Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

Chuyên gia kinh tế: Thế giới đối mặt với “đại suy thoái”, các cuộc khủng hoảng trước đây không là gì so với hiện tại



Chuyên gia kinh tế: Thế giới đối mặt với "đại suy thoái", các cuộc khủng hoảng trước đây không là gì so với hiện tại
Đó là nhận định mới được đưa ra bởi nhà kinh tế học David Rosenberg, chuyên gia kinh tế trưởng của quỹ quản lý tài sản Gluskin Sheff.
Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 tồi tệ đến nỗi thường được so sánh ngang tầm với thời kỳ Đại khủng hoảng. Nhưng giờ đây nhà đầu tư cần phải chuẩn bị cho thời kỳ Đại suy thoái, vì đại dịch Covid-19 sẽ gây ra những hệ lụy tồi tệ hơn cả cách đây 1 thập kỷ.
Đó là nhận định mới được đưa ra bởi nhà kinh tế học David Rosenberg, chuyên gia kinh tế trưởng của quỹ quản lý tài sản Gluskin Sheff.
Theo ông, trong kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất, kinh tế Mỹ sẽ mở cửa trở lại vào tháng 5, với tốc độ chậm chạp trên tất cả các ngành và các địa phương. Người dân sẽ cảm thấy ít thoải mái và ít tự tin hơn khi đi mua sắm, chi tiêu so với thời điểm trước dịch. Thế giới vẫn chưa thể tìm ra vaccine, nhưng trong 6 tháng tới sẽ tìm được phương pháp điều trị làm dịu đi những triệu chứng viêm đường hô hấp tồi tệ nhất.
Điều này có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế và thị trường tài chính?
GDP thực sẽ giảm 30% trong quý II, trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng trưởng âm (so với cùng kỳ năm trước) trong 5 năm quý tiếp theo, và đến cuối năm 2020 tỷ lệ thất nghiệp là 14,2%. Năm 2021 trung bình tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, vào khoảng 13%.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm sẽ tiếp tục giảm theo từng quý, đến quý IV giảm xuống còn 0,31% và mức trung bình trong cả năm 2021 chỉ là 0,18%. Lợi suất giảm vì giá trái phiếu tăng mạnh nhờ nhu cầu về tài sản an toàn tăng lên.
Rosenberg dự đoán TTCK sẽ chạm đáy trong quý II, với chỉ số S&P 500 xuống mốc 2.000 điểm rồi sau đó “hồi phục một cách chậm chạp”, năm 2021 trung bình S&P 500 sẽ chỉ ở ngưỡng 2.600 điểm (hiện chỉ số này ở mức hơn 2.800 điểm). Nói cách khác, thị trường sẽ giảm 30% trong tháng tới và 18 tháng tiếp theo hồi phục nhẹ, sẽ ở mức thấp hơn khoảng 10% so với hiện tại.
Rosenberg cũng đưa ra “kịch bản lạc quan nhất”, khi vaccine hoặc thuốc chữa xuất hiện trong 6-12 tháng tới. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ chỉ ở mức 9% trong 2 năm tới và S&P 500 lập đáy ở 2.500 điểm trong quý II.
Ngược lại, trong kịch bản tồi tệ nhất, tức không có vaccine và thuốc chữa, đồng thời làn sóng thứ hai ập đến với nước Mỹ vào mùa đông này và khiến niềm tin kinh doanh cũng như niềm tin tiêu dùng lao dốc mạnh. Trong kịch bản này, tỷ lệ thất nghiệp có thể lên đến 20% và ở mức 17,5% trong suốt năm 2021.
Kinh tế Mỹ sẽ ngập chìm trong giảm phát. Kể cả các biện pháp kích thích mạnh mẽ của chính phủ cũng không thể vực dậy lực cầu. Nhật Bản chính là ví dụ cho kịch bản này.
Tuy nhiên, kể cả trong kịch bản tồi tệ nhất, Rosenberg cũng không cho rằng Cục dự trữ liên bang (Fed) sẽ áp dụng chính sách lãi suất âm. Dẫu vậy thị trường chứng khoán sẽ bị tổn thất nặng nề, với chỉ số S&P 500 lập đáy ở 1.800 điểm trong quý II và năm 2021 chỉ có thể ở quanh mức 2.200 điểm.
Thu Hương / Theo ICTVietNam
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Không để mất thời cơ lần thứ ba

TTO - Nhận định từ năm 1975 đến nay, VN đã hai lần đánh mất thời cơ và không nên để mất thời cơ thứ 3 sắp tới, GS Trần Văn Thọ đã có bài viết gửi riêng cho Tuổi Trẻ nhân dịp kỷ niệm 45 năm thống nhất đất nước.

Không để mất thời cơ lần thứ ba - Ảnh 1.
Dây chuyền robot tự động lắp ráp xe của Thaco Việt Nam - Ảnh: LÊ TRUNG
Trong giai đoạn tới, nên đưa ra khẩu hiệu "chống tụt hậu như chống giặc" và cả nước quyết tâm đuổi kịp các nước đi trước.
GS Trần Văn Thọ
1 Cuối năm 1975, tại số đặc biệt đón xuân 1976, tạp chí Economisuto của Nhật đăng chân dung của 7-8 nhà lãnh đạo trên thế giới với phụ chú: Đây là những nhà lãnh đạo mà hành động và phát ngôn của họ sẽ làm thay đổi thế giới trong giai đoạn mới. Hình được chọn có tổng thống Mỹ, Pháp, thủ tướng Nhật, Anh, Tây Đức và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Điều này nói lên uy tín và kỳ vọng về một VN mới sau khi có hòa bình và thống nhất. Khi đó dân số VN khoảng 47 triệu, là nước nông nghiệp vừa ra khỏi chiến tranh. Nhưng ý chí vượt khó và bản tính hiếu học của người VN, tài tổ chức, lãnh đạo của những người cầm quyền, vị trí địa chính trị... cho thấy triển vọng một nước VN tầm cỡ ở châu Á.
Tuy nhiên rất tiếc ta đã chọn chiến lược, chính sách sai và để mất thời cơ, đất nước lâm vào nguy cơ suốt hơn một thập niên sau đó.
2 Cuối năm 1986, VN đổi mới. Nhưng sự khó khăn của giai đoạn chuyển tiếp cộng với hoàn cảnh quốc tế không thuận lợi, VN phải mất thêm 6-7 năm nữa mới được thế giới chú ý. Giữa thập niên 1990, lần thứ hai sau ngày 30-4-1975, VN lại trở thành một ngôi sao đang lên ở châu Á. Kinh tế ra khỏi khủng hoảng, các nước tiên tiến và các tổ chức quốc tế nối lại viện trợ, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập ASEAN...
Kỳ vọng về một nước VN phát triển lên rất cao. Sống tại Nhật Bản những ngày đó tôi thấy rất rõ. Hồi đó dòng thác FDI tại Á châu do Nhật chủ đạo. VN được xem là điểm đến nhiều triển vọng. Nhiều người nhận định VN sẽ trở thành một nước phát triển mới. Tôi cũng mơ như thế.
Nhưng rất tiếc giấc mơ không thành. Từ cuối năm 1996 thế giới không còn đánh giá cao môi trường đầu tư của VN khi những yếu kém về chiến lược, chính sách kinh tế và quản lý hành chính bộc lộ rõ. Doanh nghiệp (DN) quốc doanh được ưu tiên và chưa thoát ra khỏi các định kiến về DN tư nhân và FDI. Cơ chế, thủ tục hành chính quá phức tạp. Do đó, làn sóng mới FDI từ Nhật không đến VN mà chảy sang các tỉnh ven biển Trung Quốc.
3 Từ khoảng năm 2000 những cải cách liên quan DN tư nhân và DN FDI có tiến triển. Nhưng giai đoạn hậu WTO, các luồng tư bản nước ngoài vào quá tự do và với các hiệp định thương mại tự do, hàng công nghiệp nước ngoài tràn vào nhiều trong khi nội lực chưa được củng cố. Đặc biệt DN tư nhân trong nước vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn và đất, nhất là DN nhỏ và vừa.
Do thiếu chiến lược, chính sách tích cực để định hướng dòng chảy FDI và nuôi dưỡng DN trong nước nên hiện nay, cơ cấu kinh tế VN tồn tại nhiều vấn đề phải giải quyết. Chẳng hạn, nhiều dự án FDI chất lượng xấu, thiếu liên kết giữa FDI và DN trong nước, công nghiệp còn chủ yếu là lắp ráp và phụ thuộc nhiều đầu vào từ Trung Quốc.
4 Đã 45 năm sau ngày 30-4-1975 hoặc gần 35 năm sau đổi mới là một thời gian rất dài.
Vào năm 1952 Nhật là nước có thu nhập trung bình thấp. Chỉ 15 năm sau tiến lên nước thu nhập trung bình cao và thêm 13 năm nữa trở thành cường quốc kinh tế. Dĩ nhiên Nhật đã có tích lũy về vốn thể chế, về nguồn nhân lực từ thời Minh Trị. Nhưng điều kiện để các nguồn lực phát huy nhanh là nhờ năng lực và khát vọng của lãnh đạo biết chớp thời cơ trong giai đoạn mới. Hàn Quốc và Đài Loan cũng thắng lợi trong cuộc chạy đua với thời gian. Hàn Quốc chỉ mất 16 năm (từ 1971 - 1987) để chuyển từ nước thu nhập trung bình thấp lên trung bình cao và chỉ mất thêm 10 năm nữa để tiến lên hàng các nước tiên tiến.
Tại sao VN đi chậm? Đó là vì từ năm 1975 đến nay, ta đã hai lần đánh mất thời cơ.
Nghiên cứu bài học ứng phó COVID-19 cho xây dựng đất nước
Khi các nước còn đang khó khăn chống chọi với dịch, VN đã thành công trong việc ngăn ngừa sự lây lan của dịch, nhờ sự quyết tâm, nỗ lực của Nhà nước, sự tận tâm, hi sinh của những người phục vụ trong hệ thống y tế và sự hợp tác, tương tác của các tầng lớp dân chúng.
Thế giới đang bàn luận sôi nổi về sự thành công này. Ta cũng sẽ nghiên cứu thêm để rút ra bài học cho chiến lược xây dựng đất nước trong thời gian tới.
5 Thời đại sau COVID-19 sẽ như thế nào? Theo tôi, với VN đây là thời cơ thứ ba kể từ năm 1975. Nếu biết tận dụng thời cơ này ta sẽ khắc phục các vấn đề về cơ cấu kinh tế nói ở trên và đưa kinh tế phát triển một bước vượt bậc trong thập niên 2020.
Tại sao gọi là thời cơ? Thứ nhất, yếu của nội lực VN là cơ cấu hành chính, là tinh thần trách nhiệm của quan chức, là sự tương tác không mấy thuận lợi của DN và dân chúng với chính sách. 
Nỗ lực và phương châm "chống dịch như chống giặc" lần này đã khiến các điểm yếu trên được khắc phục. Trong giai đoạn tới, nên đưa ra khẩu hiệu "chống tụt hậu như chống giặc" và cả nước quyết tâm đuổi kịp các nước đi trước.
Thứ hai, nhờ thành công trong việc chống dịch, hình ảnh VN an toàn và ít rủi ro trong đầu tư làm cho VN thành điểm đến lý tưởng cho các dòng thác FDI mới.
Thứ ba, do đại dịch này, các công ty đa quốc gia sẽ tiếp tục di chuyển cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc. Hiện tượng này đã bắt đầu từ giữa thập niên 2010, sau đó diễn ra mạnh hơn khi xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Cũng như dịch SARS năm 2002, đại dịch Covid-19 lần này cũng bắt nguồn từ Trung Quốc. 
Đã có phân tích tập quán ẩm thực của Trung Quốc dễ gây dịch bệnh hơn. Do đó, để phòng đứt gãy mạng lưới cung ứng, làn sóng chuyển dịch nhà máy khỏi Trung Quốc sẽ mạnh hơn. Ta nhân cơ hội này tích cực tiếp nhận có chọn lọc các dự án FDI mới để đưa công nghiệp VN lên cao trong chuỗi giá trị sản phẩm và từng bước giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Trong bài viết cho Tuổi Trẻ Xuân 2020, tôi có nói khả năng 4.000 ngày sắp tới sẽ làm thay đổi VN. Tận dụng thời cơ lần thứ ba này sẽ thực hiện thành công giấc mơ 4.000 ngày đó.
T

TTO - Nhận định từ năm 1975 đến nay, VN đã hai lần đánh mất thời cơ và không nên để mất thời cơ thứ 3 sắp tới, GS Trần Văn Thọ đã có bài viết gửi riêng cho Tuổi Trẻ nhân dịp kỷ niệm 45 năm thống nhất đất nước.

Không để mất thời cơ lần thứ ba - Ảnh 1.
Dây chuyền robot tự động lắp ráp xe của Thaco Việt Nam - Ảnh: LÊ TRUNG
Trong giai đoạn tới, nên đưa ra khẩu hiệu "chống tụt hậu như chống giặc" và cả nước quyết tâm đuổi kịp các nước đi trước.
GS Trần Văn Thọ
1 Cuối năm 1975, tại số đặc biệt đón xuân 1976, tạp chí Economisuto của Nhật đăng chân dung của 7-8 nhà lãnh đạo trên thế giới với phụ chú: Đây là những nhà lãnh đạo mà hành động và phát ngôn của họ sẽ làm thay đổi thế giới trong giai đoạn mới. Hình được chọn có tổng thống Mỹ, Pháp, thủ tướng Nhật, Anh, Tây Đức và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Điều này nói lên uy tín và kỳ vọng về một VN mới sau khi có hòa bình và thống nhất. Khi đó dân số VN khoảng 47 triệu, là nước nông nghiệp vừa ra khỏi chiến tranh. Nhưng ý chí vượt khó và bản tính hiếu học của người VN, tài tổ chức, lãnh đạo của những người cầm quyền, vị trí địa chính trị... cho thấy triển vọng một nước VN tầm cỡ ở châu Á.
Tuy nhiên rất tiếc ta đã chọn chiến lược, chính sách sai và để mất thời cơ, đất nước lâm vào nguy cơ suốt hơn một thập niên sau đó.
2 Cuối năm 1986, VN đổi mới. Nhưng sự khó khăn của giai đoạn chuyển tiếp cộng với hoàn cảnh quốc tế không thuận lợi, VN phải mất thêm 6-7 năm nữa mới được thế giới chú ý. Giữa thập niên 1990, lần thứ hai sau ngày 30-4-1975, VN lại trở thành một ngôi sao đang lên ở châu Á. Kinh tế ra khỏi khủng hoảng, các nước tiên tiến và các tổ chức quốc tế nối lại viện trợ, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập ASEAN...
Kỳ vọng về một nước VN phát triển lên rất cao. Sống tại Nhật Bản những ngày đó tôi thấy rất rõ. Hồi đó dòng thác FDI tại Á châu do Nhật chủ đạo. VN được xem là điểm đến nhiều triển vọng. Nhiều người nhận định VN sẽ trở thành một nước phát triển mới. Tôi cũng mơ như thế.
Nhưng rất tiếc giấc mơ không thành. Từ cuối năm 1996 thế giới không còn đánh giá cao môi trường đầu tư của VN khi những yếu kém về chiến lược, chính sách kinh tế và quản lý hành chính bộc lộ rõ. Doanh nghiệp (DN) quốc doanh được ưu tiên và chưa thoát ra khỏi các định kiến về DN tư nhân và FDI. Cơ chế, thủ tục hành chính quá phức tạp. Do đó, làn sóng mới FDI từ Nhật không đến VN mà chảy sang các tỉnh ven biển Trung Quốc.
3 Từ khoảng năm 2000 những cải cách liên quan DN tư nhân và DN FDI có tiến triển. Nhưng giai đoạn hậu WTO, các luồng tư bản nước ngoài vào quá tự do và với các hiệp định thương mại tự do, hàng công nghiệp nước ngoài tràn vào nhiều trong khi nội lực chưa được củng cố. Đặc biệt DN tư nhân trong nước vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn và đất, nhất là DN nhỏ và vừa.
Do thiếu chiến lược, chính sách tích cực để định hướng dòng chảy FDI và nuôi dưỡng DN trong nước nên hiện nay, cơ cấu kinh tế VN tồn tại nhiều vấn đề phải giải quyết. Chẳng hạn, nhiều dự án FDI chất lượng xấu, thiếu liên kết giữa FDI và DN trong nước, công nghiệp còn chủ yếu là lắp ráp và phụ thuộc nhiều đầu vào từ Trung Quốc.
4 Đã 45 năm sau ngày 30-4-1975 hoặc gần 35 năm sau đổi mới là một thời gian rất dài.
Vào năm 1952 Nhật là nước có thu nhập trung bình thấp. Chỉ 15 năm sau tiến lên nước thu nhập trung bình cao và thêm 13 năm nữa trở thành cường quốc kinh tế. Dĩ nhiên Nhật đã có tích lũy về vốn thể chế, về nguồn nhân lực từ thời Minh Trị. Nhưng điều kiện để các nguồn lực phát huy nhanh là nhờ năng lực và khát vọng của lãnh đạo biết chớp thời cơ trong giai đoạn mới. Hàn Quốc và Đài Loan cũng thắng lợi trong cuộc chạy đua với thời gian. Hàn Quốc chỉ mất 16 năm (từ 1971 - 1987) để chuyển từ nước thu nhập trung bình thấp lên trung bình cao và chỉ mất thêm 10 năm nữa để tiến lên hàng các nước tiên tiến.
Tại sao VN đi chậm? Đó là vì từ năm 1975 đến nay, ta đã hai lần đánh mất thời cơ.
Nghiên cứu bài học ứng phó COVID-19 cho xây dựng đất nước
Khi các nước còn đang khó khăn chống chọi với dịch, VN đã thành công trong việc ngăn ngừa sự lây lan của dịch, nhờ sự quyết tâm, nỗ lực của Nhà nước, sự tận tâm, hi sinh của những người phục vụ trong hệ thống y tế và sự hợp tác, tương tác của các tầng lớp dân chúng.
Thế giới đang bàn luận sôi nổi về sự thành công này. Ta cũng sẽ nghiên cứu thêm để rút ra bài học cho chiến lược xây dựng đất nước trong thời gian tới.
5 Thời đại sau COVID-19 sẽ như thế nào? Theo tôi, với VN đây là thời cơ thứ ba kể từ năm 1975. Nếu biết tận dụng thời cơ này ta sẽ khắc phục các vấn đề về cơ cấu kinh tế nói ở trên và đưa kinh tế phát triển một bước vượt bậc trong thập niên 2020.
Tại sao gọi là thời cơ? Thứ nhất, yếu của nội lực VN là cơ cấu hành chính, là tinh thần trách nhiệm của quan chức, là sự tương tác không mấy thuận lợi của DN và dân chúng với chính sách. 
Nỗ lực và phương châm "chống dịch như chống giặc" lần này đã khiến các điểm yếu trên được khắc phục. Trong giai đoạn tới, nên đưa ra khẩu hiệu "chống tụt hậu như chống giặc" và cả nước quyết tâm đuổi kịp các nước đi trước.
Thứ hai, nhờ thành công trong việc chống dịch, hình ảnh VN an toàn và ít rủi ro trong đầu tư làm cho VN thành điểm đến lý tưởng cho các dòng thác FDI mới.
Thứ ba, do đại dịch này, các công ty đa quốc gia sẽ tiếp tục di chuyển cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc. Hiện tượng này đã bắt đầu từ giữa thập niên 2010, sau đó diễn ra mạnh hơn khi xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Cũng như dịch SARS năm 2002, đại dịch Covid-19 lần này cũng bắt nguồn từ Trung Quốc. 
Đã có phân tích tập quán ẩm thực của Trung Quốc dễ gây dịch bệnh hơn. Do đó, để phòng đứt gãy mạng lưới cung ứng, làn sóng chuyển dịch nhà máy khỏi Trung Quốc sẽ mạnh hơn. Ta nhân cơ hội này tích cực tiếp nhận có chọn lọc các dự án FDI mới để đưa công nghiệp VN lên cao trong chuỗi giá trị sản phẩm và từng bước giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Trong bài viết cho Tuổi Trẻ Xuân 2020, tôi có nói khả năng 4.000 ngày sắp tới sẽ làm thay đổi VN. Tận dụng thời cơ lần thứ ba này sẽ thực hiện thành công giấc mơ 4.000 ngày đó.
Từng kỳ vọng "con hổ mới ở châu Á"
Giữa năm 1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn mạnh nguy cơ tụt hậu là quan trọng nhất trong 4 nguy cơ được bàn đến thời đó. Chỉ tiếc rằng giá như tư tưởng này sớm được triển khai thì đã có các bước cải cách phù hợp.
Gần đây, tôi gặp lại một quan chức của Bộ Tài chính Nhật, người phụ trách việc nối lại viện trợ của Nhật cho VN cuối năm 1992. Ông ấy nói một cách tiếc rẻ: "Hồi đó chúng tôi nghĩ VN, chứ không phải Trung Quốc, là con hổ mới ở châu Á".
GS TRẦN VĂN THỌừng kỳ vọng "con hổ mới ở châu Á"
Giữa năm 1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn mạnh nguy cơ tụt hậu là quan trọng nhất trong 4 nguy cơ được bàn đến thời đó. Chỉ tiếc rằng giá như tư tưởng này sớm được triển khai thì đã có các bước cải cách phù hợp.
Gần đây, tôi gặp lại một quan chức của Bộ Tài chính Nhật, người phụ trách việc nối lại viện trợ của Nhật cho VN cuối năm 1992. Ông ấy nói một cách tiếc rẻ: "Hồi đó chúng tôi nghĩ VN, chứ không phải Trung Quốc, là con hổ mới ở châu Á".

GS TRẦN VĂN THỌ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

‘Dự án Manhattan’ bí mật của các tỷ phú Mỹ nhằm chống dịch


Tom Cahill làm việc từ một căn hộ nhỏ ở Boston. Anh không phải người nổi tiếng, chỉ có một bộ vest, nhưng có đủ mối quan hệ cao cấp nhất để tác động đến cuộc chiến chống dịch.
Là một nhà nghiên cứu trước khi trở thành nhà đầu tư mạo hiểm, Cahill, 33 tuổi, dẫn dắt một nhóm các nhà khoa học, lấy tên là “Các nhà khoa học Ngăn chặn Covid-19”.
Những người này đến từ nhiều chuyên môn như miễn dịch, thần kinh, sinh học, dịch tễ học, thậm chí là hạt nhân, họ ví công việc của họ như Dự án Manhattan của thời hiện đại - ý nói về dự án phát triển bom nguyên tử trong Thế chiến II, theo Wall Street Journal.
Nhà sinh học Michael Rosbash, người đạt giải Nobel năm 2017, cho biết: “Chắc chắn tôi có trình độ thấp nhất ở đây”.
‘Du an Manhattan’ bi mat cua cac ty phu My nham chong dich hinh anh 1 social_WSJ.jpg
Tom Cahill, Chủ tịch quỹ đầu tư Newpath Partners ở Boston. Ảnh: Wall Street Journal.
Dự án Manhattan thời hiện đại
Công việc của nhóm này, trước đây chưa được báo chí nhắc đến, đã biến họ trở thành người đứng giữa các công ty dược phẩm và những người ra quyết định trong chính quyền Trump. Nhóm cũng giúp các quan chức chính quyền sàng lọc nhiều nghiên cứu về virus corona, loại ra những nghiên cứu nhiều lỗ hổng.
Trong số các đóng góp quan trọng của nhóm, có một báo cáo 17 trang gồm những phương pháp mới lạ chống virus, trong đó có ý tưởng chữa bệnh bằng một số loại thuốc có tác dụng mạnh, vốn dùng cho Ebola.
Báo cáo được chuyển đến các quan chức trong nội các và Phó tổng thống Mike Pence, người đứng đầu tổ công tác chống dịch. Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Francis Collins từng nói ông đồng ý với hầu hết phương pháp mà báo cáo đề ra.
Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Bộ Các vấn đề Cựu chiến binh đã triển khai một số đề xuất của nhóm, như cắt giảm các thủ tục hay quy trình chấp thuận.
Tài sản lớn nhất của tiến sĩ Cahill là mối quan hệ có được qua quỹ đầu tư của mình, bao gồm liên hệ với các tỷ phú như Peter Thiel, Jim Palotta và Michael Milken, những người bảo đảm uy tín cho anh trong mắt các quan chức chính quyền.
Nhờ vậy mà trong tháng qua, tiến sĩ Cahill đã thường xuyên cố vấn cho các giám đốc cơ quan trong chính quyền có liên quan tới dịch bệnh, cũng như Nick Ayers, cố vấn thân cận của Phó tổng thống Mike Pence.
Theo Wall Street Journal, không ai trong nhóm đặt mục tiêu kiếm tiền, thay vào đó muốn mở rộng quan hệ và tận dụng vốn khoa học của mình để góp phần chống dịch.
‘Du an Manhattan’ bi mat cua cac ty phu My nham chong dich hinh anh 2 merlin_171979266_a2e697ff_7bb7_4912_8023_03e3adb3fd13_jumbo_NYT.jpg
Một nhân viên lau khử trùng thang máy ở New York. Ảnh: New York Times.
Nghiên cứu sinh thành nhà đầu tư
Chỉ hai năm trước, Cahill còn đang theo học bằng tiến sĩ tại Đại học Duke, làm nghiên cứu về bệnh di truyền hiếm gặp, tưởng rằng đó sẽ là công việc tương lai của anh.
Nhưng một người bạn lại giới thiệu anh vào một công ty đầu tư, Raptor Group. Anh thích ngay công việc đầu tư, đặc biệt mảng sinh học và các ngành liên quan. Anh cho rằng mình có thể đóng góp lớn hơn bằng việc tìm ra các nhà khoa học có triển vọng và giúp họ giải quyết các vướng mắc - cả về khoa học lẫn tài chính - thay vì tự mình làm nghiên cứu.
Sau thời gian làm ở Raptor, anh lập quỹ của riêng mình, Newpath Partners, với 125 triệu USD từ một nhóm nhỏ các nhà đầu tư giàu có, bao gồm Peter Thiel, một ông lớn tại Thung lũng Sillicon và Steve Pagliuca, chủ của đội bóng rổ Boston Celtics và đồng chủ tịch của quỹ đầu tư Bain Capital. Họ đều thấy hứng thú với cách nói thẳng thắn và quyết tâm giải quyết vấn đề của Cahill.
Đến đầu tháng 3, vừa hứng thú nhưng cũng vừa bực bội vì tiến độ nghiên cứu virus corona, và sau khi các nhà đầu tư gửi cho anh nhiều câu hỏi, anh tổ chức một buổi họp trực tuyến để chia sẻ các ý tưởng khác biệt. Anh dự tính chỉ 20 người tham dự.
Nhưng khi tiến sĩ Cahill cố vào cuộc họp trực tuyến, chính anh bị từ chối vì đã đủ người. Ngay lúc đó, nhiều người khác gọi riêng cho anh để xin mã vào cuộc họp. Hóa ra, những nhà đầu tư tên tuổi của anh đã nói nhỏ với nhau về cuộc gọi, và kết quả là hàng trăm người đang chờ để vào nghe, hầu hết là người anh chưa từng gặp.
Khi vào được cuộc gọi, Cahill trao đổi về những hướng chữa trị mà anh và các đồng nghiệp đã sàng lọc và coi là triển vọng. Sau một giờ, anh dập máy và thấy hòm thư của mình đầy ý tưởng và đề nghị giúp đỡ, bao gồm cả cố vấn của Phó tổng thống Mike Pence.
‘Du an Manhattan’ bi mat cua cac ty phu My nham chong dich hinh anh 3 00ambula8_jumbo_NYT.jpg
Các nhân viên y tế rời một tòa nhà ở New York nơi có một ca tử vong. Ảnh: New York Times.
Tận dụng các mối quan hệ cao cấp
Công việc quan trọng nhất của Cahill và nhóm nhà khoa học là mổ xẻ hàng trăm tài liệu khoa học về Covid-19 từ khắp thế giới, lọc ra các ý tưởng hứa hẹn, bỏ đi những cái mập mờ. Họ sàng lọc 20 nghiên cứu mỗi ngày, gấp 10 lần so với công việc bình thường của mỗi người.
Nhóm không ủng hộ việc dùng xét nghiệm kháng thể để giúp mọi người quay lại làm việc, cho rằng người có kháng thể có thể vẫn lây cho người khác, và nếu cứ nhấn mạnh xét nghiệm kháng thể, có thể khiến một số người tự nhiễm bệnh để rồi được quay lại làm việc.
Một số đề xuất của nhóm muốn tận dụng quy mô khổng lồ của chính phủ liên bang Mỹ. Chẳng hạn, chính phủ có thể đảm bảo mua cả các thuốc chưa được chứng minh là hiệu quả, nhằm khuyến khích các nhà sản xuất, và để họ không lo lỗ vốn. Một đề xuất khác muốn giảm thời gian xét duyệt dược phẩm mới từ 9 tháng-1 năm xuống 1 tuần.
Qua các mối quan hệ, Cahill được giới thiệu đến Thomas Hicks Jr., một doanh nhân ở thành phố Dallas, Texas và đồng chủ tịch của Hội đồng Quốc gia đảng Cộng hòa, người thường đi săn chim cùng con trai Donald Trump Jr. của tổng thống Mỹ.
Câu đầu tiên nói với nhóm nhà khoa học, ông Hicks nói ngay: “Tôi không phải nhà khoa học. Nói cho tôi dễ hiểu, rồi nói tôi biết thủ tục nào cần vượt qua”.
Một loại thuốc được nhóm đặt kỳ vọng đang được công ty dược Regeneron sản xuất, nhưng để đạt số lượng lớn, công ty này phải chuyển sản xuất sang Ireland - sự thay đổi sẽ cần nhiều tháng để FDA phê duyệt.
Nhưng nhờ các quan hệ, nhóm đã xin được sự chấp thuận của FDA để Regeneron có thể chuyển sản xuất sang thủ đô Dublin của Ireland ngay lập tức.
Nhóm cũng trao đổi với hệ thống bệnh viện dành cho cựu binh, thuyết phục được các bệnh viện cho phép các cựu binh nhiễm Covid-19 tham gia vào các nghiên cứu. Nghiên cứu của họ cũng được bệnh viện đẩy nhanh hơn.
Lo liệu được để hầu hết đề xuất, ý tưởng khoa học của họ được thử nghiệm, nhóm tiếp tục tập trung vào “hậu Covid-19”. Các ý tưởng bao gồm xét nghiệm nước bọt, và sắp xếp lịch xét nghiệm ở cuối ngày để có kết quả vào sáng hôm sau. Họ cũng đề xuất một ứng dụng toàn quốc yêu cầu người dân phải xác nhận là không có các triệu chứng.
Trọng Huấn / Zing

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Nỗi buồn không của riêng ai!


( ảnh chôm trên mạng )

Nỗi buồn không của riêng ai!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

NẾU NÀNG TRINH LÃNH ĐẠO TRIỀU TIÊN?



* "Trinh" đây, là KIM DỤ TRINH (Kim Yo-jong) em gái ruột của Kim Chánh Ân (Kim Jong-un). Lúc người cha Kim Chánh Nhựt còn cầm quyền, ông cho hai anh em Ân và Trinh đi học bên Thụy Sĩ (chớ không qua học bên Tàu).
Cả hai anh em Ân - Trinh tạo thành "cặp bài trùng". Trong mấy lần họp thượng đỉnh với TT Mỹ Donald Trump, bên Mỹ có phò tá đi theo là Ngoại trưởng Mike Pompeo, bên Triều Tiên phò tá cho Kim Chánh Ân, không ai khác, chính là Kim Dụ Trinh.
Cô Trinh này hiện đang là Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên.
* Rảo trên mạng thấy có một số anh em giỡn chơi bằng cách tưởng tượng... lấy Kim Dụ Trinh làm vợ, để được trở thành Đệ nhứt phu quân xứ Triều Tiên nếu mai này nàng Trinh làm lãnh đạo. Giỡn chơi mà, ô hô, cũng bị "hụt": Kim Dụ Trinh đã có chồng, hai con còn nhỏ xíu, cha chồng là ông Thôi Long Hải (Choe Ryong-hae) - đang là Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên.
* Bên Triều Tiên nó không giống xứ nào hết ráo. Không có chức Chủ tịch nước, bởi vì lãnh tụ Kim Nhựt Thành được tôn phong là "Chủ tịch vĩnh viễn", thành thử Lãnh tụ đã chết nhưng chiếc ghế đó không được đụng vào.
Đảm đương về danh nghĩa "nguyên thủ" để tiếp các đại sứ tới trình quốc thư, được giao cho Chủ tịch Quốc hội. Tức ông THÔI LONG HẢI là "nguyên thủ" về mặt hình thức.
Còn nắm quyền lực thực sự tối cao, dĩ nhiên, là Kim Chánh Ân - thuộc huyết thống trực hệ đời thứ ba của Lãnh tụ đời đầu Kim Nhựt Thành (đời thứ hai là Kim Chánh Nhựt).
Mà ông Thôi Long Hải cũng mới nắm Chủ tịch Quốc hội cách đây 2 năm. Trước đó là Kim Vĩnh Nam, một nguyên lão tuổi ngoài 80 "bó", đã nắm vai trò "nguyên thủ" hình thức trong nhiều năm. Nào dè, Kim Chánh Ân đẩy ông già về nghỉ.
Giới cầm quyền Bắc Kinh sửng sốt, bởi vì Kim Vĩnh Nam là thân tín của Trung cộng.
Cùng lúc, hồi năm 2018, Kim Chánh Ân cho thay luôn Thủ tướng cũng là một kẻ theo Tàu.
* Kim Chánh Ân không chịu qua Bắc Kinh triều kiến từ lúc lên cầm quyền. Mãi cho tới lúc sắp gặp TT Donald Trump, bấy giờ Kim Chánh Ân mới cất công đến Bắc Kinh chào Tập Cận Bình. Bởi vì, nói cho cùng, Triều Tiên đã dây mơ rễ má quá lâu với Bắc Kinh, chưa kể còn phải nhận chi viện đủ thứ từ Tàu.
Theo lời đồn đoán, lúc Kim Chánh Ân qua Tàu có giao cặp táp điều khiển võ khí hạch tâm cho cô em Trinh ở nhà "phòng bị": rủi Kim Chánh Ân nhiễm độc lạ hoắc, "tau có chi mô" thành... "mồ chi có tau", thì Trinh bấm nút hạch tâm đáp lễ.
* Hổm rày đồn đoán Kim Chánh Ân lâm trọng bệnh, ai sẽ lên thay? Ông THÔI LONG HẢI dù gì cũng là "nguyên thủ" bấy lâu tuy chỉ mang tính nghi thức, nay làm luôn, cũng không xa lạ cho lắm trong vai trò cầm trịch quốc gia.
Tuy nhiên, Triều Tiên từ ngày thành lập (hồi năm 1948) đã là quốc gia của gia tộc họ Kim, rất khó để giao cho họ khác.
Thành thử vai trò cầm trịch phải ở lại trong dòng họ Kim. Mà họ Kim bây giờ chỉ có nàng Trinh mà thôi (quí bạn còn nhớ, người anh của Ân là Kim Chánh Nam thì đã qua cõi âm rồi).
KIM DỤ TRINH được cho là một người đờn bà biết cách "kiểm soát cuộc chơi" trên chánh trường Triều Tiên.
---------------------------------------------------------------------
Hình ảnh: Kim Dụ Trinh (hàng trên); gặp gỡ Tổng thống Văn Tại Dần (Moon Jae-in) của Hàn Quốc (hàng dưới, hình phải);
(hình hàng dưới, trái): Ông Thôi Long Hải, phía sau Kim Chánh Ân.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BỘ LUẬT LIEBER

ĐÂY LÀ ĐIỀU LÀM NÊN SỰ VĨ ĐẠI CỦA HOA KỲ, KO PHẢI DO "LÃNH TỤ" NÀO, KO PHẢI DO LẮM DOLLAR, LẮM BOM NGUYÊN TỬ. VÀ LẼ RA 45 NĂM TRƯỚC VN PHẢI HỌC, HUHU!
Hau Huynh
BÀI VIẾT CỦA NGUYỄN THỊ BÍCH HẬU.
Copy từ trang của Bao Nguyen Quang.
.
● Người trong hình là Francis Lieber, một nhà văn và nhà giáo dục Mỹ gốc Đức nổi tiếng. Ông sinh năm 1798 và mất năm 1872. Ông chính là tác giả của Bộ luật Lieber trong Nội chiến Mỹ. Bộ luật cực kỳ quan trọng này đã giúp cho Bên Thắng cuộc và Bên Thua cuộc sau Nội chiến cư xử tử tế và văn minh trên tình người cùng một quốc gia, chung một dân tộc.
Bộ Luật của ông được ban hành vào ngày 26/4/1863 bởi quân đội Liên bang miền Bắc dưới tên gọi Tổng Lệnh số 100 để hướng dẫn quy tắc ứng xử cho các binh lính và sĩ quan liên bang khi tiếp xúc với tù nhân và thường dân của Hợp bang miền Nam.
Vì sao Lieber làm vậy? Thứ nhất là vì ông là một học giả rất thông thạo Luật quốc tế, và rất am hiểu cả hai miền Nam- Bắc Mỹ dù theo phe miền Bắc. Ông từng sống nhiều năm và là giáo sư tại Đại học bang South Carolina, tiểu bang đầu tiên tại miền Nam đứng ra ly khai. Nhưng ông cũng sống tại Boston và sau đó là New York, nơi ông đã từng là giáo sư nhiều năm tại đại học đường Columbia, những nơi được coi là trung tâm của miền Bắc.
Nhưng thứ hai, quan trọng hơn, ông chính là người cha có ba con trai tham gia vào Nội chiến. Mà con trai đầu theo phe miền Nam và hai con trai còn lại theo phe miền Bắc. Con trai đầu của ông là Oscar Montgomery Lieber là một nhà địa chất , sau khi theo phe miền Nam đã bị quân đội miền Bắc giết chết khi đang làm nhiệm vụ. Con trai thứ 2 là Hamilton Lieber bị thương nặng khi là sĩ quan của miền Bắc đánh trận với miền Nam và di chứng của những vết thương này mãi mãi theo con trai ông tới chết. Những nỗi đau đớn trong lòng một người cha mất con, và sự phân rẽ của chính trị trong chính gia đình mình làm ông thấu hiểu hơn bao giờ hết những gì đã và đang xảy ra trong nội chiến Mỹ. Những bi kịch thảm khốc và đau đớn không bút nào tả nỗi.
Bởi thế nên trong suốt thời gian Nội chiến, ông đã viết rất nhiều bài báo về việc đối xử với các binh sĩ và thường dân trong chiến tranh. Ông đã khuyên tướng Mỹ Henry Halleck, tham mưu trưởng của quân đội Liên bang miền Bắc, về cách đối xử với các chiến binh du kích bị phe liên bang bắt giữ. Và sau đó ông cùng 4 tướng của miền Bắc tuân mệnh từ Tổng thống Lincoln giúp soạn thảo Bộ luật mang tên ông để áp dụng cho việc ứng xử văn minh và nhân đạo với phe thua cuộc.
Trước ông trên thế giới chưa ai từng làm ra một bộ luật có giá trị như vậy. Do đó nó được nhiều quốc gia châu Âu sử dụng và có ảnh hưởng rõ rệt đối với Công ước Geneva (về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh).
Ông là một bộ óc vĩ đại của nhân loại đã dùng trí tuệ cứu được bao sinh mạng và giúp nước Mỹ mau chóng hòa hợp sau một cuộc chiến huynh đệ tương tàn.
Lịch sử mãi mãi ghi danh thơm của ông. Người dân mãi mãi biết ơn ông.
✪ Nguyễn Thị Bích Hậu

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đi Về Nơi Hoang Dã có tìm được cái đích không?



Thực ra thì cuộc đời chả có cái đích quái nào cả! Đỉnh Hua Ca cũng như những cái đích khác chỉ có ở trong đầu những kẻ… thích đến đích, nhiều khi là cố sống cố chết nhoài đến bằng mọi giá. Đến đích rồi lại thấy đích vô nghĩa. Bấy giờ mới bừng tỉnh: hạnh phúc chính là lúc ta đang đi trên đường.



CÓ ĐÍCH KHÔNG?

( Đọc lại tiểu thuyết “Đi về nơi hoang dã” của Nhật Tuấn)

TRẦN ĐỨC TIẾN

Nhân vật: ông toán trưởng, thằng hộ pháp, thằng học giả, thằng cấp dưỡng và tôi. Câu chuyện: khảo sát, mở tuyến giao thông giữa vùng núi cao rừng rậm. Cả 5 tên đàn ông hùng hục phát cây, dọn đá tiến về phía trước, theo sự chỉ đường dẫn lối qua máy vô tuyến điện của một cấp trên nào đó không bao giờ thấy mặt ngồi tít dưới đồng bằng. Đói khát luôn hành hạ - đói ăn, đói tình. Công việc cực nhọc, nguy hiểm. Đã thế còn hoang mang mất phương hướng. Những cơn mơ vật vã trộn lẫn với thực tại toát mồ hôi: mơ được ăn no, được làm tình, mơ có túi tiền đầy, mơ tình yêu trong sáng thánh thiện, và tất nhiên cơn mơ nặng nề dai dẳng nhất là mơ đến đích. Ở đây là cái đích chung của cả bọn - đỉnh Hua Ca xa lắc chìm khuất trong mây.

Không đến được cái đích ấy thì đừng nói gì đến chuyện những cơn mơ kia hoá thành hiện thực.Và bên cạnh cái đích chung ấy là đích riêng của từng người - thành tích dâng lên cấp trên của ông toán trưởng; trèo lên đầu đồng đội bằng mọi giá để xây dựng "sự nghiệp hiển hách" của thằng học giả; cuộc chung sống hạnh phúc với ả đàn bà ngoại tình của thằng hộ pháp; căn nhà xây cho mẹ của thằng cấp dưỡng; và mối tình đẹp với nàng Sao của thằng “tôi”. Tất cả nối nhau diễn ra theo từng ngày, theo từng mét chiều dài của tuyến đường. Chen vào đó là những sự cố nho nhỏ: hết gạo, lạc rừng, bệnh tật, rắn độc cắn, chửi bới ẩu đả lẫn nhau... Thỉnh thoảng sống lại đôi ba mẩu hồi ức như những chớp sáng soi rõ hơn những khoảnh khắc thực tại. Sự ngây thơ ngu dại của thằng học giả đẩy bố đẻ đến chỗ chết. Cuộc tình vụng trộm ngậm ngùi đau xót của ông toán trưởng. Những cơn yêu đương cuồng nhiệt của thằng hộ pháp với cô vợ ông xã đội... Nói tóm lại, tiểu thuyết "Đi về nơi hoang dã" của Nhật Tuấn là câu chuyện khó có thể kể lại một cách mạch lạc. Những tình tiết đan cài rậm rạp, ngổn ngang, đầy vẻ hoang dã như cánh rừng có 5 tên đàn ông kia đang tìm cách xuyên qua. Chỉ có cách duy nhất là bước theo chân họ qua từng dòng chữ.

Lại nói về những cái đích. Trước hết là đích riêng của từng nhân vật. Kết quả: ông toán trưởng nằm lại dọc đường và chết thê thảm. Thằng hộ pháp vỡ mộng vì người tình không thể bỏ nhà trốn theo hắn. Thằng cấp dưỡng hoá rồ vì mất gói tiền. Thằng “tôi” ngơ ngác trước dòng nước đục ngầu bẩn thỉu trên đỉnh Hua Ca, trong lúc thằng học giả cố tự dối mình, vui niềm vui đến đích một cách gượng gạo...

Họ đã lầm đường lạc lối chăng? Không ít người đọc cho rằng họ đã chọn sai đường. Muốn đến được đỉnh Hua Ca có dòng suối thần, lẽ ra họ phải đi theo con đường khác… Ôi thôi! Hiểu như thế là tầm thường hóa cuốn tiểu thuyết, tầm thường hóa Nhật Tuấn. Thực ra thì cuộc đời chả có cái đích quái nào cả! Đỉnh Hua Ca cũng như những cái đích khác chỉ có ở trong đầu những kẻ… thích đến đích, nhiều khi là cố sống cố chết nhoài đến bằng mọi giá. Đến đích rồi lại thấy đích vô nghĩa. Bấy giờ mới bừng tỉnh: hạnh phúc chính là lúc ta đang đi trên đường. Không biết tận hưởng thứ hạnh phúc đó thì phí hoài biết bao nhiêu! Và giống như trong một trận bóng đá, bỏ qua nhiều cơ hội làm bàn, tất sẽ đến lúc bị thủng lưới.

Văn xuôi Nhật Tuấn là thứ văn xuôi đậm chất "đàn ông", mạnh mẽ, trần trụi và tốc độ. Từ đầu tới cuối cuốn sách ngót ba trăm trang, luôn giữ vững một nhịp điệu gấp gáp, lôi cuốn. Phong phú chi tiết gây ấn tượng mà không cường điệu. Ngôn ngữ, hành động thô thiển, tục tĩu của các nhân vật hoà hợp thật tự nhiên với bối cảnh khắc nghiệt của câu chuyện. Hiếm hoi mới bắt gặp một trang sách mềm mại (về tình yêu, kỷ niệm...), nhưng những chỗ tác giả chủ động "giảm ga" ấy chỉ chứng tỏ sự lèo lái vững vàng trong cách viết của mình. Theo tôi, đây là một thành công, một đóng góp rất đáng kể của Nhật Tuấn. Một “điểm son” không có nhiều trong văn học của chúng ta lâu nay.

Tác phẩm hay giống như một sinh thể, một con cá còn tươi nguẩy mà nhà văn thả xuống hồ. Mỗi người nhận ra ở con cá ấy một vẻ đẹp khác nhau. Tôi là người ưa sự thật thà, giản dị. Tôi không suy diễn nhiều lắm về ý nghĩa của cuốn sách. Con cá là con cá. Tôi không hoa mắt nhìn cá hóa... bạch tuộc. Đọc “Đi về nơi hoang dã” của Nhật Tuấn mà rùng mình ớn lạnh nghĩ sang chuyện chính chị chính em, hay kinh dịch kinh diếc… thì tôi chịu. Kính các bác.


Phần nhận xét hiển thị trên trang