Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Lãng quên “tượng đài văn hóa” Nguyễn Hiến Lê


Lãng quên “tượng đài văn hóa” Nguyễn Hiến Lê  
Chùa Phước Ân (Phước Ân tự) xã Vĩnh Thạnh, Lấp Vò - nơi học giả Nguyễn Hiến Lê an nghỉ vĩnh hằng. 

() - Số 190 - Thứ hai 19/08/2013 08:03 
Sau hơn 30 năm cầm bút, để lại cho đời 122 tác phẩm với nhiều thể loại, 250 bài báo và 23 đề tựa cho nhiều cây bút tên tuổi đương thời, cụ Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) được giới cầm bút tôn vinh là “Tượng đài văn hoá đọc”. Trớ trêu thay, sau tạ thế, ông đã bị một bộ phận người làm công tác quản lý ở một số tỉnh ĐBSCL đối xử lạnh lùng đến rớt nước mắt. 

Bụt nhà không thiêng
Học giả Nguyễn Hiến Lê và Đồng Tháp có mối lương duyên đặc biệt: Cụ bắt đầu văn nghiệp biên khảo và kết thúc cuộc đời tại đây. Thế nhưng, trái với công lao ông làm cho hàng triệu triệu lượt người trong và ngoài nước hiểu, biết và yêu thương vùng đất Đồng Tháp qua trước tác “Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười”, Đồng Tháp lại lãng quên ông.

Tháng 7.2013, tức 14 năm sau khi di cốt của ông an nghỉ tại chùa Phước Ân (xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò), Đồng Tháp mới nhận ra mối lương duyên này. Phân hội trưởng Phân hội văn học (Hội Liên hiệp VHNT Đồng Tháp) Hữu Nhân - tác giả của “Đôi điều quanh phần mộ của học giả Nguyễn Hiến Lê ở Đồng Tháp”, bài viết đầu tiên của Đồng Tháp về “sự hiện diện của cụ Lê” trên đất Sen Hồng - kể: “Tôi biết được mộ phần của cụ khoảng 3 tháng nay trong dịp rất tình cờ”.

Đầu tháng 5.2013, trong lần lang thang trên mạng, anh Nhân mới biết di cốt cụ Nguyễn Hiến Lê đang ở rạch Cai Bường. Sau chuyến đi đó, anh viết ngay bài báo với tất cả sự cảm phục tài năng và nhân cách của cụ, nhất là chuyện cụ công khai từ chối nhận Giải thưởng Văn chương toàn quốc (1967) và Giải Tuyên dương công trạng (Văn hóa - 1973) do chính quyền Sài Gòn trao tặng với lý do “dùng tiền ấy để giúp nạn nhân chiến tranh”. Nhiều vị lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp thừa nhận, nhờ bài báo này mới biết đến sự hiện diện của cụ Nguyễn Hiến Lê với lý do lâu nay chưa có thông tin.

Tuy nhiên, đó chỉ là cách nói tránh thực tế có phần phũ phàng: Trong lúc mãi đến nay những người trong cuộc chưa tỏ, thì ngoài ngõ đã tường từ rất lâu. Điều này được chính anh Hữu Nhân ghi nhận ngay trong bài báo: “Theo lời của cô Út - người phụ nữ có 37 năm làm công quả ở chùa Phước Ân và hàng ngày nhang khói khu nghĩa trang trong khuôn viên nhà chùa - thì từ khi ông Nguyễn Hiến Lê được cải táng về đây, năm nào cũng có nhiều đoàn người từ khắp nơi đến viếng mộ. Có người đến do cảm phục tài năng văn chương của ông. Có người là học trò cũ. Cũng có người là thân nhân gia đình ông. Thậm chí có những đoàn khách đến chùa, mặc trên người chiếc áo sau lưng có in hình ông. Chỉ riêng từ hôm tết tới nay đã có hàng chục đoàn khách lên đến cả trăm người đến viếng phần mộ”.

Không chỉ có vậy, từ năm 2009 đã có nhiều người vì bức xúc sự thiếu quan tâm của cơ quan chức năng trong đầu tư đường sá, tôn vinh nơi an nghỉ của “một trong những học giả lớn của Việt Nam trong thế kỷ 20” đã viết báo và trực tiếp “gõ cửa” chính quyền địa phương. Ông Trương Vĩnh Khánh - đang sinh sống tại huyện Lấp Vò - cho biết cụ thể: “Ngay từ năm 2009, khi từ Bình Định vào đây sinh sống tôi đã biết và viếng mộ cụ Nguyễn Hiến Lê. Thấy đường sá chật hẹp và gồ ghề, tôi báo cáo lên lãnh đạo ở huyện Lấp Vò. Vì vậy nếu nói không biết, không có thông tin là khó chấp nhận”.

Đã trễ còn trầy trật

Mất 14 năm, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp mới biết di cốt cụ Nguyễn Hiến Lê an nghỉ trên vùng đất do mình quản lý qua một bài báo. Đó là sự chậm trễ không thể chối cãi. Nhưng trớ trêu thay, mãi đến nay nhiều lãnh đạo cơ quan hữu trách ở Đồng Tháp vẫn chưa có “phản ứng”. Thậm chí còn “cò kè bớt một thêm hai” với việc “khắc phục hậu quả”.  Khi chúng tôi đặt vấn đề: “Tới đây hội có dự tính gì về cụ Lê với tư cách nhà văn “duyên nợ đặc biệt” với Đồng Tháp”?

Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Đồng Tháp Phạm Khiêm xin phép không trả lời với lý do: “Chờ anh em chuyên môn xem lại ông Nguyễn Hiến Lê đóng góp cụ thể thế nào rồi mới tính được”. Thậm chí, ngay cả cấp lãnh đạo cao hơn là Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đồng Tháp cũng lúng túng không kém khi chúng tôi đặt câu hỏi: “Liệu có thể tôn vinh bằng hình thức dùng tên học giả đặt tên đường, tên trường...”?
Ông Trương Vĩnh Khánh bên bảo tháp lưu giữ di cốt học giả Nguyễn Hiến Lê.

Anh Nhân điện thoại cho lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ xin ý kiến thì nhận được câu trả lời: “Sắp tới sẽ xem xét... cụ thể”. Một lối phản ứng có phần quá xa lạ, thậm chí đi ngược với truyền thống tốt đẹp mà trước đó nhiều bậc tiền bối đất Sen Hồng đã “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” dệt nên “bản hùng ca bất tận” về lòng tôn kính những người có công với đất Đồng Tháp. Mà việc kiên trì bảo vệ, gìn giữ và tôn tạo di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trước nanh vuốt của quân thù trong 2 cuộc chiến tranh vệ quốc là minh chứng hùng hồn.

Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi lo hơn là đằng sau sự chậm trễ này đang manh nha nguy cơ hiểu sai sự thật bắt nguồn từ sự thiếu chính xác trong bài báo của Hữu Nhân. Hữu Nhân viết: “Ngày 28.5 Kỷ Mão (9.7.1999), an táng bà Nguyễn Thị Liệp xong thì hai ngày sau, di cốt của ông Nguyễn Hiến Lê được đưa từ Long Xuyên sang và đặt ngay phía trên phần mộ bà Liệp...”. Tuy nhiên theo anh Nguyễn Thành Chuẩn - người cháu từng giữ nhiệm vụ “tiểu đồng” cho cụ Lê lúc sinh thời - thì di cốt của ông được đưa đi và an táng cùng ngày với bà Liệp. Theo anh Chuẩn, bảo tháp này không chỉ là nơi an nghỉ của riêng cụ ông và cụ bà. “Toàn ngôi tháp có đến 10 di cốt. Cụ Liệp được chôn dưới đất, 9 di cốt còn lại được chia ra 2 hộc tháp. Trong đó di cốt của cụ Lê được đặt trong hộc bên dưới cùng với 4 anh, chị em bà Liệp...”.

“Đơn giản hoá” văn nghiệp

Thật ra đây không phải là lần đầu tiên học giả Nguyễn Hiến Lê bị hậu nhân hành xử... lạ. Sinh thời, học giả Giản Chi (1904-2005) đã đánh giá văn tài của Nguyễn Hiến Lê là “của hiếm”. Trong đôi liễng đề tặng cụ Hiến Lê (Hiến Lê nhơn huynh nhã chính), ông viết: “Thương mang học hải như kim / Hoạt bát văn tài hữu kỷ nhân” (tạm dịch: (Trong) biển học mênh mông ngày nay, nhân tài văn học (như huynh) được mấy người?). Vậy mà tại An Giang - nơi cụ làm rể gần một phần ba thế kỷ và sống trọn vẹn những năm cuối đời - đã “đơn giản hoá” văn nghiệp đồ sộ của cụ đến mức không thể đơn giản hơn được nữa.

Nhà thơ Trịnh Bửu Hoài - nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT An Giang, người được giao nhiệm vụ chấp bút mục Văn học trong “Địa chí An Giang” (tập 2, 2007) - cho biết: “Nhận thấy văn nghiệp cụ Lê quá đồ sộ, nên dù cố gắng hết mức, tôi cũng chỉ có thể gói gọn trong 2 trang A4 với khoảng 1.000 từ”. Trong đó ông Hoài đã dành những câu chữ rất trang trọng: “Nguyễn Hiến Lê là một học giả được giới trí thức quý mến và kính trọng về tài hoa cũng như nhân cách. Ông lao động miệt mài, nghiêm túc, một tấm gương cho người cầm bút. Tác phẩm của ông được đại bộ phận công chúng đón nhận, được nhiều giải thưởng văn chương, là những đóng góp lớn cho đời sống xã hội, cho nền học thuật Việt Nam hiện đại”.

Thế nhưng đến khi in thành sách, người ta gần như đã vứt bỏ tất cả, và phần nói về cụ chỉ còn  đúng 64 từ... vô cảm: “Nguyễn Hiến Lê từ Bắc vào Nam, đến Long Xuyên nhận việc làm, đi khắp miền Tây Nam Bộ, bắt đầu viết ký sự, tiểu luận và dịch thuật. Sau đó ông về sống ở Sài Gòn một thời gian dài, dạy học và sáng tác; nhưng đến cuối đời ông trở lại An Giang, tiếp tục hoàn thành một số tác phẩm nữa”(trang 31). Nhiều người cầm bút đã xót xa gọi đó là cuộc “hạ bệ”, thậm chí là “hạ nhục” học giả Nguyễn Hiến Lê, bởi tập sách này lại dành khá nhiều đất cho nhiều cây bút mà tên tuổi và tác phẩm của họ không được nhiều bạn đọc biết đến”.

ĐBSCL đang là “vùng trũng” văn hoá nghệ thuật của cả nước, vậy mà người ta sẵn sàng “lãng quên”, sẵn sàng “hạ bệ” con người và văn nghiệp đồ sộ của cụ Nguyễn Hiến Lê. “Sau hàng loạt những sai lầm, giờ đến lúc chúng ta không được phép để xảy ra thêm những sai lầm nào nữa trong ứng xử với học giả Nguyễn Hiến Lê... Theo tôi, với tầm cỡ như cụ, cần có công trình kỷ niệm cấp quốc gia”... Chúng tôi xin mượn lời nhà thơ Trịnh Bửu Hoài để kết thúc bài viết này và xem đó cũng chính là tâm tư, tình cảm và kỳ vọng mà hàng triệu độc giả muốn đánh động đến lương tri người có trách nhiệm để sớm có công trình tôn vinh xứng tầm với học giả đáng kính: Nguyễn Hiến Lê.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ý kiến này đúng hay sai? Mời mọi người tranh luận:

Hiến pháp 1992 mặc nhiên cho phép thành lập 
đảng chính trị khác ngoài Đảng cộng sản?

Luật sư Nguyễn Lệnh 


Nếu đem Điều 4 của Hiến pháp năm 1980 và Điều 4 của Hiến pháp năm 1992 ra so sánh, chúng ta có thể tìm thấy ý chí của Quốc hội và câu trả lời cho câu hỏi trên. Xin trích nguyên văn Điều 4 của cả 2 bản Hiến pháp:

Điều 4 Hiến pháp 1980: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội, là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp.”


Điều 4 Hiến pháp 1992: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Có một số câu hỏi cần được làm rõ mới hiểu đúng ý chí của Quốc hội khi sửa đổi Hiến pháp năm 1980:


1/ Điều 4 Hiến pháp 1980: “Đảng cộng sản Việt Nam … là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội…” đã được Quốc hội bỏ đi 2 từ “duy nhất” trong Điều 4 Hiến pháp 1992. Phải chăng Hiến pháp 1992 đã không tiếp tục thừa nhận Đảng CS Việt Nam là lực lượng “duy nhất” lãnh đạo Nhà nước và xã hội ? Và mặc nhiên Hiến pháp 1992 cho phép “lực lượng” khác với Đảng CS Việt Nam được quyền cùng chia sẻ sự lãnh đạo Nhà nước và xã hội với Đảng CS Việt Nam ? 


2/ Điều 4 Hiến pháp 1992 : “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.” , tức là so với Điều 4 Hiến pháp 1980 thì Hiến pháp 1992 quy định các tổ chức của Đảng không chỉ hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp mà còn phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nữa. 


Như vậy, phải chăng Hiến pháp 1992 đã quy định thêm “khuôn khổ pháp luật” bên cạnh Hiến pháp là nhằm gia tăng sự giám sát hoạt động của Đảng CS bằng pháp luật, làm giảm quyền hành quá lớn của Đảng CS Việt Nam theo Hiến pháp cũ 1980 ? 


Cho đến nay, Quốc hội VN vẫn chưa ban hành Luật về tổ chức đảng chính trị nên không ai biết thể lệ thành lập đảng chính trị như thế nào. Nhưng phải chăng Điều 4 Hiến pháp 1992 chính là căn cứ pháp lý để một “lực lượng” khác không phải là Đảng CS Việt Nam có thể xúc tiến việc thành lập đảng chính trị dựa trên nguyên tắc “áp dụng pháp luật tương tự” mà Đảng cộng sản đang hoạt động, theo quy định tại Điều 4 Hiến pháp 1992, cho tới khi có Luật về tổ chức đảng và thể lệ thành lập đảng ?


N.L. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Để làm gì thứ này:

ĐÁNH RẮM RONG



Buồn buồn ngồi đếm ngón tai
Ủa sao ngón ngắn ngón dài dzậy ta?
Ngồi hoài nghĩ cũng chẳng ra
Lấy dao chặt bớt thế là... bằng nhau.

..................




Ở đời bây giờ có 2 loại người ...
.. Loại thứ Nhất là loại : - Đã Ngu lại còn tỏ ra Nguy Hiểm ..
.. Loại thứ Hai là loại : - Nguy Hiểm nhưng cứ giả vờ Ngu ..

....................

Một phút " Bốc Đồng " là Một đời " Bốc Cứt"
.................

Yêu không phải là sai...
Nhưng có thai là do... sai phương pháp.

....................

Làm trai bốn bể là nhà.
Cái loại giai ấy chắc là... ăn xin

...................


Cuộc đời là 1 vòng luẩn quẩn:
Sinh ra 2 tuổi ĐÁI BÔ
20 tuổi có BỒ
30 tuổi làm BỐ
40 tuổi lại có BỒ
....
80 tuổi lại ... ĐÁI BÔ

...............

Theo điều 969 bộ luật hình sự,sẽ bãi bỏ hình thức phạt tù đối với tội hiếp dâm, thay vào đó là tịch thu phương tiện gây án.

..........



Thế giới ảo nhiều lúc đúng là rất ảo. Có khi em nhìn thấy icon smile trên cửa sổ Yahoo, nhưng em đâu biết rằng nước mắt anh rơi trên bàn phím...

Thật là...

Chí làm trai gõ phím bình thiên hạ. 
Thân anh hùng click chuột định giang sơn.



Hót vặt rùi đánh rắm rong.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Buồn cười nhẩy:



Dư Luận Viên Tại Hà Nội Được Tuyển Chọn Như Thế Nào ?

Mình có biết một DLV nồng cốt ở Hà Nội, trước đây cùng sinh hoạt ở Thành Đoàn, là một người bạn rất thân, anh ta cho biết một số chi tiết không như mình dự đoán.

Trên blog và Facebook, có nhiều nguồn tin đưa ra là DLV mỗi tháng được trả 2-3 chai để làm việc trên mạng mà ông Hồ Quang Lợi đưa ra con số 900 DLV và 400 trang mạng phản biện.

Con số DLV thực thụ cho tới giờ nầy có rất ít, theo người bạn mình cho biết thì ở Hà Nội chỉ tuyển dụng chưa tới 100 người và một số rất ít vài ba trang mạng của DLV được nhà nước trả tiền nhuận bút như trang googletienlang.blogspot.com chứ không có con số 900 & 400 như ông Hồ Quang Lợi tuyên bố.

DLV được họp 2 lần. Lần đầu ở Ban Tuyên Giáo Thành ủy Hà Nội. Lần thứ 2 được họp ở Thành Đoàn Hà Nội. Trong 2 lần họp đều có Bộ công an xuống chỉ đạo và có cả phóng viên của 2 tờ báo là QĐND và Công An.

Hai lần họp nêu trên, các Dư Luận Viên được học tập về đề tài " Cái bẫy chiến lược mang tên ‘diễn biến hòa bình’ ". Bài học tập nầy được tờ Công An và QĐND cho sửa lại đôi chút và phổ biến trên báo vào tháng 5 vừa qua.

"Gần đây, trên một số phương tiện truyền thông trong và ngoài nước đang truyền bá quan điểm coi “diễn biến hòa bình” như là “một sự vận động bình thường”, chứ “không có màu sắc gì cả”, đồng thời, kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam phải quan tâm thực hiện “diễn biến hòa bình” của chính mình trong Đảng." ...

Một số người cho rằng DLV có một cuốn cẩm nang, trong đó có một số câu trả lời tiêu biểu rồi DLV cứ học thuộc lòng, sử dụng những câu đó. Sự thật là chẳng có cuốn cẩm nang nào. Những lời nói của DLV là do tự phát, muốn nói gì cũng được miễn là phản biện lại các trang diễn đàn, trang xã hội cá nhân được cho là 'phản động'.

Song song với việc làm của DLV còn có một lực lượng khác gọi là An Ninh Mạng. An Ninh mạng thuộc về sự điều hành của Bộ Công An chứ không phải của Ban Tuyên Giáo.

Ban An Ninh mạng được Bộ Công An tuyển chọn những sinh viên xuất sắc trong ngành Công nghệ thông tin (CNTT) . Một số lớn được tuyển chọn từ trường ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội. Ban an ninh mạng chia làm 3 nhóm chính.

Nhóm thứ Nhất (1) là những chuyên viên Hacker, những chuyên viên nầy dùng công nghệ thông tin để đánh phá các trang mạng được gọi là 'phản động' bằng cách Hack vào và phá.

Nhóm thứ Hai (2) được giao trọng trách là theo dõi bài viết người phụ trách các trang mạng được nằm trong danh sách sổ đen của Bộ Công An và báo cáo lại.

Nhóm thứ Ba (3) được giao trọng trách là truy tìm cho ra 'đối tượng' các trang mạng nầy. Nhóm nầy là chuyên viên về tâm lý, có thể giả dạng là người cùng chung lý tưởng, giả làm bạn, giả tình cảm để làm quen, mục đích là chiêu dụ cho đối phương gọi điện, đưa địa chỉ, rủ ra ngoài ăn uống cafe v.v.

Ngoài những thành phần DLV và An Ninh Mạng được thuê mướn có chủ trương nêu trên, con số còn chửi đổng trên các diễn đàn và facebook chỉ là những thành phần con cháu của cán bộ, Đảng viên. Những người được ân sủng của Đảng mà chúng ta hay gọp chung là DLV. Phía dưới bài nầy là những câu nói tiêu biểu của những thành phần không được huấn luyện.

Nguyễn Thùy Trang

*****

- đảng việt nam quang vinh muôn năm (không viết Hoa các danh từ)

- Đây là 1 trang phản động chứa nhiều thông tin sai lệch,kích động.

- Dm.chúg mày thíc tuyên truyền phản động àk

- Bọn xấu xa phản quốc.

- xin mấy bạn đừng chống phá nhà nước nữa

- Cái Page này mang tính chất chính trị phản động đây...cần báo cáo lên để truy tìm bọn AD Page này

- Bọn phản động bán nước cầu vinh liếm gót nước ngoài ko đủ tư kákh nói về Đảng cộng sản việt nam vĩ đại.cút đi bọn lợn

- Chống phá Đảng,nhà nước VIỆT NAM thì là kẻ phản quốc.thật đáng thương cho những kẻ không biết điều đó

- Một lũ ngu đi chống phá nhà nước

- Thứ mà phản quốc đem ra ma tử hình hết đi, phản động xử bắn hết. xét xử gì cho mệt. có đủ chứng cứ phản động là bắn

- Lý tưởng cộng sản bất diệt xuyên qua giông tố, ta thấy tương lai đất nước mến yêu tươi đẹp, lao động và trí thức nắm tay nhau quanh đảng cộng sản Việt Nam, chúng ta đi lên từ đống đổ nát của chiến tranh,quyết bảo vệ thành quả hôm nay, mãi mãi trung thanh dưới ngọn cờ đỏ của tổ quốc.

- Chó sủa gì thế mọi người !
 — cùng với Lanney Tran

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hàng loạt hãng cà phê Việt Nam sập tiệm


ĐẮC LẮC (NV) .- Nợ nần ngập đầu, bỏ vốn đấu tư bừa bãi, lãi suất vay nợ cao, cách kinh doanh chụp giật đã đẩy hàng loạt xí nghiệp kinh doanh cà phê xuống hố.



Từng xếp hạng công ty xuất khẩu cà phê hạt đơn lẻ lớn nhất thế giới nhưng Vinacafe Buôn Ma Thuột (quốc doanh) đang nợ quá hạn khoảng 1,600 tỉ đồng. (Hình: Người Lao Động)

Một bản phúc trình gần đây của Hiệp Hội Cà Phê Việt Nam (Vicofa) nói rằng trong số hơn 100 xí nghiệp, đại lý, hộ kinh doanh tập trung phần lớn ở khu vực tây nguyên “đã vỡ nợ hàng ngàn tỉ đồng”. Riêng tại tỉnh Đắc Lắc, thủ phủ của kỹ nghệ trồng cà phê Việt Nam, đã có 43 xí nghiệp, đại lý kinh doanh xuất cảng cà phê phá sản hồi năm ngoái.

Gần đây, công ty Trường Ngân nổi tiếng về xuất cảng cà phê ở tỉnh Bình Dương bị 7 ngân hàng siết nợ vì trễ hạn trả nợ các món vay lên “hàng ngàn tỉ đồng”.
Vì không trả nợ, nhiều ngân hàng đã siết nợ hàng hóa bằng cách phong tỏa. Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, có khoảng 200,000 tấn cà phê tồn kho vì bị ngân hàng phong tỏa. Có hàng mà không được bán dẫn đến nguy cơ thua lỗ và sập tiệm thêm nhiều công ty nữa.

Bộ Tài Chính CSVN cũng nhìn nhận kỹ nghệ cà phê tại Việt Nam đang đối mặt với khủng hoảng lớn vì thiếu vốn kinh doanh, lãi suất quá cao (trung bình khoảng 17%/năm). Hiện tổng số “nợ xấu và nguy cơ nợ xấu” của toàn ngành cà phê Việt Nam khoảng 8,000 tỉ đồng (lối $40 triệu USD).

Trước các khó khăn của ngành này, các ngân hàng cũng không tha thiết cho vay vì sợ.

Một mặt, giá cả cà phê trên thị trường thế giới bấp bênh và giảm sút, một mặt bị các công ty lớn ở ngoại quốc đến Việt Nam kinh doanh và sản xuất cà phê ngay tại đây với quy mô bài bản khoa học so với cái lối kinh doanh ăn sổi chụp giật của các công ty nội địa. Hệ quả, các công ty ngoại quốc thì ngày một tiến lên chiếm lĩnh thị trường trong khi các công ty của Việt Nam theo nhau chết dần.

Trong khi đó, theo Cục Xúc Tiến Thương Mại thuộc bộ Công Thương CSVN, phá rừng ào ạt, diện tích trồng cà phê ở Việt Nam “ngày càng được mở rộng trong vài năm trở lại đây”. Các con số thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cho thấy diện tích trồng cà phê tăng 8% trong năm 2012, chiếm 616,000 ha đất so với 571,000 ha đất năm 2011. Sản lượng cà phê của Việt Nam chiếm khoảng 17% thị phần thế giới.

Ngày Thứ Năm 15-2013, thông tấn Reuters cho hay “Nhiều bàn giấy chẳng có ai ngồi, cả cái văn phòng làm việc thỉnh thoảng chỉ vang lên tiếng nói chuyện vãn của vài người hay ai đó chơi game, gọi điện thoại. Đây là một ngày “oải” như mọi ngày tại văn phòng kinh doanh của hãng Vinacafe, một đại gia quốc doanh cà phê vốn ăn trùm trong ngành xuất cảng cà phê ở những năm thịnh vượng”.

“Không có ai ở đây để tiếp chuyện ông”, người tiếp viên của Vinacafe, trụ sở ở Sài Gòn, trả lời như vậy khi được phóng viên Reuters hỏi ai là người có thẩm quyền ở đây để nói chuyện.

Theo Reuters, có thể mấy người giám đốc và quản lý của Vinacafe ở Sài Gòn hoặc đã nghỉ việc, hoặc không đi làm ngày đó với nhân số trên nguyên tắc phải khoảng 80 người.

Không phải tới giữa Tháng Tám 2013 mới thấy vậy. Năm ngoái, ngày 26/3/2012, báo Người Lao Động đã mô tả cái văn phòng đó là “phóng viên Báo Người Lao Động đã đến trụ sở Công ty Cổ phần Đầu tư - XNK Cà phê Tây Nguyên (Vinacafe Buôn Ma Thuột). Mặc dù là ngày đầu tuần nhưng trụ sở công ty này khá vắng vẻ, một phụ nữ cho biết tất cả lãnh đạo đều đi vắng, chưa biết khi nào đến công ty nên không thể hẹn trước.”

Diện tích trồng thì tăng nhưng xuất cảng cà phê lại giảm, rất nghịch thường. Theo nhận xét của Hiệp Hội Cà Phê Quốc Tế (ICO) cà phê của Việt Nam xuất cảng không phải chỉ giảm trong Tháng 6/2013 và còn giảm trong suốt 9 tháng của niên vụ 2012-2013. Ước tính, Việt Nam xuất cảng được khoảng 17.32 triệu bao, giảm 5.5% so với cùng thời kỳ này năm ngoái.

“Nợ xấu và nguy cơ nợ xấu tăng, ngân hàng quay lưng, sản lượng giảm... tất cả những khó khăn đang bủa vây ngành cà phê Việt Nam, còn doanh nghiệp cà phê thì đứng trước bờ vực phá sản” báo Giáo Dục Việt Nam ngày 8/8/2013 viết. “...Tình hình xuất khẩu cà phê trong 5 tháng đầu năm 2013 của Việt Nam suy giảm mạnh khi tổng lượng xuất ước đạt 600 nghìn tấn, trị giá 1.315 tỷ USD, giảm 24.1% về lượng và giảm 20.1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012.”

Vì kinh doanh mắc nhiều lầm lỗi, Việt Nam xuất cảng ít đi trong khi Indonesia (nước thứ nhì về xuất cảng cà phê Robusta sau Việt Nam) lại tăng xuất cảng được 30%, chuẩn bị qua mặt. Không chỉ bị cạnh tranh từ bên ngoài, ngay tại Việt Nam các hãng cà phê từ tư nhân đến đại gia quốc doanh bị một số đại công ty ngoại quốc đến chiếm dần thị trường ngay tại sân nhà của mình.

Theo phúc trình của Vicofa, hiện có 12 xí nghiệp kinh doanh từ ngoại quốc đến Việt Nam thu mua và xuất cảng “khoảng 50% sản lượng cà phê xuất cảng của Việt Nam, khiến cho doanh nghiệp Việt Nam se gặp nhiều khó khăn”.

Hai công ty lớn hàng đầu thế giới là Nescafe và Mondelz International đang mở rộng hoạt động của họ tại Việt Nam từ hợp tác và hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng cây cà phê đến lập nhà máy biến chế cà phê ngay tại Việt Nam.

Nescafe hồi Tháng Bảy đã khánh thành nhà máy biến chế cà phê ở Biên Hòa, vốn đầu tư 238 triệu USD. Từ năm ngoái, công ty này đã huấn luyện cho 19,600 nông dân trồng cà phê đúng kỹ thuật cho được loại hạt cà phê phẩm chất tốt.

Công ty Mondelz International cũng đổ ra khoảng 200 triệu USD giúp nông dân trồng và kinh doanh cà phê tới năm 2020. Họ dự trù đào tạo 1,500 nông dân kỹ thuật nâng cao phẩm chất và sản lượng.

Đây là các chương trình kỹ thuật kinh doanh từ gốc tới ngọn mà các đại gia quốc doanh tại Việt Nam không hề đầu tư.

Thời gian gần đây, người ta thấy nhiều bài viết báo động về sự “lao đao” hay “dãy chết” của rất nhiều xí nghiệp cà phê Việt Nam. Một trong những đóng góp vào sự khó khăn của ngành cà phê nội địa Việt Nam, theo bà Joyce Liu của một ngân hàng đầu tư tại Singapore, là sự làm ăn gian dối.

“Cái mà tôi khám phá thấy về thị trường cà phê ở đây là hoàn toàn bẩn thỉu. Các người trung gian thường lừa các nhà xuất cảng bằng cách cân gian, hạt cà phê kém phẩm chất. Họ lại còn bỏ cả đinh vít kim loại vào cho nặng cân thêm”. Bà Liu nói. (NT)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thử tìm lại biên giới cổ của Việt-Nam: bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN

Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ.
Giám đốc Trung-quốc sự vụ, viện Pháp-á
6. Lĩnh địa thời vua Trưng

6.1. Vua Bà Trưng,
Trong những năm 1978-1979 khi dẫn phái đoàn Ủy-ban y học Pháp-Hoa (CMFC) đi trao đổi tại các tỉnh cực Nam Trung-Quốc như Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-nam, Quý-châu và Tứ-xuyên... tôi thấy khắp các tỉnh này, không ít thì nhiều đều có đạo thờ vua Bà. Nhưng tôi không tìm được tiểu sử vua Bà ra sao. Ngay những cán bộ Trung-quốc ở địa phương, họ luôn đề cao vua Bà, mà họ cũng chỉ biết lờ mờ vua Bà là người nổi lên chống tham quan. Khắp năm tỉnh, tôi ghi chú được hơn trăm đền, miếu thờ những tướng lĩnh thời vua Bà.
Bấy giờ tôi lại tìm thấy ở Hồ-nam, nhiều di tích về đạo thờ vua Bà hơn. Tại thư viện bảo tồn di tích cổ , tôi tìm thấy một cuốn phổ rất cổ, soạn vào thế kỷ thứ tám chép sự tích nữ vương Phật Nguyệt như sau:

« Ngày xưa, Ngọc-hoàng Thượng-đế ngự trên điện Linh-tiêu, có hai công chúa đứng hầụVì sơ ý hai công chúa đánh vỡ chén ngọc. Ngọc-hoàng Thượng-đế nổi giận đầy hai công chúa xuống hạ giớị Hai công chúa đi đầu thai được mấy ngày thì Tiên-lại giữ sổ tiên-giới tâu rằng có 162 tiên đầu thai xuống theo hai công chúa. Ngọc-hoàng Thượng-đế sợ công chúa làm loạn ở hạ giới, ngài mới truyền Thanh-y đồng tử đầu thai để theo dẹp loạn. Thanh-y đồng tử sợ địch không lại hai công chúa, có ý ngần ngừ không dám đị Ngọc-hoàng Thượng-đế truyền Nhị thập bát tú đầu thai theo.


Thanh-y đồng tử sau là vua Quang Vũ nhà Hán. Nhị thập bát tú đầu thai thành hai mươi tám vị văn thần võ tướng đời Ðông-Hán.

Còn hai công chúa đầu thai xuống quận Giao-chỉ, vào nhà họ Trưng. Chị là Trắc, em là Nhị. Lúc Trưng Trắc sinh ra có hương thơm đầy nhà, thông minh quán chúng, có sức mạnh bạt sơn cử đỉnh, được gả cho Ðặng Thi-Sách.

Thi-Sách làm phản, bị Thái-thú Tô Ðịnh giết chết. Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa, được 162 anh hùng các nơi nổi lên giúp sức, nên chỉ trong một tháng chiếm hết sáu quận của Trung-quốc ở phía Nam sông Trường-giang: Cửu-chân, Nhật-nam, Giao-chỉ, Quế-lâm, Tượng-quận, Nam-hảị Chư tướng tôn Trưng Trắc lên làm vua, thường gọi là vua Bà.

Quang-Vũ nhà Hán sai Phục-ba tướng quân Tân-tức hầu Mã Viện. Long-nhương tướng quân Thận-hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng-đình. Mã Viện, Lưu Long bị bạịVua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga-mi, một tay nhổ núi Thái-sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường-giang, hồ Ðộng-đình, oán khí bốc lên tới trời.

Ngọc-hoàng Thượng-đế sai thiên-binh, thiên-tướng trợ chiến cũng bị bạị Ngài phải sai thần Du Liệt sang Tây phương cầu cứu Phật Như Lai. Ðức Phật sai mười tám vị Kim-cương, ba ngàn La-hán trợ chiến cũng bị bạị Cuối cùng ngài truyền Quán Thế Âm bồ tát tham chiến. Nữ vương Phật-Nguyệt với Quan-Âm đấu phép ba ngày ba đêm, bất phân thắng bại. Sau Quán Thế Âm thuyết pháp nữ vương Phật Nguyệt giác ngộ, bỏ đi tu.
Ta nhân ngày lành, viết lại chuyện xưa, xin dâng đôi câu đối:
Tích trù Ðộng-đình uy trấn Hán,

Phương lưu thanh sử lực phù Trưng



(Một trận Ðộng-đình uy trấn Hán
Tên còn trong sử sức phù Trưng).


Bỏ ra ngoài những huyền hoặc về Nữ-vương Phật-Nguyệt, tài liệu chứng minh: Đạo thờ vua Bà tại năm tỉnh Nam Trung-quốc là di tích của lòng tôn kính thờ anh hùng dân tộc của tộc Việt trên lãnh thổ cũ của người Việt còn sót lại. Vua Bà mà người Trung-hoa thờ như một thứ tôn giáo, chính là vua Trưng.


Kết luận:
« Khi đã có nữ tướng Phật Nguyệt đánh trận Trường-sa, hồ Động-đình. Mà có trận hồ Động-đình thì lãnh thổ thời Lĩnh-Nam, phía Bắc quả tới phía Nam sông Trường-giang ».

6.2. Quả có trận Trường-sa, hồ Ðộng-đình năm 39 sau Tây-lịch,
Huyền sử (những cuốn phổ) nói rằng: Khi bà Trưng Nhị cùng các tướng Trần Năng, Phật Nguyệt, Trần Thiếu-Lan, Lại Thế-Cường đánh Trường-sa vào đầu năm Kỷ-Hợi (39 sau Tây-lịch). Trong trận đánh này, nữ tướng Trần Thiếu-Lan tử trận, được mai táng ở ghềnh sông Thẩm-giang (8). Thẩm-giang chính là đọan sông ngắn ở  Bắc, tiếp nối với hồ Động-đình. Một cuốn phổ khác, chép vào thời Nguyễn nói rằng: Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê khi qua đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu-Lan. Năm 1980 tôi đến đây tìm hiểu. Không khó nhọc tôi tìm ra trong cuốn địa phương chí, do sở du lịch Trường-sa cấp, một đoạn chép:
«  Miếu thờ liệt nữ Trần Thiếu-Lan ở đầu sông Tương. Hồi cách mạng văn hóa bị phá hủy. Tượng đồng bị nấu ra. Vệ binh đỏ phá luôn cả bia đá ».

Tôi tìm tới nơi, thì miếu chỉ còn lại cái nền bằng đá ong, mộ vẫn còn.(9)


Kết luận:
« Thời Lĩnh-Nam quả có việc Trưng Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Trần Thiếu-Lan, Lại Thế-Cường đánh trận Trường-sa. Trong trận, nữ tướng Trần Thiếu-Lan tuẫn quốc. Khi có trận đánh này, thì lãnh địa thời Lĩnh-Nam quả gồm có hồ Trường-sa, hồ Động-đình ».


6.3. Quả có trận Bồ-lăng, năm 42 sau Tây-lịch,
Huyền sử kể rằng: ba tướng họ Đào là Chiêu-Hiển, Đô Thống và Tam-Lang được vua Trưng trao cho trấn tại Tượng-quận (Vân-nam) . Nhưng vì quân ít, thế cô, ba ông không chống lại với quân Hán, do Vương Bá chỉ huy. Ba ông đã tự tận. Hiện tại đền thờ của ba ông có đôi câu đối:
Tượng-quận dương uy nhiêu tướng lược,

Bồ-lăng tuẫn tiết tận thần trung.



Nghĩa là:
Trận Tượng-quận dương oai, rõ tài tướng giỏi.
Bến Bồ-lăng tuẫn tiết, tỏ ra thần trung.

Hầu hết các sử gia đều cho rằng: Bồ-lăng tức là bến Bồ-đề, ngoại ô Thăng-long. Vả lãnh thổ Việt-Nam hồi đó đâu có rộng vậy?
Tôi không tin lý luận này. Tôi quyết có trận Tượng-quận. Vì sao? Vì ba ngài chiến đấu tại Tượng-quận, khi Tượng-quận thất thủ, tuẫn tiết thì tuẫn tiết tại chỗ, có đâu rút từ Tượng-quận về tới Long-biên (Hà-nội) trải mấy nghìn cây số, rồi mới tự tử? Vả cái tên bến Bồ-đề mới xuất hiện vào năm 1427-1428 khi vua Lê Thái-tổ vây Đông-đô (Thăng-long).

Vì vậy, trong dịp hè năm 1982, tôi cầm đầu phái đoàn  CMFC sang Vân-Nam, Trung-quốc, để nghiên cứu về một giống trà có khả năng trị tuyệt chứng Cholestérol, Triglycéride... Lợi dụng dịp nhầy, tôi quyết tìm cho ra sự thực.


Ghi chú của Tăng Hồng Minh:
Phái đoàn gồm:

Trưởng-đoàn: Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ,
Thành viên: Bác-sĩ Pascale Vareilla (Biologie), Claude Tarentino (Anatomie), Antonio Fernandes (Cardiologie.) Các dược sĩ: Valérie Cordinante, Jean Marie Limager. Kỹ sư canh nông Antoine Reynault, và một diễn viên điện ảnh Hương-cảng.

Trong chương trình phái đoàn chỉ công tác tại các vùng thuộc Vân-Nam như: Chiêu-dương, Đông-xuyên, Khâu-bắc, Nguyên-dương, Bảo-sơn, Điền-Bắc, Côn-minh; rồi dùng phi cơ từ Côn-minh trở về Paris. Nhưng khi tới Đông-xuyên, giáo sư Trần Đại-Sỹ tìm ra dấu vết cuộc chiến giữa quân vua Trưng và quân Hán, mà không rõ ràng cho lắm. Ông dẫn phái đoàn trở lại Côn-minh, sau khi thảo luận với giáo-sư sử học Đoàn Dương của đại học Văn-sử, được giáo sư Đoàn cho biết: "Trong truyền thuyết dân gian nói rằng hồi đầu thế kỷ thứ nhất có trận đánh giữa quân vua Bà với quân Hán tại Bồ-lăng. Nay Bồ-lăng nằm trên lãnh thổ Tứ-xuyên, chỗ ngã ba sông Trường-giang và Ô-giang." Thế là giáo sư Trần Đại-Sỹ đề nghị phái đoàn dùng đường thủy về Hồ-Nam, sau đó đáp phi cơ từ Hồ-Nam ra Hương-cảng, rồi đi Paris.
Trên đường từ Độ-khẩu (Vân-Nam) đi Hồ-Nam, sẽ qua... Bồ-lăng. Được đi chơi, dĩ nhiên phái đoàn mừng không sao tả siết!!!. Dĩ nhiên túi tiền của CMFC vơi đi 53.074 dollars nữa để chi cho phái đoàn.
Theo tôi, với số tiền ấy, mà kết quả tìm được Tây-biên của Lĩnh-Nam, cũng rẻ chán. Thế nhưng khi trở về Paris, vụ này đồn đại ra ngoài, một Bác-sĩ Việt-Nam tên Trần L. (từng là bộ trưởng Y-tế hồi VNCH), viết thư cho ông bộ trưởng Văn-hóa Pháp, tố cáo Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ lợi dụng chức vụ trưởng đoàn công tác y khoa, để tìm di tích cổ sử viết sách. Ông Bộ-trưởng trả lời đại ý:  "Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ không dùng một xu (centimes) nào của chính phủ Pháp, nên bộ không có thẩm quyền."
Cuối thư ông Bộ-trưởng hạ một câu: "Ví dù Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ có lợi dụng chức vụ, có dùng tiền của bộ Văn-hóa, mà tìm tư liệu làm giầu cho thư viện Pháp thì là điều đáng khuyến khích. Hơn nữa tài liệu đó làm lợi cho Việt-Nam, Ông (Trần L.) phải vui mừng mới phải chứ."


Tăng Hồng Minh tôi là người Việt gốc Hoa, tôi xin tiết lộ một chi tiết này, để các vị độc giả Việt-Nam suy nghĩ!!!





Thế là phái đoàn dùng tầu đi từ Độ-khẩu theo Kim-sa-giang (Trường-giang) qua Nam-khê, Giang-tân, Trùng-khánh, tới ngã ba sông Ô-giang, Trường-giang thì gặp bến Bồ-lăng. Tại đây tôi được sở du-lịch chỉ cho xem miếu thờ ba vị thần, tướng của vua Bà. Nhưng họ không biết tên vua Bà cùng ba vị tướng. Cả vùng này có đạo thờ vua Bà (lên đồng). Hồi trước 1949 rất thịnh. Sau cách mạng Văn-hóa (1965-1967) miếu được cấp cho dân chúng ở. Hỏi hướng dẫn viên du lịch về vua Bà, họ chỉ cho biết vua Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán. Tôi đến thăm miếu. Miếu khá lớn, chủ hộ ở trong miếu trước đây là cán bộ Văn-hóa Bồ-lăng.

Trước miếu có nhiều câu đối, nay chỉ còn lại có ba. Ông chủ hộ khoe rằng để bảo tồn di tích văn hóa, hằng năm ông phải mua sơn tô chữ cho khỏi mất:
Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,

Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết... can vân.



Nghĩa là:
Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu.
Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận, khí tiết ngút từng mây.

Tôi xin vào trong miếu xem, thì bệ thờ nay là nơi vợ chồng ông nằm ngủ. Hai bên bệ cũng có đôi câu đối.
Giang-thượng tam anh phù nữ chúa,

Bồ-lăng bách tộc khốc thần trung.



Nghĩa là:
Trên sông Trường-giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa.
Tại bến Bồ-lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.

Ông chủ hộ thì cho rằng bách tộc là toàn dân Trung-quốc. Tôi giảng cho ông nghe về sự tích trăm con của Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Vì vậy chữ bách tộc đây để chỉ người Việt. Ông thích lắm. Ông chỉ vào khoảng trống của hai cái cột thuật rằng trước kia cũng có đôi câu đối, nhưng bị vạc mất. Ông đề nghị tôi làm một đôi khác thay thế. Tôi nhờ hướng dẫn viên du lịch mua giùm hai hộp sơn. Một hộp sơn đỏ loại láng và một hộp loại thiếp vàng. Ông với tôi sơn cột mầu đỏ. Chiều hôm đó sơn đỏ khô, tôi trở lại viết bằng sơn thiếp vàng đôi câu đối có sẵn tại đền thờ ba ngài ở thôn Ngọc-động, huyện Gia-lâm, Hà-nội:
Tái Bắc tức chinh trần, công cao trục Định,

Bồ-lăng dương nộ lãng, nghĩa trọng phù Trưng.



Nghĩa là:
Ải Bắc yêu gió bụi can qua, công cao đuổi Tô Định.
Bồ-lăng nổi bao đào, nghĩa nặng phù vua Trưng.




Kết luận:


Như vậy thì quả có trận Tượng-quận. Mà có trận Tượng-quận thì biên giới Lĩnh-Nam hồi ấy giáp Ba-Thục, tức Tứ-xuyên ngày nay.

7. Nghiên cứu những khai quật
Vào những năm 1964-1965, giáo sư luật khoa Vũ Văn Mẫu đang sọan thảo tài liệu về cổ luật Việt-Nam. Người giúp giáo sư Mẫu đọc sách cổ là Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác. Cụ Giác tuy thông kinh điển, thư tịch cổ, nhưng lại không biết ngoại ngữ, cùng phương pháp phân tích, tổng hợp Tây-phương. Cụ giới thiệu tôi với giáo sư Mẫu. Tôi đã giúp giáo sư Mẫu đọc, soạn các thư tịch liên quan đến cổ luật. Chính vì vậy tập tài liệu « Cổ-luật Việt Nam và tư pháp sử » có chương mở đầu «Liên hệ giữa nguồn gốc dân tộc và Cổ luật Việt-Nam » (10). Bấy giờ tôi còn trẻ, không đủ tài liệu khai quật của Trung-Quốc, của Bắc Việt-Nam, và bấy giờ những lý thuyết về ADN chưa có hệ thống, nên có nhiều chi tiết sai lầm. Hôm nay đây, tôi xin lỗi anh linh Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác, anh linh giáo sư Vũ Văn-Mẫu. Tôi xin lỗi các vị đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi các sinh-viên về những sai lầm đó.
Triều đại  Hồng-Bàng thành lập từ năm 2879 năm trước Tây-lịch, tương đương với thời đại đồ đá mài (le néolithique), tức cuối thời đại văn-hóa Bắc-sơn (11). Trong những khai quật về thời đại này tại Bắc-Việt, Đông Vân-Nam, Quảng-Đông, Hồ-Nam, người ta đều tìm được những chiếc rìu thiết diện hình trái soan, trong khi tại Nhật, Bắc Trường-giang chỉ tìm được lọai rìu thiết diện hình chữ nhật, chứng tỏ vào thời đó có một thứ văn hóa tộc Việt giống nhau.
Sang thời đại văn-hóa Đông-sơn (12) hay đồ đồng (âge de bronze). Trong thời gian này đã tìm được trống đồng Đông-sơn trên bờ sông Mã (Thanh hóa). Sự thật trống đồng đã tìm thấy ở toàn bộ các tỉnh Nam Trường-giang như Hồ-nam, Quý-châu,Vân-nam, Quảng-đông, Quảng-tây, Nam-dương, Lào (13), Bắc và Trung-Việt. Nhưng ở Nam-dương, Lào rất ít. Nhiều nhất ở Bắc-Việt, rồi tới Vân-nam, Lưỡng-quảng. Phân tích thành phần gần như giống nhau. 
  • Ðồng 53%,
  • Thíếc 15-16%,
  • Chì 17-19%,
  • Sắt 4%.
  • Một ít vàng bạc.

Khảo về y-phục, mồ mả, răng xương trong các ngôi mộ, qua các thời đại cho đến hết thế kỷ thứ nhất sau Tây-lịch, tôi thấy trong các vùng Nam Trường giang cho đến Trung Bắc-Việt, cùng Lào, Thái đều giống nhau. Bây giờ dùng hệ thống ADN kiểm những bộ xương, kiểm máu người sống, chúng tôi đã biện biệt được sự khác biệt vào thời Việt, Hoa lập quốc.



Kết luận,


« Tộc Việt quả có lĩnh địa Bắc tới hồ Ðộng-đình, Tây tới Tứ-xuyên như cổ sử nói ».


8. Tổng kết,

Sáu vấn đề tôi nêu ra ở trên, rồi đi tìm, tất cả đều còn đầy đủ di tích.

Như vậy: Biên giới cổ của nước Việt-Nam, với các triều đại Hồng-bàng, Âu-lạc, Lĩnh-Nam phía Bắc quả tới hồ Ðộng-đình, phía Tây giáp Tứ-xuyên.

V. KẾT LUẬN:
Thưa Quý-vị
Quý-vị đã cùng tôi đi vào những chi tiết từ huyền thoại, huyền sử, cổ sử, cùng triết học, cho tới tin học, y học để tìm về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, về biên giới cổ của tộc Việt.
Trong chính sử Trung-quốc, Việt-Nam đều ghi rõ ràng nguồn gốc tộc Việt, nhưng cái nguồn gốc đó căn cứ vào cổ thư của người Trung-hoa, nên hoàn toàn sai lạc. Bởi cổ thư cho rằng người Trung-hoa tự sinh ra, rằng người Việt chẳng qua do những người Trung-hoa di chuyển xuống lưu ngụ. Sự thực nhờ hệ thống ADN, chúng ta biết rằng chính những người ở châu Phi đến Đông Nam-á trước, rồi di chuyển lên Hoa-Nam. Tại Hoa-Nam giống người này lại hợp với giống người từ châu Phi sang châu Âu, rồi từ châu Âu vào Trung-á, hợp với người ở Hoa-Nam mà thành tộc Hán.
Nhưng ngược lại, do cổ thư Trung, Việt, hay do ADN, chúng ta cũng biết rất rõ biên cương nước Việt thời mới lập quốc.
Hồi thơ ấu, tôi sống bên cạnh những nhà Nho, chỉ đọc sách chữ Hán của người Hoa, người Việt viết. Mà những sách này đều chép rằng tộc Việt gồm có trăm họ khác nhau, mang tên Bách-Việt. Những tên Âu-Việt, Lạc-Việt, Đông-Việt, Nam-Việt, Việt-Thường đều thuộc Bách-Việt cả. Cái tên trăm họ hay trăm Việt (Bách-Việt) phát xuất từ huyền thọai vua Lạc-Long sinh ra trăm con. Trăm có nghĩa là toàn thể, tất cả, chứ không hoàn toàn là con số như ta tưởng ngày nay (14).
Các vị cổ học, học cổ sử, rồi coi lĩnh địa tộc Việt bao gồm phía Nam sông Trường-giang lấy mốc là hồ Động-đình với sông Tương, núi Ngũ-lĩnh là đương nhiên. Chính hồi nhỏ, khi học tại trường Pháp, vào thời kỳ 13-14 tuổi, tôi chỉ được học vài trang ngắn ngủi về nguồn gốc tộc Việt, trong khi đó gia đình cho tôi đọc mấy bộ sử dài hàng mấy chục nghìn trang của Hoa, của Việt (Nếu dịch sang chữ Việt số trang gấp bốn, sang Pháp, Anh văn số trang gấp năm sáu). Chính tôi cũng nhìn nguồn gốc tộc Việt, lĩnh thổ tộc Việt tương tự như các nhà cổ học. Nay tôi mới chứng minh được.
Phải chờ cho đến khi tôi ra trường (1964). Bấy giờ giáo sư Vũ Văn-Mẫu thạc-sĩ luật khoa nhờ Hoàng triều tiến-sỹ Nguyễn Sỹ-Giác sưu tầm tài liệu cổ luật. Cụ Giác học theo lối cổ, không biết những phương pháp quy nạp, tổng hợp nên giới thiệu giáo sư Mẫu với tôi. Ngay từ lần đầu gặp nhau, mà một già, một trẻ đã có hai cái nhìn khác biệt. Giáo sư Mẫu trên 50 tuổi mà lại có một cái nhìn rất trẻ, tôi mới có 25 tuổi lại có cái nhìn rất già về nguồn gốc tộc Việt. Qua cuộc trao đổi sơ khởi, bấy giờ tôi mới biết có rất nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc dân tộc Việt, mà các tác giả thiếu cái học sâu xa về cổ học Hoa-Việt đưa ra. Vì vậy tôi đã sưu tầm tất cả những gì trong thư tịch cổ, giúp giáo sư Mẫu đem viết thành tài liệu giảng dạy. Nhưng sự sưu tầm đó không đầy đủ, vì chỉ căn cứ trên thư tịch cổ. Nay tôi mới biết có quá nhiều sai lầm, tôi xin lỗi các đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi Quý-vị.

Hồi bấy giờ tôi sống ở Sài-gòn, thuộc Việt-Nam cộng-hòa đang là nước chống Cộng, nên tôi không thể sang Trung-Quốc, cũng như về Bắc tìm kiếm thêm tài liệu. Phải chờ đến năm 1976 làm việc cho CMFC, hàng năm dẫn các đồng nghiệp sang Trung-Quốc nghiên cứu, trao đổi y học, tôi mới có dịp tìm kiếm lại di tích xưa trong thư viện, trong bảo tàng viện, trên bia đá cùng miếu mạo, đền chùa và nhất là đến tại chỗ nghiên cứụ Gần đây nhờ các đồng nghiệp dùng hệ thống ADN, tôi mới biện biệt được nguồn gốc tộc Việt, biên cương thời lập quốc của tộc Việt.


Hôm nay tôi xin kết luận với các bạn rằng:

  • Người Trung-hoa không phải là con trời như những văn gia cổ của họ viết, dù ngày nay họ còn nghĩ như vậy.
  • Họ cũng không tự sinh ra, rồi tản đi tứ phương.
  • Không hề có việc người Trung-hoa trốn lạnh hay vì lý do chính trị di cư xuống vùng đất hoang, tạo thành nước Việt. Trong lịch sử quả có một số người Trung-hoa di cư sang Việt-Nam sau những biến cố chính trị. Như ngày nay người Việt di cư đi sống khắp thế giới.
  • Lại càng không có việc người Việt gốc từ dòng giống Mã-lai như một vài người ngố ngếch đưa ra.
  • Theo sự nghiên cứu bắng hệ thống ADN, từ cổ, giống người Trung-hoa, do giống người từ Ðông Nam-á di lên. Những người Ðông Nam-á lại đến từ châu Phi qua ngả Nam-á vào thời gian hơn 20.000 năm trước.
  • Người châu Phi đến Bắc Trung-hoa do ngả Âu-châu rồi vào Trung-á, khoảng 15.000 năm. Rồi hai giống người này tạo thành tộc Hoa.
  • Tộc Việt sống rải rác từ phía Nam sông Trường-giang, xuống mãi vịnh Thái-lan.
  • Biên giới nước Việt thủa lập quốc gồm từ Nam sông Trường giang đến vịnh Thái-lan, Ðông tới biển. Tây tới Tứ-xuyên của Trung-quốc ngày nay.


Ðến đây tôi xin phép các vị giáo sư, quý khách, các sinh viên cho tôi ngừng lời. Xin hẹn lại quý vị đến tháng 11-92 tôi sẽ trình bày trước quý vị về nguồn gốc triết Việt.


Trân trọng kính chào quý vị.

Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ,

Giám đốc Trung-quốc sự vụ
Phần nhận xét hiển thị trên trang