Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

Cụm nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á khánh thành tại Ninh Thuận



Tổ hợp ba nhà máy BIM Energy lắp đặt hơn một triệu tấm pin, công suất đến 330MW và sẽ hòa lưới điện quốc gia trong tháng 4.
Ngày 27/4 tại Ninh Thuận, Tập đoàn BIM Group chính thức khánh thành cụm ba nhà máy điện mặt trời và hòa lưới điện quốc gia với công suất 330 MW. Đây hiện là tổ hợp nhà máy năng lượng điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á.
Dự án do Công ty CP Năng lượng Tái tạo BIM Energy - thương hiệu thuộc BIM Group hợp tác với AC Energy thuộc Ayala - một trong những tập đoàn lớn nhất Philppines. Liên doanh BIM - AC Renewables tập trung phát triển các dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao tầm quan trọng của dự án năng lượng tái tạo đối với sự phát triển bền vững tỉnh Ninh Thuận nói riêng và quốc gia nói chung.
"Dự án không chỉ nhất về quy mô, mà con nhất về tốc độ trong quá trình chuẩn bị thủ tục và thực hiện", ông Vũ Đức Đam nói.
Tổ hợp điện mặt trời của BIM Group bao gồm hơn một triệu tấm năng lượng. Ảnh: Quỳnh Trần.
Ông Đoàn Quốc Huy, Phó chủ tịch HĐQT tập đoàn BIM Group, Tổng giám đốc BIM Energy, cho biết tập đoàn định hướng trở thành nhà đầu tư tiên phong hàng đầu về năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Việc khánh thành cùng lúc cụm ba nhà máy có công suất lớn nhất trong thời gian ngắn là minh chứng cho cam kết đầu tư lâu dài của BIM Group vào năng lượng sạch.
Đến năm 2022, tổng công suất cung cấp năng lượng sạch từ BIM Energy sẽ đạt tổng quy mô 1.000MW điện mặt trời và điện gió.
"Chúng tôi mong muốn góp phần và chung tay bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hỗ trợ an ninh năng lượng quốc gia, xây dựng nguồn năng lượng bền vững cho tương lai đất nước", ông Quốc Huy khẳng định.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại sự kiện. Ảnh: Quỳnh Trần.
Ba nhà máy điện mặt trời khởi công vào tháng 1/2018, thực hiện ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN vào cuối năm ngoái. Với tiến độ triển khai nhanh chóng, chuyên nghiệp, trong hơn 9 tháng chính thức thi công, cả ba nhà máy điện mặt trời BIM 1, BIM 2 và BIM 3 đã hoàn tất nghi thức đóng điện và hòa lưới điện quốc gia trong tháng 4.
Với tổng công suất 330MW, cụm nhà máy bao gồm: nhà máy điện BIM 1 có công suất 30MW; BIM 2 có công suất 250MW và BIM 3 có công suất 50MW. Tổ hợp được đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, lắp đặt hơn một triệu tấm pin năng lượng mặt trời, dự kiến sản xuất khoảng 600 triệu KWh một năm. Mỗi năm, sản lượng từ nhà máy sẽ phục vụ 200.000 hộ gia đình và góp phần giảm gần 304.400 tấn CO2 thải ra môi trường.
AC Energy là một trong những công ty năng lượng phát triển nhanh với hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư về năng lượng tái tạo và nhiệt tại Philippines và trong khu vực tới 2025. Việc hợp tác cùng đơn vị danh tiếng, dày dặn kinh nghiệm không chỉ giúp BIM Energy nâng tầm uy tín mà còn mở rộng quy mô của lĩnh vực kinh doanh này.
BIM Energy sẽ tiếp tục tận dụng những thế mạnh sẵn có, mở rộng các điểm đến trên thị trường và tiếp tục hợp tác với các đối tác và nhà thầu quốc tế lớn như Bouygues của Pháp, JUWI của Đức, cũng như các nhà thầu trong nước uy tín như PPC1, TOJI, Sông Đà 4 và Lilama 18.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (giữa), Chủ tịch HĐQT BIM Group (thứ hai từ phải sang) và Tổng giám đốc Tập đoàn Ayala Fernando Zobel de Ayala (bìa phải) thực hiện nghi thức đóng cầu dao, hoà lưới điện quốc gia.
Là tập đoàn kinh tế đa ngành lớn tại Việt Nam, trên hành trình 25 năm phát triển, BIM Group sở hữu nền tảng tài chính ổn định và nhiều dấu ấn quan trọng trong bốn lĩnh vực kinh doanh chính là: phát triển du lịch và đầu tư bất động sản, nông nghiệp - thực phẩm, dịch vụ thương mại và năng lượng tái tạo.
Nổi bật trong đó là khu kinh tế công nghiệp muối lớn nhất Đông Nam Á, có diện tích hơn 2.200ha tại Quán Thẻ, Ninh Thuận, tổng sản lượng đạt 350.000 tấn một năm.
Bảo An / VNEXpress
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dân Hồng Kông rầm rộ biểu tình chống dự luật cho dẫn độ sang Hoa lục


Đông đảo dân Hồng Kông biểu tình phản đối dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc, ngày 28/04/2019.


Khoảng mấy chục ngàn người dân Hồng Kông đã xuống đường hôm Chủ nhật 28/04/2019 để phản đối chính quyền có ý định thông qua một dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc. 
Đây là cuộc biểu tình quy mô nhất kể từ nhiều năm qua tại Hồng Kông. Theo cảnh sát, có 22.000 người tham gia, nhưng lãnh tụ sinh viên Hoàng Chi Phong cho biết số người xuống đường lên đến 130.000.

Những người biểu tình hô các khẩu hiệu yêu cầu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phải từ chức trưởng đặc khu. Một số cải trang thành công an Trung Quốc đang canh gác một cái chuồng màu đỏ nhốt người biểu tình. Một biểu ngữ đòi hỏi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình « không hợp pháp hóa việc bắt cóc cư dân Hồng Kông ».

Theo quy chế « Một đất nước, hai chế độ » đã thỏa thuận lúc Anh trao trả cho Trung Quốc, Hồng Kông được hưởng một hệ thống tư pháp khác biệt với Hoa lục. Tuy nhiên chính quyền đặc khu hồi đầu năm nay đã loan báo ý định sửa đổi quy chế, cho phép dẫn độ các nghi can sang Trung Quốc « tùy theo trường hợp ».

Bị phản đối dữ dội do sự thiếu minh bạch của hệ thống tư pháp Trung Quốc, đất nước có nhiều án tử hình, dự luật này đã được trình cho Quốc hội Hồng Kông.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những gì tôi nhìn thấy khi Mỹ thua cuộc


BM
Tâm trạng chán nản, thất vọng không thể giấu diếm hiện rõ trên nét mặt những nhân vật quyền lực của chính quyền Mỹ thời bấy giờ, được ghi lại qua những bức ảnh tư liệu quý giá vào đúng lúc kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam.

LTS: Cuốn sách “Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng hoà” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông xuất bản nhân dịp kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2019) vừa ra mắt, được bạn đọc chào đón. Được sự đồng ý của Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, phóng sự “Từ Sài Gòn tới Nhà Trắng – Những gì tôi nhìn thấy khi Mỹ thua cuộc” của David Hume Kennerly, nhiếp ảnh gia của Tổng thống Mỹ Gerald Ford in trong cuốn sách đặc biệt này.

BM
Nhiếp ảnh gia David Hume Kennerly

David Hume Kennerly là một nhiếp ảnh gia, một nhà báo Mỹ, từng giành giải Pulitzer năm 1972 cho những bức ảnh chụp về chiến tranh Việt Nam, Campuchia, về người tị nạn Đông Pakistan… Là nhiếp ảnh gia riêng của Tổng thống Mỹ Gerald Ford, Kennerly đã có cơ hội chứng kiến và ghi lại những khoảnh khắc lịch sử trong chuỗi ngày cuối cùng của Mỹ ở Việt Nam.

Tâm trạng chán nản, thất vọng, lo âu là điểm chung không thể giấu diếm hiện rõ trên nét mặt những nhân vật quyền lực của chính quyền Mỹ thời bấy giờ, đã được ghi lại qua những bức ảnh tư liệu quý giá vào đúng lúc kết thúc cuộc chiến tranh dai dẳng, đẫm máu ở Việt Nam.

Lời tự sự của nhiếp ảnh gia David Hume Kennerly:

BM
  
“Tôi đã có một chỗ ngồi hàng đầu cho hồi kết cuộc của cuộc chiến tranh Việt Nam – một cuộc chiến mà tôi đã trải qua hơn hai năm trong đời mình để tường thuật tại chỗ cuộc giao tranh.

Câu chuyện Việt Nam của tôi bắt đầu hồi đầu năm 1971, khi hãng thông tấn United Press International chỉ định tôi sang văn phòng tại Sài Gòn để thay thế nhiếp ảnh gia Kent Potter, người sắp được luân chuyển. Anh ta không hề có được cơ may đó. Vào tháng 2-1971, Potter và ba nhiếp ảnh gia khác đã gặp nạn khi máy bay trực thăng của họ bị bắn rơi tại Lào trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Larry Burrows của tờ Life, Henri Huet của hãng AP, và Keisaburo Shimamoto của tờ Newsweek nằm trong số những người tử nạn. Tôi không quen biết bất kỳ ai trong số các nhiếp ảnh gia hàng đầu đó, nhưng Burrows từng là một anh hùng, và các bức ảnh của ông đã truyền cảm hứng khiến tôi ước muốn được tường thuật về cuộc chiến.  Một ít tuần sau đó, tôi đã ở trên một phi cơ bay đến Sài Gòn.

BM
  
Tôi đã trải qua hơn hai năm để chụp ảnh cuộc giao chiến tại Đông Dương, và vào năm 1972, tôi đã được trao giải thưởng Pulitzer cho công việc của mình tại Việt Nam, Campuchia và Ấn Độ, nơi tôi đã chụp ảnh dân tỵ nạn chạy trốn qua biên giới từ Đông Pakistan.

Việt Nam đã trở thành một phần trong ADN của tôi; mọi điều xảy ra cho tôi kể từ khi đó đã được định hình. Tôi ở tuổi 24, và năm đầu tiên với tư cách một nhiếp ảnh gia mặt trận, có quá nhiều lần suýt chết, tôi thực sự không hề nghĩ rằng mình còn sống được tới tuổi 25. Khi kỷ niệm kỳ sinh nhật đó tại Sài Gòn, tôi cảm thấy mỗi năm sau đó là một bổng lộc trời cho.  Cho đến nay, phần lộc trời đó đã được cộng thêm tới 43 năm! Tôi đã cố gắng tận dụng các năm tháng đó cho thật xứng đáng.

BM
  
Tôi đã quay trở lại nước Mỹ hồi giữa 1973 để làm việc cho tờ tạp chí TIME. Một trong những nhiệm vụ ngay từ đầu của tôi là vụ xì-căng-đan Watergate, và tôi cũng được chỉ định chụp ảnh vị lãnh đạo khối thiểu số tại Hạ Viện Gerald R. Ford sau khi Phó Tổng Thống Spiro Agnew từ chức vào mùa thu năm đó.  Một bức ảnh mà tôi đã chụp ông Ford được in trên trang bìa của tờ TIME khi Tổng Thống Nixon loan báo rằng ông Ford sẽ thay thế Agnew làm tân Phó Tổng thống. Tờ TIME sau đó cử tôi phụ trách đưa tin toàn thời gian về ông Ford. Khi Tổng Thống Nixon từ chức, và ông Ford lên thay thế, ông đã yêu cầu tôi trở thành nhiếp ảnh gia chính của ông.

BM
  
Đi cùng với công việc đó là sự tiếp cận hoàn toàn, không chỉ với Tổng thống và gia đình, mà còn với mọi sự việc diễn ra trong hậu trường. Sự kiện này quả là một niềm vinh dự, tạo sự phấn khích cuồng nhiệt và là một trong những sự tưởng thưởng lớn nhất về mặt cá nhân và nghề nghiệp trong cuộc đời tôi.

BM
  
Vào ngày 3-3-1975, sáu tháng sau khi khởi đầu nhiệm kỳ Tổng thống của ông Ford, Nam Việt Nam đã bắt đầu tan rã khi Quân Đội miền Bắc tấn công vào thành phố cao nguyên miền trung Buôn Mê Thuột.  Sau vài ngày giao tranh dữ dội gây ra hàng nghìn tổn thất nhân mạng, thành phố then chốt đó rơi vào tay quân đội miền Bắc Việt Nam. Đây là bước khởi đầu cho sự kết liễu của chính quyền Nam Việt Nam.

Cuộc sống trước đây của tôi như một kẻ chụp ảnh chiến tranh đối nghịch với công việc mới nhất của tôi với tư cách nhiếp ảnh gia của Tổng thống. Tôi lặn sâu vào bên trong Nhà Trắng với tư cách nhiếp ảnh gia của Tổng thống, và được trao cho một cơ hội độc đáo vô song để nhìn thấy một cuộc chiến tranh nổ tung từ các sảnh đường của quyền lực. Sự tiếp cận đặc biệt này cũng đã dẫn đến một cuộc du hành bí mật đến Việt Nam với một sứ mệnh đặc biệt cho Tổng thổng Ford – và sau đó trở lại Nhà Trắng chứng kiến hồi kết cuộc của vở kịch Việt Nam.

BM
  
Những ngày cuối cùng của tháng 4-1975 là những ngày khốn khổ cá nhân khi màn cuối cùng của bi kịch Việt Nam mở ra. Tôi đã không ngủ, và đã tận lực để bảo đảm rằng tôi đã chụp ảnh mọi khoảnh khắc mà tôi có thể chụp được của chuỗi ngày chung cuộc căng thẳng này. Cùng lúc với việc có được điều kiện độc đáo khi ghi nhận các biến cố được khai mở ra, tôi cùng bị vắt cạn về mặt xúc cảm bởi các tình huống. Trong suốt bản thân cuộc chiến, tôi đã lướt qua sự đau đớn của mình để thu thập chứng liệu của câu chuyện, và tôi đã làm y như thế trong suốt những ngày cuối cùng đó.  Tôi cũng hiểu biết rằng chỉ một nhóm nhỏ những người với quyền hành khổng lồ đã đưa ra các quyết định đình hình đời sống của chúng ta. Họ là những người đã khởi sự và kết thúc các cuộc chiến tranh. Từng là một người chỉ luôn đứng bên ngoài, thật sững sờ khi nhìn thấy tiến trình đó chuyển động ra sao.

BM  
  
Mới chỉ vài năm trước đây, tôi đã tận lực với một động lực muốn thu thập chứng liệu các biến cố từ đầu mút phía bên kia – và sẽ ở hàng đầu khi hành động diễn ra. Hay tôi đã nghĩ như thế. Không lâu sau đó, tôi nhận thấy mình đang ở tâm điểm của một hoạt động kiểu khác – quan sát và ghi nhận sự đau đớn của những quyết định về việc sống, chết và tương lai của các dân tộc lần lượt được một vị Tổng thống đưa ra cho đến khi không còn quyết định nào nữa để đưa ra.  Và khi đó, cuộc chiến tranh Việt Nam đã trôi qua.

Đây là sự tường thuật và các hình ảnh của tôi về những ngày cuối cùng của Mỹ ở Việt Nam và sự sụp đổ của Sài Gòn. Lời trích dẫn trực tiếp từ những người tham dự được rút ra từ các biên bản được giải mật các phiên họp của Hội đồng An ninh Quốc Gia, Bản ghi nhớ các cuộc đàm thoại, các phiên họp của Nội Các Chính Phủ, các buổi họp báo của Tòa Bạch Ốc, quyển sách của Tổng Thống Ford, nhan đề A Time To Heal, quyển sách của Donald Rumfeld, Known and Unknown, và quyển tự thuật của chính tôi, Shooter.”

BM

Ngày 16-3-1975: Quân đội miền Bắc Việt Nam đang ở Huế, và di chuyển xuống Đà Nẵng. Nguy cơ tất cả các tỉnh phía bắc của Nam Việt Nam sẽ lọt vào tay các lực lượng cộng sản đang tiến tới. Vào ngày 25-3, Tổng thống Ford họp trong Phòng Bầu Dục với Tham mưu trưởng Lục Quân Hoa Kỳ, Đại Tướng Frederick Weyand và Đại Sứ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam, Graham Martin.

Tổng thống thảo luận việc phái Đại tướng sang Sài Gòn thực hiện sứ mệnh tìm hiểu sự việc để xem xét bất kỳ điều gì có thể làm được hầu ngăn chặn làn sóng tiến quân của Bắc Việt. Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Cố vấn An ninh quốc gia Henry Kissinger, và trợ lý của ông, Tướng Brent Scowcroft, cũng tham dự phiên họp. Bức ảnh tôi chụp Tướng Scowcroft tại văn phòng trong Nhà Trắng khi ông nói chuyện qua điện thoại với một đồng sự phản ảnh mức độ trầm trọng của tình hình. 

BM  

Ngày 25-3-1975: Tổng Thống Ford nói với Tướng Weyand, “Ông Fred, ông sẽ đi cùng với ông Đại sứ. Đây là một trong những công tác có tầm quan trọng nhất mà ông từng được giao phó. Ông không đi đến đó để thất trận – mà để cứng rắn và xem xét những gì chúng ta có thể làm được". Tổng Thống nói tiếp, “Chúng tôi muốn có các khuyến cáo của ông về những điều có thể mạnh bạo và gây chấn động cho miền Bắc. Tôi tiếc rằng tôi không có thẩm quyền để làm một số việc mà Tổng thống Nixon có thể làm”. Ông Kissinger có hỏi, “Đâu là tình hình thực sự và tại sao? Những gì có thể được làm?” Tướng Weyand trả lời, “Chúng tôi sẽ mang về một đánh giá tổng quát và mang lại cho họ (Nam Việt Nam, chú thích của người dịch) một mũi tiêm hồi sức". 

BM

Ngày 25-3-1975: Sau khi họ rời khỏi phòng họp, tôi đã chụp bức ảnh một mình Tổng thống trong văn phòng, thể hiện rõ sự thất vọng. Chúng tôi đã nói về chuyến đi, và tôi đã nói với ông rằng, bởi kinh nghiệm sâu rộng của tôi tại Việt Nam, tôi muốn đi cùng với Đại tướng Weyand. Tổng thống đồng ý và nói rằng ông sẽ trông chờ tôi mang về cho ông một quan điểm thẳng thắn và vô tư như thường lệ khi tôi trở về. Văn phòng của tôi ở tầng hầm dưới đất của Tòa Bạch Ốc, và tôi đã ghé ngang để nói với nhân viên của tôi rằng tôi sẽ sớm ra đi cho một chuyến du hành vào ngày hôm sau. Tôi đã treo một tấm bảng trên cửa ra vào, ghi rằng: “Đi Việt Nam.

Sẽ quay về trong vòng hai tuần lễ".  Các nhân viên nghĩ tôi đùa giỡn cho tới khi tôi không có mặt tại văn phòng ngày sau đó, hay trong gần hai tuần lễ. Vào lúc muộn hơn buổi tối hôm đó, tôi đến chào tạm biệt ông bà Ford và hỏi mượn Tổng thống một khoản tiền. Đây là những ngày chưa có máy rút tiền tự động ATM. “Các ngân hàng đã đóng cửa, và tôi sẽ ra đi trước khi chúng mở cửa” tôi nói.  Ông Ford rút tất cả những tờ giấy bạc mà ông có trong ví. “Đây này, 47 đô la, ông nói, “Đừng tiêu hết một lúc nhé!”. Sau đó ông trở nên nghiêm trọng, đặt cánh tay lên vai tôi, và nói, “Nhớ cẩn thận".

BM

Ngày 26-3-1975: Máy bay của Đại tướng Weyand, một chiếc C-141 của Không Lực, dừng lại để đổ thêm nhiên liệu tại Anchorage [bang Alaska. nd] và Tokyo trước khi đến Sài Gòn 24 giờ sau đó. Trên máy bay, tôi làm quen với Ken Quinn, một nhân viên trẻ của Hội đồng An ninh quốc gia chuyên về Đông Nam Á. Tôi đã dùng thời giờ trong chuyến đi, và đã có dư thời giờ, nói chuyện với George Carver and Ted Shackley, hai viên chức cao cấp của Cơ quan CIA.

Họ là những người làm việc núp sâu trong bóng tối và là các tham dự viên quan trọng trong thiên hùng ca Việt Nam. Sau khi tới Việt Nam, Ken và tôi được chỉ định làm bạn cùng phòng tại khu nhà của Đại sứ Martin ở Sài Gòn. Vào lúc đó, cuộc di tản chính thức của người Việt Nam chưa diễn ra. Tuy nhiên, Ken và các đồng sự của anh ta đã biết rằng sắp có sự kết thúc.

Tôi khám phá ra rằng Ken và một số nhân viên đồng sự tại Hội đồng An ninh quốc gia đang điều hành một mạng lưới hữu hiệu, rộng lớn và rất không chính thức để âm thầm giúp cho hàng nghìn người Việt đồng minh thoát ra ngoài đất nước và đến nơi an toàn. Các cơ quan thông tấn Mỹ cũng lo lắng nhiều về sự an toàn của các nhân viên Việt Nam và thân nhân của họ.

Tôi đã thu xếp một cuộc gặp mặt không chính thức với Đại sứ và Art Lord, đại diện cho giới truyền thông, dẫn tới một tiến trình không chính thức để bắt đầu đưa một số trong những người đó ra khỏi xứ sở. Ông Đại sứ nghĩ rằng một số người của các cơ quan thông tấn này giả dối bởi trong khi họ yêu cầu sự trợ giúp để đưa người của họ đến nơi an toàn, họ lại đang tường thuật rằng sẽ không có sự trả thù đối với người dân Nam Việt Nam nếu Miền Bắc nắm chính quyền.

BM

Ngày 29-3-1975: Tôi không phải là thành phần của các buổi thuyết trình chính thức của Đại tướng Weyand, nhưng cùng lúc tôi đã có một chỉ thị rất cá nhân từ Tổng thống Ford, muốn tôi cung cấp cho ông quan điểm trực tiếp của chính tôi về tình hình. Tôi quyết định đi lên hướng Bắc. Đà Nẵng đã nằm ngoài tầm tay, bởi trong thực tế đã nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Bắc Việt, vì thế tôi tìm cách ra Nha Trang, một thành phố nhỏ cách Đà Nẵng 300 dặm về phía Nam, đã sẵn bị tràn ngập bởi dân tỵ nạn. Khi đến nơi, tôi nhận thấy Montcrieff Spear, Tổng Lãnh sự Mỹ tại Nha Trang, đang chuẩn bị rời đi. Vợ ông ta thực ra đang đóng gói hành lý khi tôi đến thăm. Tuy nhiên, trước khi có thể rời đi, ông cần đi tìm người đồng nghiệp là Tổng Lãnh sự Al Francis, người đã chạy khỏi Đã Nẵng.

BM

Ngày 30-3-1975: Spear và tôi đã lấy một máy bay trực thăng của Không quân Mỹ ra Vịnh Cam Ranh để đi tìm Francis, người đã tìm cách thoát ra khỏi Đà Nẵng trên một chiếc tàu bị bắt cóc bởi các binh lính Nam Việt Nam trốn chạy. Tôi đã nhìn thấy một chiếc tàu lớn chen chúc bởi hàng nghìn binh sĩ, và ít nhất một kẻ trong họ, trong nỗi thất vọng về tình hình, tôi đoán, đã khai hỏa vào chiếc trực thăng sơn cờ Hoa Kỳ. Họ bắn hụt nhưng khiến cho viên phi công phải đánh một vòng quay ngược lại thật kinh hoàng. Biến cố đã tạo ra một tin tức dội ngược về Hoa Kỳ, và bố mẹ tôi – không hay biết rằng tôi đang có một sứ mệnh bí mật tại Việt Nam – đã điện thoại đến Tòa Bạch Ốc. Họ ngạc nhiên khi được nối dây nói chuyện với chính Tổng thống Ford – các nhân viên tổng đài điện thoại tại Nhà Trắng biết quá rõ về tôi!! Tổng thống vừa được thuyết trình về biến cố, và ông nói với bố mẹ tôi rằng tôi an toàn, song quá mạo hiểm.

Tác giả: David Hume Kennerly, nhiếp ảnh gia của Tổng thống Mỹ Gerald Ford

Ngô Bắc (biên dịch)

BM

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung cộng ‘viện trợ Hà Nội nhưng không thể chỉ huy’ 1964-1975


BM
Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai năm 1953

Một nghiên cứu mới về viện trợ Trung cộng cho Bắc Việt Nam từ 1964 tới 1975 kết luận Trung cộng góp phần giúp miền Bắc chiến thắng trong Chiến tranh Việt Nam, nhưng Bắc Kinh không tác động nổi tới lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

Bài viết Reassessment of Beijing's economic and military aid to Hanoi's War, 1964-75 của Shao Xiao & Xiaoming Zhang vừa đăng trên tạp chí học thuật Cold War History tháng 4/2019.

BM
  
Hai tác giả nói viện trợ của Trung cộng thay đổi suốt chiến tranh, đạt đỉnh cao năm 1965, 1967, 1972, và 1974.

Trung cộng viện trợ để phục vụ lợi ích riêng của nước này. Vì vậy, sự thay đổi trong viện trợ khiến Hà Nội nghi ngờ ý định thật của Bắc Kinh.

Theo lịch sử chính thức của Trung cộng, từ thập niên 1950 tính tới 1975, Trung cộng đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng hơn 20 tỉ nhân dân tệ. Trong đó, 1,4 tỉ là cho vay không lãi suất.

BM
Tranh cổ động của Trung cộng mô tả 'bà mẹ Việt Nam căm thù diệt Mỹ'

Hai tác giả nói đóng góp của Trung cộng cho chiến thắng của Hà Nội là không thể phủ nhận. Nhưng viện trợ này chưa bao giờ thuần túy vị tha.

Sau khi xem Liên Xô là đe dọa lớn, Mao Trạch Đông tìm cách hòa hoãn với Mỹ, khiến Hà Nội lo lắng.

Trung cộng có lúc tăng viện trợ cho Hà Nội nhưng cũng có lúc giảm đi để bày tỏ bất mãn, như khi Hà Nội đàm phán hòa bình với Mỹ năm 1968 và 1969.

BM
  
Hai tác giả nói: "Không thấy có bằng chứng nào tồn tại rằng viện trợ Trung cộng tác động tới các quyết định và cách tiến hành chiến tranh của Hà Nội."

"Hà Nội thao túng khéo mối quan hệ với Bắc Kinh để có viện trợ đáng kể," hai tác giả viết.

Sau 1975, Hà Nội không còn phải che giấu sự nghi ngờ Trung cộng, dẫn tới cuộc chiến ngắn ngày năm 1979.

Hai tác giả kết luận, khi nhìn lại, hóa ra sự hỗ trợ của Trung cộng cho Việt Nam có thể xem là "thất bại ngoại giao lớn nhất" của Trung cộng trong Chiến tranh Lạnh. 

Viện trợ sau hiệp định Paris 1973

BM
Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông

Năm 1974, viện trợ Trung cộng cho Hà Nội ở khoảng 2,5 tỉ nhân dân tệ, ngoài ra là 2 tỉ tệ cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Lúc này, Trung cộng cho rằng Hà Nội "cần nghỉ ngơi", trong lúc Nam Việt Nam, Lào và Campuchia "dựng xây hòa bình, trung lập" trong 5 tới 10 năm nữa.

Bắc Kinh lúc này xem Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một thực thể riêng.

BM
  
Trước 1973, viện trợ của Bắc Kinh cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam luôn do Hà Nội xử lý. Nhưng từ 1973, Bắc Kinh xem viện trợ này là riêng biệt, không để Hà Nội kiểm soát.

Nhưng Hà Nội phản đối điều này, buộc Bắc Kinh sau đó phải thay đổi trở lại, để Hà Nội kiểm soát.

Sau khi có hiệp định Paris 1973, Trung cộng xem chiến tranh Việt Nam thế là hết, và vì vậy cần giảm viện trợ vũ khí cho Hà Nội.

Ngày 26/10/1974, Trung cộng và Việt Nam ký thỏa thuận lần chót, cung cấp cho Hà Nội 850 triệu tệ cho kinh tế và vũ khí, cùng 50 triệu đôla tiền mặt cho năm 1975.

Sau khi Sài Gòn sụp đổ, vào ngày 31/5/1975, Bắc Kinh lại đồng ý gửi cho Hà Nội 21 triệu tệ.

Nhưng tháng Tám 1975, Bắc Kinh bác yêu cầu xin thêm của Hà Nội.

Ngày 25/9/1975, Bắc Kinh hứa gửi 100 triệu tệ trong năm 1976, nhưng lần này là cho vay, yêu cầu Việt Nam trả lại sau 10 năm.

BM
  
Theo hai tác giả, không thấy có bằng chứng nào trong hồ sơ Trung cộng rằng kể từ đó, có thêm thỏa thuận viện trợ nào giữa hai nước.

Tác giả Shao Xiao công tác ở khoa lịch sử, Đại học Tế Nam, Quảng Châu, còn ông Xiaoming Zhang làm việc ở Air War College, Alabama, Hoa Kỳ.

Góc nhìn Việt Nam

BM
Nữ dân quân miền Bắc VN thời chiến

Về phía Việt Nam, một nghiên cứu gần đây năm 2016 của Lưu Văn Quyết, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, nói Trung cộng "thay đổi cách nhìn cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam; điều chỉnh trong chính sách viện trợ bằng việc cắt giảm viện trợ kinh tế, từ cam kết "cung cấp bất kỳ thứ gì cần thiết cho Việt Nam", sang việc nhấn mạnh "để cho Trung cộng nghỉ xả hơi"; gây một số khó khăn trong việc vận chuyển các mặt hàng viện trợ quá cảnh của Liên Xô và các nước khác cho Việt Nam."

Đây là đoạn trích từ bài "Tác động của hòa hoãn Trung - Mỹ đến chính sách viện trợ của Trung cộng đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam trong và sau năm 1972" của ông Lưu Văn Quyết.

BM
  
Trong bài này, tác giả Việt Nam nói: "Để đạt được mục tiêu cuối cùng là giải phóng dân tộc, Việt Nam đôi lúc hoặc bỏ ngỏ hoặc không gay gắt trong một số vấn đề phát sinh với Trung cộng. Những vấn đề về biên giới lãnh thổ và một số vấn đề khác vốn bị cố tình giảm nhẹ đi trong điều kiện Việt Nam đang tranh thủ viện trợ, dốc toàn sức lực cho cuộc đấu tranh giải phóng đất nước."

"Vì vẫn muốn nắm vấn đề Việt Nam để tạo lợi thế trong quan hệ với Mỹ và tránh để Liên Xô nhảy vào lấp chỗ trống, tạo nên uy hiếp mới sau khi Mỹ rút quân. Trung cộng vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Việt Nam, dù số lượng có giảm so với những giai đoạn trước."

BM



Phần nhận xét hiển thị trên trang

CON NGƯỜI GIANG TRẠCH DÂN

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và văn bản
Đặng Văn Sinh
(Dịch từ nguyên tác “江澤民其人” đăng toàn văn bằng tiếng Hoa trên trang “Đại Kỷ Nguyên”
LỜI NÓI ĐẦU
GIANG TRẠCH DÂN LÀ AI (VẬT GÌ)?
Nếu như người ta có số định sẵn, lịch sử đã an bài, đương nhiên, trong cộng đồng dân tộc sẽ có một số người nguồn gốc xuất thân chẳng vinh quang gì.
Ngày 12 tháng 3 năm 2003, Giang Trạch Dân tham dự Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân Đại) với tư cách đại biểu tỉnh Hồ Bắc. Ông ta phát biểu: “Từ năm 1966 đến năm 1970, tôi là giám đốc Xưởng cơ khí Chế tạo nồi hơi thành phố Vũ Hán, đúng vào thời kỳ Cách mạng Văn hóa (Văn Cách). Phái tạo phản đã điều tra lý lịch và đã kết luận lý lịch của tôi trong sạch.
Người nghe không để ý nhưng người nói có ẩn ý. Bản thân đã là Tổng Bí thư, vì sao lại còn muốn người ta biết mình có lý lịch trong sạch?
Bởi lẽ lý lịch cá nhân của Giang Trạch Dân không có ràng. Bố đẻ Giang là Giang Thế Tuấn, còn gọi là Giang Quán Thiên, những năm Nhật chiếm đóng là Hán gian. Giang Trạch Dân từng học Đại học Nam Kinh, nhưng trong hồ sơ, ông ta khai là con nuôi một người đã chết. Thời kỳ lưu học ở Liên Xô, Giang say mê một cô gái Nga nên đã bị KGB mua chuộc. Đó chính là nguyên nhân làm cho lý lịch của ông ta mập mờ.
Phe tạo phản thời Văn Cách từng ra sức tìm kiếm những bí mật trong hồ sơ Giang nhưng cuối cùng vẫn bị ông ta qua mặt. Vậy những chi tiết Giang che giấu là gì?
Đầu năm 2005, Giang Trạch Dân ủy quyền cho Kuhn, một thương nhân người Mỹ viết cuốn hồi ký “Truyện Giang Trạch Dân”, công khai công bố trước thiên hạ về sự man trá của mình.
Cổ nhân có câu ngạn ngữ “Lạy ông tôi ở bụi này”. Trong hồi ký, Giang Trạch Dân đã tự đánh bóng mình với từ “yêu nước” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, thậm chí, ngay cả thời kỳ học tập ở Nam Kinh cũng được biến thành hành động yêu nước. Tuy nhiên, một thực tế không thể chối cãi là, thời kỳ Nhật xâm lược Trung Quốc, Giang Thế Tuấn là một tên Hán gian. Trong hồ sơ Giang viết gửi các tổ chức Đảng, chính quyền, đến mục người bố, bao giờ cũng chỉ có vài dòng sơ sài.
Giang Trạch Dân trơ tráo ngụy tạo, năm 13 tuổi đã tham gia cách mạng, kế tục sự nghiệp của người chú là đảng viên Cộng sản đã hy sinh là Giang Thượng Thanh. Năm 21 tuổi, Giang tốt nghiệp đại học, vậy trong 8 năm, từ 13 đến 21 tuổi, ai đã nuôi nấng ông ta? Căn cứ lời Giang Trạch Tuệ, con gái Giang Thượng Thanh nói với Kuhn, khi ấy, nhà của cô vô cùng bần hàn, vậy làm sao có thể chu cấp cho ông anh họ học Trung học rồi Đại học Nam Kinh? Ai có thể bảo trợ để Giang rèn luyện các môn cầm, kỳ, thư họa ở vào thời chiến loạn gạo châu củi quế? Và cuối cùng là, sau khi tốt nghiệp đại học, ai đã tạo điều kiện cho Giang về Thượng Hải sống như một thiếu gia công tử sở hữu chiếc xe hơi Mỹ sang trọng?
Hơn hai mươi năm nuôi dưỡng Giang phải chăng chính là người bố Hán gian? Điều này có liên quan gì đến Giang Thượng Thanh, người đã từ giã cõi trần từ 8 năm trước?
Sinh hoạt của Giang Trạch Dân, về cơ bản không phải là hoàn cảnh con nuôi. Sau này, Đảng Cộng sản chiếm được Đại Lục, Giang Trạch Dân chợt nghĩ đến, trong gia tộc có một liệt sĩ, vì thế ông ta mới nảy ra ý tưởng, từ bỏ người cha ruột, nhận làm con nuôi người đã chết. Chuyện ấy sau này sẽ nói.
Chúng tôi không có ý định điều tra thân thế và sự nghiệp của Giang Trạch Dân, nhưng chân tướng đã tự nó lộ ra qua sự che đậy một các thô thiển của đương sự. Bản chất dối trá của Giang, ngay cả khi về già vẫn không thay đổi.
Qua cuốn hồi ký, người ta thấy, thói dối trá của họ Giang có lúc được thông qua miệng lưỡi cô em họ Giang Trạch Tuệ: “Cả gia đình tôi đều làm cách mạng, tất cả đàn ông đều tham gia chiến đấu chống phát xít Nhật và tay sai Quốc dân đảng”.
Ngày 11 tháng 12 năm 1999, tờ “Nhân dân nhật báo” đưa tin, Giang Trạch Dân cùng Yeltsin ký nghị định thư về biên giới Trung – Nga. Đáng ngạc nhiên là, trong hồi ký mà Giang giao cho Kuhn viết, hoàn toàn không thấy đề cập đến. Mọi người đều biết, cuốn sách hầu như ghi chép tất cả những chuyện vụn vặt liên quan đến Giang, vậy vì sao một sự kiện quan trọng như vậy lại bỏ sót? Nguyên do là, trong Hiệp định Biên giới, Giang đã công nhận hoàn toàn các hiệp ước bất bình đẳng Trung – Nga chưa được các chính phủ Trung Quốc kế tiếp thời Mãn Châu thừa nhận. Như vậy, Giang đã đặt bút ký vào một hiệp ước bán nước, loại trừ mọi cơ sở pháp lý để các thế hệ tương lai có thể giành lại phần lãnh thổ bị mất. Với hiệp định này, Giang đã nhượng cho cho nước Nga hơn một triệu Km2 đất đai màu mỡ, rộng gấp 10 lần diện tích Đài Loan. Đứng trước sự phẫn nộ của nhân dân Trung Hoa và đồng bào hải ngoại về tội bán nước, Giang Trạch Dân đương nhiên phải ngụy tạo lịch sử, lược bớt những phần không có lợi cho sự nghiệp chính trị của ông ta. Thực chất Giang là một kẻ bán nước.
Ta hãy xem, trong hồi ký, Giang Trạch Dân quan tâm đến nỗi khổ của nhân dân như thế nào, hãy nhìn vào trận lũ lụt năm 1998.
Vào trung tuần tháng 9, hàng triệu người dân đang phải vật lộn chống chọi với cái đói và cái chết do trận lũ lụt lịch sử gây ra, Giang Trạch Dân lại mời các nghệ sĩ điện ảnh đến Trung Nam Hải dự tiệc. Kuhn dẫn lời Giang như sau: “Đó là khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong đời tôi”. Trong bữa tiệc chiêu đãi, Giang và một nữ diễn viên song ca bản tình ca Nga “Chiều ngoại ô Mát xcơ va”. Vào lúc hưng phấn, Giang cùng mọi người đồng ca bài “Biển lớn quê hương”. Kuhn viết tiếp, “lúc này, giọng ông ta cao lanh lảnh”. Thật mỉa mai…
Giang Trạch Dân để cho Kuhn phác thảo hình ảnh mình như là một người giản dị, chất phác, luôn luôn chống tham nhũng. Thế nhưng, ai ai cũng biết, những năm gần đây, tham nhũng ngày càng phát triển. Nói cách khác, nạn tham nhũng bắt nguồn từ chính Giang Trạch Dân và gia đình ông ta. Con cái Giang đều bất tài, vô đức nhưng đều được Giang bố trí vào những chức vụ cao cấp hái ra tiền. Thế lực họ Giang ngày càng hùng mạnh, đến nỗi thiên hạ đặt cho một hỗn danh “Đệ nhất tham quan Trung Quốc”.
Trong dân gian đã sớm lưu truyền câu chuyện khôi hài về việc Giang Trạch Dân đội tuyết mang bánh đến mừng sinh nhật vợ bé Lý Tiên Niệm. Lúc ấy, nhà Lý đang có nhiều khách, Giang phải đứng chờ ở cửa mấy tiếng đồng hồ để biểu thị lòng trung của mình. Sự việc thật sự rất ly kỳ nhưng xem ra khó có thể khảo chứng.
Tục ngữ có câu “Làm hỏng việc lại nghi thần nghi quỷ”. Sự việc chầu chực chờ đưa bánh sinh nhật, tự nó giải thích, người ta chẳng cần phải suy nghĩ cũng hiểu rõ nguyên nhân vì sao. Cuốn hồi ký của Giang luôn sử dụng mỹ từ “quan tâm lãnh đạo”, gọi cái bánh Gâteau mà Giang mua được là “chiếc bánh cuối cùng” của khách sạn, với mục đích tiếp cận Chủ tịch Lý Tiên Niệm mưu cầu danh lợi. Những chuyện đáng xấu hổ như vậy không chỉ riêng Giang mà là hành vi phổ biến của các quan chức Trung Cộng núp dưới danh nghĩa “quan tâm lãnh đạo”.
Thật ra, sự thăng tiến của Giang Trạch Dân là dựa vào hai điều kiện, một là, khai man lý lịch nhận là con nuôi liệt sĩ Giang Thượng Thanh, hai là, dựa vào sự bợ đỡ, nịnh hót các lão thành cách mạng, trong đó có Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Lý Tiên Niệm.
Sau khi lên cầm quyền, lần lượt xuất hiện ở các hội nghị ngoại giao, Giang Trạch Dân chỉ thích thích ca hát, khiêu vũ mà hoàn toàn không để ý đến danh dự quốc gia và sự tôn nghiêm của truyền thống văn hóa Trung Hoa, khiến cho hình ảnh đất nước bị méo mó đi, vì thế bị người đời tặng cho biệt danh “con rối”.
Trong chuyến viếng thăm Tây Ban Nha, trước mặt nhà vua và các quan chức ngoại giao, Giang thản nhiên rút lược ra chải đầu. Khi được trạo tặng Huân chương Hữu nghị, không đợi chủ nhà gắn cho theo nghi lễ mà ông ta gần như giật lấy rồi tự gài lên ngực mình. Thậm chí, có lúc đang ngồi bên bàn tiệc, bỗng nhiên Giang đứng phắt lên cất cao giọng hát bài “Mặt trời của tôi” hoặc nhìn trừng trừng vào cô gái đang chơi đàn piano. Đương nhiên, những hành vi khiếm nhã bất chấp nghi lễ ngoại giao ấy đều bị truyền thông phương Tây bêu riếu.
Đơn cử trường hợp họ Giang tiếp Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Giang và Clinton đã nhiều lần hội kiến. Năm 1993, 1997, Giang thăm Mỹ, năm 1998, Clinton thăm Trung Quốc, mỗi lần như vậy Giang đều đề nghị được chơi đàn hoặc hát. Có lần, sau khi “biểu diễn” xong, ông ta yêu cầu Clinton thổi kèn saxophone nhưng bị từ chối.
Năm 1997, khi Giang thăm Mỹ, một phóng viên truy hỏi về vùng đất Tây Tạng , Tổng bí thư của đất nước hơn một tỷ dân không trả lời mà đứng lên véo von ca bài “Nhà ta ở mục trường”. Trò diễn này làm cho đám ký giả phương Tây không thể giải nào thích nổi.
Giang Trạch Dân luôn coi Diễn văn Gettysburg của Abraham Lincohn là một bài diễn thuyết kinh điển. Nói chuyện với học sinh Giang cũng đề cập đến Lincohn, họp báo, tiếp xúc ký giả cũng yêu cầu Lincohn, đi thăm nước ngoài cũng nhắc đến diễn văn của Lincohn. Những nơi cử tọa không hưởng ứng ông ta cũng chủ động nói về Lincohn. Nơi nào nhiệt tình chấp nhận, Giang trở nên vui vẻ, hòa nhã, dễ thương.
Nhưng kinh khủng hơn vẫn là chuyện Giang bị “tẩu hỏa nhập ma” khi nói bằng ngoại ngữ. Đó là lần Giang chuẩn bị đi thăm Châu Mỹ Latin. Tuy tuổi đã cao, lưỡi cứng, phản xạ kém, nhưng Giang lại tự đặt ra kế hoạch, trong vài tháng phải học bằng được tiếng Tây Ban Nha, không ngó ngàng gì đến việc điều lý quốc gia. Việc học ngoại ngữ cấp tốc của một ông gìa hơn 60 tuổi chẳng khác gì những trò chơi tùy hứng của một tên đại vương cầm đầu toán lục lâm trên núi vậy.
Giang hùng hồn tuyên bố, “nếu anh không thể giao tiếp với người khác vì khác biệt ngôn ngữ thì làm thế nào có thể trao đổi ý tưởng hoặc đạt được thỏa thuận?”.
Như mọi người bình thường đều biết, dựa vào thứ ngoại ngữ “mèo ba chân” của Giang, làm sao có thể tự mình giao tiếp khi mà ông nói gà bà nói vịt? Trên thế giới có biết bao nhiêu nguyên thủ quốc gia, phần lớn đều nói bằng ngôn ngữ nước mình, nếu theo quan điểm của Giang, chắc họ khó có thể đạt được nhưng thỏa thuận ngoại giao?
Cho dù là thể chế cộng sản độc tài đi nữa thì các nhà lãnh đạo quốc gia xưa nay đều nghiêm túc, chỉ có kẻ tâm thần Giang Trạch Dân là ngoại lệ. Các chính khách Phương Tây biết rõ điều này nên họ chỉ cười khoái chí mỗi khi nhìn thấy họ Giang ra sức “diễn xuất”.
Người thực sự hùng tài đại lược không bao giờ để hết tâm trí vào việc đánh bóng mình. Sở dĩ Giang Trạch Dân luôn nhảy cẫng lên như một kẻ phát rồ, bởi lẽ, trình độ của ông ta chỉ ngang với một thành viên Ban Văn nghệ nhà trường. Các chính trị gia phương Tây trải thảm đỏ đón Giang chẳng phải vì ông ta có năng lực cao của một nhà chính trị, điều họ quan tâm là những đơn đặt hàng bỏ túi và tiềm năng thị trường Đại Lục.
Động cơ của sự phát triển kinh tế Trung Quốc trong hơn 20 năm qua là do hơn 50 tỷ USD của Mỹ đầu tư và lực lượng lao động giá rẻ của nhân dân Đại Lục. Có đầu tư lớn, có lao động giá rẻ, lại có nhân tài, tất nhiên sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm xã hội, thế nhưng Giang Trạch Dân là kẻ bất tài, chuyên quyền, bảo thủ và đố kỵ, chính là chiếc phanh hãm làm cho quá trình cải cách chính trị ở Trung Quốc bị đình trệ. Từ đó kéo theo những hệ lụy như, đạo đức xã hội xuống cấp, tham nhũng hủ bại ra sức hoành hành, nó cũng làm cho các nguồn lực phát triển kinh tế, môi trường sinh thái, xã hội bị thổn thương nghiêm trọng.
Giang Trạch Dân còn là kẻ có tội đồ với tương lai đất nước. Ngoài việc chủ động làm đình trệ công cuộc cải cách toàn diên, ông ta còn thẳng tay xiết chặt nhân quyền, hạn chế tự do tín ngưỡng, một việc làm chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.
Vẫn trong hồi ký của mình, Giang lên giọng khoe khoang có khả năng làm được nhiều việc lớn. Sự thật là, sau mỗi sự kiện lớn như trận lũ lụt lịch sử, Tòa Đại sứ Trung Quốc bị đánh bom, Đài Loan tổng tuyển cử hay dịch Sars v.v…, Giang đều đẩy người khác lên phía trước, còn mình thì rúc đầu như con rùa đen. Thời kỳ dịch Sars, Giang tỏ ra là kẻ tham sống sợ chết chạy về Thượng Hải “tị nạn”, vậy mà, trong hồi ký, ông ta lai leo lẻo nói “luôn sống ở Thượng Hải” để biện hộ cho hành vi chạy trốn của mình. Nên nhớ rằng, vài ngày trước đó, Tung Quốc vừa kết thúc Hội nghị Chính trị Hiệp thương, Giang Trạch Dân đã lên diễn đàn phát biểu, làm sao một người “luôn sống ở Thượng Hải” mà lại có thể đến Bắc Kinh nói chuyện?
Trừ những việc kết bè kéo cánh, trang điểm, đàn đúm xướng ca, Những việc Giang Làm toàn là phản dân hại nước, một trong số đó là bức hại Pháp luân công. Cộng đồng thế giới đều biết sự kiện này bởi Giang luôn luôn dùng các phương tiện truyền thông, kể cả cách phát tờ rơi công kích Lý Hồng Chí tiên Sinh và các học viên của ông. Thế nhưng, thế giới lại không biết phản ứng dữ dội của Giang khi các học viên Pháp luân công Trường Xuân công bố sự thật cùng lúc trên 8 kênh truyền hình cable với thời lượng 45 phút vào buổi chiều ngày 5 tháng 3 năm 2002. Trong cuốn hồi ký, Kuhn dẫn lời các bạn bè của Giang, một người cho biết, chỉ sau 10 phút, khi Pháp luân công kết thúc chương trình truyền hình, Giang đã gọi điện cho ông ta, giọng vô cùng giận dữ. Giang truy vấn danh tính các phần tử Pháp luân công và hỏi Bí thư thành ủy Trường Xuân là ai. Qua thái độ của Giang, người ta dự đoán, Giang sẽ mở chiến dịch đàn áp Pháp luân công do chính ông ta làm tổng chỉ huy, trực tiếp nghe báo cáo và ra mệnh lệnh. Cũng chính vì kế hoạch bức hại Pháp luân công mà sự kiện Tòa Đại sứ Trung Quốc bị đánh bom mấy ngày trước đó bị Giang ỉm đi.
Trong hồi ký của mình, Giang Trạch Dân luôn dùng thủ đoạn tự tô vẽ để chứng minh với thiên hạ ông ta là ai. Chúng ta đều biết, những quan chức cao cấp hủ bại trước khi “ngã ngựa”, trong bất cứ hội nghị lớn nhỏ nào, đều lên giọng dạy dỗ về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, hô hào triệt để chống tham nhũng. Có điều, người dân từ lâu đã không muốn nghe bọn người đó nói gì, mà muốn nhìn tận mắt họ đã làm những gì, đặc biệt là đối với Giang Trạch Dân.
Bất hiếu với cha, bất trung với tổ tiên, bất thành với nhân dân, tóm lại, Giang Trạch Dân là một kẻ bất nhân, bất nghĩa, bất trí, bất tín, là một hình ảnh rất xấu gây họa loạn cho đất nước Trung Quốc.
Nếu chúng ta chấp nhận sự nói láo của Giang Trạch Dân, để ông ta tự xây tượng đài cho mình, điều này sẽ gây di hại cho các thế hệ tương lai.
Cuốn hồi ký của Giang Trạch Dân hầu hết là dối trá và mâu thuẫn bởi cuộc đời Giang Trạch Dân cũng hoàn toàn dối trá và mâu thuẫn.
Trả lại chân tướng Tổng Bí thư Giang chính là trách nhiệm vụ của nhân dân Trung Quốc, bởi chúng ta là nhân chứng lịch sử, cần trả lại công bằng cho lịch sử.


Phần nhận xét hiển thị trên trang