Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Mỹ tung 4 đòn triệt hạ Trung Quốc?



Trung Quốc cần có những bước nhượng bộ với Mỹ, tránh cuộc chiến tranh tổng lực 
của Tổng thống D. Trump trong thời gian tới (Nguồn: Sputnik)



An Ninh Thủ đô
14:21 26/05/2019 

ANTD.VN - Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nên được nhìn nhận đúng là đòn đánh của Mỹ nhằm loại bỏ Trung Quốc, đối thủ đang đe dọa "vị trí độc tôn" của Mỹ hiện nay. Mục tiêu của cuộc chiến không chỉ là "cân bằng thương mại", mà là kiềm chế và phá hoại nền kinh tế-chính trị đang "trỗi dậy" mạnh mẽ của Trung Quốc.

Đòn thứ nhất: Chiến tranh thương mại

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ, Trung Quốc) đã "lún sâu" vào cuộc chiến thương mại với những hình thức đáp trả theo kiểu "ăn miếng, trả miếng" suốt nhiều tháng qua. Tổng thống Mỹ D. Trump liên tục "tung đòn" áp thuế nhập khẩu hàng trăm tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc. Bắt đầu từ tháng 3-2018, ông Trump đã công bố kế hoạch áp thuế quan đối với hàng hóa đến từ Trung Quốc lên đến 60 tỷ USD. Mục đích nhằm chống lại sự mất cân bằng trong cán cân thương mại giữa hai nước.

Cho đến nay, Mỹ đã đánh thuế 10%, 25% cho hơn 6.000 mặt hàng của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ với số tiến đánh thuế lên đến 250 tỷ USD và đang cân nhắc sẽ tăng mức thuế đối với lượng hàng hóa còn lại có trị giá trên 325 tỷ USD.

Đáp trả, Trung Quốc cũng đánh thuế hơn 5.000 mặt hàng của Mỹ xuất khẩu vào Trung Quốc, với trị giá 110 tỷ USD. Như vậy, Mỹ đã đánh thuế đến hơn 50% hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ.

Trước những nguy cơ về một cuộc chiến thương mại diễn ra ngày càng khốc liệt, gây tổn hại to lớn cho cả hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là phía Trung Quốc đã đề nghị đàm phán để tìm ra giải pháp. Sau 10 vòng đầu tiên, có vẻ có dấu hiệu tích cực, song, trong vòng thứ 11 tại Washington D.C, phía Mỹ (10-5) đã tuyên bố áp thuế 200 tỷ USD với hàng Trung Quốc do cáo buộc Trung Quốc sửa những cam kết cốt lõi trong thỏa thuận hai nước.

Rõ ràng, quả bóng đang ở bên phần sân Trung Quốc, nếu nước này không kịp thời tìm ra giải pháp thì e rằng, Mỹ sẽ tiếp tục đẩy cao sức ép từ cuộc chiến thương mại. Cảnh báo của Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, Jack Ma về việc chuẩn bị cho kịch bản một cuộc chiến thương mại với Mỹ kéo dài 20 năm hoàn toàn có thể xảy ra.

Đòn thứ hai: Chiến tranh công nghệ

Để chứng tỏ sẽ giữ lời hứa khi ra tranh cử, đó là kiềm chế sự trỗi dậy của ngành công nghiệp Trung Quốc, việc làm đầu tiên của Tổng thống D. Trump là ra những đòn "tấn công phẫu thuật", thông qua việc tăng thuế đối với các mặt hàng được nhắm đến trong kế hoạch "Made in China 2025".

Danh sách thứ nhất gồm 818 mặt hàng, trị giá 34 tỷ USD nhập khẩu, phải chịu thêm một khoản phụ phí 25% kể từ ngày 6-7-2018. Danh sách thứ hai (được lập từ sau cuộc điều tra trong khuôn khố của Điều 301 Luật Thương mại Mỹ) bao gồm 284 mặt hàng, với mức tăng thuế vẫn chưa được quyết định. Trong danh sách này, không có các mặt hàng tiêu dùng. 

Huawei đang đứng trước thời điểm cực kỳ khó khăn bởi ảnh hưởng 
từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. (Nguồn: AP)

Mới đây, Tổng thống D. Trump (15-5) đã liệt Tập đoàn công nghệ Huawei vào danh sách cấm mua sản phẩm từ Mỹ, đây là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và cũng là một trong những niềm tự hào của Trung Quốc. Trước đó, Mỹ cũng trừng phạt thẳng tay Công ty công nghệ ZTE của Trung Quốc do vi phạm luật bản quyền và "bắt tay" với Iran - nước vốn đang trong danh sách trừng phạt của Mỹ.

Đối với các mặt hàng công nghệ, mục tiêu của Tổng thống D. Trump còn đi xa hơn nhiều so với một số biện pháp trừng phạt. Đó là hạn chế những "bước tiến" của Trung Quốc bằng cách ngăn chặn các hoạt động chuyển giao công nghệ cho ngành công nghiệp này.

Thị trường Trung Quốc luôn là nơi được mơ ước vì mang lại nhiều lợi nhuận và Bắc Kinh cho phép doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận với yêu cầu nhượng lại công nghệ. Nhưng kể từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền, ông kiên quyết thực hiện các chính sách chống lại việc Trung Quốc vi phạm, thâu tóm, mua bán bản quyền công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao của Mỹ.

Vì vậy, 2 năm qua, các doanh nghiệp Mỹ đã "do dự" hơn khi quyết định làm ăn với Trung Quốc. Còn về phía doanh nghiệp Trung Quốc, họ đầu tư ra nước ngoài nhằm mục tiêu tiếp cận nguồn tài nguyên và công nghệ cao của thế giới, trong đó có Mỹ.

Từ năm 2014-2018, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư vào Mỹ nhiều hơn so với các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Trung Quốc, kéo theo đó là việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động gián điệp nhằm "ăn cắp" công nghệ cao. Vì vậy, Mỹ là nước đầu tiên ở phương Tây thực hiện cuộc tấn công mạnh mẽ vào kế hoạch "Made in China 2025". Điều này có thể thấy rõ qua vụ trừng phạt Tập đoàn Huawei.

Đòn thứ 3: Chiến tranh tài chính, tiền tệ

Ngay trong tuyên ngôn tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, ông Trump đã đặc biệt phê phán chính sách "thao túng tiền tệ" của Trung quốc, ông nói: "Trung Quốc đưa đến 3 mối đe dọa lớn đối với Mỹ khi thao túng tiền tệ quá đáng... với mục đích đẩy mạnh xuất khẩu của họ và hủy hoại các ngành công nghiệp của Mỹ. Với việc thao túng đồng NDT và định giá thấp nó, Trung Quốc có thể bán hàng cho các nước với mức giá thấp hơn rất, rất nhiều so với một công ty Mỹ".

Vì vậy, trọng trách của ông D. Trump là phải "chấm dứt trò thao túng tiền tệ" của Trung Quốc. Rất có thể Mỹ sẽ có cuộc chiến tranh về tỷ giá, tiền tệ, tài chính với Trung Quốc. Nếu điều đó xảy ra, kịch bản về cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc đối với Trung Quốc hoàn toàn có thể xảy ra, bởi vì, hệ lịu của một cuộc chiến về tiền tệ, tài chính sẽ rất lớn.

Đòn kết liễu: Chiến tranh kinh tế toàn diện

Sau khi tiến hành các cuộc chiến tranh thương mại, công nghệ, tỷ giá tiền tệ, Mỹ sẽ phát động cuộc chiến tranh thứ 4, tiến hành "chiến tranh tổng lực" chống lại toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. Bởi theo quan điểm của Tổng thống Trump, Trung Quốc qua hơn 40 năm tiến hành cải cách mở cửa, tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị của họ đều dựa vào Mỹ, nhưng với sự khôn khéo, Trung Quốc đã làm giàu "trên lưng" nước Mỹ.

Với tốc độ phát triển chóng mặt (9,8%/năm), Trung Quốc từ một nước nghèo nàn, lạc hậu trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Mỹ và khoảng cách ngày càng bị rút ngắn. Theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2024, nếu tiếp tục tăng trưởng như các năm trước, thì tổng lượng kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ với 20.814 tỷ USD so với 20.600 tỷ USD của Mỹ. 

Bắt đầu từ tháng 3-2018, Mỹ đã khai hỏa một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Ông D. Trump liên tục áp thuế lên các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ

Giới chuyên gia cho biết, cuộc chiến thương mại bắt đầu từ năm 2018 đã khiến nền kinh tế Trung Quốc trong năm qua bị sụt giảm nghiêm trọng: tăng trưởng kinh tế Trung Quốc thấp nhất gần 30 năm qua, chỉ đạt mức 6,6% GDP; mức nợ công lên đến 28.000 tỷ USD; đầu tư không hiệu quả; sản xuất dư thừa, hàng hóa tồn đọng và không tiêu thụ được.

Sự suy giảm kinh tế do hệ lụy của cuộc chiến tranh kinh tế với Mỹ đã buộc Trung Quốc phải thay đổi mô hình tăng trưởng, chấp nhận tăng trưởng chậm để "hạ cánh mềm", tăng trưởng bền vững, chuyển từ đầu tư lớn, xuất khẩu nhiều sang giảm đầu tư, đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, phải thay đổi về chất... đó là cách lựa chọn duy nhất của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy, từ khi đắc cử Tổng thống Mỹ đến nay, ông D. Trump đã thực thi các chính sách và biện pháp kinh tế rất mạnh mẽ nhằm chống lại Trung Quốc. Bắt đầu từ cuộc chiến tranh thương mại, đánh thuế gần 6.000 mặt hàng của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ. Tiếp đó là cuộc chiến tranh công nghệ, buộc Trung Quốc phải từ bỏ các chính sách vi phạm bản quyền công nghệ cao của Mỹ, kế hoạch "Made in China 2025" có nguy cơ bị phá sản.

Thời gian tới, rất có thể Mỹ sẽ tiến hành cuộc chiến tranh tỷ giá, tiền tệ buộc Trung Quốc không được "trục lợi" thao túng tiền tệ thế giới, đồng thời tiến đến thực hiện cuộc "chiến tranh kinh tế tổng lực", chống lại toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. Cuộc chiến tranh kinh tế Mỹ-Trung liệu có kéo dài đến 20 năm như dự báo của Chủ tịch Tập đoàn Alibaba Jack Ma hay không, phần lớn phải trông chờ vào sự xuống thang, nhượng bộ từ phía Trung Quốc trong thời gian tới. 
Nhất Tuệ (Theo Vedomosti, Reuters, Economist)  


Phần nhận xét hiển thị trên trang

SÁU LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN ĐƯỜNG SẮT BẮC - NAM



Nguyễn Ngọc Chu


1. Đường sắt Bắc – Nam (ĐSBN) là tuyến vận tải cột sống của đất nước. Biết đầu tư đúng thì lợi ích vô cùng to lớn mà hàng không và đường bộ “không có cửa” để so sánh. Thế nhưng hơn 40 năm từ khi thống nhất, các đời bộ trường bộ GTVT đã ngủ quên, để đường sắt lạc hậu gần như nguyên xi như thời người Pháp mới xây dựng hơn 100 năm trước.

2. Chi phí cho ĐSBN là rất lớn – dự toán khoảng 58,7 tỷ USD, trong đó chí phí xây dựng và thiết bị là 43,3 tỷ USD, giải phóng mặt bằng 2,23 tỷ USD, chi phí quản lý tư vấn 4,3 tỷ USD… với 80% vốn đầu tư từ nhà nước. Với thực tế thất thoát trong xây dựng cơ bản ở Việt Nam nhiều năm qua dao động trong khoảng 30%- 70%, thì từ đó mà lo cho chất lượng ĐSBN, mà lo cho giá thành ĐSBN, mà lo cho gánh nợ dồn lên đời con cháu.

3. Cho nên, lời giải số 1 cho ĐSBN là lời giải về nhân sự. Tìm một ông bộ trưởng bộ GTVT giỏi, liêm chính, thì ĐSBN đỡ hoang phí cả chục tỷ USD. Thực tiễn hoạt động của bộ GTVT các năm qua chứng minh, trình độ lãnh đạo đã yếu kém lại còn tư lợi, nên bị kỷ luật chỉ là chuyện nhỏ, phá hoại mới là chuyện lớn. Mọi người có thể tự tìm hiểu thông tin minh chứng để tránh là cho bịa đặt.

Như truyền thông hôm nay đã đưa tin, tập đoàn Huyndai muốn tham gia đầu tư ĐSBN. Tiếp lãnh đạo tập đoàn Hyndai chiều ngày 30/5/2019, thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết: “Việt Nam đang huy động nhiều nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông với nhiều hình thức đầu tư. Thứ trưởng đề nghị Hyundai chia sẻ kinh nghiệm trong việc lập, triển khai và thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư PPP. Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tham khảo, xây dựng được giải pháp đầu tư dự án phù hợp với quốc tế và tham mưu với Chính phủ trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách PPP” (Vnexpress 31/5/2019).

Biết rằng, không ai có thể giỏi tất cả, nhưng từ việc “thu giá” cho đến BOT, cho đến “đề nghị chia sẻ kinh nghiệm”, thì biết trình độ lãnh đạo của bộ GTVT nằm ở tầm nào rồi. Và nếu cứ tiếp tục để các ông “thu giá” và “đề nghị chia sẻ kinh nghiệm” này lãnh đạo bộ GTVT thì tai họa không thể tránh khỏi.

4. Lời giải số 2 cho ĐSBN là thuê thiết kế, thuê tư vấn giám sát, thuê lãnh đạo tổng thầu, thuê chuyên gia thi công chủ chốt, mua thiết bị ngoại xịn, tự làm.

Khi người Pháp xây dựng đường sắt, thì việc xây dựng đường sắt cơ bản cũng là do người lao động Việt Nam thực hiện.

5. Lời giải số 3 cho ĐSBN là ưu tiên lựa chọn công nghệ châu Âu. Các nước Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Thụy Điển có nghành đường sắt rất phát triển, thuận tiện, hiện đại, đẹp, tiện nghi… Không học họ thì học ai. Chọn công nghệ châu Âu không chỉ tiên tiến hiện đại, mà còn tránh được tai họa hối lộ - với xác suất lớn hơn đến từ các nước châu Á.

6. Lời giải số 4 cho ĐSBN là làm từng công đoạn với công nghệ mở, độc lập, nhưng dễ dàng liên kết thống nhất với nhau dù công nghệ các đoạn có thể khác nhau. Điều nay cho phép thi công độc lập từng cung đường với các công nghệ khác nhau. Chẳng hạn quãng Hà Nội –Vinh, TP HCM – Nha Trang, Đà Nẵng – Quy Nhơn, có thể thi công cùng lúc hoặc khác thời gian, với các công nghệ khác nhau, nhưng lại kết nối thống nhất. Làm cho tiến độ được đẩy nhanh, theo giai đoạn mà không lạc hậu, nhiều công nghệ mới đến từ nhiều nước, nhiều nguồn mà không xung khắc.

7. Lời giai số 5 cho ĐSBN là đề nghị cụ thể về tác nghiệp. Đàm phán với chính phủ một trong các nước châu Âu, có nền đường sắt tiên tiến. Đề nghị tài trợ tài chính cho thiết kế, giám sát thi công, và tài trợ chuyên gia tham gia thi công. Một trong số các nước ưu tiên lựa chọn hàng đầu là Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Thụy Điển.

8. Lời giải số 6 cho ĐSBN là lời nguyền: Không sử dụng công nghệ, thiết bị, tài chính, chuyên gia, nhà thầu từ Trung Quốc – dưới mọi hình thức, gián tiếp hay trực tiếp.

Trong sáu lời giải trên, lời giải số 1- nhân sự - vẫn là cốt lõi. Nếu cứ theo cách cũ, tuân thủ “ định lý”: “rằng ủy viên trung ương đảng làm làm bộ trưởng”, thì không thể thoát khỏi tụt hậu.

Vì Việt Nam hùng cường, nhất thiết phải chấm dứt sử dụng cái “định lý” lạ lùng này.
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lầm tưởng của Mỹ về Trung Quốc và lý do khiến đàm phán thương mại đổ bể

Lầm tưởng của Mỹ về Trung Quốc và lý do khiến đàm phán thương mại đổ bể
Trên hành trình đi tìm kiếm một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc dài đằng đẵng và chẳng hề dễ dàng, Mỹ chợt nhận ra sự thay đổi sâu sắc ở đất nước phía bên kia bàn đàm phán: nhận định về Trung Quốc mà Mỹ luôn cho là đúng trong suốt gần 50 năm trở lại đây giờ đã trở thành sai hoàn toàn.
Kể từ những năm 1970, khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa nền kinh tế, nhiều đời Tổng thống Mỹ đã luôn tâm niệm rằng Trung Quốc muốn nền kinh tế của họ giống với phương Tây và sau đó là trở thành 1 thành viên đầy đủ của hệ thống kinh tế quốc tế của Thế giới thứ nhất – cụm từ ám chỉ các quốc gia có ít rủi ro chính trị, đi theo mô hình nhà nước pháp quyền, có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ổn định và chất lượng cuộc sống ở mức cao. Vấn đề chỉ đơn giản là Trung Quốc sẽ thực hiện quá trình chuyển đổi như thế nào.
Nhưng theo các chuyên gia phân tích từ Âu đến Á mà tờ Wall Street Journal phỏng vấn, những gì diễn ra khi hai bên cùng ngồi vào bàn đàm phán để đi đến một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại đã kéo dài suốt 1 năm qua cho thấy quan điểm này không còn đúng nước. Sau khi nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc để vươn lên vị trí số 2 thế giới và khả năng vươn tầm ảnh hưởng ngày càng mở rộng, Trung Quốc dường như không còn cảm thấy họ bắt buộc phải áp dụng một cách máy móc những quy tắc vốn được chấp nhận rộng rãi trong hệ thống tài chính và thương mại mà phương Tây đang dẫn dắt.
Thay vào đó, Trung Quốc đã và đang phát triển một hệ thống thay thế, một mô hình mà nước này cho là sẽ bền vững hơn và ưu việt hơn.
"Trung Quốc không cho là họ đang phá vỡ hệ thống cũ mà thay vào đó họ coi mình là người kiến tạo 1 hệ thống mới", giáo sư Keyu Jin của Trường kinh doanh London và cũng là người chuyên nghiên cứu về Trung Quốc nhận định. "Trung Quốc nhận thấy cái gọi là mô hình dân chủ tự do và hệ thống tài chính của phương Tây không hấp dẫn, không đủ sức thuyết phục họ và thậm chí còn đang trên đà đổ vỡ".
Sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc, dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ đang được Trung Quốc triển khai bằng cách mạnh tay rót tiền vào một loạt quốc gia trải dài từ khu vực Đông Nam Á đến Ấn Độ Dương và Đông Phi, là bằng chứng rõ ràng nhất. Siêu dự án này có thể tạo ra một khối kinh tế hoàn toàn mới chịu ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc.
Theo giáo sư Jin, Trung Quốc và các quốc gia có liên quan đến dự án Vành đai con đường "sẽ sớm lớn hơn phần còn lại của thế giới". Khi điều đó trở thành sự thực, câu hỏi là Trung Quốc sẽ hội nhập với thế giới hay các quốc gia sẽ nhập vào một hệ thống mới được dẫn dắt bởi Trung Quốc?
Tất nhiên còn có rất nhiều nguyên nhân khác, nhưng hiện thực mới mẻ này giúp giải thích tại sao nội các của ông Trump gặp nhiều khó khăn đến vậy khi cố gắng đạt được 1 thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Các nhà đàm phán Mỹ cố gắng buộc Trung Quốc phải thay đổi cả hệ thống, đặc biệt là giảm sự thống trị của các doanh nghiệp nhà nước và giảm việc Chính phủ "tịch thu" công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, những yếu tố này không còn là đặc trưng tạm thời của mô hình kinh tế Trung Quốc mà đã trở thành trụ cột của mô hình kinh tế mới. Trung Quốc dường như chỉ muốn tạm thời thay đổi xu hướng mua bán hàng hóa dịch vụ giữa hai nước để làm Mỹ hài lòng thay vì thực sự thay đổi mãi mãi hệ thống mà họ coi là tương lai của đất nước.
Điều này cũng không có nghĩa là hai bên không thể đạt được thỏa thuận trong ngắn hạn. Cách đây 1 tháng thị trường vẫn lạc quan tin rằng cuộc chiến sẽ sớm kết thúc sau khi có những dấu hiệu tốt đẹp từ cả hai phía. Tuy nhiên, theo như Michael Pillsbury, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc và hiện là cố vấn cho Tổng thống Trump, miêu tả thì hiện nay đàm phán thương mại đang rơi vào giai đoạn nguội lạnh.
Cả hai phía đều lo sợ về những hệ lụy đối với không chỉ kinh tế Mỹ Trung mà với cả toàn thế giới nếu như không thể đạt được thỏa thuận. Đoàn đàm phán của Trung Quốc cũng có nhiều nhà cải cách muốn tự do hóa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với niềm tin là các cải cách mang hơi hướng thị trường sẽ giúp tăng cường sức mạnh của nền kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên, kể cả có 1 thỏa thuận thương mại xuất hiện trong vài tháng tới, đó chỉ là thời gian nghỉ giải lao trong cuộc đấu kéo dài và khó có thể tránh khỏi giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thu Hương / Theo Trí thức trẻ/WSJ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

'VN hãy tỉnh ngủ' để cải cách chính trị và kinh tế



Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí, người từng làm tư vấn cho Tổng bí thư Kaysone Phomvihane của Lào và Tổng thống Togo, nhắc lại kêu gọi "Việt Nam hãy tỉnh ngủ" để cải cách chính trị và kinh tế.
"Cải cách kinh tế không thể tiếp tục nếu không có cải cách thể chế chính trị."


TS Phạm Đỗ Chí: Hiện sống tại Florida, Hoa Kỳ

Trả lời BBC nhân dịp cuối năm 2018 trong một chuyến đến thăm châu Âu cuối tháng 11/2018 ông nói để giải quyết tận gốc các vụ việc tham nhũng ghê gớm những năm qua, Việt Nam cần cải cách thể chế chính trị.
Đầu tiên, ông nói về cuộc đời và sự nghiệp làm chuyên gia kinh tế đã đưa ông đi khắp thế giới sau năm 1975, trước khi về lại Việt Nam.
Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi nhận được học bổng Colombo và đi du học Cử nhân Kinh tế ở trường Đại học Laval ở Quebec, Canada. Sau đó, tôi nhận được một học bổng khác đi học Cao học và Tiến sĩ Kinh tế tại trường Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp Tiến sĩ, tôi gia nhập vào chương trình những nhà kinh tế trẻ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và công tác ở đây suốt 27 năm.
Trong thời gian đi học, tôi có về Việt Nam hai lần vào những năm 1971 và 1973. Vào năm 1973, với tấm bằng cao học, tôi nhận được nhiều lời mời làm việc tại Việt Nam từ các nhà lãnh đạo kinh tế trong nước. Tuy nhiên, thời điểm đó nhận thấy mình chưa đủ kinh nghiệm nên tôi quyết định đi học thêm hai năm nữa để lấy bằng tiến sĩ.
Ông Châu Kim Ngân, Cựu Tổng trưởng Tài chính VNCH hồi đó nói với tôi rằng, nếu hai năm nữa tôi mới về thì chưa chắc tôi còn có thể làm việc đóng góp cho đất nước vì chưa biết hoàn cảnh của Miền Nam Việt Nam lúc ấy như thế nào. Đúng như lời tiên tri của ông Nhân, sau tháng 4/1975 tôi không còn cơ hội làm việc ở Việt Nam nữa.
BBC:Ông có thể chia sẻ về khoảng thời gian ông sống và làm việc ở nước ngoài sau năm 1975?
Thời gian đầu làm việc cho IMF, tôi chủ yếu công tác ở các nước Châu Phi. Đây là cách giúp tôi giải toả tâm tình được đóng góp cho quê hương và các nước chậm phát triển thời điểm đó. Sau đó, tôi được cử làm Đại diện IMF ở Togo, một nước nhỏ ở Tây Phi trong vòng ba năm.
Phạm Đỗ Chí
Image captionÔng Phạm Đỗ Chí bên tượng Nguyễn Trãi ở Quebec
Thời gian làm việc ở Togo, tôi có cơ hội gặp gỡ và làm cố vấn kinh tế riêng cho Tổng thống Gnassingbé Eyadéma. Vì ông Eyadéma từng có thời gian đi lính cho Pháp ở Việt Nam và biết rõ đất nước này nên chúng tôi trở nên rất thân thiết.
Trước khi tôi quay trở về Washington, ông Eyadéma đã đặc cách trao tấm huy chương danh dự của Togo cho tôi với tư cách là Đại diện IMF. Quyết định này đặc biệt ở hoàn cảnh lúc đó các nước Phi châu đang quyết liệt chống lại chính sách "thắt lưng buộc bụng" của IMF đề nghị áp dụng để cải tổ sâu rộng các chính sách kinh tế.
Năm 1991, tôi chuyển sang công tác ở Lào với hy vọng đây là thời gian tiền đề giúp tôi có cơ hội về Việt Nam làm việc. Lào là nước đầu tiên trong khối XHCN mời Đại diện IMF sang làm việc.
Kaysone PhomvihaneBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Image captionHình ông Kaysone Phomvihane trên biểu ngữ ở Lào năm 2011
Tại đây, tôi cũng có cơ hội làm cố vấn riêng cho Cựu Tổng bí thư Kaysone Phomvihane. Ông Phomvihane có bố là người Việt, mẹ là người Lào nên ông nói tiếng Việt rất giỏi.
Với tư cách là chuyên viên IMF giúp cải tổ kinh tế Lào, tôi đã cố vấn cho Lào tăng thuế xăng dầu để tăng ngân sách. Lời đề nghị này ban đầu gặp phải sự phản đối gay gắt của Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào thời đó nhưng lại nhận được sự đồng thuận của ông Phomvihane. Đây là khoảng thời gian tôi làm việc hiệu quả nhất, hơn cả lúc ở Togo.
Thời gian này, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có chuyến thăm Lào và tôi đã có cơ hội gặp ông tại Đại sứ quán Việt Nam tại Lào. Sau đó, ông Võ Văn Kiệt có mời tôi về nước mấy lần để tham khảo ý kiến cho các chính sách Đổi Mới của Việt Nam thời bấy giờ.
Đây là nguồn cảm hứng cho tôi viết cuốn sách "Đánh thức Con Rồng ngủ quên" xuất bản tại Việt Nam năm 2001.
BBCKỷ niệm lớn nhất của ông trong thời gian làm việc ở Lào là gì?
Đó là kỷ niệm với Cố Tổng bí thư Kaysone Phomvihane khi ông sắp lâm chung vì bệnh ung thư. Ông Phomvihane đã mời tôi vào thăm bên giường bệnh và nói rằng ông muốn tôi ở lại nhập quốc tịch Lào để giúp đất nước Lào.
Tôi đã xúc động chợt bật khóc khi nghe lời đề nghị này. Đây là trao đổi khó tin bất ngờ giữa lãnh tụ một đảng Cộng sản và Đại diện của một định chế tài chính tư bản lớn như IMF, một kỷ niệm đầy tính nhân văn mà tôi chưa bao giờ chia sẻ trong một cuốn sách hay một bài báo nào cả.
BBC: Thời gian ông làm việc tại Việt Nam như thế nào?
Trong thời gian đi du học hay làm việc ở các nước khác, tôi luôn mong mỏi được trở về làm việc tại Việt Nam. Tôi gọi đó là hội chứng "Việt Nam trong tôi".
Sau khi nghỉ hưu sớm khỏi IMF năm 2001, tôi quay lại Việt Nam. Ban đầu, tôi làm việc với tư cách Phó Giám đốc điều hành và Chuyên gia Kinh tế trưởng cho Quỹ đầu tư VinaCapital. Sau đó, tôi làm cố vấn kinh tế về chương trình Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là thời gian hoạt động tích cực nhất của tôi tại Việt Nam.
Tuy nhiên, những đóng góp cải cách của tôi dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đa số bị bỏ ngoài tai. Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành kinh tế và là thành viên Ban tham vấn riêng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tôi coi đây là thất bại lớn đối với cá nhân mình.
Phạm Đỗ Chí
Image captionÔng Phạm Đỗ Chí (giữa) thời gian làm cho IMF ở Togo
Theo tôi, các chính sách kinh tế dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn đi ngược lại với chính sách đổi mới và chỉ phục vụ một nhóm tham vọng riêng. Những chính sách này đã gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế đến tận bây giờ. Thời kỳ đổi mới hiệu quả nhất của Việt Nam theo tôi là dưới thời Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Cố Thủ tướng Phan Văn Khải.
Những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và giải quyết được một số vấn đề như nợ xấu ngân hàng hay nợ công quốc gia. Tuy nhiên, tham nhũng vẫn là vấn nạn lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Nếu không có các thể chế chính trị cụ thể đối với nạn tham nhũng, thì rất khó cho Chính phủ Việt Nam cải cách kinh tế.
Trung Quốc cũng đang đi vào bế tắc do vấn nạn tham nhũng. Trung Quốc sẽ không thể cải cách kinh tế thành công nếu không cải cách dân chủ.
Phạm Đỗ ChíBản quyền hình ảnhPHAM DO CHI
Image captionTác giả thời làm việc tại Lào
BBC:Theo ông, các tập đoàn nào có liên quan đếnsự suy yếu của nền kinh tế Việt Nam?
Hai năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã cố đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chỉ giải quyết được phần nào một số vấn đề rất lớn như nợ xấu ngân hàng hay nợ công quốc gia.
Phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước vốn được gọi là "những quả đấm thép", điển hình như Vinashin, Vinalines, PVC và Mobifone. Đây là những vụ việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam trong cả thập niên qua.
Để giải quyết tận gốc các vụ việc này Việt Nam cần cải cách thể chế chính trị. Quyết định này thuộc về các nhà lãnh đạo hiện tại của Việt Nam. Đây là lúc Việt Nam cần hồi tâm nghĩ lại và nhìn sang các nước bạn như Myanmar để thực hiện cải cách.
Tôi đã từng có bài phát biểu tại Việt Nam với tiêu đề "Xin hãy tỉnh ngủ". Nay xin nói lại, nếu chúng ta không tỉnh ngủ thì sẽ không thể giải quyết được các vấn đề về thể chế chính trị lẫn cải cách kinh tế.
Bài phỏng vấn với ông Phạm Đỗ Chí nằm trong loạt bài Người Việt toàn cầu. BBC luôn đón nhận các câu chuyện khác nhau về người Việt và những hoạt động, ý tưởng, tâm tư của họ trên thế giới. Quý vị hãy liên lạc với Ban Biên tập ở địa chỉvietnamese@bbc.co.uk.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xã hội quái thai: Xài quan tài tiền tỷ


Mong lũ trộm cướp đào quan tài vứt xác chúng nó ra cho ánh mặt trời thiêu đốt chúng nó đi. Toàn tiền tham nhũng chia chác với đám quan tham thì mới dám tiêu như phá như thế.
Thú chơi quan tài bạc tỷ của đại gia Việt: Chết cũng phải... sang chảnh
Dân trí - Để có một cỗ quan tài có thiết kế lạ, không đụng hàng cho người thân, các đại gia sẵn sàng chi ra vài tỷ đồng để chạm trổ, dát vàng... Ông Ba X – chủ một trại hòm tại Sài Gòn, cho biết một quan tài trung bình mà các đại gia đặt ở chỗ ông thường không dưới 3 tỷ đồng. Nhiều đại gia không chỉ sành điệu lúc sống mà còn muốn thể hiện "đẳng cấp" của mình khi qua đời. Chắc hẳn, trong làng đại gia ai cũng từng biết đến câu chuyện quan tài của ông P., một người chuyên kinh doanh vàng bạc đá quý ở Chợ Lớn (TP.HCM). Đại gia này chi 500 triệu tiền cọc cho một cơ sở để làm một cỗ quan tài theo yêu cầu. Ngoài tiền công, nếu làm đẹp, người thợ sẽ được nhận thêm 1,5 tỷ đồng tiền thưởng.
Ông P. vốn là người làm kinh doanh nên rất mê tín. Khi ông đi xem bói thì được thầy phán, nếu chết xuống cõi âm mà muốn gia đình tiếp tục ăn nên làm ra thì phải chạm trên quan tài một đôi cá chép, thỏi vàng và 2 chữ Tài - Lộc. Khi cỗ quan tài của ông P. làm xong, rất nhiều người kéo đến xem, vì trong đời họ chưa bao giờ thấy một cỗ quan tài nào chạm trổ kỳ công, lại dát vàng, đá quý như thế.

Ông Ba X – chủ một trại hòm tại Sài Gòn, cho biết một quan tài trung bình mà các đại gia đặt ở chỗ ông thường không dưới 3 tỷ đồng. Giá thành phụ thuộc vào họa tiết nhiều hay ít, nếu yêu cầu chạm khắc công phu thì loại gỗ làm quan tài đó phải thuộc loại tốt và dày trên 10cm.

Theo chủ một trại hòm ở quận Phú Nhuận (TP.HCM) thì những cái hòm có một không hai chủ yếu làm từ gỗ pơ mu, giáng hương, gụ, xà cừ. Giá mỗi chiếc hòm dao động từ 170 đến 250 triệu đồng tùy từng loại gỗ và hình chạm khắc trên đó.

Một chiếc hòm cầu kỳ thường có 2 nắp, phía dưới nắp gỗ là một nắp thủy tinh trong suốt cho mọi người khi viếng có thể nhìn mặt người thân mình. Nếu muốn tạo ấn tượng với người đi viếng nên mua hoa hồng đen rải xung quanh người mất, rất đẹp và sang trọng. Bà sẽ cung cấp loại hoa hồng đen nhập từ nước ngoài về nên “cứ yên tâm về chất lượng”.

Kiểu dáng ưa chuộng của các đại gia là rồng, cọp, đại bàng, đính vàng 24k, 18k hoặc đá quý. Giá cả cũng theo đó mà thay đổi, thấp nhất là 1,5 tỷ đồng, cao thì lên đến cả chục tỷ đồng. Giá cả cũng theo đó mà thay đổi, thấp nhất là 1,5 tỷ đồng, cao thì lên đến cả chục tỷ đồng. Tất cả nguyên vật liệu đều phải đặt hàng từ nước ngoài. Một quan tài như vậy sẽ có giá 6 tỷ trở lên.


Đây là những hình mà các đại gia ưa chuộng, 
chạm trổ trên thân quan tài của mình.

Tuy nhiên, đắt nhất có lẽ là quan tài từ gỗ sưa. Gỗ sưa có độ bền cực kỳ cao, ngâm trong bùn, trong nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát lại không bay mùi hương, đặt ngoài nắng cũng không hề co nứt. Bởi thế từ xưa, gỗ sưa đã được ưa chuộng. Người ta còn quan niệm rằng, gia đình dù giàu có đến mấy, cuộc sống có vương giả đến mấy mà trong nhà không có vật dụng làm bằng gỗ sưa thì cũng chưa đạt đến đẳng cấp thượng lưu.

Các đại gia người Việt hiện nay thích chơi gỗ sưa làm vật dụng trong nhà cũng không thiếu. Người ta kháo nhau một đại gia Hà Nội thuê thợ chế tác một quan tài gỗ sưa. Qua mô tả hình hài, kích thước, nhiều người nhẩm tính giá chiếc quan tài khoảng 60 tỷ đồng.


Có đại gia chi hàng chục tỷ mua gỗ sưa đóng quan tài.

Một loại quan tài khác được các đại gia rất "sính" đó là quan tài từ gỗ huỳnh đàn. Ông S., một trùm buôn đồ cổ có tiếng ở TP.HCM cho hay: "Không như các loại áo quan khác, gỗ huỳnh đàn để hàng trăm năm dưới lòng đất chẳng bị hư hại gì.

Và có một điều lạ là xác người khi được an táng trong quan tài bằng gỗ huỳnh đàn sẽ không bị tan rã mà khô quắt lại. Càng lạ hơn là khi hút tử khí người chết, gỗ huỳnh đàn phát mùi thơm dễ chịu, gỗ có màu đỏ như máu bầm. Đây là lý do giúp người ta không bị nhầm lẫn gỗ từ quan tài huỳnh đàn với các loại danh mộc khác”.

Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người lắm tiền tin rằng những phiến gỗ từ quan tài huỳnh đàn rất linh, đặc biệt là với dân khoái cầu cơ, có thời điểm họ không tiếc tiền, sẵn sàng trả đến mấy cây vàng cho phiến gỗ huỳnh đàn mang hơi hướm người chết vì tin rằng gỗ hòm như thế khi tạc hình con cơ dùng để cầu cơ rất thần hiệu.

Theo Lily
Gia đình và Xã hội


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thời chống Mỹ, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam bao nhiêu xe tăng?


Đại Dương (theo Tou Tiao) 30/05/2019 (Dân Việt) Trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, một trong những nguồn vũ khí lớn nhất mà quân đội Việt Nam nhận được là nguồn viện trợ từ Liên Xô, đặc biệt là các loại pháo và xe tăng... Nói tới bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam, đây là một lực lượng ra đời trong khoảng trống chiến tranh và trưởng thành trong chiến đấu. Do nguyên nhân lịch sử, trang bị kỹ thuật chủ yếu của lực lượng này đến từ 3 nguồn. Một là xe chiến lợi phẩm của Mỹ, hai là viện trợ của Liên Xô và ba là viện trợ của Trung Quốc.

Trong đó, loại có số lượng lớn nhất, chất lượng tốt nhất là viện trợ của Liên Xô. Còn hàng chiến lợi phẩm thì trong nhiều tình huống là con số trên giấy, số có thể thực sự sử dụng ít hơn con số trên giấy rất nhiều. Hơn nữa cho dù có tính cả những chiếc đã rách nát vào thì tổng cộng cũng chỉ có 550 xe tăng và 1400 xe bọc thép. Về số viện trợ của Trung Quốc, mặc dù năm đó nước này đã dốc toàn lực nhưng do tiềm lực và trình độ kỹ thuật hạn chế cho nên tổng số xe tăng xe bọc thép viện trợ cũng như chất lượng của các xe đó vẫn ít hơn và thấp hơn nhiều các loại Liên Xô viện trợ.

Theo các tài liệu công khai, loại trang bị đầu tiên Liên Xô viện trợ Việt Nam là pháo tự hành Su-76 và xe tăng hạng trung T-34-85. Trong đó xe tăng T-34 đến nay vẫn phục vụ trong quân đội Việt Nam. Trong giai đoạn 1959-1960, tổng cộng Liên Xô đưa sang Việt Nam 50 pháo tự hành Su-76 và 300 xe tăng T-34-85. Số xe tăng này được dùng để xây dựng trung đoàn xe tăng đầu tiên mang phiên hiệu 202.


Xe tăng PT-76.

Sau đó một thời gian, Liên Xô bắt đầu cung cấp cho Việt Nam xe tăng lội nước PT-76. Tuy nhiên loại xe tăng này được giao vào thời gian chiến tranh bắt đầu ác liệt lên nên thời gian bị kéo dài. Từ 1961 đến 1973, có 500 xe tăng PT-76 đã qua sử dụng được Liên Xô chuyển đến chiến trường Việt Nam. Các xe tăng PT-76 đã tham gia vào trận chiến nổi tiếng ở Làng Vây năm 1968.

Về xe thiết giáp phối hợp tác chiến với xe tăng, loại mà Việt Nam nhận được sớm nhất là xe thiết giáp BTR-152 gồm 100 chiếc được giao năm 1961 và 100 pháo tự hành Su-100 giao năm 1962. Từ 1963 đến 1966, có thêm 50 xe trinh sát BRDM và 100 xe bọc thép BTR-40 được giao. Đến năm 1968, khi chiến tranh ngày càng lan rộng, Việt Nam tiếp nhận lô viện trợ xe bọc thép lớn nhất lên tới 400 xe BTR-50.


Pháo tự hành Su-100.

So với các xe BTR-152 và BTR-40 xe BTR-50 có khả năng nổi tốt hơn. Tính năng này đối với địa hình nhiều sông ngòi kênh rạch như ở Việt Nam có tác dụng rất quan trọng. Sau đó đến 50 xe trinh sát BRDM-2. Tuy ý định là dùng để thay thế cho xe BRDM-1 nhưng cả hai loại xe này được sử dụng chung khá lâu.

Đến năm 1970, xe tăng T-54 mới được viện trợ để bổ sung cho các xe tăng T-34-85 bị tổn thất trong chiến đấu với số lượng 500 chiếc. Ngoài ra cũng trong năm 1970 còn có 50 pháo tự hành ISU-122 và 25 pháo tự hành ASU-57. Đến 1973, có lẽ xem xét việc sắp đánh cho Nam Việt một đòn chí mạng, Liên Xô bắt đầu cung cấp các xe tăng T-55 mới hơn. Đến năm 1975, tổng cộng có 600 chiếc T-55 được bàn giao.


Cao xạ tự hành ZSU-57-2.

Tuy nhiên, lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam còn được viện trợ một loại vũ khí rất ít người biết, đó là pháo cao xạ tự hành. Từ 1971 đến 1976, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam 150 khẩu pháo cao xạ tự hành gồm ZSU-57-2 và ZSU-23-2. Mặc dù vậy, số lần xuất hiện trên chiến trường của hai loại vũ khí này lại rất ít nên tác dụng cũng có hạn.

http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/thoi-chong-my-lien-xo-vien-tro-cho-viet-nam-bao-nhieu-xe-tang-984152.html



Phần nhận xét hiển thị trên trang

8 cái kết bi thảm của những kẻ phản quốc trong lịch sử Việt Nam



30/05/2019 - Trong trang sử hào hùng của dân tộc ta, bên cạnh những tấm gương xả thân hy sinh vì đại nghĩa giữ nước, làm rạng rỡ hào khí dân tộc, chúng ta vẫn không quên vết ô nhơ của những kẻ mãi quốc cầu vinh, vì mưu lợi riêng, tham công danh phú quý hay đơn thuần chỉ là nghe lời dụ dỗ của giặc, nhắm mắt trước thị phi, mà chấp nhận làm kẻ phản quốc, đi ngược lại quyền lợi quốc gia. Song, quả thật, những kẻ ấy cũng bị trời cao trừng phạt thích đáng và phải trả giá cho tội lỗi của mình và ngàn đời vẫn bị thế gian lên án.

Thục Phán đoạn tình riêng, giết con đền nợ nước.
1. Giặc ở sau lưng
Một truyện cổ khá kinh điển trong sử Việt là sự kiện Triệu Đà chiếm Âu Lạc. Nguyên nhân của việc này là do Mỵ Châu vì chút tình riêng, mê muội đã quá tin lời tình nhân nội gián của nàng mà quên đi sự an nguy của quốc gia như việc nàng cho Trọng Thủy xem “bảo vật trấn quốc” là nỏ thần.



Và khi theo cha bỏ chạy khỏi quân thù, nàng cũng vì luyến tiếc chút tình riêng nhỏ nhoi ấy mà rải lông ngỗng để Trọng Thủy tìm đường theo nàng. Khốn thay, giặc cũng theo sau. Và cái chết của nàng dưới lưỡi gươm cha tuy thật đau lòng nhưng việc nàng làm khiến dân ta rơi vào vòng Bắc thuộc tăm tối thì khó tha thứ, như thần Kim Quy đã chỉ tội “Giặc ở sau lưng vua đấy”

Thế mới hay, không gì nguy hại bằng giặc trong nhà, giặc sau lưng. Một công chúa liễu yếu đào tơ như Mỵ Châu trong phút sai lầm đã làm chao đảo Loa Thành. Cái dũng khí đoạn tình riêng của Thục Phán, giết con đền nợ nước cũng đã muộn màng. Quả thật, thiên binh vạn mã Nguyên Mông từ ngoài ta còn đánh bại, vậy mà họa mất nước từ trong e thật khó biết bao.

2. Phản thần Đỗ Thích

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt và được xem là hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Nhà vua rất sủng ái một hoạn quan tên là Đỗ Thích, giữ chức Chi Hậu Nội Nhân. Nhờ có công cõng vua Đinh trốn chạy khi bị Nam Tấn Vương truy đuổi, hắn được lòng vua và theo về triều, ngày càng củng cố địa vị.

Vua Đinh Tiên Hoàng phế trưởng lập thứ, chọn con út là Hạng Lang làm Thái Tử để kế vị. Việc này làm con trưởng là Đinh Liễn oán giận. Đầu năm 979, Đinh Liễn sai người giết Hạng Lang để tranh quyền đoạt vị. Tuy nhiên, vua Đinh không trừng phạt tội ác của Đinh Liễn mà vẫn chấp nhận Đinh Liễn lên làm Thái Tử, từ đó gây rối ren trong triều chính.

Lại nói về Đỗ Thích, một hôm, y nằm mơ thấy ngôi sao băng rơi vào miệng, có kẻ giải mộng đó là điềm báo hắn sẽ trở thành vua. Quá đỗi vui mừng và tin vào giấc mộng huyễn hoặc ấy, Đỗ Thích mưu toan giết vua và Thái Tử để đoạt ngôi. Sau một buổi yến tiệc trong cung đình, Đỗ Thích đã thực hiện âm mưu của mình bằng cách bỏ thuốc độc vào món canh tẩm bổ, giã rượu cho Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn. Nhà vua và thái tử ngấm phải chất kịch độc đã băng hà ngay sau đó.

Nhưng giấc mộng bá vương của tên hoạn quan thích mộng tưởng những chuyện hoang đường họ Đỗ chưa kịp nhen nhúm cơ may trở thành hiện thực thì hắn đã bị Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc tóm gọn. Và hắn phải nhận lấy sự trừng phạt một cách tàn khốc, Nguyễn Bặc sai quân chém đầu rồi sai đập tan xương và cắt thịt ném cho thú dữ.

3. Trần Di Ái – Âm mưu bất thành đành chịu nhục

Trong cuộc kháng chiến 3 lần đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông, những danh tướng đời Trần đã tạo nên một cơn địa chấn mà sử sách gọi là “Hào Khí Đông A”. Tuy nhiên, vẫn có những quý tộc nhà Trần bắt tay với giặc, phản quốc. Trần Di Ái là một trong số đó.

Năm 1281, hoàng đế nhà Nguyên đòi vua Trần Nhân Tông phải sang chầu, vua Trần lấy cớ khước từ không sang, hoàng đế Nguyên gửi thư nói: “Nếu vua nước Nam không sang chầu được thì phải đưa vàng ngọc sang thay, và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương bói toán, thợ khéo mỗi hạng 2 người “. Thượng hoàng Trần Thánh Tông liền đưa chú của mình là Trần Di Ái cùng Lê Tuân và Lê Mục sang thay.

Nhà Nguyên không bằng lòng, muốn lập ngay bộ máy cai trị Đại Việt, bèn xuống chỉ lập tòa Tuyên phủ ti, đặt quan liêu thuộc để sang giám trị các châu huyện. Thế nhưng khi quan nhà Nguyên đến nơi, nhà Trần không chấp nhận và đuổi về. Vua nhà Nguyên tức tối, bèn phong Trần Di Ái làm An Nam quốc vương, phong cho Lê Mục làm Hàn lâm học sĩ, Lê Tuân làm Thượng thư rồi đưa về nước cùng lá thư cho vua Trần: “Ngươi cáo bệnh không vào chầu, nay cho người được nghỉ để thuốc thang điều dưỡng. Ta lập chú ngươi là Di Ái thay ngươi làm quốc vương An Nam cai quản dân chúng”

Trần Di Ái cũng mừng thầm, hy vọng dựa vào sức mạnh của quân Nguyên thì mình sẽ được làm vua, còn nếu không được thì sẽ viện lý do bị ép. Hoàng đế Nguyên là Hốt Tất Liệt sai Bột Nham Thiết Mộc Nhi cùng Sài Thung đưa 1.000 quân cùng Trần Di Ái về nước. Khi Trần Di Ái đến ải Nam Quan, Vua Trần Nhân Tông sai tướng đón đánh đội quân này, quân Nguyên bị đánh tan, Sài Thung bị trúng tên mù một mắt. Trần Di Ái bị bắt sống đưa về triều, được tha tội chết nhưng phải làm lính hầu ở phủ Thiên Trường, suốt đời không dám ngẩng mặt lên nhìn ai.

4. Trần Kiện – Cam tâm làm tay sai

Là cháu nội của vua Trần Thái Tông. Năm 1285, nhà Nguyên đem quân xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Phía Bắc Thoát Hoan cùng A Lý Hải Nha thống lĩnh 50 vạn đại quân tiến sang. Lúc này cánh quân 20 vạn của Toa Đô bị sa lầy ở Chiêm Thành được lệnh từ phía Nam tiến đánh vùng Thanh Hóa – Nghệ An. Tháng Giêng năm 1285, Trấn thủ Thanh Hóa là Trần Kiện (con Trần Quốc Khang, cháu nội vua Trần Thái Tông) đem toàn gia quyến đầu hàng.

Trần Kiện cũng chỉ điểm cho quân Nguyên khiến quân Đại Việt nhiều trận bị thiệt hại. Trần Kiện đầu hàng khiến phía Nam bị bỏ ngỏ, Trần Quang Khải được lệnh thống lĩnh quân đến phía Nam chặn Toa Đô.

Tháng 4 năm 1285, Thoát Hoan sai quân hộ tống Trần Kiện cùng các tôn thất nhà Trần đã đầu hàng về Bắc diện kiến hoàng đế Nguyên là Hốt Tất Liệt. Thế nhưng đến ải Chi Lăng, toán quân này bị quân Đại Việt phục kích vây đánh. Trần Kiện phá vòng vây chạy lên phía trước lại bị toán dân quân đón đánh. Gia tướng của Hưng Đạo Vương là Nguyễn Địa Lô dùng tên bắn chết Trần Kiện trên lưng ngựa. Liêu thuộc của Trần Kiện là Lê Tắc cướp được xác chủ, cột lên ngựa, nhân đêm tối lẻn chạy về Khâu Ôn và chôn Trần Kiện ở đấy. Một cái kết thích đáng cho kẻ tay sai, đê hèn.

5. Trần Văn Lộng – Nối giáo cho giặc

Là cháu của Thái sư Trần Thủ Độ, được cử làm tướng trấn giữ vùng Tam Đái. Năm 1284 quân Nguyên tiến đánh, Văn Lộng đem cả gia quyến ra đầu hàng rồi mang quân tấn công lại quân Đại Việt. Thế nhưng kết quả Đại Việt đại thắng, Trần Văn Lộng phải chạy trối chết sang Trung Quốc, sau này được làm quan rồi chết nơi đất khách quê người.

6. Hoàng tử Trần Ích Tắc – Lòng dạ hẹp hòi

Là hoàng tử thứ năm, con vua Trần Thái Tông, em vua Trần Thánh Tông, vốn là người giỏi văn hay chữ chứ không giỏi võ. Khi Giang Sơn bị nhà Nguyên dòm ngó, các võ tướng được coi trọng, vì thế mà Trần Ích Tắc không được xem trọng. Ông bất phục các hoàng tử khác, đặc biệt là Trần Hoảng (sau này được lên ngôi vua, hiệu là Trần Thánh Tông).

Thấy mình tài giỏi mà không được xem trọng, văn tài giỏi nhất nhưng lại không được lên ngôi vua, Trần Ích Tắc rất bất bình. Khi quân Nguyên chuẩn bị tiến đánh Đại Việt lần thứ hai, Trần Ích Tắc thấy đây là cơ hội tốt nhất để có thể lên ngôi vua, nên thông qua các lái buôn ở Vân Đồn đưa thư đầu hàng giặc.

Khi quân Nguyên tiến sang, Trần Ích Tắc được cử đưa quân trấn giữ miền Đà Giang. Khi quân Nguyên đến, Ích Tắc đưa toàn bộ gia quyến đến đầu hàng và được phong là An Nam Quốc Vương. Thế nhưng Đại Việt đã giành chiến thắng khiến âm mưu lên ngôi vua của Ích Tắc sụp đổ, Trần Ích Tắc sang sống và mất ở Trung Quốc.

Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi chép rằng: “Đến nay, người Nguyên vào cướp, Ích Tắc xin hàng chúng để mong làm vua. Người Nguyên phong là An Nam Quốc Vương. Sau khi người Nguyên thất bại, Ích Tắc lòng hổ thẹn, chết ở đất Bắc“. Tại Đại Việt, nhà Trần loại Trần Ích Tắc ra khỏi tông thất, đặt tên là Ả Trần, vĩnh viễn không còn liên hệ huyết thống với con cháu của Trần Ích Tắc sau này.

Trong cuộc chiến chống quân Nguyên, trước thế giặc hùng mạnh, rất nhiều người dao động sợ hãi mà bí mật âm thầm viết thư xin hàng quân Nguyên. Về số phận của những người này, Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi chép như sau: “Năm 1289, tháng 5, sau khi đánh thắng quân Nguyên lần thứ ba, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng (Trần Thánh Tông) sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc. Chỉ có kẻ nào đầu hàng trước đây, thì dẫu bản thân ở triều đình giặc, cũng kết án vắng mặt, xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản, sung công, tước bỏ quốc tính”.

7. Trần Thiêm Bình – Kẻ mạo xưng

Về tên thật của Trần Thiêm Bình, sử sách đề cập khác nhau. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Thiêm Bình có tên là Nguyễn Khang, Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì ghi Thiêm Bình vốn có tên là Trần Khang, vốn là gia nô của Trần Tông, một thổ hào ở vùng biên cương giữa Đại Việt và Chiêm Thành.

Cuối thế kỷ 14, cuộc chiến Việt-Chiêm bùng nổ ác liệt. Sau khi chiến tranh tạm lắng, nhà Trần hạ lệnh bắt trị tội nhiều thổ hào ở Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và các tướng từng theo Chiêm Thành, trong số đó có Trần Tông. Sau khi Trần Tông bị bắt, Nguyễn Khang (hay Trần Khang) đổi tên là Trần Thiêm Bình và bỏ trốn sang Ai Lao, rồi đi theo đường Vân Nam chạy sang Trung Quốc.

Đến năm 1400, nhân sự kiện Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần-Đại Việt, lập ra nhà Hồ-Đại Ngu, Trần Thiêm Bình mạo xưng là con vua Trần Nghệ Tông, chạy sang Yên Kinh cầu viện nhà Minh xin giúp binh đánh Đại Ngu báo thù. Thiêm Bình khẩn khoản nói với Minh Thành Tổ ra quân, chỉ cần vài ngàn người có thể thắng lợi, vì đi tới đâu sẽ có người hưởng ứng.

Năm 1404, nhà Minh sai Lý Ỷ sang hỏi nhà Hồ về việc Trần Thiêm Bình. Lý Ỷ đến công quán sai người do thám tình hình Đại Ngu. Sau khi Lý Ỷ về, hoàng đế Hồ Hán Thương sai Nguyễn Cảnh Chân dâng biểu tạ tội và xin rước Trần Thiêm Bình về nước và tôn làm chúa .Tháng 4 năm 1406, lấy cớ đưa Trần Thiêm Bình về nước, Minh Thành Tổ sai Hàn Quan và Hoàng Trung mang 5.000 quân hộ tống để lập Trần Thiêm Bình làm vua.

Ngày 8 tháng 4, Hoàng Trung đánh vào cửa Lãnh Kinh. Hai cánh quân thuỷ bộ nhà Hồ đụng độ với quân Minh. Quân Đại Ngu khinh địch nên bị bại trận đầu tiên, 4 đại tướng tử trận, tể thần Hồ Nguyên Trừng suýt bị bắt sống .Nhưng đúng lúc đó, tướng Hồ Vấn mang quân từ Vũ Cao (Bắc Giang) đánh úp quân Minh. Hoàng Trung không chống nổi, đến đêm bèn rút quân về. Song các tướng Đại Ngu là Hồ Xạ và Trần Đĩnh mang quân đóng chặn ở ải Chi Lăng.

Quân Minh bị mất đường về, buộc phải chấp nhận giao nộp Trần Thiêm Bình và sai Cao Cảnh đưa hàng thư, đề nghị mở đường cho về nước: "Quan tổng binh Hoàng sai tiểu nhân tới đây trình bày ngài biết việc này: Trước vì Thiêm Bình chạy sang triều đình tâu rằng hắn chính là con của quốc vương An Nam, vì thế mới sai đại binh sang chiêu dụ. Không ngờ trăm họ xứ này đều không phục, rõ ràng là hắn nói bậy. Nay lui quan quân về tâu với triều đình thì bị quan ải dọc đường ngăn giữ, nghẽn lối không qua được. Nay đem Thiêm Bình tới nộp, xin thả cho đi thì may lắm". Hồ Xạ nhận hàng thư bằng lòng nhận Thiêm Bình và mở vòng vây cho quân Minh rút lui.

Trần Thiêm Bình bị quân Đại Ngu bắt mang về. Khi bị tra hỏi gốc tích quê quán thuộc tổng nào, Trần Thiêm Bình im lặng không chịu nói. Kết quả Thiêm Bình bị nhà Hồ xử tội lăng trì. Những thuộc hạ đi cùng Thiêm Bình được xá tội và đưa vào Nghệ An cho làm ruộng. Việc Trần Thiêm Bình bị giết khiến nhà Minh tức giận và dùng làm cớ tiến đánh nhà Hồ.

8. Lê Chiêu Thống – Cõng rắn cắn gà nhà

Lê Chiêu Thống (1765 – 1793), tên thật là Lê Duy Khiêm, khi lên ngôi lại đổi tên là Lê Duy Kỳ, là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Lê trung hưng. Với khẩu hiệu phù Lê diệt Trịnh, sau khi lật đổ họ Trịnh, anh em Tây Sơn giao lại Bắc Hà cho vua Lê (1786), rồi rút quân về Nam. Vua Lê lúc ban đầu là Lê Hiển Tông, sau khi qua đời, Lê Duy Khiêm (Lê Duy Kỳ) được kế vị, hiệu là Chiêu Thống, năm ấy 21 tuổi. Nhưng Chiêu Thống không đủ uy tín và tài năng để cai quản đất nước. Bắc Hà rơi vào loạn lạc, Lê Chiêu Thống phải hết dựa vào thế lực này đến thế lực khác, từ Đinh Tích Nhưỡng đến Nguyễn Hữu Chỉnh. Khi Chỉnh bị Võ Văn Nhậm diệt, Lê Chiêu Thống bỏ chạy sang Quảng Tây, Trung Quốc, cầu cứu nhà Thanh.

Nhân cơ hội ấy, quân Thanh do Tổng Lưỡng Quảng là Tôn Sỹ Nghị cầm đầu kéo sang. Ngay khi vào Thăng Long, chúng đã chẳng coi Lê Chiêu Thống ra gì. Vua ta phải hằng ngày vào chực ở bản doanh của Tôn Sỹ Nghị để nghe lời sai bảo. Tuy vua Lê đã được phong Vương, nhưng giấy tờ đưa đi các nơi, đều dùng niên hiệu Càn Long. “Ngày ngày sau buổi chầu, vua lại tới chờ ở doanh của Nghị để nghe truyền việc quân, việc nước. Vua cưỡi ngựa đi trước, Lê Quýnh cưỡi ngựa đi sau, quân lính hộ vệ chỉ vài chục người.

Người trong kinh có kẻ không biết là vua. Hoặc có người biết, thì họ nói riêng với nhau rằng: “Nước Nam ta từ khi có đế, có vương tới nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế. Tiếng là làm vua, nhưng niên hiệu thì viết là Càn Long, việc gì cũng do viên tổng đốc, có khác gì phụ thuộc vào Trung Quốc?”. Lại có hôm, vua tới yết kiến, Nghị không buồn tiếp, chỉ cho người đứng ở dưới linh các truyền bảo: “Hôm nay không có việc quân, việc nước gì. Hãy về cung yên nghỉ!” (Hoàng Lê Nhất Thống Chí). Đối với quân lính và bọn người Hoa ở Việt Nam, thì y lại dung túng cho chúng mặc sức làm điều phi pháp.

Vua Lê tuy biết sự tệ hại ấy, nhưng đã trót mời quân Thanh sang, chỉ sợ vì việc đó mà làm mếch lòng chúng, nên không dám nói gì. “Hoàng đế Quang Trung với chiến lược thần tốc, táo bạo đã đánh bại 29 vạn quân Thanh. Lê Chiêu Thống cùng gia quyến và các bề tôi trung thành lại chạy theo sang Trung Quốc, hy vọng cầu viện nhà Thanh một lần nữa. Nhưng lúc này, tình hình đã khác. Quân Thanh, mà thực chất là quân 4 tỉnh gần Việt Nam (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu), sau những trận Ngọc Hồi, Khương Thượng, Đống Đa… đã trở nên khiếp sợ vua Quang Trung và quân Tây Sơn.

Theo Hoàng Lê nhất thống chí, khi quân ta đuổi chúng đến Lạng Sơn, đã nói phao lên rằng: “Sẽ giết hết rợ Hung Nô”. Do đó, ở đất Trung Quốc, “dân chúng lại càng nhốn nháo. Từ cửa ải Nam Quan trở về bắc, trai gái già trẻ, bồng bế dắt díu nhau chạy trốn, suốt vài trăm dặm, lặng ngắt không còn bóng người” (Hoàng Lê Nhất Thống Chí).

Tôn Sỹ Nghị bị cách chức, vua Càn Long cử Phúc Khang An là một người thuộc đội “cờ viền vàng”, được vua rất tin dùng, làm tổng đốc Lưỡng Quảng, thay mặt triều đình lo việc kinh lý với An Nam. Ở triều đình thì việc này giao cho Hòa Khôn (tức Hòa Thân, viên quan nổi tiếng tham nhưng lại được vua Càn Long tin dùng) trực tiếp phụ trách. Cả hai tên này đều không thích gì việc đánh Việt Nam.

Mặt khác, sau đại thắng, Quang Trung tìm cách hòa hiếu. Ông sai Ngô Thì Nhậm thảo thư gửi Phúc Khang An, nói rõ ta không có ý đánh nhau mà thực ra lỗi thuộc về Tôn Sỹ Nghị. An bày cho ta đưa vàng bạc đút lót cho Hoà Khôn. Khôn liền tâu với vua Thanh xin bãi việc binh, phong vương cho Quang Trung.

Khôn nói: “Từ xưa đến nay, chưa có đời nào làm nên công trạng ở cõi Nam. Nhà Tống rồi nhà Nguyên, nhà Minh, rốt cuộc đều bị thua trận, gương ấy hãy còn rành rành” (Hoàng Lê Nhất Thống Chí). Ngô Thì Nhậm cho Nguyễn Quang Thực, cháu gọi Nguyễn Huệ bằng cậu, giả làm Quang Trung, sang yết kiến vua Thanh, dâng thêm hai thớt voi đực. Dọc đường, người Thanh phải phục dịch chuyển vận rất khó nhọc.

Trong ngoài ai cũng biết là giả dối, mà không ai dám nói. Đến Yên Kinh, “vua” Quang Trung (giả) được đón tiếp rất chu đáo (Càn Long không biết hay biết nhưng cố tình lờ đi?), được phong vương. Và như vậy số phận Lê Chiêu Thống đã sắp được định đoạt mà y không biết.

Trong khi ấy, Phúc Khang An giả vờ bảo Lê Chiêu Thống: “Ngày xuất quân không còn xa, vương nên tự mình đem tả hữu liêu thuộc làm quân dẫn đường đi trước. Nhưng bây giờ nên gọt đầu gióc tóc, thay đổi quần áo giống như người Trung Quốc, để khi về Nam quân giặc không thể phân biệt được, thì công lớn mới có thể thành. Sau khi khôi phục nước nhà, bấy giờ sẽ lại theo như tục cũ. “Việc binh không ngại dùng cách xảo trá” Vương nên nghĩ tới chỗ đó. ”Lê Chiêu Thống tưởng thật, vâng lệnh ngay, lại còn nói: “Chúng tôi không giữ được nước nhà, may nhờ thiên triều cứu viện, dù cả nước phải ăn mặc như người Trung Quốc, cũng xin vâng lệnh. Việc ấy còn có tiếc gì?” (Hoàng Lê Nhất Thống Chí).

Thế là Khang An bèn làm một tờ biểu kín tâu với vua Thanh, nói rằng vua An Nam không còn có ý xin cứu viện nữa, vua tôi đều đã gióc tóc đổi đồ mặc, xin ở lại yên ổn trong đất Trung Quốc. Vậy xin bãi bỏ các đạo quân định đưa sang đánh dẹp phương Nam. Hoà Khôn nhân dịp tâu xin phong vương cho vua Quang Trung. Vua Thanh chuẩn y.

Mùa hè năm Nhâm Tý (1792), con đầu của vua Lê lên đậu rồi mất. Vua Lê lo buồn sinh bệnh, thoi thóp nằm liệt không dậy được. Năm sau, bệnh nhà vua càng nguy kịch, rồi mất (Càn Long thứ 58, 1792), thọ 28 tuổi. Ngày 11/10, niên hiệu Gia Khánh nhà Thanh (1799), Thái hậu (mẹ Lê Chiêu Thống) cũng mất ở “Tây An Nam doanh”. Vua Thanh cho chôn cạnh lăng Lê Chiêu Thống. Năm Giáp Tý (1804), lúc này triều Tây Sơn đã mất, Nguyễn Ánh lên ngôi vua. Nhà Thanh cho Lê Quýnh cùng các quan tòng vong được đưa di hài Chiêu Thống về táng ở quê nhà và cho tất cả các người bề tôi trốn theo đều được về nước. Các bề tôi mở quan tài vua Lê Chiêu Thống (đã quàn 12 năm) thì thấy da thịt đã nát hết, chỉ có trái tim không nát, mà sắc máu hầu như vẫn còn đỏ tươi! (chi tiết này ghi trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí, không rõ thực hư thế nào).

Thế mới hay, xưa nay, kẻ chỉ coi trọng quyền lợi của mình mà cam tâm ngoảnh mặt với dân tộc, cam tâm làm tay sai cho giặc hay đem giặc vào nhà, phản vua hại nước, tham quyền cố vị đều có kệt cục thật bi thảm. Đó cũng được xem là bài học răn dạy cho con dân nước Việt muôn đời.

Ngàn năm vẫn còn ca tụng câu nói khí tiết của Trần Bình Trọng:

"Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi”.
Theo Hồ Hoàng Anh (Ohay)
http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/8-cai-ket-bi-tham-cua-nhung-ke-phan-quoc-trong-lich-su-viet-nam-984151.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang