Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Những dê cụ "ăn dày" nhất làng báo là ai?


FB Đoàn Quý Lâm 
"Lạm dụng tình dục là quá trình trong đó một người lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép người khác tham gia vào hoạt động tình dục". (Wikipedia)

Một số người bên báo "Tê Tê" bảo tôi ganh tị với danh tiếng của họ nên chủ đích tấn công mỗi tòa soạn này. Có ý kiến lại nói làng báo đầy kiểu lạm dụng tình dục như thế, sao không nói hết.

Tôi cũng phán đoán là tình trạng này là nhiều. Cũng đã xuất hiện phản hồi của các nữ PV, CTV từng bị quấy rối. Tuy nhiên, là một người làm báo, tôi hiểu là cần ưu tiên viết trước những điều mắt thấy tai nghe.

Trở lại câu hỏi ở phần tiêu đề. Sẽ chẳng ai đi thống kê chuyện này đâu, nhưng có thể phỏng đoán được phần nào từ thực tế.

Nếu phải điểm mặt đầu tiên về những kẻ lạm quyền nhũng tình theo như định nghĩa của Wikipedia, không thể không nói tới nhân vật Ngờ Thờ Thờ, Trưởng văn phòng báo Thờ Nờ ở Thành phố đáng sống Đờ Nờ. Nói đến đây, tôi tin hầu hết sinh viên, cựu sinh viên Khoa Báo chí ở ĐH Khoa học Huế có thể xác nhận giùm tôi điều này.

Là sếp lâu năm của Văn phòng đại diện một tờ báo lớn ngang ngửa "Tê Tê", đồng thời đi giảng dạy báo chí ở Huế, ông ta đã lập một quy trình hoàn hảo cho các bẫy tình của mình.

Những miếng mồi như cơ hội thực tập, cơ hội đăng bài, cơ hội được làm một phóng viên báo lớn trong tương lai... quá là hấp dẫn với những nữ sinh khu vực miền Trung (vốn rất khát khao công việc sau khi ra trường).

Ông ta xưng "thầy" ở trên giảng đường và đổi ngôi xưng "anh" khi tiếp cận các nữ sinh trong tầm ngắm ở các cuộc ăn nhậu, gặp gỡ bên ngoài.

Như là sự đổi chác, nữ sinh được "thầy" rủ đi KS trước khi có khả năng được chọn về văn phòng thực tập. Còn nếu em nào chưa cắn câu, khi đã về đó rồi thì cũng khó thoát khỏi nguy cơ bị lạm dụng.

Tôi có nghe câu chuyện của một cựu nữ sinh báo chí Huế. Em tin lời hứa của thầy nhà báo Ngờ Thờ Thờ và đã dâng hiến, nhưng thỏa mãn xong rồi thầy đá em ra, nuốt lời luôn. (Có lẽ một phần vì nhan sắc em không được tốt nên chỉ dừng ở vai trò "của lạ").

Bao nhiêu em nữ sinh báo chí khác bị Ngờ Thờ Thờ gạ gẫm qua hàng chục thế hệ sinh viên? Thật khó để nói lên. Nhưng chỉ cần tham khảo qua một khóa, một lớp thôi, đã có thể hình dung mức độ của ông nhà báo lão làng này.

Trong số những cựu sinh viên báo chí khoa học Huế giờ đã là nhà báo khắp mọi miền, có người nói gặp Ngờ Thờ Thờ chỉ sẽ gọi bằng THẰNG chứ không thể gọi bằng THẦY. Tôi hiểu nỗi bức xúc của các bạn, vì các nam sinh chúng tôi cũng một thời bịt khẩu trang lao vào sân trường nện cái thằng thầy khốn nạn chuyên ép nữ sinh ngủ để không đánh rớt bộ môn thể dục mà ông ta giảng dạy.

Thực tình là tôi không lên án những người hám sắc. "Đàn ông không dê là đàn ông pê đê". Nhưng, như đã nói, tôi cực ghét những kẻ dùng quyền lực để ép người khác phục vụ. Làm đàn ông, chỉ nên chinh phục phụ nữ bằng tài năng, lòng cao thượng, sự hấp dẫn của bản thân.

Ps: Các bạn nữ, đã từng là nạn nhân hay có nguy cơ thành nạn nhân, hãy share các câu chuyện, bài viết liên quan chủ đề lạm dụng tình dụng về tường nhà mình. Nó có thể là vũ khí ngầm giúp bạn chống lại ý định tấn công tình dục của các ông sếp.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một chuyện buồn của đất nước có quá nhiều chuyện buồn!

Cay đắng nhìn vợ "đi công tác" với trai đẹp trong khách sạn

Theo An Trí/Tiền Phong
Tan họp vừa bước ra sảnh khách sạn tôi chết điếng, sững người vì chạm ngay cô vợ trẻ đang được một thanh niên vạm vỡ đẹp trai ăn vận thời trang dìu vào căn phòng đã mở cửa sẵn…Chắc lúc ấy mải đắm đuối với tình trẻ nên vợ không để ý tôi đã chứng kiến cảnh em lừa chồng mèo mả gà đồng với trai đẹp.

Tôi không ngại nhận rằng mình kém đẹp trai nhưng được cái tôi có của ăn, của để, tôi cũng chẳng ngại cho mọi người biết rằng tôi không còn trẻ nữa nhưng đang là giám đốc của một công ty tư nhân có thu nhập khiến đối tác mơ ước. Tôi chỉ buồn một nỗi là đã qua tuổi 37 mà chưa có người tình nguyện “nâng khăn sửa túi” mặc dù tôi cũng đã trải qua không ít mối tình với phái đẹp, nhưng để đi đến chung kết thì ông Trời chưa cho duyên!

Bố, mẹ ở quê mỗi lần ra chơi, nhìn căn nhà rộng rãi đầy đủ tiện nghi của tôi, nhìn chiếc xe ôtô đời mới láng cóng còn phủ bạt của tôi, rồi nhìn đến giường chiếu, quần áo bề bộn, lẫn lộn cái sạch, cái bẩn và bếp núc lạnh tanh vì lâu ngày tôi toàn ăn ở văn phòng mà thở dài ngao ngán. Nhắc nhở, giục giã rồi nặng, nhẹ mãi về chuyện vợ, con của tôi bố, mẹ cũng nản, thương bố, mẹ tôi đành xuống nước hứa hẹn mỗi lần tiễn bố, mẹ về quê rằng nhất định tôi sẽ cưới vợ trong năm, cho dù bản thân cũng chưa biết mình sẽ lấy…ai!

Thế rồi tình cờ tôi gặp dịp may để giải thoát khỏi cái tiếng độc thân ám ảnh bấy lâu nay khi tôi tìm được một nửa kia yêu thương mình. Em của tôi không xinh nhưng duyên dáng, trẻ trung em kém tôi đúng một con giáp, là nhân viên của phòng kinh doanh, em tháp tùng sếp công ty em đến kí hợp đồng với công ty tôi…

Qua mai mối của anh sếp tốt bụng đám cưới của tôi và em diễn ra hoành tráng, vui vẻ chỉ sau chưa đầy nửa năm quen hơi, bén tiếng. Bố mẹ tôi thở phào nhẹ nhõm, bố, mẹ ủng hộ quan điểm cưới vợ là phải liền tay, bố, mẹ còn hứa sẽ trông em bé cho vợ, chồng tôi nếu chúng tôi nhanh chóng có con.

Nói thật chẳng riêng gì bố, mẹ, họ hàng ở quê mong tôi yên bề gia thất, sớm có người nối dõi, mà bản thân tôi cũng ngày đêm cầu để điều đó trở thành hiện thực. Nhưng tôi có chút băn khoăn vì vợ, chồng mạnh khỏe, bản thân tôi không dùng biện pháp kế hoạch nào và thấy vợ cũng nhiệt tình, hòa hợp trong tình cảm mặn nồng, vậy mà cưới nhau được gần một năm vợ tôi chẳng có tin vui để tôi và bố, mẹ được lên chức.

Sắp vào tuổi 40, biết không còn trẻ, khỏe nữa, tôi cố gắng bồi bổ sức lực, cố gắng chiều chuộng vợ từ việc cung cấp đầy đủ kinh tế cho em, đến đáp ứng hết thảy ý thích của em là shopping, là du lịch cùng bạn bè, là để em tham gia lớp tập nhảy, lớp thể dục thẩm mĩ, kể cả chịu tốn kém để em làm đẹp ở những cơ sở uy tín đắt tiền. Nhưng kết cục sự cố gắng của tôi bằng không vì vợ đẹp lên, vợ sành điệu hơn, nhưng đứa con mà cả nhà tôi mong đợi vẫn chỉ là mong đợi!

Dạo này vợ hay vắng nhà với lí do công tác. Vẫn biết em làm ở phòng kinh doanh hay phải đi để tìm kiếm đối tác nhưng càng ngày em càng để tôi cô đơn…Định thu xếp một dịp thuận lợi vợ, chồng ngồi lại với nhau để giải tỏa thắc mắc của tôi với vợ và cũng để hâm nóng tình yêu nhưng bất ngờ tôi phát hiện 1 sự việc tày trời khiến tôi choáng váng.

Đó là hôm vợ đi công tác vắng nhà tôi tò mò mở ngăn kéo bàn phấn của em và nhìn thấy đến mấy vỉ thuốc tránh thai hàng tháng, có cả thuốc tránh thai khẩn cấp…Thì ra bấy lâu nay em âm thầm dùng thuốc để từ chối thiên chức làm mẹ của mình.

Định gọi điện hẹn em về nhà vợ chồng nói chuyện cho ra nhẽ, nhưng thư kí báo có cuộc gặp với đối tác ở khách sạn khá xa nhà vào buổi chiều nên tôi đành gác việc riêng tư lại. Tan họp vừa bước ra sảnh khách sạn tôi chết điếng, sững người vì chạm ngay cô vợ trẻ đang được một thanh niên vạm vỡ đẹp trai ăn vận thời trang dìu vào căn phòng đã mở cửa sẵn…Chắc lúc ấy mải đắm đuối với tình trẻ nên vợ không để ý tôi đã chứng kiến cảnh em lừa chồng mèo mả gà đồng với trai đẹp.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Về sở hữu toàn dân, kinh tế Đảng, và kinh tế quốc doanh (bài Huy Đức)


Vấn đề bây giờ dư luận mới hiểu (vào tháng 4/2018): công ty đất cát ấy là nằm trong văn phòng thành ủy Tp. Hồ Chí Minh. Thực sự là tận tháng 4/2018, thì tôi mới vỡ lẽ, nên chú ý bài vừa lên của Huy Đức. Có bao nhiều công ty như vậy ?

Bài được đưa vào sê-ri chuyên về Đổi Mới trên Giao Blog - đã chạy dần từ nhiều năm nay. Thêm một tấm ảnh gần đây của Huy Đức (chụp tại Mĩ, bởi ĐHD).

Tháng 3 năm 2018, xem thêm ở đây

Liên quan đến sự kiện đất cát ở Sài thành sẽ có bổ sung ở dưới, đi dần như mọi khi.

Ở dưới là bài của Huy Đức, lấy về từ Fb Truong Huy San (chủ Fb đưa lên khoảng 2 tiếng trước, theo bản ghi của Fb).




---
Không phải chỉ có 32 hecta ở Phước Kiển; hơn 41 hecta khác ở vị trí đắc địa hơn - Tân Phong - cũng đã được công ty của Ban Tài chánh Quản trị Thành uỷ bán cho Quốc Cường Gia Lai. Có những giao dịch bắt đầu từ 2015 và phần lớn diễn ra trong năm 2016. Như vậy chữ ký của Tất Thành Cang trong giai đoạn chuyển tiếp Đinh La Thăng - Nguyễn Thiện Nhân chỉ là phần kết thúc một quy trình mà chắc chắn không chỉ Tất Thành Cang trách nhiệm.
Vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, vấn đề chỉ còn chờ xem Thành uỷ có nghiêm minh.
Chưa bao giờ công cuộc chống tham nhũng được đẩy mạnh như gần đây. Bỏ tù bọn trộm cắp của dân là việc rất đáng hoan nghênh. Nhưng, nếu không đồng thời sửa cái căn nguyên thì khi thế hệ lãnh đạo mới buông tay, "con lắc" lại quay trở lại.
Nếu không phải là một công ty của Thành uỷ, liệu ở thời buổi này có tư nhân nào gom đất ở Nhà Bè, Quận 7 được 3, 4 chục hecta. Bao nhiêu hộ dân ở Phước Kiển, Tân Phong đã bị thu hồi đất bởi một cơ quan có quyền lực nhất. "Nhân dân" đã bị mất đất bởi những thế lực nhân danh "sở hữu toàn dân" để rồi chính họ nhìn thấy đất từ tay mình rơi vào tay các tư nhân thế lực.
Những đổ vỡ ở Tân Thuận, Dầu Khí, MobiFone hay ở VinaShin trước đây có vai trò của sự tha hoá trong bộ máy. Nhưng, bản chất vẫn là căn bệnh trầm kha của "kinh tế quốc doanh". Tại sao các thương vụ bán rẻ, mua đắt không xảy ra giữa hai công ty tư nhân với nhau mà chỉ xảy ra giữa tư nhân và nhà nước. Không có cái lồng nào nhốt được lòng tham đâu. Các giao dịch mờ ám này chỉ có thể giảm đi khi nhà nước không còn kinh doanh nữa.
Tôi không tranh luận về "định hướng xã hội chủ nghĩa". Điều mà người dân cần ở một nhà nước là làm sao để đất đai nhà cửa của họ không bị quan chức tham nhũng cấu kết với các đại gia tước đi; ngân khố không phải liên tục đổ vào những cái thùng không đáy.
Trừng phạt những cá nhân tham nhũng là cần thiết nhưng cày xới những mảnh đất nuôi dưỡng bọn tham nhũng ấy còn cần hơn. Cứ để quan hệ sở hữu toàn dân với đất đai như hiện nay; cứ để bàn tay quốc doanh thò vào mọi nơi, nhà nước "tranh mua, tranh bán" ở những ngành mà tư nhân làm tốt hơn thì chẳng những trước mắt không có kinh tế thị trường, lâu dài không có định hướng xã hội chủ nghĩa mà mâu thuẫn dâng lên giữa dân với chính quyền cũng khó mà lường hết.

https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/1600073976694444

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vẫn còn đó lời Phật hoàng: "Quan nhiều như thế, dân làm sao sống nổi"


>> Cấp bách sửa đổi luật để sắp xếp lại bộ máy Công an Nhân dân
>> Cái bóng “đại bàng” của Trung tướng Phan Văn Vĩnh tại quê nhà Nam Định và...
>> Ông Phan Văn Vĩnh có bị tước danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân?


Bùi Hoàng Tám
(Dân trí) - Biết rằng đây là việc khó, rất khó vì nó sẽ “động chạm” đến quyền lợi của không ít người. Song, phải quyết tâm làm bởi không thể để người dân è cổ đóng thuế rồi tham nhũng, thất thoát tràn lan và nuôi một bộ máy khổng lồ mà hoạt động lại kém hiệu quả.

Có thể nói, năm 2018 đang là một năm nóng bỏng ở hai lĩnh vực: Phòng chống tham nhũng và Cải cách hành chính.

Nếu trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng, hàng loạt các vụ án lớn đã và sẽ được đưa ra xét xử, nhân dân đồng tình, ủng hộ thì tại lĩnh vực cải cách hành chính, hai “mũi giáp công” bắt đầu “khai hỏa” vào “pháo đài kiên cố” này.

Mũi thứ nhất là 4 phương án được Ban Tổ chức Trung ương đưa ra tại cuộc Hội thảo đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội ngày 6-4 vừa qua.

Cụ thể, 4 phương án đó là:

Một, giữ nguyên mô hình tổ chức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội hiện nay. Tuy nhiên, có lộ trình từng bước thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính và tổ chức, Nhà nước có giao kinh phí căn cứ vào nhiệm vụ thực hiện. Hai, nhất thể hóa chức danh Chủ tịch MTTQ và các đoàn thể chính trị và thành lập cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc chung cho MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội. Ba, hợp nhất 5 đoàn thể chính trị-xã hội vào thành các ban của MTTQ. Bốn, hợp nhất ban dân vận và MTTQ.

Mũi thứ hai, Bộ Nội vụ đưa ra kế hoạch sáp nhập 17 sở ngành, cơ quan giúp việc lại với nhau hoặc hợp nhất với cơ quan của Đảng. Theo đó, chỉ còn 4 sở ngành được giữ nguyên là Tư pháp, Tài nguyên – Môi trường, Y tế, Lao động – Thương binh và Xã hội.

Cụ thể, Bộ Nội vụ đề xuất trao thẩm quyền cho UBND trình HĐND quyết định giữ ổn định hoặc hợp nhất các sở: Kế hoạch - Đầu tư và Tài chính, Giao thông vận tải và Xây dựng, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Công thương, Giáo dục - Đào tạo và Khoa học - Công nghệ, Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Thông tin - Truyền thông.

Với Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND, Bộ Nội vụ đề xuất tổ chức thí điểm hợp nhất với Ban Tổ chức tỉnh, Uỷ ban Kiểm tra tỉnh và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND cấp tỉnh.

Bộ Nội vụ cũng đề xuất trao quyền cho cấp tỉnh xem xét quyết định giữ nguyên hoặc sáp nhập Sở Quy hoạch – Kiến trúc (thuộc UBND TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) và 3 sở do Chính phủ quy định tiêu chí thành lập là Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch.

Ngay sau khi những thông tin trên được đăng tải trên báo Dân trí, hàng trăm ý kiến (comment) bạn đọc gửi về tòa soạn ủng hộ những biện pháp mạnh mẽ trên của Đảng và Chính phủ.

Một số ý kiến còn đề nghị Ban Tổ chức Trung ương gộp Phương án 3 và 4, tức là hợp nhất 5 đoàn thể chính trị-xã hội vào thành các ban của MTTQ đồng thời hợp nhất MTTQ với Ban Dân vận Trung ương.

Đối với đề xuất của Bộ Nội vụ, nhiều bạn đọc đồng tình và đề nghị Chính phủ quyết, không để các địa phương nhằm tránh sự trì trệ kiểu “trên nóng, dưới lạnh”, đặc biệt là không để tình trạng “khắc nhập, khắc xuất” một cách tùy tiện.

Về quan điểm cá nhân, người viết bài này không chỉ ủng hộ cao những quyết tâm cũng như phương án của Đảng, Chính phủ đối với cải cách hành chính mà còn mong muốn có những cuộc sáp nhập một số địa phương để tinh giản bộ máy bởi hiện nay, một tỉnh có nửa triệu dân cũng “tiêu tốn” một đội ngũ cán bộ với đầy đủ ban bệ như một tỉnh có cả chục triệu dân.

Biết rằng đây là việc khó, rất khó vì nó sẽ “động chạm” đến quyền lợi của không ít người. Song, phải quyết tâm làm bởi không thể để người dân è cổ đóng thuế rồi tham nhũng, thất thoát tràn lan và nuôi một bộ máy khổng lồ mà hoạt động lại kém hiệu quả.

Có lẽ cần nhắc lại lời của Phật hoàng Trần Nhân Tông cách đây hơn 700 năm khi Người vứt cuốn sổ ghi quan lại ra sân rồi quát lên: "Quan nhiều như thế, dân làm sao sống nổi".

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lương cán bộ phải đến 277 năm mới có 100 tỉ, tiền đâu xây biệt phủ?


>> Ông Trần Văn Minh đã tiếp tay cho Vũ "nhôm" như thế nào?
>> Tướng tình báo Phan Hữu Tuấn làm lộ ‘bí mật nhà nước’ nào?
>> Cựu Trung tướng Phan Hữu Tuấn Phó Tổng Cục trưởng Tình báo BCA là ai?
>> Vũ 'nhôm' lấy đâu hàng trăm lô đất để thế chấp DongABank?


TS NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG





















TTO - Theo TS Nguyễn Hoàng Chương, xây nhà cửa tử tế không có gì xấu hổ. Nhưng với cán bộ, lương khoảng 30 triệu đồng/tháng, nhẩm tính cũng phải mất 277 năm mới có 100 tỉ. Vậy lấy tiền đâu xây biệt phủ hàng trăm tỉ đồng?

Gõ bàn phím với từ khóa "Biệt phủ", Google cho 4.920.000 kết quả trong 0,49 giây. Tin tức, bài viết, phóng sự điều tra về đề tài biệt phủ tràn ngập trên mạng xã hội, biệt phủ đang trở thành vấn đề nóng.

Làm giàu chân chính, ở biệt phủ thì có gì phải bàn? Vấn đề ở đây, tại các địa phương, chủ biệt phủ - nhiều người trong số đó giữ nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý.

Ông cha ta có câu: "Sống cái nhà, thác cái mồ". Vì vậy, gia đình nào cũng cố để có căn nhà tử tế.

Con cái lập gia đình ra riêng, ba mẹ có điều kiện, cho đất, tiền để cất nhà; vợ chồng siêng làm, dè sẻn chi tiêu để có tiền mua đất, làm nhà; lớp trẻ ngày nay, có em giỏi khởi nghiệp, nhờ vậy sớm xây được nhà khang trang hoặc mua căn hộ ở chung cư cao cấp.

Dù biết làm ăn, siêng năng, giỏi giang thì biệt phủ - nhiều người không dám mơ đến. Trong khi đó, có quan chức ở nhà đẹp, hoành tráng, nội thất đắt tiền, cây cảnh quý hiếm, những bữa tiệc xa hoa, kín cổng cao tường - đúng nghĩa của biệt phủ.

Lẽ thường, làm công ăn lương nhà nước, dù giữ quyền cao chức trọng đi nữa thì cũng chỉ 20 đến 30 triệu đồng tiền lương một tháng. Giá trị biệt phủ hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ đồng, để có được số tiền khủng ấy, làm sao?

Được thừa kế gia tài kếch sù, trúng số, có thể nhưng chắc chắn không nhiều. Nhẩm tính, lương 30 triệu đồng/tháng, phải mất 277 năm mới có 100 tỉ đồng.

Trong khi đó, bình thường, tốt nghiệp đại học, đi làm viên chức, công chức cho đến khi nghỉ hưu theo chế độ là 38 năm. Ngần ấy, chỉ với lương thì không thể có 100 tỉ đồng mà xây biệt phủ.

Nghịch lý đó, dấy lên những đồn đoán, nghi ngại, bức xúc, mỉa mai của người dân. Khoảng cách (cuộc sống, sự hưởng thụ, ...) giữa công bộc của dân với người dân tăng lên, đồng nghĩa, niềm tin bị giảm sút đi nhiều.

Cũng có lời giải thích của chủ biệt phủ là quan chức, nhưng xem ra chẳng thuyết phục được ai. Điệp khúc "ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu" lại được nói đến trong những cuộc trà dư tửu hậu ở góc phố, sau lũy tre làng, nơi công sở, quán xá... một cách cay nghiệt, chủ biệt phủ có biết không?

Những biệt phủ mọc lên do thu nhập bất chính - không có bữa ăn trưa miễn phí, vậy ai sẽ hứng chịu hậu quả?

Tham nhũng chính sách, đất đai; chạy chức, chạy quyền; ngân sách - thuế do dân đóng góp bị bòn rút; tài nguyên đất nước bị tàn phá..., người dân phải gánh chịu. Những người yếu thế họ lầm lũi đi dưới bóng nợ nần, thiếu hụt.

Và, khi họ ngước mặt lên để vội lau giọt mồ hôi, nước mắt, biệt phủ nguy nga đập vào mắt họ - biệt phủ của quan chức! Vô hình trung, họ bị ức chế trong suy nghĩ, rách nát trong trái tim, nông nổi trong hành vi..., hậu quả của biệt phủ bất chính là thế đấy, ai đó có biết chăng?

Kê khai tài sản thu nhập đã và đang được làm, hiệu quả đến đâu? Sự trung thực trong kê khai, giám sát, kiểm tra, công khai của những người được giao nhiệm vụ đang là một thách thức. Đâu đó chỉ là thủ tục, chính sự vô cảm ấy, dung túng ấy, thỏa hiệp ấy đã làm mọc lên thêm những biệt phủ.

Sống trong biệt phủ không được làm ra từ công sức của mình mà là do bòn rút tiền của nhân dân, lòng tự trọng của những chủ biệt phủ đó đã bị đánh mất. Và, khi không có lòng tự trọng, liêm chính liệu còn không?

Kỷ cương xã hội đi về đâu khi những con người đánh mất lòng tự trọng được giao nhiệm vụ chấp pháp?

Gia đình, học đường, xã hội luôn dạy con người sống chân - thiện - mỹ, nhưng, tự trui rèn bản thân đến đâu, mức độ như thế nào, có thường xuyên hay không, đó mới là điều quan trọng. Tôi luyện, quy luật muôn đời của tự nhiên và xã hội.

Tri thức, kỹ năng, phẩm cách để sống, làm việc, ứng xử, phụng sự không thể tự có, không dễ để có, càng không dễ để giữ được lâu. Vì thế, có những người, vào kỳ cuối được giao giữ trọng trách, họ đã bán mình cho quỷ.

Hơn lúc nào hết, sự giám sát của cộng đồng, sự vào cuộc nhanh chóng của cơ quan chức năng làm rõ trắng đen những đồn đoán về biệt phủ.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao người Do Thái dù phiêu bạt khắp nơi nhưng không có một người ăn mày?



Trong hơn 2000 năm, người Do Thái ly biệt quê hương và tản mạn đi khắp mọi khu vực của trái đất. Mãi đến năm 1947, khi chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt, người Do Thái mới trở về đất nước của mình. Nhưng mà, là một dân tộc dù phải lang bạt hơn 2000 năm, nhưng Do Thái lại là dân tộc “độc nhất vô nhị” không có người ăn mày.
Người Do Thái cho rằng: Giáo viên vĩ đại hơn cả quốc vương. Họ vô cùng kính trọng giáo viên. Dựa vào học tập, tri thức và sách, người Do Thái dù lang thang ở bất kể nơi đâu họ cũng đều có thể sinh tồn, hơn nữa còn phát triển mạnh mẽ.
Người Do Thái là một dân tộc có tín ngưỡng tôn giáo mạnh mẽ. Họ coi học tập là một phần của tín ngưỡng, học tập là một hình thức thể hiện sự tôn kính của mình đối với Thượng đế. Mỗi người Do Thái đều cần phải đọc sách.
Talmud chính là nguồn gốc trí tuệ của người Do Thái. Talmud có nghĩa là “nghiên cứu” hoặc “nghiên cứu và học tập”. Talmud cho rằng: “Học tập là thứ giúp hành vi hướng thiện, là nguồn gốc của đức hạnh. Sự thành kính, lương thiện, ôn hòa, ưu nhã của một người đều là dựa vào kết quả của giáo dục.”
Người Do Thái coi sách là bảo bối của cả đời. Giá sách không được đặt ở đầu giường hay cuối giường nếu không sẽ bị coi là bất kính với sách.
“Trí tuệ quan trọng hơn tri thức”. Như thế nào là tri thức? Tri thức chính là thực tế khách quan và chân tướng của vạn sự vạn vật. Còn trí tuệ là đem thực tế khách quan và chân tướng của vạn sự vạn vật tiến hành tổng hợp ra một phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề.
Đối với con người, quan trọng nhất là cái gì? Là đến từ trí tuệ, mà trí tuệ lại đến từ tri thức.
Mục đích của đọc sách là để mở rộng tri thức, sau khi đã chuẩn bị được nguồn tri thức phong phú, bạn sẽ học được cách suy xét. Bạn sẽ minh bạch được đạo lý làm người hoặc là sẽ tìm được cách thức giải quyết vấn đề. Đây chính là trí tuệ! Vì vậy, trí tuệ đến từ tri thức và quan trọng hơn tri thức!
Người Do Thái ủng hộ sáng tạo cái mới. Họ cho rằng, việc sáng tạo ra cái mới chính là trí tuệ, phải dám hoài nghi, dám đặt câu hỏi bất cứ lúc nào, bởi vì tri thức càng nhiều sẽ càng sản sinh ra sự hoài nghi.
Người Trung Quốc thường hỏi con cái khi chúng tan trường là: “Hôm nay con làm bài thế nào?” Còn người Do Thái sẽ hỏi con: “Hôm nay con có đưa ra câu hỏi nào không? Hôm nay con có gì khác hôm qua không?”
Người Do Thái cho rằng, thông qua học tập mọi người có thể nhận thức chính mình và siêu việt chính mình.
Cách giáo dục của người Do Thái bao gồm cả đóng và mở. Đối với nội bộ người Do Thái là cởi mở, còn đối với bên ngoài là đóng kín, để duy trì sự cạnh tranh sinh tồn của người Do Thái. Talmud là kinh thánh chuẩn, trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 6 công nguyên, người Do Thái đã vận dụng nó 500 năm. Hơn 2000 giáo sĩ Do Thái và các nhà khoa học đã biên soạn ra cuốn sách quý này. Nó là bảo bối sinh tồn của người Do Thái.
Trên thế giới, dân tộc Do Thái là dân tộc hiểu nhất về nghệ thuật của giáo dục. Có thể nói, người Do Thái là dân tộc thành công nhất về giáo dục.
Người Do Thái cho rằng giáo dục có thể cải biến đời người, số mệnh, cải biến hết thảy. Vì vậy, trong hơn 2000 năm lang bạt trong lịch sử, hết thảy mọi thứ của họ đều bị cướp đoạt hết chỉ có sách và tri thức là không thể bị cướp mất.
Người Do Thái vô cùng coi trọng giáo dục, tri thức và sách. Chỉ có tri thức là tài phú quan trọng nhất, là tài sản có thể mang theo bên mình và còn cả đời có thể hưởng dụng.
Vì thế, người Do Thái là dân tộc đầu tiên trên thế giới xóa mù chữ. Từ trước năm 1947, ngay cả một mảnh đất lãnh thổ cũng không có. Thế nhưng, trong thời kỳ trung cổ, người Do Thái đã xóa mù chữ, vì vậy tố chất chỉnh thể của dân tộc này cao hơn của các dân tộc khác một bậc.
Dù với dân số ít ỏi, nhưng Do Thái là dân tộc đã giành được rất nhiều giải thưởng Nobel, với 169 người, chiếm 17.7% tổng số người giành được giải thưởng này của cả thế giới.
Chính những yếu tố này đã khiến cho người dân Do Thái dù phải phiêu bạt khắp thế giới hơn 2000 năm, nhưng lại là một nước duy nhất trên thế giới không có ăn mày.
Mai Trà biên dịch


Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÁC NHÀ BÁO BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN GIA NHẬP HỘI DÂN OAN



Nhà báo Từ Khôi

Báo công an nhân dân 8 năm trước khởi động dự án xây nhà cho cán bộ nhân viên. Lúc đó ông tướng Ước làm Tbt. Rồi lại đến thời tướng Miên làm Tbt. 

Cũng 8 năm trước ở báo Đại đoàn kết ông Đinh Đức Lập làm Tbt cũng khởi động dự án xây nhà cho cán bộ nhân viên.

Điểm chung là đến nay 2 dự án vẫn được triển khai tích cực trong những lời hứa.

Nhưng sự xót xa và dâng trào đã thấy ở báo Công an nhân dân.

Năm 2013, được sự trợ giúp của báo Người Cao Tuổi và TBT Quốc Hoa Kim mình cùng đồng nghiệp đã phanh phui vụ việc gian dối ở báo DDK lên Báo NCT và ra công an quận Hoàng Mai. Và đã giúp thu lại hàng tỷ đồng thất thoát cũng như minh bạch Thông tin.

Nhưng điều buồn là, mình ko những ko được một số đồng nghiệp cảm ơn mà còn ra vẻ coi mình là người thích đấu tranh. Trong khi họ là người được hưởng lợi mà mình chả ảnh hưởng gì lại phải đương đầu. Mình sợ cái khôn lỏi đó.

Vậy nên dự án ở báo mình từ giờ mình mặc kệ. Ai đầu tư thì tự chịu.

Dưới đây là cảnh đang diễn ra ở báo Công an nhân dân. Nơi pv điều tra rất cừ, nhưng ở đâu đó thôi chứ ko tự bảo vệ được. 

Nhưng biết kêu còn hơn ko dám kêu.




Tô Lan Hương

Năm 2010, mình mua lại suất nhà chung cư báo CAND của một đồng nghiệp.

Hồi đó mình ngu lắm. 

Mình là pv thường trú của chuyên đề Cảnh sát toàn cầu ở Sài Gòn, đồng nghiệp hỏi có mua nhà ko? Mình ok luôn. Lấy hết tiền tiết kiệm, xin thêm bố mẹ, rồi vay thêm ngân hàng, bay ra Hà Nội ký hợp đồng mua nhà trong 1 ngày.

Đồng nghiệp làm một cái hợp đồng qua loa và hứa với mình 4 năm sau sẽ có nhà. Mình cũng chẳng nghĩ gì, kí cái roẹt. Vì mình quá tin tưởng. Mình tin bạn mình. Tin uy tín của Báo CAND. Tin uy tín của công ty 36 Bộ Quốc phòng- đơn vị nhận thầu xây căn hộ này. 

Và rồi sau 8 năm, vẫn mãi ân hận về quyết định đó. Mình thật sự rất sai và rất ngu nên không dám kêu ca với ai.

8 năm rồi, căn nhà đó vẫn chưa được nhận và ko biết có được nhận hay không. Dù TBT báo CAND đã 2 lần yêu cầu tụi mình đóng thêm 450tr đồng so với giá dự kiến với lời hứa như đinh đóng cột sẽ được nhận nhà trong năm. 

Chúng mình lại đóng tiếp.

8 năm rồi, và những người mua nhà vẫn ko biết bao giờ sẽ được nhận nhà. Dù rằng trong hai năm qua đã phải nộp thêm vào đó mấy trăm triệu.

Vì căn nhà đó, mà giờ đây mình đi làm 10 năm, ko có một xu dính túi.

Mình mất một người bạn, người bạn đã bán căn nhà cho mình rồi quay lưng đi khi mình đề nghị bạn ấy cùng chia sẻ thiệt hại với căn nhà.

Bố mẹ mình cãi nhau và mắng mỏ mình suốt mấy năm trời cũng vì căn nhà đó.

Vì sao mà 8 năm qua ko ai lên tiếng? Vì rất nhiều người trong số người mua nhà là cán bộ nhân viên báo CAND. Họ cứ tin vào lời hứa của ông Phạm Văn Miên - TBT báo.

Họ tin vì, TBT đã triệu tập một cuộc họp toàn cơ quan và đem cả danh dự của ông ấy ra hứa rằng chúng mình sẽ có nhà khi chúng mình chịu đóng thêm 450tr.

Thế là chúng mình lại đi vay mượn để cố đóng cho bằng hết. Với hy vọng là căn nhà hoàn thành, nếu ko còn đủ sức để ở thì ít ra cũng bán đi để cắt được một phần lỗ và trả nợ ngân hàng.

Nhưng cuối cùng hoá ra đều hứa lèo cả!

Và giờ tất cả đều là con nợ của ngân hàng. Còn nhà thì vẫn chưa lấy được!

Tuần này, Uỷ ban Kiểm tra TƯ sẽ đến kiểm tra. Tụi mình hy vọng rằng, hợp đồng ma quỷ của Công ty 36 Bộ Quốc phòng và Báo CAND sẽ lộ ra.


Nhưng hơn cả là hy vọng căn nhà sẽ hoàn thành. 

Rất nhiều bạn bè mình đã dành vốn liếng ki cóp trong nhiều năm trời vì căn nhà đó.

Thật nực cười, tụi mình làm báo, viết đủ các bài điều tra. Nhưng bài điều tra để bảo vệ quyền lợi của chính mình thì lại ko viết được, khi mà nhiều người trong số những người mua nhà không dám lên tiếng vì e sẽ làm phật lòng TBT của mình,

Các bạn đồng nghiệp ở các báo, nếu muốn viết bài, hãy liện hệ với chúng mình. Hãy liên hệ với bất cứ ai ở báo CAND. Họ đều là sĩ quan, cán bộ báo CAND. Đây là lời kêu cứu chính thức của các nạn nhân chúng mình! 

Tiện ngành CA đang bê bối, bóc phốt luôn một thể cho đỡ cay đắng, uất hận!

Phần nhận xét hiển thị trên trang