Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Hành động công vụ cần thượng tôn pháp luật


>> Báo Đời sống&Pháp luật cách chức Phó trưởng Cơ quan Đại diện phía Nam
>> Cách chức nhà báo gửi "văn bản trái quy định" cho ông Đoàn Ngọc Hải
>> Hình phạt của Hà Văn Thắm giống “bầu” Kiên hay Giang Kim Đạt?
>> Tại sao các bị cáo vụ Giang Kim Đạt bị tuyên án cao hơn đề nghị?


Võ Đức Phúc


















(NTD) - Sự kiện ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1 (TP.HCM) chỉ đạo lực lượng trật tư đô thị quận 1 tháo dỡ vọng gác trước cửa tòa nhà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào tối hôm qua (27/2) để rồi ngay sau đó buộc phải trả lại chỗ cũ đã làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều. Người này ủng hộ, người kia thì không ! Nhưng dường như trong câu chuyện giành lại vỉa hè cho người đi bộ ở TP.HCM mấy ngày qua, người ta đã vì sự nhiệt tình mà lãng quên quy định pháp luật.

Thượng tôn pháp luật là tiêu chí đầu tiên mà bất cứ người dân nào, đặc biệt là công chức khi thi hành công vụ cần phải tuân thủ. Mấy ngày qua, TP.HCM đang nóng lên vì "chiến dịch" ra quân của lãnh đạo UBND Quận 1 quyết tâm giành lại vỉa hè cho người đi bộ trong bối cảnh không ít người dân đang sinh sống nhờ vỉa hè. Sự nhiệt tình hăng hái của ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND Quận 1 - được nhiều người ủng hộ. Bởi lâu nay, người dân đã quá chán với một số cán bộ ngồi bàn giấy, hô hào hứa hẹn hoặc nói suông mà không thấy làm. Giờ có một ông Phó Chủ tịch quận lại xông pha, tả xung hữu đột đi dẹp chướng ngại lấn chiếm vỉa hè, đập phá bất cứ thứ gì được cho là lấn chiếm vỉa hè với mục tiêu trả lại vỉa hè cho người đi bộ, thử hỏi ai mà không khoái?

Phải nhìn nhận rằng, sự xông xáo nhiệt tình của ông Đoàn Ngọc Hải cùng lực lượng chức năng quận 1 xuống đường dẹp hành vi lấn chiếm vỉa hè, bất kể ngày đêm đã cho thấy hình ảnh người cán bộ trong bộ máy công quyền hết lòng vì dân, vì xã hội và chắc chắn ở đâu đó trong bộ máy này vẫn còn nhiều cán bộ có cái tâm với xã hội. Khi ông Hải xuống đường, bất kể ai lấn chiếm vỉa hè, từ chị bán mắt kính cũng buộc phải dọn dẹp hành vi lấn chiếm dù bức xúc khóc cạn nước mắt cho đến hàng loạt nhà hàng, quán sá phải chấp hành. Nhiều xe ô tô đậu vỉa hè biển xanh, biển trắng đều bị cẩu đi, ngay cả trụ sở khu phố cũng bị phá khóa, đập bỏ, điều mà từ trước đến nay chưa có công chức lãnh đạo nào dám làm. Đông đảo người dân như "cuồng nhiệt" hoan ngênh hành động quyết liệt của ông Hải.

Nhưng giải quyết vấn đề theo cách của ông Hải, dù được lãnh đạo thành phố và nhiều người dân đồng tình ủng hộ, đang dần phát sinh một số phản ứng trái chiều nhất định. Bởi cái gốc vấn đề không phải ở chỗ cưỡng chế tháo dỡ các công trình lấn chiếm vỉa hè, đó chỉ là phần ngọn. Giải quyết phần ngọn thì cái gốc vẫn còn. Dẹp hành vi lấn chiếm vỉa hè để kỳ vọng quận 1 trở thành một Singapore thu nhỏ, điều đó thật tốt, nhưng cách thức giải quyết vấn đề phải tuân thủ mọi quy định pháp luật. Không thể rầm rộ ra quân, đập phá, tháo dỡ tất cả công trình mà chẳng cần biết lịch sử hình thành, lý do các công trình này được xây dựng như thế nào, luật pháp quy định về việc tháo dỡ công trình như thế nào ?.... Đó mới là sự tiến bộ cần thiết, đừng nhân danh sự tiến bộ này để làm thụt lùi một sự tiến bộ khác, lớn hơn - đó chính là tính thượng tôn pháp luật. Xin đừng thờ ơ hoặc hô hào để tỏ ra văn minh cộng với truyền thông, báo chí đang biến hình ảnh của một vị Phó Chủ tịch Quận thành "hiện tượng" giữa dòng chảy của xã hội, gây ra hàng loạt tranh luận trái chiều...

Sự nhiệt tình và hăng hái của ông Hải đã "vấp phải chướng ngại" khi chỉ đạo bứng luôn cái vọng gác trước tòa nhà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để rồi buộc phải trả lại ngay lập tức vì xâm phạm quy định của pháp luật đối với hoạt động bảo vệ an toàn của tổ chức tín dụng, điều đó thể hiện dấu hiệu kém hiểu biết và bất chấp pháp luật trong hành động, mà lẽ ra, hơn ai hết người công chức đó phải làm gương cho công dân của mình. Nếu vẫn tiếp tục cách làm như thế, không ít người tỏ ra lo lắng liệu ông sắp phải đối mặt thế nào với các phản ứng trái chiều về thông tin lẫn các hành động phản kháng mang tính pháp lý ?

Hành động nhiệt tình nhưng nếu không tuân thủ mọi quy định pháp luật, không được đồng thuận bởi các cấp, ngành, thì khó có thể làm cho xã hội tiến bộ hơn, như kỳ vọng !

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin NÓNG: DÂN QUẢNG BÌNH LIÊN TIẾP BIỂU TÌNH, CHẶN QUỐC LỘ 1


Hình ảnh người dân chặn quốc lộ 1, biểu tình ngày hôm qua, 27.2.2017.

Sơn Văn Lê

Tin Nóng: 11h ngày 28.02.2017, tại khu vực cầu Ròn, Quảng Bình đang diễn ra biểu tình, người dân chặn đường quốc lộ ở Quảng Tùng, Quảng Trạch Quảng Bình.

Một số người dân cho chúng tôi hay, phương tiện đã không di chuyển được vì người dân đem các vật dụng ra chắn đường biểu tình về việc yêu cầu Formosa ra khỏi Việt Nam và việc chính quyền đền bù không thỏa đáng.




Các lực lượng công an đang triển khai và bủa vây người dân.
Tin: Paulus Lê Sơn và cộng sự.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Giải mã “lệnh bài 86” trên những ôtô đậu trước trụ sở UBND TP.HCM


28/02/2017 Nguyễn Cường - Chỉ là một tờ giấy nhỏ trên đó in số 86 cùng một vài thông tin liên quan nhưng đã khiến nhiều CSGT “chùn tay” khi xử phạt. Ông Hoan cho biết khi chứng kiến UBND quận 1 ra quân xử phạt các xe biển xanh đậu trên vỉa hè trong ngày 21/2 vừa qua, trong chiều cùng ngày ông xuống kiểm tra thì phát hiện trong 10 chiếc xe biển trắng có tấm bảng này có tới 8 chiếc là giả. Trong khi 2 chiếc còn lại đăng ký cách đây 5 năm, giờ cũng không còn giá trị nữa”.

Môt chiếc xe có tấm bảng này trên kính trước.
Từ nhiều năm qua khu vực trống phía sau tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Huệ, nằm trước trụ sở UBND TP tại địa chỉ 86 Lê Thánh Tôn, quận 1, TP.HCM) đã được dùng với chức năng một bãi đậu xe nhỏ dành cho xe hơi liên quan đến UBND TP.HCM.

Đa phần những chiếc xe đậu tại đây đều có một mảnh giấy được ép nhựa, trên đó in số 86 kèm theo biển số xe và các chữ cái A, B hoặc C cùng biểu tượng của TP.HCM.

Trên một số diễn đàn, có thành viên cho biết họ đã thấy lực lượng công an không xử lý khi thấy những chiếc xe này vi phạm lúc dừng đỗ, đo đó họ đặt câu hỏi về “quyền lực” của “lệnh bài” này.

Trong cuộc họp báo ngày 27/2, trả lời câu hỏi của PV Infonet, Chánh văn phòng UBND TP Võ Văn Hoan đã có giải thích cụ thể cho tấm bảng trên.

Theo ông: “Bảng 86 đó có tác dụng ưu tiên cho xe vào trụ sở và đậu ở những nơi TP cho phép đậu. Biển này được cấp cho cả xe biển xanh và biển trắng của tổng công ty, doanh nghiệp trực thuộc TP, hay anh em lãnh đạo TP nhưng có xe riêng”.

“Các chữ cái A, B,C tương ứng với A và B là các cơ quan nhà nước, một số tổ chức bên ngoài không phải nhà nước là loại C. Cái A đó được quyền vào trong Ủy ban, cái B không được quyền vào, cái C là ưu tiên để đậu ở vị trí đó” – ông Hoan tiếp tục.

Ông Chánh văn phòng thừa nhận rằng có tình trạng: “Khi đi ra đường thấy bảng 86 anh em công an mình cũng...thôi”.



Vị trí bãi đỗ xe phía trước trụ sở UBND TP.

Chia sẻ thêm về tấm bảng này, ông Võ Văn Hoan cho biết từ khi về công tác tại Văn phòng UBND TP từ hơn 1 năm qua đã không còn cấp thẻ mới, tuy nhiên cũng chưa ra quyết định hủy các thẻ cũ, do đó đến nay nhiều người vẫn sử dụng.

Ông khẳng định tấm bảng này không còn phù hợp, hơn nữa “công nghệ” làm 86 dễ ợt”, nên “kỳ này mình quyết tâm bỏ".

Liên quan đến tấm bảng, ông Hoan cho biết khi chứng kiến UBND quận 1 ra quân xử phạt các xe biển xanh đậu trên vỉa hè trong ngày 21/2 vừa qua, trong chiều cùng ngày ông xuống kiểm tra thì phát hiện trong 10 chiếc xe biển trắng có tấm bảng này có tới 8 chiếc là giả

“Trong khi 2 chiếc còn lại đăng ký cách đây 5 năm, giờ cũng không còn giá trị nữa” – ông Hoan cho hay.

Ông cũng cho rằng vừa rồi quận 1 lập biên bản và xử lý một số trường hợp là đúng và cách tổ chức (đậu xe) của Văn phòng UBND TP là chưa phù hợp.


Thời gian tới các xe ưu tiên sẽ không còn được đậu ở vị trí này.


Chánh văn phòng UB còn kể lại một sự việc mới xảy ra và cho thấy quyết định bỏ bãi đậu xe này là cần thiết.

Theo ông, sáng ngày 22/2 có một người chạy xe ô tô biển số 29 đến đậu tại vị trí này, thấy vậy các nhân viên của UB ra đề nghị đi nơi khác nhưng người này nhất định không chịu và cuối cùng bên phải “chịu” lại là các nhân viên công quyền.

“Họ hỏi: “Tôi để xe đó có bảng nào cấm không?” Không thấy! “Thứ hai nói đây là bãi xe để cho các cơ quan về họp, có quy định nào không? Cũng không thấy!. Về sau phải rút lui, tại vì mình không có quy định luật pháp gì để nói mình thực thi nên phải chịu thôi” – ông Hoan chia sẻ.

Ngoài ra một lý do khác được ông đề cập là nhằm đảm bảo an ninh cho khu vực này. Theo ông “đây là vị trí trọng yếu của TP, là khu nhiều bà con tập trung sinh hoạt, khách quốc tế thăm viếng nên an ninh phải nghiêm ngặt”.

Sắp tới, để thay thế cho bãi đậu xe này TP sẽ bố trí các vị trí tại tầng 1 khách sạn REX và tạm thời sử dụng bãi giữ xe tại Nhà hát TP.

“Sau này những hội nghị lớn sẽ có sắp xếp cho phù hợp. Chúng tôi đang chờ đợi một phương án an ninh chung cho toàn cơ quan, trong khi chờ chúng tôi kết thúc sớm vụ 86. Mong báo chí đưa tin để tất cả mọi người thấy rằng không nên lấy 86 ra xài nữa” – ông Võ Văn Hoan nói.

http://infonet.vn/giai-ma-lenh-bai-86-tren-nhung-oto-dau-truoc-tru-so-ubnd-tphcm-post221981.info

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tìm hiểu xã hội: Cái gì đây?

Dư luận viên thời mạt pháp: Đọ không lại với tiến bộ xã hội
Thời đại chúng ta đang sống ngày hôm nay, một thời đại gia tăng về tri thức nhưng suy đồi về tâm linh. Theo một khảo sát bỏ túi, vào thời điểm ngư dân miền Trung lâm vào bước đường cùng thì dư luận viên đã được tăng lương từ 3 triệu lên khoảng 4 triệu, trưởng các nhóm đã lên khoảng 6 triệu. Lương cứng chi cho dư luận viên gia tăng nhiều hơn cứu trợ đói nghèo, cho thấy đã có một sức ép rất lớn đến từ xã hội và các tòa soạn báo tự do.
Một nhóm dư luận viên của chính quyền
Đặc điểm nhận dạng dư luận viên
Khi thông tin về một cá nhân hay cả đảng phái được phơi bày, chỉ cần là thông tin bất lợi cho mình, bất kể có thật hay không, hệ thống sẽ huy động dập tắt tin đó. Nay giai đoạn dập tắt thông tin đã qua, nhà cầm quyền chuyển sang giai đoạn trung hòa thông tin. Hễ quan chức mở miệng ra là bị phi nhân văn và vong bản, càng ngày con số tin tức bất lợi do đó là quá cao, sản sinh đều đặn, khiến hình thành nên đội quân dư luận viên chữa cháy đông vô kể.

Công việc chính của đội quân dư luận viên trong bối cảnh hiện tại là bêu xấu các hội đoàn xã hội dân sự độc lập. Hằng ngày họ xăm xoi tìm cho ra dù chỉ một chi tiết nhầm lẫn nhỏ của các tòa soạn báo tự do, rồi từ đó chuyện bé xé ra to, dùng nó để chửi nguyên cả tòa soạn, và với tinh thần AQ, họ nói với nhau rằng mình đã thắng, đã làm giảm uy tín của tòa soạn độc lập kia. Nhưng người dân thời nay không dễ bị lừa nữa, dân bây giờ phân biệt các tòa soạn báo có trách nhiệm với các tòa soạn báo mị dân cũng không có gì là khó: Những tòa soạn độc lập, có trách nhiệm xã hội thì khi đưa tin sai họ sẽ xin lỗi, đính chính và rút kinh nghiệm. Ngược lại, các tòa soạn mị dân đăng sai cũng không sửa, nhiều lần giấu nhẹm tin tức các vụ biểu tình mà cả nước ai cũng biết, đảng mà nói thì phải đúng trở lên, việc gì phải sửa?

Tâm lý học cho thấy ai cũng ghét kẻ lừa dối mình, các tờ báo quốc doanh bị tẩy chay trên diện rộng đến nỗi đài truyền hình quốc gia phải nhường tiết mục vu khống cho đài tỉnh. Về phần các tòa soạn độc lập, mỗi lần như vậy họ càng được dân chúng yêu mến hơn. Theo quy luật, những tờ báo có trách nhiệm, đưa tin chân thực và đầy đủ thì sẽ tiến hóa và sống được lâu bền.

Nhưng cũng do đó, tổng biên tập và các nhà báo thành viên của họ là cái gai trong mắt của những kẻ chặn tự do dòng chảy thông tin. Cánh tay nối dài của những kẻ ngăn chặn tự do thông tin - những dư luận viên, mang trên mình những dấu hiệu nhận dạng sau đây:

Thứ nhất, nick Facebook, Youtube họ dùng là nick giả, tường Facebook không bao giờ đăng ảnh, nếu có thì đăng ảnh giả hoặc ảnh cá nhân, không bao giờ biết được gia đình và bạn bè của họ là ai bởi họ sợ bị bạn bè và gia đình biết mình làm công việc đó.

Thứ hai, lời lẽ của các dư luận viên, với nhu cầu comments nhanh để ghi công nhanh, rất hạ cấp và phản khoa học, cũng như lý sự cùn của những ông sếp của họ.

Thứ ba, do nguyên nhân thứ hai, dư luận viên ưa sử dụng những nick mới tạo, thời gian sống chỉ vài ngày hoặc vài tuần. Dư luận viên hay chửi comment thiếu văn hóa nên bị admin các trang tin tức đa chiều chặn người dùng, cho nên phải dùng thay nick thì mới comment được.

Thứ tư, chiêu trò của những dư luận viên nhẫn nại nhất: đăng bài nặc danh vu khống các nhà bất đồng chính kiến là an ninh nằm vùng nhằm gây chia rẽ giới đấu tranh. Nạn nhân thường là những nhân vật nhà báo, nhà đấu tranh đầu bảng. Bởi lẽ, tầm ảnh hưởng của các nhà báo đấu tranh cho tự do dòng chảy thông tin, đặc biệt nếu nhà báo đó sống trong nước.

Áp lực từ dòng chảy tự do thông tin

Ở các chế độ độc tài còn sót lại, ngân khố bị rút để nuôi một đội quân dư luận viên khổng lồ. Giai tầng chóp bu độc tài nhóm chủ trước tin chắc rằng có công an mật vụ dày đặc, có dư luận viên đông như côn trùng thì sợ gì vài ba tiếng nói trong xã hội. Liên Xô thời báo giấy và Trung Quốc chỉ cho dùng mạng nhà nước, Việt Nam “đỉnh cao trí tuệ” hơn nên cho dùng mạng quốc tế Internet. Đây cũng chính là tử huyệt của họ.

Dân Việt Nam buổi này gần như ai ai cũng biết lên Facebook, ai cũng biết lên Youtube. Một thông tin bị rò rỉ bị đưa lên trên mạng xã hội, chưa đầy một giờ sau đã đến được với cả dân tộc-thậm chí cả địa cầu. Dư luận viên vội vã theo lệnh vào comment vu khống người đưa tin. Khó ở chỗ, video clip truyền hình như thế, ảnh chụp nguyên bản như thế, làm sao giả được? Nhất là, số tài khoản người dùng dám lên tiếng trước cái xấu đã quá nhiều so với nhóm dư luận viên, tỉ lệ khoảng 6:1. Cho nên áp lực thông tin trở nên có lợi cho dân chúng và bất lợi cho quan chức. (..........) cũng đành nhìn nhau bất lực trông xem thông tin bị rò rỉ, áp lực dòng chảy thông tin quá lớn, bịt chỗ này nó trào chỗ khác. Những nhân vật chóp bu này thực lòng cũng cầu mong sao cho dân chúng đừng chửi đến tên mình, còn lại cha chung không ai khóc, dân có chửi cả hệ thống cũng mặc dân.

Ai là người vui mừng nhất khi thông tin rò rỉ ra quá nhiều và lượng người đấu tranh gia tăng như ngày hôm nay? Đó chính là dư luận viên.

Đừng tưởng dư luận viên cuồng đảng. Dư luận viên cũng là nạn nhân của ô nhiễm môi trường, thực phẩm nhiễm độc, và hơn hết, họ là nạn nhân của chính sách phân công nghề nghiệp xã hội bất bình đẳng: không làm nghề dư luận viên thì họ không biết làm nghề gì nữa. Cũng đừng tưởng dư luận viên ghét các nhà báo độc lập, bởi nếu không có các nhà báo độc lập thì dư luận viên lấy đâu ra nghề, lấy đâu ra tiền để sống?

Những dư luận viên thức tỉnh, ngoài mặt thì chửi cao trào dân chủ, nhưng trong lòng thì khéo léo làm sao kích thích dân khí, bằng cách giúp dân nhận ra bộ mặt thật của những trùm tư bản đỏ tự xưng là vô sản. Thậm chí có những dư luận viên tếu hơn thì lập một nick cuồng cộng sản, một nick chống cộng, nick này chửi nick kia, vừa vòi với sếp được thêm tiền, vừa góp phần tố cáo sự mục rữa của hệ thống.

Thời đại chúng ta đang sống ngày hôm nay, một thời đại gia tăng về tri thức nhưng suy đồi về tâm linh. Đây là một thời đại đã được dự báo, cho nên nhiều người không mấy ngạc nhiên. Bất đồng chính kiến, do đó, cũng là tất yếu lịch sử, có muốn ngăn cũng không được. Công an tư tưởng đi bắt người, dư luận viên đi chửi người, cũng là những diễn viên tất nhiên đang đóng cho tròn những vai diễn cuối cùng.

Kiều Phong


Được đăng bởi 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao "giàu thì nó ghét"?


Mạc Văn Trang - Xã hội thường hay nêu gương những người “đói sạch, rách thơm”, những học sinh nghèo vượt khó thành đạt… Đúng rồi! Nhưng những người “giàu mà tốt” càng cần nêu gương chứ! Những tỉ phú như Bill Gates, tỉ phú Zucker Max (Mark Zuckerberg)… là những nhân cách lớn, những mẫu người đáng ngưỡng mộ, noi gương. Có lẽ chỉ ở Việt Nam thời nay mới có câu:“Giàu thì nó ghét, Nghèo thì nó khinh, Thông minh thì nó diệt, Hào kiệt nó bỏ tù, Tham Ngu thì làm lãnh đạo”!
Ở Việt Nam, những người giàu trước 1954 tại miền Bắc và trước 1975 tại miền Nam hẳn trong đó có nhiều người được ngợi ca mến mộ, chứ đâu phải cứ giàu là ghét! Những người giàu chân chính là những người tài giỏi, làm rạng danh quê hương, đất nước; họ lại trải đời, họ hiểu phải giáo dục, rèn luyện con cái ra sao để trở nên người tử tế, nối nghiệp vững bền…

Tại sao ngày nay ở ta “giàu thì bị ghét”? Chắc ai cũng biết, lý do là người ta giàu bất chính, không phải bằng lao động lương thiện, tử tế, nên mới bị ghét. Ai cũng biết đặt câu hỏi: xuất phát điểm, chẳng có gì đáng kể, anh ta/chị ta đã làm gì, làm thế nào để trong khoảng thời gian ngắn, có khối tài sản lớn đến vậy? Vì sao kê khai tài sản phải gian dối, không dám công khai? Vì sao Việt Nam vẫn không dám công khai xếp hạng những người giàu?

Và một khi đã làm giàu bằng những thủ đoạn gian manh, chiếm đoạt được của cải dễ dàng, không phải do lao động chân chính làm ra thì những người giàu ấy làm sao tử tế được? Khi trong tay có thừa mứa của cải không phải do “mồ hôi, nước mắt” làm ra thì họ sẵn sàng tiêu xài hoang phí, dùng tiền của làm những trò lố bịch, nhân cách của họ càng tha hóa và con cái họ cũng dễ sa vào ăn chơi, đua đòi, nghiện ngập, hư hỏng về đạo đức, lối sống… 


Chính vì vậy những trẻ em, thanh thiếu niên lớn lên trong những gia đình giàu có bất lương, vượt qua được những cám dỗ của đời sống xa hoa để học hành, lao động lương thiện thành người tử tế không hề dễ dàng. Cho nên có câu “Vượt giàu càng khó”!

Thực ra, gia đình càng giàu càng có nhiều điều kiện cho con phát triển tốt. Vấn đề là tiền của và người khác bên ngoài không làm nên sự phát triển của trẻ được; phải tự bản thân đứa trẻ tự học hành nghiêm túc, làm những việc tốt, sống lành mạnh, tiến bộ và giao tiếp ứng xử tử tế thì nó mới trở nên tử tế được.

Đến bao giờ thì những người giàu nước mình không “đáng ghét” mà là những tấm gương đáng ngưỡng mộ? Lúc ấy hẳn hào kiệt lên lãnh đạo, thông minh được trọng dụng, xã hội công bằng và trung thực, bớt dần thói ích kỷ và gian manh…

Mạc Văn Trang
(FB Mạc Văn Trang)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

8 Loại Tiểu Nhân Và Thủ Đoạn Ghê Tởm, Cổ Nhân Dạy Nên Tránh Xa

Sống trong cuộc sống này, gặp được quý nhân đã khó nhưng biết được kẻ tiểu nhân thì lại càng khó hơn. Cổ nhân dạy có 8 loại tiểu nhân và thủ đoạn ghê tởm, chúng ta nên thận trọng.

Sống trong cuộc sống này, gặp được quý nhân đã khó nhưng biết được kẻ tiểu nhân thì lại càng khó hơn. Cổ nhân dạy có 8 loại tiểu nhân và thủ đoạn ghê tởm, chúng ta nên thận trọng.


Ngụy Hi – người được xưng là “Thanh sơ tam đại gia” (một trong ba nhà văn lớn hàng đầu của triều đại nhà Thanh) đã từng nói:

“Ta không hiểu biết như thế nào là người quân tử, nhưng nhìn vào khả năng “chịu nhận phần thiệt” trong mỗi sự việc của người ấy là sẽ biết. Ta không biết được như thế nào là kẻ tiểu nhân, nhưng nhìn vào việc “tranh giành phần lợi” của người ấy là sẽ biết.” Suy ngẫm kỹ càng, thật đúng nó là quanh co như vậy.

Có thể chịu thiệt quả là không phải một việc dễ dàng. Cần phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng lớn mới có thể chịu thiệt thòi một cách cam tâm tình nguyện. Tiêu biểu là phải khoan dung độ lượng, chịu nhẫn nhục, co được giãn được (tức là biết ứng phó thích hợp với tình hình cụ thể) thì chính là một quân tử. Chẳng trách mà người xưa dùng tiêu chuẩn “có hay không có khả năng chịu thiệt” là yếu tố đầu tiên để nhận biết người quân tử và kẻ tiểu nhân.


Kẻ gây chuyện thị phi

Dựa vào gây chuyện thị phi, xúi dục, khiêu khích, ly gián mọi người là phương pháp đơn giản nhất, thuận tiện nhất để thực hiện mục đích cá nhân. Trong cuộc sống rất nhiều kẻ tiểu nhân, chỉ vì một chút lợi riêng, một chút ham muốn không đạt được, là ăn không nói có, từ bé xé ra to, biến trắng thành đen, biến tốt thành xấu, khiến những người thân cận phải xa lánh.

Kẻ đặt điều

Bọn tiểu nhân đều hiểu rằng: “Những điều không có thật, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ biến thành chân lý”. Có lúc chỉ dựa vào sức mạnh của bản thân khó thực hiện được ham muốn cá nhân, họ sẽ đặt điều, tạo dư luận huyễn hoặc mọi người. Khi họ đặt điều thường thường giả vờ thẳng thắn, chính trực, khiến người nghe hiểu lầm thực hư, vì thế rất dễ bị lừa, dễ bị mê hoặc.

Cáo mượn oai hổ

Để thực hiện được ý đồ riêng, bọn tiểu nhân thường thường tranh thủ lãnh đạo, nhìn nét mặt lãnh đạo cấp trên để làm việc, chú ý nắm bắt từng ly, từng tí tâm lý của lãnh đạo cấp trên, cố được lòng lãnh đạo. Sau đó lấy lãnh đạo làm chỗ dựa, mượn “oai hổ” để áp chế người khác, lăng nhục, nói xấu người khác, hãm hại người khác.

Gió chiều nào che chiều ấy

Từ cổ chí kim, kẻ tiểu nhân đều không bao giờ có ý chí và nhân cách độc lập. Bọn họ chính cống là loại “rồng đổi màu”. Chỉ cần lãnh đạo thay đổi là chúng chuyển hướng ngay lập tức, nói cách khác ngay. Bọn họ giỏi quan sát và nắm bắt tâm tư của người khác, luôn luôn để ý đến xu thế phát triển của sự việc, luôn luôn sẵn sàng gió chiều nào che chiều ấy. “Tuyệt chiêu” của họ là mắt nhìn bốn phương, tai nghe tám hướng. Vì lợi ích cá nhân luôn ngả theo cái có lợi.

Kẻ qua cầu rút ván

Kẻ tiểu nhân không bao giờ có bạn bè chân chính. Họ kết bạn chỉ là tạm thời, là giả tạo. Đối với họ, lợi ích bản thân cao hơn tất cả. Chỉ cần nhu cầu, lợi ích bị đụng chạm, họ coi bạn là thù ngay lập tức. Thậm chí họ dám hy sinh cả ân nhân và người thân của mình, lấy đó để đổi lấy cái gọi là “hạnh phúc” cho mình. Trong đầu họ, chỉ có người nào có lợi cho mình, người đó mới được coi là bạn.

Kẻ mượn gió bẻ măng

Một trong những thủ đoạn của kẻ tiểu nhân từ xưa đến nay lợi dụng lúc nguy ngập của người khác để trục lợi. Đối với những kẻ tiểu nhân mà nói, nắm thời cơ vô quan trọng. Vì thời cơ chín muồi, chúng sẽ hành động dễ dàng. Hơn nữa chớp được thời cơ, chúng còn có thể biến hành động không chính đáng thành hành động chính đáng và hành động “quang minh chính đại”. Ngược lại, hành vi của bọn tiểu nhân rất bị người ra nhận ra. Nhưng chúng luôn biến hóa. Nếu thấy sức mạnh của đối phương thật quá lớn, thì chúng tạm thời che dấu bộ mặt thật của mình. Nếu thấy đối phương ở vào hoàn cảnh bất lợi chúng thừa cơ tấn công ngay.

Kẻ khiêu khích ly gián

Kẻ tiểu nhân từ xưa đến nay, khi làm việc phần lớn thích vụng trộm, úp úp, mở mở. Bọn chúng hiểu rõ rằng: “Đục nước béo cò “, thì luôn dùng những thủ đoạn đê tiện để ly gián người khác, khơi ra mâu thuẫn giữa mọi người. Chờ đến khi những người ly gián đấu tranh với nhau, chúng sẽ trục lợi. Thủ đoạn này hễ thực hiện được thì cái hại vô cùng lớn không thể lường hết.

Vì vậy, khi bạn quan hệ với mọi người, nhất định phải thấy rõ, hiểu rõ, không thể chỉ nghe một phía, tin một phía để tránh mắc câu bọn tiểu nhân, gây phiền toái cho công việc và cuộc sống.

Kẻ đạo đức giả

Đây là một trò rất dễ mê hoặc người khác, khiến người ta mắc lừa. Đó là thủ đoạn lúc đầu là lùi sau đó là tiến lùi vừa có thể tự vệ lại vừa có thể khiến người khác lơ là cảnh giác, hễ thời cơ chín muồi, kẻ tiều nhân sẽ bất chấp tất cả tiến hành phản kích, cho đến khi đạt được mục đích. Biểu hiện chủ yếu của thủ đoạn, của bọn tiểu nhân là:

– Một là, cố ý tỏ ra vẻ nhân từ, rộng lượng, thật thà, thành tâm, công bằng trước mặt người khác. Có khi để đạt được mục đích nào đó, không ngại chịu đau khổ tạm thời, tỏ ra tốt với người khác, để được hài lòng người. Hễ điều kiện đến là trở mặt tấn công.

– Hai là, trước tiên có đối xử tốt hoặc có chút ân huệ nào đó với đối phương, để được đối phương nếm chút ngọt ngào. Hễ đối phương sa vào tròng, liền trở mặt tấn công thít chặt và giết thịt.

– Ba là, dùng phương thức kết hợp vừa kéo vừa đánh. Trước tiên là lôi kéo, sau đó là sẽ đánh, hay nói cách khác là vừa đấm vừa xoa, xoa là để đánh cho họ đau hơn. Thủ đoạn này bộc lộ rõ sự giả dối, xảo trá của kẻ tiểu nhân.

Vậy đối với loại tiểu nhân này, tuyệt đối không được sơ suất, không được mềm lòng mà phải kiên quyết.

Theo ST


Phần nhận xét hiển thị trên trang

GỬI V.T. H. L.vân vân..



Bạn đã không nhầm khi gõ cửa tìm tôi!
Để thất vọng khi về
Khi nuối tiếc
Căn nhà còn thiếu nhiều hoa thơm, cỏ biếc
Tiếng bổng tiếng trầm
Cung đàn dở dang..
Thơ..
Có thể không đủ rượu cho đã đời cơn khát
Khát vọng
Khát tình
Và khát tự do
Có thể thiếu chút đất trồng thêm dăm ba cây ớt
Măng mọc trong vườn
chưa kịp thành măng chua!
Ngại nhất là..
thiếu lời đường mật
Mơn man vui trong nhức nhối trưa hè
Kê giá vẽ ngay bên bờ sông lở
Bức tranh còn nhuốm chút sầu bi
Nếu cần nói
- Chỉ có lời mây trắng
“Dù trung ngôn nghịch” nhĩ đã từng
Nếu cần nghe
Tự tận cùng sâu thẳm
Điều mà lâu nay ai đó cố lờ đi!
Con sông muốn gấp đôi cho vào túi ngực
Gió lại mở ra
như điều ấy chưa hề
Nếu bạn đến..
bạn không nhầm địa chỉ
Cho một ngày vô ích
qua đi!
GẶP
Những khuôn mặt cũ, những câu chào cũ
Sao mình chán mình khi vào cuộc chơi?
Bất chợt trong vườn một bông trinh nữ
Nhô lên một tiếng thở dài!
Bạn đã nhiều năm
Phải đâu biết cả?
Lòng người yêu gì? Nghĩ gì?
Vì sao ta cần người? Người cần ta nhỉ?
Hiểu rồi
Lẽ nào quay đi?
Thật khốn khổ khi “làm tôi” số phận
Đừng kêu ca và đừng oán gì
Thực ra người đáng thương hơn là đáng ghét
Đòi người cao hơn chính người, sao mà khó ghê..
Những khuôn mặt cũ, những tờ lịch cũ..
Tìm nét tinh anh, tìm nét tuyệt vời
Tia nắng cuối ngày lọt qua khe cửa
Lẽ nào để mất?
Qua vai!

Phần nhận xét hiển thị trên trang