Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2019

Nghề khen thơ thịnh vượng như Tết?



Lực lượng làm thơ, số lượng sách thơ, những lễ ra mắt thơ… chưa bao giờ rôm rả như bây giờ. Cũng chưa bao giờ người ta dễ dãi khen thơ nhau như bây giờ. Người được khen hân hoan cứ tưởng mình tài thật, người viết /nói lời khen cũng không ngượng vì sự dối lương tâm. Làng thi ca Việt rộn ràng những tiếng vỗ tay bởi quá nhiều lí do khác nhau, trong đó không thiếu những lí do “tế nhị”… Đó là một sự thật đáng buồn đang diễn ra trong đời sống thi ca Việt. Nếu chỉ căn cứ vào những lời khen được viết/nói trong lời giới thiệu tập thơ, trong hội thảo thơ, lễ ra mắt thơ… ngỡ thi ca Việt đang vào mùa bội thu.

 “NGHỀ” KHEN THƠ

NÔNG HỒNG DIỆU

Trước đây, Nguyễn Huy Thiệp từng có đánh giá về Đồng Đức Bốn: “Đồng Đức Bốn sở trường thể thơ lục bát. Anh không có nhiều hơn 50 bài thơ được gọi là tài tử vô địch, đấy là những viên ngọc thực sự, còn tất cả chỉ là bi ve, bi đất”.  Một nhận xét khiến người ta ngả mũ thán phục, trước hết ở sự sòng phẳng khen, chê. Nhiều anh em văn nghệ còn nhắc tới chuyện thi sĩ Hoàng Phủ Ngọc Tường viết lời giới thiệu cho một phụ nữ làm thơ vô danh ở Quảng Trị, đặc biệt khéo léo. Lời lẽ đẹp đẽ, bóng bẩy nhưng khen không lố, chê không mất lòng, cực kỳ lịch lãm. Đó là một tài năng khác của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Lực lượng làm thơ ngày càng đông lên nhưng những người khen lịch lãm, công tâm lại ngày càng ít. Đó là một sự thật đáng buồn đang diễn ra trong đời sống thi ca Việt. Nếu chỉ căn cứ vào những lời khen được viết/nói trong lời giới thiệu tập thơ, trong hội thảo thơ, lễ ra mắt thơ… ngỡ thi ca Việt đang vào mùa bội thu. Những người dễ dãi ban tặng lời khen thường là những bậc đàn anh, ít nhiều đã định vị tên tuổi trong nghề. Một nhà thơ lên tiếng: “Bây giờ người ta khen chê nhau không chỉ là chuyện bạn bè nể nang, hay vì trách nhiệm, mà còn vì những lí do khác. Có những nhà thơ không chỉ khen thơ mà còn khen cả… thuốc chữa bệnh tiểu đêm. Các ông đã biết đóng quảng cáo, lăng xê chứ không chỉ chuyên tâm vào nghệ thuật nữa”. Thi sĩ này chỉ ra cái hại của việc dễ dãi khen: “Nó làm nhiễu loạn giá trị của văn chương. Không tốt cho người được khen, có nhiều người được khen xong rồi chẳng viết gì được nữa. Bởi lời khen ấy chỉ giúp hài lòng trong chốc lát nhưng không giúp ích cho hành trang đường dài của người sáng tác. Còn người buông lời khen dễ dãi cũng bị sứt mẻ uy tín. Có những ông khen như kiểu xoa đầu người ta, tưởng mình có quyền, không nghĩ sau đó bạn bè trong nghề… khinh”.  Nhưng hình như đã qua rồi cái thời người viết lo sợ  “mua danh ba vạn/bán danh ba đồng”?
Chém gió ra tiền
Người làm thơ nào cần lời khen nhất? Một nhà thơ đề nghị giấu tên cho biết: “Những người chập chững mới bước vào nghề cần một sự đánh giá của một người có uy tín. Sự đánh giá này thường là cái thẻ, giấy thông hành để người ta bước vào nghiệp viết. Cho nên, những lời giới thiệu thường là lời khen, chẳng ai muốn nhận chê cả”.
Lực lượng người làm thơ phát triển chóng mặt nên rất cần một lực lượng sẵn sàng khen thơ. Nhà thơ Đặng Huy Giang cho rằng, “nghề” khen thơ đã có từ lâu:  “Nhiều nhà thơ gạo cội hẳn hoi cũng hay khen lung tung. Bây giờ cứ nhìn tờ báo chuyên về văn chương thì thấy tập thơ nào chẳng đọc được, có ông viết giới thiệu còn chẳng thèm đọc sách cơ”. Chúng tôi hỏi nhà thơ Đặng Huy Giang: Người được khen có phải trả phí khen không? Anh thẳng thắn: “Có chứ, phải trả tiền cho người ta chứ. Tiền nhiều hay ít không biết, nhưng cũng phải trả công. Người ta hay tặng sách, nếu người ta muốn khen thì để một phong bì vào đấy, gọi là phí đọc. Hay dùng từ thịnh hành hơn là nhuận đọc”.  Anh kể chuyện: Từng hỏi một nhà thơ cảm tưởng về một tập thơ: “Tập thơ này được không bác?”. Nhà thơ nọ bình: “Có được gì đâu”. Tuy nhiên, ông cũng không ngại khai: “Nhưng nó cũng cho mình cái phong bì hơi dày”.
Nhà thơ Trần Nhương công nhận: Hiện tượng nịnh nhau, “bốc thơm” nhau hiện nay “hơi phổ biến” trong thi ca Việt. “Đấy là một thứ lươn lẹo, cả nể, không ai dám nói thẳng”. Chúng tôi đặt câu hỏi tương tự như với Đặng Huy Giang: Liệu làm chuyện “bốc thơm” có mang lại ích lợi tài chính không? Ông cười lớn: “Cũng có đấy, có quyền lợi họ mới dễ hạ mình. Có những người vì bạn bè, thân quyến nhưng hầu như có tí quà, có tí lì xì, có chai rượu”. Trần Nhương không tán thành việc dễ dãi khen thơ như hiện nay: “Năm 2012 có hội thảo thơ Thiền, nhiều nhà thơ nổi tiếng khen rùm beng, có quan văn còn khen những dòng thơ Thiền ấy trầm mặc, run rẩy. Những lời khen không xứng đáng với cái có để khen. Đó là trò đạo đức giả, trám vào thơ dở những cái tem vớ vẩn”.
Nhà thơ họ Đặng phản ánh: Trong đời sống thi ca hiện nay, đã xuất hiện những đội “chém gió ra tiền”. “Đội chém gió ra tiền” hoạt động tích cực ở những cuộc ra mắt sách. “Có người chém cẩn thận, có người chém vừa, có người chém thật lực. Đội chém gió rất đông, có những ông chém gió chuyên nghiệp, cuộc nào cũng có mặt”.  Nhà thơ kể: “Một lần, tôi được mời tới dự một cuộc ra mắt thơ. Đến nơi hãi quá. Có ông không đọc gì cũng chém, một nhà phê bình nói: Thơ thế này mới gọi là thơ, đàn bà phải yêu dữ dội thế, đàn ông chúng ta hèn. Tôi quay ra hỏi người được tâng bốc, ấy là một cô giáo, cô khai: Hết khoảng 60-70 triệu đồng để tập thơ ra đời, bao gồm khâu xuất bản, ra mắt... Tôi hỏi tiếp: Cô có thường xuyên đọc thơ người khác không, ý nói những nhà thơ nổi tiếng thế giới? Cô đáp: Chẳng đọc ai cả. Thế mà người ta cứ đua nhau khen cô. Chết ở chỗ cô này cứ tưởng mình hay thật”. Theo Đặng Huy Giang, hiện nay có nhiều người không đọc thơ, không hiểu thơ là gì vẫn làm thơ, “những người ấy làm thơ sao được, đích đến của họ là vào Hội Nhà văn, vào Hội xong không biết viết gì”.
Dở thì có gì để nói?
Người trong làng văn bình: Một trong những nhà thơ kiệm chê chính là đương kim Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Trần Ninh Hồ. Chúng tôi trao đổi với Trần Ninh Hồ, ông chia sẻ: “Chê thì vô cùng. Cụ Hoài Thanh quan niệm: Đã dở thì có gì mà viết nữa. Tự bạn đọc và thời gian sẽ loại trừ. Còn khi bình nên hướng vào cái hay để tất cả mọi người cùng thưởng thức. “Người ta đã viết rất nhiều về lí luận văn chương nghệ thuật nhưng chưa ai dám đảo trật tự Chân- Thiện –Mỹ, từ Aristotle đến Platon”, Chủ tịch Hội đồng thơ dẫn giải.
Nhưng có những nhà thơ không đồng tình với quan điểm của Trần Ninh Hồ. Trần Nhương nói: Lý do anh ít khi đăng đàn vì anh không có khả năng khen “toàn tập”. Phải có khen, có chê. Nhà thơ Phạm Đức chỉ ra cách khen thơ được nhiều bậc có tiếng trong nghề sử dụng hiện nay: Khen chung chung. “Thí dụ thơ rất dung dị, gần gũi với dân gian, nhiều rung cảm... Cách khen ấy chẳng ích lợi gì song cũng đỡ gây hại”. Tuy nhiên, ngoài kiểu khen “vô thưởng vô phạt”, ông còn thấy kiểu khen nguy hại cho người được khen lẫn môi trường thi ca: Khen những thứ không đáng khen, “thậm chí trong những hội nghị lớn, không ít nhà văn, nhà thơ có tiếng vẫn gật gù với kiểu khen gây tác dụng tiêu cực ấy”.
Có người nói: Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý hay xuất hiện ở những cuộc ra mắt thơ. Nhưng anh phủ nhận: “Người ta cũng mời vừa phải thôi, không phải “tuần chay nào cũng có nước mắt”. Anh cho biết, bản thân cũng rất cẩn thận khi nhận lời tham dự: “Tôi phải nghĩ xem đó có phải là tác giả thơ đúng nghĩa hay không mới đến. Đến chỉ để vui vẻ, nói mấy lời đãi bôi tôi không thích”.  Cho nên, có những trường hợp anh từ chối, dù sự kiện linh đình. Nhà thơ không phản đối các cuộc ra mắt giới thiệu tác phẩm mới song theo anh thành phần mời nên có chọn lọc, “những người phát biểu phải có chút “số má”, trách nhiệm của người phát biểu phải trung thực”. Nhà thơ quân đội chia sẻ: “Khen quá thì bản thân người viết lời khen không yên lòng. Người được khen nếu tự trọng sẽ xấu hổ”.
Chúng tôi hỏi Nguyễn Hữu Quý: Anh có được “nhuận mồm” không? Nhà thơ đáp: Hầu như không có. Vì “tôi vô tư, không đặt thành vấn đề”. “Nhưng cũng có những người có gì đó mới chịu khen, đúng hay không?”, chúng tôi hỏi tiếp. Nhà thơ nhìn nhận: “Có thể có những người phải đặt giá mới viết, mới nói: Tôi đến nói cho anh, anh được tiếng, anh phải trả cho tôi gì đó. Nhưng tôi không có chứng minh cụ thể. Vì người ta nói quá những điều tác giả ấy có, tập thơ ấy có thì cũng phải thế nào chứ?”

Nguồn: Tiền Phong

nhận xét hiển thị trên trang

Đầu năm Kỷ Hợi, mời độc giả nghe lại bài thơ bất hủ của cô giáo Trần Thị Lam

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?




Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...


Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...


Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...


Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...


Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...

TRẦN THỊ LAM
Trường PTTH chuyên Hà Tĩnh.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2019

cập nhật tình hình Venezuela 04.02.2019




Người dân biểu tình tại Caracas ngày 02/02/2019 phản đối chính quyền Maduro.
Các quốc gia chính thức công nhận ông Juan Guaido là tổng thống lâm thời Venezuela : 

Mười chín nước châu Âu: Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Litva, Estonia, Latvia, Luxembourg, Cộng hòa Sec, Ba Lan, Croatia, Bỉ, Hungary (hôm nay 04/02/2019).

Nghị viện Châu Âu đã đi trước một bước (hôm 31/1), và kêu gọi tất cả các nước thành viên Liên hiệp Châu Âu có động thái tương tự.

Hoa Kỳ (ngay từ ngày 24/1, sau khi ông Juan Guaido tự xưng tổng thống lâm thời). Hôm qua Chủ nhật, tổng thống Donald Trump tái khẳng định giải pháp quân sự là « một trong những khả năng ». Hôm nay thứ Hai, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hoan nghênh các nước châu Âu đã công nhận ông Juan Guaido. 

Canada, Úc, Israel và nhiều nước châu Mỹ la-tinh (24/1) : Brazil, Colombia, Achentina, Chilê, Costa Rica, Guatemala, Honduras, Panama, Paraguay, Pêru.

Các nước đang còn nghe ngóng :

Ý, Hy Lạp, Ailen. Ý chận một thông cáo chung của EU về khủng hoảng Venezuela.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho biết sẵn sàng làm trung gian cho cả hai bên.

Các nước ủng hộ Nicolas Maduro :

Nga, Trung Quốc, Cuba, Bolivia, Mêhicô, Thổ Nhĩ Kỳ.

Diễn biến khác trong ngày 04.02.2019 :

Venezuela tuyên bố sẽ xem xét lại quan hệ ngoại giao với các nước công nhận thủ lãnh đối lập Juan Guaido.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau loan báo viện trợ 53 triệu đô la Canada cho người dân Venezuela.

Nicolas Maduro viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhờ giúp đỡ làm trung gian hòa giải.

Guaido tố cáo Maduro định chuyển 1,2 tỉ đô la sang Uruguay, và yêu cầu nước này không tham gia vào vụ « cướp bóc ».

Mời các bạn đọc lại một số bài về Venezuela (Phóng sự, bình luận, điểm báo, tin nhanh) 

Nhiều nước châu Âu công nhận Juan Guaido là tổng thống lâm thời Venezuela


Venezuela, « vùng đất ân sủng » bị hiến sinh trên bàn thờ xã hội chủ nghĩa


Venezuela : Pháp yêu cầu Maduro loan báo bầu cử tổng thống « từ giờ cho đếntối »


Cấm vận dầu lửa Venezuela : Vũ khí hạng nặng của Mỹ


Venezuela và sự thức tỉnh của phương Tây


Nga lo sợ thay đổi chế độ ở Venezuela


Lính đánh thuê Nga sang Venezuela bảo vệ Maduro?


Venezuela : Được quốc tế ủng hộ, Guaido gia tăng áp lực


Tại Liên Hiệp Quốc, Mỹ và châu Âu ủng hộ thủ lãnh đối lập Venezuela


Quân đội Venezuela : Chỗ dựa cho Maduro


Venezuela : Được quân đội ủng hộ, Maduro tố cáo Mỹ xúi giục đảo chính


Venezuela : Dầu lửa, hoa hậu, trộm cướp và tem phiếu


Venezuela : Thủ lĩnh đối lập tự tuyên bố tổng thống, Mỹ và nhiều nước côngnhận


Venezuela : Dân đói kém, tổng thống xài sang


Nỗi cơ cực của người tị nạn Venezuela ở biên giới Colombia, Ecuador (ảnh)


Đổi tiền để chống lạm phát: Dân Venezuela hoang mang


Lạm phát phi mã, Venezuela phát hành tiền mới và lập sổ phân phối xăng dầu


Venezuela : Bị ám sát hụt, Maduro cáo buộc tổng thống Colombia (video)


Lạm phát 1 triệu phần trăm, Venezuela đi về đâu ?


Khủng hoảng Venezuela : Người dân lũ lượt sang Colombia kiếm sống


Venezuela : Bệnh nhân ghép tạng tuyệt vọng vì không còn thuốc


Venezuela : Dân đói khổ, lãnh đạo kiên định «xã hội chủ nghĩa»


« Cuộc chiến bánh mì » dữ dội ở Venezuela


Venezuela : Dân quá đói phải đi bới rác


Venezuela : Thiếu thực phẩm cho học sinh


Venezuela : Quân đội phụ trách xếp hàng hóa trong siêu thị


Trung Quốc vỡ mộng tại Venezuela (2)


Trung Quốc vỡ mộng tại Venezuela (1)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019

Trung Quốc đưa Venezuela đến bờ vực khủng hoảng như thế nào?


Cuối tháng 1/2019, Venezuela đang như nồi dầu sôi, xung đột dường như có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Một bên là tân Tổng thống tự xưng Juan Guaido được đông đảo thường dân ủng hộ, cùng với sự trợ giúp của Mỹ, Canada và ngày càng nhiều các quốc gia phương Tây. Một bên là Tổng thống chính phủ hiện tại Nicolas Maduro được quân đội, Nga và Trung Quốc hậu thuẫn. Từ một nước từng giàu nhất Nam Mỹ với trữ lượng tài nguyên khổng lồ, những phi vụ làm ăn mờ ám với Trung Quốc đã góp phần lớn khiến quốc gia này lâm vào bờ vực sụp đổ.
Trước khi Chavez lên nắm quyền, Venezuela đã là trùm bán dầu mỏ cho Châu Á. Năm 1996, nước này bán được hơn 1 tỷ USD nhờ vào điều này, với nước nhập lớn nhất là Nhật Bản. Trong khi đó, ông Chavez đã dẫn đầu làn sóng chỉ trích chính sách bán tài nguyên ra nước ngoài cho các thế lực đế quốc của chính quyền đương nhiệm. Tuy nhiên sau khi chiến thắng bầu cử năm 1998, chính Chavez lại tăng cường hợp tác với Trung Quốc bởi tìm thấy điểm chung trong ý thức hiện hiếm có. Tập đoàn dầu mỏ Trung Quốc NPCC tìm cách đàm phán để có quyền khai thác tại Venezuela.
Tháng 4/2001, Giang Trạch Dân đích thân với Venezuela để thúc đẩy ký hợp đồng hợp tác, mở ra thời kỳ quan hệ mật thiết cũng như khởi đầu ngọt ngào cho quá trình sụp đổ cay đắng của đất nước Nam Mỹ này.
Năm 2004 Bắc Kinh và Caracas ký thỏa thuận cho phép mỗi bên đầu tư tại quốc gia đối tác, mà không phải nộp thuế, Caracas cũng dành cho Bắc Kinh nhiều chế độ ưu đãi về thuế nhập khẩu, hơn hẳn với Hoa Kỳ.
Trung Quốc đến thời điểm này đã coi Venezuela là cánh cửa mở vào Nam Mỹ. Năm 2005, Trung Quốc đầu tư một tỉ USD vào quốc gia này. Lúc này, đã có khoảng 20 doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Venezuela trong đủ các lĩnh vực, từ khai thác dầu mỏ, khoáng sản, đến xây dựng đường sắt, các hạ tầng giao thông khác, viễn thông, năng lượng, nông nghiệp, sản xuất dụng cụ điện tử gia dụng…
Năm 2005, tổng thống Venezuela Chavez đình chỉ quan hệ hợp tác lịch sử về quân sự với Hoa Kỳ, xích lại gần Trung Quốc hơn. Năm 2007, Quỹ chung Trung Quốc – Venezuela thành lập, thương mại 2 bên tăng cường, tổng giá trị vượt quá 4 tỷ USD. Nhưng từ lúc này, Venezuela trở thành con nợ lớn nhất Trung Quốc tại Mỹ Latinh với số nợ đã lên tới 5 tỷ USD.
Các nhà quan sát nhìn nhận, dòng tín dụng dễ dãi của Trung Quốc đã tạo ra một tầng lớp quan chức tham nhũng khổng lồ, chỉ biết bán tài nguyên quốc gia cho Trung Quốc mà không cần nghĩ đến phải thay đổi chính sách để phát triển kinh tế bền vững, nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng không lối thoát của nền kinh tế Venezuela hiện tại. Trong khi giá dầu còn cao, những khoản đầu tư của kếch xù của Trung Quốc tạo ra ảo tưởng du ngủ tầng lớp dân nghèo. Còn trong khi giá dầu sụt giảm và nền kinh tế trải qua thảm họa, nguồn tiền này đã chèo chống cho chế độ Maduro.
Thực tế cho thấy, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế Venezuela càng tồi tệ thì sự lệ thuộc vào Trung Quốc của quốc gia này càng tăng. Trung Quốc không công bố số tiền cho vay với các dự án cụ thể nào, cũng như điều kiện cấp tín dụng, một điều được cho là nhằm mua chuộc và khuyến khích giới quan chức tham nhũng.
Theo một số nhà quan sát, Trung Quốc đã cho Venezuela vay 60 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng tín dụng của nước này cho các nước Mỹ Latinh. Nhìn chung, Trung Quốc dành đến 90% đầu tư trực tiếp tại châu Mỹ Latinh cho các hoạt động khai thác khoáng sản, số tiền đầu tư phát triển rất ít, tức chỉ mang tính mị dân.
Một trong những ví dụ đó là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Mỹ Latinh trị giá 7,5 tỷ USD tại Venezuela được trao cho công ty Trung Quốc China Railway đã hoàn toàn đổ bể. Tập đoàn này âm thầm rút khỏi Venezuela năm 2015 trong bối cảnh nước này sắp vỡ nợ, và để lại khoản nợ 400 triệu USD cho chính phủ Maduro.
Huawei, tập đoàn viễn thông Trung Quốc đang gặp rắc rối tại Mỹ và phương Tây cũng đặt chân lên Venezuela. Năm 2010, tập đoàn này đóng góp 35% vốn cho công ty điện tử viễn thông Orinoquia của Venezuela, tuy nhiên các dự án được hứa hẹn cũng đổ bể giống như dự án đường sắt. Chính phủ Maduro gần đây sử dụng các thiết bị của Huawei để giám sát và trừng phạt phe đối lập và người biểu tình.
Trong lúc nền kinh tế chỉ huy của Venezuela không tạo ra được một ngành sản xuất nội địa nào ra hồn, thì hàng nhập khẩu Trung Quốc tràn ngập thị trường. Năm 1998, trước khi Chavez nắm quyền, chỉ có 0,18% hàng nhập khẩu là của Trung Quốc. Sau 14 năm, tỷ lệ này là gần 40%.
Từ năm 2007 đến năm 2014, Trung Quốc cho Venezuela vay 63 tỷ USD – 53% tất cả các khoản vay mà Bắc Kinh dành cho khu vực Mỹ Latinh trong giai đoạn này. Sự hào phóng đi kèm theo một cái bẫy; để đảm bảo việc trả nợ, Bắc Kinh khăng khăng đòi trả bằng dầu hỏa. Hầu hết các khoản vay được thỏa thuận khi giá dầu ở mức hơn 100 USD/thùng, như đã từng xảy ra trong giai đoạn 2007 – 2014, và dường như cả hai bên đều được lợi. Tuy nhiên, tháng 1 năm 2016, giá dầu giảm xuống còn 30 USD/thùng, làm cho khoản nợ của Venezuela trở thành quá lớn. Để trả nợ cho Bắc Kinh, nếu theo thỏa thuận trước đây, Venezuela phải chuyển một thùng thì nay phải trả hai thùng.
Sau Hugo Chavez qua đời năm 2013, Trung Quốc đã gia tăng nỗ lực biến Venezuela thành một chư hầu, thúc đẩy Caracas tăng cường khai thác tài nguyên để trả nợ.
Trong bối cảnh giá dầu sụt giảm mạnh, tổng thống Maduro đã bí mật đàm phán với Trung Quốc và một số nước khác nhằm khai thác trên quy mô lớn nhiều loại khoáng sản quý hiếm, như vàng, coltan, boxit, kim cương, titan, nikel… tại vùng “Vòng cung mỏ Orinoco”, với tổng diện tích 112.000 km² (tương đương 12% diện tích Venezuela).
Năm 2016, Trung Quốc ký được hợp đồng khai thác quặng coltan, thứ kim loại cần cho linh kiện điện thoại di động. Vòng cung mỏ Orinoco chính thức được coi là một “đặc khu kinh tế”, mở rộng cho các tập đoàn Trung Quốc và nhiều tập đoàn đa quốc gia khác. Đây là nơi các điều kiện kinh doanh hết sức dễ dãi, các tiêu chuẩn về lao động, môi trường gần như bị bỏ qua, chưa kể đến vấn đề môi trường sống của rất nhiều cộng đồng sắc tộc sống lâu đời bị đe dọa nghiêm trọng.
Tháng 9/2018, Bắc Kinh tiếp tục bỏ thêm 5 tỷ đô la, để mua lại 10% cổ phần của tập đoàn dầu khí Venezuela (PDVSA). Trung Quốc cũng đạt được thỏa thuận với chính quyền Maduro để công ty Yankuang Group khai thác vàng tại khu vực Vòng cung Orinoco nói trên.
Mặc dù chế độ  Maduro đang khủng hoảng trầm trọng, Bắc Kinh chắc chắn sẽ không từ bỏ vùng đất màu mỡ Nam Mỹ này. Một mặt để bảo vệ số tiền khổng lồ đã đầu tư ở đây, một mặt muốn giữ đặc quyền khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào. Một khi đã đứng chân được tại Venezuela, thì bằng cách này hay cách khác, Trung Quốc tìm mọi cách ở lại. Kể từ những năm 2015, 2016, Bắc Kinh bắt đầu tiếp xúc với phe đối lập Venezuela, để chuẩn bị phương án mới, đề phòng thay đổi chế độ. Hơn nữa, theo một số nhà nghiên cứu, việc Venezuela thay đổi chế độ sẽ không cản trở Trung Quốc tiếp tục mô hình dùng tiền bạc mua chuộc giới chóp bu để thao túng mà họ đã quen sử dụng trên khắp thế giới, kể cả các quốc gia tiên tiến như Úc và Canada.
Trọng Đức

nhận xét hiển thị trên trang

GIÓ THƯỢNG PHÙNG





Hoàng Quốc Hải



Kết quả hình ảnh cho VÕ BÁ CƯỜNG

“Gió Thượng Phùng” là tựa đề cuốn tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Võ Bá Cường, do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn in và phát hành vào quý IV năm 2018. Sách viết về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Trung Quốc tháng 2 năm 1979, diễn ra trên 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta.Tôi nói “Gió Thượng Phùng”là tiểu thuyết lịch sử,bởi độ lùi thời gian đã tới 40 năm.Nhiều sự kiện lịch sử đã vỡ vụn thành truyền thuyết.Tác giả phải dò tìm,chắp nối và giải mã…

Điều thú vị là tác giả chỉ mô tả cuộc kháng chiến chống kẻ thù sát nách trong khuôn khổ một xã, thậm chí một xóm nhỏ của người dân tộc HMông.
Về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, tới nay vừa tròn 40 năm, nhưng số lượng tiểu thuyết viết về cuộc chiến tranh này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nhưng viết về một cụm dân cư rất nhỏ của dân tộc thiểu số H Mông, kiên cường chống giặc từ đầu đến cuối cuộc chiến tranh, thì đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên.
“Gió Thượng Phùng” chỉ riêng tên truyện cũng toát lên một sự bình yên vừa mộc mạc, vừa gần gũi với đời sống con người.
Thượng Phùng là địa danh, tên một xã thuần người dân tộc H Mông, thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Thượng Phùng có diện tích hơn 30km2, chủ yếu là núi đá. Dân số khoảng hơn 2.000 người ở rải rác trong 26 thôn, bản. Phía bắc và phía đông xã Thượng Phùng giáp Trung Quốc. Ngăn cách hai nước bởi con sông Nho Quế. Nơi sông hẹp mùa nước cạn, nhảy vài bước là qua biên giới, là sang chơi nhà hàng xóm mà không cần giấy thông hành hoặc hộ chiếu.
Thượng Phùng, theo tác giả lý giải: Thượng là cao, Phùng là gió. Tức là gió cao nguyên. Thực vậy, vùng này cao hơn mực nước biển trên 1.000m. Thiên nhiên ưu đãi cho ba thứ: Đá, gió và sương mù.Sương mù dày đặc, cách vài mét đã không nhìn thấy mặt nhau. Sương bay như tuyết, chìa tay ra có thể hứng được và nó tan thành màng nước mỏng. Vì vậy, Thượng Phùng còn có tục tắm gió rất nên thơ. Ấy cũng bởi vùng cao này, nước còn hiếm hơn cả rượu.
Với hơn 230 trang sách khổ rộng, chưa phải là cuốn sách dày, song nó nén được rất nhiều thông tin; từ ăn ở,cưới hỏi,tang ma,hội hè,giao tiếp xã hội đến mọi phong tục,tập quán,văn hóa, lịch sử dân tộc của người H Mông vô cùng phong phú và sinh động,khiến ta không khỏi ngạc nhiên.
Nói là sách viết về cuộc chiến tranh biên giới, nhưng suốt 17 chương, chỉ duy nhất có một chương là viết về chiến tranh thực sự ác liệt. Số còn lại là nói về tình người, mối quan hệ nồng ấm giữa những người dân bình dị của hai nước, tắt lửa tối đèn có nhau. Tác giả dụng công mô tả cái mạch ngầm dẫn đến chiến tranh, gây chia rẽ và thù hận trong lòng người, phản bội bạn bè, lật mặt với lân bang, nó nằm trong những cái đầu nuôi mộng bành trướng bá quyền, chỉ muốn thu gom thế giới vào trong lòng tay mình.
Để viết được một đoạn biên giới ngắn ngủn vài cây số, với một xóm dân vài chục nóc nhà của người H Mông, tác giả phải sải bước chân điền dã cả ngàn cây số theo chiều dài biên giới suốt 6 tỉnh phía bắc nước ta. Tác giả cũng đã tiếp xúc với nhiều đồn biên phòng từ Móng Cái đến Hà Giang, gặp không biết bao nhiêu chiến sĩ đang cầm súng, cũng như các thương binh, cựu chiến binh đã già, đã giải ngũ về hưu. Lật mở không biết bao nhiêu hồ sơ, sách truyện để tìm ra nhân chứng, vật chứng.
Với người đang sống, khó mấy tác giả cũng tìm được cách tiếp cận, nhưng với người đã chết, thì phải “triệu hồn” về đối thoại. Về phía ta đã khó, nhưng về phía đối phương thì ngàn vạn lần khó hơn. Tuy nhiên, khó mấy cũng phải vượt, nếu không sẽ không giải mã được sự kiện, truyện trở nên quẩn quanh bế tắc, không thuyết phục được người đọc.
Ta là một nước nhỏ, sống cạnh người hàng xóm khổng lồ. Ta luôn nhún nhường, đôi khi phải chịu nhẫn nhịn để tránh đổ vỡ lớn sẽ dẫn tới chiến tranh. Nhưng ta càng nhường, họ càng lấn tới. Vì vậy, ta dùng nhu để chế cương. Nhu là giải pháp tình thế, nhưng nhu quá sẽ là nhược. Một khi lâm vào thế nhược là hoảng loạn, mất phương hướng dẫn tới tình thế mất nước. Chính vì thế mà nhu hoặc nhịn nhường của ta đều có nguyên tắc, có giới hạn trong lằn ranh đỏ. Đó là toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia. Vượt qua giới hạn đó, đối phương sẽ phải trả giá đau đớn.
Quy mô phản ánh của tiểu thuyết “Gió Thượng Phùng” vừa sâu, vừa rộng. Vậy thì lẩy vài nét trong hồ sơ tiểu thuyết, để biết dụng công của tác giả.
Mở đầu truyện, tác giả giới thiệu hai xóm nhỏ bé của hai nước bên hai bờ sông Nho Quế: “Chân núi Sư Tử Sơn, dưới ngọn Linh – Xáng Cả có hai mỏm đất như hai răng con ngựa chọc lên trời, chia đôi dãy Sư Tử tạo thành đường biên giới giữa hai nước.
Bên kia là thành phố Điền Hoa nước bạn, bên này là đất Thượng Phùng của người Mông nước Việt. Xóm Răng Ngựa nước bạn phía đầu suối có nhà Phùng Lý Lô – Phùng Tả Châu – Thồng Hồ - Dù Vần – Lưu Văn Lèng…
Cuối suối có mươi nhà người Mông, nằm túm tụm như những tổ én tạo thành xóm Mỏ Phàng (nước mình). Nhà Xìn Xà Phủ - Chảo A Nghì – Thuở Dùng Sử - Dống Sò… Tối đến, người già dắt trẻ con hai xóm sang nhà nhau chơi hoặc ra đầu núi hóng gió. Họ ngồi ăn hoa quả, uống nước rồi đem chuyện làm ăn ra chia sẻ. Dân chúng hai nước coi nhau như một, như cây hoa đào mọc ở đầu dốc, nó không có biên giới, không có quốc tịch… chỉ có một màu hồng tươi cho mọi người thưởng ngoạn.
Bên xóm Răng Ngựa, họ Lý (người Hán) chiếm đa số, Lý Lô người cao tuổi nhất. Bên xóm Mỏ Phàng, Chảo A Nghì (người Mông) đại diện. Tối nào nhà Chảo A Nghì cũng đèn đuốc sáng trưng, đón khách từ xóm Răng Ngựa sang chơi” (trang 8-9 Gió Thượng Phùng).
Nhà Lý Lô bên xóm Răng Ngựa sinh cậu con trai Lý Chi; nhà Chảo A Nghì xóm Mỏ Phàng sinh cậu con trai A Thàng cùng bằng tuổi nhau. Hai trẻ chơi với nhau thân thiết như hai anh em vậy. Sau, nhà Chảo A Nghì lại sinh bé gái Máy Mỉ xinh đẹp tựa đóa hoa rừng. Bên nhà Lý Lô xóm Răng Ngựa đã ngầm có ý định khi các con lớn, sẽ xin Máy Mỉ cho Lý Chi.
Nhà Chảo A Nghì có dàn đậu ván hoa tím ngắt, quả sai chi chít. Lý Chi thích lắm. A Nghì lấy hạt đem sang gieo tại vườn nhà Lý Chi bên xóm Răng Ngựa. Chẳng bao lâu sau, nhà Lý Chi cũng có dàn đậu ván xanh mướt, phơi đầy hoa tím. Chúng đặt tên cho loại đậu này là: “Đậu hai nhà”.
“… Hai đứa trẻ, hai dân tộc, hai nước có nền văn hóa khác nhau, tắm chung nước suối, tập bắn cung, tập cưỡi ngựa. Chả biết tại sao sau này nhà chú Lý chuyển gần đến nhà Chảo A Nghì cách nhau một quãng suối, xắn quần lội sang nhau được. Mẹ Lý Chi chỉ cần mở cánh cửa sau bếp là đã trông thấy con trai nhà mình đang nô nghịch bên nhà hàng xóm”. (tr 13 sđd).
“… Phố này, ai cũng biết chú (Lưu Văn Lèng) mất vợ sau một đêm cãi vã nhau. Vợ chú lội suối sang đất Thượng Phùng kiếm sống, chẳng may lạc vào rừng bị chó sói ăn thịt. Người dân Thượng Phùng nhặt xương, xác thị về Mỏ Phàng. Chú Lèng sang nhận xác vợ. Chú khóc, miệng luôn nói: “Nhà nghèo lấy gì chôn cất nắm xương vợ” Dân Mỏ Phàng bảo nhau người tháo cửa, nhà tháo ván ngăn tường, hợp thành cỗ gỗ chôn vợ chú”.
Người Thượng Phùng còn làm ma to, cũng thổi khèn Mèo, cũng làm lễ cúng tế thần linh núi non, trời đất. Chú Lèng cảm động ở lại ăn cơm ở nhà Dống Sò mấy ngày liền. Sau một tuần chú lội suối về. Năm đầu, năm sau chú đều sang Mỏ Phàng vào tiết thanh minh. Lâu nay chú bỏ hẳn (tr 31 sách đã dẫn).”
Và một chút nữa thêm vào hồ sơ xóm Mỏ Phàng. “… Ông nội họ Lèo là Lèo Thống Hồ chết chôn ở chân núi Sư Tử. Bố đẻ là Lèo Dù Vần, mộ chí lại nằm ở Mỏ Phàng nước Việt.
Khi đất nước bên ấy loạn lạc, Lèo Dù Vần chạy sang xóm Giàng Bái (Mỏ Phàng) tá túc, được dân Mỏ Phàng che chở, cưu mang, khi chết được dân Mỏ Phàng chôn cất tử tế. Ấy thế mà đất Mỏ Phàng sau này trở thành đất tranh chấp, bao tai họa đổ xuống đầu người dân hiền lành, tốt bụng…” (tr 60 sđd).
Và đây là vài chi tiết trong xóm Răng Ngựa: “ Chả biết từ trời cao hay đất dầy, tự nhiên người hai xóm gặp nhau thờ ơ, lánh mặt. Dân xóm Răng Ngựa ít sang Mỏ Phàng xay nhờ ngô làm mèn mén. Con gái ít gặp nhau ở chỗ lấy nước chảy từ khe núi ra. Có lần thùng nước của người Mỏ Phàng bị vất khỏi chỗ vòi nước chảy, thay vào đấy cái thùng gỗ của người xóm Răng Ngựa.
Sự lánh mặt nhau lúc đầu có vài người, sau đông hơn, nhiều hơn và chẳng bao giờ lội suối sang nhau ăn đám cưới nữa…
Không khí đang yên ổn tự nhiên căng thẳng. Lý Chi và A Thàng không được gần nhau như trước. Hai đứa cũng không cắt nghĩa nổi…?
Khi Lý Chi đi núi về thấy cái cửa sau bếp trước bố mở ra để nhìn sang sân nhà A Thàng, bị cót ép đóng kín lại. Mẹ Lý Chi lúng búng bảo: “Chú Lèng bắt làm thế, không cho nhìn thấy kẻ thù của mình” (tr 26,27 sđd).
“… Lưu Văn Lèng hôm đó lội qua suối kéo qua mấy chục dân binh, có thằng vác súng, kéo thẳng tới Lùng Vần Chải, tuyên bố: “Đây là đất của họ”, lùa dân xóm Răng Ngựa sang chặt cây, đốt nương, trồng ngô trên đất dân ta vẫn trồng cấy hàng trăm năm. Mình mềm họ lấn. Có hôm công khai đưa cả binh lính, sĩ quan công an biên phòng, kéo sang những khẩu cối B40-RPD-AK bắc loa xua đuổi người mình ra khỏi nhà, trả đất cho nó và dọa: “Nếu không sẽ đốt nhà bắt người…”
“… Buổi sáng thức dậy người Mỏ Phàng nhìn thấy người hàng xóm (xóm Răng Ngựa) cày đất, gieo hạt trên đất nhà mình. Con bà Dìn ra lớn tiếng. Nó đẩy ngã xuống rãnh ngô, dùng cán cuốc đập chết. “Tai họa rồi”! Bà Dìn thốt lên vậy. Một thằng xóm Răng Ngựa quật bà xuống, mặt bà úp vào luống ngô xanh. Trán bà đập phải hòn đá chúng mới cày lên vất đầu bờ…
A Thàng, Máy Mỉ dẫn hàng trăm người, già, trẻ, gái trai đi theo con đường mòn từ núi sâu đang tụt dốc xuống chỗ đất bị xâm lấn. Họ đang đến sát lại chỗ bà Dìn nằm.
A Thàng xông lên trước. Thằng sĩ quan có súng bước lại ngăn A Thàng. Anh xô nó. Hắn ngã. Hắn hô “tả” “tả”. Mấy đứa xô vào. A Thàng lạnh lùng đánh gục từng đứa.
Thấy đuối sức và đuối lý. Lưu Văn Lèng quát: “Về thôi, không cãi lý với lũ người ngu ngốc nữa”. !
A Thàng tổ chức làm lễ an tang con bà Dìn ngay tại nương ngô nhà bà, để ghi nhớ mối thù này. Những chiếc khăn lanh trắng được thắt lên đầu. Mọi người cúi xuống. Ông già núi lên tiếng: “Buồn một tý”! (ý nói mặc niệm). ( tr 73-74 sđd).
Lấy số đông áp đảo không được. Lấy lực lượng vũ trang uy hiếp và cả trắng trợn giết người cũng không lay chuyển được ý chí sắt đá và lòng yêu nước, yêu nhà của bà con người Mông xóm Mỏ Phàng, người Mông xã Thượng Phùng. Đối phương (tức là phía Trung Quốc) lại cử sang một kẻ đội lốt đạo sĩ (đạo Giáo), một thầy tâm linh, mong có thể thuyết phục hoặc hù dọa đồng bào. Y đòi gặp Dống Sò, một già làng, giữ hồn dân tộc và Chảo A Nghì, người đại diện cho ý chí và lòng yêu nước của bà con dân tộc Mông, xóm Mò Phàng, xã Thượng Phùng.
Sau khi nghe y thuyết giải một cách dông dài, Dống Sò bảo: “ Nếu ngài là người trung thực thì giúp đỡ người Thượng Phùng trừ lũ ác quỷ. Nó đang gài mìn giết trâu bò, bắt cóc trẻ con, phụ nữ. Đêm xuống đóng vai thổ phỉ,quân của Lý Nhè Lùng vào nhà dân cướp của, hãm hiếp, đốt nhà, dắt ngựa… Đúng lúc đó một bà vẻ tiều tụy, đội tuyết lao vào ôm lấy chân Dống Sò: “Thưa già, nhà tôi ở Xín Ngài. Chồng tôi chết mìn đã hơn năm nay, một mình nuôi con nhỏ cày ruộng gieo ngô, mẹ con sống lam lũ. Thế mà đêm qua họ vào cướp hết lúa, ngô bắt nốt con lợn trong chuồng. Nó chả từ cái gì…
Dống Sò chớp chớp mắt nhìn người đàn bà đau khổ, lại nhìn vẻ mặt trơ trơ của tên đạo sĩ, ông nói: “Tự nhiên tôi lại nghĩ đến Lưu Văn Lèng bên xóm Răng Ngựa. Nhớ lại ngày ông ta sang Thượng Phùng chôn cất vợ, ăn ngủ ở nhà tôi. Mới hơn chục năm. Hôm nay Lưu Văn Lèng muốn Thượng Phùng không còn tiếng chim, đêm không nghe thấy tiếng động của thú. Không còn cả tiếng dế và côn trùng nữa. Ông ta đã dẫn dân binh sang gài mìn, phá ngô, phá hồ nước. Lèng phản bội lại dân Thượng Phùng, lấy oán báo ân. Đạo sĩ có biết tâm trạng của chúng tôi như thế nào không, khi phải sống chung với kẻ phản bội, mặt người dạ thú, lật mặt như trở bàn tay. Thâm độc hơn, cứ tối tối cho người cải trang thành người Mông, chờ lúc mọi nhà khóa cửa đi ngủ, đem mìn vào gài ở đầu cửa. Sáng ra, gia chủ tháo then đẩy cửa, mìn mở chốt tự động nổ tung. Cả nhà chết hết. Lũ người này mất hết cả nhân tính rồi đạo sĩ ạ. Chúng là đồng bào của ngài đấy!”. (tr 87,88,89 sđd).
Lướt mấy đoạn trích ngang trong hồ sơ tiểu thuyết, cho ta hai mảng mầu tương phản. Một bên nhân ái, chân thực, bao dung. Một bên tráo trở lấy oán trả ân, ác độc phi nhân tính, bởi có tác động từ trên thượng tầng kiến trúc xuống, nhằm phục vụ mưu đồ chính trị tối đen. Cuộc tranh chấp dân sự mang tính gây hấn, do phía bên kia áp đặt, là tiền đề dẫn tới cuộc xâm lược vô trách nhiệm của nhà cầm quyền Trung Hoa vào tháng 2 năm 1979.
Người Mông xóm Mỏ Phàng và cả xã Thượng Phùng đấu tranh giữ đất trước chiến tranh;chiến đấu đấu bảo vệ Tổ quốc khi quân xâm lược tràn qua biên giới.
Về những vấn đề này, tác giả mô tả vô cùng phong phú và hết sức sinh động, tưởng không cần nhắc lại. Chỉ xin có đôi lời cắt nghĩa vì sao người Mông chiến đấu quả cảm, đoàn kết, kiên định chống lại sự tàn bạo và quỷ quyệt của kẻ thù đến tận ngày toàn thắng. Tinh thần đó được phản ánh khá trung thực, tựa như một bản anh hùng ca trong tiểu thuyết lịch sử “Gió Thượng Phùng” của nhà văn Võ Bá Cường.
Từ xa xưa Miêu tộc đã bị Hán tộc chèn ép, cướp đất và dồn xuống phía Nam. Người Hán cướp bóc họ đến không còn gì để sinh sống nữa. Đến nỗi khi chết, ma người Miêu vẫn còn sợ ma người Hán tiếp tục cướp bóc, hành hạ. Vì vậy, các đồ tùy táng phải hóa trang cho xấu xí. Ngay bộ quần áo mới, mặc cho người chết, gia chủ cũng phải đính theo vài mụn vá bằng thứ vải cũ kĩ. Bi kịch này hiện vẫn còn lưu giữ trong các truyện dân gian của người H Mông Hà Giang.
Không chỉ người Hán mà người Mãn Thanh khi cai trị Trung Hoa, vẫn giữ chính sách ngược đãi người Miêu. Vì vậy năm 1875 có cuộc đại nổi dậy của người Miêu ở các tỉnh Hồ Nam, Quý Châu, Vân Nam chống lại triều đình Mãn Thanh. Cuộc nổi dậy bị đàn áp đẫm máu. Người Miêu chạy dạt qua các nước Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam. Đây là cuộc đại di cư của Miêu tộc.
Tới Việt Nam người Miêu (nay là H Mông) được che chở, được chấp nhận và trở thành dân tộc thiểu số trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Vì lẽ đó họ chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, cũng là bảo vệ sự tồn vong của chính họ.
Tuy nhiên, họ chỉ nhận diện được kẻ thù, khi chính nó tự tháo chiếc mặt nạ chúng đeo thường ngày. Sự việc bắt đầu từ phía bên kia lũ lượt kéo sang xóm Mỏ Phàng đòi đất. Lý do là ngôi mộ của nhà họ Lèo, tức bố đẻ của Lèo Vần Dù, chạy loạn sang Việt Nam, được người xóm Mỏ Phàng cưu mang; khi ông ta chết, được dân Mỏ Phàng thương tình chôn cất cho. Ấy thế mà chúng trở mặt nói: “Người Trung Quốc chết , chôn ở đất Trung Quốc. Vậy đất này là đất của Trung Quốc. Người Mỏ Phàng phải trả đất cho Trung Quốc, nếu không sẽ bị cày ủi”.
Việc nữa là Lưu Văn Lèng trở mặt, đem người sang gài mìn, cướp của, giết người để trả cái ơn dân Mỏ Phàng đã cưu mang trong lúc y túng quẫn.
Chỉ tới khi bộ mặt thật của bọn xâm lược hiển lộ, thì sức chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của người H Mông Thượng Phùng mới thật sự bùng phát,và kiên cường tới ngày toàn thắng.
Xâm canh, xâm cư, xâm táng là ba giai đoạn của một cuộc trường chinh cướp đất. Thủ đoạn này, người Trung Quốc diễn cả ngàn năm nay với tất cả các quốc gia mà nó có chung biên giới. Nên nhớ, với người Trung Hoa một xăng ti mét đất họ cũng lấn cướp.
Tôi không nói tiểu thuyết “Gió Thượng Phùng” là tác phẩm toàn bích. Đương nhiên tác giả có thể làm cho tác phẩm tốt hơn.Mặc nhiên tác giả sẽ tu chính vào lần tái bản gần nhất nên không bàn tới chuyện ưu,khuyết ở đây.
Điều cần khẳng định: Tiểu thuyết lịch sử “Gió Thượng Phùng”của nhà văn Võ Bá Cường thật sự là một bài ca giữ nước, một kho báu kinh nghiệm không chỉ của người H Mông, mà là tài sản chung của cả 53 dân tộc Việt Nam.
Hơn nữa “Gió Thượng Phùng” còn là lời cảnh tỉnh cho những kẻ còn khờ dại tin theo lời hứa hão, lời lừa mị của đám Trọng Thủy lộng ngôn thời hiện đại.
Ngày 14 tháng 1 năm 2019
HQH

Ảnh: Nhà văn Võ Bá Cường 

http://trannhuong.net/tin-tuc-53922/gio-thuong-phung.vhtm
..

nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019

Vắng bóng công lý


FB Huy Đức 1-2-2019 

Cả hai bản án đưa ra ngàycuối năm đều làm công chúng thất vọng dù được chờ đợi với thái độ rất khác nhau. Bản án 30 và 36 tháng tù cho hai “chén tướng” như để cho xong và mở đường cho một phúc thẩm án treo. Trong khi, bản án 42 tháng tù cho bác sỹ Hoàng Công Lương lại được tuyên như một lời thách thức. Hình ảnh nhỏ nhoi của bác sỹ Hoàng Công Lương thật tương phản với hai viên tướng – có gương mặt như một cái cười khẩy – bước ra “xe sang”. Hai phán quyết của Toà cuối năm đã vắt kiệt niềm tin vào một nền tư pháp mà khả năng cung cấp công lý vốn đã được coi là xa xỉ.
Image result for Vắng bóng công lý
Đằng sau vụ 9 bệnh nhân tử vong ở bệnh viện đa khoa Hoà Bình là các hợp đồng kinh tế. Đó là một sự cấu kết quy mô giữa các quan chức trong ngành y tế với các nhà cung cấp thiết bị chứ không phải là hình ảnh nhỏ bé mà ta thấy của bác sỹ Hoàng Công Lương. Thay vì phanh phui những liên minh ma quỷ đằng sau, các cơ quan tố tụng lại chỉ nhắm vào những người làm chuyên môn lương thiện. Dù bác sỹ Lương có phải chịu một phần trách nhiệm, rõ ràng cũng không thể như vị trí của anh được đặt ở phiên toà. Dù thật là trớ trêu khi phải đặt Vũ Nhôm bên cạnh bác sỹ Hoàng Công Lương nhưng gọi Vũ Nhôm là chủ mưu trong một vụ đánh chén công sản, trong đó có cả công sản của ngành công an, cho thấy khả năng hài hước của nền tư pháp VN là không giới hạn.

Các tham tướng dù không được dạy thì chỉ cần đọc tiểu thuyết trinh thám cũng biết chẳng có thứ bình phong nào mà ngành tình báo lại sức giấy tứ phương. Vũ Nhôm chỉ là bình phong cho một âm mưu thôn tính đất công mà kẻ chủ mưu chắc chắn còn to hơn các tướng đang đứng trước vành móng ngựa. Tội của Vũ Nhôm đơn giản chỉ là tiêu thụ tài sản do người khác tham nhũng mà có.

Một bản án có công lý không chỉ phải làm cho các bị cáo “tâm phục khẩu phục” mà còn phải tạo ra được cùng cảm nhận với đa số công chúng đang theo dõi phiên toà như một “bồi thẩm đoàn”. Có những thứ pháp luật mà xử đúng chưa chắc đã có công lý; nhưng nếu muốn đạt tới công lý thì, bất cứ nền tư pháp nào, trước tiên, phải xử đúng. Các cơ quan tố tụng thay vì tìm kiếm công lý đã “uyển chuyển” ngay từ đầu để tiến trình điều tra né rất bài bản bản chất của cả hai vụ án.

Hình ảnh nhỏ nhoi của bác sỹ Hoàng Công Lương thật tương phản với hai viên tướng – có gương mặt như một cái cười khẩy – bước ra “xe sang”. Hai phán quyết của Toà cuối năm đã vắt kiệt niềm tin vào một nền tư pháp mà khả năng cung cấp công lý vốn đã được coi là xa xỉ.

nhận xét hiển thị trên trang

Giọt nước mắt cuối năm của cụ Hoàng Nhỏ


Cha của liệt sĩ Gạc Ma Hoàng Văn Túy, cụ Hoàng Nhỏ, bật khóc khi thấy chúng tôi. Nhà vẫn chưa có dấu hiệu nào của Tết. Cụ nằm lắc võng nhè nhẹ. Người con trai, em anh Túy, đi đánh cá thuê, vừa từ Ninh Thuận về, tay không. Năm nay thất mùa. 

Cụ Hoàng Nhỏ - các báo trước đây nhầm gọi là Hoàng Dỏ - đã ngoài 90, hàng năm vẫn làm giỗ chung cho 64 liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma, trong đó có con trai mình. Năm 2017, một nữ doanh nhân từ Sài Gòn ra thăm và từ đó - thông qua Nhịp Cầu Hoàng Sa - gửi tặng cụ mỗi tháng một khoản tiền. 

Cách đây 5 tháng cụ nhắn vào xin không nhận nữa nhưng nữ doanh nhân Sài Gòn xin giấu tên này không chịu. Ngồi nhấp ngụm trà, cụ giải thích, "Nghèo lắm, khổ lắm các chú ạ; nhưng còn bao nhiêu người khác, tôi đã được giúp 100 triệu làm căn nhà này rồi".Chúng tôi nói với cụ là rất nhiều gia đình Gạc Ma cũng được giúp làm nhà cụ mới quệt nước mắt, nhìn ra dải cát trước nhà, xa xăm. 

Mỗi lần nữ doanh nhân này ra Quảng Bình thăm, cụ Hoàng Nhỏ lại kín đáo quan sát. Khi chị ra ngoài, cụ níu áo tôi, "Ngày ở Cam Ranh, nghe nói Túy nó có yêu một cô; có phải cô này không anh?" Tôi lặng đi một lúc, biết chắc chắn là không mà cho đến bây giờ vẫn chưa tìm được câu trả lời thích hợp.

HUY ĐỨC02.02.2019


Phần nhận xét hiển thị trên trang