Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Biển Đông không thuộc về ai


baomai.blogspot.com

Phó Tổng thống Mỹ hôm 16/11 nói Biển Đông không thuộc về một quốc gia nào, trong tuyên bố có thể khiến Trung cộng phật ý.

Ông Mike Pence nói: "Biển Nam Trung Hoa (South China Sea) không thuộc về một quốc gia nào."

"Quý vị có thể chắc chắn Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đi thuyền và bay đến bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và lợi ích quốc gia chúng tôi đòi hỏi."

baomai.blogspot.com
  
Bình luận mới nhất của ông Pence theo sau diễn văn tháng 10 khi ông tố cáo Trung cộng có nỗ lực "thâm hiểm" phá hoại Hoa Kỳ.

Ông Pence hôm 16/11 phát biểu ở Singapore, nơi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh của Asean.

baomai.blogspot.com
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ở Singapore hôm 16/11

Trước đó, trong một diễn văn đọc tại hội nghị Đông Á ở Singapore hôm 15/11, ông Pence nhắc lại:

"Việc Trung cộng quân sự hóa và mở rộng lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa là phi pháp và nguy hiểm"

baomai.blogspot.com

Các hoạt động xây dựng của Trung cộng, trong đó có bồi đắp các đảo nhân tạo, khiến các nước láng giềng lo ngại, đặc biệt là vì phần lớn các công trình này là căn cứ quân sự.

Trung cộng liên tục bảo vệ quyết định xây đắp của mình và nói rằng họ có quyền xây dựng trên những gì mà họ coi rõ ràng là lãnh thổ của Trung cộng. Bắc Kinh cũng nói thêm họ xây dựng nhiều cơ sở công cộng như các trạm dự báo thời tiết và cảng tránh bão.

Trong thời gian gần đây, Trung cộng tiến hành nhiều cuộc tập trận ở Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippiness, Malaysia, Brunei.

baomai.blogspot.com
Chủ tịch Tập đích thân lên tàu Liêu Ninh thị sát và khích lệ quân đội Trung cộng

Việc Trung cộng xây dựng đảo nhân tạo và các căn cứ quân sự ở Biển Đông, nơi có lưu lượng thương mại trị giá khoảng 3 ngàn tỷ USD hàng năm, đã làm dấy lên lo ngại rằng nước này đang tìm cách hạn chế tự do đi lại và mở rộng ảnh hưởng chiến lược ở vùng biển này.

Hoa Kỳ đã tiến hành "tuần tra tự do hàng hải" ở Biển Đông, gây căng thẳng với Trung cộng.

Cũng trong tuần này, tin cho hay Hoa Kỳ quyết định cắt giảm quân đóng tại châu Phi để chuyển sang các khu vực Washington cho là có "sự đe dọa" từ Trung cộng và Nga.

Chừng 700 quân trong lực lượng chống khủng bố của Mỹ sẽ bị di dời khỏi châu Phi trong mấy năm tới, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết.

Hiện Hoa Kỳ có 7200 quân đóng ở trên 10 căn cứ tại châu Phi, gồm Nigeria và Libya.

baomai.blogspot.com
  
Hôm 16/11/2018, đây là động thái của chính quyền Trump, thực hiện Chiến lược Quốc phòng mới, nói về thời đại "Cạnh tranh các đại cường" (Great Power competition) với Moscow và Bắc Kinh.

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CUỘC CHIẾN BẤT ĐỐI XỨNG


Ông Chu Hảo, và những người được VTV sử dụng để đấu tố ông.


Nhà vănTạ Duy Anh

Tôi định không nói bất cứ lời nào về vụ ông Chu Hảo, vì đó là việc riêng, chuyện nội bộ giữa ông ta và đảng, chả liên quan gì đến tôi. Tổ chức nào cũng có những điều lệ, quy tắc riêng của nó, định ra cho thành viên tham gia. Ông Chu Hảo là đảng viên, ông phải chấp hành những quy định đó nếu vẫn là đảng viên. Đảng cứ việc xay nhuyễn ông Chu Hảo ra khi còn có quyền với ông ấy, tôi cũng mặc kệ. Còn nếu ông Chu Hảo không muốn chấp hành điều lệ và các quy định của đảng nữa, muốn về với nhân dân, thì đơn giản nhất là ông ném trả thẻ đảng, thế là xong. Có quái gì đâu mà ầm ỹ! Khi đó mọi quy định về những điều đảng viên không được làm chả có tí ý nghĩa gì với ông cả. Như tôi đây chẳng hạn, luôn chỉ ở phe nhân dân.


Tôi viết bài này để góp ý với Đài truyền hình Việt Nam. Đúng ra tôi thấy tiếc cho ông Trần Bình Minh, người mà có lúc tôi đã khen là thông minh. Các vị bị ai thúc ép mà vội vã thế, thành ra vụng về và lộ liễu quá. Đánh Chu Hảo, một trí thức lớn, có hàng vạn fan hâm mộ, mà lại đi dùng mấy cái bản mặt trông gần cũng như trông xa chả khác nào đắp bằng đất, thì thật bất đối xứng. Nói nghiêm túc, trừ tướng Thước ra, mấy vị kia chả còn tí uy tín nào với người dân. Ai mà nhắc tên các ông ấy trước mặt tôi là tôi nôn vào mặt ngay đấy. (Các vị đừng tưởng người dân không biết gì chuyện cung đình, họ biết hết lâu rồi, rằng ai là ai, ai ra gì, ai vớ vẩn, ai nịnh thần, ai giỏi diễn kịch, ai bất tài vô hạnh, ai ăn gian nói dối, ai tham tàn…họ biết hết các vị ạ)

Thành thử, ngay cả khi hình ông Chu Hảo phản động, tự chuyển hóa, tự diễn biến đã bị làm nhòe, biến thành âm bản, thì trông ông ta vẫn cao sang, đĩnh đạc, đầy ánh sáng của trí tuệ hơn một trời một vực so với mấy vị kia. Ai lại mất công mất của để biến một kẻ bỏ đảng thành con phượng hoàng, trong khi những chiến sỹ kiên trung, yêu chế độ đến sùi bọt mép thì thật chẳng khác gì mấy con gà rù sắp về chầu trời, có khổ không cơ chứ? Anh Thưởng cần phải gọi anh Minh lên hỏi xem có động cơ gì bên trong không? Tôi cũng đóng thuế cho nhà đài hoạt động đấy. Mà tôi thì luôn căm thù, khinh ghét bọn nào cứ chực kéo lùi lịch sử (tức là phản động), dù công khai hay ngấm ngầm!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Luật nhân quả: tướng Vĩnh và 30 năm tù của bầu Kiên !


30 năm tù là “sản phẩm” vu oan của tướng Vĩnh dành cho bầu Kiên !
Hoàng Hải Vân - Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh là Trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), là người trực tiếp chỉ đạo điều tra, kết luận, báo cáo vượt cấp lên cấp trên để đưa ông Kiên ra tòa với 4 tội danh : kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái. Mặc dù ông Kiên và các luật sư của ông có đủ bằng chứng chứng minh ông vô tội trong cả 4 tội danh nói trên, nhưng cả tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên ông 30 năm tù. Về căn bản, tòa xử theo những tội danh mà Ban chuyên án của tướng Vĩnh điều tra.
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng
Dù theo sự chỉ đạo nào, dù thực hiện ý chí chính trị của ai thì đó cũng là “sản phẩm” mà tướng Vĩnh tạo ra để vu oan cho Bầu Kiên. Tội thứ nhất, là “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, được cho là chiếm đoạt của Tập đoàn Hòa Phát, nhưng Tập đoàn này không hề có đơn đề nghị điều tra và trong thực tế họ không hề bị chiếm đoạt.

Tội thứ hai, “kinh doanh trái phép”, nhưng hỏi các cơ quan có liên quan rằng việc doanh nghiệp ông Kiên mua cổ phiếu của doanh nghiệp khác có “trái phép” hay không thì không cơ quan nào trả lời được, đơn giản là việc này không nằm trong ngành nghề phải đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp có quyền làm những gì luật pháp không cấm.

Tội thứ ba, “trốn thuế”, nhưng hỏi cơ quan thuế thì cơ quan này trả lời là họ không biết ông có trốn thuế hay không mà phải chờ tòa quyết.

Tội thứ tư, “cố ý làm trái”, quy cho ông Kiên chỉ đạo Thường trực HĐQT ACB chủ trương ủy thác cho nhân viên mang tiền gửi vào các tổ chức tín dụng sai quy định, nhưng thực tế ông Kiên không hề là thành viên Thường trực HĐQT ACB thì lấy tư cách gì mà “chỉ đạo”.

Nghe nói tướng Vĩnh còn muốn quy cho ông Kiên tội danh to tát hơn nữa, nhưng đã không có khả năng tạo dựng.

Giờ thì cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh đang đứng trước vành móng ngựa đối mặt với các hoạt động phi pháp tày đình vô tiền khoáng hậu là bảo kê cho hệ thống đánh bạc online thu lợi bất chính hàng ngàn tỷ đồng và đang tìm cách che chắn công lý. Vậy công lý nào dành cho Bầu Kiên đây ?

HOÀNG HẢI VÂN

Stt liên quan:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1765948210130898&id=100001472083411

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Tất Thành Cang phê duyệt vượt thẩm quyền 4 tuyến đường Thủ Thiêm gây thất thoát 12.200 tỷ đồng

Khi là Giám đốc Sở GTVT, ông Cang ký tắt hợp đồng BT đóng dấu “mật” với Công ty Đại Quang Minh làm 4 tuyến đường ở Thủ Thiêm.
Phó bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM Tất Thành Cang chiều 15/11 bị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố kết luận sai phạm “rất n.g.h.i.ê.m t.r.ọ.n.g” trong nguyên tă’c tập trung dân chủ và quy định về chuyển nhượng dự a’n. Ngoài việc vi phạm khi ở vị trí đương nhiệm, ông Cang còn bị cho sai phạm trong thời gian là Thành ủy viên, Ủy viên UBND Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM.
Cụ thể, ông Cang đã vi phạm quy định về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng khi phê duyệt dự a’n và ký tắt hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao) với Công ty CP đầu tư xây dựng Đại Quang Minh, đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).

4 tuyến đường trong Khu đô thị Thủ Thiêm còn dang dở. Ảnh: Quỳnh Trần.
Theo hồ sơ, ngày 1/12/2014, Giám đốc Sở Tài chính TP HCM Đào Thị Hương Lan và ông Trần Bá Dương ký kết hợp đồng BT xây 4 tuyến đường này. Tuy nhiên trước đó một năm, tháng 11/2013, Đại Quang Minh đã ký tắt hợp đồng BT với TP HCM và dự a’n đã được khởi công từ đầu năm 2014 để kịp tiến độ hoàn thành vào năm 2017. Bản hợp đồng tắt này được ông Tất Thành Cang (Giám đốc Sở GTVT) đại diện UBND thành phố ký kết và được đóng dấu “mật”.
Hợp đồng này thể hiện, dự a’n 4 tuyến đường “xương sườn” của Khu đô thị Thủ Thiêm gồm: Đại lộ vòng cung (tuyến R1 dài 3,4 km); Đường ven hồ trung tâm (tuyến R2 dài 3km); Đường ven sông Sài Gòn (tuyến R3 dài 3km); Đường vùng châu thổ, đường châu thổ, đường ven sông – khu dân cư (tuyến R4 dài 2,5 km). Ngoài ra còn có 10 cây cầu trong đó có 2 cầu cạn.
4 tuyến đường có tổng chiều dài gần 12 km, chiều rộng từ 11,6 m đến 55 m với tổng mức đầu tư là hơn 8.265 tỷ đồng. Nếu tính cả chi phí dự phòng do trượt giá và lãi vay (3.917 tỷ đồng), tổng số vốn lên đến hơn 12.200 tỷ đồng.
Như vậy, trung bình mỗi km đường trong Khu đô thị Thủ Thiêm có giá gần 700 tỷ đồng – gấp 4 lần suất đầu tư tuyến cao tốc Bắc – Nam đã được Quốc hội thông qua (gần 182 tỷ đồng/km) và hơn gấp 3 lần cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (khoảng 250 tỷ đồng/km). Nhiều chuyên gia giao thông đánh giá, suất đầu tư này “đă’t k.h.ủ.n.g k.h.i.ế.p”.

Chi phí làm đường của Đại Quang Minh lên đến 700 tỷ đồng một km. Ảnh: Quỳnh Trần.
TP HCM đổi 79 ha ‘đất vàng’ lấy 4 tuyến đường
Để thanh toán cho hợp đồng 12.200 tỷ, TP HCM trả cho Đại Quang Minh 79 ha đất tại trung tâm Thủ Thiêm để xây dựng khu đô thị và khu dân cư.
Trong đó, nhà đầu tư được xây dựng khu dân cư phía Nam đường Mai Chí Thọ, diện tích khai thác hơn 46 ha bao gồm cả diện tích của toàn bộ bến du thuyền, hai nhà văn hóa, hai trường học.
Đại Quang Minh cũng được giao 11 lô đất thuộc khu chức năng số 6 phía Bắc đường Mai Chí Thọ, với diện tích hơn 20 ha. Trong đó, diện tích đất khai thác khoảng gần 14 ha (bao gồm 4 ha diện tích bệnh viện).
Phương thức đổi đất lấy đường này được gọi là thanh toán hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao) bằng giao dự a’n khác được UBND thành phố đề nghị trong văn bản gửi Bộ Tài chính hồi cuối năm 2014.
UBND thành phố đề nghị Bộ Tài chính đồng ý để thành phố thực hiện cơ chế thanh toán hợp đồng BT theo các nguyên tă’c: thành phố thanh toán dự a’n BT 4 tuyến đường bằng việc giao cùng thời điểm cho nhà đầu tư toàn bộ các khu đất, không phải chờ đến khi dự a’n 4 tuyến đường hoàn thành.
Trường hợp tổng mức đầu tư dự a’n các tuyến đường thấp hơn tổng giá trị các khu đất được giao, cho phép nhà đầu tư được nộp phần chênh lệch bằng việc bổ s u ng các dự a’n BT khác trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm như: cầu đi bộ, quảng trường trung tâm và công viên bờ sông.
Điểm mới trong phương thức đầu tư này là, việc giao đất cho nhà đầu tư sẽ tiến hành đồng thời với việc khởi công các tuyến đường mà không đợi đến khi việc xây dựng đường hoàn thành.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM Tất Thành Cang. Ảnh: Thành Nguyễn.
Ông Tất Thành Cang hai lần vượt thẩm quyền
Việc ông Tất Thành Cang đại diện cho TP HCM ký kết với Đại Quang Minh làm dự a’n bị cho là không đúng thẩm quyền. Theo Nghị định 108/2009 quy định về đầu tư theo hình thức BT, thành phố chỉ được phê duyệt các dự a’n có tổng mức đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng.
Liên quan đến 4 tuyến đường này, tại buổi tiếp xúc với Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM hôm 9/5, cử tri ở Thủ Thiêm đã đề nghị đại biểu Quốc hội giám sa’t cơ quan chức năng, làm rõ việc TP HCM đã đầu tư 4 con đường “dát vàng” này. Các cử tri cũng đề nghị trung ương xem xét việc thành phố đổi đất cho chủ đầu tư Đại Quang Minh có hay không đúng pháp luật.
Kết luận của Uỷ ban kiểm tra Trung ương cũng chỉ ra sai phạm của ông Tất Thành Cang trong việc quyết định chủ trương hợp tác ki nh doanh, chuyển nhượng dự a’n, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy.
Ông Cang đã đồng ý chủ trương cho Công ty Tân Thuận (100% vốn của Văn phòng Thành uỷ) chuyển nhượng hơn 320.000 m2 đất tại dự a’n Khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè) cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai.
Đây là khu đất có vị trí đẹp cạnh sông Sài Gòn được bán giá 1,29 triệu đồng/m2, thu về ngân sách hơn 419 tỷ đồng. Giá này được cho là rẻ bất thường, nếu theo thị trường có thể thu về hơn 2.000 tỷ đồng.
“Những vi phạm của ông Tất Thành Cang là rất n.g.h.i.ê.m t.r.ọ.n.g, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Thành ủy, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”, thông báo của Uỷ ban kiểm tra Trung ương nêu.
Thiên Ngôn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Toàn cảnh phiên xét xử đường dây đánh bạc nghìn tỷ đồng ngày 15/11


(VTC News) - Các bị cáo trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ khai phải bán ô tô, bán nhà để trả nợ tiền thua bạc và vợ con bỏ đi đâu không rõ.
Trong ngày làm việc thứ 4 (15/11), tại phiên tòa xét xử cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh cùng đồng phạm, HĐXX tiếp tục gọi các bị cáo lên bục khai báo trả lời phần xét hỏi.
Bị cáo thua bạc bán nhà trả nợ, vợ con bỏ đi
Trong phiên xét xử sáng 15/11, bị cáo Phạm Quang Minh (SN 1974, trú tại Thái Bình, bị truy tố tội đánh bạc) cho biết, bắt đầu tham gia đánh bạc bằng game bài Rikvip/Tip.Club từ tháng 6/2016 đến tháng 8/2017 với hình thức "Tài xỉu".
Được HĐXX hỏi, Minh thừa nhận cách thức và cơ chế chơi bạc như các bị cáo trước đó đã khai nhận. Bị cáo này khai nạp tiền bằng thẻ điện thoại của các nhà mạng viễn thông, hoặc nạp tiền qua dịch vụ trực tuyến của ngân hàng để tham gia đánh bạc.
Theo cáo trạng, Minh sử dụng tên đăng nhập "anhminhvt102" để tham gia đánh bạc. Minh mua bán, giao dịch Rik với nhiều đại lý khác nhau, nhưng chủ yếu là qua đại lý cấp 1 của Trần Quang Hạnh (SN 1987, trú tại Cầu Giấy, đã bỏ trốn).
Toan canh phien xet xu duong day danh bac nghin ty dong ngay 15/11 hinh anh 1
 Bị cáo Phạm Quang Minh. (Ảnh: Phạm Chiểu)
Tại phiên tòa, Minh khai làm nghề tự do, có kinh doanh thêm đồ ăn sẵn, thu nhập khoảng trên dưới 10 triệu đồng. Nguồn tiền đánh bạc do bị cáo Minh tích góp trong quá trình làm ăn từ khi lập gia đình.
Sau hơn một năm tham gia đánh bạc, bị cáo này thua tổng cộng khoảng 2 tỷ đồng. Số tiền này được bị cáo vay mượn người thân, hàng xóm, thậm chí là phải bán nhà để trả nợ.
Bị cáo Phạm Quang Minh cho biết sau khi bán nhà để trả nợ, vợ bị cáo đã bỏ đi đâu không rõ. Đến thời điểm hiện tại, bị cáo đã nhận thấy hậu quả và rất hối hận.
Bị cáo thua bạc trên 3 tỷ đồng, phải bán ô tô
Trước bị cáo Phạm Quang Minh, bị cáo Phạm Quang Thành (SN 1988, trú tại số 161, đường Nguyễn Công Trứ, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) là người đầu tiên bước lên bục khai báo.
Phạm Quang Thành là bị cáo thuộc nhóm tội “Đánh bạc”, tham gia đánh bạc và phát sinh giao dịch mua bán Rik trên hệ thống game bài Rikvip từ ngày 8/6/2016 đến 5/6/2017 với tên đăng nhập là “bannhachoirik122”, tên hiển thị là “trinet161dng”.
Thành giao dịch mua bán Rik với nhiều đại lý khác nhau, nhưng chủ yếu là đại lý cấp 1 của Cù Huy Thiện, với tổng giao dịch mua, bán Rik là hơn 3,1 tỷ Rik, tương đương khoảng hơn 2,6 tỷ đồng.
Toan canh phien xet xu duong day danh bac nghin ty dong ngay 15/11 hinh anh 2
Bị cáo Phạm Quang Thành. (Ảnh: Phạm Chiểu) 
Trong ngày 8/8/2016, Phạm Quang Thành đã tham gia 70 phiên đánh bạc trực tuyến bằng hình thức chơi “Tài Xỉu”, trong đó có phiên chơi bạc đặt cược cao nhất là 130 triệu Rik, tương đương hơn 107 triệu đồng.
Để phục vụ cho việc mua bán Rik, Phạm Quang Thành mở 1 tài khoản tại Ngân hàng Đông Á, có số dư tài khoản âm gần 3 triệu đồng. Bị cáo bị tạm giữ 1 thẻ đa năng ngân hàng Đông Á và không có tài sản bị phong tỏa, kê biên. 
Tại phiên tòa sáng 15/11, Phạm Quang Thành khai, mặc dù nick chơi là “bán nhà chơi rik” được bị cáo lập, nhưng đến nay, bị cáo chơi thua khoảng trên 3 tỷ đồng và đã bán ô tô để chơi bạc.
Thành áp dụng chơi bạc là nạp thẻ điện thoại và giao dịch bằng thẻ ngân hàng. Thậm chí, Thành trực tiếp đến đại lý cấp 2 đánh trực tiếp bằng tiền mặt. Ngoài đại lý cấp 2, bị cáo Thành còn đánh qua đại lý cấp 1.
Video: Bị cáo khai bán nhà để chơi bạc, vợ con đi đâu không biết
Ngày 8 và 9/8/2016, Thành đặt cược nhiều tiền nhất - trên 100 triệu Rik và tổng số tiền đã thua trong quá trình chơi khoảng trên 3 tỷ đồng. 
Trong quá trình khai tại tòa, Thành cho biết, bản thân bị cáo làm công nhân lương tháng 10 triệu đồng.
Khi nhắc đến việc chơi mất nhiều thì lấy tiền đâu để nuôi  gia đình, bị cáo thành cúi mặt nói: “Bị cáo không ngờ chơi giải trí sau ham quá. Giờ bị cáo cảm thấy ân hận vì ảnh hưởng xấu tới gia đình”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quốc gia phải đóng cửa nhà tù vì không có phạm nhân


(VTC News) - Thậm chí sau khi “nhập khẩu” tù nhân từ nước ngoài để các nhà tù không phải bỏ trống, Hà Lan vẫn phải đóng cửa 4 nhà tù do tỷ lệ tội phạm xuống thấp nhất kể từ năm 1980.
Theo Daily Mail, Hà Lan sẽ đóng cửa 4 nhà tù vì tỷ lệ tội phạm giảm xuống mức thấp kỷ lục, thậm chí sau khi nước này đã phải “nhập khẩu” tù nhân từ các nước khác.
Quoc gia phai dong cua nha tu vi khong co pham nhan hinh anh 1
 Hà Lan dự định đóng cửa 4 nhà tù vì không có phạm nhân. (Ảnh: PA)
Chính phủ Hà Lan đang xem xét việc đóng cửa nhiều nhà tù sau khi tỷ lệ tội phạm xuống thấp nhất kể từ năm 1980. Hiện tại, chỉ có khoảng 49 tội phạm trên mỗi 1.000 công dân, số liệu từ văn phòng thống kê quốc gia Hà Lan tiết lộ.
Năm 2013, kế hoạch đóng cửa khoảng 19 nhà tù đã khiến những người làm việc tại đây tức giận đến nỗi chính phủ Hà Lan đề nghị giam giữ bớt tù nhân cho những nước khác, bao gồm Na-uy và Bỉ, với hy vọng duy trì công việc cho các nhân viên làm việc tại đây. 
Theo báo Hà Lan Algemeen Dagblad, các nhà tù ở Zoetermeer, Zeist, Almere và Zwaa sẽ được xem xét đóng cửa. Dù vậy, những nhà tù ở khu vực xa xôi hẻo lánh sẽ được giữ lại để không ảnh hưởng đến vấn đề việc làm tại địa phương.
Cũng theo báo Hà Lan, một phần ba trong số 13.500 giường nhà tù ở Hà Lan bị bỏ trống trong năm 2017, khiến việc đóng cửa là không thể tránh khỏi. Bộ trưởng Tư pháp Sander Dekker chưa bình luận về con số này nhưng dự định sẽ bày tỏ quan điểm trước khi nghị viện Hà Lan nghỉ giữa hè vào tháng 7. 
Video: Quá ít tù nhân, nhà tù Hà Lan cho thuê làm văn phòng
 (Nguồn: Daily Mail)
PHƯƠNG ANH


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vụ GS Chu Hảo: Giới nghiên cứu Việt Nam trên thế giới lo ngại


Trọng Nghĩa 15-11-2018 

Sự kiện đảng Cộng Sản Việt Nam quyết định kỷ luật giáo sư Chu Hảo tiếp tục làm dấy lên những phản ứng bất đồng tình. Trong một lá thư ngỏ đề ngày 11 tháng 11 năm 2018, gần 100 giáo sư, tiến sĩ và nhà nghiên cứu về Việt Nam từ nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng « bày tỏ quan ngại » về các cáo buộc « vô căn cứ và đáng lo ngại » đối với giáo sư Chu Hảo. Những người đồng ký tên vào thư ngỏ « bác bỏ bất kỳ khẳng định nào cho rằng những tác phẩm này là mối đe dọa cho sự phát triển ổn định hoặc hòa bình của Việt Nam », yêu cầu Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương sửa đổi đánh giá về công việc của ông Chu Hảo tại Nhà Xuất Bản Tri Thức. Bức thư thúc giục chính phủ Việt Nam « khuyến khích việc thảo luận tri thức rộng rãi về tất cả các chủ đề ở Việt Nam…, từ bỏ mọi nỗ lực quấy rối, đe doạ hoặc trừng phạt những người đã thể hiện quan điểm hoặc ý kiến của họ một cách ôn hòa ».
Giáo sư Chu Hảo phát biểu tại một hội nghị ở Hà Nội
Trong bức thư gởi đến các ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản kiêm chủ tịch nước Việt Nam và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, những người ký tên đã « bày tỏ sự không đồng ý và thất vọng sâu sắc » về những cáo buộc nhắm vào giáo sư Chu Hảo, và Nhà Xuất Bản Tri Thức mà ông làm giám đốc.
Những cáo buộc này đã được Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương đảng Cộng Sản Việt Nam nêu lên ngày 25/10, theo đó Nhà Xuất Bản Tri Thức đã phát hành « một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ».
Các học giả, giáo sư và nhà nghiên cứu ký tên vào thư ngỏ ngày 11/11, đã đánh giá rằng « những lời buộc tội của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương là vô căn cứ và đáng lo ngại », vì lẽ trong thời gian qua, Nhà Xuất Bản Tri Thức đã góp phần giúp các sinh viên và học giả Việt Nam « tiếp cận nhiều hơn với các công trình học thuật lớn của các nước khác bằng cách dịch sang tiếng Việt », một điều rất cần thiết cho việc nghiên cứu khoa học.
Bức thư ghi rõ : « Các công trình học thuật lớn đó là nền tảng của nghiên cứu và tư duy hiện đại trong ngành khoa học xã hội và nhân văn », và tại các trường trung học và đại học trên khắp thế giới, các công trình đó « nằm trong giáo trình cơ bản của nhiều ngành học và môn học khác nhau mà sinh viên phải đọc và nắm bắt được ».
Trên cơ sở đó, những người đồng ký tên vào thư ngỏ « bác bỏ bất kỳ khẳng định nào cho rằng những tác phẩm này là mối đe dọa cho sự phát triển ổn định hoặc hòa bình của Việt Nam », yêu cầu Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương sửa đổi đánh giá về công việc của ông Chu Hảo tại Nhà Xuất Bản Tri Thức.
Bức thư thúc giục chính phủ Việt Nam « khuyến khích việc thảo luận tri thức rộng rãi về tất cả các chủ đề ở Việt Nam…, từ bỏ mọi nỗ lực quấy rối, đe doạ hoặc trừng phạt những người đã thể hiện quan điểm hoặc ý kiến của họ một cách ôn hòa ».
Điểm cần ghi nhận là trong số 81 người đã ký tên vào lá thư ngỏ, có hầu hết các gương mặt có uy tín trong ngành nghiên cứu về Việt Nam hiện nay ở Mỹ, Canada, Pháp, Anh, Hà Lan, Úc, Singapore, từ giáo sư Pierre Brocheux, Pascal Bourdeaux, ở Pháp, Pierre Asselin, George Dutton, Sophie Quinn-Judge, ở Mỹ, cho đến giáo sư Chistopher Goscha ở Canada, David Marr, Ben Kerkvliet ở Úc, John Kleinen ở Hà Lan, Bill Hayton ở Anh Quốc. Bên cạnh đó còn có chuyên gia quen thuộc người Việt như giáo sư Trịnh Văn Thảo ở Pháp, Ngô Vĩnh Long, Trịnh Xuân Thuận ở Mỹ, Nguyễn Đức Hiệp ở Úc…

Phần nhận xét hiển thị trên trang