Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2018

Bảng đối chiếu triều đại Việt Nam và triều đại Trung Quốc


(xếp theo thời gian)
Triều đại Việt NamNiên hiệu Việt NamNămNiên hiệu Trung QuốcTriều đại Trung Quốc
1Kinh Dương VươngLạc Long QuânHùng Vương_2879 TCN - 258TCN_Phục HiThần Nông;Hoàng ĐếHạThương;Chu
2An Dương VươngAn Dương VươngGiáp thìn; 257TCN-208TCNNăm thứ 58 (246-210TCN)Chu Noãn VươngTần Thủy Hoàng
3Triệu Võ Vương_Giáp Ngọ(207-136TCN)Năm thứ 3Tần Nhị Thế
4Triệu Văn Vương_Ất Tỵ (136-124TCN)Kiến Nguyên 5Hán Võ Đế
5Triệu Minh Vương_Đinh Tỵ (124-112TCN)Nguyên Sóc 6Hán Võ Đế
6Triệu Ai Vương_Kỷ Tỵ(112TCN)Nguyên Đỉnh 5Hán Võ Đế
7Vệ (Thuận) Dương Vương_Canh Ngọ(111TCN)Nguyên Đỉnh 6Hán Võ Đế
8Tây Hán_Canh Ngọ(111TCN-25)Nguyên Đỉnh 6Hán Vũ Đế
9Đông Hán_Ất Dậu (25-40)Kiến Vũ 1Hán Quang Vũ
10Trưng VươngTrưng TrắcCanh Tý (40-43)Kiến Vũ 16Hán Quang Vũ
11Đông Hán_Quý Mão (43)Kiến Vũ 19Hán Quang Vũ
12Đông Ngô_Giáp Tý (-244)Diên Hy 7Tam Quốc
13Bà Triệu_Mậu Thìn(-248)Diên Hy 11Tam Quốc
14Ngô, Ngụy_Giáp Thân(-264)Hàm Hy 1Ngụy Nguyên Đế
15Ngô, Tấn_Ất Dậu (265-279)Thái Thủy 1Tấn Vũ Đế
16Nhà Tấn_Canh Tý (280-420)Thái Khang 1Tấn Vũ Đế
17Lưu Tống_Canh Thân(420-479)Vĩnh Sơ 1Tống Vũ Đế
18Nhà Tề_Kỷ Mùi (479-505)Kiến Nguyên 1Tề Cao Đế
19Nhà Lương_Ất Dậu (505-543)Thiên Giám 4Lương Vũ Đế
20Lý Nam ĐếThiên ĐứcGiáp Tý (544-548)Đại Đồng 10Lương Vũ Đế
21Lý Đào Lang VươngThiên BảoKỷ Tỵ (549-555)Thái Thanh 3Lương Vũ Đế
22Triệu Việt VươngTriệu Quang PhụcKỷ Tỵ (549-570)Thái Thanh 3Lương Vũ Đế
23Hậu Lý Nam ĐếLý Phật TửTân Mão (571-603)Thái Kiến 3Trần Tuyên Đế
24Nhà Tùy_Quý Hợi (603-617)Nhâm Thọ 3Tùy Văn Đế
25Nhà Đường_Mậu Dần (618-721)Vũ Đức 1Đường Cao Tổ
26Mai Hắc ĐếMai Thúc LoanNhâm Tuất(722)Khai Nguyên 10Đường Huyền Tông
27Nhà Đường_Quý Hợi (723-790)Khai Nguyên 11Đường Huyền Tông
28Bố Cái Đại VươngPhùng HưngTân Mùi(791)Trinh Nguyên 7Đường Đức Tông
29Nhà Đường_Nhâm Thân(792-906)Trinh Nguyên 8Đường Đức Tông
30Nhà Hậu Lương_Đinh Mão(907-922)Khai Bình 1Lương Thái Tổ
31Nhà Hậu Đường_Quý Mùi (923-936)Đồng Quang 1Đường Trang Tông
32Nhà Hậu Tấn_Đinh Dậu (937 -938)Thiên Phúc 2Hậu Tấn Cao Tổ
33Ngô VươngNgô QuyềnKỷ Hợi (939-944)Thiên Phúc 4Hậu Tấn Cao Tổ
34Dương Bình VươngDương Tam KhaẤt Tỵ (945-950)Khai Vận 2Hậu Tấn Cao Tổ
35Ngô Nam Tấn VươngNgô Thiên Sách VươngXương Văn; Xương NgậpTân Hợi (951-965)Quảng Thuận 1Hậu Chu Thái Tổ
36Thập nhị sứ quânThập nhị sứ quânBính Dần(966-968)Càn ĐứcTống Thái Tổ
37Đinh Tiên HoàngThái BìnhCanh Ngọ(970-979)Khai Bảo 3Tống Thái Tổ
38Đinh Đế ToànThái BìnhCanh Thìn(980)Thái Bình Hưng Quốc 5Tống Thái Tông
39Lê Đại HànhThiên PhúcCanh Thìn(980-988)Thái Bình Hưng Quốc 5Tống Thái Tông
40__Hưng ThốngKỷ Sửu (989-994)Đoan Củng 2__
41__Ứng ThiênGiáp Ngọ(994-1005)Thuần Hóa 5__
42Lê Trung Tông(làm vua 3 ngày)Ất Tỵ (1005)Cảnh Đức 2Tống Chân Tông
43Lê Long ĐĩnhỨng ThiênBính Ngọ(1006-1008)Cảnh Đức 3__
44__Cảnh ThụyMậu Thân(1008-1009)Đại Trung Tường Phù 1__
45Lý Thái TổThuận ThiênCanh Tuất(1010-1028)Đại Trung Tường Phù 3__
46Lý Thái TôngThiên ThànhMậu Thìn(1028-1033)Thiên Thánh 6Tống Nhân Tông
47__Thống ThụyGiáp Tuất(1034-1038)Cảnh Hựu 1__
48Lý Thái TôngCàn Phù Hữu ĐạoKỷ Mão (1039-1041)Bảo Nguyên 2Tống Nhân Tông
49__Minh ĐạoNhâm Ngọ(1042-1043)Khánh Lịch 2__
50__Thiên Cảm Thánh VõGiáp Thân(1044-1048)Khánh Lịch 4__
51__Sùng Hưng Đại BảoKỷ Sửu (1049-1054)Hoàng Hựu 1__
52Lý Thánh TôngLong Thụy Thái BìnhGiáp Ngọ(1054-1058)Chí Hòa 1__
53__Chương Thánh Gia KhánhKỷ Hợi (1059-1065)Gia Hựu 4__
54__Long Chương Thiên TựBính Ngọ(1066-1067)Trị Bình 3Tống Anh Tông
55__Thiên Huống Bảo TượngMậu Thân(1068)Hy Ninh 1Tống Thần Tông
56__Thần VõKỷ Dậu (1069-1072)Hy Ninh 2__
57Lý Nhân Tông (Càn Đức)Thái NinhNhâm Tý(1072-1075)Hy Ninh 5__
58__Anh Võ chiêu Thắng{{Bính Thìn]] (1076-1084)Hy Ninh 9__
59__Quảng HựuẤt Sửu (1085-1091)Nguyên Phong 8__
60__Hội PhongNhâm Thân(1092-1101)Nguyên Hựu 7Tống Triết Tông
61__Long Phù Nguyên HóaTân Tỵ (1101-1109)Kiến Trung Tĩnh Quốc 1Tống Huy Tông
62__Hội Tường Đại KhánhCanh Dần(1110-1119)Đại Quan 4__
63__Thiên Phù Duệ VõCanh Tý(1120-1126)Tuyên Hòa 2__
64__Thiên Phù Khánh ThọĐinh Mùi(1127)Kiến Viêm 1Tống Cao Tông
65Lý Thần Tông (Dương Hoán)Thiên ThuậnMậu Thân(1128-1132)Kiến Viêm 2__
66__Thiên Chương Bảo TựQuý Sửu(1138)Thiên Hựu 3__
67Lý Anh Tông (Thiên Tộ)Thiệu Minh[[Mậu Ngọ (1138-1139)Thiệu Hưng 8__
68__Đại ĐịnhCanh Thân(1140-1162)Thiệu Hưng 10__
69__Chính Long Bảo ỨngQuý Mùi(1163-1173)Long Hưng 1Tống Hiếu Tông
70__Thiên Cảm Chí BảoGiáp Ngọ(1174-1175)Thuần Hy 1__
71Lý Cao Tông (Long Cán)Trinh PhùBính Thân(1176-1185)Thuần Hy 3__
72__Thiên Tư Gia ThụyBính Ngọ(1186-1201)Thuần Hy 13__
73__Thiên Gia Bảo HựuNhâm Tuất(1202-1204)Gia Thái 2Tống Ninh Tông
74__Trị Bình Long ỨngẤt Sửu (1205-1210)Khai Hy 1__
75Lý Huệ Tông (thái tử Sảm)Kiến GiaTân Mùi(1211-1224)Gia Định 4__
76Lý Chiêu Hoàng (công chúa Chiêu Thánh)Thiên Chương Hữu ĐạoGiáp Thân(1224-1225)Gia Định 17__
77Trần Thái Tông (Trần Cảnh)Kiến TrungẤt Dậu (1225-1231)Bảo Khánh 1Tống Lý Tông
78__Thiên Ứng-Chính BìnhNhâm Thìn(1232-1250)Thiệu Định 5__
79__Nguyên PhongTân Hợi(1251-1258)Thuần Hựu 11__
80Trần Thánh TôngThiệu LongMậu Ngọ(1258-1272)Bảo Hựu 6__
81__Bảo PhùQuý Dậu(1273-1278)Hàm Thuần 9Tống Độ Tông
82Trần Nhân TôngThiệu BảoKỷ Mão (1279-1284)Tường Hựu 2Tống đế Bính
83__Trùng HưngẤt Dậu (1285-1293)Chí Nguyên 22Nguyên Thế Tổ
84Trần Anh TôngHưng LongQuý Tỵ (1293-1314)Chí Nguyên 30__
85Trần Minh TôngĐại KhánhGiáp Dần(1314-1323)Diên Hựu 1Nguyên Nhân Tông
86__Khai TháiGiáp Tý(1324-1329)Thái Định 1Nguyên Thái Định Đế
87Trần Hiến TôngKhai HựuKỷ Tỵ (1329-1341)Thiên Lịch 2Nguyên Minh Tông
88Trần Dụ TôngThiệu PhongTân Tỵ (1341-1357)Chí Chính 1Nguyên Thuận Đế
89__Đại TrịMậu Tuất(1358-1369)Chí Chính 18__
90Dương Nhật LễĐại ĐịnhKỷ Dậu (1369-1370)Hồng Võ 2Minh Thái Tổ
91Trần Nghệ TôngThiệu KhánhCanh Tuất(1370-1372)Hồng Võ 3Minh Thái Tổ
92Trần Duệ TôngLong KhánhQuý Sửu(1373-1377)Hồng võ 6__
93Trần Phế ĐếXương PhùĐinh Tỵ (1377-1388)Hồng Võ 10__
94Trần Thuận TôngQuang TháiMậu Thìn(1388-1398)Hồng Võ 21__
95Trần Thiếu ĐếKiến TânMậu Dần(1398-1400)Hồng Võ 31__
96Hồ Quý LyThái NguyênCanh Thìn(1400-1401)Kiến Văn 2Minh Huệ Đế
97Hồ Hán ThươngThiệu ThànhTân Tỵ (1401-1402)Kiến Vwn 3__
98__Khai ĐạiQuý Mùi(1403-1407)Vĩnh Lạc 1Minh Thành Tổ
99Trần Giản ĐịnhHưng KhánhĐinh Hợi(1407-1409)Vĩnh Lạc 5__
100Trần Quý KhoángTrùng QuangKỷ Sửu (1409-1413)Vĩnh Lạc 7__
101thuộc Minhthuộc MinhGiáp Ngọ(1414-1417)Vĩnh Lạc__
102Bình Định VươngLê LợiMậu Tuất(1418-1427)Vĩnh Lạc 12__
103Lê Thái TổThuận ThiênMậu Thân(1428-1433)Tuyên Đức 3Minh Tuyên Tông
104Lê Thái TôngThiệu BìnhGiáp Dần(1434-1439)Tuyên Đức 9__
105__Đại BảoCanh Thân(1440-1442)Chính Thống 5Minh Anh Tông
106Lê Nhân TôngThái HòaQuý Hợi(1443-1453)Chính Thống 8__
107__Diên NinhGiáp Tuất(1454-1459)Cảnh Thái 5Minh Cảnh Đế
108Lê Nghi DânThiên HưngKỷ Mão (1459)Thiên Thuận 3Minh Anh Tông
109Lê Thánh TôngQuang ThuậnCanh Thìn(1460-1469)Thiên thuận 4__
110__Hồng ĐứcCanh Dần(1470-1497)Thành Hóa 6Minh Hiến Tông
111Lê Hiến TôngCảnh ThốngMậu Ngọ(1498-1504)Hoằng Trị 11__
112Lê Túc TôngThái TrinhGiáp Tý(1504)Hoằng Trị 17__
113Lê Uy Mục ĐếĐoan KhánhẤt Sửu (1505-1509)Hoằng Trị 18__
114Lê Tương DựcHồng ThuậnKỷ Tỵ (1509-1516)Chinh Đức 4Minh Võ Tông
115Lê Chiêu TôngQuang ThiệuBính Tý (1516-1522)[1]Chính Đức__
116Lê Hoàng Đệ XuânThống NguyênNhâm Ngọ(1522-1527)Gia Tĩnh 1Minh Thế Tông
117Mạc Đăng Dung (1527-1529) [2]Minh ĐứcĐinh Hợi(1527-1529)Gia Tĩnh 6__
118Mạc Đăng Doanh (1530-1540)Đại ChínhCanh Dần(1530-1540)Gia Tĩnh 9__
119Lê Trang Tông(1533-1548)Nguyên HòaQuý Tỵ (1533-1548)Gia Tĩnh 12__
120Lê Trung Tông (1549-1556)Thuận BìnhKỷ Dậu (1549-1556)Gia Tĩnh 28__
121Lê Anh Tông (1557-1573)Thiên HựuĐinh Tỵ (1557)Gia Tĩnh 36__
122__Chính TrịMậu Ngọ(1558-1571)Gia Tĩnh 37__
123__Hồng PhúcNhâm Thân(1572-1573)Long Khánh 6Minh Mục Tông
124Lê Thế Tông (1573-1600)Gia TháiQuý Dậu(1573-1577)Vạn Lịch 1Minh Thần Tông
125__Quang HưngMậu Dần(1578-1599)Vạn Lịch 6__
126Lê Kính Tông (1600-1619)Thận ĐứcCanh Tý(1600)Vạn Lịch 28__
127__Hoàng ĐịnhTân Sửu(1601-1619)Vạn Lịch 29__
128Lê Thần Tông (1619-1643)Vĩnh TộKỷ Mùi (1619-1628)Vạn Lịch 47__
129__Đức LongKỷ Tỵ (1629-16334)Sùng Trinh 2Minh Chiêu Liệt Đế
130__Dương HòaẤt Hợi (1635-1643)Sùng Trinh 8__
131Lê Chân Tông (1643-1649)Phúc TháiQuý Mùi(1643-1649)Sùng Trinh 16__
132Lê Thần Tông (1649-1662)Khánh ĐứcKỷ Sửu (1649-1652)Thuận Trị 6Thanh Thế Tổ
133__Thịnh ĐứcQuý Tỵ (1653-1657)Thuận Trị !)__
134__Vĩnh ThọMậu Tuất(1658-1661)Thuận Trị 15__
135__Vạn KhánhNhâm Dần(1662)Khang Hy 1Thanh Thánh Tổ
136Lê Huyền Tông(1663-1671)Cảnh TrịQuý Mão(1663-1671)Khang Hy 2__
137Lê Gia Tông1672-1675)Dương ĐứcNhâm Tý(1672-1673)Khang Hy 11__
138__Đức NguyênGiáp Dần(1674-1675)Khang Hy 13__
139Lê Hy Tông (1676-1705)Vĩnh TrịBính Thìn(1676-1680)Khang Hy 15__
140__Chí HòaCanh Thân(1680-1705)Khang Hy 19__
141Lê Dụ Tông (1705-1729)Vĩnh ThịnhẤt Dậu (1705-1719)Khang Hy 44__
142__Bảo TháiCanh Tý(1720-1729)Khang Hy 59__
143Lê Đế Duy Phường (1729-1732)Vĩnh KhánhKỷ Dậu (1729-1732)Ung Chính 7Thanh Thế Tông
144Lê Thuần Tông (1732-1735)Long ĐứcNhâm Tý(1732-1735)Ung Chính 10__
145Lê Ý Tông (1735-1740)Vĩnh HựuẤt Mão (1735-1740)Ung Chính 13__
146Lê Hiển Tông (1740-1786)Cảnh HưngCanh Thân(1740-1786)Càn Long 5Thanh Cao Tông
147Lê Mẫn Đế (1787-1788)Chiêu ThốngĐinh Mùi(1787-1788)Càn Long 52__
148Nguyễn Văn Nhạc (1778-1793) [3]Thái ĐứcMậu Tuất(1778-1793)Càn Long 43__
149Nguyễn Văn Huệ (1788-1792)Quang TrungMậu Thân(1788-1792)Càn Long 53__
150Nguyễn Quang Toản(1793-1802)Cảnh ThịnhQuý Sửu(1793-1801)Càn Long 58__
151__Bảo HưngTân Dậu(1801-1802)Gia Khánh 6Thanh Nhân Tông
152Nguyễn Thế Tổ (1802-1819)[4]Gia LongNhâm Tuất(1802-1819)Gia Khánh 7__
153Nguyễn Thánh Tổ (1820-1844)Minh MạngCanh Thìn(1820-1844)Gia Khánh 25__
154Nguyễn Hiến Tổ (1841-1847)Thiệu TrịTân Sửu(1841-1847)Đạo Quang 21Thanh Tuyên Tông
155Nguyễn Dực Tông (1848-1883)Tự ĐứcMậu Thân(1848-1883)Đạo Quang 28__
156Nguyễn Dục ĐứcDục ĐứcQuý Mùi 1883 (ba ngày)Quang Tự 9Thanh Đức Tông
157Nguyễn Hiệp HòaHiệp HòaQuý Mùi 1883 (bốn tháng)Quang Tự 9__
158Nguyễn Giản Tông (1883-1884)Kiến PhúcGiáp Thân(1883-1884)Quang Tự 10__
159Nguyễn Hàm NghiHàm NghiẤt Dậu 1885Quang Tự 11__
160Nguyễn Cảnh Tông (1886-1888)Đồng KhánhBính Tuất(1886-1888)Quang Tự 12__
161Nguyễn Thành Thái (1889-1907)Thành TháiKỷ Sửu (1889-1907)Quang Tự 15__
162Nguyễn Duy Tân (1907-1916)Duy TânĐinh Mùi(1907-1916)Quang Tự 33__
163Nguyễn Hoàng Tông(1916-1925)Khải ĐịnhBính Thìn(1916-1925)Trung Hoa dân quốc 5Trung Hoa dân quốc
164Nguyễn Bảo Đại (1926-1945)Bảo ĐạiBính Dần]] (1926-1945)Trung Hoa dân quốc 15__
165Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945-1976)Dân chủ cộng hòaẤt Dậu (1945-1976)Trung Hoa dân quốc 34__
166Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976-...)Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamBính Thìn(1976-...)Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 28Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguyễn Bắc Son

 



Ông Nguyễn Bắc Son trong buổi lễ ký thỏa thuận hợp tác với Campuchia năm 2011.

Năm 2011, Bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son đến thăm Campuchia. Trong buổi họp báo chung, khi nghe Bộ trưởng Khieu Kanharith giới thiệu, "Ở đây chúng tôi gần như chỉ có báo tư nhân, đài truyền hình, phát thanh cũng đều của tư nhân", Bắc Son nói, "Tôi rất chia sẻ với những khó khăn của bạn".
 
Một số nhà báo Việt Nam có mặt, hiểu chuyện, rất xấu hổ. Bạn tôi, khi đó là tổng biên tập một tờ nhật báo lớn ở Phnom Penh, bưng miệng cười, "Ông Bắc Son tưởng Khieu Kanharith than thở là Nhà nước Campuchia không có tiền đầu tư mà không hiểu ngầm ý ông ấy khoe rằng, Campuchia có báo tư nhân, có tự do báo chí hơn hẳn Việt Nam [Từ đó, Việt Nam đã chi hàng chục triệu USD giúp Campuchia làm hạ tầng phát thanh và truyền hình].

Không chỉ dốt nát. Chủ tịch một Tổng công ty lớn của Bộ 4T thời Bắc Son nói, "Ông ấy ký ba quyết định đưa tôi lên những vị trí cao nhất của cuộc đời mình, nhưng tôi phải nói rằng, đấy là 'súc v.." chứ không phải là người".

PS: Nguyễn Bắc Son là thư ký của Chủ tịch nước Lê Đức Anh và là trợ lý khi Tướng Anh làm Cố vấn.

Bình luận của Nguyễn Viện : Quả thật, tôi cho rằng đại bộ phận đảng viên và hầu hết quan chức chế độ này không hề có khái niệm về tự do, dân chủ một cách đúng đắn, như một giá trị phổ quát của xã hội tiến bộ và phẩm giá con người. Với họ, tự do, dân chủ chỉ mang nội hàm chống phá. Vì thế, có thể nói trong xã hội chúng ta hôm nay, có một nghịch lý tất yếu, đó là mâu thuẫn, đối nghịch rất lớn giữa chính quyền và nhân dân về vấn đề tự do, dân chủ. 

Một chế độ không đồng hành cùng nhân dân có nghĩa là nó tự sát. Người CS sẽ chết vì chính giáo điều của họ.
 
FB HUY ĐỨC 30.06.2018

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trận chiến cuối cùng




Đường vào trường bắn Long Bình, quận 9. Ảnh dulichgo
Đôi lời : Tên riêng các quan chức được cho là tham nhũng trong bài được cố tình không viết hoa. Tôn trọng tác giả bài viết, không chỉnh sửa.


1) Cuộc chiến với Mỹ

Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ (68 tuổi, quê Hưng Yên, nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7) có đến 47 năm theo binh nghiệp, với hàng trăm trận đánh ở chiến trường Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, biên giới Tây Nam cho đến chiến trường Campuchia.

Gõ Google, tên ông tràn ngập trên các số báo kỷ niệm 30.4 giải phóng miền Nam rải suốt mấy chục năm nay, bởi ông là một trong những tướng tài ba của quân đội. Cuộc đời binh nghiệp, ông bị thương đến 11 lần, 8 lần được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ diệt xe cơ giới, Chiến sĩ thi đua của Trung đoàn 88.


Tháng 3.1975, tướng Trần Ngọc Thổ được điều về làm Phó tham mưu tác chiến Trung đoàn 88. Trung đoàn được giao nhiệm vụ đánh từ hướng Chợ Gạo (Tiền Giang) qua Long An để đến huyện Bình Chánh, tiến đánh Tổng nha Cảnh sát và Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, hợp cùng các cánh quân khác giải phóng Sài Gòn. Sáng 29.4.1975, Trung đoàn tiến sát Sài Gòn.

Lúc 11h30 ngày 30.4, Trung đoàn 88 đang tiến nhanh vào Sài Gòn, qua khỏi quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh bây giờ) thì nghe tiếng của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Dương Văn Minh qua làn sóng phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Trung đoàn 88 tiếp tục tấn công Tổng nha Cảnh Sát ,và sau đó hành quân đến chiếm Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Tối cùng ngày, Trung đoàn giải phóng Cảng Sài Gòn, vượt cầu Tân Thuận chiếm kho quân vụ rồi giải phóng kho xăng Nhà Bè. Đến 22h ngày 30.4, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ hoàn toàn.

2) Cuộc chiến da cam

Rời quân ngũ, vị tướng già trở về cuộc sống đời thường. Nhưng phẩm chất của người bộ đội Cụ Hồ không cho ông ngồi yên. Hình ảnh những nạn nhân chất độc màu da cam do quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam khiến ông đau đáu, ăn ngủ không yên. Ông quyết định phải làm điều gì đó để giảm bớt nỗi đau cho những người không may.

Và từ đó, ông lao vào cuộc chiến khác - Cuộc chiến đi tìm công lý cho những nạn nhân chất độc da cam. Hiện, ông đảm nhận vị trí Phó chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam TP HCM.

Tướng Trần Ngọc Thổ. Ảnh Dân Trí
3) Cuộc chiến cuối cùng

Ngày 30.6.2004, nguyễn văn đua (Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh) ký quyết định "tạm giao đất" trường bắn ở quận 9 cho một doanh nghiệp tên 7/5. Quyết định này ký trước khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực đúng 12 tiếng đồng hồ. Quyết định này không chỉ "chạy đua" với luật mà còn thể hiện quyết tâm liều lĩnh của ba đua khi dám thò tay ký giao đất quốc phòng và "giao lố" đất ngoài ranh.

Tháng 12.2014 công ty 7.5 giải tán, tới lượt nguyễn hữu tín (Phó Chủ tịch UBND thành phố HCM) giao đất cho công ty A Sung.

A Sung được thành lập trước khi 7/5 giải thể vài tháng, tướng Trần Ngọc Thổ làm giám đốc với vốn góp 0,1 tỉ đồng.

Chỉ 37 ngày sau khi thành lập, tướng Thổ tăng vốn lên gấp 2.500 lần (250 tỉ). Quận 9 và nhóm ba đua, hữu tín ra sức lùa dân để giao đất cho A Sung thì đùng một cái, dự án chuyển qua các ông Hàn Quốc.

Dân khiếu nại quyết liệt, và vị tướng ngày nào chiến đấu vì nhân dân đang phải loay hoay với trận chiến cuối cùng:

Chiến đấu với nhân dân!

P/s: Xin không mạt sát người lớn tuổi. Và ông cũng chỉ bị bọn đàn em nó mượn cái tên mà thôi.

FB TRƯƠNG CHÂU HỮU DANH 01.07.2018

Một số bình luận trên Facebook:

Ngoc Hieu TranMột trận đánh ác liệt chỉ tốn vài tờ A4 !
Lê Biểu : Trận mạc không chết, chết ở vũng trâu đằm.
Vo V Thanh : Trận chiến cuối cùng thật "vinh quang" !

Post cùng ngày sau đó của cùng tác giả : Khi tôi viết ra sự thật về trường hợp danh tướng Trần Ngọc Thổ (nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7) trở thành giám đốc công ty A Sung chiếm hơn 320.000m2 đất quận 9 với giá bèo, nhiều bạn cuồng nhảy vào chửi bới lung tung.

Nay thông báo để các bạn phấn khởi: Đất đó là đất quốc phòng, qua bàn tay ông nguyễn văn đua, nguyễn hữu tín và ông thành chủ tịch quận 9, giờ đã rơi trọn vào tay một người Hàn Quốc rồi nha.

Tướng Thổ tham gia quá trình "rửa đất" mà thôi.

Bạn dư luận viên (DLV) nào cuồng, có thể đăng ký đi tù thay đám phản quốc.Tôi là người yêu nước, chỉ khai sáng cho các bạn chứ không thèm chấp.

P/s: Nhân tiện nhắc lại cho các bạn DLV nhớ luôn, Quảng Ngãi giao đồn Biên phòng cho FLC; Gia Lai giao kho đạn cho FLC; thì anh ba đua giao trường bắn cho Hàn Quốc là bình thường ha.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tướng


Nhân chuyện thượng tướng Phương Minh Hòa bán đất quốc phòng (may mà chưa bán nước) lại giật mình về những ông tướng.

Hồi nhỏ đọc sử, cứ nghe tới những tướng như thượng tướng Trần Quang Khải, tướng Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật (nhà Trần), Nguyễn Chích, Trần Nguyên Hãn, Lê Sát... (nhà Lê), tướng Hoàng Kế Viêm, Nguyễn Hữu Chỉnh (Tây Sơn, Nguyễn)... là mình say luôn, phục lăn. Còn bé tí, còi xương nhưng cứ mơ sau này nhớn lên làm tướng. Thày mình bảo muốn làm tướng thì trước hết phải đi học, chăm học, chứ không chịu học chỉ có về đi cày. Mình nghe lời, học thẳng một mạch, kiếm được cái bằng cử nhân nhưng giấc mơ làm tướng vẫn là mơ.

Làm tướng trên đời không khác gì ngôi sao trên trời, sáng lấp lánh. Tướng mà đạt mức "chết giữa sa trường, da ngựa bọc thây" thì được dựng tượng trong lòng nhiều thế hệ.

Nói chung, tướng hiếm lắm. Tướng đồng nghĩa với đẹp, kính nể.

Ấy là chuyện ngày xưa. Càng về sau, tướng càng nhạt, thậm chí biến thành tướng trong quân bài tam cúc, vô tác dụng, gọi là tướng đi ỉa. Hầu hết tướng thời hiện đại chết trong váy đàn bà, quẩn quanh chốn xôi thịt, không còn khái niệm sa trường lẫn da ngựa như xưa nữa.

Rồi tới cái thời mua sao bán vạch, tướng thành món hàng theo giá thị trường. Tranh nhau quyền bán tướng, thủ tướng vớ bẫm, rồi chủ tịch nước cũng vội giành, mạnh ai nấy phong, mạnh ai nấy bán. Một nước nhỏ, lại sống hòa bình nhưng tướng nhiều như lợn con. Có lúc người ta thống kê, cả công an lẫn quân đội ngót nghét nghìn ông tướng. Không phải đi đánh nhau, chỉ ngồi phòng lạnh ngắm nhau cũng đủ mệt.

Đã lắm tướng nhưng lại còn phải con gà hơn nhau tiếng gáy. Thiếu tướng chả là gì, cứ phải leo lên trung tướng, thượng tướng mới oai. Có một dạo, đại tướng nhung nhúc. Có ông chả đánh nhau trận nào, chưa qua binh nhì, chưa từng quân ngũ, thậm chí không biết bắn, nhảy một phát lên hẳn đại tướng. May mà xứ này chưa có nguyên soái chứ nếu có chắc lại phải làm khung kính cho vài chục ông. Rất kinh.

Trong cuộc đấu đá nhau, làm sạch nội bộ vốn rất bẩn (được gọi là chống tham nhũng, tự gột rửa), họ thỉnh thoảng lại lôi ra được vài ông tướng. Lâu nay, quân đội và công an là vùng cấm, đụng đến hơi ngài ngại nên các tướng nhà ta cứ tự tung tự tác, coi trời bằng vung, "anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta", "súng đẻ ra chính quyền". Nói thế để thấy rằng khi tướng cũng bị lôi ra xử có thể coi là một bước tiến. Nhưng cũng chả ăn thua gì, phần lớn mới chỉ dám mon men chạm tới "nguyên tướng", tướng về hưu hoặc tướng bét dem như Phan Văn Vĩnh, Phương Minh Hòa, Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thanh Hóa, chứ loại tướng đang đeo súng lục thét ra lửa dường như vẫn ngoài vòng pháp luật.

Dưới mắt dân bây giờ, càng tướng, càng tướng to thì càng đáng khinh, không hơn gì lũ xôi thịt "cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai". Nuôi đám tướng ấy chỉ chết dân.

Nguyễn Thông

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Facebook xác định sai lệch bản đồ quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa



Bản đồ lãnh thổ Việt Nam không có hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa - Ảnh chụp màn hình
(TTO 01/07/2018) - Nhiều người sử dụng Facebook tại Việt Nam đã phát hiện và rất bức xúc trước việc mạng xã hội Facebook xác định chủ quyền hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc Trung Quốc.

Bắt nguồn từ việc muốn tạo quảng cáo trên Facebook, người sử dụng Facebook khi chọn địa điểm tại Việt Nam đã phát hiện khi vùng khoanh vị trí lãnh thổ Việt Nam không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhưng khi thử chọn sang Trung Quốc thì thấy rất rõ hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang được mạng xã hội này khoanh vùng vào lãnh thổ Trung Quốc.
Những người sử dụng Facebook khi phát hiện điều này đều bày tỏ bức xúc không hiểu sao Facebook lại có thể xác định vị trí của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc Trung Quốc.

Vào năm 2016, Google cũng đã có sự nhầm lẫn tương tự. Tuy nhiên, sau đó, Google đã sửa lại bản đồ khi gặp phải sự phản ứng của cộng đồng cũng như giới khoa học.

Ngay sau khi có thông tin phản ánh, Bộ Thông tin và Truyền thông đã lên tiếng yêu cầu Facebook xử lý vụ việc.

Hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa được Facebook "gắn" vào lãnh thổ Trung Quốc
Chiều 1-7, lãnh đạo Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết đã gửi yêu cầu tới Facebook về vấn đề này.

Theo đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, phía Facebook phản hồi rằng đã nhận thức được vấn đề và đây là việc "dùng nhầm bản đồ này làm bản đồ cơ sở" đồng thời khẳng định việc này về bản chất chỉ là do kỹ thuật, không có ý đồ chính trị.

Theo đó, Facebook cũng cho biết đang xác định nguyên nhân và sẽ giải quyết vấn đề này sớm nhất.

Theo phản ánh của một số người sử dụng Facebook, vào đầu giờ chiều ngày 1-7, tình trạng bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa vẫn giữ nguyên.

Các số liệu thống kê cho thấy hiện có khoảng 53 triệu người tại Việt Nam sử dụng mạng xã hội, mạng Facebook. Trong năm 2017, Việt Nam trở thành thị trường có số người sử dụng lớn thứ 7 của Facebook trên thế giới.

Một số bình luận :

Hoàng Linh : Ai là người VN làm việc tại Facebook phải là người đầu tiên phản ứng trước sự xúc phạm này của Facebook với tổ quốc VN, trừ khi bạn đồng thuận.

Ngô Nguyệt Hữu : Chúng ta xếp thứ 7 trong các quốc gia sử dụng Facebook nhiều nhất trên thế giới. Hàng đống tiền đã chảy vào tài khoản của Facebook nhờ chúng ta.

Chúng ta có một phụ nữ Việt Nam đang làm Giám đốc Facebook Việt Nam.

Và phần cương thổ thiêng liêng của quốc gia mình, được Facebook khoanh vùng cho Trung Quốc.

Vậy đấy, khuôn mặt của những gã luôn nói về sự minh bạch công bằng thông tin đều như cái ngã ba vậy.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh


https://baomai.blogspot.com/ 

Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trong tương lai, trong khi tranh thủ quân đội của càng nhiều đồng minh càng tốt trong chiến dịch của Lầu Năm Góc, để bao vây Trung cộng, bởi theo như tờ ‘The Nation’ gần đây đăng bài viết của giáo sư Michael T. Klare tại trường Hampshire College, cho rằng Mỹ đang tiến tới chiến tranh với Trung cộng..

Ngày 30/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis công bố một sự thay đổi quan trọng trong chính sách chiến lược toàn cầu của Mỹ, trong đó ra lệnh kể từ nay trở đi, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ (PACOM), lực lượng chịu trách nhiệm giám sát tất cả các lực lượng quân đội của Mỹ ở châu Á, sẽ được gọi là Bộ tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương Mỹ (INDOPACOM). Ông Mattis giải thích sự thay đổi tên này phản ánh “sự kết nối ngày càng tăng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương”, cũng như quyết tâm của Washington duy trì sức mạnh vượt trội trên cả 2 khu vực.

https://baomai.blogspot.com/ 

Giáo sư Klare cho rằng có thể nhiều người không thấy hết được ý nghĩa của sự thay đổi tên này. Nhưng một ngày nào đó họ sẽ nhận ra tầm quan trọng và những hậu quả ‘đáng ngại’ của nó. Đó là một tín hiệu cho thấy quân đội Mỹ đã lập ra một ‘vũ đài’ cho một cuộc đối đầu không thể tránh khỏi với Trung cộng.

Theo giáo sư Klare, không có gì ngạc nhiên nếu mọi người không biết về quyết định trên của ông Mattis, bởi vì giới truyền thông đã hầu như không chú ý đến nó. Những tin tức được truyền thông đưa ra, coi sự thay đổi tên này là không hơn một cử chỉ “tượng trưng”, một ‘mưu kế’ của Lầu Năm Góc, nhằm khuyến khích Ấn Độ tham gia cùng với Nhật Bản, Úc và các đồng minh khác của Mỹ vào hệ thống liên minh Thái Bình Dương của Mỹ.

https://baomai.blogspot.com/ 

Việc các nhà phân tích quân sự của các hãng truyền thông không nhận thấy bất cứ điều gì khác ngoài tính biểu tượng khi thay đổi tên PACOM, là không có gì đáng ngạc nhiên, khi xem xét bối cảnh tất cả sự chú ý đều đang dành cho những diễn biến quốc tế quan trọng khác vào thời điểm đó, như Hội nghị thượng đỉnh tại Singapore, sự lăng mạ tại Hội nghị G7 ở Canada và sau đó, hay những vấn đề đáng lo ngại từ Iran.

Giáo sư Klare tin rằng bản thân ông Mattis hiểu rất rõ ý nghĩa địa chính trị của việc liên kết Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, trong một kế hoạch như vậy. Trên thực tế, việc thay đổi tên PACOM là một sự thay đổi cơ bản trong tư duy quân sự của Mỹ, với những hậu quả tiềm ẩn sâu rộng.

Xem xét bối cảnh cho việc thay đổi tên, người ta nhận thấy trong những tháng gần đây, Mỹ đã đẩy mạnh các cuộc tuần tra hải quân trên những vùng biển tiếp giáp với các hòn đảo mà Trung cộng chiếm giữ ở Biển Đông, khiến cho khả năng đụng độ tăng cao giữa các tàu chiến của 2 nước. Những động thái như vậy thậm chí được thực hiện cùng với những ngôn từ đe dọa hơn từ Bộ Quốc phòng Mỹ, cho thấy ý định không có gì khác ngoài việc giao chiến với quân đội Trung cộng, nếu như Bắc Kinh vẫn tiếp tục gia tăng lực lượng trong khu vực.
https://baomai.blogspot.com/ 

“Khi nói đến những gì mà họ đã làm ở Biển Đông, thì đó chính là những hậu quả”, ông Mattis tuyên bố tại ‘Đối thoại chiến lược Shangri La’ ở Singapore hôm 2/6.

Như một dấu hiệu mở đầu cho những gì muốn nói, ông Mattis đã nhanh chóng loại Trung cộng ra khỏi cuộc tập trận hải quân đa quốc gia lớn nhất thế giới RIMPAC, được tiến hành hàng năm dưới sự bảo trợ của Mỹ.

“Nhưng đó là một hậu quả tương đối nhỏ, và tôi tin rằng có những hậu quả lớn hơn trong tương lai”, ông Mattis cảnh báo.
https://baomai.blogspot.com/ 

Với suy nghĩ đó, ông Mattis đã nhanh chóng thông báo Lầu Năm Góc đang có kế hoạch tiến hành các hoạt động hải quân “đều đặn gây chú ý” tại các vùng biển tiếp giáp với các hòn đảo bị Trung cộng chiếm đóng [bất hợp pháp].

Điều này sẽ làm tăng sức nóng giữa 2 nước, có thể tạo ra các hoàn cảnh cho những tính toán sai lầm, hoặc thậm chí là một xung đột trên biển, khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn, giáo sư Klare nhận xét.

Ngoài các hành động khiến gia tăng căng thẳng tại các vùng biển gần kề với Trung cộng, Lầu Năm Góc cũng đang nỗ lực tăng cường quan hệ quân sự với các quốc gia thân thiện với Mỹ trong khu vực. Rõ ràng tất cả những hành động này là một phần của một kế hoạch ‘bao vây dài hạn’, theo kiểu Chiến tranh Lạnh, nhằm kiềm chế Trung cộng gây hấn ở châu Á.

https://baomai.blogspot.com/ 

Ví dụ ngày 8/6, Bộ quốc phòng Mỹ đã tiến hành cuộc tập trận hải quân chung Malabar 2018 ở Thái Bình Dương, bao gồm các lực lượng của Nhật Bản và Ấn Độ. Trên thực tế, việc kết nạp Ấn Độ, từng là một nước trung lập, vào hệ thống liên minh “Thái Bình Dương” chống lại Trung cộng của Mỹ, theo cách này và những cách khác, đã trở thành mục tiêu chính của Lầu Năm Góc vào thế kỷ 21, tạo ra một mối đe dọa mới đáng kể đối với Trung cộng.

Các tàu chiến của hải quân Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ trong cuộc tập trận chung Malabar 2017.

Trong nhiều thập kỷ, mục tiêu chính trong chiến lược của Mỹ ở châu Á là giúp đỡ các đồng minh chủ chốt ở Thái Bình Dương bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines, trong khi kiềm chế quyền lực của Trung cộng ở các vùng biển lân cận, bao gồm Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Trung cộng đã tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng sang khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, qua sáng kiến thương mại và hạ tầng “Một vành đai, Một con đường” đầy tham vọng của họ, gây sửng sốt đối với lục địa Á -Âu và châu Phi.

https://baomai.blogspot.com/ 

Dự án to lớn này rõ ràng có nghĩa vừa là một phương tiện hợp tác ‘độc nhất, vô nhị’, vừa là một cách để trói buộc phần lớn lục địa Á – Âu vào một hệ thống kinh tế và năng lượng, tập trung vào Trung cộng trong tương lai. Bị đe dọa bởi những ảo tưởng về tương lai như vậy của Trung cộng, các nhà chiến lược Mỹ đã hành động thậm chí quyết đoán hơn, nhằm hạn chế Trung cộng tiếp cận những khu vực này. Đó là bối cảnh cho các nhà hoạch định chiến lược quân sự Mỹ kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và do đó bao vây Trung cộng với các hệ thống liên minh ủng hộ Mỹ, chống lại Trung cộng. Việc thay đổi tên vào ngày 30/5 là một sự thừa nhận chính thức của Mỹ về một chiến lược bao vây [Trung cộng], mà không có gì lợi hại hơn về lâu dài.

Sẵn sàng chiến tranh với Trung cộng

Theo giáo sư Klare, một số thông tin cơ bản về lịch sử PACOM trước đây, có thể hữu ích cho việc thấy được tầm quan trọng của những động thái như vậy của Mỹ.

Ban đầu được gọi là Bộ Tư lệnh Viễn Đông, PACOM được thành lập vào năm 1947, có trụ sở chính tại các căn cứ của Mỹ gần Honolulu, Hawai.

Hiện INDOPACOM có “lĩnh vực trách nhiệm” trên một khu vực rộng lớn, bao gồm: Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á, cũng như Úc, New Zealand và vùng biển của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hay nói theo một cách khác, khu vực này chiếm khoảng 50% diện tích trái đất, với hơn 50% dân số thế giới. Trong số các bộ tư lệnh được Mỹ phân bố trên toàn thế giới, thì INDOPACOM chính là bộ tư lệnh lớn nhất, mới được mở rộng với 375.000 nhân viên quân sự và dân sự.

https://baomai.blogspot.com/ 

Trước khi Ấn Độ Dương được hợp vào một cách rõ ràng, PACOM chủ yếu tập trung vào việc duy trì quyền kiểm soát khu vực Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là ở các vùng biển xung quanh một số quốc đảo và bán đảo thân thiện với Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines. Cấu trúc lực lượng của PACOM phần lớn bao gồm các phi đội không quân và hải quân, cùng với sự hiện diện của Thủy quân Lục chiến Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật Bản.

Đơn vị chiến đấu mạnh nhất của INDO PACOM là Hạm đội Thái Bình Dương, lớn nhất trên thế giới, cũng như diện tích mà nó hiện nay bao trùm. INDOPACOM có sự tham gia của Hạm đội 3 và Hạm đội 7, với khoảng 200 tàu chiến và tàu ngầm, gần 1.200 máy bay, và hơn 130.000 thuỷ thủ, phi công, lính thủy đánh bộ và nhân viên dân sự.

https://baomai.blogspot.com/ 

Cho đến gần đây, nỗi lo ngại hàng ngày lớn nhất mà Bộ tư lệnh phải đối mặt là khả năng xung đột với Triều Tiên, được trang bị vũ khí hạt nhân. Trong những năm gần đây, PACOM đã tham gia một loạt các cuộc tập trận, được thiết kế để kiểm tra khả năng vượt qua các lực lượng phòng thủ của Triều Tiên, phá hủy các tài sản quân sự quan trọng của Bình Nhưỡng, bao gồm các cơ sở hạt nhân và tên lửa. 

Không nghi ngờ gì, tất cả những hoạt động này chắc chắn được thực hiện với mục đích cảnh báo cho lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un về những gì mà ông ấy có thể đối mặt, nếu như vẫn tiếp tục theo đuổi con đường thử nghiệm hạt nhân và tên lửa đầy khiêu khích và không bao giờ hết. Tuy nhiên có vẻ như Tổng thống Trump, đã tạm dừng các cuộc tập trận như thế này ít nhất là trong thời gian này, do kết quả của cuộc họp thượng đỉnh của ông với ông Kim.

Ngoài vấn đề Triều Tiên, mối bận tâm cơ bản của các tư lệnh PACOM, từ lâu chính là sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung cộng, và cách làm thế nào để ngăn chặn nó. Điều này được thể hiện rõ tại nghi thức thay đổi tên hôm 30/5 ở Hawai, khi ông Mattis tuyên bố sự thay đổi tên và chủ trì nghi lễ. Đô đốc Harry Harris Jr. được thay thế bởi Đô đốc Phil Davidson, chỉ huy INDOPACOM.

https://baomai.blogspot.com/ 

Giáo sư Klare lưu ý rằng, trong khi tránh đề cập trực tiếp đến Trung cộng trong bài phát biểu khai mạc, ông Mattis đã thể hiện rõ ràng rằng tên mới của PACOM là một sự thách thức, cần thiết huy động các nước đối lập (với Trung cộng) trong tương lai tại khu vực, chống lại tham vọng và giấc mơ của Trung cộng. Ông Mattis cũng nhấn mạnh rằng các quốc gia khác đón chào sự ủng hộ của Mỹ, bởi vì họ thích môi trường “buôn bán tự do, công bằng và cùng có lợi, không bị ràng buộc bởi bất kỳ sự đe dọa ép buộc hoặc nền kinh tế ‘trấn lột’ của bất kỳ quốc gia nào, khi mà Ấn Độ – Thái Bình Dương có rất nhiều vành đai và nhiều con đường”.

Cựu đô đốc Harris thậm chí thẳng thừng tuyên bố rằng mặc dù “Triều Tiên là mối đe dọa trực tiếp nhất của chúng ta, nhưng Trung cộng vẫn là thách thức lâu dài lớn nhất của chúng ta”.

Ông Harris cảnh báo nếu không có những nỗ lực nhanh chóng của Mỹ và các nước đồng minh nhằm ngăn chặn Bắc Kinh, Trung cộng sẽ hiện thực hóa giấc mơ bá chủ của họ ở châu Á”.

https://baomai.blogspot.com/ 

Thừa nhận vẫn còn có thể hợp tác với Trung cộng trong một số vấn đề giới hạn, nhưng ông Harris nhấn mạnh: “chúng ta nên sẵn sàng đối đầu với họ khi chúng ta phải”.

Kế nhiệm ông Harris, Đô đốc Davidson, dường như còn quyết tâm hơn nữa, khi đưa việc đối đầu với Trung cộng lên ưu tiên hàng đầu trong chương trình hành động của mình. Trong phiên điều trần phê chuẩn việc đề cử của mình trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện hôm 17/4, ông Davidson liên tục nhấn mạnh mối đe dọa do các hoạt động quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông gây ra, hứa sẽ chống lại Trung cộng một cách mạnh mẽ.

“Một khi [các đảo trên Biển Đông] bị chiếm đóng, Trung cộng sẽ có thể mở rộng ảnh hưởng của mình hàng ngàn dặm về phía nam, và lấn sâu vào Châu Đại Dương”, ông Davidson cảnh báo.

“Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) sẽ có thể sử dụng những căn cứ này để thách thức sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Bất kỳ lực lượng nào được triển khai đến các hòn đảo, sẽ dễ dàng áp đảo lực lượng quân sự của bất kỳ nước nào khác, có yêu sách ở Biển Đông. Tóm lại, Trung cộng giờ đây có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống trừ phi có chiến tranh với Mỹ”, ông Davidson nhận định.

https://baomai.blogspot.com/ 

Theo giáo sư Klare, lời chứng thực đô đốc Davidson, khiến người ta thấy rõ rằng mục tiêu chính của ông, với tư cách là tân tư lệnh INDOPACOM, sẽ không có gì khác ngoài việc huấn luyện và trang bị cho các lực lượng dưới quyền chỉ huy của ông, chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trong tương lai, trong khi tranh thủ quân đội của càng nhiều đồng minh càng tốt trong chiến dịch của Lầu Năm Góc, để bao vây Trung cộng.

“Để ngăn chặn một tình huống mà Trung cộng có nhiều khả năng chiến thắng cuộc xung đột”, ông Davidson khẳng định trong khi giải thích trước quan chức Lầu Năm Góc: “Chúng ta phải có được năng lực mạnh một cách kịp thời, bảo vệ mạng lưới đồng minh và đối tác của chúng ta; tiếp tục tuyển dụng và huấn luyện những binh lính, thủy thủ, phi công, Thủy quân lục chiến, và những người lính bảo vệ bờ biển, tốt nhất trên thế giới”.

Ưu tiên hàng đầu của ông Davidson là mua sắm vũ khí tối tân, tổ hợp chúng vào cơ cấu lực lượng của Bộ tư lệnh, đảm bảo rằng các binh lính Mỹ sẽ luôn tận hưởng lợi thế công nghệ so với các đối thủ Trung cộng, trong bất kỳ cuộc đối đầu nào trong tương lai.

https://baomai.blogspot.com/ 

Cũng rất quan trọng, giống như những người tiền nhiệm của mình, ông Davidson tìm cách tăng cường quan hệ quân sự của Mỹ với các thành viên khác của ‘câu lạc bộ ngăn chặn Trung cộng’. Đây cũng là nơi Ấn Độ gia nhập. Cũng giống như Mỹ, giới lãnh đạo Ấn Độ quan ngại sâu sắc trước việc Trung cộng mở rộng sự hiện diện của họ ở khu vực Ấn Độ Dương, bao gồm việc mở một cảng/ căn cứ hải quân trong tương lai ở Gwadar và Pakistan. Cả hai cảng biển này đều nằm tại Ấn Độ Dương.

Không ngạc nhiên, xem xét các cuộc đụng độ thường kỳ giữa các lực lượng Trung cộng và Ấn Độ, dọc theo vùng biên giới Himalaya, cũng như việc Trung cộng triển khai tàu chiến thường xuyên ở Ấn Độ Dương, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cho thấy ông ngày càng có khuynh hướng gia nhập Washington trong các thu xếp quân sự, nhằm hạn chế sự tiếp cận địa chính trị của Trung cộng.

Trong lời chứng thực gần đây trước Hạ viện Mỹ, Đô đốc Davidson cho rằng: “Mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với Ấn Độ là phù hợp với mục đích và mục tiêu của Mỹ ở Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

https://baomai.blogspot.com/ 
Ngay sau khi làm lễ nhậm chức tư lệnh INDOPACOM, đô đốc Davidson tuyên bố: “Tôi sẽ duy trì động lực và quỹ đạo tích cực của quan hệ đối tác chiến lược đang phát triển của chúng ta”. Rõ ràng mục tiêu cụ thể của ông Davidson là: “tăng cường hợp tác an ninh hàng hải”, giáo sư Klare nhận định.

Theo giáo sư Klare, với cách giới truyền thông đưa tin về việc thay đổi tên của PACOM ở Mỹ, mọi người sẽ nghĩ rằng bất quá nó chỉ phản ánh một mong muốn lành mạnh cho những kết nối kinh tế lớn hơn giữa khu vực Ấn Độ và Thái Bình Dương, cũng như một dấu hiệu về quan hệ ngày càng tăng của Mỹ với Ấn Độ. Không có chỗ nào có sự ám chỉ, có thể có, về một cách tiếp cận mới thù địch, có khả năng đe dọa đối với Trung cộng, như cách mà Bắc Kinh có thể hiểu. Không nghi ngờ gì, Trung cộng sẽ xem những động thái như vậy của Mỹ, bao gồm cả những hoạt động của hải quân Mỹ gần đây tại quần đảo Hoàng Sa tranh chấp trên Biển Đông, là những hành động ‘khiêu khích’, và nguy hiểm.


https://baomai.blogspot.com/ 

Vào cuối tháng 5/2018, khi Lầu Năm Góc phái 2 tàu chiến, bao gồm tàu khu trục USS Higgins và tàu tuần dương USS Antietam, đến vùng biển gần một trong những hòn đảo mới được Trung cộng củng cố, Bắc Kinh ngay lập tức đáp trả bằng việc điều một số tàu chiến đến khu vực, trong lên án các cuộc tuần tra ‘khiêu khích’ của hải quân Mỹ. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung cộng tuyên bố hành động của Mỹ “nghiêm trọng vi phạm chủ quyền của Trung cộng [và] làm suy yếu niềm tin chiến lược lẫn nhau”. Được Lầu Năm Góc mô tả là “hoạt động tự do hàng hải (FRONOPs), các cuộc tuần tra như vậy được thiết lập ngày càng nhiều theo chỉ thị của ông Mattis.

Tất nhiên, người Trung cộng khó có thể ‘vô can’ khi căng thẳng gia tăng trong khu vực. Trung cộng đã tiếp tục quân sự hóa các đảo bị tranh chấp trên Biển Đông, bất chấp lời hứa của Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình trước Tổng thống Obama trong năm 2015 rằng sẽ không làm như vậy. Việt Nam, Philippines và một số quốc gia khác, cũng tuyên bố chủ quyền với một số trong số các hòn đảo này, làm gia tăng sự bất đồng gay gắt giữa các quốc gia về việc nước nào thực sự có quyền sở hữu chúng. Bắc Kinh đơn giản tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các hòn đảo này, từ chối thỏa hiệp về vấn đề này. Bằng cách củng cố các hòn đảo, mà bị các tư lệnh quân đội Mỹ xem như là một mối đe dọa quân sự tiềm ẩn cho các lực lượng Mỹ trong khu vực, Bắc Kinh đã gây ra một phản ứng đặc biệt dữ dội từ Mỹ.


https://baomai.blogspot.com/ 

Theo giáo sư Klare, quan điểm chiến lược mà Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mattis, cũng như đô đốc Harris và Davidson đưa ra, chắc chắn bị Bắc Kinh coi là mối đe dọa, và là bằng chứng về kế hoạch tổng thể của Washington bao vây Trung cộng, hạn chế và ngăn chặn Trung cộng thống trị khu vực mà các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh tin rằng họ có quyền như là một cường quốc đang trỗi dậy trên thế giới.

Đối với giới lãnh đạo Trung cộng, việc đổi tên PACOM thành INDOPACOM, là một dấu hiệu cho thấy quyết tâm của Washington mở rộng sự hiện diện quân sự chưa từng có của Mỹ sang phía tây, từ Thái Bình Dương, quanh Đông Nam Á sang Ấn Độ Dương, và qua đó tiếp tục hạn chế tham vọng bành trướng của Trung cộng trong khu vực.

Vậy các nhà lãnh đạo Trung cộng sẽ phản ứng như thế nào trước những động thái chiến lược này của Mỹ, giáo sư Klare đặt câu hỏi?

Một điều chắc chắn Trung cộng sẽ không xem nó với sự thờ ơ.. Ngược lại, giống như các cường quốc bị thách thức thường làm, Trung cộng chắc chắn sẽ tìm cách để chống lại ‘chiến lược ngăn chặn’ của Mỹ, bằng bất cứ phương tiện nào có trong tay. Ban đầu, có thể không công khai về quân sự, nhưng về lâu dài chắc chắn Trung cộng sẽ hành động mạnh mẽ và liên tục. Bắc Kinh sẽ nỗ lực cạnh tranh với Washington trong việc theo đuổi các đồng minh châu Á, như đã thấy trong việc Bắc Kinh cố gắng ‘ve vãn’ Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippin. Trung cộng cũng sẽ cố gắng đạt được các dàn xếp mới ở nước ngoài, có thể dưới cái cớ thành lập các cảng vận tải đường biển thương mại, như họ đã làm ở Pakistan và Sri Lanka. Tất cả những điều này sẽ chỉ tạo thêm căng thẳng mới cho một mối quan hệ đầy lo lắng với Mỹ.

https://baomai.blogspot.com/ 
Khi mà có càng nhiều tàu chiến hơn của 2 nước đến tuần tra trong khu vực, thì sẽ có khả năng xảy ra các tai nạn, những sai lầm, và các cuộc đụng độ quân sự trong tương lai sẽ chỉ có thể tăng lên.

Giáo sư Klare cho rằng với khả năng chiến tranh với Triều Tiên phai mờ dần sau hội nghị thượng đỉnh Singapore gần đây, một điều chắc chắn Bộ Tư lệnh Ấn Độ -Thái Bình Dương mới của Mỹ sẽ chỉ tập trung cho những ưu tiên quan trọng hơn. Đó là chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Trung cộng. Các chỉ huy của INDOPACOM nhấn mạnh rằng Mỹ không tìm kiếm một cuộc chiến như vậy, nhưng tin tưởng sự chuẩn bị của họ, bằng cách chứng minh sức mạnh và quyết tâm của Mỹ, sẽ ngăn chặn Trung cộng thách thức uy thế của Mỹ.

Tuy nhiên, theo giáo sư Klare điều đó chỉ là một sự tưởng tượng. Trên thực tế, một chiến lược tiến hành các hoạt động hải quân “đều đặn gây chú ý”, nhằm đe dọa Bắc Kinh ở những vùng biển gần Trung cộng, sẽ thậm chí tạo ra nhiều khả năng hơn, khơi mào cho những cuộc xung đột lớn, mặc dù ngoài ý muốn.


https://baomai.blogspot.com/ 


Ngay bây giờ, một cuộc chiến tranh Trung – Mỹ nghe có vẻ như tình tiết của một cuốn tiểu thuyết viễn tưởng còn non nớt, thiếu kinh nghiệm. Thật không may, xem xét chiều hướng mà cả 2 quốc gia đang hướng đến, chiến tranh có thể trở thành một thực tế nghiệt ngã, trong tương lai tương đối gần, giáo sư Klare kết luận
.

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Miền trung ơi, nước mắt lại rơi - Thụy Miên (4K)

Phần nhận xét hiển thị trên trang