Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

4 ĐIỀU ĐỨC PHẬT KHÔNG LÀM ĐƯỢC




Có một đệ tử hỏi Phật rằng: “Ngài có thần thông và từ bi, vì sao vẫn còn những kẻ chịu khổ vậy?”.
Phật rằng: “Ta tuy có sức thần thông rất lớn; nhưng có 4 điều là vẫn không thể thực hiện được, đó là:
💦 Điều 1: Nhân quả không thể đổi thay, tự gieo nhân thì tự nhận quả, người khác không thể nhận thay.
💦 Điều 2: Trí tuệ không thể cho được, bất kỳ ai muốn có trí tuệ thì phải tự mình tu, học.
💦 Điều 3: Diệu pháp không thể diễn tả được, Bản thể chân thật của vũ trụ dùng ngôn ngữ không thể cắt nghĩa mà hiểu được, chỉ có thể dựa vào thực chứng mà thôi.
💦 Điều 4: Không có duyên thì không thể độ, người không có duyên thì họ không bao giờ nghe những lời nói mà ta chia sẻ. Mưa trời tuy lớn, cây không rễ khó mà thấm nước. Phật môn tuy rộng mở, khó độ người vô duyên”.
(st)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bạn tốt của tàu qua đời!

TTO - Ông Mohammad Mirmohammad, 71 tuổi, một thành viên thuộc hội đồng cố vấn của nhà lãnh đạo tối cao của Iran, vừa qua đời vì nhiễm virus corona chủng mới.

Cố vấn thân cận của đại giáo chủ Iran qua đời vì COVID-19 - Ảnh 1.
Một phụ nữ đeo khẩu trang đi bộ ở khu vực phía bắc thủ đô Tehran, Iran - Ảnh: AP
Theo báo South China Morning Post (SCMP), Đài phát thanh quốc gia Iran hôm nay 2-3 cho biết một thành viên trong hội đồng cố vấn của đại giáo chủ Ali Khamenei đã tử vong vì bệnh COVID-19.
Ông Mohammad Mirmohammad, 71 tuổi, là thành viên thuộc Expediency Council, một cơ quan chính phủ chuyên cố vấn cho đại giáo chủ Khamenei. Mọi thành viên trong cơ quan này đều do đích thân giáo chủ Khamenei chọn lựa 5 năm một lần.
Ngoài chức năng cố vấn cho đại giáo chủ, Expediency Council còn có nhiệm vụ dàn xếp những xung đột giữa nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei và Quốc hội Iran.
Ông Mohammad Mirmohammad qua đời trong bối cảnh nhiều quan chức cấp cao khác của Iran đã lây bệnh COVID-19, trong đó có cả phó tổng thống Iran, bà Masoumeh Ebtekar, và ông Iraj Harirchi, người đứng đầu lực lượng chuyên trách chống dịch COVID-19 của Chính phủ Iran.
Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng trở thành quốc gia có tỉ lệ tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới. Tính đến chiều nay 2-3, Iran ghi nhận 987 ca nhiễm virus corona chủng mới, 54 người đã chết.
Giới chuyên gia lo ngại khi tỉ lệ tử vong vì COVID-19 tại Iran đang vào khoảng 5,5%, cao hơn nhiều so với các nước khác. Thực tế này cho thấy số ca nhiễm bệnh trên thực tế ở Iran có thể cao hơn nhiều so với số liệu công bố chính thức hiện nay.
Bộ Ngoại giao Iran hôm nay 2-3 đã tổ chức họp báo trực tuyến về tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên người phát ngôn bộ này là Abbas Mousavi từ chối đề nghị giúp Iran chống dịch COVID-19 của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam có đủ năng lực để đón 20000 người từ vùng dịch về “tránh dịch”?


Cao Nguyên 2020-02-28 Truyền thông trong nước hôm 27/2 loan tin số lượng người từ Hàn Quốc đổ về “tránh dịch” ngày càng đông nên hiện đang có tình trạng ùn ứ tại các sân bay quốc tế ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, cho biết hiện lượng người về từ Hàn Quốc rất đông, trung bình mỗi ngày có khoảng 1.500 người nhập cảnh qua Nội Bài, trong khi khả năng tiếp nhận của khu cách ly tập trung ở Hà Nội có hạn, dẫn đến việc quá tải ở sân bay và các cơ sở cách ly.
Khu vực cách ly tại bệnh viện Công an Hà Nội.
Tại tỉnh Khánh Hoà, tờ Tuổi Trẻ online dẫn lời bác sĩ Nguyễn Hoa Hội, giám đốc Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, cho biết ba ngày vừa qua, lượng người từ Hàn Quốc đổ về sân bay Cam Ranh ngày một tăng.
Đến ngày 27/2, sân bay Cam Ranh có 3 phòng cách ly có sức chứa tối đa 100 người. Tuy nhiên, số người phải cách ly hiện khoảng 200 người.
Trước đó, vào ngày 24/2/2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho biết đang lên kế hoạch để hỗ trợ khoảng 20.000 lao động Việt Nam tại các nước đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh dịch SARS-CoV-2 như Hàn Quốc, Đài Loan hay Nhật Bản về nước.
Gánh nặng rất lớn!
Giáo sư ngành sinh học đang nghiên cứu tại một trường đại học ở Hàn Quốc không muốn nêu tên nói với RFA rằng kế hoạch này của Bộ LĐTB&XH là một gánh nặng khủng khiếp đè lên nền kinh tế và y tế của Việt Nam:
“Tôi nghĩ là đem 20.000 người về nó là một cái sức nặng khủng khiếp lên nền kinh tế là một. Thứ hai là chế độ cách ly cũng cần phải xem xét, bởi vì con virus này kiểu như là giết người thầm lặng vậy, nó tấn công tùy theo mức độ miễn dịch của từng người.
Cho nên với việc tập trung lại 20.000 người thì cần phải có một kế hoạch rất là chi tiết và cần phải có khoảng không gian đủ lớn để cách li.
Bác Sỹ Phan Đình Hiệp từ Úc thì cho rằng đây là một việc làm hợp tình hợp lý dù có ảnh hưởng chung đến tình hình xã hội Việt Nam:
“Mình chưa thấy cái kế hoạch chính xác như thế nào. Nhưng mà nếu như LĐTB&XH tính đến chuyện đó thì cũng là một điều hợp tình hợp lý.
Tuy nhiên chúng ta phải cân nhắc trên các yếu tố, ví dụ như yếu tố địa phương của nước ta như thế nào, địa phương của chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng như thế nào. Cái thông lệ quốc tế cũng như mối quan hệ ngoại giao giữa ta và nước sở tại, và quan trọng cuối cùng và căn bản nhất đó là phải theo nguyện vọng của những người đang đi công tác ở nước ngoài. Họ có muốn về hay không và họ hiểu như thế nào để quyết định được điều đó.
Chắc chắn nếu mà người ta về thì đó là một khó khăn rất lớn về kinh tế. Tuy nhiên về bình diện quốc gia thì cũng có thể làm được, giống như kiểu khi đã có đại dịch thì mọi người nhường cơm sẻ áo, chịu đói khổ với nhau. Dù sao người ta cũng là công dân của nước mình, ai cũng là con người hết, chẳng may người ta rơi vào tình huống là ở vào vùng dịch. Nếu Chính phủ có nhu cầu đưa người ta về thì chắc chắn phải có hỗ trợ tài chính, có thể là tuyệt đối hoặc là hỗ trợ một phần thì đó là do chính sách của nhà nước tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của quốc gia.”
Có đủ năng lực cách ly 20.000 người?
Từ ngày 26/2, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tất cả các chuyến bay từ Hàn Quốc trở về đều phải bị cách li tập trung 14 ngày, không phân biệt có xuất phát từ vùng dịch hay không.
Các hãng hàng không có chuyến bay từ Hàn Quốc buộc phải hạ cánh tại một trong ba sân bay là Vân Đồn (Quảng Ninh), Phù Cát (Bình Định) và Cần Thơ, làm thủ tục ở sân bay xong họ phải về thẳng các trung tâm cách ly ở địa phương.
Điều này càng làm cho các khu vực cách ly quá tải khi lượng người dồn về ngày càng đông.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho biết Trường Quân sự tại Sơn Tây, Hà Nội chỉ tiếp nhận được khoảng 800 người. Trong khi cho đến sáng ngày 28/2, sân bay Nội Bài đang có khoảng 1.500 người chờ đợi chưa đi được. Nhiều người không có chỗ ngồi, không có nước uống, không có đồ ăn…
Vấn đề là 20.000 người về thì cách ly bao nhiêu cho đủ và cách ly thế nào cũng là một bài toán nan giải, và cũng tùy theo địa phương mà người ta đến nữa. Ví dụ như chúng ta nói là cách ly ở đâu ở Sài Gòn hay ở Hà Nội hay Đà Nẵng hay một nơi nào khác.”, BS Phan Đình Hiệp
Như vậy, liệu Việt Nam có đủ năng lực để thực hiện ý định đón 20.000 lao động từ nước ngoài về như kế hoạch của Bộ LĐTB&XH hay không?
Theo ý kiến của Bác sỹ Phan Đình Hiệp, hiện giờ Chính phủ chưa công bố kế hoạch cụ thể nên chưa thể trả lời là họ có đủ khả năng hay không, nhưng những gì cần thiết thì vẫn phải làm. Ông đánh giá năng lực chống dịch của Việt Nam cũng khá so với các nước có dịch:
“Cái chính là chính sách mà Việt Nam gọi là “cả một hệ thống chính trị vào cuộc” - Mặc dù mình không thích từ đó nhưng mà ở Việt Nam người ta dùng từ đó - và cảm giác rằng trong vụ dịch này thì bên công an, chính quyền, y tế người ta vào cuộc khá quyết tâm. Cái cách người ta ứng phó với vụ dịch khá là triệt để.
Vấn đề là 20.000 người về thì cách ly bao nhiêu cho đủ và cách ly thế nào cũng là một bài toán nan giải, và cũng tùy theo địa phương mà người ta đến nữa. Ví dụ như chúng ta nói là cách ly ở đâu ở Sài Gòn hay ở Hà Nội hay Đà Nẵng hay một nơi nào khác.”
Bác sỹ Hiệp nói thêm rằng Chính phủ cần phải công bố kể hoạch đón người về như thế nào, điều kiện cách ly ra sao để công dân ở nước ngoài người ta có thể tự đánh giá và đưa ra quyết định là nên về hay ở:
“Khi nhà nước có kế hoạch thì phải công bố. Có điều hiện nay trên truyền thông vẫn rất mập mờ không rõ ràng lắm, và nếu không rõ ràng như thế thì sẽ làm cho những người công dân ở nước ngoài không biết đường đi, lợi ích hay mục tiêu lợi hại của việc đón như thế nào thì người ta khó quyết định.”
Vị tiến sỹ sinh học không muốn nêu tên cũng nói rằng bà chưa thể đánh giá năng lực của Việt Nam khi Chính phủ chưa công bố kế hoạch gì cụ thể cho việc hỗ trợ đón 20.000 công dân về nước. Tuy nhiên, bước đầu thấy rằng Việt Nam có hơi lúng túng trong việc xử lí cách ly. Điển hình là vụ 20 công dân Hàn Quốc than phiền với truyền thông nước này rằng điều kiện cách ly ở Đà Nẵng rất tệ:
“Mình không biết là họ sẽ có kế hoạch như thế nào vì họ không thông báo kế hoạch cụ thể. Còn theo mình thấy thì có vẻ như bên phía mình còn rất là lúng lúng túng trong việc cách li. Ví dụ như về Đà Nẵng là thành phố có khoảng 20 chuyến/ngày về cách li, thì thấy chỉ có 20 hành khách của Hàn Quốc xuống mà họ khá là lúng túng, thì cũng gây ra một cái điều tiếng không hay đối với phía Hàn Quốc.
Chương trình thời sự còn nói về việc điều kiện cách ly tập trung. Họ có quay lại điều kiện nhà vệ sinh với các phòng cách ly thì họ bảo rằng các phòng cách ly nó không được thoải mái lắm, điều kiện sống không tốt và việc này làm cho họ hoàn toàn bị động bởi vì trước đó hoàn toàn không có lệnh cách li hoặc không có thông báo cách li từ trước.”
Ngày 24/2, đoàn khách nhập cảnh vào Đà Nẵng từ thành phố Daegu, Hàn Quốc. Nhóm du khách được ôtô đưa đi theo lối riêng đến nơi cách ly.
Trong số này có 20 người Hàn Quốc được sắp xếp cách ly tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Tuy nhiên, nhóm du khách Hàn Quốc không đồng ý và đã quay về Hàn Quốc vào đêm 25/2.
Nguy cơ “bùng dịch” từ các cơ sở cách ly tập trung
Người dân được chăm sóc y tế tại khu cách ly tập trung, Trung đoàn 852. Courtesy of Báo Cao Bằng
Một vấn đề đáng lo ngại khác là nguy cơ bùng phát dịch bệnh từ các cơ sở tập trung, nơi đang cách ly những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao vừa về từ vùng dịch. Về khía cạnh chuyên môn, vị tiến sỹ giấu tên nói rằng đây là một chủng virus hoàn toàn mới nên bây giờ mọi nhận định đều mang tính chủ quan, mặc dù nó cùng chủng loại với SARS và MERS. Con virus này lây lan với tốc độ khá nhanh, nếu trong diện tiếp xúc gần thì trong vòng 15 phút cũng có thể bị lây được rồi.
Ngoài ra, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 4 đến 40 ngày làm cho một số người đã bị bệnh mà không biết vì không có biểu hiện bệnh ra ngoài, rồi những người tưởng khoẻ mạnh như thế lại lây cho nhiều người khác:
“Cho nên với việc tập trung lại 20.000 người thì cần phải có một kế hoạch rất là chi tiết và cần phải có khoảng không gian đủ lớn để cách ly.
Ở mình có một lợi thế đó là nhiệt độ khá cao cho nên việc bị nhiễm bệnh thường là nhẹ và hệ miễn dịch của người Việt mình do môi trường sống ở Việt Nam cũng hơi khắc nghiệt cho nên mình cũng có hệ miễn dịch khá tốt.”
Vị tiến sỹ này cũng cho biết bà không có ý định sẽ về Việt Nam tránh dịch vì nguy cơ ở Việt Nam có khi còn cao hơn ở Hàn Quốc:
“Con số mà mình nhìn thấy chưa chắc là con số thực cho nên là nguy cơ có khi còn cao hơn ở Hàn Quốc ấy chứ, cho nên là mình không có ý định về.”
Theo bác sỹ Phan Đình Hiệp, vấn đề an toàn hay không thì phải căn cứ vào các điểm sau: Thứ nhất là địa phương mà người đó chuyển về. Ví dụ như người đó ở Vũ Hán hay Deagu thì chắc chắn là rủi ro tỷ lệ quá cao. Nhưng nếu người ta ở Singapore thì nguy cơ không cao bằng.
Thứ hai là số người cách ly tập trung ở địa phương. Nhiều người tập trung vào một địa điểm thì rõ ràng nguy cơ có, và đặc biệt là những người từ vùng dịch về thì nguy cơ càng cao:
“Theo mình biết rằng ở Việt Nam họ đã chuẩn bị những khu bệnh viện dã chiến và có thể người ta sẽ huy động những trạm ví dụ như quân đội hay những khu vực dân vệ quân đội hoặc những khu thể thao có những cơ sở có thể tập trung người ta được vào đó.
Rõ ràng tập trung người vào đó thì vấn đề tài chính kinh tế và theo sát một số lượng 20.000 người chẳng hạn là một số lượng quá lớn. Người ta có làm được hay không thì chúng ta cũng phải chờ thời gian thôi.
Tuy nhiên, ở những nơi cách ly tập trung chắc chắn là phải có sự giám sát của y tế, những người có biểu hiện sốt, nóng lạnh, ho thì sẽ được thăm khám chẩn đoán kỹ hơn. Như vậy cũng có mặt lợi và mặt hại tùy vào năng lực và quản lý của địa phương điều kiện của vùng mà người ta đang ở.”
Bác sỹ Hiệp cho rằng dù rủi ro là có thật nhưng cũng phải chấp nhận và Chính phủ cần phải kiểm soát chặt chẽ những người có nguy cơ cao để tránh bùng dịch ra cộng đồng:
“Mình tin rằng với xã hội nhân văn bây giờ thì công dân ở nước mình ở nước ngoài mà bị và nếu nước ta muốn về với gia đình để an toàn hơn thì Chính phủ phải tạo điều điện hỗ trợ cho người ta về. Còn vấn đề kiểm soát nổi hay không thì tuỳ thuộc và năng lực của quốc gia đó, mặc dù có rủi ro.
Chúng ta hay nói phải đóng cửa biên giới phía Bắc để không cho người từ vùng dịch phía Trung Quốc qua nhưng nếu công dân của Việt Nam đang đi làm ở Trung Quốc người ta về thì cửa khẩu vẫn phải mở cho người ta về rồi cách li và làm sao kiểm tra sớm để phát hiện sớm, điều trị sớm, những người có nguy cơ nặng để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Nếu như công nhân người ta muốn và chính phủ đồng ý cho về thì khi đó xã hội sẽ cùng chia nhau một cái rủi ro. Nhưng chúng ta phải chú ý rằng 20.000 người về không có nghĩa là 20.000 người đó đều bị bệnh. Chắc chắn sẽ có những người có nguy cơ bệnh và nếu kiểm soát y tế tốt thì vẫn có thể phát hiện những trường hợp như vậy và điều trị sớm thì cái rủi ro sẽ thấp hơn nhiều. Chúng ta phải chấp nhận nguy cơ chung thôi chứ không biết làm sao được.”
Khu cách ly ở tỉnh Cao Bằng cũng trong tình trạng quá tải do người Việt từ Trung Quốc về quá đông. Ông Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch tỉnh cho biết hiện đang cách ly tại nhà khoảng 3.000 người và hơn 1.000 người khác phải cách ly tập trung.
Ngày 28/2, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) vừa bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách “có khả năng lây lan dịch SARS-CoV-2 ra cộng đồng”.
Trước đó, CDC xếp Việt Nam vào nhóm “có khả năng lây lan cộng đồng”, cảnh báo cấp 1 cùng với 4 quốc gia khác là Iran, Singapore, Đài Loan và Thái Lan.
Hiện nay, Iran đã bị đưa vào cấp cảnh báo thứ hai, cùng với Nhật Bản và Ý. Hàn Quốc và Trung Quốc cùng ở mức độ cảnh báo cao nhất là cấp 3.
RFA.ORG
Truyền thông trong nước hôm 27/2 loan tin số lượng người từ Hàn Quốc đổ về “tránh dịch” ngày càng đông nên hiện đang có tình trạng ùn ứ tại các sân bay quốc tế ở Việt Nam.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Choáng với sức sống mãnh liệt của virus Corona





Khả năng sống gây choáng của virus Corona trên màn hình điện thoại di động. Đây là phát hiện mới. Theoc ác nhà khoa học, chủng mới virus Corona có khả năng tồn tại trong nhiều ngày trên bề mặt những thiết bị có nguy cơ tiếp xúc nhiều với các nguồn lây nhiễm.
Thông tin trên được tiết lộ bởi giáo sư Rudra Barkappanavar, nhà miễn dịch học tại Trung tâm Khoa học sức khỏe của trường Đại học Tennessee (Mỹ). Theo đó, các thiết bị có bề mặt kính nói riêng, như điện thoại thông minh hay máy tính bảng, là những nơi virus Corona có thể sống tới 96 giờ, tương đương 4 ngày dưới điều kiện nhiệt độ lý tưởng (virus này thích nhiệt độ lạnh).
Virus Covid-19 có thể sống 96 giờ đồng hồ trên màn hình điện thoại (Ảnh minh họa)
Về mặt lý thuyết, chủng mới virus Coroa có thể dễ dàng “dính” vào màn hình điện thoại. Nếu có ai đang nhiễm Covid-19 vô tình ho hoặc hắt hơi gần bạn khi bạn đang sử dụng điện thoại, bạn có thể vô tình dính virus từ nước bọt của người nhiễm bệnh nếu để tay chạm vào mũi hoặc miệng sau khi dùng điện thoại.
Hầu hết mọi người dùng tay chạm vào điện thoại và mặt mình rất nhiều lần, Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 94 tình nguyện viên bởi công ty nghiên cứu Dscout, một người trung bình có tới 2.600 thao tác với điện thoại của mình vào mỗi ngày, cộng thêm 76 thao tác phụ khác như lướt web, kiểm tra e-mail…
Một nghiên cứu nhỏ khác, được thực hiện trên 26 đối tượng sinh viên bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học New South Wales, Úc, cho thấy mỗi người trung bình chạm vào mặt mình khoảng 23 lần/giờ, và 368 lần khi đang thức giấc mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy rờ tay lên mặt là một thói quen khá phổ biến mà hầu hết chúng ta đều làm một cách vô thức.
Việc tiếp xúc với vi khuẩn và virus trên bề mặt các thiết bị như màn hình điện thoại vốn không phải là điều gì khá mới mẻ, nhưng thời gian tồn tại lâu dài của chúng ở các bề mặt trên, đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát trên diện rộng, là điều mà chúng ta cần phải đặc biệt lưu tâm.
Theo giáo sư Barkappanavar, nếu chẳng may bạn bị nhiễm Covid-19 mà chưa thể xác định rõ nguyên nhân nhiễm bệnh, thì nhiều khả năng bạn đã bị nhiễm virus từ một trong những trường hợp trên.
Tuy nhiên, một điều may mắn là chúng ta vẫn có thể dễ dàng loại trừ mối nguy hại này bằng cồn y tế, khăn lau kháng khuẩn để vệ sinh điện thoại, cũng như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Ngoài ra, dùng thiết bị quét tia UV cũng có thể làm sạch bề mặt điện thoại một cách nhanh chóng, dù chi phí cho thiết bị này khá cao.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2020

Nhật ký của những “tù nhân hạng sang bất đắt dĩ” trên chuyến tàu Diamond Princess: Tôi đã chuẩn bị mọi thứ, nhưng chưa từng ngờ tới có virus chết người trong chuyến đi xa xỉ này


Nhật ký của những "tù nhân hạng sang bất đắt dĩ" trên chuyến tàu Diamond Princess: Tôi đã chuẩn bị mọi thứ, nhưng chưa từng ngờ tới có virus chết người trong chuyến đi xa xỉ này
Nữ nhà văn Mỹ và câu chuyện từ chuyến du lịch xa xỉ trên tàu Diamond Princess tới chuỗi ngày bị cách ly ám ảnh vì dịch bệnh Covid-19.
Du thuyền Diamond Princess chở theo khoảng 3.700 hành khách và thành viên thủy thủ đoàn rời cảng Yokohama để bắt đầu chuyến du hành trên biển hôm 20/1. Con tàu này ghé qua Hong Kong, Đài Loan, và đảo Okinawa (Nhật Bản). Diamond Princess cập cảng Yokohama ở tỉnh Kanagawa, giáp thủ đô Tokyo, hôm 3/2 và bị cách ly sau khi có tin một hành khách đã được chẩn đoán dương tính với chủng virus Corona mới (Covid-19). Theo số liệu thống kê đến cuối ngày 20/02, trên tổng số 3700 người trên chiếc du thuyền, đã có đến 634 ca bị xét nghiệm dương tính với virus corona, một con số không ngừng gia tăng từ khi con tàu bị cách ly ở cảng Nhật Bản ngày 04/02.
Dưới đây là nhật kí của bà Gay Courter, một nữ nhà văn Mỹ chia sẻ lại chuỗi ngày mắc kẹt trên biển và bị cách ly sau khi trở về Mỹ. 
Đâu là tin xấu nhất mà bạn có thể nghe? Bạn được chẩn đoán có một khối u trong một lần đi chụp X quang tuyến vú? Bạn bị cảnh sát yêu cầu dừng xe vì chạy quá tốc độ? Nhưng chắc chắn bạn sẽ không bao giờ ngờ được rằng một chuyến du lịch xa xỉ của bạn từ Nhật Bản sẽ chứa một loại virus giết người. Và rồi bạn bị đưa trở lại Mỹ trong một chiếc máy bay quân sự chở hàng. Nhưng họ không đưa bạn về nhà mà là tới một căn cứ không quân xa xôi, nơi bạn được lệnh phải cách ly tối thiểu hai tuần.
Ở đó, bạn không có quyền tự do, sống cuộc sống sau hàng rào được bảo vệ nghiêm ngặt. Đây là điều mà nhà văn Gay Courter chưa bao giờ tưởng tượng tới và tất nhiên không mong đợi nó xảy ra. Mặc dù, bà đã sáng tác một câu truyện kinh dị trên con tàu ấy và hình dung đủ chuyện đáng sợ trong câu chuyện, nhưng trên thực tế những gì xảy ra còn tồi tệ hơn.
Bà Gay Courter đã tưởng tượng ra một bí ẩn giết người với những manh mối liên quan tới các căn bệnh, nhưng bà đã không tưởng tượng ra một chủng virus chết người đang tồn tại trên chiếc tàu du lịch xa xỉ này. “Tôi đã chuẩn bị cho mọi thứ, nhưng tôi không hề chuẩn bị cho việc này”, bà viết.
Bà Gay Courter và chồng mình Phil đã lên kế hoạch cho chuyến đi một cách tỉ mỉ trong hơn một năm, một kỳ nghỉ sang trọng, xa xỉ trong mơ. “Tôi đã chuẩn bị mọi thứ và sẵn sàng cho kỳ nghỉ này. Kế hoạch của chúng tôi là dành một tuần ở Tokyo, tham quan các triển lãm nghệ thuật thời thượng và nếm thử những món ăn ngon nhất của Nhật Bản, từ món mỳ ramen đậu phụ đến thịt bò Wagyu và sushi hảo hạng.
Vào giữa tháng 12, một người bạn của tôi tỏ ra khá lo lắng khi biết rằng hành trình của chúng tôi bao gồm một điểm dừng ở Hong Kông. Họ gửi cho tôi một số thông tin về căn bệnh truyền nhiễm giống như bệnh SARS. Rồi bạn tôi hỏi có thể hoãn lại không? Tôi không suy nghĩ nhiều, chỉ nói với anh ta rằng tôi sẽ chỉ ở Hong Kong một ngày”.
Sau đó, tôi cũng chú ý tới các bản tin về bệnh dịch tại Vũ Hán. Những con số về ca nhiễm bệnh ngày càng tăng và lệnh cách ly của chính phủ Trung Quốc. Nhưng tôi không lo ngại, tôi hoàn tất việc gói ghém hành lý, thêm vài bộ váy dạ hội cho những bữa tiệc sẽ diễn ra trên tàu và vài bộ quần áo mùa hè sặc sỡ tôi sẽ mặc khi tới các bãi biển.
Chúng tôi đã ngồi trên khoang hạng nhất của máy bay, ngủ trên chiếc ghế êm ái và ăn tối bằng gan ngỗng, bào ngư kèm theo ly rượu sâm banh. Chúng tôi tới Tokyo, ở trong khách sạn có tầm nhìn toàn thành phố, chiêm ngưỡng sự phát triển, văn minh của một trong những thành phố đông dân và sạch sẽ nhất thế giới. Chúng tôi dành một tuần ở Tokyo, sau đó di chuyển đến Yokohama, và lên tàu Diamond Cruise, háo hức chờ đón tết âm lịch ở Hong Kong, thăm Đài Loan, và sau đó là một số cảng Nhật Bản khác.
Chúng tôi đến Hong Kong vào ngày 25 tháng 1, thời điểm đó, những lo ngại về virus dịch bệnh kết hợp với người biểu tình chính trị đã khiến thành phố phải hủy bỏ tất cả các lễ hội năm mới. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đi vào thị trấn tham quan, mua sắm, đi xe điện đến đỉnh Victoria, thưởng thức món vịt quay Bắc Kinh nổi tiếng. Đó là kỳ nghỉ tuyệt vời, một hành trình xa xỉ.
Cho tới đêm cuối cùng của hành trình, giọng nói của thuyền trưởng phát ra từ loa trong phòng chúng tôi, thông báo rằng một hành khách chưa quay trở lại tàu ở Hong Kong đã xét nghiệm dương tính với chủng virus corona chưa được đặt tên.
Các nhà chức trách Nhật Bản sẽ không cho chúng tôi rời tàu cho đến khi mọi người trên tàu điền vào một bảng điều tra để giao cho bộ phận kiểm dịch và kiểm tra nhiệt độ của chúng tôi. Sau khi hoàn thành, chúng tôi ngủ ngon lành, chờ đợi thông báo
Và rồi, chúng tôi phải cách ly ít nhất 14 ngày trong phòng. Không giống như một số người khác ở những căn phòng không có cửa sổ, chúng tôi có một phòng lớn hơn, có cửa sổ và ban công. Các bữa ăn cho 2.666 người trên tàu được giao ba lần một ngày. Không có bơ, không có muối, bữa ăn chỉ nhằm giữ cho dạ dày không bị đói. Thật may mắn, tôi đã mang theo chút muối và thuốc dự phòng.
Sau khi nói chuyện với một vài người bạn bác sĩ, chúng tôi quyết định dùng thuốc Tamiflu dự phòng và liều cao vitamin C, kẽm và echinacea để tăng cường hệ miễn dịch. Tình hình ngày một tồi tệ hơn, khi hơn 600 hành khách đã được xác nhận dương tính với virus và đã có một vài người chết.
Đó là câu chuyện của ba tuần trước. Và giờ đây, chúng tôi đang ở một khu cách ly thuộc đơn vị không quân Mỹ.
Chúng tôi ở trong một căn phòng tồi tàn dưới cái lạnh cắt da thịt ở miền San Antonio. Chúng tôi phải sử dụng miếng điệm sưởi ấm mang theo trong chuyến đi và một chăn mỏng được phát. Dùng dầu gội và dầu xả được lấy từ khách sạn Tokyo trước đó.
Khi được đưa vào phòng cách ly sau khi chuyến bay sơ tán công dân hạ cánh, chúng tôi được đưa cho một số giấy tờ có ghi: Chiếu theo Mục 361 của Đạo luật Dịch vụ Y tế Công cộng, dựa trên các bằng chứng khoa học thu thập được về sự bùng phát của Novel Coronavirus 2019 (COVID-19), căn bệnh liên quan tới ‘hội chứng hô hấp cấp tính nặng’ theo quy định của Lệnh 13295, được sửa đổi bởi Lệnh điều hành 13375 và 13674. Các thủ tục giấy tờ đã yêu cầu chúng tôi cách ly, nếu vi phạm sẽ chịu hình thức phạt tiền và lên đến một năm tù.
Chúng tôi được cách ly trong một khu vực với những hàng rào bao quanh. Mọi người ở phía bên kia của hàng rào đều mặc đồng phục. Nếu họ cần tương tác với chúng tôi, họ phải ở trong chế độ bảo vệ đầy đủ và chúng tôi phải đeo khẩu trang. Họ đứng càng xa càng tốt, lấy nhiệt độ của chúng tôi với một cánh tay dang ra.
Bao nhiêu tiền trong thẻ ngân hàng đều không thể giúp tôi mở khoá hàng rào này. Có bao nhiêu hãng hàng không trên thế giới, nhưng tôi không thể mua nổi một vé về nhà. Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ và tự hỏi, khi nào tôi sẽ có thể thoát khỏi hàng rào này để về nhà?
Theo Theatlantic / Cafe

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THỦ TƯỚNG TQ CHU ÂN LAI NÓI VỀ KHÍ PHÁCH HAI BÀ TRƯNG


Tài liệu của Tòa Bạch Ốc (đã được giải mật) ghi thật rõ biên bản cuộc họp kín tại Bắc Kinh ngày 9 tháng 7, 1971 giữa Thủ tướng Chu Ân Lai và Cố vấn Henry Kissinger. Lúc ấy ông Kissinger gặp ông Chu để sắp xếp chuyến viếng thăm của Tổng thống Nixon (tháng 2, 1972).
Thật lạ lùng: trong buổi họp, ông Chu đã xác nhận: "Hai nghìn năm trước Trung Quốc đã xâm lăng Việt Nam… tổ tiên chúng tôi là những người bóc lột nhưng bị đánh bại bởi hai nữ tướng".
Hành động xâm lăng cũng không dễ, vì ngay từ đầu Trung Quốc đã bị đánh bại, lại bị đánh bại bởi hai nữ tướng.
Nói tới khí phách của con người Việt Nam, ông Chu xác nhận:
"Hai người nữ anh hùng ấy đã đánh bại tổ tiên của chúng tôi là những người bóc lột' (These two heroines who defeated our ancestors who were exploiters).
Biên bản Tòa Bạch Ốc ghi lại đàm thoạị:
-Thủ tướng Chu: "Việt Nam là một nước anh hùng."
-TS Kissinger: "Họ là một dân tộc anh hùng, một dân tộc vĩ đại."
-Thủ tướng Chu: "Họ là một dân tộc vĩ đại, anh hùng và đáng khâm phục. Hai nghìn năm trước Trung quốc đã xâm lược họ, và Trung quốc đã bị đánh bại. Lại bị đánh bại bởi hai người đàn bà, hai nữ tướng."(Nguyên văn: They are a great and heroic and admirable prople. Two thousand years ago China committed aggression against them, and China was defeated. It was defeated by two ladies, two woman generals).
Ít người, kể cả người Trung Quốc được biết đến câu chuyện là chính Thủ tướng Chu Ân Lai khi sang thăm Việt Nam đã tới Đền thờ Hai Bà Trưng để phúng viếng. Ông Chu nói tiếp.
"Và khi tôi sang Việt Nam với tư cách là đại diện của nước Trung Hoa mới tôi đã đi thăm viếng Hà Nội, tôi đã đích thân đến tận mộ hai nữ tướng ấy và đặt vòng hoa trên những ngôi mộ để tỏ lòng kính trọng của tôi đối với hai vị nữ anh hùng, họ là những người đã đánh bại tổ tiên chúng tôi là những người bóc lột." (Nguyên văn: And when I went to Vietnam as a representative of New China on a visit on North Vietnam, I went personally to the graves of these two women generals and left wreaths of flowers on the graves to pay my respects for these two heroines who had defeated our ancestors who were exploiters).
BBC Tiếng Việt ra ngày 4.7.2017.
Nguyễn Tiến Hưng, Cựu Tổng trưởng VNCH, gửi cho BBC từ Virginia, Hoa Kỳ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGẬP NGỪNG..

Doãn Hồng Giang
Kết quả hình ảnh cho xuân buồn

Quên rồi phố thị ngày mưa
Bàn tay như lá, gió đưa cuối trời
Men rừng không ủ mà cay
Gốc cây, dốc núi, khói bay, hương vờn
Lạ lùng ta giữa nhân gian
Về thăm quê cũ, dấu bàn chân qua
Lợi danh bóng nước la đà..
Ai quên ai nhớ tìm ta nơi này?
Em nghiêng, kẻ chỉ lông mày..
Cười như cạn nắng, bàn tay hững hờ
Sông dài cạn nước cát khô
Cánh buồm nâu cũ bao giờ lại dong?
Cánh đồng như có như không..
Đâu rồi tre uốn trĩu cong cánh cò?
Em tôi lỡ bước sang đò..
Đêm không trăng nữa, câu hò rỗng không!
Phố làng, làng phố long bong
Sắc quê mầu nhớ, má hồng mặn gương?
Thì thôi
ta lại nhớ rừng
Cho mênh mang cũ,
ngập ngừng 
đa mang!

Phần nhận xét hiển thị trên trang