Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Vàng nhưng không phải vàng, mà lại là vàng


Vụ mấy cái nhẫn nặng vài chỉ "màu vàng" ở Yên Bái làm tôi sực nhớ đến chuyện cũ.

Thời đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp sau năm 1975 ở miền Nam, cũng như trong một số vụ án có liên quan đến vàng, sau khi bắt và thu được vàng của đương sự, cơ quan công an bao giờ cũng lập biên bản và ghi rõ là thu được (bao nhiêu) kim loại màu vàng, chứ không ghi là vàng. Có những vụ cả mấy chục ký, nhất là với những tư sản bự như Hoàng Kim Quy, Lý Long Thân, Mã Hỷ, Trương Dĩ Nhiên... thu "kim loại vàng" rất nhiều rồi chả biết nó có chân chạy đi đâu mất.

Đầu năm 1977 tôi có mặt ở Sài Gòn, không khí đánh tư sản vẫn còn hừng hực bốc cao, rồi đến nửa cuối năm 1978 người Hoa vượt biên, vụ "nạn kiều", vàng bị tịch thu rất nhiều, hầu như báo chí ngày nào cũng cũng có thông tin về việc tịch thu và lập biên bản thu bao nhiêu "kim loại màu vàng".

Trong vụ đại tá Nguyễn Hữu Giộc (Mười Giộc) giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai thu của người vượt biên hơn 10.000 lương vàng (hồi ấy nghe nói thế, cần biết thêm căn nhà mặt tiền đường Ngô Gia Tự, quận 10 chỉ khoảng 10-12 cây vàng), nghe nói sau khi mở niêm phong kiểm đếm số vàng tịch thu của Giộc người ta phát hiện có cả "kim loại màu vàng", đồn rằng do bọn ma lanh nào đó lấy kim loại mạ vàng để lừa Giộc. Có người bảo Giộc nó chả lừa ai thì thôi chứ ai lừa được nó. Đây lại chắc có đứa tuồn "kim loại màu vàng" vào tang vật rồi. Sau khi tòa kết án, Mười Giộc bị xử bắn, hết đường cãi và đòi lại của.

Về mặt nghiệp vụ, chưa xác định được ngay nó là cái gì thì ghi thế có vẻ hợp lý, khó bắt bẻ, thậm chí luật còn cho phép, nhưng đó cũng chính là lỗ hổng chết người tạo ra sự gian dối, thâm lạm, tư túi. Không ít vụ, tang vật vàng (thật) khi thu đã biến thành vàng giả khi mở niêm phong (lão Maddox bảo niêm phong là cái đéo gì), kim loại màu vàng thì vẫn là kim loại màu vàng, còn đủ cả đấy, chả ai làm gì được nhau.

Thực ra cách chặn đứng những kẽ hở rất dễ. Nếu không mời ngay được thợ kim hoàn đến để thử, xác minh có phải vàng hay không, tuổi vàng bao nhiêu... thì ngay chính cơ quan công an cũng chả thiếu gì phương tiện để làm việc đó. Chỉ có điều họ có muốn thực hiện hay không thôi. 

Cuối cùng thì cho đến nay người ta vẫn thu được "kim loại màu vàng", chả có thay đổi gì về nghiệp vụ.

Nguyễn Thông

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những câu chuyện chứng minh 2016 không phải năm tồi tệ


Theo HNMO
Từ cảm động cho tới hài hước, những khoảnh khắc trong năm 2016 do BuzzFeed chia sẻ sẽ khiến bạn thêm yêu và tin vào cuộc sống.
Không chỉ may mắn sống sót sau siêu bão Matthew, chú mèo con tại Bắc Carolina (Mỹ) còn được ân nhân cứu mạng tặng một chiếc áo len "chế" vội từ đôi tất trắng. Loài vật nhỏ sau đó được một gia đình tốt bụng nhận nuôi. Ảnh: Twitter.


Yevette Vasquez (đến từ Texas, Mỹ) là mẹ đơn thân. Vào ngày diễn ra sự kiện "Ăn bánh Donut cùng cha" tại trường của cậu con trai Elijah (12 tuổi), Yevette đã không ngần ngại hóa trang thành một "ông bố" để tham dự cùng con. Ảnh: FBNV.


Trước khi chào đón cậu con trai Raylan, Whitney và Jeremy Bowie (đến từ Texas, Mỹ) đã thực hiện bộ ảnh đặc biệt. Tuy nhiên, một "vị khách" bất ngờ xuất hiện khiến gia đình Bowie bỗng thu hút sự chú ý từ dân mạng. Ảnh: Twitter.


Để con trai không cảm thấy mặc cảm vì vết sẹo trên đầu (do phẫu thuật ung thư não), anh Josh Marshall (28 tuổi, đến từ Mỹ) quyết định cạo đầu và xăm đường sẹo giống hệt con. Ảnh: St. Baldricks.

Hình ảnh bé Zoe Brock (2 tuổi, đến từ Texas, Mỹ) háo hức khi được đến trường truyền cảm hứng cho hàng nghìn người. Sharvonne Broussard - mẹ Zoe - cho hay cô bé rất thông minh, mới 9 tháng đã thích học và nói chuyện bằng tiếng Tây Ban Nha. Ảnh: Twitter.

Năm nay, Thomas Moore (đến từ Maryland, Mỹ) cuối cùng thực hiện được ước mơ tặng tóc cho bệnh nhân ung thư, sau 2 năm kiên trì và nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn để nuôi tóc. Ảnh: Twitter.


Niềm hạnh phúc ánh lên trong đôi mắt, nụ cười của những cô bé biểu diễn tại buổi công chiếu phim Ghostbusters (Biệt đội săn ma) để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều người. "Sau khi bắt tay với các nữ diễn viên, con gái tôi nói sẽ không bao giờ rửa tay nữa", mẹ của một bé gái chia sẻ. Ảnh: AP.

Do có người nghe thấy tiếng la khóc, cảnh sát tại Rome (Italy) đã đến nhà ông bà Jole (84 tuổi) và Michele (94 tuổi). Tuy nhiên, khi biết cặp vợ chồng này khóc khi xem tivi vì quá cô đơn, các cảnh sát không rời đi mà quyết định nấu mỳ cho họ. Ảnh: Questura di Roma.
Theo Zing

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NÊN ĐỌC VÀ SUY NGHĨ:

Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ




Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “America: Troubled But Still on Top”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 68-93.
Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
HOA KỲ: Nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số 1
Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lí là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Sự bất bình đẳng về ý chí, hậu cần và chi phí là rất đáng kể. Chỉ riêng dân số của Trung Quốc, 1,3 tỉ người, so với 314 triệu người Mỹ, cũng góp phần vào khó khăn của Hoa Kỳ. Nhưng sự chuyển giao quyền lực sẽ không xảy ra một sớm một chiều do ưu thế vượt bậc của Hoa Kỳ về công nghệ. Người Trung Quốc dù có thể chế tạo tàu sân bay nhưng vẫn không thể đuổi kịp người Mỹ một cách nhanh chóng về công nghệ tàu sân bay với sức chứa 5.000 quân và đầu máy hạt nhân. Nhưng cuối cùng, những bất lợi của Hoa Kỳ do khoảng cách địa lý dần sẽ mang tính quyết định. Hoa Kỳ sẽ phải điều chỉnh thế đứng của mình và chính sách của họ trong khu vực này.
Chính quyền Obama tuyên bố vào năm 2011 rằng Hoa Kỳ dự định tiếp cận khu vực châu Á-Thái Bình Dương với một trọng tâm mới. Họ gọi đây là Sự Xoay Trục về Châu Á. Trên tờ Foreign Policy, ngoại trưởng Hillary Clinton giải thích tư duy đằng sau chính sách mới này như sau: “Các thị trường mở ở châu Á là những cơ hội chưa từng thấy đối với Hoa Kỳ về đầu tư, thương mại và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến… Về mặt chiến lược, việc gìn giữ hoà bình và an ninh ở khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng trở nên thiết yếu đối với sự tiến bộ trên toàn cầu, dù là thông qua bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông, chống lại việc phổ biến vũ khí hạt nhân ở Bắc Triều Tiên hay đảm bảo sự minh bạch trong các hoạt động quân sự của các nước lớn trong khu vực.” Vào tháng 4 năm 2012, 200 lính thuỷ đánh bộ Mỹ đầu tiên đã được triển khai tới Darwin, Úc trong một phần nỗ lực nhằm tăng cường hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.
Nhiều quốc gia Châu Á chào đón cam kết mới này từ người Mỹ. Trong nhiều năm, sự hiện diện của Hoa Kỳ là một nhân tố quan trọng giúp ổn định khu vực. Kéo dài sự hiện diện này sẽ giúp duy trì ổn định và an ninh. Kích thước của Trung Quốc có nghĩa là cuối cùng chỉ có Hoa Kỳ – kết hợp với Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời hợp tác với các quốc gia ASEAN – mới có thể đối trọng lại được nước này.
Tuy nhiên, chúng ta còn phải xem liệu người Mỹ có thể biến ý định thành cam kết trong lâu dài được hay không. Ý định là một mặt, tài trí và khả năng là một mặt khác. Hiện nay Hoa Kỳ có quân ở Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam. (Người Philippines đã không khôn ngoan khi mời người Mỹ rời khỏi vịnh Subic vào năm 1992. Họ quên mất hậu quả về lâu dài của hành động này và bây giờ họ bảo rằng “Hãy làm ơn quay lại.”) Người Mỹ tin rằng họ có sẵn một dàn xếp quân sự trong khu vực cho phép họ cân bằng lại được với hải quân Trung Quốc. Hơn nữa, vì các vùng nước trong khu vực tương đối nông, người Mỹ có thể theo dõi hoạt động của các tàu thuyền Trung Quốc, kể cả tàu ngầm. Nhưng liệu lợi thế này có thể kéo dài được bao lâu? Một trăm năm? Không thể nào. Năm mươi năm? Không chắc. Hai mươi năm? Có thể. Rốt cuộc, cân bằng quyền lực có thể thực hiện được hay không còn phải chờ vào nền kinh tế Hoa Kỳ trong một vài thập niên tới. Cần có một nền kinh tế vững mạnh thì mới có thể phô trương quyền lực – đầu tư xây dựng tàu chiến, tàu sân bay và các căn cứ quân sự.
Khi cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ trên Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc diễn ra, những quốc gia nhỏ hơn ở châu Á bắt buộc phải thích ứng với cục diện mới. Thucydides đã từng viết rằng “kẻ mạnh làm những gì mà họ có thể và kẻ yếu phải chịu đựng những gì họ phải chịu đựng”. Các quốc gia nhỏ hơn ở châu Á có thể không phải có một kết cục bi thảm như thế, nhưng bất cứ góc nhìn hiện thực chủ nghĩa nào về sự suy giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương đều sẽ khiến các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình. Người ta sẽ phải quan tâm hơn đến những gì người Trung Quốc thích hoặc không thích khi Trung Quốc ngày càng lớn mạnh về kinh tế lẫn quân sự. Nhưng điều quan trọng không kém là không để cho Trung Quốc hoàn toàn thống trị. Cuối cùng, tôi không cho rằng viễn cảnh người Trung Quốc hất cẳng hoàn toàn người Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương có thể diễn ra.
Ví dụ như Việt Nam, là một trong những quốc gia không an tâm nhất về sự bành trướng sức mạnh của Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình ra lệnh tấn công miền Bắc Việt Nam vào năm 1979 để trả đũa việc Việt Nam can thiệp vào Campuchia. Đặng phá hủy một vài làng mạc và thị trấn rồi sau đó rút lui, chỉ nhằm đưa ra một lời cảnh cáo với người Việt: “Tôi có thể tiến thẳng vào và tiếp quản Hà Nội.” Đây không phải là bài học mà người Việt có thể quên được. Một chiến lược có lẽ đã được chính phủ Việt Nam bàn đến là làm thế nào để có thể bắt đầu thiết lập các mối quan hệ an ninh lâu dài với người Mỹ.
Tôi cũng cảm thấy rất tiếc rằng sự thay đổi cân bằng quyền lực đang diễn ra vì tôi cho rằng Hoa Kỳ là một cường quốc hoà bình. Họ chưa bao giờ tỏ ra hung hãn và họ không có ý đồ chiếm lãnh thổ mới. Họ đưa quân đến Việt Nam không phải vì họ muốn chiếm Việt Nam. Họ đưa quân đến bán đảo Triều Tiên không phải vì họ muốn chiếm bắc hay nam Triều Tiên. Mục tiêu của các cuộc chiến tranh đó là chống lại chủ nghĩa cộng sản. Họ đã muốn ngăn chủ nghĩa cộng sản lan tràn trên thế giới. Nếu như người Mỹ không can thiệp và tham chiến ở Việt Nam lâu dài như họ đã làm, ý chí chống cộng ở các nước Đông Nam Á khác chắc đã giảm sút, và Đông Nam Á có thể đã sụp đổ như một ván cờ domino dưới làn sóng đỏ. Nixon đã giúp cho miền Nam Việt Nam có thời gian để xây dựng lực lượng và tự chiến đấu. Nam Việt Nam đã không thành công, nhưng khoảng thời gian gia tăng đó giúp Đông Nam Á phối hợp hành động với nhau và tạo dựng nền tảng cho sự phát triển của ASEAN.
Singapore khá thoải mái với sự hiện diện của người Mỹ. Chúng ta không biết Trung Quốc sẽ quyết đoán hay hung hăng như thế nào. Vào năm 2009 khi tôi nói chúng ta phải cân bằng lực lượng với Trung Quốc, họ dịch từ đó sang tiếng Trung thành “kìm hãm”. Điều này làm nổi lên một làn sóng phẫn nộ trong cư dân mạng Trung Quốc. Họ cho rằng làm sao tôi lại dám nói như thế trong khi tôi là người Hoa. Họ quá là nhạy cảm. Thậm chí sau khi tôi giải thích rằng tôi không hề sử dụng từ “kìm hãm”, họ vẫn không hài lòng. Đấy là bề mặt của một thứ quyền lực thô và còn non trẻ.
Trong cục diện đang thay đổi này, chiến lược chung của Singapore là đảm bảo rằng mặc dù chúng ta lợi dụng bộ máy tăng trưởng thần kì của Trung Quốc, chúng ta sẽ không cắt đứt với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ. Singapore vẫn quan trọng với người Mỹ. Singapore nằm ở vị trí chiến lược ở trung tâm của một khu vực quần đảo, nơi mà người Mỹ không thể bỏ qua nếu muốn duy trì ảnh hưởng ở Châu Á – Thái Bình Dương. Và mặc dù chúng ta xúc tiến các mối quan hệ với người Trung Quốc, họ cũng không thể cản chúng ta có các mối quan hệ kinh tế, xã hội, văn hoá và an ninh bền chặt với Hoa Kỳ. Người Trung Quốc biết rằng họ càng gây áp lực với các quốc gia Đông Nam Á thì các quốc gia này càng thân Mỹ hơn. Nếu người Trung Quốc muốn đưa tàu chiến đến viếng thăm cảng của Singapore khi có nhu cầu, như là người Mỹ đang làm, chúng ta sẽ chào đón họ. Nhưng chúng ta sẽ không ngả về phía nào bằng cách chỉ cho phép một bên và cấm đoán bên kia. Đây là một lập trường mà chúng ta có thể tiếp tục duy trì trong một thời gian dài.
Chúng ta còn liên kết với phần còn lại của thế giới thông qua ngôn ngữ. Chúng ta may mắn được người Anh cai trị và họ để lại di sản là tiếng Anh. Nếu như chúng ta bị người Pháp cai trị, như người Việt, chúng ta phải quên đi tiếng Pháp trước khi học tiếng Anh để kết nối với thế giới. Đó chắc hẳn là một sự thay đổi đầy đau đớn và khó khăn. Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, một nhóm trong Phòng Thương Mại người Hoa gặp tôi để vận động hành lang cho việc chọn tiếng Hoa làm quốc ngữ. Tôi nói với họ rằng: “Các ông phải bước qua tôi trước đã.” Gần 5 thập niên đã trôi qua và lịch sử đã cho thấy rằng khả năng nói tiếng Anh để giao tiếp với thế giới là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong câu chuyện tăng trưởng của Singapore. Tiếng Anh là ngôn ngữ của cộng đồng quốc tế. Đế quốc Anh đã truyền bá thứ ngôn ngữ này ra khắp thế giới, nên khi người Mỹ tiếp quản, đó là một sự chuyển đổi dễ dàng sang tiếng Anh kiểu Mỹ. Đây cũng là một lợi thế rất lớn đối với người Mỹ khi trên toàn thế giới đã có nhiều người nói và hiểu ngôn ngữ của họ.
Khi sự trỗi dậy của Trung Quốc tiếp diễn, Singapore có thể nâng cao chuẩn mực tiếng Hoa trong nhà trường để cho học sinh của chúng ta có một lợi thế, nếu họ chọn làm việc hoặc giao thương với Trung Quốc. Nhưng tiếng Hoa vẫn sẽ là ngôn ngữ thứ hai, vì thậm chí nếu GDP của Trung Quốc có vượt qua Hoa Kỳ, họ cũng không thể cho chúng ta được mức sống mà chúng ta đang hưởng thụ ngày nay. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP của chúng ta ít hơn 20%. Phần còn lại của thế giới sẽ giúp Singapore duy trì phát triển và đạt được thịnh vượng – không chỉ là người Mỹ, mà còn là người Anh, người Đức, người Pháp, người Hà Lan, người Úc, vv…. Các nước này giao dịch kinh doanh bằng tiếng Anh, không phải tiếng Trung. Sẽ là rất ngu ngốc nếu chúng ta xem xét chọn tiếng Trung làm ngôn ngữ làm việc tại bất kì thời điểm nào trong tương lai, khi mà chính người Hoa cũng rất cố gắng học tiếng Anh từ khi mẫu giáo cho đến bậc đại học.
Cuộc cạnh tranh cuối cùng
Hoa Kỳ không phải đang trên đà suy thoái. Uy tín của Hoa Kỳ đã chịu nhiều tổn thất do việc đóng quân lâu dài và lộn xộn tại Iraq và Afghanistan cũng như do cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Nhưng những sử gia giỏi nhìn nhận sẽ chỉ ra rằng một Hoa Kỳ dường như yếu đi và trì trệ đã từng phục hồi ra khỏi những tình huống còn tệ hại hơn. Đất nước Hoa Kỳ đã đối mặt nhiều thử thách lớn trong những thời kỳ chưa xa: cuộc Đại Suy thoái, chiến tranh Việt nam, thời kì trỗi dậy của các cường quốc công nghiệp hậu chiến như Nhật Bản và Đức. Mỗi lần như vậy, Hoa Kỳ đã tìm thấy ý chí và sức mạnh để phục hồi vị trí dẫn đầu cùa mình. Hoa Kỳ đã áp đảo. Nó sẽ thực hiện được điều này một lần nữa.
Thành công của Hoa Kỳ nằm ở nền kinh tế năng động, được duy trì không chỉ bằng khả năng đặc biệt sản xuất ra cùng một thứ với chi phí ít hơn mà còn là liên tục đổi mới sáng tạo – tức là sáng chế ra một mặt hàng hay dịch vụ hoàn toàn mới mà thế giới sớm cảm thấy hữu dụng và đáng khát khao. Chiếc iPhone, iPad, Microsoft, Internet – tất cả đều được tạo ra ở Hoa Kỳ chứ không phải nơi nào khác. Người Trung Quốc có thể có nhiều nhân tài so với người Mỹ, nhưng sao họ không có những phát minh tương tự? Rõ ràng họ thiếu một sự sáng tạo mà người Mỹ sở hữu. Và tia sáng đó cho thấy người Mỹ thỉnh thoảng thể có sáng tạo đột phá thay đổi cục diện, điều cho họ vị trí dẫn đầu.
Thậm chí nếu những người theo thuyết suy thoái đúng, và thật là Hoa Kỳ đang trên đà xuống dốc, ta phải nhớ rằng đây là một nước lớn và cần có một thời gian dài thì mới suy thoái. Nếu Singapore là một nước lớn, tôi sẽ chẳng lo lắng lắm nếu chúng ta chọn chính sách sai lầm, vì hậu quả sẽ xuất hiện chậm. Nhưng chúng ta là một nước nhỏ và một quyết định sai lầm có thể gây hậu quả kinh khủng trong một thời gian ngắn. Mặt khác, Hoa Kỳ như là một con tàu chở dầu lớn. Họ sẽ không thể chuyển hướng nhanh như một chiếc thuyền. Nhưng tôi tin rằng các cá nhân tin vào thuyết suy thoái đã sai lầm. Hoa Kỳ sẽ không suy thoái. So sánh tương đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể ít uy lực hơn. Có thể khả năng phô diễn sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng và có thể Hoa Kỳ không thể sánh với Trung Quốc về dân số và GDP, nhưng lợi thế chính yếu của Hoa Kỳ – sự năng động của họ – sẽ không biến mất. Hoa Kỳ, nếu đem ra so sánh đến giờ, là một xã hội sáng tạo hơn. Và khi mà trong lòng nội bộ nước Mỹ đang có một cuộc tranh luận về việc liệu họ có đang xuống dốc hay không thì đó là một dấu hiệu tốt. Điều đó có nghĩa rằng họ không ngủ quên trên đỉnh cao.
Tại sao tôi lại tin vào thành công về dài hạn của Hoa Kỳ?
Đầu tiên, Hoa Kỳ là một xã hội thu hút đến độ mà Trung Quốc khó lòng bì kịp. Mỗi năm, hàng nghìn người nhập cư đầy tham vọng và có trình độ được cho phép vào Hoa Kỳ, định cư và trở nên thành công trong nhiều lĩnh vực. Những người nhập cư này sáng tạo và thường mạo hiểm hơn, nếu không thì họ đã chẳng rời khỏi quê hương của mình làm gì. Họ cung cấp một nguồn ý tưởng dồi dào và tạo nên một chất men nào đó trong lòng xã hội Mỹ, một sức sống mà ta không thể tìm thấy ở Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ không thành công được đến như vậy nếu như không có người nhập cư. Trong hàng thế kỉ, Hoa Kỳ thu hút nhân tài từ châu Âu. Ngày hôm nay, họ thu hút nhân tài từ châu Á – người Ấn, người Hoa, người Hàn, người Nhật và thậm chí là người Đông Nam Á. Vì Hoa Kỳ có thể dung nạp người nhập cư, giúp họ hoà nhập và cho họ một cơ hội công bằng để đạt được giấc mơ Mỹ, luôn có một nguồn chảy tài năng hướng vào Hoa Kỳ và đổi lại Hoa Kỳ có được công nghệ mới, sản phẩm mới và cách làm ăn mới.
Trung Quốc và những quốc gia khác rồi sẽ phải tiếp thu vài phần của mô hình thu hút nhân tài của Hoa Kỳ phù hợp với hoàn cảnh của mình. Họ phải đi tìm người tài để xây dựng các doanh nghiệp. Đây là cuộc cạnh tranh tối hậu. Đây là thời đại mà chúng ta không còn có các cuộc đua quân sự giữa các cường quốc vì họ biết rằng họ sẽ huỷ hoại nhau bằng cách ấy. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh về kinh tế và kĩ thuật và tài năng là nhân tố chính.
Hoa Kỳ là một xã hội thu hút và giữ chân được nhân tài. Họ chiêu dụ được những tài năng bậc nhất từ Châu Á. Hãy nhìn vào số lượng người Ấn trong các ngân hàng và trường đại học của họ — lấy ví dụ như Vikram Pandit, cựu CEO của Citibank. Nhiều người Singapore chọn lựa ở lại Hoa Kỳ sau khi du học. Đó là lí do mà tôi ủng hộ việc cho sinh viên học bổng đi du học Anh, vì tôi chắc rằng họ sẽ trở về Singapore. Ở Anh, bạn không ở lại vì bạn không được chào đón. Và vì nền kinh tế của Anh không năng động như Mỹ, ở đấy có ít công ăn việc làm hơn.
Một lí do tại sao Trung Quốc sẽ luôn kém hiệu quả hơn trong việc thu hút nhân tài chính là ngôn ngữ. Tiếng Hoa khó học hơn tiếng Anh nhiều. Nói tiếng Hoa rất khó nếu như không học từ nhỏ. Đây là ngôn ngữ đơn âm tiết và mỗi từ có tới 4 hay 5 thanh. Khi mà bạn không biết tiếng thì bạn không thể giao tiếp. Đây là một rào cản rất lớn. Đây là kinh nghiệm bản thân tôi. Tôi đã vật lộn trong suốt 50 năm và đến giờ mặc dù tôi có thể nói tiếng Hoa và viết theo kiểu bính âm (pinyin), nhưng tôi vẫn không thể hiểu được tiếng Hoa một cách thành thục như người bản ngữ. Đấy là tôi đã rất cố gắng. Trung Quốc trở nên hùng cường vào tương lai không thay đổi sự thật cơ bản là tiếng Hoa là một ngôn ngữ cực kì khó học. Có bao nhiêu người đến Trung Quốc, ở lại và làm việc ngoại trừ những người Hoa, người Châu Âu và người Mỹ trở thành những chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc? Người Trung Quốc cố gắng truyền bá ngôn ngữ của mình ra nước ngoài bằng việc xây dựng các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, nhưng kết quả không được tốt lắm. Người ta vẫn đến Hội đồng Anh và những cơ sở của Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ thậm chí không cần phải cố gắng. Một thời họ có Trung tâm Dịch vụ Thông tin Hoa Kỳ, nhưng đã bị đóng cửa vì không cần thiết nữa. Đã có hàng loạt ấn phẩm, chương trình truyền hình và phim ảnh làm công việc đó. Nên về quyền lực mềm thì Trung Quốc không thể thắng.
Một nguồn lực khác mang lại sức cạnh tranh cho Hoa Kỳ là nhiều trung tâm xuất sắc cạnh tranh lẫn nhau khắp cả nước. Ở bờ Đông có Boston, New York, Washington, và ở bờ Tây có Berkeley, San Francisco, và ở miền Trung nước Mỹ thì có Chicago và Texas. Bạn sẽ thấy sự đa dạng và mỗi trung tâm lại cạnh tranh với nhau, không ai nhường ai. Khi người Texas thấy rằng mình có nhiều dầu mỏ, James Baker – cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ và là người Texas – đã cố gắng thành lập một trung tâm ở Houston để cạnh tranh với Boston hoặc New York. Jon Huntsman, cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Singapore và Trung Quốc và là bạn của tôi, là một ví dụ khác. Gia đình ông có tiền sử bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy khi ông thừa hưởng gia tài từ cha, ông mang những nhà khoa học giỏi nhất trong lĩnh vực ung thư tuyến tiền liệt về quê nhà ông là bang Utah để nghiên cứu vấn đề này.
Mỗi trung tâm tin rằng mình tốt như các trung tâm còn lại, chỉ cần tiền và nhân tài, điều có thể kiếm được. Không ai cảm thấy phải tuân theo Washington hay New York. Nếu bạn có tiền, bạn có thể xây dựng một trung tâm mới. Bởi vì khía cạnh này, có sự đa dạng trong xã hội và một tinh thần cạnh tranh cho phép sản sinh ra những ý tưởng và sản phẩm mới hữu ích dài lâu. Trung Quốc thì lại chọn một cách tiếp cận khác. Người Trung Quốc tin rằng khi trung ương  mạnh thì Trung Quốc sẽ giàu mạnh. Đây là một thái độ cứng nhắc, yêu cầu mọi người phải tuân theo một trung tâm duy nhất. Mọi người phải hành quân theo cùng một điệu trống. Ngay cả Anh và Pháp đều không thể cạnh tranh với Hoa Kỳ về mặt này. Ở Pháp ai là nhân tài cuối cùng đều vào các viện đại học nghiên cứu lớn. Ở Anh thì đó là Oxbridge (Đại học Oxford và Đại học Cambridge). Những quốc gia này tương đối nhỏ, gọn vì vậy cũng đồng bộ hơn.
Kể từ cuối thập niên 1970 cho đến thập niên 1980, Hoa Kỳ mất vị trí dẫn đầu nền công nghiệp về tay những nền kinh tế mới phục hồi như Nhật Bản và Đức. Họ bị vượt mặt về đồ điện tử, thép, hoá dầu và ngành công nghiệp xe hơi. Đây là những ngành công nghiệp sản xuất quan trọng huy động nhiều nhân công, kể cả những người lao động phổ thông được các công đoàn bảo vệ. Ở một số nước châu Âu, các công đoàn chống đối các cải cách lao động bằng việc đe dọa tiến hành các hành động công nghiệp có thể mang lại tổn thất nghiêm trọng trong ngắn hạn. Nhưng ở Mỹ điều ngược lại đã xảy ra. Các tập đoàn áp dụng những biện pháp thay đổi khó khăn nhưng cần thiết. Họ giảm qui mô, giảm biên chế và cải tiến năng suất qua việc sử dụng công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin (IT). Nền kinh tế Hoa Kỳ trỗi dậy trở lại. Các doanh nghiệp mới được mở ra để giúp các công ty tối ưu hoá hệ thống IT của mình, như là Microsoft, Cisco và Oracle. Sau một khoảng thời gian điều chỉnh đầy đau đớn, các công ty có thể tạo ra nhiều việc làm mới trả lương tốt hơn. Họ không thích thú với nhưng công việc lỗi thời mà Trung Quốc, Ấn Độ hay Đông Âu có thể làm được. Họ thấy được một tương lai mà của cải không phải được tạo ra bởi việc chế tạo đồ dùng hay xe hơi, mà bằng sức mạnh trí óc, sức sáng tạo, tính nghệ thuật, kiến thức và bản quyền trí tuệ. Hoa Kỳ đã trở lại cuộc chơi. Họ giành lại được vị trí là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong các nước đã phát triển. Tôi thật sự khâm phục sự năng động và tin thần khởi nghiệp của người Mỹ.
Bạn tiếp tục chứng kiến điều đó ngay lúc này đây. Người Mỹ vận hành một hệ thống gọn gàng hơn và có sức cạnh tranh hơn. Họ có nhiều bằng sáng chế hơn. Họ luôn cố gắng tạo được thứ gì đó mới hoặc làm điều gì đó tốt hơn. Tất nhiên, điều này cũng có một cái giá của nó. Chỉ số thất nghiệp của Hoa Kỳ lên xuống như một cái yoyo. Ở thời kì suy thoái, chỉ số thất nghiệp từ 8 đến 10 phần trăm là chuyện hiển nhiên. Kết quả là một tầng lớp dưới hình thành. Giữa những xa hoa, lấp lánh, các cửa hàng đẹp đẽ ở New York, bạn cũng có thể dễ dàng thấy người Mỹ vô gia cư nằm trên vệ đường. Họ không có gì ngoài tấm áo khoác thân và miếng thùng carton để nằm ngủ. Một số người, kể cả nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman, đã lên án khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn ở xã hội Mỹ.
Điều này có chấp nhận được không? Tôi không thể nói được. Có những tổ chức tôn giáo và từ thiện giúp đỡ. Một số thành lập những quán ăn tình thương cho người thất nghiệp, vv…. Nhưng mà bạn không thể vừa muốn có chiếc bánh trong tay, vừa muốn ăn nó. Nếu bạn muốn tạo nên sự cạnh tranh mà Hoa Kỳ đang có, bạn không thể tránh được việc tạo nên khoảng cách đáng kể giữa tầng đỉnh và tầng đáy, và không thể tránh khỏi việc tạo nên một tầng lớp dưới. Nếu như bạn chọn một nhà nước phúc lợi, như châu Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bạn tự nhiên sẽ không còn năng động.
Cuối cùng, Hoa Kỳ có một nền văn hoá tôn vinh những người dám tự làm tự chịu. Khi họ thành công, họ được ngưỡng mộ như là một nhà khởi nghiệp tài năng và có được sự công nhận và vị trí xã hội họ đáng được hưởng. Khi họ thất bại thì điều này được coi là một giai đoạn tạm thời, tự nhiên và cần thiết để rốt cuộc thành công. Vì vậy họ có thể đứng lên và bắt đầu lại. Nền văn hoá này khác với Anh, một xã hội tĩnh hơn – nơi mà mọi người biết vị trí phù hợp của mình. Nước Anh rất mang tính châu Âu về điểm này. Người Anh từng có nhiều khám phá vĩ đại – máy hơi nước, máy kéo sợi và động cơ điện. Họ cũng có nhiều giải Nobel khoa học. Nhưng rất ít khám phá trong số này của họ trở nên thành công về mặt thương mại. Tại sao lại như thế? Những năm dài của 2 thế kỉ đế chế đã hình thành một xã hội nơi mà giới thượng lưu cũ và những quý tộc có ruộng đất được kính trọng. Giới nhà giàu mới bị xem thường. Các sinh viên trẻ ưu tú mơ ước trở thành luật sư, bác sĩ và trí thức – những người được ngưỡng mộ vì trí tuệ và đầu óc của họ hơn là lao động cực nhọc hoặc lao động tay chân. Hoa Kỳ thì lại khác, là một xã hội mới không có khoảng cách tầng lớp. Mọi người đều ngưỡng mộ việc làm giàu – và muốn trở nên giàu có. Đây là một động lực rất lớn để tạo nên các công ty mới và của cải. Thậm chí ở các công ty của Mỹ, người trẻ có tiếng nói lớn hơn ở các cuộc họp, và sức trẻ của họ được định hướng để giúp công ty trở nên sáng tạo hơn.
Vấn đề nợ
Nước Mỹ mà tôi biết
Hỏi – Đáp
Download phần còn lại của nội dung văn bản tại đây: Ly Quang Dieu viet ve Hoa Ky.pdf
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2014/04/27/ly-quang-dieu-ve-hoa-ky/#sthash.caUU4nP5.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vanga tiên tri thảm họa lớn xảy ra năm 2017


(Chuyện lạ) - Theo EVZ.ro (của Romania) ngày 27/12, thêm một lời tiên tri đầy bí ẩn của Vanga về tương lai nhân loại trong năm 2017 vừa mới được đưa ra ánh sáng.

Theo lời tên đoán của Vanga mới được hé lộ thì trong năm 2017, thảm họa lớn sẽ xảy ra. Nhân loại vẫn chưa có hòa bình. Chiến tranh sẽ nổ ra từ phía Đông và trong bối cảnh nóng lên toàn cầu, sẽ có nhiều người chết.
Vanga từng cho rằng, Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường quốc của thế giới, soán ngôi Mỹ vào năm 2018. Sự trỗi dậy của Trung Quốc không chỉ gây ra những đảo lộn mà còn có thể gây ra những cuộc chiến.
Ngoài ra, trong thời gian qua, đã có không ít lời sấm truyền của bà mù Vanga về thế giới trong năm 2017 và trong tương lai gần, tương lai xa được đưa ra phân tích, bàn luận, gây tranh cãi xôn xao.
Nhìn trước vận mệnh của thế giới vào năm 2017, Vanga cho biết rằng, những năm gần đây, châu Âu đã trở thành mục tiêu tấn công của các tổ chức khủng bố Hồi giáo IS.
Rất nhiều vụ tấn công đẫm máu của các phiến quân nổi loạn đã gây nên cảnh mất mát, đau thương cho những người dân vô tội. Xả súng, nổ bom, tấn công bằng xe tải khiến hàng trăm người thiệt mạng. Tuy nhiên, viễn cảnh năm 2017 cũng chưa thoát được khỏi bóng đen khủng bố.
Vanga tien tri tham hoa lon xay ra nam 2017
Nhà tiên tri mù xứ Bungary Baba Vanga
Trong năm 2017, Mỹ là nước cũng sẽ không tránh khỏi tầm ngắm của khủng bố. Họ sẽ tấn công Mỹ thông qua nước láng giềng Canada. Quốc gia này cũng sẽ bị chia cắt và xảy ra khủng hoảng kinh tế trầm trọng sau khi Tổng thống thứ 44 rời ghế Nhà trắng.
Trong tương lai xa, Vanga nhắc rằng: "Những người Hồi giáo sẽ dùng vũ khí hóa học đối đầu với châu Âu" và xây dựng một nhà nước Hồi giáo vào năm 2043, lấy Rome làm trung tâm.
Năm 2016 chuẩn bị khép lại để mở ra ngày mới của năm 2017. Nhiều người tỏ ra lo lắng, nhiều người lại tỏ ra nghi hoặc trước những lời tiên tri rùng rợn của bà Vanga.
Vào năm 2016, Vanga cũng nhìn thấy trước bối cảnh thế giới sẽ xảy ra như thế nào trong năm này. Theo lời tiên đoán của bà Vanga thì chưa có năm nào thế giới lại phải trải qua nhiều tai họa khủng khiếp như năm vừa qua.
Theo nhà tiên tri người Bungary: "Cái ác sẽ lớn lên như cây cúc gai và làm tan hoang các thành phố, rung chuyển các châu lục. Thế giới chưa từng có năm nào khủng khiếp như vậy".
2016 sẽ là năm bước ngoặt trong lịch sử nhân loại, sẽ là một năm bùng nổ về các cuộc chiến tranh, xung đột vũ trang. Mà tâm chấn của cuộc chiến được bà Vanga chỉ rõ ra là Syria. Nhân loại sẽ phải đối mặt với hàng loạt thảm họa và sự kiện sóng gió.
Còn khi nhắc tới nước Nga, Vanga khẳng định đất nước này sẽ phải trải qua rất nhiều thử thách, gắng gượng tiến lên, nhưng những nỗ lực sẽ không vô ích, đất nước sẽ thoát hoạn nạn.
Bên cạnh những xung đột chiến tranh, bà Vanga cũng dự báo về nguy cơ, những hiểm họa từ thiên nhiên. Đó là những hậu quả mà con người phải gánh chịu từ thiên tai và biến động xã hội.
Những lời sấm truyền này đã khiến dư luận, truyền thông quốc tế xôn xao trong suốt thời gian qua về sự đúng sai, linh nghiệm của nó.
Hoàng Minh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sau anh em Castro, ai sẽ lên lãnh đạo Cuba?




Người dân Santiago đứng chờ đoàn xe tang chở tro cốt Fidel Castro ngày 02/12/2016.

(Le Figaro 29/12/2016) Một tháng sau khi Fidel Castro qua đời, không một khuôn mặt nào trên thượng tầng thực sự rõ nét để nối gót Raul Castro, đương kim chủ tịch nước đã 85 tuổi.

« Papa đã chết. Papa đã chết. Đó là câu trả lời duy nhất cho mọi câu hỏi về tương lai của Cuba » - Javier, một viên chức da đen của bộ Nội vụ nói. Người đàn ông vạm vỡ gồng tay, mỉm cười nói thêm : « Vấn đề kế tục và thời kỳ hậu Raul không có mấy ý nghĩa ở đây. Hãy nhìn những gì xảy đến với Felipe (Pérez Roque) và Carlos Lage ».

Được cho là những người kế nhiệm của anh em Castro vào khoảng những năm 2000, Felipe Pérez Roque, ngoại trưởng được bổ nhiệm năm 1999 ở tuổi 34, và Carlos Lage, phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, đã bị cách chức năm 2009 vì bị cáo buộc phản quốc. Carlos Lage, nhân vật số hai của Cuba đã phạm phải sai lầm là dám nổi tiếng hơn Raul Castro. Ở đất nước « No sé » (Không biết) – câu trả lời thông dụng nhất của người dân Cuba, con đường thời hậu Castro sẽ bất định và tùy tiện.


Về mặt chính thức, Raul sẽ rời chức chủ tịch nước Cuba tháng 2/2018, nhưng ông vẫn là bí thư thứ nhất đảng Cộng Sản Cuba cho đến năm 2021.

Raul Castro trước Quốc hội Cuba ngày 27/12/2016.
Giới lão thành bám ghế

Lẽ ra Raul sẽ phải nhường chỗ cho Miguel Diaz-Canel, 56 tuổi, đã được ông đưa lên làm nhân vật số hai của chế độ từ năm 2013. Cựu bí thư tỉnh ủy Villa Clara ba năm sau khi được bổ nhiệm vẫn ít được dân chúng biết đến. Chẳng ai biết đây là chọn lựa chiến lược của chế độ để không bị chỉ trích, hay là Diaz-Canel nghi ngại trước số phận, từ đầu cuộc cách mạng, vốn dành cho các lãnh đạo được quá nhiều hâm mộ. Những người biết về ông không cho rằng nhân vật này là một người kế nhiệm khả tín.

Điểm yếu đầu tiên : Diaz-Canel không phải là quân nhân. Ông sẽ phải có đủ uy thế trước quân đội đầy quyền lực, đang kiểm soát mọi đòn bẩy của nền kinh tế. Khuyết điểm thứ hai là thiếu tính chính danh, vì không xuất thân từ phong trào đấu tranh cách mạng. Cuối cùng, Miguel Diaz-Canel, yêu thích internet, mặc quần jean và áo sơ-mi trắng, còn phải tìm cách chinh phục giới lão thành cách mạng vốn thích màu xanh ô-liu và những bộ quân phục.

Tầng lớp lão thành này chủ yếu gồm Ramiro Valdés, 84 tuổi, nguyên lãnh đạo du kích ; và José Machado Ventura, 86 tuổi, bí thư thứ hai của đảng. Cả hai vị này còn khỏe, luôn bám chặt lấy quyền lực. Nhưng không chỉ có họ đang nhắm đến chức vụ cao nhất, mà con trai của ông Raul là đại tá Alejandro Castro, cũng ngày càng được nêu tên như người kế nhiệm tiềm năng của cha mình. Đương kim ngoại trưởng Bruno Rodriguez Parrila, 58 tuổi ; và cựu bộ trưởng Kinh tế Kế hoạch cho đến năm 2016 là Marino Murillo, 55 tuổi, hiện phụ trách ủy ban hiện đại hóa nền kinh tế, cũng có thể là những người kế nhiệm tài năng và kín đáo.
Như vậy bản đồ chính trị sau khi Raul Castro Ruz ra đi là quá bất định để có thể vẽ ra một cách cụ thể. Một nhà ngoại giao phương Tây hiểu rõ tình hình Cuba thổ lộ : « Không ai biết được kế hoạch chính trị của ông Raul, và liệu kế hoạch đó có hiện hữu hay không. Tôi có cảm tưởng là ông ấy muốn câu giờ càng lâu càng tốt ». Một giả thiết được củng cố bởi một nguồn tin khác cho biết cái chết của Fidel thật sự là một bất ngờ, vì ông đang chuẩn bị dự đại hội đảng.

Các thiếu niên cố gắng đẩy một chiếc xe hơi cũ chết máy trên đường phố La Habana.
Còn người dân Cuba thì vẫn đang dưới cú sốc vì cái chết của Comandante (Tổng tư lệnh). Một mặt, họ khó xác định được tương lai ra sao, mặt khác, « người dân ở đây vẫn sợ phát biểu » - theo Alberto, một nhà kinh tế ở La Habana. Dân chúng đành tự hài lòng với những thành tựu của chế độ. Như Senaida, nữ sinh trường trung học Ciego de Ávila, một thành phố miền trung. Sau hồi lâu suy nghĩ, cô nói : « Fidel đã làm rất nhiều thứ cho nhân dân chúng tôi. Ông đã mang lại giáo dục và y tế miễn phí ».

Đó là câu nói thường xuyên được nghe, và không phải luôn là giả tạo. Cũng như đa số người lớn, cô thiếu nữ mà cha mẹ cũng chỉ biết có chế độ Castro, không thể tưởng tượng ra được tương lai. Và xã hội Cuba vốn khá bảo thủ, đã trải qua gần bốn trăm năm bị Tây Ban Nha đô hộ, hai mươi năm can thiệp và chiếm đóng của Hoa Kỳ, rồi đến bốn mươi năm thao túng kinh tế, không muốn hình dung ra tương lai. Quá rủi ro. Quá khác biệt.
« Ai có thể chấp nhận rằng Fidel đã ra đi ? Những người thuộc thế hệ tôi (45 tuổi) đã được giáo dục trong một chế độ phụ hệ, vốn không hề giống với tình trạng hỗn loạn mà chúng tôi đã thoát ra được. Chúng tôi không hề được chuẩn bị (…) Tôi là một người không được chuẩn bị cho tốc độ của một thế giới thật » - tiểu thuyết gia Cuba Wendy Guerra đã viết như thế trên New York Times ngày 3/12 vừa qua.

Người dân thăm mộ Fidel Castro tại Santiana ngày 05/12/2016.
Cũng như bà Wendy Guerra, người sáng suốt chỉ trích chế độ và là một trong những nhà văn cùng thế hệ lỗi lạc nhất Cuba, dân chúng ẩn náu trong những khúc quanh của một cuộc cách mạng vẫn chưa hoàn thành. Cha già đã chết. Chú Raul còn đó. Với đất thánh El Cobre, nằm cách Santiago 30 km, người Cuba từ nay có nơi chốn hành hương mới.

Người dân Santiago ở Cuba nối đuôi thăm mộ Fidel, một tảng đá lớn màu trắng mang từ Sierra Maestra về. « Đó là một ngôi mộ hết sức đơn giản, chỉ có mỗi một chữ « Fidel ». Raul tối thứ Bảy 3/12 đã loan báo sẽ không có một con đường nào, một đài kỷ niệm nào mang tên Fidel, để tôn trọng ý nguyện của ông ». Một khách tham quan nghĩa trang Santa Ifigenia ở Santiago phấn khích cho biết.


 Nếu thời kỳ hậu Raul Castro vẫn bất định, chế độ Castro thuần túy cứng rắn đã chấm dứt từ lâu. Sau một thời kỳ chần chừ từ 2006 đến 2008, Fidel đã nhường ngôi lại cho người em vào tháng 2/2008. Thời kỳ hậu Fidel bắt đầu từ đó. Giáo điều chủ nghĩa xã hội đã bị lặng lẽ chôn vùi, và kỷ nguyên hậu Castro khởi đầu.

Siêu mẫu Gisèle Bunchen chụp ảnh trước khi trình diễn thời trang Chanel tại La Habana, 03/05/2016.
Việc Trump thắng cử đã thay đổi ván cờ

Khi trở thành chủ tịch Cuba năm 2008, Raul Modesto Castro Ruz đã khởi động một làn sóng cải cách bề mặt từ 2008 đến 2010, rồi từ năm 2010 tiến hành một loạt cải cách kinh tế xã hội đã làm thay đổi hẳn bộ mặt Cuba. Từ 2014 đến 2016, La Habana bắt đầu quá trình lịch sử xích lại gần với Hoa Kỳ. Nếu Hillary Clinton đắc cử, bà sẽ tăng cường quan hệ giữa hai nước, và ông Raul Castro có thể đẩy nhanh cải cách kinh tế. Tất cả các nhà phân tích từ lâu đều nhận định Fidel là vật cản cho những thay đổi, và từ khi ông qua đời, Raul có thể tăng tốc.
Nhưng việc ông Donald Trump được bầu lên đã đảo ngược ván cờ. Tổng thống Mỹ tương lai hồi cuối tháng 11 đã loan báo sẽ chấm dứt quá trình tiếp cận Cuba, nếu La Habana không có những thay đổi về chính trị và nhân quyền. Nếu tất cả những gì liên quan đến Hoa Kỳ là một chủ đề mà người Cuba sợ đề cập đến, thì các tuyên bố của Donald Trump về Fidel Castro đã gây sốc nặng và khiến người dân đoàn kết lại phía sau chế độ.

Alberto, nhà kinh tế La Habana, muốn tỏ ra lạc quan : « Ông Trump là một doanh nhân, một nhà tỉ phú. Như thế, ông sẽ phải tiếp tục làm ăn với Cuba, nhất là ngày càng nhiều doanh nhân đang tìm đến La Habana. Đó không phải là những công ty lớn, nhưng trong ngành du lịch, ngày càng thấy nhiều người châu Âu và Mỹ la-tinh mua các khách sạn cũ ở Vedado (khu nghệ sĩ) để chuyển đổi thành các nhà nghỉ tư nhân (hostale, theo tiếng Tây Ban Nha) ».

Mặc cho sự lạc quan của nhà kinh tế La Habana, những vấn đề nghiêm túc thực sự bắt đầu với Raul Castro. Cho đến gần đây, người anh của ông vẫn đứng sau hậu trường. Người ta không chỉ sợ mà còn tôn trọng Fidel, còn đối với đương kim chủ tịch Cuba thì không được như thế. « Tôi không thích chế độ này, nhưng cái chết của Fidel là một cú sốc thực sự đối với tôi » - Ileana, nghệ sĩ ở La Habana không mấy tin tưởng vào Raul « thường bị chế giễu nhưng vẫn đáng ngại và cứng rắn hơn cả ông anh ».

Phần nhận xét hiển thị trên trang