THẬT TỐT LÀ CẢNH BÁO
- Này, ông hàng xóm! Chó nhà ông lại ăn gà nhà tôi!
- Thật tốt là ông đã cảnh báo! Tôi sẽ không cho nó ăn gì hôm nay!
MAY MÀ TRÓT LỌT
Chuyện này xảy ra ở thế kỉ trước. Nông dân một làng ngoại ô Gabrovo mời thầy giáo đến dạy ở trường làng. Họ thỏa thuận với thầy là sẽ không trả công bằng tiền mà bằng rượu rakie- mỗi nhà trả hai xô.
Khi các nhà bắt đầu nấu rượu, thầy giáo mang một cái thùng lớn và lần lượt đến từng nhà lấy rượu. hai trăm nóc nhà – Bốn trăm xô rượu. Sau đó thầy giáo tuyên bố bán rượu rakie. Các lái buôn đến thử thì hóa ra trong thùng toàn nước lã.
Thì ra, nhà nào cũng nghĩ rằng hai xô nước lã nhà mình chẳng làm nhạt được rượu rakie của các nhà khác.
CÁO PHÓ
Chúa tha tội cho cha tôi đã mất vào ngày phiên chợ. Vì sự yên tĩnh của linh hồn ông, quán sẽ mở cửa đến đêm khuya!
BỨC ĐIỆN
Một anh Gabrovo đến thành phố khác buôn bán. Bán hàng xong, anh ta quyết định gửi cho vợ bức điện sau: : “Anh đã bán hàng được lời. Anh sẽ về Gabrovo vào chiều thứ 6. Đimitri của em”. Anh ta thấy bức điện thế là dài.
- Mara biết rằng mình luôn bán hàng có lãi. Anh nghĩ và gạch từ không cần thiết. Còn lại “Anh sẽ về Gabrovo vào chiều thứ 6. Đimitri của em” – Anh ta vẫn cảm thấy phải trả nhiều tiền.
- Thật rõ là mình sẽ về Gabrovo, mình sẽ không ngồi ở đây đến Chủ nhật không có việc và tốn tiền vô ích! Thế là bức điện chỉ còn : “ Đimitri của em”.
- Tất nhiên rồi, chẳng của vợ thì của ai nữa? Thế thì tốn tiền làm gì?
Anh ta xé bức điện và ra khỏi nhà Bưu điện.
TIẾT KIỆM
Khi người ta kể cho một người Abecđin của Scotlen tiếu lâm về những người Gabrovo trước khi đi ngủ, cho đồng hồ không chạy nữa để máy móc không hao mòn vô ích, anh này nhận xét rằng dân Scotlen cũng hành động như thế. Và anh kể câu chuyện của mình:
- Tôi có ông láng giềng luôn giữ bên giường chiếc kèn Trombon. Khi đang đêm, muốn biết mấy giờ, anh ta mở cửa sổ và thổi kèn. Bao giờ cũng có người nào đó bị thức giấc và quát: “ Thằng ngốc nào làm ồn vào lúc hai giờ đêm thế!”
TRẢ LỜI HỢP LÍ
Một vị khách của quán rượu ở Gabrovo giận dữ nói với chủ:
- Rõ ràng là rượu pha nước!
- Có gì mà làm ồn! Tôi có bắt ông trả tiền nước đâu?
LỜI HỨA HÀO PHÓNG
Trước đây, một người tuyên truyền của đảng tư sản tuyên bố với các cử tri Gabrovo:
- Hãy đến với chính quyền, chúng tôi sẽ thay thuế bằng muối và khi đó mỗi người muốn lấy bao nhiêu muối thì cứ việc…
XIN THỨ LỖI
( Trích từ một bức thư)
“…Cháu rất xin lỗi, bác quý mến, rằng cháu không thể tự mình đến đón bác ở ga. Vợ cháu sẽ đến. Để cô ấy nhận ra bác, bác hãy giữ trong tay trái con lợn sữa hoặc cùng lắm là một con ngỗng…”
TRẢ LỜI HÀI LÒNG
Buổi sáng, thợ cả hỏi các học trò:
- Người thợ phụ đánh thức các cậu khi nào?
- Chúng con dậy khi bóng đèn hãy còn ấm ạ!
Thợ cả hài lòng với câu trả lời.
TỰ MÌNH LÀM LẤY!
Trong hội chợ của thành phổ Elena, nghệ nhân Gabrovo bày hàng hóa của mình – bát chậu, lọ đựng muối, cối giã, đĩa…được làm rất khéo bằng gỗ…
Một ông nhà giàu thôn quê ngắm nghía chúng rất lâu, sau đó hỏi bác thợ giá bao nhiêu. Sau khi nghe câu trả lời, ông ta phẫn nộ:
- Ông nói giá như thế, khác nào chúng được làm bằng bạc!
Người Gabrovo nhìn ông ta trừng trừng rồi nói:
- Nếu như chuyện là chúng được làm bằng gỗ, thì ông hãy đi vào rừng – cây ở đó đầy ra đấy – Và hãy tự mình làm lấy những đồ vật ấy!
Vũ Nho dịch
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013
Bình Dương: Một “hiệp sĩ” tố cáo công an
Số tiền gần 71 triệu đồng cùng sợi dây chuyền vàng hơn 10 triệu đồng trong ví giờ chỉ còn 5,8 triệu đồng. Tôi phản ứng lại thì những người bắt tôi nói: “Mày chạy xe ôm thì làm gì có tiền” (?).
Một thành viên CLB phòng, chống tội phạm tố cáo ba công an đã bắt giữ và làm mất tiền, vàng của mình.
Anh Huỳnh Hoài Duy (31 tuổi, ngụ TP.HCM; tạm trú xã Phú An, huyện Bến Cát, Bình Dương) - thành viên CLB Phòng, chống tội phạm (PCTP) xã An Tây (huyện Bến Cát) đã làm đơn tố cáo ba cán bộ của Công an TP Thủ Dầu Một, Bình Dương bắt, dùng súng chĩa vào người, còng tay lại đánh và lấy tiền, vàng của anh.
“Hiệp sĩ”: Mất tiền, vàng trong bóp
Anh Duy cho biết ngày 20-4, trên đường về nhà gửi số tiền trúng xổ số còn dư cho mẹ, anh phát hiện một phụ nữ chạy xe máy chở hai thùng hàng phủ bạt kín mít. Nghi người này chở hàng lậu nên anh bám theo. Phát hiện có người theo dõi, phụ nữ đó đã vứt hàng và xe bỏ chạy. Qua kiểm tra, phát hiện thuốc lá lậu, anh điện thoại cho anh Tâm (Phòng CSKT - Công an tỉnh Bình Dương) và được hướng dẫn mang tang vật về xã. Lúc này có một người đàn ông chạy chiếc Nouvo màu đen xuất hiện nhìn ngó rồi bỏ đi.
Sau đó, anh Duy gọi điện thoại cho người anh quen biết tên Lợi đến đưa tang vật về quán ăn nơi người này làm việc để đi gọi người giúp mang tang vật về xã. Tuy nhiên, tại đây, anh đã bị ba người xưng là công an nhưng không đưa thẻ ngành ra gí súng vào đầu, còng tay, đánh đập và buộc tội buôn thuốc lá lậu, đồng thời lục ví lấy đi toàn bộ số tiền, vàng trong ví của anh.
Anh Duy đang trình bày sự việc và phiếu chi tiền trúng thưởng vé số của anh Duy. Ảnh: XL
Anh Duy bức xúc kể lại: “Thấy la to, nhiều người tụ tập lại xem rất đông vì tưởng tôi là tội phạm. Tuy nhiên, những người bắt tôi cứ cầm cái bóp của tôi chuyền tay nhau. Sau này tôi mới biết những người bắt tôi hôm đó có một người tên B., một người tên H., Đội CSKT Công an TP Thủ Dầu Một. Sau đó họ áp giải tôi đến Công an phường Định Hòa. Khi tôi bị bắt và bị đánh, người đàn ông chạy chiếc Nouvo màu đen cũng xuất hiện và chỉ vào tôi. Tôi nghi đó là chủ hàng thuốc lá lậu, đã điện thoại dẫn những công an kia đến bắt tôi. Sau đó, người đàn ông đó cùng với mấy người bắt tôi lên xe đi nơi khác.
Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, tôi được đội trưởng CLB PCTP xã An Tây (huyện Bến Cát) bảo lãnh về. Tuy vậy, số tiền gần 71 triệu đồng cùng sợi dây chuyền vàng hơn 10 triệu đồng trong ví giờ chỉ còn 5,8 triệu đồng. Tôi phản ứng lại thì những người bắt tôi nói: “Mày chạy xe ôm thì làm gì có tiền” (?). “Đó là tiền tôi mới trúng vé số tại Công ty Xổ số Bình Dương” - tôi phản ứng thì mấy người đó không nói gì thêm.
Công an: Chưa thể trả lời
Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã đến Công an TP Thủ Dầu Một tìm hiểu. Thiếu tá Hà Minh Thắng - Đội trưởng Đội CSĐT tổng hợp cho biết phải sắp xếp lịch làm việc của lãnh đạo xong sẽ thông báo. Chờ mãi không thấy thông báo, tiếp tục liên hệ, chúng tôi nhận được câu trả lời của ông Thắng là ông không có trách nhiệm trả lời, hãy liên hệ với phòng tiếp dân Công an TP Thủ Dầu Một.
Ngày 18-6, một lần nữa chúng tôi đến Công an TP Thủ Dầu Một và được Trung tá Lưu Ngọc Hiền - Thanh tra Công an TP cho biết: “Bây giờ không thể trả lời báo chí được vì vụ việc đã được chuyển về Công an phường Định Hòa xác minh tiếp để làm rõ. Sau đó công an phường báo cáo về Công an TP rồi mới có thông tin báo cáo lên tỉnh và sẽ có hướng chỉ đạo tiếp theo”.
Sau khi chúng tôi làm việc với Công an TP Thủ Dầu Một thì ngày hôm sau, anh Duy “được” Công an phường Định Hòa mời đến làm việc về nội dung anh bị mất tiền.
Tiếp đến, ngày 25-6, anh Duy lại được Công an TP Thủ Dầu Một mời đến làm việc với nội dung sử dụng công cụ hỗ trợ trái phép. (Anh Duy giải thích mang theo người một chiếc còng số 8 và một roi điện để làm công cụ hỗ trợ khi tham gia bắt tội phạm, tuy nhiên chuyện này đúng hay sai, chúng tôi không có ý kiến trong bài viết này.) Tuy nhiên, khi anh đến để làm việc theo yêu cầu của Công an TP thì nơi đây nói do gửi nhầm nội dung làm việc nên bảo anh cứ về chờ giấy mời làm việc khác.
Vì sao ba cán bộ CSKT bắt giữ anh Duy mà không xuất trình giấy tờ, thu giữ tài sản và trả lại mà không kiểm kê và lập biên bản? Có hay không việc làm mất mát tài sản? Số tài sản ấy đi đâu?
Đã hơn hai tháng trôi qua, người trong cuộc và dư luận vẫn chờ câu trả lời từ Công an TP Thủ Dầu Một.
XUÂN LƯƠNG
Nguồn: Pháp luật TP HCM
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013
Người vợ của Bùi Giáng
VŨ ĐỨC SAO BIỂN
(TN Xuân) Đọc thơ Bùi Giáng, người ta nghĩ ông chỉ có những tình yêu viễn mộng. Ít ai biết ông đã có một người vợ đẹp và những bài thơ tình hay nhất của ông là dành cho vợ. Người phụ nữ ấy chỉ sống với ông trên đời có 3 năm.
Tháng 7.2012, tôi trở lại thăm quê nhà ông - làng Thanh Châu (xã Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam). Ghé thăm nhà thờ tộc Bùi, được người phụ nữ chăm lo hương khói nơi đây cho xem gia phả của tộc. Qua câu chuyện, tôi khẳng định một điều mới mẻ: Nhà thơ Bùi Giáng đã có vợ. Hình tượng của bà và tình thương yêu, tiếc nuối ông dành cho bà là nội dung chủ đạo trong 4 tập thơ của ông:Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột và Màu hoa trên ngàn(in tại Sài Gòn từ năm 1962 - 1964).
Bà nhớ lại Bùi Giáng được cha mẹ cưới vợ cho năm 1945, khi ông vừa 19 tuổi. Hôn nhân ngày trước thường do cha mẹ đôi bên sắp đặt.
Có lẽ, cuộc hôn nhân của Bùi Giáng cũng không đi ra ngoài quy ước đó. Người phụ nữ giữ nhà thờ tộc Bùi xác nhận: “Chị Bùi Giáng về làm dâu nhà ông bà bác tôi (cụ Bùi Thuyên và bà Huỳnh Thị Kiền - cha mẹ ông Bùi Giáng) năm 18 tuổi. Chị là người Duy Xuyên, đẹp lắm, tóc dài da trắng cái chi cũng đẹp. Tên thật của chị là Vạn Ninh”.
Có lẽ, cuộc hôn nhân của Bùi Giáng cũng không đi ra ngoài quy ước đó. Người phụ nữ giữ nhà thờ tộc Bùi xác nhận: “Chị Bùi Giáng về làm dâu nhà ông bà bác tôi (cụ Bùi Thuyên và bà Huỳnh Thị Kiền - cha mẹ ông Bùi Giáng) năm 18 tuổi. Chị là người Duy Xuyên, đẹp lắm, tóc dài da trắng cái chi cũng đẹp. Tên thật của chị là Vạn Ninh”.
Tất cả thành viên trong gia đình đều quý yêu bà chị dâu trẻ. Ông Bùi Luân - em ruột Bùi Giáng - tỏ lòng quý mến của mình với người chị dâu trong tập thơ Chớp biển của Bùi Giáng in tại Canada năm 1996: “Phải nhận là chị xinh đẹp, cởi mở, vui tính, hồn nhiên… Gương mặt chị, hình ảnh chị đã nổi bật, sáng ngời mãi trong ký ức tôi. Duy có điều bất cứ ai, dù không biết gì nhiều về tướng số, gặp chị là cũng nhận ra ngay: Chị không thể ở lâu với chúng ta trên cõi đời này, dù cõi đời vốn đã ngắn ngủi. Lấy chồng được ba năm, chị đã đột ngột lìa đời lúc mới ngoài hai mươi tuổi… Chị trút hơi thở một cách bình thản”.
Vợ chồng Bùi Giáng được cha mẹ cho một khu vườn đẹp ở làng Trung Phước để lập nghiệp. Trung Phước là thung lũng trù phú ven sông Thu, kế cận mỏ than huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam ngày nay. Làng Trung Phước cách Thanh Châu trên dưới ba chục cây số. Có lẽ cuộc hôn nhân của lứa đôi trẻ trung này giữa miền đất Trung Phước không được êm ấm cho lắm. Ông Bùi Luân viết tiếp: “Chỉ một thời gian ngắn sau ngày cưới, người vợ trẻ đã phải lặn lội từ cái thung lũng ngoạn mục nhất đó, xuôi sông Thu Bồn êm đềm với ngàn dâu xanh ngát, về nhà bố mẹ chồng ở Thanh Châu cách hàng mấy chục cây số. Trên chiếc đò bé nhỏ, chàng trai nói với người vợ trẻ: Nếu em không đổi ý quay về, không bỏ qua chuyện cũ thì tôi sẽ… nhảy ra khỏi đò!
Khách xuôi đò tưởng người con trai đùa dọa người vợ mảnh dẻ. Để nguyên quần áo, ngay lập tức anh gieo mình xuống giữa dòng sông Thu. Và bơi theo đò. Để rồi thả trôi theo dòng nước hết chỗ mấy chục cây số đó, tới tận bến nhà”.
“Bỏ qua chuyện cũ” là chuyện gì? Đó là một chuyện hết sức tức cười và trẻ con. Ông Bùi Luân tiết lộ: “Cô con dâu đứng bên bà mẹ chồng sụt sùi: Anh cho con ăn toàn khoai lang và rau luộc. Anh không cho con mua cá mua thịt…”. Thì ra, Bùi Giáng đã… đi trước thời đại chúng ta về chủ trương… ăn chay. Ông hiểu một cách tuyệt đối thế nào đó về ẩm thực dưỡng sinh, nên chỉ thuận cho cô vợ ăn rau cải, củ quả mà không cho phép bà ăn gà, bò - hai món thịt ngon nhất của vùng Trung Phước.
Người vợ qua đời năm 1948 khi Bùi Giáng vắng nhà. Ông Bùi Luân viết tiếp: “Phút lâm chung, chị không thấy mặt chồng… Tôi chỉ biết là anh có mặt vào phút chót của buổi tiễn đưa chị về nơi an nghỉ cuối cùng - anh đứng bên cạnh chiếc quan tài với vành khăn trắng trên đầu”.
Bùi Giáng yêu vợ nhưng vẫn muốn… bỏ nhà đi chơi. Cũng bình thường như bao nhiêu người đàn ông Quảng Nam lãng mạn khi xa vợ, Bùi Giáng có thể gặp gỡ, giao lưu với những người phụ nữ khác và nhận ra họ vượt trội vợ ông về một vài phương diện nào đó. Thế nhưng, tình yêu và nỗi xót xa dành cho người vợ ở quê nhà thì rất đỗi mặn mà, vô cùng tha thiết: “
Mình ơi, tôi gọi bằng nhà
Nhà ơi, tôi gọi mình là nhà tôi”.
Hai năm sau cái chết của người vợ trẻ, ông dẫn một bầy dê lên Nông Sơn chăn thả, ngao du qua những đồi núi, suối khe mơ màng để nhớ thương vợ. Hai năm sau đó nữa, ông gửi bầy dê lại cho… chuồn chuồn và châu chấu, bỏ quê nhà đi chơi tiếp. Ở đâu, ông cũng phục hiện những hình ảnh yêu dấu xưa. Bài thơ nhớ vợ có một không khí rất đỗi bi ai, tràn đầy hoài cảm: “Em chết bên bờ lúa. Để lại trên lối mòn. Một dấu chân bước của. Một bàn chân bé con! Anh qua trời cao nguyên. Nhìn mây buồn bữa nọ. Gió cuồng mưa khóc điên. Trăng cuồng khuya trốn gió. Mười năm sau xuống ruộng. Đếm lại lúa bờ liền. Máu trong mình mòn ruỗng. Xương trong mình rả riêng. Anh đi về đô hội. Ngắm phố thị mơ màng. Anh vùi thân trong tội lỗi. Chợt đêm nào, gió bờ nọ bay sang”.
Bùi Giáng bỏ cố quận ra đi biền biệt. Ra đi nhưng ông vẫn nhớ, đến tha thiết não nùng. Nhớ nhưng ông không dám trở về bởi nơi nào ở cố quận cũng nhắc ông nghĩ đến tình yêu của người vợ khổ.
Ông gọi bà với nhiều tên gọi khác nhau. Đầu tiên, bà được gọi là “gái trần gian”. Ông có thể gặp gỡ, cười đùa, tán tỉnh cả trăm người phụ nữ khác nhưng lòng ông chỉ yêu và chỉ nhớ mỗi mình bà, đặc biệt những khi ông còn lại một mình, đối mặt với chính tâm thức cô đơn của mình: “Đùa với Tuyết, giỡn với Vân. Một mình nhớ mãi gái trần gian xa. Sương buổi sớm, nắng chiều tà. Trăm năm hồng lệ có là bao nhiêu?”.
Thứ hai, ông gọi bà là “con mọi nhỏ”. Người Duy Xuyên có lệ thương yêu ai thì gọi người ấy là “con mọi”, “thằng mọi”. Tôi lấy làm tiếc khi có vài người nghiên cứu văn học hiểu nhầm chữ “mọi” trong thơ Bùi Giáng: “Mọi em là mọi sương xuân. Ban sơ núi đỏ chào mừng non xanh”. Thơ ông viết cho “con mọi nhỏ” của mình tràn đầy nỗi thương xót và tình yêu dấu: “Giờ ly biệt, ta xin em đừng khóc. Nào phải không? Lệ chảy có vui gì? Trang phượng mở giữa nguồn em hãy đọc. Nước xuôi dòng, ngàn thu hận ra đi”.
Ông phong tặng người vợ của mình - con mọi nhỏ, lên thành mẹ của giang san: “Em thành Mẹ của giang san. Em là thần nữ đoạn trường chở che”. Thơ ông viết cho vợ càng lúc càng trang trọng. Tất cả cái mẫu tính dịu dàng, hồn nhiên, tươi đẹp, đôn hậu toát lên từ con người của bà Bùi Giáng khiến ông cảm phục vợ. Từ một con người cụ thể, mảnh mai, bà vụt trở thành hình tượng cao quý nhất trong lòng ông, trong thơ ông: “Em thuyền quyên ban mưa móc xum xuê. Em rắc gieo khắp xứ sở bốn bề. Suốt địa hạt tình quê hương ba ngõ. Anh quỳ xuống gọi em: Em mọi nhỏ”.
Lắm khi ở phương xa, ông nhớ cố quận. Qua mấy mươi năm, hình ảnh người vợ trẻ, hiền ngoan ấy vẫn sống trong lòng ông. Ông uống trà giữa Sài Gòn mà hình ảnh của bà ngày xưa ở Quảng Nam như hiển hiện trước mắt: “Trung niên thi sĩ uống trà. Thưa em mọi nhỏ, em đà uống chưa?”. Một nửa cuộc đời ông, một nửa trái tim ông dành để nhớ bà.
Vũ Đức Sao Biển
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Vua Trần Hiến Tông hiến gái cho sứ Tàu
Sắc dục xưa nay thường được dùng làm mồi nhử hòng làm xiêu lòng đàn ông. Việc hiến dâng gái đẹp vì thế trở thành một món “quà” để người lợi dụng nhân đó đạt được mục đích của mình. Dưới đây là mấy ghi chép của Vân Trai Trần Quang Đức về việc vua Trần Hiến Tông hiến gái cho sứ Tàu, mà theo Tô Thiên Tước, đó là trò xảo trá của người An Nam để lừa sứ giả.
Tối qua tôi đọc Kiên Hồ – Thất tập, thấy có đoạn chép mang tên Thơ chối nàng hầu. Nội dung như sau : Năm Nguyên Thống thứ ba (1335), Phó Dữ Lệ người Tân Dụ đi sứ An Nam, ngủ trong Thiên sứ quán. Quốc vương nước ấy (bấy giờ là vua Trần Hiến Tông) cho đưa nàng hầu vào ngủ cùng, Dữ Lệ làm thơ từ chối rằng :
Đêm trọ An Nam Thiên sứ quán,
Giai nhân rạng rỡ sắp mền chăn,
Tro hương gió thoảng đưa qua chiếu,
Hoa đuốc trăng in rọi xuống màn.
Vương mẫu nhọc lòng xui cánh nhạn,
Văn tiêu rộng bụng thả con loan,
Thư sinh từ ấy lòng như sắt,
Chớ khiến mây mưa ướt áo chàng.
Giai nhân rạng rỡ sắp mền chăn,
Tro hương gió thoảng đưa qua chiếu,
Hoa đuốc trăng in rọi xuống màn.
Vương mẫu nhọc lòng xui cánh nhạn,
Văn tiêu rộng bụng thả con loan,
Thư sinh từ ấy lòng như sắt,
Chớ khiến mây mưa ướt áo chàng.
(詩卻侍姬。元綂三年。新喻傅與礪奉使安南。宿天使舘中。其國王以侍姬薦寢。與礪以詩卻之曰。夜宿安南天使舘。玉人供帳爛相輝。寶香燼起風過席。銀燭花偏月照幃。王母謾勞青鳥至。文簫先放綵鸞歸。書生自是心如鐵。莫遣行雲亂濕衣)
Tôi bèn tra lại Nguyên thi kỷ sự (quyển 15), cũng thấy bài thơ này kèm lời chú của Phó Dữ Lệ : Mấy đêm liền được (vua An Nam) cho nàng hầu đến, đều lập tức chối từ. Chúng tôi không phải lũ Đào Cốc, không nên thử bằng việc này. (連夕蒙遣侍姬,皆即辭卻。我輩非陶穀輩人,不宜以此見).
Cũng theo Nguyên thi kỷ sự, bài mộ chí Tô Thiên Tước soạn cho Phó Dữ Lệ có đoạn viết : Dữ Lệ nhận lệnh, đi tới An Nam. Người An Nam hay bày trò xảo trá để lừa sứ giả, có khi ra ngoại ô nghênh đón thết tiệc khao đoàn, có khi đưa nàng hầu trang sức lộng lẫy ra hầu rượu, ông đều chối từ cả. (蘇天爵撰傅與礪墓誌 :與礪受命,行至安南。安南人多設譎詐以紿使者,或郊迎張宴犒眾,或盛飾侍姬侑酒,君皆卻之).
Trong khi Đảo di chí lược cho biết vào thời Trần (quãng 1330 – 1349) : Người Tàu không được buôn bán trên đất ấy, riêng thuyền buôn trộm thì dừng lại ở mạn Vân Đồn, không được vào tới chợ quan, bởi sợ người Trung Quốc dòm ngó tình hình hư thực của nước ấy vậy (舶人不販其地,唯偷販之舟,止於斷山上下,不得至其官場,恐中國人窺見其國之虛實也).
Đặt trong bối cảnh, nhà Trần có sự kiêng dè, thận trọng đề phòng người phương Bắc, tôi cho rằng, việc hiến gái cho sứ Tàu vào năm 1335, hẳn mang động cơ chính trị, chứ không đơn thuần là mua vui cho sứ giả.
(cần lưu ý thêm rằng, Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận năm 1335, nhà Nguyên sai Lại bộ thượng thư Thiết Trụ sang báo việc vua Nguyên Thuận Đế lên ngôi)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Bên nhà hàng xóm đông vui, mình cũng vui lây:
Dẹp thi
Mấy bữa rồi nhà cháu bận sửa nhà (cái căn nhà cấp 5 nó xuống cấp quá rồi, sợ không chịu nổi mùa mưa bão năm nay) nên gác bàn phím. Nhưng thấy sĩ tử ùn ùn đổ về thành phố thi đại học thì bức xúc lắm, viết vội mấy dòng sau:
Với tư cách một công dân đã từng thi đại học hồi đầu thập niên 70 thế kỷ trước, tôi đề nghị: Không lôi thôi, từ sang năm 2014 nhà nước dẹp ngay chuyện tổ chức thi cử bày vẽ, tốn kém như hiện thời. Bàn tới bàn lui mãi, rách việc. Cho một nửa cán bộ sĩ quan bộ Học (GD-ĐT) về vườn. Trả quyền tổ chức thi cho các trường đại học (tự ra đề, coi thi, chấm thi, tuyển sinh...), thậm chí muốn xét tuyển cũng được. Thí sinh nơi nào thi ngay ở nơi đó, không phải kéo đàn kéo lũ về các thành phố, vừa tốn kém, vất vả, nguy hiểm (tai nạn giao thông). Thậm chí không cần phải làm những việc tốt như Tiếp sức mùa thi, chỗ trọ miễn phí... Cứ bấy nhiêu đã, còn gì tính tiếp. Ký tên: Thông.
Với tư cách một công dân đã từng thi đại học hồi đầu thập niên 70 thế kỷ trước, tôi đề nghị: Không lôi thôi, từ sang năm 2014 nhà nước dẹp ngay chuyện tổ chức thi cử bày vẽ, tốn kém như hiện thời. Bàn tới bàn lui mãi, rách việc. Cho một nửa cán bộ sĩ quan bộ Học (GD-ĐT) về vườn. Trả quyền tổ chức thi cho các trường đại học (tự ra đề, coi thi, chấm thi, tuyển sinh...), thậm chí muốn xét tuyển cũng được. Thí sinh nơi nào thi ngay ở nơi đó, không phải kéo đàn kéo lũ về các thành phố, vừa tốn kém, vất vả, nguy hiểm (tai nạn giao thông). Thậm chí không cần phải làm những việc tốt như Tiếp sức mùa thi, chỗ trọ miễn phí... Cứ bấy nhiêu đã, còn gì tính tiếp. Ký tên: Thông.
4.7.2013
Nguyễn Thông
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đi dọc Việt Nam qua bốn trại giam
Chính trường Việt Nam đang ở cao trào. Vừa nghe Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực, lại đến náo loạn trại giam Xuân Lộc, và nhiều sự kiện nóng.
Không phải ngẫu nhiên có chuyến đi thực tế như thế này. Mình đi thực tế cũng nhiều, nhưng chưa lần nào được đi thực tế "khám phá trại giam"cả.
Biết được yếu kém ấy của mình, bạn gửi cho bài ghi chép. Đọc xong cảm thấy buồn. Chả biết sau đây "Kịch hay" nào sẽ được viết ra? Nhưng chắn chắn sẽ có nhiều giải thưởng!
Đăng lại bài của bạn. Lưu ý đây là quan điểm và chính kiến của tác giả luôn bám sát lề phải, mặc dù bạn không phải người của cục VIII hay người của chú Phong, chú Ước:
Ghi chép của: Xuân Đặng
Thực hiện kết hoạch hoạt động năm 2013 của Câu lạc
bộ tác giả sân khấu ( CLBTGSK ) phía bắc ( Từ Quảng Bình trở ra ). Đợc sự nhất
trí của hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và tổng cục VIII bộ Công an, CLBTGSK đã
cử 10 tác giả sân khấu đi thâm nhập thực tế tại các trại giam lớn trên phạm vi
toàn quốc trong thời gian 15 ngày để tìm hiểu những công việc đời thờng của
các chiến sĩ công an nhân dân trong ngành Thi hành án hình sự và hỗ trợ pháp
lý. Đồng thời tìm hiểu những số phận, những tình huống đa đẩy của những con ngời
lầm lỡ đến mức phạm tội phải vào đếm lịch trong các nhà tù. Qua đó xây dựng nên
hình tợng của các chiến sĩ công an trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự của
tổ quốc, giữ yên cuộc sống của nhân dân và cải tạo, cảm hóa những con ngời đã
từng gây ra tội ác sớm giác ngộ, cảnh tỉnh trở lại con đờng lơng thiện.
Trại giam số 5. Thanh Hóa
Theo lịch
trình thì đoàn sẽ xuất phát vào sáng ngày 10-5- 2013, thứ tự sẽ đến các trại giam trên địa
bàn các tỉnh: Thanh Hóa, Đắc Lắc, Bình Phớc, Bình thuận. Nhng các đồng chí
lãnh đạo tổng cục VIII bộ công an yêu cầu hoãn lại đến 18-5 mới xuất phát. Đúng
7 giờ sáng ngày 18-5 đoàn khởi hành từ 51 Trần Hng Đạo trụ sở của hội NSSKVN
theo đờng Láng-Hòa Lạc rồi đờng Hồ Chí Minh vào Thanh Hóa. Từ đờng Hồ Chí
Minh vào trại giam số 5 chỉ vài chục Km nhng đờng hẹp lại xấu nên rất khó đi.
Vừa đi vừa hỏi trên từng cây số cuối cùng thì đoàn cũng đến nơi lúc gần 11 giờ
tra. Qua cổng trại, qua mấy đoạn giẽ trái, giẽ phải đến một đoạn đờng thẳng
tắp dẫn đến khu trung tâm của trại, đập vào mắt chúng tôi là cánh đồng lúa rộng
bao la đang cuối mùa thu hoạch. Lác đác trên cánh đồng có những tốp phạm nhân
đang làm việc, những chiếc lều lúp xúp dới bóng cây hoặc nằm chơ vơ giữa
cánh đồng để lấy chỗ cho các phạm nhân trú nắng trong giờ giải lao. Một vài
chiếc máy tuốt lúa đang hối hả phụt rơm lên trời thành một chiếc cầu vồng xanh
trông rất đẹp. Chỉ nhìn những gốc rạ to cao trên những ruộng bùn lầy chúng tôi
biết lúa ở đây tốt đến mức nào, chắc chắn vụ này trại có một mùa bội thu.
Theo chân một cán bộ
đại úy ra đón, chúng tôi qua một khuôn viên nhỏ nhng khá mát mắt chúng tôi vào
hội trờng khang trang, có đầy đủ tiện nghi sang trọng. Ngồi nghỉ ngơi một lúc
bất ngờ có một ngời ăn mặc thờng dân, dáng hơi thấp, đậm, áo kẻ ka rô quần
lửng bớc vào với một gơng mặt rất vui tơi, anh chào và bắt tay mọi ngời và
tự giới thiệu,
- Tôi là Nguyễn Thành
Phan, phó giám thị trại. Chúng tôi nhận đợc điện của tổng cục từ mấy hôm trớc
điện vào là hôm nay đoàn sẽ đến, trại đã chuẩn bị đón tiếp đoàn, nhng vì hôm
nay là ngày nghỉ ( Thứ 7 ) nên anh em chúng tôi mặc thờng phục, mong đoàn
thông cảm.
Qua những lời tâm sự
cởi mở và chân thành, chúng tôi đợc biết anh cũng là ngời Thanh Hóa, cấp bậc
thợng tá, có gia đình ở cách trại vài chục Km, hôm nay vợ lên chơi, đang mải
tiếp vợ thì nghe tin đoàn đến nên vội lên tiếp đoàn không kịp thay quân phục.
Nghe vậy mọi ngời cời òa vui vẻ. Từ đó mọi sự giao tiếp của đoàn với anh và
các cán bộ trong trại trở nên thân tiện, gần gũi hơn, mọi ngời đều có cảm giác
nh mình cũng
là ngời của trại vừa mới trở về sau một chuyến đi xa vậy. Riêng thợng tá
Nguyễn Thành Phan, phó giám thị trại là ngời đã để lại cho chúng tôi nhiều ấn
tợng đẹp nhất trong suốt mấy ngày làm việc ở trại, bởi anh vừa nhiệt tình, vừa
thân ái lại đa tài, chuyện gì cũng nói đợc, gặp ai cũng chân thành cởi mở, gác
cả chuyện riêng gia đình trong hai ngày nghỉ cuối tuần để tiếp đoàn.
Câu chuyện của
chúng tôi với phó giám thị Phan đang rôm
rả thì một đại tá quân phục chỉnh tề, đầu hơi hói bớc
vào bắt tay mọi ngời. Qua lời giới thiệu của phó giám thị Phan chúng tôi đợc
biết anh là Lờng văn Tuyến quê ở Bắc Kạn, giám thị trại. Anh Tuyến điềm tĩnh
hơn, anh nói hơi chậm nhng chắc, cũng không kém phần cởi mở, chân tình. Chị
Kim Chi trởng đoàn tác giả đứng lên giới thiệu từng thành viên trong đoàn, từ
Chu Thơm, Xuân Cải, Diệp khang, Mỵ Lan là ngời Hà nội đến Tuấn Tiến, Khánh
Vinh ngời Hải Phòng, Bằng Thái ngời Quảng Ninh, Xuân Đặng ngời Tuyên Quang,
Thế Dơng chính quê Thanh Hóa. Sau đó đồng chí đại tá, giám thị Lờng văn Tuyến
báo cáo sơ bộ những đặc điểm, đặc thù của trại, những khó khăn phức tạp mà trại
đang phải đối mặt, những thành tích to lớn mà trại đã đạt đợc trong những năm
gần đây.
Trại giam
số 5 đợc thành lập từ năm 1947, có tên
gọi là: Trại giam Lam sơn, nằm ở phía tây của tỉnh Thanh Hóa, cách thị xã hơn 50 Km, quản lý diện tích đất đai là
22.000 ha thuộc vùng giáp ranh giữa 4 huyện: Ngọc Lặc, Yên Định, Cẩm Thủy và
Thọ Xuân. Địa điểm nơi trại đóng thời gian mới thành lập là vùng rừng núi heo
hút, dân c tha thớt, có 1/3 dân số nơi trại đóng là dân tộc Mờng. Đến năm 1959
đổi tên là Trại cải tạo số 5. Đến năm 2002 lại đổi tên thành Trại giam số 5.
Hiện trại có 6 phân trại đóng trên địa bàn các huyện: Cẩm Thủy, Yên Định và
Ngọc Lặc. Toàn trại có gần 800 cán bộ quản giáo, quản lý gần 4000 phạm nhân,
trong đó có những thành phần cộm cán nh Lã Thị Kim Oanh, Nguyễn thị Quỳnh
Ngọc, Cù Huy Hà Vũ và những phạm nhân chính trị khác.
Có một chi tiết
rất cảm động mà ai đợc chứng kiến
cũng rất ngỡ ngàng và sung sớng đó là tối ngày 18-5 tại sân nhà khách ngay
cạnh hội trờng, cả đoàn đang ngồi chơi uống nớc và chuyện gẫu với nhau thì
phó giám thị Phan ôm một bó hoa tơi rất to đến tặng trởng đoàn, NSUT, tác giả
Kim Chi. Mọi ngời còn đang ngạc nhiên thì PGT Phan nói:
- Tha các bác, các cô, các chú và các
anh. Sở dĩ cháu có bó hoa này là do vợ cháu mang từ nhà đến tặng cháu nhân ngày
sinh nhật của cháu vào ngày mai 19-5. Nhng vì biết ngày mai cháu phải đi công
tác vào thành phố Vinh nên chiều nay vợ cháu mua hoa tặng cháu. Nhân đoàn đến
thăm đơn vị cháu, cháu rất ngỡng mộ đoàn, đặc biệt cháu rất cảm phục cô Kim
Chi, bó hoa này là tình cảm chân thành của hai vợ chồng cháu, cháu xin tặng lại
cô và các bác, các cô, các chú trong đoàn.
Chị Kim Chi
nhận bó hoa mà cảm động không nói lên lời. Lúc sau chị mới
nhỏ nhẹ nói:
- Tôi vô cùng sung sớng vì đến đây
lại đợc tặng hoa. Cho phép tôi đợc thay mặt đoàn hôn lên má em ( Chị vẫn gọi
các cán bộ, chiến sĩ trong trại là em theo ý thân mật ) để bày tỏ tình cảm của
đoàn với vợ chồng em. Một tràng pháo tay rất dài vang lên phá tan bầu không khí
vốn trầm lặng của trại bấy nay.
Sáng hôm sau
chúng tôi đợc ban giám thị cử một đồng chí dẫn chúng
tôi đi thăm phòng truyền thống của trại và một vài phân trại gần khu trung
tâm chỉ huy. Bớc chân vào phòng truyền thống chúng tôi choáng ngợp bởi những
thành tích dầy đặc của trại suốt từ khi mới thành lập đến nay. Những khung ảnh
ghi lại những hoạt tiêu biểu của trại, những bức chân dung của những giám thị,
phó giám thị qua các thế hệ vẫn còn giữ nguyên từ ảnh đen trắng đến những bức
ảnh màu rực rỡ. Những lá cờ thi đua, những bằng khen, huân huy chơng treo kín
bốn mặt tờng nhìn hoa cả mắt. Sau đó đồng chí dẫn đờng đa chúng tôi lên thăm
và lễ tại đền Lê Lợi tọa lạc tại một quả đồi không cao to lắm ngay sát đờng đi
vào phân trại số 3. Ngôi đền này là do trại xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu tâm
linh của các cán bộ, chiến sĩ và các phạm nhân trong trại. Ngời thủ nhang đền
là một nam phạm nhân ngời Thái Bình, anh ta phạm tội đánh bạc và tổ chức đánh
bạc bị kết án 7 năm tù giam. Khi tôi hỏi anh ta sau này ra tù có còn dám phạm
tội nữa không? Anh ta đáp:
- Dạ không. Ra tù có ai các vàng em
cũng không dám nữa. Vào đây em mới hiểu thế nào là cờ bạc là bác thằng bần, mất
tiền, mất vợ tra chân vào cùm.
Vào đến phân
trại số 3, chúng tôi đợc tiếp đón ngay tại các hàng ghế đá
dới bóng những cây nhãn, cây vải sum suê xanh tơi tỏa bóng ngoài sân trại.
Trong sân trải một lớp thóc dầy vàng óng, những phạm nhân từng tốp thay nhau
dùng hai bàn chân ủi thóc dới cái nắng chang chang. Trong gầm cầu thang phân
trại chứa đầy thóc tràn cả ra ngoài hành lang. Dới tả luy chỗ chúng tôi ngồi
là một mảnh ruộng khá rộng đợc trồng lạc, xung quanh ruộng trồng những cây đu
đủ giống mới, cao cha đầy 1 mét đã cho quả lúc lỉu. Phân trại phó cho chúng
tôi biết:
- Chế độ của phạm
nhân trong trại khá cao, mỗi tháng đợc nhà nớc cấp 17 Kg gạo, 8 kg
thịt,7 kg cá, 15 kg rau xanh, 45 lít nớc uống. Ngày tết, lễ đợc hởng bằng 5
ngày thờng tính bằng tiền. Ngoài ra trại còn trích quỹ lao động của trại cho
thêm.
Chúng tôi ngồi nhẩm
tính hóa ra phạm nhân có mức sinh
hoạt vật chất còn hơn nhiều những công dân ở ngoài. Đây là biểu hiện tính nhân
đạo rõ ràng nhất của Đảng và nhà nớc ta đối với những phạm nhân. Ngoài ra còn
có những chính sách ân xá hàng năm cho những phạm nhân cải tạo tốt, biết ăn năn
hối cải, biết vơn lên hớng thiện. Một tác giả nào đó hỏi:
- Trong trại tổ chức cho phạm nhân học những
nghành nghề gì?
Đồng chí phó
giám thị phân trại cho biết:
- Ngoài công việc
nghề nông nh làm ruộng cấy lúa,
trồng màu, chăn nuôi gia súc gia cầm, đào ao nuôi trồng thủy sản trại còn tổ
chức cho phạm nhân học các nghề nh :
Xây dựng, thợ mộc, khai thác đá, làm đá mỹ nghệ, may, thêu và các nghề phổ thông
khác. Cái chính là để giáo dục cho các phạm nhân biết yêu lao động, biết quý
trọng của cải vật chất mà con ngời đã phải đổ mồ hôi, sôi nớc mắt mới làm ra
để khi mãn hạn tù họ có nghề nghiệp ổn định cuộc sống và không tái phạm nữa.
Sáng ngày hôm sau chúng tôi đợc Ban giám thị
(BGT) cho đi thăm phân trại 2, ở đây giam giữ trên 200 phạm nhân nữ, Chúng tôi
đợc gặp các phạm nhân là những tội phạm đã gây nên những vụ án nổi tiếng một
thời nh vụ Nguyễn thị Quỳnh Ngọc, vụ Lã thị Kin Oanh đã làm chấn động d luận
cả nớc. Sau một chầu cà phê tiếp chúng tôi, đồng chí giám thị phân trại 2 mời
chúng tôi lên phòng họp tầng hai và cho ngời dẫn phạm nhân lên.
Phạm nhân đầu
tiên là Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc, một người mẫu chân dài và là ca sĩ nổi tiếng, sau
là nhân viên ban đối ngoại của đài truyền hình Hà Nội. Quỳnh Ngọc khá xinh đẹp,
đã 8 năm trong tù mà cô vẫn giữ được vóc dáng thanh tú của một người mẫu, gương
mặt trái xoan và nớc da trắng mịn nh
hóa trang vẫn có thể làm xiêu lòng cánh đàn ông khó tính, mặc dù năm nay cô đã
37 tuổi. Ngọc can tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công dân lên đến hàng chục tỷ
đồng và không có khả năng chi trả. Khởi đầu sự nghiệp của Ngọc rất thuận lợi,
16 tuổi đã có những bớc chân kiêu hãnh trên sàn CatWalK, suốt 10 năm trong
làng ngời mẫu Ngọc đã gặt hái đợc khá nhiều thành công với những chuyến đi lu
diễn nớc ngoài nh Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo... Từng lọt vào tốp 15 ngời
đẹp trong một cuộc thi ngời mẫu quốc tế. Bên cạnh vẻ đẹp hình thức thì Ngọc
cũng không quên trau dồi kiến thức, cô thi trúng và trở thành sinh viên trờng
đại học quan hệ quốc tế. Ra trờng với tấm bằng đại học lại có giọng hát hay
nên cô dễ dàng đợc đài truyền hình Hà nội nhận vào làm việc. Rồi Ngọc yêu và
lấy chồng cùng cơ quan, rất xứng đôi vừa lứa với Ngọc. Những tởng cuộc sống cứ
thế rải thảm cho Ngọc đi tới lâu đài hạnh phúc. Nào ngờ... Ở đời
ngời ta thờng chết vì chữ ..." Ngờ ". Khi vợ chồng Ngọc sinh đợc
đứa con gái hai tuổi thì chồng Ngọc bỗng dng dở chứng. Anh chàng thờng đi sớm
về muộn, hay la cà những quán bia ôm, bóng đá ôm rồi dần dần chuyển sang chơi
cá độ báng đá và chứng khoán. Một hôm anh ta đi về trong dáng vẻ tiều tụy quỳ
xuống chân Ngọc mà cầu van Ngọc tha thứ và ra tay cứu vớt kiếm cho đủ 5 tỷ đồng
trả nợ, nếu không chủ nợ sẽ thuê bọn đâm thuê chém mớn giết hoặc ít nhất cũng
bị đuổi ra khỏi cơ quan. Sau rất nhiều đêm mất ngủ Ngọc đã nghĩ ra một quái
chiêu để có số tiền ấy trong thời gian ngắn nhất. Ngọc đã dùng uy tín của mình
đi gặp tất các những anh em, bạn bè, ngời thân và những ngời có máu mặt trong
giới làm ăn, kể cả ngời thân là Việt kiều đang ở nớc ngoài, vận động, lôi kéo
họ góp vốn mở công ty kinh doanh. Ngọc dựng lên một kịch bản kinh doanh ma nhng
nghe rất hợp tình hợp lý nên ai đợc Ngọc mời góp vốn cổ phần cũng sẵn sàng mở
hầu bao đa tiền cho Ngọc. Chỉ trong một thời gian rất ngắn Ngọc đã thu gom đợc
số tiền vợt chỉ tiêu của chồng yêu cầu. Thấy quái chiêu của mình quá hiệu quả,
Ngọc không những không dừng lại mà tiếp tục " Lừa đảo " để kiếm thật
nhiều tiền. Khi số tiền đã lên đến vài chục tỷ thì cũng là lúc các chủ nợ phát
đơn kiện ra tòa. Cuộc đời của Ngọc bắt đầu xuống dốc không phanh. Ngọc phải bỏ
cơ quan sống chui sống lủi nay đây mai đó để trốn nợ. Nhng lới trời lồng lộng
trốn đâu cho thoát, Ngọc bị công an bắt ở thành phố Hồ Chí Minh và bị kết án
với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, kết án tù chung thân, nhng
do một số chủ nợ đã lấy lại đợc một số vốn nên đề nghị tòa giảm án xuống còn
20 năm tù. Ngọc vào tù, chồng ở ngoài do buồn chán rồi sinh bệnh chết để lại
đứa con gái 5 tuổi cho bà ngoại nuôi.
Phạm nhân thứ hai đợc dẫn lên
là Lã Thị Kim Oanh. Chắc không ai còn lạ
gì vụ án Lã Thị Kim
Oanh xẩy ra cách đây hơn chục năm. Khi ấy ông Lê Huy Ngọ còn giữ chức bộ trởng
bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Lã Thị Kim Oanh chỉ là lãnh đạo một cơ
quan nhỏ thuộc bộ NN&PTNT quản lý, nhng thị đã lạm dụng uy tín và mối quan
hệ của mình rút tiền nhà nớc chi tiêu vô tội vạ gây thất thoát hàng trăm tỷ
đồng. Vụ án của thị đã làm rúng động cả nớc, tất cả các báo lớn ở trung ơng
đều đăng tải tin túc và các bài viết sâu sắc về vụ án có một không hai này. Nó
rúng động không phải ở quy mô vụ án to hay nhỏ, số tiền thất thoát nhiều hay ít
mà nó rúng động ở tính chất kỳ quặc trong con ngời quái đản này. Quái đản ở
chỗ thị làm dự án ma để rút rất nhiều tiền rồi đem tiền ấy ban phát lung tung
cho rất nhiều ngời, từ việc lại quả cho những ngời nắm quyền " Xin cho
" đến những ngời có chút ít liên quan đến tên dự án. Hễ cứ ai đợc thị
mời đến dự họp là đều đợc phát một phong bì dầy cộp, ngay cả các lái xe đa
sếp đi họp cũng đợc thị dúi cho chiếc phong từ ba trăm đến năm trăm ngàn. Cái
lạ thứ hai là tuy thị rút đợc nhiều tiền thế nhng lại không chi tiêu cho
mình, đến chồng con cũng không đợc hởng lợi đồng nào. Thị bị kết án tù chung
thân với tội danh: Tham ô, lãng phí gây thất thoát tài sản nhà nớc số lợng
lớn. Tội danh là thế, mức án là thế, nhng xét về góc độ nguy hiểm thì nó lớn
hơn các tội danh giết ngời cớp của rất nhiều. Bở nó làm băng hoại đạo đức của
rất nhiều cán bộ, nó là tiền lệ xấu cho tất cả các mối quan hệ trong hệ thống
cơ quan nhà nớc, đặc biệt là quan hệ "Xin cho ". Thị đâu có biết đợc
chính vì hành vi của thị đã làm cho ông Lê Huy Ngọ một vị bộ trởng hết lòng vì
dân phải cảm thấy xấu hổ, cảm thấy nh
chính mình có lỗi trong buông lỏng quản lý cán bộ và ông đã xin từ
chức.
Tôi đã có
dịp đợc chứng kiến khuôn mặt lỳ lợm của thị trong những ngày xử án trên ti vi,
nay lại đợc chứng kiến khuôn mặt ấy bằng xơng bằng thịt ngay trớc mặt mình.
Dáng thấp đậm, to tròn, khuôn mặt đầy mỡ, không một cái nhếch mép cời. Suốt cả
thời gian gặp gỡ thị chỉ một mực kêu oan, thị không thừa nhận tội lỗi do mình
gây nên mặc dù thị đã đợc chính sách khoan hồng của nhà nớc u ái ân xá đến
hai lần, mức án chỉ còn 20 năm nữa là hết hạn tù. Sự đời có vay có trả, kẻ có
tội ắt phải đền tội, thị đang phải trả cái giá ấy. Dậu đổ bìm leo, họa vô đơn
chí. Thị vào tù đợc vài năm thì chồng thị vác đơn ly hôn đến trại yêu cầu thị
ký, thị biết đó chính là dấu chấm hết cho cuộc đời của mình. Từ đó thị càng
sống thu mình lại, càng lỳ lợm hơn.
Chúng tôi đi qua khu biệt giam, đợc
canh phòng rất cẩn mật, trong đó giam giữ những phạm nhân bất hảo nổi cộm, có
cả Cù Huy Hà Vũ và những phạm nhân chính trị khác. Biết nguyên tắc của trại
không cho bất cứ một ai vào khu biệt giam, nếu ai muốn vào phải có lệnh của cục
trởng cục VIII nên đoàn không có ý kiến gì. Đồng chí cán bộ dẫn đờng nói:
Các
phạm nhân chính trị đều có t tởng bất mãn chế độ, chống
đối Nhà nớc. Họ luôn có những phát ngôn bậy bạ, thậm
chí tục tĩu bôi xấu chế độ. Họ
không thừa nhận tội lỗi mà lại tự cho mình là những vị anh hùng, hàng ngày họ
chửi bới hoặc có những hành động rất hung hãn, các cán bộ quản giáo phải tiếp
xúc với các phạm nhân này gặp muôn vàn khó khăn phức tạp. Nếu nhẫn nhịn thì họ
càng lấn tới, làm già, nếu phản ứng thì họ vin cớ nhân quyền, vu cáo chế độ.
Cán bộ quản giáo ở đây ứng xử không khôn khéo thì rất dễ bị mắc khuyết điểm.
Chúng
tôi đợc đến thăm khu nhà trẻ dành riêng cho các con của
phạm nhân nữ. Một căn nhà cấp bốn, năm gian khá khang trang, sạch sẽ, xung
quanh có vờn cây ăn quả xanh tốt. Vì là ngày nghỉ nên các cháu đợc mẹ đón về
các phòng giam chơi cùng mẹ. Trong nhà trẻ cũng có rất nhiều đồ chơi cho trẻ,
có nhiều tranh ảnh và các đồ dạy học trực quan khác. Các chế độ dinh dỡng của
trẻ cũng nh
ở các trờng mẫu giáo bên ngoài. Điều đó chứng tỏ trại rất quan tâm đến đời
sống vật chất cũng nh
tinh thần cho các cháu, không có sự phân biệt hay kỳ thị nào khác.
Đêm cuối cùng của đoàn ở trại 5 diễn ra thật vui vẻ, đầm ấm. Theo đề nghị của
tác giả Bằng Thái nguyên đoàn trởng đoàn kịch nói Quảng Ninh giữa đoàn và trại
sẽ làm một đêm giao lu văn nghệ. Quả thật đên giao lu diễn ra rất sôi nổi, cả
hai bên đều tung ra những tiết mục cao thủ nhất của mình. Bằng Thái mặc chiếc
áo của ca sĩ YMoan tặng lên hát bài của YMoan vẫn hát, sau đó là tiết mục song
ca nam nữ của trại với bài " Tình ca Tây bắc" cũng rất hay làm cho
những tràng pháo tay vang lên không dứt. Chị Kim chi lên đọc bài thơ " Cho
người " vừa mới sáng tác về hình tượng ngời công an quản giáo của mình,
rồi bài thơ dài đậm chất triết lý của tác giả Khánh Vinh. Đến lượt phó giám thị
Phan trổ tài. Anh tuôn ra một loạt những ca khúc dân gian từ cải lương, tuồng,
quan họ đến hát mới làm cho cả đoàn đều ngỡ ngàng bởi tính chuyên nghiệp của
anh.
Phút chia tay bin rịn, các
tác giả, ban giám thị trại và các cán bộ trại đều lu luyến.
Những cái ôm nồng nhiệt, những cái hôn nóng hổi lên má nhau đầy tình cảm mãnh
liệt. Đại tá giám thị trại Lờng văn Tyuến ôm chặt tôi và nói:
-
Chúc anh có một chuyến đi tốt đẹp và sẽ có nhiều tác phẩm hay phục vụ nhân dân.
- Cảm ơn anh. Thế
nào trong tác phẩm của tôi cũng có hình tợng về các anh.
Tạm biệt trại giam số 5
Thanh Hóa, tạm biệt đơn vị anh hùng lực lợng vũ trang nhân dân
đã từng đạt huân chơng chiến công hạng nhất, huân chơng bảo vệ tổ quốc hạng nhì
chúng tôi lên đờng thẳng tiến vào Tây Nguyện.
XĐ 6 - 2013
___________________________________________________________________
Kỳ
sau: Trại giam Đắc Trung. Đắc Lắc
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Nếu cứ duy trì cách đào tạo như hiện nay để con trẻ mất hết tuổi thơ, thi cử mà các sĩ tử phải lều chõng kéo nhau lũ lượt về các phố nhớn thì mong kì bỏ phiếu tín nhiệm tới , mong các vị nghị sĩ bỏ phiếu cho bộ trưởng bộ học 100% số phiếu ô thứ 3 " tín nhiệm thấp " nhé ! Xin cám ơn.
U-hanoi