Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Campuchia muốn nối lại tình bạn với Mỹ


Thủ tướng Campuchia Hun Sen viết thư ngỏ ý nối lại tình bạn với Mỹ, sau khi nhận được thư từ Trump.
Ông Hun Sen cảm ơn Tổng thống Mỹ vì đã gửi thư đảm bảo rằng Washington không theo đuổi việc thay đổi chế độ của Campuchia ngày 26/11. Đội ngũ ngoại giao cả hai nước nên làm việc với nhau để "khôi phục niềm tin, nối lại mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta và người dân", ông Hun Sen viết trong thư.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Phnom Penh tháng 2/2017. Ảnh: Reuters. 
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Phnom Penh tháng 2/2017. Ảnh: Reuters
Campuchia, một trong những đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc ở châu Á, đã đe dọa sẽ quay lưng lại với cả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vì các nước này cáo buộc chính quyền Campuchia đàn áp chính trị.
Chưa đầy 4 tháng trước, một quan chức Campuchia nói các nhà ngoại giao Mỹ "nên gói ghém đồ đạc và rời đi", sau khi đại sứ quán Mỹ ra tuyên bố rằng cuộc bầu cử năm 2018 của Campuchia không phản ánh mong muốn của người dân.
Đảng Nhân dân Campuchia của Thủ tướng Hun Sen giành được tất cả 125 ghế quốc hội sau khi tòa án tối cao giải tán đảng đối lập chính. Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) bị cáo buộc âm mưu chiếm quyền với sự giúp đỡ của Mỹ. Thủ lĩnh của đảng này, Kem Sokha, bị bắt vì tội phản quốc.
Phương Vũ (Theo Reuters)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Ý thức hệ" của người TQ thực ra là gì?

Chinese Poster
Nguồn: “Soviet Union and Chinese armed forces clash,” History.com (truy cập ngày 01/03/2016).
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng
Vào ngày này năm 1969, trong sự kiện đầy kịch tính chứng thực cho sự rạn nứt ngày càng trầm trọng giữa hai nước cộng sản quyền lực nhất thế giới, quân đội Liên Xô và Trung Quốc đã nổ súng vào nhau ở một đồn biên phòng nằm bên sông Ussuri ở miền Đông Liên Xô, phía Bắc thành phố Vladivostok. Trong những năm sau sự cố này, Hoa Kỳ đã sử dụng sự chia rẽ Xô-Trung để giành lợi thế trong ngoại giao Chiến tranh Lạnh.
Nguyên nhân của vụ đọ súng giữa quân đội Liên Xô và Trung Quốc là một vấn đề gây tranh cãi. Liên Xô cáo buộc rằng binh sĩ Trung Quốc đã vượt qua biên giới giữa hai nước và tấn công một đồn biên phòng của Liên Xô, giết và làm bị thương một số lính canh người Nga. Những kẻ xâm nhập sau đó bị đẩy lùi với tổn thất nặng nề. Các báo cáo của Trung Quốc lại cho rằng chính Liên Xô mới là bên đã vượt qua biên giới và bị đẩy lùi.
Dù thế nào đi nữa, đây cũng là lần đầu tiên hai bên công khai thừa nhận một cuộc đụng độ vũ trang dọc biên giới, mặc dù đã có đồn đoán trong nhiều năm rằng những tranh chấp tương tự đã diễn ra. Kể từ đầu những năm 1960, quan hệ giữa hai cường quốc cộng sản bắt đầu xấu đi. Trung Quốc cáo buộc các nhà lãnh đạo Liên Xô đã đi lệch khỏi con đường của chủ nghĩa Marx, và vào giữa những năm 1960, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã công khai tuyên bố rằng Hoa Kỳ và Liên Xô đang âm mưu chống lại Cách mạng Trung Quốc.
Đối với Hoa Kỳ, sự đổ vỡ của mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc là một cơ hội ngoại giao. Đến năm 1970, Hoa Kỳ bắt đầu khởi động liên lạc ngoại giao với Trung Quốc. (Quan hệ giữa hai quốc gia này đã bị cắt đứt vào năm 1949 sau khi cuộc cách mạng cộng sản thành công ở Trung Quốc). Năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đã khiến thế giới ngạc nhiên bằng cách tuyên bố rằng ông sẽ tới thăm Trung Quốc.
Động lực mạnh mẽ nhất của sự thân mật mới với Trung Quốc cộng sản là Hoa Kỳ mong muốn sử dụng mối quan hệ mới làm đòn bẩy trong ngoại giao với Liên Xô, buộc người Nga mềm mỏng hơn về các vấn đề như kiểm soát vũ khí và hỗ trợ Bắc Việt trong cuộc chiến đang tiếp diễn ở Việt Nam. Chia rẽ hai nước khổng lồ cộng sản đã trở thành một trụ cột của ngoại giao Hoa Kỳ trong giai đoạn sau của Chiến tranh Lạnh.
Hình minh họa: Tranh cổ động Trung Quốc: “Người không đánh ta, ta không đánh người. Người mà đánh ta, ta tất đánh người.”

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tôi tin rằng, đây là điều lo ngại không của riêng ai.



“Kinh tế Việt Nam lún sâu vào phụ thuộc Trung Quốc”
Đó là tiêu đề bài viết trên KinhteSaigonOline hôm nay 27/11/2019 của các tác giả Nguyễn Quang Thái – Bùi Trinh.
Các tác giả đã đưa ra các bảng số liệu so sánh cán cân thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc, phân tích & và đi đến kết luận:
“Việt Nam đã lún sâu vào sự phụ thuộc trong quan hệ thương mại với Trung Quốc từ rất nhiều năm nay. Đến thời điểm này ý niệm “thoát Trung” về mặt kinh tế dường như là không hiện thực. Như vậy, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, cơ bản do Việt Nam hầu như KHÔNG CHỊU THAY ĐỔI GÌ trong nhiều năm qua, sản xuất luôn phụ thuộc vào nhập khẩu làm đầu vào, đầu vào là sản phẩm của Việt Nam cơ bản là điện, nước, bao bì và các chi phí dịch vụ mà thôi”.
Phần đề pô của bài báo nhấn mạnh: “Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có chung đường biên giới dài 1.281km với Việt Nam. Quan hệ thương mại giữa hai nước như một sự tất yếu và NẾU CÓ CHÍNH SÁCH ĐÚNG thì có lợi cho sự phát triển của cả hai nước”.
Tuy nhiên, với những phân tích của bài báo, cho rằng, “Kinh tế Việt Nam lún sâu vào phụ thuộc Trung Quốc”, thì nghĩa là chính sách Kinh tế của chúng ta từ lâu đã “có vấn đề” ?
Vậy, Chính phủ Việt Nam, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và có những chuyên gia tư vấn về kinh tế vĩ mô cho Thủ tướng, có kế sách gì để cứu nền kinh tế Việt Nam bớt sự phụ thuộc, sớm khắc phục sự “lún sâu”?
Bởi nếu càng ngày càng “lún sâu kinh tế phụ thuộc vào Trung Quốc”, thì liệu chúng ta có giữ được nền độc lập, có mất chủ quyền về chính trị và lãnh thổ khi phải lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc?
Tôi tin rằng, đây là điều lo ngại không của riêng ai.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tôi khóc cho đất nước tôi bởi tôi hiểu có những thời điểm mà những điều tồi tệ cứ đến như định mệnh không gì cưỡng lại được




Đất nước này của ai?
Vẫn là đặc khu nhưng các vị ấy uốn éo câu chữ một chút, vẫn dùng "thủ pháp nghệ thuật" cũ, giống "nước lạ, tầu lạ, nước có đường biên giới chung với Việt Nam..."
Tôi đã viết quá nhiều bài phản đối đặc khu, nhắc lại cũng nhàm. Đủ các phân tích thiệt hơn từ kinh nghiệm các nước đã làm đặc khu, sự lỡ nhịp làm đặc khu ở Việt Nam khi mà thời đại mở cửa, Việt Nam đã kí đủ các loại hiệp định liên kết với kinh tế thế giới.
Tính thử nghiệm không còn, hiệu quả kinh tế cũng không còn, có chăng đây chỉ là cái bẫy của con sói Trung Cộng và sự bán rẻ lương tâm, sự phản bội quyền lợi dân tộc của nhóm lợi ích mà thôi.
Giả sử mở đặc khu mà các nước như Nhật, Mỹ, Châu Âu vào thì không nói làm gì, nhưng người Việt Nam nào cũng biết Trung Quốc sẽ đóng vai trò chủ đạo ở các đặc khu mà Trung Quốc là ai thì người Việt Nam không lạ.
404 các vị đại biểu đã ấn nút thông qua.
“Đó là những khu kinh tế ven biển đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt, cách biệt với đất liền… Quy định này được giải thích là có liên quan đến nội dung về “đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là đặc khu kinh tế).
“Nội dung này đã được Quốc hội thống nhất trong phiên biểu quyết thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chiều 25/11”.
“Cụ thể, đây là quy định tại Khoản 7 Điều 1 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12 luật hiện hành về trường hợp miễn thị thực cho người nước ngoài đến Việt Nam”.
“Theo đó, ngoài những trường hợp đang áp dụng, luật này mở rộng diện miễn thị thực với những người nước ngoài khi “vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam” ( theo Dantri ngày 25/11/2019).
Đại biểu quốc hội đáng nhẽ là đại diện cho người dân, nhưng ở Việt Nam đa phần các ông bà nghị chỉ biết gật hay thò tay bấm nút, nghị nhưng xa lạ với tư duy phản biện và chỉ quen vâng lời còn khi phát biểu thì phô bày cả một tư duy rập khuôn, hạn chế về kiến thức, nhiều khi ngô nghê như bị thần kinh.
Trung Quốc không ngừng lấn tới, không ngừng xâm phạm chủ quyền đất nước, chúng đã và sẽ mãi là kẻ thù, ấy vậy mà các vị mở cửa cho chúng vào. Rồi đây bàn tay lông lá của chúng còn chi phối sâu hơn nữa đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và chủ quyền của đất nước.
Tôi viết đây nhưng trong lòng tuyệt vọng, tôi thừa nhận tôi và nhiều người dân đã thua. Đây là đất nước của tôi nhưng tiếng nói của tôi chỉ như ném đá ao bèo. Bèo quá nhiều, quá đặc, thua là phải rồi.
Cùng với “quyết tâm” vay 100.000 tỉ đồng từ Trung Quốc làm đường sắt Lào Cai – Hải Phòng, sự đồng thuận về đặc khu của ĐBQH lần này, câu chuyện đã rành rành.
Tôi sẽ không đi biểu tình phản đối bởi với tôi giờ làm thế là vô nghĩa, đất nước này là của các vị chứ có phải của người dân đâu, phản đối chẳng ích gì. Bài viết này chỉ là một câu nói tiếp của nhiều tiếng nói phản đối trước, chỉ như một tiếng thở dài cay đắng và sự bình tĩnh chờ đợi xem tấn bi hài kịch sẽ diễn đến đâu.
Các vị đã bao giờ tự hỏi ở đất nước này đã có biết bao dự án đốt bao ngàn tỉ từ tiền thuế của dân chưa? Đã bao giờ người dân, chí sĩ cả nước can các vị câu nào sai chưa? Sau những bài học đau lòng ấy, các vị đã học được gì?
Mấy cái đặc khu này ẩn chứa đằng sau là những ý tưởng "thiên tài" gì để đảm bảo chúng mang lại lợi ích cho đất nước?
Tôi sẽ để bạn đọc tự liệt ra danh sách các dự án thua lỗ đau đớn. Tôi chỉ đau xót tự hỏi rằng chẳng lẽ chân lý luôn thuộc về kẻ mạnh? Khi Trung Quốc xâm hại chủ quyền, người phát ngôn bộ ngoại giao cũng chỉ chiêm chiếp “quan ngại, quan ngại.” Giờ đây các vị cố tình trao đất cho Trung Quốc, người dân chúng tôi cũng chỉ dám thẽ thọt phản đối, thẽ thọt viết mấy dòng. Cứ như thế thì cả đất nước này sẽ chỉ như một quân cờ trong tay kẻ mạnh mà thôi.
Nhưng rồi lịch sử sẽ phán xét. Dân tộc này có lúc phải sống không có nắng mặt trời cả một nghìn năm bắc thuộc mà vẫn trỗi dậy cơ mà. Giá như tôi hiểu được điều gì đang xảy ra trong đầu các vị thì tốt biết bao, nhưng có lẽ điều ấy là không thể bởi ngôn ngữ của các loài là khác nhau. Tôi tin chắc rằng các ngón tay kia là những ngón tay tội lỗi và các vị sẽ phải hối hận.
Giờ khi người dân gặp các vị, họ chỉ cần hỏi một câu là các vị có thò tay bấm nút đồng thuận không, rồi chính con cháu các vị sẽ phán xét.
Tôi khóc cho đất nước tôi bởi tôi hiểu có những thời điểm mà những điều tồi tệ cứ đến như định mệnh không gì cưỡng lại được.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐẤT NƯỚC NÀY CỦA AI?

Đoàn Bảo Châu

 
*Chau Doan*Đất nước này của ai? * Vẫn là đặc khu nhưng các vị ấy uốn éo câu chữ một chút, vẫn dùng "thủ pháp nghệ thuật" cũ, giống "nước lạ, tầu lạ, nước có đường biên giới chung với Việt Nam..." Tôi đã viết quá nhiều bài phản đối đặc khu, nhắc lại cũng nhàm. Đủ các phân tích thiệt hơn từ kinh nghiệm các nước đã làm đặc khu, sự lỡ nhịp làm đặc khu ở Việt Nam khi mà thời đại mở cửa, Việt Nam đã kí đủ các loại hiệp định liên kết với kinh tế thế giới. Tính thử nghiệm không còn, hiệu quả kinh tế cũng không còn, có chăng đây chỉ là cái bẫy của con sói Trung Cộng và sự... thêm »

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ có cách mới đối phó chiến lược dùng “tàu thân trắng” của TQ ở Biển Đông?


Mỹ đang tăng cường đối phó với chiến lược sử dụng tàu tuần duyên, tàu cá của Trung Quốc tại Biển Đông bằng cách tăng cường hoạt động của các tàu tuần duyên thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ.


Mỹ có cách mới đối phó chiến lược dùng “tàu thân trắng” của TQ ở Biển Đông? - 1
Tàu tuần duyên Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ở Biển Đông.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng tàu dân sự “thân trắng” để hăm dọa và uy hiếp tàu của các nước khác ở Biển Đông. Về lý thuyết, các tàu này mang sứ mệnh hòa bình và được triển khai chỉ với mục đích thực thi pháp luật dân sự, theo SCMP.
Dưới danh nghĩa là “Chiến tranh Nhân dân trên biển”, Trung Quốc đã triển khai ồ ạt các tàu đánh cá kết hợp dân quân biển và các tàu tuần duyên khổng lồ xuống Biển Đông, thể hiện yêu sách chủ quyền phi pháp.
Đáp trả các động thái của Trung Quốc, Mỹ cũng đưa các tàu thân trắng thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ tới khu vực. Cách tiếp cận mới cho thấy Washington không hề ngần ngại “so găng” với Bắc Kinh trên Biển Đông, theo SCMP.
Bên cạnh đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng đề ra cách tiếp cận 3 bước tại Biển Đông. Thứ nhất, Nhà Trắng đã trao quyền tự quyết lớn hơn cho Lầu Năm Góc. Kết quả là sự chuyên nghiệp hóa của các chiến dịch tuần tra bảo đảm tự do hàng hải (FONOPS) trên Biển Đông.
Trong khuôn khổ FONOPS, Mỹ nhiều lần triển khai các tàu chiến đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo do Trung Quốc chiếm đóng trái phép tại Biển Đông. Các tàu chiến Mỹ còn mở rộng tuần tra sang các khu vực mới, đặc biệt là Scarborough - bãi cạn là điểm nóng tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát bãi cạn này kể từ sau cuộc đụng độ hải quân năm 2012.
Lầu Năm Góc cũng đưa ra nhiều tuyên bố cứng rắn hơn, bao gồm công khai kêu gọi Trung Quốc dỡ bỏ thiết bị quân sự triển khai trái phép trên các đảo nhân tạo.
Mỹ có cách mới đối phó chiến lược dùng “tàu thân trắng” của TQ ở Biển Đông? - 2
Đô đốc Karl Schultz, tư lệnh lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, nói sẵn sàng hợp tác với các đồng minh trong khu vực về vấn đề Biển Đông.
Từ cuối năm 2018, Lầu Năm Góc đã bắt đầu coi lực lượng dân quân biển Trung Quốc như một nhánh mở rộng của quân đội Trung Quốc. Sự thay đổi này tiếp tục được duy trì trong năm nay, khi Đô đốc Mỹ John Richardson cảnh báo về chiến thuật khiêu khích “vùng xám” của Trung Quốc.
Đô đốc Richardson còn tuyên bố sẽ có cách tiếp cận “cứng rắn hơn”, sau khi  Bắc Kinh cản trở hoạt động của các tàu Mỹ trong khu vực. Sự xuất hiện của các tàu thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đã tạo ra “làn gió mới” trong chiến lược đối phó Trung Quốc.
Lực lượng tuần duyên Mỹ cũng mở rộng các cuộc tập trận chung với các nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, nhằm nâng cao năng lực của các bên. Đô đốc Karl Schultz, chỉ huy tuần duyên Mỹ, cho biết các cuộc thảo luận đề ra kế hoạch cụ thể vẫn đang diễn ra.
“Chúng tôi đang tăng cường huấn luyện các đồng minh và đối tác khu vực. Chúng tôi muốn tập trung vào các đối tác có cùng lập trường nhằm xây dựng một cách tiếp cận mang tầm khu vực”, Đô đốc Schultz nói.
Đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương Mỹ, thì tập trung vào cái gọi là “Vạn lý Trường thành SAM” - cách gọi của các hệ thống tên lửa phòng không Trung Quốc triển khai trái phép ở Biển Đông.
Các tàu tuần duyên Mỹ cũng tham gia các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải với lực lượng hải quân, các chiến dịch tầm xa như thay thế các tàu phản ứng nhanh ở đảo Guam và tham gia tập trận chung với các đồng minh ngoài châu Á ở khu vực phía tây Thái Bình Dương.
Nguồn: http://danviet.vn/the-gioi/my-co-cach-moi-doi-pho-chien-luoc-dung-tau-than-trang-cua-tq-o-bien-d...


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điều ẩn giấu đằng sau bản sonata Ánh trăng của Beethoven


Sonata Ánh trăng có thể nói là một bản nhạc đánh dấu sự thay đổi trong phong cách sáng tác âm nhạc của nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven. Nó vừa có một cái gì đó như là tiếc thương, mất mát, vừa có những lời nguyện cầu, vừa có sự dữ dội như bão tố. Đằng sau bản sonata nổi tiếng này là rất nhiều câu chuyện…
Điều gì ẩn giấu đằng sau bản sonata Ánh trăng của Beethhoven?
Beethoven. (Ảnh qua Pinterest)
Bản sonata cung Đô thăng thứ dành cho piano mang tên “Quasi una fantasia” thường được biết đến dưới cái tên bản sonata Ánh trăng, là một tác phẩm của nhà soạn nhạc thiên tài Ludwig van Beethoven sáng tác vào năm 1801. Ngày nay, nó là bản nhạc nổi tiếng nhất của ông dành cho piano, và ngay cả thời bấy giờ nó cũng là bản nhạc được rất nhiều người yêu thích. Nói về sự phổ biến của sonata Ánh trăng, nó đã làm Beethoven phát bực. Ông từng nói với học trò Czerny của mình rằng: “Thầy còn viết nhiều bản hay hơn thế”, ấy vậy mà người ta cứ nhắc mãi về sonata Ánh trăng…
Có rất nhiều câu chuyện được kể để giải thích cho sự ra đời của bản sonata Ánh trăng. Vào giữa thế kỷ 19, người ta bắt đầu đồn đại về cuộc gặp gỡ của Beethoven với một cô gái mù. Theo đó, khi gặp cô bé mù đang ngồi bên cạnh một chiếc đàn piano, Beethoven đã rất đỗi cảm thương. Ông ngồi xuống chính chiếc đàn piano đó và đột nhiên cảm nhận được ánh trăng đang chiếu vào qua cửa sổ. Như được truyền cảm hứng, Beethoven đánh lên những nốt nhạc của bản sonata nổi tiếng. Trong một phiên bản khác của câu chuyện, nhà soạn nhạc đã ngắm nhìn ánh trăng chiếu vào cô gái mù trong khi ông đang chơi đàn cho cô và anh trai cô. Và rồi ông nhận được linh cảm để sáng tạo nên “Quasi una fantasia”. Lại có người cho rằng đây là bản nhạc dành cho một tình yêu không trọn vẹn của nhà soạn nhạc thiên tài…
Điều gì ẩn giấu đằng sau bản sonata Ánh trăng của Beethhoven?
Cô bé mù dưới ánh trăng. (Ảnh minh họa qua Adriana.blog.fr)
Dẫu sao, đó cũng chỉ là những “truyền thuyết”. Ánh trăng không phải là cái tên do Beethoven đặt cho bản sonata cung Đô thăng thứ (C♯ minor) này. Cái tên sonata “Ánh trăng” chỉ xuất hiện vài năm sau khi Beethoven đã qua đời. Vào năm 1836, nhà phê bình âm nhạc Đức, Ludwig Rellstab, chia sẻ rằng bản sonata này gợi lên trong ông hình ảnh ánh trăng phản chiếu trên hồ Lucerne. Kể từ đó, cái tên sonata Ánh trăng mới trở thành tên gọi “chính thức” một cách không chính thức của bản nhạc.
Điều gì ẩn giấu đằng sau bản sonata Ánh trăng của Beethhoven?
Beethoven. (Ảnh qua Lifesitenews.com)
Beethoven không sáng tác sonata Ánh trăng theo mô thức truyền thống là nhanh – chậm – nhanh. Nó bắt đầu với thể Adagio (cung Đô thăng thứ) chậm, rồi nối tiếp bằng Allegretto (cung Rê giáng trưởng) chậm và kết thúc bằng Presto agitato (cung Đô thăng thứ) dữ dội. Phần thứ nhất thật là nhẹ nhàng, sâu lắng, và buồn. Nhà soạn nhạc người Pháp Berlioz bình luận rằng nó như “một thứ thơ mà ngôn ngữ con người không thể nào cất lên được”. Còn học trò của Beethoven, Carl Czerny thì cho rằng nó miêu tả một “màn đêm, với những âm thanh ảm đạm vọng tới từ phương xa”. Cũng có người cảm tưởng rằng mình đang bước đi trong đêm tối dưới ánh trăng chiếu rọi.
Phần thứ hai, Allegretto (cung Rê giáng trưởng), lại mang người nghe bình tĩnh trở lại với những nốt nhạc có phần tươi tắn hơn, trong sáng hơn, đem đến hy vọng. Phần thứ hai rất ngắn, dường như chỉ là cây cầu nối cho phần thứ nhất và phần thứ ba. Nhà soạn nhạc Franz Liszt đã ví phần thứ hai này như là “một bông hoa giữa hai vực thẳm” vậy. Bông hoa của Beethoven cứ nở rồi lại thu về rồi lại nở, tuần hoàn lặp lại trên nền nhạc.
Phần thứ ba là phần “bão tố” của sonata Ánh trăng. Những nốt nhạc nhanh và mạnh mẽ bộc lộ một cảm xúc dữ dội.
Bên cạnh những “truyền thuyết” lãng mạn về bản sonata Ánh trăng, người ta không thể lãng quên một thực tế rằng vào giai đoạn sau 1801, Beethoven bắt đầu nếm trải sự tuyệt vọng trong tâm hồn khi phải cố gắng chấp nhận việc mình bị mất thính giác. Người ngoài nhìn vào thì thấy Beethoven có một cuộc sống lý tưởng, là một nghệ sỹ piano bậc thầy và là một nhà soạn nhạc thành công hàng đầu ở Vienna. Tuy nhiên, Beethoven bắt đầu rời xa khỏi xã hội và bè bạn vì lo lắng rằng mọi người sẽ biết việc mình sẽ bị điếc. Người ta thì cảm thấy ông khó gần…
Điều gì ẩn giấu đằng sau bản sonata Ánh trăng của Beethhoven?
Beethoven dần xa lánh người khác. (Ảnh qua Pinterest)
Beethoven đã sống nhiều năm trong tịch mịch và cô đơn cho tới lúc điếc hẳn. Hoàn cảnh đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần và sự sáng tạo của ông trong âm nhạc. Giai đoạn 1800 – 1802 đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời Beethoven và cũng khởi đầu cho giai đoạn sáng tác tiếp theo của ông. Khi tai không còn nghe được nữa, Beethoven bắt đầu lắng nghe bằng tâm hồn của mình.
Beethoven đã tìm cách điều trị tại một ngôi làng ở Heilgenstadt vào cuối mùa xuân năm 1802 cho đến tháng 10 cùng năm đó. Quá tuyệt vọng vì việc chữa trị không thành công, ông từng có ý định tự kết liễu đời mình. Trong một bức thư, ông kể: “Nhờ nghệ thuật mà tôi đã không kết liễu đời mình bằng việc tự sát”.
Lặp đi lặp lại trong âm nhạc của Beethoven chính là tinh thần vượt qua nghịch cảnh. Những xung đột nội tâm ông trải qua đều có thể tìm thấy trong âm nhạc, đó là việc vượt lên tất cả để chiến thắng sự tuyệt vọng và đau buồn. Cũng qua những giằng xé trong tâm tưởng đó, Beethoven đã học được cách sống cùng với tật mất thính giác và trở thành một thiên tài âm nhạc với các kiệt tác vô cùng vĩ đại.
Điều gì ẩn giấu đằng sau bản sonata Ánh trăng của Beethhoven?
Beethoven. (Ảnh qua thoughtco.com)
Sau đợt điều trị, Beethoven tỏ vẻ không hài lòng với các tác phẩm của mình và theo như học trò của ông, Czerny, thì “ông quyết tâm đi trên một con đường mới”. Sự thay đổi đó thể hiện qua tiết tấu mạnh mẽ trong những bản sonata, sự kịch tính, sự bất cân đối…
Sonata Ánh trăng có thể được xem là sáng tác đầu tiên khi Beethoven bước sang giai đoạn dần mất đi thính lực cho đến lúc điếc hẳn. Sự tiếc thương và mất mát trong tác phẩm, những lời nguyện cầu, và cả bão tố đã tạo nên một thứ âm nhạc tuyệt hảo, thứ âm nhạc khởi đầu cho những kỳ tích mang tên Beethoven.
Thanh Nhã / Trithucvn


Phần nhận xét hiển thị trên trang