Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

THÁNG TƯ MỞ HỘI CHƠI TRYM ( tiếp theo..)

..

Ngày nay những con chim tự do còn rất ít. Chim đẹp và quý như công, dũng mãnh như đại bàng kể như tuyệt chủng. Có chăng còn đám chim sâu, chim chích bé bỏng, những chú chìa vôi nhấp nhẩy ngoài mé sông. Hoặc những con kền kền hôi hám chuyên ăn xác chết ở đâu đó trên dãy Himalaya. Cả đến giống bìm bịp một thời không ai quan tâm cũng không còn được bao nhiêu. Nay bảo ngâm rượu uống, “hay” cho cái “của nợ” làm việc bốn tốt ( Bạn đừng cho là mình có ý xỏ xiên, ý mình là 1, tốt cho chuyện ỉa đái, 2 đẻ cái sinh con, 3, tốt cho tâm hồn lại láng, dễ xuất bản thơ, 4, tốt cho dễ ngủ, quên hết hoặc kệ con mẹ sự đời ). Bìm bịp bây giừ cũng thành ra hiếm hoi!
 Lòng tham lam của con người, ô nhiễm và thay đổi khí hậu đã khiến loài có cánh này đến sát bờ tận vong. Ngay cả đến chim khiếu, chào mào cũng đã là loài chim quý hiếm. Họa mi ngày càng ít dần. May thay cho mấy thứ chim này. Nhờ có tiếng hót, lại dễ nuôi nhốt trong lồng nên chúng còn sống sót. Chưa có ai dịch được ngôn ngữ của loài chim, nên chẳng biết tâm sự của chúng thế nào, nhưng chắc chắn là chúng chẳng vui sướng gì ở cơ may ấy.
Thiếu bầu trời, nắng và gió sự tồn tại trên đời của chúng giờ đây phỏng có ích gì?
Mình nghĩ nếu chúng còn sót lại, ngày nào đó chúng cũng phải tuân theo quy luật của tiến hóa. Đôi cánh không cần đến nữa sẽ rụng đi hoặc ngắn lại. Hoặc sẽ trở thành hai chi trước như lũ chuột, lũ chồn cáo mà thôi!
Ý nghĩ ấy làm mình mất hứng thú khi thằng bỏ mẹ đưa mình đi thăm những dãy lồng dài treo trên các sợi dây thép cột vào dãy cột bê tông. Lũ chim tự nhiên hôm nay như phởn chí, quên hết thân phận của mình là để mua vui cho kẻ khác. Chúng gặp đồng loại có đủ đực cái, đủ giai cấp và tầng bậc mà, cứ hót vóng vót liên tu tì trận. ( Đừng nghĩ rằng loài chim bình đằng và không có giai cấp nhé. Giai cấp là tố chất tự nhiên, không phải muốn có, hay không có mà được. Nó như rừng cây có cây to, cây nhỏ. Ngay xè xè bọn cỏ vẫn còn có giai cấp tầng bậc nữa là. Ý nghĩ triệt tiêu nó, bây giờ xem ra là chuyện khôi hài mẹ nó rồi). Mình cay đắng nghĩ thế, tiếc cho một thời khờ khạo, cả tin đến ngu xuẩn của mình.
Cách một quãng có đến hơn chục chiếc xe bốn chỗ bóng lộn, ầm thầm núp dưới bóng cây. Người ta phải để nơi kín đáo như thế để tránh phản xạ ánh nắng từ nước sơn bóng nhoáng từ cửa kính hắt lại, làm ảnh hưởng đến lũ chim.
Phía bên ngoài chỗ đó một chút căng một cái bạt rộng. Có đến vài chục ông phục phịch, thoát vị má và mấy mụ nạ dòng móng tay không sơn màu đỏ như ngày nào, giờ là màu tím biếc thủy chung.
Thằng chủ tịch trym giới thiệu mình với mọi người. Cả bọn ơ hờ bắt tay. Mình cứ ghê ghê khi có cảm giác đang đụng vào những chiếc găng nhồi bông lạnh và xũng nước. Chả biết mấy ông mấy bà ấy “Bông dua” “OK” hay “Hảo lớ” cái quái gì đấy, mình nghe không rành. Có lẽ tại lúc đó tâm trạng mình không tốt, sự chú ý chưa được thúc đẩy lên cao đủ mức cần thiết để có thể nghe rành rọt. Cũng có thể tại họ lạ hoắc..những con người của thế giới phía bên kia, thế giới khác, cực kì xa cách với mình..

( Còn nữa )


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cứ i như thật:


MƯA THÌ LÚC NÀO CHẲNG ƯỚT
Truyện ngắn của Nguyễn Hữu Quý

alt
 Gã dắt xe máy ra cổng cơ quan chưa kịp ngồi lên thì trời lắc rắc mưa. Đã cuối thu, mọi năm vào dịp này thời tiết thường hanh heo, se lạnh. Đây là mùa Hà Nội vắng những cơn mưa như tên một ca khúc mà bọn trẻ thường hay hát. Mưa kiểu này chắc lão Trời làm phép thôi, chỉ rải đôi ba hột rồi tạnh ngay đây mà. Gã lẩm bẩm rồi ngồi lên xe, nhấn nút khởi động, vào số, tăng ga. Con xe cũ kỹ của gã xịt khói lao ra cổng hòa vào dòng xe đông đúc ồn ào trên phố.
Trưa nay, gã có cuộc hẹn với nàng, một sinh viên báo chí nhưng ham viết truyện ngắn. Nàng, là cộng tác viên của gã và…biết nói sao nhỉ, hâm mộ gã lắm.Nàng hay đến phòng làm việc của gã, khi thì đưa cái truyện ngắn em vừa viết xong nhờ anh xem hộ, khi thì nhân tiện em đi thư viện quốc gia ghé qua thăm nhà văn nhớn có gì mới không, khi thì chẳng có lý do gì sất, đi đường thấy mấy bông hoa đẹp em mua tặng anh…Muôn vàn lý do để đám đàn bà con gái mượn cớ đến thăm người khác giới mà mình thích hay đang nhằm vào một mục đích bí ẩn gì đấy. Gã thì thừa biết là cô nàng khoái gã, cứ nhìn cách nàng cúi đầu và thỉnh thoảng liếc nhìn trộm gã trong những lần góp ý bài vở cho nàng. Đàn ông hay đàn bà khi đã thích nhau, mê nhau rồi thì có mà giấu được nhất là khi trong phòng chỉ có anh và em.
Tuy đã có vợ có con, hai đứa, nếp tẻ đủ cả nhưng gã vẫn là mục tiêu tấn công của hàng tá phụ nữ phần lớn là mấy ả, mấy nàng đa tình đa cảm đeo đuổi nghề viết văn. Gã là nhà văn thuộc thế hệ sau chiến tranh chống Mỹ, chuyên viết truyện ngắn. Gã là người sát giải. Cuộc thi nào gã không tham dự thì thôi chứ nếu gửi truyện ngắn đến thế nào cũng dính thưởng, không cao thì thấp. Tuy vậy, nhưng người đề cao và xem thường gã xấp xỉ bằng nhau.
Ai chê cứ chê, ai ghét cứ ghét, truyện ngắn của gã đăng tải ở đâu người ta tìm đọc ở đấy, sách in ra bán đắt như tôm tươi, có cuốn tái bản hai ba lần, phóng viên đài báo tìm tới phỏng vấn tơi tới và danh sách các em mê thích gã cứ nối dài ra, dài ra chưa chấm dứt. Gã là một tên tuổi của làng văn đất Việt thu hút sự quan tâm của bạn viết bạn đọc và rất nhiều người hâm mộ trong đó có nàng.
Nàng vốn là một sơn nữ ở xa tít mãi Điện Biên. Tốt nghiệp trung học phổ thông loại khá nhưng thi đại học hai lần không đỗ sau đó đi cao đẳng sư phạm Tỉnh. Ra trường, cắm bản vài năm, chán, lại thi tiếp vào Học viện báo chí. Đỗ. Về Hà Nội làm sinh viên. Vừa học vừa tập tọe viết báo, làm văn. Viết báo thì dễ nhưng làm văn chẳng đơn giản tí nào. Chẳng đủ tài để tự thân tỏa sáng. Cặm cụi viết, lóc cóc gửi mấy nơi nhưng chẳng có nơi nào dùng. L. hoa khôi của lớp, trong một lần đi ăn ốc nóng cùng nàng đã hiến kế, này, bà muốn trở thành nhà văn à, viết lách mới là một điều kiện thôi; điều kiện cần, còn điều kiện đủ, bà biết không, cái ấy mới quyết định, là phải biết quan hệ. Nàng tròn xoe mắt, quan hệ, quan hệ gì? L. cười rung cả tóc, thôi, bà đừng ngây thơ giả vờ nữa, quan hệ là bà phải tìm một lão nhà văn nào đó để làm điểm tựa. Eo ôi, nàng kêu lên, chịu thôi, ai lại thế. L., cái gì mà chẳng có giá của nó, muốn trở thành nhà văn và muốn…muốn ở lại Thủ đô thì phải nộp học phí; học phí đời, bà ạ!
Eo ôi là eo ôi vậy thôi chứ nàng cũng thừa khôn ngoan để tính toán cho tương lai. Chỉ còn vài năm nữa là ra trường, chẳng lẽ lại quay về núi, lại quanh quẩn trong lòng chảo Mường Thanh, làm việc, lấy chồng, sinh con đẻ cái trên điệp trùng Tây Bắc ấy mãi mãi. Eo ôi, chán lắm. Phải có những tác phẩm in trên các tờ báo lớn của Thủ đô. Truyện ngắn của mình đâu đến nỗi tệ, chẳng qua là thiếu quan hệ nên mới bị người ta thờ ơ hắt hủi thế thôi. Phải tìm điểm tựa. Như L. đã nói. Đọc tác phẩm gã nàng mê lắm và trong một sáng thứ ba đẹp trời nàng đã mang chùm truyện ngắn của mình đến tòa soạn báo Văn mới tìm người nổi tiếng ấy.
Eo ôi, nào ngờ nhà văn cao ráo phong độ và nói chuyện hay đến thế. Người ấy, có cái nhìn thật xa xăm và kiểu nói chuyện hết sức mạch lạc truyền cảm. Nàng thấy vỡ vạc ra thêm bao nhiêu điều khi gần gã. Cô sơn nữ duyên dáng mang khát vọng trở thành nhà văn bỗng thấy mình vô cùng bé bỏng trước gã. Anh sẽ đọc kỹ và góp ý cụ thể cho em, gã nói, biết đâu đất nước sẽ có thêm một nhà văn xinh đẹp, tài hoa, bây giờ trưa rồi anh mời em đi ăn cơm bụi với anh.
Vâng ạ, nàng nhỏ nhẹ nhận lời.
*
Lão Trời không mưa chơi như gã tưởng. Ào ào…ào ào…Mưa càng ngày càng lớn hơn. Đúng là, thời thế điên loạn nên trời đất cũng thất thường bất ổn, gã vừa càu nhàu vừa cho xe tấp vào một quán cà phê bên đường.
Một đen nóng. Nhâm nhi đốt thời gian. Cà phê Trung Nguyên đang thời quảng bá ầm ĩ. Hà Nội mùa vắng những cơn mưa do Hồng Nhung hát dìu dặt phát ra từ chiếc loa thùng đặt trong góc quán. Cũng góc ấy, một đôi trai gái tóc nhuộm vàng đang ôm nhau. Trẻ. Và, sành điệu. Gã không còn lạ gì những cảnh nóng ấy. Thế này còn văn hóa chán, trong công viên Bách Thảo, chúng nó còn tựa lưng vào cây cổ thụ làm chuyện đực cái giữa thanh thiên bạch nhật. Bãi cỏ, ghế đá cũng là giường của chúng. Mà phần lớn chúng nó còn trẻ, rất trẻ. Chúng làm chuyện ấy chẳng biết vì yêu nhau quá hay do mắc bệnh nghiện tình dục đến độ si mê không coi trời đất thiên hạ là cái thá gì. Báo chí la lối rầm rầm sự xuống cấp văn hóa nhưng nực cười thay có khi thằng viết phóng sự về chuyện ấy lại vừa tẩn gái xong. Cứ xuống Đồ Sơn mà xem, suốt bãi biển thơ mộng nhà thổ mang lốt nhà hàng, nhà nghỉ mọc lên như nấm sau mưa. Công nghiệp tình dục đã có ở đây chứ đâu phải tận nước nảo nước nào xa xôi nữa. Tại sao ta không thừa nhận, công khai dịch vụ này để quản lý và thu thuế nhỉ? Nó sinh tồn để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận xã hội trong đó có cả những ông lớn, các quan chức, công chức Nhà nước, sĩ quan quân đội, công an, văn nghệ sĩ, thường dân…, đủ cả. Có lần bạn bè gã đã bàn luận tưng bừng tới nó, như vậy. Gã cười, nhớ lại thằng bạn nhà thơ quê miền Trung ra dự trại viết do tạp chí Văn mới mở, ham chơi đến cạn cả túi tiền mang theo phải mượn gã mấy triệu. Lại có cả một nhà văn cao tuổi của thời đánh Mỹ vốn được tiếng là đạo mạo nghiêm túc bấy nay, bị đồng nghiệp trẻ mê dụ đi thực tế chuyện ấy, khi về ca cẩm mãi câu ma đưa lối, quỷ đưa đường. Gã, thì chưa bao giờ quan trọng hóa chuyện ấy. Nó là nhu cầu của con người. Đói ăn. Khát uống. Thế thôi! Các em đến với gã, ai tự nguyện gã sẵn sàng, đâu cần phải có tình yêu nồng cháy mới mây mưa cuồng nhiệt. Những cuộc mây mưa bất chợt đôi khi mang lại nhiều hứng cảm bất ngờ. Cao trào.Vội vã. Mãnh liệt.Từ chuyện văn chương đến chuyện đực cái lắm lúc ngắn tày gang. Ước gì sông hẹp tày gang / Bắc cầu dải yếm mời chàng sang chơi. Xưa lắm rồi kiểu à ơ đưa đẩy như thế. Bây giờ, chỉ cần thích nhau, dù là lần gặp đầu tiên, chưa biết rõ tên lót của bên ấy là gì đã ok rồi.
Trời mưa càng lớn hơn. Như ai trút nước xuống. Đường phố trước mặt nước đã ngập đến đầu gối, chảy thành dòng, băng băng. Kiểu này làm sao mà đến nàng được. Điện thoại gã kêu tít tít. Tin nhắn: Troi mua to qua anh nhi. Den em duoc k? Của nàng. Gã nhắn lại: Anh bi tac o giua duong. Ngot mua, anh den.
Vẫn mưa. Đường ngập. Gã quyết định gửi xe máy lại quán. Lội bộ đến nhà trọ của nàng. Chỉ cách đây cây số thôi. Gã nhìn mưa càu nhàu, Trời hâm!
*
Nàng ôm chầm lấy gã. Eo ôi, anh ướt hết cả rồi. Tưởng mưa to không đến, thế mà…Eo ôi, anh dũng cảm như chàng Sơn Tinh vậy!
Gã cười, hẹn rồi không đến tội em. Nàng âu yếm nhìn gã. Đôi mắt lá răm nhanh nhánh. Bây giờ, việc trước hết anh phải thay áo quần ướt cái đã. Gã cười, anh phải mặc áo quần của em chắc! Eo ôi, em vừa mua cho bố bộ thể thao đây, anh mặc chắc vừa. Gã tần ngần, thôi, anh ướt sơ sơ tí chút là khô thôi mà. Nàng lấy khăn tắm đưa cho gã lau đầu, eo ôi, không được, anh phải thay áo quần ngay, dầm mưa lâu cảm đấy, nhà văn lớn ạ.
Gã ngoan ngoãn làm theo lời người đẹp. Cái gì cũng eo ôi mà đáng yêu quá. Mặt trái xoan. Da trắng hồng. Chân, nói như đám bạn nhậu của gã là dài tới nách. Em ơi, học báo chí làm văn mà làm chi, cái nghề viết thuê bèo bọt đầy tai ương ấy, sao không đi làm người mẫu hay tiếp viên hàng không cho sướng đời. Gã nghĩ thầm trong bụng.
Anh này, eo ôi viết văn sao khó thế. Mấy truyện ngắn em đưa hôm trước thế nào anh? Eo ôi, em xấu hổ lắm, thôi, anh vứt nó đi cho rồi. Nàng vừa pha trà vừa nói.
Gã ưa cách nói chuyện mộc mạc có phần hơi thật thà của nàng. Nhấp ngụm trà nóng, gã nói cho nàng nghe về cách dựng truyện, xây dựng nhân vật…Gã lấy luôn mấy cái truyện ngắn của nàng làm ví dụ và nói rất kỹ về những đoạn mình đã sửa chữa, thêm bớt, viết lại. Gã giảng giải cho nàng hiểu thế nào là lát cắt cuộc sống, tính điển hình của nhân vật, ngôn ngữ truyện ngắn. Trong ánh mắt nhìn như thôi miên của người đẹp gã càng nói càng hay, cứ như đang lên lớp với các sinh viên trường viết văn Nguyễn Du. Mấy tiếng eo ôi thán phục thỉnh thoảng xen vào giữa. Con mèo tam thể xinh xắn leo lên đùi nàng ngồi từ lúc nào cũng giương cặp mắt thủy tinh xanh biếc nhìn khách lạ. Gừ gừ…bác này ta mới gặp lần đâu đây…gừ gừ…không giống những người thường hay đến với cô chủ. Gừ gừ…sao má cô chủ hôm nay hồng thế và đôi mắt, kìa nó mới lung liêng lúng liếng làm sao.
Nó vểnh tai nghe cô chủ, eo ôi, khó thế, thôi em không viết văn nữa đâu. Gã nhìn vào mắt nàng, đừng nản, em có tố chất của một cây bút viết truyện ngắn đấy. Này nhé, đánh máy sạch sẽ mấy truyện anh vừa biên tập lại, gửi tạp chí anh một cái, cái còn lại gửi báo Văn chương. Tạp chí anh coi như là xong, sẽ in vào số tới, kỷ niệm Điện Biên Phủ, báo Văn chương có bạn anh biên tập văn xuôi, anh sẽ nói thêm.
Trưa ấy, nàng hí húi làm cơm mời gã ở lại ăn. Đạm bạc nhưng mà ngon. Ngon nhất là món măng đắng chấm muối ớt cay xè. Ngon, bởi trước mặt mình là người đẹp vùng cao có nét hoang vu sơn cước pha trộn với chất thị thành phảng phất mà nàng đã tiếp nhận được trong mấy năm làm sinh viên ở Thủ đô. Khi gã xin phép về thì trời vẫn còn mưa. Không ào ạt như trước nhưng vẫn đổ ràn rạt trên mái tôn. Eo ôi, anh…trời mưa thế này về sao được, anh nghỉ một chút đã rồi về. Nàng đẩy gã vào. Khép cửa.
*
Truyện nàng được in trên báo Văn chương, tạp chí Văn mới và khá nhiều tờ nữa như Văn trẻ, Thanh xuân, Gió lạ…Tên nàng được nhắc tới như một cây bút trẻ nhiều triển vọng. Mỗi lần gặp nhau, L. lại ôm lấy nàng khúc khích, bà thấy tôi nói đúng không, có điểm tựa rồi thì việc bám trụ Thủ đô nhỏ như con thỏ và biết đâu bà còn là biên tập viên của những tờ báo văn chương nổi tiếng nữa. Nàng cười, eo ôi lãng mạn thế, đã có gì đâu mà mơ xa vậy.
Chẳng ai biết được đằng sau những truyện ngắn in trên các tờ văn chương nổi tiếng mang tên nàng có bàn tay gọt dũa bồi đắp cực kỳ lão luyện của gã. Mỗi khi có truyện ngắn in báo, nàng lại nhắn tin cho gã: A. oi. Em vua co truyen in... Cong a. nhieu lam do. Minh gap nhau duoc k a? Gã nhắn lại: Ok. Quan cu nhe. Nàng nhắn lại: Vang. E di day. Gã phóng xe đến Quán cũ với nàng. Ăn trưa. Đi nhà nghỉ. Các công đoạn không có gì thay đổi. Nàng. Hồn nhiên. Ngoan ngoãn. Nồng nã. Gã thích những điểm ấy. Cái mà vợ gã không có. Đôi lần, sau cuộc mây mưa tơi bời, nàng hỏi, chúng mình rồi sẽ đi đến đâu anh? Gã cười cười, đi đến đâu làm gì, ở Hà Nội không sướng hơn à. Eo ôi, nàng chồm lên người gã, cái phần mềm mại ướt át bên dưới áp xuống mát rượi. Hai bàn tay gã ôm lấy mông nàng, ấn xuống, cứ thế này không sung sướng hơn sao, ràng buộc nhau mà làm gì em. Nhưng em sợ vợ anh biết, nàng ôm lấy đầu gã, giọng run run. Mụ ở quê làm sao biết được, gã trấn an nàng. Nàng, em phó thác cho anh cả đấy, có chuyện gì em bắt đền anh, bắt đền anh!
*
Vợ gã lên Hà Nội. Mặt đăm đăm. Này, đừng tưởng tôi không biết những trò mèo chuột của anh nghe. Gã, bậy nào, cô lại nghe hơi nồi chõ ở đâu thế, hả? Nồi chõ, nồi chõ à? Tôi thừa biết anh đang mê cái con gì đang học báo chí ấy. Báo với chả chí, văn với chẳng vẽ, đồ giả dối, đồ lợi dụng, đồ dâm đãng l. để ngoài váy, vợ gã đay nghiến. Gã tím mặt, cô đừng hồ đồ thế nhé, bằng chứng đâu mà cô vu vạ cho người ta như vậy. Vu vạ à, đây, thế đây là cái gì, có phải là thư của con đĩ miền ngược gửi cho anh không? Vợ gã vứt lá thư ra giữa giường rồi nấc nấc hờ lên, Trời ơi là Trời, sao bắt tôi phải lấy nhà văn nhà veo làm gì để bị họ lừa gạt theo gái gú thế này. Biết anh trăng hoa mây gió tôi lấy quách ông xe ôm cho xong chuyện. Lấy nhà văn để chuốc lo, chuốc sầu, chuốc tủi vào thân, tôi giữ gìn đoan trang để anh hôm theo con này mai đè con khác à, Trời ơi là trời kiểu này thì tôi nhảy xuống sông Hồng mà chết quách cho rồi. Gã hoang mang. Đúng là thư của nàng rồi. Nàng gửi cho mình nhưng tại sao lại đến tay vợ được? À, mấy hôm trước mình làm rơi chiếc cặp trong đó có thư nàng. Ai đã nhặt được và lấy thư gửi về cho vợ mình rồi. Ai nhỉ? Gã quay lại tra vấn nàng, tôi nói cho cô biết, có kẻ nào đó đang muốn hãm hại tôi, cô phải nói ra tên đứa gửi lá thư này đến cho cô để tôi vạch mặt hắn. Vợ gã nấc lên, có lửa mới có khói chứ, không dưng mà người ta muốn tố mình. Gã cười nhạt, à, chắc là thằng nào muốn phá việc đề nghị nâng lương của tôi đợt này nên nghĩ ra chiêu độc này đây. Cô không nghĩ tới việc người ta làm một bức thư giả gửi cho cô sao? Không tỉnh táo thì cô bị lừa đấy, không khéo đồng lõa với người hại chồng mình. Vợ gã như tỉnh ra, lau nước mắt, thế anh không có chuyện ấy à? Hừ, cái lão thủ trưởng của anh ghê thật! Gã rùng mình, chắc lão ấy đã nhặt được lá thư của nàng và gửi về cho vợ mình. Một cú trả thù thâm hiểm, thâm hiểm quá. Nhưng cho qua, việc quan trong nhất bây giờ là làm dịu cơn bốc hỏa của vợ đã. Gã cầm tay vợ, em thấy chưa, người ta muốn em lên cơ quan la lối để hạ uy tín anh, may mà chưa ai nghe thấy. Vợ gã hất tay gã, em chưa tin đâu, phải còn xem anh như thế nào đã.
Mọi cuộc xung đột xích mích chồng vợ sẽ được kết thúc mau lẹ trên giường. Thằng cha nào nói câu ấy nhỉ. Thằng cha nào nói chẳng được, miễn là mình áp dụng thành công trong trường hợp này. Gã bất ngờ bế thốc vợ lên giường, hôn tới tấp lên môi và…chỉ mấy phút sau căn phòng đã tràn ngập tiếng rên đàn bà ư ử.
*
Nàng bắt đầu nổi tiếng. Dần dà nổi tiếng. Nhiều báo in truyện nàng. Kể cả những truyện ngắn gã đọc thấy nhạt thếch họ vẫn in. Tên nàng đã trở thành một đảm bảo cho những sáng tác của mình. Có mấy tay viết phê bình đã có bài tụng ca nàng, nhiều mỹ từ cất cánh tung bay.
Tốt nghiệp đại học nàng được nhận về làm biên tập văn xuôi của tờ Văn chương. Nàng và gã gặp nhau thưa dần rồi xa hẳn. Tuy tiếc đôi chân dài tới nách và đôi mắt trong veo của nàng eo ôi nhưng gã không lấy đó làm điều quan trọng. Bởi, trong khi nàng và gã quấn quýt với nhau thì cũng vẫn có đôi ba em chập chững cầm bút muốn làm quen với gã. Trong đầu óc đầy chữ của gã luôn hiện lên suy nghĩ : cái đám đàn bà viết lách là những kẻ biết lợi dụng người khác để thành danh, báu gì. Và kỳ thực, chẳng hiểu sao, dù thích đàn bà con gái đến độ gần như nghiện nhưng gã vẫn tỏ ra xem thường họ. Nàng, cũng không ngoại lệ. Chút chất xám gã tốn cho nàng đã được trả lại bằng những cuộc mây mưa tầm tã. Sòng phẳng. Không ai thua thiệt cả.
Khi được thằng bạn làm ở tờ Văn chương tiết lộ chuyện nàng đang thân thiết với tay phó tổng biên tập báo này, gã cũng không mấy lăn tăn.
Nhìn ra ô cửa sổ mưa đang dăng dăng, gã cười nhếch mép rồi  buông ra một câu nhão nhoét nhưng đầy tính khái quát:
- Hừm…tao lạ gì, mưa thì lúc nào chẳng ướt!





Phần nhận xét hiển thị trên trang

LỤC BÁT CHẤM CƠM:



Lục bát chơi chim (thơ vui)



     Được Oriole mời sang nhà để xem Hội thi Chym, mình cũng mang Chym sang để dự thi nhưng không được giải gì, đành đưa Chym về treo dưới gốc Na và gửi đến các bạn bài thơ “Lục bát chơi chim” để các bạn đọc cho vui trong những ngày nghỉ lễ.
       Chúc tất cả các bạn những ngày nghỉ lễ tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.


Cũng là chim cảnh cả thôi
Mà sao mẹ vẫn thích chơi chim nhà
Chim trời treo dưới gốc Na
Chim nhà lủng lẳng theo cha đêm ngày
Chim nhà không hót không bay
Đêm đêm nhảy nhót ngất ngây lòng người
Chim nhà nuôi để mẹ chơi
Chim trời nướng chả làm mồi cho cha



Những khi đi công tác xa
Nhờ chim hàng xóm mẹ ta đỡ buồn.



HOÀI THANH phụ họa:
TẤT ta, tất tưởi chơi chim
CẢ chim trời lẫn có chim của nhà
ĐỀU vui đều thích cả mà 
người phần lớn đậm đà với chim
NHỮNG khi lạnh lẽo đi tìm 
CHÚ chim mập mạp, lim rim giải sầu
CHIM trời biết kiếm ở đâu?
THÔI thì chắc cú nặng sâu chim nhà 



Phần nhận xét hiển thị trên trang

http: // Hơn cả yêu thương viết gì đây?



HẾT THUỐC CHỮA CHO LÃNG PHÍ VÀ THỜ Ơ.

      Hôm qua Hội nghị Trung ương 7 đã họp tại Hà nội. Giới đầu tư cũng như người dân luôn kỳ vọng vào sự thay đổi tích cực của hội nghị 7 này. Thế nhưng khi nghe xong báo cáo của ông Tổng bí thư thì chán hẳn. Ông Tổng nói: “Các Uỷ viên trung ương cần lắng nghe ý kiến nhân dân”. Nhưng trong báo cáo lại nêu rõ “kiên trì và quyết tâm giữ vững lập trường và củng cố sự lãnh đạo toàn diện của Đảng”. Hội nghị lần này sẽ bầu thêm 1 Uỷ viên BCT nữa cho thành 15 Uỷ viên BCT. Nhưng cung cách này, tư tưởng bảo thủ này thì bầu càng nhiều UVBCT thì càng nhiều phe cánh và càng chia rẽ lục đục, đấu đá nhau.

      Việc nước đã kỳ cấp, nước sôi lửa bỏng. Kinh tế bên bờ vực phá sản và sụp đổ. Tất cả mọi thứ tốt đẹp bên bờ vực sụp đổ. Đời sống nhân dân càng ngày càng đi xuống. Sức mua của người dân gần như đã cạn. Vậy mà các vị vẫn họp để lo giữ ghế, lo độc quyền. “Đảng ta bách chiến bách thắng”, “Đất nước ta có nền văn minh dân chủ gấp ngàn vạn lần Tư bản chủ nghĩa giãy chết”… Thế mà suốt ngày chỉ lo “diễn biến hòa bình”, “thế lực thù địch”, “Âm mưu đa nguyên”…
       Tôi không hiểu các vị có còn lương tâm của con người nữa hay không ? Là một người dân tôi còn cảm thấy xé lòng khi nhìn thấy hình ảnh những thầy cô giáo ở Quan Sơn (Thanh Hóa) tiếp khách bằng những con nhái bén chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái trắng ởn trên chiếc đĩa nhựa xanh cũ kỹ. Những em bé học sinh ở Phù Yên (Sơn la) phải bẫy chuột để cải thiện bữa ăn vì thèm thịt. Những vụ tai nạn thảm khốc. Chuyện xâm hại tình dục trẻ em mà điển hình mới đây một em nữ sinh lớp 6 mới 12 tuổi đã sinh con. Chuyện côn đồ xông vào tận nhà đánh sản phụ trước mặt chính quyền…
      Toàn những chuyện nhói lòng của quốc kế dân sinh đây. Nhưng tôi chẳng hề nghe thấy bất cứ một vị tai to mặt lớn nào cất lên một lời, dù chỉ là thương cảm thôi chứ chưa cần nói tới trách nhiệm của các vị là phải bảo vệ cho dân.
      Các vị ngồi bàn tên nước tên non làm gì ? Tên gì thì tên nhưng cuộc sống của người dân như bị cầm tù thì tên nước còn giá trị gì không ?
      Các vị ngồi đó mà bàn, nhưng hình ảnh các vị trong con mắt dân chỉ là những kẻ béo bụng, tham nhũng và ô trọc, thì dù các vị có tự tung hô tự sướng đến đâu thì các vị cũng chỉ là bù nhìn rơm thôi, rồi bia miệng đời sẽ phỉ nhổ mãi mà thôi.
        Tiền trong các cây ATM trong mấy hôm nghỉ lễ gần như sạch bách. Các ngân hàng gần như cạn tiền. Để rút vài ba tỷ đồng nếu không có tay trong thì đi đến 4 nơi cũng chưa chắc rút được. Từ BIDV, VCB, Vietinbank đến Techcombank, ACB… đều thế hết. Tiền đi đâu ?
        Một tháng Ngân hàng phải trả lãi hơn 28.000 tỷ đồng (tương đương 1,3 tỷ đô la) số tiền trả lãi hàng năm bằng 11 % GDP. Trong khi đó các doanh nghiệp càng ngày càng chết. Dù có liều lĩnh và thừa tiền đến mấy thì cũng không một nhà đầu tư nào dám bỏ tiền vào đầu tư trong thời điểm này. Con số các doanh nghiệp phá sản và doanh nghiệp mới thành lập bằng nhau, chẳng qua là kế thay áo cho người chết và để trốn nợ. Nợ xấu ngày một tăng cao. BĐS giờ đây coi như chết hẳn. Hồi đầu năm các lãnh đạo còn có ý định bơm tiền vào cứu BĐS. Nhưng giờ tôi đố dám đổ tiền vào BĐS đấy. Đổ tiền vào thì ngay tức khắc nền kinh tế sẽ vỡ trận. Không khác gì sốc đạm khi truyền cho kẻ ốm. Một vấn đề nữa là bản thân ngân sách đã rỗng ruột thì lấy đâu ra tiền để cứu BĐS. Hiện nay các nguồn thu chủ yếu dựa vào tận thu, vạch lá tìm nguồn thu với đủ các kiểu thuế, phí, phạt. Thậm chí đến ngành giáo dục bây giờ cũng tận thu bằng phạt tiền thì có đau lòng không cơ chứ.
     Tại sao có tin đồn đổi tiền ? Ai là người tung ra tin đồn ấy ? Chính nhóm lợi ích thân cận với đồng chí X cùng Bình “thống” chứ ai ? Vì tâm lý lo sợ đổi tiền nên những chủ đầu tư vừa và nhỏ sẽ quy tiền ra hiện vật. Vàng thì nhà nước độc quyền, đấu thầu vàng thì không đến lượt. Đô thì bị cấm, không khó mua lắm nhưng dễ bị mất trắng vì mua lậu. Các nhóm lợi ích vừa rồi quăng tiền ra câu chứng khoán, nhưng quanh đi thì vẫn là tiền tay trái chuyển sang tay phải, chứ dòng tiền mới và đều đặn thì không có. Bao giờ thì chỉ số chứng khoán VN INDEX đạt 611 điểm như thời kỳ tháng 6-2008 mà ông Hùng nói là tụt đáy đây ? Có mà mơ huyền mờ. Cho nên cách tốt nhất là quy ra BĐS. Vừa đúng dịp BĐS tụt gần đáy, vừa cất được tiền.
       Nghe thì có vẻ có lý. Nhưng đừng dại. Đấy là cái bẫy chết người của con cá mập đấy. Khi các “bố già” đã bán được BĐS, khi các chủ vừa và nhỏ đã dốc tiền vào quy đổi BĐS thì lại một chính mới về BĐS được tung ra. Nó không như chỉ thị miệng Z30 những năm đầu thập niên 1980 tịch thu nhà cửa từ hai tầng trở lên của người dân. Nhưng nó khốc liệt hơn ở chính sách thuế. Khiến cho các chủ vừa và nhỏ lại chết thêm một ần nữa.
        Tiền trả nợ hằng năm gần bằng tăng trưởng nguồn thu thì lấy gì để chi tiêu cho quốc kế dân sinh ? Trong khi đó hàng trăm con tầu của Vinashin cùng Vinaline trị gá hàng nghìn tỉ đồng nằm phơi mưa phơi nắng, cùng với những số phận điêu linh của các thuyền viên ở khắp các hải cảng trên thế giới. Các vị đem dự án điện mặt trời hàng trăm tỉ đổ vào vùng Tây Bắc để phơi mưa phơi nắng. Tham nhũng, Đầu tư phí phạm, lãng phí…
    Dẫn tính toán của chuyên gia Liên Hiệp Quốc, trao đổi với báo Tuổi Trẻ bên lề hội thảo, TS Nguyễn Trọng Hậu, Đại học Almamer, Ba Lan, cho biết nếu theo chuẩn quốc tế thì nợ công VN lên đến khoảng 128 tỉ USD, bằng khoảng 106% GDP năm 2011 - gần gấp đôi mức VN công bố chính thức.
      TS Lưu Bích Hồ, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Kế hoạch - đầu tư), cũng đồng tình và chỉ ra rằng năm 2011, ước tính theo quốc tế thì nợ công của VN là 128,9 tỉ USD, tương đương 106% GDP. Nhưng con số mà Bộ Tài chính công bố chỉ 66,8 tỉ USD và bằng 55% GDP.
        Nợ công của Việt Nam thì ngày càng tăng, trong đó góp phần lớn nhất có lẽ là vốn vay ODA cho các dự án của Chính Phủ. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn vay thì rất thấp và nhiều dự án vô cùng lãng phí như dự án điện mặt trời này.
        7.920.739 EUR tương đương 197.273.931.255 VNĐ trong đó vốn vay là 5.385.580 EUR tương đương 134.133.255.480 VNĐ, vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước là 2.535.159 EUR tương đương 63.140.670.880 VNĐ kết quả là như thế này đây.

      Đây là dự án hoang phí tại xã Háng đồng, huyện Bắc mê tỉnh Sơn la. Đây mới chỉ là hiện trạng của 1 trong 70 xã có thực hiện trong dự án này, liệu còn bao nhiêu xã nữa cũng có tình trạng tương tự như Háng Đồng?  





Những trang thiết bị tiền tỉ bị phơi mưa phơi nắng từ năm 2009 đến nay.
 
Thùng đựng máy phát điện cho UBND xã


Những thiết bị thu vệ tinh đắt tiền bị bỏ hoang

Bộ biến tần của hãng STUDER (THỤY SĨ) cực đắt


Thùng đựng thiết bị phát điện cho trạm y tế xã

Tủ lạnh đựng vắc xin công suất 200w
  



   


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ảnh tý cho đỡ buồn ngủ:


Ảnh độc mới tìm thấy--l.. ng.. & cô gái tưng tưng...lúc tiết trời nóng nực


http://chuyenthuongngayohuyen.blogspot.com/














Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhìn trộm ra ngoài:


Con cái của Nữ thần và con cái của Lũ vượn
Kahlil Gibran

Kahlil Gibran - Nguyễn Ước dịch


Lạ lùng thay Thời gian, kỳ cục thay chúng ta! Thời gian quả thật biến đổi, và nhìn kìa, nó cũng làm chúng ta biến đổi. Nó đi trước một bước, tự bộc lộ khuôn mặt mình, cảnh báo chúng ta và làm chúng ta bồi hồi vui sướng.
Hôm qua chúng ta than thở về Thời gian và run rẫy trước những kinh hoàng của nó. Nhưng hôm nay chúng ta biết yêu thương kính ngưỡng nó, vì giờ đây chúng ta hiểu các dự định, tính khí tự  nhiên, những ẩn mật cùng bí nhiệm của nó.
Hôm qua, trong sợ hãi, chúng ta trườn như các bóng ma rùng mình giữa những hãi hùng ban đêm và đe dọa ban ngày. Nhưng hôm nay chúng ta hân hoan đi về phía đỉnh núi, nơi cư trú của giông bão thịnh nộ và nơi sinh thành của sấm sét.
Hôm qua chúng ta ăn bánh nhào nặn với máu và chúng ta uống nước hòa lẫn với nước mắt. Nhưng hôm nay chúng ta bắt đầu nhận bánh trời ban từ bàn tay tân nương bình minh và uống rượu nho lâu năm ngạt ngào hơi thở dịu ngọt mùa xuân.
Hôm qua chúng ta là đồ chơi trong bàn tay Định mệnh. Nhưng hôm nay Định mệnh đã tỉnh giấc say nồng của nó để nô giỡn cười đùa và bước đi với chúng ta. Chúng ta không đi theo Định mệnh nhưng nó đi theo chúng ta.
Hôm qua chúng ta thắp nhang trước các ngẫu tượng và dâng tiến lễ vật cho các thần linh thịnh nộ. Nhưng hôm nay chúng ta thắp nhang và dâng tiến lễ vật cho hữu thể mình, vị thần linh cao cả nhất và xinh đẹp nhất trong mọi thần linh, kẻ đã dựng lên đền thờ y trong lòng của chúng ta.
Hôm qua chúng ta phủ phục hay khấu đầu trước các hoàng đế cả thế quyền lẫn thần quyền. Nhưng hôm nay chúng ta không tỏ lòng sùng bái ai ngoài Lẽ phải, và chúng ta không đi theo ai ngoài Cái đẹp và Tình yêu.
Hôm qua chúng ta vinh danh các ngôn sứ giả và các phù thủy pháp sư. Nhưng hôm nay Thời gian đã biến đổi, và nhìn kìa, nó cũng làm chúng ta biến đổi. Giờ đây chúng ta có thể nhìn thẳng mặt trời và lắng nghe khúc ca của biển, và chỉ bão tố mới có thể làm chúng ta dao động.
Hôm qua chúng ta giật sập các đền thờ linh hồn mình, và từ những gạch đá đổ nát của chúng, chúng ta xây lên các nấm mộ cho tổ tiên chúng ta. Nhưng hôm nay linh hồn chúng ta trở thành đền thờ thiêng liêng nơi những bóng ma Quá khứ không thể đến gần và những ngón tay trơ xương của kẻ chết không thể chạm tới.
Chúng ta đã là ý nghĩ thầm lặng bị ẩn giấu trong các xó xỉnh của Quên lãng. Hôm nay chúng ta là tiếng nói cương cường dũng mãnh có thể khiến cho bầu trời dội lại liên tục và không ngừng.
Chúng ta đã là đốm lửa nhỏ nhoi vùi lấp dưới tro than. Hôm nay chúng ta là ngọn lửa dữ dội đang cháy bừng bừng đầu thung lũng.
Chúng ta đã trải qua một đêm tỉnh thức với quả đất làm gối và tuyết trắng làm mền.
Giống như đàn cừu không kẻ chăn dắt, chúng ta nhiều đêm quây quần bên nhau, gặm nhấm ý nghĩ và nghiền ngẫm cảm xúc của mình; thế nhưng chúng ta vẫn còn đói khát.
Chúng ta thường đứng giữa ngày đang qua và đêm đang tới trong nỗi xót xa tuổi thanh xuân tàn lụi, khao khát một người nào đó chưa quen và đăm đăm nhìn chỗ trống không với bầu trời đen đang lắng nghe tiếng thở than của Im lặng và tiếng gào thét của Hư vô.
Những thời đại ấy đi qua giống như bầy chó sói giữa các nấm mộ. Nhưng hôm nay bầu trời trong vắt, chúng ta có thể hoàn toàn nghỉ ngơi yên lành trên chiếc giường thiêng liêng và nghênh đón các ý nghĩ cùng các giấc mộng cũng như ôm ấp các khát vọng của mình. Trong khi bằng những ngón tay không chút run rẩy, nắm lấy ngọn đuốc đang đong đưa chung quay mình, chúng ta có thể chuyện trò cùng thần linh với ý nghĩa rõ ràng và đầy đủ. Khi các thiên thần với những ca đoàn hợp xướng đi qua chúng ta, họ trở nên say đắm cơn khao khát của tâm hồn cùng những bài tụng ca của chúng ta.
Hôm qua chúng ta đã là và hôm nay chúng ta đang là! Đây là ý nguyện của nữ thần truyền lại cho con cái của nữ thần. Còn di nguyện của các ngươi là gì, hỡi con cái của lũ vượn? Các ngươi có từng đi tới trước được một bước kể từ khi các ngươi từ kẻ nứt của mặt đất chui ra? Các ngươi có từng đưa mắt nhìn chằm chặp mặt trời kể từ khi Satan mở mắt các ngươi? Các ngươi có từng thốt ra một lời từ cuốn sách Lẽ phải kể từ khi loài rắn độc hôn lên môi các ngươi? Hoặc các ngươi có từng lắng nghe trong chốc lát bài ca của Sự sống kể từ khi Cái chết bịt kín hai tai các ngươi?
Bảy chục ngàn năm trước, ta đi qua và thấy các ngươi di chuyển như loài côn trùng trong hang động, và bảy phút trước, ta đưa mắt nhìn các ngươi qua tấm kính pha lê nơi cửa sổ và thấy các ngươi đi lại trong những ngõ hẻm bị cùm kẹp bởi tình cảnh nô lệ trong khi đôi cánh của Thần chết đang lơ lửng bên trên các ngươi. Các ngươi vẫn y hệt hôm qua; và ngày mai cùng ngày kia nữa, các ngươi cũng vẫn y hệt như ta đã thấy các ngươi từ thuở ban đầu.
Hôm qua chúng ta đã là và hôm nay chúng ta đang là! Đó là di chúc của nữ thần cho con cái của nữ thần, còn di chúc của các ngươi là gì, hỡi con cái của lũ vượn?

Kahlil Gibran


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dân tôi, nước tôi:


Những hình ảnh thú vị về Việt Nam

Nhiếp ảnh gia người Australia Emad Tehrani đã chia sẻ nhiều hình ảnh độc đáo về Việt Nam trên trang web của mình.






















Phần nhận xét hiển thị trên trang