Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Mặt trận Hà Giang thập niên 1980 ( ghi chép của một người lính, nguyên văn kể cả lỗi chính tả )


Trang 1
Ngày đấy em thuộc Tiểu đoàn 5, trung đoàn 692 (đoàn Thanh Xuyên, đơn vị trước đây của Lê Đình trinh), sư 301, Quân khu Thủ Đô lên tăng cường cho mặt trận. Lên đến Bắc Quang, cách thị xã Hà Giang khoảng 80km thì lính đào ngũ hơn nửa. Sợ quá các bác ạ.


Em thì lúc đấy 17 tuổi, bẻ gẫy sừng trâu nên còn máu. Từ thị xã Hà Giang, rẽ phải đi lên cổng trời Quản bạ. Đây goi là cửa tử vì pháo Trung Quốc suốt ngày giã cua. Bọn em hành quân bộ.

Chập tối, cả đơn vị dừng chân nghỉ ăn cơm. Cơm xong, em với thằng Toản cầm găng gô xuống suối múc nước lên đun pha trà. Đột nhiên có nhiều tiếng nổ dữ dội. Trung Quốc pháo kích đấy. Đất đá bay rào rào. Em với thằng Toản ngã dúi ngã dụi. Sợ không thở được. 15 phút thì pháo dứt, Toản nằm cạnh em không nhúc nhích. Em lay nó dậy, nó không nhúc nhích. Nó đi rồi các bác ạ.

Sau đó, em ở trên ấy 6 tháng. Bọn em tiếp quản của đặc công. Nếu em không nhầm thì đấy lính của M113. Đại hình điểm cao đấy rất buồn cười. Phía bên Trung Quốc thì rất dốc và có nhiều vật cản, phía bên ta thì thoai thoải và trống trơn. Chính vì vậy, bên kia mới tổ chức đánh theo phân dội 3 người. Đánh kiểu đó, bộ binh ta khóc thét vì địa hình trống trải.Trong kỹ thuật quân sự, mỗi nước có môt lực lượng dọn chiến trường riêng của mình. Mỹ lấy không quân làm lực lượng dọn chiến trường. Liên xô lấy tên lửa. Trung Quốc thì dùng pháo binh. Chính vì vây, chiến thuật của chúng nó là rót pháo. Cấp tập, dồn dập vào những vị trí chúng cho là trọng yếu. Khoảng 30 phút sau klhi pháo bắn, bộ binh mới xông trận.

Đó là lý do tại sao bọn Tàu khoái chơi pháo thế. Những chuyện thêu dệt là pháo Tàu bắn giỏi đến mức đạn chui vào nòng pháo ta là phét lác. Khi pháo bắn, trinh sát pháo phải nằm trong trận địa pháo để báo về hiệu chỉnh. Có khi pháo dập luôn cả vào vị trí đang ẩn nấp.

Sau trận pháo đầu tiên. Em đã hiểu thế nào là chiến trường. Bọn em thu don đồ đạc nhanh chóng và hành quân tiếp.

Khi lên đến chôt. Thật kỳ lạ. Bọn em vừa qua 3 tháng huấn luyện bản lề, quân lệnh như sơn, tóc tai quần áo chỉnh tề. Nhưng trên này, lính chốt trông như người rừng. Họ thực hiện 3 không:

1. Không mặc quần áo mới ( chỉ người chết mới thay quần áo mới)2. Không cắt tóc cạo râu( Sợ vận đen)3. Không bắt tay và chào tạm biệt ( sợ tạm biệt rồi mãi mãi không về)

Bọn em nhanh chóng vào hầm. Gọi là hầm cho oai, pháo dập trúng thì 10 hầm như thế cũng không tránh nổi. Em cùng hầm với thằng Chính. Thằng này quê Hải Hưng, nói ngọng, núc nào cũng mơ ước được ăn nòng nợn.

Thằng Chính lên đây 3 tháng, nó đánh 5 trận rồi. Em hỏi nó có sợ không. Nó bảo trận đầu sợ đ... bắn được. Nằm dưới hầm, thò súng lên trời kéo một băng.

Thằng Chính hơn em 3 tuổi đời. Nó nhập ngũ trước em 3 năm. Đúng ra, giờ này nó phải ở quê cày ruộng rồi mới phải. Nó bảo, hôm đó, chúng nó đã được ra quân. Đơn vị cách nhà ga 15 km đi bộ. Một số thằng cầm được quyết định là về ngay. Một số còn lưu luyến anh em, ở lại đêm cuối với anh em, mai đi sớm ra ga.

Chính cũng vậy, 3 năm ăn cùng mâm, ngủ cùng giường với nhau, còn một đêm hàn huyên, nên nó ở lại. Không ngờ, đêm hôm đó, bọn Tàu giở chứng. Toàn đơn vị được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao độ. Những cậu nào về từ chiều thì thôi, cậu nào còn ở lại thì phải ở lại để chiến đấu. Vậy là nó phải ở lại và hôm nay đang ngồi với em trong hầm chữ A, bên kia là đất Tàu.

Em là lính mới, nhiều cái bỡ ngỡ chưa biết, Chính phải chỉ bảo từng ly từng tý. Chẳng hạn như là, ra khỏi hầm phải đội cái nồi cơm điện nặng 1,4kg. Đầu em thì nhỏ, đội vào cứ lủng là lủng lẳng. Em nghĩ chỉ chẳng cần mảnh đạn mảnh pháo, chỉ cần hòn đá rơi vào cái mũ sắt này em cũng lộng óc mà chết.

Đầu hầm luôn đặt một khẩu cối cá nhân 60 và 2 hòm đạn đã nhồi liều phóng. Chính bảo em tranh thủ mà ngủ, ngủ được lúc nào là ngủ ngay. Bọn Tàu nó đánh không kể giờ đâu. Chính kiểm tra lại cơ số đạn, kéo cơ bẩm, khoá an toàn, đặt súng xuống rồi nằm ôm. Một lát thì thấy nó gáy như sấm.

Em ra khỏi hầm, nhìn ngó các hầm xung quanh. Các hầm được nối với nhau bằng giao thông hào. Em chạy qua mấy hầm chơi, tìm mấy thằng cùng đơn vị. Có mấy thằng đang khóc tu tu. Em cũng hơi hãi nhưng không đến mức ấy. Đại đội trưởng nhắn em về hầm. Giọng nói ông mêm mỏng đến không ngờ. Sau này em mới hiểu, trên này, cái sống và cái chết cách nhau gang tấc. Mọi người luôn cảm thấy cần nhau, dựa vào nhau để sống, vì vậy, không có chủ nghĩa quân phiệt như của mấy ông sỹ quan dưới kia.

Đêm hôm ấy, em không ngủ được. Hoàn toàn không phải vì sợ, mà thấy tiếc thời gian cho giấc ngủ. Cứ nghĩ rằng, mình ngủ và chẳng biết liệu ngày mai mình có dậy không, thế là lại cố căng mắt để thức.

Một đêm yên tĩnh trôi qua.

Trang 2
 Sáng sớm, thằng Chính dậy. Nó đứng ***** ngay trước cửa hầm. Một tay cầm vòi phun lung tung, một tay cầm quả đạn cối to bằng cái bắp ngô thả vào khẩu cối 60. Tiếng nổ đầu nòng làm em giật mình, vơ khẩu súng, đội mũ sắt lao ra cửa hầm. Thằng Chính cười hềnh hệch bảo đấy là bắn cầm canh. Em kêu phí đạn thế, Tàu nó sang thì lấy đâu ra đạn mà đánh. Thằng Chính bảo, phải bắn cho chúng nó biết chủ quyền của Việt Nam ở trên điểm cao này. Các hầm xung quanh cũng thế, anh em vừa ***** vừa bắn, ngoạn mục lắm.

Trời sáng rõ, em leo lên hầm nhìn sang bên tàu. Cũng rừng cũng núi như ở bên ta. Sao nó còn muốn lấy đất ta làm gì?

8h sáng, em được lệnh tập trung. Khả năng hôm nay lại đánh. Một trung đội được lệnh vòng ra sau đánh vào lưng khi tấn chúng tấn công điểm cao. Em nằm trong nhóm đó. Thằng Chính nhìn em đầy lo âu, nó không chào tạm biệt, chỉ bảo em cẩn thận.

Bọn em xuất phát, có trinh sát dẫn đường. Hành trang gọn nhẹ: lương khô, nước, 2 quả lựu đạn, súng và 100 viên AK.

Trinh sát là thằng Sơn rùa, quê ở Đan phượng, trước là lính trung đoàn 72, trinh sát luồn sâu. Cu cậu cũng mới được điều lên đây. Riêng nó có la bàn và bản đồ. Địa điểm tập kết thì chỉ mình nó biết.

Đi đến chiều. Bọn em dừng lại ăn lương khô. Mặt thằng Sơn tái ngắt, không hiểu vì đói hay mệt. Ăn xong nó lại giục anh em đi mau. Nó truyền lệnh xuống phía dưới cho những người đi sau xoá dấu vết. Bỏ mẹ, sao lại phải thế? Sao lại phải xoá dấu vết. Em chưa có kinh nghiệm chiến trường nhưng cũng thấy nghi ngờ.

Trời tối. Bon em dừng chân ở một thung lũng. Mọi người tản ra, không được nói chuyện, ko được hút thuốc, không có ánh lửa. Em tiến đến chỗ Sơn rùa. Nó đang cầm cái đèn pin bịt vải đen chỉ khoét một lỗ bằng hạt gạo soi bản đồ. Em hỏi lạc đường rồi đúng không Sơn. Nó nhìn em sợ hãi hỏi sao biết.

Em bảo thấy mày bắt xoá dấu vết là tao ngờ rồi. Sơn bảo, bỏ mẹ, lạc vào đất Tàu 5 cây rồi.

Em tí ***** ra quần. Bây giờ mà gặp lính Tàu, chắc chắn cái thung lũng này thành cối xay thịt. Sơn bảo, có nên nói cho anh em biết không. Em bảo, nên nói để anh em chuẩn bị tinh thần. Trung đội phần lớn là lính mới như em, một số lính cũ, cũng chỉ đánh dăm ba trận thôi, không lại được với lính thời chống Mỹ. Thoạt đầu mọi người rất hoang mang, sau cũng ổn định dần. Em bảo, tối nay ta cố mà ngủ. Nếu đánh thì đánh, chết thì chết. Đời trai, một xanh cỏ, hai đỏ ngực, lo gì.

May quá, một đêm yên tĩnh bên Tàu đã trôi qua.

Trời tang tảng sáng, bọn em quyết đinh nhằm hướng nam tiến. Không cần trinh sát, không cần la bàn, không cần cắt góc phương vị, cứ hướng nam là về đất Việt rồi. Mệnh lệnh được ban ra, tuyệt đối bí mật, gặp địch, mọi người tản thật nhanh. Nếu bị phát hiện. Lính mới không được nổ súng, để lính cũ bắn trước.

Đi được khoảng 2 tiếng, bên sườn núi bên cạnh có tiếng đá rơi rào rào. Anh em vội vang tản ra mỗi người mỗi hướng. Không biết bọn Tàu đã phát hiện ra mình chưa. Không khí như đông đặc lại, thời gian ngừng trôi, ai nấy căng thẳng.

Một tràng AK đột nhiên ré lên, phá tan sự im lặng. Bên kia nhốn nháo, bên ta nhốn nháo. Thằng Tạo, quê ở phúc thọ, sợ quá tay ríu vào cò súng không gỡ ra được. Bên tàu đã phát hiện ra ta. Chúng chưa biết bên ta có bao người. ta cũng chưa biết chúng thuộc đơn vị nào, binh chủng vào, bộ đội biên phòng hay lính sơn cước.

Trang 3
 Sau tràng AK lỡ làng kia, lập tức ta nổ súng áp đảo ngay. Bây giờ em mới hiểu tại sao chỉ có lính cũ được bắn. Khi chưa biết thực lực của nhau, các bên thường nghe tiếng súng để đoán trình độ tác nghiệm chiến trường của nhau. Nếu tiéng điểm xạ đều, tằng tằng...tằng tằng. Cứ 2 phát một, đều như giã cua, không nhanh, không chậm, ắt hẳn tay cơ cao, đánh trận nhiều. Lính mới thường làm một tràng dài, bắn vọt lên giời, sau đó lại im bặt.

Riêng khoản điểm xạ, sâu tay cò không lo tắc cú, em bắn hơi bị chuẩn. Lúc đó em hơi sợ, lẩm bẩm bài: '' tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới..." lấy lại được khí thế ngay. Bọn Tàu nhốn nháo chạy ngược chạy xuôi. Chúng có chừng một đại đội, đóng vắt vẻo bên sưòn núi. Chúng đang đánh răng rửa mặt buổi sáng. Chắc chúng mới đến đêm qua vì chiều qua chúng em qua đây không gặp.

Em vừa bắn vừa di chuyển. Khoảng 10 phút sau, em hết sợ, máu căng phần phật trên mặt. Em mang có 100 viên đạn nên bắn rất tiết kiệm. Trong iều kiện thế này, lấy đạn của đich là điều không tưởng. Bọn Tàu bắt đầu ổn định, chúng cũng đoán ta không đông, chúng bắt đầu triển khai tấn công. Tả khoai ầm ỹ như đi chơ.

Vừa đánh vừa rút. Rút không nhanh chúng chặn khe núi đằng kia thì ngồi đấy đợi nó nhằm từng thằng nó xơi. Bọn tàu cũng nhìn thấy điều đó, chúng bắt đầu triển khai quân chặn đượng rút của bọn em. Bọn em chạy phía dưới, chúng chạy phía trên. Vừa chạy vừa bắn như phim Mỹ. Khi còn cachs khe núi một quãng nữa, súng rổ rát mang tai. Em và mấy người nữa, trong đó có thằng Tạo, chặn lại cho mọi người rút lui.

Mọi người nhanh chóng vượt qua khe núi. Em và nhóm ở lại bình tĩnh chặn các đợt phản công của địch. Đạn mọi người để lại cho bọn em khá nhiều. Thằng Tạo nổi hứng bỏ AK, dùng trung liên RBK bắn như vãi trấu. Thằng Luyện dùng AK và khẩu M79, thi thoảng lại đệm một quả như tiếng pháo đùng. Bọn em cầm cự khaỏng 1 tiếng. Thằng Luyện bị một viên xuyên qua bắp tay, may chỉ vào phần mềm. Cái mũ sắt của em bẹp một góc, không hiểu bị bắn lúc nào. May thế cơ chứ, nếu không, chắc vỡ tan thiên linh cái rồi còn đâu.

Khi biết chắc chắn anh em đã thoát khỏi tầm nguy hiểm, bọn em rút lui.Sau khoảng một tiếng. Bọn em bắt đầu rút. Phía bên kia cũng ngừng tấn công. Em kiểm lại cơ số đạn dược. Thấy còn đủ để đánh trận nữa. Thằng Tạo lấy một quả lựu đạn mỏ vịt, rút gần tụt chốt, buộc vào sợ dây chuối, chăng ngang đường đi. 5 thằng chạy nhanh qua hẻm núi. Chạy khoảng nửa tiếng thì dừng lại thở. Thằng nào mặt mũi cũng đen nhẻm vì khói súng.

Bây giờ mọi người mới chú ý đến vết thương của thằng Luyện, máu vẫn chưa cầm, ri rỉ chảy qua lớp băng. Mặt nó tái xanh vì sợ và vì mất máu. Nó khát nước, em đưa cho nó cái bi đông. Nó uống được 2 hớp em giằng lại, uống càng nhiều càng mất máu. Có tiếng lựu đạn nổ sau khe núi. Thằng Vinh, quê ở ba vì, cười sằng sặc. Ít nhất cũng phải đi 2 thằng Khựa. Em bảo, nghỉ thế thôi. Tiếng nổ vừa rồi chứng tỏ bọn nó đã vượt qua khe núi. Chạy không mau thì thành bia di động cho chúng nó bắn bây giờ.

Lúc ở lại chặn địch, thằng nào cũng thích có nhiều súng đánh cho nó máu. Bây giờ cần rút nhanh thấy lỉnh kỉnh quá. Thằng Tạo ngoài khẩu AK còn khẩu Trung liên. Thằng Luyện bị thương, tự đi được là may lắm rồi, khẩu AK và khẩu M79 chia cho thằng Vinh và thằng Minh vác. Em xách túi đạn M79, đâu còn mươi quả gì đấy, nặng cũng kha khá.

Bọn em tính nhẩm trong đầu, đường chim bay về Việt Nam khảng 2 đến 3 km. Trèo đèo lội suối vòng vo đến 10 km là cùng. Đi nhanh chỉ hết 2 tiếng. Cả bọn mừng khấp khởi. Dọc đường còn bình luận lính sơn cước của Tàu thua xa dân quân tự vệ của mình.

Bên kia sườn núi bỗng có 2 con đại bằng bàng núi bay vọt lên, lượn mấy vòng trên không mà chẳng chịu xuống. Em là người Hà Nội, nhưng vẫn theo ông đi săn. Em hiểu rằng có người ở đấy. Vậy thì chết rồi. Thảo nào thấy bọn nó ngừng tấn công. Anh em đã vội coi thường lính sơn cước. Chúng nó thôi tấn công để triển khai các mũi bắt sống anh em đây mà.

Em bảo mọi người dừng lại hội ý nhanh. Tình hình là không thể đi qua con đường trước mặt. Hai bên là núi đá, vách dựng đứng. Có trèo được lên thì cũng chạm bọn tàu phiá bên kia. Chúng nó là lính sơn cước. Xuất thân là dân miền núi, leo núi nhanh hơn chạy bộ. Mình toàn dân đồng bằng, có mỗi thằng Vinh người Ba Vì, ở đấy còn có núi. Leo thi với bọn Tàu cầm chắc cái thua. Tiến lên không được, lui lại không song. Anh em ngồi xuống phiến đá bên đường, ngó nghiêng tìm chỗ nấp.

Đánh nhé, chết thì thôi. Cả năm anh em chưa ai lấy vợ. Chết rồi, bố mẹ khóc một ngày là nguôi ngoai. Thằng Luyện có người yêu rồi. Lúc nhập ngũ có ăn nằm với cô ấy. Chẳng hiểu có đậu giọt máu nào không. Nó sụt sịt ngồi khóc. Anh em chia nhau đều chỗ đạn. 5 thằng phá lệ chia tay nhau, nói lời vĩnh biệt, thằng nọ mong thằng kia sống để về chăm dưỡng bố mẹ của nhau.

Trang 4
 Cứ hi vọng thế thôi. Chứ ai cũng cầm chắc cái chết. Sau màn chia tay, thằng nào thằng nấy vào vị trí sẵn sàng chiến đấu. Em chọn một phiến đá cao. Tựa lưng vào vách núi, mặt hướng ra đoạn đường vừa qua. Đằng nào cũng chết thì phải chết cho oai.

Một ý nghĩ loé lên. Chỗ nguy hiểm nhất là chỗ an toàn nhất. Bọn Tàu đang đuổi theo ta, tai sao ta không đi ngựoc lại chỗ chúng nó. Ít ra là thoát được trận này. Sau đó tuỳ cơ ứng biến. Em gọi mọi người, trình bày phương án. tất cả đồng ý. Em bảo mọi người bây giờ mình đang chơi trò mèo đuổi chuột. Vì vậy phải nhanh, gọn, giấu bớt súng đi chạy cho nhanh. Năm thằng lập tức quay ngược trở lại. Em vẫn giữ khẩu M79 vì nó cũng không nặng lắm.

Đúng như dự đoán, đi được một lúc thì bọn em gặp bọn Tàu. Chúng đi không nhanh, cẩn thẩn nhưng không lục soát dọc đường. Chúng nghĩ là bọn em đã chạy xa. Chúng đợi bọn em gặp cánh phục kích nổ súng thì chúng mới khép vòng vây. Chính vì điều đó, chúng đi qua chỗ 5 thằng nấp mà không hề hay biết. Em nhìn rõ từng thằng đi qua, thằng nào thằng ấy đi trên đá như bay.

Chúng chẳng to hơn anh em là mấy, nhưng rắn rỏi hơn nhiều. Khi thằng cuối cùng đi qua, đợi một lát cho an toàn, bọn em ra khỏi chỗ nấp. Thằng Tạo lại đái ra quần vì sợ. May lần này nó không bóp cò súng. Em bảo mọi người, bây giờ quay lại chỗ chúng nó đóng quân hôm qua. Trốn đấy là an toàn nhất. Vì khoảng 1,2 giờ nữa, 2 cánh quân gặp nhau, chúng sẽ xới tung cả cánh rừng này để truy lùng bọn em. Vì vậy, nơi ít có khả năng tìm kiếm chính là chỗ chúng vừa đóng quân.

Khi bọn em trở lại đến khe núi hồi sáng đánh nhau, chỗ quả lựu đạn nổ, không hề có vết máu. Lựu đạn mỏ vịt khi bật chốt, sáu đến bảy giây sau mới nổ. Chắc là chúng kịp chạy. Bọn em thận trọng leo lên lưng chừng núi. Mười mấy cái xác được xếp ngay ngắn, bọc bên ngoài bằng một túi nilon màu xanh, in ngôi sao bát nhất và chữ Tàu loằng ngoằng.

Chúng nó đã kịp căng lều dã chiến. Chắc bên trong có thương binh vì bọn em nghe thấy tiếng la hét đau đớn vọng ra. Thằng Vinh bảo trèo lên phía trên bọn Tàu rồi kiếm hốc đá nào ẩn náu. Em bảo lên trên dễ coi động tĩnh của bọn tàu, nhưng sểnh chân, có hòn đá nào rơi xuống thì xong phim. Xuống thấp hơn chúng nó, khéo vẫn theo dõi được mà lại an toàn hơn.

Bình thường, chắc mấy thằng phải cãi nhau ỏm tỏi tranh nhau ai bắn trúng, Tàu chết nhiều. Bây giờ không ai còn tâm trí để đùa. Bọn em kiếm hốc đá ẩn tạm vào, giở lương khô ra ăn. Lương khô chỉ còn một ngày ăn. Bọn em không dám ăn nhiều, sợ phải ở lại đây vài ngày cho đến khi bọn Tàu rút lui.

Đến chiều, hai cánh quân gặp nhau đã rút về. Chúng nói oang oang. Tiếc là em không hiểu tiếng Tàu để nắm tình hình. Mọi người thấy thế bảo đên nay rút luôn. Em vốn cẩn thận, bảo suy nghĩ cái đã. Em quyết đinh ở lại đêm nay, đến sáng mai nếu không thấy chúng đổi quân thì rút. Đêm hôm đó, anh em thay nhau gác. Mệt đờ đẫn nhưng chẳng dám ngủ.

Đến sáng, một số lính Tàu rời khỏi doanh trại, Chúng đi đổi ca cho bọn phục kích bọn em suốt đêm qua. May chưa. Nếu đêm qua bọn em mò mẫm về chắc bị chúng tóm sống.

Ngày hôm đó là một ngày dài nhất trong đời em. Em có cảm giác một ngày dài 100 tiếng chứ không phải 24 tiếng như mọi khi. Thằng Luyện mất nhiều máu, yếu lắm rồi. Nằm bệt trong hốc đá, thiêm thiếp ngủ. Thằng Tạo thì người khai lòm. Thằng này đến lạ. Vào trận đánh đấm không đến nỗi nào, cừ ra phết. Thế mà cứ trước lúc đánh thì lại hay ti rỉn ra quần.

Thằng Vinh tựa đầu vào tảng đá. Ngủ mơ, cười tủm tỉm một mình. Thằng này ăn khoẻ như trâu, chắc đang mơ được một bữa tuý luý. Thằng Minh ngồi một chỗ, không ngủ, không nói năng, mắt mở thao láo vô hồn, tay mân mê chốt an toàn quả lựu đạn. Em động viên tinh thần mọi người. Thành cổ Quảng Trị bé bằng cái nong tằm. Bộ đội ta rúc từ dưới cống ngầm đánh cả tháng có sao đâu. Bây giờ ở đây, rừng núi đại ngàn mịt mùng thế này. Bọn Khựa tìm chúng ta sao được. Anh em yên tâm, kiểu gì tao cũng có cách.

Em là thằng ít tuổi nhất bọn. Em nhập ngũ khi mới 17. Các chú ở phường còn bắt em xin chữ ký phụ huynh vào đơn nhập ngũ. Ngày về đơn vị huấn luyện, ma mới bị ma cũ bắt nạt, em đánh từng thằng không nương tay. Kết quả là bị thuyên chuyển sang đơn vị chiến đấu. Nhưng được cái, anh em nể phục, tin yêu, bảo gì nghe nấy. Nghe hơn cả mấy ông sỹ quan chỉ huy.

Chỉ một phút núng chí vào lúc này. Hậu quả sẽ khôn lường. Em bảo thằng Minh đưa em quả lựu đạn đang cầm trong tay. Chỉ sợ nó nghĩ quẩn, liều mạng với mấy thằng Tàu thì nguy. Đến lúc này, em thấy cần phải sống, cần phải về, không được manh động.

Trang 5
 Mọi người đói lả. Không dám ăn nhiều lương khô. Em bảo, thôi ăn đi, ăn hết đi để lấy sức mà về đến Việt Nam. Tối nay, tao sẽ đi kiếm đồ ăn dự trữ. Thằng Vinh nghe thấy thế, cười rạng rỡ, cho một phong 702 vào mồm, nhai nhồm nhoàm. Thiếu nước, nó bị nghẹn. mãi mới nuốt được. Em bò xuống khe lấy nước cho anh em. Đói thì 30 ngày mới chết, khát thì chỉ 3 ngày là chết.

Mấy thằng Tàu đang tắm dưới suối. Em chỉ cách chúng nó khoảng 20m. Quần áo, súng đạn chúng vứt đầy trên bờ. Ngon quá, nếu mà không sợ bị lộ, em nấp ở đây, kéo một băng, máu bọn Tàu sẽ hoà với nước suối, chảy về xuôi, gột rửa cho những linh hồn đồng đội đã ngã xuống vì quê hương.

Buổi chiều, chúng nó lại đổi quân. Chúng quyết bắt sống anh em. Em lẩm bẩm, may bọn này là lính sơn cước, trèo núi thì nhanh nhưng hơi bị ngu. Gặp lính biên phòng, dùng chó nghiệp vụ đánh hơi thì bọn em không thoát được.

Tối đến, anh em đã xơi hết khẩu phần lương khô. Em sẽ đột nhập doanh trại bọn Tàu, kiếm cái ăn. Định mặc mỗi cái quần đùi và mang theo con dao găm cho gọn nhẹ. Thấy không ổn. Lính hà nội cởi quần áo ra da trắng như cục bột. Không trăng không sao, kẻ kém mắt cũng phát hiện ra. Em lại mặc quần áo vào, kể ra cũng hơi vướng víu, nhưng chịu đuợc.

Bọn Tàu đang ăn tối. Chúng cũng tổ chức sáu người một mâm như quân đội ta. Mỗi thằng một bát canh, to bằng cái chậu rửa đít của chị em. Mùi thức ăn bay ra làm em nuốt nước bọt ừng ực. Không khéo tiếng nuốt nước bọt gây ra tiếng động lộ thì chết. Em không nuốt nữa, nước dãi túa ra 2 bên mép, chảy cả xuống cổ.

Một thằng ăn xong, bô lô ba la cái gì đó rồi đi ra ngoài. Nó đứng ngay cạnh em, cởi khuy quần rồi đ ái tồ tồ. Đái mãi không hết. ăn nhiều uống nhiều thế kia cơ mà. Em không dám thở, sợ nó nghe thấy. Gần quá. Em có cảm giác, quàng tay một cái, làm đến roẹt, đứt ngay động mạch cảnh, kêu đằng giời. Tay nắm chuôi dao, tay kia sờ vào lưỡi xem có đủ độ sắc làm một nhát không. Nếu nó nhìn thấy em, chỉ cần có một hành động bất thường, em sẽ thịt nó ngay. Rồi sau tính tiếp. May quá, nó đ ái xong, đứng vung vẩy cho hết nước rồi vào lán.

Chúng nó đã ăn xong. Bọn nuôi quân đang thu dọn bát đĩa. Em bò vào gần bếp dã chiến. Mắt em hoa lên: thịt hộp, lương khô, thực phẩm để tràn trề trong những hòm gỗ thông sơn màu xanh ***** ngựa.

Em lấy một cái túi bẩn vứt ở đấy, cho một số đồ ăn vào, bò ra. Vừa đi vừa nghĩ không biết chúng nó có phát hiện ra mất túi không. Liều quá. Thôi thây kệ, chắc chả chú ý đến cái túi này đâu, mà hình như chúng nó vứt đi rồi thì phải.

Xuống đến nơi. Mấy anh em mồ hôi vã như tắm. Chúng nó ngồi dưới sợ hơn em bò lên. Chúng nó lo cho em. Em bảo, sợ cái đ... gì. Tao mà không đi lính, thì chắc tao cũng đi ăn cắp. Thầy tử vi xem cho tao lúc tao mới sinh bảo thế. Em pha trò nhưng không thằng nào dám cười. Chúng nó sợ quá, mất cả khôn.

Em dùng lưỡi lê, mở hộp thịt, bón cho thằng Luyện. Nó trệu trạo nhai, mãi không nuốt được. Em đành cho nó húp nước thịt. Em bảo nó cố mà ăn. Ăn để sống. Sống để về xem cái đứa kia có mắn đẻ không. Nó cười cười nồi lại thiếp đi. Cánh tay nó đã cầm máu, nhưng nhiễm trùng, sưng to, đỏ lựng như bắp chuối. Người nó nóng hầm hập.

Lại một đêm không dám ngủ. Em bị bệnh nghiến răng, ngủ là nghiến ken két. Trời đất âm u thế này, tiếng nghiến răng vang cả cây số. Bọn Tàu trên kia mà nghe thấy, có không biết là tiếng nghiến răng của người, cũng tưởng của thú. Phệt cho một quả na xuống đây thì chết oan. Em bật lưỡi lê. Ngồi tựa vào vách đá, mở mắt trừng trừng. Thi thoảng cái đầu lại gật xuống. Mũi lê đâm vào trán, tỉnh ngủ ngay.

Đã sang đến ngày thứ tư bên đất Tàu. Sáng hôm đó, chúng vẫn đổi quân phục kích. Em bảo mọi người cố chờ nốt hôm nay. Nếu tối nay, chúng rút bọn phục kích về, bọn em sẽ rút trong đêm. Ban ngày, ngủ gà gủ gật. Anh em chia nhau cảnh giới xem động tĩnh của bọn Tàu trên sườn núi. Đến chiều, ca thằng Vinh gác, nó vội lay em dậy, bảo ra xem lạ lắm.

Em trườn ra ngoài, tìm một chỗ kín đáo, lấy thêm cây rừng che cho chắc chắn, chăm chú quan sát. Hình như bọn Tàu tăng thêm quân. Lính Tàu ở đâu kéo về đông lắm. Chết rồi, thế này thì không có cơ hội rút về đêm nay rồi. Mồ hôi rịn ra ướt cả áo. Nhưng mà lạ thật. Có thằng bị thương, đi đứng tập tễnh. Có bọn khiêng xác, nhiều lắm.

Thôi đúng rồi, bọn này chính là bọn tấn công điểm cao mà trung đội em sẽ đánh vu hồi đây. Tức là trận chiến đã xảy ra. Ở đây khuất núi, không nghe được tiếng súng. Anh em ơi, ở nhà có ai việc gì không? Chính ơi, mày có còn để sáng sáng ***** sang đất Tàu nữa không? Mà trung đội em không biết có kịp về đến nơi tập kết để táng nhau với bọn này không?

Trang 6
 Em trở lại vị trí trú ẩn. Trao đổi tình hình và nhận định với anh em. Cũng có khả năng, bọn Tàu thương vong thế này, chúng sẽ rút vào đêm nay hoặc sáng mai. Cũng có thể, đại đội sơn cước đang đóng trên kia, là lực lượng hỗ trợ cho đơn vị đánh điểm cao. Nhưng bất ngờ gặp bộ đội ta, suy đoán tình hình không chính xác nên cố thủ ở đây.

Mà cũng có thể, cả đơn vị này nhập vào một, củng cố đội hình, lấy địa điểm này làm căn cứ rồi lại tiếp tục đánh lấn sang đất ta. Em cứ suy nghĩ miên man mà không có lời giải đáp cụ thể. Em bảo thằng Vinh, lên theo dõi tiếp xem chúng có căng thêm lều bạt dã chiến không. Thằng Vinh báo về, hình như chúng đang thu dọn. Bọn em thở phào.

Đến chiều. Chúng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển quân. Em bắt đầu thấy lo. Thương binh mới rống như bò trong mấy lều quân y. Bọn nó vẫn đổi ca đi phục kích.

Tối hôm đấy, mọi người ăn tiếp chỗ thực phẩm lấy trộm của bọn Tàu. Bây giờ bọn chúng đông quá, em không dám mạo hiểm trộm cắp một lần nữa. Một đêm căng thẳng và không ngủ lại trôi qua.

4h sáng, thằng Tạo lay lay em thì thầm, chúng nó đang rút. Chúng nó đang rút thât. Chúng đang xuống núi. May quá, đường chúng leo xuống cách xa bọn em cả trăm mét. Nó mà xuống đường này có khi anh em không kịp chạy.

Em hội ý nhanh. Rút thôi. Nhưng không rút theo đường cũ. Sẽ rút theo đường vòng qua quả núi kia. Nếu vẫn còn bọn phục kích. Mình sẽ xuất hiện sau lưng chúng nó. Mình chủ động, nó bị động. Mình sẽ đánh vượt mặt chúng nó để về. Bọn Tàu ở đây chắc cũng rút khá xa, chúng không kịp gửi quân viện trợ đâu. Mà quân viện trợ có đến nơi, thì có lẽ mình đã ngồi rung đùi uống rượu trong hầm rồi. Còn bọn phục kích trong lòng thung lũng này, không sợ lắm, vì chúng mệt mỏi lắm rồi. Vả lại, lúc đó, mình trên cao, nó dưới thấp, thoải mái mà nện.

Bọn em kiểm tra lại đạn dược. Không đến nỗi tồi. Khó khăn nhất là thằng Luyện, nó không đi được nữa, mê man, mụ mị. Em bảo thằng Tạo và thằng Vinh hai đứa 2 bên dìu thằng Luyện. Khi nào gặp địch thì quảng nó vào hốc đá nào rồi đánh. Em đi trước, 2 thằng dìu Luyện đi giữa, thằng Minh đi cuối.

Bọn em đi chậm vì có thương binh, vả lại đi chậm để dò đường và nghe ngóng.Quả như em dự đoán. Đi được 2 tiếng, trời đã sáng rõ, em phát hiện ra bọn phục kích. Chúng có khoảng hơn 10 thằng.Chúng đang tập thể dục cho người ngợm đỡ mỏi vì cả đêm nằm phục.

Theo thường ngày thì giờ này chúng sắp đổi ca. Vì vậy chúng rất mất cảnh giác. Phía trước chúng có rất nhiều tảng đá để che chắn, nhưng sau lưng chúng, đối diện với bọn em lại tơ hơ. Chúng không nghĩ là bọn em đi đường này. Em ra hiệu cho mọi người. Tìm chỗ nghỉ ngơi cho Luyện.

Nó đã tỉnh, nó thều thào xin quả lựu đạn. Nó chỉ đủ sức để nếu có mệnh hệ gì thì dùng răng cắn chốt quả lựu đạn. Một giọt nước mắt lăn trên gò mà nó. Em thấy cay sống mũi, nhưng không còn thì giờ nữa. Em nhanh chóng tìm vị trí chiến đấu. 3 thằng kia cũng vậy. Thằng Tạo đi khom, vừa đi vừa lấy tay gại gại đũng quần. Chắc lại ti rỉn rồi.

Cả bốn thằng cùng đồng loạt nổ súng và hô xung phong. Thét xung phong chứ không còn là hô nữa. Cho khí thế, cho áp đảo. 5,6 thằng Tàu gục ngay sau loạt đạn đầu tiên. Lũ còn lại nháo nhác như ong vỡ tổ. Thằng vội đi lấy súng. Có thằng đang ị hớt hải không kịp kéo quần cứ thế bò lê tìm chỗ nấp.

Bọn em tiếp tục bắn, bình tĩnh tiêu diệt từng thằng. Bọn tàu bắt đầu bắn trả. Đạn đập bôm bốp vào vách đá xung quanh em. Thằng Tạo ném một quả lựu đạn về phái sau tảng đá. Cùng với tiếng nổ là vài cái mũ bay lên. Bọn Tàu bị đánh bất ngờ, lại vào thời điểm bất ngờ, khiến chúng không kịp trở tay.

Trận đánh kéo dài độ 20 phút. Mấy thằng Tàu còn sống đã bắn hết đạn. Lúc cuống chúng chỉ kịp vớ lấy súng. Mỗi khẩu cùng lắm có 30 viên. Chúng không dám bò ra chỗ để đạn, thằng nào bò ra em bắn rát rạt. Chúng cởi áo may ô mắc lên đầu súng xin hàng.

Trang 7
 Chúng không dám đợi viện binh ở phía bên kia núi, trong thung lũng. Chỉ sợ bọn em tung thêm mấy quả lựu đạn thì chấm dứt. Em bảo thằng Tạo và thằng Minh bắn yểm trợ, em và thằng Vinh bò ra bắt chúng nó. Đầu tiên, em vứt hết vũ khí đạn dược của chúng xuống vực.

Sau tảng đá, có 6 thằng Khựa, mặt mũi tái mét, run rẩy. Có thằng vẫn đang mặc quần đùi. Có thằng chưa kịp lấy súng. Thằng Vinh bảo bắn hết chúng nó đi trừ hậu hoạ. Em bảo không được. Chúng nó là tù binh. Vinh cãi nhưng mình có đem về Việt Nam được đâu. Em bảo Vinh trói chân trói tay bọn nó lại đã. Vinh sợ đi rồi thì chúng sẽ cởi trói cho nhau.

Em bảo cứ yên tâm. Sau khi trói tay trói chân từng thằng, em trói 6 thằng quay lưng vào với nhau. Gài một quả lựu đạn rút gần tuột chốt vào nút trói. Chúng mà gỡ, chốt tụt. 6 thằng đang dính chặt thế này, chạy đường giời. Trừ khi có thằng khác đến gỡ. Số súng còn lại, thằng Vinh tháo qui lát, vứt thật xa xuống vực. Thằng Tạo đã kịp thời mót được mấy phong lương khô của bọn Khựa, đưa cho thăng Vinh một thanh. Lương khô bọn này ăn ngon hơn của ta.

Em ra hiệu rút nhanh. Theo như dự tính, khoảng một tiếng sẽ gặp nốt toán còn lại. Lần này đánh sẽ gay go hơn vì chúng nó cũng chủ động. Mình chỉ có lợi điểm là ở trên cao và bí mật về lực lượng.

Không đầy một tiếng, cánh quân kia xuất hiện. Không đông như toán trước, nhưng chúng tiến cẩn thận hơn. Vừa đi, chúng vừa tìm địa thế ẩn nấp. Em ra hiệu cho mọi người tản ra. Phương án tác chiến lần này phải thật bài bản. Đầu tiên bắn rát xung quanh toán quân, khiến chúng co cụm lai, em sẽ dùng M79 phệt cho chúng chết có bầy, xuống âm ty có bạn có bè.

Mọi việc diến ra như mong muốn. Nhóm đầu tiên, vụt một quả M79 chơi 6 thằng. Bọn còn lại biết có bên ta có hoả lực mạnh, chúng không co cụm nữa. Bên chúng có một khẩu trung liên, khạc đạn điếc nhĩ. Chúng còn độ 5 tên, như vậy là tương đối cân bằng lực lượng.

Bây giờ cứ thong thả mà đánh. Bọn viện trợ có tới được cũng phải mất nửa ngày đường. Trận chiến có vẻ căng thẳng, lựu đạn 2 bên đều không nhắm tới. Em lấy cái mũ sắt cướp được của bọn tàu, đội lên đầu súng, thò một chút xem sao. lập tức đạn va choang choang, tay rung bần bật.

Vị trí của em thế là mất thế thượng phong rồi. Chắc là lúc em tụt xuống để thay băng đạn thì chúng trồi lên đây. Em tính kế trườn ra chỗ khác. Khó quá, mình giơ cái mũ mà đã thế. bây giờ quăng thân ra khác gì bị thịt. Đang suy nghĩ lung mung thì chợt nhìn thất khe hở giữa 2 phiến đá, to gần bằng cái bát. Giời thương ta rồi, khác gì lỗ châu mai đâu.

Em kê súng vào khe hở, tìm mục tiêu. Mấy chú thấy em không bắn, nhấp nha nhấp nhổm, có lúc thò cả nửa đầu lên khỏi chỗ ẩn nấp. Em bình tĩnh lấy đường ngắm. Cái đầu kia kìa, của thằng gĩư trung liên. Em nín thở bóp cò. Cái đầu bật ngửa ra đằng sau. Tiếng mũ sắt đập vào đá kêu loảng xoảng. Bọn Tàu thấy vậy vội thụp xuống, anh em vội trồi lên lấy đường ngắm trước. Thế thượng phong laị thuộc về ta.

Em bảo mọi người bắn áp đảo để em bò lên ném lựu đạn. Anh em bắn rát ràn rạt, không thằng tàu nào dám ngóc đầu lên. Em vừa bò vừa lăn, chỉ sợ cậu nào chúi mũi súng xuống đất thì em tiêu đời. Em rút chốt quả lựu đạn thứ nhất, buông mỏ vịt cho búa đập vào nụ xoè, đếm đến 3 mới ném. Quả thứ 2 cũng thế. Mỗi một quả, hi vọng một tằng chầu diêm vương.

Anh em tranh thủ lúc chúng rối trí, thay đổi vị trí ẩn nấp có lợi hơn. Vừa di chuyển, vừa nhả đạn. Bọn tàu bắt đầu rút chạy, chúng còn 3 tên. Lần này thì anh em quyết không để sổng trừ hậu hoạ.

Sau khi tiêu diệt tên cuối cùng. Mọi người nhìn nhau vui mừng, nhưng không ai nói gì. Bốn anh em thay nhau rìu Luyện. Cứ nhằm thẳng hướng Nam mà tiến. Đến chiều tà, không biết đã về đến đất Việt hay chưa. Đang đi, bỗng dưng em bị ai đó ôm chặt chân, đẩy ngã dúi về phái trước. Ngay lập tức bị một cái bao tải chùm lên mặt, tay bị trói nghiến.

Trang 8


Em ho sặc sụa vì cái bao tải hôi quá. Sơ sểnh quá đi mất anh em ơi, đánh mãi không ai chết, bây giờ lại bị chúng nó bắt sống. Em còn đang ho, chưa kịp hoàn hồn, nghe thấy tiếng lào xào báo cáo tiểu đội trưởng bắt được 5 thằng Tàu, trong đó có một thằng bị thương. Giời ơi, hoá ra là quân ta. Em thét lên. Người nhà, người nhà.

Cậu tiểu đội trưởng nghe thấy thế vội bảo anh em bỏ cái bao tải trùm kín mặt bọn em. Em thều thào đọc mật khẩu: Quê hương, quê hương...

Cậu tiểu đội trưởng sững người một lúc rồi bảo mật khẩu đã thay đổi. Em bảo em đánh nhau bên kia năm ngày nên không biết thay đổi thế nào, chỉ biết mật khẩu cũ hỏi Quê hương, trả lời Đất mẹ.

Cậu tiểu đội trưởng bỗng xẩy xổ đến ôm chầm lấy em, miệng lẩm bẩm, lính 301 hả? Mọi người tưởng các cậu đi rồi. Hôm qua vừa có điện từ chỉ huy mặt trận xuống các đơn vị nêu gương hi sinh anh dũng của các cậu.

Thế là bọn em về được đến Việt Nam, sau năm ngày đấu trí đấu súng. Em cũng không hiểu, sau này các ông nhà văn viết truyện toàn lấy ở đâu đâu, còn vụ của em thì không thấy ai đả động đến, hay là vì điều gì tế nhị chăng.

Bọn em cũng không kịp hỏi những người lính vừa bắt bọn em thuộc đơn vị nào. Gặp người nhà là mừng lắm rồi. Họ bảo về chỗ họ ăn uống, nghỉ ngơi rồi về đơn vị sau. Em hỏi đơn vị em còn cách bao xa, đi như thế nào. Cậu tiểu đội trưởng bảo một người lính dẫn đường rồi dùng máy 2W gọi về sở chỉ huy, thông báo về tình hình của bọn em.

Hoá ra chỗ này chẳng xa đơn vị em là bao nhiêu, vòng qua mấy quả đồi trọc, trèo lên con dốc đi một đoạn là thấy. Chỉ có một đoạn đưòng chừng 5km đường chim bay mà bọn em đi hết 5 ngày. Bây giờ nghĩ lại, vẫn thấy tởn.

Anh em đơn vị nghe báo bọn em về. Mừng quá, nhiều người chân đất cởi trần chạy xuống chân dốc đón. Thằng Sơn rùa vừa chạy vừa khóc hu hu. Gặp em, nó bảo tao tưởng bọn mày không về tao ân hận cả đời. Em bảo trinh sát luồn sâu mà đi rừng như cứt.

Anh em không cho bọn em đi, họ bảo bọn em đã quá mệt, bọn em xứng đáng để họ khênh lên núi. Một phần vì mệt, một phần không muốn phụ lòng tốt của mọi người, mấy thằng nằm tơ hơ ra cho anh em khiêng. Mọi người đưa luôn bọn em về tiểu đoàn.

Tiểu đoàn trưởng là lính đánh Mỹ. Gan ông là gan cóc tía. Ông đã từng đánh giáp la cà cùng lúc với 2 thằng Mẽo. Ông chạy ra đón từ đầu chiến hào. Ông vỗ vai, lắc lắc rồi ôm từng thằng. Mắt ông ngấn nước.

Ông bảo chúng mày khá lắm, lính mới mà thế này thì có thằng giặc nào mà ta không thắng. Ông nói tiếp, hồi trưa, ông có nghe thấy tiếng súng bên kia bên giới, ông hỏi sở chỉ huy xem có đơn vị nào tác chiến bên ấy không. Trên sở chỉ huy cũng không biết gì. Ông không dám nghĩ là mấy thằng còn sống đang choảng nhau với địch. Ông đoán là bọn Tàu bắn nhầm nhau.

Thằng Luyện được đưa ngay về tuyến sau trong đêm hôm ấy. Mãi sau này em mới gặp lại nó, một ống tay áo gió thổi bay phất phơ. Nó bảo cánh tay ấy bị hoại tử, phải tháo khớp.

Em báo cáo chuyện không mang được súng về vì lý do bảo toàn tính mạng. Tiểu đoàn trưởng trầm ngâm. Ông là lính già, đánh hàng trăm trận, ông biết việc bảo toàn vũ khí đạn duợc rất khó. Nhưng quân lệnh là như thế. Mất súng là có tội. Ông sẽ xem xét tình tiết cụ thể để báo cáo cho trung đoàn sau.

Trang 9

 Em về đến hầm, thằng Chính đang ngồi đợi. Nó nhìn em cười. Nó bảo may cho bọn em, nó không tạm biệt nên em còn sống để về. Em bảo, 5 thằng bọn tao còn vĩnh biệt mà bây giờ vẫn sống nhởn thì sao? Nó cười, tí nữa thì thiếu một thằng buổi sáng cùng nó đ ái sang đất Tàu. Mà bây giờ phải cẩn thận đấy. Bọn Tàu đang ở gần lắm, nó dùng súng bắn tỉa, suýt nữa thì tao cụt mất chim. Nói xong nó cười nắc nẻ.

Em lăn vào hầm, bảo nếu bọn bộ binh Tàu tấn công thì đánh thức, còn pháo bắn thì mặc kệ, cho em ngủ một bữa. Nói chưa dứt câu, răng em đã nghiến kèn kẹt.Cũng không biết là em ngủ bao lâu. Có lẽ phải một ngày một đêm. Khi em bừng mắt là gần chiều. Thằng Chính đang ngồi lau súng ở cửa hầm. Nó hỏi đói không, ăn cơm đi. Bữa nào nó cũng đi lấy cơm cho em, sợ em thức giấc thì có cái ăn ngay.

Em đói quá, và một lúc hết ngay đống cơm nguội. Nó bảo, đại đội phó chính trị xuống bảo khi nào thức thì viết bản tường trình. Em hỏi lại, bản tường trình mất súng hay bản báo công? Nó bảo không rõ và ngạc nhiên, ơ thế 2 cái đấy khác nhau à?

Lúc này em mới nhớ đến trận đánh vừa rồi. Em hỏi nó chuyện đánh đấm thế nào? Nó kể:

" Bố tiên sư cái bọn Tàu. Sau khi bọn mày đi nửa ngày, pháo bắt đầu giót xuống điểm cao". Em hỏi lại, cối hay pháo? Nó à lên "chắc là cối”. Chúng bắn lâu lắm, lâu hơn mọi khi nhiều lần. Mà lính mình đã làm sạch cả một vùng, làm sao mà trinh sát pháo của nó vẫn bò vào trận địa để hiệu chỉnh nhỉ. Bọn nó bắn trúng lắm".

Em bảo, cối thì cần đ... gì trinh sát, ở bên kia nó dùng ống nhòm cũng chỉnh được. Nó lại ừ nhỉ. Đúng là đồng chí nông dân, đánh trận mãi mà vẫn chưa phân biệt được cối với pháo.

Nó tiếp: "Tao có dám bò ra khỏi hầm đâu, nằm bẹp gí. Đại đội trưởng đội mũ sắt, theo giao thông hào đến từng hầm động viên anh em chiến sỹ. Ông ấy bảo tý nữa là nó đánh lên đấy. Chuẩn bị tinh thần. Chẳng bảo thì tao cũng chuẩn bị tinh thần. Oánh đến trận thứ 6 mà không biết sau cối thì bộ binh xung trận thì ngu quá mày nhỉ".

Em hưởng ứng, ngu thật! Nó lại tiếp tục "Lần này khác, không đợi pháo... à... cối dứt, súng bộ binh của Tàu đã nổ chí chát dưới chân điểm cao. Bỏ mẹ. Trên vẫn giã cối, dưới bộ binh vẫn xung trận. Chắc đợi bộ binh áp sát trận địa thì cối mới dừng đây. Bên ngách bên cạnh, trung liên của thằng Lượng đã réo rắt nhả đạn. Mả b ố khẩu súng ấy như ma làm, lúc thì bắn hay thế, lúc thì hóc liên tục. Tao đội mũ sắt, lao ra ngoài. Mảnh đạn cối bay vèo vào trên đầu. Dưới chân dốc. Bọn Tàu đang tranh thủ triển khai chiến thuật. Chúng lợi dụng khi cối bắn thì anh em mình rúc cả dưới hầm. Một quả đạn cối thối liều, rơi ngay dưới chân dốc. Đạn nó giết chúng nó. Ba bốn thằng bay lên phất pha phất phơ. Đúng là đạn của chúng nó mà. Gần thế, cối mình sao bắn được”.

Em hỏi lại, cối nó nện chính xác lắm à? Quân nhà mình thương vong nhiều không? Chính kể tiếp: “lúc đầu thì anh em chui tịt dưới hầm ếch, bịt tai nhắm mắt thây kệ nó bắn. Sau thấy bộ binh chúng triển khai nên ai nấy vào vị trí chiến đấu. Lúc ấy bắt đầu thương vong nhiều. Cái hầm của thằng Trung kia kìa... đấy... chỗ hố đạn đấy. 3 thằng đi một lúc.

Trang 10
 

Em kêu thế à và bảo nó kể tiếp đi, đừng lan man quá.

Nó tiếp: " Bọn này nó hiểm quá. Nó triển khai bộ binh đểu dụ lính mình ra khỏi hầm để cho cối nện. Mà lúc ấy, quân mình đã nghĩ đến chuyện ấy đâu. Cứ sợ bất cẩn một chút, bộ binh nó ào lên thì hối không kịp. Mấy bố sỹ quan chạy đôn chạy đáo hò hét anh em vào vị trí chiến đấu. Sợ bỏ mẹ, mảnh đạn bay rèo rèo trên đầu như thế ai mà chẳng sợ".

Em hỏi lại, sao mình không ào xuống đánh bỏ mẹ chúng nó đi. Chính bảo: "Mày ngu, đ... hiểu gì về binh pháp, mình chỉ cần dốc quân ra khỏi vị trí cố thủ, là bộ binh nó rút ngay về bên kia. Lúc đó không chỉ là mấy khẩu cối đểu đang bắn, mà cả họ hoả lực nhà chúng nó trút lửa vào mình. Chạy về cũng chả kịp".

Em à lên một cách ngớ ngẩn. Đúng là em chưa có nhiều kinh nghiệm chiến trường. Mấy ngày choảng nhau bên kia, một phần là bản năng cá nhân, một phần là sự thông minh đột xuất giữa cái chết và cái sống. Mà có lẽ, phần nhiều là may mắn nên mới thoát chết. Giờ về trạng thái bình thường, thấy mình ngô nghê thật.

Thằng Chính lại kể tiếp: "Ông Lượng, tiểu đoàn trưởng lo sốt vó, theo ông ấy dự tính thì giờ cái trung đội của mày phải thịt xong lũ cối rồi chứ. Sao mà chúng nó vẫn ngang nhiên khạc đạn thế kia. Ông động viên anh em, sống chết cũng phải bám chiến hào nhé. Đội bom đội đạn để bám chiến hào. Sểnh một tý là mất điểm cao đấy. Mà lúc ấy, bọn tàu vẫn không xông lên, cũng chẳng rút lui. Thi thoảng chúng lại bắn cạch cạch đùng đùng trêu ngươi. Đạn cối vẫn nện đều đặn. Ông Lượng liên lạc với sở chỉ huy xem có tin tức của trung đội mày ko. Trên đấy bảo không. Ông ấy càng lo. Tao cáu quá, lấy khẩu B41 của thằng Tình bò xuống phía dưới, tìm cái thằng cạnh đùng ấy, phụt cho nó một phát.

Trượt mới đau chứ. Lúc ấy cuống, tao quên mẹ nó mất B41 lấy đường nhắm ngược với chiều gió. Tao lại lấy xuôi chiều gió như B40. Có mỗi viên đạn, bắn xong thấy tiếc quá, bao nhiêu công mới bò được xuống đây, giờ bắn trượt lại hết đạn. Mà cái khẩu B41 này, hết đạn khác gì cái tuýp nước đâu mày nhỉ, vô dụng quá. Tao lại bò lên. Ông Đại đội trưởng đang gào khản cổ, lạc giọng, yêu cầu triển khai cái này, triển khai cái kia. Thương binh bắt đầu nhiều. Phần lớn là bị mảnh đạn. Trung đội 24 ( quân y) chạy ngược chạy xuôi không hết việc. Ông Luợng thương lính quá. Thế gọi là nướng quân đây. Ông ra lệnh chia nhau ra mà xuống hầm tránh đạn. Chỉ giữ lại trên này ít thôi.

Chắc ông đọc được chiến thuật của mấy thằng Khựa dưới kia. Toàn bộ những người nằm trên đều phải bắn. Không trúng cũng bắn, không có địch cũng bắn. Bắn rát vào để bộ binh chúng không có cơ hội tiến lên. Anh em toàn tụt dưới hào, giơ súng lên đầu nhả đạn đấy chứ. Thay phiên nhau như thế. Lượng thương binh giảm hẳn. Đến chiều, cối ngừng bắn, bộ binh chúng cũng rút. Ông Lượng nhận xét tính hình, nếu chúng nó dùng chiến thuật này, chắc chắn tối nay chúng sẽ không đánh. Chúng sẽ đánh vào ngày mai, cốt để lính ta nhìn thấy mà chui ra khỏi hầm để hứng pháo. Thế là tối hôm đó tao ngủ một giấc ngon lành”.Hôm sau, cả buổi sáng, toàn bộ mọi người chuẩn bị tinh thần chiến đấu. Mấy thằng hôm qua bị thương nhẹ cũng không chịu lui về tuyến sau. Vài thằng nghĩ ra sáng kiến lấy mũ sắt của anh em dưới hầm, đội liền 2 cái cho chắc chắn, bám trụ ngoài chiến hào.

Đến trưa, bọn tàu vẫn không có động tĩnh gì. Không hiểu chúng nó định giở trò gì đây? Chúng định chơi kiểu xa luân chiến ư? Đợi cho lính nhà mình kiệt sức và thương vong nhiều mới tấn công ư? Tao đề nghị ông Luợng cho một số anh em dũng cảm, mang theo hoả lực mạnh, bò xuống, cận chiến khiêu khích.

Ông Lượng không đồng ý, ông ấy bảo sẽ đánh thế nhưng không phải là lúc này. Bây giờ cái quan trọng nhât là khoá mõm những khẩu cối lại. Mà lúc ấy bọn mày ở đâu nhỉ, đi hơn một ngày rồi còn gì?".

Em lẩm bẩm, thôi, kể kiếp đi, biết rồi còn hỏi làm gì.

Trang 11
 Thằng Chính tiếp: "Đến trưa, mọi người đang ăn, mặt đất rung lên bần bật, đất đá rơi rào rào. Mọi người bật dây, xách súng sách mũ chạy ra. Chúng nó tăng cường thêm hoả lực mày ạ. Rõ ràng là tiếng nổ của pháo 105 xen lẫn cối 82. Bọn Tàu lại bắt đầu triển khai quân. Ông Lượng ra lệnh giữ nguyên chiến thuật hôm qua để bảo toàn lực lượng.

Bọn tàu bắn độ 1 tiếng thì thấy đạn rơi lung tung, không chụm nữa, sau thấy thưa dần rồi tắt hẳn. Ở đây nghe thấy tiếng súng vọng về. Ông Lượng không kìm được, nhẩy lên khỏi chiến hào hô: " Trung đội 4 khoá mõm được hoả lực rồi. Đại đội 2 bảo vệ điểm cao, 2 trung đội còn lại của đại đội1 theo tôi đánh xuống phía dưới. Anh em hô xung phong ầm ỹ, vừa hô vừa tập hợp lực lượng. Dưới núi, bọn Tàu bắt đầu hoang mang.

Chúng không giữ được bình tĩnh như hôm qua nữa. Bọn nó bắt đầu vỡ trận. Không có cối, pháo iểm trợ là bọn nó hoảng rồi. Ông Lượng dẫn 2 trung đội xuống, vừa tiếp cận vừa bắn. 2 trung đội lại chia thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm khoảng 4,5 người. Nhóm nào cũng có hoả lực, ít ra thì trung liên, không thì B40 hoặc M79. Bọn Tàu cũng đánh trả, vừa đánh vừa rút".

Em hỏi Chính lúc đó ở trên hay ở dưới.

Nó bảo: ''' Ở trên, tao thuộc ở trung đội hoả lực cơ mà. Quân mình đánh cho chúng nó ra xa, rơi vào tầm ngắm của trung đội tao. Lúc ấy cối mình mới nện. Sướng tay lắm mày ạ. Bộ đội mình được lệnh lui quân, không đánh tiếp nữa. Ông Lượng bảo đánh nữa là lọt vào vòng vây của nó. Bởi lực lượng đánh chiếm điểm cao thật sự chưa xuất hiện, chúng còn đang ém quân đợi lệnh.

Thằng Quân mông béo bò nhấp nha nhấp nhổm, bị bắn mất một miếng thịt sấn, không ngồi được la oai oái".

Em hỏi tiếp, thế đêm hôm ấy nó có đánh không?

Chính bảo: "Không, đêm hôm ấy nó không đánh. Ông Luợng đoán sai. Chẳng hiểu vì sao nó không đánh. Nhưng mới sáng sớm thì nó đánh. Chắc nó đợi cả đêm lính mình thức, gần sáng quá mệt rồi thì nó mới đánh. Đêm qua lính nó sang đông quá. Chỗ nào cũng tháy chúng nó. Đằng trước, đằng sau, hai bên đều thấy bọn quấn xà cạp. Ông Luợng lo quá. Không nghĩ là chúng đông thế này. Lực lượng đánh tập hậu thì có mỗi trung đội mày. Hôm qua đã chiến với bọn cối rồi, không biết thương vong thế nào. Mà có còn nguyên vẹn thì cũng mỏng lắm so với chúng nó.

Chúng bắt đầu tấn công. Chúng áp sát điểm cao nhanh lắm. Khẩu trung liên của thằng Lượng đang nổ như pháo rang bỗng câm tịt. Tao tưởng nó dính rồi, vội bò sang ngách bên ấy. Nó đang ngồi thụp xuống móc vỏ đạn hóc. Khẩu súng lại giở chứng, bây giờ chỉ bắn cắc bụp như súng trường. Tao bảo thằng Luởng vất mẹ nó khẩu ấy đi, lấy AK mà đánh. Nhanh lên không nó tràn vào bây giờ. Tầm bắn lúc ấy khoản 100 đến 300 mét, lựu đạn vô dụng.

Vài anh em chỉnh lại hướng bắn của cối 60, nện thẳng vào chúng nó. Cối bắn gần thế nguy hiểm lắm, mình chết như chơi. Nhưng thây kệ, Chúng nó đông quá mà. Ông Lượng chạy đi chạy lại. Ông gọi điện về trung đoàn yêu cầu tăng thêm quân. Chúng nó khép vòng vây rồi. Bắt đầu thấy tiếng súng của trung đội tập hậu. Ông Lượng mừng quá, động viên anh em đánh mạnh vào. Quanh tao bỗng sáng nhoà, nóng hừng hực.

Bỏ mẹ, chúng nó thổi B40 đấy. Tiếng súng của thằng Lượng tắt hẳn. Vài cụm lửa kèm theo tiếng nổ lớn giữa lực lượng chúng nó. Lúc ấy, tao cũng chẳng hiểu là hoả lực gì. Bọn nó nhốn nháo, chạy tứ tung. AK của tao bắn nẩy tưng tưng, tê tay quá. Khẩu của mày là đời sau, có khuyết chống nẩy. Khẩu của tao khác đ... khẩu cạcbin. Tao chạy sang lấy khẩu súng của thằng Lượng. Nó tựa lưng vào vách hào, mắt vẫn mở trừng trừng. Máu rỉ ra từ tai và mũi. Tao cũng chẳng kịp vuốt mắt cho nó. Vơ vội khẩu súng là nhổm lên táng tiếp.

Trang 12
 Bọn tàu bắt đầu chia nhỏ quân ra theo từng nhóm. Một vài nhóm đã tiến đến gần ta lắm rồi. Tao thấy ông đại đội trưởng rút súng ngắn ra bắn. Ông này có vấn đề hay sao ấy? Lúc đấy thì oai với ai mà dùng súng ngắn. AK của thương binh ngổn ngang dưới giao thông hào sao không lấy. Súng ngắn bắn xa 50m mà trúng tao gọi ông ấy bằng cụ ngay.

Hình như sau đó ông ấy cũng thấy sự bất hợp lý, ông ấy đổi súng sang CKC. Vẫn dở hơi, loại này cắc bụp 5,6 phát lại hì hục lắp đạn. Tao gần hết đạn, may quá lúc ấy phía sau chuyển đạn lên.

Tao bảo sao không lắp sẵn vào hộp tiếp đạn cho anh em, bọn nó bảo thiếu người. Bên ngách hầm gần đấy bị sụt vách, hở tơ hơ. Mấy thằng bên đấy bò sang ngách bên này cho nó có anh có em. Thằng nào thằng ấy mồm toàn đất. Thằng Kiên vị một viên rẹt qua tai, máu chảy ròng ròng. Chẳng chịu băng bó, nó bảo để thế tý là khô miệng ngay, như đỉa cắn là cùng.

Mệnh lệnh được ban xuống. Bằng mọi cách phải bám trận địa, kể cả phải đánh giáp la cà. Còn một người thì còn đánh. Tao nghĩ chả đánh thì chạy đi đâu, việc gì phải lên gân lên cốt, đúng là mấy bố sỹ quan chính trị.

Vị trí của trung đội 4 thất thủ rồi. Một vài thằng Tàu đã nhảy xuống được chiến hào. Bên ấy đang đánh giáp la cà. Tiếng thét của ta, tiếng khóc của tàu nghe to hơn cả tiếng súng. Cứ đến đùm một cái đi luôn thì không sao. Bị lê đâm vào người chết từ từ đau bỏ mẹ.

Thằng Kiên vừa bắn vừa di chuyển sang phía trung đội 4. May quá mình lại đẩy bật chúng ra khỏi chiến hào. Bọn dưới lên chưa kịp vì ta bắn rát quá. Bọn trên bị ta thịt hết. Bên ấy, địa hình địa vật có lợi cho bên nó, anh em bị thương khá nhiều.

Bọn Tàu cũng nhìn thấy được vấn đề, chúng tập hợp lực lượng khoét sâu vào vị trí phòng thủ của trung đội 4. Ông Lượng lập tức triển khai, chia lửa ở các nơi xung quanh về đấy. Chúng nó cũng chẳng làm gì được hơn.

Tiếng súng của trung đội tập hậu rộ lên, gần lắm rồi. Phía bên này thấy bọn Tàu co lại thằng bắn lên trên, thằng bắn xuống dưới. Ông Lượng nhìn thấy vội kéo một trung đội đánh xuống phiá ấy. Ông ấy đoán sau lưng chúng là trung đội đánh hậu. Phải đánh xuống để mở đường cho chúng nó lên đây.

Y như rằng, trên đánh xuống, dưới đánh lên, bọn tàu dạt sang sang một bên. Trung đội đánh hậu vừa đánh vừa giật lùi để lên chốt. Trên này phải ngừng bắn, thi thoảng bắn tỉa phát một thôi. Sợ luống cuống lại nện vào lưng nhà mình. Trung đội đánh hậu thiệt hại mất 1/3 quân số.

Đấy, mấy hôm sau thằng Sơn rùa với ông Trung đội trưởng phải ngồi hầm viết bản kiểm điểm đấy. May mà lập công chuộc tội, diệt được đại đội cối".

Em lại phải nhắc nó kể tiếp, thằng này hay con cà con kê ngan ngỗng lắm.

"Lại một lần nữa, Bọn tàu nhảy được vào chiến hào. Lần này ở đoạn mé đồi dưới kia kìa. Chúng nó đông lắm, đến vài chục thằng. Chui được vào chiến hào rồi chúng nó đánh loang ra 2 bên. Bên ấy yêu cầu trên này đánh thẳng xuống, trùm đạn lên cả ta lẫn đich, thế thì mới giữ được. Nếu không, chúng cố thủ được chỗ ấy, Lấy chỗ đó làm cơ sở để đánh tiếp, ta còn mất nữa.

May quá, nửa tiếng sau ta lấy lại đuợc. Chiến sỹ ta hầu như chẳng còn ai. Một vài thằng còn sống vì bị thương rồi giả chết nên thoát. Thằng Tiến, hình như ở gần nhà mày, chết đè lên một thằng Tàu. Gỡ mãi mới ra. Tay trái ôm cổ, tay kia vẫn nắm chặt cán dao, lưỡi dao cắm sâu vào bụng thằng Khựa. Thương lắm.

Đánh đến chiều muộn thì chúng nó bắt đầu rút. Tao hoa mắt, tai điếc đặc. Bọn nó rút cũng không thu được hết xác. Hôm sau anh em phải đi dọn, nôn mãi về nhà không hết. Mày thấy không, đến hôm nay mày về mùi vẫn nồng nặc đấy thôi. Đến chiều thì lính ở mấy điểm cao khác cũng đên chi viện. Lúc đấy trận gần tàn rồi. Đến để hôi chiến lợi phẩm à?".

Em bảo, sao lại mất quan điểm thế. Các điểm cao khác cũng phải giữ chứ, đi hết thì để đấy cho không chúng nó à?. Thằng Chính cười hềnh hệch. Nó bảo nó biết chứ, nhưng nó cứ thích nói thế cho sướng mồm đấy.

Trận đấy ta giữ được điểm cao. Gọi là thắng cũng đươc. Nhưng nói thật, không hoành tráng như phim đâu. Trước đây, em là thằng thích xem phim chiến đấu của Liên Xô. Đánh rồi mới thấy chiến trường không giống phim. Khốc liệt hơn nhiều. Tàn bạo hơn nhiều.

* * *

Thi thoảng em vẫn gặp lại anh em, nhất là dịp 22 tháng 12. Mấy anh em ngồi lại với nhau, uống dăm ba chén rượu, nhắc lại chuyện cũ. Năm nào cũng thế, chuyện chỉ có vậy thôi nhưng đều cảm thấy như vừa hôm qua. Cứ gặp là ôm nhau, như ở dưới chân dốc sau năm ngày đi lạc.

Thằng Sơn rùa giờ lang thang ở Hà Nội kiếm sống. Nó ngồi khâu giầy ở ngõ Hào Nam. Nếu ai vô tình đi qua, sẽ thấy một người đàn ông có đôi mắt cười, cái lưng gù, cặm cụi đuờng kim mũi chỉ. Nó lấy vợ cũng giống như đi lạc đường. Tính nó thế. Lấy nhau một năm thì vợ bỏ.

Thằng Tạo giờ làm thợ khoan móng. Nó lang thang đi khắp các công trình. Thi thoảng về Hà Nội lại ghé thăm em.

Thằng Vinh về Ba vì nuôi bò. Giờ nó không ăn khoẻ nữa rồi. Chắc tại bú sữa bò nhiều quá đây mà.

Thằng Minh bán đồ gỗ ở Đê La Thành. Em cũng chẳng nhơ số nhà bao nhiêu. Hôm vừa rồi qua nhà nó. Nó cho một cái kệ ti vi. Thằng này vẫn chưa lấy vợ. Hình như sau trận ấy cậu bị thọt cà, mất khả năng chiến đấu...

CAO SƠN (TTVNOL)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

không lộ liễu.


Ngắm gái xinh chụp bán nuy giữa khung cảnh hương đồng gió nội gợi thật nhiều cảm xúc. Dưới đây là một vài shoot hình của em gái 18+ xinh xắn khiến người xem mê mẩn.
Trẻ trung năng động, dịu dàng, căng đầy sức sống

Ảnh gái đẹp khỏa thân giữa cánh đồng ở vùng quê hương sông nước miệt vườn
Đẹp tuy khỏa thân toàn bộ nhưng không lộ liễu.

Hương đồng gió nội chẳng sai

Trẻ trung năng động, dịu dàng, căng đầy sức sống

Trái cấm ảnh khỏa thân tuyệt đẹp

Đỉnh cao nghệ thuật Nuy là đây chụp rất nghệ thuật

Sưu tâm trên Net
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sức mạnh của lời nói

Đức Hoàng

an xin

Có một câu chuyện cũ của David Ogilvy, về một người đàn ông mù ăn xin trên phố. Không ai quan tâm đến ông cho đến khi tấm biển treo trên cổ ông được thay đổi.
David Ogilvy (1911-1999), thương nhân huyền thoại được mệnh danh là “Cha đẻ của ngành quảng cáo” từng kể một câu chuyện rất nổi tiếng. Chuyện về một người viết lời quảng cáo (copywriter) đi làm mỗi ngày, ngang qua một người ăn xin mù nơi góc phố. Trên cổ người ăn xin treo một tấm biển: “Tôi bị mù. Làm ơn giúp đỡ”.
Người qua đường hầu như không ai quan tâm gì đến người ăn xin mù. Cho đến một ngày, khi nhà quảng cáo quyết định dừng lại, lấy bút dạ ra và viết thêm vào tấm biển của người ăn xin mấy chữ nữa. Thế là những đồng xu liên tục được ném xuống. Người ăn xin rất hạnh phúc, không hiểu chuyện gì đã diễn ra, và chờ đến khi nhà quảng cáo quay trở lại vào buổi chiều. Ông hỏi nhà quảng cáo đã viết gì lên tấm biển của mình.
Nhà quảng cáo, người được hậu thế cho là chính David Ogilvy huyền thoại, chỉ viết thêm: “Đang là mùa xuân”. Tấm biển được sửa thành: “Đang là mùa xuân, mà tôi lại mù. Làm ơn giúp đỡ”.
Câu chuyện về sau có nhiều dị bản, trong đó có một dị bản nổi tiếng là nhà quảng cáo đã viết lại hoàn toàn tấm biển, thành: “Hôm nay là một ngày đẹp trời, nhưng tôi không thể nhìn thấy nó”. Cũng rất hay. Nhưng bản gốc của Ogilvy, khi chỉ thêm vào mấy chữ “It’s spring” – “Đang là mùa xuân” vào tấm biển cũ, ý nghĩa hơn.
Sức mạnh của ngôn từ. Ai cũng biết đến sức mạnh ấy nhưng hay quên mất việc sử dụng. Bởi vì lời nói quen thuộc quá và người ta sử dụng nó hàng ngày, nên đôi khi ngôn từ bị xem nhẹ. Mấy vạn từ mỗi ngày, sai sót vài ba chục từ không đáng kể gì. Lựa lời là hành động chỉ được sử dụng những lúc trọng đại, họp hành hay hiếu hỉ.
Trong khi chỉ cần thêm bớt một hai từ vào một câu, thậm chí là đặt trọng âm chuẩn xác hơn, cuộc đời con người đã có thể thay đổi rồi.
Nói chung chuyện này cũng không trách được ai. Con người hay có xu hướng coi thường những gì họ nghiễm nhiên sở hữu.
Theo Docbao.vn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt - Hán ngàn năm tương báo



Khi xem xét các yếu tố về văn hóa và tư tưởng thì sự ảnh hưởng cũng chỉ là tương đối,. Những yếu tố tương đồng hay dị biệt cần được đặt trong bối cảnh biến động của lịch sử. Vòng quay thịnh suy bĩ thái, tan rã hay hợp nhất  của quốc gia ước khoảng vài trăm năm, vòng quay tan rã hợp nhất của dân tộc ước khoảng vài ngàn năm đó gần như là sức mạnh của tạo hóa mà con người khó có thể cơ cầu. 

Khoảng đầu Thế Kỷ X, nhà Đường suy vi, các tiết độ sứ, thế lực quân phiệt cát cứ xưng Vương, xưng Đế (tức là chu kỳ tan rã của quốc gia). Ở phía Nam sông Trường Giang hình thành nên 10 tiểu quốc tương đối đập lập. Tuy nhiên cục diện Ngũ đại Thập quốc đã kết thúc vào kỷ nguyên thống trị của anh em Triệu Khuông Dẫn (nhà Tống),  duy chỉ có Tĩnh hải quân Tiết độ sứ, và phần đất của người Tây Hạ là cát cứ độc lập thành công, hình thành những nhà nước Phong kiến độc lập. 

Ngũ Đại - Thập Quốc trước khi Triệu Khuông Dẫn lên ngôi (960),
Tĩnh hải quân tiết độ sứ được chú thích là An Nam
Vì sao triều cống?
Quốc gia Đại Việt mà trước đó là Đại Cồ Việt thực chất chỉ là một mảnh vỡ nhỏ ở vùng cực Nam của Đế quốc Đại Đường. Bản thân họ Khúc - những người đặt nền móng đầu tiên cho việc thành lập quốc gia riêng của người Việt (905 - 930) ban đầu cũng chỉ xưng Tiết độ sứ (Chức vụ gần như là một thống đốc bang trong liên bang Trung hoa đế quốc vậy). Ba đời họ Khúc đều cố gắng hợp thức hóa địa vị thống trị của mình bằng cách dâng biểu cầu phong lên chính quyền trung ương Trung quốc.

Đó là cái tiền đề để từ đó về sau suốt hơn ngàn năm các vị đế vương của người Việt buộc phải triều cống Trung Hoa như một lời khẳng định cho tính chính danh của mình, hay của vương triều mình. Việc này chi phối trong dân gian đến nỗi nếu vị hoàng đế nào không thực hành việc dâng biểu cầu phong thì được coi như nhà thống trị phi pháp. Đương nhiên là đánh bại Trung Hoa thì dân gian sùng kính (Hợp tình) nhưng được sắc phong của Trung Hoa mới được coi là Hợp Pháp.

Bên cạnh các tham vọng chính trị, thì việc triều cống cũng đem lại những lợi ích kinh tế lớn lao. Trung Hoa từ Tống triều đến Minh, Thanh với vị thế là Đế quốc đã cho nhiều hơn nhận cống nạp. Sứ đoàn của Đại Việt đem đi thì ít mà nhận về thì nhiều, đó là chưa kể tới việc khai thông các thương điếm.
Con đường tơ lụa mà China là một đầu cầu - trung tâm sản xuất của Thế giới
Tức là hình thành nên một dòng thương mại đặc biệt là thương mại triều cống. 

Trung Hoa ngày đó là trung tâm sản xuất của thế giới, Trung tâm văn hóa văn minh, dù sức mạnh quân sự không phải là khi nào cũng vượt trội nhưng sức mạnh về kinh tế thì đủ hấp dẫn với bất cứ một quốc gia nào trong khu vực. Giao thương với Trung Hoa khi đó không khác gì việc buôn bán với nước Mỹ ngày nay mà muốn giao thương được thì phải triều cống, phải thỏa mãn tâm lý Trung Hoa. 

Tương đồng hay ảnh hưởng văn hóa tư tưởng
Trung Hoa với vị thế là trung tâm văn hóa - văn minh của Đông Bắc Á vẫn có sức ảnh hưởng rất lớn mạnh. Nhiều quốc gia trong khu vực như Đại Việt (Đại Cồ Việt), Tây Hạ, Cao Ly và cả Nhật Bản nhìn thấy ở mô hình cai trị kiểu Trung Hoa khả năng bảo vệ khá bền vững chính thể do chính mình tạo dựng, xây dựng chế độ trung ương tập quyền, hay phát triển năng lực quân sự. Tất nhiên bên cạnh sự lựa chọn này còn có sự chi phối của truyền thống - đối với Việt Nam là một ngàn năm Bắc Thuộc với mô hình cai trị của phương Bắc đã thành thâm căn cố đế.

Nói cách khác, trong thời Trung đại mô hình cai trị kiểu Trung Hoa gần như là lựa chọn tối ưu nhất cho các các quốc gia xung quanh đế quốc này. Một kiểu đồng tâm về chính trị? Tất nhiên mỗi quốc gia sẽ có sự tiếp biến cho hợp với thực tế của mình. 

Trong khi Tống triều dần độc tôn Nho thuật thì Đại Việt lựa chọn Tam giáo đồng tôn hẳn bắt nguồn từ ý thức muốn tạo "ngoài trời còn có trời nữa" nhưng cũng có một điều khá lý thú đó là việc nhà Đường cũng có cách cư xử khá rộng rãi, khoáng đạt và trọng đãi cả ba tôn giáo Nho - Phật - Đạo, tức là thời kỳ Tam Đại Giáo. 

Mảnh vỡ của Đại Đế quốc Đường và chịu ảnh hưởng của văn hóa tư tưởng thời Đường chăng? Sau này nhà Nguyễn thống trị cũng cố gắng tạo ra một phong thái Minh ở Việt Nam bởi các vị quân chủ thời kỳ này cho rằng xã hội và văn hóa Minh tiến bộ hơn Thanh Triều vốn là tộc mọi rợ phương Bắc? 

Tuy nhiên nhìn sâu xa hơn về mặt tư tưởng triết học thì Việt - Hán ai chịu ảnh hưởng của ai vẫn còn là vấn đề để ngỏ và đòi hỏi những nghiên cứu chuyên sâu trên tinh thần cầu thị khoa học.

Việt - Hán ai chịu ảnh hưởng của ai?
Vấn đề này thực sự là đau đầu và nó chạm thẳng tới tâm thức dân tộc của hai phía. Tuy nhiên có một thực tế mà ta phải nhìn nhận rằng không gian văn hóa Bách Việt từng rất thịnh vượng ở Nam sông Trường Giang.

Trước thời Chu suy tàn khoảng ngàn năm thì Hoa - Hạ và sau này là Ân, Thương cũng chỉ là vài đốm nhỏ trên Trung lưu sông Hoàng Hà. Họ thuộc về Mongolit, trồng kê và chăn thả gia súc. Bách Việt ở phương Nam giỏi đi thuyền, trồng lúa nước, xây dựng làng xã. 

Từ đặc điểm là trồng lúa nước thì hình thành nên kết cấu xã hội kiểu làng xã và từ đó hình thành nên ứng xử xã hội. Cũng vì trống lúa nước nên việc quan sát thời tiết xem xét sự cân bằng âm, dương, nặng nhẹ ảnh hưởng rất lớn tới mùa vụ. Đó mới là khởi nguyên của Âm Dương, Ngũ Hành.
Hà Đồ - Lạc Thư thực chất là biến thiên, chuyển động liên kết và bài trừ của âm (trắng) dương (đen)
Cho nên Bát quái, hay Hà đồ - Lạc thư thực chất nó chỉ là việc thống kê kinh nghiệm quan trắc thời tiết, thuận theo tự nhiên thôi. Ngay cả cái kinh dịch khi xem kỹ các hào, tiết cũng thấy yếu tố lớn là thời tiết, dự đoán thời tiết chứ chẳng phải là cái gì quá triết học cao sang cả.

Thuận theo tự nhiên hình thành nhân sinh quan thuận theo tự nhiên mà sống tất yếu sẽ hình thành nên tư tưởng, học thuật tương tự. Âm Dương - Ngũ Hành, Hà Đồ - Lạc Thư hay kể cả Kinh Dịch sau này đáng được đặt nghi vấn đó là sản phẩm của Hoa Hạ hay tổng kết kinh nghiệm sống của dân phương Nam tức là Bách Việt? Mà Lạc Việt là một trong số những tộc đó.

Bách Việt phân rã thì phương Bắc mạnh lên. Bách Việt tách ra các mảnh vỡ như Sở, Ngô, Việt rồi cả Văn Lang, Âu Lạc, Mân Việt, Tây Âu, Nam Việt (Triệu Đà) thì phương Bắc ngàn nước thành trăm, trăm nước thành chục, chục nước thành bẩy rốt lại Tần Thủy Hoàng thống kế, Đại Hán hùng mạnh. Một phân rã một thống nhất tất yếu thắng thua đã định, việc cướp khống văn hóa là điều có thể sẩy ra.

Từ Hoa - Hạ đến Hán, Minh người Hán luôn luôn tìm cách tận diệt Bách Việt. Các triều đại nào của họ tiến về phương Nam dồn đẩy, chiếm đất của Bách Việt. Từ Nam Trường Giang làng xóm bạt ngàn, với ruộng lúa, vũ khúc lông chim người Việt bị đẩy xuống đến Lĩnh Nam (tức là miền Lưỡng Quảng) rồi co giữ lại ở vùng đất tương ứng với Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. 

Trung Hoa tiến về phương Nam, tiêu diệt Việt tộc, tiêu hủy văn hóa. Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn nho, Mã Viện tiêu diệt trống đồng, sau này là cái họa từ Minh Thành Tổ. Mục tiêu tận diệt gốc tích văn hóa Việt đã thành một thứ truyền thống của China. Đến ngày nay thì cũng vậy thôi. Trăm năm là dài với một đời người nhưng lịch sử của dân tộc thì vài ngàn năm cũng chưa phải là nhiều, trong quãng thời gian vài ngàn năm đó luôn luôn có sự chi phối của vòng quay tuần hoàn bĩ cực thái lai mà tạo hóa an bài.

Ước khoảng bốn ngàn niên cho một chu trinh.

Bài của Sông Hàn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH NHÀ VĂN HÓA NGUYỄN HỮU ĐANG


Thưa chư vị,

Hôm nay 15.8.2013, tròn 100 năm ngày sinh của Nhà văn hóa Nguyễn Hữu Đang (1913-2007). Ông là một nhà báo, một trong những người sáng lập nên Hội truyền Bá Quốc ngữ, là thứ trưởng Bộ Thanh Niên và là người chỉ huy dựng Lễ đài Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh và Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân. Ông cũng bị kết án 15 năm tù trong vụ án Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm.

Nguyễn Hữu Đang là một người cương trực, thẳng thắn, một nhà hoạt động chính trị, văn hoá nổi tiếng và là một nhân cách lớn. Mặc dù bị oan khuất gần 30 năm, nhưng trong những tác phẩm của ông, người ta không thấy sự oán giận mà chỉ thấy sự khoan dung, nhân hậu, lòng tin vào tương lai của đất nước, dân tộc. (Theo Wikipedia)

Nguyễn Hữu Đang là một ông tiên bị đày xuống trần gian đầy cực nhọc trong khoảng gần 100 năm mà một số người trong chúng ta may mắn hạnh ngộ. Tưởng nhớ Ông, xin thắp nén tâm hương bái vọng và trân trọng giới thiệu lại một bài viết của ông. Xin chân thành cảm ơn Nhà báo Kiều Mai Sơn đã gửi cho chúng tôi tư liệu này để chia sẻ cùng chư vị.  - Lâm Khang chủ nhân.
__________________
ĐỌC SÁCH GIÁO KHOA
“VIỆT SỬ” CỦA TỪ NGỌC
(Viết cho lớp ba Tiểu học)
Lời dẫn của Kiều Mai Sơn: Trên số báo thứ 110 của tờ Sự thật ra ngày 25-4-1949, có đăng một bài viết với tiêu đề như trên của Nguyễn Hữu Đang. Bấy giờ ông đang công tác bên ngành Bình dân học vụ (đóng ở Thanh Hóa), và thường hay cộng tác với báo Sự thật, cơ quan của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương mà thực chất là Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi rút vào bí mật.
Đây là một tư liệu đặc biệt quý giúp cho sự nhận diện rõ hơn chân dung của Nguyễn Hữu Đang với tư cách là một nhà văn hóa - giáo dục. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn coi đây là một sự tri ân đầy ý nghĩa đối với bậc tiền bối đáng kính nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 năm ngày sinh của ông. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Từ ngày kháng chiến toàn quốc đến nay, ông Từ Ngọc Nguyễn Lân là người soạn được nhiều sách giáo khoa nhất. Sự cố gắng của ông cần được giúp đỡ. Các cơ quan ngôn luận cơ bản nhận giới thiệu những sách ấy với công chúng và những người quan tâm đến việc học của thanh niên không nên bỏ cơ hội góp ý kiến với tác giả để việc soạn sách giáo khoa được ngày thêm hoàn hảo.
Viết cuốn Việt sử, ông Từ Ngọc chỉ nhằm một mục đích gần gũi, nho nhỏ, song cuốn sách tự nó nhắc đến hai vấn đề quan trọng: phương pháp viết sử và phương pháp dạy sử.
Vấn đề trên, từ sau Cách mạng tháng Tám tới nay, chỉ mới có ông Đào Duy Anh nói qua đến một lần trên tạp chí Tiên phong và ông Trần Văn Giáp đề ra trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc hồi tháng bảy năm ngoái, mà chưa hề có một cuộc thảo luận đến nơi đến chốn nào. Tôi thắc mắc về sự thiếu sót đó nhưng không bàn trong bài này, xin nhường lời cho những nhà sử học đủ thẩm quyền. Tôi chỉ có một vài nhận xét về cuốn sách giáo khoa của ông Từ Ngọc nói riêng và vấn đề dạy sử ở trường học nói chung.
Ông Từ Ngọc vừa là một người nghiên cứu đã từng viết sử, vừa là một giáo sư lão thành, vừa là một nhà văn. Nên chi cuốn sách của ông dễ đạt được những đặc sắc có thể là rất khó khăn đối với một tác giả khác. Bốn mươi hai bài gọi là “truyện danh nhân” với những đầu đề bóng bẩy, ý nhị như “Thù chồng nợ nước”, “Anh hùng Dạ Trạch”, “Sóng Bạch Đằng”, “Cờ lau tập trận”, “Châu chấu đá voi”... nối tiếp nhau theo thứ tự thời gian như những cái mốc rải rác trên quá trình đấu tranh của dân tộc Việt Nam suốt từ Hồng Bàng kỷ đến nền Dân chủ Cộng hòa. Truyện nào viết cũng giản dị mà linh động khiến người đọc ham thích. Nhiều đoạn sẽ gây cho trẻ em cái cảm giác như cùng sống với người xưa trong những giờ phút đau khổ, hồi hộp hay quyết liệt, anh dũng. Em nào đọc truyện An Tiêm mà chẳng say sưa với những câu tả sự gặp gỡ đầu tiên của con người thượng cổ với quả dưa hấu:
“Ngoài là vỏ xanh đen, trong là cùi trắng, rồi đến ruột đỏ như tiết, vân nổi lên bên cạnh những hột đen nhánh; cái màu tươi thắm, như xui chàng thử nếm xem sao; chàng cắt một khoanh, đặt lên lưỡi thì cảm thấy một vị ngọt ngào, êm dịu, một hương thơm nhẹ nhàng...”
Còn gì phô diễn lòng hâm mộ và sốt sắng ủng hộ của những phụ nữ thôn quê đối với cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bằng mấy lời ca dao:
                Ru con con ngủ cho lành 
                Để mẹ gánh nước rửa bành con voi 
                Muốn coi, lên núi mà coi 
                Coi bà quan tượng cưỡi voi bành vàng.
Rồi những cảnh Trần Nhật Duật thi gan với địch, một mình một ngựa thản nhiên đi vào giữa rừng gươm giáo đầy sát khí, Trần Bình Trọng khảng khái trước Ô Mã Nhi, Nguyễn Biểu bị trói ba ngày ở chân cầu Lam luôn miệng chửi mắng Trương Phụ cũng như những trận Bạch Đằng, Đống Đa đều có thể khiến trẻ em nhảy nhót lên được.
Những bài sử ký vui, kích thích tâm trí học trò được như vậy, nếu chỉ đứng về mặt cách thức giảng dạy mà xét thì thực là một sự thành công đáng kể. Tiếc rằng nhiều lúc tác giả đi hơi xa nên sự cố gắng làm vui đã trở thành con dao hai lưỡi mà dưới kia chúng tôi sẽ nói rõ.
Dạy sử vui cốt cho học trò ham biết sử, nhưng không phải biết để mà biết, mà là biết để có một thái độ nào, những hành động nào. Bởi vậy nhiều bài sử của ông Từ Ngọc thường kết thúc bằng một bài học thực tiễn rút trong kinh nghiệm của người xưa: An Dương Vương “quá tin người mà không đề phòng ngoại xâm, không rèn luyện binh mã, đến khi giặc đến tất phải thua”; Triệu Quang Phục “đã áp dụng một chiến thuật giống hệt chiến thuật du kích của bộ đội ta ngày nay. Họ Triệu đã thắng quân Lương thì nhất định cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của chúng ta cũng sẽ được thắng lợi”; và “dưới chế độ vua quan” thì “một người ái quốc có tài như Nguyễn Trường Tộ cũng phải bó tay” v.v...
Trong một vài trường hợp tuy kể chuyện danh nhân ông cũng không quên hẳn dân chúng. Ông cho trẻ em biết khi hai Bà Trưng nổi lên “dân gian rủ nhau xung vào đội nghĩa binh để theo hai Bà đi trừ giặc”; khi Bà Triệu khởi nghĩa “phụ nữ hồi ấy, dù là những kẻ quê mùa cục mịch cũng tham gia nhiệt liệt vào công cuộc kháng chiến”; “Những người đứng lên cầm quân đuổi giặc Đường phần nhiều chỉ là những kẻ thường dân, thấy giặc tham ác, không chịu được, nổi lên đánh phá”.
Chắc chắn những ưu điểm nói trên sẽ làm vừa lòng các nhà giáo mặc dầu nội dung cuốn sách còn thiếu nhiều phần thiết yếu mà vì điều kiện vật chất eo hẹp tác giả đã phải hy sinh, như những câu hỏi thử thông minh, giải nghĩa chữ khó, bản đồ, tranh ảnh.
Nói vậy không phải là cuốn sách không có những khuyết điểm lớn.
Trước hết chúng tôi không hoàn toàn đồng ý với ông Từ Ngọc về mục đích việc dạy sử ở bậc tiểu học.
Trong “lời soạn giả”, ông nói: “khoa Việt sử ở bậc tiểu học chỉ có mục đích giáo dục chứ không có tính cách khoa học” dường như giáo dục có những trường hợp cần phải không khoa học! Thực ra, nếu ông Từ Ngọc đã ấn định nhiệm vụ giáo dục của khoa Việt sử ở trường tiểu học là dạy cho trẻ em biết gốc tích nước Việt Nam, biết yêu Tổ quốc và biết làm phận sự người công dân, mà ông không cho nó khoa học thì nó làm tròn nhiệm vụ kia thế nào?
Phân tách ý ông Từ Ngọc, ta thấy ba điều nhầm:
Một là cho rằng dạy sử cho trẻ em chỉ cốt rút ra những bài học xử thế thì không cần phải là sự thật, miễn có truyện để làm thí dụ, để làm gương là được rồi. Chỗ này, chúng tôi xin trả lời vắn tắt là truyện càng có nghĩa lý, càng khoa học, càng thật bao nhiêu thì càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm hồn trẻ em bấy nhiêu, và do đó bài học xử thế càng có giá trị.
Hai là đem truyện hoang đường, quái đản vào sử ký với ý định mở mang, trau dồi trí tưởng tượng của trẻ em. Chỗ này có sự lẫn lộn. Cố nhiên, hầu hết các nhà giáo dục đều nhận cần phải hướng dẫn cho trí tưởng tượng của trẻ em được nẩy nở, vẫy vùng trong những truyện kỳ ảo, thần tiên. Song người ta chỉ dùng truyện cổ tích, truyện giải trí thế nào cho trẻ em vẫn cảm, vẫn sống với các nhân vật trong truyện, mà không bao giờ tin như đinh đóng cột rằng đó là những sự thật về tổ tiên mình. Cưỡng bức sử ký làm việc ấy là thừa mà lại nguy hiểm. Bao nhiêu những “tục truyền rằng” rất phong phú, rất nên thơ, rất có ý nghĩa mà ta thừa hưởng được của tiền nhân, đáng cho ta quí báu nâng niu thật đấy, nhưng ta phải biết dùng cho đúng chỗ. Ta xếp nó vào cái ô cổ tích, giải trí, chứ nhất định không nên đem làm một thứ sử giả hiệu như trước nữa.
Ba là tin rằng dạy sử cho trẻ em lúc đầu có thể bịa đặt cho vui, rồi về sau sẽ đính chính cũng không muộn. Kể dạy cho vui thì toán pháp, địa lý, cách trí đều cần dạy cho vui, có lẽ ta cũng phải bịa đặt cả sao? Hơn ai hết, ông Từ Ngọc thừa biết không thiếu gì cách dạy vui mà mà vẫn đúng. Nếu mà muốn dạy vui mà đến nỗi những điều trẻ học năm sau lại đính chính những điều chúng học năm trước, thì trong cái năm sau ấy trẻ em hoặc sẽ rối trí, hoặc sẽ hoài nghi: những điều ta đang học đây chưa lấy gì làm chắc, rất có thể sang năm sẽ lại bị đính chính nữa!
Những cái nhầm trên đã làm cho tác giả nhiều khi nghiêng hẳn về dã sử và sử ký tiểu thuyết hóa. Dưới ngòi bút ông, một vài vị anh hùng dân tộc vốn rất thật đã phảng phất bóng dáng những Nam hải dị nhân: Nguyễn Biểu cầm đũa khoét đôi mắt ở một chiếc đầu lâu chấm dấm mà nuốt ngon lành. Khi nào tác giả cho là dã sử chưa đủ gây hứng thú thì nhà tiểu thuyết ở tác giả giúp sức: trăm trứng mà Âu Cơ đẻ ra đều “tròn trĩnh xinh xắn, trứng ấy nở ra thành 100 người con trai mặt mũi sáng sủa, khôi ngô”, và khi một bọn lên miền thượng du, một bọn xuống miền châu thổ thì “vợ chồng con cái gạt nước mắt chia tay”; đời Hùng Vương, các hoàng tử dâng lên vua cha những món ăn Tàu bây giờ, “nào nem công, nào tổ yến, nào bóng cá, nào gân nai” và, trong một xã hội bộ lạc, họ ngự trong những “nhà vàng, gác tía”!
Sau hết, tác giả cũng như một ông thầy, phải có một phương pháp nhận thức cho đúng. Nếu không dù dụng ý tốt mấy cũng dễ đưa học sinh đi lạc đường.
Đọc Việt sử, chúng ta lấy làm vui mừng mà nhận thấy tác giả đang đi theo một hướng tiến bộ, nhưng ít nhiều quan điểm cũ quá dai dẳng vẫn còn lẩn quất quanh ông. Như những sợi dây vô hình nó làm vướng chân ông trong khi ông bước mạnh. Ông chưa nắm vững phương pháp nhận thức mới.
Ông có nhớ đến dân chúng, nhưng ông chưa đánh giá được đúng mực vai trò trọng yếu của dân chúng trong lịch sử. Trong cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng, trẻ em không thấy sự thức dậy ào ạt của tinh thần dân tộc, sự nhân dân tự động nổi lên hưởng ứng khắp nơi trước khi quân của hai Bà kéo đến. Sau Mai Hắc Đế và Bố cái Đại vương, cho đến tận Hoàng Hoa Thám, Việt sử chỉ có toàn những vua, quan, tướng. Tài năng, chí khí của họ định đoạt hết thảy. Bao nhiêu triệu dân chìm đâu mất. Nguyễn Huệ ở đây được trình bày dưới hình ảnh một vị hoàng đế oai phong lẫm liệt mà gốc tích thế nào trẻ em không biết (chín mươi phần trăm học sinh tiểu học bây giờ là con nông dân, ta hãy tưởng tượng các em sẽ sung sướng thế nào khi biết rằng Nguyễn Huệ là một nông dân khởi nghĩa!). Cả đến những cuộc kháng chiến vĩ đại như chống Mông Cổ, đánh quân Minh, trẻ em cũng không được biết nhân dân tham gia, ủng hộ, chịu đựng, chiến đấu ra sao. Trong tình trạng ấy, không những trí phán đoán của trẻ em bị đánh lừa, mà trẻ em còn khó lòng có một ý niệm rõ ràng về nghĩa vụ và năng lực người dân mà phụng sự và tự tin.
Đành rằng theo chương trình đã định của Bộ Giáo dục, cuốn Việt sử chỉ kể chuyện danh nhân. Nhưng kể truyện danh nhân mà ta tách họ ra khỏi dân chúng, ra khỏi những điều kiện xã hội đã tạo ra họ và đã góp phần quyết định vào sự thành công, thì hình ảnh họ dù được tô điểm thế nào, trước con mắt của trẻ em, cũng chỉ đẹp như hình ảnh những nhân vật tượng trưng trơ trọi trên sân khấu.
Vì không nắm vững phương pháp nhận thức mới, tác giả vẫn còn bị những thiên kiến của nhà nho về “ngụy triều”, về “quân giặc” ảnh hưởng. Cuốn Việt sử không có chỗ cho Lê Hoàn và Hồ Quý Ly, nhưng có chỗ cho cái ông hoàng Lang Liêu nào đó đời Hùng vương vì tục truyền rằng ông ta đã phát minh ra bánh chưng, bánh dầy. Khi nói đến Hồ Quý Ly, ông dùng lời khinh bỉ: “Người Minh bắt được cha con Quý Ly giải về Tàu”, cũng như khi nói đến một cuộc võ trang tranh đấu chống triều đình phong kiến của dân vùng núi, ông viết: “năm 1280 ở đạo Đà Giang bọn Mường Trịnh Dác Mật làm loạn”.
Những khuyết điểm mà cuốn Việt sử đã phạm phải có ba nguyên nhân sâu xa:
1- Những sử cũ chưa được đem duyệt lại;
2- Phương pháp viết sử khoa học chưa được phổ biến;
3- Nguyên tắc dạy sử ở trường học chưa hợp lý.
Trong kỳ đại hội nghị giáo dục vừa rồi ông Thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn, trong một bài thuyết trình, nhân nói đến dân tộc hóa giáo dục, có đề ra việc lập ngay một cơ quan nghiên cứu sử và biên soạn sách sử ký. Chúng tôi rất hoan nghênh sáng kiến đó và mong nó sẽ được thực hiện nhanh chóng.
Nhưng ròi đây, khi đã có sách sử ký giá trị rồi ta sẽ đem dạy thế nào? Trả lời câu hỏi này, ông Giăng-ba-bi (Jean Baby), giáo sư thạc sĩ, trên tạp chí Tư duy (La Pensée) đã có lần hô hào đưa sử ký lên địa vị một môn học căn bản và ông mạnh bạo chủ trương “trẻ em trước hết phải biết lịch sử cuộc tiến hóa kinh tế và chính trị của các thứ xã hội”.
Như vậy sử học là môn học căn bản soi sáng tất cả các môn học khác. Những kiến thức về văn nghệ và khoa học mà không có những kiến thức về sử học làm nền tảng thì chỉ tạo nên những trí thức cô độc, thiếu tinh thần nhân văn, mà cái biết chuyên môn càng cao lại càng làm cho lệch lạc. Rốt cuộc thường là nhiều năng lực không đem tiêu vào những hành động hoàn toàn ích lợi cho tiến bộ.
Môn học sử ở nhà trường quan niệm như thế tất phải được trình bày tổng quát, mạch lạc, từ nhân chủng, kinh tế, văn hóa rồi mới đến chính trị, quân sự. Chương trình bậc học nào cũng phải mở đầu bằng tiến hóa xã hội nói chung rồi mới đến tiến hóa riêng của dân tộc. Chỉ khác là ở bậc dưới sơ lược, ở bậc trên kỹ càng: một bức tranh thoạt tiên mới có vài nét chính dần dần được vẽ thêm chi tiết.
Tất sẽ có người lo như thế quá khó đối với học sinh tiểu học. Họ không ngờ rằng khó hay dễ hoàn toàn do chi tiết chương trình của mỗi lớp và cách thức giảng dạy của mỗi ông thầy. Còn đối với một học sinh bắt đầu học sử thì hiện tượng, sự việc xã hội cổ nào cũng mới lạ, trừu tượng, phức tạp ngang nhau. Không phải những vấn đề dân tộc (như nhà Hán đô hộ Giao Chỉ chẳng hạn) vì phạm vi hẹp hơn mà dễ nhớ, dễ hiểu hơn những vấn đề nhân loại (như đời sống bộ lạc chẳng hạn). Trái lại, khi đã có một ý niệm, một hình ảnh về tiến hóa nhân loại rồi thì nhìn vào tiến hóa dân tộc trẻ em sẽ thấy rõ ràng ngay.
Một mặt nữa, mỗi môn học khác phải được đặt nằm trong đường tiến hóa lịch sử mà trình bày. Giảng viên phải nhận rõ và cảm sâu sắc rằng sự phát triển của môn mình dạy có liên quan mật thiết với sự phát triển của kinh tế, chính trị.
Cả hai việc viết sử và dạy sử hiện thời có được chỉnh đốn lại, trường học mới thoát ra khỏi những cái nạn dã sử, sử hoang đường, sử biên niên, sử triều đại, sử danh nhân, sử một mặt (chính trị hay quân sự) rối ren, vụn vặt, rất ít hiệu quả trong việc rèn luyện thanh niên.
Ngày mà viện sử học đã có thành tích và việc dạy sử ở trường học đã xoay hướng hẳn lại thì một người có năng lực như ông Từ Ngọc sẽ cống hiến cho nền giáo dục những sách hay một cách dễ dàng.
NGUYỄN HỮU  ĐANG
Kiều Mai Sơn sưu tầm và giới thiệu


Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGƯỜI XƠ XÁC VÌ THƠ


Trong bài thơ “Phỏng vấn Thạch Quỳ” tôi có viết: Nếu được tái sinh xin lại làm thi sĩ / Để được tự do xơ xác vì thơ. Thực ra thì nhà thơ Thạch Quỳ ở Vinh chưa xơ xác mấy vì thơ . Trong số bạn thơ của tôi, có lẽ nhà thơ Lê Đình Ty ở Đồng Hới là người “xơ xác vì thơ” nhất. Lê Đình Ty làm thơ từ những ngày học lớp bảy trường làng, khi anh mới 16 tuổi (1963). Năm 1964, tôi lên học cấp ba ở trường huyện, chúng tôi phải học sơ tán ở làng Cổ Liễu, Liên Thủy. Trong lớp học cấp 3 Lệ Thủy của tôi hồi ấy có rất nhiều bạn học giỏi văn như Lê Đình Ty, Đỗ Hữu Lời ( nhà thơ Đỗ Hoàng), Trần Văn Hải (nhà thơ Hải Kỳ), Lâm Thị Mỹ Dạ, Phạm Hữu Xướng,Trần Khởi, Nguyễn Minh Hoàng… Ở lớp tôi hồi đó, Lê Đình Ty là chủ soái thơ. Lê Đình Ty người làng Xuân Hồi, Liên Thủy lúc đó đã viết được cả tập thơ tình chép tay nắn nót trong vở học trò. Sau này Ty “bật mí” là hồi đó viết rất nhiều thơ để “tặng” Lâm Thị Mỹ Dạ, người bạn gái xinh đẹp cùng học cấp hai, mà đến giờ vẫn giữ không dám gửi ! Có lần trong lớp học, không biết Lê Đình Ty kiếm đâu được cuốn “Yêu nhau nên biết” dịch của Trung Quốc, bọn con trai chuyền tay nhau đọc. Từ đó thằng nào cũng thích làm thơ tình. Ở lớp, ngoài tờ báo tường của Chi đoàn, chúng tôi tổ chức tờ báo tường riêng của “tổ văn lớp”. Tôi làm bài thơ “ Quê mẹ” theo “kiểu thơ” Tố Hữu, viết về Đại đội pháo binh Ngư Thủy quê tôi bắn cháy tàu chiến Mỹ. Khi bài thơ được dán lên báo tường, ngay ngày hôm sau Lê Đình Ty đã có bài “ phê bình” khen hết lời. Nào là “ tư tưởng lớn”, “ hình tượng đẹp”…. Rồi Ty kết luận rất đúng “mốt” của “nhà phê bình” thời thượng bấy giờ:”Anh sẽ tiến xa hơn nữa trên con đường thơ ca !”. Bài “phê bình” dài mấy gang tay dán lên báo tường được cả lớp chen nhau đọc.

Sống và viết sôi nổi từ thời ấy, nhưng Lê Đình Ty lại vô cùng lận dận trên con đường thơ ca. Đang học dở cấp ba, Ty nhập ngũ vào ngành công an. Anh được đi học một khóa nhiếp ảnh pháp y. Nhưng rồi Ty lại say mê chụp ảnh nghệ thuật, nên phải chuyển ra khỏi ngành công an, về công tác tại ngành văn hóa. Lê Đình Ty sống nhiều năm ở Huế. Anh là tay máy bậc 7, chuyện đi dạy nghề và chấm tay nghề cho thợ nhiếp ảnh của tỉnh Bình Trị Thiên hàng năm. Anh nghệ sĩ nhiếp ảnh có hạng của hiệu ảnh Phú Xuân bên chân cầu Trường Tiền hồi chung tỉnh Bình Trị Thiên. Anh có bức ảnh nghệ thuật Hồn rừng được tặng Huy chương Bạc của Hội nghệ sĩ nghiếp ảnh Việt Nam năm 1996. Giỏi nghề ảnh như thế dễ làm giàu lắm, nhưng Lê Đình Ty thì : Nợ cơm áo níu còng lưng bóng xế / Bao nỗi niềm gửi dấu trang thơ… Bởi mỗi lần gặp bạn bè, gặp người đẹp thì có bao nhiêu phim anh bấm bằng hết, rồi thức suốt đêm, lui cui tráng ảnh để kịp sáng mai đem tặng người đẹp , cùng với những bài thơ nóng hổi ở túi ngực bên trái ! Có lần, hồi Ty đang quản lý hiệu ảnh nhà nước trên đường Trần Hưng Đạo, Huế. Một đêm mưa, tôi, Hải Kỳ, Đỗ Hoàng, Mai Văn Hoan đến phòng ảnh của Ty ( cũng là chỗ trọ) đọc thơ với nhiều người đẹp sinh viên. Ty bốc lên đẩy giàn máy ảnh của hiệu ra chụp. Khi mọi người đã lui rồi, tôi và Ty ở lại để rửa ảnh cho đến 2 giờ sáng, cho kịp sáng mai tặng các nàng. Hồi đó làm gì có Mililap như bây giờ. Muốn in ảnh phải pha thuốc, rồi nhúng từng cái phim vào. Chờ ảnh hiện lên, tráng qua tráng về, khi rõ nét mới đưa ra sấy dưới ngọn đèn điện 500 oát. Khổ thế mà say lắm, chăm chỉ lắm ! Vì thế nên người ta chụp ảnh ai cũng giàu , xây nhà mua xe, chỉ riêng Lê Đình Ty càng chụp ảnh càng nghèo rớt mùng tơi ! Vợ chồng đã sắm đủ loại máy ảnh xịn của Nhật, rồi sắm cả buồng tối để in sang ảnh ở nhà mình. Nhưng , do chụp ảnh ba phần tặng một phần lấy tiền nên sinh lỗ lã . Thế là anh bán dần máy móc, chỉ còn giữ lại cái máy ảnh cũ kỹ để chụp chơi.

Thơ phú còn làm anh bị tai họa thập tử nhất sinh bởi một con quỷ đội lốt người tình ! Năm 1983, Lê Đình Ty được Công ty nhiếp ảnh Bình Trị Thiên cử ra làm Trưởng hiệu ảnh quốc doanh tại chợ Tréo, huyện Lệ Ninh ( cũ) . Một người con gái trắng trẻo, đã có chồng, do yêu thơ Ty, phục tài chụp ảnh của Ty, đã đem lòng thương trộm . Thi sĩ say thơ, say người đẹp bị hớp phải bùa mê. Bên bờ sông Kiến Giang ấy, Lê Đình Ty đã làm tặng nàng nhiều bài thơ tình lửa cháy. Thế rồi chồng nàng phát hiện ra . Anh ta bắt vợ phải “thể hiện lòng chung thủy”. Thế là nàng đã đang tâm vô tận Huế mua một lọ a-xit . Rồi một đêm “nàng” hẹn Lê Đình Ty gặp nhau tại chỗ hay gặp nhau là bờ mương An Xá. Con quỷ đã tạt a xít vào mặt người mà trước đó mình đã yêu nồng thắm. Lê Đình Ty bị cháy xém mặt mày, phải điều trị khắp nơi mấy năm trời mới lành vết thương. Nhưng khuôn mặt thì thành sẹo. Đó là “cái sẹo thơ” oan nghiệt mà anh phải mang suốt đời. Từ đó, bao nhiêu tiền của đều chi cho việc chữa bệnh. Lành vết thương cơ quan xét cho anh về hưu non. Thời điểm đầu năm 2005, lương anh tháng chỉ 320 ngàn đồng . Nhà đã nghèo, lại nghèo thêm . Tôi ốm đau chẳng làm gì được / Vợ một mình chạy bảy miệng ăn, nên anh đau xót khi nghe con gái nhỏ năm sáu tuổi ra đường ngồi bán nước, báo tin “vui” cho bạn bè : Giữa trưa hè dầm dề áo ướt / Được hai đồng, mừng rỡ con khoe… Trong bài thơ “Cảnh nhà” , cảnh tượng còn thương cảm hơn : Vợ trực về nhịn đói / Lo chạy bữa ngày mai… Bà vợ phải vừa đi làm việc nhà nước, về trồng rau, nuôi heo gà, đi hái củi bán mới trang trải đủ chi tiêu tằn tiện của gia đình.

Cái thời khốn khó ấy, bạn bè cũng chẳng khá hơn. Có mấy đứa bạn thân cùng trường huyện xưa đang làm thơ ở Huế thì đứa nào cũng đeo đuổi thơ phú, đứa nào cũng nghèo , lấy ai cậy giúp ! Bài thơ “ Cùng cảnh”, tặng Hải Kỳ kể chuyện Hải Kỳ đi học đại học sư phạm ở Huế, vợ ốm cần phải ra Đồng Hới thăm vợ , mà chẳng có đồng dính túi. Lê Đình Ty đến thăm bạn, tui cũng chỉ “đầy gió túi căng phồng”. Cuối cùng hai đứa bèn quyết định “ Liều một chuyến nhảy tàu !” Thật xót xa và đồng cảm !

May mà Lê Đình Ty có người vợ tuyệt vời. Một người vợ Tám Cám, rất mực thương chồng, thương con, nên bao nhiêu nỗi đau đớn, túng bấn đều được hóa giải !. Y sĩ điều trị Nguyễn Thị Thêm vợ Lê Đình Ty làm việc ở Phòng khám Cán bộ Đồng Hới, mặc cho thiên hạ dèm pha, em đã tận tình chữa trị, chăm sóc chồng . Thêm nhiều lần vay mượn tiền bạc đưa chồng ra Hà Nội vá da mặt. Những ngày đó, có lần tôi từ Huế ra thăm Ty. Anh ngồi trong một khung màn để che ruồi như cái lồng bàn , vì vết thương đang sưng tấy . Chồng bị nạn vì thơ, người làm thơ như tôi là những kẻ “tòng phạm” đến nhà phải “ghét” mới đúng. Thế mà Thêm vẫn tươi cười pha nước mời, rồi bảo tôi “Anh ngồi chơi nói chuyện với anh Ty, em ra đây một lát về ngay”. Thì ra nàng lẻn đi mua đĩa mồi, xị rượu mang về, bảo tôi: ”Anh Ngô Minh ngồi chơi uống rượu, đọc thơ cho anh Ty nghe, anh ấy đang thèm thơ lắm đấy !”. Chao ôi, một tình yêu, một tấm lòng. Cao hơn, một tầm văn hóa bao dung mênh mông!

Sau tai nạn ấy, Lê Đình Ty không thể đi làm cơ quan được, phải về hưu mất sức hai trăm ngàn đồng một tháng. Đến nay, qua mấy lần tăng, lương hưu của Ty cũng chỉ 680 ngàn đồng ! Con thì ba đứa đang nhỏ, nên gia đình càng khó khăn hơn . Nhưng anh vẫn không bỏ thơ . Hình như thơ đến với anh còn nồng nàn hơn trước . Tuy muộn mằn so với bạn bè cùng lứa nhưng đến nay anh đã xuất bản được 6 tập thơ, trong đó có tập Tôi về áo ướt được tái bản. Tập thơ Khoảng vắng ( 1995) của Lê Đình Ty được Giải thưởng Lưu Trọng Lư ( Quảng Bình) lần thứ nhất ( 1991- 1995)…. Anh còn có hai tập thơ thiếu nhi “ Gió ở đâu “ ( 1998) và truyện thơ “ Huyền thoại Bàu Tró” ( 1999) được bạn đọc đánh giá cao. Đó là sự kỳ lạ của khả năng vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của con người. Tôi kể lan man như vậy để muốn nói một điều : Đối với Lê Đình Ty thơ chính nghiệp chướng, là định mệnh không thể chối bỏ : Đây, câu thơ / Giọt máu / Câu thơ đẫm đầy nước mắt …Riêng đối với tôi, mỗi bài thơ của Lê Đình Ty là sự trổ bông của một trái tim đau đớn một đời đập vì yêu, vì sự tốt lành của cuộc sống !

Hội Văn nghệ Quảng Bình bảo Lê Đình Ty làm đơn xin vào Hội Nhà văn Việt Nam. Ty xứng đáng lắm, nhưng ham thơ, ham rong chơi, cứ quên không làm đơn. Mới đây Ty làm cái đơn và gửi vào Huế nhờ bạn là tôi và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là bạn thân ký giới thiệu vào hội để kỷ niệm bạn bè. Mỹ Dạ bận đi họp ‘Hội nghị phụ nữ tiêu biểu’’ ở Hà Nội . Hoàng Phủ Ngọc Tường hỏi, đơn ai thế. Tôi bảo đơn xin vào Hội Nhà văn của Lê Đình Ty, gửi vào nhờ Dạ ký ‘’. Hoàng Phủ bảo tôi : ‘’ Lê Đình Ty mới là nhà thơ thực sự, hắn sống chết vì thơ . Đem đây mình ký thay Mỹ Dạ’’. Thế là ông Tường liệt nằm một chỗ, lật nghiêng người ghi ‘’Đề nghị kết nạp ’ rồi ký tên, chữ cong queo, võng xuống như nỗi đa mang. Tôi mang ra Đồng Hới cho Ty, Ty cầm tờ giấy có chữ ký Hoàng Phủ reo lên :’’ Được Hoàng Phủ Ngọc Tường ký giới thiệu như ri là sướng lắm rồi. Như là một lần vô Hội rồi… »
Xuất bản được tập thơ thơ bây giờ thật không dễ. Sau khi có giấy phép, còn phải vượt qua chặng “đầu tiên” là tiền đâu. Để in tập thơ “ Lời hạt”, Lê Đình Ty phải thế chấp “thẻ đỏ ”nhà , mới vay được 3 triệu tiền ngân hàng để in thơ ! In xong thơ là gửi tặng bạn bè, lại phải một lần tốn phí bưu điện, rồi lại còng lưng làm vườn, nuôi gà, lợn, nuôi cả cá rô phi đơn tính để trả nợ thơ. Tập thơ Lời hạt gồm những bài thơ viết trong những tháng ngày anh bị “tại nạn tình yêu” đến thay đổi hình hài, trong lúc cảnh nhà túng bấn . Đó là những suy nghĩ về đời và thơ, về số phận và tình yêu của con người đã vào tuổi tri thiên mệnh. Đó là tâm sự riêng của đời anh. Tai ương, khốn khổ và day dứt tình đời, tình người. Thương cho kiếp người phù du khát vọng, thương cho những đứa con xa luôn đau đáu một làng quê, thương bóng hình mẹ già côi cút vô ra nơi cõi nhớ, thương những người tình với nỗi buồn làm hành trang còn lại… Thơ là sự chiêm nghiệm, là một cuộc trở về từ trong cõi lãng du phiền muộn, cầm lên những mất mát và soi tận cõi lòng :…Ai sau rèm cấm xa xôi / Nhớ người áo ướt dưới trời đem hong?

Thời “di động”, Lê Đình Ty nghèo, thèm lắm mà không làm sao có “con dế” cầm tay để gọi bạn bè. Thương bạn , nhà văn Nguyễn Thế Tường bán rẻ cho Ty một cái Samsung có hai trăm bạc. Lúc đầu Ty chỉ dám mua loại card chỉ để nghe, không gọi được. Những khi có tiền nhờ nghề làm mi, in ấn sách cho các tác giả, Ty mua cái card trăm ngàn, thế là hứng lên gọi ai cũng đọc thơ qua di động. Chỉ ba bốn bài thơ đã hết nửa tiền card. Thế rồi lần ấy Ty say, ngã xe, con dế biến đi đâu mất, phải nhịn gọi ba tháng trời. Tôi ra Đồng Hới, thấy bạn mà thương , tôi liền nghĩ ra một kế : Chỉ có mấy trăm trong túi, nhưng tôi dẫn Lê Đình Ty đi thăm bạn bè, gặp ai tôi cũng bảo :” Ty mất điện thoại rồi, tớ ủng hộ nó ba trăm, cậu cho thêm một ít nữa cho nó mua cái điện thoại cũ kẻo tội”. Thế mà ngày đó hai đứa kiếm được triệu tư bạc. Chiều hai đứa lại vênh vang ra của hàng viễn thông mua dế…

Buồn quá, nhưng xem ra tất cả vẫn còn. Một người “sau rèm cấm”, tấm “áo ướt”, và người tình trắng tay đang đem hong lại niềm yêu mến cũ … Ty say thơ đến độ, vào cuộc rượu nào ban đầu cũng rất gìn giữ, chối từ, nhưng khi đã đọc vài bài thơ thì “rượu như lửa tôi uống tràn thay nước” ( Phùng Quán). Thế là Ty say. Vì say, trong năm năm qua, Ty đã sáu lần ngã xe máy rồi. Khi thì gảy xương vai, khi thì bươu đầu, mẻ trán. Nhưng may toàn vết thương nhẹ, nằm nhà vợ điều trị năm bữa nửa tháng lại lang thang. Có lần tan cuộc rượu, đang lẽ về nhà theo hương núi, thì Ty lại lao xe ra vùng cát Hải Thành mé biển giữa trưa hè “chang chàng cồn cát nắng trưa Quảng Bình”. Xe lủi vào ụ cát bên đường, Ty ngã bắn người ra nằm phơi trên cát bỏng. May nhờ có người đi qua, nhận ra nhà thơ, liền gọi taxi đưa về nhà, chứ để đến chiều chắc đã thành “Khô Ty” rồi ! Có lẽ Ty đã quá xơ xác vì thơ, nên bây giờ thơ đã cứu Ty chăng ?

Vâng, trong bài đồng dao miền Trung kể về mẹ gà đẻ ấp mười quả trứng, cả mười đều bị hiểm họa và rủi ro số phận, nhưng: Chớ than phận khó ai ơi / Còn da lông mọc ,còn chồi nảy cây… Mất mà được .Đó là cái lý sinh tồn mà chỉ nghệ thuật mới nói lên được, nhờ cái tâm lớn của nghệ sĩ ! Cái còn lại ấy, cõi lòng ấy chính là sợi chỉ xuyên suốt thơ Lê Đình Ty. Không mà có, ấy là khi cõi lòng còn chan chứa !

Bây giờ anh vẫn yêu si mê như thế. Vẫn làm thơ như thế. Anh đi lên Hồ An Mã miền Trung Du Lệ Thủy, anh ra tận Minh Hóa theo tiếng gọi của con tim. Di rong chơi suốt ngày. Để rồi cuộc rượu vui nào anh cũng có thơ mới đọc cho bạn bè làm thức nhấm…Ôi, thời bây giờ, ai cũng lo kiếm tiền làm nhà, cho con đi du học. Người sống nghèo với chất thi sĩ lãng tử nồng nàn như Lê Đình Ty hiếm hoi lắm . Nhờ những cuộc say ấy, năm 2007, Lê Đình Ty cho ra mắt tập thơ Gửi cùng ngọn gió, với chất thi sĩ tang bồng : Ngồi buồn bấm chữ mà chơi / Gửi người người có ngậm ngùi cùng ta…

Thương lắm, bạn của tôi ơi..

Huế 2003- 2007
VĨ THANH
Khi tôi đang chuẩn bị để đưa bản thảo tập tiểu luận QUÊ QUÁN CỦA THƠ này đi nhà in, thì nhà văn Hữu Phương và bạn bè Đồng Hới báo một tin đau đớn : Nhà thơ Lê Đình Ty đi rồi ! Chao ơi, sao lại thế này. Sao bao nhiêu khổ đau trên đời đều đổ lên đầu một người thế này. Nhà thơ Lê Đình Ty đã mất trong một vụ tai nạn giao thông ở Đồng Hới, Quảng Bình, chiều ngày 13- 6- 2013, hưởng thọ 67 tuổi. Ngày đưa anh xuống huyệt là ngày sinh nhật anh 8-5 âm lịch, lúc 3 giừo chiều ngày 15-6-2013.

         Chỉ mới vài ngày trước, Lê Đình Ty điện thoại cười nói sảng khoái, báo tin cho tôi cho tôi : Bây giờ mình là người hạnh phúc nhất. Ngô Minh biết không, mình đang yêu trên Facebook si mê như những ngày trai trẻ.Cuộc sống thật kỳ diệu. Đêm nào cũng thức đến một hai gờ sáng để làm thơ tình. Lê Đình Ty vừa được NXB Thuận Hóa ký giấy phép in tập thơ CÓ VÀ KHÔNG. Thế là tập thơ đã không được bàn tay anh chăm chút nữa rồi.  Năm 1983, Lê Đình Ty cũng say với thơ tình và tại nạn đã đến, nhưng anh đã thoát nạn. Năm nay, 67 tuổi anh lại say tình. Đó là cái nòi thi sĩ. Nhưng sao Trời Đất bạc ác, không để anh được hưởng những ngày hạnh phúc hiếm hoi, mà bắt anh rời cõi tạm sớm thế ?

          Lại nhớ thơ Lê Đình Ty như một lời tiên tri xa xót : Tôi giờ ở xứ biệt tăm/Quê hương vời vợi đăm đăm chân trời/ Mẹ cha cát bụi xa xôi/Tôi còn nắng gió lưng đồi quạnh hiu…Mới đó là Lê Đình Ty đã  ở xứ biệt tăm, ở với nắng gió lưng đồi quạnh hưu, thật không hiểu nổi. Không thể hiểu nổi cái phận người đen bạc…

 

                                                                                                   Huế, 23-6-2013

                                                                                            NGÔ MINH

 



Phần nhận xét hiển thị trên trang