Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Ai được lợi trước quyết định kỷ luật chàng Chu Hảo?


FB Lưu Trọng Văn 

- Ai được lợi trước quyết định kỷ luật chàng Chu Hảo?
Gã gặp chàng ở đâu là thấy khuôn mặt chàng luôn tươi rói cùng nụ cười.
78 tuổi, với thói bẩm sinh rạng rỡ nên sức trẻ, sức sống, sức yêu, sức thương, luôn tràn đầy. Gã biết, trước kỷ luật của Uỷ ban KT trung ương, chàng vẫn thế: cười.
Gã thích chàng ở nhiệt huyết của chàng với đất nước và lớp trẻ.
Image result for Chu Hảo
Chả thế mà chàng lẽ ra như bao quan chức nghỉ hưu an nhàn, rong chơi, phởn phơ với những đặc ân và những gì đã vun vén thì chàng lại hơn bao giờ hết dấn thân bất chấp chông gai. Kết luận kỷ luật của UBKT là việc của đảng mà chàng là đảng viên cao cấp phải chấp hành, gã tôn trọng và không có nhời chê trách. Tuy vậy gã nghĩ, chàng chắc đồng tình với quyết định này vì cơ bản là chính xác.

Gã khách quan cũng phải công nhận quyết định kỷ luật chàng là... đúng.

Cái tội của chàng rõ ràng là tự diễn biến.

Khỏi cãi.

Nhưng chàng không phải bây giờ mới diễn biến mà diễn biến mấy chục năm nay rồi.

Là con cụ Chu Đình Xương ông trùm an ninh của đảng, được du học, rồi trở thành tiến sĩ vật lý của Pháp, chàng đã tự diễn biến khi không ai bảo lại nằng nặc đem cái thứ công nghệ thông tin và ủng hộ chết bỏ cái trò internet về nước, quảng bá nó để đến hôm nay nhà nước phải ra Luật ANM rất chi là vất vả ngăn chặn "tác hại” của nó.

Chàng tự diễn biến khi đảng của chàng mang tên là ĐCS chàng lại đòi đổi tên trở lại ĐLĐ thời cụ Hồ là chủ tịch. Tội ấy là chống lại cương lĩnh của đảng, không sai.

Chưa hết, nước đang tên là CHXCNVN chàng tự diễn biến đòi đổi trở lại VNDCCH như thời cụ Hồ cũng là chủ tịch. Tội ấy là chống lại pháp luật, hiến pháp hiện hành, có chạy đàng giời.

Chưa hết, Hiến pháp hiện thời ghi điều 4 đảng lãnh đạo, chàng tự diễn biến đòi bỏ điều 4 này thì rành rành tự suy thoái chính trị chứ còn gì nữa?

Gã đã nói rồi, cấm cãi. Mà cãi sao được?

Chưa hết, trong khi dân chúng và lớp trẻ đang yên lành khuôn mẫu tư duy, tầm nhìn, kho tri thức an toàn vốn có, chàng láo lếu lập NXB dám mang tên Tri Thức, bày đặt lắm trò tìm dịch rồi cho in quá nhiều cuốn sách đề cao các giá trị phương tây, các tư duy mới lạ hoắc, các tri thức lạ hoắc làm lộn tùng phèo nhiều lý luận xưa nay trong tháp ngà.

Diễn biến quá!

Chưa hết, chàng còn kéo bè với chàng nhà văn Nguyên Ngọc, một tay trùm tự diễn biến nữa, khi dám kêu gọi "Đất nước đứng lên", mở trường Phan Châu Trinh rồi cùng tự diễn biến bỏ nhà bỏ cửa ngon lành, ăn cơm bụi, ở nhà cấp bốn ngày ngày lên lớp kêu gọi đám trẻ hành động vì dân trí, dân khí, dân sinh theo cụ Phan Châu Trinh - một nhà yêu nước mà chả theo cộng sản - không đúng quy trình hiện nay.

Chưa hết, chàng lại còn tự diễn biến khi nghe theo bà Nguyễn Thị Bình tuy từng là phó chủ tịch nước nhưng lại là cháu ngoại Phan Châu Trinh lập ra “Giải thưởng Phan Châu Trinh“ toàn trao giải thưởng cho các tác phẩm triết học, văn hoá, văn học, khoa học của những tác giả sống ở vùng ven Cương lĩnh đảng.

Quá quắt lắm!

Vẫn chưa hết tội, mà tội này lại rất nặng cơ. Khi chưa có luật biểu tình, chàng dám xuống đường hô vang khẩu hiệu chống Tàu xâm chiếm Biển Đông gây mất trật tự xã hội.

Ối giời, đảng viên cao cấp gì, con nhà nòi an ninh gì lại lộn xộn như thế?

Gã rất đồng tình với kỷ luật giành cho chàng Chu Hảo láo lếu này.

Nhưng như gã đặt câu hỏi, kỷ luật này lợi cho ai?

Gã xin trả nhời: lợi cho những kẻ không chịu diễn biến chuyển dịch theo con đường mà không ít lãnh đạo đảng đang chuyển dịch từ đặt lợi ích “còn đảng còn mình“ sang đặt lợi ích của quốc gia, lợi ích của dân tộc là tối thượng như bác cả Trọng vừa ký Nghị quyết Trung ương 8 vừa qua.

Gã xin trả nhời tiếp: lợi cho những nhóm lợi ích trong ngoài đang muốn chống lại tình dân, lòng dân bởi những trí thức như chàng Chu Hảo một đảng viên tinh hoa của đảng kia đang chiếm được tình dân, lòng dân.

Gã xin trả nhời tiếp: lợi cho các thế lực đang tìm mọi cách tách VN ra khỏi thế giới văn minh cũng như nền kinh tế sạch mà hiệp định CPTPP Quốc hội chuẩn bị sáng suốt thông qua và hiệp định EVFTA Chính phủ đang nỗ lực ký kết, bởi chàng Chu Hảo này là một trong biểu tượng gắn kết của các nước văn minh với xã hội dân sự VN với tư cách chủ tịch Hội hữu nghị Việt Pháp và là người được Tổng thống Pháp tặng Huân chương Bội tinh vì đóng góp cho mối quan hệ hữu nghị của VN với Pháp - quốc gia trụ cột của châu Âu.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tân tổng thống Brazil tuyên chiến với chủ nghĩa xã hội



Ứng cử viên cực hữu Jair Bolsonaro vừa đắc cử tổng thống Brazil ngày 28/10/2018.

Trong bài diễn văn đầu tiên tối Chủ nhật 28/10/2018, tổng thống vừa đắc cử Jair Bolsonaro tuyên bố : « Chúng ta không thể tiếp tục mơ màng với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa dân túy của cánh tả ».

Rừng người mừng thắng lợi của ông Bolsonaro.
Với 56% số phiếu so với 44% của đối thủ cánh tả Fernando Haddad (theo kết quả kiểm 94% tổng số phiếu), ứng cử viên cực hữu Jair Bolsonaro, 63 tuổi, được mệnh danh là « Trump của vùng nhiệt đới » sẽ chính thức trở thành tổng thống Brazil kể từ ngày 01/01/2019.

Cộng đồng LGBT lo sợ bị tấn công.
Human Rights Watch lập tức kêu gọi “bảo vệ các quyền dân chủ” của Brazil, dẫn ra các tuyên bố vào tuần trước của ông Bolsonaro, rằng những người đối lập cánh tả chỉ có thể chọn lựa giữa nhà tù và lưu vong.

Đối thủ cánh tả Fernando Haddad kêu gọi 'tôn trọng 45 triệu cử tri" đã bầu cho mình.
Theo Le Monde, thời kỳ châu Mỹ la-tinh thiên tả đã kết thúc, với thắng lợi của các tân tổng thống Sebastian Pinera (cánh hữu) ở Chilê, Mauricio Macri (trung hữu) ở Achentina, Ivan Duque (cánh hữu) ở Colombia.

Ông Bolsonara được cho là chỉ tin cậy một nhóm nhỏ người thân tín, luôn mặc áo giáp.
Những điểm chính trong chương trình hành động của Bolsonaro :

-         Kinh tế : Giảm 20% nợ công qua việc tư nhân hóa, sáp nhập các bộ Tài chính, Kỹ nghệ và Kế hoạch thành bộ Kinh tế.
-         An ninh : Hạ tuổi chịu trách nhiệm hình sự từ 18 còn 17, giảm nhẹ quy định mang súng.
Các ủng hộ viên của Bolsonaro.
-         Tham nhũng : Bolsonaro muốn một chính phủ gương mẫu, giảm phân nửa số bộ hiện nay.
-         Ngoại giao : Hứa hẹn « chấm dứt ca ngợi các nhà độc tài sát nhân » (ám chỉ Venezuela), quan tâm hơn đến các nền dân chủ quan trọng như Hoa Kỳ, Ý, Israel.
Đường vào tư gia của ông Bolsonaro.
-         Giáo dục : Chú trọng hơn môn toán, khoa học và tiếng Bồ Đào Nha, muốn mở các trường do quân đội quản lý.
-         Phá thai : Sẽ phủ quyết mọi ý định giảm nhẹ các quy định về phá thai.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nạn ăn cắp bản quyền khiến Trump gây chiến thương mại với Trung Quốc


Một khách hàng mua đĩa phần mềm máy tính ở Bắc Kinh, Trung Quốc năm 1996. Ảnh: AFP.
Một khách hàng mua đĩa phần mềm máy tính ở Bắc Kinh, Trung Quốc năm 1996. Ảnh: AFP.
Trung tâm mua sắm Imbi Plaza ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia có thể là ví dụ điển hình cho những mâu thuẫn đẩy Mỹ và Trung Quốc vào cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt hiện nay. Vào thời hoàng kim cuối thập niên 1990, đầu 2000, Imbi là “thủ phủ công nghệ cao” của Kuala Lumpur, với hàng loạt cửa hàng bán thiết bị và phần mềm máy tính, theo SCMP.
Máy tính bán ở Imbi là hàng thật, nhưng hầu hết phần mềm ở đây đều là hàng sao chép trái phép. Thay vì phải bỏ 200 USD để mua phần mềm xịn, người dân Kuala Lumpur tới đây mua đĩa cài Windows, MS Office hay Adobe với giá 10 ringgit (khoảng 2,4 USD) mỗi chiếc.
Theo chuyên gia bình luận chính trị quốc tế Robert Boxwell, bất cứ thành phố lớn nào ở châu Á đều có một trung tâm như Imbi và phần lớn những đĩa phần mềm sao chép này đến từ các nhà máy ở Trung Quốc, nơi hoạt động sao lậu được tiến hành với quy mô lớn. Họ sao chép mọi thứ, từ hệ điều hành máy tính, phần mềm cho tới các đĩa CD ca nhạc, phim Hollywood.
Không chỉ bán những chiếc đĩa lậu này tới các trung tâm như Imbi, người Trung Quốc còn đóng hộp, in hướng dẫn sử dụng, dán kèm tem nổi chống hàng giả để khiến chúng trở nên “thật” hơn và bán cho các công ty, tổ chức chính phủ để k.iê’m lời.
Giữa thập niên 1990, chính quyền tổng thống Mỹ Bill Clinton đã phàn nàn rất nhiều về tình trạng sao lậu băng đĩa ở Trung Quốc. Trong một thỏa thuận ký với Mỹ vào năm 1992, Trung Quốc cam kết sẽ xây dựng và thi hành luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mới, được cho là cam kết mạnh mẽ nhất của Bắc Kinh về việc chống lại tình trạng sao chép lậu.
Tuy nhiên, tình trạng này tiếp tục nở rộ, khi Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) ước tính 94% phần mềm sử dụng ở Trung Quốc bị sao chép trái phép, khiến Mỹ m.â’t khoảng 335 triệu USD doanh thu từ bán phần mềm và hàng trăm triệu USD tiền bán băng đĩa.
Năm 1994, Phòng Đại diện Thương mại Mỹ “điểm mặt chỉ tên” 29 nhà máy, phần lớn ở miền nam Trung Quốc, chuyên sao chép lậu phần mềm, băng đĩa phim, ca nhạc và cung cấp danh sách này cho nhà chức trách Trung Quốc.
Đến năm sau, số lượng nhà máy này tăng lên 34. Thỏa thuận ký năm 1992 không bao gồm các cơ chế để đảm bảo Trung Quốc thi hành luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Đến năm 1995, hai nước ký thỏa thuận mới, được cho là thỏa thuận thực thi quyền sở hữu trí tuệ chi tiết và toàn diện nhất, khiến chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ “rất hài lòng”, theo lời Charlene Barshefsky, người đại diện cho chính quyền Clinton đàm phán với phía Trung Quốc.
Nhưng trên thực tế, mọi thứ không diễn ra như kỳ vọng của phía Mỹ. Trong năm tiếp theo, các nhà đàm phán Mỹ có 9 chuyến đi tới Trung Quốc, họp 40 cuộc với đối tác nước này, trong khi Clinton đ.e do.a sẽ áp thuế 100% với hai tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nếu Bắc Kinh không thực thi đạo luật mới.
Lời đ.e do.a áp thuế của Clinton khiến nhiều bên không hài lòng. Bắc Kinh thể hiện sự giận dữ, trong khi cộng đồng an ninh Mỹ không vui vì hành động trừng phạt này có thể làm gián đoạn hợp tác an ninh giữa hai nước. Nhóm phản đối quyết liệt nhất là các nhà tài phiệt ở Phố Wall, những người không muốn hoạt động kinh doanh siêu lợi nhuận của họ với Trung Quốc bị ảnh hưởng.
Đến tháng 1/1996, Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thứ ba về quyền sở hữu trí tuệ, ngay trước hạn chót do chính quyền Clinton đặt ra. Đoàn đàm phán Mỹ ca ngợi đây là “cam kết vững chắc nhất”, khi Trung Quốc hứa sẽ đóng cửa các nhà máy sản xuất băng đĩa lậu.
Tin vào lời hứa của Bắc Kinh, chính quyền Clinton thuyết phục quốc hội Mỹ thông qua đạo luật trao cho Trung Quốc quy chế q.ua n h.ệ thương mại bình thường vĩnh viễn vào năm 2000, được ca ngợi là “một phần lớn trong di sản chính sách đối ngoại của Clinton”.
Bill Clinton (ngồi giữa) ký Đạo luật Quan hệ Thương mại Mỹ - Trung năm 2000. Ảnh: AFP.
Bill Clinton (ngồi giữa) ký Đạo luật Q.ua n h.ệ Thương mại Mỹ – Trung năm 2000. Ảnh: AFP.
Điều này tạo thuận lợi cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 12/2001. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Internet và máy tính, kinh tế Trung Quốc bùng nổ, kéo theo đó là sự nở rộ của nạn sao chép phần mềm lậu. BSA ước tính 70% phần mềm máy tính mới được cài đặt ở Trung Quốc năm 2015 là không có bản quyền, với tổng giá trị gần 9 tỷ USD.
Không chỉ sao chép lậu phần mềm, người Trung Quốc còn làm giả đồng hồ Rolex, giày Nike, túi Louis Vuitton, điện thoại iPhone. Thống kê của Ủy ban chống Ăn cắp Sở hữu Trí tuệ Mỹ cho thấy số hàng hóa hữu hình bị làm giả, làm nhái ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong xuất ra nước ngoài năm 2015 chiếm tới 87% giá trị toàn cầu, tương đương 50-100 tỷ USD.
Các công ty Mỹ còn chịu thiệt hại lớn hơn nhiều do tình trạng ăn cắp bí mật thương mại, công nghệ của các tin tặc. Ủy ban chống Ăn cắp Sở hữu Trí tuệ Mỹ ước tính vào năm 2015 rằng nước này m.â’t 180-540 tỷ USD bởi các vụ tấn công mạng này, chủ yếu là đến từ tin tặc Trung Quốc.
Sự xuất hiện của Trump
Tình trạng ăn cắp bản quyền của Trung Quốc nghiêm trọng đến mức trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, nhiều người Mỹ bắt đầu thể hiện sự bức xúc về vấn nạn này. Đúng lúc đó, Donald Trump xuất hiện.
Trong các bài phát biểu vận động tranh cử, Trump thường xuyên nói về tình trạng việc làm và các nhà máy Mỹ bị Trung Quốc tước đoạt và cách Bắc Kinh cố tình làm m.â’t giá đồng tiền của mình. Trump tuyên bố sẽ “khắc phục” điều này, trong tiếng hoan hô của đám đông ủng hộ.
Truyền thông Mỹ lúc đó hầu hết đều chế nhạo một tỷ phú như Trump ra tranh cử tổng thống và không để ý đến vấn đề Trung Quốc trong thông điệp của ông. Nhưng bình luận viên Boxwell cho rằng Trung Quốc ngay từ đầu đã là vấn đề trọng tâm trong chương trình nghị sự của Trump.
Giới chính trị lúc đó chê cười Trump, nhưng hơn 60 triệu cử tri mà những người gièm pha Trump gọi chung là “những kẻ đáng thương hại” lại yêu mến tỷ phú có giọng điệu quyết liệt này. Trump không ngừng chỉ trích các thỏa thuận thương mại bất công, tự khẳng định mình là một “bậc thầy đàm phán” sẽ không hứa hẹn chỉ để đắc cử.
Nỗi chán ngán với hàng thập kỷ thua thiệt trong thương mại với Trung Quốc là yếu tố quan trọng khiến nhiều cử tri quyết định chọn Trump làm tổng thống, thay vì “một Clinton khác” trong Nhà Trắng.
Sau khi đắc cử, Trump bắt đầu có những động thái dường như khiến Mỹ yếu thế hơn trong đàm phán với Trung Quốc. Ngay trong ngày làm việc đầu tiên, ông quyết định rút Mỹ khỏi TPP, hiệp định thương mại có thể giúp Mỹ tăng cường sức mạnh khi liên kết với 11 đồng minh, đối tác nhằm đối phó Trung Quốc.
Đến tháng 4/2017, Trump đón tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình ở Washington, gọi lãnh đạo Trung Quốc là “bạn”, trong khi ông Tập khẳng định “chúng tôi đã trở nên thân thiết, xây dựng được niềm tin và mối q.ua n h.ệ hữu hảo ban đầu”.
Trump (trái) đón tiếp ông Tập ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago năm 2017. Ảnh: Reuters.
Trump (trái) đón tiếp ông Tập ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago năm 2017. Ảnh: Reuters.
Một tháng sau, Mỹ ra kế hoạch 10 điểm được thống nhất với Trung Quốc, nhấn mạnh hai nước sẽ đàm phán quyết liệt để đạt tiến bộ trong các vấn đề chủ chốt và “q.ua n h.ệ Mỹ – Trung đang vươn lên tầm cao mới, đặc biệt là trong thương mại”. Boxwell cho rằng những dấu hiệu này nhiều khả năng đã khiến Trung Quốc m.â’t cảnh giác trước Mỹ.
Mọi việc bắt đầu chuyển khác từ cuối tháng 7/2017, khi Phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương dẫn đầu đoàn đại biểu tới Washington và có bài phát biểu với tựa đề “Hợp tác cùng có lợi là hình thức hợp tác tốt nhất”. Ông Uông dường như không nhận ra vẻ mặt lạnh lùng của các doanh nhân Mỹ khi nghe tới cụm từ “hợp tác cùng có lợi” mà họ đã được nghe quá nhiều lần trong nhiều năm qua từ phía Trung Quốc.
Đây là lúc Trump và đội ngũ của mình dường như đi đến thống nhất rằng thời kỳ đàm phán với Trung Quốc đã qua và họ cần hành động. Giữa tháng 8/2017, Trump yêu cầu Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer “nghiên cứu về khả năng điều tra các điều luật, chính sách, hành vi của Trung Quốc có thể gây hại đến quyền sở hữu trí tuệ hay phát triển công nghệ của Mỹ”.
Chấm dứt tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và mở cửa thị trường là một trong những yêu cầu Trump đưa ra khi tuyên bố áp thuế lên 50 tỷ USD và sau đó là 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, châm ngòi cho cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Cuộc chiến khốc liệt đã kéo dài nhiều tháng và Trump không có dấu hiệu cho thấy sẽ nhượng bộ, thậm chí còn đ.e do.a áp thuế với toàn bộ hàng hóa của Trung Quốc.
Các chính quyền tổng thống Mỹ trước đây thường đáp ứng đòi hỏi của Trung Quốc về việc chuyển giao công nghệ để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường, cách làm bị nhiều người chỉ trích và yêu cầu Washington có phản ứng cứng rắn hơn.
Trump dường như không phải là người dễ dàng tin vào những lời hứa từ Bắc Kinh, mà muốn khắc phục một vấn đề lớn trong nền kinh tế Mỹ. Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc là cách ông thực hiện điều đó, Boxwell nhận định.
Thành Nguyễn / VnExpress

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Họ già quá rồi. Phải hướng về lớp trẻ thôi.

LỚP "TINH HOA” CỔ HỦ
Trương Duy Nhất - FB Trương Duy Nhất - Nghe nói, đang có một “thư ngỏ” vận động giới nhân sĩ, trí thức ký tên yêu cầu Bộ Chính trị và Uỷ ban kiểm tra trung ương rút lại quyết định kỷ luật giáo sư Chu Hảo. Đây không chỉ lần đầu. Tôi dị ứng với các loại “thư” này. Ngạc nhiên là, nó luôn được khởi xướng từ những “bộ óc cấp tiến”.

Tôi quí, phục cách từ đảng như Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang... Ngược lại, không đoái hoài, xé vứt ngay các loại "thư ngỏ” kia.
Trân quí anh Chu Hảo. Phản đối việc kỷ luật anh. Nhưng phản kháng bằng phương cách “thư ngỏ” thế là phi chính trị, nhàm chán, lẩm cẩm, cổ hủ.
Tôi quen, thân nhiều vị trong lớp này. Nhiều người từng tạo cho tôi, thế hệ chúng tôi kiến thức, sự đam mê và kỳ vọng. Nhưng giờ thất vọng quá. 

Không thể không nói, dù biết rằng sẽ làm mất lòng nhiều vị.

Những “bộ óc cấp tiến”, lớp “tinh hoa” trong nhóm phản tỉnh mà vẫn tư duy vậy, khó thoát đảng.

Đến họ cũng không thoát nổi, nói chi thoát cho dân tộc, quốc gia.

Tôi đã sai, khi quá kỳ vọng vào lớp nhân sĩ này. Họ già quá rồi. Phải hướng về lớp trẻ thôi.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Văn nghệ sĩ ào ạt xin vào đảng !!!


FB Lưu Trọng Văn 27/10 - 

Gã trịnh trọng phát biểu: Thưa các đồng chí vẫn là đảng viên, đã bị đuổi khỏi đảng hoặc bị đảng chê, tôi tuyên bố xin vào đảng từ giờ phút này. Đỗ Trung Quân trịnh trọng đứng dậy: thưa các đồng chí, nếu đồng chí gã xin vô đảng thì tôi, Đỗ Trung Quân cũng xin vô đảng.
Tối qua có cuộc ra mắt sách của nhà văn Dương Tường tại Sài Gòn. Chuyện thế quái nào lại chỉ quanh chuyện Chu Hảo bị kỉ luật và thông tin mới nhất từ bọ Lập nghe lóm được là nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố bỏ đảng. Tin bay quá lẹ, điện thoại lão râu tóc dài nhất cánh văn chương Phạm Xuân Nguyên rú, đài phương tây phỏng vấn Nguyên về tin Nguyên Ngọc bỏ đảng. Chuyện lại càng xôm.
Huy Đức bảo quyết định kỉ luật Chu Hảo là rất vô chính trị. Đỗ Trung Quân ỏn ẻn: bác Nguyên và bác Văn liệu có theo chân bác Nguyên Ngọc không?

Cựu chủ tịch Hội NV Hà Nội điệu đàng vểnh râu, hất tóc: tôi làm gì tôi thích, sao lại phải theo chân ai? Nhà văn Trần Đĩnh tác giả Đèn Cù từng bị khai trừ đảng bảo: thằng Văn bị đảng chê có kết nạp đảng hồi nào đâu mà bảo nó ra đảng?

Huy Đức chen ngang ngay: 99% dân nước mình đều tin gã Văn là đảng viên. Nói xong, Huy Đức hô hô cười khoái trá vì câu chọc ngoáy này.

Nhà thơ Nguyễn Duy người vừa đặt cái ống thứ 5 trong tim nói toáng: bây giờ thằng Văn xin vào đảng mới hay đấy.

Gã trịnh trọng phát biểu:

Thưa các đồng chí vẫn là đảng viên, đã bị đuổi khỏi đảng hoặc bị đảng chê, tôi tuyên bố xin vào đảng từ giờ phút này.

Đỗ Trung Quân trịnh trọng đứng dậy: thưa các đồng chí, nếu đồng chí gã xin vô đảng thì tôi, Đỗ Trung Quân cũng xin vô đảng.

Hoạ sĩ Nguyễn Thị Hiền đang tâm sự với hoạ sĩ Nguyễn Quân và hoạ sĩ Thanh Bình lớ ngớ hỏi: hả đảng nào?

Gã giật mình hỏi lại Quân: đảng nào nhể?

Quân giật mình hỏi : Bọ Lập, đảng nào nhể?

Bọ Lập xoa xoa cái đầu trọc ngơ ngơ cười: tuỳ chúng mày, miễn không phải đảng... cướp là được.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

NGUYÊN NGỌC - ÔNG LÀ AI?




Hiếm có người cầm bút Việt Nam nào được như nhà văn Nguyên Ngọc. Ở tuổi tám mươi lăm, ông vẫn tiếp tục những hoạt động hết sức đa dạng và sôi động trên nhiều lĩnh vực, từ văn học nghệ thuật, văn hóa, giáo dục…, cho đến thời sự chính trị, xã hội. Ông nói chuyện, viết sách, dịch sách, mở trường, tổ chức các hoạt động thường xuyên về nhiều mặt, như một người còn trẻ, tràn đầy năng lượng. Nhờ đâu…?

*Xin ông cho biết, vì sao ở tuổi tám lăm, cuộc sống của ông vẫn hết sức bận rộn?

-Tôi là người tham lam. Mà cuộc sống thì bao nhiêu chuyện cần làm, muốn làm, cảm giác có thể góp tay tháo gỡ, dù chỉ đôi chút.

Nào Tây Nguyên tôi đã gắn bó suốt đời và nay đang quá đáng lo; nào giáo dục ở ta chẳng ai có thể yên tâm; nào thực trạng văn hóa không thể không suy nghĩ và lên tiếng; nào Phan Châu Trinh mà tôi cho rằng phải còn giải thích và suy nghĩ về những điều ông phát hiện cho đất nước hơn 100 năm trước và nay càng thời sự hơn bao giờ hết; nào lịch sử và chính con người Việt ngày càng cảm thấy bao nhiêu điều phải căn vặn, đặt câu hỏi và cố trả lời;… Cả chuyện voọc chà vá trên núi Sơn Trà, quá đẹp thế mà đang bị đe dọa mãi mãi biến mất; cả chuyện Hội An vì quá đẹp nên cũng thật mong manh và đang đầy thách thức…

Còn sách hay thì phong phú quá, mới và lạ, lắm cuốn muốn dịch để chia sẻ. Bao nhiêu chuyện khác, theo nghĩa nào đó đều cấp bách. Và còn cả… rong chơi nữa.

Đi để nghe, thấy, cảm, đi để nghĩ và tìm ra cái viết, cách viết, để gặp bao ngẫu nhiên, thường bao giờ cũng hay.

Tôi là người thích di chuyển, dừng lâu thì cuồng chân, bạn bè vẫn nhận xét tôi mà ngồi một chỗ thế nào cũng ốm, cứ đi thì lại khỏe ra. Tôi cũng là người không thích đứng ngoài, đến đâu cũng muốn được vào cuộc.

Hồi chiến tranh xuống đơn vị, dù chỉ là phóng viên, nhưng vẫn xông vào đánh nhau như lính, có khi làm bí thư xã, lăn lộn sống chết cùng anh em. Và cuối cùng, vẫn ảo tưởng mình còn viết được cái gì đó, còn cái gì đó để viết, và chưa mất ảo tưởng có thể viết khác… Ảo tưởng chăng? Để rồi xem…

 Năm 1947, cậu bé Nguyễn Ngọc Báu (tên thật của nhà văn Nguyên Ngọc- bên trái) 
15 tuổi, vừa lấy bằng Diplôme

*Trước khi viết tác phẩm đầu tiên, ông có nghĩ rồi cuộc đời mình sẽ gắn liền với văn chương?

-Tôi vốn học toán, với thầy Hoàng Tụy. Sau này nhiều lần ông bảo tôi có thể đi theo toán được, bỏ mất là uổng. Nhưng rồi cuộc đời đã dắt tôi đi con đường khác.

*Nguyên do nào thúc đẩy ông trở thành nhà văn? Câu chuyện đã xảy ra thế nào?

-Hẳn là do Tây Nguyên. Tôi lên đó năm 1950 và lập tức bị Tây Nguyên mê hoặc.

Không biết người đọc có nhận ra điều này: hể gặp miền núi là tôi viết dễ và dễ viết hay. Tôi với Tây Nguyên cứ như là phát hiện ra nhau. (Về sau gặp người Mông ở Hà Giang cũng vậy, “nhận” ra nhau ngay, có gì đó cứ như là mỗi bên tự phát hiện ra mình do gặp gỡ ấy).

Bấy giờ, năm 1950, tôi làm phóng viên báo Vệ Quốc Quân (mấy năm sau đổi thành báo Quân Đội Nhân Dân) liên khu 5 (tức Nam Trung bộ). Báo thả tôi đi tự do, nên tôi lang thang trên ấy không chịu về, làm lính một đội vũ trang tuyên truyền. Trong đội còn có Nhật Lai và Y Yơn sau này đều trở thành nhạc sĩ có tiếng. Và chị Hải, người Phú Yên, mà chúng tôi gọi là Mai Đua = Chị Hai.

Nhà văn Nguyên Ngọc gặp lại mẹ ở Đà Nẵng, năm 1975, 
sau mấy mươi năm lăn lộn trong chiến tranh

Có lần chúng tôi bị Pháp tập kích ở Buôn Kreah Lớn, chị Hải bị thương, Y Yơn, Nhật Lai và tôi khiêng chị vượt đường 14 rồi đường 21, về núi Dleya, cố cứu mà không được. Chị chết vì khí núi lạnh quá và vì chúng tôi hoàn toàn không có thuốc, một chút bông băng cũng không.

Đấy là người phụ nữ Kinh đầu tiên hy sinh ở Tây Nguyên.

Chúng tôi sống như vậy đó, cũng phải nổ súng khi gặp Pháp, còn thì đi vào các buôn, tuyên truyền kháng chiến và múa hát, sống cùng bà con Ê Đê. Bấy giờ tôi đã biết tiếng Ê Đê kha khá, có thể hiểu được đôi chút Đam San do các cụ già Ê Đê kể.

Năm 1951, thay vì gửi về cho báo các tin tức, tường thuật như thường lệ, tôi đã viết và gửi về… một cuốn tiểu thuyết tên là Pra, lấy tên một địa phương ở Đak Lak, nhân vật chính là Ama Yơk, một ông già Ê Đê, nửa hiện thực nửa huyền thoại, đã tìm đến xin vào đội vũ trang tuyên truyền của chúng tôi.

Báo đăng nhiều kỳ và ghi là "Ký" nhưng ngày nay nhìn lại thì đúng là tiểu thuyết. Đăng được tới kỳ thứ 5 thì tôi lặng lẽ bỏ dở dù cuối bài có ghi "Còn nữa"… Vì tôi viết đến đó thì bí, không biết dắt dẫn các nhân vật của mình đi đâu nữa. Cũng định bỏ cả công cuộc viết lách luôn từ đấy.

Rồi thỉnh thoảng tôi có viết đôi cái ký ngắn, cũng là người và việc Tây Nguyên, nay nhớ lại thì đấy là những phác họa đầu tiên của một giọng văn tôi muốn tạo nên để viết về Tây Nguyên, vừa tự phát vừa ít nhiều có ý thức, đặc biệt trong một bài ký viết về Đinh Nói, một người lính dân tộc Re ở Tây Quảng Ngãi.

Nhà văn Nguyên Ngọc bên người bạn Tây Nguyên xưa cũ...

Không phải nhại theo cách nói của họ khi họ nói tiếng Việt, mà cố diễn đạt cách người Tây Nguyên nhìn thế giới quanh mình, từ toàn bộ cách sống, cách nghĩ, lịch sử, môi trường đặc trưng của họ, tóm lại từ toàn bộ điều gọi là "văn hóa" của họ... Cho đến cuối năm 1955, tập kết ra Bắc, tôi được Tổng cục Chính trị gọi về Hà Nội và giao viết về một anh hùng quân đội tùy chọn. Tất nhiên tôi chọn Núp của Tây Nguyên.

Cũng cần nói thêm: lẽ ra viết xong Núp, tôi sẽ được trả về sư đoàn, chắc sẽ làm một anh cán bộ tuyên huấn kiểu nào đó. Nhưng lại xảy ra chuyện Nhân văn Giai phẩm, bắt đầu từ trong quân đội. Các anh ở phòng Văn nghệ Quân đội: Trần Dần, Hoàng Cầm, Tử Phác, Phùng Quán… bị đuổi ra khỏi quân đội. Chúng tôi được giữ lại để thay thế, có tôi, Nguyễn Khải, Hồ Phương, Nguyễn Trọng Oánh, Lý Đăng Cao…

Về sau còn thêm Hữu Mai, Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Xuân Sách, Xuân Khánh… Cũng là tình cờ cả. Hóa ra đấy là lớp nhà văn lớn lên trong kháng chiến chống Pháp, và định hình giữa hai cuộc chiến tranh.

*Trong tác phẩm Đất nước đứng lên, hình tượng anh hùng Núp ông có được từ cảm xúc trước một con người có thật hay từ lý trí của một người cầm bút cần một “hình mẫu”?

-Thực ra, Đất nước đứng lên không phải là tác phẩm đầu tiên của tôi. Đấy là một thứ Pra được viết lại, viết tiếp. Phần nào đó Núp chỉ là một cái cớ, để gửi vào đấy tất cả những gì tôi biết và mê say về Tây Nguyên: trời đất, cỏ cây, sông suối, đất đá, núi rừng, dã thú, mưa gió, con người Tây Nguyên… suốt những năm tháng lang thang, la cà trên đó.

May là tôi đã không viết "từ lý trí của một người cầm bút cần một hình mẫu", chắc sẽ chẳng ra gì. Tôi chỉ muốn khoe với mọi người, với cả nước cái hương sắc Tây Nguyên kỳ lạ và kỳ diệu của tôi, mà tôi đã tìm được cho mình.

*Anh hùng Núp có được là nhờ Tây Nguyên hay ngược lại?

-Tôi đã may mắn gặp Núp, có thể gửi vào hình tượng của ông hàng chục, hàng trăm con người Tây Nguyên tôi đã biết. Núp của Đất nước đứng lên là một kiểu Ama Yơk của Pra đã tương đối hiện đại và hiện thực hơn.

Nói thật, tôi vẫn tiếc Ama Yơk của Pra. Có thể nói ông Tây Nguyên hơn Núp, một Tây Nguyên còn huyền hoặc, huyền thoại đang bước đầu chen chân vào hiện thực, mà theo tôi sau này Trung Trung Đỉnh phần nào đó đã gợi lên được trong tiểu thuyết Lạc rừng rất lạ và rất hay của anh.

*Nói như nhà văn Nguyễn Khắc Phục, ông có một “giọng văn tráng lệ”. Sự trau chuốt trong hành văn của ông xuất phát từ điều gì? Ông thường viết nhanh hay chậm so với những người khác?

-Tôi chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn chương Pháp từ thời còn đi học trường Tây.

Đến nay còn thể đọc thuộc lòng từng đoạn dài thứ văn tuyệt đẹp của Alphonse Daudet, Anatole France, thơ Beaudelaire, Musset… Và lần đầu tiên đến Paris, vào vườn Luxembourg, rõ ràng cảm giác trở về, gặp lại cảnh xưa, “lá vàng rơi từng chiếc một trên những đôi vai trắng ngần của các pho tượng”…

Tôi nghĩ trong văn chương, hình thức cũng chính là nội dung. Tôi cũng nghĩ nếu đến nay người ta chưa hoàn toàn quên mất Đất nước đứng lên thì là vì hình thức thẩm mỹ của nó chứ không phải chỉ vì nó viết về một người anh hùng.

Ảnh mới nhứt: Nhà văn Nguyên Ngọc và nhà văn Khuất Đẩu, hai đồng môn cùng học trường Lê Khiết- Quảng Ngãi ở hai thời kỳ, lần đâu gặp nhau tại Sài Gòn, tháng 8/2018 .

Trong nghệ thuật cái dở rất nguy hiểm, nó khiến người ta quen với cái thấp kém, tầm thường, là môi trường của cái ác. Hình như ở ta chưa chú ý đến điều này. Đừng tưởng cứ chiếu phim chợ lăng nhăng suốt ngày trên truyền hình sẽ không liên quan gì đến văn hóa và đạo đức đang xuống cấp trong xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà Dostoievski đã nói “Cái đẹp sẽ cứu thế giới ”. Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của văn học là phải Hay.Tôi viết từ cái này qua cái khác rất chậm, còn khi đã bắt tay viết được một cái gì, cảm thấy dòng văn đã chảy, thì lại rất nhanh, đến không kiềm lại được.

*Giờ đây, sau hơn bốn mươi hai năm hòa bình, ông nghĩ gì về những tác phẩm viết trong thời chiến của mình? Những thế hệ tương lai liệu có nhìn nhận chúng như những thế hệ từng sống trong chiến tranh?

-Nói thế này thì có thể nghe hơi lạ, nhưng quả thật tôi không phân biệt những gì đã viết trong thời chiến và sau thời chiến. Thời nào thì cũng phải cố mà viết cho hay, và dù viết trong thời nào cũng thế thôi, cái gì viết được hay thì còn có cơ sống sót với thời gian.

Tôi nghĩ có thể đóng góp của tôi là tạo ra được một cách viết về miền núi trong văn học mình, khác với thời Lan Khai, cũng khác Tô Hoài. Tạo ra một cái giọng riêng, có thể còn nhiễm đến người đi sau muốn động tới miền núi.

Núi không chỉ là đất, đá và cây, núi là một thực thể rất lạ, là sinh thể đặc biệt, của Trời, của Chúa. Nó thăm thẳm bí ẩn, và tiếng nói của nó vừa thiêng liêng vừa tráng lệ.

Tôi có đọc trên trang La vie des idées của báo Le Monde một bái viết có tên là Ce que sait la montagne? (Núi biết những gì?). Núi có những minh triết của nó mà người không biết. Tôi có học được ít nhiều của núi và gắng để nó thấm vào văn chương mình.

*Trong bản chất, ông có phải là một người hay đặt ra các vấn đề, một người phản biện? Ông đã viết Mạch nước ngầm (và cả Đề dẫn Đại hội Nhà văn) xuất phát từ điều gì?

-Trong cuộc sống, đến một lúc tôi đã học được thói nghi ngờ. Mạch nước ngầm có lẽ là tác phẩm đầu tiên ở văn chương miền Bắc sau 1954 nghi ngờ rằng, người anh hùng trong chiến tranh cũng có thể hư hỏng trong hòa bình.

Còn Đề dẫn viết năm 1979 sau khi tôi đi Kampuchia về thì nói rằng, nếu không biết tôn trọng cá nhân thì sẽ rơi vào tai họa của chủ nghĩa tập thể bầy đàn, như tôi đã bàng hoàng chứng kiến ở bọn Pôn Pốt bên Kampuchia. Tôi muốn cảnh báo.

Cả hai cái này đều bị ông Tố Hữu đánh tơi bời. Nhưng tôi ương ngạnh. Tôi đã trưởng thành.

*Là người “khai phá” Tây Nguyên, ông đã nhiều lần cảnh báo về những hiểm họa cho cả thiên nhiên và con nguời nếu không đối xử với Tây Nguyên một cách đúng mực. Vậy hiện trạng Tây Nguyên đang ra sao, về cả văn hóa lẫn chính trị-xã hội?

-Trước hết cần nói: sau năm 1975 Tây Nguyên cơ bản vẫn còn nguyên, về tự nhiên và cơ cấu xã hội. Bốn mươi hai năm qua, do quan niệm và chủ trương coi Tây Nguyên là kho tài nguyên vô tận, cần tận khai làm vốn cho phát triển ban đầu của cả nước.

Hì hục suốt hơn 40 năm, ta đã biến vùng đất và người vốn giàu có, phong phú và độc đáo này thành nơi kiệt quệ nhất nước về tự nhiên, đổ vỡ về cơ cấu xã hội, tàn lụi về văn hóa, luôn âm ỉ không ổn định về an ninh. Có những cảnh báo khá sớm về tất cả các hiểm họa này, như của Chương trình nghiên cứu Tây Nguyên I do Gia1o sư Nguyễn Văn Chiển đứng đầu, của nhà dân tộc học tài năng Nguyễn Từ Chi, và nhiều nhà văn hóa, khoa học khác …, tất cả đều bị gác ngoài tai. Cho đến tận hôm nay vẫn chưa có gì thay đổi.

*Có thông tin rằng ngành công an từng mời ông đến nói chuyện về Tây Nguyên và cử tọa đều rất bất ngờ trước những thông tin ông cung cấp. Ông nghĩ sao về “hiệu ứng” này?

-Họ bất ngờ, còn tôi thì kinh ngạc. Tôi nghĩ họ lên đây đều muốn làm tốt, nhưng hóa ra chẳng ai hiểu chút gì về Tây Nguyên cả. Họ hăm hở muốn cho Tây Nguyên "phát triển" nhưng phát triển từ cái gì và sẽ thành cái gì trong 20 năm, 30 năm, 50 năm nữa ở vùng đất và người rất đặc sắc và đặc trưng này thì không ai có chút hình dung. Nên càng hăm hở làm thì càng phá… cho đến tình cảnh ngày nay!

*Thời đại tràn ngập sự nhộn nhạo đầy bi kịch cho con người, vì sao Việt Nam vẫn chưa có tác phẩm thật sự tương xứng, theo ông?

-Đúng là thịnh suy của văn học không phải bao giờ cũng trùng khớp với thịnh suy của xã hội và chính trị, ngược lại là khác. Tác phẩm lớn, như Kiều, ra đời trong thời loạn ly, khi thân phận con người lâm cảnh đảo điên. Thời tràn ngập nhộn nhạo như hiện nay lẽ ra văn học phải hay. Mà không được thế thì rõ ràng văn học đang đuối sức, nhiều người có thể cảm nhận.

Vì sao? Chắc có vấn đề về tự do sáng tác (cũng như tự do học thuật trong giáo dục và khoa học), nhưng tôi nghĩ giải thích như thế còn rất chưa đủ. Còn một nguyên nhân khác quan trọng hơn, nếu không phải là quan trọng nhất, cơ bản và lâu dài hơn: nền tảng văn hóa mỏng của người cầm bút, khiến họ hụt hơi.

*Ông đã từng bỏ nhiều công sức tổ chức một “đại học hoa tiêu” nhưng không thành công. Theo ông, lý do chính của sự thất bại trong dự án giáo dục này là gì?

-Bất cứ dự án giáo dục nào ở ta bây giờ cùng sẽ thất bại về cơ bản nếu không thực hiện được điều Giáo sư Hoàng Tụy đã nói: Phải thế tục hóa giáo dục. Tách nó ra khỏi nhà thờ. Giáo dục phải tự chủ. Tự chủ với ai? Tự chủ với nhà thờ. Giáo sư Hoàng Tụy đã cẩn thận nhắc, khi châu Âu làm cuộc cách mạng thế tục hóa giáo dục, thì xã hội châu Âu vẫn là xã hội Thiên Chúa giáo, nghĩa là giáo dục không nhất thiết chờ xã hội thay đổi thể chế. Giáo dục cứ lẹt đẹt theo sau nhà thờ như thế này thì dù đổi mới, cải cách, "hoa tiêu" gì cũng chỉ là đùa chơi tốn tiền thôi, không thể không thất bại.

Đang diễn ra một cuộc di tản giáo dục to lớn mà dân chúng gọi là "lên thuyền", tức muốn nói nó cũng giống như cuộc di tản chính trị thê thảm mấy chục năm trước. Chẳng lẽ Bộ Giáo dục và Chính phủ không biết?

*Từng trực tiếp tham gia cả hai cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ, ông đã có mặt trong cuộc chiến với Trung Quốc thế nào? Ông có từng dự đoán về cuộc chiến tranh này?

-Năm 1979, khi nổ ra chiến tranh biên giới phía Bắc, tôi lên Cao Bằng. Trở về, tại Quốc hội, tôi có đọc tham luận mang tên "Nhận mặt kẻ thù". Tôi không nói kẻ thù mới. Là kẻ thù cũ, từ ngàn xưa. Tôi có cảm giác phương Tây, vì đang bận đối mặt với Hồi giáo cực đoan, còn chưa nhận ra hết hiểm họa Trung Hoa.

Điều nguy hiểm đối với ta hiện nay là đã bị họ cài thế quá sâu. Nếu phải đánh nhau hôm nay, thì họ đã có người phục sẵn ở khắp nơi, cả ở những chỗ hiểm yếu nhất. Đối với Tàu, thì còn rất rất dài…

*Là sĩ quan thuộc Quân khu 5, ông có thể nói gì về sự khốc liệt của chiến tranh ở vùng đất này? Đến giờ, đã có con số chính xác về thiệt hại nhân mạng của quân và dân khu 5 ở cả hai phía?

-Trong chiến tranh chống Mỹ, tôi có ở Tây Nguyên một ít, cũng có lúc ở Bình Định, còn chủ yếu ở Quảng Đà (bắc Quảng Nam), là chiến trường ác liệt nhất Quân khu 5, quanh căn cứ lớn của Mỹ ở Đà Nẵng.

Ở đây có xã số liệt sĩ bằng cả một huyện, thậm chí một tỉnh nơi khác. Tôi chắc sẽ không bao giờ thống kê được số người chết cả hai phía trên chiến trường này. Có những xã, bằng Tổ quốc Ghi công gửi về không còn biết trao cho ai, cả một đại gia đình không còn người nào để nhận. Gia đình chị Liễu, người đã đào hầm bí mật nuôi tôi hồi tôi về hoạt động ở xã Điện Hòa nay chỉ còn mỗi mình chị, bị thương cưa mất một chân hồi sau Mậu Thân.

Lúc bấy giờ cả xã chỉ còn 7 người trụ bám nuôi và bảo vệ chúng tôi. Sau 1975, chị có thẻ thương binh, được một năm thì bị "trên" về thu mất, vì truy ra chị bị thương khi "không có ai giao nhiệm vụ" (theo quy định của nhà nước). Đúng là hồi đó không có ai giao nhiệm vụ cho chị và mẹ chị phải trụ lại. Chúng tôi còn giục họ đi đi, chạy tránh tạm vào thành phố một thời gian, nhưng bà Vịnh mẹ chị bảo: "Tau đi rồi, chúng mày sống với ai?".
Quả thật những năm đó, không có họ, chúng tôi đã bị tiêu diệt hết rồi …

*Theo ông, báo Văn Nghệ đã làm được gì trong giai đoạn đầu đổi mới? Có chương trình đáng làm nào của báo đã bị lỡ mất sau khi ông phải rời tòa soạn Văn Nghệ?

-Trước hết cần nói rõ: hồi bấy giờ báo Văn nghệ đối nghịch với lãnh đạo Hội, cụ thể là Thường vụ Hội Nhà văn, nên cuối cùng tổng biên tập mới bị "thuyên chuyển công tác". Nói nôm na, thường vụ muốn giữ một nền văn học an toàn. Người tiền nhiệm của tôi ở báo tuyên bố "chỉ đá bóng giữa sân, không ra biên".

Khi về báo Văn Nghệ, tôi nói rõ với anh em: Nhìn thẳng vào đời sống thực sôi động và phức tạp mà đối mặt. Tôi chủ trương khôi phục thể phóng sự, từng nổi tiếng từ thời Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Tam Lang… nhưng đã lặng đi trong chiến tranh, để thực tế đời sống ùa vào tờ báo và văn học.

Tôi xin Trần Huy Quang ở báo Độc Lập của đảng Dân Chủ (bấy giờ vừa bị giải tán), rồi Hoàng Minh Tường là những người viết phóng sự hay về, đăng những phóng sự đầu tiên về quản lý kinh tế, về thực trạng nông thôn, lập tức gọi được hàng loạt phóng sự gửi đến sôi nổi, từ Lời khai của bị can (về Vua Lốp) cho đến Cái đêm hôm ấy đêm gì chấn động của Phùng Gia Lộc…

Người đọc từng bỏ tờ báo ế đến mức không còn tiền mua giấy và trả nhà in, trong thực tế đã phải đình bản, ngay lập tức quay lại với tờ báo (và cũng là với văn học). Số in báo có lúc lên đến mười vạn, rồi mười hai vạn. Truyện ngắn cũng thức dậy và lên đến đỉnh cao với Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài…

Tôi không phải người làm báo giỏi. Tôi chỉ là người gắn với đời sống, với dân, điều những năm lăn lộn trong chiến tranh đã dạy cho tôi. Nên trong thời thế bấy giờ, tôi cùng anh em đã có chủ trương đúng. Tôi nói với các anh chị ở báo: "Báo Văn Nghệ có ưu thế hơn xuất bản ở chỗ xuất bản (sách) là công nghiệp nặng, là hàng nằm, còn báo Văn Nghệ là báo, chiến đấu trực diện hàng ngày. Lại có ưu thế hơn các báo khác ở chỗ nó nói chuyện nóng bỏng của đời sống bằng văn học với thân phận con người, nên sâu hơn. Phải nhằm vào ưu thế riêng đó mà làm".

Nhìn lại thời ấy, chúng tôi đã rất linh hoạt, khá bài bản và toàn diện. Phóng sự là mũi nhọn mở cửa, truyện ngắn cô đọng lại, in sâu ấn tượng, chạm đến chuyện con người. Cũng chính giai đoạn truyện ngắn này (cùng với nỗ lực về đổi mới lý luận văn học) đã chuẩn bị cho một thời bùng nổ của tiểu thuyết. Đỉnh cao là năm 1991 với Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bến không chồng và Nỗi buồn chiến tranh… Về lý luận văn học, chúng tôi triển khai loạt bài về những vấn đề rất cơ bản của Lê Ngọc Trà Văn nghệ và chính trị, Văn nghệ và hiện thực …, định đi tiếp Vai trò của nguời nghệ sĩ trong xã hội thì tôi phải rời báo. Nghĩa là báo Văn nghệ thời ấy vừa đưa văn học trở lại với đời sống thực, mở đường cho hiện thực đời sống tràn vào văn học, đánh thức văn học dậy sau giấc ngủ mệt mỏi hậu chiến và bao cấp, đồng thời cũng từng bước chuẩn bị đường đi lâu dài, căn cơ cho văn học.

Chính vào lúc đó thì nó (và chừng nào đó cả văn học) bị ngáng đường bởi các lực lượng bảo thủ. Tôi được "thuyên chuyển"…

*Trường Viết văn Nguyễn Du có phải là một trong những việc mà ông tâm huyết nhất?

-Năm 1979, khi đang ở quân đội, bỗng được điều sang Hội Nhà văn, tôi được anh Trần Độ bấy giờ là trưởng ban Văn hóa Văn nghệ gọi đến, hỏi nếu về Hội tôi định sẽ làm những gì.
Tôi nói với anh một loạt dự định lớn nhỏ, rồi nói thêm hai việc cụ thể tôi tính sẽ tập trung sức: Làm lại tạp chí Văn học Nước ngoài, nâng cao và mở rộng hơn, giao cho các anh Đào Xuân Quý, Nguyễn Thành Long, Huy Phương phụ trách, khắc phục tình trạng bị đứt với văn học thế giới suốt mấy cuộc chiến tranh; và, mở Trường Viết văn Nguyễn Du.

Bấy giờ xảy ra tranh luận: Có đào tạo được nhà văn không? Tôi nghĩ là không. Có thể lấy một người tay ngang đào tạo thành bác sĩ, kỹ sư, nhưng không thể dạy họ để trở thành nhà văn. Tôi cũng nhận xét tài năng văn học ở ta thường xuất hiện rất sớm: Nguyên Hồng viết Bỉ vỏ năm 16, Chế Lan Viên in Điêu tàn năm 17 tuổi… nhưng lại thường không đi được xa. Vì cái nền xuất phát của họ không đủ cao. Giáo dục, cả ở bậc đại học của ta, không chuẩn bị cho họ cuộc xuất phát tầm xa ấy.

Trường Nguyễn Du muốn làm việc ấy, thay một đại học thật sự chưa có, để họ có thể sung sức đường dài. Là trường đại học, nhưng trường Nguyễn Du chỉ nhận người đã chứng tỏ có năng khiếu văn học rõ rệt. Thí sinh cần nộp sáng tác của mình, cho một hội đồng đánh giá. Trường chủ trương không dạy nhiều về cái gọi là "nghề viết", các nhà văn có tên tuổi chỉ đến trò chuyện về công việc viết của mình.

Tôi quan niệm chẳng ai có cách viết giống ai, và nếu nhà văn đi trước lại tạo ra một người đi sau giống hệt mình thì chẳng để làm gì. Đặc điểm của văn học nghệ thuật là đơn nhất, có hai ông Nguyễn Du giống hệt nhau thì sẽ thừa một ông...

Suốt 4 năm ở trường Nguyễn Du, sinh viên được gặp các chuyên gia hàng đầu đến nói với họ phần tinh túy nhất trong lĩnh vực họ chuyên sâu. Về Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo, về Lịch sử tư tưởng Việt, về Làng xã Việt Nam, cốt lõi của Lịch sử Việt, về nhân học và dân tộc học, tâm lý học và phân tâm học, về chuyển động của các trào lưu văn học nghệ thuật thế giới, về lịch sử và văn hóa nhân loại Đông Tây, về lịch sử triết học, về âm nhạc và hội họa, điện ảnh và sân khấu, về văn hóa văn học dân gian…, cả một số vấn đề quan trọng của khoa học tự nhiên…

Bảo Ninh nói với tôi rằng anh không còn nhớ được gì các thầy dạy ở Nguyễn Du, nhưng chắc chắn không có trường Nguyễn Du thì anh không thể có Nỗi buồn chiến tranh. Những người học rồi quên hết, là những người thành công nhất. Tất cả những gì anh nghe được, nhận được đã biến thành một tinh chất mới, cấp độ mới trong con người anh. Và từ nay anh viết với cái đó, tiếp tục học và đi xa suốt đời…

*Ông nghĩ, nếu thật sự cần một tổ chức, thì một Hội Nhà văn nên được hình thành thế nào, và nên làm gì?

-Tôi đã có lần nói với một người quyền lực rất cao hồi ấy là ông Lê Đức Thọ rằng, không nên có Hội Nhà văn của nhà nước như cho đến nay. Hội như thế là không bình thường, chỉ tồn tại trong tình hình không bình thường như trong chiến tranh. Quy luật tồn tại và phát triển bình thường của văn học (và nghệ thuật) là các nhóm tự nguyện độc lập "chơi" với nhau, do cùng khuynh hướng nghệ thuật hay xã hội, hoặc chỉ vì thích nhau, gần gũi nhau thế nào đó…

Trong nhóm, họ trao đổi, kích thích sáng tạo của nhau, giúp đỡ và bảo vệ nhau. Càng nhiều nhóm càng hay, có khi thành "trường phái"…

Có lần anh Trần Độ nói, khi tôi bày tỏ với anh về nỗ lực cho những đỉnh cao mới trong văn học, anh bảo: "Mình đồng ý thôi, nhưng mình nghĩ trong nghệ thuật, muốn có đỉnh cao mới thì phải có trường phái mới…". Tôi kinh ngạc và kính trọng vì ý kiến sâu sắc đến bất ngờ của anh, và hai anh em càng thân nhau từ đấy …

*Theo ông, sự hòa giải hòa hợp dân tộc sẽ bắt đầu từ đâu giữa người Việt nói chung và người viết nói riêng?

-Từ xóa bỏ hận thù, ở cả hai phía, ở người Việt nói chung, chắc càng đặc biệt ở người viết. Lưu Hiểu Ba nói: "Tôi không có kẻ thù". Nelson Mandela nói: "Tha thứ và hòa giải"…

*Ông có thời gian dành cho gia đình không? Vợ ông từng là một tù chính trị nổi tiếng ở miền Nam. Bà có đủ khỏe mạnh để “đương đầu” với cuộc sống hiện nay?

-Tôi ân hận vì không dành được bao nhiêu thời gian cho gia đình.

Tôi là kẻ vác tù và hàng tổng, đi quanh năm suốt tháng. Vợ tôi bị Mỹ bắt nên là tù binh, đã qua hầu hết các nhà tù miền Nam suốt 7 năm trời. Bị tra tấn nhiều vì ngang bướng nổi tiếng, nên bây giờ cô ấy rất yếu. Trong dấn thân của mình cho đến hôm nay, tôi nghĩ tôi có một hậu phương vững chắc ở cô ấy.

*Ông có phải một người lạc quan? Ông nghĩ, Việt Nam liệu có thể ra khỏi tình thế hiện nay? Và bằng cách nào?

-Theo tôi, không ai yêu nước bằng Phan Châu Trinh, vì thế cũng không ai như Phan Châu Trinh, dám nhìn ra và mắng nặng nề đến vậy những thói xấu căn bản nhất của người Việt, kể cả ở người nổi tiếng nhất cùng thời với ông. Vì vậy ông cũng là người lạc quan nhất về đất nước và dân tộc này. Ông tin có thể chữa bệnh cho dân tộc. Bằng cách học, “Chi bằng học!”.

Chẳng phải người Nhật đã vượt qua cuộc giáp mặt sinh tử với phương Tây và trở thành hùng cường đúng như thế sao?

*Xin hãy nói điều gì đó với người đọc Việt Nam ? 

-Vừa rồi có bộ phim Vietnam War, một lần nữa người Mỹ lại tự vấn về chính họ. Khó nhọc, văn minh, và dũng cảm. Xin hãy ủng hộ văn học Việt Nam làm một cuộc tự vấn như thế về chính dân tộc mình. Về con đường mình đã chọn, để ra hôm nay.
Theo tôi, đã đến lúc cấp bách.

*Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị và cần thiết này!

Ngô Thị Kim Cúc thực hiện

(Có lẽ nên bổ sung một chi tiết mà mọi người hình như bỏ quên trong tiểu sử nhà văn Nguyên Ngọc: Ông từng là bí thư đảng đoàn khi là Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam).
Bài đã đăng trên Người Đô thị.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

‘Nam Tiến’ và cái bẫy địa lý của người Việt


Vũ Đức Liêm, Nghiên cứu sinh, Đại học 

Hamburg (CHLB Đức), 28 tháng 10 2018
"Nam tiến", quá trình các nhóm người Việt tiến về phía nam, mở mang lãnh thổ từ Quảng Bình đến Hà Tiên giữa các thế kỷ XIV-XIX được coi là một trang sử lớn và quan trọng trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Chính quá trình xác lập nhà nước, xây dựng xóm làng, cảng thị, dinh trấn, thúc đẩy tương tác văn hóa, pha trộn tộc người… đưa lãnh thổ của Việt Nam năm 1840 ít nhất gấp ba lần so với năm 1400.

Vân Đồn
Bài viết này không thách thức diễn ngôn trên, mà chỉ đưa ra một góc nhìn khác của "Nam Tiến" đối với lịch sử người Việt, và lập luận rằng: việc di cư về phía nam quá nhanh, trong những khung cảnh tự nhiên biệt lập chính là một cái bẫy địa lý mà người Việt gặp phải. Cái bẫy này là nguyên nhân giải thích cho tình trạng hỗn loạn của lịch sử Việt Nam ở các thế kỷ XVII-XIX. Cụ thể là lãnh thổ lan ra quá nhanh, "nhà nước" chạy theo không kịp, vì thế gây ra tình trạng phân tán, hỗn loạn, vô chính phủ tại các vùng biên, nơi các nhóm địa phương xây dựng lực lượng, nổi dậy, và dùng chính sức mạnh của vùng biên để lật đổ quyền lực "già cỗi" và suy yếu của vùng trung tâm. Tất cả nội chiến, xung đột vùng miền, cát cứ đều từ cái bẫy này mà ra.


Nam tiến "nhử" người Việt vào các khung cảnh xa lạ và biệt lập


Nam Tiến đã "dẫn dụ" người Việt vào các khung cảnh tự nhiên mới, không gian văn hóa, kinh tế mới, tách họ ra khỏi các mối quan hệ quyền lực cũ, và sau đó đẩy các các nhóm này vào cuộc xung đột lẫn nhau. Mỗi khi một nhóm người Việt nào đó vượt qua những chướng ngại địa hình, và đi sâu về phía Nam, thì đồng thời họ bị "cắt rời" ra khỏi trung tâm quyền lực cũ của nhà nước ở phía Bắc. Với các nhóm đi sau và vào xa hơn thì hầu như nhà nước không thể làm được gì khác là "đứng nhìn một cách bất lực" những người này tự tổ chức ra các xã hội mới, và thậm chí là tạo dựng ra hạt nhân của nhà nước mới. Điều này thúc đẩy sức mạnh của các vùng biên trong việc thách thức các trung tâm nhà nước "cũ" ở phía bắc.

Khi bạn vượt qua đèo Ngang, từ Hà Tĩnh sang Quảng Bình, ngay lập tức gặp sông Gianh (cách 25 km về phía nam), bờ nam của con sông được "gia cố" bởi phần kéo dài ra biển của hệ thống núi Phong Nha Kẻ Bàng. Qua khỏi các chướng ngại này là khi bạn bước vào một thế giới khác, xa khỏi tầm tay của Thăng Long. Đó chính là ý tưởng địa chính trị mà Nguyễn Bình Khiêm tuyên bố, "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (Một dải Hoàng Sơn dung thân muôn đời) vào giữa thế kỷ XVI. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đúng. Từ 1627 đến 1672, sau bảy cuộc chiến tranh, nhà Lê-Trịnh với lực lượng áp đảo và súng của người Hà Lan đã không thể gây ra một thất bại đáng kể nào cho chúa Nguyễn.

Nhà Tây Sơn có thể áp đảo trong các chiến dịch quân sự vào hạ lưu Mekong, nhưng không thể kiểm soát vùng biên này một cách hữu hiệu.

Tương tự, từ Huế đến Quy Nhơn, từ Quy Nhơn đến Gia Định, từ Gia Định tới Hà Tiên, từ Châu Đốc đến Phnom Penh là cả một câu chuyện dài. Mỗi bước đi kéo dài 50-70 năm. Mỗi trở ngại địa lý là "điểm cuối của một thế giới" để mở ra một thế giới khác. Mỗi khi một nhóm Việt nào đó bước qua cánh cổng vào thế giới mới, họ không có đường quay trở lại (và cũng không có nhu cầu quay trở lại). Điều này ngay lập tức làm xáo trộn các trật tự quyền hiện hành, và gây ra xung đột vì sau 50 năm xác lập ở một vùng, một nhóm tiếp theo sẽ vượt qua vùng đất cũ để đến với không gian mới, và tạo ra một cấu trúc kinh tế-chính trị mới, sau đó quay lại đe dọa trật tự của hệ thống quyền lực cũ.

Các trở ngại địa lý làm cho việc liên hệ/ kiểm soát của nhà nước với đường biên mới khai mở không hề dễ dàng. Nhà Tây Sơn có thể áp đảo trong các chiến dịch quân sự vào hạ lưu Mekong, nhưng không thể kiểm soát vùng biên này một cách hữu hiệu. Vào thế kỷ XVIII, di chuyển đường bộ từ Quy Nhơn vào đến Gia Định là điều không tưởng, trong khi thủy quân Tây Sơn bắt đầu bị Nguyễn Ánh áp đảo từ đầu những năm 1790s (Vũ Đức Liêm 2017). Chính điều này làm nên thất bại của họ.

Sơn Đoòng được UNESCO công nhận là hang động lớn nhất thế giới

Mặt tích cực của quá trình này là tạo ra các không gian Việt khác nhau, tạo ra các cách thức khác nhau để trở thành Việt Nam. Sự đa dạng này là một thành quả của Nam Tiến. Tuy nhiên, trước khi hưởng thành quả này là ba thế kỷ mà người Việt trở thành "nạn nhân" của cái bẫy địa lý và dịch chuyển vùng miền. 

Nguyễn Hữu Chỉnh là một ví dụ. Ông là một người tài năng, nhưng mắc kẹt giữa các không gian địa lý, chính trị, và quyền lực vương triều. Ông sinh ra ở Nghệ An, "đầu quân" cho Bắc Hà, sau đó rời bỏ để theo Tây Sơn, cuối cùng trở thành "nạn nhân" của Bắc Hà và Tây Sơn. Sau đó, cũng chính Tây Sơn và nhà Nguyễn lúng túng trong quản trị không gian "Việt Nam", và bị tổn thương bởi bẫy địa lý này.

Thay đổi cấu trúc địa chính trị và quyền lực ở Việt Nam

Sự mở rộng đất đai và lãnh thổ để lộ ra những thay đổi "chết người" của cấu trúc quyền lực theo phân vùng địa lý ở Việt Nam. Nó làm đứt gãy trật tự truyền thống của không gian "Đại Việt" để thai nghén không gian "Việt Nam". Sự thai nghén này kéo dài ba thế kỷ với những cơn đau dữ dội, mà điển hình là các cuộc chiến tranh kéo dài giữa vùng biên mới nổi, năng động và các vùng trung tâm "già cả".

Bắc Hà, vùng đất trải qua khai thác hàng nghìn năm. Các con đê làm đất đai nghèo dinh dưỡng, sức ép dân cư làm cho không gian cư trú trở nên chặt chội, và nhà nước quy củ làm xã hội "ngột ngạt". Các học giả Pháp và Nhật tính toán đã có 3,12 triệu người chạy khỏi miền bắc Việt Nam đầu thế kỷ XV. Điều này còn tiếp diễn với nạn mất mát nông dân vào thế kỷ XVIII và XIX (Yumio Sakurai 1997), và giải thích cho sự sụp đổ không thể phục hồi của của nhà Lê-Trịnh.

Đối lập với nó là tính năng động của các vùng biên mà càng vào trong thì sự đa dạng tộc người, khả năng tiếp thu kỹ thuật và sôi động kinh tế càng lớn hơn. Cuộc hành quân của Tây Sơn năm 1786, chỉ một tháng, với hạm thuyền, súng đại bác mới, và thuốc súng đã hạ bệ di sản 300 năm của vua Lê-chúa Trịnh. 

Trong trận đánh ở Huế, quân Trịnh sau hai giờ giao chiến đã hết thuốc súng, và bị đánh tan. Trong trận thủy chiến trên sông Luộc (6/1786), pháo của của quân Trịnh khai hỏa, nhưng không thể nào đến được phía thuyền Tây Sơn. Đổi lại, một phát đại bác của Tây Sơn có "tiếng nổ như sét, làm nứt đôi ngọn cây" bên bờ sông, quân Trịnh bỏ lên bờ tháo chạy (Hoàng Lê Nhất Thống Chí). Cửa ngõ Bắc Hà mở toang.

Theo những cách tương tự mà Thuận-Quảng thách thức Bắc Hà. Quy Nhơn thách thức Thuận-Quảng, và cuối cùng hạ lưu Mekong cho thấy sức mạnh của vùng biên giàu có và đa dạng này, vùng đất đến tận ngày nay vẫn là khu vực trù phú nhất nước.

Chính cái bẫy địa lý đã làm trật tự không gian "Đại Việt" đã bị thách thức. Quyền lực của châu thổ sông Hồng đã không thể kiểm soát được các vùng đất xa cách cả nghìn km. Các vùng này sau đó trải qua chiến tranh gần 300 năm để xác lập nên trật tự quyền lực lãnh thổ mới của "Việt Nam". Sự xáo trộn và chuyển dịch từ "Đại Việt" thành "Việt Nam" chính là một trong những vấn đề quan trọng nhất của lịch sử người Việt sơ kỳ hiện đại.

Pháp áp đặt chế độ bảo hộ ở Bắc Kỳ sau khi đuổi hết quân Thanh đi

Nam tiến thách thức quản trị nhà nước của người Việt

Bằng cách kéo dài một thực thể chính trị 550 km (Lạng Sơn-Hà Tĩnh) ra một không gian dài 2000 km (đến Hà Tiên), người Việt đã bị địa lý "nhử" để tham gia vào một cuộc hành hương "hỗn loạn". Vì đoạn đường quá dài, khi tốp dẫn đầu đến nơi, thì những nhóm sau đã bị "thất lạc", tản mát, chia ra thành những phân vùng khác nhau. Cai trị một đoàn người như thế là nỗi ám ảnh của nhà nước vì quyền lực trung tâm "chạy theo" các nhóm người này không kịp, và không có khả năng kiểm soát các xã hội vùng biên.

Hệ thống thông tin liên lạc dọc theo 2000 km này là một thách thức. Di chuyển từ Tam Điệp (Ninh Bình) vào đến Quảng Bình là một thách thức giữa các thế kỷ XI-XVII. Các cuộc hành quân từ Lê Hoàn đến Lê Thánh Tông vào vùng đất của Champa là không hề dễ dàng. Bản thân cuộc hành quân vào nam của Nguyễn Hoàng cũng phải kết hợp cả đường thủy và đường bộ, men theo các cửa sông và đồng bằng duyên hải hẹp bị núi chia cắt.

Việc Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn loay hoay trong nhiều thập kỷ mới tìm được đất đặt trị sở lâu dài ở Phú Xuân/ Huế chính là một phép thử của sự phức tạp địa lý. Thực tế, càng đi sâu về phía nam, người Việt càng gặp phải những thách thức mới. Nam tiến "dẫn dụ" người Việt vào các khung cảnh xa lạ, nơi mà kinh nghiệm thực hành văn hóa và cai trị của người Việt hạn chế.

Việc Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn loay hoay trong nhiều thập kỷ mới tìm được đất đặt trị sở lâu dài ở Phú Xuân/ Huế chính là một phép thử của sự phức tạp địa lý.

Paul Mus, học giả Pháp nói rằng người Việt đi dọc theo bán đảo Đông Dương như một cơn lũ, mang theo lúa nước và xác lập bất cứ đâu có thể lập làng xóm (Paul Mus 1952). Tuy nhiên, thực tế trải nghiệm của người Việt là "phũ phàng" hơn nhiều. Nam tiến biến một "Việt Nam" làng xóm thành các "Việt Nam" khác nhau: lên núi, vào thung lũng, buôn bán thương mại theo cửa sông, lênh đênh theo con nước lũ… 

Chính điều này làm các nhà nước phải một phen "lao đao" để tìm cách quản lí dân cư, nhân khẩu, thuế khóa, bởi đơn giản là ở vùng biên, các nhà nước không ra đời, xác lập một cách dễ dàng. Minh Mệnh than phiền rằng sao dân Nam Kỳ không ở một chỗ, làm nông nghiệp mà đi lại khắp nơi theo mùa? Phải mất hơn ba thập kỷ, hai triều vua nhà Nguyễn mới tiến hành xong thống kê địa bạ.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là màn dạo đầu. Theo sau đó là buôn lậu lúa gạo, di cư bất hợp pháp, các hội kín, xung đột sắc tộc, thổ phỉ, nổi loạn… - những nỗi ám ảnh khác mà nhà nước phải đối mặt với các vùng biên. Nổi dậy Đá Vách của cư dân vùng cao Quãng Ngãi là một ví dụ cho thấy nỗi ám ảnh vùng biên đã rình rập nhà Nguyễn trong gần hai thế kỷ: từ Nguyễn Cư Trinh đến Lê Văn Duyệt, Nguyễn Tấn với bình định, đàn áp, đến xây Trường Lũy.

Quản lí lãnh thổ và đặt kinh đô cũng là một vấn đề đau đầu khác mà Nam Tiến thách thức nền quản trị của người Việt. Khi các vùng lãnh thổ cách nhau quá xa mà thông tin liên lạc gặp bất lợi do địa hình khó khăn, cai trị hành chính không hề dễ dàng. Đến tận 1748 mới có các tuyến giao thương liên lạc đường bộ kết nối Gia Định với các khu vực xung quanh. Liên lạc giữa Gia Định và Hà Tiên còn phải tiến hành bằng thuyền, dọc theo duyên hải, mất nhiều ngày. 

Tận 1804, nhà Nguyễn mới bắt đầu kết nối các hệ thống liên lạc và giao thông bắc nam, được biết đến là đường Thiên Lý, hay đường Cái Quan. Tuy nhiên, đến tận những năm 1830, Đại Nam Thực lục vẫn chép về việc hổ đi lang thang hay thổ phỉ khắp nơi, dọc theo các tuyến đường này. Phải mất nhiều thập kỷ để đường xá, kênh đào, hệ thống liên lạc được xác lập, nhằm giải thoát các nhóm người Việt khỏi cái bẫy địa hình.

Chợ Lớn dưới thời Pháp thuộc.

Việc Tây Sơn chia ba Việt Nam, một phần từ những xung đột quyền lợi, nhưng một phần khác do lần đầu tiên có một chính quyền "thống nhất" ở Việt Nam, mà họ gặp trở ngại lớn về thông tin liên lạc, và đặc biệt là đã trở thành nạn nhân của chính dự án lãnh thổ mà họ triển khai. Khi nghe tin Nguyễn Huệ ra bắc, Nguyễn Nhạc đã phải cưỡi ngựa chạy ra theo:

"Khi ở dọc đường, không dám ngủ ở nhà dân, tới đâu dương màn ra giữa cánh đồng mà nằm ở đó, quân sĩ đều ngủ lộ thiên. Bời vậy, khi tới kinh sư [Thăng Long], đám quân chỉ là đoàn người mặt mũi hốc hác, coi không ra bộ quân của vua chúa." (Hoàng Lê Nhất Thống chí, 1969: 113).

Sau sự kiện này, chiến tranh giữa hai anh em đã nổ ra. Việc chia hạ lưu Mekong cho Nguyễn Lữ cũng là một dấu hiệu khác của việc bế tắc tổ chức hệ thống cai trị. Sau 1786, cả Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ hoàn toàn không có "phương án B" cho Gia Định trong trường hợp vùng này bị đe dọa, và chính điều này là "tử huyệt" của Tây Sơn khi Nguyễn Ánh xác lập tại đây. Chính Nguyễn Ánh đã dùng sự giàu có của một vùng biên mới để đánh lại sự lúng túng về địa lý, cai trị lãnh thổ và nhà nước của Tây Sơn. Thất bại lớn nhất của Tây Sơn không phải là chiến thuật quân sự, vũ khí, hay chia rẽ mà là chưa có một "bản đồ tác chiến" và "bản đồ hành chính" cho Việt Nam, vì thế hoàn toàn lúng túng trước việc triển khai quân đội, yểm trợ, hậu cần, vận tải trên khu vực hành chính mới này.

Nguyễn Ánh cũng không thể làm hơn, dù ông là người chiến thắng. Ông biết tình thế nan giải về địa chính trị của mình, và dung hòa bằng cách cử hai vị tướng giỏi nhất án ngữ hai vùng châu thổ đông dân, giàu có, còn bản thân ông cai trị một khu vực nghèo nàn ở miền Trung. Di sản này buộc con trai ông, Minh Mệnh phải trả giá 15 năm để tìm cách thống nhất, theo sau một thập kỷ của biến loạn và xung đột khắp cả nước, từ Nông Văn Vân ở Cao Bằng đến Lê Văn Khôi ở Gia Định (1826-1836). Cũng chính việc Nguyễn Ánh lựa chọn Huế làm kinh đô là một điểm yếu khác khi vùng đất nhỏ hẹp, ít dân này luôn phải tìm cách tạo thế cận bằng và hoạch định chính sách cho hai đồng bằng lớn. Riêng việc vận tải lúa gạo, lương thực, quân lính, tiền đúc… hàng năm giữa Gia Định, Huế, Hà Nội đã là một công việc khổng lồ so với nhân lực thời bấy giờ.

Sẽ mất ít nhất ba thế kỷ để người Việt giải quyết xong các vấn đề về mở rộng lãnh thổ và xung đột phe nhóm gây ra. Họ đã "dấn thân" vào cái bẫy của địa lý và phải tìm cách hóa giải nó bằng việc tái định hình lại cấu trúc quyền lực vùng, đặc biệt là phát triển bản sắc chung Việt Nam, củng cố thông tin liên lạc, giao thương, và tạo ra một trung tâm quyền lực có khả năng vừa giữ được quyền kiểm soát, nhưng cũng vừa phải tạo ra sự cân bằng ở cả hai đầu đất nước.

Cuối cùng, những điều trên đây không phải nói rằng việc mở rộng đất đai về phía nam là một "tai họa" đối với người Việt, hay người Việt là nạn nhân bị động của quá trình này. Những đóng góp của diễn trình này vào lịch sử Việt Nam, sự đa dạng văn hóa, vùng miền, tộc người, giàu có kinh tế mà nó mang lại là không thể phủ nhận. Người Việt chắc chắn cũng không phải là nhóm cư dân duy nhất chịu thách thức trước tự nhiên và mở rộng lãnh thổ. Cũng không nên quên rằng có những nhóm cư dân, tộc người, nền văn minh bản địa mà số phận của họ gắn liền với công cuộc Nam tiến của người Việt.

Bài viết chỉ đơn giản lưu ý rằng để có một hình hài Việt Nam như ngày nay, đã có những lúc mà quá trình mở rộng lãnh thổ và thay đổi cấu trúc địa chính trị đã làm người Việt phải trả giá với xung đột, chiến tranh, nội chiến, và nổi loạn. Cái giá của mấy thế kỷ bạo lực đó là không hề nhỏ.

Tham khảo
  1. Ngô gia văn phái. Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Sài Gòn: PhongTrào Văn Hóa Tái Bản, 1969.
  2. Paul Mus, Socioloie d''une Guerre (Paris: Éditions du Seuil, 1952).
  3. Sakurai. Yumio, "Peasant Drain and Abandoned Villages in the Red River Delta between 1750 and 1850," in The Last Stand of Asian Autonomies: Responses to Modernity in the Diverse States of Southeast Asia and Korea, 1750-1900, ed. Anthony Reid (Basingstoke: Macmillan, 1997), 133-52.
  4. Taylor, Keith Weller. "Surface Orientations in Vietnam: Beyond Histories of Nation and Region." The Journal of Asian Studies 57, no. 4 (1998): 949-78. doi:10.2307/2659300.
  5. Vũ Đức Liêm. "Các Dự Án Nhà Nước 'Thiết Kế' Vùng Hạ Lưu Mekong." Tia Sáng, 2018. http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/Cac-du-an-nha-nuoc-"thiet-ke"--vung-ha-luu-Mekong-11061.
  6. ———. "The Age of Sea Falcons: Naval Warfare in Vietnam, 1771-1802." In Warring Societies of Pre-Colonial Southeast Asia: Local Cultures of Conflict Within a Regional Context, edited by Kathryn Wellen and Michael Charney, 103-29. Copenhagen: Nordic Institute of Asian Studies, 2017.
  7. ———. "Việt Nam: Lịch Sử Một dân Tộc 'Dễ Bị Tổn Thương.'" Tia Sáng, 2018. http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/Viet-Nam-Lich-su-mot-dan-toc-"de-bi-ton-thuong"-12721.
  8. ----------. "Borderlands (Border Making in Vietnamese-Cambodian Frontier, 1802-1847)." Mekong Review 2, no. 2 (2017): 13-14.
  9. ----------. "Lịch Sử Khai Thác Tự Nhiên ở Châu Thổ Sông Hồng." Tia Sáng, Http://Tiasang.Com.vn/-Khoa-Hoc-Cong-Nghe/Lich-Su-Khai-Thac-Tu-Nhien-o-Chau-Tho-Song-Hong-11118, 2018.

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, đang là Nghiên cứu sinh ngành Lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á tại Đại học Hamburg (CHLB Đức).


https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46007247

Phần nhận xét hiển thị trên trang