Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Dân chủ hay là chết


Các thiết chế dân chủ của Venezuela đang bị hủy hoại nghiêm trọng, kho bạc trống rỗng, người dân tìm thức ăn trong bãi rác. Người dân đất nước này đang chết vì đói, vì những căn bệnh có thể phòng ngừa và chữa trị (với tỷ lệ cao hơn nhiều so với mức trung bình của châu Mỹ Latinh), và vì bạo lực – trong đó có một số trường hợp bị thương do súng đạn từ chính chính phủ của họ.

Hơn ba phần tư trong số 31 triệu người Venezuela muốn giải phóng mình khỏi vòng kìm kẹp của những người cầm quyền, một nhóm nhỏ chỉ gồm 150 nhân vật không khác gì mafia (phần lớn là quân đội), những người đã cưỡng đoạt nền dân chủ của đất nước, cướp bóc người dân, và tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo kinh hoàng.


Chế độ 18 tuổi đời này – do Hugo Chávez thành lập và giờ được điều hành bởi Tổng thống Nicolás Maduro – thà bắt toàn bộ đất nước làm con tin hơn là từ bỏ quyền lực và có khả năng phải trả lời những câu hỏi về tội ác chống nhân loại trước Tòa án Hình sự Quốc tế. Nhưng tình trạng này còn tiếp diễn được bao lâu?

Người dân Venezuela đã tích cực theo đuổi việc thay đổi chính phủ. Trong cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng 12 năm 2015, hai phần ba cử tri đã ủng hộ phe đối lập dân chủ. Kết quả ấy đáng lẽ ra đã phải nới lỏng vòng kìm kẹp của chế độ đối với đất nước và giúp tái thành lập các cơ chế kiểm soát và cân bằng vốn được vạch ra trong bản hiến pháp mà chính Chávez soạn thảo.

Nhưng chế độ nước này đã làm suy yếu Quốc hội một cách có hệ thống thông qua các phán quyết của một Tòa án Tối cao gồm những người trung thành với chế độ được chọn ra bởi cơ quan lập pháp sắp mãn nhiệm. Cuối tháng 3 vừa qua, Tòa án Tối cao đã đi thêm một bước xa hơn, đó là chiếm đoạt toàn bộ quyền lực của Quốc hội – một hành động bất hợp pháp trắng trợn đến nỗi ngay cả một trong những người ủng hộ Chávez là Tổng Chưởng lý Luisa Ortega Díaz cũng phải lên án đây là hành động làm “băng hoại trật tự hiến pháp.”

Bởi vậy, những người dân Venezuela tuyệt vọng đã quyết định xuống đường phản kháng. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 4, hầu như ngày nào họ cũng tổ chức biểu tình đòi một cuộc tổng tuyển cử khác, bất chấp những nguy hiểm đến tính mạng do hành động công khai phản đối. Đúng như vậy, từ khi làn sóng biểu tình bắt đầu, lực lượng an ninh của chế độ đã sát hại 85 người biểu tình và làm bị thương hơn 1.000 người, bao gồm những hành động như ném bình xịt hơi cay vào đám đông và bắn đạn súng hơi vào ngực người dân ở cự ly gần. Hơn 3.000 người biểu tình đã phải đối mặt với những cáo buộc hình sự, chỉ vì họ đã thực hiện các quyền dân chủ của mình.

Bị dồn vào thế bí, phe cầm quyền đã trở nên ngang ngạnh. Gần đây Tổng thống Maduro đã tuyên bố rằng nếu chế độ không thể tập hợp những lá phiếu cần thiết để tiếp tục nắm quyền thì nó sẽ dùng đến vũ khí của mình. Nhưng ông ta cũng sử dụng nhiều hành động chính trị cực đoan hơn để bảo vệ chế độ: bằng sắc lệnh tổng thống (thay vì bằng một cuộc trưng cầu ý dân, như hiến pháp yêu cầu) ông ta đã yêu cầu thành lập một hội đồng lập hiến, sẽ được chọn ra vào ngày 30 tháng 7, để soạn thảo một bản hiến pháp “chung” mới.

Các cuộc biểu tình đến nay về cơ bản đã trở thành các cuộc nổi dậy của dân chúng, khi người dân Venezuela kêu gọi các lực lượng vũ trang tước quyền lực khỏi tay chế độ. Về phần mình, bà Ortega đã kêu gọi Tòa án Tối cao bác bỏ việc chế độ hối thúc viết lại hiến pháp, nhưng chính tòa án này đã tuyên bố yêu cầu của bà là “không thể chấp thuận.”

Người dân Venezuela đã nhận ra rằng một bản hiến pháp Marxist-Leninist được phê chuẩn bởi những đại diện do chế độ chỉ định sẽ biến Venezuela thành một Cuba khác chỉ trong vòng một tháng. Câu hỏi là liệu phần còn lại của thế giới có khoanh tay đứng nhìn hay không.

Luis Almagro, tổng thư ký Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), đã kêu gọi các nước thành viên quan tâm đến những vi phạm hiến pháp và nhân quyền nghiêm trọng của chế độ Venezuela. Tại Đại hội đồng OAS ở Mexico tháng trước, 14 quốc gia (Argentina, Brazil, Bahamas, Canada, Chile, Colombia, Guyana, Jamaica, Mexico, Hoa Kỳ, Peru, St. Lucia, Uruguay, và Paraguay) đã đề xuất một dự thảo nghị quyết về cách mở một cuộc đối thoại với chế độ Venezuela – nhưng vô ích.

Một cuộc đối thoại như vậy sẽ tập trung vào việc thúc đẩy chế độ Venezuela tuân theo những cam kết do Tòa thánh Vatican điều đình vào mùa thu vừa qua, bao gồm việc tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng trong năm nay, phóng thích các tù nhân chính trị, lập lại quyền lực hợp hiến của Quốc hội, và chấp nhận sự trợ giúp nhân đạo. Nhưng, dù nghị quyết được 20 thành viên OAS ủng hộ, 10 thành viên đã từ chối do phụ thuộc vào dầu mỏ và tài chính của Venezuela. Điều này khiến nghị quyết thiếu ba phiếu để đạt được đa số hai phần ba cần thiết.

Coi đây là một thắng lợi, chế độ Venezuela càng thêm táo bạo trong việc gia tăng bạo lực nhằm vào người biểu tình và tổ chức một cuộc đảo chính giả chống lại chính mình. Trong cuộc bao vây Cung điện Lập pháp gần đây, một sĩ quan thuộc Vệ binh Quốc gia Venezuela đã tấn công nghị sĩ Julio Borges, chủ tịch Quốc hội – thiết chế duy nhất còn mang tính chính danh. Chế độ cũng đã ra quyết định bổ nhiệm một phó tổng chưởng lý mới thuần tính hơn nhằm thay thế bà Ortega, người đã bị đóng băng tài khoản ngân hàng và bị cấm xuất cảnh.

Phe đối lập đang phản ứng, tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân chính thức thông qua Quốc hội, dựa trên điều 333 và 350 trong hiến pháp. Người dân Venezuela sẽ có thể tạo áp lực lên kế hoạch viết lại hiến pháp của Tổng thống Maduro và phe đối lập sẽ có thể thúc đẩy một cuộc tuyển cử mới, phục hồi mọi cơ chế kiểm soát và cân bằng, và thiết lập một chính phủ “thống nhất quốc gia.” Cuộc trưng cầu sẽ diễn ra vào ngày 16 tháng 7 tại mọi nhà thờ ở Venezuela, với sự có mặt của các giám sát viên quốc tế.

Đã đánh mất toàn bộ tính chính danh của mình, chế độ bất lương và sát nhân của Venezuela đang đứng trước một mối đe dọa. Nhiều nước thành viên OAS đã chính thức áp đặt các lệnh trừng phạt đối với những quan chức có liên quan đến phe phái buôn bán ma túy hung bạo của chế độ – tiểu nhóm này chịu trách nhiệm cho việc sát hại những người trẻ trên đường phố và tra tấn khoảng 300 tù nhân chính trị. (Liên minh châu Âu chưa tham gia vào nỗ lực này.)

Bằng việc từ chối một quá trình chuyển giao dân chủ, chế độ Venezuela chỉ đang kéo dài nỗi khổ của đất nước và bắt người dân phải trả những cái giá cao hơn. Dù phe cai trị không sẵn sàng thương lượng, một thỏa thuận được đưa ra thông qua OAS hay Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có thể sẽ tỏ ra là một thỏa thuận khó mà từ chối được trong bối cảnh hiện nay.

Một thỏa thuận như vậy đòi hỏi phải tổ chức ngay một cuộc tổng tuyển cử và hoãn triệu tập hội đồng lập hiến, điều này có thể tiến hành một cách nhanh chóng và dễ dàng theo hiến pháp hiện hành. Nếu thành công, nó có thể giúp lấy lại lòng tin và sự hợp tác quốc tế. Trước mắt, nó sẽ trả lại đất nước cho người dân Venezuela đang trong tình trạng tuyệt vọng, đói kém, và bị đàn áp.

Nguồn: Enrique ter Horst, “Death or Democracy in Venezuela,” Project Syndicate, 05/07/2017.
Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Enrique ter Horst, nguyên đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc tại El Salvador và Haiti, là phó Cao ủy viên Liên Hợp Quốc về Nhân quyền.
(Nghiên Cứu Quốc Tế)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giấc mơ hão huyền của Viettel và ác mộng gánh nợ nghìn tỷ của người dân


20/07/2017, Viettel – một trong những thương hiệu viễn thông mạnh nhất Việt Nam từng được kỳ vọng sẽ làm “thay đổi thế giới”, thế mà mới đây công ty phụ trách đầu tư nước ngoài của Viettel bất ngờ báo lỗ lên tới 22.138 tỷ, toàn dân té ngửa vì “vỡ mộng”. Tưởng rằng dưới sự quản lý của những tướng lĩnh làm kinh tế suốt từ thời chiến tới thời bình, Viettel sẽ đưa thắng lợi trở về. Ai dè, hãng viễn thông quân đội lại học đòi thói hư của các DNNN khác, tiếp tục điệp khúc thua lỗ. Vậy năng lực của Viettel có đúng như những gì truyền thông tung hê, hay là sắp tới toàn dân sẽ phải gò lưng trả món nợ chục nghìn tỷ cho “con cưng” của quân đội!
Công ty con của Viettel – Viettel Global mang 
gánh nợ hơn 22.000 tỷ về cho người dân

Ngay từ đầu, Viettel đã quá kỳ vọng vào tham vọng vươn ra thế giới của mình khi tuyên bố “trong giai đoạn 10 năm tới sẽ là một tập đoàn công nghệ viễn thông toàn cầu”. Kết quả là, chỉ mới 3 năm đầu tư ra nước ngoài, Công ty con của Viettel – Viettel Global mang gánh nợ hơn 22.000 tỷ về cho người dân, nếu tiếp tục đầu tư thêm, liệu số lỗ đó có dừng lại?

Biện bạch cho số lỗ khủng này, chính Viettel thừa nhận: “do thiếu nhân sự giỏi, trình độ luật pháp của nước sở tại kém đã khiến những khoản lỗ vì thế tăng cao”. Việc nhân sự không giỏi là do đâu, do quá trình tuyển dụng còn sơ sài (ưu tiên con ông cháu cha), hay do kỹ năng và chương trình đào tạo kém chất lượng? Rõ ràng Viettel đang tự tạt gáo nước lạnh vào mặt mình khi thừa nhận cách làm ăn thiếu chuyên nghiệp. Chưa kể, nếu thật sự là một tập đoàn lớn với bề dày kinh nghiệm, lẽ ra Viettel phải tìm hiểu rõ pháp luật của nước sở tại, quan hệ song phương cũng như các quy định quốc tế mà Việt Nam và quốc gia sở tại đó tham gia cam kết, trước khi quyết định đầu tư vào thị trường đó.

Thực tế, cách kinh doanh thiếu chuyên nghiệp này từng được lãnh đạo Viettel đề cập trước đó: “Đôi khi không biết gì lại có lợi vì chúng ta chẳng e ngại gì cả”. Có lẽ chính tư duy lối mòn này khiến Viettel tự cho mình cái quyền “không biết gì”, chẳng cần tìm hiểu thị trường đầu tư và cũng chả cần e ngại gì việc thua lỗ, cứ thế mà làm thôi, vì 22.000 tỷ này Viettel đâu phải gánh, có gì phải xót?



Thái độ lạc quan của Viettel cũng là dễ hiểu khi mà tại thị trường trong nước, Viettel nghiễm nhiên nhận được rất nhiều ưu đãi, đặc biệt là cái danh “Bộ Quốc phòng” đã giúp con đường kinh doanh của Viettel chỉ trải đầy hoa hồng. Nổi bật nhất là vụ thu hồi đất tại Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức hồi tháng 4 vừa qua. Thay vì tự đứng ra thuê đất với người dân để làm dự án, Viettel được Bộ Quốc phòng đứng ra thị uy, buộc người dân giao trả 50ha đất “để xây dựng nhà máy sản xuất, xây dựng trạm BTS trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Vì không tốn phí giải phóng mặt bằng, trụ sở,… Viettel nhờ đó kiếm lãi khủng khi hoạt động kinh doanh trong nước. Còn ở nước ngoài, cái mác quân đội của Viettel không phát huy tác dụng, Viettel phải lăn lội kiếm mặt bằng, xây dựng trụ sở,… tiền thuê đất thì đắt đỏ, chưa kể vị trí kinh doanh không thuận lợi, việc làm ăn thua lỗ một phần do đây mà ra. Do quá được “nuông chiều” ở nội địa, khi bước ra thị trường thế giới, Viettel chỉ là “cậu bé đang mò mẫm những bước đi đầu đời”.

Viettel là nguyên nhân tạo nên ngòi nổ Đồng Tâm

Ngoài trình độ chuyên môn yếu kém thì khoản lỗ ở Viettel Global còn được lãnh đạo của hãng lý giải “việc doanh thu giảm mạnh là do một số thị trường Châu Phi bị ảnh hưởng của biến động tỷ giá khi quy đổi từ đồng nội tệ sang đồng USD. Ví dụ tại Mozambique chênh lệch tỷ giá tăng 104%, Burundi chênh lệch tỷ giá tăng 28%”.

Trên thực tế, các nước mà Viettel đầu tư (trừ Peru) đều là các quốc gia nghèo, chưa phát triển: Tanzania, Cameroon, Burundi, Movitel, Natcom,… Lý do của sự lựa chọn này một phần là vì chuyên môn trong kinh doanh và kinh tế của Viettel còn thấp, nếu đầu tư tại các nước phát triển khác, Viettel khó lòng cạnh tranh lại với các hãng viễn thông sở tại. Tuy nhiên, khi chọn đầu tư vào Châu Phi, do quá ỷ y vào thị trường không có cạnh tranh này, hãng nhận ngay cái kết thất bại thảm hại vì vấn nạn tỷ giá hối đoái bất ổn, dân số có lợi tức thu nhập quá thấp, việc nhận phải trái đắng là điều khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, cũng cần biết rằng, đó chỉ là vài lý do Viettel đưa ra để xảo biện cho kiểu kinh doanh yếu kém mà thôi, đằng sau nó còn là về vấn đề về chất lượng sản phẩm. Có một sự thật là, các sản phẩm viễn thông của Viettel đều từ lò sản xuất hàng kém chất lượng nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc mà ra: đó là sản phẩm của các hãng Huawei, ZTE, Lenovo đầy tai tiếng. Mang theo những thiết bị với đầy lỗ hổng, backdoor để kết nối thế giới, liệu Viettel có được chào đón tại nước bạn không?




Mặc dù liên tục bị các nước cáo buộc là công cụ tình báo đắc lực của chính quyền Trung Quốc, nhưng không hiểu sao hạ tầng viễn thông của Huawei vẫn được Viettel tin dùng

Đáng chú ý, bất chấp việc kinh doanh lỗ lã, Viettel Global mới đây còn cho biết muốn đầu tư thêm 2 dự án tại Nigeria và Indonesia. Tại sao đang ngập ngụa trong hố sâu của lỗ vốn, Viettel lại quyết định đầu tư tiếp? Phải chăng đây là cách kinh doanh mới, thích đi ngược với xu hướng thế giới, dù Việt Nam đang nỗ lực hội nhập sâu? Trên thực tế, trường hợp làm ăn thua lỗ nhưng vẫn tăng cường đầu tư kinh doanh này chỉ xảy ra với các tập đoàn đa quốc gia như Coca Cola, Pepsi, Lotte,… vì muốn trốn thuế, tăng lợi nhuận nên liên tục báo lỗ, nhưng thật sự là lãi rất cao.

Trong khi đó, Viettel Global tự thừa nhận đã không tính toán đến chuyện biến đổi tỷ giá, không nghiên cứu kỹ thị trường,… Trong khi thế giới hiện nay đang tiến tới thời kỳ của cách mạng công nghiệp 4.0, với bao nhiêu công nghệ mới như Facebook, Viber,… cung cấp các cuộc gọi miễn phí, thì liệu khách hàng của Viettel Global có mãi trả tiền “ngu” cho hãng hay không? Hai dự án mới có triển vọng đem lời cho Viettel, hay viễn cảnh thua lỗ lại tiếp tục lặp lại?

Bất cứ nhà làm kinh doanh nào cũng thấy sự quái dị của kiểu làm kinh tế của Tập đoàn Viettel, nhưng không hiểu vì sao Viettel vẫn cứ tồn tại, cứ tiếp tục thực hiện, tiếp tục bòn rút những đồng tiền thuế của người dân để đổ vào các dự án thua lỗ một cách đau xót? Dù có muốn ngược chiều, ngược dòng cũng hy vọng rằng Viettel giữ chút tình với quê hương, hãy thôi dùng tiền thuế của dân để tiêu tốn cho những “giấc mơ hão huyền”.

Nguồn: Enternews / Báo Đầu tư / Vietnambiz
http://bluevn.info/giac-mo-hao-huyen-cua-vtel-va-ac-mong-ganh-no-nghin-ty-cua-nguoi-dan.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuông nguyện hồn ai?


Mấy chục năm xa, giờ thăm lại
Chùa xưa ngói mới đón sư thầy
Phật tử muôn phương về dựng tượng
Chuông chùa khắc khoải nguyện hồn ai? 



Thuở nhỏ, tôi và em trai tôi thường được ông nội dẫn lên Chùa Tịnh Lâm để học kinh kệ và thắp hương tại chùa. Nhưng sau CCRĐ, sư trụ trì của Chùa Tịnh đã bị đuổi đi, sau nghe nói đã bị đội CCRĐ bắt giam và đã chết trong tù. Cũng từ ngày đó, chính quyền xã đã cho dân tự do đập tượng phá chùa. Hàng trăm bức tượng đồng đen đã bị đánh cắp. Hai pho tượng Ông Thiện và Ông Ác cao tới trần nhà cũng đã bị đập nát. 

Tháng 8 năm 1964, trước khi tôi rời quê để ra Hà Nội học đại học, Chùa Tịnh Lâm chỉ còn lại cái chuông đồng cổ và cái xác Chùa mái ngói đã nghiêng xuống đổ về phía sân Chùa. Cho đến năm 1975 thì Chùa Tịnh Lâm cơ bản chỉ còn lại cái xác đổ nát không còn ai lai vãng.

Sau năm 1990, rất nhiều đồng bào Phật Tử ở Miền Nam ra xin phép địa phương tu bổ lại Chùa nhiều lần nhưng đều bị chính quyền xã, huyện, tỉnh từ chối. Năm 2008, một doanh nhân đã bỏ tiền túi đút lót các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện xã nên mới được phép tu bổ lại Chùa Tịnh Lâm. Sau đó doanh nhân này đã bỏ tiền vốn và kêu gọi quên góp tiền từ các Phật tử quê hương đang làm việc tại Sài Gòn, Hà Nội và khắp nơi trong cả nước được hàng trăm triệu nên mới xây dựng lại được Chùa như ngày hôm nay.

Nhớ thương người em trai đã hi sinh trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn và xót xa cho thân phận của Sư Trù Trì Chùa Tịnh Lâm đã bị chết oan khuất trong CCRĐ, tôi xin đăng lại ở đây một bài thơ tôi đã viết vào tháng 9 năm 1963 khi tôi đã cùng em trai Đặng Hồng Ân của tôi lên vãn cảnh Chùa vào đêm Rằm Tháng Bảy năm Quý Mão xa xôi ấy.

CHUÔNG NGUYỆN HỒN AI?
(Mến tặng bà con phật tử chùa Tịnh Lâm, Thạch Hà, Hà Tĩnh)

Lên thăm Chùa Tịnh đêm thanh vắng
Trăng sáng ngày rằm chiếu thảnh thơi
Chuông chùa đã biết bao năm lặng
Và giữa đêm trăng vắng bóng người!

Lên thăm chùa cổ của quê hương
Hồn Tịnh Lâm đây vạn vấn vương
Ta mến yêu người nên mến Phật
Cõi lòng man mác nhớ cùng thương!

Lên thăm chùa Tịnh nhớ người xây
Nhớ tổ tiên xa triệu triệu ngày
Gom góp từng dòng mồ hôi đổ
Đúc thành nền cổ vạn bàn tay

Chùa Tịnh ơi mái hiên ngói đổ
Nơi Phật Đường tượng cổ chẳng còn nguyên!
Chùa Tịnh ơi mái hiên ngói đổ
Giữa đêm rằm sáng quắc ánh trăng xuyên...

Thăm chùa cổ như thăm người cũ
Mái ngói sẫm màu là tóc mẹ dịu hiền
Tường rêu bá, áo bà xưa nhung nhớ
Lá bàng xanh là nhựa sống thanh niên

Cho phải xa quê mấy muôn ngày
Nhớ hoài Chùa Tịnh một đêm nay
Ngự đỉnh Rú Trò trăng soi bóng
Tưởng mình lạc giữa chốn bồng lai!

***

Mấy chục năm xa, giờ thăm lại
Chùa xưa ngói mới đón sư thầy
Phật tử muôn phương về dựng tượng
Chuông chùa khắc khoải nguyện hồn ai?

Chùa Tịnh Lâm, 1963 - 2017.
Đặng Huy Văn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Hãy thoải mái để vui, khỏe, sống lâu


Có một tỷ phú sống trong căn biệt thư xa hoa. Nhưng một ngày kia mắc bệnh hiểm nghèo, ông chợt nhận ra rằng tất cả những gì là danh vọng, iền tài và vật chất, thực ra đều hư vô như mây khói.
Hãy thoải mái khi bát phố
Vì lo sợ sẽ không sống được bao lâu nữa, ông bèn tìm đến một vị danh y để xin lời khuyên. Sau khi bắt mạch, danh y nói với ông rằng:
“Bệnh của ông ngoài cách này ra thì không thuốc nào có thể chữa khỏi. Tôi sẽ kê cho ông ba đơn thuốc, ông cứ theo đó mà làm, hết đơn thứ nhất thì chuyển sang đơn tiếp theo.”

Vị tỷ phú về nhà, trong lòng phấp phỏng hy vọng. Ông lấy đơn thuốc đầu tiên ra và đọc:

1 - “Hãy đến một bãi biển và nằm đó khoảng 30 phút, làm liên tục như vậy 21 ngày.”

Mặc dù thấy khó hiểu, nhưng ông vẫn quyết định ra bờ biển. Ông lang thang một vòng rồi ngả lưng nằm trên bãi cát. Bất chợt một cảm giác nhẹ nhàng và khoan khoái vô cùng bao trọn thân thể ông. Vì trước đây công việc bận rộn nên ông không có cơ hội nghỉ ngơi. Nay ông có thể tĩnh tâm lại để lắng nghe tiếng gió thổi vi vu, tiếng sóng biển rì rào hòa lẫn với tiếng kêu thánh thót của đàn hải âu gọi bầy… Trái tim ông bỗng thổn thức, chưa bao giờ ông có được cảm giác thoải mái như bây giờ.

Ngày thứ 22, ông mở đơn thuốc thứ hai, trong đó viết:
2 - “Hãy tìm 5 con cá hoặc tôm rồi thả chúng xuống biển, liên tục như vậy trong 21 ngày.”

Trong lòng ông đầy rẫy những băn khoăn, nhưng vẫn cặm cụi đi mua tôm cá rồi thả chúng ra biển. Ngắm nhìn từng con vật bé nhỏ được trở về với biển khơi, trong lòng ông không nén nổi nỗi xúc động.
Ngày thứ 43, ông đọc đơn thuốc thứ ba:
3 - “Tìm một cành cây và viết những điều khiến ông cảm thấy không hài lòng lên bãi cát.”
Nhưng khi ông vừa viết xong, thủy triều lại cuốn tất cả xuống biển. Ông lại viết, sóng lại cuốn đi, lại viết, lại cuốn đi, rồi lại viết, và lại cuốn đi… ông bật khóc nức nở vì chợt hiểu ra tất cả. Khi về nhà ông cảm thấy toàn thân nhẹ nhàng, tinh thần chưa bao giờ thoải mái và tự tại đến thế, thậm chí ông cũng không còn sợ cái chết nữa.


Thì ra con người ta chỉ cần học được 3 điều trên thì sẽ vui vẻ hạnh phúc:
Thứ nhất: Nghỉ ngơi
Thứ hai: Cho đi
Thứ ba: Buông xuống


1 - Hình 1 : Hãy thoải mái khi nhặt cải:


2 - Hình 2 : Hảy thoải mái khi vô Internet


3 - Hình 3 : Hảy thoải mái khi tắm xong

4 - Hình 4 : Hảy thoải mái khi làm ruộng


5 - Hình 5 : Hảy thoải mái khi ăn phở
http://www.haingoaiphiemdam.net/Thoai-mai-di-thoi-77874
http://tapchisao.vn/doi-song/la-con-nguoi-chi-can-hoc-duoc-3-dieu-nay-thi-se-vui-ve-hanh-phuc-suot-doi.html#utm_source=hotuankiet&utm_campaign=hotuankiet&utm_medium=hotuankiet

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một ngày tháng Bảy...





It's me. Griet!
Ảnh và bài Griet
"Âu yếm, Lan vuốt vuốt vai áo anh... Đừng bận lòng về em. Đời anh rộng mở, hãy đi và hãy sống cho thỏa... Thôi anh đi đi kẻo muộn. Em sẽ nhớ anh mãi. Còn anh đừng quên hẳn em nhé, anh thân yêu tình cờ của em!"
Nhưng...
"Vì sao anh lại chọn chiến tranh và vì sao nhất thiết phải là nó? Trong chiến tranh, cuộc sống của anh, của bao người khác thật kinh khủng, thậm chí khó có thể bảo đấy là cuộc sống nói gì đến sự tìm kiếm những sắc thái nghệ thuật trong cuộc sống đó...".
(Nỗi buồn chiến tranh | Bảo Ninh)
                        *********
Tuổi trẻ có vô số cơ hội, vô số chọn lựa. Tuổi trẻ được cuộc đời ưu ái dành cho đặc quyền đó. Nhưng tuổi trẻ của chiến tranh chỉ có thể dấn thân cho lý tưởng hoặc chết vinh hoặc sống lay lắt vì thói ích kỷ hoặc chấp nhận bán mình cho sự đớn hèn.
Kiên sau chiến tranh vẫn còn ám ảnh không nguôi: tiếng súng nổ, tiếng bom rơi, tiếng la hét trong khói lửa mịt mù, tiếng đồng đội nấc hơi cuối cùng từ giã cõi đời khi còn quá trẻ, ám ảnh mùi hồng ma đầy ảo giác, mùi tanh của máu của thây người mục rã,... Anh như vẫn còn canh cánh nỗi niềm với người con gái "tình cờ" ấy. Anh đặt ra nhiều lần câu hỏi "Tại sao?" nhưng có hề gì khi mà quá khứ đã lùi xa, chỉ còn để lại bao nhiêu vết tích của sự thương tổn,... Để rồi, trong những giấc mơ cứ chấp chới những bóng dáng, những ký ức như mới hôm qua...
Tháng Bảy nào cũng khép lại bằng những cơn mưa. Ngồi ở nhà may cho bạn chiếc áo, đọc sách, ngắm hoa và nghe tiếng mưa lùa trên mái có vẻ như thứ xa xỉ phù phiếm. Nhưng chẳng còn cách nào khác. Khi lòng chẳng thể bình yên thì chỉ thích được phù phiếm như thế. Đó là nơi lẩn tránh tất cả những lo lắng đời thường, nhố nhăng nhặng xị. Nhưng đó không phải là tự cô lập. Thỉnh thoảng thôi, tự cho phép mình như thế.
Người chẳng bao giờ màng đến sách cũng như chẳng bao giờ hiểu có một kẻ yêu thích những gì tinh tế từ trong sách vở. Hà cớ gì làm khô héo tâm hồn khi cuộc đời vẫn cho quyền mơ mộng, cho quyền yêu sống?
Hôm nay, muốn nói về sách. Nhưng sẽ nói với ai? Một cuốn sách nặng trĩu nỗi buồn của Bảo Ninh - Nỗi buồn chiến tranh. Họ đã đi qua một thế hệ đầy đau thương mất mát để giờ phút này, ta chỉ biết bươn bã với cuộc đời cơm áo, quên mất rằng dừng lại một chút để biết nguyên nhân sự tồn tại của chính mình...
Trang sách cuối cùng gấp lại cũng mang mang u uẩn như cơn mưa chiều nay vậy, Người có biết không? Ám ảnh về sự mất mát mà vẫn le lói niềm hy vọng, dẫu mong manh. Giá như Người có thể...
"Những bạn bè đã chết
Cũng sẽ trở về như những bông hoa
Cắt xuân trước, tháng Giêng sau lại mọc
Những bông hoa không chết bao giờ"
(Những bông hoa không chết | Lưu Quang Vũ)
*********
Những ngày ở biển, cùng với Nỗi buồn chiến tranh, lòng cũng rào rào như sóng, sóng của yêu thương, một tình yêu lớn lao, thuần khiết...
Giá...
Người ở cùng, chẳng nói gì, chỉ thầm lặng nhìn nhau và hiểu rằng ta đang có những cơn mưa lành...

27.7.2017
Một miên cảm sau trang sách cuối...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hát rong đường phố cực hay chia sẻ để giúp đỡ anh ấy nhé, chấn hưng ch...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Càng bệ vệ sang trọng, càng là lũ ăn cướp


Một ngày của sao
Nguyễn Đức Hòa - Trong mặc định của xã hội Việt Nam hiện tại, những kẻ cướp thường ăn mặc sang trọng. Càng bệ vệ sang trọng, càng là lũ ăn cướp.
Chàng giật mình dậy, đưa tay nhìn cái đồng hồ Hublot Classic Fusion Zirconium, đã là 9h sáng.
Chàng vội vã vào nhà tắm vệ sinh cá nhân. Giờ này ở quán cafe chàng thường ngồi là cao điểm đông khách. Và chàng đam mê cái cảm giác hàng trăm ánh mắt nhìn chàng trầm trồ khi chàng đậu chiếc Audi R8 Spyder rồi tha thướt bước vào quán. Cuộc đời một gã đàn ông như chàng thì đó là cảm xúc đáng sống nhứt.

Sau khi xịt một ít nước hoa Caron’s Poivre, chàng mặc chiếc áo Gucci và cái quần Jeen của hãng Giorgio Armani, không quên bỏ vào túi chiếc điện thoại Dior Rêverie. Chàng lấy chìa khóa xe ra cửa.

Sau khi nhấp 1 ngụm Capuchino, chàng móc cái Iphone 7 dành riêng để lướt phây, chàng đăng tút " Ngày mới yên bình bên tách Capuchino. Chúc mọi người zui zẻ"

Sau đó chàng lướt web đọc tin chờ like.

Chàng lướt vội qua các tin về Biển Đông, về giá xăng, về xả thải...
Chàng dừng, mắt sáng lên đầy phấn khởi ở bảng tin : " lộ diện bí mật ekip nặn mụn cho Ngọc Trinh". Chàng đọc say mê, thích thú đầy viên mãn.

Bổng chiếc điện thoại Dior Rêverie đổ chuông, chàng vội chạy ra ngoài quán, nơi được nhiều người nhìn thấy. Chàng cầm điện thoại bằng 2 ngón tay, cố ý phơi mình nguyên cái điện thoại.

Chàng lấy giọng thật nhẹ... Anh nghe !

Có tiếng xe gầm rú chạy ngang, chàng hốt hoảng la lớn.. cướp... cướp...

Chàng rượt theo, một số người trong quán cũng chạy theo sau, tiếng la cướp... cướp vang dội cả đất trời.

Chạy tới ngã tư, mấy người xe ôm lao ra đấm đá chàng túi bụi, vì họ tưởng chàng là cướp. Vì chàng chạy trước và có một nhóm nguời chạy sau.

Trong mặc định của XH hiện tại, những kẻ cướp thường ăn mặc sang trọng. Càng bệ vệ sang trọng, càng là lũ ăn cướp.

Sau khi bị đánh bầm dập và được mọi người giải oan, chàng buồn bã quay về quán.

Vừa đưa tay bật công tác, cái đồng hồ mất tiêu. Chàng thở hắt ra khi phát hiện mất 2 kiếng chiếu hậu.

Quá phẫn uất, chàng thét lên...

Địt mẹ! Xui VL

....

Nguyễn Đức Dũng Đậu xe rồi, chàng gọi PCT và trưởng CAP ra trông xe mới đúng kiểu.

Thanh Ngô Thằng ăn cướp bị thằng khác cướp... Thế thôi..😀..

Quang Nguyen Càng sang trọng càng cướp công khai và nhiều hơn!


Phần nhận xét hiển thị trên trang