Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017

Hãy tự chọn một con đường


DQ1
Hãy tự chọn một con đường thích hợp cho bạn, rồi bước đi trên nó. Nếu bạn đủ thông minh và sáng suốt bạn thậm chí chẳng cần đến người dẫn đường, vì bản đồ hoàn toàn nằm trong tay bạn. Nhưng trước khi quyết định được con đường nào thích hợp với bạn, bạn phải chắc chắn mình đủ hiểu về những con đường đó. Và nếu không con đường nào bạn thích, hãy tự khai phá con đường riêng.
Hành trình là một, nhưng lữ khách thì rất nhiều, đừng bắt người khác phải đi con đường của bạn và cũng đừng để người khác quyết định con đường bạn muốn đi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xã tỉ phú ở Việt Nam


Một trong những ngôi biệt thự hoành tráng ở xã Nâm N’Jang
Một trong những ngôi biệt thự hoành tráng ở xã Nâm N’Jang
Từ trung tâm huyện Đắk Song (Đắk Nông), đi hơn 10 km là đến xã vùng sâu Nâm N’Jang. Nhiều người ngỡ ngàng khi thấy hai bên đường vào xã biệt thự san sát nhau, ô tô, xe máy đi lại nườm nượp như ở một thị trấn khá giả miền xuôi.
Chuyện làm giàu của tỉ phú chân đất
Chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Thành Trung (53 tuổi), trưởng thôn Đắk Lư, xã Nâm N’Jang, gặp lúc ông vừa bước xuống xe Toyota Fortuner từ rẫy về.
Thấy khách nhìn những vết xước trên thân xe, ông Trung liền giãi bày: “Xe này thường dùng vào thăm vườn rẫy, dễ bị cành cây cọ quẹt trầy sơn. Vài bữa nữa tui sắm thêm chiếc Ford bán tải để đi rẫy cho tiện, còn xe này để ở nhà đi chơi thôi”.
Vườn tiêu gần nhà của ông Trung được xem là mô hình trồng tiêu bằng trụ cây hông (một loại cây tán rộng, phát triển nhanh) có năng suất cao bậc nhất vùng. Ông cho biết một gốc tiêu mỗi vụ bình quân thu được 10 kg hạt khô.
“Tuần trước tui mới mua thêm 2,5 ha rẫy ở xã Trường Xuân kế bên hết 1,6 tỉ đồng, năm ngoái mua khoảng 11 ha. Như vậy, nhà có tổng cộng 17 ha, chủ yếu trồng tiêu. Nhưng chừng đó ăn nhằm gì, trong thôn này nhiều người có từ 20 ha trở lên”, ông Trung nói.
Con đường làm giàu của ông Trung tương tự hầu hết người dân nơi khác đến lập nghiệp ở Nâm N’Jang. Năm 1995, gia đình ông rời quê Quảng Ngãi vào định cư ở thôn Đắk Lư, ban đầu mua 3,5 ha cà phê để canh tác. Hơn 10 năm làm cà phê, dành dụm được bao nhiêu tiền ông đều dùng mua thêm đất, sau đó chuyển hết đất sang trồng tiêu. Chỉ sau vài năm, với sản lượng 20 tấn tiêu trên 5 ha tiêu kinh doanh, ông Trung đã gia nhập “giới tỉ phú” ở Nâm N’Jang. “Vài năm nữa, toàn bộ 17 ha tiêu cho thu hoạch thì gia đình tôi mỗi vụ thu ít nhất 50 tấn tiêu hạt. Với giá như hiện tại 140 triệu đồng/tấn, tôi cầm chắc 6 - 7 tỉ đồng mỗi năm”, ông nhẩm tính.
Ông Trung kể tên gần chục tỉ phú khác trong thôn Đắk Lư như Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Văn Đính, Hồ Sĩ Hòa… Mỗi hộ thu từ 15 - 20 tấn tiêu/vụ trở lên. Người trưởng thôn chất phác này giở sổ theo dõi ra, cho biết cả thôn có 75 hộ, không có hộ nghèo, hơn 50% số nhà xây trong thôn trị giá trên 1 tỉ đồng, nhà nào cũng sắm máy móc, phương tiện sản xuất vài trăm triệu đồng; hiện có khoảng 10 chiếc ô tô du lịch nhưng thực tế hơn nửa số hộ có khả năng mua ô tô…
Đường qua trung tâm xã vùng sâu Nâm N’Jang ẢNH: TRUNG CHUYÊN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Con giáp nào dễ bị bệnh năm 2017: Xem bói đầu năm 12 con giáp

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trái đất sẽ tận thế năm 2017: Lời tiên tri của Vanga đã đúng !?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

GIỮ MỐC BIÊN GIỚI PHÍA BẮC - KỲ 3: SÓC GIANG CĂNG NHƯ DÂY ĐÀN


Mốc 646, ngày xưa người dân túc trực ngày đêm giữ đất
























(Báo Thanh Niên) - Cửa khẩu Sóc Giang nằm cách khu di tích Pắc Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) chỉ chục km với hệ thống nhà cửa, đường sá khang trang như bao cửa khẩu quốc tế khác. Ít ai biết, mỗi ngôi nhà ở đây xây lên đều trầy trật vì sự ngăn cản từ phía… Trung Quốc.

Xây nhà trước họng súng

Ngày 28.8.1996, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức lễ mở cửa khẩu Sóc Giang - Bình Mãng và dự kiến xây dựng trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu ở vị trí cách mốc 114 khoảng 25m về phía Việt Nam. Thời điểm này, tình hình khu vực vẫn đang phức tạp nên UBND tỉnh Cao Bằng đã xin ý kiến của cấp trên. Ngay sau đó, Ban Biên giới Chính phủ đã có chỉ đạo bằng văn bản số 875/Bg (7.12.2006) và 101/Bg (25.2.1997), trong đó có ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Trần Đức Lương, đồng ý với xây dựng trạm ở địa điểm dự kiến. Ngày 3.6.1997, bên ta chính thức khởi công xây dựng trạm.
“Ngay khi ta làm lễ động thổ, phía Trung Quốc đã phản ứng quyết liệt”, ông Nông Văn Nhà (57 tuổi, Trưởng xóm Nà Sát, Sóc Hà, Hà Quảng, Cao Bằng) nói. Ông Nhà nhớ lại: Ngày 7 và 8.6.1997, phía Trung Quốc đóng cửa biên giới, xua đuổi dân ta đi chợ Bình Mãng bên đó và mắc 2 loa phóng thanh công suất lớn hướng sang khu vực ta đang thi công, liên tục phát thanh tuyên truyền xuyên tạc, kích động, vu khống đe dọa ta.

Cũng thời điểm này, phía Trung Quốc cho một đại đội vũ trang đào công sự từ mốc 113 đến mốc 115, áp sát trước cửa khẩu và triển khai trên các nhà cao tầng đối diện và chĩa súng vào khu vực trạm Biên phòng (BP) của ta trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Trưởng xóm Nông Văn Nhà kể lại câu chuyện bảo vệ công nhân xây nhà
Đặc biệt, sáng ngày 7.6.1997, sau khi bố trí đội hình chiến đấu, phía Trung Quốc cho 10 binh sĩ mặc quần áo rằn ri mang súng AK tràn qua cửa khẩu vượt mốc 114 và dí nòng súng vào ngực cán bộ chiến sĩ BP và nhân dân đang đấu tranh ngăn chặn. “Mỗi ngày sau đó, họ huy động tới 150 người thường trực tập trung ở cửa khẩu định sang ngăn cản, phá hoại việc thi công của ta. Số này hò hét, đe dọa hòng làm công nhân xây dựng lo sợ, bỏ về”, ông Nhà kể.

“Hôm ấy tôi đang làm nương, thấy ai đó hô: Lính Trung Quốc tràn sang đất mình, không cho mình xây nhà. Ra giúp bộ đội đi”, ông Nông Văn Niêm (81 tuổi, ở thôn Nà Sát, Sóc Hà, Hà Quảng, Cao Bằng) nhớ lại những ngày đầu tháng 6.1997 và tỉ mỉ: “Mọi người dù đang làm nương, buôn bán, nấu ăn đều rầm rập kéo ra cửa khẩu, chỗ mốc 114 (nay là mốc 647). Tới nơi đã thấy lính Trung Quốc mặc quần áo rằn ri tràn sang đất ta, qua cả cột mốc và chĩa súng vào hàng đầu ngăn cản là bộ đội BP và cán bộ huyện xã đang khoác tay nhau đứng chặn, vừa không cho họ đi vừa giải thích.

Dân Hà Quảng này nghèo tiền nghèo bạc, chứ tinh thần giữ đất và không sợ Trung Quốc, thì giàu lắm!

Bà con của thôn chừng gần 100 người ùa ngay vào, đứng ngay sau bộ đội thành khối đông đặc, đẩy lính Trung Quốc sang bên kia cột mốc. Khoảng 10 phút sau, hàng trăm bà con các thôn Quý Xuân, Trường Hà, Xuân Hòa cũng rùng rùng kéo lên, nối thành vòng người chắn dọc biên giới. Ai nấy đều bừng bừng sắc mặt, giơ nắm tay hô: “Đất này của Việt Nam! Lính Trung Quốc về đi!”, khiến lính Trung Quốc chùn chân, chỉ giơ súng dọa và lùi dần chứ không dám tiến lên đẩy người, định đánh đập công nhân xây dựng như lúc trước…”.

“Lúc ấy, tốp lính tràn sang lăm lăm súng chĩa thẳng vào dân ta. Ở mấy nhà cao tầng bên kia biên giới, lính của họ chạy hết ra công sự, nép sau nhà cao tầng chĩa cả súng máy, súng trường xuống chúng tôi. Tôi hô bà con: “Mình mấy trăm người, nó mấy chục người, nếu có bắn cũng không bắn được hết cả nghìn người của xã này đâu. Bà con đừng sợ” và lao lên đẩy bật thằng đang chĩa súng vào ngực tôi. Bà con thấy vậy cũng ào ào lao lên, miệng hô phản đối, giống như biển người”, ông Niêm cười sảng khoái: “Dân Hà Quảng này nghèo tiền nghèo bạc, chứ tinh thần giữ đất và không sợ Trung Quốc, thì giàu lắm!”…
Ông Nông Văn Niêm (giữa) kể chuyện giữ Nà Khum
Căng thẳng nhất đối với lực lượng thi công và bảo vệ là từ 6-10.6.1997, mỗi ngày phía Trung Quốc cho 150 người thường trực tập trung ở cửa khẩu ngay sát biên giới và có lực lượng dự bị phía sau định tràn sang ngăn cản, phá hoại việc thi công của ta. Phía Trung Quốc có những hành động lời nói đe dọa, khiêu khích lực lượng đấu tranh của ta để tạo cớ tràn sang phá hoại công trình. Đối mặt với họ là hàng nghìn người dân Hà Quảng, chia làm 3 tuyến giăng hàng bảo vệ các công nhân và việc thi công trạm liên hợp. Đến giữa tháng 7.1997, khi công trình xây xong phần thô và đổ trần tầng 1, phía Trung Quốc mới ngưng việc tập trung người”, ông Hoàng Thế Vinh, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Sóc Hà kể lại.

Bảo vệ Nà Khum

Ngay từ năm 2003, các đơn vị thi công của tỉnh Cao Bằng đã tiến hành mở tuyến đường tuần tra biên giới theo kế hoạch của Chính phủ và hoàn tất thi công từ mốc 116 sang hướng đông mốc 115, sát khu vực Nà Khum (Sóc Hà, Hà Quảng).
Tháng 8.2004, đội thi công tiếp tục mở tuyến từ hướng đông mốc 114 (nay là mốc 647) sang hướng tây mốc 115 (nay là mốc 644-1), cách khoảng 100m thì phía Trung Quốc ngăn cản, không cho thi công. Ròng rã gần 1 năm trời hội đàm khẳng định chủ quyền và viết thư phản kháng phía Trung Quốc ngăn cản vô lý, tháng 1.2005, UBND huyện Hà Quảng quyết định thi công tuyến đường, trong các ngày 29-30.1.2005 với 150 bộ đội, nhân dân bảo vệ 10 công nhân.

“Đúng như dự đoán, công nhân vừa đến thì lính BP Trung Quốc đã ra ngăn cản và sau đó, 90 lính Trung Quốc cải trang thành dân binh ào ra khiêu khích, chửi bới, kích động”, ông Hà văn Bình, Bí thư Chi bộ xóm Trúc Long (Sóc Hà) kể lại và nói thẳng: “Lính họ đi lại phía bên kia biên giới suốt, cách chúng tôi vài chục mét nên lạ gì mặt! Họ cải trang thành dân binh, chúng tôi phát hiện ngay. Dân binh gì mà dùng cuốc xẻng gậy gộc thành thạo như đánh lưỡi lê, bánh súng vậy?”.

Giằng co suốt gần 1 ngày, những người dân và bộ đội BP Sóc Hà xếp thành vòng cung bảo vệ công nhân và đẩy đuổi lính Trung Quốc tràn sang. Không thể phá vỡ vòng vây bảo vệ, lính Trung Quốc chĩa súng vào ngực những người dân, bộ đội BP Sóc Hà dọa bắn, nhưng vòng cung càng thêm chắc chắn. Bất lực và hèn hạ, lính Trung Quốc dùng gạch đá ném như mưa vào đội hình, khiến nhiều người bị thương, đổ máu. Không run sợ trước áp lực của Trung Quốc, cả trăm người kiên quyết bảo vệ việc thi công, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Ông Nông Văn Niêm (thôn Nà Sát, Sóc Hà) chỉ cho tôi xem vết thương ở ngực, do gạch đá lính Trung Quốc ném tới tấp, khi tham gia nhiệm vụ bảo vệ Nà Khum ngày 29.2.2005: “Tôi đi giám định, bị thương tật 21% và được công nhận thương binh” và bảo: “Thương binh vì giữ đất như tôi, ở vùng Sóc Hà này nhiều lắm. Đất của Tổ quốc, dân Cao Bằng dù chết cũng quyết giữ, đâu cần danh hiệu này kia!”…

(Còn nữa)

Mai Thanh Hải

Kỳ 4: Sắt son Nho Quế

Sông Nho Quế chảy vào Việt Nam tại xã Lũng Cú (Đồng Văn, Hà Giang) và trước khi chính thức chảy hẳn vào nội địa nước ta để đổ nước vào Sông Gâm (Cao Bằng), vẫn quặn dòng cả chục km làm ranh giới 2 nước Việt Nam - Trung Quốc. Ở đoạn biên giới sông thẳng đứng hẻm vực này, còn lưu giữ bao câu chuyện về những người Mông địa đầu Tổ quốc tay không chống chọi với lính Trung Quốc giữ xóm làng, mét nước, bờ sông.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

'ĐÃ LÀM QUAN THÌ CHỚ LÀM HỀ"...


Đào Tuấn - "Văn học nghệ thuật phải chịu trách nhiệm một phần trước tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ"...

GS Đình Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin có lần kể lại chuyện ông suýt “vỡ nồi cơm” khi dựng vở Bạch đàn liễu.

Vở diễn kể “câu chuyện nhỏ” về một Chủ tịch xã tên Quyền, muốn cậy quyền chiếm hai cây bạch đàn của một gia đình nông dân.

Phê phán nạn tham nhũng, cửa quyền của một cán bộ loại “khoeo chân”, cẩn thận đến mức “không dùng phương pháp tả thực mà sử dụng gián cách” với hậu trường thể hiện một trang báo lớn với những tin tức tích cực.

Rồi “thủ pháp” bóng lão Quyền to dần, trùm lên bóng của đôi thanh niên. Rồi dùng cầu bập bênh để ám thị một ý niệm: sở dĩ có kẻ ngồi được trên cao là do có người cam tâm ngồi dưới thấp…

Ấy thế mà ngay sau khi công diễn, xuất hiện liền câu vè: Đình Quang tiến sĩ tài ba/ Dựng chuyện cây liễu chửi cha chính quyền.

Số phận của Bạch đàn liễu bấy giờ như một thân bạch đàn bầm dập trong bão phê phán, đùn đẩy, sửa chữa, duyệt lên duyệt xuống.

Đúng là “hài kịch”.

Ngay cả khi tác giả đổi tên nhân vật từ “Quyền”, thành “Quyết”, thì không ngờ lại trùng tên một cán bộ cao cấp của… Bộ Công an.

Sáng tạo ở ta khổ thật.

Đến nỗi GS Quang tự trào bằng cái câu chèo của Tào Mạt: “Đã làm Hề thì đừng làm Quan”.

Nhắc lại câu chuyện “Bạch đàn liễu” là vì hôm qua, GS Quang tái xuất hiện để thử trả lời câu hỏi: Vì sao Việt Nam “có rất ít tác phẩm đạt đỉnh cao tương xứng với sự nghiệp cách mạng và cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc”- Câu hỏi đang được đặt ra trong một Hội nghị toàn quốc về sáng tạo văn học do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức.

Trong cái hội nghị đó, các văn nghệ sĩ hẳn phải dựng lông tóc khi nghe Chủ tịch Hội đồng, PGS-TS Nguyễn Hồng Vinh lý giải “Một số văn nghệ sĩ vẫn còn tâm lý e dè, ngại bộc lộ chính kiến, còn thờ ơ, né tránh mặt trái của đời sống xã hội, những biểu hiện tiêu cực của bộ máy công quyền vì sợ bị “chụp mũ”, bị “định kiến”… nghệ sĩ chưa dám dấn thân, chưa hết mình cho đứa con tinh thần của mình nên sáng tác của họ không phản ánh được khát vọng nhân dân, không phải tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội”.

Còn PGS-TS Đào Duy Quát thì lên án: “Văn học nghệ thuật phải chịu trách nhiệm một phần trước tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân hiện nay!”.

Đấy nhé, văn nghệ sĩ các vị kém, phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái của “bộ phận không nhỏ” là vì các vị nhát, chưa viết đã sợ bị “chụp mũ”, “định kiến”.

Là vì các vị không dám dấn thân.

Là vì con các vị là con ghẻ.

Là vì các vị cứ né bên này, đúng lề bên kia chứ nào có ai cấm đoán gì.

“Ở trên trời nhìn xuống đám đông” ư? Đó là dâm thư. Không chấp.

“Đại gia” ư? Nhạy cảm, cường điệu, nhận định chủ quan, không có lợi cho người đọc.

Cái mà chúng tôi cần là sự dấn thân. Dấn thân giữa cái tốt và cái tốt hơn, chứ không phải giữa cái xấu và cái xấu xa.

Thì chính GS Đình Quang hôm qua cũng xác nhận “tính xung đột của sân khấu” đã “khai tử” từ những năm 50 của thế kỷ trước, với “đao phủ” là thuyết vô xung đột ở Liên Xô cũ.

Theo đó, “trong xã hội chủ nghĩa, mâu thuẫn giai cấp đối kháng đã được giải quyết, không có xung đột thật sự mà chỉ có mâu thuẫn giữa cái tốt và cái tốt hơn”.

Tiếc là GS Quang đã không đọc nốt vế sau cái câu của anh hề già đã nói với nhà vua “Đã làm Quan thì chớ làm hề”...
-------------
* Hình ảnh đã đăng tải trên trang OF, chỉ có tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NÓNG BỎNG TRƯỜNG SA





























(Thanh Niên) - Tháng 4, Trường Sa biển lặng như trong ao, nắng chát chúa từ 5 giờ sáng đến 6 giờ tối, hơi nóng làm mềm đi những vụn đá san hô quanh đảo và cháy thành những ngọn lửa nhỏ sục sôi trong mắt những người lính giữ Trường Sa, những người khách đất liền ra thăm Trường Sa.


Cô Lin ngay sát Gạc Ma

Nhìn từ xa, đảo chìm Cô Lin bé tí như hạt muối vừng thơm thảo so với đá Gạc Ma phía Trung Quốc (TQ) đang cấp tập xây dựng trái phép, trắng hếu và thô kệch như nắm đấm của kẻ cướp. Thượng úy Phan Văn Huỳnh, Chỉ huy trưởng đảo Cô Lin lưng đẫm mồ hôi đón khách, báo cáo tình hình nhưng cứ tí lại chạy ra ngoài dán mắt vào kính ống nhòm TZK chuyên dụng, hướng sẵn phía đông nam là đá Gạc Ma. Gương mặt già sọm so với tuổi, Huỳnh kiệm lời chắc nịch: “Phải theo sát 24/24, không đùa được anh ạ!”.
Trên đài quan sát nóc đảo chìm, chiến sĩ Lê Thanh Hòa (23 tuổi, quê Phúc Thọ, Hà Nội) gọn gàng trong mũ sắt, quân phục dã ngoại, súng ghì chắc, cũng liên tục dán mắt vào kính TZK, quan sát phía đá Gạc Ma.


Nếu nói đến mức độ căng thẳng thì đảo chìm Cô Lin đứng đầu bảng trong số 33 điểm đóng quân của bộ đội ta trên toàn quần đảo Trường Sa, bởi Cô Lin chỉ cách đá Gạc Ma 3,5 hải lý. Cách đây hơn 27 năm, ngày 14.3.1988, phía TQ bất ngờ nổ súng bắn cháy, chìm 3 tàu vận tải quân sự và giết hại 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân VN đang làm nhiệm vụ bảo vệ, củng cố tôn tạo Gạc Ma. Ngay sau đó, phía TQ xây dựng căn cứ gồm 3 kết cấu hình bát giác nằm trên cọc gỗ trên bãi Gạc Ma. Đến đầu năm 1989, họ đã hoàn thiện lô cốt xi măng cao 2 tầng và củng cố dần thành nhà bê tông 4 tầng. Từ đầu 2014, phía TQ tập trung tàu thuyền, phương tiện cơ giới hiện đại nạo vét san hô, chuyên chở vật liệu, tiến hành đào đắp để xây nhà công trình, đường sá, bến tàu và các hạng mục kiên cố khác. Thời kỳ cao điểm, bên cạnh hàng chục tàu vận tải, phía TQ còn huy động các tàu cá bọc sắt, tàu hộ vệ tên lửa xua đuổi các tàu thuyền khác đi gần bãi đá.


Tháng 4.2014, trong chuyến công tác ngoài Trường Sa, tôi đã chứng kiến cảnh các tàu vận tải TQ tập trung chuyển tải trang thiết bị - vật liệu xây dựng lên bãi Gạc Ma. Tháng 12.2014, tham gia chuyến đối ngoại quân sự kết hợp tuần tra đường dài - huấn luyện trên biển cùng Biên đội tàu Hộ vệ tên lửa 011, 012 của Lữ đoàn 162 (Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân), sát qua Gạc Ma khoảng 3 hải lý, tôi cũng ghi hình hiện trạng các công trình xây dựng trái phép của TQ, với khung tòa nhà trung tâm và các hạng mục khác.
Giữa tháng 5.2015 này, có mặt tại vùng biển Cô Lin - Gạc Ma, càng thấy tốc độ xây dựng của những kẻ chiếm đóng trái phép: Tòa nhà trung tâm (Sở Chỉ huy) cao 7 tầng có đường dẫn cho xe cơ giới lên thẳng tầng 2 đã cơ bản hoàn thành, phía trên tầng 7 có thêm đài quan sát cao 3 tầng; 2 đơn nguyên hình tháp cao 6 - 7 tầng, giống đài kiểm soát không lưu và hải đăng; gần 10 đơn nguyên còn lại đều 1 - 2 tầng, xây kiên cố theo kiểu doanh trại...

Những phát pháo hiệu bắn từ Huy Gơ

Trưa 11.5.2015, tàu 571 (Hải đội 411, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân) đưa chúng tôi đi sát đá Huy Gơ (hay còn gọi là đá Tư Nghĩa) của VN bị TQ cưỡng chiếm từ cuối tháng 2.1988 và cũng đang được rầm rộ xây dựng trái phép. Cách 5 hải lý, trên bộ đàm đã líu lô tiếng TQ dậm dọa. Mặc! Con tàu vẫn cắt sóng tiến vào gần. Lập tức, 3 phát pháo hiệu đỏ lòm bắn cách nhau khoảng 30 giây phụt lên cao đe dọa và khói đen của chiếc tàu cá bọc sắt trực ngay sát bãi đá cuống quýt khởi động máy.
Nhìn bằng mắt thường cũng thấy tòa nhà trung tâm (nhà chỉ huy) cao 6 tầng chuẩn bị hoàn tất, chỉ còn 3 tầng dưới được quây kín cho công nhân gia cố cửa; tòa tháp giống Đài chỉ huy bay cũng sắp dỡ giàn giáo bên ngoài; nhiều cây xanh đã được trồng xung quanh; riêng khu vực cuối đảo chạy dài vẫn đang được quây kín bằng hàng rào và vỏ container, giống đang hoàn thiện công trình ngầm... Do diện tích xây dựng lớn hơn Gạc Ma nên phía TQ tập trung 6 cần cẩu (trong đó có 1 cẩu tự hành cao hàng trăm mét), 7 tàu vận tải xây dựng đang chuyển trang thiết bị - vật liệu xây dựng lên cho công nhân xây dựng các hạng mục công trình. Trên 2 tàu chở cát mới hạ mũi vào rìa bãi đá, các công nhân xây dựng trong trang phục bảo hộ lao động nhốn nháo chạy, khi thấy tàu 571 của VN tiếp cận từ phía xa.

Cờ đỏ Trường Sa


Nguyễn Văn Dũng là Chính trị viên 1 tàu trực trên vùng biển Sinh Tồn Đông, suốt 3 tháng trời nay làm nhiệm vụ ngoài biển. Khi đại tá Rah Lan Lâm, Phó giám đốc Công an tỉnh Gia Lai đi cùng đại diện Quân chủng Hải quân sang thăm tàu, tặng quà và ngỏ ý muốn xin 1 lá cờ đã sử dụng mang về Phòng Truyền thống của Công an tỉnh Gia Lai, Dũng cười rất tươi chỉ tay lên lá cờ Tổ quốc bạc phếch nắng gió, 5 cánh sao vàng sáng trung trinh trên nóc tàu: “Chúng em cũng đang định thay cờ mới, để mai đi làm nhiệm vụ mới!”.
Trưa hôm sau, khi tàu chúng tôi tiến lại gần đá Huy Gơ, đã thấy tàu của Dũng áp sát đá Huy Gơ từ bao giờ, trên đỉnh cột cờ nóc đài chỉ huy, lá cờ mới phần phật tung bay, nổi bật nền đỏ sao vàng giữa ngổn ngang bê tông xám xịt. Dọc hải trình của chúng tôi, từ Song Tử Tây, Đá Nam cho đến Sơn Ca, Nam Yết, Cô Lin, Sinh Tồn Đông, Đá Lát... đến đâu cũng gặp những lá cờ mới đỏ thắm sao vàng trên mọi vị trí cao của đảo, nóc tàu trực - tàu hàng.

Tháng 5, Trường Sa bao giờ cũng nóng. Năm nay, sức nóng ấy bỏng lên như chưa bao giờ thấy. Nóng từ nắng lửa, từ mạn tàu, từ màu cờ Tổ quốc trải khắp quần đảo và mỗi giọt máu người Việt, từ bến bờ ra với Trường Sa...
Liên tục đe dọa
Việc phía TQ đe dọa các tàu VN khi đi gần các bãi đá mà họ cưỡng chiếm, đang xây dựng trái phép diễn ra liên tục. Thậm chí, ngày 10.5, phóng viên Nguyễn Chung của Báo Thanh Niên đi trên tàu 996 (Hải đội 411, BTL Vùng 4 Hải quân) đi cách đá Xu Bi khoảng 3,7 hải lý cũng ghi nhận : tàu vận tải đổ bộ 996 của Hải quân TQ trang bị 3 bệ, 6 khẩu pháo 37 mm lao ra ngăn cản, đe dọa không cho vào gần bãi đá.
Ngư dân Nguyễn Sanh Thiện (sinh năm 1977, ở thôn Quý Hải, Long Hải, Phú Quý, Bình Thuận), chuyên đánh bắt hải sản ở vùng biển Trường Sa cho biết: Tại đá Chữ Thập, phía TQ duy trì nhiều ca nô cao tốc, các tàu cá vào cách 3 hải lý là bị đẩy đuổi, ban đêm thì bị cảnh cáo bằng pháo hiệu và trấn áp bằng đèn pha công suất lớn rọi thẳng vào buồng lái; ở đá Châu Viên, lính TQ sẵn sàng nổ súng chỉ thiên cảnh cáo, thậm chí bắn chặn trước mũi các tàu cá vào gần đánh bắt...
Mai Thanh Hải

Phần nhận xét hiển thị trên trang