Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

dưới gót chân của vĩnh cửu

Mùa gặt [1]
 
Miệng tôi đầy tiếng cười
môi tôi đầy những bài hát
trái tim tôi đầy những đám cháy
của mặt trời trong mùa gặt
của gió, của mưa, của bão, của vườn nho,
và của cánh đồng lúa miến
 
mắt tôi đầy ánh sáng tinh tú
bay xuyên qua cánh rừng đêm
như những sứ giả của tin mừng
 
tấm lưng tôi đầy những vết thương
mồ hôi lao tác sông, núi
và những ruộng muối mặn của quê hương
 
ai gieo trong nước mắt
sẽ hát ca trong thu liễm
 
25/07/2016
___________
Cảm hứng từ bài Thánh Thi 125:1-6
 
 
Mùa gặt [2]
 
Bài hát của đá nằm trong bài hát của lò rèn
phát ra ống thổi lửa
được hát lên bởi chiếc rìu và lưỡi cuốc
đôi cánh của lửa nằm trong
đôi cánh của những vì sao
bay lên bằng những chiếc rễ ngọc bích
của thân cây trong khu vườn
canh giữ bởi thổ thần
 
chiếc áo choàng của ánh sáng
được cất giữ trong chiếc rương cũ của lịch sử
trở nên những bước đi
của đám cháy sau mùa gặt
 
8/08/2016
 
 
Mùa gặt [3]
 
Sợi chỉ bạc xuyên qua lỗ kim ý tưởng
đẻ ra con lạc đà gù lưng
vì phải thồ thiên đàng cho các thánh
trong cánh rừng của tàn tro
mọc lên những thân cây đói và khát
 
trên đỉnh tháp của thinh lặng
mặt trời nhảy múa như con rối
trong trò chơi rồng rắn
dưới gót chân của vĩnh cửu
thời gian nở những đoá hoa thiên tai
 
11/08/2016

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Đặc vụ tình báo Mỹ huấn luyện du kích cho Việt Minh


Ngày 7/8/1945, hơn 100 du kích Việt Nam đã được “Nhóm Con Nai”-đơn vị tình báo chiến lược Mỹ OSS huấn luyện cấp tốc sử dụng các loại vũ khí.
http://www.cand.com.vn/Uploaded_CANDONLINE/anhtu1/anhtu1/anhtu1/4_phicong1755-400a.jpg
Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp cùng một số thành viên nhóm tình báo “Con Nai” năm 1945
Hà Nội đang sống trong những ngày thu đẹp, đầy cảm xúc. Mùa Thu Cách mạng ở Hà Nội bao giờ cũng là mùa của hoài niệm và gợi nhớ về những con người gắn với những sự kiện đầy dấu ấn không phai mờ đối với Thủ đô và đất nước.
Cách đây 21 năm, đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Quốc khánh nước ta, vào một buổi sáng cuối tháng Tám năm 1995, tôi đã có may mắn được gặp những người bạn Mỹ trong đơn vị tình báo chiến lược OSS (The Office of Strategist Services) và “Nhóm Con Nai” (Deer Team).
Hôm đó, trời Hà Nội trong vắt, nắng vàng rực xuyên qua các vòm lá, trong ngôi biệt thự trên đường Quán Thánh, các cựu binh OSS và các cựu binh Việt Minh từng sát cánh bên nhau trong những khu rừng già Việt Bắc đã có một cuộc tái ngộ lịch sử sau đúng nửa thế kỷ. Các cựu binh Việt Nam và Mỹ thuở ấy hầu hết tuổi chỉ ngoài đôi mươi, sau nửa thế kỷ xa cách, lúc này nhiều người tóc đã bạc trắng, xúc động ôm lấy nhau. Mỗi người nhắc lại kỷ niệm xưa theo một cách. Những câu chuyện của họ ghép nối lại thành một bức tranh sống động về những ngày đầu hợp tác Mỹ – Việt rất đẹp đẽ.
Đêm hôm trước, những hình ảnh của cuộc tái ngộ đó lại hiện về trong tâm trí; tôi liền gọi điện thoại cho anh Dương Trung Quốc. Nhà sử học nổi tiếng không ngạc nhiên khi tôi gọi điện vào giờ rất muộn, mà dường như ngay lập tức, câu chuyện của chúng tôi về “Nhóm Con Nai” và đại đội Việt – Mỹ tìm lại đúng mạch nguồn của nó. Anh Dương Trung Quốc cũng là một trong những người được chứng kiến cuộc tái ngộ đó 21 năm trước. Chúng tôi cùng điểm danh lại những người bạn Mỹ đã đến Việt Bắc giúp Việt Nam từ trước ngày Cách mạng Tháng Tám thành công. Đó là các cựu binh OSS như Mac Shin, Frank Tan, Charles Fenn, Henri Prunier, AllisonThomas…
Khi tôi hỏi về sức khỏe và cuộc sống của họ thì anh Dương Trung Quốc, giọng đượm buồn cho biết:- Các cụ “đi”… cả rồi.- Cả cụ Mac Shin mà anh em mình gặp lại ở Seattle năm 2005 cũng mất rồi sao anh? – Cụ Mac Shin mất cách đây 6 năm rồi…
Chuyen chua ke ve dac vu tinh bao My huan luyen du kich Viet Minh
Bức ảnh tư liệu chụp quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 của nhiếp ảnh gia người Pháp – Philippe Devillers.
Như một cuốn phim quay chậm, hình ảnh trong chuyến tháp tùng Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Hoa Kỳ tháng 6-2005 hiện rõ trong tôi… Phòng khánh tiết của khách sạn Fairmont Olimpic đêm 19-6-2005 được trang hoàng lộng lẫy. Hôm đó, thành phố Seattle và bang Washington mở tiệc lớn chiêu đãi Thủ tướng Phan Văn Khải. Ngồi cùng bàn tiệc, anh Dương Trung Quốc ghé vào tai tôi nói nhỏ: “Cụ Mac Shin đến rồi đấy”.
Được tin cụ Mac Shin đến, nhiều người Việt Nam biết tiếng cụ liền bước đến vây quanh. Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng, nguyên là Đại sứ Việt Nam đầu tiên ở Mỹ, hướng dẫn cụ đi qua các bàn tiệc tới trân trọng giới thiệu với Thủ tướng Phan Văn Khải. Thủ tướng đứng dậy nồng nhiệt đón chào và thắm thiết ôm hôn người bạn Mỹ gần gũi với Bác Hồ 60 năm trước.
Khuôn mặt cụ Mac Shin rạng rỡ hạnh phúc và mãn nguyện. Nắm chặt tay cụ Mac Shin, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam ân cần hỏi thăm sức khỏe và đánh giá cao những đóng góp quý báu của cụ đối với Việt Nam. Có lẽ cụ Mac Shin cũng không dám nghĩ lại có một ngày như ngày hôm đó: Thủ tướng Việt Nam lần đầu tiên đến thăm chính thức nước Mỹ mà cụ, với tư cách là một trong những người bạn Mỹ đầu tiên của nước Việt Nam mới, lại có may mắn được đón chào. Đã 60 năm trôi qua rồi còn gì. Vật đổi sao dời. Biết bao biến cố dữ dội. Lịch sử quặn đau. Bao người đã ra đi… Chỉ mới vài tháng trước đó, cụ Charles Fenn cũng đã giã biệt cõi đời.
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước ta, hôm đó ngồi cùng bàn tiệc, đối diện với cụ Mac Shin. Câu chuyện ngày càng thân mật gợi nhớ lại mối liên hệ về quân sự giữa hai nước từ 60 năm trước và triển vọng tốt đẹp của mối bang giao Việt – Mỹ đang được mở ra sau chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải.
Mac Shin có vóc dáng nhỏ nhắn như một cụ già Việt Nam. Cụ kể rằng, cụ là người Mỹ gốc Hoa, sinh năm 1923. Năm 1945, lúc đó đang là nhân viên của OSS, làm việc tại đại bản doanh quân đồng minh ở miền Nam Trung Quốc, Mac Shin được chọn tham gia nhóm báo vụ viên của đồng minh cùng các trang bị kỹ thuật sang Việt Nam giúp quân đội của Hồ Chí Minh. Việc này diễn ra sau khi viên Trung úy phi công Mỹ tên là William Shaw bị phòng không của Nhật bắn rơi và may mắn được Việt Minh cứu sống.
Chuyen chua ke ve dac vu tinh bao My huan luyen du kich Viet Minh-Hinh-2
“Nhóm Con Nai” huấn luyện du kích Việt Minh. Ảnh tư liệu
Với nhạy cảm của một nhà chiến lược thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy đây là một cơ hội hiếm có để Việt Nam bắt nối quan hệ với Mỹ như một đồng minh. Đích thân Bác Hồ đã đưa viên phi công đó sang Côn Minh sau hành trình hàng trăm cây số trèo đèo, lội suối, giao cho tướng Claire Chennault, Chỉ huy tập đoàn không quân 14 của Mỹ. Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, khi tướng Claire Chennault cảm ơn Việt Minh, và hỏi Việt Minh có cần sự trợ giúp gì không thì Bác Hồ của chúng ta nêu ra hai đề nghị cần kíp nhất: Một, phía Mỹ xác nhận Việt Minh là lực lượng có khả năng tham gia đồng minh chống phát xít. Hai, Việt Minh được cung cấp các phương tiện thông tin liên lạc. Và Bác Hồ đã chọn hai báo vụ viên người Mỹ gốc Hoa là Mac Shin và Frank Tan đưa về nước. Hai người này được bố trí làm việc gần lán của Bác tại Tân Trào.
Nhờ nhóm điện đài đó mà mối liên hệ giữa Việt Minh và OSS duy trì khá tốt, dẫn đến việc thành lập đại đội Việt – Mỹ, làm sân bay dã chiến ở Kim Long ngay sau cuộc nhảy dù của “Nhóm Con Nai” xuống Tân Trào. Nhóm này gồm 7 thành viên do Thiếu tá lục quân Allison Thomas chỉ huy. Ngày 7-8-1945, hơn 100 du kích đã được “Nhóm Con Nai” huấn luyện cấp tốc sử dụng các loại vũ khí như súng carbine M-1, súng liên thanh hạng nhẹ, súng bazooka và tiểu liên Thomson… Thiếu tá Allison Thomas kể lại, đi bất cứ đâu các thành viên “Nhóm Con Nai” đều được người dân địa phương hào phóng tiếp đãi đủ món, từ chè mật ong cho đến thịt bò, vịt, lợn… dù đời sống của họ rất kham khổ, thiếu thốn. Nhà sử học Marilyn Young, người từng gặp gỡ các thành viên “Nhóm Con Nai” cho biết: “Khi vừa đặt chân tới đây, nhóm quân nhân Mỹ cảm thấy rất ấn tượng, thậm chí ngạc nhiên về Việt Minh. Họ không hiểu vì sao một lực lượng nhỏ bé với những vũ khí thô sơ lại có thể đương đầu với quân đội Nhật và Pháp”.
Có thể nói, vào thời điểm đó, đây là kênh liên lạc nhanh nhất của nước ta với thế giới bên ngoài. Theo anh Dương Trung Quốc, sau này, các nhà nghiên cứu lịch sử nhận ra rằng cuộc Tổng khởi nghĩa và Ngày tuyên bố độc lập chỉ chậm một vài ngày là khó thành công. Khi quân Nhật đầu hàng đồng minh, các quân nhân OSS kết thúc nhiệm vụ, được về Hà Nội tham dự Ngày lễ độc lập của nhân dân Việt Nam. Sau đó, thật bất ngờ, họ được lệnh phải nhanh chóng rời khỏi Việt Nam.
Những người đồng minh ngắn ngủi từ nước Mỹ này đã mang theo mình bức thư của Hồ Chí Minh: “Bạn hãy tin rằng chúng tôi đã chiến đấu và sẽ chiến đấu cho đến khi chúng tôi đạt được cái mà chúng tôi mong muốn: Độc lập dân tộc. Tôi lấy làm tiếc vì những người bạn Mỹ đã rời chúng tôi quá nhanh và do đó mối quan hệ giữa chúng ta sẽ trở nên khó khăn… Ngày mai tươi sáng chúng ta sẽ gặp nhau, chúng ta trông chờ ngày đó. Hãy tin ở tôi. Tôi sẽ mãi mãi như xưa”.
(Thanh Niên)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khảo cứu

Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh kỳ dị?


Những chiếc hòm rỗng không
Xếp chồng lên nhau, 
ở trong hẻm núi
Chúng im lìm nằm trong bóng tối
Như chưa tồn tại bao giờ..

Có lẽ những kẻ giang hồ để quên lại đó
Hoặc bậc vĩ nhân
 trí nhớ thất thường
Cũng có thể không bởi từ ai cả..

Đơn giản :
Chúng là những chiếc hòm rỗng không
Liệu có ích gì cho hiện tại ?

Là sao ?
Nhà khảo cổ ăn mừng ?
Trước những chiếc hòm rỗng không ?

Chẳng có gì trong đó
Hay là phép lạ :
những chiếc hòm chứa điều lạ lùng ?
Tinh thần,
tư tưởng,
nghệ thuật,
quyền năng ?

H.G

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Truyện ngắn tũn:

 Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh kỳ dị?

Dị nhân

Cả đêm không ngủ. Mấy ngày nay Th bứt dứt trong người. Sáng dậy sớm, ra đầu làng, đứng đái vào bụi dứa. Thấy tưng tức, bừng bực. Người làng thấy Y ai cũng lạ. Không biết y là ai ?
Trời nóng nôi, không gió, không bụi, nhưng y đội mũ có màn che, thứ mũ người ta dùng khi lấy mật ong, khỏi ong đốt. Nom cứ như đàn bà Hồi giáo, đeo mạng che mặt.
Th. nhìn thấy mọi người, nhưng không ai nhìn rõ y, người ta chỉ đoán non, đoán già.
Hẳn thằng cha này lại có âm mưu gì ?
Y có tính xấu, hay đứng đái ở chỗ đông người, cứ nhè nhà nào có đàn bà con gái, nhất là gái lẳng lơ, lỡ thì mà vạch quần ra. Y không cần giấu diếm, còn nói xưng xưng ra mồm. Rất tự hào về "Cái của nợ" vĩ đại và to tát của mình !
Chả không à ? Của giống, của má là thứ quan trọng nhất trên đời. Nó cần thiết ở chỗ sinh sôi nảy nở và bảo toàn truyền thống, nòi giống của dòng dõi họ không sẩn, chỉ Bùi.. Cô nào, bà nào mắn đẻ, TH. chỉ cần đi qua sát sạt là y như rằng trứng rụng cái boóc ! Nở luôn !
Người ta chặt gỗ, khiêng cây không ai nhờ, y cũng ghé vai vào. Không vác nhiều, chỉ một tay, chọn cây to nhất, tung lên vai, hai tay đút túi quần, đi vòng vòng một đoạn một lúc lại trở về điểm xuất phát, vất huỵch cây gỗ xuống chỗ cũ. Không phải y hộ người ta, khái niệm" Giúp đỡ" không được lập trình trong bộ nhớ của y.
Chỉ là đùa thế thôi, cho các người biết mặt, ai hơi đâu mà làm không công ?
Sức khoẻ thật quý vô cùng, nhưng nhiều khi không biết dùng vào việc gì lại không hay. Đức Phật dạy " Khoẻ quá, sinh lòng dục". Chí lí, chí lí.
Nhờ có sức khoẻ lại tai quái, thêm vợ đảm, nhà y thứ gì cũng có và có thứ gì cũng hay khoe. Khoe đi khoe lại, người ta không thích nghe nữa mới thôi. Có hôm đang đi gặp đám đông, không mua bán gì, Th. rút ra một cục bạc to, đếm đi đếm lại. Xong. Nhếch mép cười một mình, chả nhìn bố con thằng nào. Nhìn làm gì, nó tưởng mình cầu thân, gạ ghê vay mướn chả rắc rối ư ?
"Càng văn hoá lùn, giông gió đời người càng khó quật đổ" Đó là lời bố hắn để lại, phút lâm chung. Một ông lão, nửa tốt nửa xấu, đẹp ở cái mã mà xấu ở tính người: Lão mà nhằm nhà nào, cau cao đến đâu lão cũng lấy xuống ngon xơi. Chó nhà nào dữ đến mấy lão cũng chỉ coi như gai mồng tơi. Chó dữ thường hay xơi phàm, miếng da lợn tẩm hạt mã tiền, con nào dữ đến đâu cũng lành, thành đất!
Chỉ đến phút cuối, sau hơn năm trời hành, muốn chết cũng không được chết. Lão mới ân hận mà ứa nước mắt, giọt nước mắt hiếm khi thấy trên khuôn mặt mất nhẵn vẻ hào hoa của lão.
Cách đây mấy hôm, lão nằn mãi quỷ thần giữ cửa ngục mới tạm tha ít ngày để lão về nhân ngày mất của lão. Th. cũng làm mấy mâm gọi là lễ kỷ niệm. Người ta chết là hết làng xóm mọi chuyện đều cho qua. Nếu mời người ta cũng đến. TH. không mời ai.
Ăn cỗ xong, vong của lão không đi ngay, nấn ná đến đêm ở lại báo mộng cho con.
Lão rỉ tai con trai " Tao đi lao động tự giác, quản ngục không theo, ghé vào dọn dẹp buồng làm việc của Nam Tào. Thấy lão ấy viết nháp : Sẽ lấy mày xuống cho đầu thai kiếp con lừa, có mõm chuột". Y toát mồ hôi : Sao lại như vậy ?
" Tại mày hay hóng hớt, rình chuyện người khác, đâm bị thóc chọc bị gạo, đục nước béo cò.." Hắn cãi. Bố hắn bảo " Tôi đẻ ra anh lòng bọng anh thế nào tôi đâu có lạ ? Anh cãi người ta, chứ cãi tôi làm gì ?
Lão phẩy tay áo, xếch quần định đi. Th vội giữ bố lại. Vậy phải làm sao ạ ?
Tôi định bày, anh không nghe, không nói nữa.
Năn nỉ một hồi, bố lão mới bảo :
Nếu không nghe tôi chắc anh sẽ thành dị nhân, nửa người nửa quỷ, không được tươi tốt mãi như thế này đâu. Không chừng Nam Tào lấy đi thật đấy. Có dự án rồi, ông ấy đang thiếu người "
" Con phải làm sao ?"
- Thứ nhất, chuyện ai bỏ đấy, không dòm ngó soi mói.
- Thứ hai không được mò đàn bà con gái nữa, vợ mình như tơ như lụa, sức nó yếu, chịu không thấu, cố mà chịu . Chỗ nhạy cảm, đừng có móc cái của lôi thôi ra mà khoe nữa.
- Thứ ba giúp được ai cố mà giúp người ta, đừng so đo hơn thiệt
Và quan trọng nhất là ngay từ ngày mai, nên hạn chế ra đường. Nếu có việc bần cùng phải đi nên che mặt lại. Quan binh ở âm phủ có lên tìm sẽ khó nhận ra. Qua được bốn chín ngày mới thoát tội.
Chết thật, bố dạy mình nhớ như in. Thế quái nào lại quên mất một việc ? Ban nãy đứng trước cửa nhà Lý Cường lại vạch quần ra. Đứa con gái nhà nó lẳng thế...lẳng nữa cũng mặc mẹ nó chứ, khoe làm gì ?
Cơ bản việc cải trang mình đã làm được rồi. Học người Hồi giáo là cực kỳ thông minh, không phải mình chưa chắc đã nghĩ ra được. Sẵn cái mạng che ong chả mất đồng nào hoá ra cực tốt. Cực hay. Không biết cái sai nhỏ kia có bị làm sao không ?
Một kẻ nhơn nhơn, ngạo mạn không biết sợ là gì, thế mà lúc này mồ hôi rịn ướt sống lưng.
Có làm sao không  nhỉ ???





Tinh thần thể thao

Thị trấn chúng tôi không kém gì các thị trấn khác. Họ có ban bệ như thế nào chúng tôi cũng có như thế. Thậm chí các hội đoàn thị trấn tôi còn có phần lớn mạnh hơn. Họ có hội Chim cảnh, Chó cảnh, hội trọi trâu, đấu bò.. Chúng tôi đều có cả. Lại còn hơn hội cầu lông, không phải địa phương nào cũng có.
Khối nơi muốn mà không được !
Nói gì thì nói, đây là hội sang trọng, phải có trình độ, có kiến thức mới theo được.
Có người không hiểu, coi thường bảo rằng : Đấy là hội của mấy lão già về hưu, mở ra để các lão có chỗ chơi, đỡ buồn khỏi sinh bệnh mà chết ! Tệ hơn còn bảo chẳng qua mở ra cái hội cầu lông này để các lão ấy có công có việc mà chơi với nhau, sợ các cụ ngồi không, nhàn cư vi bất thiện, xì xào nói xấu cán bộ.
 Lâu lâu ủng hộ các lão ấy tý tiền, các lão sướng, bảo nhau phụ hoạ cho cấp trên dễ bề lãnh đạo quần chúng vv..
 Không có cái hội ấy cũng chẳng chết ai, chẳng qua là cái cớ cho một vài anh đầu trò dễ chi và dễ kiếm tiền !
Đã là kẻ xấu thì còn thiếu chuyện gì để nói ? Chỉ thiếu chúng chưa nói lập hội vô tích sự này để các cụ không ngã xuống ao, xuống hồ như người ta vẫn lo trông nom cho các cháu.  Hoặc để các cụ hạn chế rượu chè, không thôi bét nhè, chửi con chửi cháu, mất trật tự, an ninh xã hội !
Tệ thế là cùng.
Người ngoài cuộc biết sao được mà nói ?
Thử hình dung một ngày nào đó không còn hội của chúng tôi xem tình hình ở thị trấn này sẽ như thế nào ?
Loạn là cái chắc !
Thường là các ông về hưu đều cỡ có đầu óc trong thị trấn này. Các vị ấy mà bực mình, mà buồn, tình hình thị trấn sẽ không đơn giản. Không còn người để tham khảo ý kiến, đề xuất sáng kiến nọ kia cho các vị chức sắc. Chưa kể đến bầu không khí tẻ nhạt, buồn phiền tất yếu ắt phải sinh ra.
Đời sống con người yếu tố tinh thần cực kỳ quan trọng, vật chất có là cái gì khi người ta đã chua rèn qua bao năm tháng cuộc đời ?
Thực ra hội cầu lông thành phần không hoàn toàn là các ông, bà lão già nua. Chúng tôi cũng như mọi thứ hội, có già có trẻ. Tất nhiên số hội viên già đông hơn là có đặc thù riêng. Đây là hội đòi hỏi không chỉ lòng  nhiệt tình, còn cần phải có tài năng, kiến thức, kỹ thuật và một vài yêu cầu,  mà thường đến lứa tuổi nhất định nào đấy mới hội đủ được, không như các hội khác.
Chỉ riêng sinh hoạt hội đều đặn hàng quý, hàng năm đã hơn hẳn các hội khác rồi. Hai mùa mưa nắng, chúng tôi vẫn họp hành liên tục, không có khi nào bê trễ, hay cách quãng.
Tôi không có ý chê các vị bên hội trọi trâu, chọi gà, cũng vì đặc thù riêng của hội người ta. hàng năm hội mở có kỳ, thường là vào dịp tết nhất, lễ lạt. Họ làm thế là phải. Chỉ những khi ấy, mới có khán giả, mới mở được. Không lẽ trọi trâu, trọi gà để xem riêng với nhau ? Hội cầu lông chúng tôi thì không cần, chẳng ai xem chúng tôi vẫn cứ chơi với nhau !
Có lẽ cũng nên phác thảo qua đôi nét : Hội cầu lông có trên dưới sáu bảy chục hội viên, đủ cả nam nữ. Chủ tịch hội là cái ông tên nghe không được hoành tá tràng mấy : Rên Văn Lường. Phó chủ tịch là bà Khúc Thị Bành Nguyệt . Bà này mắt xếch, lưng gù, nói choang choác, khác hẳn với ông chủ tịch về tính cách. Ông chủ tịch bề ngoài có vẻ phong lưu nho nhã  ( Xuất ra từ cán bộ tuyên truyền).
Cũng phải thôi, trưởng phó đối nghịch tính cách như âm với dương là rất hợp với quy luật tự nhiên.
Năm nào hội cũng có vài cuộc thi tranh giải. Nói đến việc này rất chi là dài dòng...
Hôm nay chỉ nói một chuyện thôi.
Đang tự nhiên tự lành, ông chủ tịch bóp bụng nghĩ ra một trò mới. Một kiểu chơi đặc biệt, chơi cầu lông bằng chân, không chơi bằng tay như từ xưa đến giờ.
Hội viên cứ ngã liểng xiểng. Vợt không cầm ở tay, lại buộc vào cổ chân, đón trái cầu thế quái nào văng theo cả người. Hỏng đến hơn chục bộ răng giả của cầu thủ. Còn như trật khớp, bong gân thì hầu hết dính phải..
 Đúng là cái mới nào cũng khó nhai. Nhưng chủ trương đề ra rồi, báo cáo lên trên rồi, nhất định phải có kết quả . Không có kết quả đừng mong kinh phí rót về. Mọi người đều lo lắng..
Có một số phàn nàn, sao không duy trì như trước ? Bày đặt ra làm gì để giờ khó ăn khó nói ?
Ông chủ tịch không giữ được bình tĩnh như mọi khi : Vị nào không thích cứ làm đơn xin ra. Có ai bắt buộc các vị đâu ?
Bà phó đỡ lời :
Đành là thế, nhưng bác trưởng nói vậy hơi quá, hội là hội chung, chứ có phải hội riêng của nhà bác đâu ? Không có hội viên bác làm chủ tịch với ai đây ?
Chủ tịch vội xoa dịu :
- Nói thế có thể là chưa phải, nhưng tôi xuất phát từ cái tâm của mình. Còn một vài sáng kiến nữa tôi chưa thử.. Dưng mà đường dài mới biết ngựa hay. Chúng ta đã tự nguyện rồi, vào rồi, phải cố gắng xây dựng hội chứ ?
- Chỉ cầm vợt tay phải cấm chơi tay trái chứ gì ?
- Là gì xin được bảo mật, chưa thể tiết lộ. Tôi chỉ xin nhắc các vị trong điều lệ của hội có ghi là :
"Hội ta là cuộc chạy Ma ra ton, tinh thần thể thao là luôn hướng lên phía trước, luôn cố gắng và sáng tạo.." Việc đề xuất những việc trên có gì sai nào ?
Sai thì không sai..
Nhưng ai cũng tần ngần nhìn đôi chân khẳng khiu của mình, nhìn cái bụng mỗi ngày mỗi xệ ra. Hình như mắt cũng kém dần đi thì phải ??
Tự nghĩ :
 - Đứng vững được trong hội cầu lông này, đâu phải chuyện đùa.
Không ai bảo ai, cúi xuống, buộc vào chân cây vợt.
Quá nửa ngã nhào về phía trước , còn vợt gần như gãy cán bằng hết !!
Tinh thần thể thao thật là vĩ đại.
 Muôn năm cầu lông !!


 H.G







Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bác Đát giàu tình thương quá. Xử lí như vậy mùi mẽo gì?




THƯƠNG ÔNG VŨ HUY HOÀNG QUÁ !
Thế là cuối cùng Đảng cũng đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương, nguyên ủy viên trung ương Đảng khóa 11 Vũ Huy Hoàng. Điều đó chứng tỏ Đảng rất nghiêm khắc dù ông Vũ Huy Hoàng đã nghỉ.
Ủy ban kiểm tra TW nêu ra nhiều sai phạm của ông Hoàng khi đang đương chức. Toàn là những sai phạm nghiêm trọng mà nếu nêu ra đây hết thì quá dài. Sai phạm trong tất cả các lĩnh vực thuộc quyền ông quản lý như việc dung túng cho Trịnh Xuân Thanh, bổ nhiệm nhiều cán bộ thân tín nắm các đơn vị doanh nghiệp màu mỡ thuộc quyền, ưu ái con trai còn trẻ vào những chức vụ cao trong bộ…
Kết luận cuối cùng UBKTTW: Đề nghị ông Vũ Huy Hoàng kỷ luật ở mức “Cảnh cáo”. Bà Hồ Thị Kim Thoa, nguyên thứ trưởng mức “Khiển trách”, ông Đào Văn Hải nguyên Vụ trưởng Vụ Tố chức cán bộ bị “Cảnh cáo”.
Kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng như vậy là quá nặng. Ông đã “nhận trách nhiệm chính trị”, đã “Kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc” rồi mà vẫn kỷ luật ông ở mức “Cảnh cáo”. Chắc là ông sẽ không được nhận “Huân chương Độc lập”như ông Phạm Vũ Luận, ông Nguyễn Thế Thảo. Thật là thiệt thòi cho ông.
Dù UBKTTW chỉ mới đề nghị. Theo tôi nên kỷ luật ông ở mức “Phê bình, rút kinh nghiệm” là đủ, dù rằng ông không còn cơ hội để rút kinh nghiệm nữa. Ông đã nghỉ. Thương ông lắm.
Đảng ta kỷ luật cán bộ thật là nghiêm minh!
----

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bỏ Mỹ theo Tàu : Bốn điều tổng thống Philippines cần biết


mediaTổng thống Philippines Duterte (T) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp ngày 20/10/2016 tại Bắc Kinh.Reuters
Tuyên bố tại Bắc Kinh của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 20/10/2016 - « Tôi loan báo quyết định chia tay với Mỹ, cả về quân sự lẫn kinh tế » - đã làm dấy lên biết bao bình luận, đặc biệt trong các nước khu vực Đông Nam Á. Nhật báo Singapore The Straits Times ngày 22 tháng 10 vừa qua, đã phân tích tình hình Philippines, để nhắc nhở vị tổng thống nổi tiếng ăn nói lung tung này là phải chú ý đến một số thực tế khi quyết định « bỏ Mỹ theo Tàu ».
Đối với Ravi Velloor, tác giả bài viết trên tờ báo Singapore, lời lẽ của ông Duterte không có gì là đáng ngạc nhiên. Là một người có xu hướng hơi thiên tả một chút, trong nhiều tháng qua, ông đã không tiếc lời đả kích siêu cường duy nhất hiện nay, vốn là đồng minh kết ước của nước ông.
Thế nhưng bối cảnh lần này đáng chú ý hơn, vì tuyên bố gây sửng sốt đó đã được thực hiện trước một nhóm doanh nhân Trung Quốc và Philippines, sau cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đứng đầu nền kinh tế lớn nhất thế giới nếu dựa trên chỉ số sức mua theo đầu người (PPP). Và để cho câu nói của mình thêm trọng lượng, ông Duterte đã kèm theo một số lời nguyền rủa tổng thống Barack Obama như thường lệ.
Theo The Straits Times, ông Duterte rất tức giận phương Tây, đặc biệt là Mỹ, vì đã chỉ trích ông về mặt nhân quyền kể từ khi ông tung chiến dịch truy quét ma túy ở Philippines, trong khi ông lại được Bắc Kinh loan báo tặng 15 triệu đô la để hỗ trợ chương trình chống ma túy của ông. Tuy nhiên, đối với tờ báo Singapore, ông Duterte có lẽ đã đẩy vấn đề đến cực hạn, và đã lao vào một canh bạc hệ trọng nhất trong cuộc đời ông.
Chủ nghĩa dân tộc Philippines
Tờ báo đã nhắc nhở tân lãnh đạo Philippines 4 điều, mà đầu tiên hết là chủ nghĩa dân tộc tại Philippines.
Trước đây, chủ nghĩa dân tộc đó có đối thủ là Mỹ, một tình trạng kéo dài cho đến khi Hoa Kỳ rút khỏi hai căn cứ Subic và Clark trong những năm 1990. Thế nhưng hiện nay, chủ nghĩa dân tộc đó đã chuyển thành chống Trung Quốc sau các hành vi hung hăng và quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Cho dù ngành công nghiệp và kinh doanh ở Philippines, cũng như ở nhiều quốc gia ở Đông Nam Á khác, đều do người gốc Hoa thống tri, nhưng tâm lý chống Trung Quốc do vấn đề Biển Đông lại rất phổ biến. Chính yếu tố đó đã khiến cho người tiền nhiệm của ông Duterte là cựu tổng thống Benigno Aquino rất được lòng dân.
Có lẽ cựu thị trưởng thành phố Davao đã nghĩ rằng chỉ số được lòng dân cực cao của ông - ông đứng thứ hai trong bảng xếp hạng các tổng thống được lòng dân nhất sau 100 ngày đầu tiên tại chức, chỉ thua ông Fidel Ramos mà thôi – sẽ đủ để giúp ông chống lại tình cảm chung của người dân Philippines, mà một kết quả thăm dò mới nhất cho thấy là có đến hai trên ba người có thiện cảm với Mỹ, so với vỏn vẹn 31% không thích Mỹ và Trung Quốc.
Trọng lượng phương Tây trong kinh tế Philippines
Điểm thứ hai, mà ông Duterte cần ghi nhớ là trọng lượng của phương Tây và Mỹ trong kinh tế Philippines.
Khi ông loan báo « chia tay » với Mỹ cả trên mặt kinh tế, có lẽ ông đã không tính đến một thực tế không gì lay chuyển nổi : đó là việc kinh tế Philippines đã khởi sắc nhờ vào việc giành được một mảng lớn chưa từng thấy của ngành công nghiệp gia công « thuê ngoài (outsourcing) » trên thế giới, bắt nguồn từ quan hệ chặt chẽ của Philippines với phương Tây, đặc biệt là với Mỹ.
Manila hiện nay được coi đã vượt qua Mumbai (Ấn Độ) trong tư cách là điểm đến được ưa chuộng của những tập đoàn công ty muốn thuê ngoài để xử lý các dịch vụ gia công. Các thành phố như Cebu ở Philippines cũng xuất hiện trên bản đồ ngành outsourcing, vì thế giới ngày càng phát hiện ra tài năng nói tiếng Anh của cư dân trong quần đảo.
Kể từ khi tập đoàn hàng đầu thế giới là Accenture thiết lập các đơn vị outsourcing đầu tiên tại Philippines vào năm 1992, ngành này hiện đang sử dụng gần một triệu người và mang lại hơn 16 tỷ đô la doanh thu cho Philippines.
Do việc các khách hàng của Philippines đều là các tập đoàn đa quốc gia phương Tây, ông Duterte có thể đẩy vận mệnh của hàng trăm ngàn thanh niên Philippines vào hiểm cảnh nếu xa rời Mỹ về mặt chiến lược.
Ngoài ra, theo The Straits Times, còn có vấn đề kiều hối, nguồn ngoại tệ quan trọng cho Philippines.
Hơn hầu như bất kỳ nền kinh tế nào khác, Philippines lệ thuộc rất nhiều vào số 30 tỷ đô la mà nước này nhận được hàng năm từ những người lao động ở ngoại quốc gửi về. Nguồn kiều hối từ Ả Rập Xê Út và các nước vùng Vịnh đứng đầu bảng, nhưng sát theo sau là Hoa Kỳ. Với giá dầu sụt giảm, nguồn kiều hối từ vùng Vịnh đang ít đi.
Trong trường hợp mà Mỹ áp đặt các hạn chế hoặc đánh thuế trên các khoản kiều hối gởi về Philippines để trả đũa ông Duterte, có thể sẽ có làn sóng phản đối của các gia đình trên toàn quốc vốn đang sống nhờ vào các khoản tiền này.
Cựu Tổng thống Ramos, người đã từng khuyến khích ông Duterte ra tranh chức tổng thống, và vẫn có ảnh hưởng rộng rãi ở Philippines, giờ đây đã rời xa người ông bảo trợ.
Quân đội cũng đang lo lắng quan sát xem người đứng đầu nhà nước ra lệnh tháo dỡ những cấu trúc chiến lược đã được thử nghiệm trong một thời gian dài.
Và các nước Đông Nam Á cũng không tránh khỏi một giai đoạn bất an khi thấy ông Duterte cố tìm cách xét lại quan hệ hữu cơ trong hàng thập kỷ giữa nước ông với Washington
Động thái của Tập Cận Bình ?
Tuy nhiên, theo The Straits Times, điều cần theo dõi sắp tới đây không phải là động thái của ông Duterte, mà là của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nếu ông Tập Cận Bình không cho phép ngư dân Philippines trở lại ngư trường truyền thống của họ xung quanh bãi cạn Scarborough, điều đó nó sẽ chứng tỏ là ông bỏ rơi một người hâm mộ mới trong khối ASEAN, và như vậy sẽ giáng một đòn chính trị chí mạng trên đầu ông Duterte.
Nhưng trả bãi Scarborough lại cho Manila, là điều trước mắt không thể làm được cho dù đã có một phán quyết trọng tài có lợi cho Manila. Bởi vì Bắc Kinh sẽ phải cẩn trọng về những gì có thể xẩy ra nếu chẳng may ông Duterte đột ngột rời khỏi chính trường, hay là bị cách chức. Dẫu sao thì Philippines, đã có một lịch sử lâu dài về các các cuộc đảo chính nối tiếp nhau...
Washington, cũng không thể ngồi yên trong lúc ông Duterte tìm cách thay đổi bàn cờ mà Mỹ đã thiết lập ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Dẫu sao thì chính bà Hillary Clinton là người trong tư cách ngoại trưởng Mỹ, đã đứng trên một tàu chiến Mỹ neo đậu trong vịnh Manila và lần đầu tiên gọi Biển Đông là "Biển Tây Philippines".
Tóm lại, trong mắt The Straits Times, Đông Nam Á đang bước vào một thời kỳ thú vị rất đáng được theo dõi..

Phần nhận xét hiển thị trên trang

cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Công thương

Ủy ban Kiểm tra T.Ư đề nghị Ban Bí thư T.Ư Đảng thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Công thương cùng ông Đào Văn Hải, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và đồng chí Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công thương
 
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Thông báo của Ủy ban Kiểm tra T.Ư sau khi kết thúc Kỳ họp thứ 7 của Ủy ban, diễn ra từ ngày 17 - 21.10.2016, tại Hà Nội. Cuộc họp do Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Trần Quốc Vượng chủ trì.

Vi phạm trong việc bổ nhiệm con trai giữ chức vụ quan trọng tại Sabeco

Theo thông báo, tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã xem xét, kết luận các nội dung sau:

Thứ nhất, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và xem xét, xử lý kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016 và một số cá nhân.

Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã có các vi phạm, khuyết điểm sau:

Không kịp thời sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng theo quy định của Bộ Chính trị; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Ban cán sự đảng.

Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ.

Bộ Công an đã liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền của Đức, Mỹ, Canada, Séc để phối hợp tìm Trịnh Xuân Thanh - người đang bỏ trốn truy nã.

Cụ thể là tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh và một số cán bộ vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện.

Vi phạm Quyết định số 83/2004/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ và Quyết định số 81-QĐ/BCS của Ban cán sự đảng Bộ Công thương trong việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh giữ chức Phó chánh Văn phòng, Trưởng văn phòng Bộ tại Đà Nẵng, Chánh văn phòng Ban cán sự đảng, Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.

Đánh giá, quy hoạch cán bộ một số trường hợp không đúng nguyên tắc, quy trình; để đồng chí Vũ Huy Hoàng, Bí thư Ban cán sự đảng tự ý đề nghị phê duyệt bổ sung quy hoạch chức danh Thứ trưởng Bộ Công thương đối với Trịnh Xuân Thanh và một số trường hợp khác.

Vi phạm luật Phòng, chống tham nhũng và luật Doanh nghiệp trong việc bổ nhiệm đồng chí Vũ Quang Hải (con trai Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng) làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; điều động, đề cử tham gia Hội đồng Quản trị và giữ chức Phó tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật về thi đua - khen thưởng trong việc thẩm định, đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Thứ hai, đồng chí Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương, chịu trách nhiệm chính về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016. Cá nhân đồng chí Vũ Huy Hoàng có những vi phạm, khuyết điểm sau:


Một là thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động con trai làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; tham gia Hội đồng quản trị và giữ chức Phó tổng giám đốc Sabeco, vi phạm quy định của Ban Chấp hành T.Ư về những điều đảng viên không được làm, quy định của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, vi phạm luật Phòng, chống tham nhũng, gây bức xúc trong xã hội.

Hai là thực hiện không đúng các quy định của Đảng và Nhà nước trong việc cho chủ trương tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh giữ chức Phó chánh Văn phòng, Trưởng văn phòng Bộ tại Đà Nẵng; Chánh văn phòng Ban cán sự đảng, Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.

Ba là mặc dù biết Trịnh Xuân Thanh có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn, nhưng vẫn đồng ý với đề nghị của Tỉnh ủy Hậu Giang trong việc thuyên chuyển Trịnh Xuân Thanh về công tác tại tỉnh Hậu Giang để bổ nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016; thực hiện không đúng thẩm quyền khi đề nghị Tỉnh ủy Hậu Giang tạo điều kiện cho Trịnh Xuân Thanh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang. Báo cáo không trung thực về tình hình hoạt động của PVC và cá nhân Trịnh Xuân Thanh trước khi cấp có thẩm quyền phê chuẩn chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đối với Trịnh Xuân Thanh.

Bốn là chỉ đạo đánh giá, quy hoạch, đề nghị phê duyệt quy hoạch thứ trưởng đối với Trịnh Xuân Thanh và một số cá nhân không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn.

Những vi phạm, khuyết điểm nêu trên của Ban cán sự đảng Bộ Công thương và đồng chí Vũ Huy Hoàng đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của Bộ Công thương và cá nhân đồng chí Vũ Huy Hoàng, gây bức xúc trong xã hội.

Ủy ban Kiểm tra T.Ư đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Ban cán sự Đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016; cảnh cáo đồng chí Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương. Yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Công thương khẩn trương chỉ đạo kiểm điểm, thi hành kỷ luật các tổ chức và cá nhân vi phạm theo quy định; thu hồi, hủy bỏ các quyết định sai trái trong công tác cán bộ của Bộ Công thương.

Khiển trách một Thứ trưởng Bộ Công thương


Thứ ba, đồng chí Đào Văn Hải, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và đồng chí Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công thương có các vi phạm, khuyết điểm sau:

Đồng chí Đào Văn Hải chịu trách nhiệm liên đới về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016. Cá nhân đồng chí Đào Văn Hải có vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu, đề xuất với Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Công thương tiếp nhận, bổ nhiệm, quy hoạch, đánh giá, điều động nhiều cán bộ không đúng các quy định của Đảng, Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.

Đồng chí Hồ Thị Kim Thoa có phần trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016. Cá nhân đồng chí Hồ Thị Kim Thoa có vi phạm, khuyết điểm trong việc đồng ý với đề xuất tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh trái quy định; thực hiện không đúng nguyên tắc, quy định khi ký quyết định bổ nhiệm và điều động một số cán bộ.

Căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra T.Ư quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với đồng chí Hồ Thị Kim Thoa; cảnh cáo đối với đồng chí Đào Văn Hải.

Theo TTXVN
 
(TTXVN)

Phần nhận xét hiển thị trên trang