Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Tin tức nóng 22-6-2017


Quan chức Mỹ - Trung gặp mặt về vấn đề Triều Tiên
Lãnh đạo ngoại giao và quốc phòng Mỹ - Trung hội đàm để tìm cách thúc ép Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa.
Tại Đối thoại Ngoại giao và An ninh Mỹ - Trung ở Washington, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cùng Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis ngày 21/6 gặp nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc là Dương Khiết Trì và tướng Phòng Phong Huy, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết cuộc họp tập trung vào các biện pháp để tăng áp lực với Triều Tiên, đồng thời nhắc đến các vấn đề như chống khủng bố và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, theo Reuters .
Mỹ dự kiến ​​thúc giục Trung Quốc hợp tác để tăng cường biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Triều Tiên. Mỹ và các đồng minh muốn áp đặt lệnh cấm vận về dầu và lệnh cấm hãng hàng không và lao động Triều Tiên ở nước ngoài, tuy nhiên các biện pháp này đã bị Trung Quốc và Nga phản đối.
Các cuộc đàm phán diễn ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng nỗ lực của Trung Quốc trong việc thuyết phục Triều Tiên kiềm chế chương trình vũ khí đã thất bại.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 21/6 nói rằng Bắc Kinh đã nỗ lực không ngừng để giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, không phải do áp lực từ bên ngoài mà là vì Trung Quốc là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế và việc giải quyết vấn đề hạt nhân là vì lợi ích riêng của họ.
Lần cuối Triều Tiên thử nghiệm bom hạt nhân là vào tháng 9 năm ngoái, nhưng họ đã tiến hành nhiều vụ thử tên lửa và tuyên bố sẽ phát triển một tên lửa hạt nhân có khả năng tấn công vào đất liền Mỹ.
Ông Trump đã có những tuyên bố cứng rắn với Triều Tiên sau cái chết của Otto Warmbier, sinh viên Đại học Virginia qua đời vào ngày 19/6, người từng bị Triều Tiên giam giữ trong 17 tháng. Tổng thống Mỹ ngày 20/6 gọi điều xảy ra với Warmbier là "một sự ô nhục".
Cựu đại sứ Mỹ ở LHQ nói 'cần trừng phạt Bắc Hàn'
Bill RichardsonBản  ảnhKYODO NEWS
Ông Bill Richardson gặp báo chí tại Bắc Kinh sau chuyến thăm đến Bình Nhưỡng tháng 1 năm 2013: ông từng đóng vai trò đặc sứ của Hoa Kỳ để đàm phán với Bắc Hàn
Cựu Thống đốc bang New Mexico và cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc, ông Bill Richardson vừa có phát biểu đề nghị Hoa Kỳ có biện pháp trừng phạt Bắc Hàn "vì cái chết của Otto Warmbier".
Trả lời BBC News, ông Richardson, nguyên là nhà đàm phán của Hoa Kỳ với Bắc Hàn, xác nhận ông đã trao đổi rất nhiều lần trong năm qua với quan chức nước cộng sản Đông Bắc Á mà không nghe họ nói gì về tình trạng của Otto Warmbier "đã bị hôn mê".
"Phải một năm sau tôi mới được biết chuyện đó."
Không giấu vẻ bực bội, ông Richardson lên án Bình Nhưỡng về cái chết của sinh viên 22 tuổi, Otto Warmbier:
"Đây là một vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, cách họ che dấu, kiểu dùng thuốc ngủ, và họ có thể đã tra tấn cậu ấy."
"Họ đã không chạy chữa cho cậu ấy, để Otto hôn mê hơn một năm."
Ông Richardson, người từng có vị trí cao cấp trong Đảng Dân chủ Hoa Kỳ cũng phê phán chính quyền Barack Obama đã không tiết lộ chuyện sinh viên Otto Warmbier bị Bắc Hàn cầm giữ.
Otto Warmbier: Chuyến du lịch sinh mạng ở Bắc Hàn
Bản thân ông Richardson từng được bổ nhiệm chức bộ trưởng trong chính phủ Obama nhiệm kỳ đầu, nhưng nay ông lại khen chính quyền của đảng Cộng hòa:
"Tôi muốn ca ngợi chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã vào cuộc mạnh mẽ, để buộc Bắc Hàn phải trả Otto Warmbier về."
Đi tour vào thăm Bắc Hàn hồi tháng 12/2015, Otto Warmbier bị bắt vài tháng sau ̣đó và bị xử tù.
Ngày 13/06, Otto Warmbier được trả về Hoa Kỳ sau 17 tháng bị giam cầm ở Bắc Hàn.
Nhưng anh trở về trong tình trạng hôn mê, không còn khả năng giao tiếp và não bị tổn thương nặng.
Một tuần sau, Warmbier qua đời.
Gia đình người sinh viên ở Cincinnati, Ohio, lên án "cách đối xử tra tấn tàn nhẫn khủng khiếp" mà họ nói anh phải chịu trong thời gian ở Bắc Triều Tiên.
Đánh hay không đánh?
Hiện Hoa Kỳ đang xem xét các khả năng tiếp cận vấn đề Bắc Hàn và cái chết của Otto Warmbier có thể góp thêm sự ủng hộ của một phần dư luận Mỹ cho một giải pháp mạnh mẽ mà Tòa Bạch Ốc đang nghiên cứu.
Về biện pháp quân sự, gần đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã trình bày trước Quốc hội "một bức tranh u ám", theo các báo Hoa Kỳ hôm 16/06.
Kim Jong-un ảnhGETTY IMAGES
nÔng Trump vừa nhắn trên Twitter rằng "Trung Quốc không kiềm chế nổi" chế độ của ông Kim Jong-un
Trả lời dân biểu Tim Ryan về chuyện Hoa Kỳ có sẵn sàng lâm chiến để ngăn Bắc Hàn phát triển vũ khí nguyên tử hay không, ông Mattis nói:
"Cuộc chiến sẽ nghiêm trọng hơn những gì chúng ta thấy về sự tàn khốc với con người năm 1953, sẽ có pháo kích hàng loạt vào thủ đô của nước đồng minh, một trong những đô thị có mật độ dân số lớn nhất thế giới."
Trong câu nói đó, ông đề cập đến Seoul có 25 triệu dân.
Nhưng ông Mattis khẳng định "cuối cùng thì chúng ta sẽ thắng".
Cũng tin liên qua, chính quyền của ông Trump, hoặc ít ra là riêng ông, bày tỏ thái độ hết nhẫn nại với Trung Quốc mà Washington trông đợi sẽ giúp "kiềm chế Bắc Hàn".
Hôm Thứ Ba 20/06, ông Donald Trump lại nhắn trên Twitter rằng "nỗ lực của Trung Quốc để kiềm chế Bắc Hàn "hóa ra đã không có hiệu quả gì".
Tuần này, Bộ trưởng James Mattis có cuộc họp cao cấp với ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện của Trung Quốc để bàn về an ninh Đông Bắc Á.
Để thị uy với Bình Nhưỡng, Hoa Kỳ vừa cử hai phi cơ ném bom siêu thanh B-1B Lancers bay ngang bán đảo Triều Tiên hôm 20/06.
B-1B LancerảnhGETTY IMAGES
Hai B-1B, phi cơ ném bom siêu thanh của Mỹ xuất kích từ sân bay Osan, Nam Hàn để lên bầu trời thị uy - hình minh họa
Các báo Mỹ viết rằng đây là chuyến bay "cảnh cáo" Kim Jong-un sau cái chết của Otto Warmbier.
Một số nhà bình luận tin rằng việc tấn công ồ ạt hoặc đổ bộ vào Bắc Hàn là "khó xảy ra" nhưng việc oanh kích các địa điểm cụ thể thì có thể là phương án Washington xem xét.
Elon Musk tuyên bố đưa 1 triệu người lên sao Hỏa
Quá trình này được thực hiện bằng hệ thống các tên lửa Falcon do công ty SpaceX của Elon Musk phát triển.
Ông chủ Amazon sắp giàu nhất thế giới, chỉ kém Bill Gates 5 tỷ USD
Trong một bài phát biểu hồi tháng 9 năm trước tại Mehico, CEO Elon Musk của Tesla đã đặt ra tầm nhìn về việc loài người sẽ định cư trên sao Hỏa. Theo đó, sẽ có 1 triệu người được đưa lên sinh sống tại hành tinh đỏ như một giải pháp dự phòng cho sự sống trên Trái đất.
Chi phí để đưa mỗi người lên đó sẽ chỉ khoảng 100.000 - 200.000 USD/người. Và công ty SpaceX của Elon Musk sẽ là người đưa ra các giải pháp thực tế để hiện thực hóa điều đó.
Mới đây, trong một bài viết được đăng trên tạp chí khoa học New Space, vị CEO của Tesla đã mô tả một cách cụ thể và chi tiết hơn dự án đang được thực hiện của mình. Theo Musk, việc sử dụng tên lửa để đưa người lên vũ trụ sẽ giúp giảm bớt chi phí đến hàng nghìn lần. Bài báo này cũng mô tả thiết kế của mẫu tàu vũ trụ khổng lồ mà ông này đang ấp ủ xây dựng. Con tàu này sẽ có tên Hear of Gold hay Trái tim của Vàng.
So với bài phát biểu trước đây, Elon Musk đã đề cập một cách rõ ràng hơn tới việc làm thế nào để có thể chi trả chi phí cho quá trình phát triển và hoạt động của một chiếc tên lửa khổng lồ. Elon Musk đã vạch ra một quá trình bao gồm 4 giai đoạn để có thể giúp loài người định cư trên sao Hỏa. Ông cũng tiến hành giải thích về việc làm sao để tạo ra nhiên liệu và không khí nhằm duy trì sự sống trên hành tinh này.
Bồn chứa nhiên liệu khổng lồ dùng cho dự án tàu vũ trụ của SpaceX.
Trong phát biểu mới nhất của mình, Musk cũng tiết lộ sự tồn tại của một bồn chứa nhiên liệu khổng lồ dùng cho hoạt động của tàu vũ trụ. Chiếc bình này đã được chế tạo và thử nghiệm thành công vào tháng 11 vừa qua. Nó được chế tạo hoàn toàn từ sợi cacbon, loại vật liệu rất nhẹ và bền chắc.
Trước đó, SpaceX của Elon Musk đã thành công trong việc hạ cánh một tên lửa sau khi đưa nó ra ngoài không gian. Đây là một bước tiến quan trọng bởi nó sẽ giúp giảm bớt hàng tỷ USD chi phí do có thể tận dụng được những chiếc tên lửa nhiều lần. Hãng này cũng đang loay hoay tìm câu trả lời cho sự cố phát nổ của chiếc tên lửa Falcon 9 tại Florida cách đây ít tháng.
SpaceX của Elon Musk đang nỗ lực phát triển Falcon Heavy. Đây là một hệ thống phóng tên lửa lớn hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, trong một bài đăng mới đây trên Twiiter, Elon Musk cho biết một tên lửa mới với trọng lượng siêu nhẹ sẽ có thể được SpaceX cho cất cánh vào tháng 9. Nếu tất cả đều đúng theo kế hoạch, Falcon Heavy có thể đưa 2 hành khách bay quanh mặt trăng vào năm 2018. Họ không cần là các phi hành gia chuyên nghiệp, họ chỉ cần trả tiền cho trải nghiệm của mình.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

THẤY HAY THÌ SHARE VỀ, ĐỌC DẦN VÀ SUY NGHĨ THÊM



"THƯ CỦA TS TÔ VĂN TRƯỜNG GỬI BTTU HÀ NỘI HOÀNG TRUNG HẢI
tác giả: TS Tô Văn Trường
Dear Anh Hoàng Trung Hải
Tôi vẫn nhớ buổi đàm đạo riêng với Anh lần trước ở Hà Nội, đúng ngày Thành ủy cử anh Nguyễn Đức Chung đi đối thoại với dân nên rất hiểu và chia sẻ về sự phức tạp của sự kiện Đồng Tâm.
Tôi mới làm cuộc điều tra “xã hội học thu nhỏ” sau khi phân tích thiệt hơn, 98% nhất trí quan điểm là khởi tố hình sự vụ Đồng Tâm là việc làm rất dở, "lợi bất cập hại”, đã chót rồi thì lãnh đạo Đảng và Nhà nước cần chỉ đạo Công an Hà Nội tháo gỡ "ngòi nổ" rất nguy hiểm này.
Tôi hiểu thực ra, các Anh lãnh đạo cấp cao, nhất là Anh, người đứng mũi chịu sào trực tiếp lãnh đạo thành phố chịu sức ép rất lớn, và đều nắm được các luồng thông tin nhưng quyết định xử lý thì cũng phải đảm bảo các mặt khác nhau nên rất khó khăn và gay cấn.
Triết gia John Locke nói: "Bất cứ khi nào chính quyền tìm cách tước đoạt và phá hoại tài sản của người dân, hoặc đẩy họ vào cảnh nô lệ dưới một thứ quyền hành tùy tiện, họ đã tự đặt mình vào tình trạng chiến tranh với người dân, do vậy người dân không cần phải phục tùng chính quyền thêm nữa."
Tôi thấy lẽ ra kết thúc vụ Đồng Tâm có hậu tháng 4-2017 cần được coi đó là một tiền lệ mở ra xu hướng Đảng + Chính quyền + Nhân dân thông qua đối thoại giải quyết mọi khó khăn của đất nước. Làm được như vậy thử hỏi nước ta có vấn đề nào không thể giải quyết?. Đấy là chưa nói đến Dân + Đảng + Chính quyền là một như thế, nguồn lực cả nước sẽ được giải phóng!
Việc khởi tố hình sự vụ Đồng Tâm là một quyết định làm mất rất nhiều và hầu như không được gì. Nếu trong Bộ Chính trị và Thành ủy còn có ý kiến khác biệt về vụ khởi tố Đồng Tâm, Anh dựa vào Dân và các ý kiến phản hồi trên công luận để thuyết phục và minh chứng vì được lòng Dân là được tất cả. Cần phải dũng cảm có giải pháp kịp thời "tháo gỡ" kể cả hủy khởi tố vụ án hình sự Đồng Tâm để an lòng dân cả nước chứ không phải chỉ cho thủ đô Hà Nội.
Nếu đã chót khởi tố thì nên tham khảo ý kiến của Anh Bùi Đức Lại (nguyên Vụ trưởng Ban tổ chức trung ương Đảng) nguyên văn như dưới đây rất đáng suy ngẫm :
On Saturday, 17 June 2017, 14:36, Bui Duc Lai <buiduclai@yahoo.com.vn> wrote:
Ý kiến của tôi như sau:
1) Cần khởi tố Vụ Đồng Tâm với 3 nội dung sau:
- Lạm dụng chính sách chiếm đoạt đất sử dụng sai mục đích.
- Huy động lực lượng lớn bắt người trái phép gây thương tích và ảnh hưởng chính trị.
- Đối phó của dân địa phương theo kiểu "cực chẳng đã" để tự vệ, tuy chưa gây tổn thất nhưng vượt khỏi khuôn khổ luật pháp.
Khởi tố, điều tra cẩn thận, khách quan và xét xử công khai, đúng luật sẽ có tác dụng rất lớn, rất tốt.
2) Nếu chỉ khởi tố như nội dung CAHN nêu ra thì không được ai đồng tình, dư luận phản ứng là có lý do chính đáng.
3) Tôi không biết anh Hoàng Trung Hải có ý kiến cá nhân như thế nào và liệu mấy người trong Bộ Chính trị có chia rẽ, có lợi dụng vụ này để gài bẫy nhau hay không. Nhưng tất cả họ đều nên biết rằng, không có hành động nào ngu xuẩn hơn vào lúc này là đàn áp nhân dân ở Đồng Tâm.
Những thế lực lắm tham vọng ở phía Bắc không có gì thích thú hơn thấy chính quyền VN ngập ngụa khó khăn, lại thêm hành động dại dột như vậy, mất hoàn toàn khả năng dựa vào nhân dân, phải lẽo đẽo theo đuôi chúng dấn sâu vào con đường phụ thuộc.
Bùi Đức Lại
Tôi thấy cần nói rõ thêm việc lưu giữ những cảnh sát cơ động chỉ xảy ra sau khi việc bắt cóc cụ Kình và những người khác. Chủ yếu, người dân bày tỏ sự không đồng tinh việc bắt giữ người thô bạo và vi phạm pháp luật của những kẻ cậy quyền ở địa phương. Việc này, có yếu tố tích cực, nó cảnh báo cho lãnh đạo biết những sai trái trong cưỡng chế đất đang gây bất bình trong dân. Nhờ đó, mà lãnh đạo biết ứng xử khôn khéo không để cái sảy nảy cái ung vv...
Xin lưu ý người dân yêu cầu cẩn trọng, khách quan, toàn diện của cuộc thanh tra, để biết rõ đúng sai.
Nhân đây, xin trích dẫn một số ý kiến của giới trí thức để Anh có thêm thông tin tham khảo nhé.
Kính
Tô Văn Trường
PS. Quan điểm của tôi về sự kiện Đồng Tâm đã thể hiện rõ qua 4 bài viết :
(1) Biến sự cố không may thành cơ hội sửa chữa sai lầm.
(2) Sự kiện Đồng Tâm không phải là hình sự đơn thuần.
(3) Đồng Tâm cần một cái kết thực sự có hậu.
(4) Dân không “ngu” mãi.
(Tiếp sau là một số ý kiến của các trí thức góp ý, bình luận về sự kiện Đồng Tâm)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tướng Phạm ‘về sớm hủy giao lưu quốc phòng Trung-Việt’?


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thượng tướng Phạm Trường Long tại Hà Nội ảnhXINHUA
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thượng tướng Phạm Trường Long tại Hà Nội hôm 18/06
Dường như vừa có căng thẳng mới giữa Việt Nam và Trung Quốc sau khi tướng cao cấp của Trung Quốc cắt ngắn chuyến thăm Hà Nội, và chương trình giao lưu quốc phòng hai nước bị hủy, theo các nguồn quốc tế.
Báo New York Times tường thuật Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông cáo nói chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 4 bị hủy vì "những nguyên do liên quan sự sắp xếp" giữa hai nước.
Cũng theo tờ báo, phái đoàn của Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam sau khi "cơn giận dữ nổ ra trong thảo luận kín về tranh chấp" ở Biển Đông.
Cùng lúc đó, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, viết cho Viện Yusof Ishak - Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), rằng Tướng Phạm Trường Long "cắt ngắn chuyến thăm và bất ngờ rời Việt Nam vào chiều tối ngày 18/6 mà không công bố nguyên nhân".
Theo lịch, chuyến thăm của vị tướng Trung Quốc là từ 18 đến 19/6.
Phái đoàn Trung Quốc ảnhXINHUA
Phái đoàn quân sự Trung Quốc gồm các tư lệnh, phó tư lệnh của Tham mưu, Hải lục không quân đến Hà Nội hội đàm với Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 18/06. Người mặc đồ dân sự là đại sứ Hồng Tiểu Dũng.
Ngoài ra hôm 18/6, truyền thông Việt Nam như VTV và Tuổi Trẻ đều nói từ ngày 20 đến 22/6, Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Thượng tướng Phạm Trường Long sẽ dẫn đầu đoàn quốc phòng hai nước dự giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần 4 tại tỉnh Lai Châu và Vân Nam.
Trang Đất Việt dường như là báo duy nhất ở Việt Nam đưa tin chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã diễn ra.
Nhưng nay khi độc giả bấm vào đường dẫn, bài đã bị xóa.
Tân Hoa Xã hôm 19/06 đã đăng các ảnh chụp Tướng Phạm Tường Long gặp trong ngày 18/06 các lãnh đạo Việt Nam, và không còn ảnh gì khác sau đó.
Cũng hãng tin này của Trung Quốc nói: "Tướng Phạm trong chuyến thăm đã nhấn mạnh rằng "toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ."
Nội dung này không xuất hiện trên các báo chính thống ở Việt Nam.
Còn theo tờ New York Times, Tướng Phạm Trường Long "dường như đã giận dữ" vì những nỗ lực làm thân ngoại giao của Việt Nam mới đây với Mỹ và Nhật Bản.
Hôm 13/6, tàu Echigo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản thăm Đà Nẵng và có các hoạt động huấn luyện chung trên biển với Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 2 tại Đà Nẵng.

Chủ quyền

Một số nhà phân tích cũng đồn đoán rằng có thể căng thẳng là vì Việt Nam gần đây tái khởi động việc khảo sát dầu khí ở một khu vực tại Biển Đông.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia chính trị Việt Nam từ Úc, viết trong một email rằng nếu Tướng Phạm đã yêu cầu Việt Nam ngừng khảo sát dầu khí, Việt Nam sẽ xem yêu cầu đó là "khiêu khích".
"Các lãnh đạo Việt Nam hẳn sẽ từ chối yêu cầu này và phản ứng bằng việc tái khẳng định chủ quyền," theo lời ông Carl Thayer.
Còn ông Alexander L. Vuving, từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh Daniel K. Inouye ở Hawaii, nói với New York Times: "Người ta có thể nói cả hai phía đều tính toán sai."
Nhưng ông nói một diễn giải khác là cả hai quốc gia "đều quyết tâm chứng tỏ cho bên kia thấy quyết tâm của mình" về các vấn đề chủ quyền.
DWNews hôm 7/6/2017 đăng bài và ảnh nói các tàu cá Việt Nam 'quấy nhiễu giàn khoan' Trung Quốc, nhưng không nêu rõ thời gian và địa điểm xảy ra các hoạt động 'quấy nhiễu' nàyảnhDWNEWS
DWNews hôm 7/6/2017 đăng bài và ảnh nói các tàu cá Việt Nam 'quấy nhiễu giàn khoan' Trung Quốc, nhưng không nêu rõ thời gian và địa điểm xảy ra các hoạt động 'quấy nhiễu' này

Mở rộng quan hệ

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định "trong khi phục hồi quan hệ với Trung Quốc thì Việt Nam cũng tăng cường quan hệ với các đối thủ chiến lược của nước này, nhất là Hoa Kỳ và Nhật Bản".
"Washington và Tokyo cũng đã cung cấp cho Việt Nam các tàu Cảnh sát Biển và xuồng tuần tra nhằm giúp Việt Nam nâng cao năng lực hàng hải. Những diễn tiến này chắn chắn đã làm một số người ở Bắc Kinh khó chịu."
Hôm 18/6, tờ Hoàn Cầu Thời báo đã cho đăng một xã luận chỉ trích các bước đi ngoại giao của Việt Nam.
"Đứng trước Trung Quốc đang trỗi dậy, Việt Nam cần ve vãn các nước khác nằm ngoài khu vực để khống chế Trung Quốc tại Nam Hải (Biển Đông) và bảo vệ lợi ích của mình," tác giả Lý Khai Thịnh viết.
"Mở rộng quan hệ bè bạn là tốt. Tuy nhiên, nếu ý định là canh chừng các láng giềng của mình thì nó chỉ tạo ra các yếu tố gây bất ổn trong tương lai mà thôi," Lý Khai Thịnh, nhà nghiên cứu từ Viện quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải kết luận.
Lam Kình 1 ảnhGETTY IMAGES
Giàn khoan khổng lồ 'Lam Kình 1 (Blue Whale I) mới được Trung Quốc đưa vào hoạt động từ năm nay
Trước các diễn biến mới nhất tuần này, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp dự báo:
"Cho dù lý do thực sự cho quyết định của tướng Phạm là gì thì sự cố này cũng không phải là một tín hiệu tích cực cho quan hệ song phương."
" Vì vậy, một làn sóng căng thẳng mới trong quan hệ song phương là điều có thể xảy ra trong thời gian tới."

Lịch trình một loạt sự kiện Trung - Việt - Mỹ

Tàu chiến Trung Quốc ảnhAFP
Một chiến hạm đời mới của Trung Quốc: các cuộc bắn đạn thật từ khu trục hạm đã xảy ra ở Biển Đông trong tháng 5/2017
18 tháng 6: Thượng tướng Phạm Trường Long cùng một phái đoàn đông đảo sỹ quan cao cấp gồm Tư lệnh Mặt trận Phía Nam, Viên Dự Bách, Phó Tổng tham mưu trưởng Liên quân, Thiệu Nguyên Minh, Tham mưu trưởng Lục quân Lưu Chấn Lập, Phó Tư lệnh Hải quân Lưu Nghị, Phó Chính ủy Không quân Tống Côn, và Đại sứ Hồng Tiểu Dũng gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng CS, Nhà nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên từ hơn một năm Trung Quốc cử một đoàn chỉ huy quân sự cao cấp với số lượng tướng lĩnh đông đảo thăm Việt Nam, sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn tháng 3/2016.
11-15 tháng 6: Tàu USS Coronado (LCS 4) thực hiện bảo dưỡng dự phòng viễn chinh trong khuôn khổ chuyến thăm kỹ thuật tại Cảng Quốc tế Cam Ranh, Việt Nam.
Cũng trong tháng 6, khu trục hạm USS John S. McCain lớp Arleigh Burke vào Cảng Quốc tế Cam Ranh và đón Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain lên khoang chiếc tàu mang tên cha và ông của ông, hai đô đốc của Hải quân Hoa Kỳ.
07 tháng 6: Hình ảnh một giàn khoan lớn, màu vàng được đăng trên các trang mạng Trung Quốc nói công nhân của họ phải dùng vòi rồng phun nước đẩy "thuyền cá Việt Nam quấy nhiễu" khi công ty Trung Quốc hạ đặt giàn khoan ở vùng "Nam Hải".
06 tháng 6: Các trang quân đội Trung Quốc công bố ảnh chụp ngày 27 tháng 5 mô tả các tàu khu trục Hợp Phì, Lan Châu, Trường Sa cùng chiến hạm Tam Á bắn đạn thật ở Biển Đông, không nêu địa điểm. Cuộc diễn tập đạn thật được nói là xảy ra vào đêm.
10 tháng 5: Tân Hoa Xã đưa tin trước đó, "các đơn vị tại Tây Sa và Nam Sa" chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc diễn tập trên biển. Các trang quan sát quốc tế nói tuần trước đó, ca sỹ Tống Tổ Anh đã ra Nam Sa (Trường Sa) "hát cho bộ đội nghe". Các báo tiếng Anh nói ảnh chụp nữ ca sỹ này hiện rõ đằng sau là Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) được tôn tạo thành đảo và đường băng ở Trường Sa.
Các bức hình cũng cho thấy có bến đỗ cho tàu đổ bộ dạng T-071 của Trung Quốc.
Đây là các chỉ dấu cuộc tập trận bắn đạn thật cuối tháng 5 xảy ra ở vùng không xa Hoàng Sa và Trường Sa.
06 tháng 5: Báo chí Việt Nam đưa tin hai chiếm hạm Trường Xuân và Trịnh Châu của Trung Quốc thăm cảng Sài Gòn và giao lưu với Hải quân Việt Nam.
Tháng 5: Trung Quốc cho hay vào tháng trước họ bác bỏ yêu cầu cho tàu USS John C. Stennis thăm cảng Hong Kong như các lần trước.
Tháng 1/2017: Việt Nam ký một thỏa thuận với tập đoàn ExxonMobil, hãng có cựu lãnh đạo là ông Rex Tillerson, hiện là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, để khai thác khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ngoài Biển Đông.
BBC


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà báo Huỳnh Thúc Kháng và 'quyền không nói' của người cầm bút



Nguyễn Thông















MTG - Cụ Huỳnh Thúc Kháng mang khí phách của người làm báo chân chính, như cụ Hồ nhận định, là của người cầm đuốc soi đường cho quốc dân đi.

Theo những gì tôi đã được dạy dỗ hồi đi học, cụ Huỳnh Thúc Kháng là bậc lão đại thụ, một nhân cách lớn, nổi tiếng về tài năng, đức độ và lòng yêu nước trong đời sống xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. 

Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), tự Giới Sanh, hiệu Mính Viên (vườn chè) đôi khi được viết thành Minh Viên, là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Cụ từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp, Bộ trưởng Nội vụ, quyền Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa sau khi cách mạng tháng 8 thành công. Cụ Huỳnh quê làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Tân Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước) tỉnh Quảng Nam. Năm 1900, cụ đậu Giải nguyên kỳ thi hương năm Canh Tý 1900, được xưng tụng là một trong Ngũ Phụng Tề Phi (5 con chim phượng hoàng cùng bay) của xứ Quảng xưa. Năm Giáp Thìn 1904, cụ đỗ Hội nguyên Hoàng giáp (tức tiến sĩ thủ khoa).

Cùng với các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, cụ Huỳnh tham gia lãnh đạo phong trào Duy Tân; bị thực dân Pháp bắt năm 1908, đày ra Côn Đảo suốt 13 năm, mãi năm 1919 mới được trả tự do. Năm 1926, cụ đắc cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ. Trong 3 năm hoạt động trên cương vị này, cụ cương quyết tranh đấu chốn nghị trường, sau đó nhân việc chống lại Khâm sứ Pháp làm bậy, cụ từ chức. Năm 1927, cụ Huỳnh sáng lập tờ báo Tiếng Dân xuất bản tại Huế, bị đình bản năm 1943. Ngày 21.4.1947 cụ bệnh nặng và mất tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Cụ Hồ Chí Minh - Chủ tịch nước có thư chia buồn cảm động, đánh giá rằng “Cụ Huỳnh là người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà cụ trước đây bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường gian nan cực khổ, nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của cụ chẳng những không sờn, mà lại thêm cương quyết. Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập” (theo Hồ Chí Minh – Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, NXB Sự Thật, 1975).

Trong lịch sử báo chí xứ ta, cụ Huỳnh Thúc Kháng không phải người mở đường tự do ngôn luận bằng báo chí nhưng chỉ với những bài trên báo Tiếng Dân suốt 16 năm tồn tại, nhà báo Huỳnh Thúc Kháng đã để lại dấu ấn khó phai mờ. Điều dễ nhận ra nhất là ở bản lĩnh của người làm báo trong cụ. Lời mở đầu của Tiếng Dân số 1 được xem như bản tuyên ngôn về tự do ngôn luận, về cái đích vươn tới của người lĩnh trọng trách cầm bút. Cụ viết "Nếu không có quyền nói tất cả những điều mình muốn nói, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói”. Đó là quyền tự do không ai, không thế lực nào được phép cấm đoán, nhưng không phải người cầm bút nào cũng xác định được như thế. Cũng trên Tiếng Dân ra ngày 1.5.1929, nhà báo Huỳnh Thúc Kháng tiếp tục khẳng định “Tôi là nhà cách mạng công khai, tôi đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam một cách công khai. Vì đất nước Việt Nam có biên cương và lãnh thổ công khai trên bản đồ thế giới. Cho nên, tôi cũng công khai nói lên tiếng nói của người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do và tự chủ. Do đó, tôi thách đố mọi trừng phạt và hiểm nguy đến với cá nhân tôi”.

Đó là khí phách của người làm báo chân chính, như cụ Hồ nhận định, là của người cầm đuốc soi đường cho quốc dân đi. Khí phách ấy chỉ có ở những bậc trượng phu, dám coi tấm thân ngàn vàng của mình nhẹ như lông hồng, xem khinh mọi lợi danh, vượt trên những ràng buộc đời thường, thách đố mọi sự trừng phạt. Tất cả chỉ dồn cho mục đích cao đẹp: nói lên tiếng nói chân thực, vạch trần sự giả dối, tham lam, hủ lậu, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cụ ra đi đã tròn 70 năm. Nhớ đến ký giả Huỳnh Thúc Kháng, càng băn khoăn về đội ngũ những người làm báo đông đảo hiện thời. Đành rằng làm báo giờ đây đã khác trước, đã được xem là một nghề, như một cách mưu sinh (ai chẳng phải lo cơm áo gạo tiền, cho mình và cha mẹ, vợ con), nhưng viết gì, viết sao cho đừng thẹn với đời với người, không phải ai cũng có niềm trăn trở. Than ôi, chỉ cần làm được một phần của cụ Huỳnh Thúc Kháng là đã thỏa mãn lắm rồi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vén màn lịch sử: Con tàu Nô-ê huyền thoại là có thật và những phát hiện chấn động về Đại Hồng Thủy tại Biển Đen


Một sự kiện lịch sử, qua nhiều đời kể đi kể lại, sẽ biến thành truyền thuyết. Nhưng nó lại là lịch sử có thật trong quá khứ. Ngày hôm nay, như một sự lội ngược dòng, Đại Kỷ Nguyên cung cấp tới độc giả những sự thật mới được khám phá liên quan đến các truyền thuyết qua những kết quả khảo cổ mới. Một thế giới chân thực, sống động cổ xưa sẽ được mở ra qua Vén Màn Lịch Sử.
Báu vật quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ: Tàu Nô ê được tìm thấy gần ngôi làng Thổ Nhĩ Kỳ Üzengili ở thôn Doğubeyazıt
Theo truyền thống Kitô giáo, chiếc thuyền Noah đã bị mắc kẹt trên núi Ararat. Đây là ngọn núi cao nhất trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, mà đỉnh cao là tại 5137 mét độ cao so với mực nước biển.
Vào ngày 20/6/1987, Thống đốc tỉnh Agri của Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố với thế giới rằng: Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Ataturk, cơ quan khảo cổ Thổ Nhĩ Kỳ… đã công nhận khám phá của nhóm thám hiểm Ron Wyatt. Đây là kết quả của nhiều chục năm nghiên cứu. 
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã công nhận vật thể hình chiếc tàu trên ngọn núi Ararat tại độ cao 2.000m so với mực nước biển ấy là con tàu của Nô-ê. Khu vực này trở thành công viên quốc gia, báu vật quốc gia của họ.
Đây là một trong những phát hiện lịch sử học và khảo cổ học vĩ đại nhất, cho thấy Đại Hồng Thủy và con tàu Nô- ê là sự thật.
Tọa độ con tàu: 39 26’ 26.09″ Bắc, 44 14’ 04.29″ Đông. Hình ảnh vệ tinh
Con tàu nằm giữa một dòng bùn cổ. (Ảnh chụp năm 1959)
Phần đầu tiên của cuộc nghiên cứu là kiểm tra vật thể và đo lường kích thước của nó. Vật thể trông giống phần thân của một con tàu lớn. Một đầu nhọn là mũi tàu, còn đầu kia bo lại là đuôi tàu. Khoảng cách từ mũi đến đuôi là gần 160m.
Trên mạn phải của con tàu, gần đuôi (điểm B) có 4 thanh lồi ra khỏi phần đất bùn, cách đều nhau, được xác định là các sườn khung của thân tàu. Đối diện với chúng, ở bên mạn trái, có một thanh sườn cũng lồi ra khỏi đất bùn (điểm A). Chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy hình dáng uốn cong của nó. Xung quanh đó là rất nhiều sườn khung khác, phần lớn bị chôn vùi trong đất, nhưng kiểm tra kỹ đều có thể thấy được. 
Gỗ của con tàu đã bị hóa thạch. Các chất hữu cơ đều đã bị thay thế bằng khoáng chất, chỉ còn lại hình thù và dấu vết của các thanh sườn tàu.
Mắt người chỉ nhìn được vật thể nhờ ánh sáng phản chiếu từ nó. Để nhận ra những vật thể nằm bên dưới mặt đất, các nhà khoa học sử dụng sóng siêu âm xuyên qua mặt đất. Kỹ thuật này thường được dùng để xác định vị trí dầu mỏ và các khoáng chất khác. Thiết bị để làm việc này được gọi là Radar xuyên đất (máy GPR).
Kết quả radar scan: Radar ngầm đã giúp xác định rõ các cấu trúc bên dưới mặt đất. Chúng hoàn toàn đối xứng và có bố cục rất hợp lý. Đây là những kích thước chính xác như được mô tả của con tàu trong Kinh Thánh 

“Dữ liệu này không tương ứng với kiến tạo địa chất tự nhiên. Chúng là những cấu trúc nhân tạo…”

– Ron Wyatt cho biết.
Bên trong mẫu gỗ dán cực kỳ cổ xưa đã hóa thạch này, người ta tìm thấy dấu vết của những cây đinh sắt.  
Kiểm tra cho thấy phần keo dán rỉ ra từ các lớp gỗ dán. Bề ngoài của mẫu vật từng được phủ một lớp nhựa đường, cũng đã hóa thạch.
Những cây đinh sắt bên trong mẫu gỗ dán cực kỳ cổ xưa đã hóa thạch. Cây đinh tán cắm ngập vào phần thân gỗ hóa thạch. Kết quả phân tích cho thấy nó được làm bằng một loại hợp kim, trong thành phần có chứa cả nhôm. Chứng tỏ thời đó nhân loại có công nghệ rất cao.
 Cách con tàu vài cây số, người ta tìm thấy nhiều khối đá rất lớn, một số dựng đứng trong khi số khác nằm dài trên mặt đất. Những khối đá này có khối lượng lên đến cả tấn, và có lỗ xuyên qua thân mình. Các nhà nghiên cứu đã công nhận rằng chúng là những cái neo, còn những cái lỗ là để buộc dây thừng. Nói cách khác, đây chính là những tảng đá mỏ neo. 
Đại Hồng Thủy và con tàu Nô ê   
Đại hồng thủy là đại thảm họa khủng khiếp được nhắc đến trong truyền thuyết của nhiều tôn giáo và nhiều dân tộc trên thế giới. Nó được miêu tả là một trận lụt cực lớn và là sự trừng phạt của Thiên Chúa do sự suy đồi đạo đức, thoái hóa biến chất của loài người. Duy nhất Nô-ê nghe theo lời chỉ dạy của Thần làm chiếc tàu và sống sót
 Toàn bộ trái đất đã được che phủ bằng nước vài km chiều cao. Nước dâng lên cao hơn cả những đỉnh núi cao nhất, vào ngày 17 tháng 2, mưa 40 ngày đêm và nước dâng lên liên tục trong 157 ngày.
Trước đó, vì muốn lưu lại con người và giống vật để phát triển một nhân loại mới sau thảm họa, Thần đã phán truyền cho ông Nô-ê: Ngươi sẽ làm tàu thế này: chiều dài một trăm năm mươi thước, chiều rộng hai mươi lăm thước, chiều cao mười lăm thước. Ngươi sẽ làm một cái mui che tàu, và đặt mui cách phía trên tàu nửa thước. Cửa tàu, ngươi sẽ đặt ở bên hông; ngươi sẽ làm tầng dưới, tầng giữa rồi tầng trên.” (Sáng Thế 6:15-16).
Ngoài ra, Thần cũng hướng dẫn ông Nô-ê cách thức để sinh tồn và bảo tồn giống động thực vật trong tàu: “Trong mọi sinh vật, mọi xác phàm, ngươi sẽ đưa vào tàu mỗi loại một đôi, để giữ cho chúng sống với ngươi; phải có một con đực và một con cái. Trong mỗi loại chim, mỗi loại gia súc, mỗi loại vật bò dưới đất, mỗi loại một đôi sẽ đến với ngươi, để ngươi giữ cho chúng sống. Phần ngươi, hãy lấy mọi thứ ăn được và tích trữ cho mình; đó sẽ là lương thực của ngươi và của chúng.” (Sáng thế 6:19-21).
Sau đại hồng thủy, chỉ có gia đình Nô-ê còn sống sót cùng các loài vật mỗi giống một cặp đôi, trên con thuyền Nô-ê.
Và đây là mẫu vật hóa thạch các nhà khoa học thu được tại hiện trường, có niên đại đúng thời điểm kể trong Kinh Thánh: 
Mẫu phân động vật hóa thạch.  Trái: gạc hươu hóa thạch. Phải: một chùm lông mèo.  
   Sau trận lụt kinh hoàng, nước rút dần khỏi mặt đất thì ông Nô-ê thả một con quạ bay ra khỏi tàu xem tình hình bên ngoài. Lần thứ nhất, con quạ không tìm được chỗ đậu chân vì nước chưa rút, nên nó bay về lại tàu. Bảy ngày sau, con bồ câu được thả ra lần nữa, và lần này nó bay trở về, trên mỏ ngậm cành lá ô liu tươi. Ông Nô-ê biết là nước đã giảm xuống, mặt đất đã trở lại. Mô hình con tàu Nô-ê bằng kích thước thực đúng như mô tả được các nhà khoa học dựng nên. 
Những nghiên cứu mới đây tiếp tục khẳng định Đại Hồng Thủy và con tàu Nô ê
Tiếp sau những nghiên cứu vào những thập niên 70, 80, vào tháng Chín năm 2004, những nhà khoa học từ một số tổ chức, trong đó có Robert Ballard của National Geographic Society, người đã nổi tiếng với việc phát hiện ra xác tàu của “Titanic”, đã tiến hành một cuộc thám hiểm tại Biển Đen (khu vực Thổ Nhĩ Kỳ). Họ phát hiện ra rằng biển nội địa này không phải luôn luôn như chúng ta thấy ngày nay.
Biển Đen -nó có thể đã hình thành từ một hồ nước khổng lồ của nước đen mà những con sóng đã đột nhiên tăng lên rất nhanh chóng, tại một thời điểm cụ thể trong lịch sử. Tất cả mọi thứ đã biến mất đột ngột đến mức những người dân sống trên bờ đã bị buộc phải rời khỏi ngay lập tức tới các vùng an toàn hơn, buộc họ phải bỏ lại đằng sau ngôi nhà của mình, công cụ của mình, vv
Phát hiện này là minh chứng rằng vùng dọc bờ Biển Đen là từng là nơi sinh sống sầm uất trước cơn Đại Hồng Thủy.  – Fredrik Hiebert.
Đầu năm 2006, giáo sư Porcher Taylor cũng đã thông báo rằng sau khi nghiên cứu sâu rộng trong nhiều năm nhờ sự giúp đỡ của các hình ảnh vệ tinh, các kích thước của vật thể con tàu tại hiện trường cũng như mọi đặc điểm của nó tương ứng một cách hoàn hảo với con thuyền được mô tả trong Kinh Thánh.
Những câu chuyện Kinh Thánh của nhiều nước đã kể lại một sự thực lịch sử: Đại Hồng Thủy và con tàu Nô- ê
Các “huyền thoại” Kinh Thánh của Đại Hồng Thủy được đề cập trong các tài liệu lưu trữ của các dân tộc khác nhau, bao gồm cả người Hindu, người Sumer, người Hy Lạp, các Acadians, người Trung Quốc, các Mapuches, các Mayas, người Aztec và người dân trên đảo Phục Sinh.Trong tất cả những câu chuyện này, các chi tiết giống nhau một cách đáng ngạc nhiên. Đều là đã có cảnh báo từ các Thần về việc phải xây dựng một chiếc tàu, để có thể sống sót qua cơn Đại Hồng Thủy và để phục hồi sau đó sự sống trên hành tinh. Nhưng loài người đa phần cười không tin. Duy nhất chỉ có Nô-ê tin nghe và làm theo lời dặn của Thần.
Sự chuẩn xác tuyệt đối giữa các dữ liệu lịch sử và phát hiện của các nhà khảo cổ
Sử thi Gilgamesh (niên đại ít nhất 2660 năm trước) có ghi rằng đỉnh núi Nisir là nơi an nghỉ của con tàu huyền thoại. Tên gọi hiện nay là núi Nasar.
Cổ thư Houd Sura 11:44 (thuộc bộ sách Koran) ghi: “Con tàu đến an nghỉ trên ngọn Al-Judi, và nghe thấy một giọng nói: “Những kẻ xấu ác đều đã chết“ “. Thực tế hoàn toàn chính xác. Ngọn Al-Judi chính là nơi ban đầu con tàu nằm, trước khi bị dòng bùn cổ cuốn trôi xuống vị trí hiện nay.
Cổ thư Genesis 8:4-5 (thuộc Kinh Thánh) ghi: “Và con tàu yên nghỉ vào tháng thứ 7, ngày 17 tháng ấy, trên dãy núi Ararat. Và nước rút liên tục cho đến tháng thứ 10: vào tháng thứ 10, ngày đầu tiên tháng ấy, [con tàu] được trông thấy trên đỉnh của các ngọn núi ấy”: chính xác
Biên niên sử Ashurnasurpal II của Assyria (833-859 trước công nguyên) nói con tàu nằm lại ở phía nam của dòng sông Zab: chính xác
Cuốn Theophilus của Antioch (115-185) nói rằng vào thời của ông người ta có thể trông thấy được con tàu trong những ngọn núi của người Arab: chính xác. 
Vậy là, liên tục có những khám phá mới về điều kỳ diệu tưởng chừng như không có. Những khám phá mới của con người dường như liên tục mở ra những chân trời quá khứ mà trước đây người ta vốn không nghĩ tới, không tin. Dành một chút suy ngẫm để tự thấy mình nhỏ bé thế nào trước vũ trụ mênh mông và bao la, năng lực của con người vẫn qúa ư nhỏ bé. Hãy tôn trọng thiên nhiên đất trời. Chúng ta vốn là ai và có thể thực sự làm được điều gì, trên thực tế vẫn mãi là một ẩn số lớn của nhân loại.
 Hà Phương Linh (theo Epoch Times France)

Phần nhận xét hiển thị trên trang