Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

Quá dở!

Vũ nhôm đã bị bắt tại Singapore ?



Ông Phan Văn Anh Vũ. Ảnh của báo Pháp Luật
Ngày cuối năm 2017, trên Facebook Nhà Văn, được cho là của blogger Người Buôn Gió có đăng bài viết « Tin chính thức về Phan Văn Anh Vũ ». Xin trích:

"KHẨN CẤP CẦN LIÊN HÊ VỚI CÁC HÃNG THÔNG TẤN QUỐC TẾ. MONG SỰ CHIA SẺ VÀ CUNG CẤP NGUỒN TIẾP CẬN VỚI CÁC HÃNG TRUYỀN THÔNG CŨNG NHƯ CƠ QUAN QUỐC TẾ.

Ngày 21 tháng 12 năm 2017, Phan Văn Anh Vũ xuất cảnh sang Singapore. Đây là chuyến xuất cảnh trong nhiều chuyến xuất cảnh của Phan Văn Anh Vũ đến Sing.

Nhận được tin Vũ xuất cảnh, cơ quan an ninh điều tra A92 bất ngờ trong cùng ngày ập đến khám xét nhà Phan Văn Anh Vũ vào lúc chiều tối, đến sáng hôm sau ngày 22 tháng 12, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công An ra lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ vì tội '' tiết lộ bí mật quốc gia''.

Ngày 28 tháng 12, Phan Văn Anh Vũ xuất cảnh khỏi Sing sang Mã Lai. Tại cửa khẩu bên Sing, hải quan Sing đã giữ Vũ lại vì lý do hộ chiếu có vấn đề.

Cơ quan an ninh Việt Nam đã dùng biện pháp kỹ thuật và thông báo cho Sing hộ chiếu Vũ đang dùng là hộ chiếu giả. Mặc dù Vũ đã dùng hộ chiếu này ra vào Sing nhiều lần.Hiện nay an ninh Việt Nam đang dùng những thủ đoạn trái pháp luật như làm hồ sơ giả của tội danh khác để đòi Sing để dẫn độ Vũ về Việt Nam.
 
Phía nhà nước Sing muốn Vũ được xem xét theo đúng luật pháp Sing và theo công ước quốc tế mà Sing đã ký. Phát ngôn của luật sư Phan Văn Anh Vũ người Singapore cho biết, chiểu theo Hiến pháp của Singapore việc tạm giữ Phan Văn Anh Vũ quá 72 tiếng, như vậy cần phải có một phiên tòa xem xét Sing kết tội Vũ mới được trả về Việt Nam. 
 
Thông tin chính thức, Phan Văn Anh Vũ đã đệ đơn xin tị nạn tại một quốc gia phương Tây. Đơn xin tị nạn đã được gửi và có luật sư nước sở tại đảm nhận vụ việc và gửi hồ sơ đến đại sứ nước đó tại Sing. Việc đưa Phan Văn Anh Vũ trở lại Việt Nam là vi phạm công ước quốc tế và sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Singapore khi thực hiện yêu cầu của an ninh Việt Nam.

Tất cả những cơ quan báo chí quốc tế, cần tiếp xúc để làm rõ hơn thông tin này xin liên hệ với email … hoặc điện thoại …để được cung cấp bằng chứng bắt giữ của Sing cũng như thông tin liên hệ với luật sư của Phan Văn Anh Vũ người Sing.

Tất cả những ai gọi điện lúc này chỉ để hỏi han và không liên quan đến tiếp cận với hãng truyền thông, đều được đánh giá là cản trở, làm chậm thời gian. Các anh em, bạn bè không cần thiết không nên gọi hỏi chuyện."

Kịch bản Trịnh Xuân Thanh lặp lại ???

Một nguồn tin khả tín xác nhận với Thụy My là ông Phan Văn Anh Vũ tức Vũ nhôm đã xuất cảnh (chứ không phải như lời đồn là đang trú ẩn ngay tại Việt Nam). Sẽ tiếp tục thông tin nếu có gì mới.

Một số bình luận ban đầu trên Facebook hôm nay 31/12/2017 :

Huy Đức : Tôi không nghĩ Vũ Nhôm nắm giữ "bí mật quốc gia". Có chăng, anh ấy chỉ nắm "bí mật của những người đã và đang rất quan trọng đối với quốc gia"; "bỏ trốn" chưa hẳn là kịch bản tự nguyện của anh ấy.
Nguyễn Thế Thịnh (đăng trước FB Nhà Văn 5 tiếng đồng hồ) : Tin cuối cùng năm cũ: BẮT PHAN VĂN ANH VŨ (Vũ nhôm). Mình tin bạn nên nói cho biết nhưng đừng nói với ai nghe: Bắt được Vũ nhôm rồi. Bí mật. Đừng nói đó. Mình nghe tối hôm kia mà mình đâu nói.

Bắt Vũ nhôm thì có gì mà không nói, truy nã thì bắt chơ có chi, chỉ ngại nói nhiều cha ăn Tết mất ngon. Ví dụ như báo chí, chạy cuống mà chẳng ai cho dẫn nguồn. Chỉ khi nào "tự đầu thú" mới lên sóng.

Linh Hoàng Vũ : Điệp viên bị bắt tưởng phải cắn cyanure tự sát chứ nhỉ?

Tưởng Bình Minh : Còn ở châu Á mà VN kịp can thiệp là bị tóm lại thôi. Có khi giờ này đã bị điệu về VN rồi.
Phạm Đăng Quỳnh : Nghe nói có nghiệp vụ công an, được đào tạo bài bản, tiền thì nhiều hơn nước biển, đã được đánh động để thoái vốn, tẩu tán cũng khá tài sản, lại nắm giữ nhiều bí mật thâm cung bí sử, dĩ nhiên có nhiều đàn anh hỗ trợ cho thoát, mà không chạy lọt khỏi Đông Nam Á (khi có ý muốn đi xa hơn) thì dở quá. Cả lũ chúng bây chỉ có giỏi… tham.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nếu là người thông minh thực sự, họ sẽ không bao giờ phạm phải việc này!



Giao tiếp giữa người và người, đó là một quá trình biên tập và giải mã tín hiệu thông tin. Vì hai bên có lập trường, hoàn cảnh, kinh nghiệm, văn hóa… khác nhau nên quá trình giải mã tín hiệu thông tin nói trên khó có thể tránh khỏi việc "đọc sai".
Tại sao lại xảy ra cãi vã?
Người thông minh thực sự không bao giờ cãi nhau. Bởi thực ra, mọi chuyện cãi vã đều bắt nguồn từ vấn đề giao tiếp.
Giao tiếp giữa người và người, đó là một quá trình biên tập và giải mã tín hiệu thông tin. Vì hai bên có lập trường, hoàn cảnh, kinh nghiệm, văn hóa… khác nhau nên quá trình giải mã tín hiệu thông tin nói trên khó có thể tránh khỏi việc "đọc sai".
Kết quả của việc "đọc sai" này là sẽ dẫn đến việc hiểu sai, việc xử lý những thông tin tiếp theo vì thế càng lúc càng trở nên rối rắm, mắc sai phạm.
Trong tiềm thức, chúng ta thường có tâm lý đề phòng người khác đánh giá thấp hoặc phủ nhận mình. Dù là ai thì mỗi người cũng đều kỳ vọng người ngoài thừa nhận mình, đó cũng là nguồn động lực để chúng ta tích cực và nỗ lực.
Khi giữa chúng ta xảy ra cãi vã, để nhanh chóng "hạ bệ" đối phương, chúng ta sẽ công kích đối phương trên phương diện đạo đức.
Và khi đó, vấn đề không còn là "hai bên, ai đúng, ai sai" nữa mà đã nâng cấp thành một "trận chiến công kích về nhân cách" và "trận chiến bảo vệ nhân cách".
Vì thế, khi cãi nhau đến một mức độ nhất định, chúng ta không còn cãi nhau để phân rõ ai đúng ai sai nữa mà đơn giản chỉ để thắng, để hả hê.
Hay nói cách khác, chúng ta bị chính cảm xúc của mình "dắt mũi". Và vì thế, cãi vã trở thành quá trình chúng ta đấu tranh với cảm xúc của bản thân. Hay nói cách khác, kẻ thù thực sự khi chúng ta cãi nhau không phải là đối thủ đối diện mà chính là cảm xúc của chúng ta.
Thứ cảm xúc ẩn nấp trong cơ thể mới là kẻ thù lớn nhất trong mỗi con người. Đáng sợ nhất là: Con người một khi bị cảm xúc chi phối, phần ma quỷ trong tâm sẽ tranh thủ cơ hội này lộ diện.
Đây cũng chính là nguồn cơn của nhiều hành vi kích động. Và sự kích động nhất thời sẽ gây ra hàng loạt những việc đáng hối hận cả đời. Nếu là người thực sự thông minh, họ sẽ không đưa mình vào tình huống này.
Vì thế cho nên, khi chúng ta bị giận dữ, kích động, tuyệt đối không nên vội vã "phản công", hãy kiềm chế bằng cách đếm từ 1 đến 10, sau đó tiếp tục giao lưu, nói chuyện.
Trên thế giới không có một cuộc tranh cãi nào có phần thắng
Cãi nhau, thứ mà tất cả những người trong nhận được đều là sự thua cuộc, không có người thắng mà chỉ có ai thua thảm hơn ai mà thôi.
Bản chất của cãi nhau chính là dùng sai lầm của người khác để trừng phạt bản thân. Vậy thì hà cớ gì phải khổ sở mà cãi nhau?
Hãy nhớ rằng: Tuyệt đối đừng bao giờ tùy tiện mở miệng làm tổn thương người khác. Lúc tranh cãi, hãy bàn đúng việc cần bàn, nói đúng việc cần nói, đừng đặt mình ngang với đối phương và dễ dàng để bản thân rơi vào trạng thái mất kiểm soát.
Mỗi một người khiến bạn đau khổ nhất định sẽ khiến bạn trưởng thành hơn. Mỗi lần trải qua đau khổ, nội tâm bạn sẽ mạnh mẽ hơn. Những yếu tố đó, ở một mức độ nhất định, sẽ tốt cho bạn.
Đạo lý này, có lẽ mỗi người trong chúng ta đều có thể hiểu.
Có một đoạn phân tích rất sâu sắc như thế này:
Hai người đang giận dữ, khoảng cách giữa hai trái tim ở rất xa nhau. Để thu hẹp khoảng cách đó, khiến đối phương nghe được mình mà họ phải hét lên thật to.
Nhưng, càng hét to, người ta lại càng giận dữ, càng giận dữ, khoảng cách giữa hai người lại càng xa, càng xa lại càng hét to hơn…
Trong khi đó, hai người yêu nhau, tình huống hoàn toàn trái ngược. Không những không hét lên mà lời nói giữa họ hết sức nhỏ nhẹ, dịu dàng. Bởi vì khi đó trái tim họ đang ở rất gần nhau, hầu như không có khoảng cách.
Có những người ở gần cạnh nhau mà xa cách tựa chân trời, có những người xa tận chân trời lại gần ngay trước mắt, tất cả quyết định bởi khoảng cách của trái tim.
Vì thế, nếu bạn gặp một người không muốn cãi nhau với bạn, hãy bình tĩnh. Không phải họ không biết cãi nhau mà họ không muốn đặt mình vào trạng thái của một người nóng nảy.
Và có một cách để chúng ta đoạn tuyệt với cãi nhau, đó là học cách bao dung, đặt mình vào vị trí của người khác để đánh giá, xem xét vấn đề.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tập Cận Bình “đả hổ”: số liệu kinh người



Gần đây, có báo thống kê lại số liệu các quan chức ngã ngựa trong 4 năm kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm chính quyền Trung Quốc. Các con số khiến người ta phải giật mình.
chinh bien Tap Can Binh
Ngày 22/8, trang báo nhà nước “Nhân Dân Luận Đàn” đăng bài “Chuyên gia thảo luận đặc điểm của quan chức cấp cao hủ bại: Quan – Thương cấu kết là con đường chính, sinh hoạt hủ hóa là hiện tượng”, phân tích đặc điểm của quan trường hủ bại tại Trung Quốc. Trong đó, tác giả chỉnh lý và thống kê số quan chức bị bắt điều tra từ sau Đại hội 18 (từ 15/11/2012 đến 31/7/2016) so sánh với từ lúc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đến nay.
Từ lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nắm chính quyền vào năm 1949 đến Đại hội 18, số lượng quan chức cấp cục của tỉnh trở lên bị “ngã ngựa” là 145 người, tính bình quân là mỗi năm có 2,3 người bị điều tra và kết án. Tuy nhiên, chỉ riêng từ sau Đại hội 18 đến nay mới có 4 năm, bình quân mỗi năm có 45 người bị bắt điều tra, tính ra so với lúc trước là gấp khoảng 20 lần.
Từ năm 1978 đến trước Đại hội 18, số quan chức cấp quốc gia bị bắt điều tra chỉ có 4 người. Tuy nhiên, chỉ từ Đại hội 18 đến nay chưa đầy 4 năm thì đã có 2 quan chức cấp phó và 1 quan chức cấp trưởng cấp quốc gia đã bị “ngã ngựa”, tính số lượng người thì tương đương với 35 năm trong quá khứ.
Báo mạng “Tài Tân” lúc trước cũng thống kê, sau Đại hội 18, Ủy ban Kỷ luật Trung ương (UBKL) đã thông báo xử lý theo kỷ luật đảng 108 quan chức cán bộ.
Tờ “South China Morning Post” ngày 8/7 cũng đăng bài viết cho biết, 4 năm sau Đại hội 18, có 13 ứng viên cho Ủy viên Trung ương ĐCSTQ đã “ngã ngựa”. Số lượng tương đương với 91 năm trước đó cộng lại: từ năm 1921 lúc ĐCSTQ thành lập cho đến năm 2012 là 91 năm, tổng lại chỉ có 9 người bị loại.
Từ sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm chính quyền đã quyết liệt “đả hổ”, cô lập và thanh tẩy các thành viên thuộc phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đang là các quan chức giữ chức vụ trưởng các cơ quan chính quyền hay giữ quyền lực quan trọng trong ĐCSTQ. Ông Tập Cận Bình bố trí lại nhân sự, đã cho điều tra và bắt hơn 100 người giữ chức từ Phó cục trở lên trong đảng, chính quyền và quân đội, đa số bị bắt đều là các nhân vật trọng yếu của phái Giang.
Sau Đại hội 18, trong số 204 Ủy viên Trung ương, đã có đến 9 người là Ủy viên Trung ương bị bắt điều tra: Tưởng Khiết Mẫn, Lí Đông Sinh, Dương Kim Sơn, Lệnh Kế Hoạch, Chu Bản Thuận, Dương Đống Lương, Tô Thụ Lâm, Vương Mân.
13 ứng viên cho Ủy viên Trung ương bị bắt bao gồm: Lí Xuân Thành, Vương Vĩnh Xuân, Vạn Khánh Lương, Trần Xuyên Bình, Phan Dật Dương, Chu Minh Quốc, Phạm Trường Bí, Vương Mẫn, Dương Vệ Trạch, Cừu Hòa, Dư Viễn Huy, Lữ Tích Văn, Lí Vân Phong.
Trong số đó, đại đa số đều là quan chức phái Giang, hoặc là có quan hệ chặt chẽ với các quan chức cấp cao của phái Giang.
Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch v.v. từng bị chỉ trích là “bè lũ bốn tên mới”. Tháng 9 năm ngoái, có phân tích của quân đội Trung Quốc, bài “Tin tức quân sự toàn cầu” cho biết những người như Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Bùng, Lệnh Kế Hoạch và Tô Vinh v.v. đều có liên quan chặt chẽ đến ông Giang Trạch Dân.
Ngoài ra, trang web của Cục kiểm sát thuộc UBKL ngày 11/8 cũng công bố, nửa đầu  năm nay đã có 41 cán bộ cấp cục của tỉnh bị xử lý kỷ luật, trong toàn quốc có 163.000 người bị xử lý, trong đó có 134.000 người bị xử lý kỷ luật đảng.
Tự Minh / TrithucVN


Phần nhận xét hiển thị trên trang

‘Death by China’: Đọc và chêt lặng




“Chết vì tay Trung Quốc. Đây là một nguy cơ hết sức thật mà tất cả chúng ta giờ đây đều phải đối mặt, khi mà quốc gia đông dân nhất thế giới và sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới nhanh chóng biến thành kẻ ám sát hiệu quả nhất hành tinh”.
Tháng 12/2016, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump bổ nhiệm kinh tế gia Peter Navarro, người công khai chỉ trích Trung Quốc, làm người đứng đầu Hội đồng thương mại Quốc gia.Ông Navarro sẽ điều hành Hội đồng Thương mại Quốc gia của Nhà Trắng và đề ra chính sách thương mại và công nghiệp.
Giáo sư này từng làm cố vấn cho ông Trump trong chiến dịch tranh cử.
Những tác phẩm đã xuất bản của ông gồm The Coming China Wars (Chiến tranh sắp đến với Trung Quốc) và Death by China (Chết dưới tay Trung Quốc), trong đó ông chỉ trích gay gắt chính sách Trung Quốc.
Ra mắt năm 2011, cuốn sách Death by China (Chết vì tay Trung Quốc) của hai học giả Mỹ Peter Navarro và Greg Autry đã gây tiếng vang trên toàn thế giới.
Tên đầy đủ của tác phẩm phi hư cấu (non-fiction) này là Death by China – Confronting the Dragon – A Global Call to Action, tạm dịch: Chết vì tay Trung Quốc – Đối đầu với con rồng – Lời kêu gọi hành động toàn cầu.
Một bài điểm sách trên tờ Huffington Post viết rằng Death by China mô tả hàng loạt phương cách mà Trung Quốc đe dọa an ninh thế giới: Từ can thiệp vào tiền tệ, đến chính sách mậu dịch bóc lột, đến lao động nô lệ và những sản phẩm tiêu dùng chết người.
Do đó, có thể thấy là ngôn ngữ, cách viết của hai tác giả trong Death by Chinakhông tránh khỏi có phần gay gắt, có những đoạn thật sự như lời kêu gọi toàn cầu cảnh giác với “âm mưu của chính quyền Trung Quốc”, ví dụ, ngay ở câu mở đầu chương I, phần I:
“Chết vì tay Trung Quốc. Đây là một nguy cơ hết sức thật mà tất cả chúng ta giờ đây đều phải đối mặt, khi mà quốc gia đông dân nhất thế giới và sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới nhanh chóng biến thành kẻ ám sát hiệu quả nhất hành tinh”.
Hay là: “Và đây là bí mật nhỏ bé và bẩn thỉu nhất về tham vọng thực dân của Trung Quốc. Trong khi phong tỏa tài nguyên thiên nhiên (của các nước) và giữ rịt lấy các thị trường mới – đó là những mục tiêu chiến lược chính – thì các nhà hoạch định chính sách ở trung ương của Bắc Kinh còn muốn xuất khẩu một cách có hệ thống hàng triệu công dân Trung Quốc sang “các nước vệ tinh” của họ ở châu Phi và châu Mỹ Latin, nhằm làm giảm áp lực lên Trung Hoa lục địa vốn đang trong tình trạng nhân mãn”.
Tuy vậy, trên thực tế, Death by China là kết quả của quá trình nghiên cứu, khảo sát của hai tác giả tại nhiều địa phương, nhiều công xưởng, nhà máy ở Trung Quốc. Và có lẽ hai ông chủ ý chọn cách viết ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, để thông tin dễ đến với độc giả (dù có thể tạo cảm tưởng chủ quan, chưa đủ thuyết phục).
Ở khía cạnh này, có thể nói Death by China là một cuốn sách dày đặc thông tin, được trình bày theo một cách dễ hiểu, ít số liệu và lý luận, để độc giả bình dân có thể dễ dàng tiếp thu. Chẳng hạn, ở chương 2, nói về những độc tố trong sản phẩm “made in China”, Peter Navarro và Greg Autry trích lời một học giả Trung Quốc nói: “Các điều kiện nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc rất tồi tệ. Nhà sản xuất nhồi nhét hàng ngàn con cá và tôm, cua vào môi trường nuôi trồng, nhằm mở rộng sản xuất tới mức tối đa. Điều đó tạo ra một lượng lớn chất thải, gây ô nhiễm nước, lan truyền bệnh dịch, có thể làm chết cả vụ cá nếu không xử lý kịp. Ngay cả khi cá, tôm, cua không chết vì bệnh thì những vi khuẩn còn bám lại như Vibrio, Listeria, Salmonella, có thể làm cho người ăn những sản phẩm này bị nhiễm bệnh”.
Trong lúc chưa thể kiểm chứng những thông tin này, độc giả Việt Nam có thể sử dụng chúng như thông tin tham khảo, thậm chí còn có thể coi đó như một nguồn tham chiếu để “soi người, ngẫm ta”: Rất nhiều điều mà Death by China nêu ra có thể được liên hệ đến chính Việt Nam.
Ngoài ra, ngay cả cho dù phải đọc Death by China với tinh thần khách quan và ít định kiến nhất, chúng ta cũng sẽ thấy rằng điều đọng lại sau cuốn sách là sự tôn trọng những quan điểm của nhà nghiên cứu, tôn trọng tự do học thuật.
Death by China là cuốn sách của NXB Pearson Prentice Hall. Hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry đều là giảng viên tại Đại học California-Irvine (Mỹ). Cuốn sách có các phần như:
Phần 1: “Buyer Beware on Steroids” (Người tiêu dùng, hãy cẩn thận với Steroids): Đề cập đến những sản phẩm độc hại như sữa có chất melamine, đồ chơi trẻ em chứa độc tố…
Phần 2: “Weapons of Job Destruction” (Vũ khí hủy diệt việc làm): Chính sách kìm giữ giá trị nhân dân tệ, tăng cường xuất khẩu, gây thâm hụt thương mại cho thị trường nước khác và đưa đến tình trạng thu hẹp sản xuất, nhân công mất việc làm, thất nghiệp ở các nước khác.
Phần 3: “We Will Bury you, Chinese Style” (Ta sẽ chôn các ngươi theo kiểu Trung Hoa): Bàn về chiến lược hướng ra biển, củng cố hải quân của Trung Quốc, đồng thời tiến hành chiến tranh thông tin, đánh phá trên mạng…
Dưới đây là tổng thuật của báo PHÁP LUẬT TPHCM về cuốn DEATH BY CHINA:
———————————————–

1. Chủ nghĩa thực dân Đại Hán

Cuốn sách Death by China (Chết vì tay Trung Quốc) dành riêng một chương để nói về một đại chiến lược của Trung Quốc nhằm khai thác tài nguyên của các nước nhỏ, xuất khẩu nhân công ồ ạt sang các nước này và tiến tới biến họ thành “thuộc địa kiểu mới”.
Các tác giả cho rằng đây là một thứ chủ nghĩa thực dân mới, mạnh mẽ và quyết liệt hơn chủ nghĩa thực dân cũ của phương Tây nhiều.
Chiến lược đó được gọi (không rõ khởi nguồn từ ai và vào lúc nào) bằng cái tên “Thả mồi và lật lọng” (bait and switch).
Thả mồi và lật lọng
Peter Navarro và Greg Autry viết: Chiến lược thả mồi và lật lọng của Trung Quốc luôn bắt đầu theo cùng một cách: Chủ tịch, hoặc thủ tướng, hoặc bộ trưởng thương mại nước này đến thăm thủ đô của một nước nào đó rất xa, như Djibouti, Niger hay Somalia chẳng hạn. Ông ta đến đó và vẫy vẫy một cuốn sổ séc lớn, chào mời hứa hẹn những khoản vay hào phóng, lãi suất thấp, để xây dựng cơ sở hạ tầng dân sự hoặc quân sự của nước sở tại – bất kể đó là đường sá, cảng biển, hay quốc lộ, có ích lợi, hay một cung điện xa hoa lãng phí cho nhà độc tài đang cầm quyền, hay là súng AK-47s để kìm giữ những người dân cứng đầu cứng cổ dưới gót giày đàn áp.
Và để đổi lấy sự hào phóng của Trung Quốc, tất cả những gì đất nước chớm thuộc địa kia phải làm gồm hai việc. Thứ nhất, họ phải trao quyền kiểm soát tài nguyên thiên nhiên cho Trung Quốc để đổi lấy khoản vay. Từ đó, Trung Quốc phong tỏa luôn nguồn tài nguyên của đất nước, phục vụ mục đích sử dụng riêng. Thứ hai, họ phải mở cửa thị trường cho tất cả những thành phẩm mà các nhà máy, công xưởng ở Trung Quốc sẽ sản xuất bằng nguyên vật liệu thô mà xứ thuộc địa kia cung cấp. Từ đó Trung Quốc phong tỏa luôn một thị trường mới nổi.
Theo hai tác giả, chiến lược “Thả mồi và lật lọng” này đang được Trung Quốc tiến hành trên toàn thế giới. Ví dụ, CHDC Congo đã “tặng” cho Trung Quốc kho tài nguyên đồng đỏ trị giá hàng tỉ đô la để nhận về dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Ghana đổi ca cao lấy cơ sở hạ tầng. Nigeria đổi khí đốt lấy nhà máy điện, v.v. Song đáng tiếc là chẳng nước nào trong số này đạt được mục đích thịnh vượng.
Khát tài nguyên
Như nhiều tài liệu khác bàn về chiến lược của Trung Quốc “thu mua” tài nguyên trên toàn cầu, Death by China cũng cho rằng một trong các nguyên nhân dẫn đến việc Trung Quốc kiếm tìm tài nguyên khắp nơi là do nhu cầu tiêu thụ khổng lồ của họ. Cuốn sách cho biết Trung Quốc là nơi tiêu thụ: một nửa lượng xi măng của thế giới, gần nửa lượng thép, một phần ba lượng đồng đỏ, một phần tư lượng nhôm, khối lượng cực lớn crôm, côban, liti, kẽm, gỗ v.v.
Tuy nhiên, vấn đề là không phải nước nào khát tài nguyên cũng đều hành xử như vậy. Hai tác giả nhận xét rằng, trong khi phần lớn các quốc gia trên thế giới đều xuất nhập khẩu tài nguyên thông qua hệ thống giá cả trên thị trường quốc tế, tức là đều dựa vào thị trường tự do để phân phối (hai ông gọi đây là “chủ nghĩa tư bản hợp tác”), thì Bắc Kinh thực thi “chủ nghĩa tư bản thực dân” trên khắp châu Phi, châu Mỹ Latin và nhiều nước châu Á. Death by China đưa ra một định nghĩa về chủ nghĩa thực dân Đại Hán này: “Nắm quyền kiểm soát tài nguyên thiên nhiên – tài sản thật sự của quốc gia thuộc địa. Xuất khẩu tài nguyên đó về Trung Quốc, thay vì để cho nước sở tại sử dụng tài nguyên ấy để phát triển kinh tế. Sau đó tái xuất nguyên vật liệu thô ấy trở lại nước sở tại nhưng lần này dưới hình thức thành phẩm, hàng hóa. Toàn bộ quá trình tạo ra công ăn việc làm ở Trung Hoa lục địa, gia tăng lợi nhuận cho các công ty của Trung Hoa lục địa và kéo dài thêm dòng người thất nghiệp ở nước thuộc địa. Ở các nước thuộc địa kiểu mới đó, chỉ còn lại những công việc nguy hiểm nhất, độc hại nhất, nghèo nhất, trong những ngành công nghiệp bóc lột, còn những việc làm có giá trị cao thì đã chuyển hết sang Quảng Châu, Thành Đô hay Thượng Hải”.
“Biển người” phủ khắp lục địa Đen
Một khía cạnh khác của “chủ nghĩa thực dân Đại Hán” là xuất khẩu nhân công. Một dân biểu Ai Cập, ông Mustafa al-Gindi, từng nói: “Sự thực là đến châu Phi, Trung Quốc không chỉ đem theo kỹ sư và nhà khoa học. Họ đến đây mang theo rất nhiều nông dân. Đó là chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Không còn đạo đức, luân lý, giá trị gì nữa cả”.
Theo Death by China, sau khi đã “thả mồi”, tức là cho nước thuộc địa vay tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng, Trung Quốc sẽ “lật lọng” bằng nhiều hình thức, trong đó có việc xuất khẩu nhân công sang nước sở tại để tiến hành công trình xây dựng đó. Các tác giả trích dẫn một cuốn sách có tựa đề China Safari (Cuộc đi săn của người Trung Quốc), nói rằng: “Người Trung Quốc sẽ hút dầu và bơm dầu ấy vào những đường ống do Trung Quốc sản xuất và canh gác, đến một cảng biển do Trung Quốc xây. Tại đây, dầu được đưa vào các bồn của người Trung Quốc và chở về Trung Quốc. Nhân công Trung Quốc sẽ xây cầu đường, đê đập, buộc hàng chục ngàn dân sở tại phải di dời. Người Trung Quốc sẽ trồng trọt, chăn nuôi, để những người dân sở tại sẽ chỉ ăn đồ ăn Trung Quốc, rau cỏ Trung Quốc, với các nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc…”.
Thực ra, những “giai thoại”, “huyền thoại” về chủ nghĩa thực dân kiểu Trung Hoa đã được nhắc đến từ lâu. Tháng 6-2011, trong một cuộc trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Việt Nam tại Trung Quốc nửa đầu thập niên 1980, cũng nhận định: “Họ tiến hành một thứ chủ nghĩa bành trướng hiện đại, chủ nghĩa thực dân mới. Cả thế giới hiện nay không nước nào đi xâm lược, lấy đất của nước khác. Nói đúng hơn, họ có thể xâm chiếm nước khác bằng kinh tế, văn hóa, như Mỹ chẳng hạn nhưng không có nhu cầu lấy đất. Còn Trung Quốc thì vừa lấy đất vừa di dân để chiếm và giữ”, “Cứ nơi nào họ sang làm giúp ta thì họ rào lại, coi như lãnh địa của họ, không ai được vào nữa. Họ nhập hàng hóa, từ đồ ăn thức uống, bát đĩa tới cái… hố xí bệt đều là từ Trung Quốc, không dùng hàng Việt Nam”.
Nguyên do của tình trạng này được hai tác giả của Death by China lý giải: Bắc Kinh cần phải xuất khẩu một cách có hệ thống hàng triệu nhân công lao động sang “các nhà nước vệ tinh” ở châu Phi, châu Mỹ Latin, châu Á, để giảm áp lực của nạn “nhân mãn”.
Một cách thẳng thừng, Peter Navarro và Greg Autry so sánh việc Trung Quốc sử dụng chiến lược thực dân “Thả mồi và lật lọng” trên khắp thế giới cũng giống như việc thắt một thòng lọng quanh cổ tất cả các nền kinh tế, kể cả Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hai ông cho rằng chiếc thòng lọng này sẽ siết lại nếu Mỹ (và các đồng minh, đối tác) không sớm hành động quyết liệt để ngăn chặn. Có lẽ vì tinh thần ấy mà cuốn Death by China mang cái tên “dữ dằn” là Chết vì tay Trung Quốc Đối đầu với con rồng – Lời kêu gọi hành động toàn cầu.
Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của châu Phi, sau Mỹ. Tính đến tháng 8-2007, có khoảng 750.000 công dân Trung Quốc ở lại sau khi đã hết thời gian làm việc tại châu Phi, hơn 700 công ty Trung Quốc làm ăn ở 49 nước châu Phi.
Trung Quốc gom nhặt tài nguyên thiên nhiên của châu Phi – dầu hỏa, khoáng sản quý – để nuôi nền kinh tế đang mở rộng, cũng như tìm kiếm thị trường mới cho các doanh nghiệp đang lớn của họ. Năm 2006, thương mại hai chiều tăng tới 50 tỉ USD. Không phải mọi giao dịch đều liên quan đến trao đổi tiền tệ trực tiếp: Năm 2007, chính phủ Trung Quốc và Congo đã đạt thỏa thuận, theo đó những công ty quốc doanh Trung Hoa sẽ tham gia những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho Congo, đổi lấy một lượng lớn nguyên vật liệu khai thác từ các mỏ đồng của Congo. (Wikipedia)

2. Đồng nhân dân tệ trở thành vũ khí

Một cách nghịch lý, Trung Quốc phải tăng thêm dự trữ USD để bảo vệ kho dự trữ đang bị mất dần giá trị.
Death by China(Chết vì tay Trung Quốc) mở đầu chương bàn về chiến tranh tiền tệ bằng việc dẫn lời một nhà hoạt động người Mỹ, Eric Lotke, nói rằng: “Công nhân Mỹ có thể cạnh tranh ngang ngửa từng đôla với công nhân Trung Quốc. Họ chỉ không thể cạnh tranh giữa đôla với đồng nhân dân tệ đã được can thiệp điều khiển”.
Theo số liệu do chính Trung Quốc công bố, vào năm 2009, kho dự trữ ngoại tệ của họ đã tăng thêm 453 tỉ USD so với năm trước đó, để đạt khoảng 2.400 tỉ USD.
Có thể biến Mỹ thành con nợ
Trong một bài báo đăng trên Newsweek số ra ngày 1-2-2010, tác giả Robert J. Samuelson đưa ra một kịch bản xấu, rằng nếu bỗng nhiên Trung Quốc bán tống bán tháo kho dự trữ này thì đồng USD sẽ mất vai trò đồng tiền mạnh của thế giới và nước Mỹ sẽ bị giảm sút cả uy tín lẫn quyền lực. Tuy vậy, Trung Quốc sẽ không làm thế, vì lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ đó rất có ích cho họ: Thứ nhất là họ có thể dùng tiền ấy để mua công trái của Mỹ, để trở thành chủ nợ của chính phủ Mỹ. Thứ hai là họ dùng ngoại tệ để đầu tư vào nguyên liệu (dầu hỏa, khoáng sản), công nghệ hoặc đem đi viện trợ, cho vay để gây ảnh hưởng chính trị lên các nước khác. “Tóm lại, Trung Quốc có một bó tiền trị giá 2.400 tỉ USD để tùy nghi sử dụng. Vấn đề tức cười là: Mặc dù họ than thở là họ giữ quá nhiều trái phiếu của Mỹ nhưng chính việc nắm giữ trái phiếu này lại giúp đỡ các mục tiêu kinh tế của Trung Quốc: Tạo công ăn việc làm cho người lao động bằng cách xuất khẩu và ngăn ngừa nạn khan hiếm các loại nguyên liệu thiết yếu (…). Nhưng điều gì tốt cho Trung Quốc chưa chắc đã tốt cho phần còn lại của thế giới, kể cả nước Mỹ” – Robert J. Samuelson viết.
Đó cũng chính là những gì chương “Chết vì đồng nhân dân tệ: Ngọa hổ, tàng long” trong cuốn sách Death by China đề cập.
Thao túng tiền tệ
Hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry khẳng định: “Nếu đồng tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi thì hành động thao túng đồng nội tệ của Trung Quốc – đồng nguyên (tức là nhân dân tệ) – là nguyên nhân gốc rễ của mọi vấn đề tồn tại trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung”.
Mỹ chịu thiệt thòi to lớn trong quan hệ đó. Các tác giả viết: “Về quy mô tuyệt đối, mỗi ngày, Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều hơn 1 tỉ USD so với xuất khẩu. Về quy mô tương đối, gần nửa thâm hụt về mậu dịch hàng hóa của Mỹ là do Trung Quốc gây ra và nếu không tính dầu hỏa thì mức thâm hụt là 75%”. Hai ông nêu rõ: “Nếu Mỹ muốn giảm thâm hụt thương mại để thúc đẩy tăng trưởng và tạo thêm việc làm, điểm khởi đầu tốt nhất là cải cách tiền tệ ở Trung Quốc”.
Navarro và Autry giải thích Bắc Kinh đạt được thặng dư mậu dịch là nhờ duy trì chính sách can thiệp để gắn chặt đồng nhân dân tệ với đôla Mỹ, trong đó nhân dân tệ được định giá rất rẻ (1 USD ăn 6 RMB), chỉ khoảng 40% giá trị thực. Thực ra, điều này đã được giới chuyên gia và truyền thông quốc tế nói đến từ lâu; Death by China cũng không đưa ra được thêm nhiều bằng chứng hay kiến giải mới, mang tính khoa học. Tuy nhiên, cuốn sách diễn đạt một cách khá thẳng thắn và dễ hiểu: Cứ mỗi đôla hàng bán sang thị trường Mỹ, nhà xuất khẩu Trung Quốc chỉ phải đặt mức giá khoảng 60 cent, chẳng khác gì được nhà nước trợ giá. Ngược lại, mỗi đôla sản phẩm bán vào Trung Quốc, doanh nghiệp Mỹ phải định giá hàng cao hơn thế – như một loại thuế gián thu vậy. Bên cạnh đó, họ còn phải trả thêm khoảng 30% thuế trực thu.
Death by China phân tích: “Quá trình bắt đầu khi tôi và bạn đi vào một cửa hàng, ví dụ Walmart và mua một sản phẩm nhập từ Trung Quốc. Sau đó những đồng đôla của chúng ta sẽ được chuyển ra ngoài (tức là về Trung Quốc – ND). Khi ấy để duy trì tỉ giá cố định giữa USD và RMB, Trung Quốc sẽ phải nhanh chóng tái xuất “đồng đôla Walmart” trở lại thị trường Mỹ, bằng cách mua các tài sản tài chính như trái phiếu chính phủ Mỹ, bất động sản hoặc các công ty Mỹ; bằng không, đồng nguyên sẽ chịu áp lực rất lớn phải tăng giá”.
“Ăn mày hàng xóm”
Đến đây, Death by China đưa ra một khái niệm mà có lẽ còn ít độc giả bình dân biết: “Và bây giờ là diễn biến thú vị nhất trong câu chuyện khống chế tiền tệ của Trung Quốc: Trước khi chính phủ Trung Quốc có thể tái xuất bất cứ đồng đôla Walmart nào, họ phải giành quyền kiểm soát số đôla mà các nhà xuất khẩu đã tích lũy được. Việc này đòi hỏi phải có một quá trình phức tạp gọi là khử trùng”.
Khử trùng đồng đôla Walmart, tức là ép doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc phải mua trái phiếu chính phủ Trung Quốc bằng mệnh giá đôla. Cho mỗi trái phiếu bị buộc phải mua (như một hình thức giao nộp đôla cho chính quyền), doanh nghiệp sẽ được nhận khoảng 4% lãi suất. Sau đó, chính phủ Trung Quốc sẽ tái đầu tư những đồng bạc đã được “khử trùng” này vào trái phiếu chính phủ Mỹ, với lãi suất dưới 2%. Nghĩa là họ sẽ mất ít nhất 2% cho mỗi đồng đôla mà họ “khử trùng” và tính tổng cộng thì sẽ mất tới hàng tỉ USD. Tại sao ngân hàng trung ương lại có thể chịu thiệt như thế? “Đó là bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc quan tâm đến tạo công ăn việc làm để duy trì ổn định chính trị và quyền lãnh đạo đất nước hơn rất nhiều so với tạo thu nhập” – cuốn sách viết. “Đây là một trong những khác biệt lớn nhất giữa chủ nghĩa tư bản của Mỹ và chủ nghĩa tư bản nhà nước “ăn mày hàng xóm” của Trung Quốc”.
Bạn đọc có thể thấy nhận định trên đây của Peter Navarro và Greg Autry về hoạt động “khử trùng đồng đôla” có phần nào chủ quan và thiếu thuyết phục, vì không lẽ Trung Quốc chấp nhận (và chịu đựng) được lâu dài tình trạng đi vay với lãi suất 4% và cho vay lãi suất dưới 2%? Ngoài ra, cũng từng có những chuyên gia tài chính quốc tế chỉ ra rằng việc Trung Quốc ôm một kho dự trữ 2.400 tỉ USD không phải hoàn toàn là điều tốt. Ngay từ giữa năm 2009, nhà kinh tế Đức Wrich Volz đã viết: “Trung Quốc rất lo lắng cho sự an toàn tài sản của họ. Họ sợ là chính phủ Mỹ theo đuổi những chính sách tài chính và tiền tệ bất cẩn sẽ làm giảm giá trị tài sản của mình”, “Mọi việc cho thấy là nếu họ bán tống bán tháo số USD này đi, sẽ gây nên cuộc khủng hoảng của đồng đôla”.
Tuy nhiên, chính sách “ăn mày” của Trung Quốc thì đã được nhiều người khác nói tới từ lâu. Keith Bradsher viết trên tờ New York Times rằng đất nước này “ăn mày công dân của chính họ, bằng cách giữ mức lương và lãi suất ngân hàng thấp để hỗ trợ xuất khẩu”. Trong Death by China, hai tác giả nhận định Trung Quốc còn “ăn mày hàng xóm”: “Họ tuyên bố là nếu đồng nhân dân tệ mạnh lên thì sẽ làm sụt giảm nghiêm trọng xuất khẩu, phá hoại nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng đó chỉ là một cách khác để nói rằng cách duy nhất để Trung Quốc có thể tăng trưởng là đi ăn mày phần còn lại của thế giới”.
Sự mất cân đối trong quan hệ mậu dịch của Mỹ với Trung Quốc không bao giờ có thể tồn tại trong một thế giới tự do thương mại, nơi Trung Quốc để cho đồng tiền của họ dao động giá thoải mái cùng với những đồng tiền được thả nổi khác như yen Nhật, franc Thụy Sĩ, real Brazil, rupee Ấn Độ và đôla Mỹ. (…) Bởi vì trong thế giới tự do thương mại, khi thâm hụt của Mỹ tăng lên, đồng đôla sẽ giảm giá tương đối so với nhân dân tệ. Khi đôla giảm giá, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc sẽ tăng, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc giảm xuống và mậu dịch song phương sẽ cân bằng trở lại. Tuy nhiên, bằng việc gắn chặt đồng nhân dân tệ với đôla, Trung Quốc đã phá hoại cơ chế thương mại tự điều chỉnh, phá hoại khuôn khổ tự do thương mại đặt trên nền tảng nguyên tắc các bên cùng có lợi”. (Death by China)

3. “Sát thủ” hacker đỏ

Death by China đề cập đến hàng loạt kiểu “chết vì tay Trung Quốc” của thế giới, như chết vì thực phẩm độc hại, chiến tranh tiền tệ, vũ khí hủy diệt, tận thu tài nguyên thiên nhiên…
Chương 10 – “Chết vì hacker đỏ” có lẽ là một trong các chương sách tập trung những lời chỉ trích gay gắt nhất nhằm vào Trung Quốc.
Theo hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry, Trung Quốc đã xây dựng được một đội “hacker đỏ” chuyên nghiệp, mối đe dọa có sức phá hoại tương đương một mạng lưới điệp viên dày đặc, mà xét cho cùng có khi lại hiệu quả hơn sử dụng điệp viên. Bởi lẽ thay vì phải chi hàng tỉ đô la cho việc đào tạo gián điệp, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật cao thì hoàn toàn có thể làm mọi thứ chỉ qua mạng.
Đột nhập vào mạng của Lầu Năm Góc
Hai tác giả đưa ra một loạt lời buộc tội: “Những “tin tặc đỏ” đã xâm nhập vào mạng của NASA, Lầu Năm Góc, Ngân hàng Thế giới; tấn công Phòng Công nghiệp và An ninh trực thuộc Bộ Thương mại Mỹ dữ dội đến mức cơ quan này phải phá bỏ hàng trăm máy tính; xóa sạch mọi ổ cứng của dự án Máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35; và gần như ném bom rải thảm hệ thống kiểm soát không lưu của Không lực Hoa Kỳ”.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2008, hacker đỏ của Bắc Kinh còn đột nhập vào máy chủ email của cả phe Obama lẫn phe McCain và Nhà Trắng. “Tại một trong những sự vụ trơ trẽn nhất trong lễ tân ngoại giao, máy tính của bộ trưởng Thương mại Mỹ và một số nhân viên đã bị đánh cắp, bị cài đầy phần mềm gián điệp, nhân một chuyến công du của bộ trưởng tới Bắc Kinh”.
Cuốn sách đưa ra những lời buộc tội có thể khiến người đọc… ù tai. Chẳng hạn, nói về một chiêu thức hành nghề của tin tặc thời hiện đại: Thời xưa, ngành tình báo phải sử dụng tới mỹ nhân kế như Mata Hari để moi thông tin từ “đối tác”. Thời nay, “ngoài những gái điếm và các phòng khách sạn đầy “bọ” (thiết bị nghe trộm – PV) ở Thượng Hải, các điệp viên Trung Quốc còn tặng cho con mồi của họ thẻ nhớ đầy virus, thậm chí cả camera kỹ thuật số. Theo Cục Tình báo MI5 của Anh, một khi được gắn vào máy tính của nạn nhân, những thiết bị này sẽ cài đặt ngay phần mềm cho phép hacker giành quyền kiểm soát”.
Làm hacker cũng giống một ngôi sao nhạc rock
Death by China đưa ra một số lý giải, có lẽ khá đơn giản, về mục tiêu hành động của tin tặc Trung Quốc. Cuốn sách cho rằng hacker đỏ muốn làm gián đoạn hoạt động của các trang web ở phương Tây, bằng cách đánh sập hoặc tấn công từ chối dịch vụ. Ngoài ý muốn phá hoại, hacker đỏ cũng nhắm đến việc ăn cắp những thông tin có giá trị như số thẻ tín dụng, thông tin cá nhân hoặc hơn thế: Bí quyết công nghệ, bí mật thương mại, hồ sơ mời thầu và dự thầu, tình hình tài chính của một công ty nào đó, rồi thông tin về vũ khí, quân sự.
Nhưng đó mới là bề nổi, tức là mục tiêu mà các hacker hướng đến. Còn bản chất của việc họ hành động như thế lại là chuyện khác. Navarro và Autry trích dẫn một trao đổi trên diễn đàn hội thảo về an ninh thông tin của hacker Trung Quốc. Hỏi: “Khi nào chúng ta tiến hành hack?”. Đáp: “Nếu đó là vấn đề có ảnh hưởng tới chúng ta trên bình diện quốc tế, thì khi ấy chúng ta sẽ huy động các thành viên tổ chức tấn công”.
Câu trả lời hé lộ một phần nguyên nhân của hiện tượng tin tặc: Đó là tinh thần dân tộc bị đẩy tới mức cực đoan ở một bộ phận người dân Trung Hoa. Death by China trích lời một chuyên gia về tin tặc Trung Quốc, ông Scott Henderson, nói rằng ở nước này, làm hacker “cũng giống như làm ngôi sao nhạc rock”, đó là “một sự nghiệp mà có đến một phần ba trẻ em tuổi đi học ở Trung Quốc mơ ước”.
Có bàn tay chính quyền phía sau?
Phần gây tranh cãi nhất của chương này có lẽ nằm ở những khẳng định rằng chính quyền Trung Quốc đứng sau các chiến dịch tấn công trên mạng. Lập luận của hai tác giả cuốn sách là: Không thể có chuyện hacker hoạt động mà không có bàn tay dẫn dắt của Bắc Kinh, nhất là khi chính quyền Trung Quốc vốn có chế độ kiểm soát Internet ngặt nghèo nhất thế giới. Không hacker nào có thể thoát khỏi tay chính quyền một khi cơ quan an ninh và cảnh sát đã muốn bắt và xử lý. Ví dụ một hacker ở tỉnh Hồ Bắc can tội đột nhập vào website của cơ quan nhà nước và thay ảnh chân dung một quan chức bằng ảnh cô gái mặc bikini. Người này nhanh chóng bị bắt và kết án 1,5 năm tù. Vụ việc đã được đăng tải trên tờ Nhân Dân Nhật Báo.
Trong khi đó thì rất nhiều vụ tin tặc nghiêm trọng khác lại không được điều tra. Navarro và Autry dẫn ra một loạt trường hợp hacker Trung Quốc tấn công mạng nước ngoài và hành động của họ hoàn toàn có thể làm phương hại quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và nước nạn nhân, vậy mà họ vẫn không bị trừng trị. Ví dụ như khi Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đi thăm ngôi đền chiến tranh Yasukuni, hacker Trung Quốc đã xóa website của ngôi đền này, ghi đè lên đó hàng chữ: “Gái đái lên toilet Yasukuni”. Còn khi Liên hoan Phim Melbourne ở Úc chiếu phim tài liệu về một nhà lãnh đạo người Duy Ngô Nhĩ, hacker Trung Quốc đánh phá website của liên hoan phim dữ dội đến mức ban tổ chức không bán được vé qua mạng. Một số nhóm tin tặc như Liên đoàn Hắc khách Trung Quốc (China Hacker Union) được cho tồn tại và hoạt động công khai, thậm chí mở cả văn phòng.
Bạn đọc có thể thấy lập luận buộc tội của Death by China chưa đủ thuyết phục, vì dù sao đi nữa “án tại hồ sơ” song cuốn sách lại không chỉ ra được một bằng chứng mạnh mẽ nào cho thấy mối liên hệ giữa chính quyền và hacker Trung Quốc, chẳng hạn một chủ trương bằng văn bản chính sách…
Tuy vậy, việc cảnh giác với những tin tặc bị kích động bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan vẫn luôn là điều cần thiết, nhất là khi Việt Nam có nguy cơ là đích ngắm của tội phạm mạng: Năm 2010, một báo cáo của Công ty An ninh mạng McAfee cho thấy 58% tên miền cấp 1 .vn đã trở thành mục tiêu của hacker. Tháng 8-2011, McAfee xác định “cơ quan chính phủ Việt Nam nằm trong số 72 tổ chức chính phủ trên thế giới là mục tiêu của đợt tấn công lớn nhất mà tin tặc tiến hành để lấy dữ liệu mạng, được McAfee phát hiện”. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao khi đó, bà Nguyễn Phương Nga, cho biết: “Chúng tôi rất quan tâm đến những thông tin mà McAfee đưa ra. (…) Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực hợp tác cùng cộng đồng quốc tế phòng, chống các hành vi phá hoại an ninh mạng”.
Tháng 5-1999, trong chiến dịch NATO tấn công Nam Tư, máy bay Mỹ ném bom trúng Đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade, làm chết ba công dân Trung Hoa. Hàng ngàn email từ Trung Quốc đã “dội bom” làm sập website của Nhà Trắng. Tin tặc cũng chiếm website của Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, chèn lên trang chủ dòng chữ “đả đảo bọn man rợ”. Tháng 3-2008, hãng tin CNN (Mỹ) đưa tin về bạo loạn ở Tây Tạng. Ngay sau đó website của CNN bị phá và ghi đè dòng chữ “Tây Tạng đã, đang và sẽ luôn luôn là một phần của Trung Quốc”. (Wikipedia)

4. Sữa melamine – “vũ khí hủy diệt hàng loạt”

Trong phần đầu tiên của cuốn sách Death by China đã đề cập đến những sản phẩm độc hại “made in China” như sữa có chất melamine, đồ chơi trẻ em chứa độc tố…
Những dòng mở đầu cuốn sách lên án các nhà sản xuất Trung Quốc một cách gay gắt: “Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, những doanh nhân Trung Quốc vô đạo đức đang làm thị trường thế giới ngập trong cơn lũ hàng loạt hàng hóa làm hại xương cốt, gây ung thư, gây cháy nổ, độc và giết người. Đối với trẻ em, các sản phẩm nguy hiểm đó bao gồm từ vòng tay, vòng cổ và đồ chơi có chất chì, cho đến quần áo gây cháy và quần yếm chứa độc tố.
Dòng sữa… giết thận
Hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry cho biết từ lâu nay, đồ ăn và thuốc của Trung Quốc luôn xếp số 1 trong danh sách bị chặn lại ở biên giới hoặc bị thu hồi theo lệnh của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ và Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu. Thế mà, điều đáng lo ngại là các hãng thuốc Trung Quốc đang chiếm phần lớn thị trường thế giới: 70% lượng penicillin, 50% lượng aspirin, 33% lượng Tylenol và rất nhiều kháng sinh, enzim, vitamin (ví dụ họ cung cấp tới 90% lượng vitamin toàn cầu).
Melamine là một hóa chất hữu cơ rất giàu đạm (nitơ). Khi kết hợp với formaldehit, nó tạo thành keo melamine, rất bền nên được dùng để làm phoocmica, bảng trắng. Nó còn được sử dụng trong sản xuất chất cháy chậm, phân bón hoặc nhựa siêu dẻo. Đó là thứ hóa chất hữu ích nhưng nếu “bổ sung melamine” vào các sản phẩm như sữa bột trẻ em, thức ăn chó mèo, v.v. thì sẽ là… giết thận.
Tháng 9-2008, vụ bê bối “sữa melamine” bắt đầu ở Bắc Kinh, khi Thủ tướng New Zealand, bà Helen Clark, thông báo cho Bắc Kinh về hiện tượng sữa nhiễm độc nhưng phải tới giữa tháng thì chính quyền Trung Quốc mới có phản ứng (đặc biệt theo hướng ngăn chặn truyền thông đưa tin về sự cố).
Tính đến cuối năm 2008, ở Trung Quốc có gần 300.000 trẻ em bị bệnh sỏi thận và suy thận, sáu trẻ chết. 22 công ty sản xuất sữa đã cho melamine vào sản phẩm để tăng đạm. Theo Navarro và Autry, melamine vốn giàu nitơ, mà lượng nitơ đó thì rất giống như một hàm lượng protein cao. Nói cách khác, không phân biệt được đạm tự nhiên trong sữa với nitơ của melamine, kể cả thông qua xét nghiệm. Chưa kể melamine lại còn rẻ hơn nhiều so với đạm thật nên các nhà sản xuất mới đang tâm phạm tội. Điều đáng nói là bọn họ đã có tiền sử cho melamine vào thực phẩm từ năm 2007, tuy hồi đó “mới chỉ” giới hạn ở thức ăn chó mèo. Đồ ăn nhiễm độc đã làm chết hàng chục ngàn chó mèo ở châu Âu, Mỹ và Nam Phi.
“Mặt dày tâm đen”
Câu hỏi đặt ra như thường lệ, là tại sao họ làm thế? Navarro và Autry cho biết: “Đôi khi độc tố có trong thực phẩm và dược phẩm là hậu quả tình cờ của các yếu tố như kỹ thuật sản xuất thấp kém, xử lý không vệ sinh hoặc ô nhiễm đất, do môi trường bẩn”. Nhưng câu trả lời chính xác nhất, theo hai tác giả, là “sự suy thoái đạo đức” của người Trung Quốc, bắt nguồn từ sự đổ vỡ của những nguyên tắc Khổng giáo và một “khoảng trống đạo đức”. Suy thoái đạo đức thúc đẩy người ta săn tìm lợi nhuận bằng mọi giá; cộng thêm vào đó là nạn tham nhũng ở quan chức và hành pháp lỏng lẻo, kết quả là đã sản sinh ra một danh sách dài những hóa chất độc hại mà các doanh nhân “mặt dày tâm đen” (theo cách gọi của hai tác giả) cho vào thực phẩm và dược phẩm để thay đổi thành phần, hương vị hoặc để bảo quản.
Điều kinh khủng có lẽ là câu chuyện mà Death by China tiết lộ sau đây: Liên quan đến melamine, vào năm 2010, nhà báo Triệu Liên Hải (Zhao Lianhai) bị kết án tù sau một phiên tòa mà tại đó bị cáo không được quyền cung cấp bằng chứng. Nhưng tội của Triệu không phải là cho melamine vào sữa, mà lại là “gây rối trật tự xã hội”, do ông đã tìm cách công bố ra dư luận những vụ sữa nhiễm độc, mà con trai ông là một nạn nhân.
Navarro và Autry kết luận: “Đó là lý do tại sao CHND Trung Hoa sẽ không bao giờ có thể cung cấp cho chúng ta sản phẩm lương thực đảm bảo an toàn. Không như những quốc gia dân chủ nơi quyền tự do ngôn luận và tự do tập hợp là thiêng liêng và góp phần đưa ra ánh sáng những hành vi sai phạm, Trung Quốc che giấu tất cả…”.
Vì thế cho nên hậu quả không chỉ là sữa melamine, mà còn là heparin, trà, đậu xanh… nhiễm độc. Ví dụ như trà – một trong những đặc sản Trung Hoa. Death by China trích lời một cựu quan chức Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, tả lại kỹ thuật sấy khô lá chè: “Nhà sản xuất đổ lá chè lên sàn kho và dùng xe tải chà lên… để khí thải tỏa ra từ xe sẽ làm lá khô mau hơn. Và do Trung Quốc dùng xăng pha chì để chạy ô tô cho nên không còn cách nào hiệu quả hơn để biến lá trà xanh thơm tho thành một thứ vũ khí giết người”.
Còn ở Nhật Bản, một nhà phân phối đã nhập khẩu hơn 50.000 kiện đậu xanh đông lạnh từ Công ty Thực phẩm Yên Đài Bắc Hải (Yantai Beihai) ở tỉnh Sơn Đông. Một số lượng lớn người dùng thứ đậu này đã bị các triệu chứng buồn nôn và ói mửa khiến nhà chức trách phải vào cuộc điều tra. Kết quả là giới chức y tế Nhật Bản phát hiện thấy nồng độ thuốc trừ sâu trong sản phẩm cao gần gấp 35.000 lần hàm lượng cho phép.
Cuối cùng, với tựa đề Chết vì tay Trung Quốc, đối đầu với con rồng – lời kêu gọi hành động toàn cầu, cuốn sách không dừng lại ở mô tả thực trạng mà cũng đưa ra một số khuyến cáo. Đối với vấn nạn thực phẩm và dược phẩm bị nhiễm độc, cuốn sách cho rằng người tiêu dùng Mỹ cần xác định vài việc phải làm, ví dụ đọc kỹ nhãn mác sản phẩm, đòi hỏi nhà nhập khẩu phải ghi rõ nước xuất xứ và ủng hộ những đối tác thương mại đáng tin cậy của Hoa Kỳ như Nhật Bản, Mexico và Đức…
Tại hiệu thuốc ở khu nhà bạn hoặc một hiệu thuốc bán qua mạng nào đó, bạn có thể tìm thấy đủ “thần dược” mà thay vì cứu thì lại giết người: aspirin hỏng, Lipitor giả, Viagra rởm chứa stricnin (một loại chất độc – PV), heparin làm vỡ thận, rồi vitamin có thạch tín (asen). Còn nếu bạn thích chết bằng cách gây nổ, bằng lửa hay điện giật thì bạn có rất nhiều lựa chọn: Từ dây cắm, quạt điện, đèn điện như cái bẫy treo trên đầu đến điều khiển từ xa quá nhiệt, đến điện thoại di động dễ nổ…”.
Theo PHÁP LUẬT TPHCM

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Việt trở về từ Biển Hồ_Băng Tâm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ẤN PHẨM GÂY CHÚ Ý NHẤT TRONG NĂM 2017





Năm 2017 đang khép lại. Năm qua có rất nhiều cuốn sách hay, sách đẹp ra đời và đến với bạn đọc. Nhưng cuốn sách nổi đình đám nhất, ấn tượng nhất và gây ảnh hưởng nhất vẫn là cuốn "Từ điển Tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu" của tác giả Hoàng Tuấn Công.

Cuốn sách do Công ty Phương Nam phối hợp với Nxb Hội Nhà văn ấn hành. Cuốn sách này có nhiều điểm đáng lưu ý:


1- Sách do một Cử nhân Sử học (Khoa Sử - Khóa 33 - ĐH Tổng hợp Hà Nội) là Hoàng Tuấn Công viết. Tác giả này hiện đang là cán bộ Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Thanh Hóa. Và đây là cuốn sách đầu tay của ông.

2- Bản thảo cuốn sách phần lớn đã công bố trên báo chí và đặc biệt trên Blog Tuấn Công Thư Phòng.

3- Bản thảo đã đi tới hơn 10 nhà xuất bản và bị từ chối một cách bí hiểm, thường là không hồi âm, không trả lại bản thảo cho tác giả.

4- Cuốn sách đụng đến một "thần tượng" là nhà sư phạm khả kính Nguyễn Lân - là cha của các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học nổi tiếng như: Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Lân Hùng, Nguyễn Lân Cường, Nguyễn Lân Trung...

5- Ngay từ khi vừa ra đời, cuốn sách đã được đón nhận rất nồng nhiệt. Và ngay lập tức trên báo chí đã có hàng loạt bài tấn công tác giả Hoàng Tuấn Công và cuốn sách. Và cũng ngay lập tức, có hàng loạt nhà giáo, nhà khoa học về ngôn ngữ và văn học đã phản công trở lại một cách ngoạn mục.

6- Sau khi phát hành 2 tuần, thì 2000 bản đầu tiên đã bán hết, sau đó nối bản 1000 bản, và rồi lại phải in thêm 2000 bản nữa.

7 - Cuốn sách đặt ra hàng loạt vấn đề: Thấn tượng đổ sụp, tranh luận học thuật bên ngoài học thuật, Tự do học thuật, đối thoại giữa các thế hệ nhà khoa học bất chấp tuổi tác, danh vị...

Vì những lý do trên, Tễu Blog bình chọn cuốn sách "Từ điển Tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu" của tác giả Hoàng Tuấn Công là:

ẤN PHẨM GÂY CHÚ Ý NHẤT TRONG NĂM 2017.

Xin chúc mừng nhà biên khảo Hoàng Tuấn Công. Và chúc Ông và gia đình một năm mới An khang Vạn phúc, dồi dào sức sáng tạo và có thêm nhiều tác phẩm biên khảo mới cống hiến cho bạn đọc.
Tễu Blo

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THẾ GIỚI CHUYỂN ĐỘNG DỮ DỘI TRONG NĂM 2017


Đại-Dương - Tuy mới cầm quyền được một năm mà Tổng thống Donald Trump đã chứng tỏ khả năng lãnh đạo của một siêu cường trong các cách giải quyết hữu hiệu mọi kiểu tranh chấp về kinh tế lẫn quân sự. Mặc dù mới là bước đầu mà đi đúng hướng sẽ làm cho Hoa Kỳ Vĩ đại Trở lại. Trong vòng 2 tháng, Hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện ba vụ tự do hải hành trong khu vực các đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây ở Trường Sa và một trong khu vực Hoàng Sa. Hoàn toàn khác với kiểu "thông qua vô hại" thời Obama (ngụ ý thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai Nhóm đảo đó).
Do các biến cố bất ngờ và dồn dập khắp thế giới trong năm 2017 làm cho dư luận hoang mang chẳng biết loài người sẽ đi về đâu khi mối đe doạ tới nền hoà bình trên địa cầu cứ treo lơ lững.

Tranh chấp về quyền lãnh đạo thế giới gay gắt hơn bao giờ hết khi Trung Quốc và Nga đang cố vươn lên vị trí siêu cường khiến dư luận lo lắng đến nguy cơ xảy ra Chiếc bẫy Thucydides. Người dân đòi lại quyền lãnh đạo đất nước ngày càng lan rộng có thể thu hẹp quyền hạn của giới chính trị gia tại các quốc gia dân chủ. Ngược lại, ở các nước độc tài, quyền lực tiếp tục dồn vào tay một nhà lãnh đạo duy nhất.

Các loại chiến tranh nguyên tử, tôn giáo, chủng tộc, lãnh thổ, khủng bố, thông tin có thể dẫn tới thế chiến, cấp vùng hoặc nội chiến rất khó xác định.

Làn sóng di dân tị nạn ồ ạt đã đặt ra vấn đề quyền cư ngụ của con người trên trái đất đang gây chia rẽ trong nội bộ và quốc tế.

Trật tự toàn cầu do giới tinh hoa thiết lập sau Đệ nhị Thế chiến tưởng chừng sụp đổ khi doanh nhân Donald Trump, bị coi như gà mờ về chính trị, đã đánh bại Hillary Clinton, một phù thuỷ chính trị lão luyện nhất của Hoa Kỳ đang tràn trề hy vọng vì Tạp chí The Newsweek in bìa hình Madam President.



Giới tinh hoa trong các ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp, truyền thông, kinh tế tài chính, học thuật chỉ chiếm 1% dân số thế giới mà có xu hướng áp đặt suy tư và lợi ích của họ lên trên quyền làm chủ vận mệnh dân tộc của đa số 99%.



Vì thế, họ cáo buộc nhóm ít học, nông dân, công nhân đã dồn phiếu vì kiểu khoác lác của ứng viên Trump mà lờ thực tế: 

(1) Giới tinh hoa có mức tăng trưởng gấp đôi do câu kết nhằm bảo vệ quyền lợi riêng tư tạo ra sự tha hoá quyền lực. 

(2) An ninh, an toàn trên thế giới ngày càng thoái bộ do nguy cơ chiến tranh gia tăng. 

(3) Giới trung lưu bất mãn vì kinh tế suy thoái với Nợ công 20,500 tỉ USD so với GDP 18,500 tỉ.
Giới tinh hoa thế giới lo điều khiển "công cuộc chống-Trump" thay vì tìm các giải pháp hữu hiệu cho nền hoà bình, an ninh, phát triển toàn cầu nên đã làm sống lại môi trường thù hận trong nước Mỹ.




Sách nhiễu, tấn công tình dục được chính-trị-hoá tại Hoa Kỳ có thể đẩy dư luận chọn nhà lãnh đạo các ngành theo tiêu chuẩn đạo đức tình dục thay vì khả năng lãnh đạo chuyên môn cần thiết để xây dựng đất nước phát triển, phồn thịnh, hùng cường. Xu hướng này có thể tác động tới cuộc bầu cử ở Mỹ trong năm 2018. 

Khi Emmanuel Macron đánh bại đối thủ Marine Le Pen của đảng cực-hữu để trở thành tổng thống Pháp Quốc, và lãnh tụ đảng cực-hữu ở Bỉ không giành được ghế thủ tướng khiến giới tinh hoa xác định "Chủ nghĩa Quốc gia Dân tộc của Trump chỉ tạm thời" mà không dám nhìn thẳng vào sự thật: 

(1) Do dân chúng bất mãn và không tin tưởng nên các đảng chính trị kỳ cựu dù trung-tả, trung-hữu cũng bị bại. 

(2) Macron đã ký Đạo luật Lao động nhằm chấm dứt đường lối trung-tả truyền thống tại Châu Âu. 

(3) Các chính trị gia theo đường lối quốc gia dân tộc đã được dân chúng ủng hộ để nắm hành pháp hoặc hiện diện trong Quốc hội tại Anh, Áo, Tiệp, Ba Lan, Hung, Nhật, Ấn, Đức. Chủ nghĩa Dân tộc Dân tuý (Populist Nationalism) có thể ngự trị vài thập niên nếu nhân loại chưa khám phá được một mô hình mới lạ, hấp dẫn hơn.



Khi đặt chân vào Toà Bạch Ốc, Tổng thống Donald Trump quyết thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: khôi phục ưu thế chiến lược kinh tế và quân sự để Hoa Kỳ Vĩ đại Trở lại. Bởi lẽ, kinh tế phồn thịnh mới có điều kiện xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu, ngược lại, quân sự hùng hậu mới bảo vệ được lợi ích của Hoa Kỳ và đồng minh, đối tác khắp thế giới.

Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ I, Chính quyền Trump đã: Huỷ bỏ 70,000 trang quy định cản trở hoạt động kinh tế. Cho phép khai thác mọi loại tài nguyên thiên nhiên, kể cả điện hạt nhân để độc lập về năng lượng mà còn xuất cảng khí hoá lỏng.

Thất nghiệp giảm thấp so với 14 năm, tăng trưởng kinh tế 3.3%. (2) Duyệt lại các Hiệp ước Tự do Thương mại với thế giới. Huỷ bỏ Thoả ước Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên TBD (TPP). Mỹ phạt 531% và 238% vì 2 loại thép VN bán phá giá. Bán 460 tỉ USD vũ khí cho Saudi. Bán 40 chiếc F-35A cho Nhật Bản. Đại Hàn đồng ý thương lượng lại FTA. Hợp đồng thương mại Mỹ-Trung Quốc 250 tỉ USD (Mỹ xuất vào Trung Quốc 82 tỉ USD, nhập 344 tỉ). Chỉ trích Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn và một số nước khác trợ giá để trục lợi thương mại.

Tổng thống Donald Trump ký Đạo luật Cải tổ Thuế khoá sau khi Hạ viện thông qua với tỉ lệ 227-202 và tại Thượng viện 51-48, đồng thời Phê chuẩn Dự luật chi tiêu ngắn hạn để tránh cho Chính phủ bị đóng cửa.



Nội dung Đạo luật trị giá 1,500 tỉ USD gồm có: (1) Giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống 20% (ngang mặt bằng trên thế giới), thuế cá nhân từ 40% xuống 37%. (2) Sửa đổi cách Mỹ tính thuế với các công ty đa quốc nhằm chống trốn thuế. (3) Giảm thuế cho doanh nghiệp di sản (truyền từ đời này sang đời khác). Dự phóng doanh nghiệp Mỹ sẽ hồi hương và ngoại quốc tăng đầu tư vào Hoa Kỳ. Ngân sách gia tăng. Kích thích tiêu thụ và sản xuất).

Phe chống nêu lý do: (1) Trump gây suy thoái kinh tế Mỹ. (2) Lợi cho nhà giàu, hại cho số đông. Người giàu không đầu tư vào sản xuất mà trả thêm cổ tức hay mua lại cổ phần quỹ, hay tăng lương cho giới quản trị. (3) Nợ công tăng.

Kinh tế Mỹ sáng sủa hơn sau một năm cầm quyền của Tổng thống Donald Trump.Tăng trưởng GDP 1.5% của quý II/2016 thành 3.1% quý II/2017, và 3.3% quý III. Quý 4 có thể cao hơn nhờ Halloween, Lễ Tạ Ơn, Giáng Sinh, Năm Mới. Lạc quan kinh tế nên Dow Jones 18,000 lên 24,000 tăng 35%. Kinh tế gia Mỹ, Paul Krugman trúng giải Nobel Kinh tế năm 2008 từng tuyên bố chính sách kinh tế của Trump khó vượt mức tăng trưởng 2%! (3) Trump không từ bỏ toàn-cầu-hoá mà chỉ chống kiểu trục lợi từ FTA và WTO, quyết duy trì luật pháp kinh tế thế giới.

Tổng thống Trump bị cáo buộc bỏ rơi vai trò siêu cường đã chứng minh ngược lại.
Cách mạng bất-bạo-động tại Đông Âu dưới thời Tổng thống Ronald Reagan khiến Hiệp ước Quân sự Warsaw và Liên Xô tan rã. Cách mạng màu dưới thời George W. Bush làm cho đa số quốc gia Trung Á và Cacausus chuyển sang thể chế dân chủ. Cách mạng bất tuân dân sự kiểu Barack Obama đã trở thành thảm hoạ ở Trung Đông và Bắc Phi.

Thống kê mới nhất trên tờ Washington Examiner ghi nhận: Trump làm ISIS mất quyền kiểm soát 15,570 dặm vuông (SM) so với 13,000 của Obama; hiện tại ISIS chỉ kiểm soát 1,930 SM so với 17,500; ước lượng hiện nay ISIS chỉ còn 1,000 tay súng so với 35,000: giải phóng 5.3 triệu dân so với 2.4 triệu..
Chủ nghĩa khủng bố đang suy thoái nghiêm trọng, nhưng, chưa tan rã trong khi chiến tranh tôn-giáo-hệ đang hình thành tại Trung Đông và Đông Nam Á (đặc biệt ở Myanmar) có thể dẫn tới chiến tranh cấp vùng hoặc nội chiến.

Châu Âu thù ghét kiểu cứng đầu của Donald Trump, nhưng, NATO vẫn phải tăng chi phí quân sự. Tể tướng Angela Merkel chưa đủ thế và lực để đương đầu với Tổng thống Vladimir Putin đành phải trông chờ Hoa Kỳ.
Trump viện trợ vũ khí cho Ukraine bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ mà Mạc Tư Khoa chỉ phản đối cho có lệ. Putin không thể đe doạ Trump nên rất muốn đối thoại chiến lược nên họ còn đang mặc cả điều kiện.

Tổng thống Trump đang từng bước khôi phục vị thế chiến lược tại Châu Á-Thái Bình Dương lan tới Ấn Độ Dương nhằm đối phó với các hoạt động gia tăng của Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa.
Chuyến công du Châu Á lần đầu tiên, Tổng thống Trump đã củng cố liên minh Mỹ-Nhật-Hàn trên cả hai phương diện kinh tế và quân sự. Nhật Bản và Đại Hàn đồng ý đàm phán lại Hiệp ước Tự do Thương mại Song phương với Hoa Kỳ cũng như tăng cường sức mạnh quân sự bằng cách trang bị vũ khí tối tân, có thể cả vũ khí nguyên tử chiến thuật (đang đàm phán).



Tokyo và Hán Thành chia sẻ trách nhiệm (tăng cường khả năng quốc phòng) và nghĩa vụ (đóng góp chi phí quốc phòng) với Hoa Thịnh Đốn nên liên minh Nhật-Mỹ-Hàn ngày càng hùng hậu. 

Chiến lược cân bằng nỗi sợ hãi vũ khí nguyên tử tại Đông Bắc Á sẽ buộc Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên phải đồng ý giải pháp phi-nguyên-tử trên Bán đảo Triều Tiên.

Nghị quyết UNSCR 2397 cấm vận kinh tế Bắc Triều Tiên nghiệt ngã hơn trước với chủ đề "Thế giới muốn Hoà bình, không Chết chóc" do Đại sứ Nikki Haley đệ trình được tất cả 15 thành viên trong Hội đồng Bảo an thông qua hôm 23-12-2017.

Sự thành công về quân sự của Chính quyền Donald Trump dựa vào hai cột trụ chính: (1) Tin tưởng và giao quyền quyết định chiến trường cho giới tướng lãnh. (2) Sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự áp đảo để bảo vệ Hoa Kỳ, đồng minh, đối tác và duy trì an ninh trật tự, hoà bình trong thế mạnh. 

Lần đầu tiên sau nhiều thập niên, Chính quyền Trump đã điều động ba Hải đội Hàng không mẫu hạm tập trận ngoài khơi Bán đảo Triều Tiên, kể cả các pháo đài bay chiến lược B-1B đến từ đảo Guam.
Trong vòng 2 tháng, Hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện ba vụ tự do hải hành trong khu vực các đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây ở Trường Sa và một trong khu vực Hoàng Sa đúng theo điều kiện quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Hoàn toàn khác với kiểu "thông qua vô hại" thời Obama (ngụ ý thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai Nhóm đảo đó).

Liên minh Ấn-Mỹ-Nhật-Úc sẵn sàng bảo vệ Châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhằm đối phó với chính sách bành trướng hàng hải của Trung Quốc.

Hoa Kỳ thiết lập hệ thống phòng thủ hoả tiễn nhiều tầng, kể cả khả năng phá huỷ Hoả tiễn Đạn đạo Liên lục địa (ICBM) trước khi phóng.
Thủ tướng Thái Lan, Prayut Chan-o-cha và Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte đã nghiêng về phía Trung Quốc vì nhu cầu kinh tế và bất mãn với thái độ kẻ cả của Tổng thống Obama. Bây giờ, đang hoà dịu với chủ trương thân thiện của Trump.

Chủ tịch Tập Cận Bình mới đạt được uy tín tương đương với Mao Trạch Đông nên cố tình khoa trương sức mạnh quân sự. Nhưng, bài học thất bại của Mao trong chiến tranh Triều Tiên không cho phép Tập đối đầu quân sự với Trump.



Tuy mới cầm quyền được một năm mà Tổng thống Donald Trump đã chứng tỏ khả năng lãnh đạo của một siêu cường trong các cách giải quyết hữu hiệu mọi kiểu tranh chấp về kinh tế lẫn quân sự.
Mặc dù mới là bước đầu mà đi đúng hướng sẽ làm cho Hoa Kỳ Vĩ đại Trở lại.

Đại-Dương
Dec 30, 2017

Phần nhận xét hiển thị trên trang