Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

HN làm "đại lộ danh vọng": Thu phí đi dạo hồ Gươm?



Châu An






















Đất Việt - Đừng thương mại hóa một con đường của thủ đô, phá hoại đi không gian công cộng vốn có, chỉ vì lợi ích của doanh nghiệp.

Không cần thiết

Cuối tháng 1 vừa qua, khi UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức triển lãm các phương án xây dựng, chỉnh trang khu vực trung tâm để lấy ý kiến người dân.

Theo đó, nằm sát cạnh Hồ Gươm, phần vỉa hè phía Tây trục phố Đinh Tiên Hoàng kéo dài từ tháp Hòa Phong tới nghi môn đền Bà Kiệu được đề xuất xây dựng "tuyến đường ghi danh". Tuyến đường này sẽ khắc tên những nghệ sĩ, danh nhân, nhà khoa học, nhà nghiên cứu... có đóng góp lớn cho sự phát triển của Hà Nội.

Ngay sau khi ý tưởng "Tuyến đường ghi danh” được đưa ra, Công ty Cổ phần Đầu tư AMD đã có đề xuất lên UBND Thành phố Hà Nội xin đầu tư tuyến đường này dưới hình thức BOT. Theo thỏa thuận, AMD sẽ bỏ tiền ra xây dựng sau đó kinh doanh còn phương án kinh doanh sẽ xem xét dựa trên những ý kiến đóng góp của nhiều bên.

Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, TS Nguyễn Xuân Thủy - Nguyên Giám đốc NXB Giao thông cho biết: "Về tuyến đường ghi danh này theo tôi, thứ nhất, chủ trương như vậy là hơi sớm. Đất nước đang khó khăn, ùn tắc giao thông tràn lan, nền kinh tế yếu kém, phải cân nhắc việc gì nên làm trước.

Thứ hai, ai là người sẽ được vinh danh, trong khi, nhiều người nghệ sĩ không làm được gì cũng được phong danh hiệu.

Tôi thấy các chương trình tivi hiện nay hầu hết dành cho văn hóa, các nghệ sĩ, còn các nhà khoa học thì rất ít khi được nói đến, mà họ là những người cống hiến rất nhiều, nên vấn đề vinh danh ai, đối tượng nào, hình thức ra sao thì lựa chọn theo tiêu chí nào, rất nan giải. Biết bao nhiêu người hy sinh vì đất nước, có được vinh danh hay không, trong khi một số nghệ sĩ toàn scandal cũng được vinh danh.

Hiện nay còn tồn tại thực trạng, một số nhà khoa học, nhà cách mạng nổi tiếng thì tuyến phố rất hẹp. Ví dụ Cù Chính Lan, Phan Đình Giót, Nguyễn Quốc Kỳ...những anh hùng đầu tiên của đất nước, có phố thì cũng rất nhỏ, hẹp. Nói vậy để thấy, những việc chúng ta làm thời gian qua không tương xứng, không phù hợp và không công bằng nên dư luận không đồng tình, nó mang tính chất địa phương".

Bên cạnh đó, theo ông Thủy, việc tuyến đường ghi danh thì nghe qua có thể thấy tôn trọng văn hóa nhưng thực sự nó lại làm giảm giá trị văn hóa, nếu không làm đúng mức độ của nó thì sẽ không phù hợp, không nâng cao tính bảo tồn, cũng như vấn đề tôn vinh những người có tiếng.

Vì đi quanh bờ Hồ thấy các tượng đài nghệ thuật còn quá ít. Ở nước ngoài như bờ Hồ, quảng trường, công viên họ xây dựng nhiều tượng đài các doanh nhân nổi tiếng của đất nước, doanh nhân thế giới, nó thể hiện sự tôn vinh, cao thượng, sự vinh quang của một đô thị. Thiết nghĩ, hãy biến Hà Nội không những thành thành phố thủ đô mà còn là thành phố văn hóa, bằng các tượng đài hợp lý trước.

"Tôi nghĩ, in tên trên đá rồi mọi người đi trên đó, nó phù hợp với văn hóa châu Âu chứ không phải Việt Nam, nên khi làm cần xem nó có hợp với văn hóa Việt Nam hay không, khi làm ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám chúng ta ghi tên Tiến sĩ lên các tấm bia trên lưng rùa chứ không ai để dưới đất.

Đặc biệt, nếu biến không gian đó thành hợp đồng BOT càng không hợp lý, sau một tuần làm việc vất vả, người dân muốn lên khu vực đó đi bộ là phải trả tiền. Đừng thương mại hóa một con đường của thủ đô, đường xá là phương tiện công cộng của người dân đi lại, sinh sống và làm việc chứ không phải nơi để thương mại hóa một cách đơn giản như vậy.

Việc thương mại hóa các con đường giao thông công cộng sẽ gây ách tắc giao thông, phản cảm, làm cho không gian vốn có biến mất, nhiều người đi phải tránh, trong khi các tuyến đường ghi danh có làm ra thì cũng phải mời người dân đến, chứ không phải thu phí, giống như tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ ở TPHCM đang làm rất tốt.

Hơn nữa, khi đã có BOT thì phải giám sát mức thu phí, thời gian thu phí, hiệu quả hoạt động, mà khi đó sẽ không còn là một tuyến đi bộ thong dong, đặc trưng cho văn hóa", ông Thủy phân tích.

Phải xem xét ý, trưng cầu ý dân

Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, làm gì cũng phải tính đến hiệu quả của nó. Không có chuyện chỉ tính đến thu tiền của dân, để thấy nếu làm công trình này cái mất nhiều hơn là cái có được.

Riêng khu vực hồ Gươm hiện nay là không gian hưởng thụ văn hóa của người dân thủ đô, mà đó là quyền của công dân, vì họ đã đóng tiền thuế để làm đường, giờ tự xây thêm một phố đi bộ ghi danh mà thu phí của dân là bất hợp lý.

Mặt khác, nói là tuyến đường ghi danh thì thử đặt ra câu hỏi hiện nay chúng ta đã vinh danh đúng hay chưa, ảnh hưởng thực sự của nó đến đời sống xã hội ra sao, có làm cho cuộc sống của người dân Hà Nội phát triển hơn không?.

Đặt ra bài toán BOT làm đoạn đường đó có cần thiết chưa, hay để mọi người dân hưởng thụ một cách vô tư, trong sáng. Thử tính xem từ thời kỳ chiến tranh đến nay, nhân dân đã đấu tranh rất nhiều, kể cả xương máu, cho nên toàn bộ tài sản là của toàn dân sở hữu, nhà nước quản lý để mọi việc được sử dụng đúng mục đích của nó. Vì thế phải xem dân có cần tuyến đường đó hay không?.

"Chuyện để ghi danh thì có lẽ không phải in dấu trên các bía đá, in dấu trên các con đường, tất cả không có gì bằng trong tâm can, trái tim mọi người, ý nghĩa đó mới vô cùng cao cả.

Đừng đánh mất không gian chung của mọi người, để cho một số nhóm lợi ích, nghĩ ra dự án làm để ăn tiền. Với đề xuất này thì phải xem xét kỹ, nghiên cứu nghiêm túc, xin ý kiến của nhiều bên, cần thiết phải xin ý kiến thăm dò dư luận. Tránh lạm dụng việc xã hội hóa, nhằm tới các lợi ích khác, khi đã mất đi các địa điểm thì khó lấy lại.

Tôi tin sẽ không có người dân nào đồng ý với đề xuất này", ông Hùng nhấn mạnh.

Có muốn móc tiền của dân?

Nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác, PGS.TS Nguyễn Đình Thám - Trưởng khoa Công nghệ và vật liệu xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội bày tỏ quan điểm: "Tôi xin nói rõ, nước Mỹ có 200 năm lịch sử, còn Việt Nam ta là 4000 năm lịch sử, hai nền văn hóa hoàn toàn khác nhau, nên đừng áp đặt một cách dập khuân khi biết trước nó không hiệu quả.

Làm theo hình thức BOT để dân phải nộp tiền là bất hợp lý. Nguyên tắc của BOT là không làm ảnh hưởng đến đời sống của dân, giờ cứ mượn vào cớ đó bắt dân nộp tiền.

Chỗ nào cũng BOT thì dân phải nộp tiền, dân mở mắt đi ra khỏi cửa nhà là nộp phí như vậy rất đáng lo ngại".

Theo ông Thám, thực tế hiện nay, các tuyến đường xây dựng bằng ngân sách của nhà nước, đó chính là tiền thuế của dân, dân đi đã đóng góp bằng thuế bảo trì đường bộ, rồi bây giờ quy hoạch lại tuyến đường, làm thêm một công trình rồi tiến hành thu phí tiếp, vậy là cùng một tuyến đường dân chi tiền xây rồi lại đóng phí làm giàu cho doanh nghiệp, sao lại ngược đời vậy.

Trong khi, hình thức BOT là huy động tiền của xã hội để phát triển cơ sở hạ tầng, nếu các đoạn đường quá cần thiết mà chưa đủ vốn thì có thể làm theo hình thức này, nhưng các tuyến đường đang sinh hoạt, sử dụng bình thường thì không nên sinh ra công trình, lợi dụng BOT mà thu phí là không chấp nhận.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LÂU RỒI




Lâu rồi không gặp người quen
kể như rượu đã nhạt men ít nhiều
Lâu rồi không nói lời yêu
nắng phai cả nắng
gió chiều cũng vơi..
Lâu rồi người nhạt,
mặn tôi
Lửng lơ trang sách
đứng ngồi nửa bên..
Lâu rồi
không đợi trăng lên
chán thằng Cuội
nói huyên thiên
phỉnh phờ..
Lâu rồi con sáo bơ vơ..
thuyền ai mắc lái
chọn bờ chông chênh..
Lâu rồi lá đỏ, hoa xanh
Lâu rồi tôi đứng buồn tênh..
Lâu rồi!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

BÀI CA BUỔI SỚM



Lại đồ ải
lại cày bừa
lại cấy
cánh đồng xưa giờ vắng bóng cò..
nhớ câu ca dao một thời véo vót
nhớ tiếng đàn bầu và nhớ những cơn mưa..
Lại đồ ải
lại cày bừa
lại cấy
mình ngồi bên nhau bên gốc đa già
cây đa không hiểu vì sao khô dần xuống gốc
chú Cuội đa tài,
luôn mồm ba hoa..
Lại đồ ải
lại cày bừa, lại cấy
khó nhọc tay người
mặc kẻ chanh chua
mặc kẻ nói bừa, đặt điều tráo trở..
ta xá gì kẻ cay nghiệt điêu ngoa?
Lại cày ải
Lại cày bừa
đừng khóc..
Thương cánh đồng nỗi đau mùa màng
thôi đừng cất lên lời chim chóc!
khi cánh đồng thì gần
đường về thì xa..
Khúc thương nhớ những mặt người chân thật!
hãy cất lên trên cánh đồng này
nắng sẽ đợi,
gió kia sẽ mát..
trên cánh đồng tình
..khiêng câu hát ngang vai!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những kỷ niệm với thi sỹ Xuân Quỳnh


Đặng Huy Giang 

VNCA - Trong làng thơ, Xuân Quỳnh nổi tiếng rất sớm. Từ năm 1963, chị đã có "Thuyền và biển" và từ năm 1967, chị đã có "Sóng". Trong sổ tay thơ của nhiều học sinh, sinh viên một thời, hai bài thơ này được "lưu hành" khá phổ biến...

1. Đầu tháng 9 năm 1978, với "lưng vốn" ít ỏi trên dưới 10 bài thơ, tôi mạnh dạn đến 17 Trần Quốc Toản tìm nữ sĩ Xuân Quỳnh. May mắn là ngay từ lần đầu tiên đến Báo Văn nghệ, tôi đã được gặp nhà thơ mà mình yêu thích và hâm mộ từ rất lâu rồi.

Tôi nói rất thành thật: "Em vốn là lính miền Tây Nam Bộ, mới ra quân, vừa từ Cần Thơ trở về Hà Nội. Em có ít thơ, muốn nhờ chị đọc và thẩm định hộ". Cầm tập bản thảo và đọc lướt qua, Xuân Quỳnh nói: "Anh mới ở trong ấy ra à? Ở Cần Thơ có nhà thơ Nguyễn Bá đấy. Anh ấy làm thơ cũng lâu rồi. Mặc dù tôi không có nhiệm vụ thẩm định thơ, nhưng khoảng một tuần nữa anh cứ quay lại đây tìm tôi. Không hiểu sao, tôi lại muốn đọc thơ của một người từng là lính, vẫn còn trẻ tuổi như anh".

Đúng hẹn, bảy ngày sau tôi quay lại Báo Văn nghệ. Xuân Quỳnh bảo: "Tôi đã đọc… Thơ của anh chưa đăng chùm được, chỉ đăng lẻ được thôi! Tôi đã chọn của anh vài bài, để dùng dần. Số đầu tháng 10 tới, có thể bài "Thành phố tôi yêu" sẽ đăng… Vài ngày tới, tôi sẽ chuyển sang Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 65 Nguyễn Du, phụ trách mảng sách chuyên đề, mỗi quý xuất bản một lần. Có thơ phù hợp, anh cứ gửi cho tôi, đừng ngại!".

Nghe chị thông tin mà tôi mừng rơn và thầm cảm ơn chị. Nhưng cho đến giờ, tôi vẫn không hiểu và tự thắc mắc: Tại sao ở hai lần gặp gỡ ban đầu ấy, chị lại gọi "anh" và xưng "tôi" với tôi, cho dù đối với tôi, chị là "bề trên" về thơ và "bề trên" về mặt tuổi tác.

Rồi bài thơ đầu tiên của tôi được đăng trên Báo Văn nghệ cùng với "Xóm Hạ Hồi" của Thi Nhị, "Thành phố, ngày trở lại" của Nguyễn Đình Chính, "Sông Tô" của Trần Việt Dũng… trong trang thơ nhân dịp 10 - 10. Năm sau, nhờ sự quan tâm và động viên kịp thời của Xuân Quỳnh, tôi lại được ra mắt độc giả đến 2 - 3 lần nữa bằng 2 - 3 bài thơ nữa, trong phần sách do chị biên tập và phụ trách. Rồi cũng từ đó mà tôi với chị trở nên thân quen hơn.

Có lần chị hỏi tôi: "Sao giấy được dùng làm bản thảo của Giang tốt, đẹp và trắng đến thế? Giang lấy ở đâu ra vậy? Thú thực là đã có một vài lần, mình tận dụng được vài mảnh nho nhỏ đấy - những chỗ còn trống ở dưới mỗi bài thơ… Mình quý những mảnh giấy nhỏ nhỏ ấy lắm. Và có câu thơ nào hay, chép lên đó, thì thật là tuyệt!". Tôi trả lời: "Có gì đâu ạ. Chỉ đơn giản thế này: Đây là những tờ giấy một mặt trắng, một mặt đã in những dòng chữ của những tài liệu không có gì quan trọng, đã cũ, được thải loại từ Văn phòng UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc) tại Hà Nội. Ông già vợ em đang làm việc ở đấy. Thỉnh thoảng cụ mang về cho em. Và em đã chép những bài thơ mới viết lên đó".

Vậy là những ngày ấy, chị không hoàn toàn ấn tượng về thơ tôi, mà có lẽ chỉ ấn tượng với những trang bản thảo của tôi.

Sau này, khi có lần trò chuyện với nhà thơ Mai Phương, tôi mới hiểu vì sao Xuân Quỳnh lại quan tâm đến những trang giấy "tốt, đẹp và trắng đến thế". Nhà thơ Mai Phương kể: "Ở Hội nghị những người viết văn trẻ lần đầu tiên do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức vào ngày 6 - 4 - 1959 tại Thái Hà Ấp (Hà Nội), có lần nhà thơ Hoàng Trung Thông phát biểu: Các bạn viết phải nỗ lực, phải hết sức cẩn thận, phải cố chứng minh mình là người có một khả năng nào đó, kẻo phí giấy tốn mực…". Trong dịp này, nhà thơ Mai Phương nhấn mạnh: "Tôi nghĩ, đó là một ý kiến rất chân thành và thực tế, được dùng theo nghĩa đen. Như thế là đã có một thời, đất nước ta thiếu thốn đủ thứ, kể cả giấy và mực".

2. Trong làng thơ, Xuân Quỳnh nổi tiếng rất sớm. Từ năm 1963, chị đã có "Thuyền và biển" và từ năm 1967, chị đã có "Sóng". Trong sổ tay thơ của nhiều học sinh, sinh viên một thời, hai bài thơ này được "lưu hành" khá phổ biến.

Những câu: "Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ/ Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể"; "Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu?/ Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau"; "Dẫu xuôi về phương Bắc/ Dẫu ngược về phương Nam/ Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh - một phương/ Ở ngoài kia đại dương/ Trăm nghìn con sóng đó/ Con nào chẳng tới bờ/ Dù muôn vàn cách trở"… luôn gây được ấn tượng mạnh trong giới trẻ.

Còn "Thuyền và biển" thì có người đã bình: "Bài thơ được nữ sĩ Xuân Quỳnh viết từ năm 1963. Đến nay, đã có tuổi đời trên nửa thế kỷ rồi. Vậy mà ta vẫn nghĩ Xuân Quỳnh mới viết cách nay không lâu. Nghĩ vậy là vì "Thuyền và biển" vẫn còn mới, đến tận hôm nay.

Cái giỏi của người viết là gắn được cái hữu hạn (thuyền) với cái vô hạn (biển) để khẳng định: "Chỉ có thuyền mới biết/ Biển mênh mông nhường nào/ Chỉ có biển mới biết/ Thuyền đi đâu, về đâu".

Hai người gần nhau mà biết kỹ đến từng sợi tóc đường tơ của nhau như thế thì thật hiếm hoi. "Những ngày không gặp nhau/ Biển bạc đầu thương nhớ/ Những ngày không gặp nhau/ Lòng thuyền đau, rạn vỡ". Hai người xa nhau mà buồn khổ về nhau như thế, thì chắc hẳn họ yêu nhau lắm lắm. Nhưng cái cốt tử của tình yêu là họ đã có một bến bình yên khi kết hợp với nhau. Cho nên mới có chuyện: "Nếu từ giã thuyền rồi/ Biển chỉ còn sóng gió" và "Nếu phải cách xa anh/ Em chỉ còn bão tố".

Tất nhiên, bên cạnh hai áng thơ này, Xuân Quỳnh còn nhiều áng thơ khác như "Hoa cỏ may", "Gió Lào cát trắng", "Thơ tình cuối mùa thu"… nữa.

Trong làng thơ, Xuân Quỳnh được coi là một người có chất thi sĩ bản năng, tinh tế và đằm thắm. Bên cạnh đó, thơ của chị luôn đem đến cho người đọc những phát hiện mới mẻ. Chị đã góp phần khẳng định: Không có thơ mới, thơ cũ, mà chỉ có thơ hay. Và chỉ có thơ hay mới chống lại được sự thải loại của thời gian, cập nhật với đời sống.

Ở mảng văn thơ dành cho thiếu nhi, Xuân Quỳnh cũng có những tác phẩm đặc sắc. Ngoài những truyện ngắn được viết rất cảm động: "Thầy giáo dạy vẽ", "Bà bán bỏng cổng trường tôi", "Người làm đồ chơi"… chị còn có nhiều bài thơ khác lạ: "Bầu trời trong quả trứng", "Truyện cổ tích về loài người", "Con yêu mẹ", "Cái ngoan của Mí", "Chùm thơ xuân tặng ba con nhỏ"…

Trong "Con yêu mẹ", "Chùm thơ xuân tặng ba con nhỏ", "Cái ngoan của Mí" có những câu đáng nhớ: "À mẹ ơi có con dế/ Luôn trong bao diêm con đây/ Mở ra là con thấy ngay/ Con yêu mẹ bằng con dế"; "Ban ngày làm bằng nắng/ Màu xanh làm bằng cây/ Quả ớt làm bằng cay/ Tiếng ồn sinh tàu điện" hay: "Cái ngoan mà đem cho/ Thì lại ngoan hơn nữa"…

Tôi có cảm giác: Chính chị chứ không phải ai khác, đã có công thi vị hóa những gì thật gần gũi, giản dị thành sâu sắc, thích hợp với tâm lý trẻ thơ. Cho nên, cũng thật dễ hiểu khi "Bầu trời trong quả trứng" của chị được xếp trong "Tủ sách vàng - tác phẩm chọn lọc dành cho thiếu nhi" của Nhà xuất bản Kim Đồng và đã được tái bản cả chục lần.

3. Trong "Nhớ Quỳnh" ("Ý Nhi tuyển tập"), nhà thơ Ý Nhi - một người bạn rất thân của Xuân Quỳnh viết: "Những điều tưởng khó khăn, phức tạp, nghiêm trọng khi được Quỳnh "hóa giải" lại thành giản dị, sáng sủa. Và bao giờ cũng mang khí vị hài hước.

Trong lúc người ta tổ chức hội thảo, tổ chức tranh luận: Làm thế nào để đổi mới thơ thì Quỳnh nói tỉnh khô: Đổi mới thơ là làm thơ cho hay. Có người không viết được nhưng lại cứ đòi hỏi điều kiện này khác, Quỳnh bảo, chẳng hiểu cậu ấy sử dụng tự do vào việc gì. Cứ loanh quanh như chó nằm chổi ấy. Rồi Quỳnh nghiêm trang: Phải tự tìm lấy tự do chứ đi xin ai".

Qua những lần tiếp xúc, tôi cũng nhớ láng máng được những câu nhận xét của chị về người này người nọ, mang khí vị ấy: "Cái tay này có đắp lên mặt mấy bánh xà phòng thơm Camay cũng không sạch sẽ thêm được"; "Ăn thì rau muống luộc, mặc thì áo may ô năm lỗ, đi thì tứ thời guốc mộc, vậy mà suốt ngày đọc thơ như ve"…

Cũng có lúc chị lại thẳng băng trong cách hành xử. Có một nhà thơ "thường thường bậc trung" thường quấy rầy chị tại nhà riêng và khi đến, thường chỉ hỏi hai câu: "Chị đã đọc những bài thơ mới của tôi chưa? Bao giờ thơ tôi được đăng báo?". Chị trả lời: "Tôi có nhiều việc phải làm, phải lo. Thôi, từ nay ông đừng đến nhà tôi nữa. Thơ ông có như thế nào, tôi cũng cố gắng chọn để đăng…".

Tương tự, có nhà thơ làm thơ chưa ra sao, cũng làm và hỏi thường xuyên như thế, chị bảo: "Thơ thẩn gì. Ánh sáng, bóng tối gì. Cứ tạm để đấy đã. Tôi còn đang tối tăm mặt mũi lo mua gạo, mua rau để chăm chồng, nuôi con đây".

Có lần, tôi không khỏi ngạc nhiên khi nghe chị đọc một câu: "Thơ đã qua miệng hổ/ Còn lọt vào tai trâu". Không tìm hiểu kỹ cái gốc gác của câu gần như là thành ngữ rất "cục bộ" này, qua cách nói của chị, tôi hiểu ra một tin nhắn ngầm: Vì hai lý do trên mà thơ ở nơi này lên được mặt báo, chắc chắn là gian truân lắm.

Nữ sĩ Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cách nay đã lâu. Mới đây, TP Hồ Chí Minh đã có một con phố mang tên chị. Chỉ nay mai thôi, chị có nhiều khả năng được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Đến lúc ấy, hy vọng ở Hà Nội sẽ có một con phố mới mang tên chị.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đan Mạch có phải là một nước CNXH?


>> Vì sao Liên Xô lại sụp đổ?
>> Đã tranh, cướp thì… khó đẹp!
>> Mặt nhìn mặt còn ngờ trong giấc mộng?


Cafe Ku Búa
Ứng cử viên tổng thống Bernie Sanders đã liên tục ca ngợi hệ thống chính trị và kinh tế thân CNXH của Đan Mạch. Sanders cũng đã tự tranh cử với chủ trương CNXH dân chủ, với lời hứa là nó sẽ cải tiến nước Mỹ một cách đáng kể, cũng như Đan Mạch. Nhưng Đan Mạch có phải như là một thiên đường CNXH không?

Vâng, ban đầu không phải vậy. Trong cuộc Đại Suy Thoái của thập niên 1930, Đan Mạch đang gặp khó khăn. Xuất khẩu đã giảm và tỷ lệ thất nghiệp đã gia tăng đáng kể. Vào năm 1933, thủ tướng Đan Mạch đã ký kết một hiệp ước để thành lập những cơ quan dịch vụ an sinh xã hội chính phủ, trong một nỗ lực để giúp những người dân đang gặp khó khăn.

Ngày nay, Đan Mạch vẫn là phần lớn là một nền dân chủ xã hội. Vậy thị, điều đó nghĩa chính xác là gì? Vâng, nền dân chủ xã hội là một hình thức giới hạn của CNXH. Nó khác với CNXH đúng nghĩa trong khái niệm rằng người công nhân không sở hữu phương tiện sản xuất. Dưới một hệ thống như thế, đôi lúc được đề cập đến như là “mô hình Bắc Âu,” các doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa và sự cạnh tranh tư nhân được khuyến khích.

Tuy nhiên, nó không phải là một thị trường tự do hoàn toàn. Có rất nhiều quy định chính phủ nghiêm ngặt và một sự nhấn mạnh vào công bằng xã hội thông qua một mức thuế lũy tiến và các dịch vụ xã hội. Nói cách khác, nền dân chủ xã hội là chủ nghĩa xã hội cho những ai đang ổn định, và là CNXH cho những ai cần sự giúp đỡ.

Kết quả là, Đan Mạch đã được xem là đất nước hạnh phúc nhất trong thế giới trong những năm gần đây, mặc dù trong năm 2015 họ đã bị vượt mặt bởi Thụy Sĩ. Họ có mức GDP theo đầu người cao thứ 5 trên thế giới, tuổi thọ bình quân cao hơn mức bình quần của thế giới 10 năm, và một trong những chính phủ ít tham nhũng và minh bạch nhất trên trái đất.

Nhưng, nhiều người đã chỉ đến mức thuế cao 55% của Đan Mạch, mà họ cho rằng không khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và sự sáng tạo. Có những sự lo lắng về những sự lạm dụng an sinh xã hội, với tầm 9% lực lượng lao động của đất nước trợ cấp tàn tật trọn đời. Không những nhắc đến những lo ngại về sự thay đổi trong nhân khẩu – một dân số già làm tăng gánh nặng tập thể, trong khu số người đi làm chi trả vào hệ thống đang suy giảm.

Đan Mạch chắc chắn là có những khuyết điểm riêng, như CNXH dân chủ. Đan Mạch là một trong những quốc gia giàu có, minh bạch nhất, và hạnh phúc nhất trên trái đất, nhưng nó được hỗ trợ bởi một mức thuế cực kỳ cao. Mặc dù nhiều người bất đồng với phương pháp của họ, rất khó để cãi lại với kết quả như mơ của họ. Như chúng tôi đã nói, CNXH dân chủ là một từ đến từ CNXH, vốn là một lý thuyết có nghĩa là người dân kiểm soát phương tiện sản xuất. Hãy học về những sự hiều lầm về CNXH trong các video của Seeker Daily.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

HÚ HỒN VÌ...THƠ




Trương Tuần
Truyện vui
Chương Một
Mười lăm năm nay Ngọc Hoàng thượng đế rất kinh hãi vào ngày Rằm tháng Giêng. Ngài kinh hãi vì cứ ngày ấy trên cung điện, trên vườn thượng uyển đỏ ối những tờ phướn thơ từ sân Văn Miếu nước Việt tung lên. Một phần Ngài ngại ô nhiễm môi trường thượng đế nhưng cái lo nhất của Ngài là bọn tiên nữ hơ hớ nó vớ được thơ rồi gây nghiện sao nhãng việc cầm ca, nâng khăn sửa túi và cả việc giao hoan với Ngài. Kiểu này chả mấy thiên đình biến thành CLB thơ thì chết cha- Ngọc Hoàng nghĩ vậy mà hồn xiêu phách lạc. Không nhẽ chốn thiên đình lại phải treo tòng teng cái biển : “XIN BỎ KHÍ GIỚI VÀ THƠ BÊN NGOÀI”
Ngọc Hoàng đi đi lại lại nghĩ kế. Ngài gọi ngay Thiên Lôi đến:
- - Bớ Thiên Lôi, chỉ lát nữa thôi mấy thằng Việt Nam nó thả thơ tối tăm mặt mũi lên thiên đình đó. Ta lệnh cho nhà ngươi làm bão cuốn lô thơ này sang thằng Tàu. Đất nước Trung Hoa là đất của thơ ca với những tên tuổi Bạch Cư Dị, Lý Bạch, Đỗ Phủ… lẫy lừng, chắc họ khoái khẩu món này…
- - Tuân lệnh – Thiên Lôi xá mấy xá lui ra.
Quan hành khiển Trung Hoa vẫn ẩn núp đâu đó nghe được kêu thất thanh, chạy vào:
- Muôn tâu Ngọc Hoàng, xin Ngài đừng thổi thơ Việt sang nước chúng tôi, dân chúng tôi chưa đọc thơ Việt bao giờ mà chỉ quen với Hoàng Hạc lâu, Ô thê khúc, Bắc phong hành…
Ngọc Hoàng ngơ nhác hỏi:
- Thật thế sao ?
- Dạ muôn tâu, đúng như thế đó ạ. - quan hành khiển Trung Hoa cúi gập tấm lưng thưa - Thần xin nói thật nếu Ngọc Hoàng cố tỉnh xua thơ sang nước tôi rồi lãnh đạo nó nổi cáu lại “dạy cho một bài học” thì ai tai ai tai.!
Ngọc Hoàng cáu:
- Ngươi lui, để ta xua sang Huê Kỳ. Lão Trump vừa mới lên lại chuyên kinh doanh chắc nó khoái thơ ca. Ha ha có khi lão Trump lại tưởng quà của người ngoài hành tinh chúc mừng tân tổng thống ! Ngọc Hoàng vén mây nhìn xuống hạ giới thấy các thiếu nữ mơn mởn đang cầm trên tay phướn thơ lẩm bẩm: Mấy thằng nhà văn khôn đếch chịu được, mấy cô non mỡn ra đếch thả lên Trời... lại thả thơ…
Chương Hai
Tổng thông Donal Trump dậy sớm ra ban công tại khách sạn 5 sao của mình. Ông ta thấy tờ phướn màu đỏ chữ vàng lạ quá, ông cầm xoay ngược lại xoay xuôi mà cóc hiểu chữ gì. Ông alo sang Bộ Ngoại giao nói cử ngay chuyên viên đến đây. Chuyên viên thông làu hàng chục ngoại ngữ cầm tờ phướn, thưa:
- Thưa Tổng thống đây là chữ Việt Nam.
- Họ viết gì đó ?
- Có một câu không biết là thơ hay là gì ạ.
- Dich ngay cho ta nghe.
- Câu đó viết thế này:” Người Tày mình tự đục đá kê cao quê hương”
Trump nhăn mặt chả hiểu cái quái gì, mấy ông Việt Nam tí hon kì quặc chết đi được. Tay phiên dịch giải thích chắc là câu thơ ca ngợi dân tộc Tày này có nền văn minh đục đá.
Bỗng Donal Trump phá lên cười:
- Sory, hiểu rồi mấy ông Việt Nam ở thời kì đồ đá ! To Know ! Ô ngày xưa ngài Giôn xơn nói "Đưa Việt Nam về thời kì đồ đá"
Sau đó ông Trump gọi ngay Văn phòng Nhà trắng đến giao cái phướn và dặn gửi trả cho đại diện Việt Nam tại Washington DC.
Ông Trump alo cho FBI cơ quan điều tra liên bang trách cứ rằng mấy cha ăn hại để thơ Việt Nam di tản sang Mỹ như chỗ không người. You are pig !
Chương Ba
Đại sứ quán Việt Nam tại Washington DC nhận được gói bưu phẩm từ Nhà Trắng mừng hú lên. Ôi, ông Trump lịch sự thật chắc tặng quà nhân dịp nhậm chức. Vội vàng mở ta thì toát mồ hôi chỉ thấy một câu không biết là thơ hay là gì. Mấy cuộc họp thâu đêm suốt sáng bàn mãi không hiểu ý tứ của ông Trump ra sao. Sao họ lại gửi câu “ Người Tày tự đục đá kê cao quê hương mình”, hay nó xỏ lá bảo mình hãy tự lực đục đá mà nuôi nhau.. Có khi Trump xì đểu cũng nên, cái lão này khùng hết cỡ…Mãi rồi mọi người mới biết đây là câu thơ thả lên trời ngày Nguyên Tiêu. Thôi thì gửi về cho mấy ông văn nhân là yên chuyện.
Chương Bốn
Hội Nhà văn nhận được bưu kiện từ Mỹ gửi về vui sướng tưng bừng. Các bạn Mỹ chắc có quà chúc mừng nhân Ngày Thơ Việt Nam. Bèn xúm nhau khui ra. Ngã ngửa chỉ thấy cái phướn hôm ở sân Văn Miếu thả lên. Thắp mấy nén nhang lên lầm nhầm khấn vái sự linh diệu của thơ ca, đi gần quanh trái đất nay lại về đây. Câu thơ mang hồn cốt bốn phương rồi lại trở về đúng nơi nó sinh ra. Tuyệt vời…! Đúng là hòa nhập mà không hòa tan…!
Hôm sau bầu doàn thê tử mang gói thơ từ Mỹ gửi về ra Văn Miếu dâng lên ban thờ Thày Chu Văn An. Thắp tuần nhang khấn vái. Bỗng thày Chu Văn An hiển linh xẵng giọng:
- Bớ các người thơ với chả phú, mang đi nhanh kẻo ta không giữ được bình tĩnh viết thêm cái “Trảm sớ nhà thơ” thì rách chuyện….!
Kinh hãi quá, suýt nữa thì...ra quần !
Hú hồn, hú hồn các thi bá, thi huynh, thi hữu ơi…!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐẠO GIÁO VÀ NHỮNG BÍ ẨN TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT.



Nhân một bài cũ của tôi được chia sẻ, ngay dưới đây với tựa CHUYỆN NGÀY XƯA, cô Hồng Thanh Kiều đã đặt một vấn đề, khiến tôi viết bài này.
Trích:
["Hồng Thanh Kiều - Cháu cũng theo đạo Phật, và cũng có tìm hiểu sơ về đạo Chúa. Cháu có cảm giác đạo Chúa cũng ko có hàm chứa những nét tín ngưỡng dân gian Tây phương như bùa chú của đa thần giáo thời xưa. Thể hiện qua phong trào bài trừ khốc liệt phù thủy một thời khủng bố phụ nữ Châu Âu. Về đặc điểm này, đạo Chúa giống đạo Phật chăng (ko chứa bùa phép, tâm linh dân gian)?"]
ĐẠO GIÁO VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT.
Đạo Chúa/ Phật/ Lão và một số tôn giáo thuộc các nền văn minh tối cổ khác.... đều xuất phát từ nhưng tri thức vũ trụ từ thời rất xa xưa. Tri thức tối cổ này mô tả "Một tập hợp lớn nhất, bao trùm lên tất cả mọi tập hợp và không có tập hợp nào lớn hơn nó" - đó là nói theo ngôn ngữ khoa học hiện đại - nói theo cách mô tả dễ hiểu nhất thì đó chính là Thượng Đế.
Nhưng tất cả các tôn giáo tối cổ trên thế giới, hầu hết chỉ dừng lại ở mô tả Thượng Đế và các quyền năng của Ngài và các thánh thần dưới quyền. Tức là chỉ mô phỏng những tri thức khởi nguyên của vũ trụ, dưới hình thức tôn giáo.
Duy chỉ có Đạo Lão của người Việt cổ ở Nam Dương tử là có học phép tu tiên với những quyền năng thần bí nhiều nhất và trong đó cũng mô tả khởi nguyên của vũ trụ của Đạo Lão, nhưng không nhắc đến Thượng Đế. Như: Đạo Lão mô tả trạng thái khởi nguyên của vũ trụ, được gọi là Đạo. Tương ứng với "Thái cực" trong Dịch học, "Tính Thấy"/ Thể bản nguyên vô thủy, vô chung của Phật giáo.
Bởi vì, chỉ ở Nam Dương tử, nhân danh nền văn hiến Việt, mới giữ lại những di sản đầy đủ nhất từ một nền văn minh cao cấp - chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành - cho nên mới đủ khả năng xuất hiện Đạo giáo - vốn ứng dụng những tri thức cổ xưa của nền văn minh này, liên quan đến những hiểu biết đầy bí ẩn của chính con ngươi - ứng dụng và khai thác những "tiềm năng con người" - thành những quyền năng thần bí , dưới cái nhìn của tha nhân. Và cũng chính vì lưu giữ được những tri thức cổ xưa liên quan đến con người - cực kỳ huyền vĩ, nên mới có nền tảng lý luận Đông Y cũng đầy bí ẩn, vượt ngoài khả năng của tri thức thuộc nền văn minh hiện đại.
Nền văn minh Lạc Việt đầy huyền vĩ - chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành - lý thuyết thống nhất vũ trụ mà những tri thức tinh hoa của nền văn minh hiện đại đang mơ ước và chưa đủ khả năng xác định có thật hay không - mà mới chỉ đặt vấn đề cho một khả năng tồn tại của nó - đã sụp đổ ở miền Nam sông Dương tử. Những tinh hoa của giống nòi Lạc Việt và các dân tộc thuộc đất nước Văn Lang xưa, đã di tản khắp vùng Đông Á và Đông Nam châu Á. Cho nên, những giá trị tri thức huyền bí thuộc "tiềm năng con người" và bùa chú của Đạo Giáo xuất hiện khắp nơi, ở vùng Đông Á và Đông Nam Á. Những giá trị huyền vĩ của nền văn minh cổ xưa này - liên quan đến tiềm năng con người và những phù chú bí ẩn - còn có ở ngay cả những nền văn minh cổ xưa khác, gần giống Đạo giáo, dưới hình thức tồn tại của các Pháp sư. Kể cả ở Châu Phi, châu Mỹ...
Đây chính là nguyên nhân giải thích vì sao: Thiên Chúa Giáo, Phật giáo không có liên quan đến những ứng dụng tiềm năng con người trong cái gọi là "tín ngưỡng dân gian" của Việt tộc, trong văn hóa truyền thống, gắn liền với một tôn giáo xa xưa là Đạo giáo. Khi Phật Giáo và Thiên Chúa giáo du nhập vào địa bàn sinh sống của người Việt - ở Nam Dương tử và ở Việt Nam hiện nay.
Điều này cũng giải thích tại sao Đạo giáo và các khả năng huyền vĩ của các Đạo sĩ, liên quan chặt chẽ với thuyết Âm Dương Ngũ hành - từ những quyền năng của họ khi ứng dụng những quy luật thiên nhiên và tiềm năng con người trong cái gọi là "Pháp thuật" của họ.
Sự đàn áp khốc liệt của các thế lực ngoại bang - đặc biệt dưới triều Minh - đã làm cho Đạo Giáo phải ẩn mình dưới sự che chở của Phật giáo. Điều này giải thích vì sao hầu hết chùa chiền ở Việt Nam, đều có hiện tượng "Tiền Phật, hậu Thánh". Đấy chính là sự "núp bóng từ bi" của Đạo Giáo, nhằm bảo tồn những di sản Việt. Chính vì sự thăng trầm khốc liệt của Việt sử, và sự cố gắng bảo vệ di sản của tổ tiên, cho nên, ngày này mới còn lại đâu đó trong di sản truyền thống những giá trị còn sót lại của Đạo giáo đầy huyền vĩ và bí ẩn trong con mắt tha nhân. Điều này giải thích rằng: Vì sao theo truyền thống, người Việt vẫn đến chùa nhờ các sư làm lễ dân sao giải hạn, cúng 49 ngày; 100 ngày, đốt vàng mã - mà những điều này không có trong giáo lý của Đạo Phật.
Không chỉ ở Việt Nam, mà những di sản bùa chú của các Đạo sĩ, còn ở khắp vùng Đông Á, Đông nam Á. Khiến cho những tri thức khoa học hiện đại phải ngạc nhiên và đặt vấn đề nghiên cứu gọi là "Tiềm năng con người".
Thực ra, tất cả những giá trị tri thức quen gọi là "tiềm năng con người" đầy huyền vĩ đó, và cả lịch sử vũ trụ cùng mọi sự vận động tương tác của nó, đều nằm trong nội dung của thuyết Âm Dương Ngũ hành và mô hình biểu kiến của nó chính là Bát quái với hệ thống 128 quẻ Tiên Thiên và Hậu thiên.
Đây chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ - nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và trở thành tín ngưỡng truyền thống của Việt tộc. Lý thuyết này, giải thích tất cả những vấn đề mà các tri thức tinh hoa của nền văn minh hiện đại đặt ra tiêu chí của một lý thuyết thống nhất. Và chỉ có thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - mới đáp ứng đầy đủ nhất, cho những tiêu chí về một lý thuyết thống nhất, mà những tri thức tinh hoa đã nghĩ ra và tiếp tục có thể nghĩ ra. Tất nhiên, thuyết ADNh nhân danh nền văn hiến Việt, cũng đáp ứng đầy đủ những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học, mà những tri thức tinh hoa nhất của nền văn minh hiện đại có thể nghĩ ra.
Chỉ khi nền văn hiến Việt được xác định tính chân lý với Việt sử trải gần 5000 văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, thì cả mọi bí ẩn của vũ trụ và những tri thức của nó mới có thể hé lộ.
Còn không phải như thế thì tất cả những giá trị của nền văn minh hiện đại - kể cả với tất cả tiềm năng kinh tế và khoa học kỹ thuật - hãy cứ lao vào đi tìm kiếm sự sống ngoài trái Đất, Hạt của Chúa, Vật chất tối.....và đi khám phá "tiềm năng con người" trong Vô Vọng. Thiên Sứ thách thức điều này với tất cả tri thức của nền văn minh hiện đại.
Thiên Sứ thực hiện bài viết này.
A Men.
PS: Để thể hiện thiện chí và cũng là sự thách thức của Thiên Sứ, tôi muốn mô tả những danh ngôn sau đây:
1/ Đức Phật nói:
Ở biển Đông có 1 con rùa thần. 4000 năm mới nổi 1 lần trên mặt biển. Trên biển Đông có một thanh gỗ trôi lang thang, mà ở giữa thanh gỗ đó có một cái lỗ vừa đủ để chui lọt cổ con rùa. Khi nào con rùa ấy vô tình nổi lên, mà đầu nó chui đúng qua cái lỗ đó, sự sống của con người mới bắt đầu xuất hiện.
2/ Giáo sư Trịnh Xuân Thuân viết:
Nếu có một xạ thủ bắn cung và tấm bia làm đích cáck trái Đất hàng triệu năm ánh sáng. Xạ thủ này bắn tên liên tục. Khi nào trúng vào hồng tâm tấm bia đó thì sự sống sẽ xuất hiện trong vũ trụ này.
Hai câu danh ngôn trên, chỉ mô tả xác xuất xuất hiện sự sống.
Nhưng Thiên Sứ sẵn sàng chứng minh về mặt lý thuyết, cho hai câu danh ngôn này - vốn chỉ giới hạn ở sự thể hiện một quan điểm, được mô tả bằng hình tượng - với nội dung: Sự sống chí có duy nhất trên trái Đất này.
Tất nhiên, không phải trên Fb.

Phần nhận xét hiển thị trên trang