Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Nhà văn… nhà hàng


Nguyễn Quang Lập      
Bọ Lập và Đỗ Trung Quân trước nhà hàng Ziều đỏ
 Lập và Đỗ Trung Quân trước nhà hàng Ziều đỏ


Mình thường không thích đến nhậu ở các nhà hàng của các văn nghệ sĩ. Đến đấy thường gặp người quen, nội mỗi chuyện chào hỏi cũng đủ mệt. Nhưng như người ta nói ghét của nào trời trao của ấy, muốn tránh cũng chẳng được. Bạn vào đấy ngồi rồi hú mình, vô lẽ vì cái quán ấy là của văn nghệ sĩ mà mình không tới. Vả, nhiều quán là anh em bạn bè thân thiết nhất thiết phải tới để ủng hộ anh em, chẳng hy vọng có mặt mình quán có thêm khách nhưng tới để anh em chúng nó vui.
Mình nhớ hồi trước có lần ngồi nhậu với Trịnh Công Sơn, được vài ly anh liền nhổm dậy, nói mấy ông ngồi đây nha, tôi viếng qua nhà hàng mấy đứa em chút rồi tôi quay lại ngay. Cuối buổi anh quay lại đã say mềm, nói khổ rứa đó, mấy đứa em mới mở nhà hàng mình phải tới đó ngồi chào khách. Đi quán này không đi quán kia em út chúng nó trách, thành thử phải đi hết cả ba quán. Một quán vài ba khách, năm bảy khách, đi hết ba nhà hàng đã cả lít vào bụng rồi. Kiểu này e rồi mình cũng chết non.
Cái khổ nhất của các quán văn nghệ sĩ là chỗ đó, vì cái name mà mở nhà hàng, hy vọng vì cái name mà đông khách, rõ ràng đông khách thật nhưng cũng vì cái name mà chết khổ. Bỗng nhiên mình biến thành cái hũ rượu để thiên hạ đổ rượu vào, hi hi thế có khổ không.
Mình nhớ đâu như năm 1996, Nguyễn Huy Thiệp kết hợp với ai đó mở nhà hàng Hoa ban ở bên kia cầu mới ( chả nhớ là cầu gì) phía Gia Lâm. Thiệp thì tiền bạc có đâu, chắc là góp vốn bằng cái name. Mấy ngày đầu nhà hàng đông khách nghìn nghịt, ngồi chật kín cả nhà sàn, tràn cả xuống dưới đất. Thiệp không biết uống rượu nhưng ngày nào cũng phải đến, ngồi bàn này mấy phút lại nhảy sang bàn kia ngồi mấy phút, đang ngồi bàn này người của bàn kia tới kéo cổ áo lại phải đứng lên, đang nói cười với người này người kia đến bắt tay lại phải nói cười với người kia, loanh quanh như thế từ sáng đến tối, mệt bã người.
Khách đến tìm Thiệp để bắt tay để chào hỏi để chụp ảnh không nói làm gì, có làm phiền cũng chỉ dăm bảy phút, sợ nhất là mấy ông khách muốn chứng tỏ, thích lấy le với người khác. Giữa cái quán ồn như vỡ chợ mấy ông cứ nhất định nói chuyện văn chương cho kì được, khen truyện này mấy câu chê truyện kia mấy câu ra cái vẻ ta đây nếu không thầy Thiệp cũng đàn anh của Thiệp. Lắm ông bốc máy gọi vợ gọi con, nói em à.. con à… Em nói chuyện với thằng Thiệp bạn anh nhé… con nói chuyện với chú Thiệp bạn bố nhé. Nếu là mình thì mình chối phắt ngay lập tức nhưng Thiệp không chối được, lại cầm máy à ơi vài ba câu nhạt nhẽo, chán mớ đời.
Lắm hôm mình thấy bộ mặt thất thần của Thiệp mà thương, hết người này kéo áo người kia túm tay, nó nói cười ngơ ngẩn, tuồng như nó chẳng biết cười gì nói gì. Mình vỗ vai nó, nói đã khiếp nhà hàng chưa. Nó lắc đầu cười cái hậc, nói sai lầm sai lầm.
May nhà hàng Hoa ban chơi độc, ra giá cực cao, món nào món nấy đắt điếc tai, hình như họ tưởng thiên hạ vô đây nhậu là vì có Nguyễn Huy Thiệp, thấy được Nguyễn Huy Thiệp là sung sướng lắm rồi, đắt rẻ không xá. Nguyễn Huy Thiệp có truyện ngắn Kiếm sắc, ít lâu cái quán Hoa ban có tên là quán Kiếm sắc, thiên hạ đến quán ít dần đi, Thiệp cũng mệt mỏi bỏ rơi cái quán. Quán Hoa banđóng cửa từ đó. Mình nói may là vì nếu Hoa ban còn đến bây giờ và Thiệp vẫn đánh đu với cái quán thì rất có thể nó đã bị hóa vàng từ lâu rồi.
Mình cũng đã từng mở nhà hàng. Hồi làm báo Cửa Việt ở Quảng Trị, đói quá mình mới làm cái nhà sàn trước cửa tòa soạn, gọi làDiêu bông quán, chuyên thịt cầy bảy món, giúp cho anh em trong tòa soạn có thêm tiền ăn trưa. Mở được ba tháng, khách đông phết, chị Dạ ( Lâm Mỹ Dạ) từ Huế hớt hãi chạy ra, nói em ơi không được mô không được mô. Mình hỏi sao, chị Dạ nói thầy Chiêm nói đất ấy còn nhiều xương cốt, mở quán thịt chó dễ hại đến gia chủ.
Thầy Chiêm ở Đà Lạt là thấy bói tử vi nổi tiếng miền Nam, nghe nói ông Thiệu muốn đi đâu làm gì nhất nhất đều vời thầy vào bắt quẻ. Thầy rất thân anh Nguyễn Quang Hà, anh Hà kể nhiều chuyện bói toán của thầy làm mình phục sát đất. Mình là thằng vô thần chẳng coi bói toán là cái gì nhưng nghe anh Hà kể thì hãi lắm, có dịp mình sẽ kể sau.
Nghe chị Dạ yêu cầu khẩn thiết quá, dù rất tiếc nhưng mình đành phải dẹp bỏ món thịt cầy bảy món, chuyển sang quán nhậu bình thường. Từ khi bỏ món thịt cầy chẳng ma nào đến nữa, được một hai tháng nữa thì dẹp. Mấy năm sau anh Tường ( Hoàng Phủ Ngọc Tường, chủ bút tờ Cửa Việt) bị tai biến, liệt cứng toàn thân đến nay chỉ ngồi một chỗ, mình bị tai nạn chấn thương sọ não liệt nửa người. Nhớ đến chuyện chị Dạ nhắc mình thấy sợ và ân hận quá.
Không rõ còn nhà văn nào mở quán nữa không, riêng mình thấy có hai quán nhậu nhà văn tồn tại được rất lâu, đến bây giờ vẫn còn đông khách, đó là quán Đo đo của Nguyễn Nhật Ánh và quán Ruốccủa Mường Mán. Cả hai quán đều là quán bình dân, các món nhậu là đặc sản miền Trung vừa ngon vừa rẻ. Quán lại không ồn ào, khách đông mấy cũng không ồn ào. Dân có chữ thường hay chọn quán này, các em chân dài cũng hay đến. Chân dài hay viếng qua thế nào đại gia cũng mò tới. Đại gia bây giờ chỉ thích mấy món tép xào, bánh tráng đập, cá lẹp kẹp lá mưng vậy thôi, các món cao sang họ đã ngấy đến tận cổ, thành thử hai quán này đâm trúng mánh, hi hi.
Hai ông chủ quán rất ít khi xuất hiện. Mường Mán thấy người quen tới bắt tay rồi lui ngay, ai thân quen lắm mới ngồi lại một chút, chỉ ngồi một chỗ chứ không chạy lăng xăng bàn này bàn nọ. Nguyễn Nhật Ánh thì định ra bàn số 13, cứ mỗi tuần một lần vào tối thứ tư lại mò đến tiếp bạn bè. Ánh có quầy sách Kính vạn hoa cạnh nhà hàng, các cháu cứ đúng tối thứ tư là đến mua sách và xin chữ kí của Ánh, rất tiện. Nhà hàng Đo đo đã nuôi cả nhà Nguyễn Nhật Ánh gần chục năm nay rồi, thật sướng.
Nhưng mấy ai may mắn được như Mường Mán và Nguyễn Nhật Ánh. Có thể nói mười người mở nhà hàng may ra được một, hai người trụ lại được. Dân nghệ sĩ chuyện buôn bán lại càng ú ớ, có đến vài trăm người mở nhà hàng, rốt lại chỉ được vài ba người, năm bảy người trụ lại được.
Bây giờ nói chuyện nhà hàng Ziều đỏ của Đỗ Trung Quân. Gọi là nhà hàng của Đỗ Trung Quân thực ra giống Nguyễn Huy Thiệp nó cũng chỉ góp vốn bằng cái name. Cu Fil vốn kinh doanh dược phẩm một hôm rủ Quân mở nhà hàng, Quân rửng mỡ lên, nói ừ làm ông nhà thơ chán rồi, thử làm ông doanh nhân cái chơi. Quân và cu Fil bỏ hết việc lao vào mở cái nhà hàng Ziều đỏ thật hoành tráng. Hôm khai trương đông nghìn nghịt, Quân sướng rêm, nói cứ thế này có khi mình thành triệu phú he he.
He he được chục hôm, sau đó thì hè hè, cuối cùng thì hẹ hẹ. Cả cu Fil và Quân đều mệt bở hơi tai. Tiền lời chưa thấy đâu, cu Fil thì huy động cả nhà trực suốt ngày đêm, không làm ăn gì được cả. Quân thì kiệt sức vì phải hầu khách ngày ba buổi. Cũng giống Nguyễn Huy Thiệp nó nhảy choi choi bàn này sang bàn khác, từ lầu 1 lên lầu 2, từ sáng sớm đến khuya.
Ngồi chưa nóng chỗ bàn này đã nghe bàn kia réo Quân đâu. Vừa lên lầu 2 ngồi chưa kịp thở đã nghe lầu 1 réo Quân đâu. Xuống lầu 1 vừa nâng ly bia lầu 2 đã réo Quân đâu. Mệt quá nhảy về nhà ngủ chút lấy sức, lại nghe điện thoại réo Quân đâu. Đúng là voi cũng phải đổ đừng nói cái ông 37 cân hơi cả áo quần dày dép như Đỗ Trung Quân.
Được ba tháng Quân đổ bệnh, bây giờ chỉ còn 34 cân hơi, dắt cái xe máy không nổi, mỗi ngày phải truyền một hai bình đạm. Anh em thân thiết đều hò hét nó, nói dẹp quán ngay dẹp quán ngay, thà chết ở sa trường chớ có chết nơi quán nhậu. Cu Fil thấy thế hãi quá, nó đóng cửa Ziều đỏ cái rụp.
Mình đến thăm Quân. Nó đang truyền đạm, mắt lờ đờ miệng phều phào, nói tôi phát hiện ra chân lý rồi… nhà thơ không phải nhà hàng… không phải đâu, đừng có mà tưởng bở.
Hi hi

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Vậy mà chưa phải vậy:


KHÔNG PHẢI TẠI CÁC ĐỒNG CHÍ NHÀ VĂN, TẠI NHÂN DÂN TẤT!

Nguyễn Văn Thiện

Đọc bài của đồng chí nhà thơ Ngô Minh:  “NHÂN DÂN ƠI, LỖI TẠI CHÚNG TÔI”, thấy oan khuất cho các đồng chí nhà văn nhà thơ nước mình quá! Trong một xã hội công bằng dân chủ văn minh thế ni mà để các đồng chí hàm oan là không được, tội to lắm!

          Trong bài viết, đồng chí Ngô Minh tha thiết nhận lỗi và nhận dùm cho các đồng nghiệp của mình là chưa đủ tài đức đểviết nên những áng thơ văn lay động lòng người, cảm hoá bọn cẩu quan hãm hiếp dân đen…
          Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì nói zậy mà hổng phải zậy. Nhà văn nhà thơ như các đồng chí (ở mô thì nỏ biết chứ ở xứ ta) thì làm được cái chi mà rộn chuyện! Nếu mà nói tội của các đồng chí là tội ởchỗ khác. Chỗ này nè: Các đồng chí đã (trong một thời gian dài, và đang tiếp tục) lừa dối bạn đọc, nhồi sọ bạn đọc nhiều điều viển vông không tưởng.
          Có đồng chí nào nói thẳng nói thật chưa? Lác đác vài người… Còn đa số các đồng chí là để tóc, nuôi râu, đội mũ sao cho giống… nhà văn để hàng năm nhận tiền tài trợ, đi trại sáng tác ăn tục nói phét. Sản phẩm là một mớ hổ lốn (đang nói đa số nhé), không biết vứt vào đâu…Nói các đồng chí đừng buồn, hết mưa huế đến mưa đồng đăng đến mưa tam đảo, hết ngực tây bắc đến ngực tây nguyên, hết tóc dài hà nội đến tóc ngắn sài gòn… Sọt rác nào đựng cho nổi?!
          Nói tóm lại là không liên quan đến cácđồng chí, các đồng chí cứ yên tâm mà cống hiến cho cách mạng. Còn lỗi thuộc vềai ư? Quá dễ, lỗi này thuộc về nhân dân, nhân dân sẽ họp thôn họp xóm họp xã họp huyện họp tỉnh, họp lung tung xà bần để nghiêm túc kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc, nhân dân cũng sẽ phê và tự phê thẳng thắn để khi nào tiến lênđến thiên đường mới thôi!
          Nói thế, đã yên lòng các đồng chí chưa?
          Nhiệt liệt…
          Nhiệt liệt…
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trích đăng TT "Mây ngàn":


Hầu như gần hết các thành phố hay đô thị trên thế giới này đều được xây dựng trên bờ các con sông.
Thời nào nguồn nước cũng là nguồn sống không thể thiếu của con người.
Đó cũng là nơi cuối cùng phải tranh lấy bằng được của bất cứ đảng phái, chính quyền nào.
Thị xã của miền biên viễn này cũng không ngoại lệ. Từ khi chiếm được vùng này hồi thế kỷ trước, người Pháp đã tách Hà Giang thành một tỉnh khác, nhưng công sở vẫn chưa xây dựng mới được bao nhiêu. Tiêu thổ kháng chiến đã biến thị xã này thành hoang tàn. Chỉ còn ngôi thành nhà Mạc là còn sót lại. Nó tồn tại không phải do ý thức bảo tồn của hai bên, quân xâm lược Pháp hay Việt Minh kháng chiến. Đơn giản là cả hai bên đều muốn dùng nó làm công sự của mình.
Lúc chúng tôi lên tới nơi quân Pháp đã chiếm được khu Nhà thờ và núi Thổ Sơn. Quân Kháng chiến đã rút về căn cứ dưới Sơn Dương, nhưng vùng xung quanh thị xã ban đêm vẫn do Việt Minh kiểm soát.
Đi xa nữa, gia đình tôi chưa biết đi đâu? Bố mẹ tôi bàn hãy cứ ở lại đây một thời gian. Thị xã tuy hoang tàn nhưng đất đai rộng rãi, lại có bến sông sẵn thuyền có thể bơi đò kiếm sống lúc ban đầu.
Góc thành nhà Mạc có một căn lều cũ bên đường xuống bến đò, đang bỏ không. Có lẽ chủ cũ đã đi tản cư đâu đó? Dây leo chằng chịt lên cả mái nhà. Nền nhà nấm mọc từng đám trắng xóa.
Cả nhà mất công dọn dẹp một ngày mới tạm được chỗ ăn ở.
Bố tôi vẫn giữ lại chiếc thuyền lấy cái đi lại sang bên kia bờ sông. Bên ấy người ở lại đông hơn phía bên này vì cách sông, không gần đồn giặc.
Tuy gọi là trung tâm tỉnh lị nhưng không có cây cầu hay chiếc phà nào để giao thông thuận tiện. Đi lại vẫn là những con thuyền nan bé nhỏ, thậm chí bằng mảng nứa giữa hai bờ.
Con thuyền nan ban đầu định chỉ là phương tiện tản cư, hóa ra thành vật sở hữu có giá trị của chúng tôi. Mẹ tôi lại giở nghề làm bánh kiếm sống cho cả gia đình.
Ngay chỗ đầu dốc ( Sau này mở công ty lâm sản và trạm kiểm lâm ) bố tôi dựng cái quán bán hàng nước. Cũng chẳng có gì nhiều nhặn. Vài nải chuối, lọ kẹo, mấy buộc bánh tẻ, bánh chưng.
Có người cần qua sông, bố tôi bơi đò.. Thời gian cứ thế trôi đi..

Ngày qua tháng lại.. Pháp tấn công.. Rồi Pháp rút..
Cuộc sống trở lại bình thường. Chân thành nhà Mạc đã trở thành quê hương thứ hai của chúng tôi.
Ngôi thành này nghe kể lại là được xây vào năm 1592, khi quân Trịnh dồn đánh quan quân nhà Mạc. Mạc Mậu Hợp thua chạy tứ tán lên Cao bằng, Lạng sơn và đóng cả  ở đây.
Tường thành xây hai lớp, giữa đổ đất nện, cao tám mét, bằng gạch vồ. Có bốn cổng thành. Một cổng quay mặt ra bến sông, nơi gia đình tôi tá túc trong cái lều hoang lúc bấy giờ.
Tôi và người anh trai tôi thường tha thẩn vào trong thành khi ấy mọc um tùm cỏ lau, dây đùm đũm, mắc hùm và dây bìm bìm.  Chúng tôi trèo cả lên vọng gác trên cổng thành và rất lấy làm lạ về những viên gạch xây thành này?
Đó là những viên gạch nung bằng đất sét, có từ hơn năm trăm năm trước. Không biết người ta làm cách nào để nung được những viên gạch to lớn như thế?
Anh tôi bảo là người ta nung bằng than, xếp trong lò như kiểu nung gạch vồ ở dưới quê tôi. Nhưng tôi không chịu.
Khi về đến nhà chúng tôi vẫn còn tranh cãi, không ai chịu ai. Bố tôi phải can thiệp. Ông giải thích là gạch nung bằng củi. Người ta đóng mỗi viên bề ngang dài hơn bốn mươi phân, rộng và dày bằng nhau, hơn hai mươi phân. Đấy là những viên gạch chưa từng ở đâu có. Gạch phơi khô, xây bằng bùn lỏng. Sau đó người ta chất củi lên, đốt từng đoạn cho gạch chín đỏ như sành, rồi mới nung đoạn tường thành khác.
Kiểu đốt gạch này chúng tôi chưa thấy bao giờ, chịu, không sao hiểu nổi. Nó ngược với lối đốt gạch thông thường.
Người ta thường đốt gạch xong, mới xây tường, chứ ai lại xây tường xong mới đốt gạch? Bố tôi nói vậy, thực ra là như thế nào cho đến tận ngày nay nhiều người vẫn chưa thể biết  được thực sự nó được nung ra làm sao?
 Trên đời này thật quá nhiều bí ẩn. Có phải chuyện gì cũng có thể phân tách nôm na, mách qué được cả đâu? Huống hồ đầu óc một thằng nhóc tì khi ấy là tôi thì biết cái gì?

Một hôm tình cờ bá tôi gặp mẹ tôi ở bến đò. Thì ra nhà bá tôi cũng đi tản cư sau chuyến đi của nhà tôi mấy ngày.
Nhà bá không ai biết bơi thuyền, lại không có thuyền nên quyết định đi bộ. Vợ chồng con cái gồng gánh ngày nghỉ, đêm đi cũng không nhanh hơn nhà tôi.
Bá tôi bảo không muốn ở ngoài bến sông gần thành cũ vì sợ có thể lại xảy ra chiến sự. bà ngược lên quãng trên thị xã một quãng. Chỗ ấy khuất, vắng nhà đất đai tốt lại rộng rãi. Đó là bãi đất rộng gần một cái hồ nước. Hồ này vốn xưa kia là do quân Mạc chặn một nhánh suối đổ ra sông Lô tạo thành cái hào tự nhiên rất lợi hại.
Bá tôi kể: Những người đánh cá trên hồ thỉnh thoảng vẫn dẫm phải những chiếc chông bằng sắt cắm từ thời nảo thời nao. Có người vết thương sưng tấy lên vì bị uốn ván phải cưa bỏ chân mới thoát chết. Vào độ mưa phùn gió bấc cuối năm chuẩn bị sang xuân, từng đàn đom đóm bay, sáng lẹt mặt hồ. Những con đom đóm to kì lạ, có khi gần bằng cả cái bóng đèn. Người ở đây quá kinh hãi, không ai dám ở. Đấy là lý do vì sao một nơi gần trung tâm tỉnh lị mà lại hoang vắng đến như vậy. Đời này truyền lại cho đời kia những câu chuyện hãi hùng từng xảy ra trên hồ nước này. Người ta bảo có những trận quân nhà Bầu đánh vào thành bị tên trong thành bắn ra, cộng thêm bị chông sắt xuyên vào người máu loang ra đỏ khắp mặt hồ.. Dưới hồ có những loại cá trê to khủng khiếp chuyên ăn thịt người. Lâu ngày chúng hóa thành tinh, đêm đêm hóa thành những cô gái, tóc dài trắng xóa, mình để trần trèo lên núi Thổ Sơn, hát eo ẻo..
Tôi nghe mà rờn rợn, nổi gai hết cả người.
        Một người chữ nghĩa chả có bao nhiêu như bá tôi còn nói: “Đúng là máu xương trăm họ chẳng qua đều vì quyền lợi vua chúa. Ai cũng bảo vì bách tính muôn dân, mà thực ra trăm họ đâu có được gì? Thời nào người dân đen thấp cổ bé họng cũng thậm khổ!”
Câu này hình như có lần ông Tú Ất nói ở nhà tôi rồi thì phải?
         Bá tôi nghe được nên nhập tâm chăng?  Người như bá tôi thời bấy giờ đâu nghĩ được những điều cao siêu, uẩn khúc như thế?
Bá tôi lại bảo:
-         Lúc đầu mới đến đây cũng ghê. Nhưng ở mãi thành quen, hết cả sợ.
Bá tôi rủ mẹ tôi lên ở cùng cho có chị, có em gần nhau tắt đèn tối lửa. Không hiểu mẹ tôi nghe chuyện bá nói nên sợ, hay ở chỗ bá không thuận buôn bán, mẹ tôi bảo nhà còn bận con đò nên không đi. Bá tôi có vẻ buồn, giận mẹ tôi khá lâu không qua lại.

Mãi sau này, xảy ra một sự chộn rộn nơi bến sông, mẹ tôi mới đưa chị em tôi rời lên đó. Chính là nơi tôi ở cho đến bây giờ.
Không ngờ lại là nơi “Tàng long, tụ thủy” như có nhà phong thủy sau này qua đây nói như thế.
Kể từ hôm nghe chuyện bá tôi kể, đêm nào anh em tôi cũng ngước nhìn lên núi Thổ Sơn để xem có đàn bà con gái hát ở đó hay không? Nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy gì.
Liệu có phải thời chiến tranh loạn lạc thần tiên và ma quỷ cũng phải sơ tán, trôi dạt đi nơi khác cả không?
Đêm đêm chỉ thấy trên đỉnh núi thỉnh thoảng lóe ánh lửa rồi vụt tắt. Bố tôi bảo có khi người ta canh gác ở cái chòi trên đó, hay soi đèn ló bắt tắc kè..
Chả bao giờ chúng tôi biết chắc chắn được điều gì. Có một thời đúng là như vậy!
Chỗ ngoài cổng thành có một người ăn mày cụt một bên chân, lại mù cả hai mắt. Không hiểu sao, tôi cứ nghĩ ông ta là nạn nhân của bãi chông dưới lòng hồ, nơi bá tôi đang ở.

Một đêm gió mưa, ông này chui vào đống củi sau căn lều gia đình tôi ở. Khi phát hiện ra ông ấy chết cứng tự bao giờ. Chính quyền lâm thời cho người điều tra.
Người ta nghi ngờ có một âm mưu nào đó “giết người diệt khẩu” ( là bố tôi nói trong nhà như thế cho mẹ và chúng tôi nghe ). Lão ăn mày thực ra chỉ giả vờ mù, lão ta là người của phòng nhì Pháp tung vào vùng tự do của ta để thám thính, nghe ngóng tình hình.
Bố tôi bị gọi ra trụ sở. Ông bị giữ lại đấy, ngày hôm sau mới được thả về.
Người ta còn để ý theo dõi gia đình tôi một thời gian khá dài, với nhiều rắc rối mà lâu ngày tôi không còn nhớ nữa.
Đấy là một phần lý do tại sao bố tôi lại chuyển về quê là vùng tạm chiếm của giặc.
Thêm có tin ông bà nội tôi mất sau cái chết của hai chú tôi. Cơ ngơi dưới nhà không người trông nom.
Người sống đã vậy, còn mồ mả tổ tiên không thể để nhang tàn, khói lạnh mãi được.
Ba chị em tôi được bố mẹ tôi gửi lại cho bà bá trước khi lên thuyền trở lại quê nhà. Chúng tôi không ngờ đây lại là nơi sau này gắn bó mãi mãi với cuộc đời mình..

( Còn nữa..)

Hình ảnh


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghịch lý ?

Nghịch lý khi EVN vẫn mua điện tối đa từ Trung Quốc

 - Đất Việt


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đâu có gì mới mà bấn cả lên?

“Trại súc vật” và nỗi sợ bóng sợ gió


Tác giả: Vũ Đức Tâm


Catherine là nhân viên của Văn phòng khu vực Ủy ban quốc tế Chữ thập đỏ (CICR) đóng tại Bangkok, thi thoảng sang Văn phòng CICR ở Việt Nam công tác. Lần đầu, nàng sang VN, mình cùng một chàng ở Hội Chữ thập đỏ được cử tháp tùng nàng đi thăm Vịnh Hạ Long. Sau khi vòng vèo qua Hòn Trống Mái, Hang luồn, Hang Đầu gỗ… tàu dừng tại Đảo Ti Tốp. Trời xanh. Mây trắng. Nắng vàng mịn màng. Còn biển thì xanh biếc trong vắt. Hai thằng đang mê mải ngắm trời đất thì ngỡ ngàng thấy nàng xuất hiện trong áo tắm hai mảnh đẹp kinh hồn. Nàng bảo mình thi bơi nhé. Bọn mình vừa nói OK thì nàng đã nhào xuống, hai thằng liền bơi theo hai bên. Sau ít phút « Nàng tiên cá » đã vượt lên và vun vút lao đi. Hai thằng bơi phọt phẹt, sợ chết đuối nên dừng lại kiếm một nhân viên cứu trợ nhờ để mắt dùm cô bạn Tây ở xa tít mù tắp.


Sau một hai lần sang công tác, Nàng tiên cá đã trở nên thân thiết với mình, nhất là vì cả hai đều chung sở thích đọc sách. Ngoài những lúc làm việc, bọn mình nói đủ thứ chuyện, chia sẻ cảm tưởng về những cuốn sách hay đã đọc. Hồi ấy, sách ở VN còn thiếu lắm nên mỗi lần sang nàng đều tặng mình một cuốn, cũng có khi nàng nhờ những người khác mang hộ. Trong số những cuốn sách ấy, mình rất thích cuốn Animal Farm của George Orwell, nhà văn Anh, mà có người dịch là « Trại súc vật », có người dịch là « Chuyện ở nông trại ».

Chuyện kể rằng ở trong trang trại của ông Jones có con lợn đầu đàn, thấy mình sắp đến lúc về cõi, tập hợp súc vật trong trại để răn dạy và kêu gọi khởi nghĩa loại bỏ Người để giành lại tự do, bình đẳng và tương lai tươi sáng cho súc vật. Sau đó ba ngày lợn đầu đàn chết, những con lợn, được coi là thông minh nhất trong trang trại, đã đúc kết lời dạy của lợn đầu đàn thành một hệ tư tưởng hoàn chỉnh gọi là Chủ nghĩa súc vật. Bị ông Jones bỏ đói, lũ súc vật không chịu đựng nữa, chúng phá nhà kho, tràn vào ăn thỏa thuê, rồi đuổi ông bà Jones cùng những người làm khỏi trang trại. Cuộc khởi nghĩa thành công, các nguyên lí của Chủ nghĩa súc vật được đúc kết thành Bảy điều răn : hai chân là kẻ thù (ám chỉ Người) ; bốn chân hay có cánh là bạn ; không được mặc quần áo ; không được ngủ trên giường ; không uống bia rượu ; không giết lẫn nhau ; mọi loài đều bình đẳng.

Mọi việc ở nông trại đều chạy răm rắp, súc vật phấn khởi lao động, được ăn no hơn. Nhưng rồi bầy lợn cậy thế là lãnh đạo dần dần thâu tóm lợi ích cho nhóm mình, sống xa hoa, vi phạm cả Bảy điều răn. Ngay trong nhóm lợn lãnh đạo cũng chia bè phái tranh giành ảnh hưởng giữa một bên là Napoleon, to lớn, dữ tợn, không có tài ăn nói lắm nhưng quyết đoán và một bên là Snowball, sôi nổi, nói năng lưu loát và nhiều sáng kiến hơn nhưng tỏ ra kém sâu sắc. Napoleon đã dùng mọi thủ đoạn đuổi được Snowball, độc chiếm quyền lãnh đạo và trừng trị tàn bạo những súc vật đã từng theo phe Snowball.

Từ đó, tệ sùng bái cá nhân hoành hành : « Napoleon lúc nào cũng đúng ! » Bài thơ « Đồng chí Napoleon » được sáng tác để ca ngợi công lao và được viết lên tường nhà kho bên dưới bức chân dung nhìn nghiêng của lãnh tụ. Cuộc sống súc vật khổ cực, cơ hàn, nhưng so với thời trước vẫn hơn vì trước là nô lệ bây giờ là tự do, phẩm giá cao hơn hẳn… Trừ lợn và chó, súc vật trong trại chẳng con nào khấm khá lên. Tầng lớp đặc quyền, đặc lợi đua nhau hưởng thụ, uống rượu bia xả láng. Chúng còn liên kết với kẻ thù là Người để trục lợi. Chúng tập đi hai chân và sửa điều răn thứ nhất và hai thành « Bốn chân tốt, hai chân tốt hơn ! » để rồi cuối cùng chỉ còn một điều răn duy nhất : « Mọi loài đều bình đẳng, nhưng một số loài bình đẳng hơn các loài khác ».

(Còn tiếp)


"TRẠI SÚC VẬT" VÀ NỖI SỢ BÓNG SỢ GIÓ (tiếp theo)

Mình đọc truyện và khoái chí lắm. Mình bảo với Nàng tiên cá sẽ dịch ra tiếng Việt. Nàng bảo bao giờ in tặng nàng một cuốn làm kỉ niệm. Mình bảo nhất định rồi. Mình trình bày ý tưởng ấy với một vài vị, để độc giả Việt Nam được đọc một kiệt tác văn học thế giới đã được dịch ra 70 thứ tiếng và cũng là cuốn tiểu thuyết đứng ở vị trí 31 trong “Danh sách Tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 (100 Books of the Century) do Nhà sách Fnac và báo Le Monde (Pháp) bầu chọn. Các vị ngần ngại bảo chưa được đâu, nhạy cảm đấy, dễ suy diễn lung tung mệt lắm. Mình vẫn biết ở ta có tự do sáng tác, tự do dịch thuật…nhưng là tự do kiểu ta, nghĩa là sáng tác xong, dịch xong muốn in lại phải có giấy phép của các nhà xuất bản. Các nhà xuất bản có các biên tập viên rất thạo việc cắt gọt các tác phẩm cho thật tròn trịa, phù hợp với chủ trương đường lối. Mà ai đó còn nói rằng trong mỗi nhà văn VN đều có một cái kéo kiểm duyệt. Nhà văn tự cắt câu này, đoạn nọ, chữ này, chữ kia trong tác phẩm của mình trước khi được/bị nhà xuất bản cắt tiếp. Việc dịch các tác phẩm nước ngoài ra tiếng Việt cũng vậy. Không phải cứ thấy bên ngoài khen là dịch được. Một lần mình cũng ti toe viết một truyện ngắn. Mình đưa cho một vài tờ báo. Họ bảo được lắm, nhưng phải cắt chỗ này, sửa chỗ kia cho bớt « đụng chạm » mới đăng được. Mà những chỗ cắt, sửa mình lại rất tâm đắc. Thế là mang truyện về bỏ ngăn kéo. Biết ta đang ở thời kì « quá độ», nên mình cất sách chờ thời. Vài tháng sau đó, Nàng tiên cá sốt ruột hỏi dịch xong chưa. Mình đành ậm ừ kêu bận quá, bận quá, chả nhẽ lại nói huỵch toẹt ra rằng đó là sách « nhạy cảm » ở nước mình.

Thế rồi, mấy chục năm trôi qua, mình cũng đã mất liên lạc với Nàng tiên cá, cuốn sách ấy tưởng lãng quên thì đùng cái, nghe tin mới được dịch và in ở ta. Mình tức tốc đến phố Đinh Lễ và thấy quả đúng vậy. « Chuyện ở nông trại » được Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam liên kết xuất bản. Mình vốn không khoái cái Hội Nhà văn lắm với ông Chủ tịch kiên cường bám trụ mấy khóa liền mặc dù có những ì xèo này nọ về tư cách. Nhiều xì căng đan trong Hội mà gần đây nhất là vụ GSTS Viện sĩ nhà thơ Hoàng Quang Thuận được Hội xưng tụng hết lời và tác phẩm của ông còn được đề cử đi dự giải Nobel Văn học té ra chỉ là kẻ đạo văn đã làm giảm uy tín c ủa Hội. Ai đó còn bảo : « Ghét nhau chung chiếu không nằm/Chung chăn không đắp, chung nồi không ăn/Chỉ trừ cái Hội nhà văn/Ghét nhau như chó vẫn lăn xả vào. » Thế nhưng, với việc Hội cho xuất bản cuốn sách này thì mình bỗng thấy những xì căng đan kia như tan biến và sẵn sàng cho Hội điểm tối ưu 10/10. Nhiệt liệt hoan nghênh Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam ! Mong Hội và Công ty tiếp tục tạo điều kiện cho độc giả VN được thưởng thức những tinh hoa văn hóa của nhân loại mà vì một lí do nào đó vẫn chưa được in ở VN.

(Còn tiếp)

"TRẠI SÚC VẬT" VÀ NỖI SỢ BÓNG SỢ GIÓ (Tiếp theo và hết)

Kiệt tác Animal Farm xuất bản năm 1945 ở Anh mà mãi đến hôm nay (2013) mới ra mắt ở nước ta. Thế đã là quá muộn. nhưng muộn còn hơn không bao giờ. Tại sao lại như thế nhỉ ? Sợ gì nhỉ ? Nỗi sợ cụ thể thì có giới hạn và chủ động tránh được. Tỉ dụ như sợ rắn thì tránh đi vào bụi rậm, hang hốc, sợ thú dữ thì tránh vào rừng rú… Nhưng nỗi sợ mơ hồ, sợ bóng sợ gió thì vô hạn. Tỉ như ta sợ ma, nhưng lại không biết hình thù con ma ra sao. Cứ đi đêm, đi một mình, nhất là nơi đồng không mông quạnh thì sợ lắm. Tiếng gió thổi, cành cây kẽo kẹt, một con đom đóm bay cũng làm ta run rẩy, đứng tim. Nỗi sợ này mơ hồ nhưng lại lớn lắm, thâm căn cố đế, như mọc rễ trong mỗi chúng ta, khiến chúng ta cứ tin là sống để bụng, chết mang theo. Chả thế mà bức tranh Tiếng thét (The Scream) của danh họa Na Uy Edward Munch 


được coi như một biểu tượng của nghệ thuật đương đại, khắc họa xuất sắc sự lo lắng, nỗi sợ hãi luôn hiện hữu trong cuộc sống. "The Scream" miêu tả một người bịt tai, miệng mở rộng như thét lên kinh hãi, bất lực trước cảnh thiên nhiên rợn màu máu. Mình chợt nhận ra chả có văn bản nào cấm dịch, in quyển này, quyển nọ, mà chỉ có nỗi sợ là thường trực. Giá như chúng ta cùng can đảm bước qua nỗi sợ ! Giá như ngày ấy mình cứ dịch và đưa một nhà xuất bản nào đó có ông thủ trưởng như ông Phạm Trung Đỉnh thì độc giả Việt đã có cơ may thưởng thức kiệt tác này sớm hơn mấy chục năm rồi ! Mà thôi, giá như chả giải quyết được gì. Người Pháp chả bảo «Với những cái nếu, ta có thể bỏ cả Paris vào một cái chai » cơ mà. 

Điều quan trọng là thực sự đã có bản tiếng Việt của Animal Farm do Nhà xuất bản của Hội Nhà văn, đại diện chính thống cho quan điểm văn chương nước nhà cùng với Công ty Nhã Nam, cũng rất có uy tín cho dịch và in. Mình đã đọc qua bản dịch thấy văn vẻ cũng nuột nà. Không dám có nhận xét sâu hơn, tỉ mỉ hơn mà mình chỉ có vài ý kiến nhỏ nhỏ thế này. Giá là mình, mình sẽ dịch cái tít là Trại súc vật. (*) Mình sẽ để nguyên tên các nhân vật bằng ngôn ngữ gốc, chứ không phiên âm hoặc dịch nghĩa. Hoặc nếu dịch nghĩa thì để trong ngoặc và lần đầu thôi. Trong bản dịch của An Lý, điểm không thống nhất là có những tên để nguyên gốc (Jones, Mollie, Muriel, Benjamin…), có những tên dịch nghĩa (Tuyết Cầu, Đấu Sĩ, Cỏ Ba Lá…), còn tên nhân vật chính thì lại phiên âm thành Nã Phá Luân, tức là không trực tiếp từ ngôn ngữ gốc mà lại thông qua âm Hán Việt. Kiểu như Kha Luân Bố cho Columbus, Mã Khắc Tư cho Mars, Mạnh Đức Tư Cưu cho Montesquieu, Lư Thoa cho Rousseau… nghe nó cổ cổ và là lạ thế nào ấy, mà lại xa với âm gốc nữa chứ. Sao không để nguyên là Napoleon hoặc có phiên âm thì trực tiếp thành Na-pô-lê-ông chẳng hạn ? Cuối cùng là cách dịch cái câu « đinh » của cuốn truyện : « ALL ANIMALS ARE EQUAL, BUT SOME ANIMALS ARE MORE EQUAL THAN OTHERS ». An Lý dịch là: “Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn những con khác”. Còn mình thích dịch là : “Mọi loài đều bình đẳng, nhưng một số loài lại bình đẳng hơn những loài khác”. George Owell hẳn muốn ám chỉ rằng Người cũng là một loài vật, nhưng là loài vật có tư duy, mà chữ loài ở đây có thể chỉ chung cho người và vật.



Catherine, Nàng tiên cá hiện ở đâu? Mình vẫn nhớ lời hứa năm xưa. Nay chỉ thực hiện được một nửa. Mình gửi cho bạn một cuốn “Chuyện ở nông trại” do An Lý dịch. Bạn hãy thông cảm cho mình và vào mạng mà nhận nó nhé. Bye, Bye.

VĐT

4/4/2013


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc thực hiện chính sách “lấy thịt đè người”

Nhà cầm quyền Trung Quốc thực hiện chính sách “lấy thịt đè người”


Nguyễn Trọng Vĩnh
Lại phải nói lại là chưa bao giờ Trung Quốc đưa ra được cứ liệu lịch sử có giá trị và đúng pháp luật quốc tế về chủ quyền của họ đối với Biển Đông và các quần đảo trong đó. Họ chỉ bám lấy cái “lưỡi bò” mà chính phủ Quốc dân Đảng tự vẽ bất hợp pháp để to mồm tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với gần hết Biển Đông và các đảo trong cái “lưỡi bò” đó. Đúng là “không thể tranh cãi” vì các nước Đông Nam Á liên quan: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Singapore, Brunei đều là những nước nhỏ “thấp cổ bé miệng” làm sao tranh cãi lại được với nước lớn Trung Quốcmồm to hét ra lửa “cả vú lấp miệng em”!
Khác với Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đều có đủ chứng cứ lịch sử và đúng với công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982:
Đối với Việt Nam: Vua Gia Long đã dựng mốc chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Vua Minh Mạng hàng năm đã tổ chức các đội công tác ra Hoàng Sa (gọi là Vạn lý Hoàng Lý Trường Sa) khai thác sản vật và hải sản; thời thực dân Pháp thống trị Việt Nam thì quân đội Pháp đóng giữ Hoàng Sa. Thời Việt Nam Cộng hòa thì quân đội Việt Nam Cộng hòa đồn trú. Năm 1974, Trung Quốc thừa cơ Việt Nam Cộng hòa suy yếu, đem lực lượng mạnh đánh bật quân Việt Nam Cộng hòa mà chiếm lấy. Sự việc ấy cả thế giới đều biết.
Các nước Đông Nam Á khác: Philippines, Malaysia, Singapore, Brunei đã sở hữu từ lâu những đảo và bãi cạn phụ cận nước họ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của họ được công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 xác nhận, tính hợp pháp rõ ràng thuộc về họ.
Tấm bản đồ mà tướng Đặng Chung vẽ khi làm Tổng trấn Quỳnh Nhai (đảo Hải Nam) cũng ghi là Hoàng Sa thuộc An Nam; các bản đồ Trung Quốc từ năm 1945 trở về trước mà Việt Nam sưu tầm, lưu giữ được một bản đều cho thấy biên giới cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.
Ngoài cái “lưỡi bò” phi pháp, không được quốc tế thừa nhận, Trung Quốc chả có lý lẽ gì chứng minh được chủ quyền của họ đối với Biển Đông và các đảo trong đó. Chính vì vậy mà Trung Quốc rất sợ quốc tế hóa, không dám đưa vấn đề tranh chấp ra tòa án quốc tế, cự tuyệt đàm phán đa phương, một mực đòi đàm phán song phương để dễ uy hiếp đối phương và chia rẽ các nước Đông Nam Á có chung quyền lợi với nhau.
Cũng vì không có lý lẽ, Trung Quốc còn dùng những thủ đoạn ti tiện như: khai thác khảo cổ Tây Sa (Hoàng Sa) tìm thấy cổ vật và gốm sứ Trung Quốc (trên thế giới, đâu chả có gốm sứ Trung Quốc), in hộ chiếu có hình Trung Quốc với cái “lưỡi bò”, chế tạo quả địa cầu học đường và vẽ bản đồ mới có “lưỡi bò” của Trung Quốc… hòng khẳng định chủ quyền của họ.
Ở Biển Đông, Trung Quốc cậy mạnh làm mọi việc ngang ngược, hung hãn. Đòi khám xét tàu thuyền nước ngoài đi vào vùng biển Hoàng Sa; lập trái phép cái gọi là huyện Tam Sa; xây dựng căn cứ quân sự tại Hoàng Sa; đưa hàng trăm tàu đánh cá có tàu hải giám và tàu hải quân hộ vệ đánh bắt cá ở vùng Trường Sa của Việt Nam và vùng biển Tây Philippines của Philippines; bắt tàu cá, bắn ngư dân Việt Nam, cắt cáp tàu Bình Minh và Viking II của Việt Nam hoạt động trong lãnh hải và thềm lục địa của mình; đe dọa các công ty dầu khí liên doanh với Việt Nam khai thác dầu trong lãnh hải và thềm lục địa Việt Nam.
Trong tháng 5/2013, Trung Quốc đơn phương cấm đánh cá tại một vùng Biển Đông bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế và khu vực đánh các truyền thống của ngư dân Việt Nam.
Tàu cá Việt Nam hoạt động chỉ cách Đà Nẵng 120 hải lý cũng bị phía Trung Quốc bắt và đuổi; ngày 20/5/2013, tàu mang số hiệu 264 của Trung Quốc đã đâm thẳng vào tàu QN 90917 TS của ngư dân Việt Nam gây hỏng mạn tàu và nguy hiểm cho ngư dân trên tàu.
Tiến thêm một bước, bất chấp lý lẽ, chà đạp lên luật pháp quốc tế, Trung Quốc quyết thi hành chính sách lấy thịt đè người. Ngày 24/5/2013, họ huy động lực lượng của cả ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải mở một cuộc tập trận lớn bắn đạn thật tại “vùng biển phía Nam” (tức Biển Đông) nhằm uy hiếp các bên tranh chấp tại Biển Đông. Tiếp sau, khi trả lời phỏng vấn Đài Phát thanh Thượng Hải, viên tướng giáo sư học viện quốc phòng Hàn Húc Đông nói rằng “nên tấn công Biển Đông khi cần thiết…”.
Những người cầm quyền Trung Quốc thường rêu rao: “Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, không xưng bá, hữu nghị với các nước Đông Nam Á…”. Nhưng những hành động của họ như đã nói trên đã làm rơi cái mặt nạ giả dối của họ, phơi bày bộ mặt bá quyền nước lớn, hiếu chiến, cậy mạnh ăn hiếp các nước nhỏ ra trước con mắt của thế giới.
N.T.V.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Luom lat gan xa:

7 công trình Xô Viết chết yểu

Những công trình hoành tráng cao hàng trăm mét trên bản vẽ thời Xô Viết nhiều khi có kết cục thực tế là những tòa nhà cao vài tầng, với công năng sử dụng hoàn toàn khác.
Cửa hàng bách hóa Moscow thời Liên Xô

The Palace of Soviets, with a planned height of 420 meters (40 meters taller than the Empire State Building) and topped by a huge statue of Vladimir Lenin, was the biggest of these stillborn projects scheduled to be implemented in Soviet Moscow in the 1930s and 1940s.
Cung điện Xô Viết, với chiều cao dự kiến là 420 m (tức cao hơn Tòa nhà Empire State của Mỹ 40 m) với bức tượng Lenin trên đỉnh là dự án lớn nhất dự định triển khai ở thủ đô Moscow thời Xô Viết trong những năm 1930, 1940.
The project was never constructed, and in 1959 it was decided to use its substructure as a foundation for the Moskva open-air swimming pool. Today the Cathedral of Christ the Savior, a reconstruction of the church that was demolished to make way for the Palace of Soviets, once again occupies the site.
Dự án đã không bao giờ được khởi công, và vào năm 1959, người ta quyết định sử dụng cấu trúc móng của nó làm nền cho bể bơi ngoài trời Moscow. Ngày nay, Nhà thờ chính tòa Chúa Cứu Thế được xây dựng để thay thế cho một nhà thờ từng bị phá bỏ dọn đường cho Cung điện Xô Viết.
In 1947, the USSR Council of Ministers made the decision to build eight skyscrapers in Moscow. Seven were actually built, while the eighth, located in the Zaryadye area, was abandoned at an early stage. Its podium was used in the construction of the Rossiya hotel.
Năm 1947, Hội đồng các Bộ trưởng Liên Xô đã quyết định xây 8 tòa nhà chọc trời ở Moscow. 7 tòa đã được xây dựng, nhưng công trình thứ 8 ở khu vực Zaryadye đã bị bỏ dở từ giai đoạn đầu. Khu vực đó được dùng để xây khách sạn Rossiya.
The Rossiya hotel was demolished in 2006. Today the site is vacant; the Moscow authorities plan to lay out a modern park there with cutting-edge infrastructure.
Khách sạn Rossiya bị phá hủy năm 2006. Hiện khu vực bị bỏ trống, và chính quyền Moscow dự kiến xây dựng một công viên hiện đại với hạ tầng cơ sở tân tiến. (Xem thêm:Khách sạn lớn nhất Liên Xô ra đi trong mối u hoài)
In the 1930s, a tender was held for the design of a complex of buildings for the USSR People’s Commissariat of Heavy Industry. Had the project been implemented, Red Square would have become much wider, since demolition of the Upper Shopping Arcade, which stood on the present location of the GUM department store, was planned.
Những năm 1930, một cuộc đấu thầu được đưa ra đối với thiết kế tổ hợp các tòa nhà Dân ủy Công nghiệp Nặng. Nếu dự án được triển khai, Quảng trường Đỏ đã có thể rộng hơn, bởi một khu mua sắm sẽ bị phá bỏ.
With the Commissariat project discarded, the Upper Shopping Arcade was reconstructed and transformed into what we know today as GUM.
Khi dự án bị hủy, khu mua sắm được tái xây dựng và trở thành khu bách hóa tổng hợpmà người ta thường biết đến với tên GUM ngày nay.
In 1930, a House of Books hosting many publishing houses and a large bookstore was due to be built on Orlikov Street.
Năm 1930, một Nhà Sách chứa các nhà xuất bản và một hiệu sách lớn chuẩn bị được xây dựng trên phố Orlikov.
The first stage was built along the street by 1933, but the second stage was never undertaken. The design was revised because Soviet architecture had begun leaning toward the classical school. Photo: The part of the House of Books project that was built.
Phần một của dự án được xây dựng dọc phố đến năm 1933, nhưng giai đoạn hai đã không được tiến hành. Thiết kế bị xét lại bởi công trình bắt đầu bị nghiêng về phía một ngôi trường. Trong ảnh là một phần Nhà Sách trong thiết kế trên thực tế.
In the 1920s, the painter, architect and art theorist El Lissitzky suggested building so-called horizontal skyscrapers on Trubnaya Square along the Boulevard Ring. Photo collage: “Horizontal skyscrapers” on Trubnaya Square.
Những năm 1920, El Lissitzky, họa sĩ, kiến trúc sư, đồng thời là nhà lý thuyết nghệ thuật đề xuất xây dựng những tòa nhà chọc trời song song trên quảng trường Trubnaya.
Today, a modern business center overlooks Trubnaya Square instead of the “horizontal skyscrapers.”
Ngày nay, một trung tâm thương mại hiện đại nhìn ra quảng trường thay vì những "nhà chọc trời song song".
In 1927, a new home for the headquarters of Izvestia newspaper was erected on Pushkinskaya Square. All the architects involved proposed various high-rise solutions.
Năm 1927, giới chức muốn xây một trụ sở mới của báo Izvestia ở quảng trường Pushkinskaya. Tất cả các kiến trúc sư tham gia đều đề xuất giải pháp là tòa nhà cao chọc trời.
But eventually the design that we can see today on Pushkinskaya Square was chosen and built.
Nhưng cuối cùng, công trình trong ảnh là kết quả xây dựng trên thực tế.
In 1934, the USSR Council of People’s Commissars ordered the transfer of the Academy of Sciences from Leningrad to Moscow. A site near Krymsky Bridge was chosen for the Presidium of the Academy of Sciences.
Năm 1934, Hội đồng Ủy viên Nhân dân Xô Viết ra lệnh di dời Viện Hàn lâm Khoa học từ Leningrad tới Moscow. Một địa điểm gần cầu Krymsky được chọn làm nơi xây dựng.
In 1941, construction work was stopped by the war. By the late 1960s, it was decided that the site would host a park of arts and a new exhibition complex – the Central House of Artists – and a new branch of the Tretyakov Gallery.
Tuy nhiên, 7 năm sau đó, việc xây dựng bị đình chỉ do chiến tranh. Đến cuối những năm 1960, giới chức quyết định nơi này sẽ là một công viên nghệ thuật và một khu phức hợp triển lãm mới.
Trọng Giáp (Ảnh: RIA Novosti)

Phần nhận xét hiển thị trên trang