Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

TUYÊN BỐ TỪ CHỐI GIẢI NOBEL CỦA JEAN-PAUL SARTRE (1964)



( Năm 1964 nhà văn Pháp Jean-Paul Sartre (1905 – 1980) được trao giải Nobel văn học nhưng ông đã từ chối. Đây là văn bản từ chối mà ngày 22/10/1964 ông đã đưa cho người đại diện giới xuất bản Thụy Điển là Bonniers để chuyển cho các báo ở Stockholm. Bức ảnh chụp Sartre trả lời phỏng vấn báo chí một ngày sau đó- Phạm Xuân Nguyên).

"Tôi rất tiếc là sự việc đã thành ra như một vụ bê bối: giải thưởng được trao và tôi từ chối. Nguyên nhân chỉ là do tôi đã không được cho biết ngay khi việc này đang chuẩn bị. Khi tôi đọc thấy trong tờ Le Figaro văn học (Le Figaro littéraire) ra ngày 15/10/1964, dưới ngòi bút một phóng viên Thụy Điển của bản báo, rằng sự lựa chọn của Viện Hàn lâm Thụy Điển sẽ nhằm vào tôi, nhưng việc này vẫn chưa được quyết định, tôi đã nghĩ là bằng cách viết một bức thư cho Viện Hàn lâm và gửi đi vào ngày hôm sau thì tôi sẽ có thể dừng lại được việc này và người ta sẽ thôi nói đến nó.
Khi đó tôi không biết rằng giải Nobel được trao không cần hỏi ý kiến của người được giải nên nghĩ là vẫn còn kịp thời ngăn nó lại. Nhưng rồi tôi hiểu một khi Viện Hàn lâm Thụy Điển đã đưa ra sự lựa chọn thì nó không thể rút lại nữa.
Những lý do tôi từ chối giải thưởng không liên quan đến Viện Hàn lâm Thụy Điển, đến bản thân giải Nobel, như tôi đã nói trong thư gửi Viện Hàn lâm. Tôi đã nêu lên trong đó hai loại lý do: lý do cá nhân và lý do khách quan.
Những lý do cá nhân là như sau: sự từ chối của tôi không phải là hành động bốc đồng, tôi luôn khước từ mọi sự biệt đãi chính thức. Sau chiến tranh, năm 1945, khi người ta định trao cho tôi Bắc đẩu Bội tinh tôi đã từ chối, mặc dù tôi có những bạn bè trong chính phủ. Cũng vậy, tôi không bao giờ muốn vào Collège de France (Pháp quốc Học viện), như một số bạn bè gợi ý.
Thái độ này của tôi dựa trên quan niệm của tôi về lao động nghề văn. Một nhà văn có các quan điểm chính trị, xã hội hay văn học chỉ cần phải hành động với phương tiện của hắn, tức là lời viết ra. Tất cả những sự biệt đãi mà hắn có thể nhận sẽ gây cho độc giả một áp lực mà tôi cho là không đáng mong muốn. Tôi ký Jean-Paul Sartre hay tôi ký Jean-Paul Sartre người được giải Nobel là hoàn toàn khác nhau.
Nhà văn chấp nhận một sự biệt đãi như vậy là cũng đã nhập vào hội đoàn hay thiết chế đã vinh danh hắn: thiện cảm của tôi đối với quân du kích Venezuela chỉ liên quan đến tôi, trong khi nếu người được giải Nobel Jean-Paul Sartre ủng hộ phong trào kháng chiến ở Venezuela thì hắn sẽ kéo theo mình cả giải thưởng Nobel như một thiết chế.
Như vậy nhà văn cần phải từ chối việc biến mình thành một thiết chế, ngay cả nếu điều này diễn ra dưới những hình thức vinh dự nhất như trong trường hợp này.
Thái độ này hoàn toàn rõ ràng là của tôi và không hề có ý phê phán những người đã được trao giải. Tôi kính trọng và khâm phục nhiều người được giải mà tôi hân hạnh quen biết.
Những lý do khách quan để tôi phản đối là như sau:
Cuộc chiến đấu duy nhất hiện nay có thể diễn ra trên mặt trận văn hóa là cuộc chiến đấu cho sự cùng tồn tại hòa bình giữa hai nền văn hóa, Đông và Tây. Tôi không muốn nói rằng như thế là cần phải có sự bắt tay của chúng. Tôi biết rõ rằng sự đụng độ giữa hai nền văn hóa tất yếu sẽ có hình thức xung đột, nhưng nó nên diễn ra giữa những con người và giữa những nền văn hóa mà không có sự can thiệp của các thiết chế tổ chức.
Tôi cảm nhận sâu sắc sự đối lập giữa hai nền văn hóa: tôi chính là sản phẩm của sự đối lập ấy. Thiện cảm của tôi hiển nhiên là dành cho phe xã hội chủ nghĩa và cái gọi là khối Đông, nhưng tôi sinh ra và được học hành trong một gia đình tư sản và nền văn hóa tư sản. Điều này cho phép tôi cộng tác với tất cả những người muốn xích gần hai nền văn hóa. Nhưng tôi hy vọng, tất nhiên, “bên tốt nhất sẽ thắng”, tức là chủ nghĩa xã hội.
Chính vì thế tôi không thể chấp nhận một sự biệt đãi nào do các thiết chế văn hóa bậc cao, cả ở Đông lẫn Tây, trao cho, ngay cả khi tôi hiểu rõ sự tồn tại của chúng. Dù cho thiện cảm của tôi là ở về phía chủ nghĩa xã hội, tôi cũng không thể chấp nhận giải thưởng Lenin chẳng hạn, nếu có người muốn trao nó cho tôi. Tôi biết rõ bản thân giải Nobel không phải là một giải thưởng văn học của khối Tây, nhưng theo cách người ta làm như vậy thì sẽ có thể đưa đến những sự kiện mà các thành viên của Viện Hàn lâm Thụy Điển không quyết định được.
Do đó, trong tình hình hiện nay, giải Nobel về khách quan hiện ra như một sự biệt đãi dành cho các nhà văn phía Tây hoặc những người nổi loạn ở phía Đông. Người ta đã không trao nó cho chẳng hạn Neruda, một trong những nhà thơ lớn nhất ở Nam Mỹ. Người ta cũng không bao giờ nghiêm túc nói đến Louis Aragon, một người rất đáng được nhận giải. Cũng đáng tiếc là người ta đã trao giải cho Pasternak trước khi trao nó cho Sholokhov và tác phẩm xô viết duy nhất được trao lại in ở nước ngoài và bị cấm ở nước mình. Sự cân bằng này cũng có thể được xác lập theo cách tương tự nhưng theo hướng ngược lại. Trong cuộc chiến tranh Algeria, khi chúng tôi ký “Tuyên bố 121”, tôi sẽ chấp nhận giải thưởng với lòng biết ơn bởi vì đó không chỉ là vinh danh cho riêng mình tôi, mà còn cho nền tự do mà chúng tôi đấu tranh. Nhưng điều này đã không diễn ra và chỉ sau khi kết thúc cuộc chiến người ta mới trao cho tôi giải thưởng. Trong lời vinh danh của Viện Hàn lâm Thụy Điển có nói đến tự do: đó là một từ có nhiều cách hiểu. Ở phía Tây, người ta hiểu chỉ là tự do nói chung: đối với tôi, tôi nghe từ tự do có nghĩa cụ thể hơn, nó ở trong quyền có nhiều hơn một đôi giày và được ăn khi đói. Tôi cảm thấy từ chối giải thưởng ít nguy hiểm hơn là nhận nó. Nếu tôi nhận, tôi sẽ bị gán cho cái mà tôi gọi là “thu hồi một cách khách quan”. Tôi đọc bài trên báo Figaro littéraire thấy nói “quá khứ chính trị gây tranh cãi của tôi sẽ không gây hại cho tôi”. Tôi biết bài báo đó không thể hiện ý kiến của Viện Hàn lâm, nhưng nó cho thấy rõ ràng trong phái tả người ta hiểu sự chấp nhận của tôi theo nghĩa nào. Tôi coi “quá khứ chính trị gây tranh cãi” này vẫn còn hiệu lực như trước đây, ngay cả nếu tôi có sẵn sàng thừa nhận trong nhóm đồng chí của mình một số sai lầm ở quá khứ. Như thế không phải là tôi muốn nói rằng giải Nobel là một giải thưởng “tư sản”, nhưng đó là cách diễn giải theo lối tư sản mà những giới tôi biết rõ sẽ nhất định đưa ra.
Cuối cùng tôi muốn nói đến vấn đề tiền bạc: Viện Hàn lâm Thụy Điển đã đặt một gánh nặng lên vai những người được giải khi kèm theo sự tôn vinh một số tiền lớn và vấn đề này đã làm tôi khó nghĩ. Hoặc là nhận giải và dùng số tiền nhận được ủng hộ cho những tổ chức hoặc phong trào mà hoạt động được coi là quan trọng: phần tôi, tôi nghĩ đến Ủy ban Apartheid ở London. Hoặc là từ chối giải vì những nguyên tắc chung và như thế là tước đi của phong trào này một sự ủng hộ nó đang cần. Nhưng tôi tin rằng đây là một vấn đề giả. Tôi lẽ tất nhiên từ chối 250 000 couron bởi vì tôi không muốn bị ràng buộc tổ chức ở cả Đông và Tây. Nhưng đồng thời cũng không thể đòi hỏi để vì 250 000 couron mà từ bỏ những nguyên tắc không chỉ là của anh mà còn được tất cả các đồng chí của anh chia sẻ.
Tất cả những điều này đã làm cho việc nhận giải hay từ chối giải trở nên nặng nề đối với tôi mà tôi buộc phải đưa ra.
Tôi muốn kết thúc lời tuyên bố này bằng sự bày tỏ thiện cảm đối với công chúng Thụy Điển."
(Ngân Xuyên dịch từ tiếng Pháp)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mối lo cán bộ xã


Có lẽ cần phải liệt kê lại chút ít theo kiểu nhật ký thì mới dễ hình dung vụ việc. Những thông tin trên báo chí, truyền thông và mạng xã hội thời gian qua khiến người dân không thể không lo về thực trạng cán bộ xã.

Ngày 7.8, một công dân ở xã An Bình (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) than phiền trên mạng xã hội việc ủy ban xã khi xác minh lý lịch cho người nhà đã lạm quyền, làm trái quy định, bêu xấu cả gia đình anh vào trong lý lịch. Anh còn chụp ảnh rõ phần xác nhận của một vị phó chủ tịch xã rằng “Bản thân và gia đình chưa chấp hành và thực hiện tốt quy định của địa phương”, trong khi theo nguyên tắc chỉ cần xác nhận lời khai có đúng không, hoặc đương sự có đang trú ngụ tại địa phương hay không.

Dư luận bất bình. Báo chí vào cuộc, chỉ ra cái sai, lạm quyền của cán bộ xã. Đích thân Chủ tịch xã An Bình phải đứng ra xin lỗi người dân, chứng thực lại lý lịch. Tưởng chuyện như thế sẽ dừng, đùng một cái, chỉ một hôm sau, xảy ra y chang, mà ngay xã ở thủ đô mới khiếp. Đích thân Chủ tịch xã Duyên Hà (huyện Thanh Trì, Hà Nội) bút phê vào lý lịch một thanh niên xin xác nhận để đi học đại học. Ông Chủ tịch Nguyễn Đăng Huấn hạ bút thật nặng nề “Ủy ban nhân dân xã Duyên Hà xác nhận anh Ngô Việt Anh có hộ khẩu thường trú tại xã. Bản thân và gia đình chưa chấp hành chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của địa phương”.



Giá như ông Chủ tịch xã chỉ cần dừng lại ở sự xác nhận hộ khẩu thì chả ai nói làm gì. Tất nhiên là dư luận sôi sùng sục, hơn cả trường hợp xã An Bình huyện Nam Sách. Có vẻ như cán bộ xã Duyên Hà không thèm đọc báo, không dỏng tai nghe ngóng những gì thời sự xảy ra xung quanh. Chả biết hằng ngày họ làm gì. Khi cấp trên biết chuyện phê bình, họ lại rối rít xin lỗi, lại quay ngoắt sửa lời phê thành “luôn chấp hành…”, thật không thể hiểu nổi.

Thực ra chuyện gây khó khăn bằng bút phê lý lịch không phải mới mẻ gì. Hồi trước, rất nhiều trường hợp khi cán bộ xã không ưa ai thì hoặc không thèm xác nhận lý lịch, hoặc “phê cho chết luôn”, đương sự muốn vào đoàn thanh niên, muốn đi thoát ly, đi học… bị tắt hết hy vọng. Cái quyền trong tay cán bộ xã tưởng nho nhỏ nhưng khi họ cố tình làm sai làm bậy cũng có thể vùi dập biết bao nhiêu số phận người lương thiện.

Một vụ khác cũng xảy ra ngay tại thủ đô hồi tháng 7 vừa rồi. Không phải xã mà là phường, nhưng xét về cấp thì cũng là chính quyền cơ sở tương đương với xã. Lãnh đạo phường Văn Miếu (quận Đống Đa) gây khó dễ cho người dân khi họ đến làm thủ tục khai tử người nhà, bắt chờ đợi, hẹn qua hẹn lại, hẹn tới hẹn lui, trong khi chỉ cần xác minh xác nhận là ai đó đã chết rồi. Xứ ta xưa nay chuyện hiếu hỉ thường gắn với yếu tố thời gian mang tính tâm linh, cán bộ phường không cần biết, cứ hành dân được đến đâu hay đến đấy. Thật lạ.

Chắc nhiều người còn nhớ vụ chủ quán kéo đến trụ sở ủy ban xã đòi nợ tiền ăn nhậu, hát karaoke hồi năm ngoái 2016. Đồng Thái là xã ở huyện Ba Vì (Hà Nội). Trong số 3.126 hộ dân thì có 411 hộ nghèo, 67 hộ cận nghèo (0,02%). Xã nghèo nhưng cán bộ ăn chơi có hạng. Qua vài năm, số nợ vài trăm triệu đồng tiền ăn nhậu và hát karaoke của cán bộ xã thành nợ xấu khó đòi khiến chủ nợ phải kéo đến ủy ban làm um lên. Một cán bộ xã Đồng Thái kể dù 3 tháng không nhận lương nhưng anh em vẫn đi hát suốt. Sau mỗi sự kiện hay ăn uống xong là anh em lại kéo nhau đi hát. Chủ yếu hát nợ, tên người nợ ăn nhậu hát hò là… ủy ban xã.

Còn ở xã Khánh Thuận (huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) năm 2015 xảy ra chuyện chủ quán xách hẳn hai can xăng vào trụ sở ủy ban đòi đốt, “lành làm gáo, vỡ làm muôi” nếu chính quyền xã không trả nợ tiền ăn nhậu, có ghi nợ hẳn hoi, cũng thành nợ xấu. Chủ tịch xã phải đứng ra năn nỉ, hứa sẽ trả dần bởi “mọi năm chúng tôi đều trả đủ cho chủ quán vào dịp tết, nhưng năm nay xã… khó khăn nên chưa trả được”. Chết cười cái đoạn cán bộ ăn nhậu nợ nần.

Lại nhớ thêm, cách nay vài hôm, 14 vị, phần lớn là cán bộ xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) hầu tòa. Cả một lũ một lĩ, hết đời chủ tịch này đến chủ tịch khác liên tiếp vi phạm pháp luật, khi đứng trong vành móng ngựa lại phân trần do trình độ còn hạn chế, chưa hiểu biết pháp luật. Giá như họ hiểu điều đó ngay khi họ ngồi ghế quan xã thì đâu đến nỗi, đâu khiến dân phải khổ mà nhà nước cũng mất uy tín bởi những người lãnh đạo như họ.

Hàng nghìn xã phường trên đất nước này mà đội ngũ cán bộ thay mặt cho nhà nước quản lý xã hội chính là những người gần dân, sát cạnh dân nhất. Dân chúng quan sát, nhìn vào từng cử chỉ, việc làm, lời nói, thái độ của họ để đánh giá chất lượng chính quyền. Nếu cứ cái kiểu cán bộ xã-phường như ở An Bình, Duyên Hà, Đồng Thái, Đồng Tâm, Khánh Thuận, Văn Miếu… thì khó mà biến câu khẩu hiệu “chính quyền của dân, vì dân” thành hiện thực.

11.8.2017
Nguyễn Thông

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Háo hức đi xem triển lãm ảnh "chú Tư Sang"


Thời đi làm, tôi quý bác Tư Sang vì bác khiêm tốn, tử tế, chan hòa với cán bộ trẻ, ủng hộ chúng tôi hết lòng; bác cũng đặc biệt căm giận Ba Dũng. Tuy nhiên đọc tin dưới đây thấy lạ. Không hiểu sao bác Sang lại tổ chức triển lãm này ? Loại triển lãm về cá nhân thường chỉ làm để kỷ niệm về họ sau khi họ đã mất. Tại sao lại là "chú Tư Sang"? Sau "bác Hồ" là "chú Tư Sang" à ? Thêm nữa, các bác thời nay làm gì có công lao với đất nước mà đem ra khoe khoang, kỷ niệm; làm thế vừa tốn kém lãng phí, vừa bị dân chửi. Công to, được lòng dân như bác Giáp còn chưa có những triển lãm thế này. Nếu được dân thương thì tự dân sẽ làm triển lãm, lập đền thờ. Lại nhớ câu: Dân yêu dân lập đền thờ, dân khinh dân đái ngập mồ thối xương. 

Háo hức đi xem triển lãm ảnh "chú Tư Sang"
Trần Đáng 11/08/2017 (Dân Việt) Trong ngày đầu đã có hàng trăm lượt người dân Long An và các tỉnh thành lân cận đã háo hức tới xem triển lãm ảnh với chủ đề “Ký sự ngoại giao nhiệm kỳ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang 2011 - 2016”. Triển lãm trưng bày 300 tấm ảnh màu của nhà báo Giản Thanh Sơn, trong đó có 250 ảnh báo chí và 50 ảnh nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về thăm và làm việc với tỉnh Long An quê nhà.
Cắt băng khai trương cuộc triển lãm “Ký sự ngoại giao nhiệm kỳ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang 2011 - 2016”.



Đây là những bức ảnh mang tính sử liệu thời kỳ hội nhập, được tác giả chọn lọc ghi lại trong suốt quá trình làm việc của một phóng viên chuyên trách tháp tùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong nhiệm kỳ 2011 – 2016.


Nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký lưu niệm tại cuộc triển lãm





Một số bức ảnh được trưng bày tại triển lãm.

Đến xem triển lãm, ông Lê Chính Nghĩa (TP.Tân An, Long An) nhận xét: “Tôi rất thích thú với từng tấm ảnh tại đây. Ngoài tính thẩm mỹ, mỗi tấm ảnh đều có giá trị nhất định, nhất là tính báo chí, sự kiện mà tác giả muốn thể hiện về chú Tư Sang trên cương vị chủ tịch nước”.


Nhà báo Giản Thanh Sơn (trái) đang giới thiệu với nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về những tấm ảnh trưng bày

Theo ông Lê Tấn Dũng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, cuộc triển lãm khẳng định thành tựu nổi bật ngoại giao VN của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang góp phần giữ vững môi trường hòa bình, nâng cao vị thế VN trong quá hội nhập và phát triển.


Nhiều người dân đã đến xem trưng bày ảnh về chú Tư Sang

Cuộc triển lãm còn góp phần nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Long An.


Bà Phạm Thị Hồng Yến từ TP.HCM cũng đến xem triển lãm ảnh


Người dân Long An rất thích thú khi đến xem các tấm ãnh được trưng bày

Trên cương vị người đứng đầu Nhà nước, trong nhiệm kỳ của mình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm 25 quốc gia trên thế giới, tham dự các diễn đàn đa phương, hội nghị quốc tế góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập thế giới ngày càng sâu rộng và toàn diện của đất nước ta; đẩy mạnh và làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng, khu vực và xác lập quan hệ đối tác chiến lược với một số nước lớn. Đồng thời củng cố và tăng cường mối quan hệ với bạn bè truyền thống, mở rộng quan hệ với các đối tác tiềm năng.


http://danviet.vn/van-hoa/hao-huc-di-xem-trien-lam-anh-chu-tu-sang-795288.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Em ôsin, ông chủ và khai báo tạm trú


Đến bao giờ đất nước này xóa được chế độ hộ khẩu, khai báo tạm trú tạm vắng. Có lẽ không đâu trên thế giới còn cách quản lý vô nhân tính, xâm phạm quyền tự do cư trú của con người như thế này.

Nguyễn Ngọc Ngạn - Em ô sin ra công an phường đăng ký tạm trú,cảnh sát khu vực phát cho tờ khai. Đến mục "quan hệ với chủ hộ" em ý phân vân lắm. Không biết có nên khai thật hay không? Khai thật thì ngại chết. Cuối cùng em quyết định ghi vào: 3 lần/ tuần.




Anh cảnh sát khu vực đọc xong cười. Em ý bảo:
-Sao, ít quá hả anh ?
- Ko, quan hệ với chủ hộ là em phải ghi em với chủ hộ quan hệ như thế nào?
- Phải khai đúng hả anh?
- Uh, đúng rồi.
- Vậy chỗ này ngắn quá không viết đủ ạ.
- Có gì mà không đủ. E cứ ghi ngắn gọn là được.
- Nhưng mà ông chủ cứ thay đổi tư thế liên tục nên em không tả ngắn gọn được ạ!!!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Wikileaks Công bố danh sách cơ sở của "Phân cục Tình báo Hoa Nam" tại Việt Nam


Các bức điện tín vừa được giải mật phần nào đã cho chúng ta thấy cái nhìn phần nào về hoạt động tình báo của Trung Quốc tại Việt Nam. Ngoài mặt là hai quốc gia láng giềng thân thiết nhưng phía Trung Quốc luôn dùng đủ mọi cách để hòng bành trướng, nuốt chửng Việt Nam. Nhìn nhận về các vấn đề đang nóng bỏng thời gian gần đây, có thể thấy nhận định của sứ bộ ngoại giao Mỹ là đáng tin cậy.

Trương Huy San (Nhà báo Huy Đức)
Các tài liệu vừa giải mật gần đây của Wikileaks phần nào giúp các quốc gia nhận thấy hoạt động tình báo của các nước ngay tại đất nước mình. Tài liệu của Wikileaks đã tổng hợp điện tín từ các Đại sứ quán Mỹ khắp thế giới, chủ yếu phân tích về hoạt động tình báo của các quốc gia có vẻ thù địch hoặc cạnh tranh với Mỹ tại các quốc gia thứ ba. Trong đó chủ yếu là hoạt động của Phân cục Tình báo Hoa Nam của Trung Quốc và Tổng cục An ninh Liên bang của Liên bang Nga-FSB.

Các bức điện tín rò rỉ từ Đại sứ quán Mỹ tại các quốc gia mà Mỹ và Nga-Trung Quốc đang có sự cạnh tranh, chủ yếu là các quốc gia Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Á và Hàn Quốc, Nhật Bản.

Các bức điện tín được giải mật trong hàng loạt tài liệu của Wikileaks chủ yếu nằm trong giai đoạn các năm 2008-2012. Sau đây chúng tôi chỉ tập trung nói đến các tài liệu mật có liên quan đến Việt Nam.

Trong những tài liệu giải mật các bức điện tín từ Wikileaks về Việt Nam được gửi từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, hầu hết được ký tên bởi Đại sứ Michael Michalak hoặc Phó đại sứ, bà Virginia Palmer. Ông Đại sứ Michael Michalak nhận định chung về hoạt động tình báo tại Việt Nam như sau: "Mặc dù là một quốc gia nhỏ nhưng có vị trí chiến lược bên cạnh Trung Quốc, và lập trường ngoại giao đu dây của giới lãnh đạo chớp bu cộng sản, nên các hoạt động tình báo tại Việt Nam diễn ra rất sôi nổi và phức tạp. Đặc biệt là của Phân cục Tình báo Hoa Nam Trung Quốc và Tổng cục An ninh Liên bang của Liên bang Nga-FSB."

cựu TBT báo Thanh niên Nguyễn Công Khế

Vị Đại sứ này cũng nhận định, trái với FSB chỉ chủ yếu giám sát tình hình chính trị tại Việt Nam mà không có hoạt động tác động lớn nào, thì dường như Phân cục Tình báo Hoa Nam lại hoạt động rất mạnh. Ngoài việc thu thập các tin tức tình báo về tình hình kinh tế, chính trị và quân sự tại Việt Nam, tình báo Hoa Nam còn có động thái xây dựng cơ sở người Việt nhằm làm công tác tuyên truyền cho chủ nghĩa Đại bành trướng Trung Hoa, tranh thủ tình cảm của người Việt đối với Trung Quốc cũng như tấn công chính trị các lãnh đạo chóp bu cộng sản có thái độ thân Mỹ, nhằm làm đối trọng với chính sách ngoại giao của Mỹ tại Việt Nam.

Trong một bức điện tín khác, do bà Virginia Palmer ký tên có nói về việc Đại sứ quán Mỹ đã chủ động liên hệ đến các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam như các ông Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định và bà Nguyễn Thị Công Nhân nhằm tạo cảm tình cũng như tranh thủ sự ủng hộ của Đại sứ quán đối với hoạt động vì nhân quyền của các vị này tại Việt Nam.

cựu nhà báo Nguyễn Quang Lập

Ngoài ra, có một số nhà hoạt động tự do tuy đã lọt vào tầm ngắm nhưng phía Mỹ vẫn không thể bắt được liên lạc. Theo đánh giá của vị Phó Đại sứ cho biết nhiều khả năng, phân cục Tình báo Hoa Nam đã có liên hệ trực tiếp đến các ông bà này nhằm xây dựng cơ sở tuyên truyền cho Trung Quốc.

Vị Phó Đại sứ cũng nhận định, các hoạt động tình báo của Trung Quốc hiện tại đã rất khác so với nhiều năm về trước. Nếu như trước đây Phân cục Tình báo Hoa Nam chỉ tập trung thu thập các tin tức tình báo về Kinh tế, Công nghệ và Chính trị. Thì nay, hoạt động của họ còn bao gồm cả việc xây dựng cơ sở để tuyên truyền và tấn công truyền thông các lãnh đạo chóp bu có thái độ xa lánh Trung Quốc.

Trong phần cuối, điện tín cũng cho thấy đánh giá của họ về các cơ sở của phân cục Tình báo Hoa Nam như sau: "Các cơ sở người Việt này chủ yếu được xây dựng từ các nhà báo có uy tín trong nước trong đó có các cựu TBT báo Thanh niên Nguyễn Công Khế, cựu TBT báo Tuổi trẻ Tăng Hữu Phong, cựu nhà báo Trương Huy San, cựu nhà báo Nguyễn Quang Lập,... Các cơ sở này được cung cấp hàng loạt các thông tin mật nhằm tranh thủ uy tín. Đặc biệt họ không tập trung tuyên truyền về các vấn đề nhân quyền mà chỉ thuần về các yếu tố dân túy, điều này tạo sự khác biệt cho họ đối với phần lớn các nhà hoạt động khác, và phần nào tạo ra sự lúng túng cho chính quyền Việt Nam trong việc xử lý."

cựu TBT báo Tuổi trẻ Tăng Hữu Phong

Các bức điện tín vừa được giải mật phần nào đã cho chúng ta thấy cái nhìn phần nào về hoạt động tình báo của Trung Quốc tại Việt Nam. Ngoài mặt là hai quốc gia láng giềng thân thiết nhưng phía Trung Quốc luôn dùng đủ mọi cách để hòng bành trướng, nuốt chửng Việt Nam. Nhìn nhận về các vấn đề đang nóng bỏng thời gian gần đây, có thể thấy nhận định của sứ bộ ngoại giao Mỹ là đáng tin cậy.

Có thể thấy, thông tin mà các ông bà này thường xuyên cung cấp trên mạng xã hội là thông tin thuộc loại Mật và rất chính xác. Ngoài ra, ông Trương Huy San cũng thường xuyên tung ra các tài liệu mật nhằm tấn công triệt hạ phe có thái độ bài xích Trung Quốc, thân Mỹ trong giới chóp bu cộng sản Việt Nam. 

Khoảng 2 năm trước đây, blogger Trương Huy San đã liên tục tấn công cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Bí thư TPHCM Đinh La Thăng và gần đây nhất là các bài viết có chiều hướng tấn công đương kim Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Đây là các lãnh đạo cộng sản được xem là có lập trường thân Mỹ và xa lánh Trung Quốc.

Lee Nguyen
FB Người Việt


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ hoan nghênh sự chủ động của VN ở Châu Á – TBD


Bộ trưởng Jim Mattis hoan nghênh sự tham gia chủ động và vai trò ngày càng tăng của Việt Nam tại Châu Á - Thái Bình Dương, theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ra hôm 09/8/2017 liên quan chuyến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch.

Hai bộ trưởng quốc phòng nhất trì rằng quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực và toàn cầu, theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Hôm thứ Tư, thông cáo trên trang mạng chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ viết:

Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng một mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chung, bao gồm tự do hàng hải ở Biển Đông và toàn cầu, tôn trọng pháp luật quốc tế và công nhận chủ quyền quốc gia 


Thông báo Bộ Quốc phòng Mỹ

"Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã làm việc với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch về chuyến thăm chính thức ngày 8/8 để thảo luận mối quan hệ quốc phòng Mỹ -Việt ngày càng gia tăng và những thách thức an ninh khu vực."

"Bộ trưởng [Mattis] và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng [Việt Nam] đã nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác quốc phòng, bao gồm mở rộng hợp tác hàng hải. Các Bộ trưởng cũng chỉ đạo các nhân viên của mình làm việc hướng tới việc sắp xếp một chuyến thăm đầu tiên của hàng không mẫu hạm tới Việt Nam khi các điều kiện kỹ thuật cho phép."

"Bộ trưởng nhấn mạnh mức độ mạnh mẽ của duy trì hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và hợp tác Cảnh sát biển, bao gồm việc chuyển giao gần đây một máy tàu tuần duyên trước đây của Hoa Kỳ để nâng cao năng lực thực thi pháp luật hàng hải của Việt Nam."

"Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng một mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chung, bao gồm tự do hàng hải ở Biển Đông và toàn cầu, tôn trọng pháp luật quốc tế và công nhận chủ quyền quốc gia. Bộ trưởng hoan nghênh việc Việt Nam chủ động tham gia và ngày càng đóng vai trò tích cực tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương."

Lần đầu tiên về 'chủ quyền ở Biển Đông'

Từ trước đến nay, chưa bao giờ Hoa Kỳ tuyên bố rằng Hoa Kỳ đụng vào chuyện gọi là chủ quyền quốc gia của một nước cụ thể nào đó ở Biển Đông cả, nhưng mà lần này Hoa Kỳ có công bố này - TS. Hà Hoàng Hợp

Bình luận về ý nghĩa và 'tín hiệu' đưa ra từ bản thông báo này của Bộ Quốc phòng Mỹ, tại Bàn tròn thứ Năm, hôm 10/8, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà phân tích chính trị từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) nói với BBC Việt ngữ:

"Câu cuối cùng cực kỳ quan trọng đối với sự thay đổi về mặt chính trị cũng như chiến lược trong quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam. Có câu rất rõ rằng mối quan hệ này, quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chung, nó bao gồm việc tự do hàng hải ở Biển Đông và ở khắp thế giới."

"Nó bao gồm sự tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng câu này là quan trọng, và công nhận chủ quyền quốc gia, thì từ trước đến nay, chưa bao giờ Hoa Kỳ tuyên bố rằng Hoa Kỳ đụng vào chuyện gọi là chủ quyền quốc gia của một nước cụ thể nào đó ở Biển Đông cả, nhưng mà lần này Hoa Kỳ có công bố này."

"Đây là điểm có thể nói là quan trọng nhất phân biệt chính sách hiện nay của Hoa Kỳ so với chính sách của các chính phủ trước đây của Hoa Kỳ, tôi xin nhấn mạnh như thế. Đây là một bổ sung cho ý kiến của ông Nguyễn Xuân Nghĩa [khách mời khác tại Bàn tròn] nói rằng Việt Nam không bị bỏ quên, cũng không phải cô đơn gì cả và ở đâu cả."

"Và ở đây cũng cần nói rõ rằng chính sách hiện nay của Hoa Kỳ là một sự tiếp nối rất mạnh mẽ các chính sách của các chính phủ trước."

"Tôi cũng xin nói lại rằng ở Đối thoại Shangri-La ở Singapore vừa rồi (2017), chính trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông Jim Mattis đã nói rất rõ rằng tất cả các yếu tố, kế hoạch được định ra trong chính sách tái cân bằng của chính quyền Obama đã được triển khai toàn bộ và tốt hơn so với dự định," ông Hà Hoàng Hợp nêu nhận xét.

Cũng tại Bàn tròn này, hôm thứ Năm, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà bình luận thời sự từ Hoa Kỳ nói với BBC:

Hoa Kỳ xác nhận rằng chủ quyền của từng quốc gia trong từng khu vực một đối với họ là quan trọng, tôi cho rằng đó là cái thế mà những nước nằm ở giữa hai cường quốc, hai bên Thái Bình Dương, có thể xoay xở được - Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà phân tích thời sự

"Bây giờ trong hoàn cảnh khi nước Mỹ nói quyền lợi của họ là trên hết, là ưu tiên, điều đó không có nghĩa rằng từ nay về sau họ vì lý do buôn bán mà họ sẽ bán rẻ các đồng minh, điều đó tôi cho là quan trọng và mình (Việt Nam) phải ngồi suy nghĩ lại.

"Có người nhắc đến bản thông cáo... Hoa Kỳ xác nhận rằng chủ quyền của từng quốc gia trong từng khu vực một đối với họ là quan trọng, tôi cho rằng đó là cái thế mà những nước nằm ở giữa hai cường quốc, hai bên Thái Bình Dương, có thể xoay xở được.

"Tôi cho rằng đó mới là yếu tố quyết định, còn bây giờ chúng ta kết luận sớm rằng Việt Nam bị thân cô thế cô, hoặc là... đã phải bỏ những dự án khai thác dầu khí v.v..., tôi cho rằng đó là tầm nhìn ngắn hạn.

"Tầm nhìn dài hạn của người Việt Nam ở Hà Nội hay là ở khắp mọi nơi trên thế giới phải nhìn thấy rằng khi có những thay đổi trước đây chưa thấy, thì mình có thể khai thác cơ hội như thế nào để cho quyền lợi của đất nước Việt Nam," ông Nguyễn Xuân Nghĩa nói với BBC Tiếng Việt.

(BBC)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tài liệu mật về biên giới, biển đảo cũng bị lộ, bị mất




Nguyễn Lê
VNEco - Trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước chiều 10/8, Chính phủ đánh giá, Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước và các văn bản hướng dẫn đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay.

Một trong các hạn chế là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ bí mật Nhà nước chưa cụ thể dẫn đến nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước và nhân dân còn chủ quan, mất cảnh giác, làm giảm chất lượng, hiệu quả của công tác này.

Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, từ năm 2001 đến nay, phát hiện hơn 840 vụ lộ, mất bí mật Nhà nước. Trong đó, có nhiều tài liệu thuộc danh mục tuyệt mật, tối mật liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; chủ trương giải quyết các tranh chấp về biên giới, biển đảo.

Hình thức lộ, mất bí mật Nhà nước chủ yếu là qua thông tin, liên lạc; báo chí, xuất bản, quan hệ quốc tế... Một trong những nguyên nhân của việc lộ, mất nêu trên là do hệ thống pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước còn chưa đồng bộ, các chế tài xử lý còn thiếu và yếu chưa bảo đảm tính răn đe; việc xử lý vi phạm còn nể nang,thiếu chủ động...

Chính phủ nhận định, trong bối cảnh quốc tế ngày càng trở nên phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch, tội phạm trong và ngoài nước không ngừng gia tăng các hoạt động chống phá Việt Nam. Để thực hiện các mục tiêu này thì hoạt động tình báo, gián điệp để lấy cắp, chiếm đoạt bí mật Nhà nước được đặc biệt chú ý. 

Tờ trình nêu rõ, trước tình hình phức tạp nêu trên, từ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và định hướng của Đảng, Nhà nước về bảo vệ bí mật Nhà nước trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, đồng thời để hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ bí mật Nhà nước, nên việc xây dựng dự án Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước là yêu cầu khách quan và cần thiết.

Dự thảo luật được xây dựng và bố cục thành 5 chương, 41 điều. Cơ quan soạn thảo cho biết, khái niệm bí mật Nhà nước được xác định rõ hơn về hình thức, nội dung và tiêu chí, là cơ sở phân biệt giữa bí mật Nhà nước với các loại bí mật khác (bí mật đời tư, bí mật công tác, bí mật nội bộ), tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin. 

Theo đó, bí mật Nhà nước là “thông tin, vật, khu vực cấm, địa điểm cấm có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, các lĩnh vực khác, được quy định bằng danh mục bí mật Nhà nước, nếu bị lộ, mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc”.

Điểm mới nữa là dự thảo luật quy định phạm vi bí mật Nhà nước theo hướng khái quát hóa (không chia phạm vi bí mật Nhà nước theo từng cấp độ mật). Căn cứ phạm vi bí mật Nhà nước và tiêu chí xác định độ mật quy định tại dự thảo, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương xác định và lập danh mục bí mật Nhà nước của cơ quan, tổ chức mình trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Về thẩm quyền, dự thảo luật sửa đổi thẩm quyền quyết định danh mục bí mật Nhà nước theo hướng Thủ tướng quyết định danh mục bí mật Nhà nước của từng cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương.

Chính phủ giải thích, việc sửa đổi nêu trên là do khái niệm bí mật Nhà nước, phạm vi bí mật Nhà nước, tiêu chí xác định cấp độ mật của bí mật Nhà nước mớichỉ mang tính chất khung.

Do đó, danh mục bí mật Nhà nước cần được xem xét, cân nhắc thận trọng, toàn diện với sự tham gia của các cơ quan có liên quan và quyết định bởi chủ thể có thẩm quyền để làm cơ sở áp dụng chung và thống nhất. 

Quy đinh về hoạt động bảo vệ Nhà nước cũng có những nội dung mới. Cụ thể, dự thảo đã luật hóa quy định mang bí mật Nhà nước đi công tác trong nước, đi công tác nước ngoài, về nhà riêng. 

Để bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính tại cửa khẩu, đồng thời khắc phục nhược điểm Pháp lệnh năm 2000, dự thảo không quy định trách nhiệm của cán bộ đi công tác nước ngoài có mang bí mật Nhà nước phải xuất trình văn bản xin phép có sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan, tổ chức với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang