Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Xấu xa đừng đậy lại


GIÁO SƯ NGUYỄN LÂN DŨNG (GDVN) - Vì sao người Mỹ đã công khai nói lên toàn bộ sự đàn áp hết sức dã man trong một thời gian dài đối với những người da đen được mua hay bị bắt từ Châu Phi sang? Ảnh Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa người Mỹ gốc Phi tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ. (Ảnh: EPA/TTXVN)
LTS: Chia sẻ cảm nhận sau chuyến tham quan Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa người Mỹ gốc Phi tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho độc giả thấy tinh thần dám nhìn thẳng vào sự thật của người Mỹ. Theo Giáo sư, nước Mỹ để cho mọi người thấy rõ sự xấu xa, tàn ác của nạn phân biệt chủng tộc trong gần 200 năm lịch sử cũng là cách để họ quyết tâm đấu tranh cho sự bình đẳng.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Tại Washington D.C., tôi vô cùng phấn khích khi được vào thăm Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa người Mỹ gốc Phi đặt tại 1400 Constitution Avenue, NW, Washington, D.C., giữa Madison Drive và Constitution Avenue và giữa đường phố 14 và 15.

Việc vào cửa là miễn phí nhưng vô cùng khó khăn, bởi vì phải đăng ký qua mạng và mỗi ngày chỉ có khoảng 3.000 người được vào thăm.

Bảo tàng mới mở cửa từ tháng 9 năm ngoái mà đã có hơn 1 triệu người tham gia.


GS Nguyễn Lân Dũng: Rất nhiều người Việt ham tiền, vô cảm, hèn nhát

May sao tôi được sự ưu tiên hỗ trợ của một tiến sĩ lịch sử nguyên là phu nhân của Phó Đại sứ Mỹ tại Hà Nội thì mới vào nổi qua một cửa riêng.

Đây là bảo tàng quốc gia duy nhất dành riêng cho tài liệu về cuộc sống, lịch sử và văn hóa của người Mỹ gốc Phi.

Nó được thành lập theo Đạo luật của Quốc hội vào năm 2003, sau nhiều thập kỷ nỗ lực để thúc đẩy và nêu bật những đóng góp của người Mỹ gốc Phi.

Đến nay, Bảo tàng đã thu thập được hơn 36.000 hiện vật và gần 100.000 cá nhân đã trở thành thành viên Bảo tàng theo đăng ký.

Bảo tàng mở cửa cho công chúng vào ngày 24/9/2016, là bảo tàng thứ 19 và mới nhất của Viện Smithsonian.


Bảo tàng giúp cho mọi người thấy được câu chuyện lịch sử và nền văn hoá của châu Phi cùng với sự xâm nhập của người gốc Phi vào Mỹ trong suốt hơn 200 năm qua.

Nó khám phá ý nghĩa của việc trở thành một người Mỹ và chia sẻ những giá trị của Mỹ như khả năng phục hồi, lạc quan và tâm linh được phản ánh như thế nào trong lịch sử và văn hoá Châu Phi.

Đây là nơi hợp tác vượt ra ngoài Washington D.C. để thu hút khán giả không chỉ toàn nước Mỹ mà cả khách du lịch khắp thế giới.

Nó tập hợp được tư liệu từ vô số các Viện bảo tàng và các cơ sở giáo dục, những nơi đã khám phá và bảo tồn được các tư liệu lịch sử quan trọng về chủ đề này.

Bảo tàng này là một bảo tàng công cộng dành cho tất cả mọi người, nơi mọi người được chào đón tham gia, cộng tác và tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hoá của người Mỹ gốc Phi.


Đại học Washington qua lời kể của giáo sư Nguyễn Lân Dũng

Theo những lời của Lonnie G. Bunch III, giám đốc sáng lập của Bảo tàng, "có những sự kiện mạnh mẽ và quan trọng như một dân tộc, như một quốc gia đang lấp đầy trong lịch sử của nước Mỹ".

Bảo tàng này sẽ kể câu chuyện của Mỹ thông qua các ống kính lịch sử và văn hoá của người Mỹ gốc Phi.

Đây là câu chuyện của Mỹ và bảo tàng này dành cho tất cả những người muốn hiểu về một khía cạnh của nước Mỹ hùng mạnh như ngày hôm nay.

Xem hết một ngày trời tôi đã ghi lại được biết bao hình ảnh quý giá nhưng không sao ghi được rất nhiều video chiếu liên tục trên khắp các bức tường phía trên cao của Bảo tàng.

Tôi không sao kể lại hết được nội dung của Bảo tàng vì quá rộng lớn, quá phong phú.

Tôi chỉ thấy hiện lên trong đầu một cảm nghĩ: Vì sao người Mỹ đã công khai nói lên toàn bộ sự đàn áp hết sức dã man trong một thời gian dài đối với những người da đen được mua hay bị bắt từ Châu Phi sang để lao động nông nghiệp, làm đường, làm lao công và mọi công việc nặng nhọc khác?.

Họ đã góp phần tạo nên cuộc sống tốt đẹp của cả nước Mỹ như ngày hôm nay. Tôi xúc động đến rơi nước mắt khi thấy hình ảnh những người da đen bị kìm kẹp, đánh đập, khinh bỉ từ phía những người da trắng.

Bảo tàng mở cửa cho công chúng vào ngày 24/9/2016, là bảo tàng thứ 19 và mới nhất của Viện Smithsonian. (Ảnh: washington.org)

Thực ra những người da trắng cũng chỉ là những người nhập cư từ Anh, từ Pháp, từ Tây Ban Nha sang mảnh đất do Columbo khám phá ra châu lục này.

Chúng ta nhớ lại rằng đây là sự kiện lịch sử được đánh dấu bằng thời điểm đoàn thám hiểm do Cristoforo Colombo làm trưởng đoàn đã đặt chân đến châu Mỹ vào ngày 12/10/1492.

Theo lệnh của vua Fernando và hoàng hậu Isabel xứ Castilla và Aragón, đoàn thám hiểm đã xuất phát từ cảng Palos xứ Andalucía.

Trong 2 tháng và 9 ngày sau đó, đoàn đã vượt qua biển Đại Tây Dương và đến một số đảo thuộc lục địa châu Mỹ, cụ thể là các đảo thuộc quần đảo Bahamas hiện nay.

Khi trở về, Colombo đã thông báo cho châu Âu biết về sự tồn tại của một Thế giới mới.

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, là sự tiếp xúc giữa hai thế giới vốn phát triển tách biệt nhau kể từ buổi bình minh của nhân loại.

Theo Wikipedia thì người da đen ở Mỹ có hơn 40 nhóm chủng tộc đến từ ít nhất 25 vương quốc ở Phi châu bị đem bán đến vùng đất mới Bắc Mỹ thuộc Đế quốc Anh trong thời kỳ buôn nô lệ qua Đại Tây Dương.

Các vương quốc Phi châu hùng cường dọc bờ biển thường bán những nhóm người này cho các thương buôn người Âu để đổi lấy các loại hàng hoá như hàng dệt và vũ khí.

Người Phi bị bán và trao đổi như những nô lệ và bị đem lên tàu vượt biển sang Hoa Kỳ đến từ tám khu vực buôn nô lệ ở Phi châu, bao gồm các nước nay là Sénégal, Gambia, Guinée và Guiné-Bissau, Liberia Côte d'Ivoire, Ghana, Togo, Bénin và Tây Nigeria, Nigeria, Cameroon và Guinea Xích đạo, Gabon, Angola, Cộng hoà Dân chủ Congo và Mozambique.


Giáo sư Nguyễn Lân Dũng kể chuyện đi thăm Đại học Georgia

Những người nô lệ Phi châu đã mang theo họ tín ngưỡng, ngôn ngữ và văn hoá khi bị cưỡng bức lên tàu đến Tân Thế giới.

Tuy nhiên, những thương buôn và chủ nô đẩy mạnh những chiến dịch tàn bạo và có hệ thống nhằm tước bỏ bản sắc châu Phi, dần dần tiến đến việc loại bỏ hoàn toàn tên, ngôn ngữ và tín ngưỡng nguyên thuỷ của họ.

Khi có thêm các phương tiện nô dịch, giới chủ nô cố ý sắp xếp nô lệ nói các ngôn ngữ khác nhau sống chung tại các nông trang và cấm họ sử dụng bất cứ ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Anh cũng như cấm họ học đọc học viết.

Dần dà, người Phi ở Mỹ hình thành một bản sắc mới tập chú vào các điều kiện tương tác tại vùng đất mới đối nghịch với những ràng buộc lịch sử và văn hoá với châu Phi.

Khoảng năm 1860, có 3,5 triệu người nô lệ bị đem vào miền Nam Hoa Kỳ, cùng với 500.000 người Phi đang sống tự do ở khắp đất nước.

Chủ trương bãi bỏ nô lệ có tiến triển và lên đến đỉnh điểm khi Abraham Lincoln đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 1860, dẫn đến hành động ly khai của Liên bang miền Bắc, và bùng nổ cuộc Nội chiến Mỹ (1861-1865).

Tất nhiên phần sau của Bảo tàng là cả một lịch sử đấu tranh giành quyền bình đẳng cho toàn bộ người Mỹ gốc Phi.

Điều này tôi thấy quá rõ tình trạng hiện nay trên khắp các đường phố và trong các trường đại học mà tôi có dịp đến thăm.

Tôi chỉ muốn nói lên về một quan niệm của nhiều người chúng ta là “Đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại”.

Đấy là một quan niệm thiếu trong sáng, thiếu dân chủ, thiếu khách quan và làm cản trở sự tiến bộ của cả dân tộc.

Chỉ khi nào thấy rõ cái sai, dù là trong bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào, mà chúng ta dám mạnh dạn vạch ra, mạnh dạn phân tích và mạnh dạn phê phán thì chúng ta mới có thể mạnh mẽ tiến lên được.

Có lẽ đó là một bài học lịch sử mà nước Mỹ mãi đến sau năm 1970 khi người phụ nữ da màu được quyền bầu cử mới hoàn toàn được thực thi.

Việc Tổng thống da màu Obama được dân chúng không chỉ nước Mỹ mà cả ở nhiều nước khác cổ vũ một cách thực sự nhiệt tình cho thấy rõ tiến bộ đích thực của sự xóa bỏ phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ.

Phải chăng đó cũng có nguồn gốc từ việc làm cho mọi người thấy rõ sự xấu xa, tàn ác và phi nhân tính của tệ phân biệt chủng tộc trong gần 200 năm lịch sử của nước Mỹ?.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng

http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Giao-su-Nguyen-Lan-Dung-Xau-xa-dung-day-lai-post178481.gd

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Công khai bản án: Ai sợ, ai không?


Công khai bản án là bước tiến lớn thúc đẩy tiến trình cải cách tư pháp để mỗi bản án tiệm cận với công lý và lẽ công bằng.
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao vừa ban hành nghị quyết về việc công bố bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử của tòa án và đã triển khai trên thực tế. Nhận định về việc này, đại biểu Quốc hội - luật sư Trương Trọng Nghĩa (ảnh) nói: “Việc công khai bản án theo nghị quyết của TAND Tối cao là phù hợp với nguyên tắc xét xử công khai”.
Bước tiến lớn trong lĩnh vực tư pháp
. Phóng viên: Thưa ông, việc công khai bản án phù hợp với nguyên tắc xét xử công khai được hiểu là gì?
Công khai bản án: Ai sợ, ai không? - ảnh 1
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa: Điều này có nghĩa là việc xử án công khai thì logic của nó là bản án cũng được công khai. Ở nhiều quốc gia, việc công khai bản án là điều tất nhiên. Nhà nước có trách nhiệm thành lập hệ thống lưu trữ để người dân thuận tiện nghiên cứu bản án.
. Vậy vì sao ở Việt Nam giờ mới thực hiện việc công khai bản án?
 
+ Trước hết, có thể do điều kiện chiến tranh, kéo theo yêu cầu bảo mật nên việc công khai bản án đã không được thực hiện. Bởi ở thời chiến thì ngay cả điều kiện xét xử công khai cũng bị hạn chế. Điều kiện kinh tế chậm phát triển cũng là một lý do khi không có đầy đủ những điều kiện về xét xử, lưu trữ. Nhiều bản án thời xưa còn phải viết trên những tờ giấy không tốt… Đó là những lý do khách quan.
. Vậy còn những điều kiện chủ quan thì sao?
+ Chủ yếu nhất vẫn là nhận thức, quan điểm về nguyên tắc xét xử công khai chưa đầy đủ. Đã từng có những quan niệm rằng: Việc xét xử đã công khai rồi, thế thì không cần đặt ra vấn đề công khai bản án. Xét xử công khai là mọi người cũng đến, cũng xem xét xử nhưng lưu trữ bản án để mọi người có thể truy cập lại là chuyện khác.
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao ra nghị quyết về công khai bản án thì cũng có nghĩa là mọi bản án phải được lưu trữ tốt hơn và mọi người có quyền tiếp cận các bản án. Đây là một bước tiến rất lớn trong lĩnh vực tư pháp của Việt Nam.
. Theo ông, việc công khai bản án có gây áp lực nhiều hơn với các thẩm phán, hội thẩm và các cơ quan tố tụng khác không?
+ Đương nhiên rồi. Khi công khai bản án thì yêu cầu đối với công tác xét xử, với HĐXX, với từng thẩm phán, kể cả hội thẩm nhân dân cũng cao hơn. Nhưng theo tôi, công bố bản án mới chỉ là bước đầu. Vì theo nguyên tắc công khai, minh bạch thì ngay cả những biên bản phiên tòa cũng phải công khai. Bởi có như vậy thì mọi hoạt động của tòa án, từ việc thẩm vấn, tranh tụng, thẩm tra chứng cứ… mới được bộc lộ ra hết.
Ở một số nước thì ngay cả ý kiến thiểu số của HĐXX cũng được in luôn trong bản án để khi mọi người đọc thì hiểu rằng: Bản án được thông qua là do đa số thông qua. Ý kiến của thiểu số được ghi nhận trong bản án là một áp lực cho công tác xét xử.
. Vậy khi bản án được công khai thì công tác xét xử chắc phải thay đổi, thưa ông?
+ Trước hết, khi chuẩn bị công tác xét xử phải thật khoa học, hiệu quả, từ đó bản án mới có chất lượng tốt. Bởi khi mọi thành phần trong phiên tòa, từ HĐXX, công tố, luật sư… không được tổ chức tốt thì không thể có một bản án tốt được.
Khi công bố bản án thì đương nhiên những luận cứ của bản án sẽ được xem xét kỹ hơn. Nó lý giải vì sao bị cáo đó không bị kết tội cố ý gây thương tích mà lại bị kết tội giết người; vì sao bị cáo ấy không bị tuyên tội hiếp dâm mà chỉ bị tuyên tội giao cấu với người chưa thành niên…
Công khai bản án: Ai sợ, ai không? - ảnh 2
Công khai bản án, quyết định sẽ khiến HĐXX cẩn trọng hơn. Ảnh: HOÀNG GIANG
Thẩm phán và… kỹ năng viết án
. Nhưng không phải lúc nào đọc một bản án tôi cũng có thể thấy sự mạch lạc như ông vừa đề cập?
+ Đây là vấn đề liên quan đến án văn, hay là cách hành văn, trình độ hành văn của các thẩm phán. Hiện nay, ngay cả ở những tòa cấp cao, nhiều bản án vẫn sai ngữ pháp, từ vựng… Bây giờ khi các bản án được công khai thì các thẩm phán phải nâng cao trình độ hành văn (án văn) của mình lên. Vì nếu không thì người dân đọc bản án sẽ không biết thẩm phán nói gì và công chúng bị tác động một cách tiêu cực. Và công chúng sẽ biết ngay thẩm phán nào kém, thẩm phán nào giỏi.
Nhưng điều đáng lưu ý nữa là khi công khai bản án, công chúng sẽ biết được bản án đó có công bằng không, có đảm bảo công lý hay không. Án văn là một áp lực về hình thức nhưng luận cứ, lập luận của bản án lại là một áp lực về nội dung. Hai áp lực này không thể tách rời.
Nhiều thẩm phán vận dụng pháp luật rất tốt nhưng nếu không hành văn được thì những luận cứ, lập luận cũng không toát ra được. Những yếu tố kỹ thuật viết án văn sẽ có tác động rất sâu rộng.
. Nhưng không phải một sớm một chiều mà năng lực của thẩm phán, nhất là về án văn có thể nâng cao ngay được...
+ Điều này tạo ra một áp lực cho công tác đào tạo thẩm phán. Những kỹ năng về án văn, hùng biện, mạch lạc… để thuyết phục công chúng sẽ phải được chú trọng hơn. Và chắc chắn công tác này sẽ được hoàn thiện hơn trong tương lai.
Nhưng tôi muốn nhấn mạnh đến một vấn đề khác, đó là nguyên tắc án lệ. Việc công khai bản án sẽ thúc đẩy các án lệ hình thành nhanh chóng hơn, sát với thực tiễn hơn. Việt Nam đã cho phép áp dụng án lệ trong tranh tụng và xét xử. Thế thì muốn có án lệ thì phải nghiên cứu bản án.
TAND Tối cao đã công bố các án lệ. Nếu các luật sư nghiên cứu, tìm thấy các bản án không nằm trong số án lệ nhưng có giá trị với lập trường, quan điểm bào chữa của họ thì họ được quyền dẫn chứng.
Ví dụ, tôi đi tìm kiếm những vụ án về cố ý gây thương tích, về tai nạn giao thông thì sẽ có những bản án cho thấy kết luận điều tra và cáo trạng trái với những bản án đó. Khi đó luật sư, bị can, bị cáo được quyền sử dụng những luận cứ trong các bản án đó để soi rọi trường hợp của mình, của thân chủ mình. Nó giúp cho việc hình thành án lệ nhanh chóng, phong phú, tiệm cận với thực tế xét xử tốt hơn.
Sức ép đối với thẩm phán
. Không chỉ “ép phê” với thẩm phán, mà ngay cả công tác đào tạo ở các trường luật cũng sẽ có tác dụng tích cực chứ, thưa ông?
+ Đúng vậy. Việc đào tạo cử nhân luật từ trước tới nay vì không có bản án nên chủ yếu thông qua lý thuyết hoặc một số ví dụ trên báo chí. Khi các bản án được công khai thì việc đào tạo cử nhân luật sẽ sát với thực tiễn nghề nghiệp tương lai của các sinh viên luật. Chính các sinh viên luật trong quá trình học đã tiếp cận, nghiên cứu các bản án thì cử nhân luật sẽ bớt đi tính lý thuyết hơn. Công tác nghiên cứu ở bậc cao như thạc sĩ, tiến sĩ cũng sẽ thực tế hơn.
.Và công tác tuyên truyền pháp luật đến người dân cũng sẽ tốt hơn, thưa ông?
+ Đó là một tác động xã hội to lớn. Người dân có thể tự mình nghiên cứu các bản án để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân đối với các tình huống pháp luật. Chẳng hạn một doanh nhân sẽ tìm các bản án về ngân hàng để rút kinh nghiệm, tránh những sai phạm trong lĩnh vực này.
Báo chí từ đây cũng có thể truy cập được các bản án, việc phản ánh các vụ án sẽ có sự so sánh, đối chiếu và đưa ra những nhận định, đánh giá về các vụ án.
Riêng đối với ngành tòa án, việc công khai bản án là một sức ép nhưng là một sức ép lành mạnh để ngành tòa án ngày càng xứng đáng với sứ mạng của mình, đó là bảo vệ công lý và công bằng xã hội.
. Xin cám ơn ông.
Kỹ năng tranh tụng của luật sư sẽ tốt hơn
Khi công khai bản án thì người dân sẽ tin tưởng hơn vào hoạt động xét xử, tin vào công lý; và tòa án mới trở thành trung tâm, và hoạt động xét xử mới trở thành trọng tâm của cải cách tư pháp như Nghị quyết 49 đặt ra.
Việc công khai bản án sẽ giảm dần và hạn chế tối đa án oan, sai. Dĩ nhiên, đây không phải là công cụ hữu hiệu nhất bởi nguyên nhân oan, sai thì rất nhiều và xét xử để ra được một bản án chỉ là một khâu trong quá trình tố tụng. Tất nhiên, khi công khai bản án thì HĐXX sẽ phải thận trọng hơn, tuân thủ pháp luật tốt hơn để có những bản án đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Mỗi quyết định của HĐXX sẽ có tác động không chỉ đối với bị cáo mà còn đối với xã hội.
Về phía luật sư, việc công khai bản án sẽ làm cho mỗi luật sư tham gia tranh tụng có thể đánh giá được mức độ tham gia bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế của mình đến đâu. Từ đó, các luật sư biết làm thế nào để nâng cao năng lực, kỹ năng tranh tụng để bảo vệ công lý tốt hơn.
Khi bản án được công khai thì xã hội không chỉ đánh giá về hoạt động xét xử của tòa án mà còn nhận xét về hoạt động tranh tụng của luật sư. Điều này sẽ giúp cho chất lượng của đội ngũ luật sư được nâng cao hơn mỗi ngày.
TS ĐỖ NGỌC THỊNH, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Công khai bản án sẽ giảm oan, sai
Việc công khai bản án sẽ nâng cao trách nhiệm của HĐXX và thẩm phán chủ tọa. Khi xét xử, thẩm phán sẽ ý thức rằng việc xét xử này được giám sát. Sản phẩm là bản án của thẩm phán sẽ được công luận đánh giá. Chất lượng xét xử vì vậy sẽ được nâng lên.
Án oan, sai cũng vì vậy mà giảm bớt đi khi trách nhiệm của HĐXX và thẩm phán được nâng cao và được giám sát sâu rộng hơn. Dĩ nhiên, oan, sai có nhiều nguyên nhân và có cách hạn chế là thúc đẩy, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa. Vì vậy, nâng cao trách nhiệm của HĐXX và thẩm phán chủ tọa cũng là một biện pháp tốt để giảm oan sai trong quá trình xét xử.
Ông TỐNG ANH HÀO, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao
CHÂN LUẬN thực hiện
(Nguồn: PLO)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trịnh Xuân Thanh có dấu hiệu tẩu tán tài sản từ sớm


Mạnh Quân-Tuấn Hợp



Dân Trí - Theo nguồn tin riêng của Dân trí, Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC), nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang... người đã bị khởi tố và bị cơ quan điều tra phát lệnh truy nã, đã có những dấu hiệu tẩu tán tài sản từ khá sớm khi cơ quan chức năng còn đang xem xét điều tra, xử lý với người này.

Như Dân trí đã có loạt bài điều tra về khu biệt thự rộng trên 3.300 m2 trên đỉnh núi Tam Đảo (thị trân Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đứng tên sở hữu của Công ty TNHH Mai Phương, do ông Trịnh Xuân Giới, nguyên Phó trưởng ban Dân vận Trung ương làm Chủ tịch, biệt thự này vừa qua đã được cơ quan chức năng yêu cầu phong tỏa, ngừng mọi hoạt động giao dịch.

Cụ thể, từ tháng 9/2016, trong buổi làm việc với Ủy ban nhân dân thị trấn Tam Đảo, Vĩnh Phúc, cơ quan chức năng đã khẳng định: "Tài liệu điều tra cho thấy, ông Trịnh Xuân Thanh có liên quan đến biệt thự Mai Chi, tổ dân phố số 1, thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo. Đề nghị khi có tổ chức, cá nhân nào có dấu hiệu hoặc đề nghị xác nhận chuyển nhượng hoặc giao dịch có liên quan đến khu đất và biệt thự trên thì thông báo ngay cho Công an thị trấn Tam Đảo và Cơ quan điều tra, Bộ Công an phối hợp giải quyết không để chuyển dịch bất hợp pháp biệt thự và khu đất nêu trên".

Đáng lưu ý là khu đất trên trước đây thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần đầu tư và xây lắp Dầu khí Kinh Bắc- một Công ty thành viên của PVC do Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch. Vừa qua, ông Đỗ Văn Hồng- Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty này cũng đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra.

Vì yêu cầu trên, theo ông Nguyễn Duy Hưng, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và môi trường Vĩnh Phúc trong buổi làm việc trực tiếp với Dân trí, hiện nay, mọi hoạt động nhằm giao dịch khu đất và biệt thự Mai Chi bị phong tỏa. Tuy nhiên, trước đó, từ lâu, theo điều tra của phóng viên Dân trí, đã có một số cá nhân có những hoạt động nhằm chuyển nhượng khu đất có địa thế rất đẹp này.

Đã có những tin nhắn chào mới mua cả khu đất và biệt thự trên với giá khoảng 52 tỷ đồng- một mức giá được một công ty môi giới, mua bán bất động sản ở Vĩnh Phúc cho rằng, chỉ bằng một nửa giá trị thật của nó. Người được cho là đầu mối liên lạc là một cá nhân có tên là D.T.

Theo nguồn tin riêng của Dân trí, mặc dù về mặt giấy tờ sở hữu chính thức hiện nay, khu đất trên vẫn thuộc Công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới làm Chủ tịch nhưng thực tế, nó đã được bán cho một cá nhân khác.

Tuy nhiên, người này đứng trước rủi ro lớn là là mất trắng khoản tiền mua khu đất và biệt thự này do số tài sản trên có khả năng bị thu hồi nếu được chứng minh nó hình thành từ các khoản tiền do Trịnh Xuân Thanh tham nhũng mà có và nhờ Công ty của ông Trịnh Xuân Giới đứng tên.


Nếu cơ quan chức năng khẳng định số tài sản trên thực chất của Trịnh Xuân Thanh thì các hoạt động nhằm mua bán, giao dịch số tài sản này trước thời điểm ông Thanh được cho là trốn khỏi Việt Nam thì có thể nói, đó là dấu hiệu tẩu tán tài sản khi biết trước nguy cơ bị điều tra, khởi tố.

Ông Thanh được cho là rời Việt Nam cuối tháng 7 khi gửi đơn đến Tỉnh uỷ Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7. Ngày 19/8, ông gửi đơn lần 2 xin nghỉ một tháng (3/8-2/9) để đi nước ngoài trị bệnh và không rõ tung tích kể từ thời điểm này.

Cho đến ngày 15/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) đã chính thức khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với ông Trịnh Xuân Thanh (50 tuổi) để điều tra khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) trong thời gian làm lãnh đạo tại đây. Trịnh Xuân Thanh khi rời PVC đã sang Bộ Công Thương, liên tục được bổ nhiệm qua nhiều chức vụ ở Bộ này rồi được ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Công Thương hỗ trợ, thuyên chuyển làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, tỉnh ủy viên, Tỉnh ủy Hậu Giang.

Chiều 16/9/2016, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đến Hậu Giang thi hành quyết định khai trừ Đảng, tuy nhiên ông Thanh vắng mặt . Buổi tối cùng ngày, Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế với ông này.

Vào tháng 10, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cho biết: "Khi đang xem xét kỷ luật khai trừ Đảng thì Thanh lẳng lặng vượt biên, trốn ra nước ngoài rồi bay sang châu Âu".

Theo nguồn tin của Dân trí, không chỉ với biệt thự Mai Chi mà một số tài sản bất động sản khác có liên quan, được tình nghi là tài sản của Trịnh Xuân Thanh ở một số tỉnh, thành phố cũng đã bị phong tỏa, điều tra dù các tài sản này đều đứng tên người khác.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đọc tin biển Đông phải hiểu cả Tây có lúc nuôi…vịt


>> Đại sứ Hoa Kỳ kế tiếp tại Việt Nam là ai?


Hiệu Minh Blog
Theo Bill Hayton trên BBC News và được BBC VN trích dịch thì Việt Nam đã ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.

Nguồn tin trong ngành dầu khí châu Á nói với BBC rằng Repsol, công ty của Tây Ban Nha đứng sau dự án khoan thăm dò, được lệnh phải rời khỏi khu vực.

Cũng theo nguồn tin này, Repsol được chính phủ tại Hà Nội thông báo rằng Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò.

Nghe thấy khiếp, mạng xã hội chửi bới, lăng mạ và lo lắng bồn chồn. Chạy sang Mỹ mua nhà ư, làm gì có thẻ xanh. Sang Nga đầy mafia nó vặt hết. Sang TQ thì vào trại cải tạo. Thôi thì sang Lào nhưng nước bạn cũng đẩy TQ.

Tin đó chắc chắn được hàng triệu hit do dân ta bức xúc, ồn ào và tự hỏi, Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40701910

Sau đó Bill Hayton có bài trả lời phỏng vấn về tin khá nóng này.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40731140

Tin hôm nay lên BBC cũng thanh minh thanh nga nhưng rõ ràng Bill Hayton chưa chắc chắn về chính tin anh ta đưa

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40763836

Hayton có một nguồn tin từ ngành dầu khí châu Á. Trong báo chí, một nguồn tin thì chưa đủ. Phải ít nhất có ba nguồn tin độc lập để kiểm chứng như BBC thường nói về sự chuyên nghiệp.

Cua Times đồn rằng, VN sẽ không báo với Repsol là bị ép nên các anh thôi đi. Kiểu tin này của BBC là phục vụ cho mưu đồ của TQ.

Ông Carlyle A. Thayer cũng nhảy vào cuộc nói rằng một nguồn tin ở Hà Nội cũng nói tương tự. Nhưng ông không thể chắc chắn chuyện gì đã xảy ra trong thực tế là TQ có đe dọa VN hay không. There is currently some uncertainty over whether China actually threatened force. Viết thế ngang bằng mấy lão còm sỹ hang Cua bình thơ Lê Bá Dương.

Có cả tin đồn đại sứ VN tại TQ đã được triệu tập và thông báo về sự đe dọa, và ngày 14-7 BCT đã quyết định ngừng khoan dầu khí.

Theo Thayer, TQ từng dọa nếu Philippines khai thác dầu khí thì hoàn toàn có thể đe Việt Nam vì đây mới là đối tượng “4 tốt, 16 chữ vàng” cần ra tay.

Ông còn nói về giải pháp của VN là tạm hòa hoãn, tìm kế ngoại giao, tham khảo ý kiến Nhật, Mỹ và các nước khu vực để gây sức ép với TQ.

Nguồn tin dầu khí cung cấp cho Bill Hayton và từ Hà Nội cung cấp cho Thayer thì mới có hai (2) nguồn.

Theo tin Reuters thì VN chưa có dấu hiệu ngưng khoan dầu ở block 136/3 như BBC và cụ Thayer “chuyên đoán mò” đưa tin.

Theo số liệu của Reuters thì giàn khoan Deapsea Metro I vẫn ở vị trí cũ vào hôm thứ 2 (24-7) từ khi bắt đầu công việc từ giữa tháng 6.

Tầu hải quân của Indonesia đi qua đó vào hôm thứ 7 (22-7) vẫn thấy 3 tầu tuần duyên và 2 thuyền đánh cá của VN đang quanh quẩn ở đó mà không có dấu hiệu bị làm phiền.

Công ty khoan của Na Uy (Norway Odfjell Drilling Ltd) không trả lời email khi được Reuters hỏi.

Cũng theo Reuters, ngày 25-7 tại Bắc Kinh, Bộ ngoại giao TQ kêu gọi ngừng thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng tranh chấp tại biển Đông, các nhà báo có hỏi liệu TQ có đe dọa VN hay không thì họ im.

Việt Nam có bị đe dọa hay không, chỉ có  VN và TQ biết, đại sứ VN tại Bắc Kinh có thể rõ hơn, cụ TBT Trọng rõ nhất vì có đường dây nóng giữa hai đảng CS, alo phát là đồng chí “4 tốt” nhấc máy ngay.

Bill Hayton và Carl Thayer hơn hang Cua vài bậc nhưng không phải cái gì họ cũng giỏi hơn Cua Times.

Điều họ viết phải kiểm chứng, không thể dựa vào vài bài báo hay mấy phát ngôn để rồi tự loạn lên, giời ơi, sắp đánh nhau với TQ.

Cứ bình tĩnh, đánh nhau hơi bị khó, nhưng đâm tầu cá, bắn cảnh cáo, húc nhau, phun vòi rồng thì hoàn toàn có thể. Trong bối cảnh Trump rút khỏi châu Á và đang bị khó khăn trong nước thì TQ trang thủ vặt mấy đàn em.

Thế giới mạng có nhiều tin thật giả. Mỗi người đọc cần tỉnh táo và kiểm chứng thông tin. Hang Cua đã giúp độc giả 3 nguồn tin độc lập: Bill Hayton BBC, Carl Thayer và Reuters. Tỷ số “ngừng khoan” hiện mới là 2-1 mà cuộc đấu mới bắt đầu được vài phút.

Không thể loại trừ TQ xì tin cho Bill Hayton đón lấy và dọa VN hộ TQ kiểu “mượn đường diệt Quắc”.

Nguồn tin ở Hà Nội cung cấp cho Carl Thayer hoàn toàn có thể là kẻ thân cận với TQ để đánh trận giả.

Reuters mua dữ liệu vệ tinh mới thấy giàn khoan chỗ cũ chưa nói được điều gì. Giàn khoan có phải cái thuyền đâu mà nhổ neo phát là rời ngay.

TQ dọa thì cứ dọa như dọa Đài Loan và Philippines. Dọa chưa chắc đã đánh. Đánh chưa chắc đã thắng. Thắng chưa chắc đã hay vì bên thắng thường thua về chung cuộc. Mỹ đánh VN trận nào cũng thắng nhưng thua cả cuộc chiến.

Kể ra còn nhiều người thắng rồi chả đi đến đâu, lại phải cầu cạnh kẻ thua.

Đọc tin về biển Đông phải hiểu cả Tây. Không phải Tây nói gì cũng đúng và ta làm gì cũng sai.

BBC hay Carl Thayer, Reuters cũng là người cả, mà người sẽ có lúc nhầm và cảm tính.

Trong trường hợp này thì dân ta mong BCT lên tiếng (chắc chẳng bao giờ) và mơ hai ông Hayton và ông Thayer đang nuôi…vịt.

HM.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VN sở hữu công nghệ bí mật – Sản xuất hàng nghìn tên lửa phòng không hiện đại?


NÓNG: VN sở hữu công nghệ bí mật – Sản xuất hàng nghìn tên lửa phòng không hiện đại?

© Ảnh: tintucquansu.info
Xe chở đạn tên lửa S-75 (SAM-2) của Bộ đội Tên lửa phòng không.
Như đã biết, dự án chế tạo tên lửa phòng không hiện đại Made in Vietnam đã đạt được những bước tiến dài. Tới đây, hàng nghìn quả tên lửa hiện đại sẽ được xuất xưởng.
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng nói chung, trong đó có công nghiệp tên lửa nói riêng, đến nay, chúng ta đã đạt được những bước tiến quan trọng, góp phần tạo nền móng vững chắc, là bệ phóng cho giai đoạn "cất cánh" ngoạn mục.
Nhằm tiếp tục thông tin về những thành tựu mới trong lĩnh vực chế tạo tên lửa phòng không, trân trọng mời bạn đọc cùng tìm hiểu về năng lực sản xuất tên lửa phòng không tầm thấp "Made in Vietnam" để cùng tự hào và thêm tin tưởng vào sự lớn mạnh không những của QĐND Việt Nam nói chung và CNQP Việt Nam nói riêng.
Việt Nam có được công nghệ bí mật!
Như đã đề cập ở bài trước "Việt Nam chế tạo tên lửa phòng không hiện đại: Bất ngờ khó tin!", đến nay, Dự án chế tạo tên lửa TL-01 đã đạt được những kết quả khả quan khi các nhà khoa học đầy nhiệt huyết và sáng tạo của chúng ta làm chủ được công nghệ chế tạo các thành phần đặc biệt quan trọng của loại tên lửa phòng không tầm thấp này.
Một trong những thành tựu ấy chính là chế tạo thành công pin nhiệt được dùng cho tên lửa phòng không tầm thấp với nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho đầu tự dẫn hồng ngoại để bắt mục tiêu.
Không ai khác, chính các nhà khoa học thuộc Bộ môn Hóa, Khoa Hóa lý kỹ thuật (Học viện Kỹ thuật quân sự) là những người xứng đáng được vinh danh, khi hoàn thành đề tài nghiên cứu cấp Bộ Quốc phòng: "Hoàn thiện công nghệ chế tạo pin nhiệt cho tên lửa phòng không tầm thấp".
Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, "đầu bài" đặt ra với yêu cầu rất cao, trong khi nguồn lực có hạn và vấn đề mới mẻ, bởi đây là công nghệ luôn được các quốc gia giữ bí mật, nhưng vượt qua tất cả, sản phẩm pin nhiệt chế thử đạt các chỉ tiêu kỹ thuật đặt ra, qua thử nghiệm bảo đảm chất lượng tốt.
Đến nay, đề tài đã hoàn thiện quy trình công nghệ chế tạo pin nhiệt; xây dựng dây chuyền lắp ráp đạt công suất 300 sản phẩm/năm và hoàn thành việc xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm.
Rất vui mừng được biết, một khi ta làm chủ được việc chế tạo pin cho tên lửa phòng không tầm thấp thì không lý gì lại không vươn tới được pin nhiệt cho các dòng tên lửa hiện đại hơn, tầm xa hơn. Mấu chốt của vấn đề chính là ở đó.
Sẽ sản xuất hàng nghìn quả tên lửa phòng không hiện đại!
Ngược dòng lịch sử một chút để thấy vai trò đặc biệt quan trọng trong tác chiến phòng không của tên lửa phòng không tầm thấp hay (tên lửa phòng không vác vai).
Ngay khi được Liên Xô viện trợ tên lửa phòng không tầm thấp A-72 (đưa vào sử dụng năm 1972), khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay thấp của Quân đội ta đã thay đổi toàn diện, khiến kẻ địch khiếp sợ.
Bởi dưới bàn tay vàng của những xạ thủ tên lửa, hiệu suất chiến đầu của A-72 được nâng cao đáng kể, đạt 0,375 vượt trội hơn hẳn so với hiệu suất chiến đấu là 0,3 theo tính toán thiết kế của nhà sản xuất (tức 1.000 quả đạn diệt 300 máy bay).
Riêng kỳ tích mà liệt sĩ, Anh hùng Hoàng Văn Quyết đạt được, bắn rơi 16 máy bay, hiện đang giữ kỷ lục của Quân chủng PK-KQ Việt Nam và có thể coi là một kỷ lục thế giới.
Trở lại với vấn đề chính, hiện nay Việt Nam đang cùng lúc triển khai song song 2 dự án chế tạo và sản xuất tên lửa phòng không tầm thấp gồm: Dự án sản xuất tên lửa Igla-1 (SA-16 Gimlet) và TL-01.
Trong đó, Igla-1 đã đi vào sản xuất từ vài năm nay và cung cấp hàng trăm quả đạn cho các đơn vị phòng không. Riêng TL-01 thực sự "Made in Vietnam" mới đang trong quá trình chế thử, phải ít lâu nữa mới có sản phẩm hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, một trong những thông tin hé lộ cho thấy số lượng tên lửa phòng không tầm thấp Việt Nam có thể sản xuất mỗi năm sẽ lên tới hàng trăm quả. Sở dĩ nói thế là vì dây chuyền sản xuất, lắp ráp pin nhiệt đạt công suất 300 sản phẩm/năm. Một con số thật ý nghĩa.
Dù vậy, công suất thiết kế là thế, nhưng sản xuất bao nhiêu, thấp hơn hay đạt mức cao nhất lại là chuyện khác, tùy theo yêu cầu tình hình. Một khi ta làm chủ công nghệ chế tạo thì không gì ngăn nổi ta tăng tốc cho ra đời hàng trăm quả tên lửa mỗi năm.
Dẫu biết rằng, 300 sản phẩm pin nhiệt ra lò mỗi năm ấy (nếu được sản xuất) không đồng nghĩa với sản xuất được 300 quả tên lửa, vì số pin còn phải dành cho dự trữ, thay thế những sản phẩm đã hết hạn, hoặc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuậ vàt có thể dùng cho những mục đích khác ngoài chế tạo tên lửa.
Nhưng, rõ ràng, nếu mỗi năm sản xuất một vài trăm quả đạn thì chắc chắn 10 năm tới, Việt Nam sẽ sở hữu trong tay hàng nghìn quả tên lửa phòng không tầm thấp hiện đại, gồm cả Igla sản xuất theo giấy phép chuyển giao công nghệ và TL-01 "Made in Vietnam".
Trong chiến tranh hiện đại, để đối phó với các loại mục tiêu bay thấp tấn công ồ ạt hoặc phục kích tiêu diệt địch đổ bộ đường không, thì việc dự trữ sẵn một lượng lớn đạn tên lửa phòng không tầm thấp không bao giờ thừa.
Nên nhớ, theo thống kê của Steven Zaloga trên Tạp chí JIR số 4-1994, tại chiến trường Việt Nam từ 1972-1975 đã có 528 tên lửa A-72 được phóng đi.
Nguồn: Tin tức quân sự, QPVN



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng và lá cờ xin ăn


Đặng Tuấn Trung
Thần chiến tranh thì không có trái tim. Mạng sống của người lính thì luôn là quý giá nhất bởi họ là Con Người. Lưỡi hái của thần chiến tranh không biết phân biệt chính nghĩa hay phi nghĩa. Ngày 27-7 năm ấy, được nghe câu chuyện của người lính già đầy ám ảnh nỗi tàn khốc của chiến tranh và hệ lụy không thể lí giải của những người còn sống.

clip_image002

Chuyện của ông là câu chuyện của những năm 69-71 thế kỉ trước tại chiến trường miền trung Tây Nguyên, lúc đó như lò lửa thiêu đốt bao nhiêu xương máu hai bên. Nhưng có những vết thương không bao giờ lành và nó còn đáng sợ hơn cái chết. Chuyện về một người lính mà sau này những người lính dưới quyền ông luôn gọi là "thần hộ mệnh". Nó đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng và nó cũng là bi kịch kéo suốt cuộc đời người lính già.
Trong một cuộc hành quân, trung đội của ông bị bao vây bởi hai đại đội lính Mỹ có cả trọng pháo và xe thiết giáp hỗ trợ. Bốn ngày chiến đấu, đạn sắp cạn, lương khô đã hết và nước cũng đã đến giọt cuối cùng. Không thể ngủ với sự tấn công liên tục và bài bản của phía bên kia. Nhất là phải tiễn từng đồng đội mình gục ngã không kịp vuốt mắt...
Đêm thứ tư đằng đẵng như không bao giờ qua. Thức canh chừng địch, ông đi đến quyết định theo ông là khó khăn nhất cuộc đời mình: Đầu hàng! Đầu hàng để cứu mạng sống cho đồng đội bởi nếu tiếp tục chiến đấu thì cái chết là không tránh khỏi và vô nghĩa. Cũng không còn vũ khí và lương ăn để chiến đấu. Ông lặng lẽ nhìn gương mặt nhem nhuốc của từng người lính của mình dưới ánh trăng nhợt nhạt cuối tháng. Họ còn quá trẻ. Mạng sống là quý giá nhất. Ông và đồng đội được huấn luyện và giáo dục về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, hi sinh thân mình, nhất định không đầu hàng giặc. Ông thấm thía lắm, ông không sợ cái chết. Điều ông sợ là nhìn vào mắt những người mẹ của họ, những người lính của ông, nhất là hai thằng em cùng xã mà trước khi nhập ngũ, ông đã hứa với hai bà mẹ là đem chúng nó về. Sau khi nghĩ kĩ, lúc im tiếng súng và phía bên kia đang triển khai xe thiết giáp di chuyển vào trận địa, ông tập hợp những đồng đội còn sót lại. Nhìn họ nhem nhuốc trong bụi khói đạn lẫn máu nhầy nhụa, ông nuốt nước bọt khan và chậm rãi nói:
- Các đồng chí, tôi là chỉ huy. Chúng ta ra hàng. Không bàn cãi và tôi là người duy nhất quyết định và chịu trách nhiệm. Các đồng chí lập tức cởi áo ngoài, phá vũ khí và theo tôi.
Ông không dám nhìn thẳng vào mắt họ, những người lính của ông. Họ biết ông không phải kẻ hèn nhát. Nhưng họ cũng biết cuộc chiến đấu không thể tiếp tục và họ sẽ chết. Chỉ ông biết, khi bị bắt, với bộ quần áo trên người, phía bên kia sẽ hiểu ông là chỉ huy. Mọi an nguy ông sẽ phải lãnh hết.
Sau đó thì một chiếc áo may-ô trắng được dùng làm cờ trắng để ra hiệu cho phía bên kia. Cuộc chiến đấu kết thúc. Sau đó rất nhiều chuyện xảy ra nhưng rồi họ cũng được trở về miền Bắc.
Nhưng không như ông nghĩ khi được trở lại quê hương. Đó mới là lúc bắt đầu cuộc chiến tàn khốc nhất. Cuộc chiến không có tiếng súng, không có máu đổ mà chỉ có những ánh mắt ngờ vực, khinh bỉ dành cho ông, kẻ hàng giặc. Ông phải chịu sự điều tra và quản thúc của từ đơn vị đến địa phương, đi đâu cũng bị nhìn như một con chó ghẻ. Rồi ông ra quân. Ôm bộ đồ nghề bơm vá xe đạp lên huyện kiếm sống. Ở đó không ai biết ông. Bởi ông không thể xin được việc làm ở đâu dù ông có bằng trung cấp cơ khí và là một thợ giỏi cái nghề rất đắt khi đó. Sống không bằng chết khi xã hội không thừa nhận. Ngay cả khi đất nước thống nhất và mãi sau này, ông không được phép đến dự bất cứ ngày kỉ niệm nào về quân đội, không được cấp thẻ thương binh... Ngay một trong hai đứa em mà ông cứu mạng cũng lên án ông trong một hội nghị gì đó của thanh niên, dù sau đó nó lí nhí xin lỗi ông khi đi qua mặt. Ông hiểu và cảm thông với nó.
Nỗi an ủi duy nhất của ông là sự biết ơn của các bà mẹ những người lính ấy. Với ông thật ấm lòng. Chỉ thế thôi, đủ để ông biết ông không sai. Ông nói: "Nếu phải làm lại, tao vẫn làm thế". Bởi lúc đó, với ông, chủ nghĩa anh hùng cách mạng thật mơ hồ và vô nghĩa. Lúc đó chỉ có mạng sống của những người lính, người anh em, người đồng hương hàng ngày chia cơm xẻ áo là thứ duy nhất đáng để ông suy nghĩ. Họ cần sống! Sinh mạng mới là quý giá chứ không phải cách mạng! Những người dạy dỗ, tuyên truyền, huấn luyện cho ông ở hậu phương có mấy người biết điều đó?
Bất giác, tôi nhớ tới lá cờ xin ăn, hành trang của lính Mỹ mà ngày xưa được coi là minh chứng cho sự hèn nhát của đế quốc Mỹ. Lá cờ in đủ thứ tiếng, nội dung là xin hàng và xin ăn kèm lời hứa Chính phủ Mỹ sẽ trả ơn cho ai cứu sống binh lính của họ. Phải chăng, với họ, sinh mạng con người của họ mới là thứ quý giá nhất? Họ coi việc bảo đảm mạng sống mới là điều quan trọng nhất? Phải chăng vì thế mà họ thua? Thua một đối phương không tiếc máu xương của đồng bào đồng chí, có thể đốt cả dãy Trường Sơn để giành chiến thắng? Phải chăng?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGƯỜI THÔNG MINH NHẤT HÀNH TINH


Tôi bình luận như sau trên FB của Luân Lê: "Người ta nói thiên tài tóan học và thằng điên đều giống nhau, nhưng mỗi người nằm ở một cực của đường thẳng. Thằng điên nằm ở cực trái, lảm nhảm những điều chúng ta hiểu nhưng không thích nghe; nhà toán học nằm ở cực phải, nói toàn những điều chúng ta không hiểu nhưng để chứng tỏ mình giỏi, tất cả chúng ta đều nhìn nhau rồi cùng vỗ tay hoan hô. Nhà tóan học nằm bên phải đường thẳng vì họ là cánh tay phải của nhân loại anh ạ. Không có triết học và toán học thì không có sự phát triển Rất nhiều thiên tài toán học bạc mệnh, như Mirzakhani đó. Chị mới qua đời mấy hôm trước, lúc mới 40 tuổi". 
Cám ơn một bài rất hay, không ngờ LS Luân Lê lại có tâm hồn toán học như vậy. Hồi học cấp 3 và đại học, mình cũng ham mê đọc sách tóan và mất nhiều thời gian giải các bài tóan trong danh sách 23 bài toán được David Hilbert thách thức thế kỷ 20 giải được, trong bài diễn văn David Hilbert trình bày tại Hội nghị Toán học ở Paris đúng lúc bình minh của thế kỷ XX bắt đầu (1900) trong đó có bài toán mọi phân số hữu tỷ có hệ số thực, dương hoặc bằng 0 tại miền xác định của nó, có thể biểu diễn dưới dạng tổng các bình phương của các phân số hữu tỷ? Ngòai ra còn có bài toán Fermat, bài toán 4 màu... Giờ đọc những bài như thế này mình đều xúc động. Sau Hilbert vài năm, có 1 nhà tóan học đã tập hợp các bài toán khó từ lúc bình minh của nhân loại đến cuối thế kỷ XIX thành 100 bài tóan thách thức thế kỷ XX giải được. Bài toán Fermat hay bài toán 4 màu đều thuộc danh sách 100 bài này.
NGƯỜI THÔNG MINH NHẤT HÀNH TINH

(dành cho người quan tâm đến Toán, Vật lý và Triết học)
FB LS Luân Lê - ...Grigori Perelman, sinh năm 1966-đứng thứ 9 trong danh sách 100 thiên tài đang sống giữa chúng ta (bầu năm 2007 khi ông còn chưa được giải Clay vì lời giải bài toán “thiên niên kỷ” của Poincare , trong khi đó đứng đầu danh sách là Hoffman, cha đẻ của “thuốc gây ảo giác LSD”). Tuy vậy theo tôi biết thì cộng đồng khoa học đã từ lâu công nhận ông là nhà khoa học thông thái nhất hành tinh, tôi tuy ngoại đạo nhưng cũng rất tò mò muốn biết con người này thực ra là ai, ngoài những thông tin “lá cải” về việc ông từ chối nhận giải thưởng 1 triệu đôla và ở ẩn đối với tất cả xã hội do đó sống nghèo đói. 
Đơn giản khi một con người đã tuyệt đỉnh thông minh, thì ngoài việc “lập dị” ra thì mỗi hành động của ông ta phải có cả một câu chuyện dài phía sau, chứ không phải kiểu “nổ” bất thình lình... Và qua cuộc đời ông, tôi thấy được một câu chuyện rất hay về các nhà toán học thời hiện đại, cũng như toán học cần thiết để làm gì, từ những cuộc tranh cãi “32 con gà” ngày nay cho đến thành tựu của Ngô Bảo Châu đều có ý nghĩa cao siêu hơn ta hằng nghĩ!

Đầu tiên phải nói thật, gây tò mò nhất đối với tôi là việc ngài Perelman là “chuyên gia từ chối các giải thưởng danh giá”. Hãy xem ông đã từ chối gì:

-1996 từ chối giải của Hiệp hội toán học châu Âu (EMC) dành cho các nhà toán học trẻ - giải thưởng này như một bảo đảm cho người lĩnh giải sẽ được nhận vào làm việc tại các trường đại học danh giá nhất của Âu, Mỹ và đảm bảo cuộc sống vật chất dài lâu.

-2006 ông từ chối nhận giải Fields danh giá - một "Nobel trong toán học" (lần kế tiếp Ngô Bảo Châu đã giành giải này cùng 3 nhà toán học khác tại Ấn Độ, 2010).

-2010 ông từ chối nhận giải thưởng của Viện toán học Clay với số tiền 1 triệu đô la do giải được 1 trong 7 bài toán “thiên niên kỷ”- đó là bài toán Poincaré từ 1904 và 98 năm sau loài người mới có lời giải! 6 bài toán kia vẫn còn chờ đợi...

-2011 ông từ chối trở thành viện sỹ Viện hàn lâm khoa học Nga. Tuy chỉ là danh hiệu trong nước, nhưng về giá trị vật chất còn lớn hơn cả những lần “từ chối” trước kia, sẽ đủ cho ông sung sướng cả đời...

Vì sao như vậy? Sinh ra ở Leningrad (CCCP), cậu bé Do thái Perelman học ở một trường bình thường ở ngoại ô cho đến năm lớp 9, chỉ sinh hoạt ở nhóm học sinh giỏi toán tại Cung thiếu nhi thành phố. Năm 1982 cậu học sinh 15 tuổi này đoạt giải nhất với số điểm tuyệt đối ở cuộc thi Olimpic Toán quốc tế tại Hungary (khá giống Ngô Bảo Châu, trẻ hơn mấy tháng). Sau đấy cậu mới được vào học trường chuyên toán - lý 239 nổi tiếng của Leningrad. Vào đại học, vì được chọn trường, cậu suýt chọn trường nhạc (cậu có biết chơi violin nhưng không cơ bản) nhưng sau nghe lời mẹ, lại đi vào khoa toán. Sau khi bảo vệ luận án tiến sỹ toán, cậu sang Mỹ đầu những năm 90 để làm việc tại một số trường đại học. Ngay lúc còn rất trẻ này cậu đã rất khác người: sống rất khắc khổ, thường xuyên chỉ ăn bánh mỳ, sữa và phomat. Ngay từ lúc này cậu đã bắt tay vào giải bài toán thiên niên kỷ của Poincaré. Các phát hiện quan trọng lần lượt ra đời, ví dụ như một cách chứng minh ngoạn mục của Perelman cho “Lý thuyết về tâm hồn” (1994, hình học vi phân).

Lần “từ chối” đầu tiên năm 1996, Perelman không chịu nhận giải EMC cho các nhà toán học trẻ xuất sắc đồng nghĩa với chìa khóa vàng mở cánh cửa vào những vị trí làm việc danh giá và nhiều bổng lộc, nhưng đối với chàng trai 30 tuổi này “nó không quan trọng”! Ông bắt đầu cuộc đấu tranh không khoan nhượng nhưng tất nhiên không hề cân sức với lề thói quan liêu, giả tạo của làng toán học thế giới. Ví dụ sau này khi đi xin việc ở đại học Stanford bắt buộc phải nộp lý lịch, ông kiên quyết từ chối đưa C/v. Ông bảo: “Nếu họ biết các công trình của tôi, thì họ cần gì C/v của tôi? Còn nếu họ cần C/v của tôi, nghĩa là họ không đọc các công trình của tôi...” - thật tự tin, một tuyên bố của chàng trai hơn 30 tuổi!

Sau 1996 ông về nước, sống trong căn hộ một buồng với bà mẹ ở ngoại ô Sant Peterburg (Leningrad đã lấy lại tên cũ)-bố và cô em gái đã ra sống ở nước ngoài. Người ta thường thấy người đàn ông trán hói, tóc dài, không già không trẻ đi bộ mua bánh mỳ, mua trứng hoặc đi tàu vào thành phố, ít khi giao tiếp với ai. Ông hoàn toàn không quan tâm đang ăn mặc gì, chẳng chịu cắt tóc, cạo râu, thậm chí không mấy khi cắt móng tay - tại sao như vậy chả ai biết, bởi vì ông chả nói chuyện với ai...

Năm 2002-2003 ông công bố 3 bài viết lập tức gây nên xáo động trong làng toán thế giới, ngay từ bài đầu tiên đã suy ra được rằng Perelman đã có lời giải bài toán thiên niên kỷ Poincare! Cách ông công bố cũng chả giống ai: khác với truyền thống là phải gửi đến tòa soạn các tạp chí toán học uy tín trên thế giới, thì ông đưa lên internet cho tất cả mọi người khảo nghiệm! Bài toán có đầu đề chỉ hai chục chữ này đòi hỏi cách giải siêu phức tạp, và Perelman phải kết hợp cả những hiểu biết rất sâu sắc về vật lý lý thuyết của mình mới đi đến thành công.

Nhiều nhà toán học hàng đầu thế giới công bố những công trình nghiên cứu về lời giải của Perelman, và đăng trên các tạp chí uy tín, do đó danh tiếng của Perelman được càng nhiều người biết đến. Trên đường chứng minh định lý đó Perelman đã phát triển tiếp nghiên cứu của nhà toán học Mỹ Richard Hamilton, người đã phải dừng bước giữ chừng vì không đủ các công cụ toán học. Lạ một cái, Hamilton lại không tin là Perelman đã giải được bài toán Poincaré, do đó đã đề nghị “ông trùm toán học Trung Quốc” Khâu Thành Đồng nghiên cứu tiếp. Thế là họ Khâu cùng hai đệ tử của mình là Tào Hoài Đông và Chu Hy Bình tuyên bố với toàn thế giới rằng chính họ mới đưa ra lời giải trọn vẹn của giả thuyết Poincare, và “công lao của Perelman nếu có thì cũng nhiều nhất là 20% mà thôi!”.

Thế là nhiều trường đại học lớn lập những nhóm chuyên tập trung để phân tích về lời giải bài toán thiên niên kỷ, trong đó tất nhiên có cả Viện toán Clay. Trong thời gian hàng chục triệu đô la được bỏ ra để tìm chủ nhân của cách giải bài toán hóc hiểm này, thì Perelman như ông đã kể lại, thi thoảng kiếm chút tiền còm qua việc được mời nói chuyện ở nước ngoài về chính cách giải bài toán của mình. Sự thật khoa học không thể bôi đen, nhất là trong thời đại internet, và đến 2006 thì tất cả, trong đó có cả Richard Hamilton đi đến kết luận, chính PERELMAN MỘT MÌNH đã giải quyết vấn đề trọn vẹn! “Bang hội toán gốc Trung Quốc” đành xấu hổ rút lại lời tuyên bố của mình, tuy vậy vẫn cay cú dọa kiện những ai đã vạch mặt họ, kể cả Viện toán Clay.

Trong thời gian này, Perelman một mặt không mấy khi quan hệ với xã hội bên ngoài, mặt khác khá tích cực hợp tác với các đồng nghiệp quốc tế để làm sáng tỏ vấn đề, tất nhiên là qua... internet. Những cuộc chiến ngoài toán học, theo ông là quá vô bổ và thấp hèn, khiến ông mệt mỏi và từ 2005 tự xin ra khỏi trường đại học, ông thực tế đã chính thức xa rời giới khoa học. Khi cả nước nhận tin ông sẽ được giải Fields 2006 lập tức ông nổi tiếng kinh khủng, xung quanh căn hộ của mẹ con ông bao giờ cũng có bọn “kền kền” báo chí lấp ló, và ông không còn dễ đi bộ mua thực phẩm như trước nữa. Tuy vậy ông kiên quyết không chịu thay đổi: ăn mặc lôi thôi, không cắt tóc cạo râu, chẳng cắt móng tay và chưa bao giờ có vợ con. Môn thể thao yêu thích là bóng bàn và cờ vua lâu lắm rồi chẳng chơi cùng ai, chỉ còn âm nhạc ông chơi trên violin chứng tỏ sự tồn tại của ông trong xã hội...

Tình trạng Perelman có thể từ chối giải Fields là “cú sốc” cho giới lãnh đạo trong làng toán. Chính chủ tịch Hội đồng toán học thế giới John Ball đến tận nơi và 2 ngày trời tìm cách đề xuất với ông các phương án khác nhau, kể cả “nhận giải mà không cần đến”. Tuy vậy Perelman vẫn khăng khăng không nhận giải, ông “giận” giới toán học đã quá quan liêu và kẻ cả, làm ông và bao người khác tốn công tốn sức trong cuộc tranh chấp với “phe Tàu”. Ông giải thích: “Những người lập dị (như ông) không hề vi phạm chuẩn mực đạo đức” và “tôi dừng lại, để cho mọi người thấy tôi không phải là vật nuôi trong vườn bách thú”. Không nhận giải - đó là chính kiến của ông! Đối với người ngoại đạo như chúng ta, ông đơn giản là người “từ chối bắt tay Nhà vua Tây Ban Nha" (giải Fields 2006 được trao tại Tây Ban Nha) - nhưng giới khoa học thì đều hiểu thông điệp của Perelman. Chẳng đi nhận giải, ông đã làm toán học trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết!

Ông vẫn sống như một ẩn sỹ, chỉ đôi lần ông trả lời phỏng vấn báo chí Nga, nhưng sau đó dừng hẳn, vì “không tin tưởng”. Người ta quay được một phim ngắn về cuộc sống ngày thường của ông bằng cách xông cả đoàn quay phim vào nhà ông, đẩy bật bà mẹ già ra và quay ông đang vô cùng ngơ ngác. Sau đó ông chỉ đồng ý quay một phim tài liệu ngắn nữa của đài truyền hình Nhật NTK, còn lại người ta biết về ông càng ngày càng ít đi!

Khi công trạng của ông đã được làm rõ, ngay cả Viện toán Clay (đơn vị xét và trao giải) cũng như cộng đồng quốc tế kêu gọi ông công bố công trình của mình lại trên tạp chí toán học uy tín bất kỳ nào, và trong vòng 2 năm không ai phản bác được, thì sẽ đủ tiêu chuẩn xét trao giải cho tác giả. Thế nhưng không ai thuyết phục được ông làm cái điều tưởng chừng đơn giản và hiển nhiên đó – tạp chí toán học uy tín đối với giới toán học như một dấu “OTK” về chất lượng, nhưng riêng Perelman kiên quyết không cần đến cái sự OTK đấy...

Cuối cùng Viện toán Clay chịu thua, công nhận ông là người xứng đáng được trao giải 1 triệu $ vào năm 2010, khi mà theo một số nguồn tin thì Perelman đã tiêu hết tiền tích cóp thời còn “làm toán”, ông rất khát tiền. Ông suy nghĩ 3 tháng trời, rồi sau đó đưa ra câu trả lời làm tất cả mọi người phải kinh ngạc: “Tôi có rất nhiều nguyên nhân để đi nhận hay không đi nhận giải thưởng này, do đó tôi đã cân nhắc khá lâu, nhưng tôi quyết định không nhận nó. Nếu nói thật ngắn gọn về nguyên nhân, thì đó là sự không đồng ý với cách điều hành của giới toán học quốc tế. Tôi không thích các quyết định của họ, tôi thấy không công bằng. Tôi đánh giá đóng góp của ngài Richard Hamilton hoàn toàn không thua kém đóng góp của tôi trong việc giải bài toán”. Đây là một ví dụ tuyệt vời về tinh thần hiệp sỹ trong khoa học: ông đề cao chính Hamilton, người đã không tin tưởng ở ông, và đã cùng với nhà toán học Trung Quốc Khâu Thành Đồng cứ luẩn quẩn mãi ở cái lời giải và việc đó đã làm khổ ông mấy năm về trước!

Từ chối nhận 1 triệu $ (hơn một năm sau các nhà tổ chức mới quyết định dùng số tiền này để hỗ trợ các nhà toán học trẻ) Perelman nổi tiếng vô cùng, biết bao người tìm cách hỏi ông tại sao lại không nhận tiền khi bây giờ ông nghèo rồi, thì chỉ một lần ông đã trả lời: “Tôi cái gì cũng có đầy đủ”. Câu chuyện cũng kết thúc có hậu cho Richard Hamilton: năm 2011 ông này cùng với một người nữa được nhận giải “Nobel châu Á” - giải Shaw và 1 triệu $ cho những thành tựu toán học, mà trên cơ sở đó Perelman đã giải quyết thành công bài toán thiên niên kỷ. Hamilton đã đi nhận giải...

Việc ông từ chối làm Viện sỹ viện hàn lâm khoa học Nga năm 2011 khá dễ hiểu, vì sau này ông xin visa 10 năm đi Thụy Điển. Nhưng để hiểu ông và bài toán của ông hơn, tôi xin tóm tắt một trong rất ít các cuộc phỏng vấn của ông - ngay cuộc phỏng vấn này (với một nhà làm phim Israel - qua quan hệ Do Thái của mẹ ông giới thiệu) đến nay cũng là đề tài tranh luận, rằng có nó thật không hay là bịa nốt. Những ý chính ông đã nói ra:

-thời niên thiếu làm toán đối với ông như môn thể dục cho trí não. Hồi đó chỉ có bài khó hay bài dễ chứ chưa gặp bài nào không giải được. Bài toán ông thấy khó nhất hồi đó do ông tự đặt ra: Chúa phải đi với vận tốc bao nhiêu mới có thể lướt trên mặt nước mà không chìm, đúng như trong Kinh thánh. Ông giải với những khái niệm về tô-pô học - “tôi thích tô-pô vì nhiều ứng dụng thực tế của môn học đó! Giải nhất toán quốc tế của tôi chỉ có rất ít ý nghĩa”.

-bất kỳ một lý thuyết toán học đúng đắn nào đều sẽ tìm ra áp dụng thực tế của nó, ít ra là Perelman tin như vậy và từ trước tới nay đều thấy như vậy! Ví dụ tiêu biểu: George Bul muốn định đề hóa triết học, cuối cùng pháp mình ra lý thuyết hàm số Bul, trên cơ sở đó con người mới tạo ra được máy tính, tàu vũ trụ...

-Định lý Poincaré có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn. Nó giải thích cho nhiều quá trình trong việc hình thành vũ trụ, và sắp tới sẽ rất quan trọng trong công nghệ nano.

-những phát mình mới đây trong khoa học nano đều vớ vẩn hết, cũng như nhiều hình dung sai lầm về việc hình thành vũ trụ. Vũ trụ xuất hiện ban đầu từ một điểm vô cùng nhỏ, sau đó là các khoảng không xuất hiện để vũ trụ to ra nhanh chóng. Định lý Poincaré chính là “Công thức của vũ trụ” - dựa vào đó ta có thể có cách thu vũ trụ lại thành một điểm ban đầu. Tôi chính là người biết điều khiển các khoảng không đó!

Bình luận thêm của tác giả (Lê Luân): nghe thì có vẻ là “học thuyết âm mưu” nhưng thực sự những hiểu biết siêu đẳng của Perelman có nguy cơ đe dọa loài người và vũ trụ. Không phải ngẫu nhiên mà tình báo Nga cũng như nhiều nước khác không thể rời mắt khỏi ông. Và Perelman - con người với trí tuệ xuất chúng và hoàn toàn tỉnh táo này - phải biết làm gì, nói gì, hành xử ra sao để ít nhất là bảo vệ được bản thân và bảo vệ được nhân loại. Có cần thiết để chúng ta điều khiển được vũ trụ không, nếu ngay một trái đất này mà chúng ta còn làm cho bung bét hết cả? Đừng tin tất cả những gì ông tuyên bố, mặc dù đúng là “tôi là con người điều khiển được vũ trụ, vậy tại sao tôi còn phải chạy theo 1 triệu đôla gì đấy để làm gì?”

P.S. Mới đây Stephen Hawking - nhà vật lý đương đại và là một trong những bộ óc sáng lạn nhất hành tinh đã tuyên bố :”các thí nghiệm với hạt Higgs có thể tiêu diệt không gian, thời gian!” và “bozon Higgs có thể dẫn đến việc phá tan chân không, làm cả vũ trụ chuyển sang trạng thái vật lý mới” - tác giả nhớ lại cuộc nói chuyện hầu như là duy nhất mấy năm trước của Perelman, ông đã nói về hiện tượng này trước đó lâu rồi. Chứng tỏ Perelman đã nói hoàn toàn tỉnh táo và nghiêm túc - ông biết “Công thức của vũ trụ”!

P.S.2: bộ phim “Công thức của vũ trụ” sẽ do đạo diễn David Cameroon dàn dựng và Perelman đã nhận lời đóng vai của chính mình, tất nhiên không phải vì tiền...

Còn chúng ta thì vẫn phân vân với 32 gà và 4 chuồng...

--------

Dưới đây là bài dịch dành cho các bạn thích tìm hiểu ngọn ngành sâu hơn về học thuật (dài và khá phức tạp - cám ơn bạn Ngô Văn Minh):
Poincaré, Perelman, Khưu Thành Đồng và.....

Ức đoán Poincaré, bài toán của thiên niên kỉ (được Viện Clay treo giải 1 triệu đô la) đã được G. Perelman chứng minh. Nhưng nhà toán học 40 tuổi từ chối huy chương Fields, và có lẽ cả 1 triệu đô la. Câu chuyện không ngừng ở đây khi ông Khưu muốn tranh công...

Huy chương Fields 2006

Tháng 8 vừa qua, nhân Đại hội Thế giới họp tại Madrid, Liên hiệp Quốc tế các nhà Toán học (IMU) đã trao tặng huy chương Fields (về toán học, tương đương với giải Nobel), như thường lệ bốn năm một lần (1). Bốn người được giải : hai chuyên gia về tính xác suất Werner (Pháp) và Okoundov (Nga) – công trình của họ cũng liên quan tới những ngành khác – một nhà giải tích học và lí thuyết số người Úc gốc Hoa Terence Yao (Đào Triết Hiên), và một người Nga nữa, nhà tô pô hình học Grigori Perelman (viện Steklov, St-Petersburg). Phải nói là tiếng tăm của Perelman trên các media quốc tế đã vượt xa ba đồng nghiệp. Tên tuổi của ông đã ra khỏi lãnh vực khoa học thuần tuý, hiển hiện trên trang nhất của những nhật báo lớn. Đây là lần đầu tiên toán học trở thành đề tài sôi nổi của báo chí kể từ sự tích « anh hùng » của Andrew Wiles (chứng minh được định lí « lớn » của Fermat), cuối thế kỉ XX. Cũng phải nói là trong « vụ Perelman » này, có đầy đủ những tố chất « glamour » chẳng mấy khi tìm thấy nơi các nhà toán học và bộ môn khắc khổ của họ : đầu tiên là sự « hóc búa » phi thường của ức đoán Poincaré (bằng chứng là Viện Clay đã xếp nó trong « 7 bài toán của thiên niên kỉ », và treo thưởng 1 triệu đô la cho ai giải được một trong 7 bài ấy) ; sau đó là cá tính phi phàm của chính Perelman, sau khi chứng minh xong đã từ chối, không nhận huy chương Fields, và chắc cũng sẽ từ chối cả giải thưởng 1 triệu đô la ; thêm vào đó là cuộc tranh cãi hơi bị nhầu về « ai trước ai », « ai hơn ai » đang tác động tới sự « thanh cao » của toán học....

PERELMAN và POINCARE

Với ngoại hình như Rasputin, móng tay dài như đồ nho, phong độ như ẩn sĩ, Grigory (Grisha, đối với người thân – nhưng biết ai là « thân » ?) đúng là bức chân dung biếm hoạ của nhà bác học lập dị trong quan niệm của đại chúng. Nhưng ngay cả những người dị ứng với tác phong của Perelman cũng phải thừa nhận khía cạnh « trước sau như một » của ông : năm 1990, Perelman đã từ chối huy chương Nhà toán học trẻ của Châu Âu (Société européenne de mathématiques), bây giờ từ chối huy chương Fields (mặc dầu chủ tịch MIU đã đích thân bay sang St. Petersburg tìm cách thuyết phục), mai kia chắc sẽ từ chối giải Clay. Một người đàn ông bốn mươi tuổi vẫn còn ở với mẹ, sống với 100 đô một tháng, mà từ chối 1 triệu đô la, thì không thể chỉ là làm điệu. Trong lịch sử khoa học, hành xử như Perelman hầu như không có tiền lệ. Mặc dầu trong giới toán học, không thiếu những nhân vật kì dị, chẳng hạn như nhà hình học đại số Alexandre Grothendieck, đang ở đỉnh cao vinh quang, đã từ bỏ tất cả để đi chăn dê, nghe nói trên núi Pyrénées. Nhưng ngay cả Grothendieck, tuy không chịu sang Moskva năm 1966 để nhận huy chương Fields vì bất đồng chính trị, cũng không từ chối giải thưởng này. Trong một lãnh vực khác, trường hợp duy nhất còn ở trong kí ức là trường hợp Jean-Paul Sartre từ chối giải Nobel văn học.

Dù sao chăng nữa, cá tính của Perelman có thể không được nhất trí tán thưởng, song Perelman với tư cách nhà toán học thì không ai có thể phủ nhận : năm 1982, ở tuổi 16, đã được giải nhất trong cuộc thi Olympiad toán học với số điểm tuyệt đối (42/42) ; đỗ tiến sĩ vào cuối thập niên 1980, là người duy nhất trong cùng khoá, được tuyển mộ làm nghiên cứu viên ở Viện Steklov (tương đương với Viện quốc gia nghiên cứu khoa học CNRS của Pháp) ; trong những năm 1990, làm nghiên cứu « sau tiến sĩ » ở New York, được mấy trường, viện mời làm việc thường trực ở Hoa Kì, nhưng đều khước từ và trở về St. Petersburg. Từ đó, hầu như mất tăm mất tích, cho đến 2002-2003, Perelman đưa lên mạng internet ba bài viết ngắn. Chính ba bài viết trứ danh ấy, bốn năm sau, đã được tưởng thưởng vì « những đóng góp vào hình học, mang lại những hiểu biết cách mạng về cấu trúc hình học và giải tích của dòng chảy Ricci ».

Câu văn « bí hiểm » đó của Uỷ ban xét duyệt giải Fields (chúng tôi sẽ trở lại ở dưới) không hề đá động tới nhân vật « đầu tiên » của câu chuyện : Henri Poincaré (1854-1912) – đừng nhầm với anh em họ là Raymond Poincaré, thủ tướng Pháp – mà nhân thân hoàn toàn trái nghịch với G. Perelman. Đỉnh cao của khoa học đương đại, nhà toán học kiêm vật lí học, triết lí khoa học, được rất nhiều giải thưởng quốc tế, thành viên hay chủ tịch không biết bao nhiêu hiệp hội bác học, thành viên Viện hàn lâm khoa học Pháp, Henri Poincaré là hình ảnh tiêu biểu tốt đẹp nhất về sự thành đạt trí tuệ và xã hội mà giai cấp tư sản thế kỉ XIX có thể sản sinh. Ông cũng là nhà bác học « xuyên ngành » cuối cùng : là nhà triết học về phương pháp luận, ông là tác giả những công trình kinh điển về nền tảng phương pháp khoa học, về cơ cấu não trạng của quá trình khám phá ; là nhà vật lí, ông đã 12 lần được đề nghị giải Nobel, và ngày nay được coi là đồng tác giả của thuyết tương đối « thu hẹp » (2) ; với tư cách nhà toán học, bên cạnh David Hilbert, ông được coi là nhà toán học vĩ đại nhất, đồng thời là « bậc thầy phổ quát cuối cùng », bao trùm đại số học lẫn hình học, lí thuyết số và hình học. Chính ông, trong một công trình năm 1895, đã sáng lập ra một ngành mới của hình học mà ông đặt tên là « analysis situs », ngày nay gọi là tôpô học (topo, tiếng Hi Lạp, có nghĩa : nơi, không gian). 

Trong một trong những tác phẩm cuối cùng (viết năm 1904), ông đã « nhân tiện » nêu câu hỏi (câu hỏi này sẽ được gọi là « ức đoán của Poincaré ») mà không đào sâu thêm vì « sợ nó dẫn chúng ta đi quá xa ». Nói theo ngôn ngữ toán học hiện đại dưới dạng tổng quát nhất, ức đoán Poincaré có thể phát biểu như sau : « Mọi đa tạp tô pô (không biên) n chiều, compac, liên thông đơn thuần, đều đồng phôi với mặt cầu n chiều ». Có thể nói, đối với các nhà tô pô học, mệnh đề ấy đã trở thành một thứ « Chén thiêng » (3), mục tiêu của không biết bao cuộc tìm kiếm, giống như định lí « lớn » của Fermat đối với các nhà số học trong suốt ba trăm năm trời. Không thể nào liệt kê được tên tuổi của tất cả các nhà toán học, trong đó có những tay cự phách, đã mắc « hội chứng Poincaré ». Giáo sư John Morgan, chủ nhiệm khoa Toán trường Đại học Columbia, thú nhận thoải mái : « Cuộc đời toán học của tôi đã bị ức đoán Poincaré chế ngự. Tôi tưởng sẽ không bao giờ được thấy nó được chứng minh. Tôi tưởng sẽ chẳng có ai tiếp cận được chứng minh ».

Trước khi đi xa hơn, không thể không giải thích đôi chút để độc giả « ngoại đạo » có một ý niệm về nội dung mệnh đề « ức đoán » quá bí hiểm nói trên. Như chúng tôi đã có dịp đề cập trên cột báo này (4), viết bài « phổ biến » về toán học là một việc làm nguy hiểm, bởi vì ngôn ngữ toán học hết sức chuẩn xác, chệch đi một chút có thể làm lệch ý nghĩa, thậm chí đảo ngược ý nghĩa, và điều này thường hay xảy ra khi người trình bày dùng những hình ảnh trực quan và ngôn ngữ thường ngày. Ý thức rõ điều đó, chúng ta hãy thử xem xét từng từ ngữ của ức đoán Poincaré :

Từ đầu bài đến đây, chúng tôi đã dùng mà không định nghĩa hai danh từ « hình học » và « tô pô học ». Theo trực quan, mọi người dễ chấp nhận định nghĩa hình học là bộ môn nghiên cứu các hình, dạng. Theo từ nguyên, chữ géométrie (hình học) trong tiếng Hi Lạp lại có nghĩa là đo đạc đất đai. Đối với các nhà toán học Cổ Hi Lạp, không có gì mâu thuẫn giữa hai khái niệm, bởi vì trong quan niệm của họ, khoa học là một thể thống nhất, nó phải vừa giải thích vừa làm chủ Thiên nhiên, nhà hình học và nhà trắc địa đều làm cùng một nghề. 

Còn thế nào là « nghiên cứu các hình, dạng » ? Hình dạng thì vô số, không thể nào kê khai cho xuể, mà có làm được cũng vô ích. Cho nên cách xử lí tự nhiên nhất là làm thế nào xếp loại theo những tiêu chuẩn nhất định, cũng như nhà thực vật học, nhà côn trùng học xếp cây cỏ, sâu bọ thành loại lớn, loại nhỏ, nhánh, họ... Toán học quan tâm tới cấu trúc, nên các nhà toán học xếp loại các đối tượng họ nghiên cứu bằng cái mà họ gọi là « quan hệ tương đương », tức là những quy tắc biến đổi một đối một mà vẫn giữ nguyên các cấu trúc (phép « đẳng cấu ») ; theo cách xếp loại như vậy, hai cá thể « đẳng cấu » có thể được đồng nhất hoá với nhau (đồng nhất hoá, chứ không đồng nhất, không « bình đẳng », nói rõ như vậy để trả lời những đồ đệ « dậy non » của Jean-Paul Sartre). 

Ta hãy lấy « analysis situs » của Poincaré làm ví dụ : các cơ cấu mà tô pô học nghiên cứu là những « không gian tô pô », nghĩa là những tập hợp trong đó người ta có thể định nghĩa khái niệm « lân cận », nói nôm na : thế nào là hai điểm « gần » nhau ; một phép đẳng cấu do đó là một phép biến đổi một đối một giữ nguyên được sự « gần nhau » ấy (hai điểm A và B « gần nhau » được biến thành hai điểm A’ và B’ cũng « gần nhau »). Phép đẳng cấu giữa hai không gian tô pô được gọi là phép « đồng phôi » (homéomorphisme), hay nôm na hơn, phép biến dạng liên tục (déformation continue). Cho nên người ta thường gọi tô pô học bằng cái tên nôm na gợi hình là « hình học cao su » : hai cái hình làm bằng màng cao su, thí dụ hình tròn và hình bầu dục, có thể biến hoá cái nọ thành cái kia bằng cách co kéo cái màng cao su mà không làm rách hay phải cắt nó. Có rất nhiều thí dụ dễ hiểu về không gian tô pô. Ai cũng biết những « không gian thực n chiều » mà kí hiệu là Rn : khi n=1 đó là đường thẳng, 2 chiều mặt phẳng (ở trường học, ai chẳng học trên đường thẳng, mỗi điểm được xác định bằng 1 hoành độ, trên mặt phẳng, mỗi điểm được xác định bằng 2 toạ độ), không gian R3 là không gian « quanh ta » mà cơ học Newton nghiên cứu, R4 là không – thời gian của thuyết tương đối (hẹp)... 

Hình dung ra không gian nhiều chiều cũng không có gì khó : chẳng cần đọc tiểu thuyết viễn tưởng, ta hãy xem sổ hộ tịch trong đó người ta kê khai tên họ, giới tính, tuổi, chiều cao, quốc tịch, tổng cộng là 5 tham số (được mã hoá thành số), mỗi cá nhân với « 5 toạ độ » ấy là một « điểm » trong không gian R5 ! Và để xếp loại các không gian tô pô (không phân biệt các không gian « đồng phôi »), người ta căn cứ vào những cái « bất biến », tức là những tính chất bất biến qua những phép đồng phôi. Để xếp loại côn trùng, các nhà động vật học đếm số chân, số cánh... Đối với các không gian Rn , tất nhiên nhà tô pô học nghĩ tới chiều kích của chúng, và đúng như vậy, một định lí nổi tiếng của Whitney (đầu thế kỉ XX) cho biết rằng hai không gian Rn và Rp đồng phôi với nhau nếu và chỉ nếu n=p. Định lí này dễ cảm nhận bằng trực quan, nhưng muốn chứng minh nó, phải có trình độ tối thiểu là MA đại học về toán, điều này cho thấy sự thâm sâu của những bài toán tô pô học. Một con số – chiều kích n – cũng đủ làm đặc trưng cho các không gian Rn, song sẽ quá ngây thơ nếu ta tưởng rằng đối với các không gian tô pô cũng đơn giản như vậy. 

Thực ra bài toán đặt ra quá tổng quát, chẳng cần nghiên cứu Sartre (làm sao mà hai cá nhân có thể « bình đằng », « bằng » nhau được ?) cũng có thể nhận thấy. Vì thế, các nhà tô pô học, theo chân Poincaré, sẽ khiêm tốn tự giới hạn trong « các đa tạp tô pô n chiều » mà đại khái ta có thể coi là các « hình » trong hình học đã nói ở trên. Một đa tạp n chiều như vậy là một không gian tô pô « đồng phôi cục bộ » (nghĩa là ở vùng lân cận của mỗi điểm ; chứ nếu « đồng phôi toàn bộ » thì chẳng còn gì để nói nữa) với không gian Rn. 

Xin lấy một ví dụ để bạn đọc có thể hình dung : Mặt Đất chúng ta đang sống trên đó « nằm trong » không gian (3 chiều) R3, nhưng ở cục bộ mỗi điểm trên địa cầu, nó đồng phôi với R2 (một mặt phẳng, tức là một đa tạp 2 chiều). Nói nôm na : đứng ở bất cứ nơi nào trên Mặt Đất, người quan sát cũng có cảm tưởng nó là mặt phẳng (chứ không phải mặt cầu). Nhưng ai chẳng biết rằng Mặt Đất không phải là mặt phẳng ! Magellan đã chứng minh điều đó khi ông đi một vòng quanh địa cầu. Đối với nhà tô pô học, hiển nhiên là mặt cầu không thể đồng phôi với mặt phẳng : mặt cầu là compac, mặt phẳng không. Tính compac rất khó giải thích bằng ngôn ngữ hàng ngày, song có thể nói thế này : một không gian tô pô nằm trong một không gian Rn, nếu nó compac thì tất nhiên nó « đóng kín, bị chặn » (hai từ này có thể hiểu theo nghĩa đời thường).

Hai kiểu bất biến vừa nói ở trên – chiều kích và tính compac – được coi là « sơ cấp » vì chúng liên quan tới khái niệm lân cận gắn liền với định nghĩa đa tạp. Một trong những đóng góp quan trọng của Henri Poincaré là đề ra một bất biến kiểu mới, là khái niệm « nhóm cơ bản », một khái niệm liên quan tới lí thuyết nhóm. Một đa tạp sẽ được gọi là « liên thông đơn thuần » nếu nhóm cơ bản chỉ vỏn vẹn có một phần tử. Để cảm nhận bằng trực giác khái niệm « liên thông đơn thuần », ta hãy hình dung một mặt cong trên đó ta vẽ một « đường vòng », một thứ « dây thòng lọng » : nếu ta có thể « rút dây », thắt nó nhỏ dần, cho đến khi nó nhỏ tí, thành một điểm mà sợi dây vẫn nằm hoàn toàn trên mặt cong, thì mặt cong có tính « liên thông đơn thuần ». Nói khác đi, một đa tạp liên thông đơn thuần nếu bất cứ đường vòng nào nằm trong đa tạp có thể được biến dạng liên tục thành một điểm. 

Ta hãy lấy vài ví dụ đa tạp 2 chiều nằm trong không gian 3 chiều R3 : mặt phẳng, mặt cầu rõ ràng là liên thông đơn thuần, ngược lại mặt xuyến (thí dụ nhưng cái săm bánh ô tô hay bánh xe đạp) không liên thông đơn thuần (dây thòng lọng buộc quanh cái săm, « xuyên qua lỗ ở giữa », không thể « thắt » nhỏ thành một điểm mà không cắt đứt cái săm). Như vậy là mặt phẳng, mặt cầu và mặt xuyến là 3 đa tạp không đồng phôi đôi một với nhau : mặt phẳng và mặt cầu vì tính compac, mặt cầu và mặt xuyến vì tính liên thông đơn thuần. Mấy thí dụ trực quan này cho ta hình dung cách đặt vấn đề của ức đoán Poincaré.

THURSTON, HAMILTON, PERELMAN và KHƯU (YAU)

Trước khi Perelman thượng đài, tình hình bài toán Poincaré là như thế nào ? Trường hợp 2 chiều đã được Riemann lí giải từ trước khi Poincaré sáng lập ra tô pô học (tất nhiên, do đó, Riemann dùng một ngôn ngữ khác). Từ Poincaré trở đi, bộ môn này đã phát triển tột bực, tích luỹ một khối lượng những khái niệm, định lí nhờ đó Stephen Smale đã chứng minh được ức đoán Poincaré cho tất cả các đa tạp chiều kích bằng 5 hay lớn hơn (huy chương Fields 1961), sau đó Michael Freedman thanh lí trường hợp chiều kích 4 – cũng lạ là trường hợp này phức tạp hơn về mặt kĩ thuật – (huy chương Fields 1982) (5). Còn trường hợp chiều kích 3 vẫn « trơ gan cùng tuế nguyệt », dường như ở cấp độ của vũ trụ vật lí (chúng ta nên nhớ vũ trụ Einstein là một đa tạp 4 chiều, tính compac của một đa tạp nằm trong vũ trụ này tuỳ thuộc vào tỉ trọng của vật chất chứa đựng trong đó), khó khăn không chỉ đơn thuần là những khó khăn toán học. 

Bao giờ cũng vậy, tình hình khai thông là nhờ có sự đột phá về quan niệm. Đầu tiên là do William Thurston (huy chương Fields 1982) đề ra một cách phân loại các đa tạp 3 chiều. Ở đây, ta lại gặp một tình huống thường xảy ra, bài toán hóc búa, vì quá đơn lẻ, được lồng vào một lí thuyết bao quát hơn, mở ra những viễn tượng mới. Thurston đề ra mộc ức đoán mới, gọi là ức đoán về sự hình học hoá, theo đó tổng cộng có 8 kiểu đa tạp 3 chiều ; một trong 8 kiểu đó là kiểu « mặt cầu » 3 chiều nói tới trong ức đoán Poincaré. Song tính chất bao quát của ức đoán Thurston dường như làm cho nó ở ngoài tầm với của những lí thuyết hiện tồn (cũng như ở ngoài tầm với của khả năng phổ biến khoa học : từ nay trở đi, độc giả cho phép chúng tôi dùng nhiều ngoặc kép). 

Một trong những lí thuyết đó là « tô pô học vi phân », nhờ đó người ta đặt thêm lên các đa tạp một cấu trúc nữa để có thể áp dụng các phương trình vi phân riêng. Chính trong phương hướng mới này mà trong thập niên 1980, Richard Hamilton đã tạo ra sự khai thông cuối cùng với khái niệm « dòng chảy Ricci », một phương trình tương tự như phương trình quen thuộc trong vật lí học : phương trình nhiệt của Laplace. Sự truyền dẫn của « dòng Ricci » trên đa tạp cho phép phát hiện những « điểm kì dị ». 

Chương trình Hamilton đề nghị thanh lí những điểm kì dị đó bằng « phẫu thuật », một kĩ thuật quen thuộc đối với giới tô pô học, song khó khăn lớn ở đây là không chắc gì cuộc phẫu thuật này lại không tạo ra những điểm kì dị mới, và cứ như thế, quá trình này trở thành liên hồi bất tận. Ngược lại, nếu cuộc phẫu thuật thành công, thì ức đoán Thurston được chứng minh, và đương nhiên, cả ức đoán Poincaré. 

Chính trong thời gian sang Mĩ nghiên cứu sau khi đỗ tiến sĩ mà Perelman đã được biết chương trình Hamilton, và đã đến gặp Hamilton để được ông giải thích tường tận. Hình như Perelman đã tự « coi như là môn đệ » của Hamilton, một điều rất hiếm, chứng tỏ Perelman khá mến mộ Hamilton. Thực ra, hình như ngay từ đầu « Grisha » đã chắc mẩm dòng chảy Ricci là cái chìa khoá, và ông không hề cải chính rằng mình trở lại St Petersburg là để tiến công vào chương trình Hamilton. 

Ông đã bỏ ra 8 năm trời, và công trình này làm ta liên tưởng tới cuộc chiến đấu đơn độc của Wiles để chứng minh định lí lớn của Fermat. Câu chuyện lẽ ra đến đây là kết thúc. Nhưng không, trước tiên là vì Perelman không chịu tôn trọng luật chơi. Bởi vì các mệnh đề toán học, một khi đã được chứng minh rồi, trở thành những chân lí tuyệt đối (trong khuôn khổ những tiên đề nhất định), cho nên bài chứng minh nhất thiết phải được các chuyên gia kiểm tra kĩ lưỡng rồi được công bố để bất cứ nhà toán học nào cũng có thể tìm đọc, và nếu muốn, thì kiểm tra lại. 

Ba bài viết mà Perelman đưa lên mạng internet không tuân thủ khuôn phép ấy : một mặt, Perelman không gửi cho một tạp chí để chúng được kiểm tra, thẩm định ; mặt khác, đó không phải là một bài chứng minh đầy đủ, mà chỉ là những phác thảo (tuy khá chi tiết) đưa ra các nguyên tắc và nét lớn, bỏ qua những khó khăn kĩ thuật đôi khi khá quan trọng. 

Không ai nghi ngờ rằng nếu Perelman chịu khó thì ông sẽ hoàn tất, nhưng phải bao nhiêu nỗ lực và thời gian ? Song ý nghĩa khoa học (và, khốn thay, tác động của media) quan trọng đến mức cộng đồng toán học lần này chấp nhận không làm đúng các thủ tục một cách nghiêm ngặt. Ngoài các xêmina và các nhóm làm việc thường vẫn được tổ chức như trong các trường hợp tương tợ (tại Princeton, Lyon...) để thảo luận về các kết quả của Perelman, đã có hai sáng kiến vượt ra khỏi thông lệ, độc lập với nhau, với những động cơ khác nhau, đã được tiến hành và đi tới kết luận tích cực. 

Một mặt là viện Clay rất muốn trao giải đầu tiên (quảng cáo mà) cho một « bài toán thiên niên kỉ », nên đã cử hai chuyên gia về tô pô học vi phân, là John Morgan (trường đại học Columbia, đã nói ở trên) và Gang Tian (Điền Cương, viện MIT) tập trung toàn phần thời gian vào việc thẩm định các bài viết của Perelman, và biên tập toàn bộ các phần chứng minh với đầy đủ chi tiết. Họ đã hoàn thành công việc và kết quả là một cuốn sách 473 trang sắp sửa được Viện Clay xuất bản. 

Mặt khác, sau 3 năm làm việc, hai nhà toán học Trung Quốc, Xiping Zhu (Chu Hi Bình) và Huaidong Cao (Tào Hoài Đông), dưới sự « huấn luyện » của nhà hình học Shing-Tung Yau (Khưu Thành Đồng, huy chương Fields 1982), vừa công bố trên tạp chí Asian Journal of Math (cũng phải nói rõ : do họ Khưu làm đồng chủ biên) một bài viết 318 trang để chứng minh ức đoán của Thurston, « dựa trên » những ý tưởng của Hamilton và Perelman (chữ của họ). 

Cần nói rõ, theo tập tục của giới toán học, một bài chứng minh chỉ được coi là « nguyên khôi » nếu nó được thực sự tìm ra lần đầu tiên, hoặc là nó lấp được một lỗ trống hoặc sửa lại một sai lầm thực sự của một bài chứng minh trước đó (trường hợp thứ nhì này đã xảy ra với bài chứng minh định lí Fermat của Wiles, có một lỗ trống đã được học trò của Wiles là Richard Taylor bổ khuyết, vì vậy định lí này từ nay mang tên chính thức là định lí Wiles-Taylor). 

Nhưng trong câu chuyện đang bàn, theo ý kiến của các nhà chuyên môn, bài viết của Tào và Chu hoàn toàn không thể xếp vào hai trường hợp nói trên. Cũng như cuốn sách của Morgan và Điền Cương, nó chỉ có thể được coi là một công trình soi sáng (công phu) công lao của Perelman. Tất cả chuyện này lẽ ra chỉ gây sóng gió trong chén trà của giới chuyên môn nếu như, phía Trung Quốc không làm ầm ĩ trên báo đài : đầu tháng 6.2006, hai tháng trước Đại hội Madrid, Khưu Thành Đồng đã tổ chức họp báo để nói về việc chứng ming ức đoán Poincaré tại Viện toán học Bắc Kinh. 

Ông viện trưởng họ Khưu không ngần ngại phân phát công lao như sau : 50% về phần Hamilton, 20% về phần « người Nga Perelman », 30% về người Hoa – một con toán cộng đơn giản cho thấy nhà hình học họ Khưu chắc không phải là nhà lí thuyết số. Đến cuối tháng 6, ông Khưu lại tổ chức một « sô » hội nghị vật lí học ở Bắc Kinh, với sự hỗ trợ của nhà cầm quyền Trung Quốc và sự tham gia của những đại gia như Stephen Hawking (« nhà vật lí thiên văn ngồi xe lăn »), để trình bày trong một phiên họp khoáng đại một báo cáo về... ức đoán Poincaré, công lao của hai môn đệ họ Tào và họ Chu, và nói đây là một thành tựu vĩ đại của học thuật Trung Quốc. 

Phải nói là họ Khưu, sinh trưởng hầu như ở Hồng Kông (bố mẹ ông đã chạy trốn Giải phóng quân Trung Hoa năm 1949, khi Khưu mới 5 tháng),làm việc ở Hoa Kì, sau khi được giải Fields năm 1982 đã trở thành một ông quan đại thần của nền khoa học Trung Quốc, đầu óc « đại hán » cũng chẳng thua ai. Giới toán học khó chấp nhận cách hành xử thiếu đạo đức khoa học như vậy. Philip Griffiths, nhà hình học kiệt xuất, người đã giúp Khưu rất nhiều trên đường công danh, đã phải lên tiếng : « Chính trị, quyền lực và những trò ma giáo không có chỗ đứng chính đáng trong cộng đồng chúng ta, chúng đe doạ sự toàn vẹn tinh thần của toán học ». Khi quyết định trao giải cho Perelman mặc dầu biết rằng Perelman từ chối, có lẽ Uỷ ban Fields cũng không muốn nói gì hơn.

Đỗ Thống
(Kiến văn dịch từ nguyên tác tiếng Pháp)

https://www.facebook.com/luatsuluanle/posts/1962492153994560?sw_fnr_id=679200283&fnr_t=0

Phần nhận xét hiển thị trên trang