Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Tàu Trung Quốc bị nghi ngờ tấn công bằng tia laser phi công Úc


Hải quân Hoàng Gia Úc canh gác trên chiến hạm HMAS Canberra (L02) đậu tại cảng Colombo, Sri Lanka, ngày 23/03/2019.


Các phi công của Hải quân Úc đã bị tấn công bằng tia laser khi đang bay trên Biển Đông. Quân đội Úc hôm nay 29/05/2019 thông báo như trên và nghi ngờ các tàu Trung Quốc là thủ phạm. 

Lực lượng phòng vệ Úc (ADF) tuyên bố đã « quan sát thấy một số tàu gia tăng sử dụng các thiết bị laser di động ». Các phi công trực thăng thuộc chiến hạm HMAS Canberra đã là mục tiêu của các tia laser khi tham gia cuộc tập trận Indo-Pacific Endeavour 2019, một hoạt động của Hải quân Hoàng gia Úc trong khu vực, tuy nhiên không có ai bị thương.

Theo giáo sư Euan Graham, một trong số những khách mời hiện diện trên chiến hạm HMAS Canberra trong hành trình từ Việt Nam đến Singapore, thì các tia laser này được bắn đi từ các tàu cá, trong khi một tàu chiến Trung Quốc đi theo chiến hạm Úc trong suốt cuộc hải hành. 

Giáo sư Graham viết trên trang web của một think tank độc lập ở Canberra, đặt câu hỏi liệu đây có phải là hành động cố ý quấy nhiễu của dân quân biển Trung Quốc. Ông cho biết thêm, dù các cuộc đối thoại giữa hai bên mang vẻ lịch sự, nhưng phía Trung Quốc đòi hỏi chiến hạm Úc phải báo cáo cho họ. Tuy nhiên, Hải quân Úc « không có ý định nhượng bộ khi thực hiện quyền tự do hàng hải ». 

Hãng tin AP dẫn lời giáo sư Graham nhận định, việc các tàu Trung Quốc thường xuyên đeo bám tàu nước ngoài cho thấy lực lượng này đã được mở rộng. Đồng thời chứng tỏ khả năng giám sát của Bắc Kinh được nâng cao nhờ các thiết bị hiện đại đặt trên các thực thể như Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) trên quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở quân sự và một phi đạo. 

AFP nhắc lại, cách đây hai năm, Bắc Kinh cũng đã chối cãi việc chiếu laser làm hai phi công Mỹ bị thương nhẹ ở mắt khi bay gần căn cứ Mỹ ở Djibouti, nơi Trung Quốc cũng có một hải cảng. Bắc Kinh được cho là điều khiển lực lượng dân quân biển, trong đó có những tàu cá làm nhiệm vụ thám sát khu vực. Các hoạt động này giúp Trung Quốc thách thức các đối thủ, đồng thời hạn chế nguy cơ xung đột quân sự, chối bỏ những vụ khiêu khích.

Trong một diễn biến khác, hàng không mẫu hạm Charles De Gaulle của Pháp thăm Singapore từ ngày 29/5 đến 2/6, chở theo 30 phi cơ tiêm kích Rafale, với ba chiến hạm hộ tống.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từng có một nơi hoàn cảnh không thể làm hỏng con người




Mặc dù chê trách tôi về mặt lập luận, nhưng sau bài tôi viết lần trước ngày 23/5/2019, không ít bạn đã đồng tình với tôi về việc con người Việt Nam hôm nay đang bị làm hỏng một cách toàn diện. 

Chúng ta chẳng bao giờ nên bi quan một cách tuyệt đối, song sự làm lại con người hiện nay thì quả thật là khó. Lý do là vì như chúng ta đều biết, mặc dù chưa từng được tổng kết, nhưng hoàn cảnh lúc ấy nhất là cuộc chiến tranh 1945 – 1975 thật quá đặc biệt nó khốc liệt vượt qua sức tưởng tượng và khả năng chịu đựng của con người.

Chỉ cần nói thêm là tôi đã nói điều này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quan sát những con người miền Bắc, từng được sống được giáo dục như tôi và trải qua chiến tranh theo kiểu chúng tôi. Trong khi đó thì nếu nhìn cả thực tế nước Việt Nam sẽ thấy còn có những con người được giáo dục theo kiểu khác, có những niềm tin khác, bị những quy luật khác chi phối, và nay nhiều người vẫn đứng vững trước mọi biến động để làm ăn sinh sống rất tử tế. 

Xét trên đại thể, trong tình thế ngổn ngang của cả nước hôm nay, những người còn được cái căn bản của con người ấy mới chính là cái tương lai, là niềm hy vọng của cả xã hội.

Có một sự việc xảy ra mấy ngày hôm nay, nó làm tôi thấy thêm cụ thể về cái kết luận trên.

Ngày 22/5 và mấy ngày sau trên mạng, dày đặc những bài viết về cái chết của nhà thơ Tô Thùy Yên (1938 – 2019). Con người đã từng tham gia nhóm Sáng tạo bên cạnh Thanh Tâm Tuyền Mai Thảo, con người từng có mặt trong các trại tù cải tạo tổng cộng 13 năm và đã từ biệt cõi đời trên đất Mỹ xa xôi. Con người đó có dịp hiện ra trước cả những người còn biết rất ít về ông như bản thân tôi, một chân dung với niềm tin sâu sắc, bộc lộ ở những nét tình cảm như ủ kín mà vẫn tuôn trào, trong những dòng thơ miên man, đôi khi khúc mắc nhưng thật ra là từng dòng đều chắt lọc, nói lên cái khắc khoải cuối cùng của cuộc đời ông, đó là bài thơ “Ta về” mà rất nhiều người thú nhận rằng đã đọc lên là không thể bỏ xuống được.

Trước tiên cái đáng ghi nhận nhất của bài thơ “Ta về” là nó cho ta thấy cái cao thượng của những con người bị rơi vào hoàn cảnh bên thua cuộc, và sau đó là tù đày cực khổ mà vẫn giữ được lòng mình trầm tĩnh, nhìn ngẫm về cuộc đời, trong đó có đủ cả sự trân trọng những gì tưởng như đơn sơ nhưng gần gũi nhất của ngày hôm qua, lẫn sự tha thiết sống tiếp cuộc sống hôm nay và muốn lây truyền đạt những điều tốt đẹp ấy cho các thế hệ sau. Ở đây con người trong cảnh khốn cùng tuyệt đối không thấy bộc lộ ra một chút nào gọi là oán thù căm giận trách móc. Thay vào đó là sự tin yêu trầm lắng mà lại dai dẳng đầy sức ám ảnh.

Cái sức mạnh tinh thần của con người ở đây tưởng như muốn ghìm xuống ẩn giấu mà vẫn ngời ngời, khiến cho cái hoàn cảnh tưởng rất bi đát lại vẫn hiện lên với đủ vẻ tươi tắn và đầy hy vọng.

Con người tưởng như đã đi hết mọi nỗi cực khổ và đau đớn của đời sống, hóa ra vẫn còn lại với tâm thế bình tĩnh, nghĩ lại về cuộc đời đã qua, và muốn truyền lại những thể nghiệm sống của mình cho những người khác.

Trong những năm chiến tranh, nhiều người ở miền Bắc chúng tôi thường tự nhủ rằng mình đã đi đến tận cùng của sự đau khổ, và tự hào là những hoàn cảnh khó khăn không làm gì được mình trước sau mình vẫn nguyên vẹn. Hóa ra chúng tôi nhầm. Một cái gì đó rất tốt đẹp đã chết đi trong chúng tôi, bởi sang thời hậu chiến nhiều người tự cho là mình có quyền làm tất cả những điều không được phép làm, và coi đó là sự đền đáp, đúng hơn là sự vớt vát lại chút hạnh phúc trần thế mà chúng tôi đã bị tước mất. Cái sự bị làm hỏng mà tôi nói trong bài trước gần như được mọi người miền Bắc coi là tự nhiên.

Đọc bài thơ của Tô Thùy Yên, tôi nhớ lại nhiều cuộc gặp gỡ tiếp xúc với con người ở miền Nam sau ngày 30/4/1975. Tôi nhớ lại những trang văn bài thơ mà tôi đã đọc, những công trình nghiên cứu khoa học xã hội được làm trước 1975. Và tôi nhận ra rằng cũng trong sự bao vây của chiến tranh, nhưng con người nơi đó không bị hoàn cảnh làm cho tê cứng về mặt tâm hồn, liều lĩnh về cách sống, bất cẩn về mọi hậu quả gây ra cho mọi người. 

Tôi hiểu rằng ở xã hội đó, văn hóa vẫn còn, vẫn chi phối người ta trong mọi mặt đời sống. Cái sức mạnh tinh thần của Tô Thùy Yên hôm nay cũng như của bao nhiêu người khác là kết quả của một nền giáo dục nhân bản và giữ vững chuẩn mực. 

Người ta không những biết sống để thích nghi với hoàn cảnh, mà còn biết giữ được cả những gì tốt đẹp nhất được bồi đắp từ nhiều thế hệ và chuẩn bị cho người ta ra tiếp xúc với thế giới.

Qua nhiều tài liệu về các trại tù cải tạo được thiết lập sau 75, tôi biết có một nguyên tắc chi phối các trại tù này, là làm cho những người bị giam trong đó mất hết cảm giác và suy nghĩ của một con người bình thường, không còn đớn đau mà cũng không còn hy vọng. Tóm lại là chỉ biết sống qua ngày như một thứ súc vật bị làm nhục. 

Trường hợp con người trong Tô Thùy Yên sau khi ra tù bộc lộ qua bài thơ"Ta về" chứng tỏ mọi ý đồ loại đó đã phá sản. Đây không phải trường hợp cá biệt ở một hai người, mà phổ biến ở rất nhiều người. Sau khi bị tù đầy trở về họ vẫn giữ được lòng khao khát yêu đời, và có đủ khả năng gia nhập vào cuộc sống hiện đại khi ra sống ở hải ngoại. 

Chính họ là niềm hy vọng của dân tộc chúng ta. Mà điều đó không phải là ngẫu nhiên, vì nó đã được chuẩn bị từ trong cuộc sống hai mươi năm 1955-1975.

VƯƠNG TRÍ NHÀN 26.05.2019

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Cấm” Huawei, TT Trump đã đưa Mỹ ra khỏi mũi súng của Trung Quốc ngoạn mục như thế nào?


"Cấm" Huawei, TT Trump đã đưa Mỹ ra khỏi mũi súng của Trung Quốc ngoạn mục như thế nào?
Ảnh minh họa (Nguồn Forbes).
Ngày 15/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm điện thoại Huawei, người Mỹ thực sự đã có một cơ hội để thoát khỏi mũi súng của Trung Quốc
Từ câu chuyện Huawei bị Mỹ trừng phạt năm 2019
Đã từ lâu Hoa Kỳ cáo buộc các Tập đoàn kinh tế viễn thông Trung Quốc là những "vòi bạch tuộc" của Quân giải phóng Trung Quốc (PLA) luồn sâu vào phương Tây nói chung và nước Mỹ nói riêng.
Trong một bài báo đăng hôm 20/4, tờ The Times dẫn nguồn CIA đã không ngần ngại khẳng định Huawei nhận được tài trợ từ PLA và Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.
Mặc dù cả CIA lẫn các quan chức Trung Quốc không có phản ứng về bài báo, tuy nhiên Huawei đã nói rằng đây là những cáo buộc vô căn cứ và nặc danh.
Cấm Huawei, TT Trump đã đưa Mỹ ra khỏi mũi súng của Trung Quốc ngoạn mục như thế nào? - Ảnh 1.
Thị phần điện thoại ở của thị trường Mỹ từ 4/2018 tới 4/2019 cho thấy điện thoại Trung Quốc vẫn chưa thống trị được nước này.
Cáo buộc được đưa ra tại thời điểm căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và giữa những lo ngại ở Hoa Kỳ rằng thiết bị của Huawei có thể được sử dụng để làm gián điệp.
Ngày 15/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông mà Bộ Thương mại coi là rủi ro với an ninh quốc gia, trong đó có Huawei.
Ngày 20/5, Google đã đình chỉ giấy phép chia sẻ với Huawei. Việc này đồng nghĩa với những điện thoại sử dụng hệ điều hành Android của hãng điện thoại Trung Quốc không thể cập nhật hệ điều hành.
Như vậy là người Mỹ đang lo lắng sự an toàn trên mạng Internet và mạng lưới viễn thông của họ bị đe dọa bởi tình báo và quân đội Trung Quốc.
Cùng với việc bị ngưng chia sẻ bản cập nhật Google, Huawei và một số công ty khác bị cáo buộc sẽ không thể tiếp cận được hệ thống bảo mật của Android trong tương lai.
Câu hỏi đặt ra ở đây là ngoài việc gián điệp, người Trung Quốc có thể làm gì với những thông tin thu thập được từ các thiết bị di động?
Tới người đàn ông bị mắc kẹt tại Tân Cương năm 2018
Ngày 11/10/2018, tờ South China Morning Post đưa một tin ngắn về một "sự cố" được giải quyết chỉ bằng những chiếc điện thoại "Made in China".
Một đàn ông 30 tuổi giấu tên và bạn của anh ta đã tự lái xe vượt qua sa mạc Taklimakan ở khu tự trị Tân Cương và quyết định dừng lại để ngắm cảnh.
Người đàn ông nói trên đi bộ và ngắm cảnh trong khu vực hoang dã, người bạn của anh ta ở lại trên xe và sau khoảng một giờ, người trong xe trở nên lo lắng cho sự an toàn của bạn mình và báo cho cảnh sát.
Cảnh sát từ triển khai các nhóm tìm kiếm nhưng sau khi không tìm ra tung tích người đàn ông họ đã điều tới một máy bay không người lái (UAV).
Cấm Huawei, TT Trump đã đưa Mỹ ra khỏi mũi súng của Trung Quốc ngoạn mục như thế nào? - Ảnh 3.
Một UAV vũ trang của Trung Quốc.
Người bị lạc không có thực phẩm, không có nước, và điện thoại di động không bắt được tín hiệu trên sa mạc, theo một quan chức cảnh sát. Sự việc kết thúc chỉ sau 1 giờ, khi người đàn ông được cho là đã "nhìn thấy máy bay không người lái" và được cảnh sát Trung Quốc giải cứu.
Vấn đề của câu chuyện nói trên là khả năng một người bị lạc được tìm thấy bằng máy bay không người lái là rất thấp, rõ ràng cảnh sát Trung Quốc đã có một công nghệ định vị nhất định trên những chiếc điện thoại mà ngay cả khi nó không kết nối.
Cái chết của Dudaev năm 1996 và câu hỏi về khả năng tấn công của Trung Quốc
Dzhokhar Musayevich Dudayev là Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Chechnya Ichkeria ly khai khỏi Nga năm 1991.
Dudayev là người đã lãnh đạo binh lính Chechnya chống lại Nga trong Chiến tranh Chechnya lần 1 (1994 - 1996). Năm 1995, khi Grozny thất thủ, Dudayev rời dinh Tổng thống, đưa lực lượng của mình di chuyển về vùng núi non hiểm trở miền phía nam tiếp tục chiến đấu.
Ngày 21/4/1996, khi sử dụng điện thoại vệ tinh INMARSAT, vị trí của ông này đã bị phát hiện bởi một máy bay trinh sát Nga và Dudayev đã bị giết bởi tên lửa có laser dẫn đường.
Cấm Huawei, TT Trump đã đưa Mỹ ra khỏi mũi súng của Trung Quốc ngoạn mục như thế nào? - Ảnh 5.
Hình ảnh được cho là khi tên lửa tiếp cận ông Dudayev năm 1996.
Phong trào ly khai Chechnya kể từ sau khi Dudayev thiệt mạng đã thay đổi theo hướng cực đoan hóa do thiếu người lãnh đạo và dẫn đến thất bại hoàn toàn sau Chiến tranh Chechnya lần 2 (1999-2009).
Cho tới hiện tại, người ta đã xác định loại tên lửa gây ra cái chết của Dudayev nhiều khả năng là tên lửa đạn đạo chiến thuật OTR-21 "Tochka” (Định danh NATO là SS-21 Scarab) đã có nâng cấp.
Vậy Trung Quốc liệu có thể dựa vào định vị của thiết bị di động và tấn công bằng tên lửa tương tự? Hiện tại Nga không xuất khẩu OTR-21 "Tochka” cho Trung Quốc và việc Trung Quốc tiếp cận hệ thống này từ Nga là điều không thể.
Cấm Huawei, TT Trump đã đưa Mỹ ra khỏi mũi súng của Trung Quốc ngoạn mục như thế nào? - Ảnh 6.
Một hệ thống OTR-21 "Tochka” của Ukraina.
Năm 2016, Trung Quốc tuyên bố họ đã tự sản xuất được phiên bản "nội địa hóa" của hệ thống OTR-21 "Tochka” đó là tên lửa Dongfeng 12 (DF-12). DF-12 dường như có những đặc điểm tương tự, và thậm chí trông bề ngoài rất giống với hệ thống tên lửa 9K720 Iskander của Nga.
Các tên lửa nói trên được sản xuất bằng công nghệ được Trung Quốc tiếp nhận từ Ukraine.
Hệ thống của Trung Quốc được cho là có phạm vi hiệu quả chính thức từ 100 đến 280 km, với phạm vi thực tế có thể lên tới 400 km.
Không giống như Iskander, các tên lửa này được dẫn đường bằng vệ tinh và quán tính với bệ phóng có hai ống phóng kép trên khung gầm xe tải 8x8.
Công nghệ dẫn đường bằng vệ tinh của Trung Quốc khác hẳn với các tên lửa của Nga (GLONASS) và Mỹ (GPS), nó sử dụng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu (BDS).
Cấm Huawei, TT Trump đã đưa Mỹ ra khỏi mũi súng của Trung Quốc ngoạn mục như thế nào? - Ảnh 8.
Trung Quốc đã phát triển và vận hành hệ thống định vị BDS kể từ năm 1994 (Ảnh BBC).
Các thương hiệu điện thoại Trung Quốc như Huawei, Xiaomi và OnePlus hiện đã tương thích với BDS, trong khi đó Apple đã không thêm hệ thống này vào dòng sản phẩm iPhone.
Dự kiến Trung Quốc sẽ phóng tới 35 vệ tinh trên quỹ đạo để phục vụ cho BDS vào năm 2020.
Việc "cấm" hàng loạt điện thoại Trung Quốc thâm nhập Mỹ được cho là một giải pháp tình thế nhưng rất ngoạn mục khi BDS được cài đặt trên điện thoại di động giá rẻ đang biến người Mỹ trở thành những mục tiêu di động nằm trước mũi súng của Trung Quốc.
theo Trí Thức Trẻ


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc, xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ


Trong 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc với kim ngạch đạt 29,6 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22,6 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ.
xuat nhap khau
(Ảnh: Pixabay.com)
Báo cáo của Tổng cục thống kê về tình hình kinh tế – xã hội 5 tháng đầu năm 2019 cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 202,02 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 100,74 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu đạt 101,28 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa tháng Năm ước tính nhập siêu tới 1,3 tỷ USD, tính chung 5 tháng nhập siêu 548 triệu USD.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 29,6 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, điện tử, máy tính và linh kiện tăng 82,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 27,8%; vải tăng 12,7%.
Các thị trường nhập khẩu lớn sau Trung Quốc là Hàn Quốc (đạt 19,2 tỷ USD, tăng 1,1%), ASEAN (đạt 13,9 tỷ USD, tăng 9,3%), Nhật Bản (đạt 7,4 tỷ USD, tăng 0,5%), Mỹ(đạt 5,8 tỷ USD, tăng 23,6%) và EU (đạt 5,7 tỷ USD, tăng 8,2%).
Đáng lưu ý, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các thị trường ASEAN, Nhật và EU tăng mạnh, lần lượt ở mức 601,4%; 380,1% và 396,3%.
Về thị trường xuất khẩu hàng hoá 5 tháng đầu năm 2019, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22,6 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, điện thoại và linh kiện tăng 109,2%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 58,4%; hàng dệt may tăng 9,8%.
Sau Mỹ là các thị trường EU, Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Trong tỷ trọng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu cả nước, khu vực kinh tế trong nước đạt 30,33 tỷ USD, chiếm 30,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 70,41 tỷ USD, chiếm 69,9%.
Trong các mặt hàng xuất khẩu, điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 19,9 tỷ USD, chiếm 19,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu; tiếp sau đó là điện tử, máy tính và linh kiện đạt 12,3 tỷ USD; hàng dệt may đạt 12,1 tỷ USD; giày dép đạt 7,1 tỷ USD.
Xem báo cáo Tình hình kinh tế – xã hội 5 tháng đầu năm 2019 của Tổng cục thống kê tại đây.
Tuấn Minh / Trithucvn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin đặc biệt: CHIẾN TRANH CÔNG NGHỆ CAO CHÍNH THỨC BẮT ĐẦU



Trần Đình Thu

Tin đặc biệt: 
CÔNG BỐ DANH SÁCH 143 CÔNG TY TRUNG QUỐC BỊ TRỪNG PHẠT - CHIẾN TRANH CÔNG NGHỆ CAO CHÍNH THỨC BẮT ĐẦU VÀ SẼ VÔ CÙNG KHỐC LIỆT

Mức độ khốc liệt sẽ cao hơn nhiều so với chiến tranh thương mại và hậu quả với Trung quốc sẽ vô cùng nặng nề trong khi Trung quốc không có bất kỳ vũ khí nào để trả đũa như chiến tranh thương mại.

Danh sách 143 công ty đơn vị này bao gồm cả Huawei, chủ yếu thuộc các lĩnh vực điện tử viễn thông, hàng không, chất bán dẫn và vật liệu công nghệ cao. 


Những công ty đơn vị này bị cáo buộc hoạt động trái phép, gây nguy hại an ninh quốc gia Mỹ. Phương thức chế tài cũng tương tự như Huawei là bị cấm mua các phần mềm và linh kiện của các công ty Mỹ nếu không được chính phủ Mỹ cho phép.

Những cái tên quan trọng có thể kể như Viện thiết bị điều khiển tự động Bắc Kinh, Viện nghiên cứu công nghệ sản xuất hàng không Bắc Kinh, Trung tâm nghiên cứu và phát triển khí động học Trung Quốc, Tenco Technology, Avin Electronics Technology, Multi-Mart Electronics Technology, Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh, Đại học Sun Yat-sen, Đại học Công nghệ Quốc phòng, Đại học Bách khoa Tây Bắc, Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử...

Theo Bloomberg, danh sách đen có thể sẽ tăng khi Mỹ mở rộng khu vực giám sát sang những công ty công nghệ cao ở một số đại lục.

Hiện Nhà Trắng đang cân nhắc bổ sung thêm các nhà cung cấp hệ thống giám sát lớn ở Trung Quốc vào danh sách đen như Dahua Technology, Hikvision Digital Technology, Megvii, Meiya Pico và iFlytek.


BẮT ĐẦU “XỬ” TIẾP MẢNG MÁY TÍNH CỦA HUAWEI

Sau một loạt đòn tấn công có thể làm phá sản mảng kinh doanh smart phone của Huawei, các công ty Mỹ bắt đầu tấn công vào mảng máy tính của đơn vị này mà mở đầu là Microsoft.

Theo đó tất cả các máy tính của Huawei từ nay sẽ không được sử dụng hệ điều hành Windows.

Song song đó các dịch vụ khác đang hợp tác giữa Huawei và Microsoft đều bị đình chỉ.

Đặc biệt các nhân viên của Microsoft đang làm việc tại chi nhánh ở Thâm Quyến Trung quốc đều đã rút về nước cho thấy tình hình sẽ rất căng thẳng.

Với một công ty đang kinh doanh máy tính mà bị Microsoft ngừng hợp tác thì cũng gần giống như tuyên án tử.

Cần biết laptop, máy tính bảng là những sản phẩm chủ lực của Huawei không thua kém gì smart phone.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài viết nầy dường như đánh lạc hướng dư luận nhằm ủng hộ cho đặc khu Phú Quốc


Ung Nguyen Nguyen

( Vậy ở Tân Cương, Tây Tạng..TQ muốn gì? Có nhẽ tác giả nhầm lẫn hoặc muốn người đọc hiểu theo ý đồ không khó để nhận ra. Lưu lại để rộng đường dư luận )

Phan Lữ Châu HoàngTheo dõi
Trung Quốc muốn gì ở Việt Nam?
Trung Quốc có thèm muốn đất của chúng ta không? Đương nhiên là không, nó muốn gì ở cái nơi mà dịch vụ xã hội còn thua xa chúng nó, GDP thì còn chưa bằng một tỉnh lẻ của tụi nó nữa, tự nhiên nó muốn kéo về 90 triệu thành viên phản động làm cái gì? Nó muốn chiếm đất để định cư ư, càng không. Chúng nó đang mua háng tá bất động sản ở Mỹ, ở Canada, ở Úc, ở châu âu, chúng nó mua hết cả vườn nho miền nam nước Pháp. Chẳng tội gì chúng nó lại phải tốn xương máu và trăm phương nghìn kế để hoàn thành cái mục đích đó ở cái mảnh đất này trong khi còn bao nhiêu lựa chọn khác chỉ cần giải quyết bằng tiền. Vậy chúng muốn gì?
Thứ chúng ham muốn nhất là BIỂN và DẦU KHÍ.
Uớc tính có khoảng xấp xỉ 11 tỉ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên đã được xác định và có tiềm năng trong khu vực trải dài từ Singapore và eo biển Malacca đến eo biển Đài Loan. Hầu hết các mỏ hydrocarbon đều nằm ngoài khu vực tranh chấp.Một phân tích vào năm 2010 của Cơ quan Khảo sát Địa chấn Mỹ đưa ra ước tính có khoảng 0,8-5,4 tỷ thùng dầu và khoảng 7,6-55,1 nghìn tỉ feet khối khí tự nhiên nằm trong lượng tài nguyên chưa được phát hiện.
Khu vực Quần đảo Hoàng Sa tranh chấp không cho thấy dấu hiệu nào của các mỏ dầu khí lớn truyền thống , và bằng chứng địa chất cho thấy khu vực này cũng không có tiềm năng đáng kể. Tuy vậy, khu vực này lại có thể có một nguồn tài nguyên băng cháy lớn.
Trung Quốc đang phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu năng lượng lên đến 56% và họ sẽ tìm mọi cách giảm bớt sự phụ thuộc này để bảo đảm tăng trưởng và an toàn năng lượng
Và đối thủ chính trong việc cạnh tranh khai khác dầu ở Biển Đông không ai khác ngoài Việt Nam. Và ngày mai sẽ là ngày khoan mũi khoan thăm dò đầu tiên của liên doanh hợp tác Nga Việt tại biển Đông. Lễ hội té nước năm nay sắp bắt đầu rồi, nó đáng quan tâm hơn cái việc khỉ ho cò gáy biểu tình nhiều.
Và tại sao thứ 2 lại là biển? Trung Quốc đang theo đuổi một siêu dự án là kênh đào Kra xuyên Thái Lan, thứ sẽ rút con đường liên vận hàng hóa quốc tế biển đi cả 1000km, tiết kiệm từ 3 đến 5 ngày đường và hàng tỷ tỷ dola mỗi năm. Nếu hệ thống kênh đào này hoàn thiện Trung Quốc sẽ nắm giữ cái BOT trên biển lớn nhất khu vực. Và bạn biết con đường đó sẽ phải đi qua đâu không? Chính là Phú Quốc của Việt Nam chứ còn lệch đi đâu nữa. Nói không ngoa Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi thứ 2 từ siêu dự án này khi án ngữ giữ huyết mạch giao thông quan trọng. Hãy nhìn vào cái tầm của các cụ khi không phải tự nhiên Phú Quốc xuất hiện trong bản dự thảo Đơn vị kinh tế đặc biệt hiện nay, Phú Quốc sẽ thành điểm nóng thu hút dòng vốn đầu tư cực cao từ khắp thế giới như Mỹ, Nga, EU, Sing, càng nhiều quốc gia cộng hưởng kinh tế thì việc Trung Quốc muốn gây hấn với VN càng khó vì sẽ bị vướng vào sợi dây ảnh hưởng lợi ích kinh tế của các nước lớn.Và việc đó sẽ kéo theo hệ lụy tiêu tan tham vọng của TQ với tài nguyên.
Vậy Trung Quốc muốn thế nào? Chiến tranh ư? Dĩ nhiên là không,cái Trung Quốc cần là 1 Việt Nam bất ổn và nội chiến để có những quân cờ quan trọng trong việc vận hành mọi thứ theo ý muốn. Và dĩ nhiên qua hàng ngàn năm đánh nhau bầm dập thì không ai hiểu Trung Quốc hơn Việt Nam và ngược lại, người Tàu quá hiểu tâm lý dân Việt. Chỉ cần kiếm cớ thổi bùng cái ngọn lửa chống Tàu cực đoạn lên, nhẹ thì quá trình đầu tư của các nước vào VN sẽ bị chậm vì nhà đầu tư nước ngoài sẽ ngần ngại khi bỏ hàng tỷ đô vào khu vực không ổn đinh trật tự xã hội. Nặng hơn như vụ Bình Dương chúng sẽ kích động quá khích đập phá các khu công nghiệp, công ty doanh nghiệp quốc tế, kể cả công ty Trung Quốc rồi sau đó chính phủ phải đền bù và nhượng bộ yêu sách của bọn đầu tư nếu không bọn nó sẽ dọa kiện ra tòa án quốc tế để đòi bồi thường. Các nhà đầu tư nước khác cũng e sợ không dám vào đầu tư nữa. Hàng chục ngàn lao động sẽ thất nghiệp kéo nền kinh tế đi xuống trầm trọng. Khi nền kinh tế bị đe dọa thì chúng sẽ buộc ta phải vào bàn đàm phán về việc nhương bộ khai khác tài nguyên ở Biển Đông. Nên nhớ hiện nay Việt Nam và Nga đang tích cực thăm dò dầu mỏ ở phía nam Biển Đông dù liên tục bị tàu chiến Trung Quốc quấy phá. Nếu nội bộ trong nước không ổn định thì ngoài biển cũng khó mà trụ được.Nhà nước này mà muốn bán mình cho Tàu thì nó bán lâu rồi đéo đến lượt các anh chị võ mồm trên mạng đâu.
Nhiều người cứ nghĩ đánh nhau với Trung Quốc là đao to búa lớn, là bắn nhau ầm ầm, xe tăng máy bay các kiểu nhưng họ nhầm. Đánh nhau bây giờ chủ yếu bằng kinh tế và nhằm vào đời sống xã hội, dùng vũ lực chỉ là phương án hạ sách cuối cùng.
Thật buồn cười ở chỗ Trung Quốc lợi dụng chính lòng yêu nước của chúng ta để đánh lại ta mà chưa cần tốn bất kỳ viên đạn nào. Không phải bàn cãi rằng bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều ghét Trung Quốc, cũng như người Trung Quốc căm thù người Nhật.
Nhưng người Trung Quốc biết biến cái thù đó thành hành động, họ tìm hiểu rất kỹ về người Nhật, họ làm mọi cách để vượt lên trên người Nhật vì họ biết chỉ có thể rửa nỗi nhục xưa khi vượt qua được Nhật.
Nhìn lại chúng ta, chúng ta hiểu gì về người Trung Quốc và làm gì để đánh bại họ. Dăm ba câu chửi cửa miệng với gõ mấy cái status, share mấy bài chửi trên mạng, xuống đường hô hào vài ba câu liệu họ có sợ không?
Xin thưa là không, càng như vậy Trung Quốc càng thích vì họ dễ lợi dụng điều đó để làm suy yếu Việt Nam. TQ hiểu rất rõ chúng ta trong khi nhiều người chúng ta chẳng biết gì về họ, bởi động đến từ Trung Quốc thôi là đã giãy nảy lên rồi, đó là điều rất đáng ngại.
Hãy yêu nước bằng một trái tim nóng và một cái đầu lạnh. Đừng biến bản thân thành con tốt thí trọc thẳng vào Tổ Quốc trên bàn cờ chính trị.
Bình luận
  • Chau Lee Bài viết nầy dường như đánh lạc hướng dư luận nhằm ủng hộ cho đặc khu Phú Quốc.Kênh đào Kra TQ hưởng lợi nhờ thu tiền (BOT) có liên quan gì đến Phú Quốc mà VN hưởng lợi ? Chẳng qua tàu đi ngang qua vùng biển Phú Quốc trên cơ sở tự do hàng hải tiến vào kênh đào Kra, nó có vào Phú Quốc làm gì mà VN có lợi ?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THANH GỖ “PHÁP QUYỀN”



Luân Lê


Đây là hình ảnh một tên côn đồ bịt mặt và đánh dân ngay chốt CSGT làm việc. Kẻ này thản nhiên truy đuổi và đánh đập người dân hết sức dã man nhưng không ai ngăn cản và cũng coi như hắn là người có quyền thực thi luật pháp vậy.

Những đám côn đồ kiểu này hay xuất hiện tại những chốt CSGT làm việc và thường xảy ra việc tấn công người dân khi người dân không đồng tình với các cảnh sát thực thi chức trách của mình.

Có đất nước nào mà lắm kẻ đeo khẩu trang và bịt mặt và hành động côn đồ rất ngang nhiên trước các điểm nóng về đấu tranh với các bất công của người dân như vậy hay không? Chính quyền ở đâu và tại sao lại để những tình trạng vô pháp đến mức vô chính phủ tái diễn ngày càng trầm trọng hơn? Tình hình an ninh trật tự phải chăng đang bị đe doạ nghiêm trọng hơn mỗi ngày?

Tại sao tại các điểm gần chốt CSGT hay các địa điểm xảy ra các xung đột căng thẳng giữa dân và doanh nghiệp hoặc chính quyền cơ sở lại có rất nhiều những đối tượng đeo khẩu trang tiếp cận và hành hung dân một cách trắng trợn và như kẻ có quyền hành vậy?

Không trừng trị nghiêm và ngăn chặn tình trạng này thì nhân dân nào được yên ổn và làm sao mà tình hình trật tự an ninh có thể đảm bảo? Và làm sao nhân dân có thể tin tưởng rằng, những điều này là ngẫu nhiên nếu nó không bị nghiêm trị và chấm dứt?


Phần nhận xét hiển thị trên trang