Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

DÀNH CHO BẠN VĂN:

Cửa sẽ mở

Trần Vũ Long

Nhà thơ Việt Phương tên khai sinh là Trần Quang Huy, sinh năm 1928. Quê quán Hà Nội. Hơn nửa thế kỉ làm thư kí cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng và làm cố vấn cho các lãnh đạo cao cấp qua các thời kì. Năm 1970, ông cho in tập thơ “Cửa mở” gây  tiếng vang nhưng cũng không ít hệ luỵ. Cuốn sách đã dám nhìn thẳng vào sự thật, chỉ ra những cái xấu trong mỗi con người, những cái giả dối trong xã hội. Gần 40 năm sau ông mới cho in  tập thơ thứ hai “Cửa đã mở” và liên tục những tập thơ tiếp theo đã  xuất bản  được dư luận đánh giá cao, như: Bơ vơ đông đảo, Cỏ dọc đường trần, Cát dưới chân người, Nhặt nắng trong sương. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn luôn quan tâm và trăn trở với các vấn đề kinh tế, chính trị xã hội của đất nước. Quan tâm đến cuộc sống còn nhiều khó khăn của  người dân lao động. Thơ của ông mang đầy tính lý luận và triết học, phản ánh về mọi mặt tốt đẹp cũng như tiêu cực trong xã hội và trong mỗi con người. Cho dù vận nước  đã và đang trải qua những khó khăn thử thách  nhưng ông vẫn luôn tin vào vận mệnh của dân tộc, tin vào hồn vía và sức mạnh của dân tộc; một dân tộc biết hy sinh và biết chiến đấu vì những điều tốt đẹp,  nhân văn cao cả.
viet-phuong2
Tôi đã từng được nghe người ta nói chuyện nhiều về ông. Thời gian gần đây, tôi cũng đọc nhiều bài ông viết và cả những bài người ta viết về ông. Rồi đến một ngày được gặp ông tại buổi gặp mặt các nhà văn cao tuổi do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức mà tôi đến dự với tư cách phóng viên. Còn nhớ, không khí buổi hôm đó rất đông vui giữa những người bạn văn chương già với nhau. Nhưng, tôi lại thấy ông ngồi lặng lẽ một mình một ghế ở phía cuối hội trường. Chốc chốc, ông ghé lên hỏi người ngồi trước mình xem cái ông đang nói là ông nào. Cho dù người ấy có thể là một nhà văn nổi tiếng vừa được nhận giải thưởng cao. Dường như ông không mấy quan tâm đến điều đó. Ông lại tiếp tục lặng lẽ quan sát với một chút gì đó hơi khiêm tốn. Thực ra, ông là nhà thơ được nhiều người biết đến cách đây hơn 40 năm nhưng lại là hội viên mới kết nạp vào Hội Nhà văn vài năm trở lại đây, khi đã ngoài 80 tuổi. Ông là nhà thơ Việt Phương.
Tôi tìm đến nhà ông vào một ngày cuối thu, tuy tiết trời chưa lạnh nhưng cái nắng không còn vàng ruộm rải nhẹ mà có phần âm u. Giữa một khu phố chợ ồn ào náo nhiệt, ngôi nhà của ông, tôi cũng không nhớ rõ mấy tầng, có vẻ gì đó hơi thâm u, trầm lắng khiến tôi cảm thấy chút dè dặt khi bấm chuông. Ngôi nhà đó dường như tách biệt khỏi khung cảnh xung quanh. Nhưng rồi sự e ngại ban đầu nhanh chóng tan biến khi nhà thơ Việt Phương mở của đón tôi bằng nụ cười hiền hậu, trong bộ đồ giản dị nhưng sơ vin nghiêm ngắn làm tôi liên tưởng ngay đến hình ảnh một cán bộ chỉn chu và mẫu mực. Tuy đã ở vào cái tuổi 84 nhưng phong thái của ông còn nhanh nhẹn lắm. Bước vào phòng khách của ông, tự nhiên trong đầu tôi nghĩ ngay đến hai chữ: Thời gian. Một căn phòng nhuốm màu thời gian bởi những đồ vật trong đó: là bộ bàn ghế, là cây đàn dương cầm, là những bức tượng đồng, là chiếc máy khâu, là chiếc mâm đồng, là những bức tranh, là rất nhiều chiếc đồng hồ cũ mang phong cách châu Âu mà tôi không đếm được hết. Mỗi chiếc đồng hồ đang dừng lại ở một giờ khác nhau. Thời gian đã đi qua căn phòng này, đi qua những đồ vật này để lại “màu men” đặc biệt, khiến cho chúng càng trở nên đẹp hơn, có giá trị hơn. Cũng giống như người chủ của ngôi nhà này, đã trải qua một cuộc đời nhiều thăng trầm, nhiều buồn vui, giờ đây khi mái tóc đã bạc trắng thì ông đã để lại trong lòng mọi người một sự yêu mến kính trọng về nhân cách một con người. Với người chủ ngôi nhà và những đồ vật trong căn phòng này, thời gian đang đi qua và thời gian đang lắng lại tạo nên một không gian tĩnh tại, sự thanh thản cho ai đó đi từ ngoài con phố kia vào.
Hơn nửa thế kỉ làm cố vấn cho các vị lãnh đạo cao cấp, có lẽ cuộc đời ông đã trải qua nhiều những giây phút quan trọng liên quan đến sự đổi thay của đất nước. Nhưng giờ đây ông không muốn nhắc nhiều đến thời gian đã qua. Kể cả “nghi án” văn chương một thời người ta đã khoác lên cho ông rồi lại lôi xuống, ông cũng không muốn nhắc đến nữa. Ông chỉ tâm niệm một điều rằng, hãy sống hết mình, làm việc hết mình bằng trí óc, bằng lương tâm và bằng trái tim của mình. Hết mình trải qua các cung bậc, mùi vị, sắc thái của cuộc sống này, đó cũng là một điều hạnh phúc. Buồn ư. Vui ư. Hạnh phúc ư. Đau khổ ư. Cuộc đời cho thế nào thì ta hãy đón nhận nó. Hãy trải nghiệm nó bằng chính tấm lòng mình.
Cuộc đời đẹp quá làm ta ngần ngại
cuộc đời đau quá làm ta mê mải.
Hai câu thơ như một lời tuyên ngôn sống. Một sự dấn thân quyết liệt và đầy chất lãng tử của một trái tim luôn khao khát và tin yêu vào tình yêu, tin yêu vào cuộc đời.
Bản thân người viết bài này cũng từng rất tò mò về tập thơ “Cửa mở” khiến ông lao đao, vì đã quá nhiều lần được nghe đọc những câu thơ như:
Năm xưa ta đã nói rất nhiều “cực kì” và “hết sức”
Tội nghiệp nhất là ta đã nói chân thành hết mực
Chưa biết rằng “trời” còn xanh hơn “trời xanh”
Ta thiếu sự trầm lắng đúc nên bởi nhiệt tình
Ta cứ nghĩ đồng chí rồi thì không ai xấu nữa
trong hàng ngũ ta chỉ có chỗ của yêu thương
đã chọn đường đi, chẳng ai dừng ở giữa
Mạc Tư Khoa còn hơn cả thiên đường
Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thuỵ Sĩ
hình như đấy là niềm tin ý chí tự hào
mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
sự ngây thơ tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao
Một phần tư thế kỉ đã qua đi và bây giờ ta đã biết
thế nào là thương yêu thế nào là chém giết
ta đã thấy những chỗ lõm lồi trên mặt trăng sao
những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao
Sức ta tăng bội phần khi ta say đến trở thành rất tỉnh
Ta đã có thể nói với quân thù những lời bình tĩnh
“Tất cả những gì xấu xa của tao là thuộc về mày
tất cả những gì tốt đẹp của mày là thuộc về tao”
Năm xưa ta vô tình tô đẹp cuộc đời để  mà tin
Nay ta càng thêm tin mà không cần tô gì nữa cả
Quen thuộc rồi mọi bất ngờ kì lạ
Ta đã trả giá đau và ta đã học nhìn
Ta đã gặp những điều không hề chờ đợi gặp
Nào đâu phải chỉ là rắn phục giữa vườn hoa
những kẻ tốt đến yếu mềm chỉ là đồ giẻ rách
rắn còn nằm cuộn khúc giữa lòng ta 
Ta nhìn hết sự xấu xa và bỗng nở nụ cười
mở đài địch như mở toang cánh cửa
nghe nó chửi ta mà tin ở ngày mai
ta đau lắm những nỗi đau sinh nở
cuộc đời, thân như hơi thở ta ơi
ta vui lắm những niềm vui cởi mở
cuộc đời yêu như vợ của ta ơi… ” -
Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi – Vì vậy, nên tôi đã phải tìm đọc cho bằng được tập thơ. Có lẽ bởi thời đó, người ta quen với lối tư duy bao cấp, lối tư duy thụ động, quen phát ngôn theo định hướng, thẩm mỹ theo định hướng, theo số đông, cho dù nó có bị trơ mòn và sáo rỗng, nên họ không thể chấp nhận được một con người dám nói thẳng nói thật. Thực ra, trong tập thơ “Cửa mở” ông cũng không hề nói xấu ai mà ông chỉ phê phán cái sự giả dối, cái xấu trong mỗi con người chúng ta, hướng mọi người đến cái chân thật của cuộc đời, đến mặt tốt đẹp của con người, đừng để cho cái giả dối mê hoặc và cuốn mình đi. Đó chẳng phải là mục đích cuối cùng của văn chương nghệ thuật sao. Toàn bộ tập thơ “Cửa mở” đã toát lên một tấm lòng của người cộng sản chân chính. Đến bây giờ đọc lại, ta thấy những câu thơ vẫn còn nguyên tính thời sự, làm nhức nhối người có lương tri.
Sau cái “nghi án” văn chương năm xưa, ông vẫn tiếp tục sáng tác, thỉnh thoảng đem in ở một vài tờ báo nhưng không in thành tập. Sau gần 40 năm ông mới tập hợp bản thảo để xuất bản tập thơ thứ hai “Cửa đã mở“. Kể từ đó đến nay, năm nào ông cũng cho in một tập thơ và được dư luận chú ý. Trong ngần ấy năm, nhiều anh em bạn bè văn chương khuyên ông làm đơn, thậm chí Hội Nhà văn cho người đến mời ông viết đơn vào Hội nhưng ông đều từ chối. Ngoài 80 mươi tuổi, sau khi được kết nạp vào Hội, ông tâm sự với mọi người rằng, anh trai ông là nhà văn Từ Bích Hoàng, hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, có dặn khi nào em cảm thấy mình xứng đáng thì mới viết đơn vào Hội. Chính vì vậy, bây giờ ông mới cảm thấy mình xứng đáng, đủ tiêu chuẩn nên viết đơn vào Hội.
Trong suốt mấy tiếng đồng hồ, ngồi trong căn phòng nhuốm màu thời gian đó, ông hầu như chỉ nói chuyện về triết học, về những lý luận kinh tế, chính trị và xã hội. Ông bảo sau ngần ấy năm công tác, lý luận đã ăn vào máu, là một nghề làm ông ham mê vô độ. Ông bảo đối với người làm nghiên cứ lý luận, điều quan trọng là không được sa vào giáo điều và sáo rỗng. Nghiên cứu để tìm ra phương pháp, và biến nó thành hành động, thành công cụ có ích cho xã hội. Tuy nhiên, không phải lúc nào những đóng góp nghiên cứu lý luận đó cũng được lắng nghe và chấp nhận. Và giờ đây, hàng ngày ông vẫn làm những công việc nghiên cứu lý luận đó. Còn với thơ thì giống như một người bạn để tâm sự, giãi bày những buồn vui của lòng mình. Chính vì vậy mà hàng ngày ông vẫn đọc, vẫn nghiên cứu đến mọi vấn đề của xã hội, của đất nước nhưng lại không mấy quan tâm đến đời sống văn chương. Hậu hiện đại ư. Tân hình thức ư. Hay những tranh cãi về nhà văn này, nhà thơ nọ, hội thảo cấp quốc gia hay hội thảo cấp phường xã, thỉnh thoảng ông cũng chỉ nghe bạn bè kể lại chứ không tìm đọc. Ông cứ lặng lẽ viết những câu thơ bằng cảm xúc yêu thương bằng nỗi đau của mình về con người về cuộc đời một cách chân thật và giản dị. Ông bảo trong thơ của ông đầy chất lý luận, nhưng trong công tác lý luận thì không thể có thơ. Tuy nhiên, cũng đã có lúc, con người ham mê lý luận vô độ đã muốn vứt bỏ tất cả để được thanh thản với thơ:
Vứt nốt cảm giác và suy tưởng
tay trắng một mình với thơ
Đối với ông thơ vẫn là một cõi đẹp riêng.
Trong suốt mấy chục năm công tác, luôn hưởng chế độ cán bộ cao cấp nhưng ông lại không có thực quyền, không có thực quyền nhưng ý kiến của ông lại rất quan trọng, có thể tác động đến đời sống của mọi người dân. Ông bảo trong chính trị có một thứ quyền lực vô cùng ghê gớm đó là quyền lực của những kẻ xu nịnh, quyền lực của thân nhân người có quyền. Những con người đó không có thực quyền nhưng họ có thể chi phối đến vận mệnh của cả dân tộc, có thể làm nghẹt thở hàng triệu sinh mệnh con người. Vì lẽ đó mà người Pháp có câu châm ngôn: “Mọi việc quốc gia không giải quyết ở Phủ Tổng thống, mà giải quyết ở giường ngủ“. Bên cạnh cái quyền lực không thực quyền đó, lại còn có thứ quyền lực đáng sợ hơn nữa, đó là quyền lực từ thế lực bên ngoài. Nếu người có thực quyền không có đức, không có trình độ và không có bản lĩnh, chỉ cần thiếu một trong ba cái đó rất dễ bị những thứ quyền lực kia chi phối, khi đó anh ta chỉ là con rối mà thôi, thậm chí sẽ là mầm hoạ cho dân tộc. Tôi cứ định hỏi xem ông đã từng có những góp ý gì cho các vị lãnh đạo để mang tầm ảnh hưởng đến quốc gia chưa, nhưng rồi tôi lại im lặng. Và tôi nghĩ rằng, một con người đầy tâm huyết với vận mệnh đất nước, với nhân dân như ông thì chỉ có thể đóng góp những ý kiến có lợi cho dân cho nước mà thôi. Tôi tin chắc là như thế vì tôi cảm nhận được hết điều đó trong từng câu chuyện của ông, trong sự nghẹn ngào khi ông nói về vận nước trong quá khứ và hiện tại, khi ông nói về cuộc sống của những người dân nghèo mà ông đã chứng kiến và đang chứng kiến, khi ông nói chuyện về lòng tốt cũng như sự giả trá của con người. Và tôi cũng biết, đã có lúc ông cảm thấy tuyệt vọng về cuộc sống đang diễn ra, tuyệt vọng về con người:
 
Sẽ đến thời khắp bốn phương tử tế
cuối con đường có lẽ gặp con người
đi hết mọi chân trời và mọi nhẽ
mênh mông buồn vui thế bạn bè ơi – Đường-
Nhưng trong sự tuyệt vọng đó ông vẫn đặt niềm tin vào tương lai, đặt niềm tin vào sự tử tế trong cõi người và cõi đời này. Bởi nếu ta không đặt niềm tin vào sự tử tế, đặt niềm tin vào những điều nhân văn cao cả thì chúng ta sẽ tự đánh mất mình. Và khi tất cả mọi sự tử tế bị đánh mất thì cuộc sống này chỉ còn là bóng tối và địa ngục, chỉ còn những âm thanh gào rú hoan lạc mang tính bầy đàn.
Là một người con của Hà Nội, ông yêu từng góc phố, từng hàng cây, yêu những con người Hà Nội nhân hậu, và thanh lịch. Hà Nội của ông đã khác xưa nhiều quá và ông trăn trở với những sự đổi thay đó. Hà Nội của ông, hay đúng hơn là cả xã hội này đang có nhiều thứ “rác” nhưng ông không thể cứ nhìn vào những thứ rác rưởi đó mãi, bởi nếu từ một đống rác mà ta bươi ra sẽ thành một núi rác, bươi tiếp sẽ thành một đời rác. Hàng ngày ông vẫn lắng nghe những thân phận nghèo khổ bươn trải nơi phố chợ mà ông đang sống, lắng nghe thân phận của cậu bé đánh giày vẫn hay ngồi trước cổng nhà ông. Họ là những con người nghèo khổ, những thân phận tận cùng của xã hội nhưng họ có một tấm lòng đáng để ông trân trọng, sẻ chia. Chính họ là những người giúp ông đặt niềm tin vào cuộc đời, đặt niềm tin vào con người, giúp ông thấy được rằng Hà Nội của ông vẫn còn nhiều điều ấm áp, cao cả và đẹp đẽ.
Trong lúc trò chuyện, thỉnh thoảng ông lại nghẹn ngào khi đọc những câu thơ viết về tuổi thơ, viết về mẹ. Ông sinh ra và lớn lên tại ngôi nhà số 4 Mai Hắc Đế. Bố là giáo viên tiểu học, mẹ là nông dân trồng rau, trồng hoa của làng Yên Thái. Ông bảo thuở nhỏ ông rất lười học, chỉ suốt ngày mặc áo ba lỗ, quần xà lỏn, lang thang đầu đường xó chợ cùng chúng bạn. Chính những năm tháng đó đã cho ông nhiều bài học về con người và về cuộc đời. Ông đã từng cùng chúng bạn đi ăn mày ăn xin khắp phố phường Hà Nội trong nhiều năm, như là một trải nghiệm về cuộc đời để tích luỹ vốn sống. Hồi đó ở Hà Nội có hai kiểu ăn mày. Một là ngồi ở góc phố, chờ mọi người qua lại thì xin. Còn ông thuộc kiểu ăn mày thứ hai, đến từng nhà gõ cửa để xin. Sau nhiều lần đi xin đều bị chủ nhà vác gậy, xua chó ra đuổi, ông mới nghĩ ra câu nói thật lâm li bi đát mong làm động lòng những gia đình giàu có: “Con cá sống về nước, con sống về  cửa ông, sống về cửa bà. Con lạy ông, con lạy bà, đừng xua đuổi con, cho con xin chút cơm thừa canh cặn“. Nhưng rút cục thì những câu nói lâm li bi đát đó cũng không làm động lòng những gia đình giàu có. Ông và chúng bạn vẫn bị xua đuổi và ghẻ lạnh. Xin không được ở những gia đình giàu có ông lại đến xin ở những nhà nghèo khó và lần nào họ cũng cho ông chút gì đó. Ông đã từng đi nhặt những lá rau úa vàng vứt nơi góc đường góc chợ về nấu ăn cùng chúng bạn rồi đi vác lợn cho lò mổ để kiếm từng chinh, từng hào. Có nhiều khi cùng các bạn đi qua ngôi nhà của mình, ông bảo nhà tao đây nhưng không đứa bạn nào tin lời ông. Họ lại nghĩ, chắc ông vừa xin vào làm thằng nhỏ trong gia đình đó. Ông bảo, ông biết ơn thuở đầu đường xó chợ, biết ơn những người bạn đầu đường xó chợ nhưng đầy ân nghĩa đã rộng lòng dạy dỗ tuổi thơ của ông. Năm 16 tuổi, đang học tú tài phần hai thì ông bị địch bắt vì tham gia hoạt động cách mạng. Đến tháng 9 năm 1945, ông gia nhập quân giải phóng trong trung đoàn Nam tiến, tham gia vào các mặt trận miền Đông Nam bộ, Trung Nam bộ và Tây Nguyên. Năm 1947,  mới 19 tuổi, ông được Thủ tướng Phạm Văn Đồng, khi đó là Đại diện Trung ương Đảng, Bí thư liên khu uỷ liên khu 5, đưa về làm thư kí riêng. Ngoài công việc làm thư kí riêng cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng suốt 53 năm, ông còn tham gia nhóm tư vấn cho nhiều vị lãnh đạo cao cấp khác. Cho đến bây giờ khi đã hoàn toàn nghỉ hưu, ông vẫn được các cơ quan, tổ chức mời làm cố vấn, như: Trung tâm Minh triết Việt Nam, Viện nghiên cứu nhân lực nhân tài Việt Nam, Báo điện tử Vietnamnet, Báo Tia sáng, Hội đồng lý luận Trung ương. Và mới đây nhất, ông được mời làm Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông tại Việt Nam do các trí thức trong và ngoài nước lập ra.
Câu chuyện giữa tôi và ông luôn bị gián đoạn bởi những cuộc điện thoại gọi đến. Đó là cuộc điện thoại của người bạn già hỏi thăm sức khoẻ, hay điện thoại mời ông tham dự hội thảo, mời ông làm cố vấn cho một tổ chức nào đó. Rồi tiếng chuông cửa lại vang lên, những người bạn thưở học sinh, từ trong miền nam ra, đến thăm ông. Tôi đã nhìn thấy được niềm vui, tình cảm chân tình của những người bạn già thực sự thương mến nhau. Những người bạn của ông lại kể cho tôi nghe kỉ niệm thời thơ ấu. Họ bảo, Việt Phương từng là thần tượng của nhiều lớp học sinh sinh viên trong những năm 60 và 70 bởi những bài nói chuyện đầy sức thuyết phục, bằng sự thông minh, bằng những kiến thức lý luận chuyên sâu, bằng góc nhìn cương trực, dám nhìn thẳng vào sự thật, phê phán cái sai cái xấu trong xã hội, và bằng một cá tính mạnh mẽ, sôi nổi. Hồi đó, cơ quan hay trường học nào mời được Việt Phương đến nói chuyện thì coi như đó là sự kiện quan trọng được trông đợi nhất.
Cả cuộc đời làm chính trị và làm thơ. Cả cuộc đời nghiên cứu lý luận, triết học đông tây kim cổ. Cả cuộc đời đã và đang dấn thân sống, cống hiến.  Ông rút ra được một bài học cơ bản nhất từ trong giáo lý của nhà Phật để làm lẽ sống cho mình. Đó là: tất cả là không có gì, không có gì là tất cả. Hãy sống sao cho không hổ thẹn với anh em bè bạn, người thân, không hổ thẹn với nhân dân và không hổ thẹn với chính mình.
_________________
T.V.L

Trao Doi

Nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn

Trò chuyện với Nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn

CỨ KIÊN TRÌ, RỒI MÙA HOA TRÁI SẼ TỚI

 Lê Ngọc Sơn (Thực hiện)


Sau khi kinh tế xã hội rơi vào vòng khó khăn, chúng ta cần nhìn lại để biết đâu là “gót chân Achilles” của chính mình. Sự phát triển và trưởng thành của một dân tộc luôn từ những cuộc tự vấn. Qua câu chuyện với nhà báo Lê Ngọc Sơn, nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn có những tâm sự đầu năm với các bạn sinh viên, theo ông, có nhìn lại bản thân mình thì mới sinh tồn được qua những khó khăn phía trước.

CHUYỆN “HẠ TẦNG KIẾN THỨC”
Lê Ngọc Sơn: Thưa ông, vì sao ông đi dịch những cuốn sách triết học đồ sộ và kinh điển của thế giới?!
Bùi Văn Nam Sơn: Thực ra tôi già rồi, thời gian của tôi không còn nhiều nữa, tôi chỉ cố gắng làm cái gì trong khả năng của tôi thôi. Tôi tự đặt ra cho mình nhiệm vụ chính bây giờ là dịch một số các tác phẩm kinh điển sang tiếng Việt. Vì lẽ, thứ nhất, những quyển sách dạng này khô khan chẳng ai thèm dịch; thứ hai, nếu không dịch những quyển này thì không biết bao giờ người ta mới dịch… trong khi đó là những nền tảng cho các anh em trong chuyên ngành. Nhìn vào thư viện của Việt Nam mình, chưa thấy có mấy sách kinh điển của nhân loại, tôi thấy buồn lắm. Thành thực mà nói, không thể đòi một bạn sinh viên đọc tiếng Anh hay các ngoại ngữ khác vèo vèo như đọc tiếng Việt được. Vả lại, quả là không công bằng! Một người cùng trang lứa với các bạn sinh viên của ta, như những sinh viên ở Pháp, Mỹ, Đức, Nhật… thì họ dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, họ đỡ vất vả hơn nhiều lắm. Bây giờ đòi hỏi những bạn cử nhân mới 23 tuổi ngồi đọc một cuốn sách kinh điển dày cộp bằng tiếng Anh, thậm chí bằng tiếng Đức… làm sao mà đọc nổi… Đâu phải sinh viên Mỹ nào cũng đọc được tiếng Đức, hay sinh viên Pháp nào cũng đọc được tiếng Anh thông thạo… Thế mà họ vẫn thành công, vì họ sử dụng các bản dịch có chất lượng, và các công trình nghiên cứu của họ vẫn đạt được trình độ quốc tế.
Ở Việt Nam, ít ai làm việc dịch thuật, thế nên gánh nặng đè lên vai những anh em trẻ. Lứa tuổi 18-25 phải gánh cả một gánh nặng, vừa học kiến thức, vừa học ngoại ngữ. Do trở ngại về ngôn ngữ, mình khó có thể nắm vững vấn đề và tra cứu đến nơi đến chốn. Điều đó không phải lỗi của thế hệ trẻ, đó là lỗi của thế hệ đi trước, như chúng tôi, không kịp chuẩn bị tư liệu nền cho các bạn. Thật là quá cực, quá tội cho các bạn! Còn việc chúng ta phải nỗ lực học ngoại ngữ lại là chuyện khác! Khi tiếng Anh đã trở thành mộtlingua franca trong khoa học, việc đọc, viết, nói thành thạo tiếng Anh trong các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật là một yêu cầu hiển nhiên. Trong các ngành khoa học xã hội-nhân văn, còn cần thêm nhiều ngoại ngữ lẫn cổ ngữ khác nữa, nhưng vấn đề nói ở đây là không thể đòi hỏi những gì bất khả thi và quá sức…
Lê Ngọc Sơn:Thời sinh viên của ông ắt hẳn thấm thía nỗi vất vả này lắm?
Bùi Văn Nam Sơn: Đúng. Thời sinh viên, tôi cũng đã rất “đau khổ” vì thiếu sách tiếng Việt. Năm 21 tuổi, tôi sang Đức học, sau khi học xong cử nhân ngành Triết ở Sài Gòn, lúc đó tự thấy vốn liếng chữ nghĩa cũng kha khá rồi… Khi sang đó thì từ bậc cử nhân cho đến tiến sĩ, từ người mới vào trường đến người sắp ra trường đều có thể học chung một lớp. Lớp của tôi có mấy ông bạn người Nhật Bản, người Hàn Quốc… Lúc đó các bạn Hàn Quốc cũng khổ sở, vật vã như mình, vì nước họ có rất ít những bản dịch ra tiếng Hàn, và cũng như tôi, chưa thể đọc tiếng Đức thành thạo được. Trong khi đó mấy chàng Nhật Bản còn trẻ măng, mới 19 tuổi, vừa học xong tú tài, lại tỏ ra am hiểu và tự tin lắm! Tôi kinh ngạc, thì các bạn ấy mới mở túi cho xem một đống sách toàn tiếng Nhật: những bản dịch Hegel, Kant, Heidegger…, sách tham khảo, từ điển. Mình mất cả năm vật lộn với một cuốn sách, họ chỉ cần vài tháng là đọc xong. Thời gian mình đầu tư cho chuyện đọc đã quá mất sức rồi, làm sao có thể suy nghĩ hay tìm tòi thêm được cái gì mới nữa. Khoảng cách về điều kiện nghiên cứu giữa mình với người Nhật thật rõ rệt!
Riêng trong lĩnh vực triết học, sách vở mênh mông, còn số dịch giả thì đếm trên đầu ngón tay… Lẽ ra cần cả một thế hệ chuẩn bị nền móng, cho các bạn trẻ sau này đỡ cực hơn. Tất nhiên, ý nghĩa của việc dịch thuật không phải chỉ có thế. Nó còn góp phần xây dựng ngôn ngữ khoa học cho một đất nước, đem ánh sáng khai minh đến cho số đông để cải hóa xã hội, như nhiều bài viết mới đây của quý Thầy Nguyễn Xuân Xanh, Nguyễn Văn Tuấn, Trần Văn Thọ… đã nhấn mạnh.
Lê Ngọc Sơn: Vậy cho đến nay, so với các nước trong khu vực, chúng ta đang thế nào, thưa ông?
Bùi Văn Nam Sơn: Cách đây chừng 5-7 năm, chính ông bạn người Hàn Quốc ngày xưa học chung với tôi, về dạy ở Đại học Seoul, viết thư kể cho tôi nghe: ông và thế hệ trước đó, từ những năm 1970 trở đi đã bắt tay vào dịch sách vở cho Hàn Quốc. Hầu hết những tác phẩm kinh điển quan trọng từ tiếng Đức đã được dịch sang tiếng Hàn, hết toàn tập này đến toàn tập khác, mà mỗi toàn tập của một tác giả thì có đến 40-50 tập. Tôi rất kinh ngạc về sức làm việc của họ. 40 năm thôi, nhưng với trách nhiệm với đất nước và đàn em, họ quyết tâm làm được việc lớn như thế. Vậy thì ngày hôm nay, làm sao sinh viên của ta có thể “đấu” lại được một sinh viên Hàn Quốc, trong khi cách đây 40 năm, anh sinh viên này cũng vất vả y như mình. Khoảng cách đó thật khủng khiếp!
Việc học hành nghiêm chỉnh, tiếp thu có hệ thống đã là thách đố ghê gớm, và cái đó cần nhiều thế hệ mới vượt qua được, ít nhất cũng là 30-40 năm như Hàn Quốc. Chúng ta đừng vội nói gì cao xa, sách vở đàng hoàng là nền móng cơ bản nhất của nền học vấn và của nền đại học.
Lê Ngọc Sơn:Vì sao chúng ta không làm được như những nước ở gần mình như Nhật, như Hàn? Và ông có thấy được cuộc đua tranh trên thế giới về mặt tri thức đang diễn ra rất quyết liệt?
Bùi Văn Nam Sơn: Chúng ta thiếu tính tổ chức, thiếu khả năng làm việc tập thể và một kế hoạch trường kì của cả một tầng lớp, của cả một thế hệ. Mỗi thế hệ phải thấy trách nhiệm lịch sử của mình, thấy tình trạng khách quan đặt ra cho mình gánh nặng nào, và họ phải giải quyết một cách thông minh nhất, ít tốn sức nhất, với sự bền bỉ và quyết tâm. Thế hệ sau thừa hưởng và nối tiếp thành quả của những người đi trước, thì nền học thuật cứ thế đi lên thôi.
Tôi được cho biết rằng ở Nhật, những tạp chí khoa học chuyên ngành trên thế giới hầu như lập tức được dịch sang tiếng Nhật, vì họ có nhu cầu cạnh tranh. Nếu không theo kịp thông tin mới, làm sao có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới, làm sao bắt kịp trình độ quốc tế để đi dự hội thảo khoa học?
Trở lại tình cảnh của ta, cơ sở hạ tầng về kiến thức là phần rất chểnh mảng. Cái cơ bản nhất thì lại bị xem nhẹ… Bây giờ cứ hô hào sinh viên sáng tạo đi, có công trình đột phá đi, hãy phản biện đi… Nhưng phải biết người ta đã viết gì, nghĩ gì, ta mới phản biện và có ý kiến riêng được chứ!

SỬA SOẠN TINH THẦN, CHUẨN BỊ YÊN CƯƠNG
Lê Ngọc Sơn:Trong quan niệm của ông, một bạn sinh viên phải thế nào?
Bùi Văn Nam Sơn: Theo tôi, thời gian được học đại học là quãng thời gian đẹp nhất, quý nhất của một đời người. Khi ta đang ở trong quãng thời gian đó, thường không thấy quý đâu, nhưng sau này nhìn lại mới thấy đây là thời gian quý nhất, “sướng” nhất. Được trở thành sinh viên là một bước ngoặt. Chữ “sinh viên” khác về chất với chữ “học sinh”. Ngay bản thân chữ “sinh viên” đã cho thấy sự khác biệt ấy: Sinh viên trong tiếng Anh và tiếng Đức là “student”, trong tiếng Pháp là “étudiant”, liên quan đến 3 động từ: to study, studieren, étudier ít nhiều đều mang hàm nghĩa là “nghiên cứu”. Sinh viên là phải nghiên cứu, chứ không chỉ thụ động tiếp thu kiến thức… Trong tiếng Việt, “sinh viên” có chữ “viên”, nghĩa là đã có một vị trí nào đó… Do vậy, cần ý thức được điều này để cả người dạy lẫn người học ở bậc đại học nhận thức được trách nhiệm của chính mình. Dạy và học ở đại học không chỉ là truyền thụ và tiếp thu kiến thức mà chủ yếu là gợi hứng cho nghiên cứu.
Ngay cả ở trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông cũng có vấn đề. Những năm 1970 về trước, mang tấm bằng tú tài của Việt Nam sang Tây Âu là được chấp nhận hầu như tương đương, còn những bằng tú tài của Thái Lan, Malaysia, Indonesia… thì buộc phải học lại một năm, tức chỉ bằng đầu lớp 12 bên đó. Bây giờ thì như thế nào? Chúng ta phải nghiêm túc tự vấn về mình…
Lê Ngọc Sơn: Ở các nước phát triển, khoa học trú ngụ ở đại học, tại sao ở các đại học ở ta thì chưa thấy gì, thưa ông?
Bùi Văn Nam Sơn: Theo tôi là do không phân biệt rạch ròi giữa đại học và trung học. Trường đại học dứt khoát không phải là trường phổ thông cấp 4. Nó khác về chất trong hệ thống giáo dục quốc gia. Đại học cũng không phải là trường dạy nghề, trường dạy nghề lẽ ra cần có một hệ thồng khác, cũng cao cấp và sáng giá không kém gì đại học. Ở Đức, sau khi đỗ tú tài, ta có hai con đường để lựa chọn, một là các trường kỹ thuật, trường dạy nghề chuyên nghiệp dành riêng cho những kỹ sư thực hành, rất hay và thiết thực, ra trường dễ kiếm việc làm và lương cao. Hoặc hướng thứ hai là nghiên cứu: cũng có thể là khoa học-kỹ thuật nhưng nặng về lý thuyết. Do có hai hướng rõ ràng như vậy, dựa vào việc phân định khách quan về nhiệm vụ, nên khi vào đâu, ta sẽ biết làm cái gì, biết rõ tính chất của trường mình. Việc “liên thông” giữa hai loại trường này lại là chuyện khác nữa!
Do đó, đại học đương nhiên mang tính chất nghiên cứu, dù ở năm thứ nhất cũng là nghiên cứu, ở bậc tiến sĩ, hay sau tiến sĩ cũng là nghiên cứu. Từ sinh viên đến giáo sư đều làm nghiên cứu. Không khí của đại học là nghiên cứu. Thành ra, cái mà ta đang nhầm lẫn ở đây là nhẫm lẫn tính chất của đại học, dẫn đến hệ quả rất trầm trọng là biến đại học thành trường dạy nghề, và biến trường dạy nghề thành ra cái gì đó rất là yếu kém và yếu thế. Đã đi học để nghiên cứu thì phải toát ra tinh thần nghiên cứu, tức là toàn bộ giáo sư và sinh viên là một cộng đồng nghiên cứu, người đi trước hướng dẫn, dìu dắt người đi sau, không ngừng hình thành những chuyên ngành mới, những trường phái mới… Nghiên cứu có nhiều cấp độ, cấp thấp/ cấp cao, dễ/ khó… Cũng tránh hướng suy nghĩ rằng, nghiên cứu là cái gì đó cao xa lắm, thực ra đâu phải vậy: ngay năm thứ nhất, bạn cũng đã phải có tư duy nghiên cứu rồi, tự tìm tòi phương hướng và phương tiện nghiên cứu của mình với sự giúp đỡ của người đi trước.
Vì thế, hình thức Sêmina ngày càng chiếm ưu thế. Sêmina là lao động tập thể của sinh viên lẫn giáo sư, của thầy và trò, cùng nhau tìm tòi tài liệu, tổng kết, nhận định, đánh giá những gì đã có, đó là những hình thức ban đầu của nghiên cứu ngay từ năm thứ nhất.
Lê Ngọc Sơn: Theo ông, sinh viên phải chuẩn bị những gì cho một tương lai đầy thử thách trước mặt?
Bùi Văn Nam Sơn: Người Pháp có câu ngạn ngữ: “muốn đi xa phải chăm sóc yên cương” (“Qui veut aller loin, ménage sa monture”/Racine), nghĩa là, phải biết dưỡng sức và chuẩn bị phương tiện. Đi mười dặm thì đơn giản, nhưng đi trăm dặm, nghìn dặm, vạn dặm… thì lại khác. Công việc học cũng vậy thôi, nếu chỉ nghĩ lấy cái bằng ra để kiếm việc làm, nuôi sống bản thân thì khá đơn giản, nhưng nếu muốn tiến xa trong chuyên ngành của mình thì phải chuẩn bị cho 30, 40 năm sau về cả ý thức lẫn sức lực.
Chắc bạn biết rằng trên 30 tuổi rất khó học ngoại ngữ, do nguyên nhân sinh lý thôi, trên 30 tuổi thì các nơ-ron thần kinh già đi, giảm thiểu khả năng tiếp thu. Vậy thì phải luyện rèn ngoại ngữ trước 30 tuổi. Người làm nghiên cứu cần trang bị cho mình nhiều ngoại ngữ. Đối với các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật, cần phải có hai ngoại ngữ thông dụng. Đối với người làm nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội-nhân văn, thì càng nhiều càng tốt, cả cổ ngữ nữa. Đó là vốn liếng tối thiểu để nghiên cứu.
Lê Ngọc Sơn: Cần tạo cảm hứng ham hiểu biết của anh chị em sinh viên như thế nào, thưa ông?
Bùi Văn Nam Sơn: Theo quan sát của tôi, hiện nay, anh chị em sinh viên đang chịu nhiều áp lực thi cử quá mức. Cần tạo một khoảng hở để anh chị em sinh viên vui chơi, và có… chơi nhiều thì mới thấy việc học là thú vị, không học thì tiếc, và thế là lao vào học. Học trong sự say mê. Hãy tạo không gian tự do để anh chị em cảm thấy hứng thú nghiên cứu, chứ suốt ngày bị áp lực thi cử, hay sợ tương lai của mình phụ thuộc vào thi cử…thì những việc đó làm hao tổn năng lượng của anh em trẻ một cách quá đáng! Thể lực và thể thao đại học cũng là hiện tượng rất đáng lo ngại, chưa nói đến những hình thức tiêu cực phản giáo dục…
Lê Ngọc Sơn: Chúng ta nên bắt đầu lại thế nào để xây dựng lại tinh thần đại học một cách tử tế?
Bùi Văn Nam Sơn: Hình như ta đang có cao vọng là phấn đấu đứng vào hàng ngũ những đại học tiên tiến trên thế giới. Tôi nghĩ là khó vô cùng! Với những gì hiện có, tôi e chuyện đó là ảo tưởng. Nhiều thập kỷ nữa chưa chắc mình đã vào được hàng ngũ những đại học trung bình ở khu vực, chứ đừng nói đại học đẳng cấp quốc tế. Và để có cơ may làm được điều đó thì việc trước tiên là phải thay đổi tính chất của đại học hiện nay.
Điều đáng lo là chúng ta không lo những chuyện bình thường, coi nhẹ những chuyện bình thường. Chuyện lẽ ra ai cũng phải làm, nước nào cũng phải làm thì mình lại xem thường, mình chỉ muốn làm những gì khác thường, phi thường. Làm sao làm những chuyện khác thường, phi thường khi cái bình thường, ta chưa làm được? Hãy là cái gì bình thường trước đã. Những đại học, học viện trên thế giới người ta là cái gì thì mình là đúng cái đó đi đã: đầu tư cho sách vở đầy đủ, đầu tư cho con người, không gian học thuật, v.v…

ĐI XA CẦN CÓ BẠN ĐƯỜNG VÀ TẬP HIỂU NHỮNG ĐIỀU KHÁC BIỆT
Lê Ngọc Sơn: Như vậy, sẽ phải bình tĩnh để nhìn lại năng lực tự thân và hướng đi của mình?
Bùi Văn Nam Sơn: Vâng. Một nền giáo dục lạc hậu thì đuổi mãi chắc rồi cũng bắt kịp, nhưng lạc hướng thì chịu thua. Chúng ta thường mong làm những điều phi thường, nhưng đôi khi thực chất nó lại là nghịch thường. Những cách làm của mình hiện nay là trái với bình thường, không giống ai và không có ai làm như thế cả. Trên thế giới, nền giáo dục quốc gia được định hình tư lâu lắm rồi. Những định chế khoa học cũng đã định hình từ xa xưa với hơn 700 năm kinh nghiệm. Họ làm gì, ta làm nấy cho giống đại học cái đã, rồi phát triển dần lên.
Lê Ngọc Sơn: Phía trước là cả chặng đường dài, theo ông, các bạn sinh viên nên làm gì?
Bùi Văn Nam Sơn: Theo tôi các bạn trẻ cần hình thành ý thức tự học và xác định tinh thần đi xa phải có bạn đường. Thứ nhất,sinh viên cần có tinh thần tự học trọn đời, nghiên cứu trọn đời. Ngay cả khi đã “bỏ nghề”, nhưng nếu còn tha thiết với nó, ta vẫn tìm sách mà đọc, cố gắng hết sức trong thời gian eo hẹp để làm giàu tri thức cho mình, nâng chất lượng cuộc sống mình lên. Đó là tinh thần tự học. Thứ hai, đã có tinh thần tự học, thì hoàn cảnh nào đi nữa vẫn có thể tham gia làm việc từng nhóm với nhau. Bạn có thể sinh hoạt với nhau trong một nhóm bạn hữu tâm giao, có thể theo đuổi một công việc tình nguyện, không ăn lương, thậm chí không dính đến bộ máy hay tổ chức nào cả. Chúng ta cần những nhóm người nhiệt huyết, không lệ thuộc vào đồng lương nhà nước, cơ quan… Cái có sức sống nhất chính là những nhóm nghiên cứu độc lập, tự nguyện, vô vị lợi, chủ yếu là vì lòng say mê, tình tri kỉ… được hình thành ngay thời sinh viên. Cho nên tình bạn trong đại học không chỉ là vui chơi, chính tình bạn có tính tự nguyện này là mầm mống cho những hoạt động khoa học bền bỉ. Trong lịch sử khoa học, có những nhóm nghiên cứu kết bạn với nhau từ hồi sinh viên cực kì khăng khít, đã tạo ra những công trình phi thường.
Lê Ngọc Sơn: Theo ông, làm sao để người trẻ kiên trì trên con đường nghiên cứu?
Bùi Văn Nam Sơn: Đã là sinh viên đúng nghĩa thì ta phải ham chuyên môn của mình ngay từ khi bước chân vào trường đại học. Bước vào giảng đường, thư viện hay phòng thí nghiệm, ta cảm thấy linh thiêng, hào hứng, thì mới có hi vọng thành tựu. Ít ra là cũng ham đọc sách, chứ cầm cuốn sách mà đọc vài trang là lăn ra ngủ thì không thể nào đi xa được đâu. Phải mê sách vở, mê nghiên cứu, mê chữ nghĩa,… thì mới có triển vọng. Dần dần thành thói quen, trong đó có thói quen tập đọc, tập chịu đựng: cái khó nhất trong học tập, nghiên cứu là chịu đọc những cái mà mình không thích. Đọc một cách nghiêm chỉnh, không thành kiến những gì không giống mình. Nghiên cứu là để hiểu vấn đề và hiểu người khác một cách nghiêm chỉnh, trung thực. Đừng vì ghét quan điểm của tác giả nào đó, rồi chưa đọc kỹ về họ đã bác bỏ hay xuyên tạc họ. Cố tình hạ thấp họ để nghĩ mình thắng họ, thì thực chất họ cũng chẳng thấp hơn được. Phải hiểu một cách chân thực, phản bác họ bằng luận cứ. Và để làm được điều đó thì, như đã nói, phải chịu khó đọc những cái mình không thích, học những môn mình không ưa. Tập thói quen này khó lắm đó, nhưng hoàn toàn có thể làm được.
Dù có nhiều khó khăn đón chờ phía trước, nhưng xin hãy cứ kiên trì, rồi mùa hoa trái sẽ tới!
Xin cảm ơn ông!
Lê Ngọc Sơn (Thực hiện)
Rải băng: Tạ Thương
(Bài đăng trên báo SVVN số Xuân Quý Tỵ 2013)

Tieu luan

Ca khúc và thơ  [đối thoại]

Trong bài “Cái chết của một nghệ sĩ”, tôi có viết là tôi không thích nghe nhạc, nhất là ca khúc. Tại sao?
Những lý do đầu tiên và quan trọng nhất cho những cái không thích như thế thường không quá khó hiểu: Vì thiếu đam mê, thiếu thói quen và đặc biệt, thiếu kiến thức. Tôi thừa nhận tôi thiếu cả ba thứ ấy, đặc biệt là về kiến thức. Tôi chơi thân với Hoàng Ngọc-Tuấn, một nhạc sĩ nổi tiếng uyên bác và tài hoa; tôi nghe anh nói chuyện về âm nhạc dễ đến cả hàng ngàn lần, nhưng tất cả những gì anh nói, cứ lọt vào tai này thì chạy ngay ra ngoài lỗ tai khác. Chúng không hề làm giàu có hơn cái vốn kiến thức vốn vô cùng ọp ẹp của tôi. Thành ra, nghe nhạc, tôi vẫn không biết bất cứ thứ gì liên quan đến giai điệu hay tiết tấu, hay nói chung, đến kỹ thuật, một yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cái loại hình nghệ thuật này.
Nhưng những lý do trên dường như vẫn chưa đủ. Nghe nhạc hòa tấu, tôi vẫn thích. Nghe nhạc cổ điển, tôi vẫn thích. Hơn nữa, càng lúc càng thích. Tôi chỉ không thích nghe các ca khúc. Hơn nữa, càng lúc càng không thích.
Lý do chính, tôi nghĩ, nằm ở chỗ này: Nghe ca khúc, vì dốt về nhạc học, tôi không chú ý nhiều đến khía cạnh âm nhạc, tôi chỉ tập trung nghe lời. Mà lời trong các ca khúc thì theo tôi, thường... dở.
Nhiều người, khi viết về các nhạc sĩ mà họ yêu thích, thường khen nhạc sĩ ấy không những chỉ là nhạc sĩ mà còn là một thi sĩ: Lời trong các ca khúc của họ hay như thơ. Hoàng Ngọc Hiến còn có ý định “tiến cử” ca từ bài “Đêm thấy ta là thác đổ” của Trịnh Công Sơn là một trong những “bài thơ tình hay nhất của thế kỷ”. Thú thực, đọc những lời khen ngợi như thế, tôi chỉ thấy sự dễ dãi đến độ buồn cười. Theo tôi, nếu chỉ nhìn từ góc độ thơ, rất hiếm có ca từ nào trong các bản nhạc bằng tiếng Việt có thể được xem là trên trung bình. Xin lưu ý: tôi chỉ nói từ góc độ thơ. Tôi không bàn về nhạc.
Nhìn từ góc độ thơ, tức chỉ nhìn từ góc độ ngôn ngữ sau khi tước bỏ đi các giai điệu, phần lớn các ca từ Việt Nam đều bị hai khuyết điểm trầm trọng: sáo và cũ. Có rất nhiều cách diễn tả ngỡ đã chết hẳn trong thơ vẫn còn ê hề trong các ca khúc: “lấp lánh trăng vàng”, “lá vàng tàn phai”, “tình duyên bẽ bàng”, “khuya về gác trọ”, “tình người lữ thứ”, “dòng suối lững lờ”, “kiếp người nhỏ bé”, “mây giang hồ”, “suối lệ”, “gót chân son”, “quê hương dấu yêu”, “con tim buốt giá”, “tim rạn vỡ”, “lòng vấn vương”, “mối sầu vạn cổ”, “mái tóc thề”, v.v. Nghe những lời như thế, thú thật, tôi chỉ muốn phát bệnh.
Người ta hay nói về mối quan hệ giữa thơ và âm nhạc. Đành là có. Trong thơ, một trong những yếu tố quan trọng nhất là nhạc tính. Tuy nhiên, xu hướng phát triển chung của thơ là, một mặt, vẫn giữ nhạc tính, nhưng mặt khác, lại cố gắng tách xa khỏi thứ nhạc tính trong âm nhạc, đặc biệt trong nhạc bình dân, vốn chỉ gồm một  số khuôn luyến láy rất đơn giản và đơn điệu. Trong nỗ lực đổi mới của những nhà thơ giàu óc sáng tạo, thơ tìm kiếm một thứ nhạc điệu khác, thứ nhạc điệu hầu như người ta không thể hát được (thậm chí không thể ngâm được). Không phải ngẫu nhiên mà trong số những bài thơ được phổ nhạc, rất hiếm bài thơ nào thật hay. Có. Nhưng hiếm. Thơ hay đương đại lại càng hiếm. Cực hiếm. Những bài thơ hay và mới lại càng hiếm. Phần lớn những bài thơ được phổ nhạc, thậm chí, khi thành nhạc, được xem là những bản nhạc hay, thường chỉ là những bài thơ trung bình. Vì vậy, người ta hay nói Phạm Duy có công trong việc làm cho một số nhà thơ bỗng trở thành nổi tiếng. Điều đó có nghĩa là, tự bản thân họ, những nhà thơ kia chưa đủ tầm vóc để được khẳng định như một nhà thơ có bản sắc, từ đó, có thể thành tên tuổi riêng. Mà thật, thơ của những người như Nguyễn Tất Nhiên, hay ngay cả Phạm Thiên Thư, thành thật mà nói, tôi nghĩ chỉ ở mức trung bình. Hay trên trung bình một tí. Thơ họ không kém. Nhưng chúng lại thiếu một thứ mà thơ cần có: sáng tạo. Tiếc, đó lại là điều quan trọng nhất. Đối với thơ.
Trong khi thơ cố gắng tách ra khỏi nhạc thì nhạc, ít nhất là nhạc bình dân, ngược lại, vẫn còn cố bám vào thơ. Lại là thơ cũ. Thành ra, trong nhạc Việt Nam hiện nay vẫn đầy những cách diễn tả sáo mòn. Tôi nghĩ điều đó có hại cho cả hai. Một mặt, về phía âm nhạc, nó làm cho nhạc cứ ở mức bình dân mãi; mặt khác, về phía thơ, nó lại bảo lưu và truyền nhiễm cái bệnh sáo, điều mà thơ phải xem như một chứng bệnh chết người.
Xin nhắc lại: ở đây, tôi chỉ bàn đến các ca khúc từ góc độ lời. Tôi không bàn về âm nhạc.


Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Dowif khoong cos cais gif ddeer goij laf quan trongj!

THIẾU TÁ CU TÍT




Hình mang tính minh họa, không nhất thiết khác với sự thật.

Sếp gọi tôi lên bảo, vụ này tao chắc mày rất khoái vì hợp với mày. Chiều nay mài ra sân bay đón thiếu tá Cu Tít. Ngài là đặc vụ bảo vệ yếu nhân và mày sẽ đi cùng ngài trong suốt thời gian ngài ở đây. Nên nhớ mọi yêu cầu của ngài phải được thỏa mãn trong thời gian nhanh nhất. Thấy tôi đần mặt ra vì nhớ tới thằng đồng tính mù xoa trong đoàn bộ trưởng sang thăm tháng trước, ngài trợn mắt gằn giọng: nghĩa là nếu thiếu tá muốn nuôi thỏ thì mày phải đi mua cà rốt. Hiểu chưa?. Nhiệm vụ cụ thể của ngài tao không rõ vì đó là bí mật quốc gia nhưng tao được biết một phần trong đó là huấn luyện cho mày những kỹ năng cần thiết cho việc bảo vệ ngài thủ tướng và phu nhân trong chuyến công du sắp tới. Ái chà, dcm, phen này,tôi, thằng lái xe quèn nhảy vọt phát lên làm đặc vụ.

Tôi ra sân bay đón thiếu tá Cu Tít và để bắt đầu luyện tập cho nhiệm vụ quan trọng sắp tới tôi quyết định dùng khả năng phán đoán để nhận ra ngài thiếu tá trong đoàn người đông đúc bước ra từ khoang cửa sân bay. Gập tờ giấy biên tên ngài đút vào túi, tôi bắt đầu soi từng người một. Tôi đặc biệt chú ý tới những người to cao kính đen vét xám. Đang định tiến đến một người như vậy để hỏi thì bỗng có một bàn tay đập bộp vào vai tôi và một giọng nói nhỏ nhưng sắc: Đi thôi, chúng ta không có nhiều thời gian để mất. Đầu tiên, hãy đưa tao về khách sạn. Nhìn vẻ mặt lớ ngớ của tôi, ngài nói thêm: nhân tiện, tao là Cu Tít người mà mày phải đón hôm nay.


Thiếu tá Cu Tít chả giống gì người mà tôi mường tượng. Ngài còn thấp hơn cả tôi với cái đầu hói bóng và cái bụng to đùng.

Ngồi trên xe tôi đánh bạo hỏi: sao ông biết chính xác là tôi? Ngài cười khẩy: Tao còn biết mày ỉa đùn ra quần bao nhiêu lần hồi học mẫu giáo cơ. Thế ngài ra đàng nào mà tôi không thấy nhỉ?. Những người như tao không đi theo lối thông thường để có thể bị nhận ra. Chà chà! Đặc vụ bảo vệ thủ tướng có khác. Tôi tắc lưỡi khâm phục.


Suốt thời gian ở VN, tôi được Cu Tít mở mắt. Ngài dạy tôi cách đi đứng chọn vị trí và quan sát đám đông để tìm ra những nhân vật khả nghi. Cặp mắt sắc lẹm loang loáng của ngài không bỏ sót cái gì. Tôi tiếc hùi hụi vì việc quan trọng nhất là kỹ năng lái xe hộ tống thì ngài không dạy vì ngài bảo: Tao mới là người cần học lái xe ở VN chứ không phải mày. He he.


Nhiệm vụ tiền trạm của ngài cuối cùng cũng xong. Ngày cuối cùng ngài cho tôi nghỉ và ngài cũng tự cho phép mình thư giãn lang thang phố cổ Hà nội.


Đến chiều, chuông điện thoại của tôi bỗng reng reng. Đầu dây bên kia là thiếu tá Cu Tít. Vẫn là những mệnh lệnh ngắn gọn: Mày đến khách sạn ngay. Tao chờ ở sảnh.


 Lao vội đến khách sạn tôi thấy thiếu tá đang ngồi với hai người lạ mặt. Quay sang tôi ngài bảo: mày phiên dịch cho tao. Đây là hai công an hình sự phường Hàng Trống. Tao đi dạo bờ hồ bị kẻ gian thón mất cái ví, máy ảnh, cả i phone lẫn Ipad nữa.


Thôi, bỏ mẹ tôi rồi.@ chuyện của anh con Bín bần nông ( http://nguyendangbinh-nguyendangbinh.blogspot.co.uk)


2.

Thú thật bây giờ hỏi anh sợ nhất gì? Thưa ngay, nhất tết. Cái sợ của anh nó manh nha, âm ỉ từ khi xa nhà đi đại học. Cứ mỗi bận tết đến, vác cái thân gầy về với mẹ là anh thấy bùi ngùi. Không phải vì anh không thích tết, mà cứ mỗi đận thế, mặt mẹ anh lại sưng lên, mắt ngân ngấn lệ. 


Tết về đầm ấm, sao mình lại thấy sợ?

Bởi sau đó ít ngày, không chỉ riêng anh mà còn cả mấy đứa em lại vác đi một số mớ. Tất nhiên là mớ ăn được. Cái bỏ bị, cái đút túi quần. Thường là ít khi đủ đầy theo mong muốn. Thiếu thốn phần nhiều nên anh em cứ dòm ngó nhau, rồi tị nạnh. Cũng may, mẹ anh vốn công bình. Nói như ông Cụ, không sợ ít, chỉ sợ chia không đều.

Đến khi anh đi làm rồi lấy vợ. Các em anh cũng thế. Sự tết nhất càng nhiêu khê, cùng cực. Hết nội ngoại đông tây lại đến bắc nam bạn bè khách khứa. Thời no đủ, chả phải lo lắng cho ai nhiều mà cũng phờ râu cáo, bở hơi tai. Anh tử vi vốn nhàn thân nhưng tâm nặng nên càng lồng lộn tợn.
Đã thế, lại có cái vai con cả, thường thì chả ra phẩm chất gì đâu nhưng hễ cứ nhà có việc trọng như giỗ chập tết nhất, là oai còn hơn cóc. Nhọc thân cực!

Nhớ cái năm nào đấy, anh ở lại Hà thành ăn tết với bên ngoại một phen. Phần thì cũng dỗi mẹ vì sung sướng rồi mà vẫn cứ thấy nhọc nhằn lo toan, kể lể chuyện xưa. Phần cũng muốn chiều vợ và lấy lòng bên ngoại một tí. Thêm tẹo nữa xem cái tết thành phố nó có khác thôn quê. Anh có tỉ lí do, cơ sở để mà quyết tâm ở lại. Phấn khởi, vui vẻ phết.

Ấy thế mà đêm giao thừa ngồi bú chén rượu nhạt là anh nhớ nhà, nhớ sự thuộc thân đến cùng cực. Và anh khóc. Lúc đầu chỉ ít giọt vắn dài, thêm vài tiếng i i. Sau là cứ nấc lên từng chập. Nước mắt, nước mũi chát mặn, nhờ nhờ nơi chung rượu. Vợ anh chả hiểu cơ sự mẹ gì, cứ hỏi sao lại khóc, cườm tay lượn lờ vuốt nước mắt anh. Chỉ tí nữa anh phụt òa thành tiếng. Phải dằn thêm năm bảy chén rượu thì mới im. Nhưng sau nó lại phun ra sằng sặc, nhạt nhòa hết cả vùng miệng, khu vực iết hầu và cả hậu môn. Anh bảo, anh say. Mà say thì anh hay khóc. Không nhẽ lại bảo nhớ nhà? Anh chả điên thế. Vợ nó cười cho. Nhục mặt.

Bao bận anh tính nhấc máy gọi về, nhưng anh sợ. Sợ anh khóc ngất ra đấy thì chả còn ra cái thể thống gì và lấy ai ra mà dỗ. Anh cứ ngồi thu lu, trầm ngâm, sụt sịt. Vợ anh nhăn nhó rồi cũng lượn lên nhà, quẳng lại cho anh lời nhắn, rằng sao hồi quen biết nhau rượu bao nhiêu bận mà chả thấy khóc bao giờ. Giời ạ, có ba tháng lẻ hai ngày là cưới, hôn nhau còn chưa cảm được vị viêm lợi, cao răng. Biết chó!

Mẹ anh gọi. Anh sợ không dám cầm máy. Thì vẫn cái sợ phọt khóc tức tưởi lúc đêm hôm. Chuông đổ bao nhiêu bận, anh vẫn im. Còn bật cả ti vi to lên cho át tiếng. Rượu còn bao nhiêu, anh bú sạch. Anh nhớ là nằm luôn tại chiếu nhưng sáng dậy lại thấy ở trên giường, người đầy mùi dầu cao và mồm thì đắng chát. Mệt mỏi, anh nằm mẹ đến chiều. Tỉnh dậy, người tê tê, đầu u u. Nóng bỏng. Anh ốm mất rồi. Anh chẳng còn biết giời đất, giăng sao.

Năm đó, anh liệt giường mấy ngày tết. Và cùng từ đó anh chẳng thèm ở lại với tết phố thị thêm một xuân nào nữa. Và cũng từ đó, anh chính thức...sợ tết.

Đấy, như cái tết vửa xong chả hạn. Anh về đúng ngày mẹ dặn. Xứ Thanh mưa phùn gió bấc đến tận ngày anh đi. Đéo mẹ, ngày cứ năm sáu cữ rượu. Rồi ngủ. Đều đặn thế mất nguyên tuần giời. Người ngợm như thân đi mượn, lúc nào cũng lâng lâng, nhẹ bẫng. Khổ, nhà đông anh em, lắm họ hàng, anh không uống thì ai uống cho. Không khéo, người ta còn không chơi với thì còn khổ. Cả năm, chỉ mong mỗi ngày về để uống với nhau chén rượu, kể những chuyện xửa xưa. Sự chối từ nó nặng lòng lắm.

Được cái may, rượu nó không uống mất anh và anh cũng tuyệt đối không để mất nó. Chứ mà anh mửa ra đó, thì còn ra cái thể thống chó gì. Phải không? Mẹ anh thấy thế nên cũng iên tâm, nhiều cuộc còn động viên cho uống. Anh em bạn hữu ai cũng vui. Vài cây rượu làng còn phong anh là thánh tửu. Thánh thần chó gì. Nào ai hiểu lòng anh???

Ban nãy, hồi chiều anh đi. Mẹ anh lại gói gém cho bao nhiêu là thứ. Khổ lắm, nói bao lần rồi, thời này chứ đâu phải ngày xửa xưa mà chồng chất. Như thiên hạ kia kìa, giờ còn mấy ai ăn tết, họ chơi là nhiều. Anh thì vẫn thích cả ăn lẫn chơi. Cái cặp đôi ăn chơi mà tẽ đôi ra thì dị hợm lắm. Thôi thì để cho mẹ anh vui, anh cũng nhặt nhạnh đi đôi thứ, gọi là.

Trở ra cất nhấc đồ đạc anh thấy tòi ra lọ ruốc bông. Thôi chết anh rồi. Mẹ anh nhét vào lúc nào mà anh chẳng biết. Thực ra thì anh thích ruốc bông. Ngày bé mẹ anh hay giã cho ăn. Nói thật, mặn và chả bưa giắt kẽ răng. Nhiều bận còn trộn thêm muối vừng, muối lạc ăn cho kinh tế. Đấy, ai đời U 70 rồi còn đi giã giuốc bông rồi dấm dúi nhét cho ông con U 40 ăn dặm. Anh vốc miếng ăn thử, vẫn nguyên xi vị xưa. Cho thằng chọi con một dúm, nó le lưỡi nhổ phì phì, đòi ăn phô mai con bò cười với xúc xích mini. Tiên sư mày. Giuốc bông là của trẻ con. Thế mà ông bố lại còn được xơi. Ối giời!

Qua quýt bát cơm rồi nguẩy đít sang nhà ngoại. Hai thân già ngồi chầu hẫu, cỗ bàn ê chề nguội lạnh. Bẩu sao không ăn đi, chờ gì nữa? Hai thân già đồng thanh, chúng tôi giờ tuyền ăn vọng. Các bạn biết ăn vọng? Là sự ngóng trông đấy thôi. Khổ!

Lạnh, mệt nên về ngủ sớm. Chưa đặt lưng thì tiếng bíp bíp lại kêu ( âm hiệu tin nhắn anh cài đặt riêng dành cho gái). Lén chui toa lét phập phù mở. Tin nhắn đây này " Năm con rồng cầu chúc cho anh sự thành công, sức khỏe và luôn nhớ đến em". Anh nhắn vội " Rồng lộn rồi, anh xin". Anh tắt máy, chui chăn ngủ. Hết Tết!



“Dự thảo sửa đổi hiến pháp, quyền con người đặc biệt quan trọng"

Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Hoàng Thế Liên:

“Dự thảo sửa đổi hiến pháp, quyền con người đặc biệt quan trọng"

Thứ tư 23/01/2013 15:10
(GDVN) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có 11 chương với 124 điều, giảm 1 chương và 23 điều, trong đó, giữ nguyên 12 điều, bổ sung, sửa đổi 101 điều, bổ sung 11 điều mới. Điểm đáng chú ý là tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam đều quy định tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
"Dự thảo lần này nhấn mạnh các hình thức nhân dân thực hiện quyền lực của mình"
Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào ngày 23/11/2012, kỳ họp thứ tư. Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 136/QĐ - TTg về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhằm tiếp thu các ý kiến góp ý của toàn thể nhân dân cả nước, chuẩn bị tốt nhất cho lần sửa đổi hiến pháp này. Vậy tại sao phải sửa đổi Hiến pháp vào thời điểm này và người dân quan tâm tới vấn đề nào nhất?
Theo ông Hoàng Thế Liên – Thứ trưởng Bộ Tư Pháp, nước ta đã có 4 lần sửa đổi hiến pháp vào các năm 1946, 1959, 1980 và 1992. Một đặc điểm rất lớn đáng chú ý là suốt thời gian lập hiến đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vì vậy mà mỗi lần đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới với chính sách mới do Đảng đề ra, chúng ta đều đặt vấn đề sửa đổi hiến pháp.
Ông Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng Bộ Tư Pháp: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này đề cao quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, quy định quyền lập hội để nhân dân tham gia kiếm soát quyền lực nhà nước.
“Hiến pháp năm 1992 được xây dựng trong bối cảnh chúng ta ở giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới.
Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992:
Dự thảo lần này nhấn mạnh các hình thức nhân dân thực hiện quyền lực của mình, thông qua dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, không chỉ qua cơ quan dân cử mà các cơ quan nhà nước khác. Đó là một nội dung rất quan trọng thể hiện xuyên suốt trong dự thảo.
Trong chương về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, môi trường... cũng có nhiều điểm sửa đổi về cách hiến định các thành phần kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm công bằng, bảo đảm môi trường... 
Trong quyết định về bộ máy nhà nước, có nhiều điểm sửa đổi bổ sung, xác định rõ hơn các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, mối quan hệ giữa các cơ quan, quy định về kiểm soát quyền lực nhà nước.
Đặc biệt, dự thảo bổ sung một số thiết chế hiến định độc lập như Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Dự thảo có quy định mới về thẩm quyền Quốc hội, vai trò của nhân dân trong sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, quy trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.
Chúng ta bắt đầu đổi mới kinh tế từ năm 1986, đến năm 1991 thì có cương lĩnh khẳng định đường lối ưu tiên phát triển kinh tế, từng bước đổi mới chính trị phù hợp, do đó Hiến pháp năm 1992 chủ yếu sửa đổi về vấn đề kinh tế, tạo bước chuyển lớn từ cơ chế kế hoạch hóa quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, gắn liền với đó là sửa đổi một số vấn đề về cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước, chuyển từ cơ chế hoạt động theo nguyên tắc tập thể sang đề cao trách nhiệm cá nhân.

Nhờ sự đổi mới trong Hiến pháp năm 1992 về chế độ kinh tế mà chúng ta đạt được những thành tựu lớn trong phát triển đất nước trong 20 năm qua”, Thứ trưởng Liên nói.
Tổng kết 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992 cho thấy nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về nhiều mặt, trong đó có cả kinh tế, đồng thời cũng thấy cải cách tư pháp, lập pháp, hành chính đạt được một số thành tựu nhưng cũng còn có nhiều vấn đề vướng mắc. Vì vậy, chúng ta đặt vấn đề sửa đổi Hiến pháp để tạo cơ sở hiến định đẩy mạnh các cuộc cải cách.

Đặc biệt, trong Cương lĩnh 1991 được sửa đổi bổ sung theo nghị quyết Đại hội Đảng XI có đề ra chiến lược mới, tức là trước đây ưu tiên phát triển kinh tế, từng bước đổi mới chính trị thì nay đặt vấn đề đổi mới chính trị và kinh tế đồng bộ. Do đó, lần nay chúng ta sửa đổi Hiến pháp để đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế, tạo tiền đề chính trị cho phát triển kinh tế.
Lịch sử lập hiến lâu dài cho phép chúng ta nhận thức mới về Hiến pháp, đổi mới về tư duy hiến pháp. Năm 1992, khi chúng ta xây dựng Hiến pháp 1992 thì hệ thống luật còn mỏng, chỉ có 93 luật và pháp lệnh.

Trong bối cảnh đó, Hiến pháp phải quy định rất nhiều điều mà lẽ ra phải giao cho luật quy định. Hiện nay, khi sửa đổi Hiến pháp 1992 thì chúng ta có 330 luật và pháp lệnh, tức là hệ thống pháp luật của chúng ta đã phát triển, đủ điều kiện đổi mới kỹ thuật lập pháp theo hướng Hiến pháp quy định những vấn đề rất cơ bản, còn lại để cho luật quy định.
Thứ trưởng Hoàng Thế Liên chia sẻ: “Dự thảo lần này sau khi sửa đổi có 11 chương với 124 điều, giảm 1 chương và 23 điều, trong đó, giữ nguyên 12 điều, bổ sung, sửa đổi 101 điều, bổ sung 11 điều mới. Điểm đáng chú ý là tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam đều quy định tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn nữa là xác định hình thức để nhân dân thực hiện. Hiến pháp 1992 quy định nhân dân thực hiện thông qua Quốc hội và HĐND, tức là thông qua cơ chế dân chủ đại  diện, việc tổng kết thi hành Hiến pháp cho thấy quy định như thế là không đủ.

Do điều 6 dự thảo bổ sung đầy đủ hơn, một là khẳng định nhân dân thực hiện quyền lực thông qua dân chủ dạ diện và dân chủ trực tiếp với nhiều hình thức mới, không chỉ thông qua cơ quan quyền lực mà các cơ quan nhà nước khác cũng chịu trách nhiệm cho nhân dân thực hiện. Tôi cho đó là một sự thay đổi tương đối lớn”.
Dự thảo cũng đã thể hiện rất rõ, nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân
Ông Phạm Quốc Anh – Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam:
Tôi thấy có hai điểm đáng chú ý: Thứ nhất là vị trí vai trò của MTTQ Việt Nam trong giám sát và phản biện được nâng cao, đây là điều chưa từng có từ trước tới nay. Thứ hai, là đề cao vai trò của người dân trong sống, làm việc, tự do, nói rõ hơn quyền con người và quyền công dân.
Quyền con người trong dự thảo lần này đã nói rõ hơn: quyền sống, bảo hộ tính mạng, sức khỏe, quyền được hiến mô, tạng, hiến xác, đây là điểm mới nhưng cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Về quyền công dân, ngoài quyền tự do cư trú, đi lại, tự do tín ngưỡng còn có quyền lập hội, quyền biểu tình… đây là những vấn đề mới, bước đầu đã được chúng ta triển khai và khi sửa đổi Hiến pháp thì sẽ có cơ sở triển khai mạnh mẽ hơn.
dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát quyền lực. Điểm mới ở đây là kiểm soat quyền lực, toàn bộ dự thảo Hiến pháp tập trung thể hiện nội dung kiểm soát quyền lực:
Thứ nhất là xác định thẩm quyền từng cơ quan trong bộ máy, quy định mối quan hệ rõ ràng hơn giữa các cơ quan.
Thứ hai, đề cao quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, quy định quyền lập hội để nhân dân tham gia kiếm soát quyền lực nhà nước; điều 9 tiếp tục khẳng định nguyên tắc đại đoàn kết, giao cho Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chức năng giám sát và phản biện xã hội với các cơ quan nhà nước.
Thứ ba, chúng ta thiết lập một số thiết chế hiến định độc lập, thực hiện kiểm soát quyền lực như Hội đồng Hiến pháp là cơ quan chuyên môn của Quốc hội. Chúng ta khẳng định cơ quan nào làm gì, Quốc hội là cơ quan lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Tòa án thực hiện quyền tư pháp, đó là cơ sở hiến định để thực hiện phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực.
Thứ trưởng Hoàng Thế Liên nhấn mạnh: “Lần sửa đổi hiến pháp này chúng ta bổ sung nhiều yếu tố về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đặt trong chương II. Hiến pháp ghi nhận 16 quyền con người, tất cả mọi người sống trên một lãnh thổ đều được hưởng những quyền này, kể cả người nước ngoài và người không có quốc tịch Việt Nam”.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Tư Pháp, ngày 11/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ban hành kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Kế hoạch này đã bám sát Nghị quyết 38 của Quốc hội như về mục tiêu, yêu cầu, bảo đảm các hình thức phù hợp với chức trách của Chính phủ. Lần sửa đổi này có một ý nghĩa lớn là tư duy về hiến pháp, xem đây là đạo luật cơ bản, tức là tất cả các quy định đều có giá trị pháp lý và buộc phải  thực hiện. Trước đây nhiều điều còn mang tính tuyên ngôn, gửi gắm, nhiều điều mang tính nguyện vọng.

Do đó, khi người dân góp ý thì không nên nghĩ đây là việc của chuyên gia, mà đã là đạo luật gốc thì sẽ quyết định các quyết sách lớn của quốc gia, ai cũng có thể đóng góp. Còn từ chính sách đó được biến thành các điều luật thì là nhiệm vụ của các nhà làm luật.  

Nhân việc sửa đổi hiến pháp

Hiến pháp nước ngoài viết về đảng cầm quyền như thế nào?

Hiến pháp hầu hết các nước đều không nói gì về đảng cầm quyền. Tại một số nước giới thiệu dưới đây, Hiến pháp có viết về sự lãnh đạo của đảng cầm quyền.
1) Liên Xô cũ : chỉ có một chính đảng duy nhất là Đảng Cộng sản (ĐCS) đồng thời là đảng cầm quyền. Trong thời gian tồn tại (1917-1991), nước này đã sử dụng 4 bản Hiến pháp.
Hiến pháp 1918 (còn gọi là Hiến pháp Lê-nin) và Hiến pháp 1924 (Lê-nin có chỉ đạo soạn thảo) không nói gì về ĐCS Liên Xô, dù Đảng đã lãnh đạo nhà nước ngay từ sau Cách mạng Tháng Mười.
Hiến pháp 1936, còn gọi là Hiến pháp Xta-lin [1], là Hiến pháp tồn tại lâu nhất (41 năm), và lần đầu tiên nói tới vai trò lãnh đạo của ĐCS Liên Xô, nhưng không nói tại các chương trình bày về cơ cấu xã hội và nhà nước, mà chỉ nói tại một phần trong Điều 126 thuộc « Chương X — Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân ».
Điều 126 viết : « Để phù hợp với lợi ích của người lao động và nhằm phát huy tính tự lập về tổ chức và tính tích cực về chính trị của quần chúng nhân dân, công dân Liên Xô được đảm bảo có quyền tập hợp trong các tổ chức xã hội như : công đoàn, hợp tác xã, đoàn thanh niên, các tổ chức thể thao và quốc phòng, các hội văn hóa, khoa học và kỹ thuật ; và những công dân tích cực và giác ngộ nhất trong hàng ngũ giai cấp công nhân, nông dân lao động và trí thức lao động tự nguyện tập hợp lại trong Đảng Cộng sản Liên Xô, là đội ngũ tiên tiến của nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh nhằm xây dựng xã hội cộng sản và là hạt nhân lãnh đạo của tất cả các tổ chức của nhân dân lao động — các tổ chức xã hội cũng như các tổ chức nhà nước. » 
Điều 126 cho thấy ĐCS coi mình là một trong các tổ chức xã hội, chỉ khác ở chỗ là hạt nhân lãnh đạo của tất cả các tổ chức xã hội và nhà nước ; không coi Đảng là một tổ chức quyền lực, không buộc xã hội phải thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng như một đặc quyền.
Hiến pháp 1977 (Hiến pháp Brê-giơ-nep) [2] đề cập nổi bật vai trò lãnh đạo của ĐCS Liên Xô bằng Điều 6 trong « Chương I — Chế độ chính trị » :
« ĐCS Liên Xô là lực lượng lãnh đạo và dẫn dắt xã hội Xô viết, là hạt nhân của hệ thống chính trị, của nhà nước và các tổ chức xã hội. ĐCS Liên Xô tồn tại vì nhân dân và phục vụ nhân dân. ĐCS Liên Xô được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác-Lênin quyết định chính sách đối ngoại, đối nội của Liên Xô, lãnh đạo các hoạt động sáng tạo vĩ đại của nhân dân Liên Xô, làm cho cuộc đấu tranh giành thắng lợi cho chủ nghĩa cộng sản có đặc điểm là có kế hoạch, có căn cứ khoa học. Mọi tổ chức đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp Liên Xô. » 
Quy định này có tính pháp lý rõ rệt, khác với Điều 126 Hiến pháp 1936. Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc cho biết Điều 4 Hiến pháp Việt Nam 1980 là học Điều 6 Hiến pháp 1977 Liên Xô.
Tháng 3/1990, Đại hội Đại biểu nhân dân Liên Xô thông qua quyết định sửa đổi Hiến pháp, hủy bỏ quy định về địa vị lãnh đạo của ĐCS Liên Xô, tuyên bố tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các chính đảng tham gia xây dựng và quản lý nhà nước, xã hội. Sau sự kiện 19/8/1991, ĐCS Liên Xô tuyên bố tự giải thể.
2) Trung Quốc cho tới nay đã sử dụng 4 bản Hiến pháp.
Hiến pháp 1954 trong Lời Nói Đầu (không thuộc phần chính văn của Hiến pháp nên không phải là quy định pháp luật) có nói về địa vị lãnh đạo của ĐCSTQ trong Mặt trận Thống nhất nhưng không xác nhận địa vị đó đối với toàn bộ nhà nước, cũng không có quy định chức quyền của Đảng trong đời sống nhà nước. Các điều văn trong Hiến pháp hoàn toàn không nói gì tới đảng.
Hiến pháp 1975 (ban hành trong Cách mạng Văn hóa) có 30 điều. Các Điều 2, 13, 15 và 16 đều quy định « ĐCSTQ lãnh đạo » ; Điều 26 viết : « Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân » trước hết là « ủng hộ sự lãnh đạo của ĐCSTQ ». Hiến pháp 1975 xác nhận địa vị lãnh đạo của Đảng trong toàn bộ đời sống nhà nước và có quy định cụ thể về chức quyền của ĐCSTQ, như quyền lãnh đạo và quyền thống soái về quân sự, quyền lãnh đạo Quốc hội, quyền đề cử Thủ tướng. Nhưng không có quy định trình tự Đảng phải tuân theo khi hành xử các chức quyền đó.
Hiến pháp 1978 (Hoa Quốc Phong chủ trì soạn thảo) cơ bản giữ lại các quy định về địa vị pháp lý của ĐCSTQ như Hiến pháp 1975, chỉ bỏ đi quy định về quyền lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội.
Hiến pháp 1982 được soạn thảo từ năm 1980, sau khi ĐCSTQ quyết định tiến hành Cải cách mở cửa. Hiến pháp được đưa ra toàn dân thảo luận, Quốc hội thông qua và ban hành ngày 4/12/1982.
Hiến pháp hiện hành [3] là Hiến pháp 1982 có bổ sung 4 Tu chính án do Quốc hội đưa ra vào các năm 1988, 1993, 1999 và 2004. Trừ Lời Nói Đầu (không có tính pháp luật) ra, tất cả các điều văn (138 điều) trong chính văn Hiến pháp hoàn toàn không có từ « Đảng Cộng sản » và « cộng sản ». Theo giải thích đó là vì Báo cáo chính trị tại Đại hội XII ĐCSTQ (9/1982) chỉ rõ : « Đảng không phải là tổ chức quyền lực ra lệnh chỉ huy quần chúng ». Điều lệ mới của Đảng đưa ra quyết định lịch sử : « Đảng phải hoạt động trong phạm vi Hiến pháp và pháp luật ». Từ năm 1941 Đặng Tiểu Bình đã tuyên bố phản đối « Dĩ đảng trị quốc » (dùng đảng cai trị đất nước).
Hiến pháp 1982 tồn tại lâu nhất và được giới lý luận Trung Quốc đánh giá là Hiến pháp tốt nhất của nước này.
3) Triều Tiên : Hiến pháp hiện hành được thông qua năm 2009 đã bỏ tất cả các câu nói về chủ nghĩa cộng sản trong Hiến pháp trước (1979) ; chỉ dùng từ chủ nghĩa xã hội và tư tưởng chủ thể.
Ngày 13/4/2012, Quốc hội thông qua pháp lệnh « Phê chuẩn Tu chính án Hiến pháp XHCN nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Triều Tiên », đưa ra quy định « đồng chí Kim Jong Il  [đã mất từ 17/12/2011] là Chủ tịch vĩnh viễn Ủy ban Quốc phòng » nước này, đặt thêm chức vụ Chủ tịch thứ nhất Uỷ ban quốc phòng và quy định người này là « Nhà lãnh đạo tối cao » của CHDCND Triều Tiên [hiện nay là ông Kim Jong Un, con ông Kim Jong Il, cháu nội ông Kim Nhật Thành (tức Kim Il Song, mất 8/7/1994)]. Lời Nói Đầu Tu chính án Hiến pháp có 17 lần nhắc tới tên Kim Nhật Thành, trong đó 6 lần gắn sau từ Lãnh tụ vĩ đại ; và gọi đây là Hiến pháp Kim Nhật Thành.
Tu chính án Hiến pháp [4] có 7 chương, 166 điều, chỉ có hai điều văn dùng tới từ « đảng » :
Điều 11 trong « Chương I — Chính trị » viết : « Nước CHNDDC Triều Tiên tiến hành mọi hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao Động Triều Tiên. »
Điều 67 thuộc « Chương V — Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân » có câu « Nhà nước cung cấp điều kiện tự do hoạt động cho các chính đảng dân chủ và đoàn thể xã hội. » Điều này có lẽ không thực tế vì ở nước này chỉ có một chính đảng duy nhất là Đảng Lao động Triều Tiên.
Tu chính án Hiến pháp chỉ có một chỗ nhắc tới chủ nghĩa cộng sản, đó là Điều 29 trong « Chương II — Kinh tế » : « Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản được xây dựng dựa vào sự lao động sáng tạo của nhân dân lao động. »
4) Lào : Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chỉ có một chính đảng duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Hiến pháp Lào được Nghị viện Nhân dân tối cao thông qua ngày 14/8/1991, gồm 10 chương, 80 điều [5]. Trong Lời Nói Đầu có hai chỗ dùng từ « đảng », đó là Đảng Cộng sản Đông Dương trước đây và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào hiện nay.
Trong toàn bộ các điều văn chỉ có một lần nhắc tới từ « đảng », đó là Điều 3 thuộc « Chương I — Chế độ chính trị » : « Quyền làm chủ nhà nước của nhân dân các bộ tộc Lào được bảo đảm và thực hiện thông qua chế độ chính trị với hạt nhân lãnh đạo là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. »
5) Cuba : Hiến pháp nước Cộng hòa Cuba có 12 chương gồm 141 điều [6], được toàn dân bỏ phiếu thông qua. Trong Hiến pháp, tại « Chương I — Cơ sở chính trị, xã hội và kinh tế của nhà nước » có hai chỗ nhắc tới từ « đảng ».
Điều 5 : « Đảng Cộng sản Cuba — đội tiên phong chủ nghĩa Mác-Lê có tổ chức của giai cấp công nhân — là lực lượng lãnh đạo tối cao của xã hội và nhà nước, tổ chức và chỉ đạo mọi người cùng cố gắng đạt tới mục đích cao cả xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến tới tương lai chủ nghĩa cộng sản. »
Điều 6 : « Liên đoàn thanh niên cộng sản — tổ chức thanh niên tiên tiến — dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý công tác đào tạo các thành viên tổ chức này trở thành người cộng sản tương lai và sử dụng các phương pháp giới thiệu thanh niên tham gia học tập, tham gia các hoạt động yêu nước, lao động, quân sự, khoa học và văn hóa để thúc đẩy dùng tư tưởng cộng sản giáo dục thế hệ thanh niên. »
Chú ý :
1) Liên Xô cũ, Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp Lào không có từ chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác-Lê, cộng sản ; Điều 2 viết : « Nước CHDCND Lào là nhà nước dân chủ nhân dân. ».
2) Tại 4 trong 5 nước nói trên chỉ tồn tại một chính đảng duy nhất (và là đảng cầm quyền). Riêng Trung Quốc thực hành cơ chế hợp tác đa đảng giữa ĐCSTQ cầm quyền với 8 đảng phái dân chủ trong một mặt trận thống nhất gọi là Hội nghị Hiệp thương chính trị. Lời Nói Đầu Hiến pháp Trung Quốc viết : Chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị do ĐCSTQ lãnh đạo sẽ tồn tại và phát triển lâu dài. Ngoài ra do áp dụng thể chế một nước hai chế độ nên hai đặc khu hành chính Hồng Công và Ma Cao thuộc Trung Quốc vẫn giữ chế độ đa đảng. □
                       Hồ Anh Hải
Ghi chú :
[1] Bản tiếng Nga : http://www.hist.msu.ru/ER/Etext/cnst1936.htm
Статья 126. В соответствии с интересами трудящихся и в целях развития организационной самодеятельности и политической активности народных масс гражданам СССР обеспечивается право объединения в общественные организации:  профессиональные союзы, кооперативные объединения, организации молодежи,  спортивные и оборонные  организации,   культурные,   технические   и   научные  общества,  а  наиболее  активные и сознательные граждане из рядов рабочего класса,  трудящихся крестьян  и  трудовой  интеллигенции добровольно  объединяются  в  Коммунистическую  партию Советского Союза,  являющуюся передовым отрядом трудящихся в их борьбе за построение коммунистического общества и представляющую руководящее ядро всех организаций трудящихся, как  общественных, так и государственных.
Bản tiếng Anh :   http://www.departments.bucknell.edu/russian/const/1936toc.html
ARTICLE 126. In conformity with the interests of the working people, and in order to develop the organizational initiative and political activity of the masses of the people, citizens of the U.S.S.R. are ensured the right to unite in public organizations--trade unions, cooperative associations, youth organizations,' sport and defense organizations, cultural, technical and scientific societies; and the most active and politically most conscious citizens in the ranks of the working class and other sections of the working people unite in the Communist Party of the Soviet Union (Bolsheviks), which is the vanguard of the working people in their struggle to strengthen and develop the socialist system and is the leading core of all organizations of the working people, both public and state.
[3] http://www.people.com.cn/GB/shehui/1060/2391834.html  (人民日报 2004年03月16日)
[4] http://wenku.baidu.com/view/fe55638371fe910ef12df83a.html
[5] http://www.chinalawedu.com/news/15300/154/2006/1/ma358638404414216002207984_182384.htm 
[6] http://baike.baidu.com/view/1045951.htm?fromenter=%B9%C5%B0%CD%CF%DC%B7%A8

Hải Hoành
Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2013 5:56 AM

[2] http://vi.wikisource.org/wiki/