Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Chuyện Xuân Ba xài in tơ nét


Nói gì thì nói, y là một trong vài đứa giỏi nhất lớp văn K17. Nhưng giỏi không có nghĩa không có dở, thậm chí cực dở. Y cũng vậy. Điều may mắn cho y là không phải dở về tư cách đạo đức lập trường cách mạng lý tưởng cộng sản… mà về trình độ tin học in tơ nét (internet).

Cứ so sánh thế này. Nếu cả nước bây giờ đang hăng hái làm cuộc cách mạng 4 chấm 0 theo chỉ đạo của ông Phúc (chả biết lão Phúc ấy có biết tí gì về công nghệ thông tin không, hay cũng cỡ thằng Ba), những đứa nhì nhằng nhất cũng phải đạt 2 chấm hoặc 2 phảy rưỡi chấm 0 thì thằng Ba nhà K17 mình tôi nghĩ mới lấy bằng hoặc chứng chỉ trình độ 0 phẩy 5 chấm 0. Thế mà cứ… nhơn nhơn coi trời bằng vung.

Thực ra, y là một trong số rất ít của K17 ta tiếp cận sớm nhất lĩnh vực công nghệ thông tin. Hồi năm 90 gì đó, tôi đã đọc trên báo Tiền Phong một vệt bài y viết về chuyến đi Mỹ và mấy nước châu Âu, ngồi poọc ba ga “xe” của ông Phan Văn Khải. Làm báo ở nhà thì muốn viết lách tác nghiệp sao cũng được, chả ma nào thèm để ý, nhưng ra ngoài thì hơi lăn tăn chút thể diện, và bất tiện nhất là ôm theo mớ bút giấy lách cách trong thời đại kỹ thuật số. Y kể, thằng con giai, tôi nghĩ chắc thằng Việt Đông, vừa đi Úc về, nó bảo thày nó, thày ơi để con mua cho cái láp tốp (laptop). Y vặn thằng con, láp tốp là thứ chi chi, cu con giải thích là cái máy vi tính xách tay ấy, để thày đi tác nghiệp cho tiện. Thày chỉ việc gõ bài rồi gửi về ngay trong ngày, cả ảnh iếc nữa, không cần phải đợi tới cuối chuyến về tới Hồ Xuân Hương mới nộp. Y sướng quá, giục con mua ngay. Nó lại huấn luyện cho vài đường cơ bản, thế là y chính thức bước vào cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật then chốt.


Kể từ đó, trong rất nhiều chuyến xuất hành xuất ngoại về sau, hai món vật bất ly thân của y là điếu cày và láp tốp. Vợ lo điếu cày, con lo láp tốp. Nhất mày. Vênh phải biết. Khi đám phóng viên sừng mỏ khác vẫn cắm cúi viết tay thì y trịnh trọng đặt máy lên bàn, lườm thiên hạ suốt một lượt, rồi mới lạch tạch lạch tạch. Y chỉ thua có thằng Nguyễn Anh Tuấn tổng biên tập Việt Nam Nét, thế mới kinh.

Y cũng kể, do viết tay quen nên một lần xách máy sang Mỹ, lại đếch nghĩ mình có máy, bỏ quên luôn ở khách sạn. Khi hồi huơng, máy bay vọt cao mấy cây số mới sực nhớ, phải nhờ lão Nguyễn Xuân Hiển trùm hãng máy bay Việt nhờ người tới khách sạn lấy gửi về. Đúng là tay mơ chơi công nghệ vẫn có điều khác thiên hạ.

Về sau có nhẽ y đã quen dần nên không thấy phàn nàn chi chuyện xài máy tính, láp tốp nữa. Chỉ có điều kiến thức về mạng mẽo của y vẫn lơ mơ lắm. Này nhé, một dạo tôi thấy trên Phây búc có cái tài khoản Xuân Ba, có nhẽ vợ hoặc con cháu nó lập giùm cho. Tôi mừng hú, lẩm bẩm thằng ni được được, cũng cách mạng kỹ thuật như ai. Vội vàng xin kết bạn. Chờ dài cổ hết tháng lại năm, cứ yên tĩnh như nhà có đám, chả bóng chim tăm cá gì. Hóa ra lập rồi nhưng y đếch biết mở biết dùng. Thế là tan một cuộc cách mạng từ trứng nước, không cần thế lực nào đàn áp.

Rồi một hôm tòi ra cái địa chỉ Phây búc tên Trịnh Huyên. Sau chuyến đi Sầm Sơn tháng 10.2018, thằng Huyên vào nhà đứa nào đó còm kiếc lăng nhăng. Hình như thị Đạm bẩu có ai biết Trịnh Huyên là đứa chết mẹ nào không, nó vào đây ăn nói linh tinh nè, đuổi thẳng cổ nó đi. Tôi dò tìm, hóa ra Trịnh Huyên là y, tôi nhắn cho các mụ ấy, bảo rằng chúng mày ạ, Trịnh Huyên là thằng Ba đó. Các bà, bà nào cũng lè lưỡi, không tin trên đời lại có thằng cha vơ chú váo mang tên Trịnh Huyên.

Rồi mãi thì tôi cũng lôi được y vào nhóm K17, mới đây thôi chứ đã lâu liếc gì. Có y, vui hẳn. Ngày xưa, triều đình luôn cần những anh hề, chọc cười để vua tỉnh táo mà lo việc nước việc dân. Tôi và cụ Tạ Thông làm hề K17 nhưng không có khiếu, cười như mếu, bị mắng hoài. Giờ có y, nó đưa đầu ra cho người ta gõ, hai thằng tôi như trút được gánh nặng.

Lại nói chuyện trình độ tin học cỡ ông Phúc của y. Hôm 17.2 vừa rồi kỷ niệm chiến tranh biên giới chống Tàu cộng, y giở lại những bản viết vội, ghi chép thô những ngày nóng bỏng ấy. Y đưa lên phây, ai đọc cũng thích. Chỉ có điều, y nhầm số 41 năm thành 42 năm. Trình độ in tơ nét cao tới mức muốn sửa lại mà đành chịu. Y đành viết thêm cái tút nữa, độc lập với tút trước, phân trần rằng thì là mà, 41 chứ không phải 42. Tới cái tút này, ai đọc cũng cười. Thằng Văn Công Hùng, bạn của cả y và tôi, nhắn cho tôi, ông ạ, hóa ra ông Ba nhà mình đéo biết sửa.

Vụ 0 chấm 4 còn bộc lộ rõ nữa ngay sáng nay 3.3. Y về làng Lon Việt Yên Vĩnh Lộc. Trên đường khứ hồi Hà Nội, y chụp được cái ảnh bà cụ già rất thương. Ảnh ấn tượng, đầy cảm xúc. Buồn cười ở chỗ, y đưa ảnh lên một tút riêng, sau đó viết chú thích lên tút khác, hình như không biết phải làm thế nào cho hai thứ ấy gắn bó với nhau trong một. Đứa nào coi cũng khúc khích cười. Đúng là trình độ in tơ nét ngoại hạng.

Chọc y thế thôi, chứ y mà giận, lại cả xóm K17 xúm xít vào năn nỉ, mày ơi, mày đừng bỏ chúng tao nhé, nhé. Mày cứ về Vĩnh Lộc quét sân quét nhà xong, lại lên chơi với chúng tao nhé.

Nguyễn Thông

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VUÔNG & TRÒN

Không có mô tả ảnh.



Nguyễn Thông
Hôm qua, tôi đọc sách (tối nào cũng phải đọc ít nhất 20 trang sách trước khi ngủ), trong cuốn HÀN PHI TỬ thấy có ý hay thế này:
Hàn Phi Tử cho rằng dân tốt hay xấu, hay hoặc dở, thiện hay ác... là do bản chất chế độ cai trị họ. Theo ông, dân vốn trong sạch, ví như nước vậy. Nước đựng trong cái gì thì chịu ảnh hưởng của cái ấy. Đựng trong cái chén (ly, chung) tròn thì nước có dạng tròn, trong chén vuông thì nước vuông.
Chế độ thế nào thì dân thế ấy.
Báo chí xứ ta ngày nào cũng đầy rẫy những thông tin về cái xấu của dân chúng (chém giết, hung hăng, vô đạo đức, vô văn hóa, coi thường pháp luật, trộm cắp, bỉ ổi, v.v..). Dân cũng đáng trách nhưng xin đừng vội trách dân, hãy xem nước ấy đựng trong chén tròn hay vuông.
Ông bà ta xưa có câu "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" cũng là vậy.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

"BAO GIỜ NƯỚC MẮT CÓ THỂ “LAY LÒNG GỖ ĐÁ”


Truong Huy San 
Hai bức ảnh chụp cách nhau 13 năm, đều nói về ngày đoàn tụ của hai người tù, hai người cùng một mẹ Việt Nam, nhưng từng bị đặt ở hai bên chiến tuyến.
Bức ảnh thứ nhất, chụp ở ga Hòa Hưng năm 1988. Người đàn ông râu tóc bạc phơ trong ảnh, được xác định, là Đại tá VNCH Nguyễn Công Vĩnh. Ông từ trại cải tạo theo đường xe lửa trở về, được vợ và anh trai (chứ không phải là con trai - theo một người thân của gia đình cho biết), ra sân ga đón [không rõ ai là tác giả bức ảnh tuyệt vời này].
Bức ảnh thứ hai được nhà báo Lâm Hồng Long chụp ngày 4-5-1975, người đàn ông trong ảnh là Lê Văn Thức, tử tù Côn Đảo, khóc trên vai mẹ, bà Trần Thị Bính, quê ở xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ông Thức được cài vào Quân lực VNCH, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Thủ Đức, được chính quyền Sài Gòn đưa đi học khóa "tình báo tác chiến" tại Malaysia. Về nước, với lon thiếu úy. Tháng 4-1968, Lê Văn Thức bị Tòa án binh vùng 4 chiến thuật tuyên tử hình vì tội "hoạt động nội tuyến cho Cộng sản".
Đoàn tụ chắc chắn đều là mong ước của mọi gia đình. Nhưng họ khóc. Thật khó để nói, đó là những “giọt nước mắt vui” hay là những giọt nước mắt tức tưởi. Ngày 30-4-1975, gia đình thiếu úy Lê Văn Thức nằm trong số “triệu người vui”; gia đình đại tá Nguyễn Công Vĩnh nằm trong số “triệu người buồn”. Thật trớ trêu, cả hai sau đó đều không có ai được hưởng ân huệ của hòa bình cả. Đại tá Nguyễn Công Vĩnh bị đưa đi cải tạo suốt 13 năm. Chỉ cần nhìn những chiếc răng rụng của người vợ một thời xinh đẹp của ông, đủ thấy họ đã cơ cực thế nào kể từ khi “miền Nam giải phóng”.
Nhưng, nếu như giọt nước mắt ở ga Hòa Hưng năm 1988 của gia đình đại tá Nguyễn Công Vĩnh đã khép lại một bi kịch kéo dài hơn một thập niên. Thì, giọt nước mắt của mẹ con thiếu úy Lê Văn Thức lại mở ra những ngày buồn trước mắt. Bức ảnh mang lại cho nhà báo Lâm Hồng Long nhiều vinh quang nhưng không thể hóa giải tính khắc nghiệt của chiến tranh hằn lên nhân vật.
“Với lý lịch ‘thiếu úy ngụy’, kể từ ngày hòa bình trở về, Lê Văn Thức không được bố trí công tác mới. Mãi sau này, khi một cán bộ công tác ở UBND huyện Châu Thành, Bến Tre tình cờ đọc được những bài báo viết về nhân vật trong bức ảnh ‘Mẹ con ngày gặp lại’(1991), đã tìm đến nhà anh Thức phỏng vấn và viết bài ‘Viên thiếu úy mang bản án tử hình’ (đăng trên báo Đồng Khởi thứ Bảy). Nhiều người ở địa phương mới biết đến các hoạt động trong quá khứ của anh. Và các cơ quan chức năng mới nhiệt tình vào cuộc để rồi công nhận những đóng góp, hy sinh có thực của Lê Văn Thức”[Theo Hoàng Bình Minh, báo CAND].
Mấy hôm nay, chương trình thời sự của VTV vẫn như 45 năm qua, sắp tới 30-4 là xe tăng, pháo lớn lại nổ đinh tai nhức óc. Hơn 15 năm trước, Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, người mất vợ và 3 người con trong chiến tranh, đã phải đi một vòng các tỉnh miền Tây, gặp gỡ rất nhiều lãnh đạo, nhà báo địa phương, ông gần như khẩn thiết kêu gọi họ đừng kỷ niệm 30-4 theo cách làm cũ nữa; đừng tiếp tục nã xe tăng đại bác vào quá khứ.
Cuối năm ấy, 2004, ông trả lời tuần báo Quốc Tế, số Xuân: “Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu”.
Hàng chục nghìn bản số báo Xuân đã in của tuần báo Quốc Tế, phải đình lại, bóc bài… Mãi tới 31-3-2005, quan điểm này của ông Võ Văn Kiệt về cuộc chiến trước 30-4-1975 mới được đưa ra công chúng.
Cũng năm ấy, trước 30-4-2005, Thành ủy TP HCM gửi cho ông Võ Văn Kiệt “Dự thảo diễn văn” Bí thư Thành ủy đọc tại Lễ kỷ niệm “30 năm ngày giải phóng miền Nam”. Ông vô cùng thất vọng vì bài diễn văn vẫn lặp lại những ngôn từ sáo mòn, công thức; vẫn xe tăng, vẫn đại bác… tiếp tục nã vào người anh em.
Đã 15 năm qua, tuy liều lượng có bớt đi nhưng cách tiếp cận của bộ máy tuyên truyền vẫn không thay đổi.
Khi nghĩ về ngày kết thúc chiến tranh, cả Trịnh Công Sơn và Văn Cao đều khá lạc quan. Trịnh Công Sơn tưởng rằng, những “giọt nước mắt vui” có thể “lay lòng gỗ đá”. Văn Cao cũng hy vọng, nước mắt “sưởi ấm đôi vai anh”. Và ông tưởng: “Từ đây người biết thương người/ Từ đây người biết yêu người…” Sự khác nhau giữa Văn Cao và Trịnh Công Sơn, có lẽ ở chỗ, với một tâm hồn đầy trắc ẩn như Văn Cao, cho dù thốt ra như vậy, nhưng các dự cảm buồn vẫn ám ảnh từng phách, nhịp trong “Mùa Xuân Đầu Tiên” của ông.
Bao giờ, quê hương tôi mới hết những giọt nước mắt tức tưởi; bao giờ mới thực sự có “những giọt nước mắt vui”; bao giờ lòng người Bên Thắng Cuộc mới thôi gỗ đá.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ra mắt sách ‘Nhật ký thời chiến Việt Nam’


Lần đầu tiên, hơn 30 tác phẩm nổi tiếng một thời xuất hiện trong bộ sách "Nhật ký thời chiến Việt Nam". Bộ sách được hoàn thành sau 16 năm.
Kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam và Hội sách quốc gia trực tuyến đầu tiên được tổ chức, NXB Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” và CLB “Trái tim người lính” xuất bản bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam”.
Bộ sách do nhà văn, cựu chiến binh Đặng Vương Hưng chủ biên, gồm 4 tập, mỗi tập dày hơn 1.000 trang, khổ 16x24 cm.
Ra mat sach ‘Nhat ky thoi chien Viet Nam’ hinh anh 1 94478770_544545706490459_1905204564307476480_n.jpg
Bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam.
Trong “Lời thưa” với bạn đọc, thay mặt nhóm sưu tầm, biên soạn, thực hiện bộ sách, nhà văn Đặng Vương Hưng chia sẻ ông được Hội đồng Quản lý Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” giao trách nhiệm chính việc tổ chức sưu tầm và biên soạn bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam”. Sau 16 năm (2004-2020), ông cùng các cộng sự hoàn thành công trình tâm huyết này.
Ông Hưng cho biết những trang nhật ký được sưu tầm in trong bộ sách hầu hết có tuổi đời hơn nửa thế kỷ, “trẻ” nhất cũng đã 45 năm.
Bản gốc của chúng hầu hết là những trang giấy đã bạc màu, nét mực nhòe, mờ vì thời gian, mưa nắng. Hầu hết được lưu giữ trong các bảo tàng có uy tín ở Việt Nam và cả ở nước ngoài.
Ra mat sach ‘Nhat ky thoi chien Viet Nam’ hinh anh 2 94253016_645053183011327_6671778094249934848_n.jpg
Trang bìa tập 1 bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam.
Một điều đặc biệt là 2/3 tác giả góp mặt trong bộ sách này không còn nữa. Nhiều người đã ngã xuống ở chiến trường, hoặc bị thương và vì di chứng chiến tranh, nên đã mất sau khi trở về.
Thân nhân của các tác giả đã tin tưởng, trân trọng chuyển cho nhóm sưu tầm, biên soạn sách sổ tay nhật ký (bản chính hoặc sao), cùng những di ảnh, di bút của người đã khuất.
Nhà văn Đặng Vương Hưng cũng thông tin đây là lần đầu tiên, những tác phẩm Nhật ký thời chiến Việt Nam hay nhất, nổi tiếng một thời, đứng chung trong một bộ sách, với hơn 30 tác phẩm của hơn 30 tác giả.
Không chỉ có 2 cuốn nhật ký lừng danh là Mãi mãi tuổi 20 và Nhật ký Đặng Thùy Trâm, những cuốn nhật ký đầy máu lửa chiến trường khác cũng xuất hiện như: Gửi lại mai sau của tác giả Nguyễn Hải Trường (tức liệt sĩ Công an Nhân dân Vũ trang Nguyễn Minh Sơn); Nhật ký chiến trường của Dương Thị Xuân Quý.
Một số tác phẩm khác là Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong; Nhật ký Vượt Trường Sơn của Phạm Quang Nghị; Những ngày trong vòng vây của Trần Mai Hạnh; bộ ba Nhật ký Bê trọc của Phạm Việt Long và Nhật ký đi B của Triệu Bôn…
Ra mat sach ‘Nhat ky thoi chien Viet Nam’ hinh anh 3 93570803_243858240002240_1864346987097227264_n.jpg
Những cuốn sổ tay viết nhật ký chiến tranh của các chiến sĩ.
Qua những trang nhật ký sinh động, cụ thể từng ngày, tháng của các chiến sĩ, bạn đọc có thể hình dung cuộc sống, chiến đấu vô cùng ác liệt, thiếu thốn ở chiến trường trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Họ là những người con của Tổ quốc trong những ngày đạn bom và máu lửa, với những nỗi niềm chung vì hòa bình, hạnh phúc của nhân dân, đất nước, và cả những nỗi niềm riêng tư của mỗi người, mỗi nhà, mỗi cảnh.
Cũng qua bộ sách, người đọc có thể hình dung phần nào cảnh sống, sinh hoạt của những người dân khu Bốn - vùng tuyến lửa - nói riêng và miền Bắc nói chung trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ...
Nhưng, bao trùm và xuyên suốt vẫn là tấm lòng yêu thương, nỗi nhớ mong tha thiết của người lính đối với gia đình, Tổ quốc; vẫn là ước vọng hòa bình và đoàn tụ.
Trung tướng, tiến sĩ khoa học quân sự, Anh hùng lực lượng vũ trang Đoàn Sinh Hưởng, nguyên Tư lệnh Binh chủng Tăng - Thiết giáp; nguyên Tư lệnh Quân khu 4, Chủ tịch Quỹ “Mãi mãi tuổi 20”, đánh giá đây là công trình có giá trị cao về nội dung tư tưởng, mang thông điệp về cái đẹp và mang tính nhân văn sâu sắc.
"Có thể xem bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam như một tượng đài Di sản phi vật thể, mà các Anh hùng - Liệt sĩ, các cựu chiến binh đã để lại dấu ấn của tâm hồn mình cho thế hệ sau”, trung tướng Hưởng nói.
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, khẳng định không có gì mang tính chính xác về cuộc chiến tranh hơn những trang nhật ký của những người lính.
Họ viết những trang nhật ký này ngay tại chiến trường, viết những gì họ muốn nói nhất, khi biết rằng sau đó họ có thể mãi mãi không thể trở về với gia đình, với quê hương.
"Họ viết trong đói khát, trong bom đạn, trong chết chóc. Chỉ khi cái chết cận kề, tiếng nói con người mới vang lên trung thực nhất. Và sự trung thực ấy đã minh chứng tình yêu đất nước, yêu độc lập tự do không hề khiếp sợ và sự dâng hiến trọn vẹn của họ cho đất nước”, nhà văn Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.
Minh Châu / Zing


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giáo sư Sinh lý học hoặc Y học Nhật Bản nói: nếu tôi sai thì ngay bây giờ hoặc sau khi chết, hãy rút lại giải Nobel của tôi.


Giáo sư Sinh lý học hoặc Y học Nhật Bản, Giáo sư Tiến sĩ TASuku Honjo, đã tạo ra một cảm giác trước truyền thông ngày nay bằng cách nói rằng virus corona không phải là tự nhiên. nếu nó là tự nhiên, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn bộ thế giới như thế này. bcoz, theo bản chất, Nhiệt độ là khác nhau ở các quốc gia khác nhau. nếu đó là tự nhiên, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến những quốc gia có nhiệt độ tương đương với Trung Quốc. thay vào đó, nó đang lan rộng ở một quốc gia như Thụy Sĩ, giống như cách nó lan rộng ở các khu vực sa mạc. trong khi đó là tự nhiên, nó sẽ lan ra ở những nơi lạnh, nhưng chết ở những nơi nóng. Tôi đã thực hiện 40 năm nghiên cứu về động vật và virus. Nó không phải là tự nhiên. Nó được sản xuất và virus hoàn toàn nhân tạo. Tôi đã làm việc 4 năm trong phòng thí nghiệm wuhan của Trung Quốc. Tôi hoàn toàn làm quen với tất cả các nhân viên của phòng thí nghiệm đó. Tôi đã gọi điện cho tất cả bọn họ, sau tai nạn Corona. nhưng, tất cả điện thoại của họ đã chết trong 3 tháng qua. Bây giờ tất cả các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm đã chết.
Dựa trên tất cả kiến ​​thức và nghiên cứu của tôi cho đến nay, tôi có thể nói điều này với sự tự tin 100% rằng Corona không tự nhiên. Nó không đến từ dơi. Trung Quốc đã sản xuất nó. nếu những gì tôi nói hôm nay được chứng minh là sai hoặc thậm chí sau khi tôi chết, chính phủ có thể rút giải thưởng Nobel của tôi. nhưng Trung Quốc đang nói dối và sự thật này một ngày nào đó sẽ được tiết lộ cho mọi người.
Thỉnh thoảng chúng tôi lại nhận được Strange về phía trước, nhưng có thể chứng minh cho sự đáng tin cậy của nó nhưng một số thông tin có ý nghĩa
EN.WIKIPEDIA.ORG
Tasuku Honjo (本庶 佑, Honjo Tasuku, born January 27, 1942)[1] is a Japanese physician-scientist and immunologist. He shared the 2018 Nobel Prize in Medicine or Physiology and is best known for his identification of programmed cell death protein 1 (PD-1).[2] He is also known for his molecular ide...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Nỗi lo của Trung Quốc về sức khỏe Kim Jong-un

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà bình luận an ninh quốc gia Mỹ: “Hầu hết thế giới không hiểu ĐCSTQ tà ác đến đâu”



Ngày 15/4 vừa qua, trong chương trình American Thought Leaders (video xem tại đây), ông Bill Gertz, nhà bình luận an ninh quốc gia của tờ Washington Times, tác giả cuốn “Deceiving the Sky: Inside Communist China’s Drive for Global Supremacy” (Lừa dối bầu trời: Đằng sau nỗ lực trở thành siêu cường của Đảng Cộng sản Trung Quốc), đã chia sẻ về âm mưu chiến tranh lạnh của ĐCSTQ đối với Mỹ, về việc COVID-19 có thể là một virus đến từ phòng thí nghiệm, và việc rất có thể chính quyền Trung Quốc đã cố tình tạo “thuận lợi” để COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu.
chiến tranh lạnh
Bill Gertz, nhà bình luận an ninh quốc gia của tờ Washington Times, chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc.
Là một nhà bình luận chuyên sâu, Bill Gertz từng lên tiếng về mối de dọa của Trung Quốc với Mỹ từ 20 năm trước trong các tác phẩm của mình. Kể từ đó đến nay, lập trường của ông với Trung Quốc chưa bao giờ thay đổi. Mới đây nhất, ông đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu rõ nguồn gốc xuất hiện của COVID-19.
Trả lời người dẫn chương trình American Thought Leaders, Bill Gertz cho biết ông đã làm việc với một số chuyên gia virus học, trong đó có cả chuyên gia từng nghiên cứu về vũ khí sinh học cho quân đội Mỹ. Những người này đều nhấn mạnh việc hiểu rõ nguồn gốc của COVID-19 vì hai nguyên nhân:
1. Nhằm tìm ra liệu trình hoặc vaccine để đối phó với COVID-19.
2. Hiểu và xử lý các trường hợp đại dịch tương tự trong tương lai.
Ông Bill Gertz cho rằng đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc gây ra một đại dịch, chỉ là lần này nó là đại dịch nặng nề nhất. Ít nhất, chính quyền này cũng đã che giấu dịch SARS.
Trong khi đó, Bill Gertz hướng sự chú ý của mọi người vào hành vi của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một mặt họ liên tục yêu cầu tất cả mọi người phải hợp tác để chung tay chống COVID-19. Mặc khác, họ đã và đang chèn ép các nghiên cứu khoa học tới từ Trung Quốc, khi nhận ra chúng có thể cho biết nguồn gốc của virus này không phải đến từ chợ động vật, mà là đến từ phòng thí nghiệm.
Bill Gertz bình luận, việc cho rằng COVID-19 tới từ phòng thí nghiệm không phải là “thuyết âm mưu”, bởi nó không đồng nghĩa với việc virus này là một vũ khí sinh học. Ngay từ ngày 26/1, ông Bill Gertz đã đưa ra giả thuyết trong mục bình luận của mình về vấn đề này, dẫn nguồn từ một chuyên gia tình báo quân đội Israel. Sau đó, chính quyền Trung Quốc ngay lập tức phản ứng bằng việc cáo buộc ông lan truyền “thuyết âm mưu”. Ngay cả một số tờ báo Mỹ như USA Today cũng chỉ trích bài viết này. Nhưng mặt khác, ngay trong bài viết của mình, Bill Gertz đã chỉ ra việc chính quyền Trung Quốc thậm chí còn đang tuyên truyền bên trong đất nước là COVID-19 tới từ CIA của Mỹ.
Bill Gertz cho biết, giới khoa học Mỹ đang thay đổi cách nhìn nhận, và ngày càng nhiều chuyên gia virus học nói về việc Trung Quốc đã thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu về virus trong phòng thí nghiệm tại Vũ Hán một cách không an toàn. Ngoài ra, như một nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet do 29 nhà khoa học Trung Quốc công bố, bệnh nhân đầu tiên có thể xác định nhiễm COVID-19 không có liên quan tới chợ động vật.
Nhìn từ khía cạnh an ninh quốc gia của mình, ông Bill Gertz nhấn mạnh rằng Trung Quốc và Mỹ đang ở trong một cuộc Chiến tranh lạnh mới. Trung Quốc đã trở nên rất hung hăng trong nhiều vấn đề ngoại giao, như đối với vấn đề Đài Loan, hay xung đột trên biển Đông với Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề là cuộc Chiến tranh lạnh này không chỉ dừng ở hành động quân đội, mà là một cuộc chiến tranh tổng hợp trên nhiều phương diện không giới hạn, từ quân đội tới kinh tế, khoa học, chính trị, v.v.. Do đó, nhìn từ khía cạnh Chiến tranh lạnh kiểu mới, chúng ta mới có thể hiểu được những tuần che giấu dịch của chế độ.
“Hầu hết mọi người trên thế giới đều không hiểu Đảng Cộng sản Trung quốc tà ác đến đâu. Thật đáng kinh ngạc, đáng kinh ngạc là mọi người không hiểu bản chất của Cộng sản Trung Quốc. Chúng ta không biết liệu giả thiết tôi sắp nói đây có phải sự thật không. Nhưng dựa trên các chiến thuật của họ [trong cuộc Chiến tranh lạnh này], rất có thể họ đã nghĩ rằng Trung Quốc sẽ không trở thành nơi duy nhất gánh chịu virus, vì thế chính quyền này đã tạo điều kiện cho việc lây lan dịch bệnh bằng cách cho phép người dân [Vũ Hán] đi du lịch [vào thời điểm bùng phát]…”, ông Bill Gertz bình luận. “Họ gửi các bộ xét nghiệm [cho thế giới], thì 900 bộ bình thường, nhưng 100 bộ lại lỗi…”
Để hiểu được sự tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bill Gertz cho rằng người ta phải nói đến tội ác thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm trên quy mô lớn diễn ra 15 năm tại quốc gia này. Giết người để lấy nội tạng của họ, đó không phải là “thuyết âm mưu”, đó là sự thật, vì thế hãy nhìn vào đó để hiểu sự tà ác của chế độ ấy. Sau đó hãy quay lại và nhìn nhận việc che giấu đại dịch lần này.
Ông Bill Gertz cũng bày tỏ mối quan ngại về tình hình chính trường hiện nay tại Mỹ, với sự đối đầu rõ rệt của đảng Dân chủ và Cộng hòa, với cuộc đua Tổng thống, với việc chính trường Mỹ vẫn “còn chưa vượt qua được cuộc bầu cử năm 2016”. Ông cho rằng với những bất ổn như vậy, Mỹ sẽ khó lòng ứng đối toàn diện trong cuộc Chiến tranh lạnh với chính quyền ĐCSTQ.
Bill Gertz chỉ ra trong 35 năm qua, nước Mỹ đã “đánh bạc” khi chơi với Đảng Cộng sản Trung Quốc mà không quan tâm đến tình hình nhân quyền tồi tệ của chế độ, không quan tâm đến việc chế độ này bán vũ khí trên khắp thế giới, và hy vọng rằng chế độ sẽ trở nên ôn hòa hơn. Đó là một “sự thất bại”, và đã đến lúc Mỹ cần phải tỉnh dậy, nhận ra sai lầm, và đưa ra một chính sách hoàn toàn khác.
Minh Nhật /Trithucvn

Phần nhận xét hiển thị trên trang