Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Pol Pot đã trở thành “Anh hùng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên” như thế nào?

Tác giả:  Nate Thayer
(Hà Hiển dịch và giới thiệu)
HH – Dưới đây là bản dịch bài viết của nhà báo Nate Thayer với tiêu đề gốc là:   Pol Pot Tells China in 1977 that Killings Underway, to Continue  (tạm dịch:  Pol Pot tuyên bố với Trung Quốc vào năm 1977 rằng việc giết người đang diễn ra sẽ được tiếp tục) (*).  Bài viết này nói về chuyến thăm chính thức duy nhất ở cấp nhà nước tới Trung Quốc và Bắc Triều Tiên  của bọn Khmer Đỏ do Pol Pot dẫn đầu khi bọn chúng còn đang nắm quyền ở Phnom Penh năm 1977.   
Nhà báo Nate Thayer, theo lời tự giới thiệu trên trang blog riêng của ông là người có 25 năm kinh nghiệm viết báo về các chủ đề ở nước ngoài, nhưng tập trung vào Châu Á, đặc biệt là về lịch sử chính trị hiện đại của Campuchia, về Khmer Đỏ cũng như về Bắc Triều Tiên.
Bản dịch này đã được tác giả cho phép đăng lên ở đây. Trong giới hạn khả năng của mình, người dịch đã cố gắng dịch sát với văn phong, kể cả giữ nguyên cách viết chữ hoa, chữ  đậm… trong bài gốc cũng như trong các đoạn mà tác giả trích dẫn lại từ nguồn khác.  Người dịch chỉ xin được lấy một chi tiết trong bài báo, đó là việc Pol Pot, kẻ vấy máu hàng triệu người dân Campuchia và cũng là thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh biên giới phía Tây – Nam tàn sát dã man hàng ngàn dân lành Việt Nam, đã được Kim Nhật Thành trao tặng danh hiệu “Anh hùng nước CHDCND Triều Tiên” để đặt lại tựa bài cho bản dịch sang tiếng Việt nhân vừa đọc một bài viết trên Cầu Nhật Tân nhắc lại thông tin Nhà nước Việt Nam đã trao tặng  Huân chương Sao Vàng cho Kim Nhật Thành 11 năm sau sự kiện trên.  
Vào hôm ngay trước khi Pol Pot thực hiện chuyến thăm nhà nước đến Bắc Kinh vào tháng 9 năm 1977, ông ta đãđọc một bài diễn văn tại Phnom Penh, trong đó ông ta lần đầu tiên công khai tiết lộ sự tồn tại của Đảng Cộng sản Campuchia mà chính ông ta là Tổng Bí thư. Không người nào ở Campuchia cũng như trên thế giới biết về điều này ngay cả sau khi họ (tức là Polpot và đồng bọn – HH) đã nắm quyền lực hơn hai năm.
Năm ngày trước đó, tức ngày 24, lực lượng Khmer Đỏ đã phát động các cuộc tấn công vào một số làng bên trong Việt Nam.
Ông ta đến Bắc Kinh ngày 28 tháng 9 và khởi hành đi Bình Nhưỡng vào ngày 04 tháng 10, trở về Trung Quốc một tuần sau đó và trở về Campuchia vào ngày 22 Tháng 10 năm 1977.
Đó là chuyến thăm chính thức duy nhất của Pol Pot bên ngoài Campuchia tới Trung Quốc và Bắc Triều Tiêntrong khi ông ta còn đang nắm quyền lực như  nhà lãnh đạo của chính quyền Khmer Đỏ.

Bức ảnh này chụp buổi lễ tiễn Pol Pot tại Bắc Kinh ngày 22 tháng 10 năm 1977-  là hình ảnh cuối cùng của Pol Pot khi ông ta đang nắm quyền trước khi bị đẩy vào các khu rừng nhiệt đới hơn hai năm sau đó vào ngày 07 tháng 1 năm 1979. Với hình ảnh Pol Pot mỉm cười vẫy tay ở phía trước, Đặng Tiểu Bình ở bên trái và Hoa Quốc Phong ở phía trước. Giữa Hoa và Pol Pot là Ieng Sary, Bộ trưởng ngoại giao và cũng là em (anh) rể của ông ta . Trong khi Việt Nam chú thích bức ảnh này này như là chuyển thăm của Pol Pot tới  Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình đã vắng mặt trong ngày tổ chức lễ  đón Pol Pot. Việt Nam đã sử dụng bức ảnh chính thức này của Trung Quốc vào mục đích tuyên truyền để chứng minh sự thông đồng giữa Khmer Đỏ và Bắc Kinh.
Bức ảnh này chụp buổi lễ tiễn Pol Pot tại Bắc Kinh ngày 22 tháng 10 năm 1977- là hình ảnh cuối cùng của Pol Pot khi ông ta đang nắm quyền trước khi bị đẩy vào các khu rừng nhiệt đới hơn hai năm sau đó vào ngày 07 tháng 1 năm 1979. Với hình ảnh Pol Pot mỉm cười vẫy tay ở phía trước, Đặng Tiểu Bình ở bên trái và Hoa Quốc Phong ở phía trước. Giữa Hoa và Pol Pot là Ieng Sary, Bộ trưởng ngoại giao và cũng là em (anh) rể của ông ta . Trong khi Việt Nam chú thích bức ảnh này này như là chuyển thăm của Pol Pot tới Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình đã vắng mặt trong ngày tổ chức lễ đón Pol Pot. Việt Nam đã sử dụng bức ảnh chính thức này của Trung Quốc vào mục đích tuyên truyền để chứng minh sự thông đồng giữa Khmer Đỏ và Bắc Kinh.

Ở Trung Quốc, 
Pol Pot đã gặp Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và thủ tướng Trung Quốc Hoa Quốc Phong – đã được Mao cầm tay chỉ định là người thừa kế, cũng như sẽ sớm gặp nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.
Pol Pot rời Trung Quốc để thực hiện chuyến thăm chính thức Bắc Triều Tiên vào đầu tháng Mười, nơi ông ta đượcKim Nhật Thành chào đón với nghi lễ nhà nước cấp cao trước khi trở lại các cuộc thảo luận tại Trung Quốc.
Polpot đã ký các thỏa thuận nhằm gia tăng viện trợ quân sự, huấn luyện và hỗ trợ khác với cả hai nước trong chuyến đi này.
Mặc dù ngầm lo ngại về sự cai trị khắc nghiệt của Khmer Đỏ và kế hoạch của họ chuẩn bị một cuộc chiến tranh sẽ xảy ra sớm với Việt Nam, Trung Quốc vẫn cung cấp một sự hỗ trợ đầy đủ và toàn diệncho Kampuchea Dân chủ khinổ ra cuộc chiến tranh không tuyên bố với Việt Nam hai năm sau đó.
Trong cuộc thảo luận với Pol Pot, Đặng Tiểu Bình đã cố gắng thuyết phục Khmer Đỏ nên cân nhắc và nên hoãn cuộc chiến tranh với Việt Nam, nhưng Pol Pot bác bỏ lời khuyên của Trung Quốc, làm xấu đi mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã hỗ trợ đầy đủ và toàn diện cho Kampuchea Dân chủ trong cuộc chiến tranh không tuyên bố lúc đó với Việt Nam.

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Pol Pot (bên trái) đã nhận được sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình cho sự  "thành công" của "Kampuchea Dân chủ" trong (việc xây dựng) một thiết chế xã hội "phi giai cấp" và trong cuộc chiến chống lại Việt Nam. Ảnh lưu hành chính thức của Trung Quốc (không ghi thời điểm chụp).
Trong chuyến thăm Trung Quốc, Pol Pot (bên trái) đã nhận được sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình cho sự “thành công” của “Kampuchea Dân chủ” trong (việc xây dựng) một thiết chế xã hội “phi giai cấp” và trong cuộc chiến chống lại Việt Nam. Ảnh lưu hành chính thức của Trung Quốc (không ghi thời điểm chụp).

Theo các tài liệu mới tiết lộ gần đây của Trung Quốc, trong buổi làm việc này với Hoa Quốc Phong, Pol Pot đã trình bày rõ về cuộc thanh trừng diễn ra tại Campuchia và rằng chiến tranh với Việt Nam đã lấp ló ở phía trước, hai năm trước khi phần còn lại của thế giới nhận thức được các cuộc thảm sát đã diễn ra bên trong Campuchia. Ông ta cho biết chi tiết về các gián điệp của đối phương tại trung tâm của bộ máy quyền lực trong đảng và sĩ quan quân đội chỉ huy cấp cao như sau:  ”chúng tôi cho rằng chúng (tức Việt Nam – HH) đã cài đặt nhân viên tình báo trong lực lượng của chúng tôi. Ở cấp trung ương, chúng có 5 gián điệp, ở cấp sư đoànchúng có từ 4 đến 10 (gián điệp), và ngoài ra, chúng có một số gián điệp ở các tỉnh “. Pol Pot khẳng định chắc chắn rằng cuộc càn quét do trung ương của ông ta chỉ đạo nhằm tiêu diệt kẻ thù trú ngụ ở cấp cao nhất của chế độ cho đến các cấp thấp hơn sẽ còn tiếp tục, và ông ta tuyên bố với Thủ tướng Trung Quốc rằng chiến tranh với Việt Nam là điều tất yếu phải xảy ra.
Hoa Quốc Phong trả lời: “Chiến lược của đồng chí  đối với các nước láng giềng là đúng đắn.”

Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Campuchia, Sun Hua, bên trái, cùng với Ieng Sary nâng cốc chúc mừng nhau tại Phnom Penh – Bác ảnh không ghi ngày tháng được Quân đội Việt Nam tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ trong tháng 1 năm 1979  bị  Khmer Đỏ bỏ lại khi họ chạy trốn khỏi Phnom Penh.
Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Campuchia, Sun Hua, bên trái, cùng với Ieng Sary nâng cốc chúc mừng nhau tại Phnom Penh – Bác ảnh không ghi ngày tháng được Quân đội Việt Nam tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ trong tháng 1 năm 1979 bị Khmer Đỏ bỏ lại khi họ chạy trốn khỏi Phnom Penh.

Pol Pot: Liên Xô, Việt Nam, và Cuba đang hợp tác 
với nhau để chống lại chúng tôi tại khu vực biên giới. Chúng tôi nghĩ rằng bọn chúng đã cài sẵn các nhân viên tình báo trong lực lượng của chúng tôi. Ở cấp trung ương, chúng có 5 gián điệp, ở cấp sư đoànchúng có từ 4 đến 10, và ngoài ra, chúng còn có (gián điệp) ở một số tỉnh. Kể từ tháng chín năm 1975, chúng đã chuẩn bị tấn công Phnom Penh, Prey Veng, và khu vực biên giới. Chúng cũng đang chuẩn bị ám sát lãnh đạo của chúng tôi  bằng những khẩu súng có độ chính xác cao và chất độc. Chúng đã nhiều lần bỏ chất độc vào thức ăn mà chúng tôi tình cờ không ănphải.  Thái Lan, Liên Xô và Việt Nam đang hợp tác với nhau để làm như vậy. Chúng tôi cũng có tài liệu cho thấy rằng Mỹ và Việt Nam cũng hợp tác với nhau trong chuyện này. Trong năm 1976, chúng tôi bắt đầu giải quyết vấn đề gián điệp Việt Nam và vào tháng Sáu năm 1977, công việc này đã cơ bản hoàn thành. Chúng tôi đã bố trí cán bộ được lựa chọn cẩn thận để phụ trách Phnom Penh và các khu vực biên giớinhất là tại vùng biên giới phía Đông [với Việt Nam], nơi có nhiều nhân viên CIA đang hoạt động. Chúng tôi hiểu rằng bản chất của các lực lượng vũ trang Việt Nam đã thay đổi. Chúng không còn chịu đựng được khó khăn. Bây giờ chúng dựa vào vũ khí hạng nặng, xe tăng và máy bay. Đồng thời, bản chất của lực lượng bộ binh của chúng cũng đã thay đổi. Quân đội của chúng không muốn chiến đấu. Nhiều người trong quân đội của chúng từ miền Bắc vào đã lấy vợ khác ở miền Nam và không còn chiến đấuđược nữa. Chúng tôi không ngại đánh nhaumà chỉ lo ngại về mối đe dọa liên tục từ Việt Nam. Không chỉ Việt Nam muốn thôn tính Campuchia và Lào. Chúng còn muốn chiếm toàn bộ Đông Nam Á. Chúng tôi đã tiến hành đàm phán với chúng nhiều lần nhưng không có kết quả. Việc giải quyết vấn đề bằng biện pháp quân sự sẽ dẫn đến sự suy giảm lực lượng của chúng tôi.
Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Campuchia, Sun Hua, bên trái, cùng với Ieng Sary nâng cốc chúc mừng nhau tại Phnom Penh – Bác ảnh không ghi ngày tháng được Quân đội Việt Nam tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ trong tháng 1 năm 1979  bị  Khmer Đỏ bỏ lại khi họ chạy trốn khỏi Phnom Penh.
Hộ chiếu ngoại giao chính thức của Trung Quốc mà Bắc Kinh cấp cho Ieng Sary dưới tên giả Trung Quốc là  ”Su Hao,” với thông tin giả mạo là ông ta được sinh ra ở Bắc Kinh vào ngày 01 Tháng Giêng năm 1930. Hộ chiếu này được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốccấp, cho phép Sary thực hiện các chuyến đi bên ngoài Trung Quốc sau khi Khmer Đỏ sụp đổ vào tháng 1 năm 1979.

POL POT: Do đó, định hướng chiến lược là nên phát triển cách mạng ở Đông Nam Á. Nếu không,  sẽ mất hàng thế kỷ để giải quyết các vấn đề giữa Việt Nam và Campuchia. Theo hiểu biết của chúng tôi thì Lào sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược của Việt Nam. Hiệp ước Việt-Lào ngày 13 tháng 7 năm 1977 là một hiệp ước, theo đó Việt Nam đặt lãnh thổ Lào dưới sự kiểm soát của họ. Dân số Lào là ba triệu. Tuy nhiên, chỉ tính riêng số lượng người Việt Nam ở Lào không thôi, chưa đề cập đến những người Lào gốc Việt, đã là ba triệu người. Dân số Việt Nam tăng từ một đến hai triệu mỗi năm. Sau năm năm, người Lào sẽ trở thành thiểu số. Tuy nhiên, Việt Nam không thể kiểm soát được Lào vì nó không có đủcác nguồn nhân lực, tài chính, và lương thực. Nếu cuộc cách mạng ở Đông Nam Á tiến lên mạnh mẽ, khai thác được các cơ hội, thì tình hình sẽ tốt hơn và chúng tôi sẽ giải quyết được vấn đề của chúng tôi. Chúng tôi đã thảo luận với các bạn Miến Điện, Malaysia, Indonesia và Thái Lan và đã đạt được những thỏa thuận với họ. Đây là một thắng lợi chính trị to lớn mặc dù sẽ phức tạp hơn khi chúng ta đi vào chi tiết. Chúng tôi dựa vào người bạn Trung Quốcở miền Bắc. Đông Nam Á là thống nhất. Tình hình này khuyến khích chúng tôi về mặt chiến lược. Về chính sách đối ngoại, chúng tôi cố gắng đoàn kết các lực lượng Đông Nam Á. Trung ương chúng tôi coi việc này là một nhiệm vụ quan trọng. Chúng tôi dành nhiều thời gian làm việc với các bên trong khu vực Đông Nam Á. Việc Campuchia có thể tự bảo vệ được chính mình là góp phần vào việc bảo vệ Đông Nam Á. Như trước đây, chúng tôi cảm thấy an toàn khi có Trung Quốc như bạn bè. Đại hội Đảng (CS Trung Quốc) lần thứ 11 gần đây đã khích lệ chúng tôi và hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho chúng tôi và cho cuộc cách mạng Đông Nam Á. 

Hoa Quốc Phong: Chiến lược của 
các đồng chí liên quan đến các nước láng giềng là đúng đắn.

 Pol Pot, bên trái phía trước, đi với phái đoàn Trung Quốc do Uông Đông Hưng (phía trước, bên phải) trong chuyến thăm của phái đoàn này đến Kampuchea Dân chủ vào ngày 05 Tháng Mười Một 1978. Khieu Samphan và Noun Chea đi theo phía sau. Trong chuyến thăm này, diễn ra hai tháng trước khi những người này chạy trốn xe tăng Việt Nam để vào rừng, Pol Pot được cho là đã yêu cầu viện trợ quân sự khẩn cấp từ Trung Quốc, nhưng yêu cầu này đã bị từ chối.
Pol Pot, bên trái phía trước, đi với phái đoàn Trung Quốc do Uông Đông Hưng (phía trước, bên phải) trong chuyến thăm của phái đoàn này đến Kampuchea Dân chủ vào ngày 05 Tháng Mười Một 1978. Khieu Samphan và Noun Chea đi theo phía sau. Trong chuyến thăm này, diễn ra hai tháng trước khi những người này chạy trốn xe tăng Việt Nam để vào rừng, Pol Pot được cho là đã yêu cầu viện trợ quân sự khẩn cấp từ Trung Quốc, nhưng yêu cầu này đã bị từ chối.

N
gày 4 tháng 10, Pol Pot và một phái đoàn, trong đó  Nuon Chea, người phụ trách các vấn đề về an ninh và chỉ huy chính trị của bộ máy Khmer Đỏ giết ngườingoại trưởng kiêm anh rể Ieng Sary, Bộ trưởng Quốc phòng Son Sen, và em dâu Ieng Thirith- là các thành viên của Bộ Chính trị của đảng Campuchia đã đến Bình Nhưỡng, nơi họ được chào đón nhiệt tình bằng những nghi lễ rất khoa trương.
Pol Pot đã được Kim Nhật Thành tôn vinh thông qua nghi lễ đón tiếp nhà nước cao cấp. Đoàn của Polpot đã được ca ngợi với không ít hơn 2bài báo trên các phương tiện truyền thông chính thức của Bắc Triều Tiênđược phát liên tục trên đài phát thanh và truyền hình với vô số hình ảnh  và ít nhất 6 cuộc gặp mặt riêng với Lãnh tụ vĩ đại Kim Nhật Thành, người đã đón Pol Pot tại sân bay cùng một đám đông gồm hàng trăm ngàn người cổ vũ và vẫy hoa trên suốt con đường (từ sân bay) về thủ đô Bình Nhưỡng.
Ieng Sary, Pol Pot, và Son Sen (trái sang phải) cùng nhau tại Bình Nhưỡng. Bức ảnh không đề ngày này đã được các nhà báo thu thập được sau một cuộc tấn công (của Việt Nam) vào các căn cứ của Khmer Đỏ.
Ieng Sary, Pol Pot, và Son Sen (trái sang phải) cùng nhau tại Bình Nhưỡng. Bức ảnh không đề ngày này đã được các nhà báo thu thập được sau một cuộc tấn công (của Việt Nam) vào các căn cứ của Khmer Đỏ.

Ngay khi đến nơi, “Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành đã siết chặt tay Đồng chí Pol Pot tại sân bay Bình Nhưỡng” nơi “Lãnh tụ vĩ đại, Đồng chí Kim Nhật Thành cùng chụp ảnh kỷ niệm chung với phái đoàn của đảng vàchính phủ Campuchia Dân chủ do Đồng chí Pol Pot dẫn đầu “
Sau đó, “Đồng chí Pol Pot đã duyệt Đội danh dự thuộc ba binh chủngQuân đội Nhân dân Triều Tiên” và “các học sinh trung học đã dâng các chùm hoa thơm ngát tới Lãnh tụ vĩ đại, Đồng chí Kim Nhật Thành và Đồng chí Pol Pot.”
Họ tiếp tục đi vào Bình Nhưỡng, nơi “Chủ tịch Ủy ban hành chính Bình Nhưỡng, cùng với các anh hùng của nước cộng hòa và các công nhân tiêu biểutặng Đồng chí Polpot bức tượng một chiến sĩ chống đế quốc ” sau đó là “cácchàng trai và cô gái sinh viên cùng các nghệ sĩ xếp thành hàng múa hát nhiệt tình chào đón các sứ giả thiện chí của nhân dân Campuchia với sự tham dự của Đồng chí Kim Nhật Thành tại quảng trường Kim Nhật Thành. “
Hai ngày tiếp theo, 05 tháng 10 và 06 Tháng 10, chứa đựng nhiều bí mật hơn khi các thành viên phái đoàn Khmer Đỏ  buổi làm việc với các đồng nhiệm Bắc Triều Tiên. “ Truyền thông chính thức của Bình Nhưỡng đưa tin:các cuộc hội đàm  đã diễn ra giữa Lãnh tụ vĩ đại Đồng chí Kim Nhật Thành và Đồng chí Pol Pot”,  tiếp theo là lễ hội với các nghi thức cấp cao vào tối 5 tháng 10, trong đó “Đồng chí Pol Pot, cùng với Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành bước lên sân khấu tại Nhà hát Mansudae và trao tặng cho các diễn viên một giỏ hoa để chúc mừng họ vềbuổi biểu diễn thành công và chụp ảnh kỷ niệm cùng với họ. “
Vào ngày 06 Tháng Mười năm 1977, “Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành đã đến thăm  xã giao trở lại Đồng chí Pol Pot” và sau đó “Hội đàm đã được tổ chức giữa Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành và Đồng chí Pol Pot.”
Bắc Triều Tiên và Trung Quốc là hai nước mà các nhà ngoại giao của họ tại Phnom Penh trong thời gian Khmer Đỏcai trị có đặc quyền duy nhất là được phép rời khỏi khuôn viên đại sứ quán của họ (tại Phnom Penh) mà không cần phải xin phép trước. Vài ngàn kỹ thuật viên và cố vấn Bắc Triều Tiên đã sống ở Campuchia. Bắc Triều Tiên cung cấp thép, vật liệu và kỹ sư để hỗ trợ việc xây dựng và huấn luyện cho quân đội và các lực lượng an ninh.
Trong một chương trình tuyên truyền mà Bình Nhưỡng dành cho Pol Pot năm 1977 khi Pol Pot đang tăng cườngchiến dịch thanh trừng nội bộ đối với các kẻ thù ý thức hệhệ thống truyền thông Bắc Triều Tiên đã phát đimột bức điện chúc mừng các đồng chí Campuchia nhân kỷ niệm 17 năm thành lập Đảng Cộng sản Kampuchea. Bản tin này nói Kim Nhật Thành đã chúc mừng nhân dân Campuchia vì đã “xóa sổ [các] nhóm phản cách mạng của bọn gián điệp đã tiến hành các hoạt động lật đổ và phá hoại”
Sau khi đàm phán để gia tăng thương mại và hỗ trợ từ Bình Nhưỡng, ngày 07 Tháng Mười, Pol Pot đã được chào đón bởi hàng trăm ngàn người tại sân vận động quốc gia nơi “Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành và Đồng chí Pol Pot cùng nắm chặt tay nhau giương lên cao trước sự chào đón nhiệt tình của đông đảo quần chúng tại Sân vận động Moranbong”, nơi đoàn Khmer Đỏ được vinh dự “ngồi trên lễ đài cuộc tập hợp của đông đảo quần chúng chào mừng đoàn đại biểu đảng và chính phủ Cam pu chia do Đồng chí Pol Pot dẫn đầu, với sự có mặt của Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành
Cuộc tụ họp trên được phương tiện truyền thông Bắc Triều Tiên cổ vũ và đưa hình ảnh “Kim Nhật Thành đọc diễn văn trước cuộc mit-tinh ngày 07 tháng 10 của đông đảo quần chúng chào đón Pol Pot.”
Trước hàng ngàn người,“Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành đã trao tặng danh hiệu Anh hùng nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên cho Đồng chí Pol Pot.”
Ngày hôm sau, 08 tháng Mười vào buổi sáng, “Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành và Đồng chí Pol Pot đã ký thông cáo chung giữa nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và nước Campuchia Dân chủ” và “Trong lời chúc mừng kỷ niệm lần thứ 32 ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên, đồng chí Pol Pot đã tặng Lãnh tụ vĩ đại - Đồng chí Kim Nhật Thành một giỏ hoa và chúc vị lãnh tụ vĩ đại sống lâu
Lãnh tụ vĩ đại - Đồng chí Kim Nhật Thành chân thành nói lời chia tay Đồng chí Pol Pot ngay khi  đồng chí rời khỏi Bình Nhưỡng sau khi kết thúc thành công chuyến viếng thăm đất nước chúng ta”, và một bài viết khác miêu tả Lãnhtụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành đã siết chặt tay Đồng chí Pol Pot khi đồng chí rời Bình Nhưỡng. “
_________________________________________________________________________
(*) Link bài gốc bằng tiếng Anh:
http://natethayer.wordpress.com/2012/09/13/pot-pot-briefs-china-in-19977-that-khmer-rouge-killings-underway/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Trung Quốc tử hình hai người Tân Cương



Cảnh sát bán vũ trang Trung Quốc tuần tra ở Tân Cương
Trung Quốc đã tăng cường an ninh trên khắp khu tự trị Tân Cương
Tòa án ở Trung Quốc đã tuyên án tử hình hai người đàn ông trong vụ bạo động ở khu tự trị Tân Cương hồi tháng Tư, truyền thông nước này cho biết.
Vụ bạo lực này đã làm 21 người thiệt mạng.

Tòa án khu vực Kashgar ở Tân Cương trong phiên tòa chỉ kéo dài một ngày đã tuyên án tử hình đối với Musa Hesen và Rehman Hupur cho các tội giết người và tham gia ‘tổ chức khủng bố’.
Trung Quốc cho rằng thủ phạm gây ra vụ này là ‘những kẻ khủng bố’ – lập luận thường được chính quyền dùng để biện hộ cho việc sử dụng bạo lực ở khu vực có đông người sắc tộc Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo.
Theo đó, ông Hesen bị buộc tội làm thủ lĩnh tổ chức này và chế chất nổ.
Hupur bị kết tội sát nhân và gia nhập ‘tổ chức khủng bố’.
Ba bị cáo khác bị buộc tội tham gia khủng bố bị kết án tù từ chín năm đến chung thân, Tân Hoa Xã đưa tin.

Bị cáo nhận tội?

Cũng theo hãng tin này thì tất cả các bị cáo đã nhận tội trước tòa và được luật sư biện hộ trong suốt phiên xử.
Án tử hình luôn được tòa án tối cao ở Trung Quốc xem xét lại trước khi được thực thi.
Tổng cộng 19 nghi phạm đã bị bắt sau vụ bạo động hồi tháng Tư. Khi đó, đã xảy ra nổ súng khiến 15 công an và nhân viên chính quyền cùng 6 ‘kẻ khủng bố’ thiệt mạng.
Sẽ có thêm các phiên tòa xét xử các nghi phạm còn lại.
Chính quyền cho biết ‘nhóm khủng bố’ này thường xem các đoạn băng video cổ súy cho chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố và tham gia vào những buổi ‘giảng đạo trái phép’. Họ cũng bị cáo buộc là đã lên kế hoạch một vụ tấn công lớn ở khu vực đông đúc dân cư ở Kashgar vào mùa hè.
Bạo loạn xảy ra sau khi công an phát hiện những hành vi khả nghi tại một tư gia ở quận Bachu, ngoại ô thành phố Kashgar. Lo sợ tổ chức của mình bị phát hiện, Hesen sau đó đã ra lệnh cho các thành viên khác trong nhóm tấn công và thiêu sống 15 công an viên và nhân viên công quyền. Sáu người của nhóm này cũng bị bắn chết tại chỗ.
Vụ bạo động này chỉ là một trong một loạt các vụ việc xảy ra do căng thẳng giữa chính quyền và người dân bản địa ở Tân Cương vốn rất khác biệt với người Hán về mặt văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo.
Bắc Kinh nói rằng họ đang đối mặt với mối đe dọa khủng bố có tổ chức từ các nhóm Hồi giáo cực đoan ở khu vực.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phần cuối truyện thứ năm của Ngố:



( Ảnh không liên quan nội dung bài )

..Đường đê đổ bê tông, vắng ngơ vắng ngác, chưa có ai qua lại giờ này. Thỉnh thoảng mới có một hai người đi chợ sớm ngược chiều. Nhưng lão Đại vẫn dặn:
- Cứ thông thả đi chú ạ. Anh em mình ra nhà nghỉ Linh Sơn chơi, mai hãy về.
Lân đang chạy xe nên không nói gì. Vả lại có nói lão cũng chẳng nghe thấy. Xe đang chạy ngon trớn. Bỗng phía trước mặt có con vật mờ mờ, đen đen đang chúi mũi chạy ngược chiều. Không phải lợn, không phải bò. Một con chó becgie gần bằng con bò con vừa được thả ra, chạy lồng lại. Lân đã có ý tránh nó, nó lại cứ nhằm thẳng phía anh. Đúng là đồ chó ngu và đểu. Chắc nó bị chủ xích phòng mất trộm cả đêm, giờ mới được thả ra, mừng cuồng lên, chạy bạt mạng đây! Lân thoáng nghĩ thế, đạp phanh định dừng lại. Nhưng không kịp nữa rồi! Chiếc xe tông thẳng vào con chó, vụt lên như kiểu người ta đi mô tô bay! Lạ cái không nghe thấy nó kêu tiếng nào?  Chỉ thấy lão Đại kêu ối một tiếng phía sau, có chuyện rồi, sau xe nhẹ bẫng đi. Trước mắt Lâm là những cột mốc giới lề đường trắng xóa. Bên dưới kia là dốc cao. Xuống đấy là giã biệt cuộc đời! Lân cố gắng lấy lại tay lái, loạng choạng một lúc sau mới dừng xe lại được. Anh vừa thoát hiểm nghèo trong gang tấc!
Lão Đại nằm một đống, co co hai chân, nghiêng người bên vệ cỏ. Người ở đâu đột ngột xuất hiện, nâng lão dậy. Không có vết thương ở mặt, chỉ có hai bên sườn xây xát khá nặng. Một nửa bàn chân lão đẫm máu. “Cũng còn may, xa ruột chán” Một người nào đó thốt lên. Phải khi khác, Lân đã vả cho tên đó một cái. Người ta đang đau, lại là người già..Ăn với chả nói!
Nhưng lúc này chính bản thân Lân cũng bị đau nhói chỗ cổ chân. Anh bị sai khớp mà chưa biết. Lân nhảy lò cò nhặt kính đổi mầu, điện thoại và cặp số lại cho lão. Mặt lão trắng bợt chả nói câu nào. Cái vẻ hùng hồn, hùng biện mọi khi biến đâu mất?
Thôi thế là đi tong cái cặp số kiểu “Đại gia” khóa bấm, đai viền mạ vàng, quai xách bằng sừng trâu trắng giả ngà voi, hay bằng ngà voi thật Lân chưa kịp hỏi. Cái cặp lão vừa khoe với Lân mới mua hơn chục triệu, gửi mua mãi tận Hồng Kong!
Nhưng đấy chưa phải là cái đáng tiếc và đáng lo vào lúc này. Chân cẳng lão đau thế kia, làm thế nào để đưa lão đi đến nơi về đến chốn? Lão nặng gần cả tạ, một mình chân cẳng thế này làm thế nào để lão ngồi lại lên xe đi tiếp được?
Đang lo. Chợt có hai tay mặc đồ thể thao, đi xe máy lại. ( Sau này Lân mới biết một trong số hai người này là có thể là chủ chó, biết chuyện chạy ra ) Một người giữ xe, một người ôm người, họ bảo Lân đi theo.. Xe chạy qua cánh đồng một đoạn, rẽ vào làng.
Trạm xá còn sớm, chưa ai làm việc. Một người bảo “cứ đưa thẳng đến nhà ông bác sĩ trạm trưởng. Nhà ông cũng có phòng khám, chả kém gì ở đây”. Thời buổi chân ngoài dài hơn chân trong, chỗ nào chả thế? Nhưng bây giờ không phải là lúc bận tâm các loại chuyện này.
Lân đỡ lão lên cái giường một kê trong phòng khám. Bác sĩ xem, sát trùng, cắt bỏ miếng ra rách. Khâu. Băng lại. Lão Đại vẫn tỉnh bơ như không. Công nhận lão gan. Da thịt con người có phải gỗ đâu mà không đau?
- Cứ nằm một lúc cho nó ổn định đã, đừng đi ngay - Bác sĩ nói.
Lân ra cửa, tìm hai vị “hiệp sĩ” vừa rồi, chả thấy, các vị đã đi từ lúc nào? Dù sao cũng phải cảm ơn, úy lạo người ta một tí. Nhưng chỉ có mấy gốc cây, không thấy người! Khả năng Lân đoán họ chính là chủ chó vừa rồi càng được chắc chắn khẳng định. Nhưng mà thôi, dở chuyện ra giờ có ích gì?
Lân quay vào. Lão Đại bảo anh cho lão chậu nước. Lão muốn thay bộ quần áo trên người. Cái quần lấm bê lấm bết, áo xoạc một miếng, dù có đau thế chứ đau nữa, đời nào lão chịu mặc? Lân lúng túng mất một lúc mới xong. Cứ y như cô bảo mẫu thay tã cho em bé. Một em bé quá khổ, chả lúng túng thì sao? Rồi cũng xong. Thanh toán. Cảm ơn. Bác sĩ đỡ hộ lão lên xe.
Hai người tiếp cuộc hành trình dang dở. Ngang qua một quán phở lúc bấy giờ đã mở, lão bảo dừng lại. Phở sốt vang mà cứ đắng như bột đao mốc. Chán. Không muốn ăn. Lão Đại bảo:
- Nghe cứ đau đau hai bên sườn.
Lân nói:
-          Được rồi em có cách.
Lại nhờ một cô gái ngang qua đường đỡ lão lên. Có “Tầm quất da truyền” đây rồi! Biển quảng cáo sai chính tả, nhưng em tầm quất cực kỳ xinh. Lão Đại có vẻ khoái. Lân bảo “ Cứ thật nhiệt tình vao, hết bao nhiêu không thành vấn đề”. Tự nhiên lão nói: “ Làm cho đại gia tiền nong không cần phải lo. Làm “tốt” còn có thưởng”. Con bé thích lắm, cười rinh rích. Bấy giờ Lân mới để ý sao ở trong nhà mà em ý vẫn đeo kính? Thì ra em khiếm thị, mình vô tâm không biết.
Em hỏi: “ Chú là đại gia ở đâu ạ?”. Lão cười khờ khờ: “ Không những đại gia, đây còn là bố đại gia kia”. Lân định nói rõ thêm về các con lão. Lại nghĩ, nói chuyện ấy ở đây có ích gì?
Em tầm quất vừa làm vừa thủ thỉ chuyện gì đó, Lân không nghe rõ.. Đến lúc ra ngoài, nghe lão Đại nói em ấy “người đồng hương”. Nếu em ý thích lão sẵn sàng đầu tư cho một cửa hàng để hành nghề, khỏi phải thuê mướn đắt “khiếp lên ấy” ở chỗ này. Em xin số điện thoại. Chả biết mắt mũi có nhìn thấy gì không, mà tay cứ bấm nhoay nhoáy?
Lão đưa tờ năm trăm. Em tầm quất kêu trời lên rằng mới sáng ra đã làm ăn được gì đâu mà anh trả tiền to thế?
Lão lại khờ khờ:
- Anh hay thương người, thừa một tý bo luôn có sao?
Em bảo em cám ơn.
Chỉ có Lân là hơi phân vân. Hình như mình còn nghĩ sai về lão. Thực ra lão quảng đại, tốt tính hơn mình tưởng nhiều.
- Chú có biết vì sao hôm nay anh em mình gặp nạn không?
Lân bảo em chịu. Lão nghiêm giọng:
- Tại hôm qua thăm đình anh không thắp hương như mọi khi Đình làng anh thiêng liêng lắm. Anh chưa từng làm như thế bao giờ. Chẳng qua tại ông từ đi vắng. Kỳ sau có về phải rút kinh nghiệm!
Có thể lão nói đúng, cũng có thể không. Còn như “một lần khác nữa” e rằng không bao giờ. Nhớ quê, lão cứ đi một mình, hoặc với ai đó. Còn anh, Lân sẽ KHÔNG!

=====

Thêm tí đuôi:
ỦNG HỘ BÍ THƯ ĐỒNG THÁP.

Bí thư tỉnh Đồng Tháp đang mần chủ trương này: Sa thải cán bộ, công chức không biết cười.
Kể cũng đúng, chứ vào các cơ quan hành chính,đặc biệt là những cửa có chút quyền liên quan đến giấy tờ, đất đai, tiền bạc,thuế má,....thấy gương mặt cán bộ, công chức nhà ta nhìn cứ hằm hằm rất kinh. Hỏi thì trả lời nhát gừng, mắt cụp, miệng leo lẽo, buông từng tiếng cứ như phun sỏi, không chủ ngữ, không thưa gửi, hỗn, và vô cảm.
Ủng hộ Bí thư Đồng Tháp.

TTO - "Cán bộ không đủ chuẩn và không biết cười, không đồng cảm với nhân dân thì dứt khoát phải cho nghỉ”- đó là ý kiến của ông Lê Vĩnh Tân, bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp.
"Riêng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh và huyện sẽ phải học cười, học cách hiểu và đồng cảm với dân song song với học tập nâng cao trình độ; phải thay đổi ứng xử từ việc thực hiện mệnh lệnh hành chính sang hành chính phục vụ dân.
Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/563656/sa-thai-can-bo-cong-chuc-khong-biet-cuoi.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Rainsy muon gi?

Vụ bắn chết ngư dân, phải chăng liên quan đến Tình hình Campuchia hiện nay?

Không những bị tấn công khi khai thác tài nguyên tại vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa mà mới đây, ngư dân Việt còn bị tàu lạ ngang nhiên tấn công trên vùng biển giáp ranh với Campuchia. Hiện tại, cơ quan chức năng đang điều tra và chưa xác định chắc chắn hung thủ là ai. Tuy nhiên, hàng loạt động thái bất ổn gần đây của Campuchia thật làm cho người ta không khỏi nghi ngờ về thủ đoạn đê hèn mà nước này đang giở trò với Việt Nam!
Vào khoảng 19 giờ 30 ngày 11.8, khi tàu cá do ông Trần Nhật Chiến (49 tuổi), ngụ khóm 2 thị trấn Sông Đốc, H.Trần Văn Thời (Cà Mau) làm chủ đang hoạt động trên vùng biển giáp ranh với vùng biển Campuchia (cách đảo Thổ Chu khoảng trên 30 hải lý về hướng tây tây bắc) thì bị những người đi trên một tàu lạ dùng súng bắn nhiều phát. Hậu quả là, thuyền viên Trần Văn Út (38 tuổi) trúng đạn phía ngực trái và chết ngay trên tàu.
Ngư dân trên tài khó nhận ra, chiếc tàu tấn công tàu cá của Việt Nam là ai, tuy nhiên ai cũng nhận định, nơi bị tấn công rất gần với Campuchia và chỉ có thể tàu của Campuchia mới hoạt động gần vùng lãnh thổ này?! Nếu như, phân tích của ngư dân là đúng, thì quả thật, Campuchia sẽ phải trả giá đắt cho sự láo xược, vô đạo đức mà đã gây ra cho ngư dân Việt!
Rainsy đang kích động người dân phá hoại, giết ngư dân VN?
Vài ngày trước, phe đối lập Campuchia do Sam Rainsy cầm đầu đã lếu láo, tung tin nói rằng “Đảo Phú Quốc là của Campuchia” như cái kiểu ăn nói ngang ngược của Tập Cận Bình khi bảo “Trường Sa, Hoàng Sa là của Trung Quốc”. Dù biết rằng, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý chứng mình rằng Phú Quốclà của Việt Nam; Hoàng Sa, Trường Sa cũng là của Việt Nam và biết rõ hiện nay, một phần quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã bị Trung Quốc ngang nhiên đóng chiếm, ấy thế mà Sam Rainsy vẫn đi nói bậy!
Hơn ai hết, Sam Rainsy biết rõ, Campuchia đã chịu ơn Việt Nam như thế nào trong chiến tranh nhưng vì tư thù cá nhân, không đoạt ngôi vị, vì muốn phá hoại, ông đã tới khu vực phân giới cắm mốc giữa tỉnh Long An của Việt Nam và tỉnh Svay Rieng của Campuchia, nhổ sáu cọc dấu tạm thời mang về Phnom Penh. Sau đó, ông chường mặt đi ủng hộ Trung Quốc, vỗ ngực phán: “Tất cả mọi hòn đảo do Trung Quốc bảo vệ là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi lên án bất cứ hành động xâm lược nào. Những hòn đảo ấy là của Trung Quốc và chỉ thuộc về Trung Quốc” và tự tin phán: “Những đảng phái ở Campuchia không thể ủng hộ Trung Quốc rõ ràng về Biển Đông giống như đảng của tôi”. Phải chăng, để chứng tỏ sự “ủng hộ” của mình, ông đã giúp Trung Quốc bắn tàu Việt Nam đang khai thác hải sản tại vùng biển giáp ranh với Campuchia? Rất có thể, việc trang web tỉnh Sóc Trăng mới bị tin tặc tấn công mấy ngày nay, xóa sạch dữ liệu và trồng cây cọ “ma mị” thay thế dự liệu, hành động nhám nhúa, vô giáo dục này cũng do một tay ông chỉ đạo???
Phe đối lập Campuchia không chỉ đem lại nguy hiểm cho đất nước Campuchia mà còn làm mất đi tình đoàn kết, hữu nghị với Việt Nam. Nếu như Thủ tướng Hun Sen và lãnh đạo cấp cao của đất nước Campuchia không xử lý triệt để, mạnh tay với những thành phần phá hoại như Sam Rainsy thì rất có thể, ngày nào đó Việt Nam xem Campuchia là… đối thủ, kẻ thù chứ không còn là anh, em – đối xử thâm tình, chí cốt như thời kháng chiến, sát cánh chống Pol Pot và nhất định, những gì Campuchia phá hoại, một khi Việt Nam có bằng chứng, Campuchia sẽ phải trả giá đắc cho sự coi thường, thiếu tôn trọng này…!
Hải Dương

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Snowden tiết lộ ‘bão mặt trời’ sẽ giết chết hàng trăm triệu người


TPO- Theo Đài tiếng nói nước Nga (VOR) hôm 11/8, Edward Snowden, cựu điệp viên của Mỹ, vừa tiết lộ rằng một trận bão mặt trời xảy ra vào tháng 9 tới có thể giết chết hàng trăm triệu người trên trái đất.
2
Edward Snowden tiết lộ về thảm họa bão mặt trời sắp đến có thể giết chết hàng trăm triệu người.
Theo VOR, các tài liệu do Snowden cung cấp cho thấy Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã tìm hiểu về mối đe dọa này từ 14 năm trước.
Kể từ đó, chính phủ các nước trên thế giới đã bí mật làm việc để chuẩn bị cho thảm họa này.
Trả lời phỏng vấn từ phòng của mình tại khách sạn của Sân bay Sheremetyevo, Snowden cho biết chính phủ đang làm việc cật lực để chuẩn bị cho thảm họa bão mặt trời dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 9 tới. Trận bão này có thể gây ra hậu quả chết người, thậm chí có thể dẫn đến sự diệt vong của nhân loại, theo các nhà khoa học.
CIA biết về mối đe dọa này từ năm 1999 nhưng theo quyết định của chính phủ, thông tin này ngay lập tức bị che đậy.
Các tài liệu do Cơ quan Quản lý tình trạng Khẩn cấp Liên bang (FEMA) thu thập cho biết hậu quả của các đợt sóng năng lượng mặt trời cực lớn đó là loài người có thể bị diệt vong chỉ trong vòng 2 tháng.
Theo VOR, trận bão mặt trời này giải phóng xung điện từ, gây nguy hiểm cho các mạch điện tử. Các vi mạch điện tử, chẳng hạn như những vi mạch xử lý trung tâm của máy tính là dễ bị tổn thương nhất.
Snowden cho biết, FEMA và Trung tâm Giảm thiểu Thảm họa Quốc gia Trung Quốc đã bắt đầu các hoạt động làm sáng tỏ dự đoán về thảm họa này.
Những tài liệu của FEMA do Snowden cung cấp cho biết các kế hoạch bao vây hàng chục triệu người Mỹ nghèo đến sống ở các khu vực an toàn “để tạo điều kiện tốt hơn cho việc sinh sống và cung cấp hàng hóa tiêu dùng”,
“Các xung điện từ lớn từ bão mặt trời sẽ được các hệ thống điện trên toàn thế giới chụp lại”, Snowden nói thêm.
“Những người già và ốm yếu ở Mỹ, những người phụ thuộc nhiều vào công nghệ để chăm sóc sức khỏe tại nhà hoặc duy trì sự sống là những người dễ bị ảnh hưởng nhất”, theo Snowden.
Snowden nói tiếp, nhân loại sắp phải trả một cái giá thảm khốc cho sự phụ thuộc vào công nghệ của mình. Đây là lý do khiến Snowden quyết định công khai tài liệu gây sốc này. Anh cho rằng nhân loại có quyền được biết những gì sắp xảy ra dù nó có đáng sợ đến đâu.
Phan Yến
Theo VOR

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà hiền triết

Nhà hiền triết Khắc Thông ở tận cuối làng, trong một con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo như con rắn. Con hẻm nằm giữa hai hàng râm bụt cao lút đầu, hẹp đến nỗi chỉ một người đi lọt. Thành thử nếu chỉ có một người đi vào thì không có cảm giác gì. Nếu nhiều người cùng tới một lúc thì người nọ chỉ thấy lưng người kia, rồng rắn như thể xếp hàng đi xem hát vậy. Nhà hiền triết ấy là một ông già cổ quái và khó đoán tuổi. Chẳng biết người ta gọi ông là nhà hiền triết tự bao giờ. Chỉ biết rằng ông không giống tý nào so với các triết giả khác trong vùng vốn nhiều như nấm mọc sau mưa. Các triết giả ấy lúc còn non nghề thì chí ít cũng phải lập tứ. Nghĩa là cố mà thò ra một cái gì đó cho người đời cảm thấy sự có mặt của mình. Khá lên tý nữa thì bắt đầu lập ngôn. Đây là giai đoạn vừa quan trọng, vừa lý thú mà bất cứ triết giả nào cũng không thể xem thường. Bởi nếu ngôn đã lập thì dẫu có ăn nói văng mạng, vẫn cứ có người nghe, thậm chí còn được vỗ tay tán thưởng. Trình độ cao hơn nữa thì tiến đến lập thuyết. Bấy giờ thì ghê gớm lắm, tha hồ mà nói năng lung tung. Thế mà sinh ra triết giả đâu phải để nói năng lung tung. Đạt đến bậc lập thuyết rồi thì tất nhiên, thiên hạ kính nể đã đành, mà nếu thần kinh có vấn đề thì có khi còn tiến tới… lập đạo nữa chưa biết chừng. Đó là một trạng thái gọi là: “tòng tâm sở dục”, nghĩa là tuỳ lòng muốn, tha hồ mà mê mẩn lòng người.
Nhà hiền triết Khắc Thông đã bảo là không giống ai trong số đó. Không phải ông lập dị mà đơn giản là ông khác, thế thôi. Suốt bao nhiêu năm vừa sống vừa chiêm nghiệm, ông chẳng “lập” ra bất cứ cái gì. Bấy nhiêu năm ông chỉ viết được độc nhất có một chữ. Hôm chúc mừng đại thọ, mọi người năn nỉ mãi, cuối cùng ông mới giở sách cho xem. Cả một cuốn sách dày toàn giấy trắng. Có duy nhất một chữ:… “nhạt”. Mọi người ngớ ra không hiểu. Hay là cả đời, ông vốn toàn ăn nhạt (?). Ấy thế mà các triết giả lại suy luận chữ đó theo những kiểu rất chi là rắc rối. Chẳng hạn như triết giả Khắc Dụng ở đầu làng, người ghét cay ghét đắng cái lão già lười cả viết lẫn nói kia. Sau khi công kích, phê phán một hồi thứ tính nết khó chơi của nhà hiền triết Khắc Thông, triết giả Khắc Dụng này bỏ công phân tích cái chữ “nhạt” ấy tới gần ba trăm trang sách…
Đã từ lâu, dân làng có tập quán là cứ xảy ra chuyện gì, đều có người tìm đến xem nhà hiền triết kia có viết chữ nào về những chuyện ấy hay không. Mà làng thì chẳng lúc nào là không có chuyện. Ví dụ như chuyện nhà cụ tiên chỉ họ Tưởng. Đó là một gia đình thuộc vào loại “danh gia vọng tộc” nhất làng. Từ cái thời cứ trời cho là được ăn trên ngồi chốc, đến thời dân chủ phải bầu bán đàng hoàng, họ Tưởng cứ mặc nhiên là tiên chỉ mà không ai dám cãi câu nào. Không những dân làng luôn phải cung kính, nhờ vả, ngay đến cả những người làm công việc chính quyền cũng phải nể nang, trọng vọng. Thế mà bỗng dưng từ trong nhà lại xảy ra chuyện. Số là một hôm gã con lớn của cụ tiên chỉ không chấp nhận mình là con nữa, mà cứ khăng khăng đòi làm… bố.
Chuyện điên đảo đến như thế thì nguy cho cả một nền đạo đức chứ chẳng phải chuyện chơi.
Thực ra gã vốn là con nuôi của cụ tiên chỉ. Xưa nay dân làng vẫn biết rằng đó là gã con nuôi mà cụ nhặt được ở đâu đó từ cái hồi cụ còn đi làm ăn xa ngoài đường. Của đáng tội, tuổi gã cũng chỉ kém tuổi cụ có già một con giáp. Gã lại thông minh, thức thời và góp không ít công sức cho cái cơ ngơi bề thế hiện nay của gia đình cụ. Mà gã cũng đâu có thiệt thòi gì. Chẳng cần bắt cụ tiên chỉ phải gọi bằng bố thì xưa nay, cả làng đều đã gọi gã là ông rồi. Ai chẳng biết cái cơ ngơi ấy hiện do một mình gã cai quản. Cụ tiên chỉ đã già yếu, lại vốn là người phúc hậu, xưa nay không gây sự với ai đã đành, lại còn yêu quý gã như con đẻ vậy.
Nhưng hình như cái sự làm bố cụ tiên chỉ còn quan trọng hơn đống của cải kia. Thế là gã trưng ra những bằng chứng, những lý luận rất nhập nhằng, dài dòng văn tự rằng ngày xưa, chính nhờ có gã, cụ tiên chỉ mới được… nên người. Rằng chính cụ phải gọi gã là bố thì hợp lý hơn điều ngược lại… Thế là hết lượt cụ lại đến gã con nuôi trời đánh, cả hai cùng lặn lội tới hết ngõ này đến xóm khác, tìm cách phân bua với dân làng rằng bên này mới là bố của bên kia.
Mà bằng chứng của bên nào trưng ra cũng có vẻ có lý.
Dân làng lúc đầu phân vân không biết nghe ai. Nghe gã con nuôi thì bất kính với cụ tiên chỉ, nghe cụ tiên chỉ thì ngại gã con nuôi. Rốt cuộc, làng chia ra làm ba phe, một phe vẫn tin rằng cụ tiên chỉ là bố, một phe công nhận gã con nuôi lộn kiếp kia là bố. Còn một phe trung dung chẳng biết tin bên nào, thôi thì bố cũng được mà con cũng xong. Thật là một kiểu lập trường rất đáng chê trách. Đương nhiên những kẻ cơ hội lập tức nhận ra rằng thời thế đã đến lúc đổi thay. Gã con nuôi nhanh chóng tập hợp được quanh mình hàng tá lâu la tiền hô hậu ứng. Nhờ có đám lâu la này, công cuộc lật đổ của gã có chiều hướng tiến triển ra trông thấy. Cụ tiên chỉ xem ra mất vai bố đến nơi. Việc đến như thế tất nhiên có kẻ muốn thỉnh giáo xem nhà hiền triết Khắc Thông kia nhận xét ra làm sao, có chép ra được chữ nào hay chí ít cũng nêu một vài chính kiến cho những kẻ mập mờ biết lối mà sáng mắt ra. ấy thế mà vừa mới nghe chuyện, nhà hiền triết đã chẳng nói chẳng rằng, chỉ một tay trỏ vào chữ “nhạt”, một tay xua xua ra ý bảo: “không đáng chép, không đáng chép…”
Thế rồi cũng đến lúc câu chuyện lộn sòng kia đến hồi kết thúc.
Không ngã ngũ được với gã con nuôi, cụ tiên chỉ uất quá lăn đùng ra chết. Cụ chết mà mắt vẫn mở trừng trừng, chứng tỏ cái việc kia vừa oan ức, vừa đau cho cụ lắm. Gã con nuôi làm đám ma linh đình. Nhưng mà với những nghi thức dành cho một đám tang con, chứ không phải đám tang bố. Đến lúc ấy thì dân làng hầu hết đã gọi gã bằng cụ rồi. Những người hùa theo gã để nhờ vả và những kẻ lăm le kiếm chác đã đành, cả những người đứng về phe cụ tiên chỉ xưa nay cũng chép miệng cho qua. Thôi thì đằng nào cụ cũng mất rồi. Có vái là ông hay là cụ thì cũng là vái chiếc quan tài mà thôi. Chỉ tội nghiệp cho những khách khứa, bà con ở xa, chưa kịp cập nhật tin tức thời sự. Vòng hoa của họ đem đến viếng hầu hết đều phải sửa lại. Đại khái cũng chỉ sửa một chữ “cụ” thành chữ “ông” là xong. Thế mà cũng có người kiên quyết không sửa. Họ liền bị “cụ trẻ” (gã con nuôi bây giờ phải gọi là cụ trẻ) tống thẳng ra ngoài đường, không cho vào phúng viếng.
Cuộc tranh giành ngôi bố ở cái dòng họ danh giá ấy té ra kết thúc chẳng có hậu tý nào, ít ra là trên phương diện đạo đức của vấn đề. Điều này xưa nay bao giờ cũng là mối quan tâm số một của các bậc triết giả. Nói gì thì nói, trừ những chuyện cao siêu khác không kể, riêng cứ bàn đến chuyện đạo đức thì chín mươi chín phần trăm người đời dẫu đang ngọng cũng lập tức trở thành hùng biện. Các triết giả thi nhau viết sách, thi nhau đăng đàn diễn thuyết, bất kể nơi công cộng hay cạnh bờ ao, bờ giếng, thậm chí ngay cửa chuồng trâu, chuồng bò… Cứ có bốn cái tai trở lên là số thính giả trở thành số nhiều, có thể tranh thủ diễn thuyết được rồi. Cái chết bi thương của cụ cựu tiên chỉ qua miệng các triết giả, trở thành sự hy sinh, tuẫn tiết để bảo vệ những dấu vết cuối cùng còn sót lại của nền đạo đức đương thời.
Ấy thế mà nhà hiền triết Khắc Thông vẫn im lặng, vẫn một mực rằng “nhạt”, rằng không đáng để viết một chữ nào. Người ta đâm nghi ngờ hay là ông cụ tê liệt mất giác quan thứ sáu, hoặc chí ít thì cũng là một kẻ bàng quan, vô tích sự? Nhưng cũng có người hiểu ông cụ thì có cách giải thích đứng đắn hơn. Đó là ngoài những chuyện xảy ra ở nhà cụ tiên chỉ, trong làng còn diễn ra một chuyện khác lý thú hơn, hứa hẹn một cái gì đáng phải viết ra hơn… Chính đó mới là chuyện mà nhà hiền triết ấy đang quan tâm. Số là chẳng biết từ bao giờ, làng xuất hiện hai công dân đặc biệt. Một “quý ngài” và một “quý ông”. Cả hai vị đều có “tiền sử” rất chi là bí ẩn. Quý ngài họ Trần, tên Trường, (làng vẫn gọi là lão Trường) vốn sinh từ làng này, ông cha mấy đời bần cố nông, bản thân ngài lớn lên, làm gì mấy chục năm không ai biết đến. Đùng một cái cuối đời về làng mắc bệnh hoang tưởng. Quý ngài người gầy đét như con cá mắm cứ khăng khăng rằng mình từng làm tổng thống một quốc gia đã gây ra ba cuộc chiến tranh, làm chết tươi một triệu người và làm chết dần nhiều triệu người khác. Lúc đầu, cái hoang tưởng ấy chỉ gói gọn trong bốn bức tường, nghĩa là trong khuôn viên nhà quý ngài mà không truyền ra đến bên ngoài. Về sau xuất hiện một quý ông khác cũng tên Trường nhưng mà khác họ, họ Bùi, (làng gọi là Trường lão cho dễ phân biệt) thì sự hoang tưởng ấy mới loang ra khắp làng trên xóm dưới.
Quý ông Trường lão cũng người làng này. Nghe nói trước khi về hưu, quý ông ấy làm nghề chuyên đưa người tới các “động sung sướng” (bây giờ gọi là nghề lái xe du lịch). Chẳng biết từ cái thuở còn nay đây mai đó, quý ông trót nghe phải những chuyện gì mà khi về làng mắc bệnh dở hơi. ấy là những kẻ mù tịt về y học gọi như thế, chứ bệnh ấy có tên chữ Hán hẳn hoi, gọi là: “đa nhân cách”. Bệnh này lúc lên cơn thì tự nhiên quên béng mất chính mình, lại cứ tưởng mình là một người nào đó. Sự nhầm lẫn ấy tuy tai hại, nhưng chắc không tai hại bằng vô số thứ nhầm lẫn khác đang nhan nhản trên đời. Chẳng hạn đi “nhầm” đường thì dễ gây tai nạn, móc “nhầm” túi dĩ nhiên là ăn cắp, ngủ “nhầm” vợ thì có lẽ là… hiếp dâm… vân vân và… vân vân. Cái nhầm lẫn của căn bệnh đa nhân cách kia chỉ đơn giản là làm biến mất một người, đồng thời làm thừa ra cũng đúng một người(!). Nói tóm lại bệnh nào thì bệnh, một khi đã được “chỉ mặt đặt tên” thì nghĩa là con người đã nghiên cứu về nó, đã có kiến thức về nó rồi. Nhưng cái sự “đa nhân cách” của quý ông Trường lão đây thì hơi khác, thậm chí có vẻ nhiêu khê một tý. ấy là quý ông không “tưởng” mình là một người nào đó, mà lại đinh ninh rằng mình là một chiếc… tắc xi. Cái sự “tưởng” không phải “nhân” mà là “vật” này có vẻ rất ngộ nghĩnh. Mọi biểu hiện của quý ông lúc lên cơn xem ra y hệt một… chiếc tắc xi. Quý ông không nói tiếng người, chỉ kêu vè vè đã đành, thỉnh thoảng lại toe toe… như còi xe hơi vậy. Đã thế những lúc ấy, quý ông còn rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm, nghiêng ngó hết nhà nọ nhà kia… như thể muốn mời chào đưa đón khách(?). Tất nhiên làng toàn những người tỉnh táo, chẳng ai tưởng quý ông là chiếc tắc xi thật mà đáp ứng sự mời chào ấy. Chỉ có đám trẻ con là thích thú, cứ bâu theo cả lũ mà cười nói, chỉ trỏ. Nhưng cũng chỉ thời gian đầu, lâu dần chúng cũng chán mà bỏ mặc quý ông tự rong ruổi lấy một mình.
Ấy thế mà cuối cùng, cỗ “tắc xi” Trường lão kia cũng “rước” được khách. Chuyện nghe cứ như đùa, nhưng mà có thật. Vị “khách” trứ danh không phải ai khác, chính là quý ngài hoang tường, chính là lão Trường trên đây. Cái hoang tưởng rốt cuộc đã ra khỏi bốn bức tường vì may mắn có được một “phương tiện” chuyên chở tuyệt vời. Thế là, ngự trên cỗ “tắc xi” Trường lão, lão Trường mang cái hoang tưởng của mình truyền đi khắp làng trên xóm dưới. Đó là những tràng giang lảm nhảm, khi thì kể lể về trận chiến này, khi lại say sưa với cuộc tàn sát nọ. Có lúc hứng lên còn hùng hồn triết lý… Chỉ khổ cho dân làng, vốn là những người yêu hòa bình, nay lại cứ phải rác tai về những cuộc chiến tranh tưởng tượng từ miệng một kẻ hoang tưởng dở hơi.
Cũng may mọi sự trên đời đều có kết thúc của nó.
Số là một hôm cặp “tắc xi – hoang tưởng” trứ danh kia gặp nạn… “lạc tay lái”, lao ùm xuống ao. Thì đã bảo quý ông Trường lão tưởng mình là chiếc tắc xi đến mức… như thật mà lại. Bấy lâu nay cặp “tắc xi – hoang tưởng” ấy trong lúc rong ruổi cũng từng gặp vô số “sự cố”. Có lúc cũng lao lên vỉa hè, có lúc chui vào bụi rậm, thậm chí húc cả vào gốc cây… Rồi cũng “chết máy”, cũng “hết xăng” (chắc là gặp lúc đói bụng)… Đại loại y hệt những “vụ việc” thường gặp của đám xe cộ trên đường đời. Nhưng lần này thì quả nhiên nghiêm trọng. Người ta phải hết sức vất vả mới “cẩu” được quý ngài và quý ông từ dưới ao đặt lên đường cái. Quý ngài hoang tưởng thì chỉ sơ sơ uống vài ngụm nước. Riêng quý ông “tắc xi” kia thì “hỏng” nặng, phải đem về “xưởng” để… “đại tu”(!).
Không có “phương tiện” chuyên chở những “cuộc chiến tranh” tưởng tượng nữa, quý ngài hoang tưởng đành nằm bẹp xó nhà. Mà lạ thực, quý ngài có vẻ như tự khỏi được cái căn bệnh dở hơi kia. Bằng chứng là ngài im thin thít, không hề lảm nhảm bất cứ câu gì. Thì ra chứng bệnh quái đản ấy vốn chỉ có mỗi một con đường là thoát ra từ cửa miệng người ta. Mới hay sống trên đời chỉ cần ngậm miệng, thì bất cứ ai đó, dẫu có hoang tưởng đến mấy, y học cũng không biết đâu mà lần. Nhưng một hôm, quý ngài bỗng phát lên một “cơn” rất lạ. Đang tự dưng vô cớ, bất đồ ngài lảo đảo như người say rượu. Hai tay ngài quýnh quáng bấu chỗ này, túm chỗ kia, có vẻ như ngài quên béng mất rằng không biết thế nào là đứng thẳng, không biết trên là đâu, dưới là đâu nữa. Ngài cuống cuồng xoay trở, đứng không xong, ngồi cũng không xong, lại còn chúc đầu xuống đất, chổng mông lên trời cũng không xong nốt. Miệng ngài một mực la bai bải rằng chênh vênh như thể đang ở tít ngọn cây, rằng hoa mắt chóng mặt, trời đất quay cuồng, ngã lộn cổ đến nơi… Cuối cùng ngài đổ vật ra sàn nhà, nằm thẳng cẳng, chân tay vẫn run như cầy sấy, miệng vẫn không ngớt kêu la như trước…
May mà trong đám dân làng đổ đến xem có kẻ hiểu biết. Thì ra quý ngài mắc phải một căn bệnh khác. Bệnh đó nôm na gọi là bệnh mất thăng bằng. Số là ngài bị rối loạn tiền đình, một chứng bệnh quá quen thuộc trong y học. Bệnh đó đã lên cơn thì dù có nằm dán xuống đất, vẫn cứ sợ… ngã như thường. Từ đó tuy đã thoát khỏi căn bệnh hoang tưởng (các nhà y học kết luận như thế), quý ngài lại vướng phải cái căn bệnh mất thăng bằng quái dị kia. Ai mà biết được nguồn cơn của nó. Bệnh mới phát ban đầu còn thưa thưa, sau dần dần lên cơn liên tục, không ngày nào quý ngài thoát khỏi vài bận mất thăng bằng như thế. Từ đó con cháu phải cắt cử người túc trực trông nom để lúc lên cơn, còn có chỗ cho quý ngài bấu víu…
Thương thay cho số phận nghiệt ngã giáng xuống đầu ngài. Có lẽ cái thân xác bé nhỏ, mong manh ấy đã đến lúc không còn chịu đựng thêm được nữa với những căn bệnh kỳ quái. Ngài chết.
Mà than ôi, ngay cả đến cái sự chết của quý ngài cũng nhọc nhằn không kém.
Đến bây giờ, dân làng vẫn còn kinh dị trước cái lối chết của quý ngài. Lần đầu, vừa bỏ quý ngài vào trong quan tài, bất ngờ quý ngài lại lên cơn mất thăng bằng. Có vẻ như căn bệnh ấy thuộc vào loại bệnh hài hước hay sao, mà nó tồn tại không phụ thuộc vào con người ta dù còn sống hay là đã chết. Con cháu vội vàng khiêng ngài ra. Mà lạ thực, ngài lại sống thêm mấy ngày, lại lên cơn thêm mấy lần nữa… Lần thứ hai, đã yên ổn khiêng quý ngài ra đến nghĩa địa. Bất ngờ vừa hạ xuống huyệt, chiếc quan tài lại rung lên bần bật. Ai lại có thể lấp đất khi con người nằm trong quan tài còn đang lên cơn… mất thăng bằng như thế kia. Người ta lại phải đưa quý ngài về. Rốt cuộc chết kiểu ấy khổ cả người sống lẫn người chết. Lần thứ ba, con cháu phải ràng buộc chiếc quan tài bằng xích sắt vào bốn cọc gỗ lim chôn bốn góc, chắc chắn đến bom nổ bên cạnh cũng không suy suyển, không đổ nghiêng hay lật ngửa ra được. Kết quả bấy giờ quý ngài mới yên tâm mà chết, cơn mất thăng bằng mới không xảy ra được nữa…
Nay thì lão Trường đã mồ yên mả đẹp. Dân làng đã dần dần quên đi những chuyện về quý ngài lừng lẫy ấy. Nhưng có nhiều người bắt đầu hoang mang, rằng không biết có phải tại hướng đình, hướng chùa có gì sơ sót mà làng tự dưng sinh ra lắm điều kỳ quái như thế. Các triết giả kiểu Khắc Dụng trên kia được dịp tha hồ viết sách, bàn đi cãi lại, tha hồ suy diễn những sự kiện ấy hết thuộc về quy luật nọ lại đến phạm trù kia… Nhưng phần lớn đại khái cũng chỉ là tán nhảm mà thôi. Có một người khả dĩ có thể hỏi được, tin được là nhà hiền triết Khắc Thông kia thì cho đến tận bấy giờ, dù đã chứng kiến những chuyện tày đình như thế, ông lão cổ quái ấy vẫn khăng khăng rằng: “nhạt”, vẫn lười nhác không chịu chép thêm chữ nào.
Lại nói về quý ông Trường lão. Bấy giờ đã “khắc phục” xong những hậu quả của vụ lao xuống ao ngày trước. Quý ông đã khoẻ mạnh và hình như khỏi bệnh, không “tưởng” mình là chiếc tắc xi nữa. Nếu thế thì quý ông quả là người có phúc. Nhưng những người mắc bệnh “đa nhân cách” chớ vội mừng, đừng tưởng rằng phương pháp chữa căn bệnh ấy chỉ đơn giản là… lao xuống ao. Một hôm bắt đầu từ nhà quý ông đến những nhà hàng xóm xung quanh, người ta phát hiện có mùi gì khăn khẳn. Sau lan ra cả làng đều ngửi thấy. Mức độ của nó cứ tăng dần đến mức nồng nặc không sao chịu được. Không hiểu mùi ấy phát từ đâu ra. Mọi người hoang mang nghi ngờ. Người nọ ngửi người kia, ngửi cả những đống rơm đống rạ, ngửi từ gốc cây đến những cột gỗ lim to tướng dưới đình làng… Vẫn không sao tìm ra nguồn cơn. Mãi sau tình cờ có kẻ để ý. Thì ra cái mùi kinh khủng ấy phát ra từ thân thể của quý ông Trường lão. Chính quý ông cũng ngửi thấy và ghê tởm với nó. Quý ông không những khạc nhổ om sòm, lại còn cứ động nhìn thấy bất cứ bộ phận thân thể nào của mình là nôn thốc nôn tháo. Đặc biệt nếu trót nhìn vào gương soi thì quý ông thậm chí kinh đến nỗi ngất lịm đi. Có vẻ như lại sinh ra chứng bệnh nào nữa đây?. Con cháu tất nhiên phải đưa quý ông đi bệnh viện. Trên đường đi, dân hai bên đường từ làng tới bệnh viện phải một phen phát khiếp, không hiểu sao tự nhiên trời giáng cái mùi khủng khiếp thế. Bệnh viện náo loạn đã đành, khổ nhất là các bác sĩ, phải đeo tới ba bốn lần khẩu trang, mà mặt mũi vẫn nhăn như ăn phải ớt. Các kết quả khám nghiệm tim phổi bình thường, quý ông vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh. Rốt cuộc các bệnh viện từ huyện đến tỉnh đều bó tay, phải đưa quý ông lên bệnh viện trung ương. Nhiều vị giáo sư danh tiếng được mời đến. Lại tiến hành xét nghiệm, lại diễn ra bao nhiêu cuộc hội chẩn… cuối cùng cũng tìm ra nguyên nhân. Thì ra chung quy vẫn là cái chứng bệnh “đa nhân cách” ấy mà thôi. Nhưng lần này, quý ông không “tưởng” mình là chiếc tắc xi như trước nữa, mà lại “tưởng” mình là… cái vật uế tạp nhất đời kia…
Mới hay tạo hóa sinh ra ý chí của con người thật là mạnh mẽ ghê hồn. Một khi cái ý chí ấy đã quyết “tưởng” mình là cái gì, thì thân thể sẽ thể hiện ra đúng là cái ấy. Cũng may nó vẫn chừa lại cho quý ông Trường lão một chút lý trí để biết tự khiếp mình., dẫu rằng một vật uế tạp có lý trí thì quả có hơi quái đản. Mà những căn bệnh có nguồn cơn liên quan đến cái gọi là ý chí ấy thì xưa nay, y học thường bó tay. Con cháu lại phải đưa quý ông về làng. Bấy giờ, các triết giả trong làng được dịp có đề tài tha hồ bàn luận. Có vị cao hứng viết hẳn một cuốn sách dày, tiên đoán nhập nhằng về sự thoái hoá, biến chất của thân thể con người… Riêng nhà hiền triết Khắc Thông trứ danh kia thì vẫn im lặng, tuyệt không có phản ứng gì trước sự kiện đó. Thế này thì rõ là quá quắt, không thể chấp nhận được. Ông già ấy định diễu cả một nền triết học hay sao. Cứ cho là ông ta nhắm mắt, bịt tai… Nhưng cái mùi khủng khiếp đang ô nhiễm cả môi trường như thế này, chẳng lẽ ông ta bịt cả mũi nữa hay sao?. Các triết giả tập trung nhau lại, kéo đến ngõ nhà hiền triết Khắc Thông, quyết làm cho ra nhẽ.
Một cuộc tranh cãi triết học diễn ra ngay trước mũi nhà hiền triết. Không chịu được cái tính gan lỳ, trơ trơ của ông già, triết giả Khắc Dụng vẫn là người hung hăng nhất bèn túm cổ áo nhà hiền triết mà gào lên: “Ông không thể làm xấu mặt cả cái nền triết học này được. Phải viết ra ít nhất thì cũng một chữ chứ. Con người bắt đầu biến thành chất khác rồi kia kìa, chẳng lẽ mũi ông tịt, không ngửi thấy mùi gì sao…?”. Nhà hiền triết bấy giờ mới cất tiếng. Thì ra các triết giả vốn chỉ khinh sau lưng nhau, nay ở trước mặt nhau cũng có phần vì nể. Song ông cũng chỉ trả lời ngắn gọn có một câu đại ý: “Tại các ông bây giờ mới ngửi thấy mà thôi, còn tôi ngửi suốt bấy nhiêu năm nay rồi, có gì mới đâu mà phải viết!”. Các vị triết giả nghe xong ngớ ra, chẳng hiểu nhà hiền triết nói thế là có ý tứ gì. Song trước mặt ông nhất thời chưa thể giải nghĩa cho thấu đáo được, đành bấm nhau đằng sau quay, rút lui rất có trật tự.
Cái mùi của quý ông Trường lão ngự trị môi trường một thời gian thì làng cũng bắt đầu cảm thấy quen quen, đỡ đi phần nào khó chịu. Song những người nơi khác có việc phải vào làng thì vô cùng e ngại. Điều này làm cho làng mất sĩ diện đã đành, mà còn có nguy cơ bị thiên hạ tẩy chay, không thèm bén mảng đến nữa thì gay to. Những người có trách nhiệm bèn nghĩ đến chuyện phải cách ly quý ông Trường lão tội nghiệp ấy ra ngoài đồng vắng. Chỉ phải cái vi phạm luật nhân quyền. Giá mà các triết giả đừng cãi vã nhau nữa, cứ họp nhau lại, thống nhất “định nghĩa” quý ông ấy rốt cuộc thuộc về “người” hay “vật” để còn biết lối mà áp dụng cách đối xử thì hay quá…
Nhưng rồi cũng đến lúc làng không phải lo nghĩ phân vân gì nữa. Số là do suốt ngày nôn oẹ, ăn uống rất chi là khó khăn nên sức lực của quý ông sút giảm đi nhanh chóng. Mặc dù được người nhà và các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa. Song, do tuổi cao, bệnh hiểm, quý ông Trường lão buộc phải từ trần. Cũng có kẻ thở phào nhẹ nhõm, cho là từ nay thoát khỏi cái mùi ô nhiễm kia. Còn hơn thế nữa, điều kì diệu sắp sửa lại diễn ra. Đúng vào lúc đọc điếu văn cho quý ông, người ta bỗng ngửi thấy một mùi thơm, mới đầu còn thoang thoảng, sau bốc lên ngào ngạt làm ngây ngất cả một vùng. Lần này thì không còn gì phải nghi ngờ nữa, đích thị cái mùi thơm kia phát ra từ trong chiếc quan tài chứa quý ông. Những người có học trong làng kinh ngạc đến lồi cả mắt. Vận dụng tất cả những kiến thức đông tây, họ không sao giải thích được cái hiện tượng lạ lùng kia. Người đã chết chẳng lẽ lại có một kiểu “đa nhân cách” khác hay sao? Riêng các bà nhà quê chân đất thì lại có cách giải thích rõ ràng, tuy có hơi mê tín dị đoan một tý. Các bà bảo rằng đó là do ông trời có mắt, lúc sống trót bắt quý ông mang cái mùi uế tạp kia, nay chết đi được trời bù lại bằng cái mùi thơm ấy cho công bằng…
Đám tang quý ông Trường lão lại đâm ra thành một đám dễ chịu nhất từ xưa tới nay, bởi nó diễn ra trong ngào ngạt hương thơm. Mọi người lập tức xóa bỏ cho bằng hết những mặc cảm, ký ức về cái mùi trước kia. Nghĩa tử là nghĩa tận. Làng đứng ra tổ chức công việc hậu sự cho quý ông một cách vô cùng chu đáo, có cả mấy dàn kèn phục vụ hẳn hoi. Các triết giả lại được dịp tha hồ mà lập ngôn, lập thuyết… Người ta kháo nhau rằng nhà hiền triết Khắc Thông cuối cùng đã chịu viết. Nhưng hình như cũng chỉ viết thêm có một chữ mà thôi. Một chữ cũng là quý hoá lắm rồi, bởi cái ông già gàn dở ấy suốt bấy nhiêu năm mới viết được có một chữ, thì sự kiện này xem ra sánh ngang với bấy nhiêu năm đằng đẵng ấy rồi còn gì. Sau khi quý ông đã mồ yên mả đẹp, dân làng lại háo hức kéo nhau tới ngõ nhà hiền triết xem cái chữ ông mới viết ra là chữ gì. Quả là nhà hiền triết đã chịu viết thêm một chữ thật. Ông không ngần ngại đưa sách ra cho mọi người xem. Trong không khí thơm tho vẫn còn lẩn quất, người ta thận trọng lần giở cuốn sách dày cộp kia ra. Vẫn trang đầu, cái chữ “nhạt” ngày trước. Trang thứ hai quả nhiên mới được viết thêm. Mọi người hồi hộp đánh vần rồi không tin vào mắt mình nữa. Giữa trang giấy trắng tinh, hiện lên rõ ràng một chữ, lại vẫn là chữ… “Nhạt”!. Nhưng lần này thì hình như viết hoa.


Phạm Lưu Vũ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông anh văn chương


Anh là bậc đàn anh, còn tôi thuộc vào hạng đàn em thân tín (chính anh bảo thế). Tính anh có chỗ hơi lạ, không giống những người bình thường, cái gì ở anh cũng hơi trái khoáy. Lúc đang nhậu thì không ai trẻ bằng, đến lúc trả tiền thì anh già lụ khụ. Khi anh nói, khí thế hăng như giữa đám cãi nhau, song lúc phải ngồi nghe thì lập tức anh lờ đờ như lên cơn buồn ngủ. Ai thuận theo thì anh khen tít mây xanh, ai phản đối thì anh mắng là đồ này đồ nọ. Chúng tôi vẫn thường nói vụng với nhau: “May mà lão đẻ phải cái số tiểu quan, nghĩa là cũng có chút địa vị, chức tước gọi là. Chứ vô phúc mà làm lãnh tụ thì chắc độc tài phải biết…“. Được cái anh giao du rộng, chỗ nào cũng có người quen. Cũng bởi anh có nhiều tài năng trời phú, văn thì xuôi như nước chảy xuống chỗ trũng, còn thơ thì chắc như đinh đóng cột. Trong cái làng gọi là văn chương lốm đốm rải ra khắp nước hiện nay, chả cần phải tự nắm tóc lôi mình lên, thì lúc nào anh cũng có cảm tưởng mình trội hơn người khác. Đã thế vợ con anh đề huề, cửa nhà anh đĩnh đạc. Nhân tình (nghĩa là những người hâm… nóng anh) thì gặp đâu có đấy, sẵn như đồ trong túi lôi ra, dễ như quả trên cây hái xuống… Người như thế, rõ là có tướng đại quý. Không ngũ đoản (năm cái ngắn) thì cũng lục trường (sáu cái dài), không tam nhu (ba cái dẻo) thì cũng phải nhất cương (một cái cứng ngắc) v.v…
Chỗ anh ở Thủ đô, còn tôi Sài Gòn. Một hôm nghe anh điện thoại, tôi mừng như giẫm phải vàng. Anh bảo tới gặp anh ngay, anh mới bay vô, đang ở Hô-teo Chiến Thắng. Tôi vội phóng đến bằng ba chân bốn cẳng. Vừa bước vào phòng, anh hỏi ngay, giọng vồ vập:
“Chào chú em yêu quí. Ông bà già có khoẻ không?“.
Tôi cảm động suýt oà lên khóc, vội trả lời mà nước mắt bỗng rưng rưng, giọng như muốn nghẹn lại giữa chừng:
“Chỉ có mỗi anh vẫn quan tâm đến… bố mẹ em. Dạ!… Bố mẹ em đang…“.
Anh chưa kịp nghe tôi nói hết câu, đã vội ngắt lời:
“Tốt! tốt… tốt lắm! Ông anh vừa xuống sân bay, có lãnh đạo hội văn sĩ Sài Gòn ra đón. Các anh ấy… (anh kể ra một loạt các tên tuổi văn chương lừng lẫy, nổi tiếng sóng cồn) muốn tổ chức chiêu đãi trọng thể. Nhưng người mà ông anh quan tâm đến trước tiên là chú em nên bác bỏ hết. Mọi cuộc gặp hoãn đến mai. Chờ ông anh vào toa-lét cái đã, rồi chú chở ông anh đi đâu thì đi. Nhớ chọn cái quán nào đèm đẹp…“.
Tôi chở anh tới một quán nhậu mát mẻ. Vừa ngồi xuống, anh hỏi thăm ngay:
“Chú sống thế nào? Ông bà già có khoẻ không?“.
Tôi chưa trả lời vì thấy anh còn đang mải nhìn mấy em gái phục vụ xinh đẹp nõn nà, trông ngon như những miếng bít-tết biết đi. Anh ngẩn ra một lát rồi lại bảo:
“Nghề văn chương của ông anh là nghề sáng tạo ra nghệ thuật. Nếu thiếu khoản phụ nữ là ảnh hưởng tới năng suất sáng tạo ngay. Chú có quen văn sĩ Sài Gòn nào thì mời đến cho vui“.
Tôi bảo có số điện thoại của cái bác văn sĩ “lừng lẫy“ nọ. Lại biết cả điện thoại của vị thi sĩ “sóng cồn“ kia nữa. Anh mừng lắm vỗ đùi bảo:
“Thật đúng ý ông anh. Chú mau gọi điện mời họ tới“.
Kết quả là bác văn sĩ “lừng lẫy“ tới trước. Tôi chào bác, bác bắt tay tôi mà quái lạ, chả thấy bác đả động gì đến anh. Anh bèn cất tiếng chào rõ to, dõng dạc gọi cả họ lẫn tên của bác ra. Bấy giờ bác mới trỏ tay hỏi:
“Mày là thằng nào?“.
Tôi suýt bật cười nghĩ bụng bác này chắc đãng trí. Anh chẳng bảo với tôi rằng bác mới cùng đoàn văn sĩ Sài Gòn ra “đón“ anh ở sân bay đó sao?
Cuối cùng thì anh đành tự giới thiệu tên tuổi, bút danh… của mình. Tất nhiên không quên liệt kê kèm theo một hai giải thưởng… Bác văn sĩ “lừng lẫy“ vỗ trán “À!“ lên một tiếng rồi bảo:
“Té ra cùng một ‘Hội’ với nhau cả. Song ‘Hội’ bây giờ đông quá, thành ra ‘đếch’ nhớ nổi thằng nào“.
Vị thi sĩ “sóng cồn“ đến sau một lát. Hai người (anh và thi sĩ) vốn biết nhau từ trước nên không cần phải nói. Nhưng có thêm chuyện này, nhân tiện kể ra luôn. Để chứng tỏ sự “quảng giao“ của mình, anh bèn móc điện thoại ra tuyên bố sẽ gọi cả “thằng đấu sĩ“ lừng danh họ Trần tới nhậu cho vui. Sau một hồi a-lô, anh gập điện thoại lại tiu nghỉu:
“Thằng ấy (đấu sĩ họ Trần) đang ở Hồng Kông, vợ nó bảo thế“.
Tôi biết vợ “đấu sĩ“ họ Trần vốn hành nghề y. Xưa nay thường “giấu“ chồng một chỗ, không cho đến những chỗ nhậu nhẹt, sợ tổn hao sức khoẻ, ảnh hưởng tới sự nghiệp “đấu đá“. Bèn buột miệng bảo:
“Hồng Kông hồng kiếc gì. Lão đang ở trong… toa-lét thì có“.
Anh chợt cáu lên với tôi:
“Không tin, chú gọi lại thử xem“.
Tất nhiên là tôi cũng móc ngay điện thoại ra. Vẫn gặp cái bà vợ sử chồng rất kĩ, dụng chồng… như dụng mộc ấy. Nhận ra tôi, bà vồn vã: “Gặp anh hả… chú chờ một lát để chị gọi anh ra nói chuyện nhé…“.
Quả là “đấu sĩ“ vẫn có nhà. Tôi nhìn thấy màu đỏ trên mặt anh đang “bò“ dần xuống cổ, bèn chữa thẹn cho anh:
“Số là bác không biết đấy thôi. ‘Đấu sĩ’ họ Trần vốn rất yêu môn địa lý. Trong nhà ông, mỗi chỗ đều được đặt tên theo bản đồ… thế giới. Ví dụ phòng khách là ‘Paris’, phòng ăn là ‘Đà Lạt’, phòng ngủ tầng trên gọi là ‘Bắc Kinh’, phòng ngủ tầng giữa gọi là ‘Hà Nội’. Nhà bếp thì gọi là ‘Công Tum’, còn toa-lét, cái thì đặt tên là ‘Hồng Kông’, cái thì đặt tên là ‘Thượng Hải’… Vợ chồng con cái nhà ông vốn quy ước với nhau như thế. Lúc nãy bác gọi, đúng là ‘đấu sĩ’ đang ở… (toa-lét) ‘Hồng Kông’ thật“.
Sau đó bữa nhậu diễn ra khá vui. Các văn sĩ gặp nhau bao giờ chẳng rôm rả. Đề tài (được anh lái) tới chuyện giải thưởng của Hội năm nay. Té ra bác văn sĩ “lừng lẫy“ vốn có chân trong ban giám khảo. Còn vị thi sĩ “sóng cồn“ nghe nói là cánh tay mặt của ông Chủ tịch Hội. Anh nhờ hai vị “quan tâm“ đến tác phẩm (dự giải) của anh… Rồi thì cụng ly, đọc thơ, tán chuyện… hay đáo để. Đang vui, mặt anh bỗng xị xuống, bùi ngùi:
“Em vừa đi một ‘quệt’ từ Bắc vào Nam. Thấy văn sĩ làng ta bây giờ, ở đâu cũng khốn nạn, khổ sở quá, khổ hơn cả chó, khó hơn ăn mày. Có thể nói chưa bao giờ văn chương lại bị rẻ rúng, mạt hạng như lúc này. Nhà văn, nhà thơ gì mà cứ như giun dế cả một lũ với nhau. Trước khi viết đã phải quán triệt hết tư tưởng, nghị quyết, đến chủ trương, đường lối… thành ra lúc viết cứ như một anh mù sợ giẫm phải gai, lúc ngôn chẳng khác nào một anh bồi hạng bét. Vậy mà Hội ta vẫn làm nên cả một rừng văn chương rậm rạp cho đất nước. Buồn một điều là đến khi lĩnh nhuận bút, bọn đầu nậu nó muốn thí cho bao nhiêu thì cho, không đủ tiền uống trà đá buổi sáng… Nhất là các bác trong này lại càng khốn nạn. Em thương lắm, đau lòng lắm…“.
Vừa nói, anh vừa đưa tay lên, dùng ngón tay day day vào hai cái túi nước mắt to bằng hai quả ổi nằm ngay dưới mi mắt. Lập tức, hai dòng nước mắt chảy xuống ròng ròng. Tôi biết, môn này anh luyện đã tới mức thượng thừa. Đó gọi là “nhãn thuật“ (thuật của mắt). Cũng như “khẩu thuật“ (giả được tiếng thú), hay “nhĩ thuật“ (vẫy được hai tai)… Rồi anh rút khăn mùi soa ra lau, nhân thể hỉ mũi luôn mấy cái. Cảnh tượng càng thêm bi tráng. Đến nỗi khiến cho một kẻ ngoại đạo khô khốc như tôi, mà cũng cảm thấy tan nát cõi lòng. Hỡi ôi! Lão Tử ngày xưa sinh ra ở huyện Khổ, nước Sở, mà cũng có đến nông nỗi này đâu?…
Bác văn sĩ “lừng lẫy“ vốn có tiếng là một bậc khôn ngoan lão làng, lúc nghe thì như đeo bao cao su ở lỗ tai, còn lúc nói thì như có lưới lọc ở cửa miệng (thời buổi này, cả nước đều phải “khôn ngoan“ như thế chứ chả riêng gì bác). Thấy anh thương cảm quá, bác bèn lên tiếng an ủi:
“Bọn tao ngày trước bảo hô là hô, bảo viết là viết. Viết về đề tài chiến tranh cứ việc theo phương châm: “Ta tốt địch xấu / ta thiện địch ác / ta thắng địch thua / địch chết cả đống / ta sống nhăn răng…“. Trăm cuốn giống nhau cả trăm, khác mỗi cái đầu đề. Thế mà có kẻ ngứa mồm bảo đó là thứ văn minh họa. Minh họa thì đã sao? Đó là chức năng thiêng liêng của thằng nhà văn. Đến bây giờ, cóc cần hiểu văn học là cái con mẹ gì, chúng tao vẫn là những thằng nhà văn nổi tiếng. Tụi chúng nó bây giờ được học hành lý luận tử tế, được chi tiền cho đi trại… Vậy mà viết đã ra cái chó gì. Văn mày tao chưa đọc nhưng đoạt giải năm nay chắc cũng chẳng khó lắm… não nề mà làm gì“.
Anh nghe bác văn sĩ “lừng lẫy“ nói thế thì sướng quá, vội đưa cả hai tay ra bắt tay bác, lắc lấy lắc để, ánh mắt quét sang phía vị thi sĩ “sóng cồn“ chờ đợi. Vị này lại có tiếng là láu cá, ranh ma. Giả vờ ngó lơ qua chỗ khác, thi sĩ “sóng cồn“ thủng thẳng:
“Cái phương châm ấy bây giờ nhắc lại, lắm lúc cứ hiểu ‘địch’ thành… ‘nhân dân’, nhất là hai câu cuối. Song văn chương minh họa chỉ sáu mươi phần trăm thôi. Phần còn lại chủ yếu là học đòi, a dua. Hì hì! (cười). Tuy thế văn thời các bác sạch sẽ, thơm tho, câu văn bóng bẩy, trơn mượt, nghe rất êm tai… chứ không ‘bẩn’, không ‘sóc’ như bây giờ. Bây giờ đọc văn thấy có cả cặc, lồn, tinh khí, với cả cứt, đái… như thể nó muốn văng vào mặt mình. Lại có thứ văn đọc đến đâu thì cục gân trong người cứ cứng ngắc đến đấy, hãi lắm. Hôm qua Chủ tịch gọi điện cho tôi bảo năm nay cứ cái nào không ‘bẩn’, không ‘sóc’, không làm ‘nứng gân’ là đều có thể trao giải được…“.
“Đảm bảo văn tôi rất ‘êm’, không uế tạp, không nứng, không chệch khỏi đường lối một ly…“. – Anh mừng quớ lên khẳng định – “Ông nhớ nhắc Chủ tịch chú ý đến điều đó giùm tôi nhé…“.
Rồi bữa nhậu cũng đến lúc tàn. Trong lúc tôi móc tiền ra trả, anh vừa dúi vào tay tôi hai cái phong bì rỗng, vừa ghé tai tôi nói nhỏ:
“Chú vào toa-lét, bỏ vào mỗi phong bì một triệu đồng rồi mang ra đây cho anh. Có việc dùng đến bây giờ“. ..
Rồi tôi đưa anh về lại Hô-teo Chiến Thắng. Trước khi chia tay, anh vẫn không quên nhắc lại lời thăm hỏi cửa miệng:
“Ông bà già có khoẻ không?…“.
Cuối năm ấy, có dịp ra Thủ đô, giữa phố đông người, tôi giật mình nghe tiếng anh gọi. Chưa kịp định thần thì anh đã ào tới, mừng rỡ nắm lấy hai vai tôi, vồn vã:
“Chú ra bao giờ thế? Sao không điện cho anh. Ông bà già có khoẻ không? Báo ngay để chú mừng. Cuốn sách… của anh vừa được Hội Văn sĩ nước ta trao giải. Chú có mang tiền đấy không? Anh em ta phải kiếm chỗ nào ăn mừng mới được…“.
Anh kéo tôi vào một quán bia tươi. Đã có mấy người bạn mặt trắng của anh ngồi sẵn từ lúc nào. Mọi người nâng cốc chúc mừng “chiến thắng“ ngoạn mục của anh. Anh tỏ vẻ sướng ra trông thấy. Nghĩ cũng phải thôi, đến như tôi, chỉ hưởng cái sướng lây mà cũng tê tái cả người. Đang say sưa, chợt nghe ở bàn nhậu phía sau lưng, có tiếng ai đang ngâm nga một bài thơ cổ:
“Văn chương có phải đi cầu?
Mà xem dải rút như màu cỏ cây!
Mới hay muôn sự từ đây
Đường tu có nẻo một ngày thành… sư!
Chẳng ngu, chẳng dại, chẳng hư
Mặt ai nhìn mãi vẫn như… chưa nhìn


Phạm Lưu Vũ

Phần nhận xét hiển thị trên trang