Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Nợ công cao sẽ tác động từng người dân


19/10/2017 TP - Đó là cảnh báo của các chuyên gia về nợ công Việt Nam hiện nay được đưa ra tại Hội thảo Quản lý nợ công ở Việt Nam, do tổ chức Oxfam tổ chức sáng 18/10. Nợ công liên tục tăng và nhiều rủi ro / Nặng gánh nợ công vì biên chế / Nợ công của Việt Nam: “Chúng ta đang trẻ đã ăn chơi”
Người dân sẽ sớm cảm nhận được tác động của 
nợ công tăng cao hiện nay. Ảnh minh họa: Như Ý.
TS Lê Đăng Doanh cho rằng, nợ công cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới từng người dân. Vì để có tiền trả nợ, nhà nước phải: Tăng thuế để tăng nguồn thu; Cắt giảm các khoản đầu tư cho phúc lợi xã hội, như giảm trợ cấp cho giáo dục, y tế, khiến người dân phải trực tiếp trả những khoản này cao hơn; Giảm đầu tư công khiến tăng trưởng chậm lại. Từ đó, dẫn tới kinh tế vĩ mô bất ổn, doanh nghiệp khó khăn thất nghiệp và bất bình đẳng xã hội gia tăng…

Ngoài ra, theo ông Doanh, dù không tính nợ của doanh nghiệp nhà nước là nợ công, nhưng khi doanh nghiệp mất khả năng trả nợ, nhà nước vẫn phải đứng ra gánh thay. Thực tế, nhà nước đã phải trả nợ thay Vinashin, hay việc mua lại các ngân hàng 0 đồng và phát hành trái phiếu để duy trì hoạt động ngân hàng…

TS Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) đưa ra con số, ước tính đến hết năm 2016, nợ công của Việt Nam khoảng 64,73% GDP, sát ngưỡng nợ công được Quốc hội cho phép (65% GDP). Theo đó, tỷ lệ nợ công đã tăng rất nhanh những năm gần đây, giai đoạn 2011-2016, nợ công tăng trung bình 18,4%, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. “Có một số tác giả khác tính nợ công đã vượt trần cho phép, nếu thêm các khoản vay nhà nước có thể phải trả thay nếu xảy ra rủi ro”, ông Cường nói.

Về mức độ an toàn của nợ công, ông Cường cho rằng, hiện chưa có chỉ tiêu nào để đánh giá mức độ rủi ro, hay tại sao trần nợ công là 65% GDP. Tuy vậy, ông Cường tỏ ra lo ngại khi Việt Nam vay nợ nhiều vào lúc dân số còn trẻ, có thể lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất. Điều này đang đi ngược xu thế của thế giới, khi các nước chỉ vay nợ nhiều khi cơ cấu dân số già, khả năng lao động suy giảm. “Chúng ta đang trẻ đã ăn chơi, khi dân số già sẽ không còn dư địa để vay thêm nữa”, ông Cường ví von. Do ngân sách cân đối trả nợ không đủ, nên phải thực hiện kỹ thuật đảo nợ, vay nợ mới trả nợ cũ (năm 2014 vay đảo nợ gần 80.000 tỷ đồng, năm 2015 trên 130.000 tỷ đồng).

Đặc biệt, ông Cường lưu ý về bội chi ngân sách 2-3 năm gần đây lớn hơn chi đầu tư phát triển, và có thời điểm đã phải đi vay để chi thường xuyên, dù chưa cao nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn. Điều này đã vi phạm nguyên tắc chung của vay nợ. Vì vậy, chuyên gia này kiến nghị, khi sửa đổi Luật Quản lý nợ công, cần tính thêm một số khoản vay khác vào nợ công, như vay của ngân hàng trung ương. Do ngân hàng trung ương của Việt Nam thuộc Chính phủ, nên phải tính cả nợ của đơn vị này vào nợ công. Cùng đó, có phương án tính toán tới các khoản nợ dự phòng.

Chuyên gia Nguyễn Trọng Nghĩa - thành viên Tổ soạn thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) cho biết, dự luật sửa đổi lần này sẽ làm rõ: Khái niệm về những khoản vay nào là nợ công; Trách nhiệm cơ quan quản lý; Chỉ tiêu, chiến lược vay và trả nợ; Trách nhiệm giải trình.

Theo bản tin nợ công số 5 vừa được Bộ Tài chính công bố, hết năm 2015, nợ công Việt Nam đã hơn 118,45 tỷ USD (tương đương trên 2,59 triệu tỷ đồng), bằng 61% GDP. Về trả nợ, nghĩa vụ trả nợ công chiếm 14,9% số thu ngân sách và nghĩa vụ trả nợ dự phòng chiếm 11,8% số thu ngân sách năm.

LÊ HỮU VIỆt

https://www.tienphong.vn/kinh-te/no-cong-cao-se-tac-dong-tung-nguoi-dan-1199417.tpo

Phần nhận xét hiển thị trên trang

chứng tích lịch sử?

Trụ sở báo Văn Nghệ. Ảnh: Hồng Diệu

Chiều qua, mình sang báo Văn Nghệ chơi, không gặp một mống người nào của báo cả .Hỏi ra, mới biết báo chỉ làm việc từ thứ 2 ,3 , 4 còn lại nghỉ ở nhà cho đỡ tốn tiền điện, nước ...
Trụ sở 17, Trần Quốc Toản to đùng , mình hỏi chú bảo vệ : báo cao to thế này ,sao không cho thuê bớt đi để lấy kinh phí trang trải ? Liền nghe đáp lại : Bộ Tài chính bỏ tiền xây dựng nên báo Văn nghệ chỉ được dùng hai, ba tầng gì đó , phía

trên , những tầng dưới thì Bộ dùng để thu hồi vốn .Mình nghĩ , chẳng biết có đúng thế không ?
Buồn, mình chợt lẩm nhẩm : Trụ sở 17, Trần Quốc Toàn là nơi gắn bó với nhiều thế hệ các nhà văn , đặc biệt là các bậc tiền bối ... nơi này, còn là chứng tích lịch sử trong cuộc kháng chiến chống xâm lược .Từng hơi thở , tiếng nói chừng ẩn chín trong mỗi viên gạch tường nhà...
Cũng có thể nói, nó đã trở thành di tích của nhà văn . Đã là di tích , chỉ tu tạo, sửa chữa . Hơn nữa, ngôi nhà đã sẵn 3 tầng của báo , đủ chỗ làm việc , lại chỉ có một mình báo toàn quyền quản lý . Bây giờ xây cao to, bề thế mà chỉ được phía trên . Nhà ngày trước tuy xây kiểu cũ, có sân nhỏ phía trước , tầng 1 có phòng tiếp khách , cộng tác viên vào rất tiện chỗ ngồi trao đổi bài vở vv... giờ muốn vào phải qua thang máy tít tận . Tự cảm tưởng, chả biết có lạc hậu không ?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Việt tại Campuchia hoang mang vì sắp bị tước giấy tờ


https://baomai.blogspot.com/

Cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia rất hoang mang trước tin Bộ Nội vụ nước này nói có kế hoạch thu hồi giấy tờ tùy thân "cấp sai và không đúng quy định" cho 70.000 người, đa số là người gốc Việt.

Một người Việt sinh sống lâu năm tại thủ đô Phnom Penh cho biết chính sách của chính quyền Campuchia đối với người gốc Việt không rõ ràng:

https://baomai.blogspot.com/
Một người phụ nữ Việt đang qua cầu khỉ mua cá ở làng Tuol Yeh Ma, sông Mê Kông, gần thủ đô Phnom Penh, Campuchia.

“Chính sách nhập cư không có gì rõ ràng đối với người Việt, cả kể những người đã được sinh ra ở đây hai ba thế hệ. Vậy mà giấy tờ của họ cũng không hợp pháp. Họ rất muốn làm hợp pháp nhưng chính phủ không làm, hoặc có làm thì hay sửa đổi và thu hồi thì cũng như không.”

Ngoài việc giấy tờ tư pháp không rõ ràng người này còn cho rằng hệ thống chính sách của Campuchia hay thay đổi.

“Hôm nay luật như thế này, ngày mai luật như thế khác. Vụ hiện nay là người Campuchia gốc Việt sẽ bị tước hết giấy tờ, như thông báo gần đây của ông Bộ Trưởng Nội vụ nói trên TV.”

Trong khi đó chị Treng, người gốc Việt sinh ra tại Campuchia, hiện sống tại Phnom Penh nói rằng chị chưa nghe tin thu hồi giấy tờ và cho tới nay gia đình chị vẫn sinh hoạt bình thường với nghề làm tóc tại thủ đô:

“Gia đình của tôi chưa bị trở ngại gì cả. Tôi là con lai, có hộ khẩu và giấy tờ Campuchia đầy đủ.”

https://baomai.blogspot.com/

Hôm 4/10, Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng chủ trì cuộc họp để thảo luận về việc thu hồi các giấy tờ bị cấp sai hoặc lỗi, theo Phnom Penh Post.

"Họ là những người nước ngoài sở hữu các giấy tờ không chính xác vì chúng bị cấp sai. Khả năng của các quan chức còn yếu kém và sự yếu kém không phải từ cấp dưới mà là từ cấp trên", ông Kheng nói. "Đó là vấn đề của quốc gia, không phải bất cứ cá nhân cụ thể nào. Vì vậy, chúng ta cần giải quyết việc này."

https://baomai.blogspot.com/

Ông Sok Phal, lãnh đạo Tổng Cục Di trú, nói rằng các quan chức vi phạm sẽ bị "trừng phạt" và một nghị định sẽ được ban hành trong những tháng tới.

Ông Phal cho biết khoảng 70.000 người có quốc tịch bất hợp pháp, trong đó hầu hết là người Việt sinh tại Campuchia, không có quốc tịch nào khác.

https://baomai.blogspot.com/

Tại thủ đô Phnom Penh, Bộ đã xác định 7.501 trường hợp giấy khai sinh sai và 305 hộ chiếu lỗi.

Theo ông Phal, một nghị định được thông qua hồi tháng 8 cho phép chính quyền hủy các giấy tờ như chứng minh thư, hộ chiếu, thu hồi quyền công dân của hàng nghìn người. "Chúng tôi không tước quyền công dân của họ. Họ là người Việt Nam. Chúng tôi chỉ lấy giấy tờ Campuchia," ông Phal nói.

Ông Phal cho biết những người này sẽ bị coi là người nhập cư bất hợp pháp, nhưng đảm bảo họ sẽ không bị buộc rời đi. Tuy nhiên, tờ Khmer Times trích lời ông Phal nói rằng chính quyền Campuchia sẽ trục xuất những người này trong tương lai.

https://baomai.blogspot.com/
Biểu tình đốt cờ Việt Nam tại Campuchia.

Nhiều người gốc Việt sinh sống tại Campuchia từ lâu rất hoang mang về những lời đe dọa này và tìm cách đi về Việt Nam, dù họ không có quốc tịch Việt Nam và không được chính phủ Việt Nam hỗ trợ.

“Một hai năm về trước cũng đã rộ lên tin là bắt buộc phải đóng thuế thân và phải làm giấy tờ. Có nhiều người có tiền thì họ lo được, còn nhiều người không lo được và thấy không an toàn thì họ phải tìm cách về nước.”

Báo Phnom Phenh Post nhận định rằng quyết định thu hồi giấy tờ tùy thân này đưa ra giữa lúc tư tưởng bài Việt Nam vẫn luôn ngấm ngầm trên chính trường và trong xã hội Campuchia.

https://baomai.blogspot.com/

Trong khi đó, Đảng Cứu Quốc Campuchia, đảng đối lập, trong quá khứ thường dùng những lập luận đả kích người Việt, để kích động các ủng hộ viên trong mùa bầu cử.

Người Việt Nam ở Campuchia từ lâu đã là chủ đề để các đảng đối lập công kích đảng Nhân dân Campuchia do Thủ tướng Hun Sen đang cầm quyền.

Ông Hunsen từng phát biểu rằng: “Người Việt Nam không phải mới tới, họ tới từ thời chúng ta còn Pháp thuộc nhưng người ta cứ luôn đổ lỗi là do tôi.”

Việc chính quyền Hunsen ra kế hoạch thu hồi giấy tờ nhằm vào người di dân này làm các tổ chức nhân quyền quốc tế lo ngại.

https://baomai.blogspot.com/

Trao đổi với tờ Phnom Penh Post, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đặc trách châu Á, nói chính sách này, nếu được xúc tiến, sẽ vi phạm nghiêm trọng các quyền con người:

https://baomai.blogspot.com/

"Một kế hoạch như vậy sẽ là một sự vi phạm trắng trợn Công ước LHQ năm 1954 về Người Không quốc tịch, bởi vì những người này không có nơi nào khác để đòi quyền công dân. Tôi có thể bảo đảm rằng làm như vậy sẽ khiến tình trạng buôn người ở Campuchia trở nên tồi tệ hơn nhiều."

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cựu bí thư Trùng Khánh Trung Quốc từng dự mưu đảo chính


Ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai). Ảnh chụp tháng 3/2016, ở Quốc hội Trung Quốc, Bắc Kinh.


Hãng tin AP hôm nay 20/10/2017 dẫn lời một quan chức cao cấp của đảng Cộng Sản Trung Quốc nói rằng ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), cựu bí thư Trùng Khánh, từng âm mưu tiếm quyền.
Phát biểu trong một cuộc họp với các cán bộ ngành tài chính hôm qua, ông Lưu Sĩ Dư (Liu Shiyu), người đứng đầu Cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc cho biết, ông Tôn Chính Tài và một số quan chức cao cấp khác bị truy tố trong chiến dịch chống tham nhũng, « không chỉ vụ lợi và tham nhũng, mà còn công khai âm mưu chiếm quyền lãnh đạo Đảng ». Tuy nhiên ông không cho biết chi tiết.

Ông Lưu Sĩ Dư cũng nêu ra tên Bạc Hy Lai (Bo Xilai), nguyên bí thư Trùng Khánh trước ông Tôn Chính Tài ; Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), người từng đứng đầu cơ quan an ninh ; và tướng Quách Bá Hùng (Guo Boxiong), cựu ủy viên Bộ Chính trị. Cả ba nhân vật này đều bị lãnh án tù vì cáo buộc tham nhũng hoặc các sai phạm khác.

Riêng về ông Tôn Chính Tài, đã bị cách chức hồi tháng Bảy, đảng Cộng Sản Trung Quốc chỉ thông báo là ông bị nghi ngờ « vi phạm kỷ luật nghiêm trọng » - từ ngữ thường được sử dụng trong những trường hợp tham nhũng. Đây là lần đầu tiên vụ Tôn Chính Tài được công khai làm rõ hơn.

Theo ông Lưu Sĩ Dư, chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình, được tung ra từ năm 2012, đánh vào nhiều quan chức và lãnh đạo các công ty quốc doanh, đã cứu vãn đất nước. Ông nói : « Chúng ta đã trừ khử được mối nguy tiềm ẩn hết sức to lớn đối với Đảng và dân tộc. Ban lãnh đạo Đảng với hạt nhân là tổng bí thư Tập Cận Bình trong năm năm qua đã cứu được Đảng, quân đội và quốc gia, và nhìn rộng hơn, cứu vãn được chủ nghĩa xã hội ».


Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÓ MỘT ÔNG VUA


Trung Hậu




( truyện vui dân gian )

Có ba vị nho sinh vừa bị thi trượt về đang ngồi dở khóc dở cười, mếu máo làm thơ. Họ vừa làm xong bài thơ về con cóc với mấy câu ngắn ngủi:
Con cóc trong hang, con cóc nhảy ra,
con cóc nhảy ra, con con ngồi đấy,
con con ngồi đấy con cóc nhẩy đi
Họ vỗ đùi tự khen;
- Bọn mình giỏi thật nhưng thiên hạ có mắt như mù chưa ai nhìn thấy thiên tài của chúng ta.
Đang khoái chí với tác phẩm độc đáo của mình thì vị Bộ trưởng bộ Thơ đã đứng ngay trước mặt:
- Mời các nhà thơ vào kinh đô gặp nhà vua.
- Đấy mà. Nhà vua đã biết tài năng của chúng ta nên nhà vua mới cho diện kiến chứ.
Ba chàng theo Bộ trưởng vào gặp nhà vua. Vua hỏi:
- Ai làm thơ cho ta nào?
Cả ba chàng im lặng.
Nhà vua hơi phật ý hỏi:
- Không làm thơ thì các ngươi đến đây làm gì?
- Dạ, chúng tiểu nhân quen làm thơ tập thể rồi ạ. Xin đại vương ra đề
- Thì cứ lấy vua làm đề. Nhưng tại sao làm thơ lại làm tập thể.
- Dạ thưa, Chúng tiểu nhân ý hợp tâm đồng mà làm tập thể hiệu quả rất cao, và lỡ có phạm thượng gì thì chả ai chịu trách nhiệm cả. Thưa đại vương...
Ba chàng được vua đồng ý cho làm thơ tập thể nhưng họ chưa nghĩ được gì bèn lôi trong tay nải ra mỗi người hai tập thơ
- Kính tặng đại vương tập thơ mới xuất bản.
Vua cầm thơ và gật gù:
- Ta nghe có người nói; Gặp nhau tay bắt mặt mừng, tặng gì thì tặng xin đừng tặng thơ
- Dạ thưa... Người chán thơ, kinh sợ thơ là những người sắp chết đấy ạ. Vì cả nước đang sống, cả nước làm thơ. Vì thơ không dộc hại gì và làm thơ đâu phải đơn giản mà phải vắt óc ra mới viết được vài câu.
- Ta cảm ơn. Nhà vua lật lật vài trang, các nho sinh lại lôi ra một đống những tập thơ dày mỏng, to nhỏ, màu sắc sặc sỡ, thấy vậy vua bèn hỏi:
- Gì nữa thế?
- Dạ thưa... Thơ.
- Sao nhiều thơ thế?
- Dạ thơ này không phải của bọn tiểu sinh đâu ạ?
- Của ai?
- Dạ thưa... của dân. Biết tin bọn tiểu sinh được nhà vua triệu về kinh đô thế là các hội thơ nhờ bọn tiểu nhân chuyển giúp món quà quý giá này đến đại vương. Đây là thơ của của Hội đồng quê, của hội đất đá, thơ của hội hoa lá, chim bướm chó mèo – gọi là sinh vật cảnh, của các câu lạc bộ phường xóm… ấy ạ. Tất cả đều có ghi tặng, có cả địa chỉ rõ ràng để khi ngài có dịp vi hành thì ghé lại các tệ xá nghe họ đọc thơ, để ngài thưởng thức cái văn hoá tinh thần, cái tự do ngôn luận rực rỡ của chúng dân.
- Ta biết, dân ta là dân rất văn hóa. Bộ trưởng thơ đâu! Ra nhận những thứ quà tặng của dân chúng rồi phân phát cho các quan chức trong triều
Nói đoạn nhà vua hỏi các nho sinh:
- Sao các ngươi có đề rồi mà chưa có thơ về trẫm?
- Dạ thưa, khó như thơ về con cóc chúng tiểu nhân còn coi là chuyện vặt thì ca ngợi đại vương còn dễ như là thò tay vào túi lấy đồ vật. Chẳng qua bọn tiểu nhân muốn làm thơ khác với mọi người chứ giống như họ thì dễ ợt.
Vua - Thế thì tốt lắm. Các ngươi có ứng khẩu thành thơ hay là...
- Dạ... Chúng tiểu nhân cần chút thời gian để lôi chữ ở trong bụng ra.
Vua - Được, ta cho các ngươi suy nghĩ. Nghĩ kỹ vào nhé, làm thơ cho ra thơ chứ không có thứ thơ vớ vẩn đâu.
- Xin tuân lệnh. Bọn tiểu nhân muốn làm thơ cho khác người chứ giống họ thì chỉ có vất. Vất vào sọt rác.
Vua đứng dậy đi ra đi vào. Ba nho sinh thì thầm trao đổi với nhau
- Hôm trước bọn mình mới làm được bài thơ về con cóc. Tưởng rằng đại vương cho đọc tự do ai ngờ người lại yêu cầu.
- Bài thơ về con cóc là bài thơ rất tân kỳ, chẳng có nhà thơ nào làm được như thế. Hay ta cứ đọc bài thơ đó.
- Bài thơ đó hay đấy chứ, lại sáng tác tập thể. Đại vương có quở trách thì quở trách tập thể. Chẳng anh nào làm sao đâu.
Trong khi các nho sinh bàn bạc thì vua đi ra đi vào vẻ chờ đợi sốt ruột. Các nho sinh theo dõi từng bước chân của nhà vua rồi như phát hiện ra điều mới mẻ:
- Tớ phát hiện ra rồi nhé. Đấy đấy... nhà vua trong cung, nhà vua đi ra. Nhà vua đi ra nhà vua ngồi đấy.
- Nhà vua ngồi đấy, nhà vua đứng dậy
- Nhà vua đứng dậy, nhà vua đi vào.
Ba vị đọc theo nhau rồi cùng vỗ tay tán thưởng
- Hay chưa. Tuyệt vời chưa? Có thua kém gì thơ con cóc. Ghi lại, ghi lại lát nữa đọc cho đại vương nghe.
- Phải rồi, ghi lại.
- Không phải ghi, tớ thuộc rồi.
- Cậu thuộc rồi?
- Phải, thơ mình làm lại tuyệt vời hay, đọc qua là tớ thuộc luôn. Lát nữa đại vương ra tớ đọc trước rồi các cậu đọc theo. Không cầm giấy mới là nhà thơ chính phẩm.
Ngay lúc đó Vua ra , hỏi:
- Thế nào, các nho sinh đã có thơ chưa?
- Dạ thưa đại vương, có rồi ạ.
- Đưa đây trẫm ngự lãm.
- Dạ. Chúng tiểu nhân không cần ghi chép mà đã thuộc. Xin đọc ạ.
- Ta cho phép.
- Thưa ... chúng tiểu nhân quen làm thơ tập thể rồi ạ. Xin phép được đọc:
- Nhà vua trong cung, nhà vua đi ra.
- Nhà vua đi ra, nhà vua ngồi đấy.
- Nhà vua ngồi đấy, nhà vua đứng dậy
- Nhà vua đứng dậy, nhà vua đi vào. Thưa hết ạ.
Nhà vua nghe xong ngơ ngác
- Thơ của các ngươi đặc biệt quá, ta không thể nào hình dung được tài năng trí tuệ của các nho sinh. Ta hỏi ý nghĩa bài thơ của các ngươi là gì?
- Dạ thưa. Thơ viết về đại vương là ý nghĩa về đại vương đó ạ. Chúng tiểu nhân xin giải nghĩa từng câu để đại vương hiểu.
- Câu thứ nhất Nhà vua ở trong cung là chuyện thường ngày nhưng có một vị công công nào đó bẩm báo đến giờ thiết triều thì nhà vua phải đi ra để điều khiển triều thần. Nhà vua phải ngồi vào cái ghế đầy uy quyền của mình cùng các đại quan nghị sự...
Vua - Đúng rồi. Ngày nào ta chẳng có việc gặp gỡ trao đổi, bàn bạc với các cận thần.
- Nhà vua ngồi đấy là để lắng nghe các bản tấu của các vị thượng thư các bộ ngành. Lúc đầu thì ngài cũng thích thú bởi những thành tích rực rỡ của ngành nọ bộ kia. Năm nay thắng lợi hoành tráng hơn năm trước... Nhưng chỉ một lúc thôi ngài không chịu nổi vì nghe quá nhiều những ngôn từ bóng bẩy, tô vẽ cho việc làm của các quan chức triều đình. Ngài thấy nhàm chán bởi ngày nào ngài cũng xơi cái món báo cáo thành tích ấy đến nỗi bão hoà, no xôi chán chè. Trong khi thực tế đời sống của người dân trên các cánh đồng, trên các công trường, rừng núi thì còn quá nhiều thiếu thốn khó khăn. Kẻ thất nghiệp, người nghèo đói còn rất nhiều, nạn giết người cướp của xảy ra nhan nhản ở mọi nơi, mọi lúc. Nạn ngoại xâm đang rình rập, gặm nhấm dân bờ cõi, thế mà... thế mà các cận thần vẫn ra rả nói bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Các tấu chương của các vị thượng thư chỉ nhằm xin đại vương ban khen ban thưởng danh hiệu này nọ thôi ạ. Có những danh hiệu vua ban họ sẽ dễ dàng được thăng chức tước, bổng lộc. Ngài thấy bức xúc trong người, không muốn nghe nữa ngài bèn đứng dậy.
C - Ngài rũ áo đứng dậy, chắc chắn trong lòng ngài thì thầm: đã bảo thành tích nói ít thôi, hữu xạ tự nhiên hương mà. Sao các người cứ nói tràng giang đại hải về thành tích thế, kể lể công trạng nhiều thế. Đúng là trên bảo dưới không nghe....
A - Các vị cận thần còn nguỵ biện rằng, Phép vua thua lệ làng nên vua bảo không được thu phí thu thuế lung tung nhưng họ vẫn cứ thu. Nhà vua có lệnh mở kho trợ giúp cho các gia đình có con em tử nạn ở mặt trận. là thể hiện sự quan tâm chăm sóc của đại vương. Nhưng tiền ấy cũng như tiền để cứu trợ những kẻ nghèo khó một phần bị các quan chức địa phương ăn chặn. Không làm gì được cái đám công quyền sở tại ấy! Chán nản. Thế là nhà vua đi vào cung với các cung tần mỹ nữ để vui vẻ... xả xichét.
Vua - Chà, các nhà thơ giỏi quá. Các ngươi không được dự triều kiến sao các ngươi lại hiểu biết quá thế.
ABC - Dạ thưa. Đã là nhà thơ phải thông tường kim cổ, hiểu sâu biết rộng về cuộc sống để đàm thiên, thuyết địa, luận nhân, đặc biệt là tâm tính con người. Muốn chia sẻ nỗi vui buồn với nhà vua chúng tiểu nhân phải biết vua đang nghĩ gì, vui vì điều gì và lo về điều gì chứ.
Vua - Quả là từ lâu nay bây giờ ta mới được thấy có bài thơ giầu ý nghiã như vậy. Thơ các ngươi làm theo thể loại gì, thuộc trường phái nào?
A - Dạ thưa. Chúng tiểu nhân làm thơ theo thể con cóc. Loại thơ này thuộc trường phái thực tế. Ngôn ngữ rất đời thường tránh được sự xáo rỗng về ngôn từ, tước bỏ được sự cầu kỳ, làm xiếc của sự hoa mỹ giả tạo như kiểu nói bóng nói gió. Con người và sự thật không nói lại vòng vo tam quốc, lại ca ngợi phong hoa tuyết nguyệt. Thật rởm đời.
Vua - Đúng đúng. Ta rất ghét sự giả tạo. Ta tôn trọng sự thật. Trường phái thực tế ít nhiều ta đã nghe và cũng hiểu nhưng thể thơ con cóc như thế nào ta chưa nghe bao giờ. Ba chàng nho sinh thay nhau đọc:
- Là loại thơ con cóc trong hang, con cóc nhảy ra
- Con cóc nhảy ra con cóc ngồi đây.
- Con cóc ngồi đấy, con cóc nhảy đi. Đơn giản, dễ hiểu lắm. Nếu đại vương muốn làm theo thể loại này chúng tiểu nhân xin được tư vấn.
Nhà Vua xua tay lia lịa:
- Không không. Ta đâu có nhiều thì giờ mà làm thơ. Nhưng ta cần hiểu để khi tiếp các nhà thơ ta cũng dễ bề ăn nói. Thể thơ con cóc như thế nào?
- Dạ thưa. Con cóc ở trong hang nó thấy cần nhảy ra thì nó nhảy ra.
- Nhảy ra rồi nói ngồi đấy nhìn thế sự xoay vần. Đại vương có nghe từ miệng cóc có tiếng chèm chẹp phát ra không ? Nó bức bối vì những điều trông thấy mà đau đớn tim gan rồi lan sang hai quả thận
Nhà Vua ngẫm nghĩ một lát rồi hỏi:
- Những điều nó thấy ... sao nó không phản ứng gì, không hành động gì mà nó lại nhảy đi?
- Có thể nói ra những điều nó thấy, nó đau lòng biết đâu lại bị quy chụp thế này thế khác. Rằng, chống lại triều đình, ràng có thế lực thù địch nào xúi bẩy. Không chừng lại bị bắt bỏ rọ đém bán cho người ta làm ruốc để chống suy dinh dưỡng... Cũng có thể nó cho rằng, tất cả đã thành quốc nạn, đã là bệnh nan y thì mình nó có hành động gì cũng khó đạt kết quả. Cho nên im lặng là cách tốt nhất. “Tẩu vi thượng sách”, thế là nó lặng lẽ nhảy đi.!...
- Nhưng... chớ vội tưởng nó nhảy đi là nó trốn tránh trách nhiệm, thưa đại vương. Nó không hề vô cảm trước nhân tình thế thái đâu bởi nó còn có vị thế là cậu ông Trời nên nó có công văn chất vấn Trời rằng, tại sao hạ giới lại kém công bằng, văn minh thế? Có kẻ ăn không hết, có kẻ lần không ra. Trời đã trả lời bằng một câu xanh rờn: Hãy tự cứu mình đi đã! Không chịu nổi và bất lực con cóc ở trong hang cứ nghiến răng ken két hết ngày này sang ngày khác thể hiện sự bức xúc chưa được giải toả... Đấy, Ý nghĩa bài thơ con cóc là phải hiểu như thế. Thưa đại vương?
Nhà Vua bỗng đỏ mặt và cáu giận:
- Các ngươi thật hỗn xược. Dám ví ta - một vị quyền năng tối thượng của vương quốc với con cóc bẩn thỉu, hôi hám, xấu xí. Người đâu! Bỏ ngục mấy tên nho sinh hỗn xược này.
Mấy nho sinh vẫn bình tĩnh giảng giải, họ nghĩ vua bận lắm công to việc lớn, nghĩ suy ở tầm vĩ mô
- Văn học là nhân học. Thưa đại vương. Các tiểu nhân mượn con cóc để nói thân phận kẻ sống dưới đáy, trong tối tăm tù đọng. Một cách nhân hoá như vậy phải nói là cao tay lắm chứ.
Việc ví ngài với con cóc tiểu nhân cho rằng đáng được khen thưởng lắm. Sao lại bị bắt tống ngục ạ?
Vua đã hơi hạ hỏa:
- Các ngươi nói xem đáng được khen thưởng ở chỗ nào?
- Dạ thưa. Lũ tiểu nhân đã coi con cóc là tượng trưng cho thân phận kẻ sống dưới đáy, trong tối tăm tù đọng, nghèo hèn trong xó xỉnh của đời. Muốn gì thì gì họ là dân đen, được coi là cái gốc. Còn các quan chức, kể cả đại vương, có ăn mặc sang trọng sống trong cung điện, trong lâu đài tráng lệ thì vẫn chỉ là cái lá, cái hoa, cái quả mà thôi. Gốc có bền vững thì hoa lá mới xanh tươi, quả mới chín thơm. Nếu đại vương coi mình là người ở tít trên chín tầng mây thì chả nói làm gì. Còn ngài cùng sống với đám cóc ở hang cùng ngõ hẻm, ngài sẽ thấy được hoàn cảnh thực của họ không cần các vị thượng thư tấu trình gì hết. Ngài sẽ thấu hiểu những khát vọng của những con người lam lũ bẩn tưởi ấy để rồi chia sẻ với họ bằng những quyết sách an dân trị quốc. Dân có no đủ, nước mới giầu mạnh, vị thế mới vững vàng. Ngoại xâm muốn nhòm ngó cũng phải vài phần e sợ.
Bây giờ vua mới hiểu ra ngài thầm nghĩ: Hóa ra mọi sự đều có căn nguyên của nó, người có trình độ mới hiểu hết được. Cơn hỏa của vua đã tan biến:
- Ngươi nói đúng lắm. Ta cũng muốn hoà đồng với tất cả song, từ cung điện nguy nga tráng lệ đến cái hang hốc tối tăm bị một cái gì như màn sương ngăn cách khiến ta nhìn đám dân chúng cứ mờ mờ ảo ảo. Từ trước, ta vẫn cứ nghĩ các ngươi, cái đám nhà thơ vô vị ấy là những kẻ chỉ tán chuyện linh tinh bao la bát ngát. Tâm hồn thì treo ở cành cây ngọn liễu. Thì ra các ngươi cũng biết lo cho dân, cho nước và cả trẫm nữa . Thế thì ta còn lo gì. Bay đâu, mang vàng lụa ban thưởng cho các nhà thơ.
Nhận vàng lụa rồi các nho sinh tạ ơn và ngâm nga bài thơ con cóc vui vẻ ra về.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bị gỡ bài, một nhà báo xin từ chức? Vụ mua gần 800 nghìn tấn than trái chỉ đạo của Thủ tướng: Xin đừng để Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đơn độc!


Nguyễn Hoài Nam - Sáng 17.10, báo điện tử Nhà báo & Công Luận có bài viết rất hay “Xin đừng để Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đơn độc!”, tác giả là Thành Vĩnh Hồng Quang, tên thật là Nguyễn Thành Vĩnh, Phó trưởng phòng báo điện tử Báo Nhà báo & Công Luận. Tuy nhiên, bài báo chỉ tồn tại đến tối thì 404. Hiện nay tất cả các trang đều không tồn tại bài báo này.
Xin đừng để Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đơn độc 
Đáng chú ý, có lẽ tác giả bài báo này vì bức xúc trước bài bị gỡ vô lý, lập tức làm đơn xin thôi, không giữ chức phó trưởng phòng báo điện tử, Báo Nhà báo & Công Luận. Ngày hôm nay (18.10) Tổng Biên tập Báo Nhà báo & Công Luận Lê Trần Nguyên Huy, ký quyết định số 54 /QĐ-NB&CL đồng ý để ông Nguyễn Thành Vĩnh, thôi phụ trách công tác phó trưởng phòng báo điện tử, Báo Nhà báo & Công luận kể từ ngày 18.10.2017.

Tôi không bàn đến bài viết sai hay đúng, nhưng quyết không khoan nhượng với cái sai, tác giả đã chấp nhận từ chức để phản đối với những ai can thiệp để gỡ bài báo. Rất cần nhiều nhà báo như Nguyễn Thành Vĩnh trong làng báo hiện nay.

Ủy Viên BCT, Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương Võ Văn Thưởng từng nói “sáng đăng trưa gặp chiều rút” quả không sai. Mong bác Thưởng vào cuộc xử vụ này đi.

Tôi may máy coppy lại được từ CLO và post lên đây đề ae đọc và suy ngẫm.

***

Vụ mua gần 800 nghìn tấn than trái chỉ đạo của Thủ tướng: Xin đừng để Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đơn độc!

(CLO) Đã lâu lắm, người ta mới thấy ở Bộ Công Thương có một kết luận Thanh tra mạnh mẽ, “đầy sức nặng” đến vậy. Nhưng sẽ là “bất bình thường” nếu những yêu cầu xử lý sai phạm ấy không được thực hiện một cách nghiêm túc. Câu hỏi đặt ra lúc này: Phải chăng vẫn còn “những nhóm lợi ích” đang tạo ra các “ma trận” để vô hiệu hóa công cuộc “cải tổ” ở một Bộ hết sức quan trọng của đất nước cũng như “tạo vỏ bọc” trốn tránh “lò nung” diệt trừ tham nhũng?

Trước hết, cần phải nhìn lại Kết luận thanh tra về việc mua bán gần 800 nghìn tấn than tại Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Kết luận không ngần ngại chỉ rõ: Lãnh đạo Bộ Công Thương đã thiếu trách nhiệm trong việc ban hành Thông báo số 122/TB-BCT và Công văn số 565/BCT-ĐTĐL không đúng với Chỉ thị 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù Thủ tướng đã chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ được mua than trong nước cho sản xuất điện từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc nhưng lãnh đạo Bộ lại ký cho phép Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 mua than từ Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn. Việc mua bán đã không kiểm soát kỹ nguồn gốc, than không đảm bảo chất lượng, tổng tiền thanh toán mua than của công ty này lên tới hơn 1500 tỷ đồng...


Bộ Công Thương cũng không né tránh, không có ý định “khóa” thông tin này khi ngày 10-10-2017, Văn phòng Bộ Công Thương đã cung cấp cho báo chí các văn bản liên quan đến chỉ đạo của Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng trong thương vụ mua trái phép gần 800 nghìn tấn than trị giá 1500 tỷ đồng trên.

Cụ thể, tại Thông báo số 122A/TB-BCT ngày 18-3-2016 do ông Đỗ Văn Côi, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công Thương ký về kết luận của Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng về hợp đồng mua bán điện của một số nhà máy điện thuộc PVN đã nêu rõ: Ngày 11-3-2016, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đã chủ trì cuộc họp giải quyết vướng mắc trong đàm phán hợp đồng mua bán điện của một số nhà máy.

Theo đó, ông Hoàng Quốc Vượng chỉ đạo: “Đồng ý để nhà máy điện Vũng Áng 1 được thanh toán chi phí than đã mua từ nguồn khác…”.

Không dừng ở chỉ đạo chưa đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nêu trên, ông Hoàng Quốc Vượng còn có thêm chỉ đạo vượt quyền cả Bộ trưởng Bộ Công Thương khi yêu cầu: “Cục Điều tiết điện lực chịu trách nhiệm rà soát nhằm sửa đổi, bổ sung nội dung của Thông tư 56/2014/TT-BCT trong các trường hợp phát sinh trong thực tiễn là các nhà máy nhiệt điện mua than từ nhiều nguồn khác nhau…”.

Với chỉ đạo này cho thấy, Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã không được Bộ Công Thương quán triệt và thực hiện nghiêm túc.

Thậm chí, lãnh đạo bộ này còn có ý định sửa đổi cả một thông tư để vượt quyền Thủ tướng, cho phép các nhà máy nhiệt điện mua than từ nhiều nguồn khác nhau.

Quyết tâm “cầm đèn chạy trước ô tô” còn thể hiện rõ hơn khi tại công văn số 565/BCT-ĐTĐL ngày 19-1-2017, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã có chỉ đạo: “…Cho phép được mua than từ Công ty Hoành Sơn…, tổng khối lượng than mua không vượt quá 900 nghìn tấn…”.

Như vậy, câu chuyện đâu còn dừng ở thương vụ gần 800 ngìn tấn than nữa? Đó là chuyện Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng “vượt quyền Bộ trưởng”.

Tại sao và vì cái gì mà ông Hoàng Quốc Vượng có thể “mạnh tay” ký những văn bản đầy bất thường như thế? Đến đây, người dân, dư luận, cũng như hàng vạn cán bộ, công nhân viên ngành công thương, hàng nghìn công nhân ngày đêm đang miệt mài dưới hầm mỏ, trên những giàn khoan giữa trùng khơi, những công trình thủy điện, nhiệt điện xa xôi có quyền đặt câu hỏi: Phải chăng đã có “nhóm lợi ích” chi phối khiến chỉ đạo của Thủ tướng không được thực hiện?

Kết luận Thanh tra của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh
như "cú đấm" thẳng vào "nhóm lợi ích"?

Với không ít người còn mang nặng lề lối suy nghĩ “trong nhà đóng của bảo nhau” thì Kết luận Thanh tra của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh là điều “bất thường”.

Nhưng, với số đông dư luận, với những người tâm huyết nhằm đưa hoạt động của Bộ Công thương vào nề nếp, vào đúng “đường ray” kỷ luật, kỷ cương, kiên quyết đoạt tuyệt với quá khứ gây thua lỗ, thất thoát hàng chục nghìn tỷ đồng thì kết luận thanh tra kia lại là điều hết sức bình thường.

Nói một cách hình ảnh, một cái cây muốn xanh tốt, một cơ thể muốn khỏe mạnh thì ắt phải gạt bỏ sâu bọ, mầm bệnh.

Nếu như có sự “bất thường” thì đó chính là những cá nhân, đơn vị được nêu trong kết luận thanh tra.

Những tưởng sau những bài học đau xót từ hàng loạt “dự án đắp chiếu”, “dự án gây thua lỗ” hàng chục nghìn tỷ đồng, những quyết định đầu tư, mua bán tùy tiện như đã nêu trên sẽ không còn đất sống ở Bộ Công Thương.

Được biết, từ khi được giao trọng trách làm Bộ trưởng Bộ Công thương, ông Trần Tuấn Anh đã hết sức quyết liệt trong việc lập lại trật tự, kỷ cương, chấn chỉnh, sốc lại bộ máy, hệ thống.

Những việc làm của Bộ trưởng thời gian vừa qua đã được dư luận và hàng vạn cán bộ, công nhân viên toàn ngành đồng tình, ủng hộ.

Nhưng, nếu như để vụ “gần 800 nghìn tấn than” bị “chìm xuồng”, quyết tâm chính trị của ông Trần Tuấn Anh có được thực hiện? Bởi yêu cầu phải báo cáo, xử lý sai phạm của từng cá nhân, đơn vị trong thương vụ mua than trên của Bộ trưởng Trần Tuán Anh đã quá thời hạn hơn nửa năm đến nay vẫn chưa được thực hiện.

Thế mới biết lúc này đây, câu nói “Phải làm sao cái lò nóng lên, tất cả vào cuộc, hiện đã có tiến bộ, được người dân ủng hộ thì phải làm tiếp vì mất lòng dân là mất tất cả.

Việc xử lý kỷ luật cán bộ có sai phạm, trước nói đánh từ vai đánh xuống, nhưng giờ đánh trên đầu nhiều hơn” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng càng trở nên sâu sắc.

Lò vẫn đang nóng.

Xin đừng để Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đơn độc!
Vĩnh Quang
Công Luận

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi nền kinh tế sao chép của Trung Quốc tham vọng thống trị thế giới nửa thế kỷ tới


Trên thế giới thì hiếm có nền kinh tế nào như TQ nổi danh sao chép tất cả mội lĩnh vực từ khoa học, các ngành công nghiệp và cả lĩnh vực kinh tế tài chính của thế giới. Đó là TQ. Đất nước này dù được rêu rao là cổ đại nhất của nhân loại là phát minh thuốc nổ, giấy viết,…sớm nhất thế giới thì đó là chuyện họ rêu rao, vì nhiều nhà khoa học chứng minh gen di truyền là thời cổ đại hay cận đại thì người TQ đã ăn copy của thiên hạ rồi. Vì xa xưa nữa là Ai Cập cổ đại, rồi người La Mã ở Châu Âu họ đã có những phát minh ấy rồi, dù người ta nói vui hay nói đùa thời xa xưa người TQ đã có thành tích copy sao chép của thiên hạ.




Trở lại tham vọng của Tập Cận Bình muốn làm thống lĩnh thế giới với “Giấc mơ Trung Hoa” vào 2050 thì nhiều nhà phân tích kinh tế ở Hồng Kông cũng khá ngạc nhiên khi họ trò chuyện với các nhà phân tích kinh tế tài chính của Mỹ đang làm việc điều hành ở cái trung tâm tài chính Hồng Kông, đó là họ giật mình chú ý “nền kinh tế cường quốc hàng nhái của TQ” mà ít ai chú ý nó ngay trước mắt hàng ngày mà ai dùng máy tính truy cập hàng ngày sẽ nhận ra.

Đó là nếu như Mỹ có Google, hay bảng chữ cái Alphabet Inc. (NASDAQ: GOOGL ) thì TQ cũng có “Google Trung Quốc” là Baidu. Còn nếu như xưa kia Mỹ có các trang mạng xã hội như Yahoo!, Twitter Inc (NYSE: TWTR), Facebook (NASDAQ: FB),… thì TQ cũng có WeChat và Baidu Tieba.

Thậm chí nếu Mỹ có Amazon.com, Inc. (NASDAQ: AMZN) thì TQ cũng có Alibaba Group,…Hầu hết Mỹ có cái gì thì mấy năm sau TQ sẽ có cái đó sao chép y chang,…thật quái đản khó thể tin nổi. Đã thế hầu hết các tập đoàn công ty đương sắt xe lửa cao tốc của TQ đều mang bóng dáng đánh cắp của các công ty Nhật và Đức, đến nỗi người Đức rất khinh thường và rất ghét người TQ. Hãng điện tử công nghệ nổi tiếng của Mỹ là Cisco Systems, Inc. (NASDAQ: CSCO) tại Thung lũng công nghệ Silicon, phía Bắc California phải khốn đốn bởi Huawei Technologies Co. nổi tiếng một thời rình rập đánh cắp sáng chế và công nghệ của hãng Cisco.

Còn sao chép về nghiệp vụ thị trường chứng khoán thì TQ cũng nổi danh, cụ thể như Shanghai Shenzhen CSI 300 Index, Shanghai Stock Exchange Composite Index (Thượng Hải) thì sao chép về nghiệp vụ gần như giống y chang Chỉ số Dow Jones Industrial Average (DJIA) của Mỹ. Trong khi Với chỉ số Shenzhen Stock Exchange Composite Index tại Thẩm Quyến (một bản sao của chỉ số S & P 500 của Mỹ). Và còn với chỉ số kỹ nghệ cao ChiNext, nơi tập trung các công ty công nghệ của TQ, nó sao chép giống cấu trúc tập trung vào các cổ phiếu công nghệ là bản sao chép giống với chỉ số công nghệ cao NASDAQ của Mỹ.

Hiện nay TQ đang nghiên cứu chỉ số Chicago Board Options Exchange Volatility Index (VIX), một thước đo về mức độ biến động của thị trường, còn gọi là "chỉ số đo lường mức độ sợ hãi của các nhà đầu tư". Khi chỉ số VIX tăng lên thường là các lệnh đặt tùy chọn mua bán tăng mà chủ yếu bán nhiều hơn mua. Khi chỉ số VIX rơi xuống, đó là thường là các hoạt động mua vào là mạnh mẽ hơn bán. Và ta suy đoán, khi chỉ số VIX tăng lên, giới đầu tư bán tháo cổ phiếu và họ dồn tiền đầu tư vào vàng hay trái phiếu và ta thấy sản lượng trái phiếu của Mỹ giảm xuống, giá vàng thường sụt giá. Nó cũng chỉ là ước đoán tương đối thôi, VIX có thể ước đoán phân tích trên kỹ thuật, nhưng khó đoán và không chính xác cao, vì nó phải bám sát giao dịch thực tế trên chỉ số S & P 500.

Thậm chí trong lĩnh vực kinh tế và tài chính thì TQ cũng sao chép Mỹ khi lập ra công ty thẩm định tín dụng Dagong hay Đại Công, hoặc Dagong Global Credit Rating Co. (với nghiệp vụ đánh giá xếp hạng tín dụng toàn cầu). Công ty Dagong Global Credit Rating này chỉ mới thành lập năm 1994, để cạnh tranh với Standard & Poor’s (có bề dày kinh nghiệm 156 năm), Moody's (có kinh nghiệm hơn 1 thế kỷ),…Công ty Dagong của TQ có tuổi đời 23 tuổi thiếu 2 tháng.

Đúng chuyện lạ khó tin nổi nền kinh tế hàng nhái và đánh cắp của thiên rất độc đáo và cũng rất thành công để TQ tiết kiệm phí tổn chi phí rất lớn nhằm đi tắt học tắt của thiên hạ để mơ thành bá chủ thế giới trong mục tiêu hơn 50 năm nữa thì quả là chuyện lạ.

Ta cần nhớ rằng Trung Quốc có nền kinh tế sản xuất dư thừa để nuôi sống hơn 1,37 tỷ dân, họ cần sản xuất và duy trì tăng trưởng cao để giữ ổn định quốc gia nên không cần chờ đợi nghiên cứu hoặc bỏ tiền ra đầu tư trí tuệ, họ cần sản xuất ngay nên cũng càn ăn trộm nhanh để chộp cơ hội nhanh, nếu thấy thương hiệu kia không ăn khách hay sản phẩm bán ế thì họ cũng chẳng tiếc nuối vứt bỏ nó và tiếp tục đi rình rập đánh cắp cái khác.

Cho nên quốc gia này nổi tiếng về ăn cắp sáng chế của thiên hạ từ việc nhỏ nhặt nhất, đó là bất cứ sản phẩm tiêu dùng hay máy móc nào mà nước khác bán chạy là y như rằng chỉ mấy hôm nó đã có một cái tên nào đó tại TQ sở hữu và sản xuất ra nó y chang mang cái tên rất giống nhau. Trước đây Nhật có những tên tuổi Sony (TQ thì nhái Somy), Toshiba (TQ có Tohiba),… Thậm chí cái tên miền nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), nổ danh của VN còn bị TQ đánh cắp một cách lộ liễu thô bạo và TQ cũng có cái tên vớ vẫn Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co., Ltd (Quảng Châu - Trung Quốc) mặc dầu TQ chả có kinh nghiệm gì về cà phê hay trồng cà phê, vậy mà họ cũng ăn cắp táo bạo khi thấy báo Mỹ xưa kia trích dẫn những du khách Mỹ tới VN họ uống những tách cà phê mê hồn rất đậm đặc ấy đăng trên báo Mỹ thì TQ thấy tưởng bở chộp ngay cơ hội làm giả làm nhái ngay lập tức.

Làm sao mà tham lam ăn cắp cả tên miền của VN, vừa với mục đích thương mại vừa với ý đồ xấu xa nhận vơ chủ quyền của VN thì quả là “người TQ xấu xí” cũng không sai.

Thơ Phương
Chuyên gia kinh tế của Morganstanley - Hoa Kỳ
(Blog Thơ Phương -Tạp chí Kinh tế-Tài chính-Chứng khoán)


Phần nhận xét hiển thị trên trang