Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Tin..Tức!


BẢN TIN THỨ 41/2017 TỪ 23 – 30/11/2017
1.- Quốc hội đã thông qua điểm c, khoản 3, Điều 40 với quy định:"không thi hành án tử hình đối với người bị kết án về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”.
Thế là các quan sướng nhé. Tham ô 1.000 tỷ, trả 700 tỷ, rồi khi được giảm án, ra tù tha hồ hưởng tiền lãi 300 tỷ (nếu gửi ngân hàng). Vậy thì ngu gì mà không tham ô, tham nhũng nhỉ? Khoản tiền 700 tỷ đã nộp được dùng cho lực lượng chức năng (CA, VKS, TTra, Tòa) để phục vụ cho công tác…chống tham nhũng! “Đất nước ta không giàu nghèo gì với khoản tiền ấy“ (ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã nói thế). Dân chả được nước non mẹ gì!
2.- Trưởng Ban Tuyên giáo TW Võ Văn Thưởng khẳng định trước cử tri tỉnh Đồng Nai: "Ngoài lợi ích của người dân, Đảng không còn lợi ích nào khác. Đất nước phát triển mà lòng dân không yên, ngày nào, tuần nào cũng có khiếu kiện, khiếu nại thì không ổn".
Nói rất hay, mặc dù đã nghe ông này, bà kia nói nhiều rồi mà nay nghe lại vẫn không thấy nhàm tai. Quả xứng danh là Trưởng ban Tuyên giáo TW. Nhưng nói nhỏ với ông một chút, phải quan tâm đến cán bộ, quan chức trước chứ? Nói như thế này, mấy ai còn muốn làm việc, muốn cống hiến nữa?
3.- Phó Giáo sư Tiến sỹ Bùi Hiền (nguyên hiệu phó Trường đại học sư phạm ngoại ngữ Hà Nội, nguyên phó Viện trưởng Viện nội dung & phương pháp dạy – học phổ thông đề nghị thay toàn bộ ‘Bảng chữ cái Tiếng Việt’ thành ‘Tiếq Việt’, ‘giáo dục’ thành ‘záo zụk’ mới chuẩn.
Một đề xuất hay, góp phần cải cách ngành giáo dục Việt Nam tiến lên chính quy, hiện đại. Một phát minh của tiến sỹ mà giá trị cái bằng tiến sỹ theo thời giá hiện tại tương đương…88 con bò.
Nhưng hình như ý tưởng này bị dân mạng phát hiện là “đạo của nhà báo, nhà văn Miền Nam đã viết cách đây 70 năm, ông Nguiễn Ngu Í (Nguyễn Hữu Ngư, 1921-1979). Trên danh thiếp của ông ghi: “Nguiễn Ngu Í - cí jả kông chuiên ngiệb” (ký giả không chuyên nghiệp). Ông này là bạn cùng thời với Lưu Hữu Phước, Trần Văn Khê…Năm 1977, ông Ngu Í bị điên,phải vào Nhà thương điên Biên Hòa. Tháng 2/1979, ông mất, và được cải táng tại Bình Thuận”.
Bị dân mạng ném đá tới tấp, PGS TS Bùi Hiền thừa nhận “Nế u tự dưng nhìn chữ cải tiế n tôi cũng thấ y…ngớ ngẩn!”. Nhưng PGS TS “vẫn quyết cải cách Tiế q Việt đến cùng”. Dự kiến tháng 3/2018 dự án này sẽ được công bố đầy đủ. Xin bái phục ông cả nón. Có lẽ số phận ông sẽ theo chân ký giả Nguiễn Ngu Í thôi.
4.- Một số người ca ngợi TS Bùi Hiền, cho rằng đây là một phát minh khoa học mới. Phát minh mới mà “Đi trên con đường mới bao giờ cũng CHÔNG GAI”. “Tiến sỹ văn chương Đoàn Hương tự cho mình là Kỳ quan thứ 8, chửi những người ném đá ông TS Bùi Hiền là “đám quần chúng”. Cũng không phải ngẫu hứng lỡ mồm nơi vỉa hè vách phố gì, bà chửi quần chúng của bà là đám, “đám quần chúng không hiểu biết gì vào ném đá” trên sóng truyền hình quốc gia, hôm 28/11/2017”. Quả là một con người kệch cỡm và ngu dốt. Bà nên hiểu rằng quần chúng làm lên lịch sử đấy, không phải là “lũ vô công, rồi nghề” đâu.
Tổng thư ký ‘Hội Ngôn ngữ học Việt Nam’ PGS-TS Phạm Văn Tình là người biên tập và cho in cái thứ cải cách tiếnq Việt phản khoa học trong sách của ‘Hội Ngôn ngữ học Việt Nam’ cũng là một kẻ não có vấn đề, thuộc loại tiến sỹ…Giấy.
5.- Trong 10 nước giàu nhất thế giới hiện nay (gồm: Qatar, Luxembourg, Singapore, Brunei, Kuwait, Na Uy, Tiểu vương Ả Rập thống nhất, Mỹ, Thụy Sĩ, Ả Rập Saudi, trong đó Qatar đứng đầu với bình quân đầu người 146.000 USD, cao gấp 200 lần VN) thì không có nước nào theo CNXH.
Trong số những nước nghèo nhất thế giới và ngày càng lụn bại, đa số là nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, trong đó phải kể đến Triều Tiên, Cuba, Việt Nam, Lào, Etiopia, Congo, Venezuela, Zimbabwe. (Nguyễn Thông).
Rõ là luận điệu phản động. CNXH tươi đẹp và giàu mạnh thế mà lại bảo là nghèo. Chúng ta có Đảng lãnh đạo, đó là hạnh phúc lớn nhất của dân tộc.
6.- Mặc dù Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép năm 2013 (QCVN 51:2013/BTNMT) quy định hàm lượng oxy tham chiếu là 7%, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) lại cho phép FORMOSA áp dụng hàm lượng oxy tham chiếu lên 15%.
Bộ Tài - Môi to hơn cả Chính phủ. Bộ đã góp phần tích cực vào việc giết chết môi trường biển và vùng chung quanh. Bộ đang sửa đổi “QCVN 51: 2017/BTNMT” vì FORMOSA. Chống FORMOSA là chống Nhà nước!
7.- “Việc đá tự nhiên có "tuổi thọ 70 năm" mới lát trên nhiều vỉa hè ở Hà Nội nhanh chóng vỡ nát sau một năm. Riêng quận Hoàn Kiếm đã lát đá cho 79 tuyến phố tại khu vực phố cổ và 40 tuyến phố khu vực phố cũ. Toàn Hà Nội đã lát được bao nhiêu và giá trị các dự án là bao nhiêu? Biết rằng mỗi mét vuông vỉa hè hoàn thiện lát đá, giá trúng thầu là 633.000 đồng/m2, trong đó giá đá là 359.000 đồng/m2 (kích cỡ 30cmx30cm). Có tuyến đường giá tới 900.000đ/m2. Tuy nhiên, theo báo giá của một doanh nghiệp chuyên về vật liệu xây dựng có văn phòng trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội thì giá bán đá xám Thanh Hóa tự nhiên kích thước 30x30 dày 5 cm là từ 210.000 - 225.000 đồng/m2”.
Trong khi đó ở Vũng Tàu, lát đá hơn chục năm nay trên một số đường, chỉ vài chục viên bị vỡ. Có lẽ địa chất ở Hà Nội phức tạp hơn và ngân sách HN dồi dào hơn. Vỡ, ta lại xin kinh phí làm lại, lại có tiền và có việc làm. Tiền của dân mà.
8.- “Sáng 23-11, tổ công tác của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) của Bộ Công an đã bắt quả tang một doanh nghiệp xả thải trộm tại xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Thông tin ban đầu, doanh nghiệp này thuê đất của một doanh nghiệp Việt Nam để sản xuất tái chế nhựa.Theo đánh giá ban đầu của tổ công tác, ống xả thải đặt ngay cạnh bể xử lý nước thải nhưng nguồn nước thải không chảy qua bể mà đổ thẳng xuống hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”.
Tuy ầm ỹ như vậy nhưng rồi cũng êm thôi. Bộ Tài - Môi sẽ kết luận việc xả thải là hợp chuẩn. Chỉ khổ bà con nông dân thôi. Ai bảo sinh ra làm dân cho khổ!
9.-.Hội đồng nhân dân TP.Đà Nẵng họp và với 48/49 đại biểu HĐND đã biểu quyết bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND TP, Đại biểu HĐNDT.P khóa IX nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với ông Nguyễn Xuân Anh.
Cách đây hơn một năm, sáng 16/6/2016, tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 đã bầu ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố với tỷ lệ phiếu tán thành 100%.
Kẻ ngã ngựa đã bị thay thế. HĐND chỉ là công cụ a dua theo sự chỉ đạo mà thôi. Xin chia buồn cùng Nguyễn Xuân Anh và ông Nguyễn Văn Chi. Với chỉ thị ”không điều chuyển lên TW, sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật”, ông Nguyễn Xuân Anh chính thức trở thành…dân thường. Trừ phi…Đảng nghĩ lại?
10.- Hồ sơ Paradise vừa công bố hàng trăm cá nhân, tổ chức và địa chỉ liên quan đến Việt Nam sau một loạt những cái tên đã được công bố trong Hồ sơ Panama năm 2016. Tính tới ngày 21/11, theo công bố của Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), Việt Nam có 92 thực thể nước ngoài (Offshore Entities), 22 cá nhân và 171 địa chỉ được nhắc đến trong các hồ sơ. Dữ liệu có thể tìm thấy tại địa chỉ offshoreleaks.icij.org.
Tổng cục Thuế Việt Nam đang xem xét danh sách này để truy thu Thuế nhưng có lẽ sẽ rất khó, rất khó.
11.- Trang guancha.cn đã có cuộc phỏng vấn riêng ông Hứa Lợi Bình, Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chiến lược Châu Á- Thái Bình Dương và Toàn cầu, Viện KHXH Trung Quốc. Ông Hứa Lợi Bình đã nói:” Mở cửa quá đà, tự do quá đà của Việt Nam trong những năm gần đây đã đem lại nhiều tác dụng phụ ở một vài phương diện nào đó. Điều này ngược lại lại chứng minh cho tập trung và ổn định là những ưu thế thể chế của CNXH, mang tính ưu việt to lớn. Nếu biết cách phát huy tính ưu việt này tới mức tối đa, thì nhất định sẽ thực hiện được các mục tiêu của cường quốc XHCN”. “Việt Nam là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” của Trung Quốc, vì vậy Trung Quốc phải duy trì chính sách đối ngoại thiện chí với láng giềng”.
Tin được không? Tùy các bạn.
12.- Hiện nay, tại xã Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng và khu vực Nhân Cơ ở Đắc Nông có khoảng 4.000 trẻ em có cha là công nhân Trung Quốc trong 02 Dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ. Tổng số công nhân TQ được thuê sang lao động là 10.000 người. Họ thuê phụ nữ Việt Nam nấu ăn và làm Osin rồi lấy vợ là người VN. Họ yêu cầu Nhà nước VN phải cung cấp chương trình dạy tiếng TQ để họ dạy cho các trẻ em này.
Cứ từ từ như thế này vài chục năm nữa VN sẽ đồng hóa với TQ. Đơn giản mà ăn chắc. Còn các địa phương khác như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Trà Vinh, Bình Dương, Đồng Nai…thì sao nhỉ? Phố TQ tràn lan…
13.- Phản đối Trạm thu phí đường bộ BOT Cai Lậy (Tiền Giang) và BOT Biên Hòa (Đồng Nai), các tài xế vừa dùng tiền lẻ vừa dùng tiền mệnh giá 500.000 đồng để trả phí. Công an cũng chẳng thể làm gì được vì không lẽ lại cấm dùng cả tiền mệnh giá lớn. Hai trạm này lại tiếp tục kẹt xe.
Dân gian nhiều sáng kiến. Tóm lại, cái gì không hợp lòng dân thì dân chống lại dù có viện công an ra cũng thế. Hoan hô các bác tài!
14.- Đoàn Văn Hoài, Trưởng Công an Mỹ Chánh Tây, Phù Mỹ, Bình Định tuyên bố: “Tôi có nhờ người đi học hộ, thi hộ. Chứ không phải mua bằng giả”.
Tuyên bố rất thẳng thắn. Không học chứ không phải bằng giả. Hehehe…..
15.- Các vụ bạo hành trẻ em có chiều hướng gia tăng: vụ bảo mẫu đánh bé 2 tháng tuổi ở Hà Nam; vụ mẹ kế nung sắt đỏ dí vào người bé 7 tuổi ở Vĩnh Hòa Hiệp, Châu Thành, Kiên Giang; vụ 3 cô bảo mẫu đánh các cháu bằng bất cứ thứ gì có trong tay ở trường mầm non tư thục Mầm Xanh (đường HT05, P.Hiệp Thành, Q.12).TP.HCM; vụ bé K. 6 tuổi đi mua bánh gần nhà bị bảo vệ dân phố cắt cổ tử vong ở phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP.HCM; vụ bé gái 22 ngày tuổi bị chính bà nội giết chết vì mê tín dị đoan, tìm thấy xác tại bãi rác (Thanh Hóa)…
Các hội Phụ nữ, UB Thiếu niên nhi đồng, các đoàn thể khác…ở đâu? Hay là các hội, các đoàn thể này thành lập chỉ để ăn lương, hội thảo và…học Nghị quyết?
16.- “Chiều ngày 26/11/2017, luật sư Võ An Đôn đã bị xóa tên khỏi luật sư đoàn Phú Yên, quyền hành nghề của luật sư đã bị tước bỏ một cách bất công và sai trái. Quyết định nầy cũng làm vô hiệu hóa quyền bào chữa hợp pháp của luật sư với nhà đấu tranh nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong phiên tòa phúc thẩm sắp diễn ra trong vài ngày tới.
Võ An Đôn là luật sư tín nhiệm cho người nghèo, cho dân oan, cho thân nhân của những nạn nhân bị chết oan trong đồn công an, cho giới hoạt động xã hội dân sự” (Huỳnh Ngọc Chênh).
Việc phải thế thôi. Dân chủ XHCN mà. Tuy nhiên, Hội Luật gia VN đã có ý kiến cho rằng các cơ quan chức năng Phú Yên hành xử sai luật.
-----

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Gặp “kỹ sư chân đất” giành giải Nhân tài Đất Việt


Những chiếc máy có "1 không 2" ông Dung sáng chế từ động cơ xe máy cũ. 

Thứ năm, 30/11/2017 - 07:09

Chỉ mới học đến lớp 5 nhưng nông dân Vũ Văn Dung (Ninh Bình) có hàng loạt sáng chế hữu ích. Ban đầu, ông chỉ nghĩ làm ra các sản phẩm để giúp người nông dân. “Kỹ sư chân đất” cũng không ngờ sản phẩm của ông đạt giải thưởng Nhân tài Đất Việt danh giá. 

“Kỹ sư chân đất” không ngừng sáng tạo

Trở về cuộc sống đời thường sau khi được vinh danh nhận giải thưởng Khuyến tài trong lễ trao giải Nhân tài Đất Việt 2017, ông Vũ Văn Dung (xã Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình) lại tất bật với công việc của mình.

Gặp chúng tôi, ông khoe: “Mình vừa được mời vào trong Thanh Hóa thăm cánh đồng mía bạt ngàn của bà con nông dân nơi đây, thăm nhà máy đường Lam Sơn… Được mọi người tin tưởng, tôi đã ký hợp đồng nhận sáng chế cho bà con chiếc máy đa năng để phục vụ sản xuất, giúp việc trồng mía, rứa gai bớt vất vả”. 
Ông Dung bên chiếc máy cày đa năng do mình sáng chế ra 
đạt giải thưởng Nhân tài Đất Việt.

Vừa pha trà mời khách, ông Dung kể tiếp: “Trong lễ trao giải Nhân tài Đất Việt vừa qua, thấy tôi trên tivi, lên nhận giải với chiếc máy cày đa năng, sau đó mấy hôm bà con nông dân ở Thanh Hóa ra nhà chơi, tham quan xưởng sản xuất, xem mô hình chiếc máy cày cũng như nhiều loại máy khác tôi sáng chế. Mọi người ưng lắm, sau đó mời tôi vào Thanh Hóa chơi, thăm việc đồng áng”.

Ông Dung sinh ra trong gia đình thuần nông, ngày nhỏ mới chỉ học đến lớp 5. Lớn lên, thời trai trẻ ông cũng bôn ba nhiều nơi, học và làm nhiều nghề mưu sinh. Nhưng không có nghề nào mà ông ưng như nghề sửa xe máy để rồi nó vận vào thân đến tận ngày hôm nay.

Khi được hỏi về duyên nợ của với những “công trình sáng chế” mà ông đạt giải cao, lão nông gần 60 tuổi phân bua: “Có gì mà công trình sáng chế, mấy cái máy tôi làm chủ yếu phục vụ bà con nông dân. Nông dân cần gì tôi làm nấy, bà con dùng hữu ích, thích thú, bớt cực nhọc là tôi vui rồi”. 
Những chiếc máy có "1 không 2" ông Dung sáng chế từ động cơ xe máy cũ.

Vốn làm nghề sửa chữa xe máy, cơ khí, tính cẩn thận, lại đam mê nghề nên chiếc xe nào qua tay ông Dung “chữa bệnh” mọi người đi rất yên tâm, lại được bảo hành đến nơi đến chốn. Cái hay của người thợ này, nhiều loại xe không có đồ để thay thế, nhưng ông lại mày mò chế ra đồ chẳng khác là mấy so với những kết cấu của nhà sản xuất.

Trong lần thấy vợ cũng như bà con nông dân vất vả kéo lúa từ dưới ruộng lên bờ, ông Dung nảy ý định làm ra chiếc máy kéo lúa bằng chính động cơ xe máy cũ. Chiếc máy làm xong ông đưa ra thử nghiệm cứ kéo vù vù nhiều tạ lúa khiến nhiều người thán phục.

Từ lần làm ra chiếc máy kéo lúa, ông Dung tiếp tục mày mò sáng chế ra nhiều loại máy khác từ động cơ xe máy cũ như: Máy phát điện, máy bơm nước, máy tời… sau này là chiếc máy cày đa chức năng. Lúc đầu khi làm chiếc máy cày đa chức năng, ai cũng nghĩ ông Dung không thể làm được, có ra sản phẩm cũng không dùng được.

Ấy vậy mà, ông cứ làm ra chiếc máy nào, chưa xong tay đã có người đến đặt mua bởi, máy ông làm ra có nhiều chức năng trên một chiếc máy như: cày, bừa, phay, tời, bơm nước. Máy dùng ít nhiên liệu, giá thành rẻ, tính ưu Việt cao nên được ưa chuộng. Đến nay, ông bán cả chục chiếc máy này cho bà con nông dân trong và ngoài tỉnh. 
Nhiều năm qua, bà con nông dân cần gì ông Dung mày mò sáng chế phục vụ để 
sản xuất nông nghiệp bớt cực nhọc.

Nhờ có những công trình sáng chế trên mà bà con nông dân địa phương đặt cho ông Dung cái tên gọi là “kỹ sư chân đất”. Bởi ông chẳng được học hành đến nơi đến chốn, không được đào tạo qua trường lớp nhưng lại làm ra những chiếc máy xứng tầm với kỹ sư cũng như các nhà khoa học.

Nông dân cần gì… làm nấy

Chiếc máy cày đa chức năng của ông Dung không chỉ được nhiều người thán phục, mà mới đây ông đã đạt giải thưởng Khuyến tài – Nhân tài Đất Việt Nam 2017.

Ông chia sẻ: “Tôi có nghĩ làm ra máy để dự giải này, giải nọ đâu. Chỉ nghĩ làm sao làm ra chiếc máy thành công để bà con nông dân dùng bớt khổ. Được nhận giải thưởng Nhân tài Đất Việt tôi rất bất ngờ, thật vui mừng khi chiếc máy của mình được các nhà khoa học đánh giá cao. Đây là sự khích lệ, động viên lớn, làm cho tôi có nhiều động lực hơn nữa để cố gắng sáng chế ra nhiều chiếc máy hữu ích hơn nữa phục vụ bà con nông dân”. 
"Kỹ sư chân đất" Vũ Văn Dung (thứ 3 từ phải qua) vinh dự được nhận giải thưởng 
Khuyến tài - Nhân tài Đất Việt năm 2017.

Trở về câu chuyện “đơn đặt hàng” mà ông Dung mới nhận với bà con nông dân Thanh Hóa, ông bảo: “Tôi đi nhiều nơi, nhiều địa hình nhưng thấy bà con trồng mía ở Thanh Hóa đúng là làm nông còn khổ thật, tất cả các công đoạn đều thủ công hết. Nhiều loại máy đưa về nhưng không hợp địa hình nên việc trồng chăm sóc rất khó khăn, bà con bán được cây mía cũng đổ mồ hôi, sôi nước mắt”.

Từ chuyến đi thực tế, thấu hiểu được mong muốn của người dân trồng mía nguyên liệu ở Thanh Hóa, ông Dung đã quyết tâm và hứa với người dân nơi đây sẽ làm ra chiếc máy đa chức năng, không chỉ cày luống, phay đất mà sẽ đào được rãnh, bón phân, phay gốc rứa…

“Tôi đã hứa với bà con ở Thanh Hóa và hạ quyết tâm sẽ làm bằng được chiếc máy theo đơn đặt hàng. Hiện tôi đã lên được ý tưởng và đang thực hành công đoạn vẽ thiết kế cho chiếc máy này. Ban đầu nghĩ nó sẽ khó với mình, nhưng giờ thì mọi chuyện đều thông suốt rồi. Không xong máy tôi không trở lại Thanh Hóa”, ông Dung khoe. 
Ông Dung mày mò suy nghĩ để làm ra chiếc máy đa chức năng cho nông dân Thanh Hóa dựa trên chiếc máy cày đa năng vốn có do ông từng chế tạo thành công.

Không chỉ với nông dân trồng mía ở Thanh Hóa mà nông dân chính quê hương ông Dung nhiều người hiện đang dùng nhiều sản phẩm do ông sáng chế ra. Kỷ niệm mà ông nhớ nhất phải kể đến một nông dân trồng cam ở Hòa Bình. Nghe tin ông Dung, anh nông dân này đã bắt xe đến tận nhà và đặt chiếc máy bơm nước mà anh đã đi nhiều nơi tìm mua không có, cũng không ai làm được theo ý kiến của anh.

“Anh này đến nhà tôi rồi tâm sự, gia đình trồng nhiều diện tích cam, mỗi lần tưới nước cho cam rất vất vả vì bơm nước từ dưới suối lên đồi rất khó khăn, nước yếu nên rất tốn thời gian, mất công sức, địa hình phức tạp. Nghe anh kể và đặt hàng chiếc bơm nước áp lực cao, chuyển được nhiều địa hình… tôi nhận lời làm ngay. Anh này ở lại gia đình tôi hai ngày, sau đó nhận chiếc bơm ra về”, ông Dung nhớ lại.

Nhấp chén trà nóng, lão nông kể tiếp: “Một tuần sau, anh này lái ô tô quay trở lại nhà tôi. Ban đầu thấy anh đến tôi lo lo vì sợ chiếc bơm mình làm ra có vấn đề gì không tốt. Ai ngờ, vừa xuống xe anh ấy mặt tươi cười, hớn hở chạy đến ríu rít cảm ơn vì chiếc bơm tôi làm cho quá tuyệt vời, thỏa mãn ước nguyện mong chờ bấy lâu nay. Anh này mời tôi lên quê xem chiếc bơm hoạt động, tôi cũng khá bất ngờ với sản phẩm mình làm ra, thành công ngoài mong đợi”. 
Động cơ xe máy cũ ông Dung mua về tận dụng để sáng chế ra các loại máy hữu ích 
giúp bà con nông dân.

Tâm sự về quãng thời gian tới, “kỹ sư chân đất” Vũ Văn Dung nói: “Trước mắt tôi sẽ cố gắng hoàn thiện chiếc máy cho bà con nông dân Thanh Hóa. Tôi sẽ gác hết mọi việc để làm bằng được chiếc máy này. Những năm tới sẽ cố gắng nghĩ và sáng chế ra một số công trình nữa để phục vụ bà con nông dân trước khi đến tuổi “nghỉ hưu”. 
Thái Bá


Phần nhận xét hiển thị trên trang

VIẾNG LĂNG MỘ NGUYỄN BÁ THANH




Tôi hai lần đến viếng ông.
Thật cơ duyên hiếm có.
Ông mất đã hai năm rồi
Lăng mộ ngày nào cũng có hoa nở.
Người quản trang cho biết:
Ngày ít nhất cũng cũng đến trăm người.
Trong khi quan trường nhung nhúc kẻ nhiễu nhương.
Khi nằm xuống
dân đổ phân lên nắm xương trắng!
Ông nổi lên như tấm gương trời sáng chói.
Đà Nẵng là Singapo của Việt Nam
Nguyễn Bá Thanh
“Bác Hồ” của Đà Nẵng!
Trời đã tối mà xe còn đến viếng thăm.
Mưa đầu đông miền Trung dầm dề
Nước mắt của trời, của dân rỏ xuống thương tiếc ông.
*
Nhà lưu niệm kỷ vật của ông thứ nào cũng ấn tượng cảm động
Ấn tượng cảm động nhất là chiếc xe honđa 67 ông dùng từ thời sinh viên, thời làm chủ nhiệm hợp tác xã cho đến người đầu tỉnh.

Rắn độc trên đời còn nhiều
Nhưng tuấn kiệt vẫn là vầng dương sáng chói.
*
Viếng lăng mộ ông
Tôi càng tin thêm
Cuộc đời sẽ trường tồn
Và luôn luôn tốt đẹp !

Đà Nẵng sáng 29 – 11 – 2017
Đ - H


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Việt ngày càng thích kiếm tiền nhanh và lười lao động


Nếu không có những biện pháp hợp lý, kịp thời thực trạng thích kiếm tiền nhanh nhưng không thích làm việc chăm chỉ của người Việt sẽ như một căn bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh chóng, có nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước.
Theo báo Tuổi Trẻ, chia sẻ quan điểm về người Việt Nam hiện đại, ông Ito Junichi, người Nhật, CEO Công ty World Link Japan Inc đã nhận xét: “Khi tôi mới đến Việt Nam 20 năm trước, tôi thấy người Việt Nam cũng rất chăm chỉ như người Nhật. Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa. “
Trên thực tế, dường như thực trạng thích kiếm tiền nhanh nhưng không thích làm việc chăm chỉ của người trẻ diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Phần lớn thanh niên không thực sự có bước chuẩn bị để làm việc chăm chỉ, thay vào đó họ đặt kì vọng lớn vào việc có tiền nhiều và thích lối sống hưởng thụ, hào nhoáng. Số phần trăm những sinh viên được lựa chọn để phỏng vấn chọn làm việc chăm chỉ đạt mức độ thấp nhất, chỉ 10%.
Dường như có một khoảng cách lớn giữa mong muốn được làm việc thật sự, cống hiến hết mình cho công việc, với mong muốn giàu có thật nhanh chóng. Hơn 60% học sinh, sinh viên Việt Nam chọn tích vào “Một công việc thu nhập cao”, và chỉ 30% lựa chọn “Một công việc phù hợp với bản thân”.
Tại Mỹ, cũng một cuộc khảo sát về việc làm đối với thanh niên đã khiến các giáo sư tại đại học bang San Diego giật mình. Theo đó, các thế hệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp những năm gần đây muốn làm mọi cách để kiếm được nhiều tiền nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn; chứ không sẵn sàng làm việc chăm chỉ để kiếm được tiền. 69% học sinh trung học khẳng định họ muốn sở hữu nhà riêng chứ không muốn đi ở trọ và con số này là 80% đối với các sinh viên đã tốt nghiệp.
Tuy nhiên, không vì thế mà thực trạng này ở Việt Nam không trở thành vấn đề đáng lo ngại ở nước ta. Thời gian gần đây người ta nói nhiều đến chuyện công chức ‘cắp ô’ ở Việt Nam, như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thẳng thắn nói rằng: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”.
30% số công chức ấy rõ ràng là những người làm việc không chăm chỉ tuy nhiên người ta vẫn ở trong hàng ngũ công chức nhà nước hàng năm làm tiêu tốn hơn 20.000 tỷ/năm ngân sách chi cho lương công chức.
Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng nếu muốn không chăm chỉ mà lại kiếm tiền nhanh thì cách nhanh nhất là vào công chức bởi rất nhiều người Việt trẻ hiện nay sẵn sàng chi cả trăm triệu để được chạy vào công chức bởi quan điểm vào đó sẽ có điều kiện để nhàn nhã, không cần chăm chỉ mà lại nhanh giàu. Bởi nếu không có lương, lậu khủng khiếp thì ai dại gì đem tiền đi chạy chức, chạy quyền.
Thực tế đã chứng minh một bộ phận không nhỏ công chức Việt Nam đang sống khá tốt, có tích lũy khá, có ôtô riêng, có biệt thự sang trọng, đầy đủ tiện nghi mà với mức lương của họ, không thể nào có được. Tức là họ có những khoản thu nhập ngoài lương nhiều khi gấp nhiều lần so với lương chính thức. Đó thực chất là các dạng tham nhũng của công chức khi có quyền lực trong tay, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà còn ở trong các lĩnh vực khác, như hành chính, văn hóa, xã hội, v.v…
Và nếu không có những biện pháp hợp lý, kịp thời thực trạng thích kiếm tiền nhanh nhưng không thích làm việc chăm chỉ của người Việt sẽ như một căn bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh chóng, có nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước.
Theo PHỤ NỮ & ĐỜI SỐNG (2013)

Phần nhận xét hiển thị trên trang



Luân Lê

“TRÍ” PHÈO

Bà tiến sỹ văn chương Đoàn Thị Hương trước đây cũng trong chương trình cafe sáng trên kênh VTV3 đã phát biểu và nhận định rằng, đa số những người lên facebook là vô công rỗi nghề. Và bà ta thì không dùng mạng xã hội, nhưng bà ta lại lớn tiếng chửi những người sử dụng nó như một phương tiện hữu ích cho cuộc sống, từ tự do ngôn luận, chia sẻ tri thức, tương tác với xã hội, bán hàng và tiếp cận những giá trị văn minh của thế giới.

Sáng nay, cũng trên truyền hình, cũng chương trình này và trên kênh đó, bà ta lại dùng chính lập luận của mình, của một người không hiểu biết về mạng xã hội chửi người dùng mạng xã hội, để dùng làm lập luận bảo vệ cho đồng môn trong việc nghiên cứu ngôn ngữ, vị tiến sỹ nghiên cứu cải cách chữ viết tiếng Việt gây xáo trộn và bức xúc toàn xã hội. Bà ấy chửi những đám quần chúng không hiểu biết về chữ nghĩa thì không được quyền chỉ trích, ném đá hay phê phán, bằng cách bỉ bai, mạt sát, đối với chuyên gia (cho là đủ hiểu biết cơ bản) trong lĩnh vực đó.

Vậy là bà ta đang tự mình chửi mình, dùng chính luận điệu mà bà ta đã chửi phần đa dân chúng dùng mạng xã hội trong khi bà ta gần như không biết gì về mạng xã hội, để hạ thấp những người dân không đủ kiến thức hay hiểu biết gì về vấn đề nào đó đừng chĩa mũi dùi vào vị tiến sỹ kia.

“Trí” Phèo thời hiện đại là có thật, tuy không phải ở làng Vũ Đại, mà nó nằm chình ình ngay giữa thủ đô của cả nước.

Những nhà độc tài thường chỉ dùng trí thức vào hai việc, cho hưởng chút lợi lộc (có vị trí so với thiên hạ) và yêu cầu im lặng hoặc đề nghị lên tiếng khi cần thiết - hoặc để phớt lờ sự bất công của xã hội mà nhà độc tài có trách nhiệm chính trong đó, hoặc dùng trí thức để lừa mị dân chúng thiếu hiểu biết thông qua những phát ngôn và tuyên truyền.
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ hứa hỗ trợ châu Âu trước « sự tấn công » của Nga


Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson thảo luận về quan hệ Mỹ - Âu tại Trung tâm Wilson, Washington, ngày 28/11/2017.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm qua 28/11/2017 tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ nhằm đối phó với « sự hung hãn » của Nga trước các nước láng giềng. Đồng thời ông cũng yêu cầu các nước châu Âu phải nỗ lực hơn trong việc bảo vệ an ninh của chính mình.
Ngoại trưởng Tillerson tuần tới sẽ dự các hội nghị của NATO ở Bruxelles và của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) tại Vienna. Phát biểu trước chuyến công du, ông Rex Tillerson xác định : « Cũng như các bạn bè châu Âu, chúng tôi nhìn nhận là mối đe dọa từ Nga lại trỗi dậy ».

Một lần nữa ông khẳng định cam kết « không thể lay chuyển » của Hoa Kỳ trong việc bảo đảm an ninh cho các đồng minh châu Âu và NATO. Song song đó, ngoại trưởng Mỹ cũng kêu gọi các quốc gia châu Âu tăng chi quốc phòng lên mức 2% GDB.

Ông Rex Tillerson tuyên bố : « Hoa Kỳ và châu Âu đang ở vị thế tốt nhất để đối phó với các thách thức đang đe dọa sự thịnh vượng của chúng ta, với các nhân tố mưu toan gieo rắc hỗn loạn, và với những kẻ thù đang đe dọa nền an ninh ».

Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhấn mạnh, nỗ lực hòa giải với Nga, đặc biệt dưới thời tổng thống Barack Obama trước đây, đã được đáp trả « bằng việc Nga đưa quân vào Gruzia năm 2008 và sáp nhập Crimée của Ukraina năm 2014. Nga khẳng định thái độ hiếu chiến trước các nước láng giềng, và can thiệp vào các tiến trình bầu cử, xúc tiến các ý tưởng phi dân chủ ».

Cuộc xung đột ở Ukraina, theo ông, vẫn là « trở ngại lâu dài ». Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố : « Chúng tôi sẽ không bao giờ quay lại với mối quan hệ bình thường nếu không có một giải pháp cho Ukraina », và ngoại trưởng Mỹ hứa sẽ duy trì các biện pháp trừng phạt Nga.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI VIỆC XÓA TÊN LS VÕ AN ĐÔN



Chúng tôi kính mong nhận được sự ủng hộ, đồng tình của đông đảo công chúng 
đối với bản Tuyên bố này, qua việc gửi email về :

unghovoandon@gmail.com
(xin ghi rõ danh tính, nghề nghiệp, nơi cư trú)
Trân trọng cảm ơn!
 
TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI VIỆC XÓA TÊN LS VÕ AN ĐÔN

Hà Nội, ngày 28/11/2017

Ngày 26/11/2017, với 2 phiếu thuận, 1 phiếu chống, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên xóa tên luật sư Võ An Đôn khỏi Đoàn Luật sư tỉnh. Quyết định trên lập tức gây bức xúc mạnh mẽ công chúng trong và ngoài nước. Truyền thông quốc tế nhất loạt phản ánh dư luận hết sức bất bình.

Luật sư Võ An Đôn được công chúng biết đến như một trong những luật sư rất tâm huyết, chính trực, can đảm, cương quyết và kiên trì tranh đấu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của những người dân nghèo khổ, cô thân yếu thế, nạn nhân của giới chức hắc ám tiêu cực, đặc biệt là của tệ nạn công an bạo hành.

Nổi bật là vụ án Công an TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên bắt giam và tra tấn đến chết nghi can Ngô Thanh Kiều. Luật sư Võ An Đôn đã cương quyết kiến nghị truy cứu trách nhiệm hình sự thượng tá Lê Đức Hoàn, Phó trưởng Công an TP Tuy Hòa, Trưởng Ban chuyên án. Nhờ nỗ lực của luật sư Võ An Đôn, cùng với áp lực mạnh mẽ của công chúng, Lê Đức Hoàn bị cách chức, truy tố, 9 tháng tù treo. Thành công của luật sư Võ An Đôn gieo niềm hy vọng trong công chúng: công lý vẫn có thể trở lại với Việt Nam.

Tháng 1/2015, Tổ công tác của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, trong chuyến công tác ở Phú Yên để giải quyết việc liên ngành Công an - Kiểm sát - Tòa án tỉnh Phú Yên có công văn đòi tước thẻ hành nghề của luật sư Võ An Đôn, không những đã bác bỏ yêu cầu vô lý này, mà còn “kiến nghị Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên xem xét và có hình thức ghi nhận, biểu dương luật sư Đôn về sự dấn thân và nhận thức nghề nghiệp của luật sư trong việc bênh vực cho người nghèo, yếu thế trên cơ sở pháp luật cũng như hiệu quả của hoạt động tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều trong vụ án “dùng nhục hình” (Báo Tuổi Trẻ 23/1/2015).

Sau vụ án Ngô Thanh Kiều, ông Nguyễn Thái Học, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên liên tục chỉ đạo và triệu tập họp với lãnh đạo Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư Phú Yên, lạm quyền đòi “xử lý” luật sư Võ An Đôn một cách thô bạo, trái luật: “Đừng nghĩ rằng đoàn luật sư các đồng chí họp và quyết như thế là không ai có thể can thiệp vào”.

Trước sự phản ứng mạnh mẽ của công luận, âm mưu trả thù trên thất bại thảm hại. Trên báo chí truyền thông, giới chức hữu quan quanh co chối lỗi. Họ phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm theo chỉ đạo của cấp trên, nhưng vẫn cố tình không từ bỏ ý đồ đen tối. Nhiều lần an ninh tỉnh tùy tiện triệu tập luật sư Võ An Đôn, với những lý do vu vơ: viết facebook, trả lời truyền thông, “nói xấu” đồng nghiệp và các cơ quan tố tụng, đảng, nhà nước…

*  *  *

Trước quyết định hàm hồ xóa tên luật sư Võ An Đôn của Đoàn Luật sư Phú Yên, chúng tôi gồm các tổ chức, cá nhân đứng tên dưới đây mạnh mẽ tuyên bố:

1. Cực lực phản đối quyết định sai trái của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên đối với luật sư Võ An Đôn. Quyết định trên đi ngược với vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ luật sư Việt Nam: bảo vệ công lý, lẽ phải và đồng nghiệp. Yêu cầu Đoàn Luật sư Phú Yên hủy ngay quyết định trái lòng dân nói trên.

2. Hoàn toàn ủng hộ luật sư Võ An Đôn và các luật sư can đảm, tâm huyết, luôn tranh đấu cho lẽ phải, công lý, nhân quyền, vì một Việt Nam tự do, dân chủ, tiến bộ xã hội và cường thịnh, phù hợp với những chuẩn mực phổ quát của nhân loại văn minh, với Hiến pháp Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam tham gia.

3. Kêu gọi Liên đoàn Luật sư Việt Nam và công chúng có biện pháp hữu hiệu bảo vệ, giúp đỡ luật sư Võ An Đôn và các đồng nghiệp can đảm, kiên trì tranh đấu cho công lý, lẽ phải và tình thương.

4. Yêu cầu Bộ Tư pháp Việt Nam không để vụ trả thù luật sư Võ An Đôn trở thành vết nhơ tư pháp, thành tiền lệ lạm quyền lộng hành của giới chức hắc ám thiển cận vô pháp, làm xấu thêm hình ảnh, gây bất lợi cho Việt Nam trong bang giao quốc tế.

5. Kêu gọi các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức nhân quyền quốc tế, chính phủ các quốc gia yêu chuộng tự do, công lý, thượng tôn pháp luật lên tiếng bảo vệ luật sư Võ An Đôn và giới tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam.

Chúng tôi kính mong nhận được sự ủng hộ, đồng tình của đông đảo công chúng đối với bản Tuyên bố này, qua việc gửi email về :

unghovoandon@gmail.com

(xin ghi rõ danh tính, nghề nghiệp, nơi cư trú)

Trân trọng cảm ơn!
________

DANH SÁCH KÝ TUYÊN BỐ (đợt 1)

A. TỔ CHỨC:

1. Diễn đàn Xã hội dân sự, TS Nguyễn Quang A đại diện

2. Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập, Nhà văn Nguyên Ngọc đại diện

3. Diễn đàn Bauxite Việt Nam, GS Phạm Xuân Yêm đại diện

4. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, ông Võ Văn Thôn, cựu tù Côn Đảo, cựu GĐ Sở Tư pháp TPHCM đại diện

5. Hội Cựu tù nhân lương tâm, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và Linh mục Phan Văn Lợi đại diện

6. Hội Nhà báo độc lập, TS Phạm Chí Dũng đại diện

7. Hội Bầu bí tương thân, ông Nguyễn Lê Hùng đại diện

8. Khối Tự do dân chủ 8406, Kỹ sư Đỗ Nam Hải và Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đại diện

9. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, Linh mục Nguyễn Hữu Giải và Linh mục Nguyễn Văn Lý đại diện

10. Người bảo vệ nhân quyền (Defend the Defenders), ThS Vũ Quốc Ngữ đại diện

11. Hội Hỗ trợ nạn nhân bạo hành, TS – BS Đinh Đức Long đại diện

B. CÁ NHÂN:

1. André Menras - Hồ Cương Quyết, Nhà giáo Pháp – Việt

2. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang

3. Tuấn Khanh, Nhạc sĩ, Sài Gòn

4. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội

5. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội

6. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia

7. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, CB Bộ C.A nghỉ hưu, Hà Nội

8. Nguyễn Thị Kim Chi, NSƯT, Sài Gòn

9. Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), CLB Nhà báo tự do, Hoa Kỳ

10. Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự, ĐH Liège (Bỉ), Sài Gòn

11. Kha Lương Ngãi, Cựu Phó TBT Báo SGGP, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

12. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, CLB Lê Hiếu Đằng, Hà Nội

13. Hoàng Hưng, Nhà thơ, Dịch giả, Nguyên Trưởng Ban VHVN Báo Lao động thời kỳ đổi mới, Sài Gòn

14. Phạm Nguyên Trường, Dịch giả, Vũng Tàu

15. Phạm Thị Hoàng Oanh, TS - GV đại học, TPHCM

16. Huỳnh Sơn Phước, Cựu Phó TBT Báo Tuổi trẻ, Hội An

17. Lê Thân, Cựu tù Côn Đảo, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

18. Nguyễn Đình Ấm, Nhà báo, Hà Nội

19. Thiếu Khanh, Nhà thơ, Dịch giả, Sài Gòn

20. Bùi Hiền, Nhà thơ, Canada

21. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhà văn, Virginia, USA

22. Nguyễn Thị Thanh Bình, Nhà văn, Hoa Kỳ

23. Nguyễn Khắc Mai, Nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận TƯ, GĐ Trung tâm Minh triết, Hà Nội

24. Trần Bang, Kỹ sư, Sài Gòn

25. Nguyễn Ngọc Nam Phong, Linh mục DCCT Thái Hà, Hà Nội

26. Bùi Minh Quốc, Nhà thơ, Nhà báo, Đà Lạt

27. Đoàn Bảo Châu, Nhà văn, Nhà báo Hà Nội

28. Antôn Lê Ngọc Thanh, Linh mục DCCT, Sài Gòn

29. Đinh Hữu Thoại, Linh mục DCCT, Quảng Nam

30. Đào Tiến Thi, Nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên UV BCH Hội Ngôn ngữ học VN, Hà Nội

31. Phạm Toàn, Nghiên cứu giáo dục, Hà Nội

32. Nguyễn Xuân Diện, TS Hán Nôm, Hà Nội

33. Phạm Bá Hải, Cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn

34. Thùy Linh, Nhà văn, Hà Nội

35. Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội

36. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

37. Trần Văn Tý, Lao động tự do, Đại lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa

38. Khổng Hy Thiêm, Kỹ sư, Khánh Hòa

39. Trinity Hồng Thuận, USA

40. Nguyễn Thúy Hạnh, Kinh doanh, Hà Nội

41. Đặng Bích Phượng, CB hưu trí, Hà Nội

42. Phan Vân Bách, Lao động tự do, Hà Nội

43. Đoàn Nam Sinh, Nhà báo độc lập, Sài Gòn

44. Nguyễn Ngọc Giao, Paris

45. Trần Đức Thạch, Cựu tù nhân lương tâm, Nghệ An

46. Hoàng Dũng, PGT – TS, GV đại học, TPHCM

47. Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, Đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội

48. Nguyễn Thu Giang, Đoàn Luật sư TPHCM, Cựu PGĐ Sở Tư pháp TPHCM

49. Nguyễn Thế Hùng, PhD, Prof, Đại học Đà Nẵng

50. Nguyễn Chính, Luật gia, Nhà báo, Nha Trang

51. Nguyễn Thị Khánh Trâm, CB hưu trí, Sài Gòn

52. Võ Xuân Hoàng, Kỹ sư, Sài Gòn

53. Ngô Thu, Giáo viên, Sài Gòn

54. Võ Quang Thái, Kỹ sư, Sài Gòn

55. Nguyễn Thái Minh, Lao động tự do, Nha Trang

56. Lê Phước Sinh, Dạy học, Sài Gòn

57. Đinh Đình Điệp, Máy trưởng tàu biển, nghỉ hưu, Đồ Sơn, Hải Phòng

58. Tưởng Năng Tiến, San Jose, California, USA

59. Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp

60. Nguyễn Thanh Hằng, Dược sĩ, Pháp

61. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

62. Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà văn tự do, Đà Lạt.

Phần nhận xét hiển thị trên trang