Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Báo chí Mỹ : Donald Trump cố tình khiêu khích Bắc Kinh


Tú An

media
Tổng thống tân cử Mỹ, Donald Trump liệu có cố tình chọc giận Bắc Kinh ?Reuters
Quan hệ giữa chính quyền mới tại Washington với Bắc Kinh có nguy cơ căng thẳng. Từ cuộc điện đàm với tổng thống Đài Loan cho đến việc tố cáo Trung Quốc « phá giá » đồng nhân dân tệ và quân sự hóa Biển Đông, tổng thống tân cử Mỹ và ban cộng sự nhắn gửi Bắc Kinh : phải chấp nhận ngôn ngữ ngoại giao mới của Mỹ.
Theo nhật báo Washington Post, quyết định công bố đoạn băng hình cuộc điện đàm giữa tổng thống tân cử Donald Trump với lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn đã được cân nhắc lợi hại và sửa soạn cẩn thận. Từ Washington, thông tín viên Anne- Marie Capomaccio phân tích :
"Người ta đã tưởng rằng cuộc điện đàm giữa ông Donald Trump với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn là một hành động thiếu cẩn trọng trong khi từ năm 1979 đến nay, Mỹ chỉ công nhận có một nước Trung Hoa duy nhất. Theo giải thích của phó tổng thống tân cử Mike Pence thì ông Donald Trump không thể từ chối điện thoại chúc mừng của bà Thái Anh Văn.
Thực ra rất có thể tất cả vụ việc này đã được chuẩn bị từ lâu. Theo nhật báo Washington Post, quyết định công bố đoạn băng hình đã được cân nhắc. Những thông điệp trên mạng Twitter của Donald Trump tố cáo Trung Quốc cố ý điều chỉnh đồng nhân dân tệ (để cạnh tranh bất chính) cũng là một trong những chủ đề tâm đắc của nhà tỷ phú địa ốc lúc tranh cử. 
Nếu tất cả các hành động này là nhằm chứng tỏ một sự thay đổi trong giọng điệu ngoại giao của Mỹ thì mục tiêu đã đạt được. Bắc Kinh nổi giận và phát ngôn viên Nhà Trắng không giấu lo ngại : chúng tôi đã gọi điện cho đồng nhiệm Trung Quốc để nhắc lại cam kết chính sách một nước Trung Hoa, được thương lượng qua nhiều đời tổng thống Mỹ. Nếu tổng thống mới có mục tiêu khác thì tôi để ông ấy giải thích.
Không phải chỉ có Nhà Trắng quan ngại mà giới chuyên gia cũng kêu gọi chính quyền mới phải tỏ ra biết ngoại giao hơn. Ai cũng biết Trung Quốc là một đối tác khó tính và xung khắc tại Biển Đông là có thật nhưng không nên vì thế mà cắt đứt đối thoại. Thật ra không phải ai cũng nghĩ như thế. Trên một đài truyền hình Mỹ, một cố vấn của ông Trump tuyên bố thẳng thừng : 'Nếu Trung Quốc không thích ngôn từ của chúng ta thì họ đi chỗ khác chơi'".

Luật chính sách quốc phòng Mỹ khiến TQ quan ngại

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng.
Trung Quốc ngày 2/12 bày tỏ quan ngại về việc luật chính sách quốc phòng thường niên của Mỹ trong đó có gợi ý một kế hoạch tổ chức các cuộc trao đổi quân sự cấp cao với Đài Loan, đảo tự trị mà Bắc Kinh xem như một tỉnh tách riêng của Trung Quốc.
Đạo luật Ủy nhiệm Quốc phòng trị giá 618.7 tỷ đôla có phần chắc sẽ được đưa ra biểu quyết tại Hạ viện Mỹ tuần này và tại Thượng viện tuần tới.
Một phần của luật tỏ ý của Quốc hội rằng Bộ Quốc phòng nên tiến hành một chương trình trao đổi quân đội cao cấp giữa Mỹ với Đài Loan.
Trung Quốc ‘quan ngại sâu sắc’ về luật này và thúc giục Mỹ tuân thủ chính sách ‘một nước Trung Hoa’ để không làm tổn hại các mối quan hệ Mỹ-Trung rộng lớn hơn, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, tuyên bố.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường lệ, ông Cảnh nói thêm rằng: “Trung Quốc cực lực phản đối Mỹ và Đài Loan tiến hành bất kỳ hình thức liên lạc chính thống hay trao đổi quân sự nào.”
Trung Quốc kêu gọi tất cả các nước công nhận chỉ có một nước Trung Hoa với chính phủ ở Bắc Kinh mà thôi, không nên xem Đài Loan là một nước tách biệt khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, Đài Bắc và Washington có quan hệ an ninh gần gũi, khiến Bắc Kinh khó chịu.
Trung Quốc hết sức nghi ngờ Tổng thống Đài Loan sẽ thúc đẩy cho Đài Loan chính thức được độc lập. Bà Thái Anh Văn vừa lên nhậm chức lãnh đạo Đài Loan trong năm nay.
Bà Thái nói bà muốn duy trì nguyên trạng với Trung Quốc và cam kết đảm bảo hòa bình.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hướng về phía TQ, tân tổng thống Mỹ ra chiêu đòn lạ




Ngay sau khi ông Donald Trump thắng cử, thế giới chứng kiến cả loạt sự kiện với những hoạt động, những phát ngôn của ông tân tổng thống Mỹ hoàn toàn khác lạ, không bình thường.

Nhanh nhảu nhất là thủ tướng Nhật "tạt" vào New York, đến tận Trump Tower để gặp người đắc cử tổng thống nước Mỹ. Sau đó là khá nhiều các cuộc điện đàm của ông Trump với lãnh đạo các nước cả Đông và Tây đã được độ ngũ giúp việc tân tổng thống Mỹ xác nhận và được thông tin rộng rãi cho truyền thông, báo chí......

Chưa hết... Mới đây ở TQ, lãnh đạo Bắc Kinh đã tiếp riêng Kissinger. Tưởng thế là "cao kiến" thì ở bên Mỹ, sau vài tiếng ông Trump có cuộc điện đàm "vô tiền khoáng hậu" với bà Thái Anh Văn, người đứng đầu của Đài Loan.


Nhìn lại, việc ông Henry Kissinger tới Bắc Kinh dự Hội thảo mà được giới chức chóp bu nước này tiếp đón riêng đủ thấy một ván bài mới mà TQ đang muốn chơi. Là thông qua nhà kiến tạo quan hệ Mỹ-Trung những năm 1971-1972 này để nhắm "làm ấm lại" quan hệ song phương 2 nước đang lạnh nhạt, căng thẳng thời ông Obama thì đến thời tổng thống vừa đắc cử Donald Trump sẽ cải thiện lên... 

Thế nhưng chính ông Trump ở bên nước Mỹ lại có phản ứng khó hiểu khi rất đường đột phá vỡ quy tắc 1 nước TQ. Ông Trump tỏ ra quan tâm và nhận nói chuyện riêng điện đàm với nhà nữ lãnh đạo mới được bầu của Đài Loan. bà này vốn không được Bắc Kinh ưa thích thì đây thật là gáo nước quá lạnh đội vào các nhà lãnh đạo bắc Kinh.

Dĩ nhiên đây là giai đoạn đang chuyển giao chính quyền cũ-mới của nước Mỹ. Chưa nên có kết luận gì về các động thái có thể mang tính chiến thuật này của những nhà lãnh đạo Mỹ và các nước liên hệ. Thậm chí đây có thể là những bước đi thăm dò, dương đông kích tây, nhận diện phản ứng mà đối tác thể hiện... Tất cả chờ sau ngày ông Trump nhậm chức chính thức, ngày 20/1/2017 tới.

Đọc thấy trên blog và mạng xã hội mấy bài viết sau, xin phép các tác giả post lên để bà con làng blog và bạn bè cùng đọc tham khảo. 

Vệ Nhi

-----

Hướng về Bắc Kinh: Tân tổng thống Mỹ ra chiêu đòn lạ
     
TQ cay cú đến thế vì ông Tập vừa vui vẻ gặp nhân vật đặc biệt thì Trump

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 2/12 đã có cuộc hội kiến cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh.

Nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ là người đặt nền tảng để Mỹ-Trung bình thường hóa quan hệ sau chuyến công du Trung Quốc lịch sử năm 1972. Ông Kissinger cũng trở thành khách quý của Bắc Kinh trong suốt nhiều năm qua.
Trong chuyến đi tới Trung Quốc để dự Hội thảo quan hệ Mỹ-Trung lần này, Kissinger cũng gặp gỡ với một nhân vật cấp cao khác của Trung Nam Hải là Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc, ông Vương Kỳ Sơn.
Quy cách tiếp đón long trọng đối với một nhân vật không thuộc chính quyền Mỹ như Kissinger cho thấy Bắc Kinh kỳ vọng lớn vào những thông tin mà cựu Ngoại trưởng mang tới, liên quan đến Tổng thống đắc cử Donald Trump và cuộc chuyển giao quyền lực của ông.
Tại cuộc hội kiến, ông Tập Cận Bình ca ngợi cống hiến của Kissinger và kêu gọi hai nước hợp tác, "bảo đảm quan hệ Mỹ-Trung bình ổn trong giai đoạn quá độ, tiếp tục phát triển ổn định ở vạch xuất phát mới".
Henry Kissinger cũng nhấn mạnh hai nước xử lý ổn thỏa các bất đồng trong lập trường, đồng thời gửi thông điệp quan hệ song phương phát triển tốt hơn "cũng là kỳ vọng của chính quyền mới".
Kissinger nói với Tập Cận Bình rằng ông "đánh giá rất cao" cuộc hội kiến và kỳ vọng củng cố lòng tin giữa hai bên trong giai đoạn mới.
TQ cay cú đến thế vì ông Tập vừa vui vẻ gặp nhân vật đặc biệt thì Trump dội nước lạnh - Ảnh 1.
Ông Vương Kỳ Sơn (đứng), người lãnh đạo chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc, gặp mặt ông Kissinger ngày 1/12 tại Bắc Kinh (Ảnh: Xinhua)
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) hôm 3/12 cho hay, trong bối cảnh ông Trump chuẩn bị nhậm chức, cuộc đối thoại giữa ông Tập và Kissinger rất có khả năng cung cấp nhiều "manh mối" về phương hướng quan hệ hai nước trong tương lai.
Đáng chú ý, một thông cáo từ nhóm của ông Trump cho thấy Henry Kissinger đã gặp Trump tại New York vào 2 tuần trước khi sang Trung Quốc, và quan hệ Mỹ-Trung là một trọng điểm được bàn bạc.
Trả lời phỏng vấn đài CNN (Mỹ), Kissinger nói rằng không phải tất cả cam kết của Trump khi tranh cử đều sẽ được thực hiện, được cho là nói đến các tuyên bố cứng rắn như dọa tăng thuế lên 45% với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. 
Cựu Ngoại trưởng mô tả Trump là tổng thống đắc cử "đặc biệt nhất" mà ông từng gặp gỡ.
Tuy nhiên, kết quả cuộc gặp Tập Cận Bình-Henry Kissinger nhanh chóng bị "dội nước lạnh" bởi chỉ vài tiếng sau đó, ông Trump đã phá bỏ mọi nguyên tắc ngoại giao trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1979 để tiếp điện thoại của lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, khiến Bắc Kinh nổi giận.
Bị chính phủ Trung Quốc chỉ trích gay gắt, Trump lập tức lên Twitter - nơi mà các lãnh đạo Trung Quốc không "hiện diện" - để đáp trả:
"Trung Quốc có hỏi chúng ta hay không về việc họ phá giá đồng nội tệ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh), đánh thuế nặng các sản phẩm của chúng ta vào nước họ (Mỹ không đánh thuế họ) hay xây dựng một tổ hợp quân sự đồ sộ ở giữa Biển Đông? Tôi không nghĩ là có chuyện đó".
Giới quan sát lĩnh vực ngoại giao ở Trung Quốc cho rằng, Kissinger là "cầu nối" giúp Trung Nam Hải hiểu thêm về con người ông Trump và giảm nhân tố bất ổn trong quan hệ hai nước, song chính Trump đang "bơm thêm" sự hoài nghi khiến Bắc Kinh không thể tin cậy hoàn toàn vào thông điệp của cựu Ngoại trưởng.
Trung Nam Hải dường như bối rối trong lựa chọn phương án ứng xử với "cây gậy và củ cà rốt" của Mỹ, mà Tổng thống đắc cử Mỹ đang tỏ rõ vai trò "cây gậy".
HẢI VÕ

ĐỌC BÀI CỦA LINK TRÊN:

John Kerry: Trump phớt lờ Bộ ngoại giao Mỹ khi tự ý liên hệ với các lãnh đạo quốc tế


John Kerry: Trump phớt lờ Bộ ngoại giao Mỹ khi tự ý liên hệ với các lãnh đạo quốc tế

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng Trump nên tham vấn Bộ Ngoại giao trước khi liên hệ với các lãnh đạo thế giới.


Ngoại trưởng Kerry ngày 4/12 phát biểu, nhóm chuyển giao của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã có thể nhận được những tư vấn quý báu nếu họ tham vấn Bộ Ngoại giao Mỹ trước khi tổng thống đắc cử điện đàm với các lãnh đạo quốc tế.
"Việc đó [tham vấn Bộ ngoại giao Mỹ] rất có giá trị, tôi cho rằng đó là việc nên làm. Thật tiếc là nhóm chuyển giao đã không làm như vậy," ông Kerry nói.
"Chúng tôi chưa từng được liên lạc trước các cuộc hội thoại. Chúng tôi chưa từng được yêu cầu để cung cấp các quan điểm đối ngoại", người đứng đầu cơ quan Ngoại giao của Mỹ nói về các cuộc tiếp xúc của ông Trump với những lãnh đạo khác.
Ông nói thêm: "Tôi nghĩ rằng, việc nhận được những lời tham vấn, ít ra cũng có cũng có những giá trị nhất định. Còn việc bạn lựa chọn thực hiện theo những tư vấn đó hay không lại là chuyện khác.
Nói chuyện với những người "thạo việc", có kinh nghiệm luôn rất tốt. Họ sẽ chỉ ra cho bạn các thông tin về tình hình hiện tại cũng như có điều gì đặc biệt cần lưu ý hay không".
Cuộc điện đàm giữa Trump và nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn vào ngày thứ Sáu (2/12) đã châm ngòi cho sự phản đối của Trung Quốc.
Cũng có phỏng đoán rằng cuộc gọi đó là một động thái có tính toán của Trump, nhằm truyền đi tín hiệu về sự thay đổi trong đường lối đối ngoại đối với Trung Quốc.
Giả thiết này đã bị Phó tổng thống đắc cử Mike Pence gạt đi vào ngày Chủ Nhật, khi ông cho rằng đó chỉ là một cuộc gọi "ngoại giao".
Kể từ khi cựu tổng thống Jimmy Carter đóng cửa đại sứ quán Mỹ tại Đài Loan năm 1979 và thừa nhận quan điểm "một Trung Quốc", Trump là lãnh đạo đầu tiên của Mỹ điện đàm với một lãnh đạo Đài Loan.
Cho đến nay, ông Trump - người chưa từng đảm nhận một chức vụ nào trong chính quyền các cấp, không có kinh nghiệm ngoại giao và quân sự - vẫn đang lựa chọn nhân sự cho vị trí Ngoại trưởng của nội các mới.
NGỌC ANH
-----

Donald Trump sẽ răn đe Trung Quốc trên Biển Đông thế nào?


donald-trump-se-ran-de-trung-quoc-tren-bien-dong-the-nao
Ảnh: Huffington Post
Từ khi bắt đầu ra tranh cử tổng thống Mỹ, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã có những tuyên bố rất cứng rắn đối với Trung Quốc. Tỷ phú bất động sản này cáo buộc Trung Quốc "thao túng đồng tiền", đồng thời tuyên bố sẽ "thay đổi luật sở hữu trí tuệ và ngăn chặn các hành vi bất công, phi pháp của công ty Trung Quốc" ở thị trường Mỹ, theo Forbes.
Về đối ngoại, tỷ phú New York cũng có những lời lẽ công kích các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Theo ông Trump, để có thể dồn ép, buộc Trung Quốc phải trả giá cho những hành động phiêu lưu trên biển, Mỹ phải "tăng cường sức mạnh quân sự và triển khai sức mạnh đó một cách thích hợp đến Biển Đông và Hoa Đông".
Ông Trump cho rằng những hành động này sẽ "ngăn cản chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc xâm phạm đến lợi ích của Mỹ ở châu Á", nhấn mạnh rằng "sự hiện diện quân sự mạnh sẽ là dấu hiệu rõ ràng cho Trung Quốc và các nước châu Á cũng như toàn thế giới rằng Mỹ đã trở lại với vai trò lãnh đạo toàn cầu".
Tim Daiss, chuyên gia phân tích địa chính trị châu Á – Thái Bình Dương, nhận định rằng dù có những tuyên bố đao to búa lớn như vậy, giải pháp mà ông Trump đưa ra – nếu có thể gọi đó là giải pháp – sẽ không hề dễ dàng trong việc răn đe và ngăn chặn các hành động của Trung Quốc trên những vùng biển tranh chấp tại châu Á.
Sức mạnh kiềm tỏa Trung Quốc của Mỹ
Theo giới phân tích, Mỹ hiện sở hữu sức mạnh quân sự vượt trội so với bất cứ đối thủ nào trên toàn cầu. Tại châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ có hàng loạt căn cứ quân sự ở Hàn Quốc, Nhật Bản, và sắp tới đây là ở Philippines, tất cả đều nằm xung quanh Trung Quốc.
Sự hiện diện luân phiên của quân đội Mỹ tại các căn cứ ở Philippines, gần với những đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp trên Biển Đông, sẽ là quân bài quan trọng trong tay bất cứ tân tổng thổng nào của nước Mỹ nếu người này muốn "chơi rắn" với Trung Quốc, theo Daiss.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam, tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Hà Nội và thúc đẩy quan hệ hai nước trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế tới hợp tác quân sự.
Theo giới quan sát, một Việt Nam hùng mạnh với năng lực phòng thủ tốt, giữ vững chủ quyền biển đảo sẽ là điều kiện thuận lợi để Mỹ có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế trên Biển Đông. Ngoài ra, giới phân tích cho rằng nếu quan hệ hai nước tiếp tục được tăng cường, và hải quân Mỹ được phép tiếp cận với cảng Cam Ranh của Việt Nam, đây sẽ là cơ hội rất thuận lợi cho hoạt động của Mỹ ở Biển Đông.
"Nếu Mỹ có thể thường xuyên được tiếp cận với vịnh Cam Ranh, đó sẽ là lợi thế rất lớn trong việc duy trì cán cân quyền lực với Trung Quốc", giáo sư Alexander Vuving, chuyên gia về Việt Nam tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á – Thái Bình Dương ở Honolulu, nói. "Nếu không có lợi thế này, khi xảy ra chuyện ở Biển Đông, Mỹ sẽ phải mất một thời gian mới đến được đó, trong khi Trung Quốc có thể triển khai nhanh hơn".
Xa hơn, Mỹ có căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam, nơi các phi đội B-52 của Mỹ thường được triển khai để thực hiện những chuyến bay thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Hoa Đông và cả Biển Đông.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, dù không còn nhiều tàu chiến như trước, nhưng cũng là công cụ đủ mạnh để có thể thực hiện bất cứ chính sách mới nào của tân tổng thống Mỹ ở Biển Đông. Hạm đội 7 đóng quân ở Nhật Bản có 60-70 tàu chiến cùng 200-300 máy bay có thể được triển khai bất cứ lúc nào.
donald-trump-se-ran-de-trung-quoc-tren-bien-dong-the-nao-1
Cụm tàu sân bay chiến đấu USS Ronald Reagan của Mỹ. Ảnh: US Navy
Nhưng ông Daiss cho rằng nếu ông Trump trở thành tổng thống Mỹ, nắm trong tay lực lượng quân sự hùng hậu như vậy, việc dồn binh lính, khí tài đến Biển Đông không phải là cách để có thể ngăn chặn được các hoạt động bồi đắp, cải tạo, quân sự hóa đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Lựa chọn hạn chế ở Biển Đông
Theo chuyên gia Daiss, về lý thuyết, khả năng đầu tiên mà ông Trump có thể làm để hiện thực hóa lời đe dọa của mình đối với Trung Quốc, là công khai đối đầu với lực lượng quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông. Thế nhưng, kịch bản này sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc cho cả hai bên, nên lựa chọn này nhiều khả năng sẽ không bao giờ được áp dụng.
Ở cấp độ nhẹ hơn, Mỹ có thể thực hiện một hình thức phong tỏa đường biển nào đó đối với Trung Quốc, bằng cách dàn tàu chiến của mình chặn hết các tuyến đường biển quan trọng mà hải quân Trung Quốc cần để hoạt động. Tuy nhiên, vấn đề là việc phong tỏa đường biển cũng bị coi là một hành động gây chiến, và xung đột chắc chắn không thể tránh khỏi.
Tổng thống Mỹ John F. Kennedy từng áp dụng chính sách phong tỏa đối với tàu chiến Liên Xô trên đường đến Cuba trong cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1962, và một cuộc đối đầu quân sự toàn diện rất may đã được ngăn chặn ngay sau đó. Nếu ông Trump thực hiện chính sách này với Trung Quốc, nó rất có thể là con dao hai lưỡi khiến ông bị dư luận trong nước và quốc tế chỉ trích nặng nề.
Lựa chọn khả dĩ nhất mà ông Trump có thể thực hiện trên cương vị tổng thống Mỹ là tiếp tục chỉ trích Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế, tiếp tục thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc bằng các hoạt động tuần tra tự do hàng hải của máy bay, tàu chiến gần đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông.
Thế nhưng lựa chọn khả thi nhất này cũng là thứ yếu nhất. Sau khi máy bay, tàu chiến Mỹ đi qua các đảo nhân tạo phi pháp, Trung Quốc vẫn sẽ không từ bỏ các tuyên bố chủ quyền phi lý của mình, trong khi Mỹ không đạt được nhiều giá trị chiến lược hữu hình.
Lựa chọn thứ tư của tân tổng thống Mỹ, theo ông Daiss, là quay sang ủng hộ các đồng minh và đối tác trong khu vực thực hiện các dự án bồi đắp, cải tạo đảo giống như những gì Trung Quốc đã và đang làm trên Biển Đông.
Hành động này sẽ là thách thức đáng kể đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng đồng thời nó cũng là động thái "vi phạm luật quốc tế" mà Mỹ đang cáo buộc Trung Quốc thực hiện.
donald-trump-se-ran-de-trung-quoc-tren-bien-dong-the-nao-2
Trung Quốc bồi lấp, xây dựng trái phép 7 đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: US Navy
Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang trong giai đoạn căng thẳng, những gì tân tổng thống sẽ làm trong năm tới mới chỉ là phỏng đoán. Các ứng viên khi tranh cử thường đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ, nhưng khi đắc cử, hiếm khi những tuyên bố đó được hiện thực hóa thành chính sách. Trong khi đó, các hoạt động xây đảo của Trung Quốc ở Biển Đông trên thực tế đang tạo điều kiện cho Bắc Kinh kiểm soát một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới.
"Việc đánh mất quyền tự do hàng hải hoặc quyền này ngày càng bị đe dọa trên tuyến đường biển có hơn 5 nghìn tỷ USD thương mại đi qua mỗi năm là điều mà không tổng thống Mỹ nào có thể chấp nhận được", chuyên gia Daiss nhấn mạnh.
Trí Dũng
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tự diễn biến, tự chuyển hóa


Hồi xưa mình đi học, nhất là khi bị học môn Mác-Lênin, luôn chịu sự nhồi sọ rằng tổng thống Mỹ dù là "đứa nào" chăng nữa thì cũng chỉ đại diện và bảo vệ quyền lợi cho bọn tư bản cá mập, chứ nó không có quyền hành gì, mà quyền là ở bọn cá mập kia. Bọn mình tin sái cổ. Mỹ nói chung là xấu, đểu, lừa đảo. Cán bộ nói mà không tin thì tin ai, tin con trâu chắc.

Sáng nay đọc báo thấy ông D.Trump kiên quyết không chấp nhận mua cái máy bay Không lực 1 cho chính ông ta, bởi quá đắt, mình đâm ra nghĩ ngợi.

-Một người cả đời làm ăn, tính toán chi li từng xu một mới giàu được tỉ phú, không bao giờ có chuyện ném tiền qua cửa sổ.

-Mua máy bay cho chính mình mà vẫn dứt khoát "nói không với đắt đỏ, lãng phí", thì còn liêm hơn hơn cả mấy ông cán bộ nhà mình lúc nào cũng ra rả về liêm chính.

-Hãng Boeing là trùm tư bản cá mập, ông Trump vẫn đá vào đít Boeing chả sợ gì, chả như anh cán bộ tuyên truyền lâu nay.

-Đã đến lúc cần rà soát lại những luận điệu tuyên truyền của cán bộ mà mình đã bị áp đặt, đời mình thôi thì cũng xong, nhưng phải nói ra cho con cháu nó biết, kẻo cứ bị mắc lừa mãi.

Ký tên: Thông.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà Khoa Học Albert Einstein Và Đạo Phật

   
Thích Nguyên Tạng.
Gần đây có nhiều độc giả thắc mắc về mối liên hệ giữa nhà khoa học thiên tài Albert Einstein (1879-1955) và Đạo Phật như thế nào? Vì họ thấy đây đó có nhiều trích dẫn lời phát biểu của ông về Đạo Phật. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến mối liên hệ ấy. Dù chưa đầy đủ lắm, nhưng hy vọng rằng nó sẽ là mấu chốt để chúng ta phăng tìm những tư liệu chi tiết về sau
Ông Albert Einstein, sinh ngày 14 tháng 03 năm 1879 tại thành phố Ulm, Đức quốc, trong một gia đình làm nghề thủ công và tiểu thương. Bố là một người giỏi về hóa học và mẹ là người có khiếu về âm nhạc. Năm 1894, gia đình ông di cư sang sống tại Ý. Ông được bố gởi đi học ở Thụy Sĩ và đã tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại Đại học Zurich. Sau khi ra trường, ông được mời dạy toán và vật lý tại một trường bách khoa ở Thụy Sĩ, ngoài việc dạy học, ông dành hết thời gian còn lại để nghiên cứu vật lý học và ông còn làm việc tại văn phòng thẩm tra cấp bằng sáng chế ở Berne, Thụy Sĩ. Năm 1905, ông gởi đăng bài “Lý thuyết tương đối hẹp” dài 5 trang trên tờ Physics. Bài báo nhanh chóng được chú ý và nó là tiếng nổ lớn của ngành khoa học về không gian và thời gian, ông đã phá vỡ các khái niệm tuyệt đối về không gian và thời gian của nhà vật lý học và toán học vĩ đại, Issaac Newton (1642-1727). Lập tức tên tuổi của ông được nhiều người biết tới và được xem là một khoa học gia nổi tiếng nhất vào thời điểm ấy.
Năm 1911, Ông là giáo sư vật lý ở Prague. Năm 1913, ông được mời làm giám đốc Học Viện Vật Lý Hoàng Đế Wilhelm tại Berlin. Đến năm 1921, ông được trao giải thưởng Nobel về Vật lý học qua đề án nghiên cứu “Lý Thuyết Tương đối” (The Theory of Relativity). Trong thế chiến thứ nhất (1914-1918), ông từng bị tống giam vì tội “chống chiến tranh và ủng hộ hòa bình”. Sau khi Adolf Hitler (1889-1945) trở thành quốc trưởng của Đức, ông ra sức chống lại chủ nghĩa phát xít và rời bỏ nước Đức sang sống tại Hoa Kỳ.
Từ năm 1933 đến năm 1945, ông là giáo sư toán và lý tại Viện Cao học Princeton ở bang New Jersey. Phát xuất từ lòng căm thù chủ nghĩa phát xít mà ông đã giúp cho Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt (1882-1945) chế tạo bom nguyên tử và cuối cùng bị xem là “cha đẻ” của thứ vũ khí giết người này. Đây cũng là lý do mà về sau năm 1950, ông thành lập Viện Kiểm Soát Nguyên tử Quốc tế tại Hoa Kỳ.
Ba thập niên cuối đời mình, ông dành thời gian để nghiên cứu về “Lý thuyết thống nhất giữa lực hấp dẫn và hiện tượng điện quang” (The Theory of unify gravitation and eletro-magnetism).
Mặc dù bận rộn nghiên cứu và giảng dạy khoa học, nhưng ông Einstein vẫn dành thời gian nhất định để nghiên cứu triết học và tôn giáo, đặc biệt trong đó có Đạo Phật. Theo tài liệu “The World As I See It” (Trần thế khi tôi nhìn thấy nó, nhà xb Philosophical Library, New York, 1949) và quyển “Ideas and Opinions” (Những Ý Kiến và Những Quan Điểm, nhà xb Crown, NY, 1945) là hai tuyển tập những bài báo, bài tham luận về tôn giáo và khoa học mà ông Einstein viết từ đầu những năm ba mươi. Đáng chú ý trong tập này là các bài như “Religion and Science” (Tôn giáo và Khoa học), viết từ 1930; bài “Science, Philosophy & Religion, A Sumposium” (Khoa học, Triết học và Tôn giáo, một buổi hội thảo) viết năm 1941; bài “Religion and Science: Irreconcilable?” (Tôn giáo và Khoa học: không thể hòa giải được sao?) viết vào năm 1948.
Theo các tài liệu trên thì chính A. Einstein tự xem mình là một người thuộc về tôn giáo. Tôn giáo của ông được người ta biết qua lý thuyết khoa học của ông. Ông bác bỏ sự thần thánh hóa trong tôn giáo, ông quan tâm đến đời sống con người ở hiện tại và ngay cả sau khi chết. Trong các buổi hội thảo về triết học và tôn giáo, có lúc ông trích dẫn lời của Chúa, rồi có khi ông dẫn lời trong kinh Phật. Quan điểm của ông về tôn giáo chưa bao giờ có hệ thống và nhất quán. Tuy nhiên, với trí tuệ sắc bén và lòng ngưỡng mộ của ông đối với các tôn giáo đã giúp cho ông hiểu đúng và chính xác về các tôn giáo mà ông để tâm nghiên cứu. Ông vẫn thường nhắc nhở các nhà khoa học nên học hỏi ở các tôn giáo để bổ sung cho những khiếm khuyết của khoa học. Ông nói: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” (Science without religion is lame. Reigion without science is blind).
Năm 1999, ông được chọn là nhân vật của thế kỷ 20
Cũng theo các tài liệu trên cho thấy, ông đã nghiên cứu Đạo Phật qua các sách báo của các học giả Phật học của người Âu Mỹ viết, đáng kể là triết gia người Đức Schopenhauer Arthur (1788-1860), tiến sĩ người Đức Paul Carus (1852-1919), viện sĩ hàn lâm người Nga Vasily Vasaliyey (1818-1900)… là những nhà Phật học nổi danh ở phương Tây. Nhờ nghiên cứu như vậy mà A. Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình, ngỏ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém văn minh của thời đại. Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa với nhau như nước với sữa.
Chính vì thấy rõ cái độc đáo đó mà ông Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau : “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” (The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description). Đồng thời, một lần khác ông cũng khẳng định rằng: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” (If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, becauseit embrances science as well as goes beyond science). (Cả hai câu trên được trích từ Collected famous quotes from Albert Einstein. http://rescomp,stanford,edu/~ cheshire/ Einstein quotes.htm).
Dù những lý thuyết khoa học của ông rất phức tạp và khó hiểu, nhưng tấm lòng nhân đạo và mến chuộng hòa bình của ông đã khiến cho mọi người cảm thấy gần gũi với ông. Ông đã cống hiến tất cả trí tuệ và sức lực của mình đối với sự phát triển khoa học của nhân loại. Ông làm việc không biết mệt mỏi cho đến ngày qua đời. Ông mất vào lúc 1giờ 25 phút rạng sáng ngày 19 tháng 04 năm 1955 tại Princeton, Hoa Kỳ, hưởng thọ 76 tuổi. Ngày nay, đối với mọi tín đồ Phật Giáo trên khắp năm châu đều thành kính khi nhắc đến tên tuổi của ông, người đã từng góp phần khẳng định lại giá trị vĩnh cửu đối với Giáo lý của Đạo Phật.
Thích Nguyên Tạng
Tổng hợp tài liệu theo :
– THE WORLD I SEE IT (Giáo sư Robert Topmiller tại đại học Kentucky, USA tháng 11/1997)
– ALBERT EINSTEIN, A Biography/F. Albrecht/ Viking/USA/1997

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Video cảnh đặt tro cốt Fidel vào tảng đá


Xem video ấn tượng nhất là cảnh Raul đặt hộp tro cốt vừa bằng cái tráp ông thầy bói vào cái “hốc” đục sẵn trên một hòn đá chẳng có hình thù gì, rồi 2 người lính lấp miệng hốc đá bằng một tấm bia có ghi trần xì một chữ (xin nhắc lại là MỘT CHỮ) FIDEL, bỏ luôn cả cái họ CASTRO mà ông em RAUL đang thay thế, đang nắm toàn quyền. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Bản di nguyện tuyệt vời, vĩnh biệt Fidel Castro!





Fidel và Raul

Chu Mộng Long 
– Ai chửi cứ chửi. Tôi vẫn cứ viết về Fidel như tôi nghĩ. Tôi đã bị nhiều kẻ quá khích chửi bới, mạt sát trong bài viết Fidel Castro và chiếc cối xay lịch sử. Phần đông, những người chửi này thuộc “thế lực Việt Nam cộng hòa”. Không chỉ chửi, họ đe dọa trả thù bằng máu đối với những người cộng sản, kể cả những ai bị họ quy cho là bênh vực cộng sản. Thù hận làm họ mù chữ, mù màu và khát máu.
Những kẻ chống cộng chỉ trích, mạt sát Fidel và những người cộng sản mà quên chính mình đang mang dòng máu độc tài và hung hãn. Họ không bao giờ chịu nghĩ đến câu oan oan tương báo không bao giờ dứt. Họ đã từng tham gia vào trò chơi lịch sử cối xay trong quá khứ và bây giờ âm mưu đẩy đồng loại vào trong chiếc cối xay thịt lần nữa?
Những người hô hào đấu tranh cho tự do dân chủ đến lúc tự lột mặt nạ để phơi trần bản chất độc tài hơn mọi kẻ độc tài.
Tôi không bao giờ ủng hộ độc tài, nhưng kính trọng cả hai anh em nhà Castro. Họ đáng được kính trọng ở những điều đã và đang làm, và hiển nhiên cũng đáng rút ra bài học lịch sử từ trong sai lầm và mất mát đau thương trên đất nước họ.
Tính hiện thực của lịch sử là thế. Chỉ có lịch sử giả, lịch sử đểu mới hoặc ngợi ca hoặc thóa mạ một chiều. Dù bị chửi bới, mạt sát, tôi vẫn giữ quan điểm lịch sử ấy! Lịch sử chân chính dạy con người sự trung thực và tình yêu, không dạy sự dối trá và hận thù.
Chính Fidel đã thấm thía bài học ngợi ca một chiều biến ông thành thánh thần của huyền thoại như một cơ hội cho kẻ thù địch kết tội ông độc tài, cho nên ông đã để lại di nguyện về cuộc hỏa thiêu đưa ông về cội nguồn, chấm dứt tệ sùng bái cá nhân từng đưa ông vào nỗi cô đơn khổng lồ sau gần hơn nửa thế kỉ.
Ông không muốn ướp xác, xây lăng, dựng tượng đài… Ông muốn siêu thoát để không ai có thể trục lợi trên thân xác của ông.
Và không thể không bái phục Raul khi quyết tâm thực hiện di nguyện của anh mình. Raul hứa sẽ ra một đạo luật nghiêm cấm mọi hoạt động sùng bái cá nhân như xây tượng đài nghìn tỉ, đặt tên đường, kể cả thờ cúng để không biến Cuba thành đất nước đồng bóng.
Raul có thể giấu di nguyện kia rồi nhân danh mọi thứ tốt đẹp để thần tượng hóa anh mình cho những mưu đồ chính trị, kinh tế lẫn văn hóa. Nhưng Raul đã không làm thế. Raul muốn đất nước phát triển bằng tinh thần khai phóng chứ không muốn bị cầm tù trong khuôn mẫu của quá khứ.
Đây là cơ hội cho một Cuba đi đến hòa giải những khác biệt để có được tự do bình đẳng với thế giới văn minh. Tôi có một niềm tin xác đáng rằng, với trí tuệ như Fidel, không phải ai khác, chính ông đã thiết kế cho người em kế nhiệm của mình cuộc hòa giải với người Mỹ và phương Tây sau hơn nửa thế kỉ rơi vào cố chấp hận thù.
Việc anh em nhà Castro làm không phải hạ thấp tư thế của mình mà thêm lớn lao hơn trong lòng dân Cuba. Không biết điều anh em nhà Castro đã và đang thực hiện ấy có làm xấu hổ những kẻ đang làm ngược như lâu nay họ vẫn làm với đủ mọi thứ nhân danh?
Bản di nguyện tuyệt vời. Vĩnh biệt Fidel Castro!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hai thang thuốc quý của vua Gia Long, Minh Mạng

 Vua Minh Mạng

Hai thang thuốc quý của vua Gia Long, Minh Mạng


     ngo-minh Ngô Minh

Mỗi ông vua đều có những thầy thuốc riêng của mình. Cơ quan y tế của triều đình gọi là Thái Y Viện. Vua muốn  bồi bổ sức khỏe hay chữa bệnh , Thái Y Viện phải cử các Ngự Y giỏi nhất nước bắt mạch, kê đơn, sau đó trình vua phê duyệt  rồi mới bốc thuốc. Trong gần 150 năm triều Nguyễn, hiện còn  lưu truyền 2 thang thuốc quý mà các Ngự Y đã  bốc cho vua Gia Long và Minh Mạng .Cả hai thang thuốc đều là thuốc đại bổ.
minh-mangVua Minh Mạng
Theo  Châu bản triều Nguyễn ( Châu bản là những văn bản viết tay do các quan dâng lên cho vua phê duyệt ý kiến  để  thi hành) thì thang thuốc bổ của vua Gia Long do Ngự y phó Viện Thái Y là Đoàn Văn Hòa tâu vua về án mạch và cắt đơn thuốc  . Sau lời thưa trình, Ngự Y viết :” Sau khi xem mạch Hoàng thương, chúng thần nghiệm thấy các mạch lục bộ đều hơi trầm và yếu, chỉ có mạch của thận là tương đối được . Ba mạch bên phải cũng hơi trầm và yếu, nhưng mạch của tỳ thì trở nên yên lành và hơi khá hơn là ngày mùng bốn vừa rồi.
Theo như chúng thần nghiệm thấy được , chúng thần kinh dâng lên hoàng thượng thang thuốc thất vị có gia giảm dùng vào buổi sáng và buối chiều, để làm cho khí thận mạnh lên , và thang thuốc thọ tỳ có gia giảm, dùng trong ngày để tăng sức cho tỳ”. ( Nhà nghiên cứu Phan Thuận An dịch) .Sau đây là hai thang thuốc của vua Gia Long:
Thang thuốc thất ( chín) vị có gia giảm, dùng vào buổi sáng và buổi chiều : 1- Thục địa 2 chỉ; 2- Hoài sơn  3 chỉ; 3- Du nhục 7 phân; 5- Phục linh  5 phân; 6- Nhục quế  3 phân; 7- Ngũ vụ 1 phân ; 8- Liên nhục 5 phân; 9- Tố ty tử 3 phân.
Cách sắc : Nước 1 chén 5 phân, sắc còn 6 phân, thuốc uống lúc bụng đói.
Thang thuốc thất vị có gia giảm dùng trong ngày :1- Sa sâm 2 chỉ; 2- Bạch truật 1 chỉ 5 phân ;3- Hoàng kỳ 1 chỉ; 4-  Hoài sơn 2 chỉ; 5- Chích thảo chút ít ; 6- Toan tảo 3 phân; 7 – Viễn chí 2 phân; 8- Bào khương 2 phân; Liên nhục 3 phân ; còn thêm 2 vị phụ : ô mai 2 quả; Thăng ma sao 1 phân.
Cách sắc : Nước 1 chén 5 phân, sắc còn 6 phân, uống xa bữa ăn ( nghĩa là khi bụng đói);
Sau khi uống hai hang thuốc  thất vị này, vua Gia Long phê :” Đến ngày đông chí, dương khí ( của Trời Đất ) đã trở lại, chính nhờ thuốc này mà thu được công hiệu. Ta vui mừng khôn xiết “( Ngày 6-11- năm Gia Long thứ 18 (1820)
Nổi tiếng hơn là thang thuốc của vua Minh Mạng. Tương truyền, đây là thang thuốc vua uống vào “ nhất dạ ngũ giao sinh ngũ tử
Vua Minh Mạng rất khỏe mạnh, ông  người to béo, vạm vỡ. Vậy vua cần thuốc bổ để làm gì ? Vua Minh Mạng không ai thống kê chính xác có mấy trăm vợ, nhưng ông là người có nhiều hoàng tử và công chúa nhất trong số các vua Nguyễn: 142 người! Ông lại là người trí tuệ sáng suốt nhất trong các vua Nguyễn. Nhà vua đã lãnh đạo công cuộc chấn hưng và phát triển đất nước Việt Nam đầu thế kỷ XIX trên nhiều lĩnh vực. Nhà vua  còn là một nhà thơ để lại một di sản đồ sộ với bảy mươi ba quyển với ba nghìn rưỡi bài thơ ! Để làm được tất cả những việc lớn lao đó nhà vua phải có một sức khỏe phi thường, một trí tuệ anh minh sáng suốt và mẫn cảm. Có lẽ toa thuốc quý Vua Minh Mạng dùng đã giúp ông trí tuệ và sức khỏe để làm nhiều việc phi thường nói trên. Còn chuyện “ ngũ giao sinh ngũ tử” có lẽ chỉ là tiếng đồn vì thấy vua nhiều con quá, nhưng  không sách sử nào chép.
Theo Sách của Lương y Lê Văn Sơn chep lại toa “ nhất dạ ngũ giao” 22 vị , mà Tạp chí Sông Hương đã có lần công bố , thang thuốc Minh Mạng có 22 vị như sau : 1- Sa sâm 5 chỉ ; 2- Độc hoạt 2 chỉ ; 3- Câu kỳ tử   2 chỉ ; 4- Bạch thược 3 chỉ ; 5- Bạch truật 3 chỉ ; 6- Trần bì          3 chỉ ; 7-Đào nhân 5 chỉ; 8-  Khương hoạt 2 chỉ ; 9- Đương quy  3 chỉ ; 10 -Phục linh 3 chỉ ; 11- Mộc qua 2 chỉ; 12 – Đại hồi 2 chỉ ; 13-Thục địa 2 chỉ         ; 14- Cam thảo 3 chỉ ;15- Tục đoạn 2 chỉ ; 16-  Đại táo   2 chỉ ; 17-Phòng phong 3 chỉ   ; 18- Xuyên khung         3 chỉ ; 19- Nhục quế  1 chỉ ; 20 – Đỗ trọng 2 chỉ ; 21 -Tần giao 2 chỉ ; 22- Thương truật 2 chỉ .
Thang thuốc Minh Mạng của Lương y Lê Văn Sơn còn bày cách chế thuốc bằng chưng rượu và ngâm rượu. Chưng thì cho thuốc và rượu vào chiếc bình bằng sành, dán kín không cho hơi thoát ra, cho vào nồi đun cách thủy hai nước. Nước nhất cho vào  thuốc hai lít rượu nếp ngon đun hai giờ, nước nhì cho một lít rượu đun một giờ. Hai nước rượu thuốc chưng được trộn vào nhau, cho thêm dung dịch đường phèn 300 gam trong nửa lít nước. Còn ngâm thì một thang hai lít rượu ngâm trong năm ngày đêm. Chắt rượu ra pha thêm dung dịch đường ( 300 gam  trong nửa lít nước). Nước hai cũng cho hai lít rượu vào nhưng ngâm tới một tháng, xong cũng cho dung dịch đường như trên vào. Rượu thuốc Minh Mạng uống một ly nhỏ trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ mới có công hiệu.
Đơn thuốc thì như vậy ,  nhưng hiệu quả của thuốc lại khác nhau vì trong pha chế cụ thể dâng Vua uống hàng ngaỳ, các Ngự y đều có bí quyết riêng, thông qua bắt mạch, xem thể tạng  của Vua mà gia giảm lượng các vị thuốc, gọi là phương pháp “ Đối chứng lập phương”. Dù vậy, tìm được trong sử sách , nhân ngày Xuân , chúng tôi xin chép giới thiệu  để các lương y ,cũng bạn đọc tham khảo. Cầu mong cho mọi người luôn mạnh khỏe, cường tráng.

( Nguồn :Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng
                                          ở Việt Nam, TTBTDTCĐH xuất bản năm 2002)

Phần nhận xét hiển thị trên trang