Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Vu vơ mà nói ( Nhàn đàm )





Con người ta trong một đời ngắn ngủi của mình thường hay huyễn hoặc, ngộ nhận nhiều giá trị và hay có những xử sự sai lầm. Ấy thế mà luôn tự "Bênh vực mình", cho là mình thế nọ, thế kia, người khác không hiểu và đối xử với mình chưa được công bằng. Tệ hơn, tự đề cao mình quá mức. Đành rằng tự tin là đức tính tốt, nhưng thái quá, lại chẳng ra gì. Gã đã từng ngồi với mấy anh thợ chuyên môn đào huyệt chôn người, mấy anh coi xe ngoài bãi, thậm chí cả mấy ả tiếp viên ( Gọi thế cho nó sang, chứ thực ra là ca ve chính hiệu), mấy ngài tiến sĩ rởm, giáo sư hão ( Bằng cấp đi mua, chạy chọt cách này cách khác, chả vinh dự gì !), mấy mụ công chức có tý quyền nhờ đôi chân dài và vốn tự có, mặt lúc nào cũng vênh vác nhơn nhơn, chỉ chờ dịp để thể hiện quyền lực và uy danh của mình. Lại nữa các bậc quan tham lại nhũng ( Hình như thời nào cũng có, mặt trái của mọi thể chế, cho dù thể chế đó có ưu việt đến đâu! ).
 Tóm lại là đủ hạng người, giàu nghèo đủ cỡ, đủ các giai tầng trong xã hội, kể cả hắn cũng không ngoại lệ, đều có ý nghĩ giống nhau. Kẻ nói ra miệng, người giữ kín trong lòng. Ai cũng nghĩ mình hơn người khác, mình còn thiệt thòi, mở miệng ra " Riêng tôi thế này, riêng tôi thế khác"..
Thực ra con người ta nào có ghê gớm gì?
 Nói về sức mạnh thân xác không hơn hổ báo, sư tử. Khoẻ không bằng voi.. Chỉ hơn nhau ở đầu óc và cái tâm của chính mình. Vào cái thời nhiều giá trị bị" nhầm", bị lẫn lộn thế này, biết ai hơn ai kém?
Có những vị do thế thời đưa đẩy, vì lẽ nào đó người đời tung hô mà hào quang sáng chói, danh vọng ngất trời.. Thực ra tư chất,phẩm hạnh chắc gì đã hơn kẻ bình thường. Có kẻ chó ngáp phải ruồi, ngất ngưởng nơi cao, nhìn người bằng nửa con mắt. Có kẻ ông cha để lại, sẵn đường cha truyền con nối, có chút của, chút tiền nhìn bạn bè, thiên hạ như thịt cá. Không ăn được vỗ đít quay lưng, bần tiện và trắng trợn ra mặt! Cũng có người tự dưng gặp may, vớ được hũ bạc hũ vàng từ đời tám hoánh nào, của ai không biết, cá vào ao ta ta hưởng. Điều đó không đáng trách. Anh may mắn kệ anh. Chỉ có điều lúc có của ăn của để, sang trọng rồi đừng quên thủa bần hàn, quên bạn cũ, coi thiên hạ tất cả dưới chân mình, mở miệng là muốn dạy bảo thế nọ , thế kia, người này người khác!
Còn vô vàn những chuyện không thể kể hết trên đời..!
Gã đã từng gặp các bà mẹ vùng quê, nghèo đói khốn khổ, mà vẫn cưu mang kẻ khác, nhường cơm sẻ áo, thậm chí hy sinh của cải vật chất, kể cả tính mạng cho người mà không đòi hỏi chút hàm ơn. Kể cả những kẻ đó qua sông rồi, vẫy tay lên sóng, qua cầu rút ván, vẫn không nỡ chê trách một lời?
Nếu cần nêu bia đá, tượng vàng, hẳn là các bà mẹ này xứng đáng cho người sau lưu truyền thiên cổ hơn là bao huyền thoại hão huyền!
Vậy thì cái danh cái giá thực sự ở đâu?
Hôm qua gã có đọc một bài nhàn đàm của một người bạn, nói đúng hơn một người quen ở mức sơ giao, vì đã là gọi bạn phải là chỗ thâm giao, có quá trình tâm giao đến độ. Người này gã chỉ gặp thời gian ngắn. Không hiểu sao anh ta lại để lại cho gã nhiều ấn tượng. Có lẽ cái vẻ khinh bạc bề ngoài, sự tự mâu thuẫn về cách sống và cách nói. Cảm giác của gã không hẳn ưa, cũng không hẳn ghét, nó vừa tò mò vừa khó chịu, lại thấy mến mến ở vài khía cạnh. Tự nhiên gã có cảm giác con người này chỉ nên thoang thoảng hoa nhài, gần lâu chưa chắc đã chịu đựng nổi. Những cá tính mạnh rất khó dung hoà, khó gần nhau được lâu dài.. Nhưng đây không phải là câu chuyện về quan hệ của gã với chàng ta. Mà là câu chuyện về những điều anh ta đang quan tâm có dính líu đến mối quan tâm của gã.

Công bằng mà nói bạn gã là một tên đáng kể bởi lòng thành thực nếu không muốn nói là cuồng tin.
 Hắn sống khổ mà vẫn một lòng một dạ với một nhiệt huyết kinh người. Suốt ngày hắn lần mò chỗ này, chỗ kia tìm kiếm đề tài, kiếm tư liệu, dò la, phát hiện, những mong viết được những câu chuyện lay động lòng người!
Chỉ mỗi tội hắn "Tự biên tập"  nặng nề quá, âu cũng là cái sắc thái vùng miền chật hẹp, thiếu sự kích thích của trào lưu hiện đại.
Thời buổi mà người ta coi văn chương chữ nghĩa chỉ là cách và cuộc chơi, hắn vẫn muốn làm viên cuội cần cù quả là rất đáng cảm động! Mấy người làm được như hắn? Trong khi người ta ráo riết kiếm tìm tiền bạc và quyền lực, hắn vẫn đêm ngày vò đầu bứt tai" Viết sao cho hay, cho có giá trị?” Thật là đáng nể !
 Sức khoẻ và học hành như hắn kiếm đâu chẳng được chỗ làm? Nếu chịu khó uốn mình một tý, có khi còn được cất nhắc cũng nên. Đằng này hắn chọn cách sống tự do, làm bất kể việc gì miễn là sống được, để có điều kiện đi đây đi đó, biết được nhiều việc, nhiều người.. Tất nhiên là sống lương thiện,
 ( Điều bắt buộc đối với bất kỳ ai khi muốn cầm bút để làm thơ hay viết văn, cho dù hay dở chưa nói tới ). Chính vì thế nên hắn cô đơn, hắn buồn. Gần đây hắn vừa bị người ta" Đạo" một bài thơ, một bài thơ nhàng nhàng thôi, chả có mấy ý nghĩa vì nó vẫn chỉ loanh quanh trong cái phạm trù có từ thời "Đề cương văn hoá" quá nửa thế kỷ nay!
Điều này thì gã khác hẳn hắn. Chuyện "Đạo văn” bây giờ theo gã chẳng có gì ghê gớm. Viết được bài thơ có kẻ muốn "Đạo” gã còn lấy làm mừng ! Hẳn phải là bài thơ hay, hoặc ít ra dễ đọc ! Vậy thì buồn làm gì cho mất công ? Nhiều vị danh tiếng như cồn còn "Đạo”, huống chi một ông lão gần đất xa trời, muốn để lại cho con cháu chút danh thơm ở chốn sơn cùng thuỷ tận, chẳng nên trách lỡi làm gì. Đã đành cử chỉ ấy quả là không tốt đẹp, nhưng hờn giận đến mức như hắn thực chẳng nên. Đó là lòng tham không nỡ căm giận.  Vì rằng đó là lòng tham vô tư, không cầu lợi, chỉ chút đỉnh cầu danh lúc sắp giã từ thế giới này. Cái nguyện vọng, cái ưu ái với chữ nghĩa văn chương của ông lão có thể thông cảm được. Nào ông ta được cái gì? Ngoài cái việc bỏ tiền túi của mình ra in cả tập thơ ( Trong đó có bài của hắn) ? Thời nay còn mấy người vì văn học nghệ thuật để hy sinh như thế, hay phần đông" mượn đầu heo nấu cháo”? Mượn văn chương để mưu cầu lợi ích ngoài văn chương chữ nghĩa? Còn thơ của của hắn có đi đâu mà mất, chỉ là
"Tu hú sẵn tổ” thôi. Bài thơ của hắn có thêm dịp để thêm một số người biết đến. Đã từng có một Bạc Văn Ùi với bài thơ "Tắm tiên” bao nhiêu năm tháng mơ hồ về tác giả của nó là ai? Nhiều người cứ tưởng đó là một tác giả người miền núi, một anh Thái, anh Mường nào đó ở Tây Bắc, hoá ra lại của anh người Kinh chính hiệu quê quán ở nơi người ta vẫn đùa ác là "Ăn rau má, phá đường tàu” ! Cái kim trong bọc thế nào cũng có ngày lòi ra, việc chi phải quá lo lắng cho hao tâm tổn sức? Thơ của mình, nếu mà hay, thể nào chả có ngày "Châu về hợp phố”!
Gã cho "đạo" thoải mái, chỉ có thơ hay mới có người thích rinh về làm thơ của mình. Vậy chẳng nên tiếc rẻ. Càng có nhiều kẻ đạo thơ mình càng chứng tỏ thơ mình đã chín, đã đến độ. Việc ấy chẳng đáng mừng lắm sao? Chả hơn là thứ thơ vần vèo, éo uốn, nhạt phềnh phệch, vất bụi trúc cả ngày không ai muốn đọc. Hoặc có đọc, có khen tặng một cách xã giao, anh khen tôi, tôi khen lại, kiểu có đi có lại, chán mớ đời. Khen kiểu ấy chẳng biết hay dở, tốt xấu đúng nghĩa nó ra làm sao. Khen để mà khen, chê để mà chê vô tội vạ, không biết đằng nào mà lần ! Khen kiểu ấy, có khác nào " Yêu nhau cũng thể như mười hại nhau”?. Là việc của thằng điếc thẩm nhạc, thằng dốt thẩm văn, thằng mù xem tranh!
Rồi lại đến mối ưu tư của các "Tổ chức hội”.. Bạn gã tỏ ra quá lo lắng cho cái hội con con của mình. Hội nhớn còn chả đi đến đâu huống chi hội nhỏ. Chẳng qua nó chỉ có tính chất đoàn thể, để người ta dễ "Chỉ đạo” chứ có mấy giá trị "Học thuật”?  Xưa nay sáng tạo vốn là công việc mang nặng tính
"Cá thể”. Nó không như các công việc khác, đông người làm được nhiều, làm được tốt hơn. Một công việc "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Một tác phẩm hay có thể đánh đổ trăm vạn sáng tác dở hơi dở hám. Một bài thơ có thể ăn đứt ngàn vạn bài. Giá trị thực của nó không thuộc số nhiều. Nó thuộc về giá trị nghệ thuật mới mẻ, tinh thần nhân bản và giá trị nhân văn. Từ thời xa xưa nào có hội đoàn gì mà vẫn có " Truyện Kiều”, "Chinh phụ ngâm”, Thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du? Ngay đến hội " tao đàn” của Lê Thánh Tông khởi xướng cũng chỉ là một nhóm người vui thơ ca, đàn xướng với nhau, chưa thành tổ chức, có ban có bệ gì. Thế mà Thơ văn ngày ấy vẫn hay, vẫn còn đến bây giờ.. Bởi nó là những rung động tâm hồn, những nghĩ suy có thật từ trong tim trong óc chứ không hời hợt ngoài cửa miệng. Có tâm đắc người ta mới viết với tinh thần trách nhiệm với con người, với lịch sử, hoàn toàn không vì gì khác!
Nói vậy, không phải gã coi thường tổ chức. Bản thân gã cũng là hội viên một vài hội, gã đâu dám coi thường?
Có hội cũng tốt. Đó là ngôi nhà chung cho những người cùng nghề gặp gỡ trao đổi, giao lưu đặng học hỏi mà làm tốt hơn công việc của mình. Nếu giữ được mục đích tôn chỉ của nó thì không cần bàn, ai cũng biết có lợi rất nhiều. Khổ nỗi, gần đây nhiều vấn đề quá. Những người cùng nghề thiếu tôn trọng nhau, người trên chưa thực sự coi trọng lợi ích chung, chỉ vun vén cho mình, cho nhóm mình. Kẻ dưới thì vùng vằng nói xuôi nói ngược, chả khác gì cái chợ. Nghĩ mà buồn thay. Gã cũng buồn. Nhưng buồn như anh bạn này thì thực là " Gái goá lo việc triều đình”. Hơi đâu mà buồn cho nó mệt! Đã đành công việc sáng tạo "Trên dưới” chỉ là ước lệ. Biết ai trên ai dưới? Nhưng đã là tổ chức phải có đầu có đuôi, không thể lộn xộn.
Gã có nghe một lão nhà văn nói thế này, chả biết nói đùa hay nói thật :" Tao mà là ông Hữu Thỉnh, thằng nào thích vào tao cho vào tất. Chỉ có điều hội phí đóng thật nặng vì hội đang nghèo. Càng đông càng vui. Càng có tiền để nuôi những tác phẩm có giá trị. Nhiều anh lắm tiền thích chơi sang, hẹp hòi với họ làm gì? Cứ mời vào, họp hành đưa lên ghế danh dự, ngồi chiếu trên. Miễn là các bác ủng hộ hội nhiệt tình”.   Gã nghĩ như thế cũng không được, chả hoá ra cái hội lại tầm thường như chợ phiên trọng nhất là đông người  sao ? Còn gì là thanh cao, tao nhã, còn gì là sang trọng?
Nhưng phần nào nó có mặt tốt, nhất là trong tình trạng xã hội gần đây rất thờ ơ với văn hoá đọc. Ngày trước đi đâu mang cái nhãn nhà văn là được xung quanh ngưỡng mộ lắm. Thời nay đừng có dại! Mấy ông lãnh đạo không ưa đã đành rồi, bọn này nói năng khó nghe và bất lợi lắm. Ngay đến người thường cũng chẳng thích nào. "Một lũ hâm hâm, dở dở, phần nhiều trong túi chỉ có nắm tiền lẻ, chả ích lợi gì. Nói thì một tấc đến giời, nhưng mới nghe tiếng súng kíp đã vãi ra quần, rơi cả dép”. Ấy là gã nghe một tên chả biết nó có phải là hạng phàm phu tục tử hay không nói thế. Vì sao tên này nói vậy, gã nghĩ chưa ra?
Gần đây trên mạng còn có một blog than thở rằng: Anh ta "Vốn kính trọng các nhà văn vì rất thích viết và đọc sách. Anh ta mong mỏi có ngày trở thành hội viên của cái hội cao quý ấy. Nhưng nay thì thôi rồi. Chẳng tiền đâu tốn cho việc mua sách nữa, vì rất ít sách đáng đọc. Văn đàn như sới vật, cãi nhau không thua hàng tôm hàng cá, mình còn vào đấy làm gì ?”
 Gã có lời bình cho bài của anh ta. Rằng thì, là, mà, tình hình, đâu có đến nỗi như thế ? Chẳng qua một số người ganh ghét, nói nhăng nói cuội. Người tốt, nhà văn tốt cũng còn rất nhiều, sao lại nhìn nhận phiến diện, ác ý như vậy ?” Chẳng biết blog này có chịu để vào tai lời nói chân thành của gã không? Nhưng từ bấy đến nay chủ nhân blog này liền cho gã vào"Sổ đen”.
Từ đó gã bị cấm cửa, muốn qua chơi cũng không được, mặc dù xưa nay đôi bên rất thường qua lại, hỏi han nhau..
 Trở về với anh bạn sơ giao và mối quan tâm của bạn. Gã biết là hắn thành tâm, thành ý..
***
Gã đã viết xong Entry này, định bụng sẽ nghỉ một thời gian vì cứ làm "Văn chùa"  thế này mãi thì lấy gì để sống? Chưa kịp đăng thì xảy ra sự cố. Nhà đèn cắt điện, chỉ mươi phút thôi..Nhưng chỉ thế thôi cũng đủ cho công của gã thành công cốc, phải viết lại từ đầu. Cảm xúc là thứ rất khó tìm lại được vì nó vốn vô ảnh vô hình. Chẳng lẽ bỏ dở, thôi không viết nữa? Viết không cảm xúc gã không quen. Hắn bực mình, thấy ghét cho trận cuồng phong đêm qua (14, hôm nay đã rằm). Gió bão như bị nhốt lâu từ đời kiếp nào, đêm qua bỗng dưng xổng chuồng. Cả vũ trụ trong cơn náo loạn, sấm chớp lằng nhằng. Cây đổ, mưa xối xả. Đường dây điện chưa bị đứt, nhưng bị rối đâu đó, nhà đèn cẩn thận, đi sửa lại. Vô cớ, làm công gã thành công Dã Tràng! Đã tháng một rồi, vẫn chưa qua mùa mưa bão, một điều lạ rất ít xảy ra. Biến đổi khí hậu không còn là cái gì xa vời, đã can thiệp vào cuộc sống hàng ngày, vào ngay những con chữ gã vừa viết xong!
Gã nghiệm ra rằng, mỗi khi dính dáng đến những điều hệ trọng, "Nhạy cảm” là y như rằng xảy ra sự cố. Như thể có một thế lực gớm giếc vô hình nào đấy ngăn cản. Không bị vi rút, thì máy bị đơ, con chuột không chạy. Như có kẻ luôn canh chừng, để ý và gây khó cho gã. Thôi thì mặc kệ, cố nhớ lại viết tiếp cho bài trọn vẹn. Ghét nhất là sự dở dang, không đi tới đâu!
Gã nhớ hình như mình đã viết về khát vọng "Đỉnh cao” trong văn giới thì phải. Đoạn ấy hắn viết nhiều mâu thuẫn quá, bây giờ nhớ lại, không chính xác mấy, nhưng gã thấy nản. Chợt nhớ ông Kác Mác có nói" Mâu thuẫn là động lực phát triển”, ở cuốn thứ bao nhiêu trong bộ "Tư bản” của ông ý, gã không nhớ, nhưng chắc chắn là ông ý có nói như vậy! Vậy thì không sao, không chặt chẽ, lôgích, đầy mâu thuẫn cũng cứ viết. Viết cho thằng bạn sơ giao nơi đèo mây quán gió, hang cùng, thuỷ tận chẳng biết nó có để tâm mà đọc hay không? Nếu nó không gợi ra chuyện này qua bài tản văn của nó, chưa chắc gã đã bỏ công suy nghĩ nhiều đến thế. Với gã vấn đề đó người ta bàn luận lâu rồi, đã nguội hết cả tình hình mà chả đâu vào đâu thì bàn thêm nữa làm gì?
Có thể bạn gã vì quá đắm đuối với văn nghệ văn gừng mà vẫn còn cay cú, còn bức xúc, làm gã bị lây. Chữ nghĩa có lúc như bệnh dịch, rất dễ lây sang người khác. Bằng chứng là hồi nhỏ, gã mê đọc sách rồi thích viết lúc nào không hay!
Vậy thì lại bàn về "Tác phẩm đỉnh cao cho xứng tầm thời đại" ! Nói thì nói thế, chứ thực tâm trong lòng gã băn khoăn lắm. Không dễ gì làm được đâu, bạn thân mến ạ!
Muốn xây một toà tháp, một toà lâu đài, việc trước tiên người ta phải làm là chuẩn bị vật liệu. Sau nữa phải có một thiết kế có đầu có cuối, hoàn chỉnh và không được sơ xuất. Rồi mới tính đến cách làm, liệu sức mình mà thi công, thi thố. Chưa kể đến cái không gian, cái mặt bằng đã hội đủ điều kiện để xây dựng nó hay không ?
Người ta không thể xây dựng nó với một bản thiết kế nửa vời, đầu Ngô, mình Sở, với mớ vật liệu kém chất lượng trong cái khoảng "Sàn" và "Trần" tạm bợ được.
Chắc hẳn bạn gã đủ biết những cái đó trong lao động con chữ là những cái gì rồi, khỏi bàn cho thêm nát chuyện, rối rắm.
Đời sống vật chất ngày nay, sau những e ngại, rụt dè, đã dám" Mở cửa" phải nói cho công bằng là khá hơn trước đây rất nhiều. Nỗi lo cơm áo không còn ám cả vào giấc ngủ như xưa. Ngay đến công nghệ viết, rồi in ấn đã cách xa một trời một vực. Các nhà xuất bản không còn phải nhận các tập bản thảo nhem nhuốc như mớ giấy lộn, vì là giấy "Tiết kiệm", chữ viết phải vừa đọc vừa đoán mới trúng ý tác giả. Còn nhà văn thì ông nào ông ấy cũng tinh vi, vi tính đàng hoàng. Chỉ cần một ngày, một đêm là có thể đi hết đầu nước, cuối nước, nắm hết tình hình. Lẽ ra thuận lợi như vậy, tác phẩm phải hay, có tác phẩm đỉnh cao lâu rồi mới phải ?
Sao chỉ rặt những mớ làng nhàng, bản thân người viết chưa thấy tự tin, nói gì đến người đọc ?
Vậy thì có nghịch lý nào ở đây ? Thuận mà không lợi ?
***
Có thể do phát triển nóng, tự nhiên mất đi cái cảm giác thăng bằng vốn có. Bệnh béo phì và ô nhiễm môi trường đang làm cho nhiều người e ngại. Tiện nghi vật chất thì dồi dào mà tâm hồn con người trống rỗng, vô cảm. Công nghệ giống như con dao hai lưỡi, làm tổn hại đến đời sống tinh thần.
 Có một thống kê cho thấy, chiều cao bình quân của người Việt năm mươi năm qua tăng chừng 10cm, màu da sáng hơn 20%, và cân nặng tăng chừng 7,5 Kg ! Số người mù chữ hầu như không còn nữa và dân số tăng hơn 200% ! Đấy là tăng trưởng "Phần cứng" cơ học !
 Còn" phần mềm"  thì chưa ai thống kê, chưa biết đạo đức, lối sống, lòng yêu thương lẫn nhau tăng bao nhiêu ? Nhưng chắc chắn là nó sẽ theo chiều ngược lại. Chưa bao giờ tinh thần xã hội lại tha hoá như ngày nay. Không thể thống kê hết chuyện lừa thầy phản bạn, ngược đãi người thân, vô cảm, vô tình, dửng dưng một cách độc ác, những chuyện kỳ quái diễn ra hàng ngày. Chỉ cần theo dõi trên báo chí ( Tất nhiên số vụ việc còn rất hạn chế ) cũng đủ để biết đời sống chúng ta đang ở quỹ đạo nào? Những vụ án khủng khiếp xưa nay chưa từng xảy ra, con giết cha, vợ sát hại chồng, rồi tham nhũng, bất công kể ra không xiết ? VV..
Vậy trong bối cảnh ấy, người viết phải viết như thế nào ? Nếu anh cứ trung thành với đời sống thật để lên án, phản biện rất dễ bị nghi ngờ là có ác ý, muốn "Bôi đen", hoặc tệ hơn là đầu độc bầu không khí xã hội. Rất dễ bị sa đà vào những rắc rối không cần thiết.
Ngược lại, tìm những hình tượng trong sáng, tươi đẹp, đề cao đạo đức như mấy chục năm vừa qua vẫn làm, lại sợ tuột theo con đường cũ, không còn mấy người hưởng ứng. Nó vừa gượng gạo, không thật thì lấy đâu ra cảm xúc?
Người viết chỉ còn một trong hai lựa chọn : Một là để sống bằng ngòi bút cứ kiên trì "ăn theo" báo chí. Đừng có ý kiến ý cò làm gì. Tránh xa nhữngvùng cấm kỵ nhạy cảm.
Hai là tìm phương kiếm sống và cứ viết để đấy, dẫu có phải "Ủ lá chuối" cũng được. Viết thật lòng mình, giá trị tác phẩm đến đâu còn do tài năng, sức học, sức viết, sức cảm nhận của mỗi người !
Muốn nói gì thì nói, bản thân người viết không thể thoát ra ngoài bầu khí quyển văn hoá chung của cộng đồng. Anh càng nhạy cảm anh càng đớn đau, không đủ bản lĩnh rất dễ tuyệt vọng. Nếu anh thờ ơ, lạc quan tếu, hoặc làm bộ lạc quan, cái giá phải trả càng lớn. Có khác nào có bệnh trong người lại cố tình che dấu, không chịu cắt bỏ phần u nhọt đang kỳ nung mủ ?
Dám nhìn thẳng vào sự thật, nói lên ý kiến và khát vọng của mình đó là bổn phận của những người cầm bút chân chính.
Chưa đến lúc bàn "đỉnh cao hay chưa đỉnh cao". Hãy viết cho tử tế đã, rồi đến chừng mực nào đó đỉnh cao rồi tự nó sẽ đến. Không thể đi tắt, đón đầu hay kỳ vọng ở điều gì khác. Con đường của tư tưởng, của văn nghệ nói chung là con đường tiệm tiến, có khi có bước lùi, nhưng đừng sốt ruột, nên kiên nhẫn và tỉnh táo!
Người thợ muốn xây ngôi nhà cho đàng hoàng, phải chú ý từng viên gạch, mạch vữa, từng cấu kiện bê tông. Không thể cứ hè nhau, muốn xây là xây. Có khi có tiền chưa chắc đã làm được nếu làm không đúng cách!
Còn nhiều điều gã muốn bàn với bạn, nhưng hình như hắn không thích thì phải. Hôm nào trong mục "Khách mới vào" gã cũng thấy hắn có mặt, nhưng im lặng không ý kiến gì. Không biết hắn đồng tình hay phản đối ?Hay hắn cho chuyện chẳng có gì đáng nói, không đáng để tâm ? Chỉ thấy hắn liên tục đưa lên đăng những bài gã thấy thất vọng quá! Lúc này là lúc nào mà mà viết lách như vậy ?
Giá như hắn không có nguyện vọng, coi viết như một nghề thiêng liêng thì chẳng nói làm gì. Hắn cứ viết như bao người khác, để giải toả, để giao lưu chẳng chết ai cả! Lại rất có ích cho mỗi người, thêm bè thêm bạn, học hỏi lẫn nhau, cổ vũ động viên nhau trong cuộc sống. Thật là hữu ích !
Nhưng hắn thì khác. Hình như người bạn này có tính kiêu ngầm, hoặc sống quá lâu trong môi trường có nhiều giả tạo nên giả vờ phớt lờ đấy chăng ?
Gã thấy tốt nhất là thôi không nói nữa. Không có người nghe, nói làm gì ?

Chiều qua gã trèo lên mỏm núi đá thật cao vì chỗ gã không có biển. Gã quay mặt vào rừng, gào thật to theo cách người ta hướng dẫn xả stres. Ba bề vắng vẻ, chỉ có tiếng yếu ớt của gã vọng lại từ vách núi phía xa. Hình như có mỗi con kỳ đà đang ăn mối ở đâu đó hoảng hốt, chui  vội vào khe đá !

                                              *****


Đời sống ( Bài của bạn VDL )



Tin Frankfurt, Ðức trong một cuộc nghiên cứu xem ra khá kỳ lạ do các nhà nghiên cứu người Ðức thực hiện gợi ý rằng, nếu người đàn ông cứ nhìn ngắm cặp ngực của phụ nữ thì sức khỏe của họ sẽ tốt hơn và tuổi thọ của họ sẽ kéo dài thêm nữa.

Theo nữ Bác Sĩ Karen Weatherby, chuyên khoa tuổi già và là tác giả của cuộc nghiên cứu này, thì nhìn ngắm cặp nhũ hoa của phụ nữ là một thói quen lành mạnh và bổ ích, hầu như chẳng thua kém gì với việc theo đúng một chương trình thể dục vậy. Và hành động này lại có thể kéo dài tuổi thọ của người đàn ông lên thêm 5 tuổi nữa chứ chẳng phải đùa.

Vị nữ bác sĩ nói thêm : “Chỉ cần 10 phút nhìn chăm chú vào bộ phận trời cho đẹp kia của người phụ nữ thì cũng tương đương

Một cuộc nghiên cứu 500 người đàn ông trong 5 năm trời

Các nhà nghiên cứu từ 3 bệnh viện tại Frankfurt bên Ðức đã thực hiện một cuộc thí nghiệm và phân tích thấu đáo 200 người đàn ông khỏe mạnh trong một thời gian là 5 năm. Phân nửa số đàn ông tự nguyện tham gia cuộc khảo cứu này được lệnh, ngày nào cũng phải nhìn ngắm cặp nhũ hoa của các phụ nữ, trong khi những người còn lại thì bị cấm không được làm theo như vậy.

Kết thúc cuộc nghiên cứu, các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng những ông nào cứ thấy ngực phụ nữ là nhìn vào thật đều đặn thì áp lực máu của họ thấp hơn, nhịp đập con tim khoan thai hơn và ít khi bị các trở ngại về vành động mạch.

Vậy thì còn chờ gì nữa, xin mời cùng ngắm nhé....
Thu gọn bài đăng này

+7

10 bí ẩn về con người thời tiền sử

Chúng ta tiến hóa như thế nào vẫn là một câu hỏi không có lời giải đáp. Rốt cuộc, trong quá trình tiến hóa của nhân loại, trước tiên đã xuất hiện những bước nào? Vì sao chúng ta lại tiến hóa, đi theo hướng phát triển này mà không phải là một hướng khác? Vì sao chúng ta còn tồn tại? Trong quá trình tiến hóa của chúng ta, có thể đi theo những con đường khác để phát triển không? Tương lai chúng ta sẽ còn tiến hóa nữa hay không?...
Dưới đây là 10 vấn đề lớn về con người thời cổ đại vẫn chưa có được lời giải đáp chính thức từ các nhà khoa học.

10. Vì sao chúng ta lại có một bộ não lớn?

Không có gì phải nghi ngờ rằng một bộ não lớn đã làm cho con người có một ưu thế tuyệt đối trên thế giới này. Thế nhưng để duy trì cho bộ não hoạt động một cách bình thường chúng ta phải trả một cái giá đắt tới không tưởng. Bộ não chỉ chiếm 2% trọng lượng của cơ thể, nhưng tiêu hao năng lượng của cơ thể tới 20%. Cho đến 20 ngàn năm trước, nếu tính theo thể hình, bộ não của tổ tiên chúng ta gần như không hề to lớn hơn khỉ, vượn là bao nhiêu.
tiến hóa
Thế nhưng nguyên nhân nào đã khiến bộ não chúng ta ngày một lớn hơn? Có một khả năng đó là việc phát triển bộ não giúp tổ tiên chúng ta có thể tạo ra những công cụ tốt. Còn một nguyên nhân khác đó là, với bộ não lớn, có thể giúp con người giao lưu với nhau một cách dễ dàng hơn. Cũng có thể, hoàn cảnh biến đổi không ngừng cũng ép buộc tổ tiên chúng ta phải biến đổi không ngừng theo thế giới mà tiến hóa bộ não lớn hơn.

9. Vì sao con người sử dụng 2 chân để đi?

Trước khi tổ tiên chúng ta biết sử dụng công cụ đồ đá hay tiến hóa thành sinh vật có bộ não lớn hơn thì con người đã đứng thẳng bằng hai chân. Thế nhưng vấn đề là: Vì sao con người lại tiến hóa theo hướng đứng thắng bằng hai chân mà những họ hàng khác của chúng ta đều phải dùng tới tứ chi?
Các nhà khoa học cho rằng, là một động vật đi bằng hai chân, có thể việc vận động sẽ giảm bớt năng lượng hơn tứ chi nhiều lần. Việc giải phóng hay tay đã cho phép tổ tiên chúng ta có thể tiện lợi khi mang thức ăn. Tư thế đứng thẳng, thậm chí có thể giúp đỡ con người tiện lợi hơn trong việc giữ nhiệt, giảm bớt diện tích phải tiếp xúc của da với mặt trời.

8. Lông của con người đã biến đi đâu?

So với những họ hàng đầy lông lá khác của chúng ta thì bề ngoài cơ thể của con người có thể coi là duy nhất. Vì sao chúng ta lại phát triển theo hướng này? Có một cách lý giải đó là khi tổ tiên chúng ta vượt qua thảo nguyên châu Phi nóng bỏng để thám hiểm, thì việc rũ bỏ lớp lông ngoài là một cách tán nhiệt tốt nhất.
Một lý giải khác đó là việc giảm bớt chiếc áo lông trên người là cách giảm bớt ký sinh trùng và các bệnh tật khác truyền nhiễm. Còn một quan điểm có phần cực đoan hơn đó là khi tổ tiên chúng ta sống dưới nước thì đã phát triển thành một cơ thể không còn lông nữa, tuy nhiên so với những động vật có vú sống dưới nước thì chúng vẫn có một lớp lông dầy để che thân.

7. Vì sao những họ hàng của chúng ta đa phần đều bị tuyệt chủng

Khoảng chừng 24.000 năm trước, “người thông minh” Homo sapiens không phải là loài duy nhất tồn tại trên thế giới. “Họ hàng” gần nhất với chúng ta, những người Neanderthals vẫn chưa hoàn toàn tuyệt chủng. Ở Indonesia còn phát hiện ra người “Hobbit”, là một nhánh của loài người, cũng có thể sống tới cách đây 12.000 năm.
Tiến hóa
Vì sao họ lại bị tuyệt chủng mà nhánh của chúng ta vẫn còn tồn tại? Phải chăng do có những căn bệnh truyền nhiễm nào đó hoặc hoàn cảnh khắc nghiệt đã làm cho họ bị tuyệt chủng? Hay bởi vì những con người “tiên tiến và cao thượng” chúng ta đã tiêu diệt những con người kém phát triển đó?

6. Con người vẫn đang tiếp tục tiến hóa?

Những phát hiện gần đây cho thấy con người không chỉ vẫn tiến hóa mà đang tiến hóa rất nhanh. Từ khi kỹ thuật nông nghiệp được phổ cập, sự tiến hóa của con người đã hơn gấp trăm lần so với mức độ trung bình của lịch sử. Có một số nhà khoa học không đồng tình với quan điểm trên.
Họ cho rằng những số liệu này vẫn chưa đủ xác định liệu các gen tạo cho chúng ta khả năng thích ứng đối với hoàn cảnh có tăng lên hay không. Nếu như việc tiến hóa của con người đang tăng nhanh, liệu chúng ta có nên đặt câu hỏi vì sao? Ăn uống và bệnh tật sẽ là những áp lực bắt buộc con người phải thay đổi những hành vi và tập quán.

5. Người Hobbit là gì?

Người Hobbit – một giống người nhỏ bé được phát hiện vào năm 2003 trên đảo Flores của Indonesia. Vậy một loài đã thực sự bị tuyệt chủng có thể được gọi là quần thể người Flores hay không? Những xương người đó có phải là xương của người Homo sapiens bị biến dạng hay không?
Họ có phải là một nhánh khác của loài người đã bị tuyệt chủng hay không? Họ có thể gần giống với tinh tinh, tuy có gần gũi nhưng đã cách biệt nhau rất xa rồi. Giải quyết được câu trả lời này có thể giúp chúng ta hiểu thêm về quá trình tiến hóa cơ bản của con người.
tiến hóa

4. Vì sao người hiện đại bắt nguồn từ châu Phi

Khoảng 50.000 năm về trước con người bắt đầu phát triể rộng ra thế giới bên ngoài, vượt khỏi Châu Phi và lan ra khắp tất cả mọi nơi trên thế giới (trừ Nam cực), kể cả những đảo xa xôi giữa Thái Bình Dương. Có nhà khoa học phỏng đoán, việc di cư này có thể liên quan tới sự đột biến gien.
Sự đột biến này đã thay đổi não bộ của chúng ta, dẫn tới việc con người muốn thay đổi, hiện đại hóa, từ đó cho chúng ta khả năng sử dụng ngôn ngữ và công cụ phức tạp hợn, xây dựng xã hội và nghệ thuật của con người. Còn một quan điểm khác phổ biến hơn đó là hành vi thay đổi, hiện đại hóa đã xuất hiện từ rất sớm, trước khi con người rời khỏi Châu Phi, khi nhân khẩu ở Châu Phi đã tăng lên quá cao, con người buộc phải rời khỏi đó để tìm những vùng đất mới – và cuộc cách mạng của con người đã bắt đầu.

3. Chúng ta có tạp giao với người Neanderthals không?

Chẳng lẽ con người chúng ta chỉ có giao phối trong dòng? Trong cơ thể của chúng ta phải chăng có tồn tại những ADN của những người họ hàng? Có những nhà khoa học phỏng đoán, có thể người Neanderthals thực sự không bị tuyệt chủng mà bị con người chúng ta đồng hóa.

2. Ai là người nguyên thủy đầu tiên?

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều động vật hai chân có thể gọi là người nguyên thủy, bao gồm tổ tiên trực hệ của con người hay những họ hàng. Các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra đâu là người nguyên thủy sớm nhất, để trả lời cho rất nhiều những mối quan tâm về sự tiến hóa của con người: Quá trình thích ứng đã diễn ra như thế nào để con người trở thành con người hiện nay, có những bước phát triển nào đã xảy ra?
tiến hóa

1. Người hiện đại xuất phát từ đâu?

Vấn đề gây tranh cãi nhất đối với khoa học hiện nay đó là vấn đề liên quan tới con người hiện đại đã xuất hiện từ đâu. Giả thuyết xuất phát “từ châu Phi” cho rằng con người tiến hóa bắt đầu xuất phát từ Châu Phi sau đó lan tỏa ra các nơi trên thế giới, tiêu diệt các giống người đồng loại và thay thế họ (giống như vài trăm năm gần đây người Châu Âu đã đồng hóa và tiêu diệt những người da đỏ châu Mỹ) .
Giả thuyết “đa nguyên” thì lại cho rằng con người ở nhiều địa vực khác nhau, xuất phát từ nhiều nơi và dần dần lớn lên. Ở các nơi khác nhau, tiếp cận với các vùng lân cận để giao phối và thừa hưởng những đặc điểm di truyền của nhau, dẫn tới sự sản sinh của nhân loại. Hiện nay quan điểm từ “Châu Phi” vẫn là quan điểm chủ đạo, nhưng những người giữ quan điểm “Đa nguyên” vẫn giữ vững quan điểm của mình về sự xuất hiện của người hiện đại.
Theo Vietnamnet

Khoa học và Tôn giáo


Nguồn gốc loài người (Arian) 
( Bài của NG. Pôn viết )
Thưa các vị!
Trước hết, để tìm hiểu nguồn gốc các đạo phái, tôi xin trình bày về Nguồn Gốc Loài Người Arian chúng ta đang từng ngày từng giờ vật lộn trong cái Bể Khổ  để tìm cho mình một cuộc đời mới tốt đẹp hơn lên. 
Luận thuyết này có thể chống lại tất cả các luận thuyết trước đây của các học giả Phương Tây cho rằng loài người chúng ta xuất phất từ thung lũng Đông Tanzania, Châu Phi khi hai vợ chồng nhà khảo cổ LeLe, người Anh tìm thấy bộ xương hóa thạch cách nay 1,2 triệu năm. 
Từ đó nhân loại hầu như mặc nhiên công nhận đó là sự thật, để rồi họ đưa vào thành giáo trình giảng dạy ở các giảng đường, trường học khắp nơi trên thế giới, rằng Loài Người Arian xuất phát từ Châu Phi. Tôi phản bác!
Qua những năm tháng tu nghiệp tại Tây Tạng, được các Lama của tam phái: Repadlama, Bonpolama và Nimpalama Cổ Mật, những vị chân tu dãn dắt, tôi đã học hỏi được nhiều. Được minh triết, được sờ nắm các hiện vật, kể cả con người còn ẩn sâu trong lòng đất hàng triệu triệu năm mà bình thường chúng ta khó có thể tưởng tượng nổi.
Loài người Arian tiền khởi bắt đầu từ Hymalaya xuống núi sau Đại Hồng Thủy để tản đi sinh sống khắp mọi miền trái đất. Tại sao tôi lại có thể khẳng định được điều đó. vì rằng Trái Đất thân yêu của chúng ta, từ sau sự cố bị một hành tinh song sinh quay trên cùng quỹ đạo nhỏ bằng 1/2 Trái  Đất lao vào đã gây nên một trận Đại Hồng Thủy, Trái Đất bật từ quỹ đạo gần tâm Mặt Trời (Qũy đạo màu hồng) ra quỹ đạo ngày nay (Qũy đạo màu xanh).
Trái đất quay ngược lại chiều cũ (ngược kim đồng hồ) và đảo cực, băng từ hai đầu cực tan chảy, cộng với lượng hơi nước bốc lên từ hành tinh song sinh khi hành tinh này bốc cháy làm cho Trái Đất thành một sa mạc nước mênh mông, nhấn chìm mọi sự sống trước đó. Vì Hymalaya có vị trí cao nhất hành tinh nên không bị ngập lụt. một số người ở đây sống sót, họ sinh con đẻ cái trong đói khổ để chờ ngày xuống núi.
Như vậy nói rằng loài người (Arian) chúng ta xuất phát từ Châu Phi là không xác thực. Bởi trái núi cao nhất châu phi cũng chỉ cao hơn 5000m so với mặt nước biển, trong khi đó Hymalaya cao hơn 8000m. 
Và rằng vì sao loài người chúng ta ngày nay xuất phát từ Châu Phi, một lục địa đầy sức sống mà tại đó không tạo dựng được một nền văn minh hiện đại nào, mà phải chờ người từ Châu Phi vượt biển Hồng Hải đến Châu Á, Châu Âu, mới tạo dựng được nền văn minh ở hai đại lục Á, Âu? Tôi phản bác! 
Người Châu Phi hiện nay chính là người Âu, Á di tản tới mà bị hóa hoang nên mới có một Châu Phi nghèo khổ, lạc hậu như ngày nay. Cho rằng ngọn núi cao nhất Châu Phi nếu không bị ngập hết thì cũng chỉ còn thoi thóp và nếu có người tồn tại thì đó chính là người Picme nhỏ bé mà ngày nay bộ lạc này ở tập đoàn nguyên thủy, cao không quá 1m. 
Vậy vì sao người thế hệ chúng ta Arian lại nhỏ bé hơn cha ông người Átlan (cao hơn 4m. người Lemori cao hơn thế đến 12m-20m). Lời giả thích đơn giản, Đại Hồng Thủy đã hủy diệt mọi sinh vật khiến đời sống của số ít người còn tồn tại trên Hymalaya quá đói nghèo nên mới có thế hệ người Arian bé nhỏ chúng ta.

Lấy tâm dãy Hymalaya làm đường phân chia thì loài người tiền Arian từ Hymalay chỉ có 2 con đường chứ không phải bằng 5 con đường xuống núi như luận thuyết của tiến sỹ Mundasev, viện sỹ hàn lâm Khoa Học Nga - Mỹ đã trình bày trên "Moskva, Khoa Học - Sự Kiện và Luận Chứng". Các chúng tộc về sau có thay đổi về cấu hình đó là sự giao thoa nòi giống mà thôi.
1) Đường xuống Bắc Hymalaya tạo ra nền Văn Minh Săn Bắn (Văn Minh Da Trắng)
Tại sườn phía bắc dãy núi nàythời tiết thuở ấy khá khắc nghiệt, băng giá phủ đầy mặt đất. Cây cối chỉ lên được một mùa rồi nhanh chóng lụi tàn. Số người xuống núi đã gặp phải khó khăn để bảo tồn. Họ đã sống chủ yếu bằng nghề săn bắn. Do đuổi bắt thú rừng và chạy chốn thú rừng đuổi bắt, họ đã phải căng sức mình để tồn tại.

Qúa trình săn bắn phải chạy nhảy nhiều nên thân thể họ dần thích nghi với đời sống săn bắn, chân phải dài ra, mặt nhỏ đi để chống sức cản của không khí. Qúa trình tiêu hao năng lượng gần như kiệt quệ, đói khát dày vò, mật đã phải làm việc và dần biến mắt họ thành màu xanh. Qúa trình lao động bằng săn bắn là chủ yếu đã khiến nền văn minh săn bắn được hình thành.
Để tránh tổn hao năng lượng, cái bẫy thú đầu tiên ra đời và dần dà được cải tiến và khoa học đã có khởi đầu. Như chúng ta đã biết, khoa học đẻ ra khoa học và văn minh đẻ ra văn minh. 
Tại vùng khí hậu băng giá phía bắc Hymalaya. Tia cực tím ít, da người Tây Tạng ban đầu là màu sạm đen do sống trên độ cao hàng vài cây só so với mặt biển. Tia cực tím khá nhiều. Nay xuống núi, nơi tia Tím ít (Yêu đi ) nên da họ dần trắng ra thích nghi với vùng khí hậu băng giá và như vậy bộ tộc Da Trắng và nền Văn Minh Săn Bắn được định hình.
2) Đường xuống phía Nam Hymalaya tạo nền Văn minh Trồng Trọt (Văn minh Da Vàng) 
Người xuống phía nam Hymalaya gặp thời tiết ấm áp, cây cối tốt tươi, muông thú cũng sinh sôi nẩy nở khá nhiều, khiến cho những người đầu tiên hạ sơn nam Hymalaya đã có một đời sống sung túc. Qúa trình sinh sống là quá trình sinh trưởng bầy đoàn. 
Trong khoảng bình nguyên lưỡng hà sông Hằng, sông Ấn, bắt nguồn từ nam Hymalaya chảy về Ấn Độ Dương. Người Tây Tạng sinh sống ở phía nam dãy Hymalaya xuống núi theo hai con sông này, bộ tộc này cư trú theo hai triền sông trên để hình thành bộ tộc Ấn Độ với hơn 1 tỉ người ngày nay.
Bình nguyên lưỡng hà Dương Tử đi xuống phía nam gặp sông  Hoàng Hà. Hai con sông này cũng bắt nguồn từ đông dãy Hymalaya chảy về Biển Thái Bình Dương, một bộ tộc Tạng ở đây xuôi theo dòng nước để hình thành tộc người Hán với hơn một tỉ người nữa.

Ngoài ra theo các dòng chảy từ đông nam Hymalaya của các dòng sông ngắn, dài như sông Hồng, sông Đà và sông Mekon đã hình thành các bộ tộc người Việt, người Khơ Me, người Lào, người Thái, người Miến Điện tồn tại đến ngày nay. Và dần dà con cháu sinh sôi, chia nhánh sẻ bầy họ đã phải băng qua đại dương đi tới các hải đảo khác n
hư Indonesia, Philippine...Úc Châu .v.v.
Do bầy đoàn sinh sôi ngày một đông, cây cỏ tăng trưởng cũng không đủ sống, những con người lượm hái, buộc họ phải bứt có hoa, trái quả để gieo trồng, nền Văn Minh Trồng Trọt định hình.
Qúa trình gieo trồng, cấy hái đã khiến con người nơi đây dần biến dạng để thích nghi. Trước tiên từ màu da sạm đen, nay xuống núi, da những người trồng trọt theo thung lũng các triền sông đã dần nhợt và cuối cùng hình thành người Da Vàng.
Người Da Vàng với nền văn minh Trồng Trọt và thuần hóa thú hoang đã dần thay đổi về hình dạng thân thể. Do cúi hái nhiều nên mặt người Da Vàng dần có cấu trúc to và nặng nề hơn lên và chân cũng ngắn đi và có khuynh hướng vòng cung. Đốt sống lưng của họ cũng tăng trưởng nhiều thêm để dễ cúi hái (So với người Da Trắng, người Da Vàng có đốt sống nhiều hơn từ 1 đến 3 đốt sống, chân họ cũng ngắn hơn người Da Trắng)
Xin các vị lưu ý, bộ gene của loài người là luôn mở chứ không phải khép kín để gi nhận quá trình chuyển đổi và khi đã ghi vào bộ nhớ gene thì ngay đứa trẻ lọt lòng sinh ra đã thừa hưởng cấu trúc ngoại hình từ cha ông chúng.
Như tôi đã lưu ý, người xuống sường nam Hymalaya vì quá sung túc mà thiên nhiên ban cho nên nền văn minh của người Da Vàng bước đầu rực rỡ hơn nhiều so với người thuộc nền văn minh Săn Bắn (Da Trắng). Từ thuở ban đầu người thuộc nền văn minh này không phải lo nhiều đến miếng ăn để sinh tồn như người Da Trắng nên họ bắt đầu tìm hiểu về thế giới xung quanh con người. (Đạo Phái đã manh nha)
Bộ tộc ngày càng phát triển, sự phân chia đẳng cấp bắt đầu, người giàu kẻ nghèo ngày một định hình rõ rệt. Người ta đã quên mất rằng chính họ là cùng chung huyết thống. Chiến tranh giữa các bộ tộc bùng phát vì mảnh đất cư trú và từ đó hình thành sự phân định quốc gia.    

Chiến tranh tàn sát triền miên, đói khát ngày càng trầm trọng, trong khi đó một số người vào hang sâu động kín để chốn chạy, để xem xét lại xã hội vì sao lại có khổ đau và xem lại chính mình. Từ trong tĩnh lặng gần như tuyệt đối lại trong bóng đêm hằng vĩ. 
Từ lượng chuyển sang chất mà Vũ Trụ đã cho họ những quyền năng mà người dưới núi không có được, Khi xuống núi, để có người ủng hộ và giúp đỡ mình, họ đã phải thi thố tài năng ngay từ bộ lạc đầu tiên mà họ gặp được và Đạo Phái đã hình thành.

Theo Kinh Veda, một trong những cuốn kinh cổ nhất mà loài người Arian tìm thấy và nhà tiên tri của thế kỉ 17 bà Blavaskaia người Nga thì đạo phái đầu tiên cũng xuất phát từ Hymalaya mà bà gọi là Phật Bon. Theo bà thì đạo Bon hình thành từ trước khi Thichca Mauni chứng Phật chừng 18. 000 năm qua 120 đời Phật. 
Tuy nhiên đạo Bon chủ yếu cung cấp những người tài giỏi để làm tộc trưởng và dần thành các tướng lĩnh đánh trận bảo vệ bộ tộc và quốc gia. Giai cấp được hình thành từ khi có tộc trưởng tới quốc gia, đời sống ngày một khó khăn và những Đạo Sỹ này trở thành lớp quý tộc để cai trị đồng loại của mình. Hơn 8000 năm sau, người Hindu tiếp quản tư tưởng của Đạo Bon viết trong kinh Vệ Đà, Nhưng Thicsca Mauni nhận ra rằng Kinh ấy đạo ấy (Bon, Hindu) chủ yêu là bênh vực quyền lợi cho giai cấp thống trị, thiếu sự công bằng Xã Hôi và King Thichca Mauni ra đời. Từ đây loài người mới hiểu tận cùng của của lòng Thiện Ác.
Theo vậy thì ngay từ thuở ban đầu, loài người sống trong Lương Thiện và chưa xúât hiện Ác. Nhưng từ khi có phân chia giai cấp thì Thiện, Ác đã hình thành điều này chắc chắn cũng đã ghi vào bộ gene và Thiện Ác cứ thế song song tồn tại. Thichca Mauni biết rõ điều đó và ngài chủ trương tăng cường lòng Thiện để lấn át tính Ác. 
Và chỉ khi Tính Ác bị lấn át thì dần dà bộ gene có thể sẽ trở lại trạng thái ban đầu hoàn toàn hướng Thiện. Bởi Thichca Mauni, ngài hiểu, chỉ khi loài người lòng hướng Thiện được đề cao thì mọi đau khổ mới có thể chấm rứt và chiến tranh sẽ không còn tồn tại, đó còn gọi là cõi Niết Bàn.
Lí luận cho điều này, 500 năm sau chúa Jechucris, ngụ ý bảo rằng do con người đầu tiên ăn Trái Cấm ở vờn Eden nên mới mở mắt biết điều Thiện Ác. Ngót 500 năm sau Thánh Alah cũng dạy hãy làm điều thiện, loài người cùng chung một thủy tổ, phải coi nhau như anh em ruột thịt mà giúp đỡ nhau che chở cho nhau để vượt qua mọi gian khó mà thế giới này thường gặp, nhất là những đau khổ do con người và Vũ Trụ gây nên.

Thưa các vị:

Đạo Phật, ngày nay chia làm tam tông: Nam Tông, Bắc Tông và Lama Tông. Hiểu rõ sự phân nhánh này khiến chúng ta không còn phân biệt Tông Phái mà dẫn đến sự chia rẽ một học thuyết vĩ đại mà Thichca Mauni đã chỉ ra.
1) Nam Tông
Người ta chủ trương thờ một Phật ấy là Phật chủ Thichca Mauni, điều này cũng không có gì khác biệt mà phải bàn cãi. Khi Phật Tổ xuống núi, người cùng các Phật khác đi truyền bá học thuyết của mình, suốt một nẻo đường đi từ Ấn Độ, người qua Pakistan, Apganistan rồi tiến dần về phía Tây, nơi chưa hình thành đạo phái thuộc những người Da Trắng. 
Một cuộc hành trình đầy gian nan khổ ải, đói khát và bệnh tật. Người đã cùng các đệ tử phải vác bát ăn xin nhưng trong những lần khất thực như thế, người lại tranh thủ truyền bá học thuyết của mình và từ đó hình thành phái Nam Tông Khất Thực.
2) Bắc Tông:
Người Trung Quốc, Ấn Độ thì cho rằng, những đệ tử của Thichca Mauni như Ađia, Quán Thế Âm, Phổ Hiền....Địa Tạng đều là những người tu một kiếp thành Phật. Và những Phật ấy đã phải cấm cố đời mình trong động kín và như vậy vật chất để nuôi sống họ chính là cây cỏ từ thiên nhiên và tự tay trồng hái, bởi vậy họ không Khất Thực và những tu sĩ này ngoài tăng gia sản xuất để nuôi chính mình thì ở ngay trong chùa để gõ mõ tụng kinh mở rộng lòng từ bi từ chính lòng họ.
3) Lama giáo Tây Tạng:  
Là sự hòa nhập và nâng cao quá trình tiến hóa giữa Phật giáo và Bonpo giáo cổ đại. Từ khi Thichca Mauni chứng Phật phải mất 1700 năm sau, học thuyết này mới thắng thế ở Tây Tạng, nơi các tu sĩ Phật Bon dần bị tha hóa về đời sống vật chất. Từ sau Padmasham từ Ấn Độ từ bỏ vòng hào quang nơi đất tổ Phật, người một mình một gậy vượt Hymalaya nhập Tạng, đã lần lượt hạ gục những người theo đạo Bon, biến họ thành những tu sĩ thuần Phật. 
Nghĩa là trao cho họ cái tư tưởng cao siêu vì chúng sinh của Thichca Mauni và dần dà sự giao thoa, đan xen, thừa hưởng và nơi đây đã hình thành Lama Phật giáo chính tông. Bằng cách họ ẩn tu trong động kín và từ đó hình thành Lama Tông Mật Tu.
Chính sự mật tu theo con đường của Thichca Mauni là ngọn hải đăng soi sáng cho nghành Khoa Học Vũ Trụ mà tôi tạm gọi là Vũ Trụ Mở. Ý nghĩa của Vũ Trụ Mở là nghiên cứu về thượng tầng kiến trúc của loài người để từ đó bổ xung cho luận thuyết hình thành  Vũ Trụ. Bởi con người và các hành tinh đều do mẹ Vũ Trụ sinh ra.
Thiết nghĩ sẽ không có gì khác biệt với các nhà khoa học Phương Tây, tìm hiểu Vũ Trụ để suy ra loài người. Mà khoa học thì cần một con đường đi ngắn nhất để tới đích.
KẾT LUẬN
Thưa các vị, thật vô cùng hân hạnh được mời nói chuyện về Đạo Phái tại Phật Đường có hàng ngàn năm nay. Khoa học và đạo phái chân chính là tài sản vô cùng quý giá của toàn nhân loại. Phật, Chúa Jechu, Thánh Alah đều là những vĩ nhân, những triết gia khổng lồ, tài sản tinh thần bất diệt của nhân loại. Chúng ta hận hạnh được sống trong những dòng chảy tinh thần vì Chúng Sinh của các vị ấy.
Tuy nhiên, ngay từ buổi sơ khai, những nhà chính trị đã khéo lợi dụng tinh thần vì nhân loại của những nhà hiền triết kể trên mà gây nên nhiều đau thương cho nhân loại. Họ bài xích đạo này phái khác vì bản thân họ, vì Tổ Quốc họ mà thôi. Hiểu rõ điều đó, chúng ta càng gần gũi nhau hơn trong cộng đồng các Tôn Giáo mà chủ thể là Tam Đạo lớn, Phật giáo, Jechucris giáo và Hồi giáo hiện hành.
Ai nói ngược lại không vì Chúng Sinh, hay vì thiểu số chúng sinh trong phạm vi quản hạt của mình thì đều không phải đạo. Ai nói đạo này hơn đạo kia ấy là sự hiểu biết nông cạn về bản chất các học thuyết về Tam Đạo, kể cả người đó có là Giáo Chủ Phật Học Quốc Tế, đương kim giáo chủ của Jechucris ở Roma hay giáo chủ Hồi giáo đương kim cũng không ngoại lệ.
Bởi Phật, Chúa Jechu, Thánh Alah đều là những bậc chân tu, họ hiến dâng cả đời mình vì Nhân Loại. Các vị đều hiểu rõ chân lý „Chúng Sinh Bình Đẳng”. Vậy lẽ nào người Phật giáo lại hơn Jchucris giáo hay Hồi giáo và ngược lại.
Và tại giáo đường này tôi trịnh trọng khẳng định: Loài người (Arian) không phân biệt màu da, sắc tộc, đều do Vũ Trụ sinh ra. Loài người hiện đang tồn tại trên trái đất ngày nay đều từ Hymalay xuống núi. Và nhân loại chỉ chia thành 2 hình thái cấu thành Thân Thể. Người Da Trắng thuở sơ khai sống bằng nghề săn bắn nên chân dài, lưng ngắn, mặt nhỏ. Người Da Vàng sống bằng nghề trồng trọt, cúi hái nên chân ngắn., lưng dài và mặt tròn, to. Đó là quá trình lao động đã khắc phục những nhược điểm của loài người. Còn màu da phụ thuộc vào vùng sinh sống, quyết không có dân tộc thượng đẳng và dân tộc hạ đẳng! 
 Xin dừng lời, xin được tha thứ cho những thiếu sót mà Bát Nhã đã trình bày!
                                                                       Côn Minh, tháng 5/5/2011
Birha
Ảnh của Thường Dân núi Tản
4000 
  • Thường Dân núi Tản
    Cũng có ý kiến cho rằng Tây Tạng nhờ độ cao của nó nên sau đại hồng thủy còn sót lại số người, cũng như đỉnh An ve ret Ở châu Âu có con thuyền Nô e. Tôi nghĩ có thể có nhiều cái nôi sinh tồn khác nhau. Đông nam Á là một trong số đó ( Hiện đã có những phát hiện KH chứng minh ). Ý kiến của bạn tôi không phủ nhận. E trong bối cảnh thời cuộc ngày nay, ông bạn "Bốn tốt" đang muốn dùng thuyết này để chinh phục thế giới và họ luôn cho rằng họ là "Trung nguyên". Dù vậy tôi muốn chuyển bài này của bạn lên trang nhà để thêm nhiều ý kiến bạn bè trao đổi. Trước hết đây coi như thành công của bạn.
    Thân!

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Cây " bình an"



Ảnh ST.

Lùm xùm hội nhà văn Việt nam!!!
11:48 22 thg 12 2012Công khai0 Lượt xem0

25 TÂN HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

Hôm nay là ngày hồi hộp của gàn 600 ứng viên xin vào Hội Nhà văn Việt Nam. Quả là một sức ép lớn lên các hội đồng và BCH. Nhưng cũng có cái hay nhiều thành viên nhân dịp này mà các ứng viên thân thiện thăm nom các anh, các chị.
Theo tin mới nhận chỉ có 25 ứng viên đủ phiếu để trở thanh hội viên Hội Nhà văn VN. Có lẽ nói không ngoa ở nước ta ít có nơi nào còn nhiều quý vị xin gia nhập như Hội ta. Rút kinhh nghiệm năm ngoái đã kết nạp được một số hội viên xuất chúng, năm nay BCH "khép" cửa hẹp hơn.
Kết nạp ít cũng khổ thân các bác cò. Thương lắm thay ! Thôi các bác ơi chờ dịp này năm sau...

DANH SÁCH TÂN HỘI VIÊN
Văn xuôi:

1, Trần Thiện Lục (Phương Yến – Phú Yên)

2, Nguyễn Quang (Hà Giang)

3, Lại Văn Long (TP Hồ Chí Minh)

4, Vũ Minh Nguyệt (Hà Nội)

Biếm họa chân dung giới văn nghệ sĩ
5, Đoàn Ngọc Minh (Cao Bằng)

6, Đào Bá Đoàn (Hà Nội)

7, Nguyễn Thanh Hương (Lâm Đồng)

8, Lương Văn (Hà Nội)

9, Võ Diệu Thanh (An Giang)

10, Thăng Sắc (Hà Nội).



Thơ:

1, Nguyễn Thị Vân Anh (Nghệ An)

2, Đinh Long (Hà Nội)

3, Trịnh Công Lộc (Quảng Ninh)

4, Lương Vĩnh (Hà Nội)

5, Đàm Khánh Phương (Hà Nội)

6, Bùi Công Minh (Đà Nẵng)

7, Văn Trọng Hùng (Bình Định)

8, Lương Tử Đức (Hà Nội)

9, Lê Va (Hòa Bình)

10, Đỗ Doãn Phương (Hà Nội).



Lý luận phê bình:

1, Trần Mạnh Tiến (Hà Nội)

2, Trần Hoài Anh (TP Hồ Chí Minh)

3, Phùng Quý Nhâm (TP Hồ Chí Minh).



Dịch văn học:

1, Vũ Phong Tạo (Hà Nội)

2, Nguyễn Mạnh Thái (định cư tại Ba Lan).