Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

Bức tường Berlin


Tho Nguyen - Vào giờ này cách đây 56 năm, đêm 13.08.1961, bức tường Berlin đã bất ngờ được dựng lên, chia thành phố này ra Đông và Tây, cùng với số phận của hàng ngàn gia đình Đức.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, trẻ em và ngoài trời
Trước khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ, Anh và Liên Xô đã định đoạt tương lai châu Âu tại các hội nghị Teheran và Yalta. Theo đó, châu Âu, nước Đức và cả thành phố Berlin đều sẽ được chia thành các vùng chiếm đóng của các cường quốc này. Sau chiến thắng của Đồng minh ở Pháp, chính phủ De Gaulle cũng đòi chia phần cho Pháp và Bỉ.

Hồng quân LIên Xô đánh nhau hăng nhất, giải phóng cả nước Áo và Hy-Lạp khỏi ách phát xít, nhưng sau này đã rút ra khỏi hai nước này để trả lại cho phương tây theo thỏa thuận Potsdam. Kết quả là châu Âu chia đôi thành hai khối: Tây âu do Mỹ Anh Pháp và các nhà nước tư bản quản lý, Đông Âu nằm dưới sự kiểm soát của hồng quân Liên Xô và các đảng Cộng sản sở tai: Albani, Balan. Bulgary, Hungary, Rumani, Tiệp khắc và CHDC Đức.

Nam Tư được giải phóng bởi quân du kích của nguyên soái Ti-Tô, tuy theo xu hướng cộng sản, nhưng không dựa vào Liên Xô nên giữ nguyên một chế độ XHCN tự quản, độc lập với Moskva, gây khó chịu cho cả hai phe.

Riêng nước Đức bị chia cắt thành 5 vùng chiếm đóng ( Vùng Cologne-Bonn do quân Bỉ cai quản). Hồng quân Liên Xô giữ 1/4 nước Đức ở phía đông là vùng trù phú và phát triển nhất với hơn 21 triệu dân, bao gồm các trung tâm công nghiệp như Dresden, Magdeburg, Berlin, Chemnitz v.v.

Ngoài ra, thủ đô Berlin nằm lọt thỏm trong lòng Đông Đức cũng bị chia làm bốn phần. Liên Xô kiểm soát phần Đông Berlin, sau này thành thủ đô nước CHDC Đức như tôi đã viết trong bài „Ký ức nước Đức sau 50 năm (2)“.

https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/1794770563874342


Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi, xe môtô và ngoài trời

Ba phần tư nước Đức còn lại do phương tây quản với 62 triêụ dân, trong đó có hai bang lớn là Bavaria và Hạ Saxong sống bằng nông nghiệp là chính. Câu chuyện thần kỳ của kinh tế Tây Đức trong những năm 1960-1970 đã biến tất cả các bang của Tây Đức thành các xứ sở công nghiệp cao cấp.

Nếu ai đã xem bộ phim lịch sử „Tannenbach“ (1) thì sẽ hiểu sự chia cắt nước Đức bởi hai chế độ chính trị tàn khốc ra sao. Chỉ biết rằng đến năm 1949, cả hai nhà nước Đức cùng tuyên bố thành lập. Phía tây là nước CHLB Đức với thể chế dân chủ đại nghị tồn tại cho đến nay, trong khi nước CHDC Đức ở miền đông được điều hành bằng một nhà nước XHCN do đảng cộng sản SED cầm quyền cho đến tháng 11.1989.

Ngay sau khi hai nhà nước Đức ra đời, sự khác biệt về quản lý kinh tế, về quản lý xã hội, về nền dân chủ đã gây ra làn sóng tỵ nạn từ Đông sang Tây. Từ 1949 đến 1961, có 3,5 triệu người Đông Đức bỏ quê hương, chạy sang miền Tây sinh sống. Số người chạy từ Tây sang Đông cũng có nhưng không đáng kể, chủ yếu là gia đình các đảng viên cộng sản.

Để chống lại làn sóng di dân này, ngay từ năm 1949 chính phủ CHDC Đức đã xây đường biên giới Đông Tây Đức (innerdeutsche Grenze) dài 1400 km chia đôi nước Đức. Theo thỏa thuận tứ cường, quân đội Mỹ, Anh, Pháp ở Tây Đức được sử dụng xa lộ Đông Tây, đường tàu hỏa cũng như hành lang bay để đi lại giữa Tây Đức và Tây Berlin. Tất nhiên các công dân và nền kinh tế Tây Đức, Tây Berlin cũng sử dụng hành lang này để lưu thông.

Tuy nhiên tại thành phố Berlin, việc xây đường biên giới không đơn giản. Dân chúng thành phố vẫn đi lại bình thường bằng giấy thông hành trình tại các checkpoint. Nhiều người vẫn ở Đông Berlin, đi làm bên Tây có ngoại tệ mạnh, tối về bên này ngủ và sinh hoạt rẻ hơn.

Những người có trình độ, có trí thức ở CHDC Đức đều thích sang miền tây sống. Để tránh biên giới Đông Tây Đức đầy mìn và dây thép gai , họ thường đổ về Đông Berlin rồi đi sang bên kia phố, tới Tây Berlin. Ở đó họ làm căn cước mới rồi cưỡi máy bay Mỹ, Anh, Pháp về Tây Đức nhập cư.

Tuy biết vậy nhưng chính quyền CHDC Đức không thể xây biên giới ngay trong lòng thành phố Berlin ngay từ 1949 như biên giới Đông Tây Đức được.

Lý do chính là hiệp ước Potsdam quy định Berlin là một thành phố trung lập, dù chia 4. Phần Tây Berlin, tuy nằm trong tay Mỹ,Anh,Pháp và có nền hành chính và nền kinh tế giống như nước CHLB Đức ở phía tây, nhưng không phải là thành phần của nước CHLB Đức.

Lý do thứ hai của sự khó xử này là sự đan chen nhằng nhịt của rất nhiều ngành kinh tế trong thành phố 4 triệu dân này, từ sở cấp nước, thoát nước, nhà đèn, bưu chính, đường sắt v.v. Nếu như coi việc chia cắt hai miền Đông Tây Đức đau đớn như việc bắt một cặp vợ chồng phải ly dị, thì việc chia cắt thành phố Berlin nguy hiểm như việc mổ tách hai đứa trẻ dính nhau.

Lý do nữa không nói ra, nhưng đau đớn nhất cho mọi người Đức là bức tường Berlin sẽ xé nát hạnh phúc và cuộc sống của hàng trăm ngàn người Berlin. Người Việt Nam hãy tưởng tượng là sáng mai ngủ dậy, một nửa thành phố Hà Nội hay Sài Gòn là XHCN , còn nửa kia là TBCN, bị ngăn cách bởi dây thép gai và lưỡi lê. Bản thân chủ tịch Đông Đức Walter Ulbricht suốt 10 năm cầm quyền không dám nghĩ đến việc này, có lẽ ông cảm thấy gánh nặng dân tộc trong quyết định này.

Nhưng sự tụt hậu của miền Đông so với miền Tây ngày càng nặng, chính phủ Đông Đức cho là do bị chảy máu chất xám qua các đường phố Berlin. Thay vì tìm nguyên nhân tại sao dân chúng và trí thức bỏ đi, họ quyết định xây thành chia đôi thành phố Berlin, như đã từng làm từ 1949 trên biên giới Đông Tây Đức.

Chỉ trong vòng 10 tiếng đồng hồ đêm 13.08.1961, dưới sự bảo trợ của xe tăng Liên Xô, hàng chục cây số tường bằng gach, bằng dây thép gai, bằng các loại Barier tạm thời đã được dựng lên. Dần dần các bức tường này được chính phủ CHDC Đức hoàn thiện bằng tường bê tông có các trạm quan sát, có hệ thống chiếu sáng kèm theo một dải đất trống mà người dân quen gọi là vùng chết (Todesstreifen)

Sáng hôm sau 14.8, người dân Berlin bàng hoàng và đau khổ vì tự nhiên họ bị mất người thân, có người mất việc làm, các cháu bé mất chỗ học. Có doanh nghiệp phá sản vì mỗi phân xưởng nằm ở một bên thành phố. Đã có nhiều phim truyện, tiểu thuyết, phim tài liệu nói về những đôi trai gái, về hai chị em ruột, về những bố mẹ bị tách khỏi con cái hàng chục năm

Phía tây của bức thành đó, dân Tây Berlin vẫn sinh hoạt bình thường, phố xá vẫn mọc đến tận sát chân tường. Nhưng ở phía Đông, không một ngôi nhà nào cách bức tường đó 50-100m được sử dụng. Toàn bộ trở thành vành đai trắng, không có người ở. Người ta sợ những căn nhà đó sẽ trở thành các điểm xuát phát cho những đường hầm xuyên dưới bức tường, cho các cuộc vượt biên ngoạn mục.

Cho đến khi bị nhân dân CHDC Đức phá bỏ vào tháng 11.1989, đã có 139 người bị bắn chết dọc bức tường Berlin. Con số này trên tuyến biên giới Đông Tây Đức là 327 đưa tổng số người Đức bị chính đồng bào mình bắn chết trên quê hương lên đến 466 người. Thêm vào đó là hơn 200 người bị chết khi vượt biển Baltic (Ostsee) để sang Tây Đức và khoảng 300 công dân CHDC Đức nữa chết khi vượt biên giới của các nước XHCN khác để sang phương Tây. Tổng cộng khoảng 1000 người Đức đã bị giết chỉ vì muốn đi từ mảnh đất này đến mảnh đất khác của tổ quốc mình. (2)

Köln, 13.08.2017
(1)https://en.wikipedia.org/wiki/Tannbach_(TV_series)
(2)http://www.tagesspiegel.de/…/deutsch-deutsche…/19904814.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giới thiệu sách: “Tinh thần Dân chủ” của Larry Diamond

Minh Anh


Luật Khoa tạp chí trân trọng giới thiệu cuốn sách “Tinh thần Dân chủ” của nhà nghiên cứu Larry Diamond (Đại học Stanford), được dịch giả Phạm Nguyên Trường dịch sang tiếng Việt, do Nhà xuất bản Giấy Vụn ấn hành. Tác giả Larry Diamond cũng có lời giới thiệu riêng cho ấn bản tiếng Việt này.

Bản e-book của cuốn sách do NXB Giấy Vụn cung cấp cho Luật Khoa để phát hành lần đầu ra công chúng. Độc giả có thể tải sách theo link dưới đây:

Tinh thần Dân chủ (PDF)

Link sách được bổ sung ngày 24/7/2017. Bài giới thiệu sách dưới đây được đăng ngày 17/5/2017.


Dịch từ: Janine Di Giovanni; Democratic Vistas; The New York Times; 20/1/2008.


***

“Dân chủ là kết quả của những cuộc đấu tranh, của chiến lược, sự khéo léo, tầm nhìn, và lòng dũng cảm”, và rằng nơi nào mà nền dân chủ thành công thì nơi ấy cần có sự tận tụy, tài năng, lòng can đảm, và niềm đam mê tự do – “và đó là nơi mà hai từ ‘chính trị’ mang ý nghĩa tốt đẹp nhất”, Larry Diamond đã viết như Giáo sư Chính trị học Larry Diamond là một nhà khoa học xã hội chuyên tâm. Ông từng đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu sự cẩu thả của Mỹ trong việc xây dựng nền dân chủ ở Iraq, và kết quả của nghiên cứu này được trình bày trong cuốn “Squandered Victory”.

Tác phẩm “Tinh thần Dân chủ” (The Spirit of Democracy) là một dự án rộng hơn, nó đi từ Malawi tới Singapore, rồi Venezuela. Trong cuốn sách này, Diamond nghiên cứu các quốc gia có nền dân chủ bị sụp đổ tính từ thời điểm “làn sóng dân chủ hóa thứ ba” bắt đầu vào năm 1974 và cho đến nay (2008) vẫn chưa hồi phục. Ông không chỉ kể ra những quốc gia đã quá phi dân chủ như Nigeria – bị chi phối bởi tham nhũng nặng nề, mà còn cả Nepal, Thái Lan và quần đảo Solomon.

Ông nghiên cứu về cái gọi là “căn bệnh của sự cai trị mang tính cá nhân” ở châu Phi, cũng như vai trò của chế độ quân chủ, chủ nghĩa dân túy và Hồi giáo ở Trung Đông đối với sự sụp đổ của dân chủ. Một nghiên cứu bi quan đến vậy có thể khiến người đọc cảm thấy “Tinh thần Dân chủ” mang một nỗi sầu thê thảm. Song trên thực tế, Diamond lại không hoàn toàn bi quan cho lắm: ông tin rằng rồi đây gần như cả thế giới sẽ tiến tới dân chủ bằng cách này hay cách khác.vậy trong cuốn sách “Tinh thần Dân chủ” của ông.
Bản đồ chỉ số dân chủ năm 2016 của tạp chí The Economist. Ảnh: chụp màn hình.

Ông viết, “Vào giữa những năm 1990, càng ngày tôi và rất nhiều đồng nghiệp của tôi càng nhận thức rất rõ rằng, nếu ba phần năm các quốc gia trên thế giới (nhiều trong số đó còn nghèo đói và không thuộc phương Tây) có thể chuyển mình thành những nền dân chủ, thì không có lý gì mà phần còn lại của thế giới không làm được điều đó.” Thậm chí, ông còn tin rằng các nước như Trung Quốc và Iran sẽ sớm trở thành các nền dân chủ.

Diamond cảm thấy lạc quan bởi ông đem so sánh cái hiện tại đầy những thất bại về dân chủ so với cái quá khứ hồi năm 1974, khi ông còn là thủ lĩnh sinh viên trong các cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. Ông nhắc lại rằng, trong quá khứ ấy, tinh thần dân chủ không hề thịnh hành. “Chỉ một phần tư số các quốc gia độc lập lựa chọn chính phủ của họ bằng các cuộc bầu cử cạnh tranh, công bằng và tự do”.

Khuynh hướng Marxist và chủ nghĩa dân tộc đã bắt đầu nổi lên ở châu Á và châu Phi vào thời đó. Diamond nhận thấy rằng, chế độ Haile Selassie sụp đổ ở Ethiopia đã khiến cho “hầu hết các quốc gia Châu Phi hạ Sahara rơi vào tay của quân đội hoặc các chế độ độc đảng”.

Ở khu vực Mỹ Latin, các chính phủ vốn được bầu lên một cách dân chủ cuối cùng cũng bị quân đội lật đổ và phải chịu đựng những luật lệ cai trị hà khắc. Ở Liên Xô, chủ nghĩa toàn trị không chỉ chi phối khu vực liên bang mà còn bao trùm lên cả các quốc gia vệ tinh Đông Âu quanh nó. Những nơi khác đầy rẫy hỗn loạn. Phe cánh Khmer Đỏ đã sớm kiểm soát Campuchia và giết chết khoảng một triệu đến hai triệu người (trong tổng số bảy triệu dân). Trong cộng đồng các nước Arabs, chỉ có Lebanon là một nền dân chủ.

Trong khi đó, chính quyền Mỹ lại đang bị ám ảnh bởi cuộc chiến tranh Lạnh trước sự bành trướng của Cộng sản, và rồi phải tìm cách rút khỏi cuộc chiến ở Đông Nam Á – khi mà cuộc chiến đã lấy đi sinh mạng của 58 nghìn công dân Mỹ cũng như hàng triệu người dân Việt Nam.

Vào thời điểm đó, Diamond đã thực hiện một chuyến đi dài ngày để tìm hiểu những nơi đang thay đổi, dù là xấu đi hay đang tốt lên. Điểm dừng chân đầu tiên của ông là Bồ Đào Nha. Vài tháng trước đó, Phong trào các Lực lượng Vũ trang đã tiến hành đảo chính lật đổ chế độ độc tài – bán phát-xít tồn tại suốt gần 50 năm. Tại đây, Diamond đã chứng kiến cảnh lực lượng cộng sản và các lực lượng chính trị khác đối đầu quyết liệt trong một chính phủ mới.

Sau đó, ông đi về phía Nam tới Nigeria, nền dân chủ lớn nhất và hứa hẹn nhất của châu Phi. Tuy vậy, đất nước này đang rơi vào tình trạng “bất ổn kinh tế và chính trị” do bị cuộc nội chiến tàn phá dữ dội.

Từ châu Phi, Diamond đã đi đến Trung Đông, tới Ai Cập và Israel. Cả hai nước này đều đang dần khôi phục sau cuộc xung đột năm 1973. Tiếp đó là Thái Lan, đất nước “đang loay hoay tìm cách xây dựng nền dân chủ”, và Đài Loan, đất nước mà ông gọi là “một trong những quốc gia độc tài quan trọng trong phép màu Đông Á”.
Bản đồ phân loại mức độ tự do của các nước trên thế giới năm 2016 của Freedom House.

Ở một khía cạnh nào đó, thì cuộc hành trình xuyên qua những miền đất ấy đã truyền cảm hứng cho sự nghiệp của Diamond. Qua những trải nghiệm của riêng mình, ông nhận ra rằng số phận của một nền dân chủ không hoàn toàn bị quyết định bởi các sự kiện lịch sử hay thậm chí các lực lượng trong hệ thống chính trị, mà thật sự nó đến từ niềm đam mê và nhiệt huyết của những con người đơn lẻ.
Ông viết rằng, “dân chủ là kết quả của những cuộc đấu tranh, của chiến lược, sự khéo léo, tầm nhìn, và lòng dũng cảm”, và rằng nơi nào mà nền dân chủ thành công thì nơi ấy cần có sự tận tụy, tài năng, lòng can đảm, và niềm đam mê tự do – “và đó là nơi mà hai từ ‘chính trị’ mang ý nghĩa tốt đẹp nhất”.
Ông đưa ra dẫn chứng từ cuộc cách mạng “máy ủi” phi thường của Serbia vào tháng 10 năm 2000, khi một liên minh dân chủ gồm các đảng đối lập, cùng với một nhóm sinh viên và những người nông dân lái máy kéo để về thủ đô Belgrade và huy động hơn một triệu người tham gia cuộc biểu tình. Họ đã lật đổ chế độ cai trị tàn bạo của Slobodan Milosevic – điều mà các chính trị gia bất tài không thể nào làm được trong suốt một thập niên chịu cảnh chiến tranh tàn bạo và suy thoái kinh tế. Cuộc cách mạng ôn hoà này đã trở thành tấm gương cho toàn khu vực, tiêu biểu nhất là ở Georgia và Ukraine.
Cuốn sách “Tinh thần Dân chủ” của Diamond đặt ra câu hỏi rằng, liệu có phải dân chủ chỉ có thể tồn tại ở các nước giàu có và có trình độ học vấn cao, với tầng lớp trung lưu mạnh mẽ. Và có phải tất cả mọi người đều thực sự mong muốn có được nền dân chủ, hay là vẫn có những người – chẳng hạn như người Trung Quốc – tin rằng độc tài là cách tốt nhất để điều hành một quốc gia?
Để trả lời câu hỏi này, Diamond đi tìm hiểu các lực lượng đóng góp cho dân chủ, từ những tác động nội bộ đã dẫn đến hình thành xã hội dân sự, cho tới những áp lực bên ngoài như là thuyết phục ngoại giao hoặc trừng phạt kinh tế. Diamond nhấn mạnh tầm quan trọng của Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (NED), được thành lập vào năm 1983 để thúc đẩy các nền dân chủ ở nước ngoài, với những nền dân chủ thành công mà nó đã mang đến cho Ba Lan và Nicaragua.
Cuốn “Tinh thần Dân chủ” được học giả Larry Diamond đề tặng ba nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Mahatma Gandhi, Daw Aung San Suu Kyi và Vaclav Havel.
Đáng chú ý nhất là những phân tích của Diamond về sức ảnh hưởng của người dân đến quá trình dân chủ hóa. Diamond lấy ví dụ bằng một câu chuyện về Alejandro Toledo, cựu lãnh đạo của Peru, từ một cậu bé chăn cừu nghèo khổ đã trở thành một tổng thống tham vọng và đầy lý tưởng. Nhiệm kỳ năm năm của Toledo tuy không thành công về mặt chính trị, nhưng Diamond đã coi đây là một bài học ở Mỹ Latinh.
Các cuộc phỏng vấn với các nhà lãnh đạo dân chủ ở Trung Quốc và châu Phi đã cho chúng ta biết đến những cá nhân đầy lý tưởng đang tìm kiếm sự thay đổi. Ngay cả ở nước Nga hiện nay, nơi mà Diamond tin rằng dân chủ đã không còn tồn tại kể từ thời của Boris Yeltsin, thì vẫn có những nhà báo can đảm như Anna Politkovskaya, người đã bị giết chết vì cố gắng viết ra sự thật.
Dầu mỏ là một yếu tố quan trọng trong câu chuyện về sự thụt lùi của nền dân chủ ở Nga, cũng như ở nhiều quốc gia khác. Trong số 23 quốc gia có nền kinh tế bị chi phối bởi “lời nguyền dầu mỏ”, không hề có lấy một quốc gia nào được coi là dân chủ. Từ Algeria cho tới Venezuela, “tất cả các quốc gia giàu dầu mỏ trên thế giới vẫn tiếp tục chìm trong chế độ độc tài hoặc bị rơi vào nền độc tài kể từ sau năm 1974, năm khởi đầu của làn sóng dân chủ hóa thứ ba”. Theo Diamond, “khi nguồn thu từ dầu mỏ tăng lên, thì dân chủ sụt giảm”.
Cuốn sách “Tinh thần Dân chủ” của Diamond không phải là kiểu sách dành cho tất cả mọi người. Nó chứa quá nhiều số liệu thống kê so sánh, dữ liệu của Ngân hàng Thế giới và các bảng xếp hạng của Freedom House. Nó đòi hỏi độc giả phải thực sự chú tâm. Song nó cũng đưa ra cơ sở vững chắc cho những ai hoài nghi luận điểm của Seymour Martin Lipset, rằng khi đất nước càng giàu thì triển vọng duy trì nền dân chủ càng lớn.
Diamond khẳng định rằng các quốc gia thuộc thế giới thứ ba chưa hẳn sẽ loay hoay mãi trong các chế độ độc tài. Ông chỉ ra, ngay cả những nơi như Burundi và Sierra Leone, sau các cuộc nội chiến tàn bạo và đẫm máu, cũng đã trở thành các nền dân chủ (dẫu còn đối mặt với nhiều rủi ro). Dân chủ có thể là một thứ gì đó xa xỉ, nhưng vấn đề chẳng nằm ở việc quốc gia giàu có hay nghèo khổ. Tất cả phụ thuộc vào sự nhiệt thành và sự tận tâm của người dân.
Thật vậy, thông điệp của cuốn sách được tóm gọn trong lời đề tặng của Diamond cho ba biểu tượng của dân chủ: Gandhi, Vaclav Havel và Daw Aung San Suu Kyi.
Diamond đưa ra một dự đoán đầy triển vọng rằng, ngay cả “những quốc gia như Iran và Trung Quốc, dù có vẻ như vẫn đang miễn nhiễm với các xu hướng dân chủ toàn cầu, song nhiều khả năng sẽ trở thành các nền dân chủ trong hai hoặc ba thập niên tới”.
Vậy thì, “nếu Trung Quốc có thể dân chủ hóa, tại sao toàn bộ thế giới lại không?”
Đã đăng trên Luật khoa

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tôi thích đọc . I love to read: Ông Võ Văn Kiệt đã bị giám sát như thế nào ?

Tôi thích đọc . I love to read: Ông Võ Văn Kiệt đã bị giám sát như thế nào ?: ÔNG SÁU DÂN Hoàng Hải Vân  -  Những người lãnh đạo từng bảo kê cho tham nhũng như vụ PMU18 nay không còn làm lãnh đạo nữa. Họ đã tống các ... Phần nhận xét hiển thị trên trang

200 ngày cầm quyền của ông Trump: Kinh tế Mỹ tạo hơn 1 triệu việc làm, chứng khoán cao kỷ lục


Ngày 7/8/2017 đánh dấu ngày cầm quyền thứ 200 của Tổng thổng Mỹ Donald Trump. Tin tốt cho ông Trump là nhiều lĩnh vực của kinh tế Mỹ đang cải thiện. Ông giành được tín nhiệm nhờ việc làm tăng trưởng mạnh, chứng khoán lên cao kỷ lục, thị trường nhà đất là một điểm sáng, và thâm hụt thương mại thu hẹp.
Dưới đây là những số liệu từ kênh CNN Money, cung cấp một cái nhìn chi tiết hơn về nền kinh tế lớn nhất đang hoạt động ra sao dưới tay ông chủ mới của Nhà Trắng.

Việc làm

Thật khó để tìm thấy sai sót từ số việc làm mới nhất. Kinh tế Mỹ đã có thêm hơn 1 triệu việc làm kể từ khi ông Trump nhậm chức. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống 4,3%, mức thấp nhất trong vòng 16 năm.



Tiền lương chưa thực sự tăng nhiều, nên các chủ doanh nghiệp vẫn chưa thấy áp lực phải trả mức lương lớn để thu hút lượng công nhân mà họ cần. Tiền lương bình quân theo giờ chỉ tăng 2,5% trong 12 tháng qua.

Tuy nhiên, do lạm phát thấp, nên mức tăng lương này lại hỗ trợ cho nhiều người Mỹ.
Giá nhà ở

Thị trường nhà đất đang nóng.

Giá trung bình của một căn nhà đã qua sử dụng trong tháng 6/2017 là 263.800 USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng thứ 64 liên tiếp giá nhà tăng so với cùng kỳ.



Và việc vay tiền để mua nhà vẫn tương đối dễ dàng, bất chấp những đợt tăng lãi suất gần đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Theo ngân hàng Freddie Mac, lãi suất một khoản cho vay thế chấp bất động sản trung bình chỉ là 3,93%, giảm so với mức 4,02% của 3 tháng trước.
Tín dụng

Với niềm tin vào nền kinh tế, người tiêu dùng không chỉ vay tiền để mua nhà, họ cũng đang đi vay để mua xe ô tô và sử dụng thẻ tín dụng để mua nhiều thứ đồ khác.

Theo thống kê của Fed, người Mỹ đang có khoản dư nợ 3,843 nghìn tỷ USD tính đến tháng 5, tăng so với mức 3,766 nghìn tỷ USD ghi nhận vào cuối năm ngoái.

Các doanh nghiệp cũng đang tự tin đi vay tiền, trái ngược so với xu hướng trước đó trong năm nay. Đây có thể là một tín hiệu tốt cho Tổng thống Trump và kinh tế Mỹ, vì chỉ riêng người tiêu dùng không thể đủ sức để thúc đẩy nền kinh tế.
Tiêu dùng

Tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng tăng 0,1% trong tháng 6 và tăng 2,8% trong vòng 12 tháng qua, thấp hơn đôi chút so với mức 3% mà nhiều chuyên gia nhận định là cần thiết để giữ nền kinh tế đi đúng hướng.

Các nhà kinh tế dự báo các chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn như Macy ‘s, Kohl’s và J.C. Penney sẽ công bố kết quả kinh doanh quý II kém khả quan. Dù người Mỹ đang đi vay nhiều hơn để chi tiêu, nhưng họ cũng có thể đang bớt chi tiêu cho quần áo, đồ chơi và các vật dụng nhỏ khác.

Thương mại

Tổng thống Trump muốn nhiều người tiêu dùng hơn – kể cả ở Mỹ và trên thế giới – mua hàng hóa của Mỹ, và điều đó có vẻ đang bắt đầu trở thành hiện thực.

Thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 6/2017 đã giảm nhẹ so với 3 tháng trước xuống còn 43,6 tỷ USD – mức thấp nhất kể từ ngay trước khi diễn ra cuộc bầu cử.

Ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ là một bất ngờ để cân đối cán cân thương mại. Nhờ những công nghệ khai thác mới, Mỹ đã xuất khẩu dầu thô nhiều hơn là nhập khẩu trong tháng 6.

Xuất khẩu hàng hóa sang Canada và Mexico cũng tăng trong tháng 6, một dấu hiệu cho thấy những chỉ trích gay gắt của Tổng thống Trump đối với 2 đối tác thương mại lớn của Mỹ đang mang lại hiệu quả.

Trung Quốc vẫn là một điểm khó của Mỹ. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng hơn 6% trong năm nay.
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán là một thắng lợi không thể phủ nhận cho Tổng thống Trump. Nỗi lo sợ về sự sụp đổ của thị trường dưới thời Trump là hoàn toàn sai lầm.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones liên tục tăng lên mức cao kỷ lục và tăng 12% kể từ đầu năm nay. Chỉ số công nghệ Nasdaq tăng tới gần 20% nhờ cổ phiếu các đại gia công nghệ như Amazon, Apple, Google và Facebook tăng mạnh.



Hiện tại, thị trường Phố Wall đang sẵn sàng bỏ qua mọi lục đục trong chính quyền của Tổng thống Trump.

Hơn nữa, kết quả kinh doanh của các công ty cũng không tệ. Lợi nhuận của các công ty trong chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 10% so với một năm trước.

Minh Tuệ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TỬ TẾ


Tác giả : Van Man
Người đàn ông trung niên xách túi đi vào siêu thị.
- Cô làm ơn bán cho tôi một cân “ Quá khứ “.
- Bác cần thứ “ Hào hùng, oanh liệt “ hay “ Tội lỗi và sai lầm“.?
- Tôi mua cho các cụ ở tổ hưu, cô cho loại “ Hào hùng, oanh liệt“
- Hàng này mua một tặng năm bác ạ. Đã nghiền thành bột, ăn nhiều không sợ táo bón đâu, phân đẹp lắm.

Image result for Tự Do
Ở gian “ Hiện thực“
- Bác lấy loại “ Hiện thực XHCN “ hay “ Hiện thực phũ phàng “
- Tôi lấy 2 cân loại XHCN , tặng mấy ông bạn ở hội nhà văn, để họ làm mồi nhậu.

Quầy bên cạnh.
-Chị ơi bán cho tôi một lạng “ Tương Lai “.
- Bác mua loại nào ? “ Rực rỡ tươi sáng“ ?, Hàng này không có bảo hành bác ạ. Còn loại “ Ảm đạm mù mịt“, thì nhà phân phối không cho đổi lại đâu nhé.!
- Cho tôi loại “Rực rỡ tươi sáng“, làm quà cho đứa cháu sắp tốt nghiệp Đại học.
Cô bán hàng nhận tiền, trao hàng , nghĩ thầm “ May quá, tống khứ được cái thứ ế ẩm ấy đi rồi .“
Quầy bán “ Lương Tâm “ treo biển “Hết hàng“, gian bán “ Tử Tế“ đóng cửa vì người bán bị tai nạn, sạp bán “ Công Lý“ tạm nghỉ vì bị hỏng cân.
Tại quầy bán “ Sự Thật“.
- Bác mua đi , hàng mới về, mẫu mã đẹp, đựng trong hộp sắt sơn đen chống ánh sáng của nhà sản xuất “ 4T Thông Tin & Truyền Thông “
- Tôi muốn loại nguyên chất, không có vỏ bao và trộn gia vị , hàng thô ấy. “ Sự Thật “ chả cần mặc quần áo đẹp đâu cô ạ.
- Cháu không có, thứ ấy nhà nước cấm bán vì an toàn thực phẩm, nguy hiểm cho an ninh .
- Thôi cũng đuợc, tôi mua một hộp “4T “ dùng thử xem thế nào.
Đến gian hàng bán “Tình yêu“
- Bác tha hồ chọn nhé, này là “Tình yêu Tổ quốc“, yêu Đảng. “ Yêu tay ba“, „yêu tuổi Teen“ cho đến “ máy bay bà già“ .“Yêu quằn quại teo tim kiểu Hàn Quốc, teo Chim kiểu Tầu“. Chúng cháu có hết.
- Cô bán cho tôi nửa ký “Tình yêu cây xanh“.
-Chúng cháu không có loại này, bác tới phòng “ Lâm tặc“ thuộc Ủy ban thành phố mà hỏi. Ở đấy bán cả bỉm đóng cho cây đấy.
Tại chỗ bán “Tự do.“
- Bác mua nhiều cháu khuyến mại cho, hàng Việt nam chất lượng cao đấy, bảo hành 3 tháng.
- Tôi muốn mua 100 gam Tự Do nhưng phải là hàng xách tay từ Mỹ về cơ.
- Không còn bác ạ, có người họ mang về nhưng bị Hải quan thu hết rồi.Bác mua 5 kg hàng Việt , cháu giảm giá một nửa.Không phải hàng Trung quốc đâu. Người Việt dùng hàng Việt là yêu nuớc đấy bác ạ.
- OK, chị gói cho tôi 5 kg.Chị làm ơn đừng buộc chặt, hỏng hết “ Tự do “
Vừa ra khỏi cổng siêu thị, người đàn ông bị hai thằng cướp đi xe máy giật cái túi hàng, ông ta ngã xuống đường.
- Không chết là may rồi, tiếc của làm gì.
Những người chứng kiến an ủi .
Một lúc sau, hai thằng cướp phóng xe quay lại , quăng cái túi trước mặt người đàn ông :
- Này lão điên kia, tất cả còn nguyên đấy, tưởng gì ngon ăn. Mẹ kiếp.
Cầm chiếc túi lên, người đàn ông lẩm bẩm " Quái lạ nhỉ , mấy thằng cướp sao hôm nay Tử Tế thế.“
Tác giả :VAN MAN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đầu độc!


Công an chính thức báo cho bà biết, nguyên nhân cái chết của ông là do bị đầu độc. Cơ thể của ông nhiễm một chất độc cực mạnh, dẫn đến cái chết đau đớn, không thể cứu được. Ngày mai họ muốn gặp bà để làm rõ thêm một số vấn đề dẫn đến cái chết của ông nhà.
Làm sao lại nên cơ sự thế! Ông ấy cảnh giác, cảnh giác đến mức độ, đến “ vi trùng” cũng khó xâm nhập, thế mà vẫn bị đầu độc.
Bà khóc nức nở!

Chồng ba, có chức vị lớn, lớn kinh khủng, không biết sao dạo này từ cách nói chuyên, đi đứng, đến gặp bạn bè, thậm chí cả đi họp “kín” của mấy đồng nghiệp chức “to” bàn về vận mệnh đất nước, ông đều cảnh giác cao độ:

- Bây giờ tôi nói với bà, không thể tin ai! Kể cả đồng nghiệp của mình - Một lần chỉ có vợ chồng, trong phòng kín, ông tâm sự.

- Sao ông lại nói với tôi như vậy? – Bà hỏi lại.

- Trình độ như bà làm sao mà tôi giải thích được. Ngắn gọn cho bà hiểu, cứ biểu hiện nho nhỏ về “ không đồng hội, đồng thuyền” là có chuyện. Nên thế chỉ cần một câu lỡ lời, hoặc tỏ ra thân thiện với ông B, mà ông A đang ghét, hoặc tư tưởng muốn ngả về nước này, nhưng ông lãnh đạo không thích thế là…bị đầu độc.

- Ông nói ghê quá, làm gì đến mức độ đó, còn xem những điều đó có lợi cho đất nước, dân tộc không đã ! Chi ít, cũng là đồng chí… - bà không tin những điều chồng nói, phản đối yếu ớt.

Chồng bà quát:

- Làm gì có chuyện “dân tộc”, “đất nước” ở đây. Bà không nhìn tấm gương của ông T…sao! Chỉ nói một câu lỡ lời, thế là bị “ung thư” sang đến Mỹ cũng không cứu được. Hiện tại mấy ông nữa, đang chờ chết, khi biểu hiện, không”cùng hội, cùng thuyền”. Bà phải nghe tôi…

Từ hôm ấy, đi họp ở đâu ông cũng mang nước uống, đồ ăn theo. Ở khách sạn, thường ông hay nằm một mình, giờ bắt luôn cả thư ký, lái xe nằm chung, có mệnh hệ nào, ai cũng biết. Nói năng hết sức cẩn thận, cuộc nói chuyện đó ông tìm cách ghi âm hết lại, về nhà bật lên xem lại mình nói có “hớ!” không? Trong phòng làm việc, ông bí mật cài camera đủ phương, đủ hướng, mọi hoạt động , lời nói của người vào phòng ông đều hiện ra đầy đủ, sát đến cả gấu quần. Cẩn thận hơn, ông còn yêu cầu gài máy kiểm tra an ninh, ngay cửa ra vào, ai mang bất cứ vật gì là kim loại, máy sẽ tự động kêu lên…

An ninh phòng làm việc của ông còn kỹ hơn an ninh vào phòng cách ly sân bay. Còn chuyện đi nước ngoài, ông hạn chế hẳn, không như mấy năm trước, thậm chí nghỉ cuối tuần, ông cũng lên máy bay ra nước ngoài nghỉ ngơi: “ Ở nhà không khí bị ô nhiếm lắm!”. Thế mà giờ đây, ngày nghỉ đóng kín cửa, dấu bạn bè, quanh quẩn trong nhà, tưới cây, cho cá ăn…

Đã đề phòng kín kẽ như thế… vẫn không thoát. Ông bị đầu độc, chết một cách đau đớn.

Bà đã nói với ông rồi, chứ không cảnh báo đâu! Đồng chí bây giờ đâu có tốt, luôn hằm hè, hãm hại nhau. Chúng nó làm sao chịu được khi biết ông có mấy cái vi la to đùng, con cái ở nước ngoài ráo trọi, tài khoản ngân hàng trăm tỷ, lại chơi thân với ông Q…hơi hướng có vẻ ngả về Tây, không được lòng ông có chức “to” nhất thiên hạ. Bà nói ông về hưu non đi, bỏ tất, sang ở với con. Ông không nghe: “ Để tôi làm hết nhiệm kỳ này đã!”.

Ông không nghe, giờ thì… có đề phòng trời cũng không lại được với chúng!

Bà suy nghĩ lung lắm, không biết chúng đầu độc ông nhà vào lúc nào!Sao chúng có thể làm được việc đó? Không lẽ…

Chợt! Một suy nghĩ lóe lên trong đầu, bà đi vội vào phòng ăn, mở tủ đặc biệt để những đồ dùng chỉ có ông bà biết.

Trong tủ, góc để chai thuốc có mùi thơm, ngọt đặc trưng, bà được bạn tặng để diệt gián, hiện không còn. Bà định mang chai thuốc này về quê cho người thân…

Thôi chết rồi ! trưa qua ông ấy nói khát nước và đi vào phòng ăn…

Bà lục trong gói rác, chai nước ấy rỗng ruột, vứt lăn lóc…

- Không ai đầu độc ông cả! Tự ông giết ông thôi – bà khóc nức lên

Trần Kỳ Trung
(FB Trần Kỳ Trung)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

MẤY NÉT VỀ HỒ TÂY



Ngày trước, cụ Nguyễn Trãi bảo "muốn biết lòng trời, thì hãy xem lòng dân". Thế là trời cũng từ tâm mà sinh ("tam giới duy tâm"). Cả núi sông, đất liền, ao hồ, biển cả... cho đến tư tưởng, chủ nghĩa... vạn vật đều sinh ra từ ý chí ("vạn pháp duy thức"). Cái tạo ra trong một đời gọi là nhân tạo, cái tạo ra trong muôn đời gọi là thiên tạo. Thế là cả nhân tạo lẫn thiên tạo, đều không ra ngoài "tâm". Cái "tâm" bao trùm ấy chính là "tâm linh" vậy.
Nhân tạo thuận với thiên tạo thì gặp phúc, nhân tạo nghịch với thiên tạo thì mang họa.
Huống chi sông Hồng là một đại can long, quyết định sự hình thành quốc gia Đại Việt. Các cụ ta xưa sở dĩ xưng "đế", coi mình ngang hàng với phương Bắc, cũng bởi biết long mạch này có "khí" đế vương.
Nhưng để "kết" được cái đại can long Hồng Hà vĩ đại ấy, con người phải gửi cái tâm nguyện của mình, trải hàng nghìn đời mới hình thành nên, lại phải hàng nghìn đời hung dữ, hoang dại... rồi mới dần dần thuần phục, lại mất hàng nghìn đời nữa...
Phải ba lần cái "hàng nghìn" ấy, mới tạo ra được một chốn "linh địa", mới thuần phục được đại can long Hồng Hà vĩ đại, để bốn mùa hiền hòa đưa nước ra biển cả. Sức mạnh thuần phục của tâm linh Đại Việt mạnh đến nỗi, trước khi ra tới biển, con "rồng" Hồng Hà ấy đã gửi lại một phần thân thể của mình cho đời đời con cháu. Phần thân thể ấy chính là Hồ Tây. Nói thế để biết, Hồ Tây linh thiêng tới mức độ nào.
Vậy mà bây giờ, sức mạnh tâm linh ngàn, ngàn đời ấy đang bị hủy hoại bởi một thứ sức mạnh ma quỷ nham hiểm khác, âm mưu triệt hạ cái phần thân thể tối linh kia của đại can long sông Hồng, điều mà bọn phương Bắc kia thèm muốn biết bao.
Chúng đã và đang lợi dụng lòng tham lam và sự u tối của con người để làm việc đó.
Hồ Tây đang bị lấp. Những nghệ sỹ gắn bó với mảnh đất số 4 Thụy Khê như Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Thị Hồng Ngát... là những người đầu tiên lên tiếng.
Tới lượt chúng ta, hãy cùng cất lên tiếng nói của mình.
Không bảo vệ được Hồ Tây, hủy mất long mạch đế vương, thì toàn cõi Đại Việt, sẽ chẳng qua chỉ tương đương... một tỉnh.

Phần nhận xét hiển thị trên trang