày những gì riêng biệt của mình khi nào mình đã có được nội lực mãnh liệt trưởng thành toàn triệt. Vì thế hãy tránh những chủ đề to lớn và chỉ nên chọn những chủ đề mà đời sống tầm thường hàng ngày cống hiến cho ông; hãy nói lên những nỗi buồn, những khát vọng, những tư tưởng thoáng hiện trong hồn ông và niềm tin của ông vào một vẻ đẹp mênh mang nào đó. Hãy nói lên những cái ấy với lòng chân thành thắm thiết, lặng lẽ và khiêm tốn.Hãy tìm cách dùng những sự vật vây quanh mình để tự diễn đạt mình, những hình ảnh của mộng mị, những sự vật của kỷ niệm xa xôi. Nếu đời sống thường nhật trở nên nhạt nhẽo nghèo nàn đối với ông thì ông đừng bao giờ qui trách nó. Ông hãy tự trách chính ông rằng ông không đủ tâm hồn thi nhân để mà có thể gợi dậy trong lòng mình tất cả sự phong phú miên man của đời sống thường nhất, vì đối với một con người sáng tạo thì chẳng có gì nhạt nhẽo nghèo nàn, chẳng có một nơi chốn nào là khô khan lãnh đạm. Dù ngay lúc ông đang ở trong nhà tù đi nữa, giữa những vách tường bưng bít không để lọt vào những tiếng động của thế gian, phải chăng ngay lúc đó trong lòng ông vẫn luôn luôn còn lại tuổi thơ bé bỏng của ông, kho tàng vương giả quí báu, sự giàu sang tuyệt vời, chứa chất bao nhiêu là kỷ niệm? Hãy hướng tất cả tâm tư ông vào đó. Hãy cố gắng làm tuôn chảy lại ào ạt những cản giác ẩn chìm phát nguồn từ dĩ vãng bao la đó; cung cách riêng biệt của con người ông sẽ trở nên cứng rắn, nỗi cô đơn của ông sẽ được trải rộng tràn ngập và ông trở thành như một nơi trú ẩn cho những giây phút vô định của ban ngày đóng kín lại những tiếng động bên ngoài. Và mỗi khi trở lại tâm hồn mình, đi sâu vào thế giới của chính mình mà lúc ấy nếu những vần thơ hiện đến thì ông sẽ không bao giờ băn khoăn rằng những vần thơ ấy là hay hoặc dở. Ông sẽ không tìm cách đăng lên báo bởi vì ông coi đó như là một vật sở hữu thân ái tự nhiên, cái gì gần gũi thân thiết đối với ông như là một mảnh đời, một lối sống, một tiếng nói của đời ông.Một tác phẩm nghệ thuật chỉ tuyệt vời, có hồn, là khi nào nó xuất phát từ một sự đòi hỏi nhu cầu tâm tư. Chính bản chất của nguồn gốc nó sẽ phán định nó, chứ không có gì khác nữa.Ông thân mến, tôi không có chi để khuyên ông ngòai ra điều này: ông hãy đi vào trong tâm hồn ông, dò dẫm tận những đáy lòng sâu thẳm mà từ đó đời sống ông đã phát nguồn luân lưu. Chính nơi suối nguồn ấy, ông mới tìm được câu trả lời cho câu hỏi: tôi có cần phải sáng tác hay không? Hãy nhận lấy âm hưởng của câu trả lời ấy mà đừng cưỡng bách tra tìm ý nghĩa. Có thể ông được gọi trở thành con người nghệ sĩ, thế thì hãy nhận tài mệnh của mình, gánh lấy thiên tài của mình với sức nặng và sự oanh liệt của sinh mệnh mà không bao giờ đòi hỏi phần thưởng đến từ bên ngoài. Bởi vì con người sáng tạo phải là cả một vũ trụ cho chính mình, phải tìm tất cả mọi sự trong tâm hồn mình, trong thiên nhiên mà mình đã lưu luyến kết hợp.Có thể là sau khi đi sâu xuống hố thẳm trong tân hồn mình, trong những gì cô liêu nhất trong tâm tư mình thì ông có thể sẽ bỏ việc làm thi sĩ; (đối với tôi, mình phải cảm thấy rằng mình có thể sống không cần viết thì mình cũng không nên cố sức viết làm gì). Lúc ấy thì dù sao sự đi xuống sâu thẳn trong tâm tư ông cũng không hoàn toàn phù phiếm. Đời sống của ông, dù trong trường hợp nào, cũng lấy hướng đi từ đó. Những hướng đi ấy có thể đối với ông tốt đẹp, giàu sang hạnh phúc và rộng rãi, tôi mong chúc ông được thế, dù khó lòng nói những gì hơn nữa.Tôi phải nói thêm gì nữa đây? Những gì đáng nói thì tôi đã nhấn mạnh rồi. Nói cho cùng, tôi chỉ muốn khuyên ông tiếp tục nẩy nở phát triển theo lề luật của tâm hồn ông, trưởng thành một cách nghiêm trọng, một cách bình thản thư thái trầm lặng. Ông chỉ làm phương hại sự trưởng thành tâm tư ông một cách phũ phàng, khi ông soi hướng nhìn ra bên ngoài và mong đợi bên ngoài mang đến cho ông những câu trả lời mà chỉ có tình cảm thầm kín nhất trong tâm tư ông, vào giây phút thầm lặng nhất, mới có thể mang đến câu trả lời thực sự cho ông… – RAINER MARIA RILKE
Những hình ảnh sử dụng trong bài, sưu tầm từ Nguyễn Tấn Cứ’s facebook
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Gửi một tờ báo
17/9/1990 là ngày thành lập báo Pháp luật TP.HCM.
Tôi may mắn được đến với Pháp luật TP.HCM trong những ngày rất khó khăn của mình, khi mà “di chứng” của thời gian ở trong trại tạm giam vẫn còn đè nặng, khi tôi sống trong tâm lý của một người làm bất kỳ cái gì cũng bị nghi ngờ, và khi bản thân tôi cũng không tin ai được.
Có lẽ chỉ đến khi vào Pháp luật TP.HCM làm phóng viên, tôi mới thấy mình trở lại “là người bình thường”. Tôi nhớ tôi đã sửng sốt và cảm động đến suýt khóc, khi được giao “trực tòa soạn”: “Em ấy à? Em cũng “được” trực à?”. Tôi cũng nhớ tôi đã sung sướng như thế nào khi được phân công đi đưa tin về kỳ họp của Quốc hội, đi phỏng vấn đại biểu Quốc hội. Không ai đề cập đến “quá khứ phản động” (oan) của tôi.
Không ai coi tôi như “thành phần phức tạp” trong tòa soạn. Không ai nghi ngờ tôi.
Không ai coi tôi như “thành phần phức tạp” trong tòa soạn. Không ai nghi ngờ tôi.
Tháng 9/2010, tôi đã có những ngày rất vui ở Sài Gòn, khi phóng viên ba miền gặp nhau để kỷ niệm 20 năm thành lập báo. Cái cảm giác về tình đồng đội, tình bạn bè, yêu thương nhau như một gia đình, đã trở lại – đó có lẽ là giá trị lớn nhất và niềm an ủi lớn nhất đối với một nhà báo trong hoàn cảnh Việt Nam.
Tất nhiên, sự bình yên là điều không bao giờ một kẻ đã bị coi là “có vết” như tôi có được, hay nói đúng hơn, nó trôi đi quá nhanh. Cũng như bây giờ đây, có lẽ tôi không còn cách nào trở lại báo Pháp luật TP.HCM được nữa. Nhưng không bao giờ tôi có một mảy may nghĩ khác về tòa soạn. Không có Pháp luật TP.HCM, sẽ không có loạt bài về Văn Giang mà tôi đứng tên, cùng những bài viết về Biển Đông, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, quan hệ Việt - Mỹ, lịch sử Việt Nam, v.v. Tôi vẫn thường nói – điều mà nhiều người có thể nghĩ là tôi khiêm tốn giả vờ, nhưng đó là sự thật: “Chỉ đến khi làm ở Pháp luật TP.HCM, em mới thực sự làm báo và thực hiểu nghề báo ở Việt Nam”.
Những tiếng xì xào, những lời đàm tiếu, thị phi vẫn còn đó. “Mày mà là nhà báo à con mặt l. kia?”, “Cô tốt nghiệp báo chí ngày nào mà tự xưng là nhà báo? Thẻ của cô đâu?”, “Em từ hàng ngon của VietNamNet, giờ bưng bô cho phản động rồi ra nông nỗi này à?”, “Thứ mày xin đi làm CTV còn không đáng, dám tự nhận là nhà báo, không biết ngượng”, v.v. Với tất cả sự nhịn nhục từ lâu nay, xin trả lời những dư luận đó rằng: Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (cụ thể là theo Luật Báo chí), tôi không phải nhà báo, vì không có thẻ. Nhưng tôi đã là phóng viên của báo Pháp luật TP.HCM, đã là một thành viên trong ngôi nhà ấy trong những năm tháng “mạt” của báo chí Việt Nam, và tôi đã cảm động đến mức nào khi một bạn đồng nghiệp nói (chat) với tôi rằng: “Cho dù có thế nào, mọi người vẫn coi Trang là thành viên của báo Pháp luật TP.HCM”.
Ngày hôm nay tôi không đến tòa soạn được. Nỗi nhớ mọi người, nhớ quá khứ, nhớ buổi chiều nắng vàng ở Sài Gòn ba năm về trước, nhớ những đêm “nhậu bờ kè” ba năm qua, làm tôi ứa nước mắt. Bao giờ tôi sẽ có lại những ngày đó? Bao giờ “thời mạt” mới trôi qua, để những đồng nghiệp yêu dấu của tôi được sống vì nghề, sống bằng nghề, sống trong sự tự do, thoát khỏi mọi ức chế, ám ảnh về cơm áo gạo tiền, kiểm duyệt?
Bao giờ tôi gặp em lần nữa.
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa…
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa…
Posted by Đoan Trang
NGÔI NHÀ KHÔNG GẮN MÁY LẠNH
Truyện ngắn của Hồng Giang
Nhà chúng tôi
không có máy lạnh. Không phải vì giá điện hiện nay thường xuyên quá đắt. Hao
phí đường dây quá cao, do nhà tôi ở cuối nguồn. Cũng không phải “công tơ” thuộc
loại rởm, luôn nghiêng phần lợi về phía các công ty điện, thiệt phía khách hàng.
Không phải máy lạnh giá đắt hay vì khó mua. Những thứ đó thời bây giờ còn dễ
kiếm hơn chiếc “quạt mo của thằng Bờm”. Chỉ cần hó hé vài tiếng trên điện thoại
là có người mang nó đến tận nhà. Xã hội tiêu dùng ngày nay, ba cái thứ đó chỉ
là “thò tay túi áo”, muốn lúc nào có
ngay lúc đấy!
Ngôi nhà của
chúng tôi, nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng thấy nhất thiết là bên trong đã gắn
máy lạnh hoặc “phải” có máy lạnh rồi. Nếu điều đó chưa xảy ra thật vô lý và buồn
cười vì ngôi nhà khá trang trang, cất ngay sát bên đường, đẹp mắt và lại cao
tầng nữa!
Nó không có vì
những lý do khác, nói ra thì thật buồn. Phải đắn đo rất lâu, tôi mới viết câu
chuyện này. Viết để “thanh thải” chính mình, chứ không phải “Giải tỏa” như
người ta thường vẫn hay nói.
Bởi vì, xét cho
cùng, nào có ai bao vây, phong tỏa chúng tôi đâu? Có chăng là chúng tôi tự
phong tỏa chính mình vì những lý do hết sức vớ vẩn. Kiểu như “Người ta sinh ra
để làm khổ nhau”.
Dù điều đó thật
chẳng cần thiết và chẳng có lợi ích gì! Hoặc vì những lý do từ quá khứ, nguồn
cơn của nó chẳng mấy rõ ràng, có khi lại hết sức vớ vẩn, không đâu vào đâu!
Mẹ tôi luôn
vắng nhà. Bà đã về hưu mấy năm nay nhưng vẫn như còn những lý do của thời trước,
khi còn đứng lớp, thường xuyên xa nhà..
Bà có về cũng
rất ít khi cười nói, dù không có việc gì phải lo, phải buồn. Nhất là với bố
tôi, khi hai người gần nhau cũng ít khi chuyện trò. Có chăng chỉ đôi ba câu
gượng gạo. Xong. Rồi lại đi.
Bà mắc bệnh
viêm xoang mũi. Một thứ bệnh dị ứng cao với các thiết bị điều hòa. Bà bảo mùi
nó khai, chịu một tý là xây xẩm mặt mày, rất khó chịu. “ Nếu bố con ông thích
máy lạnh, cứ lắp. Nhưng nhớ để riêng cho tôi một phòng, để ngày nào tôi có nhà,
tôi ở”.
Một nhà mà có
hai mức hưởng thụ khác nhau là việc chẳng nên làm. Đó là một trong những lý do
khiến nhà chúng tôi cho đến tận bây giờ vẫn không gắn máy lạnh, thi đua với một
số nhà có gắn máy lạnh xung quanh.
Tuy thế, mẹ tôi
vẫn không hay ở nhà. Lúc bà đi thăm con gái mãi trên vùng cao. Nơi có hồ thủy
điện mới xây được vài năm nay. Bà bảo “Thương con gái vất vả một mình nuôi con
nhỏ. Thằng chồng nó có một “tý chức” bắt đầu học đòi bồ bịch, “mốt” thời thượng
theo người ta” bây giờ.
Lúc mẹ tôi nói
hội “Cựu giáo chức” của bà có công việc gì đấy. Cần thăm hỏi một người nào đó
có hoàn cảnh khó khăn. Ông A hay bà B.. vừa qua đời, hay có việc cưới xin gì gì
đó.
Cũng có khi bà
lẳng lặng không nói gì. Sắp xếp đồ đoàn vào cái túi xắc có nhiều pẹc mơ tuya,
khoác lên vai, dắt xe ra đường, mẹ tôi đi.
Những lúc ấy bố
tôi chỉ nhìn theo, không nói gì. Ông đứng ngây người rất lâu, vẻ mặt đơ đẫn. da
mặt như dày hơn như người bị “thũng”.
Cũng chỉ sau
đấy một hai ngày, bố tôi cũng mang xe ra đường. Ông đi gặp đồng đội cũ, “thăm
thân” bên kia quả núi chắn trước mặt ngôi nhà của chúng tôi. Mỗi lần đi năm bảy
ngày. Khi về lại lầm lì, không nói.
Lão Xây lác
cùng thôn bảo bố tôi hâm, dạo này đang học làm thơ, chỉ thích vắng vẻ một mình.
Nhưng tôi biết chắc là không phải vậy.
Có lẽ bởi vết
thương cũ tái phát. Ông đau nhức trong người vì những mảnh đạn không thể lấy ra
và không muốn ai chứng kiến cảnh đau nhức của mình.
( Còn nữa..)
THƯ DÃN
VUI VUI
Thượng Đế ban cho loài người một cơ thể hợp lý đến tuyệt vời,
1- Người đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước:
Vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước,
không cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.
2- Người đặt hai tai chúng ta ở hai bên để chúng ta nghe từ hai phía:
Cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.
3. Người cho chúng ta 2 lỗ mũi, để phòng khi nghẹt một bên vẫn còn một bên để thở và lỗ mũi quay xuống phòng khi đi ra mưa không bị nước mưa chảy vào họng
...
THƠ VUI (SƯU TẦM)
Nội quy cấm được mặc quần
bò tới công sở, một tuần trừ lương
Sếp thì đang rất là cương
quyết phải thực hiện chủ trương cái quần
Ai ai mặt cũng đầy phân
vân là không biết có quần thay không
Rồi phải đeo phù hiệu công
ti ở trước ngực hồng hồng xinh xinh
Mình thì cũng hết cả tinh
thần để làm việc nên mình im ru
Thân thì chẳng khác gì cu
li pha trà nước rồi thu dọn phòng
Buồn ra quán gọi đĩa lòng
lợn ngồi chiễm chệ xơi xong rồi về..
bò tới công sở, một tuần trừ lương
Sếp thì đang rất là cương
quyết phải thực hiện chủ trương cái quần
Ai ai mặt cũng đầy phân
vân là không biết có quần thay không
Rồi phải đeo phù hiệu công
ti ở trước ngực hồng hồng xinh xinh
Mình thì cũng hết cả tinh
thần để làm việc nên mình im ru
Thân thì chẳng khác gì cu
li pha trà nước rồi thu dọn phòng
Buồn ra quán gọi đĩa lòng
lợn ngồi chiễm chệ xơi xong rồi về..
Được đăng bởi congky dinh
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)