Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

Mỹ bất ngờ hoãn tăng thuế với Trung Quốc sau bữa tối của hai lãnh đạo


Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình cùng các quan chức dự tiệc tối kết hợp làm việc tại Argentina ngày 1/12. (Ảnh: Reuters).


Dân trí

Chủ nhật, 02/12/2018 - 10:32

Bữa tối kéo dài hai giờ rưỡi giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị G20 tại Argentina hôm 1/12 đã kết thúc bằng một thỏa thuận “đình chiến thương mại”.

Trong bữa tối kết hợp làm việc được tổ chức bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina hôm 1/12, Tổng thống Donald Trump cùng Chủ tịch Tập Cận Bình và phái đoàn quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã đạt được đồng thuận rằng, các cuộc đàm phán thương mại nên được tiếp tục và cả hai nước đều nhất trí không áp đặt thuế bổ sung lên hàng hóa của nhau. 


“Tổng thống Trump đã nhất trí rằng vào ngày 1/1/2019, ông sẽ giữ mức thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa (của Trung Quốc) ở mức 10%, và sẽ không tăng lên 25% ở thời điểm này”, RT dẫn thông báo của Nhà Trắng cho biết.

Theo Nhà Trắng, việc tăng thuế từ 10% lên 25% đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD sẽ được tạm hoãn trong 90 ngày. Nếu vào cuối của kỳ hạn này, hai bên vẫn không thể đạt được một thỏa thuận về thương mại, bao gồm các vấn đề về chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, hàng rào phi thuế quan, nông nghiệp, mức thuế 10% sẽ tăng lên thành 25%.

Trong khi đó, Reuters dẫn bản tin của truyền hình nhà nước Trung Quốc nói rằng “không có mức thuế bổ sung nào được áp dụng sau ngày 1/1, và các cuộc đàm phán giữa hai bên sẽ vẫn tiếp tục”.

Trước đó, mục tiêu của Bắc Kinh được cho là thuyết phục Tổng thống Trump từ bỏ kế hoạch nâng mức thuế áp dụng với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lên 25% vào tháng 1 năm sau, thay vì duy trì mức 10% như hiện tại. Tổng thống Trump từng tuyên bố sẽ thực hiện kế hoạch này nếu các cuộc đàm phán thương mại không đạt tiến triển.

Sau khi Mỹ áp thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc hồi cuối tháng 9, Trung Quốc đã đáp trả bằng việc áp thuế từ 5-10% đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Trước đó, Mỹ từng áp thuế 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc hồi tháng 7 và tháng 8. Trung Quốc cũng trả đũa bằng việc áp thuế tương đương đối với Mỹ.

Theo thông báo của Nhà Trắng, Trung Quốc đã đồng ý mua “số lượng lớn” các sản phẩm công nghiệp, năng lượng và nông nghiệp của Mỹ để giảm thiểu tình trạng mất cân bằng thương mại, ước tính lên tới 375 tỷ USD vào năm ngoái, giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Mặc dù danh sách các mặt hàng của Mỹ dự kiến được Trung Quốc mua vẫn chưa thống nhất, song Nhà Trắng cho biết Bắc Kinh đã đồng ý mua các sản phẩm nông nghiệp của nông dân Mỹ “ngay lập tức”.

Theo Tân Hoa Xã, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Trump rằng “hợp tác là phương án tốt nhất” đối với Mỹ và Trung Quốc để thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng thế giới. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nói rằng Bắc Kinh mong muốn trao đổi quan điểm với Mỹ về các vấn đề nằm trong mối quan tâm chung để hoạch định phương hướng cho quan hệ song phương trong giai đoạn tới.

Trước thềm cuộc gặp với Tổng thống Trump, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng ông “rất vui” khi có cơ hội được giải quyết các vấn đề với nhà lãnh đạo Mỹ. Trong khi đó, Tổng thống Trump một lần nữa khẳng định mối quan hệ “rất đặc biệt” với chủ tịch Trung Quốc và hy vọng hai nhà lãnh đạo có thể đạt được thỏa thuận “tốt đẹp” cho cả hai nước.

Bữa tối của phái đoàn Mỹ và Trung Quốc kéo dài 2 tiếng rưỡi, muộn hơn một tiếng so với dự tính ban đầu. Sau cuộc gặp, hai bên đã chụp ảnh chung cùng nhau, cho thấy sự gắn kết giữa hai nước đang trải qua giai đoạn căng thẳng của chiến tranh thương mại.

Thành Đạt
Tổng hợp
_____________ 
Bản tin của BBC Việt ngữ:

G20: Mỹ và Trung Quốc nhất trí ngưng áp thuế quan mới

BBC
2-11-2018

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thống nhất tạm dừng áp thuế quan mới trong 90 ngày để tiến tới đàm phán, Mỹ cho biết.

Hai nhà lãnh đạo hội đàm tại Buenos Aires sau hội nghị thượng đỉnh G20 và đây cuộc gặp đầu tiên của họ từ khi cuộc chiến thương mại nổ ra trong năm nay.

Trung Quốc cho biết đã đồng ý không áp thêm bất kỳ thuế quan mới nào sau ngày 1/1/2019.

Tại hội nghị thượng đỉnh vào hôm 1/12, các nhà lãnh đạo G20 đồng ý một tuyên bố chung ghi nhận sự chia rẽ về thương mại nhưng không chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ.

Hội đàm Mỹ-Trung kết thúc với chỉ dấu có tiến triển trong việc giải quyết chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo Reuters.

Giữa lúc cả Hoa Kỳ và Trung Quốc mắc kẹt trong cuộc tranh chấp làm suy yếu thị trường tài chính toàn cầu, ông Trump và ông Tập ngồi xuống với trợ lý của họ cho một bữa tối bàn công việc.

Sau cuộc họp khoảng 2 giờ rưỡi, cố vấn kinh tế trưởng của Nhà Trắng Larry Kudlow nói với phóng viên rằng cuộc hội đàm "rất ổn", nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể nào khi ông cùng tổng thống Trump lên chuyên cơ Air Force One về Washington.

Mục tiêu của Bắc Kinh là thuyết phục Trump từ bỏ kế hoạch áp thuế nhắm vào 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc từ mức 10% hiện nay lên 25% trong tháng 1/2019. Trump đã đe dọa sẽ tiếp tục áp thuế và có thể thêm thuế đối với 267 tỷ đô la hàng nhập khẩu nếu các cuộc đàm phán không có tiến triển.

Ngay trước khi bay tới Argentina, ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng trong khi Trung Quốc quan tâm đến việc đạt được thỏa thuận, "Tôi không biết tôi có muốn làm điều đó hay không" và "Tôi thích thỏa thuận hiện tại của chúng tôi".

Bối cảnh này có thể tạo tình trạng leo thang cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia.

Có thể đạt được gì sau hội nghị?

Tổng thống Trump đã khởi đầu sự mâu thuẫn với Trung Quốc đầu năm nay, cáo buộc nước này thực hiện các hành vi thương mại "không công bằng" và trộm cắp tài sản trí tuệ.

Hoa Kỳ đã đánh thuế tổng cộng 250 tỷ đô la lên hàng hóa Trung Quốc kể từ tháng Bảy, và Trung Quốc đã trả đũa bằng cách áp thuế trên 110 tỷ đôla hàng hóa Mỹ.

Trung Quốc đã tấn công Hoa Kỳ với mức thuế 3 tỷ đô la trong tháng Tư, để trả đũa thuế quan của Mỹ trên mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu toàn cầu.

Ông Trump đã đưa ra một tia hy vọng hồi đầu tháng này, khi nói ông nghĩ rằng Mỹ có thể đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

Nhưng chỉ vài ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh, ông Trump dội gáo nước lạnh vào sự lạc quan này.


Tổng thống Trump nói với tờ Wall Street Journal rằng ông dự kiến sẽ tiếp tục kế hoạch tăng thuế trên 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc - được đưa ra lần đầu tiên vào tháng Chín - lên 25% (tăng từ 10%) bắt đầu từ tháng 1/2019.

Ông Trump cũng nói rằng nếu các cuộc đàm phán không thành công, ông sẽ thực hiện lời đe dọa đánh thuế lên 267 tỷ đôla hàng hóa xuất khẩu còn lại hàng năm của Trung Quốc sang Hoa Kỳ với mức thuế 10-25%.

Chính quyền Trump gần đây cũng cáo buộc Trung Quốc không thay đổi hành vi thương mại "không lành mạnh".

"Tôi nghĩ rằng kịch bản có khả năng nhất là Tập Cận Bình không nhượng bộ đủ đối với Trump, và do đó không đạt được gì nhiều từ G20", Julian Evans-Pritchard từ Capital Economics nói.

Các hội nghị gần đây cũng không báo trước điều gì tốt đẹp cho một quyết định nào ở G20.

Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) gần đây kết thúc mà không có tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo vì chia rẽ Mỹ-Trung Quốc do chiến tranh thương mại.

Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Canada vào tháng Sáu đã kết thúc trong tình trạng hỗn loạn khi Trump rút lại sự tán thành của ông về tuyên bố chung.

Valerie Mercer-Blackman, chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết: "Tôi cho rằng rất không may là giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn khoảng cách rất xa trong các vấn đề đằng sau xung đột thương mại."

"Việc không đưa ra được thỏa thuận chung tại APEC cũng cho thấy có khoảng cách khá lớn giữa hai bên, và dường như không có đề xuất cụ thể nào được bàn thảo để chấm dứt sự bế tắc."
Ván bài lớn tới cỡ nào? 
Ông Evans-Pritchard nói: "Nếu cuộc họp không đưa ra một thỏa thuận đình chiến thì Mỹ sẽ tăng thuế xuất [đánh lên 200 tỷ đôla hàng hóa hiện tại của Trung Quốc] vào tháng Một và việc mở rộng thêm thuế quan là rất có thể".

Ông Michael Hirson, giám đốc khu vực Châu Á của Eurasia Group cho biết, việc tăng thuế suất sẽ khiến nhiều công ty đa quốc gia đẩy mạnh kế hoạch chuyển chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc, trong khi thuế nhập khẩu bổ sung đánh lên hàng Trung Quốc sẽ đặt ra một "nguy cơ đáng kể về kinh tế và chính trị" cho Trump.

"Hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng. Các gia đình Mỹ, đặc biệt là những người có thu nhập thấp hơn, sẽ cảm thấy tác động nhiều hơn lần này so với các gói thuế quan được áp dụng trước đó''.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

G-20 Vì sao Trump và Tập sẽ không đi tới thỏa thuận nào?


baomai.blogspot.com
Chính quyền của ông Trump nói rằng Trung cộng đã lợi dụng sự hào phóng của Hoa Kỳ và phải thay đổi điều đó.

Khi hai nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới gặp nhau trong tuần này, cuộc chiến thương mại căng thẳng của họ là cơ sở để họ làm lành hoặc cách xa nhau hơn.

Donald Trump và Tập Cận Bình đã có một mối quan hệ gập ghềnh. Năm ngoái, Tổng thống Trump dường như là người xuống thang và Bắc Kinh ở thế "kẻ trên". Tổng thống Trump thậm chí không đổ lỗi cho Trung cộng gây ra thặng dư mậu dịch - nói rằng đó là lỗi của các chính quyền Mỹ trước đó.

Đổi lại, Trung cộng cho biết sẽ làm giảm rào thâm nhập thị trường đối với một số ngành, và các nhà đầu tư trên khắp thế giới thở phào nhẹ nhõm.

Nhưng trong suốt năm 2018, mối quan hệ của họ rạn nứt nhanh chóng. Thuế quan trả đũa được nói trên twitter làm gia tăng một cuộc chiến thương mại đe dọa khả năng làm cho tất cả chúng ta nghèo đi.

baomai.blogspot.com
  
Cuộc chiến thương mại sẽ là tâm điểm khi họ gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina.

Trung cộng muốn kiểm soát

Hoa Kỳ có mối quan ngại chính đáng về tiếp cận thị trường ở Trung cộng, theo Viện Brookings. Nhưng thuế quan không phải lúc nào cũng là vấn đề.

Trên thực tế, Bắc Kinh đã giảm thuế và trong một số lĩnh vực, thuế suất còn thấp hơn các thị trường mới nổi khác.

Cái mà Trung cộng cần phải thay đổi là làm sao chính phủ có thể giảm hạn chế sự tiếp cận của các công ty nước ngoài đối với người tiêu dùng.

Có những hạn chế trực tiếp đầu tư vào các lĩnh vực từ xe hơi, dịch vụ tài chính và viễn thông.

Điều đó khiến các công ty nước ngoài khó đầu tư vào Trung cộng, và họ khó bán hàng hóa cho khách hàng Trung cộng mà không phải tham gia một dạng công ty liên doanh nào đó.

Đó là lúc mà các chủ đề chuyển giao công nghệ và các vấn đề sở hữu trí tuệ được đưa ra.

Trung cộng sẽ cần phải từ bỏ các quy định liên doanh của mình để xoa dịu Hoa Kỳ, và thật khó để nhìn thấy họ sẽ làm điều đó bởi điều mà Bắc Kinh khao khát nhất chính là kiểm soát.

baomai.blogspot.com
  
Nếu Bắc Kinh cho phép các công ty nước ngoài đưa ra các điều kiện để đầu tư, về cơ bản nó sẽ thay đổi cách hoạt động của Trung cộng. Trong một thời đại mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã kiểm soát nhiều hơn đối với nền kinh tế, chứ không bớt kiểm soát, điều đó là rất khó xảy ra.

Mất mặt đến thế là cùng

Tổng thống Trump làm những việc mà Trung cộng khó còn chỗ nào để giữ thể hiện. Ông đã liên tục nói rằng ông sẽ áp thêm thuế quan với Bắc Kinh nếu họ không có hành động thỏa đáng, ngay cả khi việc áp thuế này có nguy cơ làm tổn hại tới các lá phiếu cử tri của chính ông.

baomai.blogspot.com
  
Tại tất cả cuộc họp quốc tế lớn, Washington đã và đang nhắc nhở cộng đồng toàn cầu rằng Bắc Kinh có lỗi trong mối quan hệ này.

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Apec gần đây, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence xúc phạm Sáng kiến Vành đai và Con đường - một phần quan trọng của chính sách kinh tế và nước ngoài của Trung cộng - nói rằng sáng kiến này sẽ dẫn đến thực trạng các quốc gia chết trong nợ nần.

Ông cũng nói Hoa Kỳ đã cho đi nhiều hơn cái gọi là "vành đai thắt chặt hoặc đường một chiều". Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết các dự án của Trung cộng thường trông vậy mà không phải vậy.

baomai.blogspot.com
  
Và ngay cả trước thềm của cuộc họp G20, Larry Kudlow, giám đốc của Hội đồng Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ, đã chỉ ra rằng sẽ không có thỏa thuận nào trừ khi "các vấn đề về đánh cắp tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ bắt buộc và thuế quan và hàng rào phi thuế quan" được giải quyết.

Đó kể như là mọi thứ đã giúp đưa nền kinh tế Trung cộng đến được vị thế hôm nay. Trung cộng sẽ không muốn có thỏa thuận nào mà lại không có gì bù lại.

Hơn cả một cuộc chiến thương mại

Quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ chiến lược, kinh tế và chính trị quan trọng nhất của thời đại chúng ta. Trong nhiều thập niên, quan hệ đối tác này đã mang lại kết quả.

baomai.blogspot.com
Tổng thống Trump nói rằng ông có quan hệ cá nhân tuyệt vời với Chủ tịch Tập

Nhưng trong những năm gần đây - và đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Tập lên nắm quyền - Trung cộng đã tự khẳng định mình trên trường quốc tế. Đôi khi điều này là do khoảng trống do Hoa Kỳ bỏ bê tại châu Á do Washington phải bận rộn với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và các vấn đề nội địa của họ.

Trung cộng đã thế vào vai trò cứu tinh tài chính, và có một cảm giác oán giận chính đáng tại Bắc Kinh rằng họ không nhận được sự công nhận xứng đáng.

Nhưng sau đó Trung cộng cũng đã khởi động Sáng kiến Vành đai Con đường - ban đầu được định ra như một cách để tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, nhưng ngày càng được xem là chủ nghĩa thực dân kinh tế của Trung cộng.

baomai.blogspot.com
  
Hành động của Trung cộng ở Biển Đông cũng khiến nhiều người ở Washington lo ngại về mục đích thực sự của Trung cộng trong khu vực là gì.

Vì vậy, cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh không chỉ đơn giản là về thương mại. Đó là một cách để chính quyền Trump cố gắng giữ cho Trung cộng ngồi một chỗ, một nỗi sợ hãi mà nhiều người ở Bắc Kinh có, và đó là lý do tại sao hai bên khó có thể đạt được một thỏa thuận.

Và ngay cả khi Tổng thống Trump nói rằng ông có quan hệ cá nhân tuyệt vời với Chủ tịch Tập, chính quyền của ông nói rằng Trung cộng đã lợi dụng sự hào phóng của Hoa Kỳ và phải thay đổi điều đó.

baomai.blogspot.com
  
Vì vậy, đó là một bước tiến hai bước lùi. Trong bất kỳ đàm phán nào cả hai bên đều cần phải rời bàn thương lượng với cảm giác như họ đã đạt được điều gì đó, nếu không một thỏa thuận sẽ không thể tồn tại.

baomai.blogspot.com
  
Đó là lý do tại sao rất nhiều người đang trông đợi vào ngày quan trọng nhất của thế giới, và tại sao gần như thượng đỉnh G20 sẽ không thể kết thúc với bất cứ điều gì ngoài một nụ hôn khách sáo, và có lẽ có cả lời tạm biệt lạnh lẽo và đắng lòng.



Karishma Vaswani

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

Tạm giam điều tra: sự tàn phá thể xác và hủy hoại lương tâm con người


Phạm Lê Vương Các 

- Xem qua hình ảnh biến đổi kinh hoàng của một người phụ nữ chỉ sau một năm bị tạm giam để điều tra, đã giúp tôi khẳng định một niềm tin mạnh mẽ rằng, việc tạm giam kéo dài để phục vụ cho công tác điều tra cần phải được loại bỏ ra khỏi hệ thống luật pháp Việt Nam.

Ảnh: sự biến đổi của bà Nguyễn Thị Kim Xuyến 
trước và sau khi bị bắt tạm giam một năm.
Người phụ nữ có khả năng “biến hình” được cộng đồng mạng nhắc đến là bà Nguyễn Thị Kim Xuyến, nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á bị bắt tạm giam vào năm ngoái vì các sai phạm trong quản lý ngân hàng. Khi ra tòa, bà đã biến đổi tàn tạ đến mức làm những người thân quen trước đây cũng không thể nhận ra. Hình ảnh của bà đã không thể giấu được sự thống khổ mà bà đã trải qua trong suốt thời gian bị tạm giam. Chúng ta không thể biết được chuyện gì đã xảy ra đối với bà ở bên trong những bức tường kín đáo của trại giam, nhưng hình ảnh biến đổi của bà cho chúng ta biết được, hệ thống tạm giam hiện nay đã tàn phá khủng khiếp đến thể xác lẫn tinh thần của một con người như thế đó.

Đây là điều mà trước đây chúng ta đã đặt ra một quy tắc được gọi là Luật cũng không muốn hướng đến việc cải tạo ra một con người như vậy ngay cả khi họ bị tuyên án là có tội.

Trong hoàn cảnh, tôi xin nhắc lại quan điểm của một chuyên gia trong Uỷ ban Chống tra tấn Liên Hợp Quốc đã nhận định về tình trạng giam giữ ở Việt Nam rằng, “những người tự sát hay rối loạn thần kinh trong các trại giam giữ không phải vì lo sợ trong khi chờ đợi đối diện với hình phạt theo pháp luật, mà vì sự thống khổ mà họ phải chịu đựng bởi sự ngược đãi trong các trại giam”.

Thật vậy, đánh giá tình trạng biến hình đến mức không thể nhận ra của bà Xuyến buộc những người có lương tâm phải đặt ra câu hỏi dành cho những người có trách nhiệm rằng: “Thật sự điều gì đang xảy ra trong các trại giam giữ tại Việt Nam? Làm cách nào để biết được người đang bị giam giữ đang chịu cảnh ngược đãi và bị đối xử vô nhân?”

Lưu ý rằng, việc tạm giam kéo dài theo Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành của Việt Nam là hoàn toàn trái với chuẩn mực theo luật quốc tế. Việc tạm giam có thể kéo dài đến 16 tháng để phục vụ công tác điều tra như hiện nay là cấu thành hành vi “giam giữ độc đoán” theo luật nhân quyền quốc tế.

Luật quốc tế yêu cầu các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam, trong vòng 48h phải đưa người bị bắt giữ ra trước một thẩm phán ở một phiên toà có luật sư biện hộ, để xem xét tội danh cáo buộc và bằng chứng bắt giữ nghi phạm.

Trong các trường hợp này, hầu hết các nghi phạm đều được thẩm phán cho phép tại ngoại hầu tra. Việc áp dụng biện pháp tạm giam chỉ là ngoại lệ dành những trường hợp đặc biệt cần thiết như khủng bố, giết người, hay phát hiện ra nghi phạm đang tiêu hủy chứng cứ, chuẩn bị bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Việc tước bỏ quyền được tại ngoại hầu tra của nghi phạm chỉ có thể được thực hiện với điều kiện cơ quan chức năng buộc phải chứng minh bằng các chứng cứ cụ thể, chứ viện dẫn lý do nhằm mục đích “phòng ngừa” hay “đảm bảo cho công tác điều tra” đều không được chấp nhận.

Trong khi đó nguyên tắc chuẩn mực pháp lý này lại bị đảo ngược hoàn toàn tại Việt Nam, khi tạm giam lại được áp dụng phổ biến, còn tại ngoại điều tra chỉ là những ngoại lệ do đặc quyền bên công an quyết định.

Một nền luật pháp tiến bộ, văn minh luôn ưu tiên cho việc tại ngoại điều tra bởi nguyên tắc “suy đoán vô tội”, cũng như khi áp dụng hình thức tại ngoại điều tra sẽ giúp cho nhà nước tránh khỏi việc phải bồi thường cho người bị tạm giam trong trường hợp toà án tuyên họ vô tội.

Hơn hết, việc cho tại ngoại điều tra sẽ ngăn chặn tình trạng tra tấn, ép cung hay nhạ nhục con người, từ đó có thể dẫn đến việc kết án tù oan sai cho người vô tội.

Chuẩn mực pháp lý đã có, nhưng đáng tiếc, hệ thống giam giữ đã đối xử với người bị giam giữ với một cách hoang dại. Đến một ông tướng như Phan Văn Vĩnh cũng phải bật khóc trước toà khi được tháo còng tay, hay một người đầy quyền lực kinh tế như Bầu Kiên cũng phải đeo xích chân khi ra toà. Đó là biểu hiện của nền pháp lý hoang dại sẽ không buông bỏ bất kỳ ai, cho dù họ đã từng ở trên đỉnh cao của quyền lực chính trị hay kinh tế.

Còng tay và xích chân ngay trong phiên xử để ngăn họ trốn chạy, quấy rối hay nhằm hạ nhục con người họ? Hạ nhục con người diễn ra ngay tại nơi xét xử, các định kiến phạm tội đã được thể hiện công khai khi vừa mở phiên toà, thì giữa bốn bức tường kín đáo người bị giam giữ còn phải chịu đựng những gì?

Đã đến lúc chúng ta cần viết lại các điều luật về tạm giam đang hủy hoại thể xác và lương tâm con người từ các trại giam giữ. Cần chuyển chức năng quản lý trại giam từ bên công an sang một cơ quan độc lập khác không có thẩm quyền điều tra, và cho phép các tổ chức nhân quyền được thăm viếng và giám sát các trại giam giữ.

Hãy lên tiếng trước khi quá muộn. Bảo vệ quyền con người không chỉ cho riêng tôi, hay cho riêng bạn, mà cho tất cả chúng ta.

P.L.V.C.

Nguồn: FB Phạm Lê Vương Các


nhận xét hiển thị trên trang

Ngừng trục xuất người nhập cư gốc Việt



baomai.blogspot.com

Chính quyền Trump đã lặng lẽ đình chỉ nỗ lực trục xuất một số người nhập cư gốc Việt sinh sống ở Mỹ nhiều năm qua, trong một sự dịch chuyển chính sách đáng chú ý được hé lộ trong một phán quyết của tòa án ở California, báo The New York Times đưa tin hôm thứ Năm.

Năm ngoái, chính quyền đã bắt đầu câu lưu những người nhập cư lâu năm đến từ Việt Nam, Campuchia và các nước khác và chuẩn bị trục xuất họ. Một số người có thẻ xanh nhưng chưa được nhập quốc tịch, và phần lớn trong số này từng phạm tội hình sự trong quá khứ.

baomai.blogspot.com

Nhưng Mỹ đã kí với Việt Nam một thỏa thuận vào năm 2008 nói rằng những người Việt Nam đến Mỹ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 - ngày mà hai nước cựu thù thời chiến tái lập quan hệ ngoại giao - sẽ không bị trục xuất.

Chính quyền Trump đơn phương quyết định diễn giải lại thỏa thuận này theo một hướng khác, nói rằng những người bị kết tội hình sự thì không được bảo vệ. Chính quyền bắt đầu thúc ép Việt Nam nhận lại một số người đến Mỹ trước năm 1995.

Nhiều người nhập cư bị đưa vào diện trục xuất đã bị giam giữ suốt nhiều tháng bởi Cơ quan Thi hành Di trú và Hải quan (ICE). Điều này đã khơi ra một vụ kiện tập thể chống lại chính quyền Trump vào đầu năm nay.

Trong một phán quyết một phần xác chứng vụ kiện tập thể, Thẩm phán Cormac J. Carney của Tòa án Liên bang Hoa Kỳ Khu vực Trung tâm California cho biết chính quyền Trump nói với tòa án rằng họ đã đạt được một thỏa thuận với Việt Nam vào tháng 8 mà theo đó “việc trục xuất những người Việt Nam đến trước năm 1995 có phần chắc sẽ không diễn ra,” tờ Times cho biết.

Ông cho biết chính quyền đã nói với tòa án rằng họ sẽ bắt đầu thả nhiều người bị giam giữ và trong một số trường hợp bị giam giữ suốt nhiều tháng chờ chấp thuận trục xuất. Báo Times cho biết văn phòng của Thẩm phán Carney từ chối bình luận về vụ việc.

baomai.blogspot.com
  
Một phát ngôn viên của Bộ An ninh Nội địa, Katie Waldman, xác nhận với báo này rằng việc trục xuất những người nhập cư gốc Việt này không được cân nhắc nữa vào thời điểm hiện tại. Nhưng bà mô tả sự chống đối chính sách này là nguy hiểm, nói rằng “những lỗ hổng nguy hiểm và những quyết định sai lầm của tòa án” đang buộc chính phủ phải thả “những người ngoại quốc phạm tội này” thay vì trục xuất họ.

Một phán quyết của Tòa án Tối cao năm 2001 xác định rằng chính phủ không thể giam giữ những người nhập cư hơn 180 ngày nếu việc trục xuất “có phần chắc sẽ không diễn ra.” Tính đến ngày 15 tháng 10, 28 người nhập cư gốc Việt đến Mỹ trước 1995 vẫn bị ICE giam giữ; bốn người đã bị giam hơn 90 ngày.

Báo Times cho biết khi họ hỏi tại sao ICE lại giam giữ những người không thể bị trục xuất - và liệu cơ quan này có định thả họ hay không - một phát ngôn viên của cơ quan, Brendan Raedy, nói rằng họ không bình luận về những vụ kiện đang chờ xét xử. Khi được yêu cầu xác nhận số người Việt Nam nhập cư trước năm 1995 hiện đang bị giam giữ, ông này nói họ không thống kê con số đó, theo báo Times.

Tờ báo cũng cho biết các quan chức Bộ Tư pháp không trả lời nhiều yêu cầu xin bình luận giải thích cơ sở pháp lí của họ cho việc tiếp tục các vụ giam giữ này.

baomai.blogspot.com

Tin cho hay quyết định trục xuất những người Việt đến trước năm 1995 vào năm ngoái đã khiến đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius, phẫn nộ. Báo Times đưa tin ông Osius bị đình chỉ chức vụ vào mùa thu năm ngoái và sau đó từ chức khỏi Bộ Ngoại giao. Ông mô tả nỗ lực trục xuất này là một sự thất hứa đối với các gia đình Việt Nam Cộng hòa vốn là đồng minh của Mỹ trong chiến tranh và rằng họ sẽ không an toàn khi ở Việt Nam.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

G-20 Đừng bị lừa bởi những nụ cười


baomai.blogspot.com  
Hội nghị thượng đỉnh G-20 - Đừng bị lừa bởi những nụ cười, những cái bắt tay và những tin tức mới lạ

Khi bạn nhìn thấy hình ảnh của các nhà lãnh đạo thế giới mỉm cười từ hội nghị thượng đỉnh G-20 bắt đầu hôm thứ Sáu tại Buenos Aires, Argentina, hãy nhớ rằng những hình ảnh không mô tả thực tế.

Hội nghị thượng đỉnh G-20 không phải là một tập hợp xã hội dễ chịu của những người tốt đẹp, tất cả đều có cùng giá trị hoặc cùng một cam kết với những gì chúng ta nghĩ là nền văn minh.

Có một số nhà lãnh đạo trong cuộc họp này, những người có hồ sơ theo dõi kinh hoàng vi phạm luật pháp, giết người và thường xuyên nói dối. Vì vậy, khi bạn quan sát các nụ cười, bắt tay và phủ sóng tin tức “cắt xén”, đừng để bị lừa.

baomai.blogspot.com
  
Lãnh đạo các nước theo luật pháp (như Canada, Úc, Anh, Mỹ, Pháp, Đức và Ấn Độ) đang gặp gỡ các nhà lãnh đạo các nước có vấn đề quản trị nội bộ sâu sắc và lãnh đạo các nước có lịch sử lâu dài kinh hoàng bạo lực và không trung thực.

Argentina, Brazil và Mexico từng có vấn đề lớn với tham nhũng. Ngoài ra, Mexico đã có một vấn đề lớn và ngày càng tăng của bạo lực cartel, đe dọa sẽ làm rung chuyển rất nhiều khả năng tự điều chỉnh của chính họ. Trên thực tế, hơn 130 chính khách và các chính trị gia bị ám sát liên quan đến cuộc bầu cử của Mexico vào tháng Bảy. Chiến tranh Cartel đang giết chết hàng trăm ngàn người.

baomai.blogspot.com
  
Argentina, Brazil và Mexico ít nhất đang cố gắng thực thi luật lệ và cam kết tham gia vào cộng đồng các quốc gia.

Tuy nhiên, hãy xem xét các quốc gia thường xuyên thách thức các khái niệm chung chung của chúng ta, quy tắc của pháp luật và mức độ trung thực minh bạch tối thiểu. Đặc biệt, nhìn vào Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Trung cộng.

baomai.blogspot.com
  
Tuần này, sự chú ý của giới truyền thông tự do là trên Hoàng tử Thái tử Mohammed bin Salman, người được cho là chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp về việc giết hại nhà báo hợp tác với Washington Post, Jamal Khashoggi.

baomai.blogspot.com
  
Ả rập Xê út là một chế độ độc tài rất khó khăn, do gia đình điều hành, vẫn còn là những kẻ cầm tù và hành quyết mọi người. Như David Ignatius đã báo cáo tuyệt vời trong tờ Washington Post, Thái tử Mohammed đã đồng thời triển khai hiện đại hoá cải cách và tăng mức độ bạo lực và chiến thuật của cảnh sát.

Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông cần phải có một cái nhìn rộng hơn về các nhà lãnh đạo nguy hiểm và phá hoại đang tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20.

baomai.blogspot.com

Một trong số những người tham dự là Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã cố gắng giết chết những người Nga bằng cách đầu độc họ ở Anh. Putin đã đến Argentina tươi cười từ cuộc tấn công của Nga vào Hải quân Ukraine và ở giữa một cuộc chiến đang diễn ra ở Đông Ukraine rằng Nga đã phẫn nộ, tài trợ và lãnh đạo.

baomai.blogspot.com
  
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang sử dụng vụ giết người Khashoggi để làm xấu hổ các đối thủ Ả rập Xê út. Tất nhiên, năm 2017 chế độ Erdogan có nhiều nhà báo trong tù hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang điều hành một chế độ ngày càng đàn áp nhằm tìm cách hoàn tác các cải cách hiện đại hóa và thế tục của tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, Mustafa Kemal Ataturk.

baomai.blogspot.com
  
Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung cộng đã chứng minh bản chất kìm nén của ông không có cảm giác hài hước khi ông cấm bộ phim Winnie the Pooh mới vì Pooh trông quá giống Xi, và người dân Trung cộng đang làm niềm vui chế diễu tổng thống.

baomai.blogspot.com
  
Tất nhiên, việc cấm Winnie the Pooh là một vi phạm nhỏ so với việc nghiền nát các nền văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo của người Tây Tạng và người Uigher. Nó cũng không chạm đến việc Xi tạo ra một hệ thống tính điểm toàn trị toàn quốc để theo dõi và đánh giá từng người ở Trung cộng.

Cách tiếp cận của Trung cộng để vận hành một chế độ độc tài công nghệ cao - sử dụng nhận dạng khuôn mặt và cơ sở dữ liệu khổng lồ do chính phủ kiểm soát - ngày càng được các nhà lãnh đạo độc đoán khác ngưỡng mộ. Người Trung cộng đang xây dựng một ngành công nghiệp mạnh mẽ xuất khẩu các công cụ độc quyền, tất cả sẽ cung cấp dữ liệu trở lại kho trung tâm của Trung cộng và mang lại cho Bắc Kinh ngày càng nhiều ảnh hưởng giữa các quốc gia do các nhà độc tài điều hành.

baomai.blogspot.com
  
Thật hữu ích khi có được tất cả các nhà lãnh đạo này cùng nhau tại hội nghị thượng đỉnh G-20, nhưng chúng ta không nên ảo tưởng về họ là ai và họ đang làm gì.

Chúng ta cần quên đi tầm nhìn (có thể tưởng tượng) về “trật tự thế giới mới” và tưởng tượng rằng một cộng đồng quốc tế đang phát triển các cấu trúc pháp lý có thể thay thế các quốc gia có chủ quyền. Thay vào đó, chúng ta nên có một cuộc trò chuyện trung thực về thế giới cứng rắn như thế nào và một số lãnh đạo của nó tàn nhẫn như thế nào.

Đây là lý do tại sao Hoa Kỳ phải nhấn mạnh an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế của chúng ta - cũng như thận trọng về giao dịch với các quốc gia hoàn toàn khác với chúng ta và có ý tưởng cạnh tranh về nền văn minh.

Khi bạn xem tin tức của G-20, hãy nhớ những nhà lãnh đạo này là ai. Lắng nghe để xem các phóng viên có bao gồm hội nghị thượng đỉnh như một cuộc họp Rotary Club hay một tập hợp những người rất nguy hiểm.



Newt Gingrich - BM

baomai.blogspot.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHỜ G20 NÓI CHUYỆN TINH THẦN NƯỚC MỸ CHỐNG TRUNG QUỐC



30-11-2018
Chờ G20, nhiều tờ báo Việt đọc kinh cầu an cho Trung quốc. Tờ VnEconomy có bài viết tựa đề “Ông Trump phát tín hiệu đạt thỏa thuận thương mại trong cuộc gặp ông Tập”. Căn cứ nào để tờ VnEconomy hồ hởi loan tin này? Đó là từ câu nói này của ông Trump: “Tôi cho rằng chúng tôi đang tiến rất gần đến làm được một điều gì đó với Trung Quốc, nhưng tôi không chắc là tôi có muốn làm điều đó không, bởi thứ mà chúng tôi đang có hiện nay là hàng tỷ, hàng tỷ USD chảy vào Mỹ dưới dạng thuế quan và thuế". Với câu này mà tờ báo này suy ra là sắp đạt thỏa thuận thì tôi xin gọi bằng ông cố nội. 

VnExpress có bài “Trump: Mỹ đã rất gần thỏa thuận với Trung Quốc”. Nhưng tôi tìm mãi chả thấy cơ sở nào, có chăng chỉ là ông Trump và ông Tập đang ở “rất gần nhau” vì họ có lẽ đang ở trong những khu khách sạn gần nhau. Lâu lâu được bữa cầu an cho anh Tập sướng vãi. Hai ngày qua tờ này có những bài tụng kinh cầu an cho anh Tập như sau: “Những đề xuất của Trung Quốc với Mỹ có thể phá vỡ bế tắc thương mại”, “JP Morgan: Kinh tế Trung Quốc có thể loạng choạng chứ không sụp đổ”, “Đại sứ Trung Quốc: Mỹ có thể lại khủng hoảng tài chính vì chiến tranh thương mại”.

Đài tiếng nói Việt Nam cũng đọc kinh cầu an nhưng chất chân thành thấp hơn qua cái tựa này: “Hội đàm Trump – Tập bên lề G-20: Trong “nguy” có “cơ” cho Bắc Kinh”.

Ngày mai chắc sẽ còn nhiều anh xuất hiện cầu an cho anh Tập cho bằng chị bằng em chứ để mấy tờ này giành phần hết mai mốt làm sao báo công?

Riêng tờ Cafef luôn nịnh anh Tập chưa thấy đăng bài nào.

Điểm mặt thế đã. Hôm nay chưa thấy Bảo Duy của báo Tuổi Trẻ lên bài nịnh Trung quốc.

Bây giờ tôi nói qua về tình hình G20.

Trước hết thông tin này chắc làm buồn anh Bảo Duy của Tuổi Trẻ. Đó là giáo sư Navarro, nhân vật chống Trung quốc cứng rắn nhất bất ngờ có mặt trong đoàn tháp tùng tổng thống Trump. Thông tin này anh Tập chán nhất. Đây là nhân vật người hùng Mỹ mà Bảo Duy viết trên Tuổi Trẻ hôm kia là bị “cho ra rìa” khỏi cuộc đàm phán. Chính là tác giả sách “Chết bởi Trung quốc” lừng danh đấy.

Và trong khi chờ G20 thì Mỹ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động và tuyên bố thách thức Trung quốc.

Trước hết là việc tàu USS Chancellorsville của Mỹ băng qua Trường Sa hôm kia khiến anh Tập lại lên tăng xông. Anh tức khắc kêu Bộ ngoại giao ra tuyên bố nhưng Mỹ chả coi ra gì. Thực ra trò này cũng cho vui thôi nhưng chọc giận anh Tập cũng hay phết, nhất là khi anh chuẩn bị gặp Trump.

Chuyện thứ 2 là Đại diện thương mại Robert Lighthizer phát biểu hôm 27/11 bảo rằng Mỹ sẽ tăng thuế lên ô tô Trung quốc. Ô tô Trung quốc thì cũng nằm trong 500 tỷ USD hàng hóa Trung nhập vào Mỹ, nhưng vị này nói như thế có nghĩa là mặt hàng này sẽ được tách riêng ra “chăm sóc” kỹ hơn, thí dụ như là mức áp thuế cao hơn. Có một số mặt hàng cũng đã được tách ra như thế, thí dụ nhôm tấm Trung quốc.

Một chuyện vui là quốc hội Mỹ ra lệnh điều tra một công ty Trung quốc lén lút hỗ trợ cho anh Venezuela. Tin này vui phết.

Và một sự kiện mới đây là một báo cáo của nhóm 22 học giả và nhà phân tích tại Viện Hoover và Đại học George Washington làm việc trong một năm rưỡi qua, về sự tàn phá của nền kinh tế Trung quốc với Mỹ. Tôi sẽ nói kỹ về báo cáo này vào lúc khác, nhưng đưa ra đây để mọi người thấy rằng, chống Trung quốc không hề là một chuyện ngẫu hứng giỡn chơi như mấy anh Hán nô nhà ta nghĩ. Chống Trung quốc không phải chỉ là ông Trump và nhóm cố vấn ông. Các bộ các ngành, lưỡng viện quốc hội, các viện nghiên cứu nhà nước và tư nhân, các trường đại học, các học giả, các nhà nghiên cứu, các giáo sư tiến sĩ… Nói chung là toàn nước Mỹ. Thật sự là, nước Mỹ bây giờ đang trong một thời đại mới: Thời đại chống Trung quốc. 
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang