Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

“Anh em ngoài xã hội” là ai?



Ông Đinh Ngọc Hệ tại phòng tuyên án chiều 31/7. Ảnh: Bá Chiêm.

Café Rex là nơi tập trung của giới thượng lưu Hà Nội, mặc dù Rex ở TP.HCM, thế mới hay. Bộ trưởng, thứ trưởng, cục trưởng, cấp phó, những tay có máu mặt trong giới đại gia Hà Nội cũng hay lui tới.

Tôi chỉ ra Rex khi anh Trần Hùng bay vào hoặc khi mấy thằng thư ký của mấy ổng nhắn tin “Anh Bảy, anh Sáu, anh gì gì gặp”. (Ciao café của giới Việt Kiều hoài cổ, Milano của dân chơi xe, văn phòng, chứng khoán, Sun Wah của dân chơi người mẫu, ca sĩ…) Nghe nói cô Lý Nhã Kỳ mới mở quán cafe rất sang trọng…

Út trọc Đinh Ngọc Hệ và nhóm của chú ấy hay ngồi một bàn riêng cố định ở Rex. Đoàn Ngọc Hải cũng hay ngồi gần nhưng chỉ ngồi một mình.

Hôm đó mắc gì nhóm Út trọc văng tục chửi thề kinh lắm, tôi ngồi cùng cha bạn già đánh golf ở Bình Dương về rất khó chịu, mấy bàn xung quanh cũng vậy. Thế là tôi bước sang:

-Mấy anh có thể nói chuyện nhỏ một chút được không?

Út trọc và cả bàn choáng vì chưa bị thế bao giờ, hắn gọi người phục vụ lại, chắc để hỏi tôi là ai rồi gọi điện mấy chỗ.

Lát sau Út trọc bước sang bàn tôi:

-Hôm nào đi nhậu với em.Anh Hai có lần nhắc anh, thằng em ngoài xã hội của anh đang thuê mặt bằng của em ở Cộng Hòa để làm siêu thị…

Nhắc chuyện này để nói rằng Út trọc không đơn giản, thuộc loại mềm nắn rắn buông và thế lực thì vô cùng khủng, không chỉ trong quân đội.

“Những gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền”- Năm Cam nói câu này. “Những gì không ai làm được thì anh em ngoài xã hội làm”- là nguyên tắc ứng xử của Út trọc.

Đó là gì, đó là quan hệ và tiền tệ.

Nhiều người nói Út trọc dốt nát thế nhưng sao lại điều khiển được hàng loạt ông tướng?

Thứ nhất Út trọc dốt nhưng không nát mà rất tinh quái, tận dụng tối đa mối quan hệ của mình với mấy ông lớn là họ hàng.Thứ hai, Út trọc chung chi rất đẹp.Chính mấy ông lớn mới là người điều khiển Út trọc như cái máy in tiền cho mình.Cứ Út đưa tiền là ký dự án, ký này ký nọ…

Một người hô mưa gọi gió như Đinh Ngọc Hệ mà ra tòa với tội trạng như giỡn chơi trớt quớt chắc là phải có sự giúp đỡ của “anh em ngoài xã hội” hay do báo chí thổi phồng tội trạng khi Út trọc mới bị bắt?…Họ vô hình, có thể là bất cứ ai, có thể làm bất cứ điều gì miễn là có thật nhiều tiền. Một thứ mafia ký sinh trên bộ máy tham nhũng, do đó khó lường.

Có nhiều bạn nói rằng sao cán bộ ra tòa cứ ngơ ngơ, dại dại, sao ngu khờ vậy mà làm to thế?

Ai rơi vào con đường lao lý đều ngây dại cả, không hóa điên là may.

Sự cách ly ra khỏi xã hội và môi trường sống làm con người ta nhanh chóng suy sụp.

Bị can ở trong buồng giam tối, nằm trên sàn xi-măng cứng, không có bất cứ phương tiện sinh hoạt nào ngoài cái bo bằng nhựa đựng thức ăn, bàn chải đánh răng cũng bị cắt cụt. Bị can phải nhổ râu bằng tay, cắt móng tay bằng răng và đề phòng bị lạm dụng tình dục của tù nhân cùng buồng giam…có là Đại la thiên tiên cũng sụp đổ. (500 anh em ở ngoài bị mất wifi là thấy quê rồi, nếu bị chặn tài khoản Facebook thì càng nổi khùng…)

Nhưng quan trọng nhất là bị can phải xem lại cuộn phim về chính tội lỗi của mình, đối mặt với những điều tra viên cao cấp và bộ máy công an hàng trăm ngàn người chuyên làm việc này.

Tương tự như vụ tướng Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam.

Tấm ảnh chụp Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa, Nguyễn Văn Dương thật ra còn thiếu một “anh em ngoài xã hội” đó là X.B.Trùm cá độ bóng đá, trùm gái gọi hạng sang cho tỉ phú thế giới…Nhưng do cơ quan điều tra chưa công bố mảng này nên tôi không nêu thêm ở đây.

Khi người “anh em ngoài xã hội” Năm Cam muốn mở sòng bạc, Năm Cam xin phép phường, quận, rồi phòng khi được phép, thỏa thuận xong tiền “hụi chết” hàng tháng thì mới hoạt động.

Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương và mấy “anh em ngoài xã hội” cũng vậy phải được phép của tướng Phan Văn Vĩnh, tướng Nguyễn Thanh Hóa và thỏa thuận xong phần “hụi chết” thì mới triển khai sòng bạc lớn nhất thế giới với hàng chục triệu người tham gia và tiền chung chi tính bằng tạ, bằng tấn…

“Trong quá trình được ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hóa tạo điều kiện cho tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng internet, Nguyễn Văn Dương khai cho ông Vĩnh 1 đồng hồ Rolex trị giá 7.000 USD, 27 tỉ đồng, 1.750.000 USD, 1 áo sơ mi và 1 lọ thuốc bổ gan; cho Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm 700 triệu đồng, 1 bộ phần mềm diệt vi rút trị giá 30.000 USD. Ngoài ra, Dương khai còn cho ông Hóa 22 tỉ đồng” (trích Kết luận điều tra).

Như vậy không có chuyện các tướng bị cấp dưới điều khiển mà chính là họ tham gia tích cực vào cuộc chơi cùng với bên thứ ba là “anh em ngoài xã hội”…

FB HOÀNGLINH 01.08.2018
(còn tiếp)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hoàng Linh - “Anh em ngoài xã hội” của Út trọc Đinh Ngọc Hệ



Ông Đinh Ngọc Hệ tức Út trọc trước tòa.

Vụ xét xử tướng tình báo, sĩ quan quân đội tưởng hấp dẫn lắm nhưng đọc báo chán chết, chẳng có thông tin gì.

May mà có chú Đinh Ngọc Hệ khai mấy chi tiết khá hài hước nhưng lại đúng bản chất mấy cái trục không tên đang “điều khiển” hầu hết chúng ta mới ghê. Chú Đinh Ngọc Hệ gọi đó là “anh em ngoài xã hội”.

Đinh Ngọc Hệ bị xác định đã mua một bảng điểm và một bằng tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân giả ;  và nhiều lần sử dụng để kê khai hồ sơ đảng viên, để được nâng lương, chuyển nhóm lương, bổ nhiệm, phong quân hàm trái quy định.

Bước vào phần xét hỏi, trả lời Hội đồng xét xử, bị cáo Đinh Ngọc Hệ khai trong quá trình làm việc có học trường Đại học Mở TPHCM.

Hội đồng xét xử hỏi: "Bị cáo có mua bằng giả của Đại học Kinh tế Quốc dân không?",Đinh Ngọc Hệ thừa nhận việc này. Sau khi mua, bị cáo đã đưa vào hồ sơ và khai nhận mình có bằng đại học với cơ quan.

Bị cáo Hệ trình bày, bản thân có quen biết “anh em ngoài xã hội” và nghe họ nói không cần phải đi học vẫn có bằng nên đã dùng tiền mua.

"Không đi học dùng tiền mua bằng đúng hay sai?", đại diện Viện Kiểm sát hỏi. Đinh Ngọc Hệ trình bày do trình độ dân trí lúc đó thấp nên "nhận thức việc mua bằng là đúng".

Theo bị cáo Hệ, những lần khai làm thủ tục nâng lương, phiên quân hàm quân nhân chuyên nghiệp, kết nạp đảng viên, bổ nhiệm cán bộ sau đó là Hệ nhờ cán bộ chính trị của Tổng Công ty Thái Sơn làm và mình chỉ ký nên cho rằng, sơ suất là của cơ quan chức năng chứ không phải do mình.

“Chữ bị cáo cũng xấu nên nhờ anh em viết hộ. Nhiều văn bản này kia anh em đưa bảo ký thì bị cáo ký chứ không không nắm nội dung”,
 bị cáo Hệ giải thích.

Bên cạnh đó, theo bị cáo, từ năm 2010, bị cáo đã theo học hệ từ xa của Trường Đại học Mở TPHCM và đến năm 2014 thì có bằng. Do đó, nếu các cơ quan chức năng không sơ suất thì bị cáo vẫn được lên hàm trung tá vào năm 2011 và năm 2014 thì sẽ lên thượng tá, chứ không xảy ra sự việc nghiêm trọng như ngày hôm nay.

Mặc dù vậy, Đinh Ngọc Hệ vẫn khẳng định sự việc xảy ra thì mình phải có trách nhiệm, song mong Hội đồng xét xử và Viện Kiểm sát thông cảm.

“Anh em ngoài xã hội”
 đã giúp Đinh Ngọc Hệ từ một nông dân, ít học, dân trí thấp như tự khai của bị cáo Hệ chui vào quân đội, thăng cấp hàm và trở thành một quân nhân nổi tiếng được giới quân đội kính sợ.

Nói thẳng ra tất cả được mua bằng tiền.

Cũng không lâu lắm vấn đề này đã được Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi Kim Quốc Hoa cho đăng với tên là “Thị trường sao và vạch”, thế là ông bị khởi tố (được cho là có nhiều sai sót cùng với nhiều bài báo khác) và suýt đi tù.

Cái gì bằng con đường chính thức, hợp pháp không làm được thì “anh em ngoài xã hội”làm được hết, miễn là ta trả tiền sòng phẳng.

FB HOÀNG LINH 31.07.2018

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tân Cương (TQ): Nơi công an trị thế giới chưa hề thấy


Trong bài viết ở Tân Cương, tỉ lệ 500 nhân viên an ninh cho 100.000 dân, tức 200 dân / 1 công an, rất cao theo chuẩn thế giới. Ở VN tỷ lệ này cũng cao khủng khiếp, đã được nêu nhiều lần trên blog này.
Tỉnh Tân Cương của Trung Quốc: Một nhà nước công an trị thế giới chưa hề thấy
Bernhard Zand / Spiegel - Nguyễn Văn Vui dịch
Ở miền cực tây của đất nước của mình, chính quyền Bắc Kinh đang kiểm soát gắt gao thiểu số người Uyghur bằng các phương tiện hiện đại. Hàng chục ngàn người đã bắt đem đi mất vào những trại cải tạo. Bài này kể lại cuộc hành trình vào một vùng ma quái.

Cảnh sát đi tuần chung quanh đền thờ Hồi giáo Id-Kah tại Kashgar
Ai sống trong thành phố Kashgar ở miền tây xa xôi của Trung Quốc có lẽ phải cảm thấy như đang sống ở Baghdad sau chiến tranh. Còi báo động hú vang, xe tuần tra bọc thép chạy rần rần trong phố và máy bay chiến đấu phản lực vờn ầm ỉ trên không. Số khách sạn ít ỏi, nơi có một vài du khách lẻ tẻ ở, đều bị che cửa kính đục mờ. Với những động tác nóng nảy, nghênh ngang, viên cảnh sát trong áo chống đạn và nón sắt đang điều khiển giao thông trên đường. Ai chần chừ chưa kịp tuân thủ đều bị hét mắng loạn lên.

Rồi sau đó một sự im ắng ma quái đã bao trùm lên cả thành phố. Vào chiều thứ Sáu, đúng vào thời điểm cầu nguyện quan trọng trong tuần của người Hồi giáo, vậy mà quảng trường trước đền thờ Hồi giáo Id Kah vĩ đại hầu như vắng tanh bóng người. Người ta không nghe tiếng vọng của vị Muezzin từ tháp cao, mời gọi đi lễ cầu kinh, mà lâu chỉ nghe các tiếng bíp nho nhỏ, mỗi khi một trong số ít ỏi tín đồ đi ngang qua máy dò kim loại ở phía trước đền. Hàng chục camera trên cao theo dõi nhất cử nhất động. Hàng loạt nhân viên an ninh, một số đồng phục, một số thường phục, đi rảo quanh khu phố cổ. Họ đi trong im lặng, như thể đang ráng nghe những gì đang diễn ra trong óc người dân.

Và các nhà báo cũng không được để yên. Ngay sau khi chúng tôi tới, hai nhân viên cảnh sát đã hỏi chuyện chúng tôi – phóng viên báo chí. Một trong 2 người đó đã đi ra từ một phòng ngủ nằm ngay trên tầng lầu khách sạn của chúng tôi sáng hôm sau. Khi chúng tôi đi dạo phố sáng hôm sau, nhiều nhân viên mặc thường phục đã đi theo bám gót, cuối cùng thì đếm lên tới tám người cả thảy với ba chiếc xe, trong đó có một chiếc xe Honda màu đen, mà biển số bị dán lại. Đó là dấu hiệu của những xe thuộc sở an ninh nhà nước. Trung tâm thành phố Kashgar được trang bị bằng camera đến mọi tận góc cùng ngỏ hẹp. Khi chúng tôi vừa mới nói chuyện với một ai đó thì ngay lập tức vài nhân viên an ninh xuất hiện đột ngột, lôi người đó ra xa để hỏi giấy tờ.

Cuối cùng, như chúng tôi sẽ kể trong phần sau, thì họ cũng sẽ bắt giữ chúng tôi. Nhưng cho dù cách đối xử của nhân viên công lực đối với các nhà báo nước ngoài ở Tân Cương có tồi tệ hay thô bạo đến mấy đi nữa, thì cái đó có thể được xem là vô hại, nếu người ta so sánh với sự đàn áp cùng cực của nhà nước đối với người dân Uyghur.

Không có nơi nào trên thế giới, có lẽ thậm chí kể cả Bắc Triều Tiên cũng không bằng, mà dân cư lại bị theo dõi, kiểm soát rộng khắp như trong “Khu tự trị Uyghur Tân Cương”, một vùng rộng gấp bốn lần rưỡi diện tích của nước Đức, giáp ranh tám quốc gia, trong đó có Pakistan, Afghanistan, Tajikistan và Kazakhstan.

Sự đàn áp đã xảy quá nhiều năm rồi, nhưng những tháng gần đây nó đã gia tăng tột bực. Nó chủ yếu nhắm vào dân tộc thiểu số Uyghur, một dân tộc Turkic khoảng mười triệu dân theo Hồi giáo Sunni, mà Bắc Kinh coi như một yếu tố phá hoại chính sách xây dựng một “xã hội hài hòa”. Một loạt các cuộc tấn công liên quan đến các chiến binh Uyghur đã làm gia tăng sự ngờ vực này gấp bội.

Người Uyghur tự cho mình là một dân tộc thiểu số bị kỳ thị về mặt văn hóa, tôn giáo và kinh tế. Lúc Tân Cương sát nhập vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, thì tỉ lệ dân số của họ tại khu tự trị này là 80%. Qua chính sách của nhà nước chủ ý đưa dân gốc Hán ào ạt qua sinh sống trong vùng, thì nay tỉ lệ dân số người Uyghur tụt xuống còn 45%. Chính những người nhập cư là tập thể được hưởng lợi nhiều nhất từ sự bùng nổ kinh tế trong khu vực, một vùng rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên, dầu hỏa, khí đốt và than đá.
Người Uyghur đã chống lại ý đồ này – và đó là lý do tại sao Bắc Kinh cho thiết lập một chế độ theo dõi kiểm soát dân chúng có một không hai trên thế giới. Ngay cả ở tỉnh khác của một nhà nước công an mật vụ như Trung Quốc cũng chưa có như vậy. Theo nghiên cứu của chuyên gia người Đức về Tân Cương là ông Adrian Zenz, thì chỉ từ mùa hè năm 2016, chính quyền tỉnh đã tuyển dụng hơn 90.000 công an, tăng gấp hai lần so với bảy năm trước. Với tỉ lệ 500 nhân viên an ninh cho 100.000 dân, thì mật độ công an ở Tân Cương cao gần bằng vùng lân cận Tây Tạng.

Đồng thời, Bắc Kinh cũng trang bị cho tỉnh miền cực tây này những công cụ và công nghệ theo dõi kiểm soát hiện đại nhất: Từ các siêu đô thị như Ürümqi đến những ngôi làng miền núi xa xôi nhất, camera soi rọi mọi ngõ đường. Tại các ga xe lửa, sân bay và ở các trạm kiểm soát mọc lên khắp nơi, máy quét mống mắt (Iris-Scanner) và máy rà wifi (Wifi-Sniffer) được đem ra sử dụng rộng khắp – đó là thiết bị và phần mềm, để rà soát lưu lượng truy cập của mạng không dây.

Mọi thông tin lấy được, đưa ngay đến “Hệ tích hợp dữ liệu hành động chung”, nơi lưu trữ mọi dữ liệu khác của cư dân: động thái mua sắm, giao dịch ngân hàng, tình trạng sức khỏe, cũng như hồ sơ DNA của mọi người dân Tân Cương đều bị sưu tầm và lưu trữ.

Bất cứ ai để lại một dấu vết dữ liệu nào đáng nghi ngờ trên đó, anh ta sẽ bị bắt giam ngay. Chính phủ đã dựng lên một mạng lưới với hàng trăm trại cải tạo. Hàng chục ngàn người đã biến mất chỉ trong vòng một tháng qua. Theo ước tính của nhà nghiên cứu Zenz, con số đó có thể lên đến cả trăm ngàn. Nhưng số chính xác rất khó biết được. Không nơi nào trong số các tỉnh của Trung Quốc mà kiểm duyệt lại gắt gao và các cơ quan chức năng lại kín miệng như tại Tân Cương.

Dù vậy, bức tranh tổng thể mà chúng tôi có được từ cuộc hành trình xuyên qua tỉnh cực tây này của Trung Quốc cùng với hàng loạt cuộc trao đổi – với tất cả những người mà chúng tôi phải giữ kín danh tính – là thật rõ ràng: Tân Cương, một trong những vùng sâu vùng xa và lạc hậu nhất của xứ sở kinh tế Trung Quốc, là một dystopia – một xã hội hoang tưởng rùng rợn – đã trở thành hiện thực. Và Tân Cương cho ta một khái niệm về những gì mà một chế độ độc tài áp bức có khả năng nhào nặn ra với công nghệ hiện đại của thế kỷ 21.

ÜRÜMQI: CẢNH SÁT, TRẠM CANH KHU PHỐ VÀ HỆ THỐNG CHỉ ĐIỂM

Thủ phủ của Tân Cương, với Skyline hiện đại với hàng chục tòa nhà chọc trời, có khoảng ba triệu rưỡi dân trong đó ba phần tư là người Hán. Nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất là người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ). Ngoài ra trong thành phố còn có những người Kazakh, Mông Cổ và các thành viên của dân tộc Hui, những người nói tiếng Trung nhưng theo Hồi giáo. Một biểu ngữ to được treo trên xa lộ vành đai 4 làn của Ürümqi ghi: “Tất cả các dân tộc anh em đều gắn bó với nhau như các hạt của một quả lựu“.

“Thật ra, ông không thể tin tưởng người Uyghur đâu!” một người đàn ông Hán từng làm việc cho quân đội nói. “Họ giả vờ là bạn của ông, nhưng thật ra họ chỉ gắn bó thực lòng với nhau mà thôi.”

Lòng nghi ngờ giữa hai nhóm dân tộc Uyghur và Hán đã gia tăng trong nhiều thập kỷ qua. Năm 2009, các cuộc bạo động sắc tộc đã bùng nổ ở Ürümqi, giết chết gần 200 người, phần lớn là người Hán. Năm 2014, một số người Uyghur đã đâm chém chết 31 người tại thành phố Côn Minh, ngay sau đó hai chiếc xe đã chạy với tốc độ cao và tông thẳng vào một khu chợ đông đảo tại Ürümqi, giết chết hàng chục. Từ đó đến nay, dù các vụ tấn công lớn chết người đã giảm, nhưng trong cộng đồng người Hán có tiếng đồn rằng: Ở phía nam Tân Cương luôn luôn xảy ra những xung đột nghiêm trọng, nhưng dân chúng không biết vì bị ém nhẹm thông tin mà thôi.

Để giải quyết tình trạng bạo loạn, Bắc Kinh đã cho triệu Chen Quanguo – người đứng đầu đảng lâu nay tại khu tự trị Tây Tạng – về Tân Cương. Trong hai năm qua lãnh tụ mới này đã thực hiện tại Tân Cương tất cả những gì mà ông ta đã làm ở Tây Tạng: Chen đã cho dựng lên hàng ngàn đồn công an trong các thành phố như Ürümqi: Cứ mỗi ngã tư lớn đều có các trạm canh có hình dáng lô cốt, được bao bọc bởi dây thép gai và được canh gác cẩn mật ngày đêm.

Thêm vào đó, Chen đã cho thành lập hệ thống kiểm tra khu phố, theo đó các thành viên của chi bộ đảng trong khu vực có quyền đến xét nhà và nghe ngóng các gia đình cư dân: Ai đang sống ở đây? Ai đã đến thăm? Họ đã nói cái gì? Và dường như bằng chừng đó còn chưa đủ, cho nên nhà nước cũng thanh tra luôn các nhân viên thanh tra của họ: Nhiều căn hộ được cung cấp các nhãn mã vạch mà các nhân viên công lực phải quét bằng máy để chứng minh mình đã đến xét nhà dân – và các nhãn mã vạch này lại được dán bên trong cửa ra vào!

Để đẩy thêm việc theo dõi và kiểm soát dân chúng, nhà nước còn có chính sách biến từng người dân thường thành những người dòm ngó, theo dõi hàng xóm và chỉ điểm cho nhà nước. Một người buôn bán ở Ürümqi kể: “Họ đến nhà tôi đầu năm nay, họ bảo: Anh và hàng xóm của anh từ nay chịu trách nhiệm lẫn nhau. Nếu một trong 2 anh làm gì bậy bạ, chúng tôi sẽ bắt người kia”. Một người buôn bán nói, anh ấy yêu đất nước của mình, “nhưng tôi từ chối không theo dõi những người hàng xóm của tôi”.

Một tài xế ở Ürümqi chỉ tay về phía các tòa nhà chọc trời ở trung tâm thành phố và cho biết: “Người tiền nhiệm của lãnh tụ Chen đã chủ trương phát triển kinh tế Tân Cương thật tốt: Ông ta bảo rằng, một khi đời sống người dân đã khá lên rồi thì khu vực này chắc chắn sẽ an toàn hơn. Nhưng ngày nay chẳng ai tin vào chuyện đó nữa. Nền kinh tế đã càng ngày càng phát triển, nhưng chính sách đàn áp cũng càng ngày càng triệt để hơn”.

TURPAN: NGHĨA VỤ VŨ TRANG

Turpan nằm ở một ốc đảo về phía đông nam của Ürümqi, cách hai giờ lái xe, sát trên con đường tơ lụa lịch sử. Hàng ngàn năm qua, người Hoa, người Ba Tư và người Uyghur, người theo đạo Phật, đạo Mani và đạo Hồi đã để lại chùa chiền và đền thờ của họ ở đây. Đó là một vùng trồng nho và một nơi chiêm niệm. Bên ngoài ốc đảo có hai phố cổ đổ nát, còn ở giữa thành phố thì có một bảo tàng tân tiến dành riêng cho lịch sử phong phú của Turpan. Nhưng bất cứ người nào muốn vào bảo tàng đều phải chìa thẻ chứng minh nhân dân của mình ra. Hàng rào bảo tàng viện được gia cố bằng dây thép gai. Hàng chục camera giám sát chỉa vào công viên xung quanh có một ao nước và sân chơi cho trẻ con.

Các nhân viên bảo vệ của bảo tàng đội nón sắt và mặc áo chống đạn. Bên cạnh máy quét hành lý ở lối vào, người ta thấy nhiều lá chắn cận chiến để đứng dựa vào tường. Một nhân viên bán hàng lưu niệm của bảo tàng giới thiệu ngay: “quý vị có thể mua mọi thứ ở đây, qua bên kia đường là thấy ngay”.

Đúng là trước viện bảo tàng có một cửa hàng cho đồ thiết bị an toàn: nón sắt, lưỡi lê, thiết bị điện tử để giám sát, dùi cui (bán từng bó 12 cái), nhưng đặc biệt là áo giáp. “300 nhân dân tệ một cái”, một người bán nói, tương đương với khoảng 40 euro. “Nhưng chúng chỉ có thể bảo vệ chống dao đâm mà thôi. Chúng tôi cũng có áo chống đạn, nhưng đắt hơn. Mấy ông có giấy tờ cho phép không?”

Các thiết bị này được quảng bá cho việc bảo vệ các cửa hàng và nhà hàng cũng như bảo tàng viện, bệnh viện và khách sạn. Các nhà kinh doanh có nghĩa vụ tăng cường các biện pháp an ninh. “Vừa rồi đã có một chỉ thị mới”, một chủ khách sạn ở Turpan vừa nói với chúng tôi vừa chỉ một tờ giấy đóng dấu: Cứ mỗi lần vào một khách sạn, người ta phải xuất trình thẻ chứng minh nhân dân của mình, bất kể là anh đã đi ra hay đi vào bao nhiêu chục lần trong ngày đó. Khách sạn bị buộc phải mướn thêm nhân viên an ninh mới. Việc trang bị vũ khí không chỉ là một biện pháp an ninh ở Tân Cương, nó còn là một chương trình tạo ra công ăn việc làm.

Khi đi ngang qua một trong những đồn công an mới dựng, một người đàn ông Uyghur cố nén hậm hực và nói: “Cứ mỗi cái hầm này có 30 ông ngồi bên trong: 30 ông, 30 bữa ăn sáng, 30 bữa ăn trưa và ăn tối, mỗi ngày. Tất cả để làm gì, và ai trả tiền cho tất cả cái trò đó?”

HOTAN: “ĐI HỌC”

Thành phố ốc đảo của Hotan với 300.000 cư dân nằm ở phía tây nam của sa mạc Taklamakan. Và bởi vì ở đây đã xảy ra nhiều loạt tấn công bạo động, nên tình trạng giám sát trong thành phố này ngặt nghèo chưa từng thấy.

Khi phóng viên của tạp chí Der Spiegel chúng tôi đến thăm Hotan vào năm 2014, chúng tôi vẫn có thể có những đường dây không chính thức để tiếp xúc được với một người đàn ông, nghe anh ta kể về sự tàn bạo của nhà nước đối với các làng xung quanh. Một cuộc tiếp xúc như vậy ngày hôm nay là một chuyện không tưởng. Lần này anh chỉ thông báo cho chúng tôi qua một tin nhắn: Cả việc di chuyển từ làng này sang làng khác của người dân bình thường không thể thực hiện được nếu không có công văn cho phép, thì đừng nói chi đến chuyện đi gặp người nước ngoài. “Có thể trong vài năm nữa nhé“, anh viết. Và: “Xin các bạn xóa toàn bộ thư tín này khỏi điện thoại của bạn ngay lập tức. Xin xóa tất cả những gì có thể gây nghi ngờ“.

Ở ngoại ô thành phố có một trung tâm thương mại mới toanh, nhưng chỉ chưa đầy một phần năm các cửa hàng được mở cửa. Hầu hết số còn lại vừa bị đóng cửa mới đây thôi: Trên những bảng niêm phong trên cửa ra vào người ta ghi “Biện pháp nhằm đảm bảo sự ổn định”. Một người qua đường nói nhỏ với chúng tôi “Tất cả được đi học hết”, vừa nói mà mắt cứ ngó láo liên chung quanh.

“Qu xuexi”, đi học, là một trong những câu nói thường được nghe nhất ở Tân Cương những ngày này. Đó là kiểu nói bóng gió khi một ai bị bắt và biệt tăm từ đó. Các “trường học” là các trại cải tạo, trong đó những người bị bắt – không giấy tờ và không có án tòa – bị buộc phải học tiếng Trung và học về chủ nghĩa yêu nước.

Gần một nửa số những người mà chúng tôi gặp ngẫu nhiên trong chuyến đi của chúng tôi đều cho hay là họ có người thân hoặc người quen “bị bắt đi học tập”: Một tài xế ở Hotan kể về ông nội 72 tuổi của mình, một nhà buôn nói về ông thầy dạy học con gái mình và một hành khách cùng chuyến máy bay về một người bạn thân nhất của mình.

Mặc dù các câu chuyện kể lại rất khác nhau, nhưng chúng lại rất giống nhau ở nhiều chi tiết quan trọng: Hầu hết các nạn nhân là nam giới, những cuộc ruồng bắt thường xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Lý do được đưa ra là: vì đương sự có liên lạc với nước ngoài, vì đi cầu kinh ở đền thờ Hồi giáo quá siêng năng hoặc vì có nội dung quốc cấm trên điện thoại di động hoặc máy tính. Các thân nhân của họ thường không biết tông tích gì của những người bị bắt trong nhiều tháng trời. Và nếu có tranh đấu chật vật để được gặp họ lại, thì thân nhân cũng sẽ không bao giờ được nhìn họ tận mặt, mà 2 bên chỉ thấy nhau trên một màn hình trong phòng thăm tù của trại cải tạo mà thôi.

Tại một chợ Hotan, chúng tôi đang đứng trò chuyện với một người bán thảm, thì đột nhiên một phụ nữ lạ mặc chiếc váy ngắn xuất hiện. Cô cho hay làm việc trong cơ quan nhà nước, và hôm hay được nghỉ phép. Cô ta nói cô sẵn lòng làm thông dịch cho cuộc trò chuyện của chúng tôi từ tiếng Uyghur sang tiếng Trung. Sau đó khi đi qua khu chợ gần như hoang vắng, cô giải thích thêm: “Không, việc các cửa hàng bị đóng cửa này chẳng liên quan gì đến trại cải tạo cả. Các nhân viên bán hàng chỉ được gửi cho đi đào tạo kỹ thuật mà thôi“. Sau đó, cô lịch sự chào chúng tôi.

Một vài giờ sau đó, chúng tôi ra ga để lấy tàu hỏa đi Kashgar cách đó 500 cây số. Nhà ga được bảo vệ nghiêm mật như một căn cứ quân sự, người ta phải vượt qua 3 trạm kiểm soát, dưới hàng chục camera giám sát trước khi vào được sân ga.

Khi chúng tôi hỏi thăm cô soát vé xe về chỗ ngồi của mình thì cô ta buộc miệng ngay với một nữ đồng nghiệp: “À, đây là ông nhà báo nước ngoài đó“. Xe lửa đầy hành khách, hàng trăm người có. Cô soát vé dẫn chúng tôi đi qua thêm mấy toa nữa, đến tận toa có chỗ ngồi đã đặt của chúng tôi, thì… ô hay, thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, người phụ nữ trong trang phục ngắn, người đã từng sẵn sàng làm thông dịch cho chúng tôi hồi nãy, nay đã ngồi trong toa đó trước rồi!

KASHGAR: HÌNH ẢNH ”NHẠY CẢM”

Chuyến đi Kashgar kéo dài sáu tiếng, ngang qua mhiều thị trấn khác nhau, cũng nằm trên những ốc đảo, mà khi nói tên ra thì dân Trung Quốc nghĩ ngay tới các khu kháng chiến của người Uyghur: Moyu, Pishan, Shache, Shule. Tất cả các nhà ga đều có trạm kiểm soát cẩn mật và được bao bọc bằng hàng rào dây thép gai. Mỗi khi tàu đến một nhà ga nào, thì đứng trên bến tàu không phải chỉ là một mình nhân viên trưởng nhà ga, mà luôn luôn còn thêm một cảnh sát viên cầm dùi cui hoặc súng ống.

Kashgar là một trị trấn với trên hai ngàn năm tuổi, nó là một trạm nghỉ quan trọng của con đường tơ lụa lịch sử. Trước đây du khách có thể tham quan một trong những thị trấn Hồi giáo lịch sử nhưng được bảo tồn tốt nhất ở Trung Á, với nhà cửa xây bằng đất sét nung. Nhưng nay nhà nước đã cho phá đa số các ngôi nhà cổ nhất, rồi cho xây mới toàn bộ một khu du lịch màu mè.

Không như ở Ürümqi và Turpan, hầu hết các xe taxi ở Kashgar đều được trang bị với hai camera. Một chỉa vào chỗ ngồi bên cạnh tài xế, một thì chỉa ra băng ghế sau chở hành khách. Người tài xế giải thích cho chúng tôi: “Quy định này mới có một năm nay. Các camera được kết nối thẳng đến đồn công an. Chúng được vặn lên hay tắt đi, tất cả đều được điều khiển từ xa, chúng tôi hoàn toàn chịu, không làm gì được cả“.

Một cuộc phóng sự báo chí bình thường ở Kashgar là chuyện không thể. Không ai muốn tiếp xúc với chúng tôi hết. Một nhà hoạt động nhân quyền người Uyghur trước đây bốn năm còn tiếp chúng tôi, thì nay không trả lời bất kỳ tin nhắn nào cả, số điện thoại của anh ấy đã bị dẹp bỏ. Như chúng tôi biết được sau này, thì ra anh ta bị bắt đi mất tích vài tháng trước. Anh ta hiện ở trong trại cải tạo hay trong nhà tù nào, không ai biết hết.
Và rồi thì cảnh sát đã tìm tới chúng tôi, như chúng tôi đã kể mém mém ở phần đầu bài phóng sự này. Thật ra họ chưa bao giờ để chúng tôi ra khỏi tầm mắt của họ.

Vụ việc xảy ra khi chúng tôi vô một hàng trái cây và mua mơ. Ở đó chúng tôi bắt chuyện với một phụ nữ đang ngồi đọc sách. Đó là một quyển sách dạy tiếng, bà ta đang học tiếng Trung. Ở phía nam Tân Cương, rất ít người Uyghur trên 20 tuổi nói được tiếng Trung giỏi.

Chúng tôi chỉ trao đổi vài lời với bà ta, nhưng khi chúng tôi sắp đi thì ba người – từng đi theo kè kè chúng tôi thời gian qua, trong đó có một bà mặc áo khoác đỏ – đi vào cửa hàng và nói chuyện với phụ nữ người Uyghur. Tôi xoay người lại và thu cảnh này với chiếc điện thoại di động của mình. Hơi bị bất ngờ, các cán bộ nhà nước ngưng ngay cuộc nói chuyện, làm như không có chuyện gì và lấy tay che mặt lại.

Một tiếng đồng hồ sau, một công an và một vài nhân viên an ninh khác đến gõ cửa chúng tôi, đi cùng có cả bà áo đỏ. Họ nói bà ta là một du khách, bà ấy cho biết bà đã bị thu hình mà không có sự đồng ý của mình. Theo luật của Trung Quốc thì khúc phim này phải bị xóa. Rồi anh công an dẫn chúng tôi về đồn, nơi đây anh ta tịch thu lấy điện thoại di dộng, không những xóa cái clip nói trên, mà còn xóa thêm mọi cảnh quay khác có hình của các nhân viên nhà nước từng bám chân chúng tôi. Anh ta răn đe chúng tôi không được thu những “hình ảnh nhạy cảm” nữa. Sau đó họ thả chúng tôi.

Ở Kashgar người ta có thể chứng kiến sự dò xét quá sức của nhà nước công an Trung Quốc. Nhưng cấp độ kiểm soát sắp tới đã được chính quyền Bắc Kinh chuẩn bị rồi: Họ có ý định áp dụng trên toàn quốc một cái gọi là “hệ thống tín dụng xã hội”, với mục tiêu là đánh giá “sự đáng tin cậy” của từng công dân, để tưởng thưởng những ai có lòng trung thành với nhà cầm quyền và trừng phạt những người mà họ cho là có hành vi sai trái. Trong khi việc thực hiện dự án dò xét này ở các vùng đông đúc dân cư khác của Trung Quốc tiến triển tương đối trễ nải và chỉ làm được vài nơi mà thôi, thì tại Tân Cương, người Uyghur dường như đã được bao phủ bởi một hệ thống tính điểm tương tự. Nó tập trung chủ yếu vào các chi tiết mà giới công an muốn biết.

Số điểm ban đầu của mỗi gia đình là 100 điểm, nhưng bất kỳ ai đó có liên hệ hoặc có thân nhân ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước Hồi giáo như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập hay Malaysia, đều bị phạt với khoản khấu trừ lớn. Nếu bạn có ít hơn 60 điểm, thì bạn đang gặp nguy cơ. Một lời nói sai, một lần cầu nguyện thêm hoặc một cuộc gọi điện thoại quá nhiều, bạn có thể được gửi đi “học” bất cứ lúc nào./.

Nguồn: http://www.spiegel.de/international/world/china-s-xinjiang-province-a-surveillance-state-unlike-any-the-world-has-ever-seen-a-1220174.html

https://phanba.wordpress.com/2018/08/01/tinh-tan-cuong-cua-trung-quoc-mot-nha-nuoc-cong-an-tri-the-gioi-chua-he-thay/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Con trai của Nguyễn Bá Thanh làm quan (Phần 2)


Lê Hồng Hà - Nguyễn Bá Thanh qua đời tháng 2/2015, một mất mát, hụt hẫng rất lớn đối với Bá Cảnh. Nhưng không sao, vẫn còn đó Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Xuân Anh, người được ông Bá Thanh “sắp đặt” sẽ ngồi vào ghế Bí thư. Xuân Anh sẽ “dìu dắt” Bá Cảnh trong chặng đường mới.

Bá Cảnh nhận QĐ Phó Ban thường trực 
Ban Dân vận ĐN. Ảnh trên mạng
Tháng 10/2015, tại Đại hội Đảng bộ ĐN lần thứ 21, Nguyễn Bá Cảnh , đương kim Bí thư đoàn Thanh niên, tất nhiên được cơ cấu lại một suất Uỷ viên BCH thành uỷ nhiệm kỳ 2015- 2020. Còn Nguyễn Xuân Anh, người được Bá Thanh “huấn luyện” từ năm 2007, được bầu làm Bí thư Thành uỷ, sau đó là UVTW chính thức tại Đại hội 12, rồi kiêm luôn Chủ tịch HĐND TP khi tuổi đời vừa chạm 40.

Ngày 16/8/2017 Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng đã công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy, điều động ông Nguyễn Bá Cảnh thôi làm Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng để sang giữ chức Phó Trưởng ban Thường trực ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng. Giới cán bộ Đà Nẵng cho rằng, Bí thư Xuân Anh muốn “tráng men” cho Cảnh, để đưa cậu ta vào một vị trí cao hơn.

Ngày 6/10/2017, tại Hội nghị TW 6, với những sai phạm rất nghiêm trọng, Xuân Anh nhận kỷ luật nặng nề: Cách tất cả các chức vụ và “đuổi” ra khỏi BCH Trung ương. Nguyễn Bá Cảnh một lần nữa hụt hẫng đến chơi vơi. Không hụt hẫng sao được, khi mà đàn anh của mình, một UVTW trẻ nhất nước, được đào tạo “cán bộ nguồn cấp cao” mà nhiều người dự báo sẽ vào BCT nhiệm kỳ sau, và tương lai sẽ ngồi vào ghế “tứ trụ”… đã chính thức ngã ngựa.

Tuy nhiên, Bá Cảnh cũng không phải lo lắng lâu nữa. Ngay sau đó, ngày 7/10/2018 Trung ương quyết định điều động Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa về nhận nhiệm vụ Bí thư Đà Nẵng.

Dẫu sao ông Nghĩa cũng là bạn của Bá Thanh, có 2 năm bên cạnh Bí thư Thành uỷ Nguyễn Bá Thanh với vai trò Phó Bí thư Thành ủy , tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng khóa XIX (nhiệm kỳ 2005-2010).

Ở Đà Nẵng nhiều người biết Công ty TNHH Khởi Phát, được thành lập ngày 10/11/2008 (năm Bá Cảnh về nước). Công ty này sở hữu và quản lý Làng Thể thao Tuyên Sơn, có diện tích lên đến hàng chục hecta, nằm bên bờ sông Hàn, phía Bắc kế cận với Cung Thể thao Tiên Sơn được xây dựng hình “tổ chim”, vốn đầu tư 42 triệu đô la.

Làng Thể thao có 15 sân bóng đá, 8 sân tennic. Nơi đây có cả nhà hàng, khách sạn lưu trú, có các shop mua bán. Đây là địa điểm cho thuê mặt bằng tổ chức các chuyến dã ngoại, cắm trại và các hoạt động vui chơi ngoài trời. Tổng vốn đầu tư cho hạ tầng Làng Thể thao Tuyên Sơn này ước đoán không dưới 100 tỷ.

Ngoài ra, Cty Khởi Phát còn sở hữu khu vui chơi giải trí duy nhất tại Đà Nẵng, đó là Helio Center, giáp với Cung Thể thao Tiên Sơn về phía Tây.

Helio Center có diện tích khép kín 3,5 hecta, được xem là khu vui chơi, giải trí bậc nhất miền Trung. Có khu ẩm thực, có công viên, có rạp Cinema, có phòng game và các khu vui chơi điện tử “đốt tiền”.

Nhìn cơ ngơi bề thế và hiện đại của Helio Center, cũng đủ biết số tiền đầu tư vào đây phải trên 200 tỷ đồng, nằm trên mặt tiền con đường đắt giá, đường 2-9. Thực ra thỉ cả diện tích 3,5 hecta của Helio Center nằm gọn trong 4 mặt tiền thông thoáng.

Helio Center phát hành thẻ thanh toán Power Card, tại đây bạn có thể mua thẻ, có mệnh giá vài trăm, đến hàng triệu VN đồng, rồi quẹt thanh toán để tham gia các trò chơi có thưởng (thực chất là cờ bạc trá hình).

Helio Center khánh thành vào dịp cận Tết cổ truyền ngày 11/3/2015. Trong khi đó Bá Thanh hôn mê và sắp qua đời (mất ngày 13/2/2015).

Nói điều đó ra, sẽ làm mọi người bất ngờ, thảng thốt và không tin đó là sự thật. Bởi vì ông chủ “giấu mặt” của Làng Thể thao Tuyên Sơn và Helio Center là cùng một người – Nguyễn Bá Cảnh!

(Còn nữa)
Lê Hồng Hà


Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Chất" Trung Quốc làm điên đảo bãi biển bình yên của Campuchia


Bảo Hạnh (Theo News.com.au) 




















(NLĐO) - Chỉ vài năm trước, Sihanoukville, một thành phố cảng nổi tiếng của Campuchia, vẫn còn tấp nập khách du lịch "bụi" đến từ phương Tây nhờ những bãi biển xinh đẹp và không khí trong lành.

Thế nhưng giờ đây, thành phố này đã thay đổi đến mức không thể nhận ra. Giới xã hội đen hoành hành, đường sá dơ bẩn, sòng bạc mọc lên như nấm và tệ nạn nghiện ngập, say xỉn lẫn mại dâm trở nên mất kiểm soát, theo trang News.com.au (Úc).

Tình trạng trên khiến khách du lịch "bụi" dần rút đi hết và được thay thế bằng một làn sóng du lịch mới. Vào năm 2017, có tới 120.000 người Trung Quốc tràn vào thành phố chỉ có dân số 90.000 người ở khu vực trung tâm, gấp 4 lần số khách vào năm 2016. 

Họ đến đây không phải để tận hưởng ánh nắng mặt trời, các bãi biển xinh đẹp hay nền văn hóa đặc sắc mà là để đánh bạc. Hơn 30 sòng bạc gần như chỉ phục vụ các tay chơi Trung Quốc đã được xây dựng ở TP Sihanoukaville và khoảng 70 sòng bạc khác đang trong quá trình hoàn thiện.

Mặc dù làn sóng khách du lịch chịu chơi mang lại một số ảnh hưởng kinh tế tích cực đến thành phố một thời trầm lặng nhưng nó cũng đã biến đổi Sihanoukville thành một công trường xây dựng lớn đầy bụi bặm và mất kiểm soát, nơi những chiếc xe tải chở bê tông cày nát đường sá suốt ngày đêm. 

Hàng ngàn công nhân Trung Quốc đang hối hả chạy đua với thời gian để hoàn thiện những dự án mới, ví dụ như Blue Bay Casino Condos and Wisney World, một công viên giải trí kiêm sòng bạc trị giá 1 tỉ USD.

Tuy nhiên, với vòng kinh tế khép kín, nơi khách du lịch Trung Quốc chỉ bảo trợ cho các doanh nghiệp và nhân công trong nước, người dân địa phương bị gạt ra ngoài rìa và thậm chí phải rời khỏi thành phố của chính họ.

Hàng trăm doanh nghiệp gia đình của Campuchia đã phải đóng cửa trong 12 tháng qua trong khi hàng ngàn cư dân quyết định dọn đi nơi khác. "Người Trung Quốc đã lấy mất thành phố của tôi và giờ đây tất cả mọi thứ đều trở nên đắt đỏ. Trước đây chúng tôi chỉ mất 50 USD tiền thuê nhà nhưng năm nay đã tăng lên 150 USD. Tôi lo lắng cho tương lai của người dân Campuchia tại Sihanoukville. Chẳng bao lâu nữa chúng tôi sẽ không còn khả năng chi trả cho cuộc sống tại đây" - ông Sono, một tài xế tuktuk, lo lắng chia sẻ.

Tình hình bất ổn cũng đang lan tràn tại TP Sihanoukviile khi hàng loạt những vụ phạm tội như giết người, bắt cóc, tống tiền, ẩu đả do khách du lịch Trung Quốc hoặc người Trung Quốc sống trong thành phố gây ra.

"Làn sóng khách du lịch Trung Quốc đã tạo cơ hội cho giới xã hội đen Trung Quốc thâm nhập và gây ra nhiều tội ác, khiến cho nơi này trở nên mất an ninh. Một số người ngoại quốc say xỉn, xảy ra mâu thuẫn rồi ẩu đả bên trong các nhà hàng và cả nơi công cộng" - trích bức thư gửi Bộ Nội vụ Campuchia của Thống đốc Sihanoukville Yun Min.

Vào thời điểm đó, phát ngôn viên bộ nội vụ Khieu Sopheak khẳng định với hãng tin Reuters rằng chỉ những khách du lịch tuân thủ luật pháp mới được chào đón ở Campuchia. "Chúng tôi vẫn giữ vững chủ quyền và người Trung Quốc không thể kiểm soát chúng tôi" - ông Sopheak nói.

Vậy nhưng người Campuchia lại không được phép bước chân vào các sòng bạc ở Sihanoukville nếu không phải là nhân viên và nơi này còn vắng bóng cả khách du lịch phương Tây. "Khách du lịch Trung Quốc là những người rất khắt khe và không hề thân thiện. Họ không thích không khí trong lành mà chỉ thích đánh bạc. Tại Sihanoukville, chúng tôi gặp rất nhiều rắc rối vì họ. Họ thường ẩu đả lẫn nhau và đôi lúc đánh cả người Campuchia nhưng không ai dám can thiệp vì sợ. Nếu gặp vấn đề với cảnh sát, họ chỉ việc đưa tiền là xong" - nhân viên bảo vệ giấu tên tại một sòng bạc tiết lộ.

Ngay cả những bãi biển xinh đẹp của Sihanoukville cũng rơi vào tình cảnh thảm thương. Nước biển chuyển thành màu nâu caramel và không còn chút gì tương đồng với những hình ảnh được in trên các tấm thiệp của Sihanoukville trong khi bãi cát bị bao phủ bởi những đống xà bần.

"Họ cứ vứt tất cả ra đó. Trước đây tôi có rất nhiều khách người Úc đến du lịch nhưng giờ họ nói rằng họ không thích ở Sihanoukville nữa vì quá nhiều công trường xây dựng và rác rưởi. Thành phố này đã rơi vào tay Trung Quốc" - một người đàn ông Campuchia tên Tiwi bất bình nói. Trước đây, ông Tiwi kiếm sống nhờ công việc đưa đón khách du lịch từ sân bay Sihanoukville. Giờ đây, khách Trung Quốc chỉ đi xe của tài xế nước họ và ông Tiwi phải bán chiếc minibus cho một doanh nhân Trung Quốc để trả tiền thuê nhà. Ông cho rằng vài tháng tới ông sẽ phải về quê và làm công việc đồng áng trước đây.

Dù vậy, theo Tiến sĩ Antonio Graceffo, một chuyên gia kinh tế sống ở Thượng Hải, sự đầu tư của Trung Quốc mang lại rất nhiều lợi ích cho Sihanoukville. "Họ có thể tranh cãi rằng sự phát triển đó không cân bằng và Trung Quốc được lợi nhiều hơn từ các khoản đầu tư của họ so với Campuchia. Đây là sự thật. Ngược lại, người khác cũng có thể lập luận rằng giới thượng lưu Campuchia mới là những người kiếm được nhiều nhất khi tham gia vào các dự án phát triển bất động sản lớn. Điều này cũng không sai" - trích lời ông Graceffo.

"Thế nhưng tất cả những dự án đầu tư này đều có tác động nhỏ giọt. Các công việc không có trong quá khứ đang được tạo ra hàng ngày. Cơ hội xuất hiện mỗi ngày cho người Campuchia để cải thiện cuộc sống bằng cách buôn bán thức ăn và dịch vụ cho những dự án phát triển lớn. Vậy ảnh hưởng của Trung Quốc với Campuchia có phải là điều tốt? Sẽ tốt hơn nếu như Thụy Điển và Canada cũng đổ cùng một lượng tiền và ảnh hưởng chính trị vào Campuchia như Trung Quốc nhưng họ lại không làm thế. Vì vậy, trong thời gian này, Trung Quốc dường như là cuộc đánh cược tốt nhất của Campuchia" - ông Graceffo nói thêm.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tướng như mấy ổng, dân hoài cơm nuôi



>> Tin đồn bủa vây gia đình cựu bí thư Sài Gòn Lê Thanh Hải
>> Có hay không, bảo kê ở thượng tầng?
>> “Choáng” với sự dối trá trơ trẽn của đại gia sân golf Tân Sơn Nhất
>> Giao đất ở vị trí phòng thủ chiến lược bờ biển cho doanh nghiệp Trung Quốc, gọi là gì?


Uông Ngọc Dậu























VNN - Tướng như thế, xứng là danh tướng, tướng của dân. Tướng như mấy người vừa bị “lộ tướng”, là nhục tướng, dân hoài cơm nuôi.

Trong khoảng thời gian từ đầu năm lại đây, 13 tướng công an và quân đội từ thiếu tướng đến thượng tướng bị tổ chức xem xét, xử lý. Không chỉ dừng lại hình thức kỷ luật về đảng và chính quyền, nhiều trường hợp trong số này đã và sẽ được điều tra xem xét trách nhiệm hình sự, khởi tố và truy tố vì tính chất nghiêm trọng, rất nghiêm trọng từ những hành vi mà họ gây ra.

Và chưa hẳn con số 13 là con số cuối cùng.

Bấy lâu dư luận xã hội đã đồn ngược đoán xuôi về ông tướng này, vị tướng kia tha hóa, nhúng chàm và cách tha hóa, nhúng chàm của từng cá nhân. Khi tổ chức lần lượt công bố kết luận, thì hoá ra những dư luận đồn đoán cũng chưa là gì! Danh sách tướng bị xem xét kỷ luật dài hơn dự đoán. Các vị tướng này không dính hòn tên mũi đạn từ kẻ thù của nhân dân, cũng không phải lâm nạn khi đối mặt với bọn tội phạm hay thế lực thù địch. Đến giờ cũng chưa thấy có biểu hiện họ bị kẻ xấu giăng bẫy, lôi kéo, mua chuộc. Họ tự sa vào nơi “mật mỡ”, chốn “tanh tao”, sử dụng quyền lực -“sao và vạch”, cùng nhóm lợi ích biển thủ, chia chác đất đai, công sản cùng nhiều nguồn lợi từ những hoạt động phạm pháp, bất chính.

Lâu nay người dân mặc nhiên nghĩ trong cuộc chiến chống tiêu cực, tham nhũng khó mà đụng đến hàng tướng tá. Một là phàm đã đến hàng tướng rồi thì trí, dũng tất phải hơn người,đã đành, mà liêm, trung chắc chắn phải có thừa. Đã liêm, trung thì khó mà dính bùn hay nhúng chàm! Hai là, giả sử có vị tướng nào tha hoá, biến chất, tổ chức có muốn xử lý cũng qua nhiều tầng nhiều nấc, rất phức tạp, dễ bị đóng dấu “nhạy cảm”, “xử lý nội bộ”. Xưa nay “đụng” vào mấy ông tướng “hét ra khói nói ra lửa” đâu dễ!

Giờ thì lần lượt từng ông tướng và nhiều ông tướng bị “lộ tướng”. Như thế càng khẳng định trong cuộc chiến chống giặc nội xâm không có bất kỳ vùng cấm nào. Các cơ quan nội chính của Đảng và Chính phủ trong từng vụ việc phối hợp nhịp nhàng, chuyên nghiệp, thể hiện tinh thần liêm chính, thượng tôn luật Nước, kỷ cương Đảng, không ngại mấy kẻ dựa hơi hùm, núp cái danh tướng tá làm bậy. Cũng càng ngày càng thấy rõ “cái lồng pháp chế” đã phát huy hiệu lực, từng bước, kiên quyết, kiên trì “nhốt” mọi biểu hiện thao túng, tha hoá, tham nhũng quyền lực, bất kỳ cấp độ nào, nhằm thanh lọc đội ngũ, khôi phục uy danh tổ chức, lập lại trật tự, kỷ cương, công bằng xã hội.

Đã lên bậc tướng mà còn làm điều xằng bậy, nói như người dân Nam bộ, tướng như mấy ổng, dân hoài công nuôi.

Tôi không có cơ may được quen biết nhiều vị tướng. Những vị tướng công an hay quân đội mà tôi có dịp gặp gỡ, quen biết, có người để lại trong tôi những ấn tượng rất mạnh, về phong thái đường hoàng, tầm hiểu biết rộng, lối ứng xử lịch lãm, về thái độ yêu nước, trọng dân thực chất, hết mực. Nhưng cũng không ít lần, sau khi tiếp xúc với một vài ông tướng, tôi tự đặt câu hỏi: ông này cũng là tướng thật sao? Họ thực dụng, thô lỗ và kẻ cả. Soi vào 6 cái đức của kẻ làm tướng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đề cao là trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung, không thấy họ được cái đức nào. Thêm một ông tướng như thế, chỉ tổ làm hổ danh tướng, làm yếu hàng ngũ, lực lượng, thêm nặng gánh nợ cho dân.

Khi câu chuyện hai ông thượng tá mang biệt danh, một “Vũ nhôm”, tức Phan Văn Anh Vũ, một “Út trọc”, tức Đinh Ngọc Hệ vỡ ra, tôi chợt nhận ra vì sao đất nước này lại nảy nòi những tướng không ra tướng. “Út trọc” thành thật trước hội đồng xét xử hôm 30/7 rằng “trình độ dân trí bị cáo thấp”, và thừa nhận không học mà dùng tiền mua bằng giả trường Kinh tế quốc dân. Vũ nhôm học đến lớp 11 thì bỏ, xuất phát là thợ làm nhôm kính. Hai vị thượng tá “từ trên trời rơi xuống” này, một sinh năm 1971 và một sinh năm 1975, đều tỏ ra hơn người về sở trường “quan hệ”, “ngoại giao”, “quan lộ” lẫn “tiền lộ” đang rất thênh thênh. Nếu không bị lò lửa chống tiêu cực, tha hoá soi chiếu, chẳng mấy chốc hai vị thượng tá mang biệt danh này, biết đâu đấy, qua vài lần “chuyển hoá”, sẽ thành tướng!

Có là hài hước khi nghĩ rằng, những ông tướng “Vũ nhôm”, “Út trọc” sẽ tiên phong đi đầu chống giặc nội xâm và ngoại xâm, chấp nhận hy sinh bảo vệ chế độ này, nhân dân này, đất nước này!?

Nhắc đến biệt danh “Út trọc”, “Vũ nhôm”, lại nhớ đến câu chuyện nhỏ. Tôi có người thân từng được “tháp tùng” một ông tướng trong một chuyến công tác dài ngày. Sau chuyến công tác, tôi được nghe phàn nàn, rằng, nước ta sao lại có loại tướng mà ăn nói thì khiếm nhã, ứng xử thì thô thiển, tiêu tiền như công tử Bạc Liêu, mở miệng là đe dọa bắt, hốt, nhốt... Ông tướng đó, tôi biết, cũng mang biệt danh, vừa bị Uỷ ban kiểm tra Trung ương kết luận vi phạm ở mức độ “rất nghiêm trọng”.

Có lần Quốc hội thảo luận một dự luật liên quan đến trần tướng. Có vị đại biểu đã cố chứng minh số lượng tướng hiện tại của lực lượng này còn ít và muốn mở rộng diện phong tướng, để “anh em đỡ thiệt thòi”, “bớt tâm tư”. Tôi cứ nghĩ: sao các vị này không đặt vấn đề cán bộ trong lực lượng mình hiện tại đã xứng tầm tướng chưa? Có nhất thiết ở những vị trí đó phải là tướng mới tương thích hay không? Thêm một ông tướng không đủ tầm thì nhân dân này, đất nước này được gì, mất gì? Có dám chắc tăng số lượng tướng thì thì hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội sẽ tốt hơn, hay ở chiều ngược lại, dân thêm gánh nặng nuôi tướng vô dụng mà thêm tâm tư và bất an?

Nhớ, một lần khác, cũng trên diễn đàn Quốc hội, khi có đại biểu “than” thời bình mà nước mình nhiều tướng quá, một vị lãnh đạo đã “giải trình”, đại để, phong tướng cho anh em để còn làm đối ngoại (!) Vì làm đối ngoại mà lạm phát tướng hay sao? Xưa nay, nền ngoại giao Việt Nam đề cao trí, dũng; dĩ nhu chế cương, lấy chính nghĩa thắng phi nghĩa, chứ đâu phải hơn người bằng hàm, cấp!

Hồi năm 1948, lúc cuộc kháng chống Pháp đang những năm đầu tiên cam go, gian khổ, khi đó quân đội quốc gia Việt Nam chưa đầy 4 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh phong hàm đại tướng cho vị tổng chỉ huy đầu tiên của quân đội-ông Võ Nguyên Giáp. Sau này, có nhà báo nước ngoài tỏ ra hoài nghi về tiêu chuẩn phong tướng của quân đội Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh không dài lời căn cứ vào quy trình này, sắc lệnh nọ, mà nói ngay với nhà báo đó rằng: Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng phong trung tướng, đánh thắng đại tướng phong đại tướng.

Đạo làm tướng phải biết “đánh thắng” trong bất kỳ tình huống nào, thắng bản thân mình và thắng đối phương.

Tướng như thế, xứng là danh tướng, tướng của dân. Tướng như mấy người vừa bị “lộ tướng” là nhục tướng, dân hoài cơm nuôi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hơn 6000 người phải sơ tán vì mực nước sông Bùi vượt báo động 3


Đê sông Bùi được gia cố. Ảnh: Vietnamnet 
 


Đời sống VN
01-08-2018 15:02:14

Tại huyện Chương Mỹ, hiện có 3.683 hộ bị ngập sâu dưới 2m và 6.083 khẩu phải sơ tán. Mực nước đông sông Tích tại trạm Vĩnh Phúc, sông Bùi tại trạm Yên Duyệt trên mức báo động 3.

Theo tin tức từ TTXVN, sáng 1/8, ông Tạ Quang Được, Phó Bí thư Huyện ủy huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho biết, đến sáng nay nước trên sông Bùi đã rút nhưng vẫn trên báo động 3 (7,28m/7).

Hệ thống đê đã được đảm bảo an toàn, đập chứa nước, không có tuyến đê nào bị vỡ. Đặc biệt là đã giữ được các tuyến đê xung yếu gồm: Đê Trung Hoàng, đê Tả Bùi - xã Thanh Bình; đê Đồng Sờ - xã Hữu Văn; đê Đồng Dâu, đê bao vùng Thuần Lương - xã Hoàng Văn Thụ, đê Đầm Buộm - xã Trần Phú, đê Đồng Vàng - xã Đông Sơn, bờ kênh lái lũ Đồng Lạc - Khảm Lâm, Mỹ Đức.

Theo ông Tạ Quang Được, trong những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của mưa lớn, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được tại Chúc Sơn 313mm; Hạ Dục 401mm; Trí Thủy 541mm; Đồng Sương 510mm (trung bình là 441,3mm). 

Về thiệt hại công trình đê điều thủy lợi, do nước từ thượng nguồn đổ về, mực nước sông Tích tăng nhanh dẫn đến các khu vực Đồng Lọng, Khoan Lương tại xã Đông Yên Đã bị tràn toàn tuyến. Tại xã Đông Yên xảy ra sự cố sập cống Đồng Ao, thông Đông Hạ; ngập tràn 5.000m đê bao, đê bối trên địa bàn huyện Quốc Oai, trong đó Đê Bối tràn toàn bộ 3.500 đê bao; đê Hữu Tích đoạn qua xã Hòa Thạch ngập tràn 1.50m.

Cũng tại huyện Quốc Oai, hơn 1.810 ha lúa; hơn 118ha rau màu; hơn 218ha cây lâu năm… bị ngập và thiệt hại nặng. Hơn 53.400 lợn và gai cầm bị ảnh hưởng do ngập úng. Ngoài ra, 72m đường trong khu dân cư bị sạt lở, 850m3 đất đá, vỡ mố cống 1 điểm, 11 vai lấy nước bị cuốn trôi…

Tại huyện Chương Mỹ, hiện có 3.683 hộ bị ngập sâu dưới 2m và 6.083 khẩu phải sơ tán; sập đổ 170m2 nhà ở và 1.804m tường bao, sạt lở 1.885 đường giao thông nông thôn, 3.520m đường giao thông nội đồng, 12.110m chiều dài đê, hồ, đập; hư hỏng 11.910m chiều dài kênh mương, 35 cầu cống, đập ngập và hư hỏng 25 công trình nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, đình, chùa, Dân Việt cho hay.

Hiện nay, Huyện ủy Chương Mỹ (Hà Nội) vừa có có công văn hỏa tốc gửi UBND huyện, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và cứu nạn huyện, Ủy ban MTTQ các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện, Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn… về việc tập trung ứng phó với mưa lớn trên địa bàn huyện.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

Phần nhận xét hiển thị trên trang