Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

ERICH HONECKER có vai trò gì trong sự sụp đổ của bức tường Berlin?


Năm 1949, mọi điều chứng tỏ không thể có một nước Đức thống nhất. Tại các vùng đất do các nước Anh, Mỹ, Pháp quản lý hình thành một nhà nước riêng. Đáp trả, Nga thành lập ra nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Vị thế của Honecker tăng lên rất nhanh: Ông trở thành người đứng đầu tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản của Cộng hòa dân chủ Đức. Năm 1955, một lần nữa Erich Honecker được phái sang Nga-Xô Viết học tập, nhưng lần này là tại trường Đảng cao cấp. Năm 1958, trở lại Đức, ngay lập tức Erich Honecker được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng Xã hội thống nhất Đức (ra đời sau sự liên kết giữa những người cộng sản và những người xã hội dân chủ). Để đáp lại những vấn để về an ninh, trong thời gian xẩy ra cuộc khủng hoảng vào năm 1961, Erich Honecker là một trong những người quyết định xây dựng bức tường Berlin. Ba mươi năm sau, bức tường Berlin trở thành một trong những cái cớ để người ta buộc tội và đưa ông vào tù.


ERICH HONECKER CÓ VAI TRÒ GÌ TRONG SỰ SỤP ĐỔ CỦA BỨC TƯỜNG BERLIN? 

TÔ HOÀNG 

PHẦN I               
Erich Honecker sinh tại Neunkirchen, quận Saar, trong gia đình thợ mỏ. Saar là đất Đức nhưng sau Thế chiến I bị tách khỏi Đức, nằm dưới quyền kiểm soát của Hội Quốc Liên. Những người thợ mỏ ở đây được trả lương bởi đồng tiền đền bù chiến tranh của Pháp.               
Tình hình kinh tế nặng nề, quy chế nhục nhã mà nước Đức lãnh đủ do hậu quả chiến tranh đã thúc đẩy giới thanh niên phải lựa chọn-hoặc là theo cánh tả hoặc là theo cánh hữu. Chàng thiếu niên 10 tuổi Erich tham gia vào một nhóm thiếu niên cánh tả. Bước qua tuổi 14 Erich trở thành thành viên của Liên đoàn thanh niên Cộng sản Đức.               
Để trở thành đảng viên cộng sản tại Đức không dễ dàng gì. Chính quyền luôn luôn nhìn họ với ánh mắt nghi ngờ; tầng lớp đang “ phất cờ” thì thấy họ là kẻ thù nguy hiểm nhất, còn những người dân tộc chủ nghĩa thì thẳng tay trừng trị. Nhưng Erich Honneker không hề biết sợ. 
Từ Nhật ký trong tù của Erich Honecker: “Thế giới đã hoàn toàn thay đổi. Sự đối kháng với chủ nghĩa đế quốc sẽ tăng lên. Và sẽ tiếp tục tăng. Quá trình tiến triển của lịch sử đang diễn ra như vậy…”              
Erich làm nghề nông, sau chuyển sang làm thợ xây dựng nhà cửa đồng thời vẫn hoạt động tích cực trong các tổ chức thanh niên cánh tả. Năm 1930 những đồng chí già của anh quyết định đưa anh sang học ở nước Nga-Xô Viết, tại trường quốc tế mang tên Lenin. Tại nước Nga, Erich không chỉ học tập mà còn tham gia đội tình nguyện quốc tế góp phần xây dựng công trình liên hợp gang thép Magnhitogorsk.
BỊ BẮT
Ở Nga về, Erich lãnh đạo tổ chức thanh niên cộng sản của vùng Saar. Lúc này ông đã là đảng viên đảng cộng sản. Vào năm 1933 sau khi những phần tử Quốc xã lên nắm chính quyền, đảng Cộng sản Đức bị cấm hoạt động. Nhưng vì vùng Saar thuộc quyền bảo trợ của Hội Quốc Liên nên lệnh cấm này không có hiệu lực. 
Vào tháng giêng năm 1935 số phận vùng đất Saar sẽ được quyết định bởi một cuộc trưng cầu dân ý. Những người cộng sản chống lại việc sát nhập Saar với Đức , nhưng đa số tán thành. Erich có thể bị bắt giam nên ông buộc phải sang Pháp. 
Từ Nhật ký trong tù của Erich Honecker: “Nhốt cùng khám với tôi là một anh chàng Di gan. Chúng tôi khá hiểu nhau.Đêm xuống tôi rất khó ngủ. Thường phải uống một vài viên thuốc. Chứng khó ngủ này còn kéo dài dài…”               
Tháng 8 năm 1935 ông được cử tới hoạt động bí mật ở Berlin. Erich mang theo một cái máy chữ với dự định phát tán những tài liệu của tổ chức Cộng sản. Nhưng tất cả không lọt khỏi cặp mắt của cơ quan mật vụ GHETAPO. Đến tháng 11, người cộng sản trẻ tuổi Erich Henneker bị bắt. Đây là lần đầu tiên Erich bị giam cầm tại nhà tù Moabit nổi tiếng tại Berlin.               
Sau một năm rưỡi bị giam giữ tại đây, Erich bị kết án 10 năm tù. Ông bị chuyển qua nhà tù Brandenbrg. Trong suốt thời gian ấy Erich tỏ ra là một đảng viên trung kiên, không chịu đầu hàng. Nhưng con đường tiến thân của Erich suýt bị gẫy khúc khi ông yêu Sarlotta Sanuel- một nữ giám thị của nhà tù này. Mãn hạn tù Erich đã cưới Sarlota Sanuel làm vợ.               
Nhiều chiến hữu đã lên án Erich trong mối quan hệ ấy. Kết quả, ông bị điều chuyển tới làm việc tại Liên đoàn thanh niên tự do Đức mới được thành lập.
Từ Nhật ký trong tù của Erich Honecker: “Hôm qua, sau một thời gian dài, tôi may mắn gặp lại Erikh Milk. Anh ta đang dạo chơi cùng một cô nữ y tá. Tôi gọi to tên anh, nhưng tuyệt nhiên không thấy anh ta đáp lại.Tôi cố gắng gọi to hơn, thêm một lần nữa. Vẫn không nhận ra một phản ứng gì từ phía anh ta. Thậm chí anh ta còn không ngẩng đầu lên, không nhìn về phía tôi nữa. Hiểu ra rằng, anh ta không muốn trả lời. Tôi không tin rằng Erkh Milk có thể xử sự như vậy”.               
Sarlota mất năm 1947. Vài năm sau Honneker kết hôn với Edit Bauman, một đồng chí trong Liên đoàn Thanh niên. Vào năm 1950, bà này sinh cho ông một người con gái.
CON ĐƯỜNG CÔNG DANH               
Đến năm 1949, mọi điều chứng tỏ không thể có một nước Đức thống nhất. Tại các vùng đất do các nước Anh, Mỹ, Pháp quản lý hình thành một nhà nước riêng. Đáp trả, Nga thành lập ra nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Vị thế của Honecker tăng lên rất nhanh: Ông trở thành người đứng đầu tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản của Cộng hòa dân chủ Đức.             
Năm 1955, một lần nữa Erich Honecker được phái sang Nga-Xô Viết học tập, nhưng lần này là tại trường Đảng cao cấp. Năm 1958, trở lại Đức, ngay lập tức Erich Honecker được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng Xã hội thống nhất Đức (ra đời sau sự liên kết giữa những người cộng sản và những người xã hội dân chủ).              
Để đáp lại những vấn để về an ninh, trong thời gian xẩy ra cuộc khủng hoảng vào năm 1961, Erich Honecker là một trong những người quyết định xây dựng bức tường Berlin. Ba mươi năm sau, bức tường Berlin trở thành một trong những cái cớ để người ta buộc tội và đưa ông vào tù.
Từ Nhật ký trong tù của Erich Honecker: “Đài phát thanh cho biết, sau 30 giờ bay, Margot sẽ tới Chile. Nhưng vì sương mù, máy bay không thể hạ cánh nên đành quay về Arghentina.Tại Chile những người xã hội chủ nghĩa chào đón Margot. Tin tức về chuyến bay đưa Margot trở lại Arghentina an toàn khiến tôi nhẹ lòng”.               
Vào đầu những năm 1970, kinh tế của Công hòa Dân chủ Đức phát triển khá nhanh. Những người lãnh đạo Xô Viết ghi nhận một thời kỳ chuyển đổi mới đã tới. Trong những cuộc bàn bạc, tranh luận trong nội bộ của Đảng Xã hội thống nhất Đức nẩy sinh ý kiến Tổng bí thư Đảng và cũng là người đứng đầu nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức Vanter Ulbrikt đã đến lúc cần nghỉ ngơi. Nga-Xô Viết ủng hộ ý kiến đó.  Và tháng 5 năm 1971 Erich Honecker trở thành người lãnh đạo Đảng xã hội Thống nhất Đức.  
NGƯỜI  XÂY DỰNG “CHIẾC TỦ KÍNH XHCN”               
Erich Honecker ở vị trí chèo lái của nước Cộng hòa Dân chủ Đức gần hai mươi năm. Và hai chục năm ấy có thể coi là “ thời kỳ nở hoa” nhất của Đông Đức. Vào thời điểm Honecker mới nhận vai trò lãnh đạo, ngoài những vấn đề kinh tế ra, còn một loạt vấn đề về vị trí quốc tế của Đông Đức chưa được giải quyết. Cộng hòa Dân chủ Đức không phải là thành viên của Liên Hợp quốc. Quan hệ với các nước phương Tây rất phức tạp, chưa nói đến quan hệ với Cộng Hòa Liên Bang Đức.             
Mặc dù về phương diện kinh tế Đông Đức còn thua kém Tây Đức, nhưng bước vào đầu những năm 1980 Honecker đã biến Đông Đức thành “Chiếc tủ kính của Chủ nghĩa xã hội”. Ở đây nhiều điều “cởi mở” hơn các nước khác thuộc phe xã hội chủ nghĩa. Không thắng được trong cuộc cạnh tranh với Liên Bang Đức nhưng dòng người ồ ạt từ Đông Đức bỏ qua Tây đức đã chấm dứt. Điều này tuyệt nhiên không phải vì có sự cản trở của bức tường Berlin. Đời sống ở Đông Đức khá ổn định, mang tới sự dễ thở. Những ưu điểm ấy, đáng tiếc sao, chỉ được nhìn nhận, đánh giá hết sau khi nước Cộng hòa dân chủ Đức không còn tồn tại. 
Từ Nhật ký trong tù của Erich Honecker: “Hôm qua tôi đọc lại những tài liệu liên quan tới mối quan hệ giữa Cộng hòa dân chủ Đức và SEP (viết tắt của Hội đồng Hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc phe XHCN). Trong những tài liệu đó còn giữ lại những đề xuất của tôi giữa Cộng hòa Dân chủ Đức và Liên bang Đức có thể có nhiều phương diện cùng hợp tác. Dĩ nhiên đấy cũng mới chỉ là những ý tưởng. Tôi không quên điều này. Chúng ta không tự khép cửa như bọn thù địch vẫn rêu rao...”.

                                             PHẦN 2
Áp lực nặng nề đối với những người lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Đức sẽ diễn ra vào mùa hè. Honecker xử sự một cách thận trọng với Gorbachov - kẻ đào mồ chôn CNXH để lên nắm quyền lực. Là một nhà hoạt động chính trị có kinh nghiệm, Honecker nhanh chóng hoài nghi ngay rằng, phía sau những khẩu hiệu om sòm của người đứng đầu nước Nga - Xô Viết lúc đó không hề chứa đựng một hoạch định gì sâu sắc, có ý nghĩa. Phe XHCN cần tới những cải cách được suy ngẫm kỹ, trước hết trong lĩnh vực kinh tế, nhưng Gorbachov chỉ chắm chú vào phương diện đối ngoại. Honecker đã nhìn thấy trong các hoạt động của Gorbachov tính chất phiến diện, sự nhượng bộ không gì biện minh nổi trước phương Tây và Erich không ngại bộc lộ chính kiến của mình với những quyết sách đó của Gorbachov.
Từ Nhật ký trong tù của Erich Honecker: “Tôi phát lộn mửa với cái gọi là “ngôi nhà chung châu Âu” mà Gorbachov ra rả xưng tụng. Tiếp theo một trợ thủ của ông ta, ông Iakovlev đã công khai đẩy vấn đề đi xa hơn: “Vào năm 1917 khi chủ nghĩa Mac Lenin chiếm lấy vũ đài, có nghĩa là một cuộc khủng hoảng đã xẩy ra trên thế giới này”. Tôi cũng còn nhớ rất rõ diện mạo tên tư sản ti tiện của công cuộc cải tổ kia, khi ông ta giải thích cho tôi chiến lược của ông ta và nói thêm, bà vợ Raisa của ông ta phải nắm giữ một vai trò như thế nào. Tôi cũng nhớ Gorbachov đã chờ đợi một cách đầy lo lắng phản ứng và cảm tình từ tổng bí thư các đảng cộng sản khác. Đối với ông ta thể diện cá nhân luôn luôn là điều quan trọng hơn tất cả. Có một lần khi ông ta tỏ ý hoài nghi vào bản thân, tôi đã tìm cách an ủi ông ta. Nhưng thật ra, những tràng vỗ tay của phương Tây đối với ông ta là quan trọng nhất”.               
Đường lối chính trị của Gorbachov làm rung lắc toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa. Những ai chống đối đường lối đó lập tức bị quy chụp là bảo thủ và phải nhanh chóng rút lui. Vào năm 1989 Honecker ốm nặng, tạm thời buộc phải rời bỏ công việc đang làm. Những người ủng hộ Gorbachov tại nước Cộng hòa Dân chủ Đức quyết định chặng đường đi mới, sau khi loại bỏ người thủ lĩnh già. 
Ngày 17 tháng 10 năm 1989 tại Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Xã hội thống nhất Đức, một nghị quyết được thông qua: mãn nhiệm Erich Honecker. Về thực chất, mọi việc đã được quyết định. Những người cộng tác thân tín nhất của ông cũng bị loại bỏ. Erich Honecker cũng không muốn chống đối lại. Từ thời thanh niên ông đã nhiễm phải thói quen chấp hành mọi ý kiến của Đảng. Và thế là tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Xã hội thống nhất Đức một quyết định ra đời nhất trí để Erich Honecker nghỉ vì lý do sức khỏe.
Từ Nhật ký của Erich Honecker: “Vì áp huyết cao tôi phải nhập viện. Ở Viện người ta săn sóc tôi khá tốt. Tôi cảm thấy dễ chịu hơn. Qua radio tôi được biết quốc hội đã cho phép Margot trở về xứ sở. Tôi hay nghĩ tới Margot. Đó là người quá gần gụi với tôi”. 
TÌNH YÊU BỊ CẤM ĐOÁN VÀ LÒNG TRUNG THỦY BỀN LÂU.          
Con đường công danh của Erich Honecker có thể tiến triển mạnh ngày từ năm 1952, nhưng Margot Faist, cô gái 25 tuổi lãnh đạo tổ chức thanh niên cộng sản mang tên Erist Telman đã sinh cho ông một bé gái, dù hai người chưa đăng ký kết hôn. Điều này bị coi là đã nêu tấm gương xấu đối với thanh thiếu niên.               
Ở nước Nga - Xô Viết, nếu xẩy ra trường hợp tương tự thì “kẻ tội đồ” sẽ bị tước thẻ Đảng, nhưng tại nước Đức luật lệ thông thoáng hơn. Erich Honecker ly dị bà vợ đầu, cưới bà vợ sau và Margot Faist sẽ trở thành người bạn chung thủy của ông đến tận những ngày cuối cùng của cuộc đời.               
Margot Honecker trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức ngay trước khi chồng bà trở thành Chủ tịch nước và chỉ rời khỏi cương vị này khi Erich Honecker bị ép nghỉ. Người ta ghép cho vợ chồng ông nhiều tội, nhưng quả là dưới thời bà Margot Faist nền giáo dục của Cộng hòa Dân chủ Đức phát triển rất tốt. Margot hoàn toàn không phải là “viên tướng sát thủ có bàn tay vàng” như bị luận tội.               
Erich Honecker bị huyền chức bởi tội tham nhũng. Báo chí hiện hành lúc đó đầy ắp bài vở, tin tức về “những tỷ tỷ tiền của Honneker”. Tay chân thân tín của ông bị bắt giam, còn người ta tịch thu của Honecker bộ sưu tầm vũ khí vốn là quà người ta tặng ông. Dần dà số “tỷ tỷ tiền của Honneker” chỉ là 218 ngàn mark (tiền Đức). Đối với một người chiếm cương vị cao ở một quốc gia trong 20 năm, số tiền đó không có gì đáng ngạc nhiên. Thật là một chuyện huyền thoại được thêu dệt trắng trợn. Nhưng nỗi đau của gia đình Erich Honecker cũng mới chỉ bắt đầu. Một lần, đang ngồi xem tivi Honecker bỗng nhận ra rằng mình bị ung thư thận. Các bác sỹ đã báo kết quả xét nghiệm cho báo giới trước khi ông biết.               
Cách đó không lâu, hai vợ chồng ông - đúng là bị hất ra ngoài đường phố. Những người lãnh đạo mới của nước Đức nói họ sẽ biến căn biệt thự của vợ chồng ông thành một khu an dưỡng. Tháng Giêng năm 1990, Erich Honecker cắt bỏ khối u ở thận. Ông vừa xuất viện người ta bắt giữ ông liền. Ít lâu sau lại thả ra. Gia đình Honecker không biết sống ở đâu. Họ chỉ được phép cư ngụ ở một ngôi nhà thờ. Cuối cùng họ đành lánh nạn tại khu đất quân sự thuộc Nga - Xô Viết. Tại một viện quân y, Erich biết rằng ung thư đã di căn sang gan.
“GORBACHOV KHÔNG NHẬN RA ÔNG TA ĐÃ BIẾN THÀNH MỘT KẺ ĐÊ MẠT” 
Từ Nhật ký trong tù của Erich Honecker: “Nắm được quyền lực trong tay, với tư cách Tổng Bí thư Gorbachov giơ tay đầu hàng và sau đó phá nát toàn bộ Đảng Cộng sản Liên Xô. Bây giờ ông ta sống bằng tiền từ ngân hàng nước ngoài; đồng dollar đối với ông ta nặng hơn đồng rúp nhiều. Tất cả những kẻ ủng hộ chiến tranh lạnh từ Reigan đến Bush đều đứng lên bảo vệ ông ta. Bản thân Gorbachov không nhận ra ông ta đã biến thành kẻ đê hèn ra sao. Đối với ông ta, bắt tay với Cộng hòa Liên bang Đức  trong mọi trường hợp, đều là phương án tối ưu”.              
Mùa thu năm 1990 diễn ra việc thống nhất nước Đức. Cộng hòa dân chủ Đức, đúng ra là bị nuốt chửng. Thủ lĩnh nước Nga Mikhail Gorbachov “chúc mừng”, còn bà Margaret Thatcher và ông Francoi Mitteran thì biểu hiện nỗi thất vọng.               
Tồi tệ hơn, Gorbachov hoàn toàn không đả động gì tới khả năng xấu, ví dụ như ủng hộ một nước Đức thống nhất đồng nghĩa với việc mở đường cho khối NATO tiến sang phía Đông. Còn đối với “các chiến hữu cũ” ở Cộng hòa Dân chủ Đức Gorbachov cũng không hề đả động tới việc cho họ tị nạn ở đâu đó trên lãng thổ nước Nga.               
Hồ sơ của Erich Honecker được chuyển qua Tòa án tối cao Cộng hòa Liên bang Đức. Bây giờ ông bị ghép tội đã ký lệnh sử dụng vũ khí trên vùng biên giới giữa Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức, đưa tới hậu quả cướp đi sinh mệnh của mấy chục người.. Những người cầm quyền ở nước Đức mới còn vu cho Erich Honecker nhiều tội lỗi vô lý khác. Thực chất là chỉ che đậy việc họ không được phép đột nhật vào một bệnh viện quân sự của quân đội Nga trên đất Đức để bắt giải Honecker. 
TÌM KIẾM NƠI ẨN NÁU              
Ngày 13 tháng Ba năm 1991 một máy bay quân sự của Nga - Xô Viết chở vợ chồng Erich Honecker sang Nga. Dẫu sao thì phe cánh của Gorbachov cũng không thể không tỏ ra chút lịch sự khi bỏ rơi một con bệnh cao tuổi đã từng là chiến hữu của mình. Liên bang Đức tỏ ra phẫn nộ nhưng cũng không làm lớn chuyện. Xô Viết tối cao Nga - Xô Viết vẫn chưa từng chấp nhận những gì liên quan tới một nước Đức thống nhất! Liên bang Đức không muốn làm tình hình nóng thêm. Nhưng tình huống đối với Honecker ngày càng xấu hơn. Ảnh hưởng của Gorbachov tụt xuống con số 0. Cộng hòa Liên bang Đức công khai yêu cầu phải trả Erich Honneker cho họ. Còn những nhà dân chủ mới nổi ở nước Nga thì tỏ ra hí hửng, vui mừng vì trả Honneker về Đức tức thoát khỏi “một tên độc tài đỏ”.               
Vào đầu tháng 12 năm 1991, Chính phủ Cộng hòa Liên bang Nga tuyên bố Erich Honecker có 2 khả năng để lựa chọn: Hoặc Honecker tự nguyện ra khỏi nước Nga, hoặc họ sẽ dùng sức mạnh trả ông về Cộng hòa Liên Bang Đức. Ngày 11 tháng 12 Erich và Margot chạy trốn vào ẩn náu trong địa phận của Đại sứ Chi Lê ở Moskva.              
Như ta còn nhớ vào năm 1973, tại Chi Lê xẩy ra chính biến phát xít. Nhiều người ủng hộ Tổng thống Sanvador Alende đã tìm được nơi ẩn náu tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Trong số người lánh nạn ấy có ông Clodomiro Almeida, vào thời điểm này đang là Đại sứ Chi Lê tại Cộng hòa Liên bang Nga. Ông ta tự thấy phải hành động theo lương tâm, tìm cách cứu lấy những người bạn Đức xưa kia đã cưu mang họ. Nhưng tại Chi Lê quyết định này cũng gây ra những cuộc tranh cãi. Chính phủ Chi Lê liền cách chức Đại sứ của ông Almeida. Tại xứ sở Nam Mỹ này vẫn còn không ít người ủng hộ Pinoche. Đơn giản hơn, họ là những người không thích cộng sản. 
CÂU CHUYỆN VỀ MỘT SỰ PHẢN BỘI              
Việc kết tôi Honecker khai man bệnh đã trở thành cái cớ giả để từ chối cho Honecker tị nạn. Việc kiểm tra bằng X quang đã chứng tỏ buồng gan của ông đã bị di căn ung thư. Nhưng người ta nghi ngờ vào kết quả ấy. Người đứng đầu Cơ quan Luật pháp Nga công khai tuyên bố chỉ cần Honecker ra khỏi Đại sứ quán ChiLê ở Moskva, lập tức ông bị dong giải ngay về Đức. Tổng thống Chi Lê Patrisio Eilvin thì quả quyết với Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Helmut Kolh rằng Honecker đã rời khỏi Đại sứ quán Chi Lê ở Moskva. 
Từ Nhật ký trong tù của Erich Honecker: “Cuộc sống tiếp tục diễn tiến. Bây giờ tôi giành thời gian đọc báo và nghe radio nhiều hơn. Thế giới đảo điên rồi. Ngân hàng nhà nước Nga tôn thờ đồng dollar hơn hẳn đồng rúp. Elsin tuyên bố phát mãi tất cả. Khác với người Nga tôi không thấy sợ hãi kẻ bét nhè rượu chè này”.               
Hôm nay khi chúng ta đặt ra câu hỏi, tại sao nước Nga không có đồng minh, muốn tìm câu trả lời chúng ta cần nhớ lại thời kỳ cuối những năm 1980 đầu 1990. Liệu ở vào thời điểm ấy Honecker chắc có lẽ cũng đặt ra câu hỏi ấy với người Nga, bởi ông luôn luôn là một đồng minh trung thành của đất nước Nga. Việc giao một con bệnh cận kề cái chết cho những kẻ thù chính trị một thuở của mình đã phủ lên đất nước chúng ta một nỗi nhục sẽ không bao giờ gột sạch, mà dấu tích của nó còn lại với nước Nga cho đến tận hôm nay.               
Ngày 29 tháng Sáu năm 1992, Erich Honecker được chở bằng máy bay về Berlin. Ông bị áp giải ngay tại sân bay để đưa về nhà tù Moabit. Thế giới tựa như một vòng tròn khép kín. Người chiến sỹ chống phát xít năm xưa đã từng trải qua mọi sự khảo tra của mật vụ Gestapo, nay một lần nữa lại trở về đứng sau những bức tường nhà tù cũ.               
Những ai mong được nhìn thấy một ông già bước đi run rẩy, vẻ mặt đầy sợ hãi, âu lo họ sẽ phải sửng sốt, ngạc nhiên. Erich Honecker không có ý định sám hối, ông quyết tiếp tục cuộc tranh đấu cho những mục đích đã theo đuổi.
Từ Nhật ký trong tù của Erich Honecker: “Có lẽ tôi cần thêm hai năm nữa. Chừng nào tôi còn sống tôi sẽ cương quyết bảo vệ mình. Đó là trách nhiệm của tôi, trước hết đối với những công dân của nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Hiện nay, mỗi một người đều hiểu rằng Đảng Cộng sản Liên xô dưới sự lãnh đạo của Gorbachov, nước Nga - Xô Viết và tất cả các nước trong khối Varsava đều đã đầu hàng chủ nghĩa đế quốc. Nhưng tất cả cần và vẫn có thể bắt đầu lại từ đầu. Đại chiến thế giới 3 đang tiến lại gần…”.               
Về việc xây dựng bức tường Berlin, Erich Honecker cho rằng, trong hoàn cảnh căng thẳng của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe vào thời điểm đó, Ban lãnh đạo Đảng Xã hội thống nhất Đức đã đi tới kết luận, không có một biện pháp nào khác để ngăn chặn một cuộc chiến tranh mới hủy diệt nhiều sinh mạng đang ngấp nghé nổ ra, ngoài biện pháp phải xây ngay bức tường Berlin. 
Đụng chạm tới việc vài chục người đã bị bắn dưới chân tường Berlin, Erich Honecker đặt câu hỏi: Vậy quân đội Mỹ đã giết hại bao nhiêu người dân thường trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam? Erich Honecker kiên cường bảo vệ quan điểm của mình rằng, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đức đã chứng tỏ sức sống của nó, và về nhiều phương diện còn vượt lên trên những gì đạt được ở Cộng hòa Liên bang Đức. Khi người ta hỏi ông về Cơ quan Đặc vụ Cộng hòa Dân chủ Đức, Erich Honecker cất tiếng cười và khuyên bọn người đang chất vấn ông “hãy bớt đọc những sách báo nhảm nhí đi”. 
Căn bệnh ung thư đã giết chết Erich Honecker trước khi những phiên tòa xét xử ông kết thúc.              
Ngày 13 tháng Giêng năm 1993, Tòa án tại Berlin đã ngưng vụ án liên quan tới ông. 
Từ Lời nói đầu của bà Margot Honecker viết cho tập Nhật ký trong tù của Erich Honecker:“Erich tin tưởng một cách sâu sắc rằng, tại nước Đức rồi sẽ xuất hiện những lực lượng xã hội đấu tranh để những quan hệ tốt đẹp, nhân bản được thực hiện. Tuy mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo, đến tận giờ phút cuối cùng của đời mình chồng tôi vẫn giữ vững lòng tin vào những mục tiêu mà cả đời ông đã theo đuổi”. 
Erich Honecker mất ngày 29 tháng 5 năm 1994 tại Santiago, Chi Lê.




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Putin nghĩ gì, làm gì và liệu Nga sẽ sụp đổ?


Lời người dịch: Dù Putin lo bảo vệ quyền lực cá nhân cho đến cuối đời trong lo sợ, nhưng lại hô hào dân chủ giả hiệu và tinh thần dân tộc cực đoan để tìm sự ủng hộ của dân chúng. Vì Putin ủng hộ cho chế độ phi nhân tại Syria và xâm chiếm Bán Đảo Crimea để phô trương sức mạnh quân sự cho thế giới và dân chúng, nên gây nhiều hậu quả bất lợi cho nước Nga. Do ảnh hưởng của giá dầu xuống thấp và các biện pháp phong toả mà tình hình kinh tế suy vi, Nga không thể tiếp tục tài trợ cho các phiêu lưu quân sự và gia tăng phúc lợi cho dân chúng. Bất ổn xã hội tăng cao và động loạn triền miên nên Nga không thể phát huy tinh thần dân chủ và đoàn kết chính trị. Sụp đổ của Nga như Liên Bang Xô Viết và các nước Đông Âu sẽ là một hồi kết để hạ màn cho chế độ của Putin, nhưng đó là một triển vọng khó lường đoán. Dù có tình huống nào khác tốt hơn có thể xảy ra thì người dân Nga cũng sẽ phải còn tiếp tục sống trong đau khổ.


Kommersant Photo/Getty Images


Khi cơn sốt chiến tranh trở lại Ukraina, thì lý do tại sao Tổng thống Nga Vladimir Putin, từ một con người mơ ước tạo ra hiện đại hóa lại thành một kẻ chuyên quyền hung hăng, là một vấn đề được làm sống lại. Cho dù với lý do nào đi nửa – nổi lo sợ cho sự an toàn của riêng mình hoặc ý nghĩa về sự bất bình thuộc lịch sử, hoặc là cả hai – khi Putin không có khả năng để cải cách cho nền kinh tế của Nga, thì dường như chắc chắn là ông sẽ sụp đổ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ở vào thời điểm gây được nhiều chú ý trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ cũng giống như Hillary Clinton và Donald Trump. Như theo các chuyên gia an ninh khả tín cho biết rằng Putin có tay chân thâm nhập được các vào máy vi tính của Đảng Dân chủ và lọt qua các kết quả cuả WikiLeaks, nên Putin dường như đang cố làm thiên lệch cuộc bầu cử theo cách của Trump. Bên cạnh việc kêu gọi Nga thâm nhập vào các điện thư của Clinton, Trump dường như đã trả ơn cho Putin bằng cách chấp nhận các lý do của Putin trong việc sáp nhập Crimea và phủ nhận sự hiện diện của quân đội Nga ở miền Đông Ukraine. Nhìn trong con người của Putin, nhiều nhà quan sát thấy có cả lý tưởng lãnh đạo của Trump: độc đoán, không kềm chế và có phong cách riêng.

Trở lại về vấn đề của Nga, Putin đã thậm chí vượt trội hơn Trump trong việc chế ngự các tin tức. Tất nhiên, ông có bộ máy tuyên truyền hùng hậu của Điện Kremlin trong tầm tay, một trong số bộ máy này là không ngừng phóng chiếu hình ảnh của ông như là một Nga Hoàng toàn năng và toàn trí qua hình thức sùng bái cá nhân trong phong cách mới của truyền hình. Tuy nhiên, bất chấp sự hiện diện của một Sa Hoàng khôn ngoan này, nền kinh tế Nga đã gần như nổ tung, dường như đang đi theo một tiến trình trì trệ như thời Leonid Brezhnev, nếu không nói là tệ hơn.

Với thành tích về chủ trương phiêu lưu quốc tế và vụng về trong kinh tế, chuyện không có gì là ngạc nhiên khi Putin đã cuốn hút và gây quan tâm cho các nhà bình luận của Project Syndicate về 16 năm cầm quyền của ông. Ivan Krastev của Center for Liberal Strategies ở Sofia có thể nắm bắt được quan điểm của các nhà bình luận này một cách hay nhất: “chúng ta bị mê hoặc bởi Tổng thống Nga không phải vì Putin là hợp lý, hoặc thậm chí vì ông là mạnh hơn, nhưng vì ông chủ động sáng kiến”, trong khi các nhà lãnh đạo phương Tây dường như quá nhút nhát và/hoặc bị tê liệt trong hành động.

Thuần lý trong ngang bướng

Vladimir Putin là ai và điều gì thúc đẩy ông ta? Khi Putin nắm quyền vào năm 2000, ít ai biết về ông mà mọi người có xu hướng nhìn thấy những gì họ muốn biết. Sau khi nhìn vào đôi mắt của Putin, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush nói rằng ông có thể “nhận được một ý nghiã trong tâm hồn của Putin”, ông nhìn thấy Putin là “một người dấn thân cao độ vì lợi ích tốt nhất của đất nước”. Chris Patten, Ủy viên Ngoại vụ của Liên Âu và có quan hệ với Putin, qua các cuộc gặp gỡ này, ông có một ấn tượng tối tăm hơn nhiều: “Putin nhìn chúng tôi trong ánh mắt và nói dối, gần như chắc chắn ông nhận thức rằng chúng tôi biết ông đang nói dối”.

Ngày nay, việc đánh giá tốt đẹp về Putin mà Bush thêu dệt đã đột nhiên biến mất trong số các nhà lãnh đạo của thế giới, một vài người trong giới này như Thủ tướng Đức Angela Merkel chẳng hạn, họ đã có những kinh nghiệm tương tự như Patten. Nhưng đánh giá càng đáng ngờ nhiều hơn này đã chỉ đem lại những vấn đề khác. Có phải Putin là một bậc thầy về chiến lược luôn dẫm chân lên các đối thủ, gần đây nhất là ông tìm cách gần gủi hơn với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan trong khi đồng thời tăng thêm căng thẳng mới với Ukraine không? Hoặc có phải Putin là một kẻ vụng về liên tục, người không nhận ra các chiến thắng về mặt chiến thuật ở Ukraina và Crimea, hoặc trong việc ký kết thỏa thuận về năng lượng với giá hạ cho Trung Quốc, tất cả là những thất bại về mặt chiến lược mà nó đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các lợi ích lâu dài của Nga không?

Adam Michnik, nhà lãnh đạo của phe đối lập chống Cộng sản của Ba Lan trước năm 1989, ông thấy tính cách hung hãn quốc tế của Putin như là nổi lên từ “quan điểm bất thường mà cả thế giới đã phân biệt đối xử chống lại Nga trong ba thế kỷ qua.” Tuy nhiên, Michnik nhấn mạnh rằng theo quan điểm bất động của phương Tây, quan điểm lệch lạc này về lịch sử đã khiến Putin nắm lấy các chính sách có thể được cấu trúc theo một cách thuần lý. Trong xâm lược và thôn tính Crimea, “việc thu tóm bằng bạo lực đã xãy ra – và Putin biết điều đó.”

Một trong những người chỉ trích Putin gay gắt nhất trong nước (mà gần đây bị phải chạy khỏi nước Nga), đó là nhà phân tích chính trị Andrei Piontkovsky, ông đi xa hơn trong khi nhấn mạnh đến tính cách thuần lý của Putin. Ông lập luận là “Putin được hướng dẫn bởi một mục tiêu duy nhất.” Và mục tiêu đó không phải là “tham vọng đế quốc.” Thay vì thế, “mọi chính sách lệ thuộc với mục tiêu cầm quyền Nga của Putin là cho đến khi nào mà ông còn sống”. Các hành động của ông ta không được thúc đẩy bởi một ham muốn đầy bệnh hoạn cho quyền lực, nhưng đang “dựa trên các mối quan tâm hoàn toàn thực tế về sự an toàn cá nhân của mình,” Piontkovsky khẳng định như vậy. Nói một cách đơn giản, Putin “hiểu các quy luật của hệ thống độc tài mà ông đã giúp xây dựng lại nước Nga.”

Nina Khrushcheva của Trường phái mới đồng ý khi lập luận là lo sợ của Putin cho sự an toàn cá nhân là biện minh có cơ sở. Bởi vì “Putin đã thể hiện là ít kiềm chế khi săn đuổi các đối thủ,” dù ông hiểu rằng có “các thỏa thuận bất thành văn giữa các giới lãnh đạo là không bao giờ có thể từ bỏ quyền lực một cách tự nguyện mà không lo sợ cho sự an toàn trong tương lai”. Vì vậy, số phận của người hùng là một loại hoang tưởng thường trực mà nó đòi hỏi Putin duy trì quyền lực cho đến ngày cuối đời của mình.

Để đạt được mục tiêu này, Putin đã làm vô dụng một nền dân chủ còn non trẻ của Nga và thậm chí bịa ra một ý thức hệ giả tạo – “một nền dân chủ với chủ quyền tối thượng” mà trong đó, như cựu Tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen nói: “tổng thống loại bỏ tất cả đối lập, hạn chế tự do của truyền thông vàrồi thì ông nói với người dân rằng họ có thể lựa chọn các nhà lãnh đạo của họ.”

Mối quan tâm của Putin cho an toàn cá nhân cũng đi theo một con đường dài hướng tới việc giải thích lý do tại sao ông đã kích động sự nhiệt tình tinh thần dân tộc ở trong nước. Vladislav Inozemtsev của Moscow’s Higher School of Economics thấy trong con người của Putin và cách cai trị của ông là một dấu hiệu lờ mờ của chủ nghĩa phát xít, mà theo định nghĩa của nhà sử học Robert O. Paxton là: “Mối bận tâm đầy ám ảnh về sự suy sụp của cộng đồng, ô nhục, hoặc mang tâm trạng là nạn nhân, tinh thần sùng bái cho đoàn kết, tinh thần nhiệt huyết và thuần khiết.”

Viễn kiến này hỗ trợ cho sự khẳng định của Harold James thuộc Đại học Princeton. Đó là một lỗi lầm nghiêm trọng để biến “chính sách của Điện Kremlin thành một bi kịch tâm lý mà chỉ có thể hiểu được thông qua một cuộc thăm dò sâu xa về tinh thần của nước Nga.” Kết quả của một tìm kiếm như thế chỉ là “các quan niệm sai lầm tràn lan về những gì đã thúc đẩy làm cho Putin thay đổi từ một lập trường có vẻ như đang hiện đại hóa, hòa giải, và thậm chí thân phương Tây” trong đầu nhiệm kỳ tổng thống chuyển sang một “chủ nghĩa xét lại hung hăng” ngày nay.

Đáp ứng trước sự đe doạ của một quyền lực đang suy vong

Joseph S. Nye của Đại học Harvard, người có tiếng nói hàng đầu trong học giới về chính sách đối ngoại của Mỹ, ông nhìn thấy “một tình trạng suy vong trường kỳ” của nước Nga, nhưng trong đó “Nga vẫn còn đặt ra một mối đe dọa rất thực tế với trật tự quốc tế ở châu Âu và các nơi khác.” Vấn đề vượt qua khỏi Putin là: “Các quốc gia đang suy vong – thí dụ như Đế quốc Áo-Hung vào năm 1914 – có xu hướng trở nên ít sợ rủi ro và do đó mà họ tạo ra nguy hiểm hơn nhiều.” Thực ra, đối với Nye, mối đe dọa của Nga đặt ra “vượt xa khỏi Ukraine,” nơi mà Putin thôn tính Crimea và sự xâm nhập vào khu vực phía đông Donbas đã đặt ra một thách thức nghiêm trọng nhất đối với trật tự thế giới từ năm 1989. Như vậy, phương Tây phải đứng lên để đáp ứng lại thách thức của Putin, nhưng không phải là làm “cô lập Nga hoàn toàn.”

Shlomo Ben-Ami, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Israel, theo cách lý luận này trong một bước sâu xa hơn. “Đối với một số quốc gia, thất bại về mặt chính trị hay quân sự là chuyện không thể nào chịu đựng được, quá nhục nhã đến độ mà các nước này sẽ làm bất cứ điều gì để lật đổ những gì họ xem như là một trật tự quốc tế bất công. Ben-Ami lập luận rằng:” Mặc dù Putin có thể bị thúc đẩy nhằm để tự bảo tồn, Putin thực sự cảm thấy bị phẩn uất.“ “Chiến lược mới để báo thù ” của Nga có vẻ như là một phản ứng tự nhiên với sự nhục mạ trong thất bại của họ trong Chiến tranh Lạnh và sự bần cùng đi kèm với sự sụp đổ kinh tế của đất nước trong những năm 1990.

Có thể làm gì để kiểm soát đất nước và lãnh đạo bị thúc đẩy bởi các cảm giác nhục nhã? Ben-Ami tiếp tục lập luận là: “Một quyền lực theo chủ trương xét lại có thể bị phản đối với sự nhiệt tình tương ứng” hoặc người ta có thể chờ đợi cho phản ứng này “đạt đến giới hạn của sức mạnh quân sự và kinh tế” và nổ tung giống như Liên Xô. Những giấc mơ của Putin về nước Nga “duy trì thiên hướng và các đặc điểm của một cường quốc: một nền văn hóa và lịch sử phong phú, tầm vóc quy mô, khả năng kinh khủng về hạt nhân, ảnh hưởng mạnh mẽ trên khắp vùng Âu Á, và năng lực để có một nơi điều chỉnh trong một vài cuộc xung đột.” Nhưng Putin dường như mù quáng trước các giới hạn về các nguồn lực của nước Nga.

Đối với Richard N. Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, thì việc quyết định của Putin gửi quân sang bán đảo Crimea và sau đó là phía Đông Ukraine đã dẫn đến việc không chỉ làm phật ý phương Tây, nhưng là một phần của nỗ lực không ngừng để tăng cường “nắm quyền lực của mình trong nước.” Haass không ủng hộ việc kết hợp Ukraine vào khối NATO, nhưng ông đề xuất một sách lược đa phương. “Chính sách của phương Tây là nên tìm cách làm đe doạ chiến lược của Putin, bằng cách tăng cường cho Ukraine về phương diện chính trị và kinh tế, hỗ trợ an ninh và đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga.

Ulkraine và Syria là các ván cờ đầu của Điện Kremlin

KHi Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt là một trong những kiến trúc sư về Quan hệ Đối tác của Liên Âu với các quốc gia Đông Âu trong năm 2009 (cùng có sự hợp tác của Ngoại trưởng Ba Lan lúc bấy giờ là Radosław Sikorski). Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, các Chương trình Đối tác với các quốc gia Đông Âu đã bị chỉ trích là một sáng kiến ngây thơ. Bildt cũng không biện hộ. “Trong khi viễn kiến của Liên Âu cho một ‘châu Âu rộng hơn’ dựa vào quyền lực mềm, hội nhập kinh tế và xây dựng thể chế dài hạn, thì chính sách Nga nới rộng của Putin phụ thuộc vào sự đe dọa và bạo lực”. Chuyện không may là một tình trạng bất đối xứng còn dai dẳng. “Đối với Nga, gây thêm biến động trong ngắn hạn còn dể hơn là đối với châu Âu trong việc giúp xây dựng sự ổn định lâu dài.”

Yuliya Tymoshenko, người đã hai lần làm Thủ tướng Ukraine, bà nói rằng một tình trạng ổn định như vậy không thể phụ thuộc vào cách đặt niềm tin vào thiện chí của Điện Kremlin. Đối với bà Tymoshenko, Putin đã hành động theo một niềm tin đơn giản: “những gì ông có thể chia là để dể trị”. Đó là lý do tại sao số phận của đất nước của bà là rất quan trọng. Bà tin rằng “Những gì xảy ra ở Ukraine sẽ là một thử thách tối hậu để xem liệu việc thống nhất châu Âu và Xuyên Đại Tây Dương có chịu đựng được không” khi đối mặt với những cái bẩy mà Putin đặt ra cho họ.

Nhưng Jeffrey Sachs của Viện Địa Cầu thuộc Đại học Columbia tin rằng niềm tin của Putin là bước thoát ra khỏi các thực tế của thế kỷ XXI. “Putin dường như tin rằng Nga có thể làm đảo lộn bất kỳ tình trạng tồi tệ nào của quan hệ kinh tế với phương Tây bằng cách tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc”, Sachs ghi nhận rằng: “Nhưng những công nghệ và kinh doanh được kết hợp nhau trong toàn cầu là để phân chia thế giới thành các khối kinh tế.” Trong khi đó, “Trung Quốc biết rằng sự thịnh vượng kinh tế dài hạn phụ thuộc vào quan hệ tốt đẹp với Mỹ và châu Âu”, điểm này dường như Putin không nhận ra, có vẻ như Putin không hiểu vấn đề “là nền kinh tế Liên Xô sụp đổ mà kết quả là do tình trạng bị cô lập từ các nền kinh tế công nghệ tiên tiến.”

Việc xâm nhập gần đây của Nga tại Trung Đông thể hiện cả hai vấn đề là sự táo bạo và các giới hạn của chủ thuyết Putin. Anne-Marie Slaughter, cựu Giám đốc Hoạch định Chính sách tại Bộ Ngoại giao Mỹ và Chủ tịch đương nhiệm của New America, bà cho rằng: “Putin đã hành động vì lý do quốc nội – để đánh lạc hướng sự chú ý của người Nga ‘từ thất bại của nền kinh tế trong nước và để xoa dịu sĩ nhục khi xem những kẻ biểu tình ủng hộ châu Âu lật đổ chính phủ Ukraina mà ông hỗ trợ”.

Và từ khởi thuỷ, ông tin tưởng rằng Nga sẽ phải chịu ít chi phí. Đối với một nhà lãnh đạo tự đo lường cho mình theo điều kiện của một kẻ bạo dâm thô kệch”, thực tế thì “Hoa Kỳ là một cường quốc quân sự lớn nhất và linh hoạt nhất trên thế giới, đã được lựa chọn để đàm phán khi bàn tay bị trói sau lưng,” là một lời mời gọi công khai đưa tới việc gây bất hoà.

Ben-Ami nghĩ là Putin đã đạt được mục tiêu ở Syria, ngay cả khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad rút cục sẽ sụp đổ. “Sau nhiều năm đứng chung hàng ngũ, Nga hỗ trợ trong tâm điểm của trò chơi thuộc về địa chiến lược ở Trung Đông” và “đã củng cố vị trí như là một quyền lực phải được quan tâm đến”. Bằng cách tự khẳng định trong cuộc xung đột, Nga đã buộc Mỹ phải làm theo Nga. Do đó: “Các nhà lãnh đạo Trung Đông hiện nay hướng đến Moscow, không phải nhìn về Washington để gia tăng các lợi ích”.

Trận chiến Potemkin của nước Nga

Vấn đề chính của Putin ở Syria đã không phải là các phản đối của phương Tây, nhưng thực tế là nền kinh tế của Nga là quá yếu để hỗ trợ các hoạch định lớn lao của Putin trong thời gian dài. Trong vòng sáu tháng của sự can thiệp, chi phí tốn kém của việc phối trí quân đội Nga đã gây cho Putin phải triệt thoái nhiều lực lượng.

Yuriko Koike là Đô trưởng vừa mới được bầu tại Tokyo chỉ ra một cách trung thực là sự can thiệp của Putin tại Ukraine thể hiện sự yếu đuối mà không có hành động kinh nghiệm trước đó. Bà lập luận là “chổ yếu trong tham vọng quyền lực của Putin là một nền kinh tế còn bấp bênh và chưa đủ đa dạng của Nga, và nhiều mong đợi của người Nga bình thường về các tiêu chuẩn sống được cải thiện.“

Thật vậy, vào tháng Ba năm 2014, ngay sau khi Nga chiếm đóng Bán Đảo Crimea, Sergei Guriev, cựu Viện Trưởng New Economic School ở Moscow, hiệnnay đang lưu vong, ông liệt kê những thiệt hại kinh tế lớn mà Nga gây ra như là kết quả trong một chuyến phiêu lưu sai lầm của Putin tại Ukraine. Điều này không chỉ bao gồm các “chi phí trực tiếp của hoạt động quân sự và hỗ trợ chế độ Crimean và nền kinh tế không hiệu quả”, nhưng cũng có những chi phí nhiều thương đau hơn do các biện pháp phong toả về thương mại. Kết quả của cả hai đã “làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư Nga và nước ngoài và gia tăng việc thất thoát vốn tư bản”.

Putin là một nhà chiến thuật, ông đã sử dụng phản ứng của phương Tây để làm lợi cho mình. Cựu Ngoại trưởng Đức Joschka Fischer và Henrik Enderlein, Giáo sư tại Trường Quản trị Hertie tại Berlin, dự đoán việc này. “Nếu phản ứng của phương Tây trước việc xâm lược của Nga tại Ukraine giới hạn có hiệu quả trong các biện pháp trừng phạt kinh tế”, họ viết: “Putin sẽ dễ dàng hơn để có thể đổ lỗi cho phương Tây và Nga cáo buộc sự thù địch làm cho đời sống của người dân Nga bình thường suy sụp, do đó nó làm cho Putin tăng gấp đôi về chủ thuyết dân tộc hiếu chiến”.

Nhưng ý tưởng cho rằng các biện pháp trừng phạt là nguyên nhân của tình trạng khốn cùng kinh tế của Nga chỉ là một phần khác trong tuyên truyền của chế độ. Các biện pháp phong toả chỉ kết hợp các yếu kém dài hạn của nền kinh tế Nga, phản ánh trào lượng tư bản khổng lồ bị thất thoát mỗi năm. Nguyên nhân của việc này, nói như Guriev và Aleh Tsyvinski của Đại học Yale, rõ ràng đây là: “Mặc dù các cơ hội đầu tư ở Nga rất nhiều, các cơ hội này đang bị đè nặng hơn bởi những rủi ro của sự truất hưũ tài sản.” Do đó mà “cổ đông tư nhân muốn bán cho nhà nước nhiều hơn, và lý do tại sao các công ty nước ngoài ưu tiên làm kinh doanh với các doanh nghiệp nhà nước.”

Một phần vì lý do này mà Giáo sư Simon Commander của IE Business School và tôi tin rằng nỗ lực để đa dạng hóa nền kinh tế thoát ra khỏi khu vực dầu mỏ và khí đốt đã thất bại. Hơn nữa, dưới thời Putin, khu vực công đã mở rộng nhanh chóng đến 70% của nền kinh tế, về cơ bản đảo ngược các cải cách tư nhân hóa và thị trường tự do của những năm 1990. Các người trung thành với Putin quản lý doanh nghiệp nhà nước kém cỏi và ít có sự minh bạch tối thiểu, nó làm cho vấn đề còn tệ hại hơn. Chúng tôi đã lập luận là: “Nước Nga của Putin làm ngày càng gợi nhớ đến Tổng thống Suharto của Indonesia – một hệ thống phức tạp của tư bản thân tộc và không ai có quyền sở hữu thực sự.”

Nhưng Charles Wyplosz của Trường Graduate Institute of International Studies tại Geneve đã cảnh báo chống lại các vấn đề phóng đại về khó khăn kinh tế của Nga. “Nga không phải là trường hợp của một cái rổ chờ để chứa các vấn đề kinh tế”, ông lập luận. “Tình hình hiện nay rất khác so với năm 1998”, khi thâm hụt ngân sách lớn lao của Nga và nợ công buộc chính phủ phải vỡ nợ.

Wyplosz nhấn mạnh rằng trong những năm gần đây chính phủ của Putin đã theo đuổi một chính sách kinh tế vĩ mô bảo thủ với mức khiếm hụt ngân sách nhỏ và một khoản nợ công có giới hạn, trong khi tỷ giá hối đoái của đồng rúp mất giá so với giá dầu, làm cho Nga có thể duy tình trạng thặng dư trong tài khoản thanh toán vãng lai. Vì không có tình trạng tổn thương về mặt tài chính nên đã cho phép Nga khắc phục được các biện pháp phong toà kinh tế lâu dài hơn. Và trong khi “quyết định của Putin không thực hiện các cải cách không được phổ cập mà nó có thể tạo ra một khu vực mạnh không thuộc dầu khí và có thể tác hại lâu dài cho tình trạng lành mạnh của nền kinh tế”. Ông tiếp tục lập luận là: “Tình hình này đã cho phép Putin duy trì sự hỗ trợ của đông đảo quần chúng.”

Vladimir Brezhnev?

Tuy nhiên, lựa chọn đó chỉ làm trì hoãn các việc không thể tránh khỏi. Putin là một kẻ cơ hội khéo léo, nhanh chóng chuyển biến lợi thế trong ngắn hạn khi ông cảm nhận sự yếu kém hoặc thiếu quan tâm của giới đối kháng. Nhưng ngoài mối quan tâm của ông về sự ổn định về nền kinh tế vĩ mô, Putin dường như không có cách làm cho cải cách tạo ra cạnh tranh cho nền kinh tế của Nga.

Thật vậy, mặc dù Putin thường đem nhiều lời hứa hẹn lớn lao và hoạch định cho một tương lai rạng rỡ của Nga, thậm chí đoan chắc rằng đến năm 2003 GDP sẽ tăng gấp đôi trong một thập kỷ, ông “đã không báo hiệu bất kỳ các kế hoạch cụ thể nào để giải quyết những yếu kém của nền kinh tế Nga”, nhà kinh tế học Ba Lan Jan Winniecki nói. “Nga phải đối mặt với một thách thức tương tự như trong các năm 1970 và 1980 – và, như Putin ngày nay, các nhà lãnh đạo đã thất bại trong việc làm những gì xem ra là cần thiết.”

Do đó, George Soros lập luận là “chế độ Putin phải đối mặt với sự phá sản vào năm 2017, khi một phần lớn các khoản nợ nước ngoài tăng lên, và bất ổn chính trị có thể bùng dậy sớm hơn. “Với dự báo này, vấn đề cơ bản của Putin hôm nay là: nhờ sự cứng rắn, quá chú trọng vào đầu tư quân sự, và lơ là của phương Tây mà chế độ của ông sẽ kết thúc trong cùng một số phận sụp đổ như Liên Xô?

Nếu Nga sụp đổ, các dự đoán Michnik sẽ được xác minh là đúng. “ông trùm của băng đảng Mafia thường gặp một số phận bất hạnh”. Ông nhắc nhở chúng ta là: “tôi không nghĩ rằng Putin sẽ tiến triển nhiều trong khi hạ màn kết thúc. Tuy nhiên, trong khi đó, nhiều người – trong nước Nga và ở các nơi khác nữa – có thể phải còn chịu khổ.“

Anders Åslund

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

* Anders Åslund là Thành viên Cao cấp của Atlantic Council in Washington, DC. Tác phẩm gần đây nhất của ông là Ukraine: Went Wrong và How to Fix It.

Nguyên tác: The Putin Question. Tựa đề bản dịch là của người dịch.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

* Sự thật về cái chết của nhà du hành vũ trụ đầu tiên Yuri Gagarin


"Alexey Leonov, nhà du hành vũ trụ Liên Xô là người đầu tiên bước ra ngoài khoảng không vũ trụ. Mới đây, ông đã cho phát hành cuốn tự truyện có tựa đề tạm dịch là "Những người mở đầu. Số phận của tôi tự tôi điều khiển ...". Được sự cho phép của nhà xuất bản АSТ, người ta đã công bố những đoạn thú vị nhất có trong cuốn sách.

Xin phép được giới thiệu cùng bạn đọc nội dung sau.
 

1. "Người đã gây ra cái chết cho Gagarin hiện vẫn còn sống, thậm chí còn được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô" (Bí mật quân sự)
- Xác định thi thể bằng nốt ruồi
Xung quanh cái chết của Yuri Gagarin có rất nhiều chuyện được thêu dệt. Vậy nguyên nhân thực sự gây nên cái chết của anh là gì?
Để điều tra sự việc, người ta đã thành lập một Ủy ban Nhà nước do nguyên soái Dmitriy Fedorovich Ustinov (lúc đó là Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô) chỉ đạo, và cấp phó của ông trong Ủy ban này là Tư lệnh Không quân Liên Xô, nguyên soái Pavel Stepanovich Kutakhov.
Trong số bảy người là thành viên của Ủy ban điều tra này hiện chỉ có hai người còn sống: đó là tôi, Alexey Leonov và Trung tướng Không quân Stepan Mikoyan, con trai của ủy viên dân ủy Anastas Ivanovich Mikoyan, từng là phi công thử nghiệm (Rất tiếc, khi cuốn sách viết xong thì Mikoyan cũng đã qua đời- ND)
Chúng tôi được mời tham gia công tác điều tra với tư cách là các chuyên gia.
Kết luận cuối cùng của cuộc điều tra là một báo cáo hết sức lạ lùng: Chiếc MiG-15 huấn luyện do Gagarin điều khiển đã thực hiện một động tác ngoặt đột ngột nhằm tránh một mục tiêu vừa xuất hiện, trông giống như đàn ngỗng trời, nhưng được phỏng đoán là những quả bóng thám không, và bị rơi xuống theo hình xoáy trôn ốc.
Kết quả là, máy bay bị rơi xuống mặt đất và cả 2 phi công đã hy sinh...
Với tư cách là một chuyên gia, tôi hoàn toàn không nhất trí với kết luận trên. Và tôi đã đưa ra các chứng cứ.
Vào thời điểm tai nạn xảy ra, tôi đang tập nhảy dù cùng với nhóm của mình ở Kirzhach ngay gần đó. Chúng tôi nghe thấy tiếng nổ và tiếng của máy bay siêu âm – Cả hai âm thanh đó gần như được phát ra cùng một lúc - và chúng tôi cũng xác định được các âm thanh đó từ hướng nào vọng tới. Sau đó, người ta đã tìm thấy các mãnh vỡ của máy bay ở chính hướng đó.
Mãi đến đêm, người ta mới tới được chỗ máy bay rơi. Và anh em đã tìm thấy những gì còn sót lại (Phi công thử nghiệm Vladimir Seregin cùng hy sinh với Yuri).
Các mảnh thi thể của họ còn sót lại không nhiều. Tuy nhiên, có thể nhận ra họ.
Về quần áo – người ta tìm thấy chiếc áo bluson bay màu xanh của Seregin, còn về nhận dạng thi thể thì dựa vào nốt ruồi mà mới 1 ngày trước đó tôi tình cờ nhìn thấy trên cổ Iura, khi chúng tôi cùng nhau đi cắt tóc.
Đó thực sự là một ký ức khủng khiếp...
- "Chiếc máy bay Su-15 đã xuống quá thấp"
Tôi đã nói chuyện với ba người nông dân. Họ kể rằng, họ đã nhìn thấy một chiếc máy bay bay rất thấp. Trong thời gian tiến hành điều tra, chúng tôi đã hỏi riêng từng người và trong mười mô hình máy bay có cùng kích thước được đưa ra, những người nông dân này đều có xác nhận giống nhau: đó là mô hình Su-15.
Theo lời kể của họ, từ đuôi của chiếc máy bay đó đầu tiên có khói, sau đó mới thấy ngọn lửa, rồi sau đó nó bay khuất vào những đám mây. Rõ ràng, đây không phải là chiếc máy bay của Gagarin.
Chúng tôi được biết vào ngày hôm đó, ngày 27/3/1968, Gagarin và Seregin phải bay ở độ cao dưới 10.000 mét, còn ở trên độ cao lớn hơn sẽ diễn ra cuộc thử nghiệm máy bay Su-15, được cất cánh từ sân bay thực nghiệm của Viện nghiên cứu bay tại Zhukovsky.
Nói tóm lại, phi công của chiếc máy bay chiến đấu - đánh chặn trên đã vi phạm quy định: Hạ thấp độ cao xuống phía dưới những đám mây để ngắm phong cảnh như những người khác vẫn thường hay làm, sau đó tăng tốc vọt lên vào trong những đám mây, tầm nhìn hạn chế nên đã lướt qua ngay sát máy bay của Gagarin với tốc độ siêu âm.
Chiếc Su-15 đã tạo ra một dòng nhiễu khí quyển, khiến cho chiếc máy bay huấn luyện MiG-15 bị lật ngược và bị cuốn sâu vào vòng xoáy.
Báo cáo cuối cùng của Yuri ở độ cao 4.200 mét đã được thực hiện: "Tôi, số 625, báo cáo đã hoàn thành nhiệm vụ trong vùng bay thử nghiệm số 1. Hiện đang chuẩn bị hạ độ cao".
Tôi biết rằng, một khi kết luận chính thức đã được đưa ra, người ta sẽ không dễ gì chấp nhận bất kỳ sự phê phán nào.
Lúc đó, người ta nói với tôi: đây là sự thẩm định nghiêm túc, đồng chí đại tá ạ, đừng làm câu chuyện phức tạp lên nữa. Dầu sao đi nữa, tôi vẫn không đồng ý với kết luận của Ủy ban Nhà nước và sau này mọi chuyện đã được làm rõ, tôi đã đúng và những người khác thì đã nói dối.
Cuốn tự truyện của Alekxey Leonov.
- "Người ta đã sửa lại những bằng chứng của tôi"
Năm 1991, nhân dịp kỷ niệm 30 năm chuyến bay của con người vào vũ trụ, nguyên nhân cái chết của Gagarin được thảo luận tràn lan, và người ta còn đưa ra những giả thuyết ngớ ngẩn như: nào là các phi công bị say rượu, nào là họ chơi trò đuổi bắt trên không ... thực không thể nào chịu nổi, và chúng tôi đã đến gặp các nhà lãnh đạo nhà nước, yêu cầu mở các tài liệu do Ủy ban điều tra thu thập được và tiến hành điều tra lại sự việc.
Chúng tôi đã được cho phép.
Và sau đó, qua việc sử dụng công nghệ máy tính hiện đại, bằng các đường ống tạo gió, Viện sĩ Sergei Mikhailovich Belotserkovskiy đã kiểm tra lại tất cả mọi dữ liệu.
Các tính toán đã khẳng định rằng chiếc máy bay đang bay với vận tốc 750 km/h, từ độ cao 4.200 mét xuống tới 0 (tới mặt đất) trong vòng 55 giây chỉ có thể là do bị cuốn vào một vòng xoáy sâu.Chỉ có một chu trình bay có thể xảy ra (nên nhớ là chỉ có một mà thôi!), các chu trình bay khác theo các dữ liệu này là hoàn toàn không phù hợp.
Nhân tiện, tôi cũng đã tìm thấy tờ biên bản của mình trong đống tài liệu điều tra của vụ tai nạn này – và không hiểu ai đó đã sửa lại hoàn toàn các dữ liệu: khoảng cách giữa 2 tiếng động: tiếng máy bay siêu âm và tiếng nổ cách nhau 1,5- 2 giây đã bị sửa lên thành 15 - 20 giây:
Điều đó có nghĩa là khoảng cách giữa các máy bay lên tới 50 km và chiếc Su-15 không hề có lỗi."Viên phi công này đã ngoài 90 tuổi"
Năm 2013, tôi đề nghị với Tổng thống Putin: "Vladimir Vladimirovich! Bốn mươi lăm năm đã trôi qua kể từ khi Yuri Gagarin hy sinh, đề nghị ông cho công khai các tài liệu!".
Người ta đã cho mở tài liệu ra. Tất cả đều đúng như tôi đã nói, một chiếc máy bay trái phép đã bay lướt qua sát cạnh chiếc "Sparka" (tên gọi loại máy bay chiến đấu hoặc máy bay thể thao có 2 người lái) và làm cho nó bị lật, và người ta đã đề nghị tôi không nêu tên người phi công thử nghiệm kia...
Ông ta hiện vẫn còn sống và đã ngoài chín mươi tuổi. Năm 1988, còn được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô...
Hóa ra, người đứng đầu Trung tâm Đào tạo phi công vũ trụ Nikolai Petrovich Kamanin có biết việc này.
Nhà chế tạo máy bay Andrey Nikolaevich Tupolev cũng biết, nhưng khi bức thư, được các đồng chí xác nhận về giả thuyết của tôi, đến tay Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Công nghiệp Quốc phòng trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Nikolai Sergeyevich Stroyev (Giai đoạn từ năm 1954-1966, ông là giám đốc Viện nghiên cứu bay), ông ra lệnh:
"Không được đào bới việc này lên nữa- làm như thế sẽ hủy hoại sự nghiệp một phi công. Anh ta không cố ý"
Bây giờ thì chuyện này chẳng còn gì bí ẩn nữa cả, chỉ là do sự bất cẩn và vi phạm chế độ bay mà thôi, nhưng điều làm tôi thấy buồn lòng nhiều hơn: đó là những người làm việc trong Ủy ban dù đã biết sự thật, nhưng đã làm ngơ. Tôi chỉ muốn mọi người biết sự thật về cái chết của Gagarin.
Tôi đã một mình đấu tranh từ năm 1968, để chứng minh một điều gì đó. Tôi, được mời vào làm việc trong Ủy ban điều tra với tư cách là một chuyên gia, đã viết những điều mắt thấy tai nghe về những gì đã xảy ra.Tôi đã tham gia vào cuộc điều tra, đã nghe thấy tất cả, vì tôi có mặt cách chỗ Gagarin gặp nạn chỉ có 13 cây số.
Bây giờ, tôi đã có cơ hội để công bố nguyên nhân thực sự của sự việc với điều kiện không được đề cập đến tên tuổi của viên phi công đã vi phạm kỷ luật và gây ra vụ tai nạn trên.
Tôi đã hứa sẽ không nêu tên người đó. Nhưng dù sao, ông ta vẫn là người có tội.
Ông ta chỉ được phép bay ở độ cao theo quy định, nhưng đã cố tình hạ thấp độ cao. Tôi đã hỏi chuyện những người nông dân trong quá trình điều tra.Từng người được hỏi riêng và họ đều nói rằng đã nhìn thấy một chiếc máy bay trông giống như chiếc đàn Balalaika ... Và đó chính là chiếc Su-15, vì cánh của nó có hình tam giác...

Trong ảnh: Yuri Gagarin và Alexei Leonov (bên phải). Họ không chỉ là bạn bè, mà còn là những người cùng tuổi - cả hai đều sinh năm 1934. Ảnh: Lưu trữ.
2. Những viên đạn dành cho Brezhnev
Ngày 22/1/1969, tôi có mặt trong chiếc xe hơi bị trúng đạn do một sĩ quan tên là Viktor Ilin nhằm bắn, trong kế hoạch ám sát Brezhnev.
Chuyện xảy ra là xe của các phi hành gia phải hứng những viên đạn dành cho Leonid Ilich... Sau đó, Brezhnev đã đến gặp tôi trong buổi tiệc chiêu đãi và yêu cầu cho xem vết sước của viên đạn trên áo khoác của tôi.Biết làm thế nào được? Một khi Tổng bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Liên Xô đã yêu cầu. Chúng tôi đi đến phòng treo áo khoác, và tôi đã chỉ cho ông xem dấu vết của viên đạn bay sượt qua chiếc áo. Brezhnev lúc đó tỏ ra rất bối rối. Ông xem xét cẩn thận rồi nói:
- Đừng lo, đó không phải là người ta định bắn cậu đâu, mà định bắn vào tôi đấy.
Ông an ủi tôi ...
Các chuyên gia về đạn đạo sau này đã tiến hành xem xét và cho rằng việc tôi không dính đạn quả là điều kỳ diệu. Họ nói với tôi:
- Leonov, chính Chúa trời đã cứu anh đấy.
Tôi trả lời:
- Thế thì, tôi sẽ cầu nguyện ...
Cái cậu Ilin này chỉ trong có vài giây đã kịp bắn tới 16 phát liền. Viên đạn đầu tiên trúng vào đầu người lái xe, và tôi vội quay ngoắt về phía anh ta. Giá như tôi cứ tiếp tục ngồi ở vị trí cũ thì viên đạn tiếp theo sẽ bắn trúng vào thái dương tôi. Một viên nữa sượt qua bụng, viên thứ ba chạm vào phía trên ngực bên phải áo khoác, viên thứ tư trúng vào lưng ghế đằng sau.
Dường như có một người nào đó từ trên cao đã đẩy những viên đạn ra khỏi người tôi ... Các bạn có thể hình dung: Một người từ khoảng cách 9 mét, 2 tay 2 khẩu súng lục bắn trực diện ...
Cục 9 của KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô) hình như cũng đã nắm được âm mưu vụ ám sát. Họ đã truy tìm Ilyin, bởi vì anh ta đã trốn khỏi đơn vị của mình tại Leningrad, mang theo hai khẩu súng lục kèm theo 4 băng đạn.
Do đó, ở lối vào điện Kremlin, chiếc xe của Brezhnev (có Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng A. N. Kosygin ngồi cùng) đã tách ra khỏi đoàn xe và đi đến cổng Spassky, còn chiếc xe chở các phi công vũ trụ được cho đi qua cổng Troitsky: Ngồi ghế trước là người lái xe và nhân viên an ninh tên là Kostya, tôi với Beregovoi ngồi hàng ghế giữa (tôi ngồi bên trái, còn Beregovoi ngồi bên phải), Tereshkova và Nikolayev ngồi ghế sau. Chúng tôi cũng ngồi trên chiếc xe ZIL-111, giống hệt như chiếc xe của Brezhnev.
Tại cổng Troitsky, Ilin mặc cảnh phục công an, đứng trong trong hàng rào bảo vệ. Anh ta bỏ qua chiếc ZIL-111 đi đầu và nổ súng vào chiếc thứ hai, vì tin chắc là Brezhnev ngồi trong đó.
Lẽ ra, đó là vị trí ngồi của nhân viên an ninh mặc áo khoác chống đạn, nhưng tôi lại ngồi vào chỗ của họ...
"Ilin không hề bị bệnh tâm thần"
Sau mười lăm năm trôi qua, người ta chở Ilin đến chỗ tôi. Anh ta xin tôi tha thứ. Anh ta nói: tôi không muốn bắn vào ông, tôi chỉ muốn đất nước thoát khỏi ách thống trị của một kẻ tiếm ngôi mà thôi. Tôi nói, ông ta tiếm ngôi của ai?... Còn anh ta lại hỏi: "Tôi phải làm gì bây giờ?" Tôi nói với anh ta:
- Anh đã giết người, người đó ra đi để lại hai đứa con. Anh hãy tìm chị vợ góa bụa của người lái xe, người đã bị anh bắn chết ấy, tìm những đứa trẻ mồ côi cha. Hãy quỳ dưới chân họ xin được tha thứ ... Và hãy giúp đỡ họ những gì anh có thể ...
Câu chuyện là như thế đó. Cậu Ilin này không phải là người bị bệnh tâm thần, như người ta đã viết. Anh ta hoàn toàn bình thường, tỉnh táo và đã mãn hạn tù.Từ những năm 90, anh ta đã được thả ra khỏi bệnh viện tâm thần, và anh ta rất lấy làm tiếc vì đã tước đoạt cuộc sống của người lái xe vô tội kia.
3. Những mẩu chuyện hệt như tiếu lâm
Ngày đầu tiên lên quỹ đạo, tôi đã lừa mấy đồng nghiệp Mỹ một mẻ. (Đây là câu chuyện liên quan đến sự kiện nổi tiếng: ghép nối 2 con tàu vũ trụ "Liên hợp" của Liên Xô và tàu "Apollo" của Mỹ, diễn ra ngày 15/7/1975, người ta còn gọi sự kiện đó như là "Cái bắt tay trên vũ trụ."- ND).Chuyện này không ai biết, cả ở Trung tâm điều khiển chuyến bay cũng không ai biết. Đó hoàn toàn là ý tưởng của tôi. Trước chuyến bay tôi cầm theo mấy cái nhãn rượu vodka như: "Stolichniye", "Russkaya", "Starka" và "Moskovskaya". Tôi ép chúng trong cuốn nhật ký hành trình.Ngoài ra, tôi đã chuẩn bị sẵn cuộn băng dính. Sau khi chúng tôi vào đến quỹ đạo, tôi lấy các nhãn rượu vodka dán lên những tuýp thức ăn đựng món súp.
Và tôi còn viết thêm một câu khẩu hiệu của Shakespeare: "Ôi thế giới này mới tuyệt đẹp làm sao, khi có những con người như vậy!" Và tôi còn vẽ những bức chân dung biếm họa thân thiện cho mỗi người. Sau khi 2 con tàu đã ghép nối xong, chúng tôi ngồi vào bàn, tôi với Kubasov lấy mấy ống "vodka" ra. Chúng tôi giải thích với mấy người bạn Mỹ: "Các bạn ơi, kể cả ngay trong vũ trụ chúng ta cũng phải tôn trọng các truyền thống của Nga. Theo phong tục của đất nước chúng tôi, trước bữa ăn phải uống một chút gì đó". Tom Stafford bắt đầu tìm cách từ chối:
- Impossible ... I can not ... (Không thể được ... Tôi không thể ...)
Đại loại là không thể vi phạm quy định. Và anh ta chỉ vào cái camera đang chĩa vào chúng tôi. Tôi bèn nói:
- Tôi sẽ tắt camera, để không ai nhìn thấy. Và thế là tôi với tay tắt liền. Từ Trái Đất, có tiếng quát:
- Bật lên đi!
Tôi đưa cho mỗi người một ống, tất cả đều nhìn vào nhãn mác và nói:
- Nghe này, vì chuyện này mà chúng ta có thể sẽ gặp rắc rối đấy.
- Không sao đâu...
Tất cả cùng mở và “chạm cốc”: Chin-chin! Hóa ra toàn là... súp...
- Chúng tớ không bao giờ tha thứ cho cậu về cái tội này đâu nhé – Họ hét lên với tôi – Chúng tớ đã định liều một phen. Thế mà cậu lại lừa chúng tớ!
Sau đó, tôi nhìn thấy vẻ mặt của Donald Slayton giãn ra, khi anh ấy nói: "Này, tại sao cậu lại lừa chúng tớ? Giá như đây là vodka thật thì tuyệt biết mấy!".
Vì không ai tin rằng chúng tôi đã uống vodka. Không ai tin nổi.
"Lý thuyết về việc sử dụng rượu cognac trong vũ trụ"
Trên thực tế chúng tôi không được phép dùng, dù chỉ là một gam rượu nào. Mặc dù Viện sĩ Oleg Georgievich Gazenko, người sáng lập ra nền y học vũ trụ, đã cho rằng nếu có dùng một chút rượu cognac trong vũ trụ thì cũng không có vấn đề gì.
Có một lần, khi Lebedev bay cùng với Beregovoi, và trong chuyến bay đó cả 2 người đều tròn 40 tuổi.
Trên con tàu chở hàng lên vũ trụ sau đó, tôi quyết định bí mật gửi cho họ một ít rượu: Tôi khoét ruột một ổ bánh mì ở giữa và nhét vào đó một lọ rượu nhỏ.
Sau này, Valya Lebedev đã viết "Lý thuyết về việc dùng rượu cognac trong vũ trụ": cần phải dùng miệng ngậm lấy cổ chai, sau đó gật đầu một cái thật mạnh, thế là bạn đã có trong miệng khoảng 30 gram rồi. Và anh ấy còn công bố chuyện này trên tạp chí khoa học nữa chứ!
Hôm họp Ban cán sự của Bộ. Bộ trưởng Afanasiev tím mặt lại, chỉ vào cuốn tạp chí, hỏi:
- Ai đã làm việc này?
Tôi đứng dậy, nói:
- Sergey Aleksandrovich, chính tôi đã làm việc đó. Họ đã bay quá lâu rồi, cả 2 đều 40 tuổi, chỉ có một chai cognac cho nửa năm trời ...
Có nhiều tiếng hét từ phía dưới:
- Như thế là hơi ít!
Tổng công trình sư Yuri Pavlovich Semenov đứng dậy, nói:
- Alexey có trao đổi với tôi về việc này. Tôi đồng ý, và thế là chúng tôi đã gửi chai rượu đó cho họ.
Ông đã cứu tôi thoát nạn hôm đó.

Nguyễn Quang

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lưu lại một bài của tôi đăng trên VIỆT VĂN MỚI NEWVIETART

Cửa Đá
Đã Được Viết Như Thế Nào?
(Một vài suy nghĩ nhân đọc tiểu thuyết Cửa Đá của Vũ Xuân Tửu)
HỒNG GIANG
Đã có nhiều bài viết về hai tiểu thuyết gần đây của nhà văn Vũ Xuân Tửu (Cửa Đá và Cõi mê). Gần đây nhất có bài Cửa Đá là gì? của nhà văn Trần Huy Vân, đăng trên trang mạng Trannhuong.com. Một bài viết khá tỉ mỉ, phân tích sâu sắc theo quan điểm mĩ học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tác giả đi sâu vào nội dung, kết cấu, bố cục của truyện theo lối truyền thống, với đôi chút băn khoăn về dụng ý của nhà văn?
Bài viết này, chỉ nên coi như một vài ý kiến góp thêm vào. Người viết không muốn nhắc lại những vấn đề người khác đã quan tâm, mổ xẻ. Như vậy là lặp lại, nhàm và không cần thiết. Phải nói ngay, Cửa Đá là một cuốn sách khó đọc đối với một số người, nhất là độc giả thông thường; người chưa quen với những đổi mới, cách tân trong văn học gần đây; người còn xa lạ với lý thuyết “hậu hiện đại”, “hiện tượng học”, hoặc còn lăn tăn rằng, “văn chương hậu hiện đại ở Việt Nam” liệu đã có, đã hình thành hay không? Nó đã gây một cú sốc, băn khoăn cho không ít độc giả.
Đã có một nhà văn tương đối nổi tiếng, nói cảm nhận của mình: “Có lẽ thằng này điên, đọc nó, tao không hiểu nó viết cái gì nữa. Đang chuyện nọ xọ sang chuyện kia, nhảy cóc lung tung, đứt gãy và rời rạc. So với Chúa Bầu, Chuyện trong làng ngoài xã (tái bản Chuyện làng), cuốn này hỏng”. Một nhà văn đã từng ẵm mấy cái giải còn nói thế, mà chưa rõ “hỏng” như thế nào? Nhưng nói Cửa Đá là tiểu thuyết khó đọc là chuyện không ngoa. Một số người khác lại quá nhấn mạnh “yếu tố huyền ảo” trong những tác phẩm gần đây của Vũ Xuân Tửu. Điều này tất nhiên là đúng, không sai, nhưng không là tất cả. Yếu tố huyền ảo hay ám dụ, phúng dụ chỉ là cách thể hiện của nhà văn theo lối hậu hiện đại, một chuyện không còn phải bàn cãi trong văn học đương đại.
Vũ Xuân Tửu đã có một số tác phẩm viết theo “hiện thực xã hội chủ nghĩa” thành công. Anh từng đạt nhiều giải thưởng cao, cho những tác phẩm của mình. Vũ Xuân Tửu cẩn thận đến từng câu chữ, ý tứ, thận trọng từng chi tiết. Trên bàn viết của anh, luôn có các cuốn từ điển. Không thể nói nhà văn viết hồ đồ, vội vã, hoặc thiếu sót về mặt này mặt khác được. Chưa có nhà văn nào tỉ mỉ hơn Vũ Xuân Tửu. Khi anh viết “Chúa Bầu”, còn mang theo cả thước, cả máy ảnh đi theo, chụp ảnh đo đạc từng viên gạch xây thành. Xin lưu ý là những viên gạch ấy đã chìm xuống lòng sông Lô, hay dưới lớp đất bồi ven sông. Viết “Cõi mê” tác giả còn thuê thuyền đi trên hồ Thác Bà, rồi trèo lên núi Cao Biền, tìm dấu vết thời Nhà Bầu- Vũ Văn Mật”. Chu đáo và cẩn trọng với từng chi tiết như vậy, rất ít người viết làm được.
Sẽ có người nói, đúng mãi cũng có thể đến lúc sai, tài mãi phải đến lúc dở! Cũng có thể như thế với một số người tự cao tự đại, thỏa mãn với thành công của mình, sinh ra kiêu ngạo. Với Vũ Xuân Tửu, một nhà văn “dấn thân” cho cái hay, cái đẹp, cho tìm tòi, sáng tạo chưa và chắc chắn không xảy ra điều đó! Anh viết là do nhu cầu đổi mới chính mình phù hợp với xu thế chung của thời đại, với tâm thế và trách nhiệm của nhà văn đối với cuộc sống đang diễn ra bao điều khó nói hiện nay. Nói anh là nhà văn “dấn thân” là việc hiển nhiên. Đã có không ít lời bàn ra tán vào, thậm chí xì xào thế này thế khác về dụng ý sáng tác của nhà văn. Có người mang cả những quy phạm cũ kỹ, lỗi thời để áp vào khi đọc tác phẩm gần đây của Vũ Xuân Tửu. Rất may là trong xu hướng đổi mới và cởi mở hiện nay, những ác ý ấy không còn đất, không còn tác dụng nữa. Nó chỉ là lời ong tiếng ve, mập mờ, lấp lửng chỗ bàn trà, quán nước. Không còn khả năng “kích hoạt” biện pháp chính quyền, như đã từng xảy ra vài chục năm trước. Khi mà người ta nhầm vai trò và công việc nhà văn với người làm công tác tuyên truyền.
*
Thời thế nào thì văn chương nấy. Nhà văn bất kì thời đại nào cũng không thể né tránh bổn phận nhập thế của mình. Trước một thế giới đầy rẫy nguy cơ do khủng hoảng, lạm phát, đổ vỡ niềm tin, tha hóa và xuống cấp về đạo đức và nhiều vấn nạn như hiện nay, nhà văn buộc phải có cái nhìn khác, cách cảm, cách nghĩ và cách viết khác. Nếu như anh không muốn quay lưng lại với độc giả của mình. Người đọc ngày nay, nhất là tầng lớp trẻ không còn ấu trĩ, non kém như xưa. Người ta không dễ dàng chấp nhận những những tác phẩm hời hợt, nông cạn, xa rời những gay cấn của thời đại mình. Chưa bao giờ yêu cầu dấn thân của người viết lại gay gắt như lúc này.
Anh ta chỉ có hai cách lựa chọn: một là, cứ đi theo lối mòn cũ, đã có sẵn những tấm biển chỉ đường với những quy phạm cũ không còn hợp thời, và véo von những bài ca đi cùng năm tháng. Đây là lối thoát an toàn, không phải lo lắng gì. Cho dù nó không mang đến kết quả đáng kể nào trong lòng người đọc. Xa chút nữa là không đáp ứng được tinh thần và mong muốn thời đại;
hai là, chọn con đường mới bắt đầu khai mở, còn gồ ghề, còn lắm ý kiến bàn cãi và đáng chú ý nhất là còn nhiều thách thức, thậm chí nguy hiểm. Nó chưa có chuẩn mực hay bất cứ khuôn mẫu nào.
Éo le thay, điều đó lại luôn luôn là tính đặc thù, đặc biệt của văn chương. Văn chương không có khám phá, sáng tạo chỉ là những bản sao mờ của cuộc sống. Tệ hơn nữa nó tạo cho người ta thói quen cù lần, xa rời thực tế. Thậm chí ru ngủ đánh lừa người ta, chối bỏ thái độ cư xử cần thiết cho số phận mình, số phận dân tộc.
Khi mà “Những câu chuyện cuộc đời”, những “Đại trần thuật”, “Đại tự sự” không còn đáng tin cậy, những đổ vỡ khủng hoảng lòng tin, về những giá trị cần có câu hỏi và câu trả lời. Những huyền thoại một thời xem ra kém thuyết phục, văn chương cần có “câu chuyện của mình”.
Từ những suy nghĩ như vậy, ta sẽ không ngạc nhiên, không khó hiểu khi đọc Cửa Đá.
Tiểu thuyết không có tuyến nhân vật “ta”, “địch” rạch ròi. Không theo trình tự lớp lang, không “khắc họa tính cách nhân vật” theo lối thường. Chỉ có nỗi ám ảnh tâm trí, nỗi hoài nghi khắc khoải về thời thế. Nó giải thiêng huyền thoại lịch sử dân tộc mình. Là người Việt Nam, bình tâm một chút, hẳn không ai lại muốn lịch sử dân tộc mình chỉ là huyền thoại. Nói trắng ra là nó rất mơ hồ mung lung. Chỉ đáp ứng nhu cầu tình cảm theo lối ngây thơ hồn nhiên. Lịch sử phải là lịch sử có tính khoa học chính xác. Năm đó, ngày tháng đó, xảy ra chuyện gì? Người ta sống ra sao? Ăn mặc thế nào? Độ tin cậy và chính xác là bao nhiêu? Không thể nói mơ mơ đại khái “Chuyện con rồng cháu tiên” thế được. Và nguyên nhân thất sử của cả một giai đoạn dài của đất nước là vì đâu? Cửa Đá bằng lối viết phúng dụ, pha chút hài hước, châm biếm mang đến cho ta câu hỏi này. Nếu không để ý đến ý tứ này của nhà văn, người ta sẽ nghĩ tác giả viết ngồ ngộ, nôm na quá. Làm sao mẹ trái đất vĩ đại lại hao hao giống củ khoai tây móm méo được? Những câu chuyện của ếch nhái, sâu bọ nói lên điều gì? Và Cửa Đá là cái cửa gì vậy? Phải chăng đó là những hạn chế thời đại, hạn chế của cõi nhân sinh, đặt ra câu hỏi đằng sau nó có gì? Có cách nào để qua không, hay lại lẩn quẩn trở về chỗ “Thoạt kì thủy” ban đầu, với hình ảnh hàng bầy rồng tái xuất hiện hàng trăm năm sau?
Câu chuyện của ngài chuyên viên Mộc, ông ta đọc không biết bao nhiêu là sách theo lối chủ quan, phiến diện tưởng mình cái gì cũng biết hết rồi, mà kiến giải cuộc đời, trả lời những câu hỏi cụ thể lại không sâu sắc bằng anh chủ quán chuyên nghề mổ chó! Điều này nghe phi lí, nhưng lại có thật!
Rất nhiều câu hỏi về thời thế, về nhân sinh quan đặt ra trong tác phẩm này. Tôi chỉ lưu ý tâm thế của nhà văn, lựa chọn khám phá và quyết tâm dấn thân của tác giả.
Cái mới bao giờ cũng phải đối mặt với sự thách thức của nghi kị, ghen tức thậm chí cả với sự thờ ơ của một số người.
Tôi nghĩ, Vũ xuân Tửu trước khi bắt tay vào viết Cửa Đá, anh đã chuẩn bị tâm thế này.
Rất may, mọi chuyện xảy ra suôn sẻ. Tác phẩm của anh đã được công chúng chấp nhận và ủng hộ. Thành công của nó đến đâu hẳn mọi người đã biết.
Tôi rất tâm đắc với chi tiết trong một tác phẩm khác của anh: “Đến đây, đoạn đường sắt có hai thanh ray, một trái một phải kết thúc. Người ta phải đi trên những bánh xe tròn bơm hơi, tự chọn lối cho riêng mình.”
Nói Cửa Đá có phải theo khuynh hướng “Hậu hiện đại” hay không, còn là câu chuyện dài. Mong sao tác giả thành công trong lựa chọn dấn thân của anh!
Xóm Cây Vông, ngày đầu năm 2013
Nguồn: VIỆT VĂN MỚI NEWVIETART DO TỪ VŨ SÁNG LẬP NGÀY 18.8.2004 TẠI PHÁP
( newvietart@gmail.com hoặc newvietart@yahoo.com )

Phần nhận xét hiển thị trên trang