Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Học viện Cảnh sát Ấn Độ tập Pháp Luân Công để tĩnh tại và an hoà


Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2007, khi ông P.Subrahmanyam, 64 tuổi, từ Hyderabad, Ấn Độ, đến New Zealand để thăm con trai mình. Gia đình, bạn bè và đối tác kinh doanh đều biết ông luôn dậy sớm mỗi sáng và chạy bộ để có một cuộc sống khỏe mạnh.
Một ngày khi đang chạy bộ ở New Zealand, ông Subra tình cờ nhìn thấy nhóm người đang ngồi thiền trong công viên xinh đẹp ở Christchurch, một thành phố lớn nhất ở Đảo Nam, New Zealand.
Trong cuộc phỏng vấn của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV), ông Subra nói rằng giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu và những động tác chậm rãi đã làm ông chú ý, nhưng ông cảm thấy do dự vì môn tập này có nguồn gốc từ nước ngoài. Sáu ngày sau ông mới bắt đầu tập các động tác cùng họ. Một người phụ nữ trông rất tốt bụng, cô ấy là một học viên Pháp Luân Đại Pháp người Trung Quốc, cô tặng cho ông một cuốn sách có tên là Chuyển Pháp Luân. Kể từ đó, cuốn sách đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời ông.
Cuốn Chuyển Pháp Luân phiên bản tiếng Anh. Cuốn sách đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời ông Subra.
Các nguyên lý đạo đức được giải thích trong cuốn sách đã thay đổi toàn bộ cách nhìn nhận của ông về cuộc sống và mọi người xung quanh. Ông Subra cho biết: “Tôi có thể giải quyết ổn thỏa bất kỳ khó khăn nào. Tôi không có vấn đề về sức khoẻ tại thời điểm này và ở độ tuổi này – hiện giờ tôi đã 64 tuổi, và sẽ bước sang tuổi 65 vào tháng 10 này. Môn tập đã giúp tôi cân bằng được cuộc sống cá nhân và công việc kinh doanh của mình”.
Chuyển Pháp Luân là cuốn sách chỉ đạo tu luyện chính của Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công), hiện đang được phổ truyền tại hơn 140 quốc gia với hơn 100 triệu người theo tập trên toàn thế giới. Người khai sáng môn tập, ông Lý Hồng Chí, đã xuất bản cuốn sách vào năm 1995, và chỉ trong vài năm ngắn ngủi, nó đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất và được dịch ra 38 ngôn ngữ khác nhau. Cùng với 5 bài tập thiền định nhẹ nhàng, các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp đã tạo nên một nền tảng khác biệt so với các môn tập khác.
Ông Subra nói rằng ông có thể cảm nhận được sự an hoà và tĩnh tại mà ông chưa từng trải qua trong cuộc sống bộn bề trước đây; ông có thể giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày tốt hơn, và cho dù có gặp khó khăn, mệt mỏi, ông cũng có thể đón nhận nó một cách vui vẻ, thoải mái. Bởi thu được những lợi ích về sức khoẻ, nên ông Subra rất mong muốn chia sẻ môn tập này với những người khác. Ông đã dành nhiều công sức để giới thiệu Pháp Luân Công đến nhiều người dân trên đất nước ông.
Chia sẻ những trải nghiệm của mình, ông Subra nói với NTDTV rằng vào một ngày đẹp trời, ông đã lên kế hoạch gặp giám đốc Học viện Cảnh sát Telangana để chia sẻ những lợi ích về sức khoẻ từ môn tập.
Ông Subra đang hướng dẫn và chỉnh động tác cho các cảnh sát tương lai của Học viện Cảnh sát Ấn Độ.
Ông Subra cho biết: “Tôi muốn chia sẻ vẻ đẹp của môn tu luyện tinh thần này với các nhân viên cảnh sát ở thành phố chúng tôi. Họ thường xuyên phải vật lộn với căng thẳng và mệt mỏi. Do vậy, tôi muốn mang đến cho họ một món quà giúp cuộc sống của họ trở nên dễ chịu hơn và cũng giúp họ có được sức khỏe tốt hơn”.
Giám đốc Học viện Cảnh sát Tiểu bang Telangana, ông Jitender, vui vẻ tìm hiểu về môn tập, và cho phép ông Subra và bạn bè của ông có một buổi luyện tập cùng với toàn thể đội ngũ cảnh sát mới được tuyển dụng. Trong tuần đầu tiên của tháng 5 năm 2017, khoảng 700 học viên nữ ở Học viện Cảnh sát ở Telangana đã tham gia lớp học thiền định miễn phí của Pháp Luân Đại Pháp cùng với ông Subra.
Nhiều nữ cảnh sát cho biết họ đã được trải nghiệm cảm giác tĩnh tại và an hoà trong khi thiền định. Một số khác có cảm nhận năng lượng lớn mạnh trong khi thực hành bài thiền đứng và tiếp tục duy trì ở những bài tập sau đó.
Ông nói: “Tất cả mọi người đều cho rằng môn tập này rất tốt và họ đánh giá cao những nỗ lực của chúng tôi”.
Những học viên của Học viện Cảnh sát đang thực hành bài công pháp số hai “Pháp Luân Trang Pháp” của Pháp Luân Công.
Trong tuần đầu tiên của tháng 5 năm 2017, khoảng 700 học viên nữ ở Học viện Cảnh sát ở Telangana đã tham gia lớp học thiền định miễn phí của Pháp Luân Đại Pháp cùng với ông Subra.
Ông Subra cho biết khóa học tháng 5 vừa rồi không phải là khóa học đầu tiên cùng với học viện cảnh sát. Vào đầu năm 2011, ông cùng với các học viên khác đã từng giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp tại Học viện Cảnh sát và cảnh sát giao thông ở bang Andhra Pradesh. Họ đã nhận được thư cảm ơn của Học viện Cảnh sát.
Học viện Cảnh sát và cảnh sát giao thông ở bang Andhra Pradesh gửi thư cảm ơn đến nhóm học viên Pháp Luân Công và ông Subra.
Theo trang web Minh Huệ (Minghui.org), một trang chuyên đưa tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc, Pháp Luân Đại Pháp đã nhận được hơn 2.000 giải thưởng danh dự và thư công nhận từ các chính phủ khác nhau trên khắp thế giới. Nhưng thật đáng tiếc, môn tập này đã bị cấm ở Trung Quốc, cũng là nơi Pháp Luân Công được truyền xuất ra. Cuộc bức hại môn tu luyện tinh thần này bắt đầu diễn ra vào năm 1999 tại Trung Quốc, và cho đến nay, nó vẫn đang tiếp diễn. Theo chỉ thị của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết, và hàng trăm ngàn người vẫn đang bị giam giữ trong các nhà tù.
Ông Subra cho biết ông sẽ tiếp tục nỗ lực nói lên sự thật về môn tu luyện cổ xưa này, bởi ông hiểu rằng chính môn tập tuyệt vời này đã khiến cuộc sống của ông trở nên tốt đẹp như thế nào, và ông sẽ không ngừng thực hiện sứ mệnh hòa bình của mình để giúp người dân Ấn Độ biết đến cuộc đàn áp vô nhân tính mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang phải chịu đựng ở Trung Quốc.
Ông Subra muốn mang chân tướng đến với nhiều người dân Ấn Độ về cuộc đàn áp phi nhân tính với những người tu luyện Pháp Luân Công đang diễn ra tại Trung Quốc.
Ông Subra nói thêm: “Tôi muốn đưa ra một sự tương phản giữa chính phủ đất nước chúng tôi và chính quyền Trung Quốc, rằng khi họ đã và đang ra lệnh cho toàn bộ hệ thống an ninh quốc gia, bao gồm cảnh sát, quân đội, và tòa án đánh đập, tra tấn, giết hại và bỏ tù các học viên Pháp Luân Công vô tội, thì ở đây, tại Ấn Độ, cảnh sát đang theo học và luôn sẵn lòng khiến nó trở thành một phần cuộc sống của họ”.
Theo NTD.TV
Tâm Minh biên dịch 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

‘người thầy đầu tiên’ của những vĩ nhân chói lọi kim cổ

Nhắc đến mối quan hệ mẹ con, người ta chỉ nghĩ đến một tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Nhưng ít ai để ý rằng mẹ chính là người thầy đầu tiên của con. Mỗi một hành vi, mỗi một lời nói, nhất cử nhất động của mẹ đều sẽ là cơ sở hình thành nên quan niệm, tinh thần và tương lai của người con.
Có lẽ, không ai có thể phủ nhận rằng, nền giáo dục đầu tiên của con không phải ở trường ngay chính trước tiên tại gia đình. Cũng không ngẫu nhiên khi các bậc hiền triết xưa đúc kết rằng mẹ chính là người thầy đầu tiên của trẻ nhỏ, khi trong lịch sử lại có những thiên tài và vĩ nhân vang danh đến tận ngày nay đều nhờ ơn giáo dưỡng từ người mẹ.
Người thầy của thiên tài
Một giai thoại được kể lại từ khoảnh khắc giáo viên tiểu học của Thomas Edison viết thư cho mẹ cậu bé. Sau khi đưa thư cho mẹ, Edison hỏi bà về nội dung, mắt bà nhòe lệ khi đọc cho con từng chữ một: “Con trai bà là một thiên tài. Trường học này quá bé và không có giáo viên đủ tốt để đào tạo nó. Xin hãy để nó tự dạy chính mình”. Rồi bà bắt đầu tự tay dạy đứa con trai của mình.
Rất nhiều năm về sau, khi mẹ của Edison đã qua đời, khi ấy ông đã là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ. Trong một lần ngồi xem lại những kỉ niệm cũ của gia đình, ông vô tình đọc được dòng chữ viết trên một tờ giấy cũ kĩ trong ngăn tủ: “Con trai bà là một kẻ đần độn. Chúng tôi sẽ không để nó đến trường nữa”.
Edison đã khóc trong nhiều giờ liền, sau đó viết vào nhật ký: “Thomas Alva Edison là một đứa trẻ đần độn, nhờ người mẹ anh hùng mà trở thành thiên tài của thế kỷ”.
Theo ghi chép của Quỹ Giáo dục Kinh tế, năm 1854, thầy Reverend G. B. Engle đã miệt thị học sinh 7 tuổi Thomas Alva Edison là kẻ đần độn, tâm thần. Edison đã rời trường Port Huron, Michigan, ngôi trường chính thức đầu tiên cậu bé theo học.
Mẹ cậu, Nancy Edison, đã đưa cậu trở lại vào ngày hôm sau để thảo luận với thầy Reverend, tuy nhiên bà nổi giận với sự cứng nhắc của ông. Bà quyết định sẽ giáo dục con trai tại nhà, từ bỏ ngôi trường mà Edison mới theo học 3 tháng. Mặc dù Edison dường như có tham dự 2 trường học khác trong thời gian ngắn, song thiên tài này dành phần lớn tuổi thơ học tập ở nhà dưới sự hướng dẫn của mẹ.
Trong cuốn tiểu sử “Thomas Alva Edison: Nhà phát minh vĩ đại người Mỹ” kể lại, khi Edison nói với mẹ về việc thầy giáo gọi mình là kẻ đần độn, cả hai đã đến trường để tìm kiếm một lời xin lỗi. “Con trai tôi không đi thụt lùi, tôi tin như thế”, bà Edison nói. Bất chấp những nỗ lực của mẹ, vợ chồng ông Reverend không thay đổi suy nghĩ về học trò. Cuối cùng, bà Edison nhận ra mình nên làm gì.“Được rồi, tôi sẽ tự dạy nó ở nhà”, bà tuyên bố.
Cậu bé Edison nhút nhát đã không tin vào tai mình. Cậu nhìn mẹ, người phụ nữ đã đặt niềm tin ở mình và tự hứa với bản thân sẽ khiến mẹ tự hào. Cuối đời, Edison đã nói:“Mẹ là người tạo ra tôi. Bà khiến tôi cảm thấy có động lực sống, là người khiến tôi luôn cố gắng để không gây thất vọng”.
Người thầy của vĩ nhân
Bài học từ tấm chăn
Mạnh Tông hay còn gọi là Mạnh Nhân, người huyện Giang Hạ (huyện Hiếu Xương, tỉnh Hồ Bắc ngày nay). Ông xuất thân nghèo khổ, về sau làm đến chức quan Tư không cho nước Ngô, là trọng thần của nhà Ngô thời Tam Quốc, nhiều lần đảm nhiệm chức quan hiển hách.
Ngay từ khi Mạnh Nhân còn nhỏ, Mạnh mẫu đã bắt đầu tiến hành dạy dỗ một cách nghiêm khắc đối với con trai. Thuở nhỏ, Mạnh Nhân được mẹ gửi đến vùng Nam Dương, theo học giả Lý Túc. Trước khi Mạnh Nhân đi học, mẹ ông may cho ông một tấm chăn rất dày và rộng. Hàng xóm thấy kì lạ, khó hiểu bèn hỏi: “Con của chị còn nhỏ, sao chị may tấm chăn lớn thế?”
Mạnh mẫu mới đáp rằng: “Con trai tôi không có phẩm tính gì đặc biệt nổi trội để có thể được nhiều bạn bè kết giao. Hơn nữa, những người đi học bên ngoài phần đông đều có gia cảnh nghèo khổ, có những người thậm chí không có lấy một tấm chăn mang theo. Tôi may một tấm chăn rộng như vậy, chính là để con trai và bạn học nó đắp chung, kết giao làm bạn thân với nhau. Điều này nhất định có ích với việc học của con trai”.
Tôi may một tấm chăn rộng như vậy, chính là để con trai và bạn học nó đắp chung, kết giao làm bạn thân với nhau. (Ảnh minh hoạ)
Mạnh Nhân nghe xong thật sự cảm động với dụng tâm vất vả của mẹ, ông học hành hết sức chăm chỉ, ban đêm cũng thường thắp đèn đọc sách, không chịu nghỉ ngơi. Thầy giáo của ông là Lý Túc rất hài lòng, thường hay khen ngợi ông rằng: “Con quả là có tài đức của một tể tướng”.
Nhờ có sự dạy dỗ nghiêm khắc của mẹ, Mạnh Nhân đã trở thành một con người tài đức, chuyên cần, một người con hiếu thảo, một vị quan thanh liêm chính trực.
Mẹ cắt tóc đổi thức ăn cho con
Đào mẫu tên thật là Trạm Thị là mẹ của Đào Khản. Bà được xưng là một trong những lương mẫu nổi tiếng thời Trung Hoa cổ đại. Phương pháp dạy con và cách đối đãi khoan dung của bà với người khác khiến người đời sau không ngừng tán dương.
Đào Khản (259 -334) tự là Sĩ Hành, là người Tầm Dương. Ông sớm mồ côi cha từ nhỏ, gia cảnh vô cùng bần hàn. Mẹ ông đã một mình chịu đựng vất vả, dựa vào dệt vải may áo kiếm sống, nuôi con ăn học. Cũng từ đức hạnh và cách dạy con của mình mà bà được người đời tôn là “người mẹ tài đức”.
Lúc Đào Khản còn trẻ, có một hôm tuyết rơi đầy trời. Bạn của Đào Khản là Hiếu liêm Phạm Quỳ ở Bà Dương đến chơi nhà. Đào Khản bởi vì nhà quá nghèo túng, không có gì tiếp đãi bạn nên trong lòng vô cùng lo âu. Đào mẫu thấy vậy liền an ủi con trai, nói: “Con cứ lo việc giữ khách lại đi, mẹ sẽ nghĩ cách để tiếp đãi bạn con.”
Thế rồi bà lấy kéo cắt tóc của mình đem đổi lấy rượu và đồ ăn, lấy cỏ khô lót trên giường cắt nhỏ cho ngựa của Phạm Quỳ ăn. Phạm Quỳ sau khi biết được việc này, đã xúc động nói: “Chỉ người mẹ như vậy mới có thể giáo dục ra một người con nhân tài như Đào Khản!”
Bà lấy kéo cắt tóc của mình đem đổi lấy rượu và đồ ăn, lấy cỏ khô lót trên giường cắt nhỏ cho ngựa của Phạm Quỳ ăn. (Ảnh minh hoạ)
Việc làm “cắt tóc đổi thức ăn” để tiếp đãi bạn của con đã khắc sâu vào trong tâm trí của Đào Khản. Mặc dù cảnh nhà nghèo khó, nhưng Đào mẫu luôn dùng đạo đức tốt đẹp để đối đãi với bạn của con và mọi người. Vì thế sau này, khi đã làm quan lớn, Đào Khản vẫn luôn ghi nhớ, dùng lòng cung kính, đạo đức tốt đẹp và lễ phép để đối đãi với người khác.
Cổ nhân có câu: “Một đời mẹ không tốt, mười đời con không tốt”, để nhấn mạnh tầm quan trọng lớn lao của người mẹ đối với việc giáo dục con cái. Những người mẹ tốt có thể dùng đức hạnh của mình mà giáo hóa con cái nhân cách làm người, nhờ đó mỗi người con đã trở thành những người có phẩm chất đạo đức cao thượng, ghi danh sử sách và được hậu nhân ca ngợi đời đời. 
Nguồn ảnh: Simplyknowledge, Sohu
Hồng Tâm (tổng hợp)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

TIN MỚI- Lý do Mỹ không T.H.Ủ T.I.Ê.U Kim Jong Un hôm 4 tháng 7

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thế giới nhìn thấy một Donald Trump rỏ nét


https://baomai.blogspot.com/
Một bài viết được đăng trên tạp chí People nói về sự thành công trong sự kiện hàn gắn lại những đồng minh thân cận của Hoa Kỳ và những quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương qua chuyến đi của tổng thống Donald Trump mà 4 nguyên thủ tiền nhiệm của Hoa Kỳ không thể làm được.

https://baomai.blogspot.com/

Đầu tiên tại Nhật bản, Tổng thống Donald Trump đã nói lên được tình đồng minh Mỹ và Nhật nói chung và của TT Trump với Thủ tướng Abe là điều “chưa từng có tiền lệ” trong lịch sử quan hệ song phương Mỹ – Nhật. Mối quan hệ thân thiết này bắt đầu từ chuyến đi tới Mỹ của Thủ tướng Abe từ trước khi Tổng thống Trump chính thức nhận nhiệm sở. Khi đó, ông Abe đã tặng Tổng thống đắc cử Trump một cây gậy đánh golf mạ vàng. Và đáng nói nhất, là trong khi sự kiện bầu cử còn nhiều rắc rồi, rấm reng (sau ba ngày), nhưng thủ tướng Abe không ngại lời thị phi, chế dễu của giới truyền thông báo chí khuynh tả Mỹ, cho rằng “có quá sớm để ông Abe đến chúc mừng cho Trump hay không?”. và, đó cũng là “dấu nhấn” trong kết tình thâm giao giữa hai nguyên thủ của hai quốc gia có nền kinh tế bậc nhất trên toàn cầu này.

Giới chức Nhật Bản nhận định mối quan hệ gần gũi giữa Thủ tướng Abe và Tổng thống Trump không giống mối quan hệ đồng minh giữa ông Abe và cựu Tổng thống Barack Obama trước đây. Những bất đồng trong một số vấn đề như thương mại cũng không ngăn cản Tổng thống Trump và Thủ tướng Abe chơi golf với nhau 2 lần và cùng nhau dùng bữa nhiều lần.

https://baomai.blogspot.com/

Tiến sĩ Yasushi Watanabe tại Đại học Keio nói với Straits Times “Có vẻ như ông Trump luôn tham vấn ý kiến của ông Abe khi có chuyện gì đó xảy ra trên thế giới, đặc biệt là các vấn đề ở khu vực Đông Á, trong đó có vấn đề Triều Tiên” .

Trong khi đó Theo Phó Giáo sư Elvin Lim, nhà khoa học chính trị Singapore “Thủ tướng Abe được xem là một trong những người bạn thân thiết của Tổng thống Trump. Về mặt địa chính trị, mối quan hệ này cũng có ý nghĩa nhất định vì Trung cộng, đối thủ của Nhật Bản, cũng lại là đối thủ của Mỹ”.

https://baomai.blogspot.com/

Đối với Trung cộng, khi đến thăm quốc gia có dân số đông nhất thế giới này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã trải thảm đỏ đón Tổng thống Donald Trump theo nghi thức “đặc biệt nhất” chưa từng có với hàng loạt nghi thức cấp cao như bắn đại bác, quốc yến và một số sự sắp xếp đặc biệt. Lãnh đạo Trung Cộng tiếp đón theo nghi thức sử dụng cho chuyến thăm của TT Donald Trump chưa từng có kể từ năm 1949. Ông Tập và Trump đã ăn tối cùng nhau và xem nghệ thuật kịch truyền thống ở Tử Cấm Thành. và sau đó tổng thống Trump cũng cho chiếu một đoạn video quay lại cảnh cháu ngoại ông, bé gái Arabella Kushner, hát và đọc thơ bằng tiếng Trung cộng (coi như đáp lễ).

Tổng thống Donald Trump đã chia sẻ rằng: “Một mối quan hệ luôn luôn đóng vai trò quan trọng. Nhưng mối quan hệ đó không nhất thiết phải gần gũi. Đó là mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng. Đối với tôi, một mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng quan trọng hơn bất kỳ thứ gì khác, bao gồm cả tình bạn”.

Tổng thống Donald Trump luôn lên án và chỉ trích Trung cộng vì sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước, tuy nhiên trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình vừa qua, TT Donald Trump vẫn dành những lời thiện mỹ cho nhà lãnh đạo Trung cộng. Hai nhà lãnh đạo của hai cường quốc đang đang cố gắng tìm sự đồng thuận và hàn gắn những dị biệt đã xảy ra nhiều năm nay.

https://baomai.blogspot.com/

Tuy nhiên, Đối với TT Donald Trump luôn đề cao và bảo vệ quyền lợi cho quốc dân Hoa Kỳ là trên hết nên xét về mối quan liên kết giữa Hoa Kỳ và Trung cộng vẫn còn ở mức rất thấp, mặc dù TT Donald Trump đáng giá ông Tập Cập Bình nằm ở vị trí khá cao.

Theo bà Shihoko Goto chuyên nghiên cứu về Đông Bắc Á thuộc Chương trình châu Á của Trung tâm Woodrow Wilson nhận định.“Ông Trump công nhận Trung cộng là cường quốc lớn nhất ở châu Á, đồng nghĩa với việc ông ấy sẽ dành sự tôn trọng cao cho lãnh đạo nước này. Tuy nhiên, Mỹ cũng quan ngại về tiềm năng của Trung cộng cũng như vị trí “thống trị” vững chắc của nước này ở châu Á”.

https://baomai.blogspot.com/

Đối với Philippine, bên lề hội nghị Asean tại Phi luật tân, TT Donald Trump đã chia sẽ những câu chuyện vui với Tổng thống Rodrigo Duterte. Trong khi đó, với cương vị là nước chủ nhà, Tổng thống Duterte cũng không ngần ngại lên sân khấu và hát tình ca tặng Tổng thống Trump theo đề nghị của nhà lãnh đạo Mỹ. Trước đó, giới truyền thông từng gọi Tổng thống Duterte là “Donald Trump ở phương Đông” vì sự tương đồng giữa hai nhà lãnh đạo với phong cách mạnh mẽ và phát ngôn cứng rắn.

Theo Tiến sĩ Watanabe, vào thời điểm nhậm chức, cả Tổng thống Trump và Tổng thống Duterte đều được đánh giá là không đi theo những chuẩn mực thông thường của các chính trị gia. Đây cũng là điểm chung để hai nhà lãnh đạo có thể chia sẻ với nhau.

https://baomai.blogspot.com/

“Sự giao hảo giữa Hoa Kỳ và Phi Luật Tân đã khởi sắc đáng kể kế từ khi Tổng thống Donald Trump lên nhậm chức, có một khoảng thời gian xung khắc do sự bất đồng giữa Tổng thống Duterte và cựu Tổng thống Barrack Obama về vấn đề nhân quyền tại quốc đảo Đông Nam Á”, Chuyên gia Lim Tai Wei tại Đại học Khoa học Xã hội Singapore nhân định.

Tạo được niềm tin liên hệ tình Đồng minh giữa Hoa Kỳ và Phi luật Tân đối với cả hai quốc gia đều có lợi, và điều quan trọng là tổng thống Donald Trump muốn kết chặc tất cả đồng minh, gây thiện cảm và giao hảo công bằng tốt đẹp cho nhau, đó là điều mà Trung cộng không muốn tí nào. Dù sao Philippines là trục địa chính trị rất quan trọng để kiểm soát biển đông, thay vì Đẩy đồng minh Phi luật Tân cho Trung cộng, TT Trump đã kéo Duterte về lại với Mỹ, thêm một người bạn hẵn tốt hơn một kẻ thù. Sau chuyến tham dự Asean tại Phillipines, hẵn ai cũng thấy rỏ sự ngoại giao của TT Donald Trump đem lại nhiều giao hảo tốt đẹp rỏ nét đối với đồng minh nhỏ bé Philippines hơn thời của cựu tổng thống Barrack Obama.

https://baomai.blogspot.com/

Đối với Nam Hàn,  chuyến thăm của nhà tổng thống Trump tới Hàn Quốc  luôn được mô tả là thân mật, đúng chuẩn mực và quy củ. Nam Hàn đã tổ chức lễ đón tiếp Tổng thống Trump một cách trọng thể, chưa từng có kể từ khi sau chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên. Tuy chuyến dừng chân rất ngắn so với những quốc gia Trung cộng, Nhật Bản, Việt Nam và Philippines, nhưng hình ảnh một quốc khách Hoa Kỳ đã được sự ủng hộ nhiệt tình tuyệt đối. Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nam Hàn không có bất kỳ phát ngôn cứng rắn gây tranh cãi nào trong chuyến thăm này.

Trong hồ sơ Bắc Hàn về sự kiện thử vũ khí hạch tâm leo thang, TT Trump và TT Moon có một vài bất đồng nhỏ. Tổng thống Hàn Quốc, từng là một cựu luật sư nhân quyền, ủng hộ cách tiếp cận mềm mỏng trong việc thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hỏa tiễn đạn đạo và vũ khí hạt nhân, Tổng thống Mỹ thiên về cách tiếp cận cứng rắn để buộc Bình Nhưỡng phải ngồi vào bàn đàm phán. Tuy có bất đồng về hồ sơ Bắc Hàn, song mối quan hệ này vẫn được đánh giá là thân mật vì nhà lãnh đạo Mỹ vẫn phải duy trì quan hệ với đồng minh Nam Hàn.

https://baomai.blogspot.com/

Cũng nên nhắc lại, trước khi “xuất hành” trong chuyến công du qua Á Châu của tổng thống Donald Trump, giới truyền thông báo chí khuynh tả và các nghị sĩ Dân Chủ đánh giá rất thấp, và khẳng định Trump không đủ khả năng ngoại giao, và phong thái cũng như cách phát biểu “tùy hứng” sẽ làm mất mặt, và mất thể diện một người đại diện cho quốc dân của cường quốc số một thế giới… thế nhưng, tất cả đều lầm, và ngỡ ngàng, Tổng thống Donald Trump đã đem được một số hợp đồng béo bỡ từ các nước Á Châu đầu tư vào Hoa Kỳ, và giảm thiểu tối đa và hàn gắn những xung khắc và những rạn nứt giữa Mỹ và các đồng minh mà cựu tổng thống Barrack Obama để lại một “gia sản ngoại giao tồi tệ”.

https://baomai.blogspot.com/

Trong chuyến công du Á Châu đầu tiên của TT Donald Trump tạo được niềm tin cho các đồng minh và các quốc gia trong khu vực. Viễn ảnh hòa bình và cường độ “mùi” chiến tranh “hạ nhiệt” tại khu vực Á Châu Thái Bình Dương đang khởi sinh. Đó là điều mà thế giới đang đánh giá khá cao và tích cực đối với tổng thống Donald Trump.

Thế giới nhìn thấy một Donald Trump rỏ nét, trong khi giới truyền thông báo chí Hoa Kỳ vẫn còn mù quáng, ích kỷ và đố kỵ ngày đêm tìm cách đánh phá, dèm pha và ngụy tạo dư luận một cách khó chấp nhận…

Đáng Tiếc!! Đáng Tiếc !!




PHAN NGUYÊN LUÂN

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngày Hiến chương các Nhà giáo thay vì Ngày Nhà giáo VN.



Gã nhận được thư của Nguyễn Minh Tú, cô giáo dậy văn trường Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên.
Cô viết lại lời của nhà giáo Dương Văn Ngữ:
"Bản Hiến chương các nhà giáo hiển hiện như một trong những văn bản tinh hoa, được soạn thảo bởi những cá nhân ưu việt, thấm nhuần những tư tưởng giáo dục tiến bộ, những giá trị vĩnh hằng, được sản sinh ra từ các nền giáo dục văn minh và từng trải.
Nó không phụ thuộc vào thể chế chính trị, hay tôn giáo, sắc tộc nào cả. Chắc chắn nó như một ngọn hải đăng, soi sáng, hướng đạo cho mọi nền giáo dục, nhất là những nền giáo dục còn đang trưởng thành".
Rồi cô viết tiếp:
Gã thân mến!
Vậy mà đến Việt Nam nó được " Việt hóa", thành ngày Nhà giáo Việt Nam - với mục đích tôn vinh nghề dạy học và người thầy nhưng hình như chính những người thầy và những cán bộ quản lý của ngành GD dường như lại quên đi những nội dung quan trọng nhất của Bản Hiến chương này( điều 01). Đó có phải là " dân tộc tính" không ạ? Gã nghĩ sao về vấn đề này ạ?
Rồi cô gửi gã Bản Hiến chương nhà giáo. Gã nghĩ, chắc nhiều thầy cô, học trò, quan chức giáo dục, bố mẹ học trò chưa một lần biết tới Bản Hiến chương lịch sử này.
Hiến chương Nhà giáo
Lời mở đầu
Các nhà giáo thực hiện một chức trách quan trọng trong xã hội, vì giáo dục trẻ em là một vấn đề cốt tử, không chỉ cần cho sự phát triển cá nhân, mà còn cho sự tiến bộ của toàn xã hội. Nghề dạy học đặt cho người thầy những trách nhiệm, và những trách nhiệm này đòi hỏi những quyền tương ứng. Các nhà giáo cần có quyền thực hiện một cách tự do toàn bộ những quyền dân sự và nghề nghiệp.
Thừa nhận việc phát triển tính cách cá nhân của trẻ như mục tiêu của giáo dục, nhà giáo phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng của học sinh và khuyến khích học sinh phát triển tư duy độc lập.
Điều 1. Nhiệm vụ thiết yếu của nhà giáo là phải tôn trọng tính cá thể của trẻ, khám phá và phát triển khả năng, chăm lo quá trình giáo dục và đào tạo, luôn hướng tới việc hình thành ý thức đạo đức của con người và công dân tương lai, giáo dục trẻ trong tinh thần dân chủ, hòa bình và hữu nghị giữa con người với nhau.
Điều 2. Quyền của nhà giáo không phụ thuộc vào giới tính, chủng tộc, màu da, không phụ thuộc vào niềm tin và định kiến cá nhân, miễn là họ không áp đặt niềm tin và định kiến ​​của mình cho trẻ.
Nhà giáo không bị phạt nếu việc giáo dục học sinh tuân thủ các quy định ở Điều 1.
Điều 3. Nhà giáo có quyền có các thỏa thuận về các biện pháp bảo vệ họ chống lại quyết định tùy tiện ảnh hưởng đến nhiệm kỳ công việc và nghề nghiệp của họ. Cụ thể, các biện pháp bảo vệ cần được thực thi để chống lại các quyết định tùy tiện về tuyển dụng, tập sự, bổ nhiệm, đề bạt, hay các biện pháp kỷ luật bãi nhiệm.
Điều 4. Liên quan đến chương trình học và thực hành giáo dục, sự tự do sư phạm và tự do chuyên môn của nhà giáo phải được tôn trọng, các sáng kiến ​​cần được khuyến khích, đặc biệt trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy và sách giáo khoa, cũng như trong việc nghiên cứu các vấn đề sư phạm và chuyên môn, thông qua đại diện nhà giáo.
Điều 5. Nhà giáo phải có quyền tự do tham gia tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức ấy phải có quyền đại diện cho nhà giáo trong mọi hoàn cảnh.
Điều 6. Tất cả các nhà giáo phải có quyền được đào tạo về mặt học thuật và chuyên môn theo các tiêu chuẩn cao nhất có thể, bao gồm cả những yêu cầu về giáo dục để có thể theo học ở bậc đại học.
Hoàn cảnh xã hội và tài chính không được trở thành một rào cản để ngăn cấm một sinh viên theo học để trở thành nhà giáo.
Điều 7. Nhà giáo cần được tạo cơ hội để tiếp tục học nâng cao trình độ chuyên môn. Họ có quyền tham gia các khóa học bổ trợ với sự hỗ trợ tài chính ở mức cần thiết, kể cả việc tạo điều kiện đặc biệt để họ có thể tham quan, trao đổi ở nước ngoài, nhằm giúp họ có kiến ​​thức thực tế về cuộc sống của chính họ ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
Điều 8. Nhà giáo được hưởng tiền lương phù hợp với tầm quan trọng của chức năng xã hội và giáo dục mà họ đảm nhận, để có thể cống hiến hoàn toàn cho nghề nghiệp mà không phải lo lắng về tài chính.
Đối với những nhà giáo có trình độ và thâm niên công tác ngang nhau, cần áp dụng nguyên tắc trả lương công bằng, công việc như nhau thì lương cũng như nhau, không phân biệt.
Điều 9. Nhà giáo được nghỉ có lương trong toàn bộ thời gian nghỉ của trường học, được nghỉ ốm có lương và hưởng chế độ trợ cấp đầy đủ, kể cả trợ cấp cho góa phụ, trẻ em và người phụ thuộc.
Điều 10. Nhà giáo có quyền được làm việc trong điều kiện thích hợp, với các trang thiết bị cần thiết và quy mô các lớp học đủ nhỏ để giảng dạy hiệu quả.
Điều 11. Trang thiết bị trường học không nên phụ thuộc vào địa vị xã hội của học sinh cũng như thể loại trường mà chỉ phụ thuộc vào mục đích hay nhu cầu giáo dục. Các trường cần được cung cấp nơi ăn ở phù hợp để tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên đủ trình độ, có thể đảm đương các dịch vụ chuyên biệt được giao như chăm sóc y tế và nha khoa, cung cấp bữa ăn tại trường và giáo dục thể chất.
Trường học cũng cần có các phòng thí nghiệm, phòng hội thảo và thư viện.
Điều 12. Nhà trường cần đóng góp vào sự phát triển nhân cách. Một nguyên tắc nhân đạo, phù hợp với lòng tự trọng của cả học sinh và nhà giáo, là phải loại trừ áp bức và bạo lực.
Điều 13. Trẻ em lệch lạc về hành vi cần được giảng dạy trong các lớp học đặc biệt nhằm điều chỉnh càng sớm càng tốt để các em có thể vào lớp học bình thường và có cuộc sống bình thường.
Trẻ khuyết tật về thể chất không thể tham gia vào hoạt động học đường bình thường cần được giáo dục trong các trường đặc biệt, bằng các phương pháp phù hợp với đặc điểm và tình trạng khuyết tật của các em.
Điều 14. Cần hỗ trợ các nghiên cứu giáo dục tại các cơ sở giáo dục, nơi mà các thực nghiệm về phương pháp có thể được tiến hành trong điều kiện thích hợp, nhằm có thể đẩy mạnh tiến bộ của lý thuyết và thực hành về giáo dục. Cần có dịch vụ thông tin để công bố các kết quả nghiên cứu.
Điều 15. Thông qua đại diện do mình bầu, nhà giáo cần có cơ hội để xây dựng các chính sách nhằm cải thiện hoạt động quản lý các trường học và thực thi nghề nghiệp của mình.
Gã nghĩ sao nhể? Ồi, giản đơn, nếu VN ta thay vì Ngày Nhà giáo mà học trò mệt vì chúc tụng thầy cô mà là Ngày Hiến chương Nhà giáo, và tinh thần Bản Hiến chương này luôn được gieo trong tâm trí các nhà giáo, đặc biệt gieo vào tâm trí các bác lãnh đạo ngành giáo dục, vào tâm trí chính phủ kiến tạo, cũng như các ban tuyên giáo thì nền giáo dục nước nhà đã vượt lên tới đâu rồi chứ không phải quẩn quanh trong vũng bẩy hầy lạc hậu, khủng hoảng như hôm nay.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

ƯU TIÊN NGƯỜI NGỌNG KHI ĐÀO TẠO THÊM 9 NGHÌN TIẾN SĨ :



Tấu của Trần Mạnh Hảo.
Chín nghìn tiến sĩ đào tạo thêm
Anh nào nói ngọng được ưu tiên
Tiến sĩ nước mình mới ba vạn
Tăng lên ba triệu sướng như điên
Làm sao ba lợn một tiến sĩ
Một con bò đổi một giáo sư
Giáo dục nước nhà thật cao quý
Ngân sách xem ra chết đứ đừ...
Sài Gòn ngày 17-11-2017
T.M.H.
Joseph KhươngTiến
Báo Pháp Luật Online dẫn thiếu chính xác, anh mình nói chuẩn là:
"Tỉ nệ tiến sĩ quá thấp, phải tăng nên!"

Phần nhận xét hiển thị trên trang

GỬI ĐN



Bạn thật phi thường
Sau ngày bão dông
bộn bề tàn hoang
vẫn tràn đầy yêu thương
vẫn dạt dào khát vọng
bất chấp sương mù, bất chấp nhố nhăng
bỏ ngoài tai những lời thất vọng
về thế giới này
nỗi buồn bấy lâu bừng sáng
Như ngịch lý huy hoàng
một tình yêu quỷ ám
đang mở toang ra
cánh cửa hư bản lề
cho ngày ảm đạm qua đi

Để rồi chúng ta trở về
ngôi nhà cha mẹ mình bấy lâu bỏ vắng
thu dọn những ghế bàn
những tài liệu ăn gian, vô vị
trong các hộc tủ đang có nguy cơ mối mọt
những đĩa hát thủa rủ nhau lên đàng
ta đã từng chạy lanh quanh xây những lâu đài cát
một chiều lốc thổi tan hoang
Vá lại những bức tranh
vẽ cảnh rừng xưa sống động
muông thú tưng bừng ca vang
trên mỏm đá khúc sông từng là kỷ niệm
tình yêu điên rồ một thời của ta
nơi gốc cau có cây trầu đã héo
quả cau khô như viên sỏi lăn đường
gốc đào gốc mơ khô gục chân tường
Nơi em chải đầu
anh hát bài ca hy vọng
thủa không buồn
những việc không đâu..
Bạn thật sự là người anh hùng
dù cả đời chưa cầm cây súng
nhỏ nhoi cây bút trong tay
cặm cụi khắc ghi
những bài thơ về thế giới này
con thuyền qua sông đã nghiêng, chẳng hề nao núng
chẳng hề băn khoăn nghĩ ngợi điều gì..
đến được bến bờ hay không chẳng bận làm chi
Mùa đông vừa bắt đầu trước mặt
văng vẳng bên sông những lời hão huyền
bạn đã cho tôi
niềm tin vào buổi sáng
chuẩn bị kỹ càng mua một giá cao
bài khát vọng
cái lý của kiếp người
câu trả lời:
- Vì sao ta sống!

Phần nhận xét hiển thị trên trang