Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

CÓ CÁI GÌ ĐÂU?



Thôi, dẫu nghèo một tí
Đã thấm gì đâu em

Miễn đêm nào mình cũng
Vật nhau ra, vì thèm

Mặc sáng, ôm bụng đói
Hai đường, mình mưu sinh

Miễn cuối chiều, mình lại
Hẹn nhau, như người tình

Người tình về chợ cóc
Ghé một mớ cua đồng
Bâng khuâng lòng tự nhủ
Người yêu mình thích không?

Người tình về trên phố
Mua rô bốt siêu nhân
Làm đôi câu thơ cóc
Nịnh nhau, như bao lần

Thôi dẫu nghèo một tí
Cuộc đời có gì đâu

Đêm, hãy cười như thể
Ngày mai, ta sẽ giầu

Có cái đéo gì đâu!@ thơ của con DG bụng nhái.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thay mặt Nhân Dân tôi xin lỗi các Ngài




Các Ngài
Những Nhà Vật Lý đoạt Giải Nobel
Đứng đầu các Viện nghiên cứu khoa học ở những Quốc Gia

Ở các trường Đại học
Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu
Đã đem Danh Tiếng của mình
Đến
Làm vẻ vang cho Đất Nước chúng tôi
Có lẽ
Từ trước tới nay
Chưa bao giờ
Nước chúng tôi
Lại có vinh dự lớn lao đến thế
Cùng một lúc
Được đón tiếp 5 Nhà Vật Lý đạt Giải Nobel*
Nhưng thật xấu hổ
Khi ra đón các Ngài
Có những ai
Ngoài một vài Giáo Sư đồng nghiêọ
Chỉ có những người làm công tác tổ chức Hội nghị
Trong khi đó
Chỉ cần
Một cầu thủ bóng đá của một đội bóng nước Anh
Hay đội bóng Italia
( chỉ cần một cầu thủ thôi )
Hoặc chỉ cần một ca sĩ Hàn Quốc
Một diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng
Người đóng Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký
Đến Việt nam
Thì trước đó hàng tháng, nửa năm
Có khi hàng năm
Báo chí đã rầm rộ đưa tin
Hết báo này báo khác
Chuẩn bị
Cờ, hoa, băng zôn, biểu ngữ
Khách sạn
An ninh
Tiền boa có khi lên hàng triệu dola
Dòng người ken vào nhau ra đón
Hết đoàn này đoàn khác
Hoa chật đường
Hoa ngợp trời
Nhưng thật buồn
Các Ngài
Năm nhà Vật lý đạt Giải Nobel
Những bộ óc vĩ đại nhất hành tinh
Một lần đến Việt Nam
( Có lẽ chỉ một lần duy nhất )
Vài tờ báo đưa tin
Vài người ra đón
Vài bó hoa
GS TS Trần Thanh Vân
Người sang trọng nhất chào mừng
Rồi lặng lẽ vào bàn Hội thảo!
Các Ngài
Những bộ óc vĩ đại nhất hành tinh
Không phải đến Việt nam
Để đá một quả bóng
Không phải để nhảy một điệu val
Không phải biểu diễn một thế võ đánh bọn tiểu yêu
Như một cầu thủ, một ca sĩ, một diễn viên
Các Ngài
Đem tới cho Tổ Quốc chúng tôi
Những tầm nhìn vũ trụ
Những mặt trờ mới
Nhưng
Sự đón tiếp
Không bằng một cầu thủ đội bóng đá nước Anh
Không bằng một ca sĩ Hàn Quốc
Không bằng diễn viên đóng Tôn Ngộ Không
Thay mặt Nhân Dân tôi
Tôi xin lỗi các Ngài
Những người có bộ óc vĩ đại nhất hành tinh
Những người độ lượng nhất hành tinh.

12.8.2013
____________________
* ( Các nhà vật lý này gồm giáo sư người Mỹ là Jack Steinberger (Nobel Vật lý năm 1988), David Gross (Nobel Vật lý năm 2004), Georges Smoot (Nobel Vật lý năm 2006), Sheldon Glashow (Nobel Vật lý năm 1979). Ngoài ra có Giáo sư Rolf Heuer, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN), nơi đã khám phá ra hạt boson Higgs và Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đạt giải thưởng Fields - được xem là giải "Nobel Toán học" năm 2010, cũng có mặt tại Bình Định trong chiều nay ).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đăng tiếp chuyện của Ngố:


..Như người xưa nói: “Có bạc mới giầu, có cơ cầu mới có”?
Thế nhưng, có một việc làm Lân sửng sốt. Buổi chiều sau lúc nghỉ ngơi chừng một tiếng, lão sửa soạn quần áo, chải lại đầu ( mà đầu lão hói quá đỉnh,chỉ còn lơ thơ vài cái tóc ). Lão nói với Lân:
- Chú sửa soạn đi, xem máy có còn phim không? Anh với chú ra xã một tí.
Lân thật bất ngờ. Anh nghĩ: “Chả nhẽ người quê về làng vẫn phải ra xã trình giấy tờ sao?”. Nhưng không phải. Những quy định như thế bây giờ người ta bỏ lâu rồi. Ủy ban không có thì giờ để xem xét những việc vơ vẩn như thế. Chỉ trừ khi có ai vi phạm quả tang, hay nghi vấn điều gì đó người ta mới hỏi đến giấy tờ. Còn ai muốn đến thì đến, muốn đi thì đi. Ai công đâu mà xét hỏi kẻ qua người lại cho mất thời giờ?
Việc ra xã là một việc khác. Lão muốn thể hiện với các nhà chức sắc địa phương, nhân thể thăm một vài người bạn thủa thơ ấu còn sống được đến giờ. Dọc đường lão kể năm kia năm kìa lão về làng từng đóng góp cho quỹ khuyến học, xây nhà tình nghĩa như thế nào?
Chủ tịch bí thư xã là chỗ quen biết. Họ niềm nở đón tiếp như gặp người nhà. Còn tặng lão cuốn sách truyền thống và lịch sử của làng. Thấy sự đón tiếp có vẻ ân cần thái quá, Lân nghĩ ngay đến việc thể nào các vị cũng có chiêu trò gì đây?
Quả nhiên là đúng như vậy.
Khơi mào là tay thường trực văn phòng đảng ủy, rồi đến chủ tịch bí thư. Họ có ý muốn yêu cầu cha con lão hiến tặng cho xã một công trình nho nhỏ. Lớp mầm non của xã đã xây dựng xong, nhưng chưa có tường rào và cái cổng ra vào.
Lân cứ nghĩ chưa chắc lão đã nhận lời vì số tiền để xây dựng theo như mô tả, với anh không nhỏ. Có khi anh vất vả cả năm chưa chắc kiếm được. Không ngờ lão gật đầu cái xoẹt! Lão lấy làm hứng thú khi mấy vị chức sắc trong xã nói:
- Nếu bác giúp cho xã thì không ai bằng. Xã sẽ ghi nhớ công lao đóng góp của những người con quê hương đi xa đối với xã nhà như gia đình bác. Ngoài cổng lớp mẫu giáo mầm non này sẽ ghi rõ “Đây là phần đóng góp của gia đình ông Trần Đại hiện đang sống ở Tuyên Hóa”. Bảng lưu niệm này sẽ được đặt làm bằng đá hoa cương”. Bác thấy thế nào?
Lão Đại thêm:
- Nhưng kiểu dáng phải có sự nhất trí chung, các anh có đồng ý tôi mới tham gia?
- Vâng tất nhiên là phải như thế rồi. Chúng cháu sẽ gửi bản thiết kế lên để bác duyệt.
- Dự toán hết bao nhiêu?
- Chỉ độ nửa trăm thôi ạ!
Lão Đại phẩy tay, “ Chuyện nhỏ, nhất trí như thế đi”.
Lân lại bất ngờ. năm mươi triệu mà lão coi như không.
Lão là chuyên gia cho người khác “Đi tàu bay giấy”. Thì dụ muốn khích lệ ai đó lão sẽ nói: “ Anh A, chị B đây là người có kiến thức sâu rộng. Tài năng xuất chúng, đầu óc tổ chức và làm ăn luôn trên cả tuyệt vời”! Bất luận người ta thực có những cái hay ho đó hay không?

Người đời ai chả muốn được ngợi khen? Chính Lân cũng một đôi lần được lão cho lên tàu bay kiểu ấy khiến anh ngượng chín cả mặt. Không ngờ hôm nay lão lại được lớp hậu bối, chức vị của xã đưa lên ngồi vào khoang loại máy bay như thế!
Họ hẹn ngay trong tuần này, họ sẽ lên để “bàn bạc” cụ thể trên quê hương thứ hai của lão. Lân nghĩ ngay đến ông em họ nhà sát cạnh ông em lão và Lân đang nghỉ. Bà vợ ông này đang bị ung thư giai đoạn cuối, bệnh viện trả về. Người chồng tai biến mạch máu não, cứ ngơ ngơ như người không còn trí nhớ. Hỏi câu nào cũng cũng cười cười ngơ ngẩn gật đầu. Mấy đứa con ông ta thấy lão Đại đến mừng cuống quýt. Chỉ nhìn ánh mắt biết là chúng hy vọng ở lão nhiều lắm mà chưa dám nói ra.
Lão Đại vẫn cười nói như không. Lúc về lão rút trong ví ra, đặt vào tay người em họ tờ một trăm ngàn.
Ra khỏi ngõ Lân nói với lão:
- Theo em thì bác cho ngay ông em chục triệu để bác ấy chữa bệnh có khi lại cần hơn bác chi tiền vào việc kia. Bác cho xã liệu tiền ấy có được đem ra làm như họ nói hay lại vào túi người khác? Xây dựng các công trình công cộng, xã nào chả có quỹ nhà nước cho?
Lão cười khợ khợ: “ Chú chỉ biết một mà chưa biết hai. Anh em trong nhà ai chả thương, nhưng đừng để họ thành thói quen ỷ lại mình. Chỉ nên cho cái cần câu hơn là cho con cá.Họ tự cứu lấy mình là chính, sao cứ mãi trông hòng anh em? Còn việc công lại khác. Một khi anh đóng góp cả dân cả xã đều biết, tiếng thơm để đời. Mỗi khi về làng cũng mát mày mát mặt. Cũng như của để dành, là thứ lưu danh mãi mãi” Thì ra thế! Cái tình của đại gia thiết thực hơn nhiều, không đơn giản như Lân nghĩ. Nhưng vẫn chưa hiểu lão Đại nói cho cái cần câu là như thế nào?
Hai người còn đến thăm vài ba chỗ nữa. Những ông giáo đã nghỉ hưu, ngày xưa cùng học hoặc cùng dạy với lão. Phần nhiều mấy ông này quên quên nhớ nhớ, gầy guộc, ốm yếu  nom thảm hại hơn lão nhiều. Chả có ai về già lại vượng tướng được như lão.
Có một ông đại tá công an đã về hưu. Con cái ông này còn có mỗi một đứa, lại không có nhà. Bà vợ bị sơ gan cổ chướng bụng phồng như người có mang, mặt khô như cái mo cứ nhìn lão ứa nước mắt.
Ngày xưa đã có thời lão từng là người theo đuổi bà. Hồi đó lão nghèo, chỉ là anh giáo làng kém xa ông chồng bà bây giờ.
Đúng là không ai học được chữ ngờ. Cảnh nhà vị đại tá này chỉ nhìn qua là biết đang cơn túng quẫn. Thời buổi này rồi trong nhà vẫn đang dùng cái ti vi đen trắng. Cửa rả long hết bản lề xiêu xiêu vẹo vẹo, chẳng cần sửa. Ông con lúc đầu đại tá còn giấu. Nói chuyện một lúc mới than thở, hở ra là anh ta đang cai nghiện ở công trường 06.
Ở chơi nhà này là lâu nhất. Tình yêu là cái gì day dứt, ám ảnh người ta lâu dài nhất trong đời. Cả khi người yêu đã đi với người khác thì kẻ thiệt tình kia vẫn dõi mắt trông theo. Duy nhất chỗ này lão Đại cho quà tới hai trăm ngàn. Ông đại tá có vẻ ngượng ngịu, sau nói mãi mới chịu cầm
Ra đến đình lão Đại mới kể hết cho Lân nghe chuyện nhân vật này. Chẳng ai ngờ người quyền cao chức trọng như vậy lại có ngày hôm nay.
Bà vợ ông đại tá hẳn khi lão Đại đã về thế nào cũng lăn phăn suy nghĩ. Bà thật chẳng ngờ anh giáo ngày xưa người mỏng như con mõ mương, chuyên mặc quần có miếng  tích kê ở đầu gối lại như ngày hôm nay.
Phải có phép thần nào mới biến một con người như thế trở thành đại gia, có ba thằng con trai làm đến giám đốc tổng công ty. Người mắc bệnh như bà tỉnh táo đến lúc chết. Bà sẽ phải mất ngủ nhiều đêm vì chuyện này.
Người ta có thể làm lại nhiều việc, nhưng không thể làm lại cuộc đời. Cuộc đời cái gì đã qua là đã qua. Nói làm lại chỉ là cách nói hàm hồ nếu không nói chỉ là sự an ủi động viên chả có mấy giá trị!
Ngoài đình ông từ đi đâu vắng. Thành thử hai người chỉ đi lanh quanh một hồi, không vào thắp hương được như mọi lần lão về.
Không biết có phải đúng như vậy không? Nhưng sáng sớm hôm sau xảy ra một việc, mỗi khi nhớ đến cả lão và Lân đều áy náy trong lòng..



( Còn nữa.. )
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhạc tí:




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những câu chuyện bên bàn nhậu: Án Anh Kiện Vua Tề…

Trần Chân Nhân 

Một ông quan đại phu lại dám Kiện chúa công đầy quyền uy của mình ư? Đây là chuyêtn hi hữu trong lịch sử thời nước Trung Hoa cổ cách đây hơn 2000 năm.



Dưới triều đại phong kiến, các quan lớn dưới quyền của vua nghe lệnh vua răm rắp, thực hiện triệt để nguyên tắc sống -’’Quân xử thần Tử – Thần bất Tử – bất Trung’’. Thế mà ngài đại phu Án Anh (tạm hiểu có cương vị như bộ trưởng, bí hư, ủy viên Trung ương ngày nay) – lại dám đòi kiện Thiên tử đầy quyền uy – người vì ngu muội nghe lời xàm tấu, nổi điên – ra lệnh chém hơn chục tướng của mình vì lí do thua trận!
Mới nghe tưởng’’Lão lùn’’ – (bọn Thôi Trữ – Khánh Phong gọi Án Anh) – cũng… điên. Nhưng A.A hoàn toàn tỉnh táo. Đó là hành động đầy dũng cảm của một vị quan thanh liêm ,’’Đại’’quân tử – người’’HIỀN số một’’ – triều đại Tề Trang Công thời Xuân thu (547 TCN).
Trước khi bàn về sự kiện này, chúnh ta hãy tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Án Anh mà người đời sau thường ghép tên 2 ông Quản Trọng – Án Anh thành một cặp người hiền tài đã giúp vua Tề , nước Tề (Tề Hoàn Công và Tề Huệ Công – chắu đời thư 5 của THC) – giữ yên trăm họ, làm cho nước Tề ổn định, cường thịnh.
Nhà Văn, nhà biên Kịch kiêm Đạo diễn Thẩm Hào Phóng của Trung Quốc, căn cứ các sách Tả Truyện, Đông chu liệt quốc, Sử kí Tư Mã Thiên – xây dựng bộ phim truyền hình nhiều tập ĐCLQ, thể hiện sự kiện Án Anh kiện vua Tề trong tập’’Loạn Thôi Trữ – Khánh Phong’’.
Án Anh người thấp lùn nhung thông minh tài trí tuyệt đỉnh, tinh thần cương cường, hết lòng vì dân vì nước. Cổ Sử TH ghi lại một số chuyện mà ông đã làm khiến các nước láng giềng trong khu vực đương thời khâm phục, đời sau kính nể:

Một lần được cử sang nước Sở đàm phán về việc xây dựng tình hữu nghị hoà hiếu để dân hai nưóc Tề – Sở tránh được họa binh đao. Nước Sở thời nay đã vượt lên, còn nước Tề đã không còn như thời tiên quân Tề Hoàn Công. Vua Sở muốn thử tài A.A, cử một quan đại phu tài năng ra tại cửa khẩu ngoài biên ải dón . Viên quan đại phu kia’’chơi xỏ’’ bằng cách đóng cửa vào. A.A đến yêu cầu mở cửa, kẻ giữ thành từ chối bảo: Sứ giả nước Tề thấp bé, đi vào cửa nhỏ ở bên cũng được (thực ra đó là cái lỗ để chó chui ra vào).
A.A nhìn vào mặt kẻ kia đáp: Nước Sở có lệ: Nếu sang nước chó thì đi vào cửa chó. Nước Sở có phải là nước chó đâu mà sứ giả đi qua cửa chó! Quan đại phu bị chửi vỗ mặt – ngượng, vội ra lệnh mở cửa lớn cho ông vào.
Khi được Sở vương vời tiếp kiến, A.A ung dung ngẩng cao đầu tiến vào, thi lễ theo truyèn thống ngoại giao. Sở vương vẫn chưa tin lời đồn về tài của A.A nên chưa mời ngồi, liền thử tài bằng cách đọc vế câu đối:
Núi cao sao sánh cùng đồi đất 
A.A đối ngay:

Rau cải nào bằng cỏ linh chi .
Vua Sở tỏ ra cảnh giác , tiếp tục giọng ngạo mạn: Nước Tề hết người rồi sao lại cử sứ giả bé nhỏ thế kia?
A.A đáp luôn: Nước Tề dân đông, xẻ vạt áo có thể che mặt trời, phun nước bọt có thể gây lụt, thiếu gì người tài, thân hình cao lớn. Nhưng lệ nước: Đi sứ sang nước nào thì cử người có thân hình, trí dũng tưong ứng với nước đó .
Ngay đúng lúc ngoài cửa điện ồn ào, vua hỏi: Chuyện gì vậy?
Nội thị thưa: Bắt được kẻ trộm.

- Nó ở đâu lại vào cung ăn trộm?
- Bẩm… nó người nước Tề, sang đây đã lâu, chuyên nghề trộm cắp.
Sở vương nhìn A.A buông câu khinh bỉ: Sao người nước Tề lại hay trộm cắp thế?
Án Anh tiến đến trước mặt quan đại phu nước Sở, cầm qủa quýt trong đĩa, dơ lên, hỏi: Đây là quả gì?
- Quả quýt – Vị đại phu trả lời.
A.A nhìn thẳng vào mặt Sở vương : Tôi nghe nói – Quýt trồng ở phương Nam, lá xanh, qủa đỏ, ngọt, thơm, còn mang lên trồng ở phương Bắc, cây cằn cỗi, qủa vị chua ấy là do thổ nhữơng. Người dân Tề sống ở nước Tề ngay thẳng, hành xử quang minh chính đại. Nhưng sang sống ở nước Sở phát sinh tính trộm cắp, có thể thung thổ, môi trường nước Sở đã khiến họ phát sinh thói xấu này?
Sở vương cảm phục, cười vang, mời A.A ngồi, đãi theo phép tiếp thượng khách rồi giao cho quan Tể tướng của mình cùng Án Anh bàn bạc đi đến thống nhất hai nước kí hiệp định’’Hoà bình hữu nghị’’, tránh được chiến tranh.
Khi trở về nước, A.A báo cáo tình hình chuyén đi sứ. Tề vương khen ngợi, nhưng vẻ mặt rầu rầu. A.A thấy vậy, hỏi: Đại vương có chuyện gì phiền lòng, xin cho thần phân ưu. Tề Huệ Công thở dài kể: Khanh đi rồi, ba tay võ sĩ Điền Khai Cương, Công Tôn Tiếp, Cổ Gỉa Tử không coi trẫm ra gì. Hàng ngày đeo gươm lên điện, bất chấp nguyên tắc kỉ cương, phép vua. Cứ theo tình hình này chả mấy chộc quân thần đổi chỗ cho nhau…
Biết họ đang bị Điền Vu Vô – đứng đầu trong 4 gia tộc lớn nhất nước Tề – lợi dụng để đoạt ngôi bắu vì Thôi Trữ – Khánh Phong đã bị tiêu diệt. Án Anh bầy kế trừ bỏ 3 võ sĩ này, phá tan âm mưu của họ Điền bằng cách lợi dụng tính chất’’ hữu dũng vô mưu’’ của bọn võ biền – mời ăn Đào tiên rồi khích tướng… Kết qủa, cả 3 tên rút gươm tự sát ngay trước mặt Tề Vương và Sở Vương (sang bàn kế liên kết)…
Chuyện Kiện Tề Trang Công (bố Tề Huệ Công) mới thật ’’Vô tiền khoáng hậu’’: Tề Linh Công có hai con trai : Khương Quang là anh, Khương Nha là em. TLC yêu con nhỏ muốn lập làm Thái tử. KQ không chịu, TLC lại đang ốm nặng, được bọn Thôi Trữ – Khánh Phong xúi bẩy hứa giúp sức, KQ giết em lên làm vua tức Tề Trang Công. Vốn vô đạo, bất tài, lại hiếu sắc, mặc dù trong cung có nhiều cung tần mĩ nữ, Y vẫn thậm thụt tư thông với nàng Đường Cơ – vợ Tả thừa tướng Thôi Trữ. Thôi Trữ biết nhưng lơ đi, định bụng làm con bài khi cần ngửa ra khống chế TTC. Việc trước tiên phải lợi dụng uy thế của TTC, tiêu diệt những võ quan có thế lực đang nắm giữ binh quyền. Nếu những người này không trừ bỏ, TT – KP không thể nào tiến hành thuận lợi mưu mô. Nhân chuyện các tướng dẫn qwuân đi đánh nước Cử bị thua trận, TT- KP xui, ép TTC trị tội họ bằng cách chém đầu. TTC vốn ngu muội, coi 2 người TT-KP là ân nhân nên họ bảo gì cũng nghe theo – liền ra lệnh hành quyết những dũng tướng có công với nước Tề, đang là rường cột chống đỡ cho chế độ. Lúc đó, Án Anh chỉ là một quan Đại phu, không thể nào cứu được đám tướng lĩnh kia. Khi việc hành hình xong, A.A sai thuộc cấp thu xác họ đem chôn cất, đàng hoàng vào triều xin yết kiến TTC.
Với cương vị’’người Hiền tài số 1’’ của nước Tề, A.A chất vấn vua, lên án việc làm sai trái, chỉ ra âm mưu của bọn TT-KP… TTC không nghe, lời qua tiếng lại, A:A qùy xuống, quay mặt về hướng Nam, quay lưng vào mặt TTC.
Tề vương ngạc nhiên hỏi, Án Anh cao giọng: Thần theo lệ người xưa : Muốn Kiện vua thì quay mặt hướng Nam. Thần muốn kiện đại vương. TTC ngạc nhiên hỏi: Vì sao khanh lại dám kiện qủa nhân?
A.A khẳng khái, dõng dạc: Thần kiện đại vương 3 tội:
Thứ nhất – Tin dùng bọn người xấu làm mất danh tiếng của tổ tiên – (Tề Hoàn Công) – có tiếng vua hiền.
Thứ hai – Nghe lời xàm tấu của bọn tiểu nhân giết hại trung lương , khiến mất đi những rường cột quốc gia, gian thần đắc chí ,
Thứ ba – Làm xã tắc không yên, lòng người xao động, đất nưóc chao đảo khiến kẻ thù dòm ngó…

A:A chưa dứt lời, Tề Trang Công đã gầm lên: Khanh im đi! Trẩm là vua, lẽ nào lại không trị tôi được thần tử khi họ có tội? TT-KP là bề tôi trung thành, đã đưa trẫm lên ngôi bắu, sao khanh không ủng hộ, hợp tác giúp Trẫm mà lại coi họ là kẻ thù ?
A.A thấy không thể lay chuyẻn được TTC, đứng phắt dậy, tiếp: Nguyên tắc làm người của thần là :’’Có đạo thần theo, Vô đạo thần đi’’. Nếu đại vương không nhận ra lỗi lầm mà sửa, từ đây xin bái biệt, thần về Đông hải (quê cũ) cầy ruộng.

- Đi đi! Cút! khanh đừng tưởng được thiên hạ mệnh danh’’người hiền số 1’’ của nước Tề ma quả nhân không giám giết. Nếu không câm miệng, ta sẽ giết luôn khanh đấy.
Vua, tôi không thèm nhìn mặt nhau.
Án Anh ra xe, trước khi lên xe, ngửa mặt lên trời than: Thương thay cho dân Tề. Nước loạn đến nơi rồi!
Đúng như dự đoán của Áqn Anh : Thôi Trữ bầy mưu cùng Đường Khương, dụ cho Tề Trang Công đến phủ của mình tư thông (gỉa) với nhau… rồi bố trí quân sĩ giết chết, lập vua mới là Tề Huệ Công để tiếp tục thao túng…
Quả báo nhãn tiền : Thôi Trữ bị Khánh Phong lừa, giết cả nhà…
Lại đến lượt Khánh Phong bị Án Anh cùng các quan trong triều bầy mưu tiêu diệt…
Bài học rút ra đối với Vua Tề: Vì ngu muội tin nhầm kẻ ác, ăn chơi trác táng đến nỗi mất ngôi , mất cả mạng. Đối vớ Thôi Trữ – Khánh phpng - Say mê quyền lực điên dại, hại người, hại cả mình cùng gia tộc! Còn Hành xử của Tướng quốc Án Anh thật trung quân ái quốc được muôn đời sau kính nể, noi gương!
- Nhưng , hậu thế có quan Tướng quốc nào dám’’kiện’’ vua của mình không?
- Không có!
- Có quan ’’Đại phu’’ nào dám’’kiện’’ Tướng quốc của mình không?
- Không có!
Nhưng trong lịch sử cũng có trường hợp : Một người dân có học dám kiện quan ’’Tướng quốc’’ của mình. Nếu ’’Hôn quân’’ Tề Trang Công vẫn còn e dè không dám giết kẻ sĩ – người hiền ’’số 1 của nước Tề’’(ngôn từ của TTC trong phim), mà chỉ giận dữ, quát mắng, đuổi đi. Thì ,
 Tướng quốc nước .. lại lẳng lặng trả thù người kiện mình…
Người khởi kiện bất chấp tất cả dám dấn thân vì nếu thắng kiện, dân, nước sẽ được – được rất nhiều…
Còn không được kiện, thua kiện – chỉ mình ’’Người công dân số 1’’ – mất mỗi một thứ : Đó là xiềng xích, lao tù – thôi!

7.4.2011
TCN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tuyên Truyền Từ Nhà Nước So Sánh..


Bài cảnh báo của Wang Xiaoshi đăng trên Tân Hoa Xã
Bài cảnh báo của Wang Xiaoshi đăng trên Tân Hoa Xã
Một bài báo đăng trên trang nhất của Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính phủ Trung Quốc, vào hôm thứ năm cảnh báo rằng nếu “sự rối loạn” đến Trung Quốc thì nó sẽ tồi tệ hơn sự sụp đổ của Liên Xô.
Sự rối loạn được nhắc đến ở đây ám chỉ bất kỳ bước đi nào tiến tới hệ thống chính trị dân chủ hoặc việc mất quyền lực của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
“Những kẻ cơ hội, kẻ trí thức và người nổi tiếng có động cơ hiểm độc kia, nếu các người muốn kích động rối loạn ở Trung Quốc bằng cách kiểm soát dư luận thì các người phải bước qua xác của ta.” Vương Tiểu Thi (Wang XiaoShi), tác giả của bài báo viết ở cuối bài công kích. “Ta sẽ không để các người thành công chừng nào ta còn sống.”
Bài báo viết rằng nhiều trí thức quần chúng đang “phỉ báng chế độ xã hội chủ nghĩa”, trong khi quảng  bá những ý tưởng lật đổ của chủ nghĩa tư bản và chính phủ lập hiến thông qua truyền thông công cộng. Những điều này, theo tác giả làm kích động sự thù hận lên chế độ hiện tại và thúc đẩy bất ổn xã hội.
“Ta lạnh lùng nhìn những tên nô lệ của phương Tây các ngươi, các ngươi lừa gạt dân chúng trên internet hàng ngày, các người lừa dối người dân Trung Quốc và để cho những kẻ khác bắt nạt Trung Quốc, làm nghèo Trung Quốc và yếu đuối quân đội. Các ngươi là chó của bọn Mỹ. Các ngươi đem đến sự ô nhục và tại họa cho Trung Quốc.” Tác giả viết.
“Sau khi Liên Xô tan rã, có phải người Nga đã đến được bờ hạnh phúc?” Tác giả bài báo hỏi. Hầu hết phần còn lại của bài báo là một câu trả lời “Không” dài.
Bài báo dài gần 5000 từ đánh dấu một loạt mới trong cuộc chiến tuyên truyền chống lại những nhân sĩ tự do, đã được sao chép lại sau đó bởi các phương tiện truyền thông của Đảng ở Trung Quốc. Những cư dân mạng và trí thức có tư tưởng tự do – những kẻ bất lương theo bài báo, nhìn nó một cách hoài nghi.
JumpMan2013 bình luận: “Ai nói rằng Trung Quốc sẽ trở nên tồi tệ hơn Liên Xô, xin hãy hỏi người dân Nga rằng họ có muốn quay lại triều đại khủng bố đó hay không?????”
Cư dân mạng Laoyouwoo nỗ lực chứng minh rằng Nga không đến nỗi tệ. “Xin hãy nhìn xem nước Nga thê thảm thế nào: 1. Chăm sóc y tế miễn phí toàn quốc; 2. Học mẫu giáo, tiểu học và trung học hướng nghiệp miễn phí cộng với miễn phí bữa trưa; 3. Phụ nữ được nhận trợ cập ở tuổi 55 và đàn ông ở tuổi 60; 4. Tệ nhất là người dân Nga có thể đi bỏ phiếu.”
Cư dân mạng Trung Quốc còn tranh luận rằng bài báo né tránh các vấn đề xã hội hiện tại. Du Kiến Dung (Yu Jianrong), một học giả nổi tiếng và là giám đốc của Trung tâm nghiên cứu các vấn đề xã hội tại Học viên khoa học xã hội Trung Quốc – một nhóm tư duy chiến lược liên kết với chính phủ, nói rằng: “Chúng ta hãy nói về ai sẽ dẫn Trung Quốc đến bất ổn trước. Chẳng phải đó là những kẻ quyền thế làm cho khoảng cách giàu nghèo rộng hơn? Chẳng phải là quyền lực chính trị không được kiểm soát tạo ra bất công trong xã hội? Chẳng phải đó là những những tham quan đang hủy hoại đạo đức? Ông không nhìn vào những thứ ấy mà lại đi chỉ trích ngôn luận người khác. Động cơ của ông là gì?”
Một số lượng lớn vụ việc các quan chức tham nhũng đã được đưa tin trực tuyến và qua truyền thông xã hội trong những năm gần đây, và trong khi Đảng nói rằng nó đang nỗ lực quét sạch tham nhũng, Đảng lại cơ bản không hoan nghênh bất kỳ sự tham gia nào của quần chúng. “Chính quyền chỉ muốn bịt miệng dân đen và nhốt chúng ta trong lồng”, một người sử dụng Weibo tự xưng là Louzhushuodedui viết.
“Nếu Trung Quốc đi theo con đường cũ của Liên Xô, nhưng lại không có nhiều tài nguyên như họ thì người dân Trung Quốc lấy gì mà ăn?” Vương Tiểu Thi, Tác giả Tân Hoa Xã van nài độc giả. “Trung Quốc sẽ thê thảm hơn bao nhiêu lần nữa? Các người có chuẩn bị áo bông cho mùa đông không? Các người và gia đình mình có thể sống sót qua mùa đông không?”

Phần nhận xét hiển thị trên trang

mất hơn 6,8 triệu USD tiền đầu tư vào Trung Quốc



Kim Kwang-nam
Kim Kwang-nam, người mất 6,8 triệu USD trong nỗ lực đầu tư vào Trung Quốc, khoa tay khi ông kể lại câu chuyện.
SEOUL – Sau nhiều năm cố gắng thiết lập những dự án kinh doanh có thể sinh lãi ở Trung Quốc và mất hơn 7 tỉ Won (6,8 triệu USD), ông chủ doanh nghiệp Hàn Quốc và là người phát minh máy hút bụi WELVA, ông Kim Kwang-Nam, đã từ bỏ và tuyên bố rút lui vô thời hạn ra khỏi thị trường Trung Quốc.
“Tiềm lực của thị trường Trung Quốc có thể là rất to lớn, nhưng các cơ quan xã hội và đạo đức của người dân nơi đây đã khiến tôi dừng bước,” ông Kim nói với Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times).
Vị cựu chủ tịch Liên doanh Xí nghiệp Thành phố Bucheon tại Hàn Quốc cho biết, kinh nghiệm của ông ở Trung Quốc nay đã làm ông quen thuộc với những điều kiện khó khăn mà hầu hết những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc phải đối mặt tại Trung Quốc hiện nay.
Ông Kim đã mất vài năm ở Trung Quốc, đầu tư thời gian và tiền của vào việc sáng chế ra những sản phẩm mới. Tuy nhiên, mỗi khi ông chuẩn bị giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường, ông luôn bị bất ngờ bởi những hàng rào quan liêu mà ông phải đương đầu.
“Chẳng hạn như, theo lệ thường thì mất khoảng 40 ngày để xác nhận bản quyền một phát minh và cho phép sản xuất một loại sản phẩm mới, nhưng ở Trung Quốc, một quá trình tương tự phải mất ít nhất là 8 tháng,” ông nói.
Không chỉ là sự châm trễ quá đáng, ông Kim cũng nói về lòng tin của mình đối với những thương nhân Trung Quốc.
“Gần đây, một số khách hàng ở thành phố Trịnh Châu muốn làm ăn với tôi và họ đề nghị tôi đến Trịnh Châu để gặp họ,” ông Kim nói. “Khi tôi đến, họ đề nghị tôi mời họ đi ăn. Khi đến nhà hàng, tôi trông thấy khoảng 30 người đang đợi tôi ở đó. Tiếp đó, sau khi chúng tôi bắt đầu dùng bữa, họ bắt đầu yêu cầu tôi mời họ rượu và đồ uống. Lúc đó tôi giận dữ la lên rằng họ là những kẻ lừa đảo, và lập tức đặt vé máy bay về Hàn Quốc. Làm sao mà tôi có thể tin được những người này và làm ăn với họ được?”
Lần đầu tư thất bại đầu tiên của ông xảy ra khi ông cố bán một loại máy chữa bệnh ở những thành phố Thượng Hải, Thanh Đảo, Đại Khánh, Cáp Nhĩ Tân, và Tề Tề Cáp Nhĩ. Chiếc máy là một phát minh của ông, sử dụng dòng điện để loại bỏ dịch bệnh trong các mạch máu.
“Tôi cung cấp những thử nghiệm y khoa và điều trị miễn phí, với mỗi lần điều trị là 1 tiếng đồng hồ. Một số khách hàng lớn tuổi lúc mới bắt đầu điều trị thì đi lại còn khó khăn, đã có thể đi lại bình thường chỉ sau 2 tuần,” ông Kim nói.
“Tôi tặng tất cả khách hàng, mỗi người khoảng 3 tháng điều trị miễn phí, và rất nhiều người đã được chữa khỏi thông qua điều trị. Tại Hàn Quốc, hầu hết mọi người sẽ mua máy sau khi tự họ thấy có hiệu quả. Nhưng ở Trung Quốc, thậm chí sau khi trải qua 1 năm điều trị miễn phí, không có ai mua dù chỉ là 1 máy,” ông Kim nói.
“Lần thất bại thứ 2 xảy ra vào 5 năm trước. Tôi phát minh ra một loại máy hút bụi và giao sản phẩm cho một công ty ở Vĩnh Khang, tỉnh Chiết Giang. Sản phẩm này rất phổ biến, chúng tôi bán được khoảng 1400 chiếc mỗi ngày ở Hàn Quốc, và cũng bán được nhiều ở Trung Quốc. Nhưng công ty Trung Quốc sau đó bắt đầu gây khó khăn cho tôi, trong nỗ lực hất cẳng tôi ra và tự mình bán sản phẩm. Chẳng hạn như, khi tôi đặt hàng 1000 sản phẩm của họ, họ sẽ chỉ đưa tôi 900, nói với tôi rằng giá sản phẩm đã tăng lên. Mục đích của họ là làm cho tôi từ bỏ.”
“Có một lần, một xí nghiệp sản xuất xe hơi ở Trường Xuân đã đặt hàng tôi, và thậm chí là đã trả tiền đặt cọc. Tuy nhiên, ngay khi họ biết được cơ sở sản xuất ra sản phẩm này, họ liên hệ trực tiếp với nhà máy đó và đặt hàng, sau đó họ yêu cầu tôi trả lại tiền đặt cọc.”
“Nhìn thấy sự thiếu trung thực của những con người này, tôi cuối cùng đã quyết định rút lui khỏi thị trường Trung Quốc,” ông Kim nói. Nhưng kể từ đó ông không có cách nào lấy lại tất cả vốn đầu tư và công nghệ mà ông đã đổ vào Trung Quốc. “Lúc đó tôi đã gần như đạt được thoả thuận sản xuất 20.000 máy hút bụi cho Công ty Kỹ thuật Tàu thuỷ và Hải quân Daewoo (DSME) ở Hàn Quốc, nhưng bởi vì những lý do tương tự, hợp đồng đã bị mất.”
“Công nghệ của Trung Quốc trong lãnh vực sản xuất cần trục loại nặng vẫn còn kém Hàn Quốc. Vài năm trước, một xí nghiệp sản xuất cần trục của Hàn Quốc đã cố thâm nhập vào Trung Quốc và đã chuyển giao công nghệ sản xuất cần trục cho một số nhà máy ở Yên Đài, tỉnh Sơn Đông. Những nhà máy này sau đó đã ép xí nghiệp Hàn Quốc, làm cho xí nghiệp này phải phá sản. Sau khi những nhà máy Trung Quốc đã đạt được công nghệ của xí nghiệp Hàn Quốc, họ sao chép những thiết kế của xí nghiệp này và kiểm soát thị trường Trung Quốc. Hơn nữa, mặc dù những xí nghiệp Hàn Quốc đã bán cần trục với giá rất rẻ ở Trung Quốc, họ không thể cạnh tranh với những đối thủ Trung Quốc, bởi vì những đối thủ này được hậu thuẫn bởi chính quyền, cơ quan ngấm ngầm kiểm soát thị trường.”
“Thật ra, rất nhiều người Trung Quốc thích những sản phẩm Hàn Quốc, và cố tránh những phiên bản nhái của Trung Quốc, đó là lý do tại sao nhiều người Trung Quốc mua hàng hoá tại Hàn Quốc rồi đem về Trung Quốc. Nhưng bất chấp điều đó, những rủi ro mà một công ty Hàn Quốc phải đương đầu khi đầu tư vào một nhà máy ở Trung Quốc đơn giản là quá cao.”
“Sau khi mất hết vốn liếng của cả đời mình ở Trung Quốc, có nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc cảm thấy xấu hổ khi phải quay trở về Hàn Quốc, nên họ đã quyết định ở lại Trung Quốc một cách bất hợp pháp. Hiện nay có nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc đang sinh sống bất hợp pháp tại Thanh Đảo và Thâm Quyến. Nếu tôi vẫn còn ở lại Trung Quốc thì nay tôi cũng đã khánh kiệt rồi.”


Phần nhận xét hiển thị trên trang