Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Nghiện Facebook nguy hiểm hơn nghiện rượu?


image

Nếu bạn không thể cưỡng lại nhu cầu lướt Facebook hoặc Instagram trong giờ làm việc, hoặc nếu bạn cảm thấy trong người bất an khi không thể dùng điện thoại hoặc do điện thoại mất sóng, có lẽ bạn cần giúp đỡ.

Trong vài năm qua, nhiều người nghiện thiết bị điện tử đã phải tìm đến các chuyên gia để được tư vấn, chỉ cách thư giãn hoặc lên kế hoạch nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, các công ty khởi nghiệp chuyên về lĩnh vực sức khoẻ chốn công sở cũng đang đua nhau đưa ra những giải pháp cai nghiện.

image

Điều này giúp mang lại nhiều sự lựa chọn đối với người dùng mạng xã hội. Các buổi trị liệu kéo dài một tiếng đồng hồ có thể tốn 150 đôla/giờ, trong khi các chuyến nghỉ dưỡng có thể tốn hơn 500 đôla.

Trong những năm gần đây, số bệnh nhân tìm đến Nathan Driskell, một bác sỹ tâm lý trị liệu tại Houston, Texas, Hoa Kỳ, để chữa hội chứng nghiện mạng xã hội đã tăng lên 20% và số bệnh nhân này hiện đang chiếm gần 50% tổng số bệnh nhân ông dang chữa trị, ông nói. Điều thú vị là các bệnh nhân nghiện game máy tính của ông đang bắt đầu giảm xuống, ông cho biết.

image

Không được công nhận

Hội chứng nghiện mạng xã hội không được xem là một hội chứng rối loạn trong các sách y tế như American Psychiactric Association's Diagonostic và Statistical Manual of Mental Disorders, vốn được xem là các chuẩn mực vàng trong việc chẩn đoán những hội chứng rối loạn.

image

Mặc dù vậy, những phương pháp mà một số bác sỹ tâm lý trị liệu, trong đó có Driskell, sử dụng để điều trị cho các khách hàng mắc bệnh nghiện mạng xã hội cũng tương tự như những phương pháp chữa trị các triệu chứng rối loạn thần kinh khác.

Những tác động về tâm lý mà Facebook, Snapchat và những nền tảng điện tử khác gây ra thậm chí còn khó chữa hơn một số bệnh nghiện chính thức khác, Driskell nói.

"Nó còn tệ hơn nghiện rượu hoặc ma tuý bởi vì dễ tiếp cận hơn và xã hội cũng không có những định kiến gì về điều này."

image
Talkspace tiến hành chiến dịch vận động nhằm nâng cao nhận thức về tác động của hiện tượng nghiện truyền thông xã hội

Driskell hiện đang chữa trị nhiều bệnh nhân mỗi tuần, thời gian chữa trị kéo dài ít nhất là 6 tháng, với giá 150 đôla mỗi giờ.

Dùng lửa trị lửa

Công ty khởi nghiệp Talkspace, đóng tại New York, đang cung cấp dịch vụ tư vấn qua mạng cho khách hàng thông qua mạng lưới hơn 1.000 bác sỹ tâm lý trị liệu. Năm 2016, công ty này đã công bố các giải pháp nhằm cải thiện bệnh nghiện mạng xã hội và cho ra đời một chương trình kéo dài 12 tuần trong đó hướng dẫn điều tiết việc sử dụng mạng xã hội, Linda Sacco, một phó chủ tịch của Talkspace, cho biết.

image

Công ty này cung cấp dịch vụ tư vấn qua tin nhắn điện thoại, với giá khởi điểm là 138 đôla/ tháng, trong khi giá tư vấn trực tiếp qua điện thoại là 396 đôla. Dù các khách hàng của Talkspace đều sử dụng điện thoại để nghe tư vấn, thế nhưng họ cũng được chỉ cho cách sử dụng điện thoại một cách có điều độ, bà nói. Hầu hết các khách hàng tìm đến dịch vụ của công ty sau khi thất bại trong việc tự cai nghiện, Sacco nói.

image
Bỏ quá nhiều thời gian vào mạng xã hội và các thiết bị điện tử gây tác động tiêu cực tới cảm xúc của chúng ta

"Những người này nhận ra họ cần sự giúp đỡ sau khi đã thất bại trong việc cố gắng tự hạn chế bản thân," Sacco nói. "Những người tìm đến chúng tôi đều thực sự nhận ra rằng mình đang đánh mất cuộc sống."

Trách nhiệm giúp đỡ

Một số ý kiến khác cho rằng các thói quen tiêu cực liên quan đến mạng xã hội có thể được chữa trị như một dạng bệnh nghề nghiệp. Tại London, Orianna Fielding sáng lập Công ty Digital Detox vào năm 2014 sau khi nghiên cứu một cuốn sách về việc cách ly với các thiết bị điện tử.

image

Fielding giờ đây đang hợp tác với các công ty để giúp đỡ nhân viên của họ điều tiết việc sử dụng mạng xã hội. Những giải pháp mà bà mang lại bao gồm những buổi nói chuyện trực tiếp và các chương trình trên mạng, vốn được thiết kế để phù hợp với từng kiểu nghiện khác nhau.

"Chúng tôi đang tái cân bằng mối quan hệ với công nghệ," Fielding nói. Hiện tại bà đang cung cấp dịch vụ của mình với giá trung bình 748 đôla một ngày. Các lãnh đạo của công ty có thể đăng ký các lớp bổ sung với mục tiêu tăng cường hiệu suất, bà nói.

Làm đúng cách

image

Giới chuyên gia cũng khuyến cáo không nên quá xem trọng các phương pháp ngắn hạn mà bỏ quên những giải pháp về dài hạn. Những buổi dã ngoại vào cuối tuần hoặc kéo dài cả tuần để giúp tránh xa các thiết bị điện tử có thể là bước khởi đầu tốt, Driskell nói.

image
Nghiện mạng xã hội còn 'tệ hơn nghiện rượu hay ma túy bởi nó dễ tiếp cận hơn và xã hội không có định kiến gì về việc này'

Tuy nhiên cũng giống như những bệnh nghiện khác, các khách hàng cần thời gian từ 6 tháng đến một năm để hoàn toàn có thể kiểm soát bản thân mà không cần đến các chương trình cách ly, ông nói. "Việc cách ly bản thân là tốt, nhưng rồi bạn cũng vẫn phải quay về cuộc sống bình thường," và điều này có thể ảnh hưởng tới những tiến bộ đã đạt được, Driskell nói.

Tự cai nghiện

image

Một số hãng thì đang tìm cách thu hút sự chú ý của những người dùng mạng xã hội không sẵn sàng gặp bác sỹ tâm lý nhưng vẫn muốn giảm thời lượng dùng các thiết bị Tại Berlin, Offtime, một công ty tự miêu tả mình là 'công ty khởi nghiệp thời hậu công nghệ', với nhiệm vụ đạt được 'sự tập trung và cân bằng trong vấn đề sử dụng thiết bị điện tử'. Offtime cũng làm việc với các khách hàng nhằm giúp họ kiểm soát thời lượng sử dụng mạng xã hội thông qua các ứng dụng, đồng thời cũng cung cấp các buổi tư vấn mặt đối mặt.

Những giải pháp này đóng vai trò như một chiếc nạng để giúp những người ý thức được việc mình đang lạm dụng mạng xã hội nhưng cũng muốn tự bản thân giải quyết vấn đề, Alexander Steinhart, bác sỹ tâm lý học và nhà đồng sáng lập công ty vào năm 2014, nói.

image

Thay vì đợi một vấn đề xảy ra, những người dùng mạng xã hội cần tạo ra một thói quen lành mạnh. Rutledge cho rằng những thói quen lành mạnh trong việc sử dụng công nghệ cần được thiết lập ngay khi công nghệ mới ra đời.

"Người ta thường nhanh chóng cho rằng đó là một bệnh nghiện thay vì xem đây là tình trạng mất cân bằng," bà nói.



Alina Dizik

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ sắp thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa

Mỹ sẽ lần đầu thử nghiệm hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhằm đối phó với mối đe dọa đang ngày càng gia tăng từ Triều Tiên.
Ảnh: APẢnh: AP
Chặn đứng mối lo từ Triều Tiên
AP dẫn lời quan chức Mỹ ngày 26/5 nhấn mạnh, vụ thử đánh chặn sẽ diễn ra vào đầu tuần tới và mục tiêu đánh chặn sẽ là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa gần giống với mẫu của Triều Tiên nhất.
Trước đó, hệ thống đánh chặn của Mỹ đã thành công trong việc đánh chặn 9 trong tổng số 17 vụ thử nghiệm các loại tên lửa đạn đạo kể từ năm 1999. Vụ thử nghiệm gần đây nhất hồi tháng 6/2014 cũng thành công dù trước đó Mỹ đã trải qua 3 lần thử nghiệm thất bại liên tiếp.
Hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ là một dự án trị giá hàng tỷ USD bắt nguồn từ sáng kiến của Tổng thống Ronald Reagan hồi năm 1983 nhằm tìm ra một giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn các mối đe dọa từ tên lửa đối phương trong thời gian diễn ra Chiến tranh Lạnh.
Mỹ sắp thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ảnh 1

Tám ngày, Mỹ hai lần phóng siêu tên lửa đạn đạo Minuteman III

Không quân Mỹ ngày hôm nay 3/5 đã tiếp tục phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III từ căn cứ ở California, chỉ ít ngày sau vụ phóng tương tự đối với dòng tên lửa có tầm bắn vươn tới Bán đảo Triều Tiên.
Đến thời điểm này, Triều Tiên đang được coi là mối đe dọa lớn nhất của Mỹ bởi nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tuyên bố sẽ phát triển một loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có thể tấn công vào các mục tiêu trên đất Mỹ.
Dù Triều Tiên chưa thể phát triển được tên lửa đạn đạo xuyên lục địa để hiện thực hóa lời đe dọa của ông Kim Jong-un, các quan chức Lầu Năm Góc vẫn bày tỏ quan ngại trước việc Triều Tiên đang đẩy nhanh quá trình này.
Trung tướng Thủy quân Lục chiến Mỹ Vincent Stewart cảnh báo, nếu “để mặc Triều Tiên thỏa sức hành động”, ông Kim Jong-un sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình.
Dù Mỹ hiện đang sở hữu nhiều hệ thống phòng thủ khác nhau, hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Mỹ vẫn chưa thực sự thể hiện được sự tin cậy của mình.
Cơ chế vận hành hệ thống đánh chặn của Mỹ
Theo giới chức Mỹ, ý tưởng cơ bản của việc đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sẽ là Mỹ sẽ phóng một quả tên lửa vào không gian ngay khi có cảnh báo về việc đối phương phóng tên lửa.
Tên lửa của Mỹ sẽ thả một thiết bị dài khoảng 1,5m có chứa một hệ thống dẫn đường để lái thiết bị này đến đầu đạn quả tên lửa của đối phương và phá hủy đầu đạn đó. Lầu Năm Góc gọi biện pháp này là “bắn một viên đạn vào một viên đạn”.
Trong vụ thử nghiệm đánh chặn sắp tới, tên lửa đánh chặn sẽ được phóng từ bệ phóng ngầm tại căn cứ Không quân Vandenberg ở California vào vùng biển Thái Bình Dương.
Nếu mọi chuyện diễn ra theo đúng kế hoạch thiết bị đánh chặn sẽ lao vào đầu đạn của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của đối phương trên biển Thái Bình Dương.
Quả tên lửa đạn đạo được đưa vào thử nghiệm cũng có tốc độ nhanh hơn khá nhiều so với các tên lửa từng được Mỹ sử dụng làm mục tiêu để đánh chặn trước đó.
Người phát ngôn Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ Christopher Johnson cho biết: “Chúng tôi sẽ gia tăng tính phức tạp của các vụ thử đánh chặn tên lửa xuyên lục địa chứ không dừng ở loại tên lửa giống với Triều Tiên”.
Lý thuyết hoàn hảo, thực tế đáng lo ngại
Giới chức Lầu Năm Góc cho biết, họ vẫn chưa hết lo ngại về khả năng vụ thử đánh chặn tên lửa đạn đạo sắp tới sẽ thất bại, nhất là trong bối cảnh Triều Tiên được đánh giá là đã có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
“Tôi không thể tưởng tượng được Lầu Năm Góc sẽ nói gì nếu vụ thử đánh chặn tên lửa này thất bại”, ông Philip Coyle, chuyên gia tại Trung tâm Kiểm soát và Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân, nhận định.
“Có quá nhiều kịch bản về khả năng những vụ thử đánh chặn tên lửa như thế này sẽ thành công, đáng tiếc là, rất nhiều vụ thử như vậy đã diễn ra và hoàn toàn thất bại”, ông Coyle cho biết.
Dù từng được Mỹ thiết lập vào năm 2004 nhưng hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ chưa từng “xung trận” và cũng chưa từng được thử nghiệm hết mọi tính năng.
Hiện Mỹ có 32 hệ thống đánh chặn đặt tại tại Fort Greely ở Alaska và 4 tại Vandenberg. Lầu Năm Góc cho biết họ sẽ thiết lập thêm 8 hệ thống đánh chặn nữa vào cuối năm nay.
Trong bản dự thảo ngân sách năm 2018 đệ trình lên Quốc hội Mỹ tuần này, Lầu Năm Góc cũng đã đề xuất chi 7,9 tỷ USD cho phòng thủ tên lửa, bao gồm cả số tiền 1,5 tỷ USD cho hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nói trên.
Số tiền 6,4 tỷ USD còn lại sẽ được chi cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm ngắn Patriot cùng Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) mà Mỹ định thiết lập tại Hàn Quốc nhằm chống lại các quả tên lửa tầm trung của Triều Tiên.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc chỉ tập trung thiết lập hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ các bệ phóng ngầm là vừa tốn kém vừa không toàn diện.
Theo các chuyên gia này, cách tốt nhất là Mỹ cần phải phá hủy hoặc vô hiệu hóa tên lửa của đối phương trước khi những quả tên lửa đó được phóng đi bằng cách tiến hành các vụ tấn công mạng nhằm vào các cơ sở tên lửa của đối phương.
Mỹ sắp thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ảnh 2

Mỹ thử tên lửa liên lục địa Minuteman III nhanh nhất thế giới

Lực lượng không quân Mỹ ngày 25/4 đã tiến hành thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III, được cho là có tốc độ nhanh nhất thế giới. Vụ thử không liên quan đến tình hình trên Bán đảo Triều Tiên.
Mỹ sắp thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ảnh 3

Mỹ có thể tấn công phủ đầu Triều Tiên?

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, một chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế nhận định, không loại trừ khả năng Mỹ tấn công phủ đầu Triều Tiên. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng, ông không nói trước về các kế hoạch hành động quân sự và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang “mắc sai lầm nghiêm trọng”.
Theo VOV

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khảo sát con đường dẫn đến sự thịnh vượng

Otaviano Canuto 


Phạm Nguyên Trường


Phạm Nguyên Trường dịch

Tăng trưởng GDP thực tế đang chậm lại - Đồ họa : V.Cường

Những cỗ máy tăng trưởng trên thế giới đã chuyển hướng. Các nền kinh tế đang phát triển hiện đã tạo ra trên một nửa tăng trưởng GDP toàn cầu. Kết quả là sự quan tâm đương nhiên được chuyển sang vấn đề mới: Có nguy cơ là một số hay nhiều nước đang phát triển có thể trở thành miếng mồi ngon của “cái bẫy thu nhập trung bình” hay không?

“Bẫy thu nhập trung bình” đã và đang níu kéo nhiều nước đang phát triển: họ đã thoát khỏi mức thu nhập thấp - tính theo đầu người – nhưng sau đó thì có vẻ như đã dẫm chân tại chỗ, họ đánh mất động lực trên con đường tiến lên mức thu nhập cao ngang bằng với các nền kinh tế tiên tiến. Đấy là kinh nghiệm mà hầu hết các nước Mĩ Latin đã trải qua trong những năm 1980, và trong những năm gần đây các nước có thu nhập trung bình ở các nơi khác cũng sợ rằng họ có thể lạc vào con đường tương tự như thế. Có phải là càng lên cao thì cái thang thu nhập càng khó leo hơn không?

Trong đa số trường hợp, quá trình phát triển làm nền tảng cho sự chuyển hóa từ mức thu nhập thấp lên mức thu nhập trung bình là khá giống nhau. Thường thì, có rất nhiều người lao động không có tay nghề được chuyển từ những công việc với thu nhập chỉ đủ sống qua ngày sang những ngành sản xuất hay dịch vụ hiện đại hơn – cần vốn đầu tư lớn hơn và công nghệ cao hơn - mà không cần phải nâng cao tay nghề cho những người lao động này.

Những ngành công nghệ đó đã có sẵn trong các nước giàu có hơn và dễ dàng thích ứng với hoàn cảnh địa phương. Hiệu quả tổng hợp của công việc chuyển giao đó – thường đi kèm với quá trình đô thị hóa – là sự gia tăng đáng kể “năng suất lao động toàn xã hội”, dẫn tới sự gia tăng GDP, mà nếu chỉ sử dụng những tác nhân như việc làm gia tăng, tiền vốn gia tăng và những tác nhân vật chất khác thì không thể nào giải thích được.

Không chóng thì chày, việc gặt hái lợi ích từ những loại “hoa quả ở cành thấp” như thế - hiểu theo nghĩa cơ hội tăng trưởng – sẽ gặp phải giới hạn, sau đó tốc độc tăng trưởng có thể chậm lại, làm cho nền kinh tế rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Bước ngoặt xảy ra khi lực lượng lao động không có tay nghề có thể chuyển nghề đã chuyển hết hoặc là, như trong một số trường hợp cho thấy, khi những hoạt động thu hút nhiều lao động đã đạt đến cực đỉnh mà số lao động không có tay nghề vẫn còn.

Sau bước ngoặt vừa nói, sự gia tăng năng suất lao động toàn xã hội và giữ tốc độ phát triển GDP cao phụ thuộc vào khả năng của nền kinh tế trong việc chuyển sản xuất, dịch vụ và nông nghiệp theo hướng hoạt động cần nhiều công nghệ phức tạp hơn, vốn con người có chất lượng cao hơn, và hướng đến những tài sản vô hình như thiết kế và năng lực tổ chức. Tiếp theo, việc thiết lập các định chế trợ giúp cho đổi mới và chuỗi phức tạp các giao dịch trên thương trường có vai trò vô cùng quan trọng.

Bây giờ thách thức không còn là nắm được những công nghệ đã có mà là tạo ra tạo ra năng lực và những định chế nội địa, tức là những thứ không thể nhập khẩu hoặc sao chép một cách dễ dàng được nữa. Có một nền giáo dục và cơ sở hạ tầng phù hợp là điều kiện cần thiết tối thiểu.

Hiện nay các nước có mức thu nhập trung bình ở Mĩ Latin đã thấy quá trình chuyển lao động từ những công việc có thu nhập chỉ đủ sống qua ngày sang những công việc có thu nhập cao hơn đang chậm lại, trong khi số lao động dư thừa vẫn còn. Đấy là do sai lầm trong quản lí kinh tế vĩ mô và nền sản xuất hướng nội trước những năm 1990 đã thiết lập quá sớm giới hạn cho quá trình dịch chuyển này. Tuy nhiên, có một số người đã có vị trí vững vàng trong chuỗi giá trị toàn cầu (ngành nông nghiệp công nghệ cao, khả năng khoan dầu ở biển sâu và công nghiệp hàng không của Brazil là một thí dụ.)

Ngược lại, các nước đang phát triển ở châu Á lại dựa chủ yếu vào thương mại quốc tế nhằm đẩy nhanh quá trình dịch chuyển lao động bằng cách tự mình tham gia vào những lĩnh vực cần nhiều lao động trong chuỗi giá trị toàn cầu. Những tiến bộ trong công nghệ thông tin liên lạc và cước vận chuyển rẻ cũng như hàng rào thương mại quốc tế giảm đã tạo nhiều thuận lợi cho xu hướng này.

Con đường từ thu nhập thấp (tính theo đầu người) lên mức trung bình và sau đó là lên mức cao đồng nghĩa với việc gia tăng tỉ lệ dân chúng chuyển từ những công việc chỉ đủ sống qua ngày sang những công việc đơn giản của thời hiện đại và sau đó là sang những công việc phức tạp hơn. Ngành thương mại quốc tế đã mở rộng cửa cho con đường này, nhưng những thay đổi trong lĩnh vực định chế, nền giáo dục chất lượng cao và việc tạo ra những tài sản vô hình tại chỗ là vấn đề then chốt cho sự tiến bộ bền vững trong một thời gian dài. Nam Hàn là thí dụ rõ nhất về việc một nước biết tận dụng cơ hội để leo lên trên các nấc thang thu nhập cao hơn.

Muốn giữ được tốc độ tăng trưởng cao trong các nước đang phát triển thì số người có thu nhập thấp ở nông thôn và số lao động bán thất nghiệp ở khu vực đô thị trong các nước có mức thu nhập thấp và trung bình vẫn là nguồn lực chưa được khai thác nhằm gia tăng năng suất lao động toàn xã hội thông qua việc chuyển nghề. Muốn thu được thành công trên bình diện toàn cầu thì các nước có mức thu nhập trung bình đã bước vào quá trình này phải vượt qua các rào cản trên con đường dẫn tới thu nhập cao hơn và bằng cách đó, tạo ra nhu cầu và mở ra cơ hội cung cho quá trình chuyển dịch lao động trong những nước đang phát triển còn đứng ở những nấc thang thu nhập thấp hơn.

Các nước có mức thu nhập trung bình nhưng giàu tài nguyên trực diện với con đường riêng của mình, một con đường đã được mở rộng ra nhờ sự tăng giá các nguyên vật liệu trong một thời gian dài, kèm theo sự dịch chuyển trong cơ cấu GDP toàn cầu. Khác với các quốc gia sản xuất, sử dụng nguồn tài nguyên thường có những tính chất đặc thù, tạo cơ hội cho việc hình thành năng lực mang tính địa phương trong những hoạt động khai thác phức tạp, với những thách thức tương ứng cho việc phát triển một cách bền vững.

Trong khi phần lớn các nước tiến từ trạng thái thu nhập thấp lên thu nhập trung bình đều đi qua một con đường nói chung là giống nhau thì những giai đoạn tiếp theo của họ cho ta thấy một loạt những kinh nghiệm khác nhau, dưới dạng những thay đổi về mặt định chế và tích lũy tài sản vô hình. Căn cứ vào triển vọng phát triển không lấy gì làm tốt đẹp của những nền kinh tế tiên tiến, động lực của nền kinh tế thế giới hiện nay sẽ phụ thuộc vào các bước đi của những nước đã từng thành công trong quá trình trèo lên cái thang thu nhập sẽ diễn ra như thế nào.

Otaviano Canuto, là phó chủ tịch ban giảm nghèo và quản lí kinh tế của Ngân hàng thế giới (the World Bank’s Vice-President for Poverty Reduction and Economic Management), đồng tác giả cuốn: Một ngày sau ngày mai: Sổ tay về chính sách kinh tế trong tương lai trong thế giới đang phát triển (The Day After Tomorrow: A Handbook on the Future of Economic Policy in the Developing World).

Nguồn: http://www.project-syndicate.org/commentary/canuto3/English

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VÀI CON SỐ...


"Người Việt chúng ta đang bị đánh thuế vô cùng tàn bạo"
Lê Vi - "Người Việt chúng ta đang bị đánh thuế vô cùng tàn bạo từ cái ăn, cái mặc, cái dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho tới cái phương tiện đi lại".
VÀI CON SỐ...
- Một chiếc Lexus nhập từ Nhật chỉ 38.000 USD và thuế sau khi đặt tại showroom thì nó lên tới 140.000 USD.
- Ranger nhập từ Thái Lan 18.000 USD và bán ra gần 35.000 USD.
- Camry nhập về 25.000 USD bán ra 60.000-70.000 USD.

- Nhiên liệu xăng để vận hành xe hơi nhập từ Singapore chỉ khoảng 7000 VNĐ/lít bán ra 16.000-17.0000 VNĐ/lít.

- Một kg thịt lợn hơi ở VN giá từ 45.000-55.000 VNĐ trong khi đó ở Mỹ nó chỉ có giá 80-90 cent/kg (khoảng 16.000 VNĐ).

- Gạo ngon đem xuất khẩu chỉ khoảng 7000 VNĐ/kg, trong khi đó người dân phải mua tại siêu thị tới 13.000-15.000 cho 1 kg gạo loại thường.

- Một con gà khi được đưa lên bàn ăn thì nó bị thu tới gần 20 loại phí.

- Bên cạnh giá thuốc, sữa vào loại cao nhất thế giới.

- Viện phí tăng 50%

- Theo thống kê thì gộp tất cả công chức, viên chức, công an, bộ đội, người nghỉ hưu, ban bệ, các đoàn thể... thì có gần 12 triệu người ăn lương từ ngân sách Nhà nước.

- Năm 2017 là năm đáo hạn vốn vay ODA, cũng từ năm 2017 thì VN chúng ta bị cắt các khoản vay ưu đãi, chính phủ các nước sẽ siết chặt vốn ODA cho VN. Không phải ngẫu nhiên mà Sabeco, Habeco, Vinamilk, FPT... những con gà biết đẻ trứng vàng hiếm hoi của nhà nước cũng bị đem bán, đơn giản chính phủ đã cạn kiệt tiền sau những năm tháng mà quan chức rất tích cực tàn phá, tích cực tham nhũng, tích cực biển thủ công quỹ làm của riêng.
Chẳng có dẫn chứng khoa học nào khiến đồng tiền mất đi cả, nó chỉ chuyển hóa từ nơi này sang nơi khác, từ túi người này sang người khác mà thôi.

Hàng vạn ngôi biệt thự, xe hơi, các vật phẩm xa xỉ, khối vàng ròng giấu trong két sắt của đảng viên chính là sự chuyển hóa ấy.


Khi nợ quốc gia chất cao như núi, tình cảnh "vỡ nợ" đang dần hiện hữu, thì không còn cách nào khác là chính phủ phải tiếp tục "bóp cổ người dân" để lấy tiền nuôi bộ máy quan chức. Theo đó thì phí BHXH, BHYT, phí cầu đường, phí đăng kí ô tô, xe máy, giá điện, nước... cứ thế mà tăng giá phi mã.

Vậy thôi, ai có sức ăn được thì cứ ăn...

Người VN chúng ta đang bị "đánh thuế vô cùng tàn bạo" từ cái ăn, cái mặc, cái dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho tới cái phương tiện đi lại....

Nguồn: FB Lê Vi




"..Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn." 

(Trích bản án thực dân Pháp)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đụng độ Biển Đông: Việt Nam bắt giữ quan chức Indonesia



23/05/2017 - Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp của Indonesia nói 5 tàu đánh cá Việt Nam đã bị tàu tuần duyên Indonesia chặn lại. Các tàu này nằm dưới sự kiểm soát của Indonesia cho tới khi tàu của cảnh sát biển Việt Nam tới, đâm thủng tàu cá có quan chức Indonesia trên đó, làm chìm tàu. Indonesia cho biết không có ai bị thương.

Indonesia đánh chìm tàu đánh cá bất hợp pháp ở 
ngoài khơi Pangandaran, Tây Java, ngày 14/3/2016.
Hôm 23/5, Indonesia nói nhiều tàu đánh cá Việt Nam đã chạy ra khỏi lãnh hải nước này sau một màn biểu dương lực lượng của cảnh sát biển Việt Nam trên Biển Đông. AP dẫn nguồn Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia nói Việt Nam đang cầm giữ một giới chức ngư nghiệp Indonesia trên một trong những chiếc tàu của Việt Nam, trong khi phía Indonesia bắt giữ 11 thuyền viên người Việt.

Indonesia cho biết vụ xung đột xảy ra hôm Chủ nhật ở phía bắc chuỗi đảo Natuna, trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp của Indonesia nói 5 tàu đánh cá Việt Nam đã bị tàu tuần duyên Indonesia chặn lại. Các tàu này nằm dưới sự kiểm soát của Indonesia cho tới khi tàu của cảnh sát biển Việt Nam tới, đâm thủng tàu cá có quan chức Indonesia trên đó, làm chìm tàu. Indonesia cho biết không có ai bị thương.

Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia cho biết tàu của họ đã rút lui sau khi màn hình radar cho thấy có thêm nhiều tàu cảnh sát biển Việt Nam đang tiến gần, trong khi tàu chiến Indonesia ở cách đó đến 30 phút.

Thi hành chính sách tăng cường kiểm soát vùng lãnh hải rộng lớn của quần đảo, Indonesia trong 2 năm qua đã đánh đắm hàng trăm tàu đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển nước này. Trong số đó, rất nhiều tàu treo cờ Việt Nam.

AP dẫn lời ông Rifky Effendi Hardjianto, Tổng thư ký Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia, nói tại một cuộc họp báo rằng các quan chức Bộ Ngoại giao Indonesia đã gặp Đại sứ Việt Nam. 


Vụ va chạm này sẽ được giải quyết thông qua các kênh ngoại giao thông thường. Cả hai phía đều đồng ý sẽ tìm cách để tránh tái diễn xung đột.

http://www.voatiengviet.com/a/dung-do-bien-dong-viet-nam-bat-giu-quan-chuc-indonesia/3867064.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lý do này không thuyết phục!



Mà theo cách nhìn của tôi về việc nhà thầu Trung Quốc vào được Việt Nam nhiều là:
1- Quan điểm chính trị ở thượng tầng giữa hai đảng hai nhà nước mở cửa bật đèn xanh thậm chí tạo mọi điều kiện cho họ tham gia một cách tốt nhất, nhanh nhất, chưa nói đến việc gây khó khăn cho các doanh nghiệp nước khác để doanh nghiệp Trung Quốc dễ vào được, cho nên mới xảy ra hàng loạt dự án lớn đều do người Trung Quốc tham dự!
2- Tham: vì Trung Quốc đi guốc trong bụng bọn quan tham nhũng nên họ sẵn sàng mua chuộc một cách dễ dàng.
3- Nghèo: vì nhà nước nghèo không có tiền để làm, nếu để doanh nghiệp nước khác làm thì họ chỉ có thể đầu tư 50% vốn là cùng còn đâu nhà nước phải cùng bỏ tiền đầu tư, trong khi đó Trung Quốc có tiền đầu tư sẵn sàng ứng trước tiền để chạy dự án cho nên vì nghèo mà hèn là như vậy!
4- Ngu: vì cán bộ phụ trách đại diện cho dân thiếu năng lực, yếu kém về kiến thức, ngu về tư duy nên để cho Trung Quốc dễ dàng sỏ mũi dắt đi đâu cũng được!
5- Hèn: khi đã xảy ra hàng loạt sự cố nhưng vì hèn mà không dám mở mồm, đáng lẽ phải yêu cầu chính phủ Trung Quốc sử lý nghiêm những doanh nghiệp sang Việt Nam làm ăn bố láo, nếu đã yêu cầu mà chính phủ của họ vẫn không có ý kiến gì thì chúng ta phạt tiến độ, huỷ hợp đồng...
* Cho nên các hợp đồng với doanh nghiệp Trung Quốc cần phải cho 2 thêm điều khoản:
Thứ nhất là đảm bảo tiến độ thi công. Thứ hai là không được đội vốn.
Nếu không đảm bảo hai yếu tố trên thì dẹp ngay hợp đồng đó!
Ta cần xây dựng để phát triển nhưng nhà ta còn nghèo thì lựa chọn phát triển sản xuất trước rồi xây dựng sau, đằng này chỉ ham hố xây dựng hạ tầng để bán đất mà không biết được rằng chẳng ai cạy đất lên mà ăn được, chỉ có bọn tham quan kiếm trác chênh lệch còn người dân họ sống bằng cái gì? Bao nhiêu tiền của đổ vào đất đai, dự án bất động sản, sân gôn, tượng đài.... sao không bỏ tiền ra xây nhà máy chế biến nông sản sạch phục vụ ngay trong nước???
Cho nên cái tội tham tội ngu tội hèn là tội phá nước hại dân cần phải chu di cửu tộc!
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa liệt kê một loạt các lý do khiến Trung Quốc liên tục trúng thầu đại dự án…
VIETNAMNET.VN|BỞI VIETNAMNET.VN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tôi mách cho cách để kiểm tra.



Các cán bộ thuộc diện bộ chính trị ban bí thư quản lý là từ chủ tịch tỉnh, thứ trưởng trở lên đến thủ tướng chủ tịch nước và cả tổng bí thư.... bao gồm cả những người đương nhiệm và đã về hưu chỉ trừ những người đã mất thì thôi không kiểm tra.
1- xem xét tài sản thừa kế của họ do tổ tiên để lại phần này sẽ không cần tính tài sản.
2- những gia đình là cán bộ có nghề phụ, doanh nghiệp, công ty v.v... được tách riêng phần tài sản có được do kinh doanh thì không tính vào phần tài sản anh ta có.
3- sau khi trừ hết phần tài sản thừa kế, tài sản có được do kinh doanh... số còn lại là tài sản có được do thời gian công tác kiếm ra.
Ở phần này chúng ta sẽ tính như sau:
Cộng tổng số lương và các loại phụ cấp bao gồm cả việc đi công tác nước ngoài... nhân với số năm, số lần đi công tác có được bao nhiêu đó là tài sản thật. Còn lại tất cả những gì vượt quá đều là tài sản do tham nhũng hoặc tham ô, hoặc đầu cơ đất đai mà có thì đều bị tịch thu trả lại cho nhân dân.
Tôi cứ tính cho mỗi người có 47 năm công tác, nghĩa là từ 18 tuổi đến 65 tuổi nghỉ hưu.
Các loại tiền lương phụ cấp tính hẳn cho là 20- 50 triệu một tháng thì mỗi năm cũng chỉ có thu nhập từ 240 triệu đến 600 triệu là cao ghê gớm lắm rồi.
Trong đó có 20 năm làm cấp nhỏ mỗi năm thu nhập 240 triệu thì tổng thu là 4,8 tỷ vnd.
Còn lại 27 năm làm cấp to diện bộ chính trị quản lý mỗi năm 600 triệu thì tổng thu là 16,2 tỷ vnd.
Cộng tổng tài sản lại mỗi người có 21 tỷ vnd.
Nếu trừ tài sản nhà nước cấp cho là cái nhà, mà lại có thêm các loại tài sản quy ra giá thị trường mà vượt mức 21 tỷ thì chứng tỏ 100% là tham quan.
hỏi rằng các bác thấy có đúng không? Và nếu đúng rồi thì các bác có dám bắt cho đi tù không, hoặc tịch thu lại cho nhân dân không?
Người dân đồn đại có lão có thằng nó có nhiều tỷ đô la? Loại có vài trăm triệu đô vài chục triệu đô thì nhiều vô kể... đếm mỏi mồm!
Đã nói là phải làm, đã đăng báo cho dân biết, dân bàn, dân kiểm tra thì phải làm, nếu không làm được thì lại mang tiếng lắm, dân lại bảo chỉ được cái nói là hay chẳng làm được cái tích sự gì thì chán lắm!!!
Xin cảm ơn các lãnh đạo đã dám nhìn thẳng vào sự thật dám nói. Còn làm thế nào thì người dân đang chờ, chắc chẳng có ai lại tự trói mình rồi đi đến cơ quan đầu thú rằng báo cáo các đồng chí nếu tính theo cách của chú Huỳnh thì tôi tham ô rồi, các đồng chí bắt tôi đi!

Khoảng 1.000 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được quy định về kiểm tra, giám sát…
VIETNAMNET.VN|BỞI VIETNAMNET.VN

Phần nhận xét hiển thị trên trang