Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Câu chuyện của ngày hôm nay:


Đừng đổ lỗi mặt trái xã hội cho Internet và báo điện tử 

(VnMedia) - Bên cạnh những tác động tích cực không thể phủ nhận mà Internet và báo điện tử mang lại, có quan điểm cho rằng, ngày nay báo điện tử chỉ chạy theo những câu chuyện giật gân câu khách, tầm thường, chỉ phản ánh mặt trái của xã hội và trở thành công cụ “đánh bóng” tên tuổi cho người này, hạ bệ người khác… Vậy sự thực là gì?

Là một người am hiểu về công nghệ thông tin và cũng là một trong những người có công đưa Internet vào Việt Nam, ông Vũ Hoàng Liên, Nguyên Tổng Biên tập báo điện tử VnMedia và hiện là Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam đã chia sẻ quan điểm về vấn đề trên tại buổi tọa đàm - giao lưu trực tuyến "Báo điện tử và sự nổi tiếng" diễn ra hôm 1/8. 

Theo ông Liên, sự phát triển Internet đã đem lại sự thay đổi ngỡ ngàng cho nền kinh tế xã hội của Việt Nam trong hơn 15 năm qua. Báo điện tử đã kế thừa môi trường Internet để phát huy vai trò của mình, đồng thời đóng góp tạo nên sức sống thật của Internet. Trước kia người ta chỉ nghĩ Internet như một hạ tầng mạng nhưng giờ trở thành môi trường thông tin đầy sức sống. Báo điện tử đã đóng góp rất nhiều cho lợi ích xã hội. Công của báo điện tử nói chung không thể không thừa nhận. Tuy còn có những vấn đề bất cập nhưng đó chỉ chiếm phần rất nhỏ và không thể ảnh hưởng lớn đến số đông của cộng động, đặc biệt là lối sống của thanh niên. Bởi vì, đại đa số người dùng hiểu biết vẫn biết chọn lọc và không dễ bị cuốn theo và chi phối bởi điều đó. 


Báo điện tử đã kế thừa môi trường Internet để phát huy vai trò của mình, đồng thời đang tạo nên sức sống thật của Internet.

Internet đã trở thành môi trường thông tin lan truyền trên khắp thế giới, báo điện tử càng thể hiện sức sống và sự lan tỏa của mình. Theo dự đoán trong tương lai chúng sẽ có vai trò thống trị. Do đó, việc một số người muốn lợi dụng môi trường này để đạt được mục đích của mình không có gì là sai. 

Hiện theo thống kê ở Việt Nam có 30 triệu người dùng Internet nhưng con số thực chưa tới từng đó. Nhưng đó là bộ phận tích cực của xã hội và chính bộ phận này sẽ tạo ra sức lan tỏa mạnh hơn trên môi trường mạng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt vẫn tồn tại mặt trái. Nhưng mặt trái đó không thể đổ lỗi cho báo điện tử, Internet mà là do người dùng đã lạm dụng và không biết sử dụng nó, ông Liên khẳng định. 

Những người tận dụng môi trường mạng để tạo ra sự nổi tiếng không có gì sai nhưng sai là ở chủ thể muốn nổi tiếng, họ muốn gì và mục tiêu của họ là gì? Họ đã biết cân đối hợp lý giữa cái được và cái mất hay chưa. Những người muốn nổi tiếng thường chỉ nghĩ tới mục đích của bản thân mình và chưa cân đối được cái lợi và cái hại. Mục tiêu cuối cùng là giá trị được mọi người thừa nhận và chắc chắn giá trị đó sẽ rất ít đối với những trường hợp đánh bóng tên tuổi “rẻ tiền” như kiểu của bà Tưng vừa qua…

Tuy nhiên, để hạn chế những mặt tiêu cực này cũng cần phải thực hiện khéo léo và có kỹ năng và cần tới sự hỗ trợ của cộng đồng mạng. 

Theo ông Liên, nếu một sự việc như chuyện "bà Tưng” vừa qua, nếu cộng đồng mạng “ném đá” họ trên mạng và các bài báo lên án chỉ trích thì bà “Tưng” đã đạt được mục đích là gây sự chú ý của người dùng và trở nên nổi tiếng theo cách “rẻ tiền” đó. Tuy nhiên, để hạn chế các sự việc như vậy cần phải có kỹ năng truyền thống như offline và kỹ năng ngầm để điều chỉnh như cần cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định cấm nhưng không cần làm ầm ĩ, hay công động tẩy chay không thèm tranh luận đả động gì. Bởi vì tranh luận trên báo như vậy sẽ gián tiếp tiếp tay cho các hành động sai trái đó đạt được mục đích. 

Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng, sự phát triển của các trang tin điện tử và mạng xã hội đang trở thành công cụ để những người có hành vi sai trái lợi dụng. Hiện Việt Nam chỉ có vài chục tờ báo điện tử nhưng trang tin điện tử có đến hàng nghìn và mạng xã hội thì đếm trên đầu ngón tay nhưng số người dùng mạng xã hội lại lớn gấp bội. Do đó, sức mạnh lan truyền của mạng xã hội rất lớn và mạnh mẽ hơn cả báo điện tử hay trang tin. Ngày xưa, ông cha ta xây dựng uy tín cho các tờ báo chính thống nhưng bây giờ giá trị thực đang bị mất mát làm cho báo điện tử giảm đi sức mạnh so với mạng xã hội. Do đó, báo điện tử chính thống và các nhà báo không chỉ có trách nhiệm tạo dựng uy tín với xã hội mà với cả tờ báo của chính mình, ông Liên nhấn mạnh. 

Tuệ Minh - (Lược ghi)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin ai bây giờ?

Một phóng viên Báo Pháp luật TP.HCM bị bắt 
07:36 08/08/2013
(Kienthuc.net.vn) - Đây là phóng viên vừa thực hiện xong loạt bài điều tra về các sai phạm của các quán bar trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. 
Báo Người Cao Tuổi đuổi việc một phóng viên
Phóng viên đài huyện “dọa giết” phóng viên đài tỉnh!? Vụ việc xảy ra vào khoảng 11h ngày 7/8 tại một nhà hàng của một khách sạn ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.  

Vào thời điểm trên, khi PV Duy Đông (tức Võ Thanh Tùng, 31 tuổi, ngụ huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, phóng viên Báo Pháp luật TP.HCM) đang nhận tiền của chủ một quán bar thì bị lực lượng Công an (Bộ Công an) ập đến bắt giữ. 
Ảnh trong một bài điều tra của PV Duy Đông. 

Theo nguồn tin ban đầu, ông Tùng bị bắt cùng tang vật là một xấp USD vừa nhận từ tay chủ quán bar. Cùng bị bắt với ông Tùng còn có 2 người tên Tài và Minh được cho là cộng tác viên đã giúp phóng viên này thực hiện một số loạt bài điều tra trong thời gian qua.
Ngay sau đó ông Tùng được đưa về nhà riêng ở huyện Vĩnh Cửu để tiến hành lệnh khám xét nhà.
Đến gần 18h cùng ngày, việc khám xét được hoàn tất và cơ quan Công an đã thu giữ khoảng 6 thùng tài liệu gồm máy vi tính, máy ảnh, máy quay phim…và áp giải cả 3 ra xe công vụ về cơ quan điều tra.
Được biết PV Duy Đông (Võ Thanh Tùng) vừa thực hiện loạt bài đăng trên Báo Pháp luật TP.HCM viết về các sai phạm ở các quán bar ở tỉnh Bình Dương và Đồng Nai như: Múa cột, ma túy trong các quán bar ở Đồng Nai; Bình Dương qua mặt Đồng Nai múa sex và tới bến…Trước đó, loạt bài phóng sự điều tra: Nhức nhối nạn đóng “hụi chết” cho CSGT trên QL20 của nhà báo này tạo sự quan tâm lớn của dư luận.
PV

Bắt một phóng viên nghi đang nhận hối lộ

TT - Khoảng 11g ngày 7-8, các lực lượng nghiệp vụ Bộ Công an được cho là bắt quả tang phóng viên Võ Thanh Tùng (31 tuổi, bút danh Duy Đông), báo Pháp Luật TP.HCM. 
Phóng viên bị bắt khi đang nhận tiền của một chủ quán bar tại nhà hàng của một khách sạn ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Chiều tối cùng ngày, một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm Bộ Công an xác nhận đơn vị nghiệp vụ này đang thực hiện lệnh bắt, điều tra và khám xét nên chưa thể cung cấp thêm thông tin.
Theo một nhân viên nhà hàng chứng kiến vụ việc, ông Tùng bị công an bắt quả tang khi vừa nhận một xấp USD của một chủ quán bar. "Sau khi kiểm tra số tiền thu được, công an đã còng tay ông Tùng cùng với một người khác tên Tài" - nhân viên này nói.
Khoảng 14g, ông Tùng được đưa về nhà riêng khám xét cho đến hơn 17g30 mới kết thúc. Những người dân ở gần nhà ông Tùng cho biết họ thấy cơ quan công an đưa hai ôtô đến nhà ông Tùng ở ấp Ông Hường, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) để thực hiện lệnh khám xét. Trong khi công an đang khám xét nhà thì có một người tên Minh chạy xe máy đến nhà ông Tùng. Khi thấy trong nhà ông Tùng có công an, Minh quay đầu xe bỏ chạy, nhưng công an đã nhanh chóng khống chế và còng tay Minh.
Ông Triệu Văn Của - một người dân ở xóm của ông Tùng, là một trong hai nhân chứng ký vào biên bản khám xét nhà của ông Tùng - cho biết: "Công an mời tôi đến làm chứng và đọc lệnh khám xét cho vợ Tùng nghe, đồng thời cho biết Tùng bị bắt ở một chỗ khác. Trong quá trình khám xét, cơ quan công an tịch thu trong nhà Tùng một roi điện, một súng điện, một còng số 8 và một bộ côn. Tổng cộng, cơ quan công an đã thu khoảng sáu thùng cactông tài liệu, máy vi tính, máy ảnh, máy quay phim... có niêm phong. Đến 17g30, việc khám xét hoàn tất và cơ quan công an đã áp giải hồ sơ và cả Minh đi".
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, ông Tài và ông Minh bị bắt với ông Tùng là hai cộng tác viên riêng đã giúp ông Tùng thực hiện một số loạt bài điều tra. Trước khi bị bắt, ông Tùng đã có nhiều loạt bài điều tra trên báoPháp Luật TP.HCM. Gần đây nhất là loạt bài về các sai phạm của các quán bar ở Đồng Nai, Bình Dương.
Trao đổi với Tuổi Trẻ tối 7-8, ông Phạm Phú Tâm - tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM - cho biết cho đến thời điểm trên ban biên tập báo vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin chính thức nào từ Bộ Công an về việc bắt phóng viên Võ Thanh Tùng. Ông Tâm nói hiện tại mọi việc vẫn chưa rõ ràng, báo Pháp Luật TP.HCM sẽ liên lạc sớm với các cơ quan chức năng để nắm rõ vụ việc của phóng viên Võ Thanh Tùng, đồng thời sẽ phối hợp tích cực để làm sáng tỏ.
NHÓM PV

Được biết, nhà báo từng thành công với loạt bài phóng sự “Nhức nhối nạn đóng “hụi chết” cho CSGT trên quốc lộ 20″ đã đem về GIẢI BA giải thưởng BÁO CHÍ THÀNH PHỐ LẦN THỨ 31 – NĂM 2013 cho báo Pháp Luật.  Thời gian vừa qua, phóng viên Hoàng Khương từng bị án 4 năm tù vì thực hiện loạt phóng sự CSGT nhận hối lộ.
Đã từng có nhiều kết luận của giới nhà báo chuyên nghiệp về việc viết báo rất nguy hiểm tại Việt Nam.  Từng có những vụ đánh án do Công An cung cấp thông tin nhưng kết quả là phóng viên bị đi tù.  Có những vụ kết án phóng viên gây làn sóng bão táp trên làng báo cũng như dư luận.
Sự việc không đơn giản khi phóng viên bị kết án nhưng không được tòa soạn,  hội nhà báo, và các nhà báo đoàn kết lại đấu tranh bảo vệ quyền tác nghiệp của chính nghề báo.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sau Khơme đỏ, liệu lịch sử có lặp lại?

Sam Rainsy 'học cao vàghét Việt Nam'

NGUYỄN VĂN HUY
TTHN - Hai Hoang Van 07 tháng tám năm 2013

Sam Rainsy tại họp báo ở Phnom Penh hôm 29/7
Sam Rainsy tuyên bố ủng hộ Trung Quốc bảo vệ đảo trên Biển Đông
Không bằng lòng với kết quả bầu cử 28/7/2013 ở Campuchia, ông Sam Rainsy, lãnh đạo đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia, phủ nhận kết quả bầu cử do có nhiều sai phạm bầu cử nghiêm trọng và yêu cầu điều tra.

Kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử quốc hội sẽ được một ủy ban điều tra xem lại và chính thức công bố vào ngày 10/8.
Sau khi công bố kết quả, các đảng phái có thể khiếu nại trong vòng một tháng, nếu không có đơn khiếu nại thì kết quả chính thức sẽ được công bố vào ngày 14/8.
Đây là một thành công lớn đối với ông Sam Rainsy vì, mặc dù không ra ứng cử, yêu cầu của ông đã được chính quyền Hun Sen lắng nghe.
Nhưng ông nổi tiếng hơn cả ở Việt Nam vì các phát biểu của mình cả về̉ người Việt, cả về Biển Đông.
Ông Sam Rainsy là ai và vì sao có những phát biểu như vậy?
Hai lần ân xá
Ngày 12/7/2013 Sam Rainsy đã được quốc vương Norodom Sihamoni ân xá theo đơn xin của đương kim thủ tướng Hun Sen "vì lợi ích của đất nước và trên tinh thần hòa giải dân tộc".
Ông Rainsy năm nay 64 tuổi (sinh năm 1949), đang sống lưu vong tại Pháp nhằm trốn tránh bản án xử vắng mặt 11 năm tù giam về tội tuyên truyền thông tin sai lạc và phá hoại tài sản quốc gia.
Nhắc lại, ngày 25/10/2009, ông Sam Rainsy tới khu vực đang phân giới cắm mốc giữa tỉnh Long An củaViệt Nam và tỉnh Svay Rieng của Campuchia, nhổ sáu cọc dấu tạm thời mang về Phnom Penh.
Chính quyền Việt Nam đã lên án hành động này của Sam Rainsy và gọi nó là "phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia" và yêu cầu chính quyền Campuchia có biện pháp "xử lý thích đáng" đối với hành vi đó.
Trước sự phá hoại này, chính quyền huyện Chantrea, tỉnh Svay Rieng làm đơn kiện ông ra tòa và Sam Rainsy bị kết án 2 năm tù ngày 27/01/2010.
Để tránh bị bỏ tù, ông Sam Rainsy bỏ chạy sang Pháp định cư, vì ông mang hai quốc tịch (Pháp và Campuchia).
Không bao lâu sau, ngày 23/9/2010 tòa án Phnom Penh tuyên phạt ông Sam Rainsy một bản án vắng mặt nặng nề hơn, 10 năm tù về tội giả mạo và công bố một bản đồ sai lạc về biên giới nhằm cản trở công tác phân giới cắm mốc của Campuchia với Việt Nam.
Không vì lý do rõ ràng nào ông Sam Rainsy luôn tỏ ra hận thù với chính quyền cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Gia đình ông và vòng đai thân thuộc của ông không hề bị chính quyền Việt Nam và người Việt Nam có hành vi nào gây thương tổn hay thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần.

'Thành công lớn nhất'
Xuất thân từ một gia đình quyền quý, thân phụ ông là Sam Sary, một chính trị gia lỗi lạc dưới thời cố quốc vương Norodom Sihanouk trong thập niên 1950.
Sau khi thân phụ ông bị thất sủng và bị ám sát năm 1965, ông Sam Rainsy được gia đình đưa sang Pháp tị nạn, lúc đó mới 16 tuổi.
Tại đây Sam Rainsy theo học những trường nổi tiếng như Lycée Janson de Sailly, sau đó là Sciences Po tại Paris và INSEAD (Intitut européen d’administration des affaires) tại Fontainebleau.
Tốt nghiệp ngành tài chánh ngân hàng, Sam Rainsy được tuyển dụng vào làm việc trong những ngân hàng lớn của Pháp, như BNP Paribas.

Bà Tioulong Saumura
Cưới bà Tioulong Saumura, con gái cựu Thủ tướng Nhiek, là 'thành công lớn nhất' trong đời ông Sam Rainsy
Thành công lớn nhất đời ông có lẽ là đã kết hôn với bà Tioulong Saumura (sinh năm 1950), ái nữ của ông Nhiek Tioulong, cựu chỉ huy trưởng lực lượng bảo vệ hoàng gia Campuchia thời vua Norodom Sihanouk, thủ tướng chính phủ năm 1962, đại sứ và nhiều lần làm bộ trưởng trong các chính quyền Campuchia trong suốt thập niên 1960.
Bà Tioulong Saumura thông thạo các ngoại ngữ Pháp, Anh, Nhật và Nga vì đã theo học các truờng lớn tại các thủ đô Paris, Tokyo và Moskva, và tốt nghiệp các trường kinh tế tài chính lớn của Pháp như Institut d’Etudes Politiques de Parisnăm 1974, INSEAD de Fontainebleau năm 1980 và đã lần lượt nắm giữ những chức vụ lớn trong ngành ngân hàng và công ty bất động sản lớn của Pháp.
Sam Rainsy đã thành hôn với Tioulong Saumura năm 1971 và sinh được ba người con, tất cả đều mang tên Pháp: Sam Patrice, Sam Muriel và Sam Rachel.
Hai người có cùng một đam mê là chính trị, năm 1981 cả hai cùng gian nhập đảng FUNCINPEC do Norodom Sihanouk thành lập và con trai trưởng là Norodom Ranariddh điều hành.
Sự thù ghét Việt Nam của Sam Rainsy có lẽ bắt nguồn từ sau khi ông quen biết với gia đình Norodom, nhất là với Norodom Ranariddh (sinh năm 1944) tại Pháp, giáo sư môn chính trị học tại Đại học Aix-en-Provence.
Trong suốt thời gian trị vì, và có lẽ do bị thực dân Pháp cố tình nhồi nhét cho rằng chính Pháp đã cứu Campuchia ra khỏi họa thôn tính của Việt Nam hồi cuối thế kỷ 19, nên Norodom Sihanouk luôn luôn thù ghét Việt Nam và đã bằng mọi cách triệt hạ uy tín của các chế độ miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và chính quyền cộng sản Việt Nam sau 1975.
Chính sự thù ghét này đã làm nảy sinh nhiều phong trào "cáp duồn" (chặt đầu người Việt) và thả trôi sông trong những năm 1970 và 1979, buộc quân đội Việt Nam tiến vào Campuchia can thiệp.
Norodom đã lợi dụng sự can thiệp này để tố cáo Việt Nam xâm chiếm Campuchia và kêu gọi quốc tế lên án Việt Nam và bênh vực ông.
Bất chấp những tội ác do Khmer Đỏ gây ra cho dân tộc Campuchia, Norodom Sihanouk và những phe phái Khmer khác đã cùng nhau hợp tác chống lại phe Hun Sen, thân Việt Nam. Cái bất bình thường của giới chính trị gia Khmer là ở chỗ đó, vì không có hậu thuẫn của quần chúng bình dân phe nào cũng dùng lá bài chống Việt Nam để tranh phiếu.
Tại Pháp, Sam Rainsy tuy có nhiều bạn bè trong giới chính trị nhưng ít ai ủng hộ lập trường bài Việt của ông.
Những dân biểu trong Đảng xã hội Pháp như ông François Brottes, dân biểu quốc hội tỉnh Isère, chỉ yêu cầu chính phủ Pháp cưu mang Sam Rainsy khỏi bị kết án tại Campuchia.
Bài xích để tranh c
Cũng như những đối thủ tranh cử thất bại khác, Sam Rainsy đã dùng chiêu bài tố cáo Việt Nam xâm chiếm Campuchia và xua đuổi cộng đồng người Việt ra khỏi lãnh thổ để tranh cử.
Người Khmer đã bỏ phiếu cho Sam Rainsy không phải vì chống Việt Nam mà vì những hứa hẹn về tự do dân chủ và đời sống sung túc, khác với hứa hẹn đảng cầm quyền do Hun Sen lãnh đạo là ổn định và phát triển.

Sam Rainsy tại một buổi lễ tôn giáo ở Phnom Penh hôm 30/7
Ông Sam Rainsy dùng lá bài Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng
Năm 1993, sau khi đắc cử dân biểu quốc hội tỉnh Siem Reap với tư cách là thành viên đảng FUNCIPEC, Sam Rainsy được giao giữ chức vụ bộ trưởng tài chánh nhưng bị thất sủng năm 1994 và bị loại ra khỏi đảng FUNCINPEC.
Không chấp nhận hợp tác với bất cứ đảng phái nào khác, năm 1998, Sam Rainsy lập ra một đảng mang tên mình, Đảng Sam Rainsy. Bắt đầu từ đây người ta thấy có cái gì không bình thường trong con người Sam Rainsy, hoặc là ông quá tự cao để không chấp nhận hợp tác với bất cứ một ai, hoặc ông quá tự kỷ vì chỉ thấy có mình là thông minh sáng suốt.
Lý do sau cùng này có lẽ đúng vì nếu so sánh trình độ kiến thức và học vị của những cấp lãnh đạo trong chính quyền Campuchia hiện nay, không ai có nhiều bằng cấp cao như Sam Rainsy. Và chính đó cũng là một vấn đề đối với Sam Rainsy, ông không được quần chúng bình dân và nông dân ủng hộ, và thành phần dân tộc này chiếm 80% dân số Khmer.
Sau nhiều lần thất bại trong các cuộc tranh cử, khẩu hiệu chống Việt Nam lần đầu tiên được Sam Rainsy sử dụng năm 2003, sau khi tố cáo đảng FUNCIPEC là tham nhũng và đảng Nhân dân Campuchia của Hun Sen là tai sai của Việt Nam. Số người dồn phiếu cho ứng cử viên Sam Rainsy tăng hẳn lên.
Tuy nhiên sự bài xích người Việt trong các chương trình tranh cử cũng đã để lại nhiều dấu ấn trong sinh hoạt thường ngày của người Khmer.

Chênh lệch mức sống
Cũng nên biết, đời sống thường ngày của người Khmer đã được phục hồi là do chính người Việt mang đến chứ không phải người Thái Lan.
Người Thái chỉ mang hàng hóa đến Campuchia để bán và mang tiền về nước, trong khi người Việt đến để phục hổi lại các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hành chánh, an ninh và xây dựng bị Khmer Đỏ hủy diệt khi cầm quyền.
Với thời gian, những người Việt này đã gần như trở thành người Khmer và sinh sống như người Khmer, và có mức sống tương đối khá giả hơn những người Khmer ở thôn quê và các khu ngoại ô. Chính sự chênh lệch về mức sống này đã là đề tài tranh cử của các phe phái chính trị Khmer.
Trong lần tranh cử quốc hội lần này, những khẩu hiện bài xích người Việt càng hung hãn hơn.
Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia của ông tung ra một cương lĩnh tăng cường biện pháp siết chặt quản lý người nước ngoài nhập cảnh trái phép, đặc biệt là người Việt Nam, và được hưởng ứng mạnh.
Nhiều người gốc Khmer đi bỏ phiếu đều tự nguyện làm quan sát viên để ngăn cản người Khmer gốc Việt có tên trong danh sách bỏ phiếu.
Như để chuẩn bị cho những lần tranh cử sau đó, Sam Rainsy đang tìm cách lấy lòng Trung Quốc.
Trả lời kênh truyền hình Phượng hoàng của Hong Kong ngày 29/7, Sam Rainsy nói rằng đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia của ông sẽ xem Bắc Kinh là một đồng minh quan trọng...chúng tôi nghĩ là Trung Quốc có thể mang lại ảnh hưởng có tính cân bằng. Trung Quốc luôn luôn là đồng minh của Campuchia, giúp Campuchia bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình".

Người Campuchia mang theo ảnh các nạn nhân của Khmer Đỏ trong cuộc biểu tình hôm 9/6/2013 phản đối một lãnh đạo đảng đối lập nói các trại tù của Khmer Đỏ là sự can thiệp của Việt Nam

Ông Rainsy nói Khmer Đỏ chỉ tồn tại ba năm nhưng Campuchia và TQ sẽ hợp tác lâu dài
Không những thế, Sam Rainsy cũng nói rất rõ rằng đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia sẵn sàng ủng hộ Trung Quốc đối với tranh chấp trên Biển Đông:
“Đảng của chúng tôi ủng hộ Trung Quốc trong việc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của các bạn. Tất cả mọi hòn đảo do Trung Quốc bảo vệ là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi lên án bất cứ hành động xâm lược nào. Những hòn đảo ấy là của Trung Quốc và chỉ thuộc về Trung Quốc mà thôi”.
Trong cơn men tranh cử, ông Sam Rainsy sẵn sàng tuyên bố bất cứ điều gì để tranh thủ cử tri Khmer, bất chấp những chủ trương hay tuyên bố đó có thể gây phương hại đến quan hệ hữu nghị với Việt Nam.
Sam Rainsy cũng bất chấp ký ức đau thương của người dân Khmer khi nói rằng chế độ Khmer Đỏ chỉ tồn tại có ba năm, nhưng Campuchia và Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong nhiều thế kỷ nữa.
Nói chung, những khẩu hiệu bài xích Việt Nam của Sam Rainsy chỉ là những chiêu bài tranh cử, đó không phải là những suy nghĩ chính chắn của một người có trình độ học thức cao.
Nguyễn Văn Huy
Gửi đến BBC từ Paris, Pháp


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì đâu nên nỗi?

Cử nhân thất nghiệp làm 'má mì' kiêm bán dâm

 - Tốt nghiệp đại học, ngoại hình xinh xắn, sau khi nhận điện thoại, Loan sẵn sàng lao đến khách sạn mua vui cho các "đại gia" với giá 3 triệu đồng/ lượt. Những lúc đông khách, Loan gọi thêm cô bạn hiện đang là sinh viên năm cuối của một trường đại học ở Hà Nội đến phục vụ.
sinh viên, Hoàng Thị Phương Loan, má mì, mại dâm, 3 triệu,
Hoàng Thị Phương Loan.
Chiều 6/8, Công an quận Long Biên, Hà Nội cho biết vừa tạm giữ hình sự đối với Hoàng Thị Phương Loan (SN 1990, ở Hà Giang) để làm rõ hành vi môi giới mại dâm.
Trước đó, vào 21 giờ 10, ngày 30/7, khi công an quận Long Biên ập vào khách sạn Nam Hải, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội đã bắt quả tang 2 đôi nam nữ đang mua bán dâm.
Hai gái bán dâm Hoàng Thị Phương Loan (SN 1990, ở Hà Giang) và Đàm Thị Thu P. (SN 1989, ở Hưng Yên) bị bắt quả tang đang phục vụ 2 "đại gia" với giá 3 triệu đồng/ lượt.
Cơ quan công an làm rõ, Loan từng tốt nghiệp một trường đại học ở Hà Nội. Sau khi ra trường, trong lúc chưa tìm được việc làm, cô ta hành nghề bán dâm, kiêm "má mì" để cải thiện thu nhập.
Còn P. hiện đang là sinh viên năm thứ 4 một trường đại học ở Hà Nội, cũng vì cần tiền phục vụ cho những cuộc ăn chơi tốn kém, quần áo sành điệu, cô đã sẵn sàng dùng "vốn tự có" để kiếm tiền.
Với các mác sinh viên, ngoại hình chuẩn như người mẫu và gương mặt ưa nhìn, cả hai cô gái kiếm được 3 triệu đồng cho mỗi lần "mua vui" cho khách. Bãi đáp của các cô là những khách sạn sang trọng.
Theo lời khai của Loan, khi "hành nghề" cô ta lấy tên là Trang. Tối ngày 30/7, khi đang ở nhà trọ, Loan nhận được điện thoại của người đàn ông "rủ đi chơi". Biết là khách làng chơi muốn mua dâm, Loan bắt taxi đến khách sạn.
Tới nơi thấy hai vị "đại gia" chờ sẵn và yêu cầu Loan gọi thêm bạn đến mua vui, Loan đã gọi điện cho P., hướng dẫn bạn đến khách sạn cùng mình bán dâm với giá 3 triệu đồng/lượt.
Sau khi nhận 6 triệu đồng của khách, Loan còn được khách "bo" thêm 500.000 đồng tiền công môi giới. Khi cả hai cô đang bán dâm ở hai phòng trong khách sạn thì bị cảnh sát ập vào bắt quả tang.
Tại cơ quan công an, Loan và P. khóc như mưa.
Là sinh viên năm cuối, hoàn cảnh gia đình không khó khăn, nhưng muốn có quần áo đẹp, sau khi quen Loan và được "đàn chị" rủ rê, P. đã lao đầu vào con đường tối. Chỉ cần nhận được điện thoại của Loan, P. sẵn sàng bắt taxi, tìm đến khách sạn phục vụ cho các "đại gia" để đổi lấy vài triệu đồng mua quần áo đẹp.
Về phần Loan, cô ta khai nhận, sau khi tốt nghiệp đại học, vì thất nghiệp cô ta đã sẵn sàng đi bán dâm. Sau lần đầu đi khách và để lại số điện thoại, Loan nhận được nhiều cuộc gọi hỏi mua dâm. Khách làng chơi là những kẻ lắm tiền trao nhau số điện thoại của cô ta để khi cần "giải sầu" sẽ điện thoại.
Với cái mác sinh viên vừa tốt nghiệp, cộng với ngoại hình bắt mắt, giá mỗi lần bán dâm của Loan không dưới 3 triệu đồng.
Cha mẹ ly hôn, Loan sống với mẹ từ nhỏ. Người mẹ lam lũ của Loan đặt tất cả hy vọng, tình yêu vào cô con gái xinh đẹp. Nhận được tin con gái bị bắt, bà nhào đến công an quận Long Biên, nước mắt tràn mi, bà năn nỉ cảnh sát đưa vào cho con ít thức ăn mà lòng mặn đắng khi đứa con trai lớn của bà cũng đang phải thụ án ở trại giam Quảng Ninh.
  • T.Nhung

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THƯ MỜI


THƯ MỜI DỰ TỌA ĐÀM RA MẮT CUỐN “SÓNG HẬN SÔNG LÔ”
(TTVHNN Đông Tây và NXB Hội Nhà văn ấn hành 7/2013)

Nhân dịp cuốn “Sóng hận sông Lô” của nhà văn Vũ Ngọc Tiến vừa được TTVHNN Đông Tây & NXB Hội nhà văn ấn hành, chúng tôi trân trọng kính mời và mong muốn  các anh/chị quan tâm đến đề tài lịch sử tới tham dự tọa đàm hoặc viết bài trao đổi về tác phẩm cho buổi ra mắt cuốn “Sóng hận sông Lô” thêm phần trang trọng.
Địa điểm: Nhà sách Đông Tây, N11A, đường Trần Quý Kiên, Q Cầu Giấy- Hà Nội

Thời gian: Hồi 15h00, thứ bảy ngày 10/8/2013 



Với “Sóng hận sông Lô” tác giả Vũ Ngọc Tiến mượn cái chết của Trần Nguyên Hãn (1429) làm cớ để tái hiện lại sự thật lịch sử 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn và nội tình đất nước 30 năm thời Lê sơ dưới hình thức ký vãng lịch sử. Sách dày 352 trang in, ngoài phần “Vào sách” giống như một truyện ngắn về Thiền học, nội dung chính của tác phẩm chia làm12 chương. Hai chương đầu mang tính một “giáo trình lịch sử” về 3 giai đoạn của cuộc kháng chiến 10 năm chống giặc Minh, nhằm làm nổi bật lên vai trò của đội ngũ trí thức khi họ tham gia khởi nghĩa. Các chương tiếp theo (3- 11) chỉ là những ghi chép lại những suy nghĩ, hồi ức, độc thoại của các nhân vật ít nhiều liên quan đến vụ án oan, dẫn đến cái chết tức tưởi của Trần Nguyên Hãn trên sông Lô. Nó lý giải vì sao triều Lê sơ vừa lập nên chiến tích huy hoàng đại thắng giặc Minh đã rơi ngay vào khủng hoảng chính trị kéo dài 30 năm (1429- 1459). Ở nhiều chương, đoạn, tác giả dụng công tô đậm nguyên nhân cái chết của Trần Nguyên Hãn còn vì âm mưu thâm độc của bọn giặc Minh hòng phá nát nội bộ triều Lê, làm suy yếu nước Đại Việt thời hậu chiến. Chương 12 là hồi ức của Đinh Liệt 30 năm sau cái chết của Trần Nguyên Hãn, mang đậm tính tổng kết lịch sử 30 năm đầu triều Lê sơ.

Đây là lần đầu tác giả thử nghiệm loại hình “Tiểu thuyết giáo trình” kết hợp với cách viết kiểu W.Faulkner đậm đặc các mảng suy nghĩ, độc thoại, hồi ức của nhân vật đan xen vào miêu tả. Mọi sự thử nghiệm có thể sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, nhưng nếu có được chút thành công nào thì đó là tâm nguyện người viết & người làm sách muốn góp phần xã hội hóa giáo dục đối với tình trạng dạy và học môn Sử hiện nay.

Xin trân trọng cám ơn và hân hạnh tiếp đón!

Mọi liên hệ xin gửi về: - Nguyệt Nga; Mob:0947689709;
                                       Email: sachdongtay@gmail.com 
                                       - Vũ Ngọc Tiến; Mob: 0912048421;
                                       Email: vungoctien125@yahoo.com.vn
                                                                                      Hà Nội 26/7/2013
                                                                         TTVHNN Đông Tây & Tác giả
           

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trích phần cuối TT của Ngố:


..Tôi còn phải mất nhiều thời gian mới thấu hiểu và cảm nhận đầy đủ về nó. Cũng giống như số phận tôi, cứ lần ngược trở lên đầu nguồn dòng sông Lư này. Dòng sông ngay từ tuổi ấu thơ đã gắn liền với tôi không lúc nào rời. Khi thì bên tả, khi bên hữu chung quy không thoát ra được vòng quanh lưu vực của nó.
Chuyến này qua sông là lần đầu tiên tôi ra khỏi phạm vi ấy của dòng sông.. Đi vào cuộc đời rộng lớn hơn. Có thể là hứa hẹn bao điều tươi sáng và cũng có khi, chẳng hứa hẹn điều gì.
Vô cảm, vô tình đẩy đưa, sống cho trọn một kiếp người lúc nào cũng áy náy, bo bo về đồng tiền, về miếng ăn là điều luôn ám ảnh khiến tôi e ngại. Tôi luôn muốn thoát ra mà nhiều khi bất lực. Có nói khác đi chăng nữa đó chỉ là những lời giả dối, mà tôi lại muốn trung thực với mình. “Trung thực đến đáy” như người ta nói. Dù rằng biết làm được như thế chẳng dễ dàng gì.
Tính ngay thẳng ruột ngựa, phổi bò còn một đôi lần mang lại những điều cay đắng, khốn nạn mà bất cứ ai sống nơi thế gian này cũng có thể vướng phải. Lẽ sống thường là cái gì to tát, mơ hồ còn thực tế lại luôn trần trụi, có khi dơ dáy và lỗ mãng..
Tôi mười bảy tuổi. Cái tuổi chưa nên nghĩ nhiều đến thế.Nhưng hoàn cảnh gia đình, éo le bản thân đã khiến tôi phải đối mặt với những điều bất xứng với tuổi tác của mình..

Chợt một vệt trắng lóa vụt lên từ bên mạn thuyền. Một con cá chép vây đỏ rơi xuống lòng thuyền, ngay gần chỗ tôi ngồi. Nó gần bằng bàn tay, giãy rất khỏe. Theo phản xạ tự nhiên tôi chụp lấy nó mà không nghĩ để làm gì?
Tôi đang đi đường xa, không thể mang nó đi cùng. Cũng không thể ăn sống nuốt tươi nó được. Ngước lên, tôi bắt gặp ánh mắt chăm chú của ông lão lái đò, tôi nhặt sợi dây xâu vào mang cá, đưa cho ông.
Không ngờ ông lão xua xua tay ra hiệu từ chối!
 Thời buổi khan hiếm thực phẩm, thiếu “chất tươi” thế này sao ông không muốn? Ông bảo tôi thả nó trở lại xuống sông.
Cử chỉ đó của ông gợi ý cho tôi nhớ lại, mẹ tôi có lần nói “Chim xa cá nhảy là điềm gở”. Có lẽ vì thế mà ông lão bơi đò ngại ngần chăng?
Lúc ấy tôi chỉ nghĩ có thể mái chèo khua dính phải nó, con cá hốt hoảng lao phóng lên chứ không nghĩ nhiều đến thế.
Người mình thật lắm dị đoan. Chẳng qua gặp quá nhiều tai nạn, hiểm nguy, du di suốt ngàn năm lịch sử, nên cái gì cũng hay sợ, hay xét nét đề phòng?
         Thời tôi đang sống đây người ta đang vận động phong trào “bài trừ mê tín dị đoan”, ai còn tin vào những chuyện như thế?

Mãi sau này, khi đã trải qua bao chuyện ở đời, tôi mới thấm thía rằng: Không phải kinh nghiệm dân gian ngẫu nhiên mà hình thành, mà xuất hiện. Chính nó được đúc rutsqua thực tế của không biết bao đời người. Tất nhiên không phải kinh nghiệm nào cũng đúng và chính xác cả.
Nó như một điềm báo trước một tai họa ngẫu nhiên. Cách đó ít lâu, trong một lần đi lấy củi đóng góp cho nhà bếp, tôi bị cây đổ đè vào người, may không chết nhưng nghỉ học đến nửa tháng.
Bố tôi sang trường thăm tôi. Về, mẹ tôi hỏi, ông bảo: “Bà đừng lo, thằng này trán đầu sừng, mũi chữ do, chân bước hai hàng. Vất vả một tí nhưng về sau nhất định nên người”.
Câu chuyện này khi tôi về  thăm nhà mẹ tôi kể lại. Tôi cứ bán tín bán nghi chả biết có phải thực được như thế không? Hay chỉ là cách cha mẹ khéo léo khích lệ con cháu mình?

Tôi đứng bên này sông.
Bờ bên kia thị xã bé nhỏ của tôi đã khuất lấp dưới đại ngàn. Thành phố tương lai còn gần nửa thế kỷ nữa mới xuất hiện.
Rừng vẫn còn nguyên thủy. Những cánh rừng gỗ quý còn rất nhiều. Đinh, Lát đường vanh hai ba người ôm, vòng nối tay nhau mới hết. Thỉnh thoảng vẫn bắt gặp chúa sơn lâm mò vào làng bản bắt chó, vồ bò. Hươu nai những đêm trăng sáng còn xuất hiện cả đàn ra sông uống nước. Tắc kè đêm mùa hè còn rúc trên cành cây dọc hai bên đường phố. Có hôm trời mưa to, cua đá từ trong núi  bò ra, bắt gặp lổm ngổm lối bờ sông..
Đây là giai đoạn rừng còn rất giàu, còn thiêng liêng lắm, chưa hề và chưa ai dám đụng đến.  Người ta vẫn còn rất e dè câu cửa miệng: “Chớ phá sơn lâm, đừng đâm hà bá” Chỉ có con người là còn vất vả khó khăn..
Đấy cũng là lúc trong tôi chưa ý thức đầy đủ về rừng. Chưa nghĩ đến chuyện: “Sống ở rừng, phải biết dựa và kiếm lợi từ rừng”. Chỉ nghĩ đến chuyện đi xa, bay cao, thoát khỏi cuộc sống lam lũ nơi quê nhà. Ước muốn học lên trở thành tài là ước muốn cháy bỏng, pha chút viển vông.
Biết làm sao được khi tôi vừa mới chớm tuổi thanh niên? Cái tuổi ăn chưa biết no, chơi không biết chán.
Và tôi vừa mới qua sông..



                                                  Hết phần I
Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Chuyện tử tế” với ông Trần Độ




Đạo diễn Trần Văn Thủy
Kể về Chuyện làm nghề, thật là thiếu sót nếu không nói thêm đôi điều về ông Trần Độ. Ông là Thủ trưởng ngành Văn hóa, là nhà quản lý có tài có tâm, rất gần gũi với anh em nghệ sĩ, trí thức. Tôi nghĩ bây giờ hỏi lại những người đã từng làm việc với ông, chắc chắn là họ có nhận xét như vậy.




Cuối năm 1987 có một nghị quyết vô cùng quan trọng đối với giới văn nghệ sĩ trí thức lúc đó là Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về lãnh đạo, quản lý Văn hóa Văn nghệ với nội dung sửa đổi, chấn chỉnh lề lối, cách thức lãnh đạo trong lĩnh vực Văn hóa Văn nghệ.

Từ trước đến giờ các nghị quyết của Đảng chỉ là dân chúng phải làm gì, đảng viên phải làm gì, chứ không bao giờ có nghị quyết nói rằng lãnh đạo Đảng cần phải sửa chữa điều gì. Lúc bấy giờ ông Trần Độ là cánh tay phải của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Chính ông thảo ra Nghị quyết này.
Ông rất thích những gì mới mẻ về tư duy, thích các truyện ký đăng trên báo Văn nghệ thời Nguyên Ngọc làm Tổng biên tập, thích Hồn Trương Ba da hàng thịt, thích Hà Nội trong mắt ai

Chúng ta có thể tìm thấy những đoạn tâm sự của Trần Độ như sau:

“…Đối với anh chị em văn nghệ sĩ tôi có một sự quý mến đặc biệt, bởi lao động của họ là một loại lao động đặc biệt và tôi luôn cho rằng họ là vốn quý của dân tộc, riêng những người có tài năng còn là niềm tự hào của dân tộc…

Chúng ta có thể có rất nhiều Bộ trưởng, Thứ trưởng thậm chí có nhiều Thủ tướng và phó Thủ tướng, nhưng chúng ta chỉ có mỗi một Xuân Diệu, một Nguyễn Tuân, một Chế Lan Viên, một Văn Cao, một Trần Văn Cẩn, một Nguyễn Sáng, một Bùi Xuân Phái… Không ai có thể thay thế được. Chính xuất phát từ những suy nghĩ đó mà đối với giới văn nghệ sĩ tôi thường có sự khoan dung rộng rãi, tôn trọng nghề nghiệp của họ, không khe khắt xét nét họ về tác phong, cách sống và sẵn sàng tạo điều kiện tốt nhất để họ phát huy hết tài năng của mình, phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước”.

Với riêng mình, tôi coi ông là ân nhân, là người anh có tình có nghĩa. Ông cứu Hà Nội trong mắt ai, mở đường cho Chuyện tử tế đến với người xem.

Từ trái qua: Nguyễn Văn Hạnh, Lưu Quang Vũ, Trần Văn Thủy, Nguyễn Văn Linh, ..., Trần Độ.
Như trên đã kể, khi xem xong Hà Nội trong mắt ai, ông Nguyễn Văn Linh bảo làm tập 2. Chính nó là Chuyện tử tế. Tất nhiên phim làm xong phải mời các ông Văn hóa tư tưởng xem trước. Ông Trần Độ dẫn bầu đoàn của Ban đến xem. Buổi chiếu diễn ra tại Xưởng phim Tài liệu. Xem xong lên gác uống trà và trao đổi. Mọi người có vẻ ưu tư, thật ra chẳng có cái không khí rộn ràng vui tươi phấn khởi gì cả. Ông Trần Độ cứ ngơ ngẩn thế nào đó.

Tôi mới hỏi:

- Anh Độ! Xem xong anh thấy thế nào?

Ngần ngừ giây lát ông bảo:

- Xem xong tớ thấy hoang mang quá. Các cậu cứ phát biểu trước đi.

Có thể ai đó không tin rằng ông đã nói hai chữ hoang mang. Nhưng đó là sự thật trăm phần trăm.

Những người khác có đôi ba ý kiến một cách dè dặt. Ông quay lại hỏi tôi:

- Cái đoạn về các bà sơ thế nào ấy nhỉ?

Tôi kể lại chi tiết về sự dấn thân, sống kham khổ của các nữ tu để chăm sóc những người phong cùi ở trại phong Quy Hòa mà chúng tôi tận mắt chứng kiến. Ông chăm chú nghe và thủng thẳng:

- Chuyện nó thế thì phải kể như thế chứ sao!

Trong bộ phim Chuyện tử tế nhiều ý tưởng, câu chuyện xuất phát từ những phát biểu của ông Trần Độ với giới văn nghệ trí thức. Thí dụ luận về nhân dân, ông nói:

“Lạ thật các đồng chí ạ, chẳng có một xứ nào mà chữ nhân dân được dùng nhiều như ở xứ ta, nghệ sĩ nhân dân, nhà báo nhân dân, quân đội nhân dân, tòa án nhân dân, ủy ban nhân dân nhưng nhân dân chả có quyền gì cả. Như mình đây, khi vào Trung ương thì mình thấy lập tức oai ra, thông thái ra, mọi người kính nể mình hơn”.

Tháng 3 năm 1989 tôi đi Pháp về, đến gặp ông Trần Độ báo cáo tình hình và kể chuyện, nhưng vì vừa mới về chân ướt chân ráo, không dám nói rằng vài tháng sau họ mời trở lại.

Gần đến ngày lên đường tôi mới nói chuyện đó và xin ông ký quyết định cho đi. Ông bảo:

- Sao không nói ngay từ lần trước?

- Sao phải nói ngay ạ?

- Tớ mất chức rồi!

Suy nghĩ vài giây, ông bảo:

- Nhưng cậu phải đi! Để tớ gọi Nghiêm Hà.

Anh Nghiêm Hà đến, ông bàn thảo thế nào không biết, ngày hôm sau tôi nhận được quyết định cho đi Pháp với chữ ký Trần Độ khi ông đã mất chức, tất nhiên, ngày ký thì được ghi ngày ông còn tại chức. Ông ấy thật tin người.

Đấy là Trần Độ.

(Theo Chuyện nghề của Thủy (tái bản lần 1), Lê Thanh Dũng - Trần Văn Thủy. Nxb Hội Nhà văn, 2013)
Phần nhận xét hiển thị trên trang