Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

BUÔN THẦN BÁN THÁNH





Nguyễn Thạch Giang



Thằng Tửng mở cửa rào bước vào trong miệng kêu oang oang: "Tý Chuột! Tý Chuột!". Thằng Tý từ nhà sau bước ra, tay cầm con dao miệng nhai nhóp nhép:
- Tao đang nấu cơm, ủa, tao tưởng mầy với thằng Tèo đang ngồi ở quán cà phê chú Năm chớ.
- Tao với nó ngồi đồng từ sáng tới giờ, không biết đào đâu ra một triệu đóng hụi chết. Đang lúc nghèo, mẹ, sao lúc này nghèo dữ không có được mấy chục ngàn ăn sáng.
- Mày đói bụng không, tao luộc mì gói cho mày ăn đỡ chớ cơm chưa chín, mà cũng chỉ có cá kho thôi.
- Ừ, ăn đỡ đói, có còn hơn không, quan trọng là từ đây tới chiều phải có một triệu. Mày có cho tao mượn, hay là tìm cách xoay dùm tao.

Thằng Tý chạy xuống bếp tiếp tục công việc nấu nướng, đó là phận sự của nó. Vì nó không đi làm nên phải làm công chuyện nhà, nấu ăn, giặt giũ, quét dọn lau chùi nhà cửa. Mà nó thích như vậy, không bị bó buộc giờ giấc, xong phận sự là nó dông tuốt ra quán ngồi tán dóc với bạn bè ngó ông đi qua bà đi lại. Nó không đi làm nhưng lúc nào nó cũng có tiền xài, trời cho, chỉ đủ lai rai cà phê thuốc lá, nhưng nó chỉ cầu được như vậy thôi.
Thằng Tý sống với mẹ và chị nó. Nó chưa từng có bạn gái mà chắc nó cũng sẽ không lấy vợ. Từ nhỏ thường bị bạn bè chọc ghẹo cái đó của nó "lớn" bằng trái ớt hiểm. Thằng Tửng thì nói nó sanh không nhằm thời, "Nếu mày sanh thời vua chúa, mày sẽ được làm quan, quan Thái Giám". He he.

Thằng Tý luộc rau xong tắt lửa nồi cá kho, chút nữa má và chị nó về ăn. Nó bước ra nhà trên, thằng Tửng ăn xong ngồi hút thuốc lá chờ nó. Nó bước vào phòng đếm tiền cho thằng Tửng mượn "chữa cháy". Đếm tới đếm lui chỉ có mấy trăm ngàn, nhưng nó không muốn hỏi má nó mà nó cũng không muốn đem bán mấy chỉ vàng. Chợt nhìn thấy bức tượng rất đẹp nó mua ở Campuchia hôm đi viếng khu đền Đế Thiên Đế Thích. Nó nghĩ bụng hay là đem  bức tượng "ông Thần" này đi bán. Nó xách ra ngoài cho thẳng Tửng coi.
- Mày thấy "Ông Thần" này có đẹp không? Tao mua hôm đi chơi ở Angkor Wat, giờ túng tiền đem bán cho mày mượn, chớ tao không có đủ.
Thằng Tửng bước đến cầm bức tượng lên ngắm nghía. Coi cũng đẹp, không biết thần thánh gì đây, nửa giống Thái Lan nửa giống Ấn Độ.
Thằng Tý lấy cái bọc ny long bỏ bức tượng vào, hai đứa bước ra ngoài tìm chỗ bán "ông thánh thần".

Hai đứa dẫn nhau đến nhà bà Hồng. Bà này nổi tiếng "giàu" nhứt xóm, chuyên kinh doanh nhà đất có mấy chục căn nhà trọ cho mướn. Bà bận rộn cả ngày, nói chuyện với hai đứa mà điện thoại cứ reo vang. Bà cầm bức tượng ông thần lên ngắm nghía. "Mày mua "ông thần" này ở bên Campuchia hả?". Bà cầm ông thần lên vỗ vỗ, "Bằng gỗ hả? Tượng gì nhỏ xíu chắc là đồ giả ". Bà bước đến khoe bức tượng "thần giữ nhà"  bằng đá cao gần năm tấc đặt ở góc trái phòng khách. Bức tượng này cô mua ở Thái Lan, Cô còn nhiều tượng thần lắm, thần giữ của, thần giữ bổn mạng, thần tình ái. Bà dẫn hai đứa ra sân vườn khoe tượng thần, thôi thì lũ khũ ông thánh bà thần lớn có nhỏ có, đủ kiểu nằm ngồi đặt rải rác khắp khu vườn.

Bà có nhiều thần thánh thế kia, ông thần của mình  chắc không có chỗ đứng. Thằng Tửng bàn với thằng Tý hay là tụi mình đem ông thần này tới bán cho ông Minh chủ cửa hàng điện máy. Ông này giàu lắm nổi tiếng làm từ thiện. Cúng chùa cúng đình cúng miễu gì cũng có ổng đóng góp. Mà mày phải vẽ vời một chút, nói là thần giữ của giữ bổn mạng. Người ta nghe tin tưởng mới mua. Thằng Tý gải gải đầu. Tao đâu biết nói xạo, biết tên ổng là gì đâu mà nói, mày có giỏi thì nói đi. Mày nói đại cái tên tiếng Miên ai mà biết. Tao nói người ta đâu có tin bằng mày nói, mày đồng bóng xóm này ai cũng biết, buôn bán thánh thần là hợp với cái mạng của mày rồi.

Ông Minh  "điện máy" cầm ông thần lên ngắm nghía, ông cười hề hề, ông thần này không được đẹp, mà sao đôi mắt ổng nhắm hít vậy hả,  nhắm mắt thì đâu thấy đường mà đếm tiền. Ông lại cười hề hề, nhưng tao thích tượng bằng đá thật, đá thật nhe, không chơi tượng xi măng, mà tượng phải cao lớn như người thật, chưng trong nhà hay để ngoài sân đều thấy đã con mắt.

Hai đứa lại ôm ông thần đi ra tìm chỗ khác bán. Đi tới đâu ai cũng lắc đầu, xứ này người ta chỉ chuộng "ông Thần Tài" chớ còn "ông thần giữ của"  thì họ không cần. Của đâu có dư mà cần thần giữ. Buồn tình hai đứa ghé vô quán cà phê chú Năm ngồi nghỉ mệt. Đứa con gái chú Năm thích thằng Tửng, thấy nó là xáp lại ngồi. Cà phê đặc biệt em pha cho anh đó, anh uống thử coi có ngon không. Nói rồi cô nàng tự nhiên lấy cái muổng múc một muổng cà phê đưa vô miệng nhấm nháp hít hà. Ngon lắm, cà phê đặc biệt anh thử đi. Cô nàng lại chạy vào trong lấy cái bánh bông lan bước đến ngồi bên thằng Tửng, bẻ cái bánh làm đôi đưa nó một nửa. Đôi mắt lúng liếng đưa tình, ngon lắm của em làm, anh ăn thử. Thằng Tửng bị gái tấn công lộ liễu quá nó có phần lúng túng. Thằng Tý Chuột xách "ông thần"  bước đến chú Năm gạ bán. Chú Năm đưa mắt ngó qua không buồn cầm lên ngắm nghía. Bán một triệu hả? Mắc quá! Tưởng rẻ mua chưng trong nhà chơi. Chừng bao nhiêu thì chú mua? Cao lắm là một trăm ngàn. Thằng  Tý không nói gì bỏ "ông thần" vô túi ny long bước đến kéo thằng Tửng đi về. Thần thánh mà ổng trả giá nói mắc nói rẻ, ông Minh "điện máy" thì nói thần không được đẹp, còn bà nội Hương thì nói thần giả, nói cái gì làm giả thì nghe còn có lý, thần thánh sao có hàng giả với lại hàng thật. Bà nội!

Vừa bước vào nhà đã thấy anh Tư Hên ngồi chờ. Anh là người lối xóm, hai vợ chồng đều giỏi, nhưng anh có cái bịnh mê đánh số đề, tiền làm bao nhiêu cũng không đủ nộp cho "Ông huyện đề". Anh thề thốt với vợ không biết bao nhiêu lần rồi, nhưng cái tật không chừa, bỏ mấy con số "quỷ ám" đó không được. Vừa trả dứt nợ lại bắt đầu chơi tiếp. Hôm nay anh tới đây là biết anh có chuyện rồi. Hỏi anh đi đâu đây, anh nói đi trốn nợ chớ đi đâu. Chiếc xe cầm không có tiền chuộc bán luôn rồi, bả chửi quá trời. Rồi bây giờ bả biết tao thiếu nợ cả trăm triệu, bả làm dữ nhảy đùng đùng tao chạy qua đây ngồi lánh nạn nảy giờ. Chiều nay phải có ba triệu đóng tiền lời, tụi nó mà tới nhà tìm là tao hết đường về.
Thằng Tý Chuột thở dài ngao ngán, đang khổ mà gặp anh còn khổ hơn. Nó lấy bức tượng ông thần để lên bàn. Tui với thằng Tửng cần một triệu, mang ông thần này đem bán lội rả cặp giò chẳng ai mua.
Tư Hên bước đến hai tay cầm bức tượng ông thần để trước mặt. Ông thần ơi! Ông có linh thiêng cho con một con số, con khổ quá! Chiều nay mà không có ba triệu thì con hết đường về nhà.
- Nữa lại số đề! Thằng Tửng lên tiếng.
- Không đánh đề tiền đâu trả nợ, trả nợ xong thì tao bỏ, thiệt đó.
- Đó, thì anh lại vái ổng đi! Khỏi cần đốt nhang.
Anh Tư Hên bước lại ngắm nghía ông thần, anh cầm ổng lên nhìn cho kỹ, vừa định khấn vái xin ổng con số thì giật mình thiếu điều quăng ông thần xuống đất, thằng Tý Chuột la thất thanh như bị ai cắt cổ mổ họng.  Nó chạy ra trước sân đuổi con chó miệng lớn tiếng chửi thề.  Nó bước trở vô nhà còn bực tức, mẹ, con chó của ông Hai hàng xóm cứ tới nhà mình ỉa. Bữa nào tao phang mầy một trận cho mầy chừa cái tật ỉa bậy.

Cả bọn ôm nhau cười. Tưởng gì chó ỉa. Anh Tư Hên nói tao đang khấn vái ông thần xin số, mày la thất thanh tao hoảng hồn tưởng trời sập tới nơi. Rồi bất chợt anh Tư Hên vỗ bàn một cái bốp. Hay là ông thần cho mình số. Đúng rồi thần cho mình số. Anh móc xấp tiền  trong túi ra đếm, còn đúng một triệu, chơi luôn. Một liều ba bảy cũng liều. Tao mua bao ba đài miền Nam số con chó, chó nhỏ chó vừa chó lớn chơi láng cho chắc ăn. Anh bước đến bức tượng ông thần chấp tay xá xá, lòng thành tâm khấn vái. " Ông thần ơi! Ông có linh thiêng giúp cho con trúng số có tiền trả nợ, con sẽ từ bỏ số đề, nếu có chơi thì chơi chút đỉnh cho vui, con nguyện sẽ thỉnh ông về nhà thờ phượng suốt đời".
Thằng Tý Chuột và thẳng Tửng ôm bụng cười lăn khi nghe anh khấn vái. Bái phục sư phụ. " con xin từ bỏ chỉ xin lâu lâu chơi chút chút cho vui cửa vui nhà". Đúng là vui, bỏ uổng sư phụ!
Anh Tư Hên bước ra ngoài, vỗ vỗ vai thằng Tửng nói như thiệt, chú em đừng lo, chú cần một triệu phải không? Xổ số xong ông anh cho mày hai triệu. Nhe. Nhất trí vậy đi.

Đài Đồng Tháp vừa xổ lô đầu, tiếng điện thoại kêu vang. Bên kia đầu dây tiếng anh Tư Hên, đúng phốc mày ơi! Con chó nhỏ số 11, có thằng Tửng đó không? Chút nữa anh qua cho mỗi đứa hai triệu như đã hứa, nhe. Tý có rãnh làm món gì nhậu, xong kết quả ba đài anh ghé mua bia xách qua. Nhe.
Chiều  hôm đó buổi nhậu thiệt là đình đám. Anh Tư Hên trúng mánh lớn, cả ba đài đều xổ con chó, chó nhỏ chó lớn chó vừa đủ cả. Bạn bè lối xóm kéo đến chật nhà thằng Tý Chuột. Đám đàn ông thì nhậu, đàn bà con nít xúm lại ngắm nhìn trầm trồ ông thần. Linh quá! Ông thần linh quá!  Có người còn vái xin ổng cho số đánh đề. Anh Tư Hên ngồi nhậu nhưng cũng lớn tiếng, còn xổ con chó nữa, chưa hết đâu, tin tui đi, chiều nay đài miền Bắc, tui mua rồi, tối nay mà vô nữa, tui rước ông thần này về nhà thờ ổng luôn.
Thật không ngờ, buổi chiều đài miền Bắc lại xổ con chó cả đầu lẫn đuôi. Anh Tư Hên thắng đậm. Không dừng lại chỗ đó, anh lại trúng đậm ba ngày kế tiếp, cũng mỗi một con số...chó ỉa...thật không thể tưởng tượng nổi. Anh Tư Hên có được mấy trăm triệu trong vòng mấy ngày, thiệt tình trước đây có nằm mơ cũng chưa thấy. Anh trả xong nợ gần trăm triệu, mua chiếc xe tay ga đời mới, sửa nhà bếp nhà tắm, đưa chị Tư Hên giữ một mớ, cho lối xóm nghèo người một triệu. Anh thỉnh "ông thần"  năm chục triệu, cho thằng Tửng mười triệu, còn lại bao nhiêu anh giữ lâu lâu chơi chút đỉnh cho vui. He he.

Quán cà phê chú Năm mấy hôm rày ăn theo đám trúng đề, bà con tụ tập ồn ào từ sáng tới chiều, nói cười rôm rả quanh đi quẩn lại cũng chỉ cái việc Tư Hên trúng số đề. Thằng Tửng thì nói Tý Chuột mua "ông thần" có một triệu bán được năm chục triệu. Nó chợt có ý nghĩ hay là  mình nhảy ra "kinh doanh thần thánh", nghề này dễ ăn chưa ai làm. Nó bàn tính với thằng Tèo và thằng Tý Chuột, ba đứa hùn vốn qua Campuchia, Thái Lan mua tượng thần thánh về bán. Gì chớ thần thánh thì không sợ bị ế, người ta mua bán "một vốn bốn lời", mình mua thần bán thánh một vốn bốn mươi lời, đôi khi còn nhiều hơn thế nữa, vô giá. Ba đứa thích chí cười vang,  tưởng như sắp giàu tới nơi... rồi đây ba đứa tha hồ nhậu. Trong quán lúc ấy có anh Tám Tàng đang làm thinh ngồi nghe. Vợ chồng anh kinh doanh đủ thứ ngành nghề,  rất giỏi trong việc đi đầu đón gió, luôn chạy theo  phong trào. Thời buổi này là thời buổi chụp giựt, hễ làm gì "có ăn" là phải nhanh tay lẹ chân đi trước thiên hạ. Chậm lụt quá sao nắm được thời cơ. Anh về nhà bàn tính với vợ, vợ anh nghe qua là chịu liền, vợ chồng hạp chỗ đó, hễ làm gì có tiền vô là không bỏ lỡ cơ hội. Chị nôn nóng nói anh bao xe đi liền,  qua Campuchia, Thái Lan "hốt" tượng thần thánh về bán.

Tưởng mặt hàng nào quý hiếm, chớ thần thánh thì nơi đâu cũng có, đầy dẫy, tràn ngập ... đủ loại đủ kiểu. Trong vòng ba ngày vợ chồng anh Tám Tàng gom đủ tượng các loại chất đầy một xe tải nhỏ. Về đến nhà là anh lẹ lẹ tìm người kẻ bảng hiệu. "Tám Tàng  chuyên mua bán tượng thánh thần đủ loại". Nhưng cái anh chàng họa sĩ này viết kiểu cọ, chữ tượng anh viết màu khác lại hơi nhỏ nằm nghiêng gát lên chữ thánh thần. Ai đi ngang nhìn phớt qua  bảng hiệu  cứ đọc là "Tám Tàng chuyên mua bán thánh thần đủ loại". Nhưng có lẽ nhờ vậy mà gây được sự chú ý của bà con. Mấy ngày đầu khai trương, thiên hạ kéo đến nườm nượp thấy ham. Nhưng người xem thì đông mà người mua thì ít, thậm chí chẳng có ai. Nhiều người thấy tượng lạ mà đẹp, muốn mua về nhà chưng chơi, nhưng khi hỏi giá thì họ bỏ trở lại. Thánh thần chớ phải đồ chơi đâu mà rẻ.
Nhiều người tò mò hỏi vậy chớ ông thần này là thần gì?. Anh nhanh nhẹn trả lời, thần giữ của, đôi khi nói nhầm  thần giữ bổn mạng cũng chẳng sao. Thần giống thần. Có người lại hỏi "thánh nữ" kia tên gì. Chị nhanh nhẩu, "thánh nữ ái tình" đó cô, mua về thánh nữ sẽ phù hộ cho cuộc đời luôn tràn đầy tình ái. Nói vậy mà cũng chẳng ai chịu mua. Dân ở đây chưa quen với ông thần bà thánh xứ lạ. Mười người vô tiệm thì hết chín người hỏi mua "ông Địa" với lại ông "Thần Tài".

Qua tuần lễ thứ nhì, tình trạng buôn bán cũng chẳng khá hơn. Là người có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, anh Tám Tàng thấy cái điệu này kéo dài hoài không xong, anh bàn với vợ thôi bán bỏ, lổ bao nhiêu cũng bỏ... dẹp tiệm.  Thế là thần thánh mua một tặng một, giảm giá năm  mươi phần trăm. Nhiều cô  cậu thấy rẻ mua chơi, nhưng họ chỉ lựa những tượng lớn mà đẹp. Vợ chồng anh Tám Tàng bán tháo bán đổ, giá nào cũng bán, coi như mất của hốt lại được bao nhiêu thì hốt. Hai người học được bài học nhớ đời, buôn thần bán thánh đâu phải chuyện đùa.


Tháng 01-2018

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CỦA QUÝ NẠM VÀNG




Nguyễn Thạch Giang



Anh bước vào quán cà phê của chú Năm ai cũng ngó, anh vừa "bắn tiếng" là anh đang tìm vợ. Nhưng anh nói trước, vợ anh phải đi làm nuôi anh, anh sẽ là người chồng ăn ở không đi chơi, sáng quán cà phê chiều quán nhậu.
Lúc anh bước ra mọi người bắt đầu bàn tán, xóm nhà lá này vui hẳn lên. Anh Tư Hên nói thằng cha Việt kiều này nói chuyện có hơi "sốc". Chị Ba Điệu thì nói cha này chắc đẻ bọc điều, sướng từ trong trứng sướng ra. Thằng Tửng thì nói ở đây đàn ông đi làm nuôi vợ, cha này thì vợ đi làm nuôi chả, chắc con cu của chả nạm vàng. Mọi người cười ồ thích thú.

Anh tên Thân vì má anh đẻ anh năm con Khỉ, đẻ rớt chớ có đẻ bọc điều chi đâu. Tết năm đó, cái năm Mậu Thân nhớ đời, Việt Cộng lợi dụng lúc hưu chiến mở cuộc tấn công tùm lum. Trong khi bà con nhốn nháo tìm đường chạy giặc thì mẹ anh nửa đêm đau bụng đẻ tìm người đưa đi nhà thương. Đường xá cúp điện tối om, lại thêm giới nghiêm, bà lội bộ đến nhà bảo sanh may mà không đẻ rớt. Bà tủi thân khóc tấm tức, sanh con nhằm năm con Khỉ nên đặt tên anh là Thân cho dễ nhớ.

Tết Mậu Tuất này anh về Việt Nam chơi và có ý định tìm vợ, năm mươi tuổi rồi, trụ lại cũng là vừa, ăn chơi nhiêu đó đủ rồi. Qua Mỹ đã lâu nhưng làm ít mà xài nhiều nên anh vốn liếng giờ cũng chẳng có gì, trên răng dưới củ. Nhưng anh không lo, mà từ trước tới giờ anh có lo gì đâu, giao cho ông trời lo. Giờ cưới vợ để vợ lo.
Nhà cha mẹ anh ở trong cái xóm nhà lá này, anh đi Mỹ hồi nào không ai biết, tới chừng anh là Việt kiều hồi hương thì mọi người bật ngữa. Lâu lâu vài ba tháng là thấy anh ngồi quán cà phê chú Năm. Hỏi anh làm gì ở bên Mỹ mà cứ thấy về Việt Nam chơi hoài sướng quá vậy. Anh nói đang thất nghiệp. Người ta thất nghiệp lo sốt vó, tui thất nghiệp về Việt Nam chơi. He he. Nói anh số đẻ bọc điều cũng phải.
Anh năm mươi tuổi mà chưa từng lập gia đình? Chuyện khó tin nhưng có thật. Lúc còn trẻ thì ham vui nay cặp cô này mai cặp cô khác. Giờ lớn tuổi không tiền bạc không sự nghiệp, nhìn gái gái ngó lơ. Muốn có vợ hơi bị khó. Anh chỉ còn nước về Việt Nam thì họa may.

Trong cái xóm nhà lá chỗ anh ở có một căn nhà ngói, nhà của bà Mộng Điệp. Bà Mộng Điệp chuyên kinh doanh quán bia ôm giờ nhiều tiền hùn hạp kinh doanh nhà nghỉ. Tên thật của bà là Đẹt, Lê Thị Đẹt. Bà tên Đẹt nhưng người thì không đẹt, mười ba mười bốn đã phỗng phao như gái mười tám. Da trắng mắt to ngực vun cao mông đầy đặn, bà nổi tiếng xinh đẹp từ thời là gái mới lớn. Từ con Đẹt giờ thành con Đẹp. Lúc bà lấy chồng đẻ con bắt đầu mở quán nhậu thì bà đổi tên Điệp, Mộng Điệp, lấy theo tên của bà thứ phi của vị vua cuối cùng triều Nguyễn. Bà nói thà làm thứ phi cho một vì vua còn hơn làm chánh thất cho một người đàn ông không tên tuổi.

Bà có ba đời chồng, ông chồng đầu tiên là có cưới hỏi đàng hoàng, hai ông sau thì chỉ như người tình hờ để bà sai vặt nhờ vã chuyện này chuyện kia. Bà giỏi làm ăn, chỉ thích ra ngoài buôn này bán kia kiếm tiền. Chuyện bếp núc hay chuyện nuôi con giao cho ông chồng và người làm. Suốt ngày bà ở ngoài đường giao tiếp với đối tác bàn chuyện làm ăn. Mà thời buổi này dân làm ăn bàn chuyện làm ăn trên bàn nhậu. Lúc đầu bà chỉ uống chút chút xã giao cho có lệ, lâu ngày quen trớn bà cũng cụng ly dô dô trăm phần trăm như cánh đàn ông. Hết nhậu thì đến tăng hai...mát xa... bước qua tăng ba...kéo nhau ra nhà nghỉ. Đồng hội đồng thuyền, đàn ông gái gú thì mình đàn bà kém chi, không phi công trẻ cũng phi công già. Mình có tiền thì mình có quyền... he he.

Bà chưa từng yêu ai thật lòng, từ lúc mới lớn bà đã được đàn ông bao vây, xung quanh lúc nào cũng có đàn ông để bà sai khiến. Đàn ông theo đuổi tán tỉnh bà chớ bà chưa từng để ý đến ai. Nhưng không hiểu sao từ hôm nghe thiên hạ đồn rằng... anh ta đang "tuyển vợ". Cái anh chàng Việt kiều lối xóm thỉnh thoảng đi ngang nhà, bà thấy ở anh ta có cái gì rất lôi cuốn. Bà thật sự bị lôi cuốn. Bà muốn chiếm hữu người đàn ông này. Cuộc đời của bà chưa từng theo đuổi ai mà không được.
Lấy anh ta phải đi làm nuôi anh ta? Chuyện nhỏ. Bà từng nuôi chồng và từng bỏ tiền ra nuôi trai. Từ trước đến giờ mọi chuyện tiền bạc chi tiêu trong gia đình một tay bà lo. Bà thích như vậy, hễ mình nuôi ai thì mình đặt đâu họ ngồi đó. He he...

Bà nghĩ bà là người đầu tiên ghi danh cho cuộc "tuyển vợ" của anh chàng đang nổi tiếng nhứt xóm nhà lá này. Nhưng không, ở đời mình nhanh thì cũng có người khác nhanh hơn. Cô giáo Minh là người xóm khác nghe tin đã vội nộp đơn trước rồi. Cô là giáo viên dạy cấp ba trường trung học. Cô nổi tiếng học giỏi, đã bốn mươi nhưng chưa chịu lấy chồng. Mà lấy ai ở cái xứ này đây?  Cô vẫn còn ham học và vẫn còn mơ về một nơi xa lắm. Mỹ. Ôi giấc mơ Mỹ sao mà nó quyến rũ lạ kỳ.
Người thứ hai dự tranh là con Mộng Ngọc, tên Mộng Ngọc nghe kiêu sa đài các chớ thật ra nó là gái bán bia ôm. Tên thật của nó chẳng ai biết, nhưng điều đó đâu quan trọng. Mộng Ngọc còn trẻ, rất trẻ và đẹp. Nhà nghèo quá ưng đại ông Việt kiều này, ổng ra điều kiện nào cũng chịu vì nghe đồn qua Mỹ rất dễ kiếm tiền.
Bà Mộng Điệp tự tin, không thấy điều gì phải lo lắng. Hai đối thủ của bà, tuy có trẻ hơn, nhưng sao kinh nghiệm "đàn ông" bằng mình, mình lại có nhiều tiền hơn họ. Bà mở tiệc đãi người đàn ông nổi tiếng có một không hai ở thành phố này. Buổi tiệc đặc biệt, gồm toàn đặc sản quê hương. Chuột đồng, thịt rắn và thịt rùa. Ở Mỹ làm gì có mấy thứ này. Nhưng sao chàng không mặn mà cho lắm, món nào cũng chỉ thử qua một miếng cho biết rồi thôi. Chắc là chàng còn e dè khách sáo. Nhưng không hề chi, chàng không ăn thì mình "đút" chàng ăn, mình từng làm chủ quán bia ôm kia mà.

***

Anh Thân và chị Lựu là bà con cô cậu. Hai nhà ở sát cạnh nhau, từ nhỏ hai người chơi đùa cùng nhau thân thiết như đôi bạn. Trong khi anh Thân vẫn còn độc thân thì chị Lựu đã có dâu có rễ, cháu nội cháu ngoại một nhà. "Vậy mà ổng già còn sanh tật, có bồ nhí." Chị than thở với mọi người, nhất định là chồng chị đi ra ngoài ăn vụng. Ai khuyên bảo thế nào cũng không nghe. Chị lại có tật hay xem bói, rất mê và rất tin thầy bói. Thời này mà chị cũng tin ba cái bùa mê ngãi yêu, chị nói chồng chị bị con nhỏ đó bỏ bùa. Mấy tháng nay chị lo buồn thân sơ thất sở ốm o gầy mòn. Hôm nay sẵn dịp anh Thân ghé chơi, chị rủ anh qua nhà thằng Tý Chuột hỏi thử xem nó có bùa ngãi gì không, nó nổi tiếng đồng bóng xóm này, biết đâu chừng nó có. Chị nhất định lôi ông chồng của mình ra khỏi cơn mê tình.

Thằng Tý Chuột không có nhà, chỉ có chị nó đang nấu cơm, hai người ngồi chờ. Chị Lựu tiếp tục kể tội ông chồng, anh Thân ngán ngẫm không muốn nghe đưa mắt ngó ra nhà sau. Lâu lâu bắt gặp chị thằng Tý vén màn len lén nhìn trộm. Nhìn điệu bộ cô nàng anh bỗng thấy tức cười, không biết cô nàng nghĩ gì về mình đây? Hay là cô nghe người ta nói điều gì về mình?
Cơm chín mà thằng Tý cũng chưa về, chị nó mời hai người sẵn bữa ăn cơm với tụi em. Chị Lựu từ chối định đi về "cám ơn em thôi để khi khác." Nhưng anh Thân nói mình ở lại chờ thằng Tý, thật ra anh bỗng dưng thấy thích thích cô gái này. Rồi anh tự nhiên rủ chị Lựu ăn cơm cho vui "chút nữa tui ra tiệm mua đồ ăn khác đền cho nó".
Chị thằng Tý cứ nhìn anh cười tủm tỉm. Anh nghĩ chắc cô nàng nghe người ta nói về mình điều chi đây.  Cô hỏi anh tuổi con gì. Chắc cô nàng muốn biết anh bao nhiêu tuổi.
"Người ta tuổi Ngọ tuổi Mùi. Riêng tui cay đắng ngậm ngùi tuổi Thân".
Cô nàng tròn mắt, miệng cười tủm tỉm. "Anh Thân tuổi con khỉ hả? Em cũng tuổi khỉ, nhưng không có tủi thân mà là Canh Thân".
"Mà em biết tại sao anh tủi thân không? Tại vì từng tuổi này mà vẫn còn cu ky một mình"
"Em nghe nói có bà Mộng Điệp nè, người đẹp Mộng Ngọc nè, rồi cô giáo Minh nữa chi"
Wow! Cả anh Thân và chị Lựu cùng lên tiếng "cả cái xóm này ai cũng biết, sao tui nổi tiếng dữ vậy kìa". Rồi anh nhìn sang chị thằng Tý " Em có nghe người ta đồn về anh như thế nào không?".
Chị thằng Tý cười cười ngập ngừng không muốn nói. Anh bỗng cười khùng khục khi nhớ tới lời thằng Tửng nói cái đó của mình nạm vàng.
"Nếu chồng em nói em phải đi làm nuôi chồng, em sẽ nghĩ sao"
"Em sẽ nói được thôi, em đồng ý đi làm nuôi anh, nhưng với điều kiện em nói gì anh phải nghe theo"
Anh Thân bị giáng trả một đòn đau điếng.  Khi buông lời nói nửa đùa nửa thật "ai muốn tui cưới phải đi làm nuôi tui". Anh thích thú với câu nói đó lắm, cảm thấy như mình ngon lành dữ lắm. Giờ bị một cô gái trẻ đáp lễ làm anh cứng họng. Vợ nuôi mà vợ đặt đâu ngồi đó thì vợ ơi thà chết sướng hơn.

Bỗng dưng anh Thân và chị thằng Tý "kết mô đen", bỗng dưng hai người hẹn hò đi chơi chỗ này chỗ kia. Anh Thân là người từng trãi, lại nỗi tiếng đào hoa nay cô này mai cô khác. Ai thấy cũng ngại cho chị thằng Tý Chuột, rồi có ngày anh sẽ một đi không trở lại. Thằng Tửng thương bạn, nói với thằng Tý mầy không nghe người ta nói cái ông đó sao, có một cái củ cải héo mà đi bán cùng làng. Thằng Tý Chuột đáp tỉnh queo, người ta tốn bạc triệu mua rùa mua rắn mà còn chưa thấy gì, chị tao có tốn đồng bạc nào đâu mà cũng có được cái củ cải héo. Kệ, coi như mình đùa hết láng đặt một ván bài, được ăn cả ngã về không. Thằng Tửng dang tay kêu trời, thôi hết ý kiến.

Anh Thân rủ chị thằng Tý đi Vũng Tàu chơi, anh không có tiền năn nỉ mượn chị Lựu mười triệu. Chị Lựu đồng ý cho mượn với điều kiện cho chị đi theo. Chị thằng Tý Chuột muốn nó cùng đi, thằng Tý rủ thêm thằng Tửng cho có bạn. Anh Thân đành chịu thôi. Đông vui hao. Đến Vũng Tàu mướn hai phòng khách sạn, chị Lựu và chị thằng Tý chung phòng, phòng kia dành cho ba ông con trai.
Buổi tối ăn cơm xong cả bọn dẫn nhau ra bãi biển ngắm trăng hóng gió. Một lát sau anh Thân rủ chị thằng Tý đi ngắm cái gì không biết. Chờ hoài không thấy hai người trở lại cả bọn dẫn nhau về phòng khách sạn. Chị Lựu ở trong phòng một mình sợ ma, chị qua phòng thằng Tý ngồi chơi sẵn dịp nhờ nó coi bói. Rồi chị xin nó một lá bùa yêu. Nó nói nó không có bùa. Chị trợn mắt dậm chân "mày không bỏ bùa sao anh Thân mê chị mày dữ vậy".
Chờ đến khuya hai người vẫn chưa thấy về, thằng Tý ái náy sợ có chuyện gì, nó lấy cái phone định gọi. Chị Lựu cười cười nói mầy khỏi gọi, hai tụi nó đang ở trong phòng tự nãy giờ. Thằng Tý chợt nghĩ sao chị biết, thôi rồi chị với anh Thân hai người đã bày mưu tính kế từ đầu.

Từ hôm đi Vũng Tàu về anh Thân coi chị thằng Tý như là vợ của ảnh không bằng. Anh mê chị nó còn hơn là bị bỏ bùa. Hai người dẫn nhau đi làm hôn thú, anh có đem sẵn giấy tờ, công hàm độc thân các thứ. Còn đám cưới ra mắt bà con thì để từ từ, giờ anh chưa có tiền.
Anh nay đã là con rể trong nhà, anh tình thật nói anh không có tiền để làm giấy tờ bảo lãnh cho vợ, nếu có thì ứng trước cho anh mượn đỡ. Thằng Tý Chuột ký ca ký cóp dấu mấy lượng vàng ở trong vách nhà. Mà là vàng nhẫn chớ không phải vàng lá, nó dấu chỗ này một hai chỉ, chỗ kia vài ba chỉ. Nó với thằng Tửng hì hục đục đẻo vách tường cả buổi trời gom đâu được chừng năm lượng. "Công nhận thằng này vậy mà giỏi", thằng Tửng nói, "mày để dành tiền hay thiệt đó Tý, nhưng tao thấy tội cho mày quá, bòn tro đãi trấu giờ đem cho con gấu nó ăn".
"Anh Thân nay là con rể trong nhà, ảnh đã làm hôn thú với chị tao rồi".
"Hôn nhân cũng đâu giữ được chân ai"
Thằng Tý Chuột nhìn thằng Tửng, "Mày lượm được câu đó ở đâu vậy?"
"Kỳ Duyên"
"Hoa hậu Kỳ Duyên?"
"Không phải cô Kỳ Duyên hoa hậu Việt Nam, cô Kỳ Duyên này cũng là hoa hậu, nhưng là hoa hậu Cà Chớn"

Thằng Tý Chuột trầm ngâm nghĩ ngợi, rồi nó nói một câu mà thằng Tửng phải chấp tay bái phục.

"Trong một cuộc hôn nhân, điều quan trọng nhất là khi ly dị người ta chia được bao nhiêu của".


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Ngân hàng Việt Nam, độ tin cậy đang tuột dốc




Ảnh minh họa của VietTimes

Thời kỳ sơ khai, người dân cất giữ tài sản của mình trong nhà. Điều này rất nguy hiểm, vì nó dễ xảy ra hiện tượng cướp đột nhập vào nhà cướp của giết người. Thế rồi ngân hàng ra đời, nó không những là nơi cất giữ tài sản cho người dân mà nó còn là nơi đầu tư sinh lời cho người gởi. 

Thông thường, ngân hàng cất giữ số tiền của nhiều người, và được phân phát ra nhiều chi nhánh. Công tác an ninh cho ngân hàng vì thế mà cũng được thực hiện một cách chuyên nghiệp hơn so với gia đình.

Ở các nơi trên thế giới, việc cướp nhắm vào ngân hàng không phải là ít. Thế nhưng dù cho ngân hàng bị cướp thì họ vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về giá trị tiền gởi của khách hàng. Không có chuyện ngân hàng giở ra cái lý "tiền các anh gởi ở ngân hàng đã bị cướp sạch nên tôi không trả cho các anh nữa". Tất cả đều có luật pháp quy định hẳn hoi. Như vậy, ngân hàng ra đời, trước tiên là để bảo đảm sự an toàn tiền gởi của khách hàng, sau đó là đến nghiệp vụ khác. 

Ngân hàng thương mại là một công ty làm dịch vụ tín dụng, trung gian thanh toán vv.., và tất nhiên nó phải an toàn hơn ở nhà để người gởi mới tin vào hệ thống ngân hàng. Doanh thu của họ tính phí dịch vụ của khách hàng. Sau lưng các ngân hàng thương mại là Ngân hàng Trung ương hỗ trợ nữa.

Ngân hàng Trung ương ra đời là để thực hiện chính sách tiền tệ, một chính sách quan trọng bậc nhất trong các chính sách nhà nước. Muốn ổn định để phát triển, đồng tiền phải ổn định. Muốn dân không bị nghèo đi, đồng tiền phải ổn định. Nếu lạm phát càng cao, dân bị cướp mất tài sản càng nhiều, nên Ngân hàng Trung ương để xảy ra lạm phát là một tội rất lớn với nhân dân. 

Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương còn có chức năng hỗ trợ các ngân hàng thương mại tránh sự phá sản của ngân hàng làm cho khách hàng mất trắng tiền gởi. Như vậy Ngân hàng Trung ương làm gì để hỗ trợ ngân hàng thương mại đảm bảo tiền gởi của khách hàng?

Mỗi ngân hàng thương mại phải trích ra một khoản tiền bắt buộc được gọi là "quỹ dự trữ bắt buộc" do Ngân hàng Trung ương quy định. Như vậy nhiều ngân hàng thương mại sẽ gộp lại hình thành một quỹ rất lớn do Ngân Trung ương nắm giữ. Để chi? Để khi một ngân hàng nào đó mấp mé bờ vực phá sản thì Ngân hàng Trung ương dùng quỹ đó cứu. 

Điều đó có nghĩa là tiền gởi của khách hàng đã được đảm bảo đến hai tầng. Tầng thứ nhất là ngân hàng thương mại, nếu ngân hàng thương mại mất thanh khoản thì Ngân hàng Trung ương sẽ cứu, đó là tầng thứ hai. Đấy là kết cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng để đảm bảo an toàn tiền gởi của khách hàng.

Trên thế giới, nhiều nước có luật phá sản ngân hàng, nhưng Ngân hàng Trung ương để ngân hàng thương mại phá sản là cực kỳ hiếm. Luật có nhưng khả năng dùng tới nó là cực hiếm. Luật phá sản ngân hàng ở những nước có nền kinh tế ổn định nó như là biện pháp dự phòng thì đúng hơn. Thế nhưng Việt Nam, khi họ ra luật phá sản ngân hàng không đơn giản như vậy. Rất có thể nó được soạn ra để giải quyết hàng loạt ngân hàng yếu kém. Nó mang biện pháp cấp bách hơn là dự phòng. 

Những năm gần đây hiện tượng nhân viên ngân hàng dùng trụ sở ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng ngày càng nhiều. Tất nhiên, khi xảy ra như thế, sự kiện tụng giữa khách hàng và ngân hàng chắc chắn xảy ra. Tiền có thể lấy lại được và cũng có thể không, nếu lấy lại được thì chắc chắn cũng rất mệt mỏi. Trong tình hình luật pháp lỏng lẻo và tư pháp là thị trường mua bán công lý như ở Việt Nam, thì việc giật lại tiền từ việc thưa kiện ngân hàng thì quả là gian nan, cửa thắng không cao. 

Như vụ nhân viên chi nhánh Ocean Bank Hải Phòng lừa đảo khách hàng 400 tỉ tiền tiết kiệm. Nay ngân hàng này đã mất thanh khoản bị Ngân hàng Nhà nước mua lại 0 đồng mà vụ kiện tụng vẫn chưa xong. Phải chăng kẻ trong chăn mới biết chăn có rận? Chính nhân viên ngân hàng biết ngân hàng sắp mất thanh khoản thì lừa đảo kiếm một vố rồi chuồn? Không biết, nhưng khả năng này là rất có thể. Nếu vậy thì đó là một dấu hiệu yếu kém của các ngân hàng Việt Nam. 

Mới đây là vụ phó giám đốc một chi nhánh Eximbank lừa đảo chiếm đoạt 245 tỉ của khách hàng rồi chuồn. Không biết khách hàng kiện cáo có thắng hay không, nhưng chắc chắn một điều, nay các ngân thương mại của Việt Nam có độ tin cậy ngày càng kém. Câu hỏi đặt ra là, vì sao hiện tượng nhân viên ngân hàng lừa đảo ngày càng phổ biến? Và vì sao song hành với hiện tượng này là luật phá sản ngân hàng cũng có hiệu lực? Phải chăng chúng có sự quan hệ hữu cơ? 

Nếu nhiều ngân hàng thương mại mất thanh khoản, quỹ dự trữ bắt buộc rồi cũng sẽ không cứu nổi, đó là lúc đến lượt luật phá sản ngân hàng được dùng đến. Đến lúc đó, hàng loạt ngân hàng mất thanh khoản sẽ không được cưu mang nữa mà cho phá sản luôn, thế là dân mất trắng mà không thể kiện tụng gì nữa. 

Ngân hàng không còn là nơi cất giữ tiền an toàn cho khách hàng thì nơi nào an toàn? Xã hội này vốn đã không còn an toàn, vì thế cất giữ tiền ở nhà là không nên, rồi ngân hàng cũng mất an toàn thì dân biết cậy vào ai? Xã hội đã bất an toàn ở mọi nơi.

FB ĐỖ NGÀ 23.02.2018

Phần nhận xét hiển thị trên trang

SOS: NHA TRANG MẤT KIỂM SOÁT VỚI NGƯỜI TRUNG QUỐC


Một người TQ ngụ ở ngôi nhà này (xã Vĩnh Thạnh, TP Nha Trang) nhiều tháng qua.
 
 Người Trung Quốc lách luật "bám" Nha Trang 

Người lao động
27/02/2018 08:13 

Dễ dàng bắt gặp từng tốp người Trung Quốc đi khắp TP Nha Trang sinh sống, làm ăn trong khi đó công tác quản lý của các cơ quan chức năng dường như đang lúng túng

Sau khi Báo Người Lao Động phản ánh tình trạng người Trung Quốc (TQ) mua đất đai, nhà cửa ở TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) diễn ra khá phức tạp thì mới đây, văn phòng Thừa phát lại (TPL) Nha Trang cho biết sẽ đứng ra làm vi bằng cho các trường hợp người Việt đứng tên cho người nước ngoài mua bán bất động sản.

Vi bằng hay lách luật?

Trong vai khách hàng muốn lập vi bằng cho người TQ mua nhà đất, chúng tôi tiếp cận một văn phòng TPL ở TP Nha Trang. Nhân viên ở đây cho biết việc nhờ người đứng tên mua nhà đất văn phòng này đã làm vi bằng cho nhiều người, chủ yếu là giữa người Việt và người Việt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do người nước ngoài mua nhà đất nhiều nên mới nhận làm dịch vụ này cho cả người nước ngoài.

Theo đó, nhân viên TPL sẽ làm một thỏa thuận cam kết giữa người Việt đứng tên và người nước ngoài. TPL sẽ quay phim, ghi âm, chụp ảnh các thỏa thuận này để làm xác lập bằng chứng. "Chúng tôi sẽ theo dõi toàn bộ quá trình làm thỏa thuận, ký kết giữa các bên để làm bằng chứng. Các thỏa thuận, bằng chứng sẽ được nộp cho Sở Tư pháp để có giá trị pháp lý, phòng trường hợp xảy ra tranh chấp thì người nước ngoài có thể bảo vệ quyền lợi" - người này cho biết.

Chúng tôi thắc mắc về tính pháp lý vì người nước ngoài không được phép mua bán, giao dịch bất động sản trừ một số trường hợp luật pháp đã quy định, nhân viên TPL này khẳng định việc làm vi bằng là không sai. Khi xảy ra tranh chấp có thể dùng vi bằng này để thỏa thuận, kiện ra tòa hoặc đưa ra trọng tài quốc tế. Người này cũng báo giá việc làm vi bằng tùy thuộc vào giấy tờ, sổ sách, giá trị giao dịch. Đất đai có giá trị lớn thì phải cần 7-10 triệu đồng/lần làm vi bằng.

TPL Nha Trang quảng bá để làm vi bằng khi "hợp tác" với người Trung Quốc

Nói về việc TPL đứng ra làm chứng cho những thỏa thuận giữa người Việt và người nước ngoài, một luật sư thuộc Đoàn Luật sư Khánh Hòa nhận định đó là hành vi lách luật. Bởi vì nếu làm hợp đồng thì buộc phải ra công chứng nhưng không văn phòng công chứng nào dám chứng cho hợp đồng trái pháp luật như vậy. Tuy nhiên, TPL chỉ được phép lập vi bằng cho hành vi đúng pháp luật chứ không phải lập vi bằng cho hành vi cấm.

Trong khi đó, ông Trần Quang Bình, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa, cho rằng các hoạt động của TPL căn cứ vào Nghị định 61, 135 của Chính phủ quy định nhưng ở dạng hoạt động thí điểm, văn bản chính thức chưa đầy đủ nên các nội dung liên quan cần kiểm tra, xem xét lại.

Về tận làng, xã sinh sống

Hiện nay ở TP Nha Trang, người TQ không chỉ hiện diện ở đô thị mà còn len lỏi về các làng xã ngoại ô để sinh sống. Cách trụ sở UBND xã Vĩnh Thạnh, TP Nha Trang không xa là một căn nhà 3 tầng kín cổng cao tường, hằng ngày có nhiều tốp người TQ ra vào nói chuyện rôm rả.

Ở xã Vĩnh Trung, nhiều người TQ thuê nhà ở hợp tác làm ăn với người Việt rồi lưu trú tại địa phương. Như trường hợp doanh nghiệp Đ.T.P (thôn Võ Cang) có 5 người TQ trú ngụ tại đây làm ăn, thậm chí định mua lại cổ phần để hoạt động lâu dài. Tại căn nhà ở đường Nguyễn Khoái (phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang), một số người TQ cũng đang trú ngụ để làm việc cho tiệm bán quần áo ở đường Điện Biên Phủ…

Bà H.Q, giám đốc một công ty môi giới nhà đất, cho biết tình trạng người TQ thuê nhà ở TP Nha Trang rất phổ biến, những người này thường có thị thực du lịch rồi ở lại làm quản lý, hướng dẫn viên, nhân viên bán hàng hoặc thu mua hải sản.

Trong khi đó, chính quyền địa phương tỏ ra lúng túng trong việc quản lý các thành phần này. Ông Trịnh Quang Tuấn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thạnh, cho biết có một nhóm người TQ thuê nhà ở địa phương. Công an xã đến kiểm tra thì do bất đồng ngôn ngữ nên không thể biết được họ thuê nhà để ở hay để làm gì. Khi hỏi chủ nhà thì người này cho biết chỉ hợp đồng với một người Việt thuê nguyên căn, còn người này dẫn người TQ về ở. "Có khả năng là người Việt Nam hoặc công ty du lịch đứng ra thuê hộ. Việc kiểm tra rất khó. Chúng tôi đã báo với công an TP, thời gian tới mới có thể kiểm tra, nắm lại được" - ông Tuấn giãi bày.

Thượng tá Nguyễn Hồng Kỳ, Trưởng Công an TP Nha Trang, cho biết đã cử một tổ công tác đi đến các xã, phường trên địa bàn, rà soát toàn bộ nhà nghỉ, khách sạn để quản lý việc cư trú. Qua đó, ghi nhận rất nhiều trường hợp người TQ cư trú ở xã Phước Đồng, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Hiệp… Mới đây, có 2 trường hợp người TQ ở phường Vĩnh Hòa có dấu hiệu vi phạm pháp luật cũng đang được công an xử lý.
Những dấu hiệu bất thường

Ngày 26-2, ông Trần Hòa Nam, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa, cho biết theo chỉ đạo của UBND tỉnh, sở đang rà soát lại 173 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động có thay đổi cổ đông do chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài. Sở đang chỉ đạo Phòng Đăng ký kinh doanh rà soát có bao nhiêu doanh nghiệp đã bán cổ phần cho người TQ, từ đó tham mưu cho UBND tỉnh quản lý lao động nước ngoài. Sở dĩ phải làm như vậy vì hiện nay, cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa nhận thấy điều bất thường là người Việt đăng ký thành lập doanh nghiệp, sau đó trong thời gian rất ngắn đã chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài. Người nước ngoài tạo cớ lưu trú lâu dài tại Việt Nam mà không cần đăng ký visa và thực hiện các hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu rà soát lại các thủ tục không phù hợp với thực tiễn, tạo kẽ hở cho người nước ngoài và doanh nghiệp trong nước lách luật và đề xuất trung ương điều chỉnh.

Tiếp tay người Trung Quốc gom đất: Lợi bất cập hại

Tình trạng người TQ gom đất thông qua người Việt Nam đứng tên giùm để hưởng "thù lao" trong các giao dịch kinh doanh bất động sản tại TP Nha Trang là vi phạm pháp luật và đây là giao dịch dân sự vô hiệu. Các cơ quan quản lý tại địa phương cần có biện pháp kiểm tra, phát hiện xử lý kịp thời để hạn chế những bất ổn về kinh tế, an ninh xã hội.

Trừ trường hợp người TQ kết hôn với công dân Việt Nam thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam. Còn việc bán nhà ở hoặc đứng tên giùm cho người TQ gom nhà đất là lợi bất cập hại. Đây là hành vi tiếp tay cho các giao dịch trái pháp luật của người TQ. Khi xảy ra khiếu nại, tố cáo, tranh chấp… thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm các bên sẽ xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (thường là tội lạm dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế …).

Vậy thì TPL có quyền lập vi bằng đối với việc đứng tên giùm người TQ mua nhà đất hay không? Theo Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của TPL thực hiện thí điểm tại TP HCM, đây là tổ chức được thành lập để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của nghị định và pháp luật có liên quan. TPL có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ trường hợp quy định tại điều 6 Nghị định 61/2009/NĐ-CP; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm.

Vi bằng là văn bản do TPL lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, việc người TQ gom mua nhà đất và nhờ người Việt đứng tên "giùm" là vi phạm điều cấm của luật pháp. Do đó, tôi cho rằng yêu cầu lập vi bằng phục vụ cho giao dịch không hợp pháp sẽ không được chấp nhận. Về nguyên tắc chung luật chỉ bảo vệ quyền lợi hợp pháp chứ không bảo vệ quyền lợi các bên trong giao dịch trái luật.
LS Nguyễn Hồng Hà (Phó Chủ nhiệm Đoàn LS Khánh Hòa) 
Bài và ảnh: KỲ NAM

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CUỘC BIỂU TÌNH ĐẦU XUÂN CỦA NGƯỜI HÀ NỘI


Bị cắt nước đầu năm, cư dân chung cư 203 Nguyễn Huy Tưởng mang băng rôn 
và xô chậu xuống sảnh phản đối. 


Luật sư Lê Văn Luân 

CẦN KHỞI KIỆN

Tại sao những cư dân bỏ tiền ra mua căn hộ chung cư (gọi là cao cấp) cứ phải mất thời gian đấu tranh và mệt mỏi vì những hành động như này?

Hãy đem ra toà án khởi kiện và đòi hỏi những yêu cầu mà là quyền lợi chính đáng của mình bị xâm hại từ phía chủ đầu tư.

Buộc họ hầu toà và có trách nhiệm đối với nghĩa vụ của một người bán hàng, nếu họ đã không tuân thủ những cam kết và thoả thuận đã ký của mình.

Bị cắt nước đầu năm, dân chung cư mang xô chậu xuống sảnh gội đầu 
 

Tiền Phong

TPO - Những cư dân ở khu chung cư “Vườn trong phố”- Imperia Garden số 203 Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân, Hà Nội), thể hiện sự bất bình trước việc đơn vị quản lý tòa nhà cắt nước sinh hoạt bằng việc xuống đường căng băng rôn, thậm chí mang xô, chậu xuống sảnh chính để gội đầu ngay trong những ngày đầu năm mới.

Cư dân Imperia Garden làm ảnh biếm hoạ “tố” chủ đầu tư 

Nỗ lực vì sự hài lòng của cư dân Imperia Garden 

Chủ đầu tư nói gì việc cư dân Imperia Garden làm ảnh biếm hoạ? 


Theo phản ánh của một số cư dân sinh sống tại khu chung cư 203 Nguyễn Huy Tưởng, trong thời gian qua nhiều cư dân ở đây đã gửi đơn kiến nghị lên chủ đầu tư và đơn vị quản lý tòa nhà về mức phí dịch vụ và chất lượng dịch vụ cũng như một số nội dung trong tính diện tích căn hộ.

Tuy nhiên, khi các nội dung này chưa được giải quyết dứt điểm thì mới đây, cư dân nhận được thông báo sẽ bị cắt nước nếu không đóng phí dịch vụ. “Trong dịp Tết nguyên đán nhiều hộ dân ở đây sống trong cảnh lo lắng bị cắt nước và thực tế từ 20h00 ngày 25/2/2018 vừa qua, Ban quản lý tòa nhà đã cắt nước sinh hoạt của những hộ dân đầu tiên nên càng làm cho nhiều cư dân bức xúc”, một hộ dân cho biết. 


 

 
Băng rôn được treo trên xe ô tô, lan can các căn hộ của cư dân 203 Nguyễn Huy Tưởng 

“Việc chủ đầu tư áp dụng khoản 14 điều 13 phụ lục của hợp đồng để cắt nước của các căn hộ là sai, vì điều khoản này chỉ áp dụng với các dịch vụ, tiện ích trong quản lý vận hành toà nhà, còn với điện nước thì chủ đầu tư chỉ có quyền đề nghị lên đơn vị cung cấp nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán . Ngoài ra Luật nhà ở 2014 và Thông tư số 02 của Bộ Xây dựng cũng quy định rõ chủ đầu tư và đơn vị quản lý tòa nhà không có thẩm quyền cắt điện nước sinh hoạt của người dân”, một cư dân phân tích. 

 
Thậm chí một số cư dân ở đây còn mang xô, chậu xuống sảnh chính để gội đầu, sinh hoạt cá nhân ngay trong những ngày đầu năm mới. 
 
Tối ngày 25/2 (mùng 10 Tết Âm lịch), cư dân của các căn hộ đứng trước cổng dự án căng băng rôn phản đối. 

 
Đến ngày hôm nay (ngày 26/2), cư dân Imperia Garden vẫn tiếp tục phản đối việc cắt nước sinh hoạt của chủ đầu tư và đơn vị quản lý tòa nhà.

Khu chung cư Imperia Garden tại số 203 Nguyễn Huy Tưởng, thuộc phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân (Hà Nội), tọa lạc trên khu đất của nhà máy Dệt 19/5 do chủ đầu tư là Công ty CP HBI kết hợp với đối tác phát triển dự án M.I.K Corporation. Dự án này được quảng cáo là khu chung cư cao cấp "Vườn trong phố", thế nhưng từ khi khách hàng nhận bàn giao căn hộ từ đầu năm 2017, nhiều mâu thuẫn đã xảy ra giữa chủ đầu tư và cư dân. Trong đó có việc cư dân treo băng rôn phản đối, rồi làm tranh biếm họa "tố" chủ đầu tư về việc các tiện ích và chất lượng khác xa so với quảng cáo ban đầu.

Trao đổi với Tiền Phong, phía chủ đầu tư lý giải việc xảy ra tình trạng cư dân 203 Nguyễn Huy Tưởng treo băng rôn và mang xô chậu xuống sảnh ở khu chung cư là liên quan đến việc phí dịch vụ. "Việc này chỉ là những hộ gia đình đang khiếu nại về cách tính diện tích, phí dịch vụ chứ không phải tất cả cư dân. Còn việc cắt nước là thực hiện theo điều khoảng hợp đồng đã ký với khách hàng, họ không đóng phí dịch vụ thì bị cắt", vị này lý giải.

Cụ thể, đại diện Ban quản lý cho biết, sự việc liên quan tới 11 hộ dân vi cố tình không đóng phí dịch vụ kéo dài nhiều tháng (kể từ tháng 11/2017). “Việc không đóng phí dịch vụ đã vi phạm các quy định của Hợp đồng mua bán và nội quy nhà chung cư cũng như Thông tư 02 do Bộ Xây dựng ban hành. Ngoài ra, việc không đóng phí đã làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, vận hành nhà chung cư như không đảm bảo chi phí để duy trì chất lượng dịch vụ”, vị này cho biết.

Đại diện Ban quản lý khu chung cư cũng cho hay, việc phải ngừng cung cấp dịch vụ nước là chuyện cực chẳng đã, không còn cách nào khác, đơn vị buộc phải thực hiện theo đúng quy định.

Nói về mức phí dịch vụ 11.000 nghìn đồng/m2, vị đại diện này cũng cho biết: “Mức phí hiện nay áp dụng tại Dự án Imperia Garden là hợp lý với mặt bằng chung trong khu vực và thấp hơn nhiều so với mức quy định của thành phố Hà Nội khi cho phép áp dụng mức tối đa là 16.500 đồng. 

“Chúng tôi sẵn sàng minh bạch thông tin tài chính và các khoản phí với toàn thể cư dân tại Hội nghị nhà chung cư lần đầu hoặc khi có ban đại diện lâm thời của cư dân. Hiện nay, đại diện chính quyền và chủ đầu tư cũng như Ban quản lý tòa nhà và các hộ dân đã có một số buổi tiếp xúc trao đổi nhằm giải quyết vấn đề”, vị này nhấn mạnh. 


Được biết, hiện cơ quan chức năng của quận Thanh Xuân cũng đang tiến hành làm việc xung quanh sự việc trên. 

  
Duy Phạm-Hải Đăng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vật tế nhân dân ?

Nguyễn Tiến Tường - 



Trước Tết, Ngân hàng Nhà nước ra thông tư “lạ” cho ba ngân hàng 0 đồng “vay” không lãi suất. Luật không cho phép sử dụng vốn ngân sách trực tiếp để tái cơ cấu ngân hàng yếu kém. Nhưng động thái "cho vay" không lãi suất này, không khác về bản chất. Ngân hàng kinh doanh tiền thu lãi, ngân sách lại rót vào không có đồng lãi nào. Đặc biệt nguy hiểm khi rõ ràng “sức khỏe” của ba ngân hàng này sau những đại án là cực thấp. 

Theo con số thống kê chưa chính thức, nợ xấu của cả ba tầm 50-70 nghìn tỉ. Một phần đến từ thất thoát, sai phạm. CB Bank tiền thân là NH Xây dựng thất thoát đến 9 nghìn tỉ, 1 nghìn tỉ vốn nhà nước bốc hơi tại Ocean và 5,5 nghìn tỉ tại GPBank.
Mua lại 0 đồng, nghĩa là phải gánh số nợ xấu nói trên. Và khi tiếp tục bơm tiền ngân sách (tiền thuế của dân) để nuôi, không khác gì “chia đều” hậu quả tham nhũng cho dân? 

Đến lượt Bộ Tài Chính đề xuất tăng kịch khung thuế môi trường cho xăng dầu, một trong các lý do là ngân sách thêm được được khoảng 15,5 ngàn tỉ mỗi năm. Xăng dầu đã cõng một loạt thuế phí lên tới gần 7 ngàn đồng/lít. Với môi trường sống hiện tại của dân, mà cứ vin vào môi trường để tăng thì cực kỳ phi lý. 

Có thể, người làm chính sách nghĩ rằng mỗi người dân chỉ mất 1-2 nghìn đồng để quốc gia có thêm một khoản kha khá. Thế nhưng, xăng dầu sẽ kéo theo chi phí vận chuyển và đẩy hàng hóa lên cao. Chưa kể, tâm lý thị trường đều vin theo giá xăng để tăng giá. Mỗi đợt tăng giá xăng, vật giá leo lên một nấc. Nhà nước có thêm 15,5k tỉ, dân có thêm bao nỗi cay cực. 

15,5 ngàn tỉ cho ngân sách, như muối bỏ bể, tương tự đề xuất tăng thuế VAT để có thêm 59 ngàn tỉ mỗi năm (comment).

Rõ ràng, nỗ lực tự hoàn thiện của thể chế chưa thấm tháp vào đâu so với nguồn năng lượng gần như vô biên dùng để"vặt sức dân". Tư duy đó gần như thành bản năng, nên mỗi quyết sách được ban hành đều vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ, dù có thẩm thấu được vào cuộc sống, cũng là áp đặt thô bạo. 

Ngay cả hậu quả như các đại án ngân hàng, cũng dùng tiền dân giải quyết. Khi ngân khố suy kiệt, lại vay nợ công để dân trả hoặc nhìn xuống dân để tìm cách thu bù. Không thể đòi hỏi nhân dân tín nhiệm thể chế được. 

Vẫn bàng quan với chuyện quốc gia này nuôi công dân, quốc gia kia cấp xe hơi, quốc gia nọ lì xì bạc tỉ. Vì đất nước còn nghèo, không nên đòi hỏi. Nhưng nghèo hay giàu, chức năng của thể chế là kiến tạo giải pháp an dân. Chứ cứ mang dân ra làm giải pháp, thì mãi mãi không có hy vọng!

FB NGUYỄN TIẾN TƯỜNG 24.02.2018

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khoảng trống truyền thông




Đám tang cố thủ tướng Võ Văn Kiệt

Sống chết là quy luật muôn đời, nguyên thủ hay thường dân cũng vậy.

Trong trường hợp bệnh tình nguy kịch của Thủ tướng Phan Văn Khải, lẽ ra Văn phòng Chính phủ nên có thông báo thường xuyên về tình trạng sức khoẻ của ông (và cả của ông Lê Đức Anh) để tránh những khoảng trống cho những lời đồn đoán. 

Sáng 11-6-2008, Thủ tướng Võ Văn Kiệt được đưa từ Singapore về. Báo chí Singapore và BBC Việt Ngữ đưa tin ngay. Nhưng báo chính thống Việt Nam vẫn phải chờ "Thông cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng" (rút kinh nghiệm báo Tuổi Trẻ 1988, bị "dũa" vì đưa tin sớm về cái chết của Tổng bí thư Trường Chinh). Hôm sau, 12-6, Bộ Chính trị, Ban Bí thư mới họp và tới chiều hôm đó, bản thông cáo mới được Thông tấn xã phát đi. Tất cả các báo in phải chờ đến sáng hôm sau, tức là ngày thứ Ba. 

Blog "Yahoo 360" có hẳn gần hai ngày để truyền đi không ít tin đồn. 

Chế độ đã dành nghi lễ quốc tang cho bốn chức danh, việc họp hành lập ban lễ tang chỉ là một công việc rất hình thức và nội bộ. Nếu như, ngay sáng 11-6-2008, Văn phòng Trung ương hoặc Thông tấn xã Việt Nam phát đi một tin ngắn, "Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từ trần", thì cho dù một tuần sau mới phát tang, "Yahoo 360" cũng không bàn tán nhiều như thế. 

Mười năm sau cái chết của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, mức phủ sóng của mạng xã hội mạnh hơn gấp cả trăm lần. Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương và cả Thông tấn xã Việt Nam cũng nên coi lại trường hợp đó để lấp những khoảng trống thông tin đang có.

FB HUY ĐỨC 25.02.2018

Phần nhận xét hiển thị trên trang