Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Mao Trạch Đông và Biến cố Thiên An Môn 1976

tiananmen1976

Tác giả: Lưu Á Châu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Mao Trạch Đông phát động cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, thả lũ ma quỷ ra khỏi chiếc bình của ông nhưng sau đấy không thể nào thu hồi lại chúng. Dân tộc [Trung Hoa] cổ xưa này nhiễm phải một cơn sốt điên cuồng chẳng khác ông già rơi vào lưới tình. Hỡi các bạn trẻ, hãy nghĩ tới tình cảnh bạn bị một bà lão điên cuồng theo đuổi mình. Hãy nhớ lấy đôi mắt cháy bỏng và cặp vú khô đét ấy. Đó là cuộc Đại Cách mạng Văn hóa.
Thời gian biểu ban đầu của Mao Trạch Đông là: sau một đến hai năm thì Đại Cách mạng Văn hóa kết thúc thắng lợi, Lưu Thiếu Kỳ trở thành tù binh, Mao Trạch Đông dẫn toàn Đảng tiếp tục lên đường. Ông tuyệt nhiên không ngờ rằng cuộc cách mạng ấy như con ngựa hoang phi nước đại, ông hoàn toàn chẳng thể điều khiển được nó. Sự phản bội của Lâm Bưu là một cú đánh đẹp giáng vào ông. Mao Trạch Đông tín nhiệm Lâm Bưu đến mức cái gì có thể cho hắn thì đã cho hết, nhưng Lâm Bưu vẫn chưa thỏa mãn. Hiển nhiên hắn còn muốn một thứ quý giá hơn: tính mạng Mao Trạch Đông.
Đúng là cuối cùng Lâm Bưu hoảng hốt bỏ trốn. Nhưng trước khi hắn trốn đi, chẳng phải Mao Trạch Đông cũng hốt hoảng lo hết hồn đấy ư? Trên đường đi thị sát miền Nam trở về, để tránh bị Lâm Bưu phục kích, Mao Trạch Đông thoắt đi thoắt dừng, mỗi ngày mấy lần thay đổi kế hoạch đi đường, khiến mọi người chẳng biết thế nào. Sau khi đến địa phận Bắc Kinh, ông lặng lẽ xuống tàu tại ga Phong Đài. Nhà thống trị mà lại hành động lén lút như vậy trên địa bàn mình thống trị thì quả thật là bi đát.
Sau vụ Lâm Bưu, nhân dân cả nước kinh ngạc chú ý tới một hiện tượng: Mao Trạch Đông già sọm đi một cách không thể nào cưỡng lại. Đem so sánh ảnh chụp tuần này tiếp khách nước ngoài với ảnh chụp tiếp khách tuần trước, nhất định thấy khác nhau. Trên ý nghĩa ấy mà nói thì Lâm Bưu không hoàn toàn thua: rốt cuộc hắn đã làm Chủ tịch Mao tổn thọ. Cú đánh này quả là nặng nề nhưng chưa phải nặng nhất.
Cú đánh nặng nhất đến từ QUẢNG TRƯỜNG THIÊN AN MÔN. Tôi muốn nói về SỰ KIỆN THIÊN AN MÔN NGÀY 5 THÁNG TƯ (năm 1976).
Trung Quốc năm 1976 là Trung Quốc chơi trò thâm trầm.[1] Nhân dân đang suy nghĩ. Mấy chục năm sau phong trào Ngũ Tứ [cuộc nổi dậy ngày 4 tháng 5 năm 1919 của học sinh Bắc Kinh tại Quảng trường Thiên An Môn chống chính phủ phản động và bị chúng đàn áp đẫm máu], dân Trung Quốc không được phép suy nghĩ. Lãnh tụ thay họ nghĩ xong cả rồi.
Nô lệ có suy nghĩ là nô lệ nguy hiểm. Nhìn tổng thể, họ không thích suy nghĩ. Năm 1976, một bộ phận nhân dân hơi động não suy nghĩ một chút, thế là tòi ra “Sự kiện Thiên An Môn ngày 5 tháng Tư”. Sau đấy, khi Hoa Quốc Phong đập tan “Bè Lũ Bốn Tên” thì nhân dân lại không suy nghĩ nữa.
Cách mạng Văn hóa là con hổ giấy, chưa cần nói nó không chịu nổi một cú chọc phá mà nó thậm chí không chịu nổi sự suy nghĩ. Khi [nhân dân] vừa bắt đầu suy nghĩ thì nó đã tan vỡ. Mọi người phát hiện thấy Cách mạng Văn hóa là trò không tưởng. Ê kíp nhà thiết kế đầu tiên trò không tưởng này là những người có tâm. Nhưng hiện nay những người chống không tưởng mới là người có tâm. Tiếp tục tiến hành Cách mạng Văn hóa là điều không thể được – rốt cuộc trò diễn thì vẫn là trò diễn. Nhân dân phản đối Cách mạng Văn hóa, mà phản đối Cách mạng Văn hóa tức là phản đối Mao Trạch Đông.
Đây là linh hồn của “Sự kiện Thiên An Môn ngày 5 tháng Tư”. Thương tiếc Chu Ân Lai là một phát súng giả vờ tấn công, thực ra là để rút lui….. Mọi người đang tìm điểm bùng nổ. Sự qua đời của Chu Ân Lai đến vừa đúng lúc, cuối cùng ông đã đem lại cơ hội cho nhân dân.
Con người ấy chết có chút bi thảm. Chu Ân Lai phối hợp cực kỳ hoàn hảo với Mao Trạch Đông. Đó là do Chu vô cùng thận trọng. Ông thận trọng đến mức thế này: trong lần dự tiệc chiêu đãi Khrushchev thăm Trung Quốc, khi vị khách ấy nâng cốc muốn chạm cốc với Chu Ân Lai, nhưng vì thấy Mao Trạch Đông không nâng cốc nên Chu cũng nhất quyết không nâng cốc.
Nếu Nhà nước làm quốc tang cho Chu Ân Lai, nếu Mao Trạch Đông đến viếng hoặc dự lễ truy điệu Chu Ân Lai thì sẽ chẳng xảy ra chuyện gì sất. Sau khi Chu Ân Lai qua đời, Uông Đông Hưng, Trương Diệu Từ đã điều tra thăm dò xong tuyến đường từ Trung Nam Hải đến Bệnh viện Bắc Kinh, tưởng rằng Mao Trạch Đông sẽ đi [viếng Chu Ân Lai], nhưng rốt cuộc ông không đi. Vì thế mà Uông Đông Hưng có cằn nhằn hai câu. Trương Ngọc Phượng cũng ứa nước mắt khuyên Mao đi, nhưng ông từ chối.
Nói cho công bằng thì Mao Trạch Đông chẳng còn hơi sức đâu mà đi, ông đang ốm sắp chết. Nên phải nói là trong mấy hôm ấy ông chẳng làm sai điều gì. Trừ chuyện đốt pháo khiến người ta có chút khó hiểu ra thì về cơ bản Mao Trạch Đông không có gì phải hổ thẹn.
Chu Ân Lai chết [ngày 8/1/1976] được mấy hôm thì đến Tết Nguyên đán. Đêm giao thừa, cả nước không có một tiếng pháo nào. Tôi dám đánh cuộc là không. Nhưng Mao Trạch Đông lại dặn bọn Trương Ngọc Phượng đi kiếm pháo về rồi đem đốt thả cửa trước cổng bể bơi [về cuối đời, Mao sống ở khu nhà có bể bơi trong Trung Nam Hải]. Lúc ấy Mao đã yếu lắm, phải có người dìu để ông chơi trò đốt pháo nổ hai lần [lần nổ đầu, quả pháo phọt lên cao chừng mươi mét rồi lại nổ lần nữa]. Trước đây ông chưa bao giờ tự mình đốt pháo, thế mà hôm nay ông đã châm lửa đốt pháo. Khuôn mặt sắp chết của ông nở nụ cười thanh thản. Tối hôm ấy Chủ tịch Mao và tốp nhân viên phục vụ ông đốt rất nhiều pháo. Sáng hôm sau, người ta dùng xe tải 301 chở xác pháo đi.
Tóm lại, nhân dân không thể nào chịu đựng được nữa, dù là người biết sự thật hay không biết. Tháng Tư, cuộc chiến đấu quyết tử bắt đầu. Một lần nữa, quảng trường Thiên An Môn lại trở thành ngôi sao sáng. Dường như người dân toàn Trung Quốc đều đã kéo tới quảng trường này. Tại đây, những người ông của họ từng kịch chiến chặn đoàn ngựa của bọn quân phiệt. Những người cha của họ từng tới đây vui mừng chào đón ngày thành lập nước cộng hòa. Bản thân họ từng đến quảng trường này, khóc sướt mướt thề trung thành với Cách mạng Văn hóa. Nhưng bây giờ họ chống lại cuộc cách mạng ấy.
Mấy hôm đó, Mao Trạch Đông chăm chú theo dõi tình hình Quảng trường Thiên An Môn. Ông cùng nhịp thở, chung số phận với Quảng trường. Cho dù ông đã gần đất xa trời nhưng điều đó không ngăn cản ông nắm tình hình Quảng trường. Sau này Hoa Quốc Phong có nói gì đây, rằng Giang Thanh, Mao Viễn Tân che giấu lừa dối Chủ tịch Mao. Hoa Quốc Phong nói thế là có ý đồ riêng mà thôi. Chẳng ai có thể che giấu lừa dối nổi Chủ tịch, trừ Lâm Bưu.
Hồi ấy Mao Trạch Đông có tâm trạng rất nặng nề. Trước đây Quảng trường thuộc về ông. Bây giờ nó không thuộc về ông nữa. Mao buồn bã hiểu được rằng tuần trăng mật của mình với Quảng trường đã chấm dứt, ông không còn là người trong Quảng trường Thiên An Môn. Ông cố sức ở lại, nhưng Quảng trường không còn thu nhận ông nữa. Nó vứt bỏ ông rồi.
Hôm ấy, khi Mao Viễn Tân đọc cho Mao Trạch Đông nghe bài thơ bị Bộ Công an xác định là bài thơ phản cách mạng số 001, mặt ông tái nhợt.
Dục bi văn quỷ khiếu,
Ngã khóc tài lang tiếu,
Sái lệ tế hùng kiệt,
Dương mi kiếm xuất sáo.
Tạm dịch ý: “Muốn buồn nghe quỷ kêu/ Ta khóc, lang sói cười/ Rơi lệ tế hùng kiệt/ Ngước mắt tuốt gươm ra”.[2]
Mao Viễn Tân vừa đọc vừa liếc nhìn ông chú mình, chỉ sợ ông lên cơn thịnh nộ. Nhưng ông không nổi giận mà nặng nề thở một hơi dài rồi gục đầu xuống. Mấy sợi tóc bạc lơ thơ không che nổi cái đầu đã hói nhẵn. Có đến mấy chục phút ông gục đầu như thế không nói một lời. Mao Viễn Tân tưởng chú mình đã ngủ bèn khẽ quay người định đi ra, ai ngờ ông chú bỗng dưng mở miệng: “Rơi lệ hay là rơi máu?” “Rơi lệ.”
Khi viết “Giản báo” [Báo cáo ngắn], Diêu Văn Nguyên [một thành viên trong Bè Lũ Bốn Tên] lập tức sửa câu đó thành “ Rơi máu tế hùng kiệt”.
Đêm khuya ngày 5 tháng Tư, đại binh xuất quân, một trận quét sạch Quảng trường Thiên An Môn. Lại một lần nữa Quảng trường ngập máu tươi. Vương Hồng Văn ngồi trong Đại lễ đường nhân dân chỉ huy cuộc tàn sát này.
Sau khi dọn dẹp xong chiến trường, Vương hớn hở đến Trung Nam Hải gặp Mao Trạch Đông. Chủ tịch mặc quần áo ngủ đang nằm trên giường đọc “Hồng Lâu Mộng”.
Vương Hồng Văn nói: “Thưa Chủ tịch, chúng ta thắng rồi!”
Trái ngược với thần sắc mừng rỡ của Vương Hồng Văn, khuôn mặt Mao Trạch Đông đầy vẻ sầu muộn. Ông đang đọc đến đoạn Bảo Ngọc thành hôn với Bảo Thoa. Lâm Đại Ngọc một mình nằm trên giường lắng nghe tiếng đàn sáo tưng bừng từ phía xa vẳng lại, chắc hẳn cô cũng tưởng tượng ra cảnh tình nhân của mình giờ này đang làm tình với kẻ khác, nghĩ đến chuyện ấy, lòng cô đau như cắt. Vốn là người mềm yếu thấy hoa rụng cũng khóc, thế mà lúc này mắt Đại Ngọc lại ráo hoảnh, cô nói: “Bảo Ngọc, ní hảo……”. Không có đoạn viết tiếp.
Vương Hồng Văn oang oang kể lại trận kịch chiến trên Quảng trường Thiên An Môn, miệng bắn nước bọt tung tóe. Mao Trạch Đông vẫn nằm như cũ, không ngẩng đầu lên. Vương Hồng Văn báo cáo xong, chờ đợi vị Thầy dẫn đường của mình khen ngợi. Chẳng ngờ Mao Trạch Đông nói: “Đại Ngọc nói: ‘Bảo Ngọc, ní hảo [chào anh]……’, hảo cái gì thế? Đây thật là bí ẩn muôn đời. Ní hảo cái lòng lang dạ thú ư? Ní hảo hao [anh gắng mà] chiều Bảo Thoa ư? Anh không trông nom việc nhà ư?……”
Vương Hồng Văn tiu nghỉu. Mao Trạch Đông hoàn toàn chẳng nhìn Vương Hồng Văn, mà tiếp tục lúng búng trong miệng: “Ní hảo hao [anh gắng mà] ngủ ư? Ní hảo [anh thật] khổ ư? Anh thật khổ…… Anh thật khổ? À, đúng rồi, là câu: Anh thật khổ. ……”
Ngày mồng 6 tháng Tư, Bộ Chính trị họp, xác định sự kiện Thiên An Môn là bạo loạn phản cách mạng. Mao Trạch Đông tay run rẩy viết lời phê duyệt: “Sĩ khí hăng hái lớn, tốt! Tốt! Tốt! Một Thủ đô, hai Thiên An Môn, ba đốt đánh, tính chất đã thay đổi rồi.”[3]
Tối hôm ấy ông ốm. Sốt. Ho, đờm có máu. Ông bảo mọi người sĩ khí hăng hái lớn mà sĩ khí của ông thì không gượng dậy nổi. Hôm ấy do tâm trạng chán chường, ông nói nhiều nhất đến cái chết. Vương Hồng Văn đến thăm ông, ông hỏi người kế vị trẻ tuổi này: “Sau khi tôi chết rồi, Trung Quốc sẽ xảy ra chuyện gì?”
Trước đây một năm, ông từng hỏi Vương Hồng Văn và Đặng Tiểu Bình cùng một vấn đề như vậy. Vương trả lời: “Toàn Đảng sẽ tự giác thi hành đường lối cách mạng của Chủ tịch Mao, tiến hành cách mạng đến cùng.” Đặng ồm ồm nói: “Quân phiệt hỗn chiến.” Mao Trạch Đông tán thưởng câu nói của Đặng.
Lúc này Vương Hồng Văn ngớ người ra một lúc, rồi chớp lấy cái khôn lỏi của Đặng Tiểu Bình, Vương khẽ trả lời: “Quân phiệt hỗn chiến”.
Mao Trạch Đông lườm Vương một cái: “Nói bậy nào.”
Trương Ngọc Phượng cho ông uống thuốc. Ông vuốt ve tay cô: “Bác kể cho cháu nghe câu chuyện này. Hôm ấy ở Diên An trời mưa có sấm sét. Ông Chủ tịch huyện bị sét đánh chết. Bà con bảo nhau, sét đánh không chết Mao Trạch Đông. Bác rút ra một kết luận: sét đánh bác không chết nhưng bệnh tật thì có thể đánh chết bác.” Trương Ngọc Phượng đưa thìa thuốc vào miệng ông. Miệng ông run lập cập, thuốc rớt ra ngoài.
Tối hôm ấy Mao Trạch Đông muốn xem phim. Trương Ngọc Phượng lấy từ Văn phòng Trung ương về một bộ phim mới “Cuộc chiến đấu khó quên”. Hôm nay Mao Trạch Đông ốm, cho nên người ngồi bên cạnh ông là cô Y tá trưởng của Phòng khám bệnh Trung Nam Hải. Đoạn mở đầu phim có cảnh Giải phóng quân giải phóng được một thành phố, quân đội xếp hàng tiến vào. Dân chúng tay cầm những lá cờ nhỏ đứng hai bên đường chào đón. Bỗng dưng Y tá trưởng cảm thấy có một luồng hơi ẩm thoảng qua. Cô nhìn Mao Trạch Đông và giật mình. Hai dòng nước mắt lóng lánh hiện lên trên khuôn mặt ông. Mao Chủ tịch khóc rồi! Y tá trưởng để ý thấy nước mắt ông tiếp tục trào ra. “Chủ tịch sao thế ạ?” – cô hỏi.
Trên màn ảnh hiện lên cảnh một đám học trò đem những bọc cơm nhỏ tặng các chiến sĩ Giải phóng quân. Mao Trạch Đông chỉ lên màn ảnh hỏi Y tá trưởng: “Cháu có mặt trong đám học trò này không đấy?” Ông biết rằng hồi mới giải phóng, Y tá trưởng là học sinh Thượng Hải. Đúng là năm ấy cô cũng đứng trong đoàn người ra đường hoan nghênh bộ đội ta. Mao Trạch Đông hỏi thế làm Y tá trưởng bỗng dưng chẳng biết vì sao cảm thấy trong lòng xót xa, nước mắt vỡ òa ứa ra. Cô gật gật đầu: “Thưa vâng, cháu có ở đấy ạ.”
Mao Trạch Đông cũng gật gật đầu. Hơi ẩm từ khuôn mặt ông tỏa ra càng nhiều hơn. Xa một chút vẳng lên tiếng thút thít, đó là Trương Ngọc Phượng. Các nhân viên phục vụ khác cùng khóc theo. Những giọt nước mắt của Mao Trạch Đông đã truyền cảm cho mọi người. Ngược lại, tiếng khóc của họ lại truyền cảm cho ông.
Mao Trạch Đông, bàn tay sắt thống trị Trung Quốc mấy chục năm nay, khi vợ con chết ông đều chưa hề nhỏ một giọt nước mắt, thế mà bây giờ lại thút thít khóc thành tiếng. Mỗi lúc càng không thể kiềm chế mình, ông lấy tay bưng mặt, nước mắt chảy qua kẽ tay rơi xuống. Tiếng khóc vang lên khắp gian phòng. Buổi chiếu phim không thể tiếp tục được nữa. Trương Ngọc Phượng và Y tá trưởng dìu Mao Trạch Đông đi ra…..
Thượng Đế dùng một chữ “sinh” để trưng bày tác phẩm của mình, sau đó dùng một chữ “Tử” thu về tất cả. Nửa năm sau sự kiện Thiên An Môn, Mao Trạch Đông từ giã cõi đời.
Lưu Á Châu sinh 1952, hội viên Hội Nhà văn Trung Quốc, Ủy viên Trung ương ĐCSTQ khóa XVIII, Thượng tướng, Chính ủy Đại học Quốc phòng Trung Quốc, con rể cựu chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm, có quan điểm phê phán Khổng Tử và Mao Trạch Đông.
Hình: Người dân tưởng niệm Chu Ân Lai trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1976.
Nguồn: Ba bài viết của Thượng tướng Lưu Á Châu làm rúng động lòng người Trung Quốc: Phác họa chân dung Mao, Lưu, Chu. Bài một:  “Chứng nhân của quảng trường”. 刘亚洲上将令人震撼的三篇文章:写意毛刘周 – 《广场的见证》
—————
[1] Từ Hán-Việt là ngoạn thâm trầm; từ này không có trong từ điển. Tạm hiểu là đùa cợt với sự thâm trầm. Người thâm trầm là người sắc sảo, rất hiểu biết nhưng kín đáo. Kẻ chơi trò thâm trầm là kẻ tư tưởng nông cạn nhưng lại tỏ ra sâu sắc, kém hiểu biết nhưng lại tỏ ra rất hiểu biết. Có học giả Trung Quốc nói thâm trầm là một trong 4 đặc trưng lớn của dân tộc Trung Quốc. Năm 1966, Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa, tưởng rằng đó là hành động có ý nghĩa thâm sâu, nhưng thực ra là nông nổi, ấu trĩ, ngạo mạn khinh đời.
[2] Dịp tiết Thanh minh 1976, mỗi ngày cả triệu dân kéo đến Quảng trường Thiên An Môn dâng hoa, đọc thơ, dán báo chữ lớn tỏ lòng thương tiếc Chu Ân Lai và chửi rủa chính quyền trong tay “Bè Lũ Bốn Tên” chống Chu Ân Lai. Ngày 5/4/1976, thanh niên Vương Lập Sơn đọc rồi dán thơ này lên Đài Liệt sĩ, dân chúng chép truyền tay nhau. Đại ý: Nhân dân đang đau buồn thương tiếc Thủ Tướng, bỗng nghe thấy “lời ma quỷ kêu” (tức tiếng loa phóng thanh yêu cầu giải tán biểu tình). Dân khóc thương, bọn lang sói Bè Lũ Bốn Tên thì hả hê cười. Dân rơi lệ tưởng niệm người anh hùng hào kiệt Chu Ân Lai. Hãy đứng lên đánh đổ chính quyền này. Câu thơ bị Bè Lũ Bốn Tên dựng thành “Vụ án phản cách mạng số 001”, đưa lên báo Nhân Dân và đài phát thanh, ra lệnh truy nã tác giả. Vương Lập Sơn trốn đi. Sau khi Bè Lũ Bốn Tên bị lật đổ, Vường Lập Sơn  được nêu tên là Thanh niên gương mẫu. Năm 2010 báo Trung Quốc có đăng bài phỏng vấn Vương Lập Sơn.
[3] Liên lạc viên Mao Viễn Tân (cháu ruột Mao Trạch Đông) mang Lời phê do Mao viết đưa cho Bộ Chính trị và giải thích: Chủ tịch Mao chỉ thị: Thủ đô, quảng trường Thiên An Môn đã xảy ra tình trạng [dân chúng biểu tình] đốt phá, đánh [đánh lại lực lượng đàn áp], các hoạt động ở đây đã có tính chất phản cách mạng. Trong bài này Lưu Á Châu muốn nói Mao đồng ý vụ đàn áp đẫm máu này, trái với quan điểm chính thống ở Trung Quốc (tránh phê bình Mao, mọi sai lầm của Cách mạng Văn hóa và vụ đàn áp 5/4/1976 đều đổ tội lên đầu Bè Lũ Bốn Tên).
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/09/28/mao-trach-dong-bien-co-thien-an-mon-1976/#sthash.txU8jmH7.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc "Đả hổ.." đến cao trào rùi đây!

NLĐO)- Đoàn Thanh tra của Bộ Tài nguyên- Môi trường chủ trì sáng nay 28-9 đã công bố quyết định thanh tra môi trường dự án Núi Pháo tại Thái Nguyên.

Sáng 28-9, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Thái Nguyên xác nhận, sáng nay Đoàn thanh tra Bộ TN-MT đã công bố quyết định thanh tra toàn diện môi trường dự án Núi Pháo.
Đoàn thanh tra do ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) làm trưởng đoàn; bà Trần Thị Minh Hương, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Thái Nguyên là một trong 3 phó trưởng đoàn thanh tra.
Dự kiến, việc thanh tra toàn diện môi trường dự án Núi Pháo sẽ kéo dài trong thời gian 45 ngày, tính từ ngày 28-9.
Bên trong nhà máy Núi Pháo
Bên trong nhà máy Núi Pháo
Dự án Núi Pháo là dự án khai khoáng lớn nhất Việt Nam của Công ty TNHH Khai thác và Chế biến khoáng sản Núi Pháo (Công ty Núi Pháo) thuộc Công ty CP Tài nguyên Masan (Công ty Masan).
Mỏ Núi Pháo tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, được xem là mỏ có trữ lượng vonfram lớn nhất thế giới, đang do công ty Masan Resources đầu tư và khai thác.
Theo ghi nhận của Báo Người Lao Động, sau một thời gian đi vào hoạt động, dự án này nhận được nhiều khiếu nại của người dân về tình trạng gây ô nhiễm môi trường cũng như giải quyết chưa rốt ráo việc di dời các hộ dân ra khỏi khu vực ô nhiễm.
Các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên cũng nhiều lần có kiến nghị lên Bộ TN-MT để xử lý một số vấn đề liên quan tới dự án này.
Người dân bức xúc phản ánh tình trạng ô nhiễm tại Núi Pháo
Người dân bức xúc phản ánh tình trạng ô nhiễm tại Núi Pháo
Trước đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết qua thanh tra, Bộ TN-MT sẽ cùng với UBND tỉnh Thái Nguyên hướng dẫn, chấn chỉnh Công ty Núi Pháo phải thực hiện đúng pháp luật; nếu phát hiện các vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đồng thời giải quyết thỏa đáng các kiến nghị, khiếu nại của người dân đối với hoạt động của Công ty.
N.Quyết

Phần nhận xét hiển thị trên trang

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC: NHIỀU VIỆC BỊ LẤY CỚ "NHẠY CẢM" ĐỂ KHÔNG MINH BẠCH THÔNG TIN


Vũ Ngọc Hoàng


 "Ở Việt Nam còn rất nhiều việc chưa được minh bạch, kể cả việc nhỏ và việc lớn, kể cả những chủ trương, quyết định và những vụ việc tiêu cực, tham nhũng, sai lầm. Nhiều việc được cho là “nhạy cảm” để lấy cớ đó không minh bạch thông tin.
LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu Phần 2 bài viết mới nhất của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, xung quanh một vấn đề mà ông luôn trăn trở - quyền lực và kiểm soát quyền lực.
Trong phần 1, tôi đã nói về lý do phải kiểm soát quyền lực. Trong phần 2 này, tôi xin góp bàn về quyền lực cần được kiểm soát như thế nào, bằng cách nào?
Kiểm soát quyền lực, Vũ Ngọc Hoàng, Tham nhũng, Lợi ích nhóm, Tự do ngôn luận, Con ông cháu cha, Tam quyền phân lập
Ông Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: Nhật Minh/ Vnexpress
Trước tiên phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Lời ấy không phải là hô khẩu hiệu, mà phải được thấm sâu trong hệ thống chính trị và trong cộng đồng nhân dân. Mọi người phải ý thức rõ ràng và đầy đủ về quan điểm ấy, thường xuyên thể hiện bằng hành động thực tế.
Bảo đảm việc lập hiến là của toàn dân (thông qua cử tri toàn quốc), nhân dân phải trực tiếp quyết định những vấn đề cơ bản của Hiến pháp (chứ không phải là nhân dân góp ý để Quốc hội xem xét). Phải trưng cầu dân ý đối với những vấn đề quan trọng của đất nước. Tiến tới Chủ tịch nước phải do nhân dân trực tiếp bầu (chứ không phải Quốc hội).
Kiểm soát bằng chính quyền lực Nhà nước
Tiếp theo, quyền lực phải được kiểm soát bằng chính quyền lực Nhà nước, quy định trong Hiến pháp và các luật liên quan về cơ cấu và chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước, trong đó có sự phân quyền giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp, các nhánh ấy độc lập tương đối với nhau, giám sát chéo và điều chỉnh lẫn nhau, nhằm hạn chế sai lầm, hoặc khi có sai lầm thì được phát hiện và điều chỉnh, khắc phục sớm nhất.
Nói chung, các nhà nước phong kiến chưa giải quyết được việc kiểm soát quyền lực, mặc dù có lúc đã có một số quy định tiến bộ, manh nha của kiểm soát quyền lực. Luật lệ của triều đình có những quy định cấm các quan không được làm.
Một số triều đại đã từng có các quan ngự sử ghi chép trung thực, khách quan mọi việc liên quan đến các quyết định và ứng xử của nhà vua, của triều đình để lịch sử đánh giá, phán xét công, tội. Vua cũng không được kiểm duyệt các ghi chép này. Có các gián quan để can gián vua không làm việc sai; có trống để thần dân kêu oan; có “quan tòa” liêm chính để phán xử đúng sai…
Tuy nhiên, về cơ bản vẫn chưa giải quyết được vấn đề kiểm soát quyền lực. Nguyên nhân là do quyền lực tập trung vào tay vua và hoàng tộc, vua bảo chết thì phải chết, ý vua là ý trời, ý vua là pháp luật, còn nhân dân chỉ là đối tượng bị cai trị, không có quyền tự do, kể cả quyền sống, trái ý vua thì tùy theo mức độ và sự nóng giận của vua mà bị trị tội, kể cả tru di tam tộc.
Thời kỳ đầu của chế độ tư bản cũng vậy, quyền lực tập trung vào tay những người giàu có và cũng không được kiểm soát. Khi chế độ tư bản phát triển đến một mức độ nhất định, đáng kể, có những bước tiến quan trọng về dân chủ xã hội, cộng với sự phát triển của các hệ tư tưởng, nhất là lĩnh vực triết học, làm thay đổi nhận thức và tư duy chính trị, thì quyền lực mới được kiểm soát đáng kể, và ngày nay vẫn đang phải tiếp tục hoàn thiện.
Phương pháp tiếp cận của nước ta lâu nay đối với vấn đề này chưa phải đã tốt, quyền lực nhìn chung chưa được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí không ít trường hợp hầu như không có kiểm soát, và trên thực tế, việc lạm dụng quyền lực đã rất nhiều. Chính nó đã tạo nên sự tha hóa đến độ rất phức tạp.
Gần đây Tổng Bí thư nói nhiều lần về việc kiểm soát quyền lực. Chúng ta có thể không dùng cụm từ “Tam quyền phân lập”, không tiếp thu theo kiểu bê nguyên, rập khuôn máy móc mô hình này của các nước phương Tây, vì mỗi quốc gia có đặc điểm văn hóa và ở giai đoạn phát triển khác nhau. Nhưng riêng về vấn đề kiểm soát quyền lực trong đó thì rất nên nghiên cứu một cách thật nghiêm túc.
Đồng thời với việc phân quyền một cách khoa học giữa ba nhánh nói trên, còn có sự phân công và kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận trong cùng một nhánh, nhất là hành pháp và tư pháp.
Thật sự tạo điều kiện để nhân dân hạnh phúc
Tiếp theo, kiểm soát quyền lực thông qua việc thực thi rộng rãi quyền dân chủ; kể cả hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện và dân chủ tham dự; thông qua chế độ tranh cử, đề bạt và miễn nhiệm cán bộ; minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình của các tổ chức và cá nhân được giao quyền lực; sự giám sát của công luận, của nhân dân; tự do tư tưởng và tự do ngôn luận để thể hiện chính kiến của những con người tham gia làm chủ đất nước.
Trong đó, cần phát huy tốt vai trò của xã hội dân sự lành mạnh. Ở đây, cần hiểu cho đúng xã hội dân sự với tư cách là các tổ chức và phong trào lành mạnh, hợp pháp, do nhân dân tự giác và tự nguyện lập ra. Nó không phải là một hình thái kinh tế - xã hội nào mà là một bộ phận hợp thành của xã hội hiện tại; không phải là tổ chức của nhà nước mà ngân sách phải cấp kinh phí và cũng không phải là đơn vị kinh tế hoạt động vì mục đích lợi nhuận.
Các tổ chức này ra đời và tồn tại nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng xã hội; nó là phương thức rất quan trọng để thực thi quyền dân chủ của nhân dân. Nó đã từng tồn tại và đang tồn tại trong xã hội Việt Nam truyền thống trước đây và trong xã hội Việt Nam hiện tại, tất nhiên là chưa hoàn chỉnh, chưa hiện đại.
Nhân dân có quyền chất vấn, yêu cầu cơ quan nhà nước phải giải trình; có quyền phản đối những việc làm mà nhân dân cho là sai trái; có quyền yêu cầu cán bộ từ chức hoặc bị cách chức… Các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm lắng nghe, điều tra xác minh, tiếp thu, trả lời, giải trình, không được ngăn cản cấm đoán nhân dân thể hiện chính kiến một cách ôn hòa.
Phải khuyến khích công luận lên tiếng phê phán, phản đối những việc sai trái (kể cả của lãnh đạo) để tăng sức đề kháng của cơ thể xã hội. Ở đâu và khi nào mà công luận bị hạn chế, ngăn cản thì ở đó và lúc ấy cơ thể xã hội đang giảm sức đề kháng (đến một lúc bệnh nặng dần, trở thành liệt kháng - đó chính là căn bệnh HIV chết người).
Trong một xã hội tiến bộ, việc minh bạch thông tin có vị trí rất quan trọng, mọi người dân đều có quyền tiếp cận thông tin, không ai được bưng bít thông tin, giống như “ánh sáng ban ngày” thay cho “đêm tối”, để cái xấu, cái ác không còn nơi ẩn nấp, phải lộ rõ nguyên hình. Lâu nay ở Việt Nam ta còn rất nhiều việc chưa được minh bạch, kể cả việc nhỏ và việc lớn, kể cả những chủ trương, quyết định và những vụ việc tiêu cực, tham nhũng, sai lầm.
Chính sự không minh bạch này đã làm cho nhân dân nghi ngờ, mất lòng tin. Nghi ngờ dung túng, bao che, cùng “lợi ích nhóm”. Nhiều việc được cho là “nhạy cảm” để lấy cớ đó mà không minh bạch thông tin. Chính việc không minh bạch ấy đã làm hạn chế hiệu quả của cuộc chiến chống tham nhũng và “lợi ích nhóm”, nếu như không muốn nói rằng nó cản trở các công việc ấy.
Một nhà nước của dân, cớ sao không báo cáo đầy đủ cho nhân dân biết? Nếu lãnh đạo không có ai dính dáng gì tiêu cực trong đó thì tại sao lại sợ minh bạch? Muốn minh bạch thông tin thì lãnh đạo Đảng và Nhà nước phải mở rộng hành lang hơn nữa cho tự do ngôn luận và báo chí, còn bản thân báo chí cũng phải dũng cảm, bản lĩnh và nâng cao đạo đức nghề nghiệp, nhà báo dám dấn thân cho lẽ phải và không để bị mua chuộc.
Cũng có ý kiến lo ngại rằng, khi minh bạch thông tin về các vụ việc thì nhân dân sẽ mất lòng tin hơn nữa. Tôi không nghĩ như vậy? Không minh bạch mới làm mất lòng tin. Ai cũng có quyền nghi ngờ cả. Và người lãnh đạo tốt cũng mang tiếng lây. Không dám minh bạch vì sợ mất lòng tin thì đó là thứ lòng tin bị đánh lừa, lòng tin nhầm lẫn.
Văn học nghệ thuật cũng cần phải tích cực tham gia “trừ gian” để góp phần “tải đạo” theo các giá trị nhân bản và phương pháp nghệ thuật phù hợp. Để thực thi dân chủ, việc đầu tiên là thật sự tạo điều kiện cho nhân dân được mở miệng. Đó là cách nói mộc mạc dễ hiểu nhưng là chân lý của Hồ Chí Minh.
Nhà nước rất cần nghiên cứu chỉnh sửa các điều luật về tội “Tuyên truyền chống nhà nước” để cho nhân dân với tư cách là “ông chủ” được tự do phê bình đối với bộ máy và cán bộ phục vụ nhân dân, không để cho “đầy tớ” lợi dụng những quy định chưa chặt chẽ mà quy chụp, tống giam “ông chủ”, làm thay đổi bản chất của nhà nước nhân dân. Tất nhiên đồng thời phải chống loạn ngôn, chống vu cáo và xúc phạm các cá nhân và tổ chức, vi phạm tự do của người khác, kể cả nhân dân và người lãnh đạo.
Kiểm soát quyền lực, Vũ Ngọc Hoàng, Tham nhũng, Lợi ích nhóm, Tự do ngôn luận, Con ông cháu cha, Tam quyền phân lập
Còn rất nhiều việc chưa được minh bạch, kể cả những chủ trương, quyết định và những vụ việc tiêu cực, tham nhũng, sai lầm. Ảnh minh họa
Lãnh đạo chủ chốt phải qua tranh cử
Công tác cán bộ lâu nay, bên cạnh những mặt làm được, nhìn chung trong hệ thống chính trị chưa tuyển chọn và sử dụng được nhân tài. Lịch sử nước ta đã nhiều lần lặp đi lặp lại như vậy.
Trong chiến tranh, với sức mạnh thiêng liêng của hồn nước, nhân tài tụ về dưới cờ khởi nghĩa để chiến đấu vì mẹ hiền Tổ quốc. Đến khi hòa bình thì nhân tài, trung thần thưa vắng dần, còn nịnh thần thì chui vào ngày càng nhiều trong triều chính, dẫn đến tha hóa quyền lực và sụp đổ.
Cách làm công tác cán bộ chủ yếu là sắp đặt theo ý chí và cách tư duy còn nhiều chủ quan của người lãnh đạo. Không ít trường hợp sắp xếp cán bộ theo quan hệ, hậu duệ, “lợi ích nhóm”; bị đồng tiền chi phối, thậm chí đồng tiền đã quyết định trong nhiều trường hợp; đề bạt con cháu, đồ đệ và những người ăn cánh.
Từ xưa tới nay, chế độ và triều đại nào cũng vậy, nạn mua bán chức quan là một trong các biểu hiện tha hóa quyền lực nguy hại nhất. Ở Việt Nam, nhiều năm rồi, cụm từ “buôn quan”, “buôn vua” đã xuất hiện, tồn tại và lan truyền. Ngôn ngữ không ngẫu nhiên mà có. Nó ra đời để phản ánh một thực trạng trong đời sống chính trị - xã hội.
Đến nay nạn chạy chức, chạy quyền đã trở nên khá phổ biến, có những trường hợp cứ như là đương nhiên, rất đáng lo ngại, kể cả ở những lĩnh vực hệ trọng. Công tác cán bộ chưa có được một cơ chế khoa học để tuyển chọn và sử dụng được nhân tài, tư tưởng phong kiến còn ảnh hưởng nặng nề và những năm gần đây lại cộng với mặt trái của cơ chế thị trường và sự tha hóa quyền lực.
Cần đổi mới mạnh mẽ và căn bản công tác cán bộ theo hướng cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải qua tranh cử trong môi trường thật sự tôn trọng ứng cử tự do và đề cử của các tổ chức chính trị - xã hội; chọn cán bộ chuyên môn phải qua thi tuyển, thực chất và nghiêm túc, khách quan, vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Đó cũng là cách để nhân dân và đông đảo cán bộ tham gia giám sát quyền lực trong việc giao quyền lực cho cán bộ. Nâng cao chất lượng của đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp lựa chọn những người có năng lực và bản lĩnh làm đại biểu chân chính và xứng đáng của nhân dân, dám nói tiếng nói trung trực đấu tranh bảo vệ lợi ích của nhân dân.
Khi các đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đã được nhân dân bầu chọn thì phải toàn tâm toàn ý, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, lắng nghe nhân dân, nói tiếng nói của nhân dân, biểu quyết vì nhân dân. Tiến tới công khai cho nhân dân biết các đại biểu ấy biểu quyết thế nào đối với những công việc mà nhân dân bức xúc quan tâm, để giám sát sự trung thành với dân.
Tổ chức Đảng phải làm nòng cốt kiểm soát quyền lực
Nếu các đại biểu ấy là đảng viên thì càng phải gương mẫu thức hiện ý dân, coi lòng dân là sơ sở quan trọng nhất để hành động - đó là nguyên tắc cao nhất. Tổ chức Đảng đã giao cho đảng viên nhiệm vụ làm đại biểu chân chính của nhân dân, đảng viên cứ thế mà hành động; tổ chức Đảng không cầm tay chỉ việc, không yêu cầu đảng viên phải biểu quyết và phát ngôn cụ thể theo ý kiến cấp ủy.
Trung thành với nguyện vọng của dân, nói tiếng nói của dân - đó chính là nhân cách và ý thức đảng viên chân chính. Đảng vì nhân dân mà hành động chứ không vì cái gì khác, không để cho “nhóm lợi ích” chi phối và thao túng.
Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng lâu nay không ít trường hợp đã sử dụng biện pháp hành chính và quyền lực, thậm chí đã trở thành cơ quan quyền lực cao nhất trên thực chất, và cũng chưa có cơ chế kiểm soát quyền lực.
Với cách này, nếu kéo dài thì tổ chức Đảng sẽ bị quyền lực làm tha hóa, vừa hỏng công việc lãnh đạo đất nước, vừa hỏng bản thân tổ chức Đảng. Cần đổi mới một cách căn bản nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng Đảng không làm thay, không chồng chéo với công việc Nhà nước, nhất là việc sử dụng quyền lực, mà chuyển mạnh sang lãnh đạo chủ yếu bằng các giá trị văn hóa, từ chủ trương hợp lòng dân đến noi gương và thuyết phục, không áp đặt một chiều bằng biện pháp tổ chức, hành chính và quyền lực.
Đảng phải đại diện chân chính và xứng đáng nhất cho ngọn cờ dân chủ; phát hiện và chọn lựa cho được các hiền tài để giới thiệu với nhân dân. Đó cũng là cách làm truyền thống mà trước đây, trong điều kiện chưa cầm quyền, Đảng đã từng sử dụng để trở thành một Đảng lãnh đạo của nhân dân.
Bản thân trong tổ chức của Đảng cũng cần phải có cơ quan do đại hội cử ra để giám sát cán bộ lãnh đạo về nhân cách và việc sử dụng quyền lực. Tổ chức Đảng không đứng lệch về phía quyền lực và sử dụng quyền lực nhà nước, mà nghiêng về phía nhân dân, tập trung lãnh đạo và làm nòng cốt trong kiểm soát quyền lực, thực hành dân chủ rộng rãi và phát huy vai trò các tổ chức của xã hội dân sự lành mạnh để tham gia xây dựng, bảo đảm cho nhà nước thật sự là nhà nước của nhân dân - là mục tiêu xây dựng nhà nước mà Đảng nói lâu nay.
Vũ Ngọc Hoàng
*Tiêu đề, các tiêu đề phụ của bài viết do Tuần Việt Nam đặt.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

lửa trên núi Voi Nằm

Đấy là quãng thời gian tôi nhận được quá nhiều những khái niệm mới về cuộc sống: “lửa của thế kỷ”, rồi “người của thế kỷ” (người của thế kỷ đã về ngự trên núi).
Chuyện bắt đầu từ một ngọn lửa nhỏ trên núi Voi Nằm. Có thể là có ai đó trong số những người làng tôi đã nhìn thấy thật. Đêm, có ai đó trong làng đã nhìn thấy ngọn lửa trên núi Voi Nằm. Có thể chỉ là như thế. Nhưng qua trí tưởng tượng của người làng, như một thứ cơ năng chẳng thể giải thích nổi, ngọn lửa nhỏ trên núi đã trở thành câu chuyện lớn. Người làng tôi gọi ngọn lửa ấy là lửa của thế kỷ.
Chuyện lửa thì đã quá lâu đời. Buổi hồng hoang lửa là câu chuyện vui và hệ trọng. Lửa ở ngoài trời làm sáng đêm tiền sử. Lửa trong lòng làm nảy sinh khả năng nghĩ ngợi và ngôn ngữ loài giống (nhưng bỗng có lúc con người lại muốn đem lửa thiêu rụi cả hiện thực cuộc sống).
Thật ra, khi tiếp nhận được khái niệm này tôi cũng chỉ lơ mơ nghĩ “lửa của thế kỷ” như một ẩn dụ về một sự bùng cháy lớn lao nào đó sau những dồn nén ngoài sức chịu đựng.
Nhưng người làng tôi bỗng kháo nhau rằng “người của thế kỷ đã về ngự trên núi”. Đấy là một ông lão, ông lão của thế kỷ, đêm đêm đốt lửa trên núi, lửa của thế kỷ, để cảnh báo điều hệ trọng sắp xảy ra.
Điều hệ trọng gì?
Không ai nói được.
Lửa trên núi bỗng trở thành truyền thuyết.
Nhưng núi vốn là truyền thuyết
Và làng tôi, cũng như núi, vốn cũng là truyền thuyết.
Truyền thuyết nói rằng thuở mới có trời đất, tổ tiên người làng tôi ở chung với chim chóc hươu nai voi thỏ trên núi Voi Nằm. Cũng có thể, chúng tôi, lớp hậu thế trong làng, là hậu duệ của những cuộc hôn phối giữa giống người hommo sapiens với các giống chim chóc hươu nai voi thỏ trên núi. Cho nên, ngày nay, ở trong làng, tôi thường hay buồn vui theo tiếng chim buồn vui trên núi Voi Nằm. Nhưng đấy là chuyện của tôi. Còn chuyện của núi của làng thì như một cuộc bùng nổ về địa linh nhơn kiệt. Tổ tiên người làng tôi xưa có người nghe được tiếng cựa mình của mặt trời mặt trăng, có người trò chuyện được với muông thú trên rừng. Ngôi làng dưới chân núi là nơi sản sinh những nhơn kiệt. Nhưng rồi tất cả như đã bị phá hỏng bởi sự ngu xuẩn tích tụ qua các thời đại lịch sử. Nhơn kiệt có vẻ chẳng còn là bao. Và cây trên núi Voi Nằm cũng có vẻ chẳng còn là bao. Núi ngày nay có thể gọi là một ngọn núi đá. Từ làng tôi nhìn về phía nam thấy núi con voi đá nằm buồn bã nhìn con người của thế kỷ.
Và đêm tôi lại ra hiên hè ngồi chờ lửa trên núi Voi Nằm. Thật ra, tôi chưa bao giờ nhìn thấy lửa. Nhưng trong trí tưởng tôi thì đã quá nhiều lần tôi nhìn thấy lửa. Đã quá nhiều lần tôi trò chuyện với ông lão của thế kỷ. Đó là một ông lão cười khóc bất thường.
Vậy thì điều hệ trọng gì sắp xảy ra?
Tôi hỏi.
Ông lão chỉ tay vào vầng trán của ông như thể muốn bảo tôi hãy suy gẫm sẽ biết. Tôi chợt nhìn thấy một bầu trời đang ấp ủ bao nhiêu là cơ duyên kỳ bí. Bầu trời lồng lộng ở trên đầu tôi.
Rồi một ông lão trong làng gặp tôi và nói:
Đêm hôm qua ta đã nghe thấy tiếng nói của ông lão thế kỷ.
Ông ấy nói gì? Tôi hỏi.
Khi chúng đến thì rừng biển ruộng vườn làng mạc không còn! Ông đáp.
Một thứ dụ ngôn trên núi. Tôi ngẫm nghĩ.
Và sau đó thì câu hỏi có tính định mệnh bắt đầu hình thành trong đầu óc dân làng. Ngày ngày gặp nhau, người làng tôi lại hỏi nhau: Chúng là ai? Hử?
Vào một đêm, tôi ra hiên hè ngồi chờ lửa trên núi Voi Nằm, thấy ông lão thế kỷ nhìn tôi cười. Và thứ khái niệm mới ấy xuất hiện trong đầu tôi:
Giặc!
Nhất định chúng là giặc. Tôi nghĩ.
Tôi biết khái niệm ấy hình thành trong nhận thức của tôi như hậu quả tất yếu của một cuộc sống luôn bị lệ thuộc quá nhiều vào những thứ thế lực đen tối, và luôn bị đè nén ở bên dưới quá nhiều những tầng áp bức.

Giã 11AM 1/7/2016



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chống tham nhũng!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chưa bao giờ người Sài Gòn sợ mưa như lúc này


Đúng một tháng kể từ cơn mưa chiều 26-8, chiều 26-9, ngay giờ tan tầm, một cơn mưa “khủng” trút xuống làm người dân cả thành phố hàng chục triệu dân nhốn nháo.
 >> Gần 1.400 ô tô, xe máy bị nhấn chìm trong trận mưa “lịch sử”
 >> Trận mưa lớn nhất hơn 40 năm qua “nhấn chìm” 59 tuyến phố Sài Gòn
 >> Sài Gòn mưa lớn: Xe máy ngập ngang yên, nhà dân ngập nửa mét

Đường đường ngập, nhà nhà ngập, nhà người dân trong hẻm ngập đã đành; ngoài “đường cái” thênh thang. Bệnh viện, trường học, công sở, bến xe… ngập; lươn ngộp trườn lên mặt nước. Nhiều tòa nhà được xem là hiện đại bậc nhất Sài Thành, trong đó có tòa Bitexco cũng lênh láng nước.
Sân bay Tân Sơn Nhất lại cũng không ngoại lệ. Hơn chục chuyến bay không xuống được đành phải di chuyển và đáp ké xuống sân bay lân cận. Rất nhiều hành khách bị trễ chuyến bay cũng vì… ngập.
Thật ra chuyện Sài Gòn mưa là ngập, ngập toàn diện là chuyện không lạ, không mới và đã liên tục xảy ra trong nhiều năm nay. Có điều, đáng ngại nhất chính là xu hướng lần ngập sau lại sâu hơn… lần ngập trước.
Lực lượng Cảnh sát PCCC Bình Thạnh đang dùng bơm hút nước ở các tầng hầm đường Phan Xích Long. Ảnh Phạm Hữu
Lực lượng Cảnh sát PCCC Bình Thạnh đang dùng bơm hút nước ở các tầng hầm đường Phan Xích Long. Ảnh Phạm Hữu

Người dân ở vùng trung tâm của thành phố được xem là “đầu tàu” của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giờ cứ như con nghiện – rất sợ nước. Sợ đến mức ám ảnh, mới thấy trời chuyển mây đen đã sợ.
Người dân Sài Gòn sợ ngập đến mức phải thốt lên những ý tưởng là lạ song rất hợp với phương châm “sống chung với ngập”. Trong cơn mưa chiều nay, tôi nghe nhiều người dân trú mưa ước có loại phương tiện “xe máy xuồng”, tức bình thường thì là xe máy, khi đường ngập thì chiếc xe ấy chuyển thành xuồng.
Cũng trong cơn mưa, người dân đặt chỉ tiêu cho lãnh đạo và ngành chức năng thành phố rằng chẳng cần gì cao xa, chỉ cần tới năm 2020, giải quyết được nạn kẹt xe và ngập là xuất sắc lắm rồi.
Có người trong cơn sợ nhưng lại nghĩ “ngập là đặc sản của Sài Gòn”; hay “trước thì dân mền Tây, giờ thì dân Sài Gòn sống chung với lũ”; hoặc “đây là cơ hội để Sài Gòn kêu gọi đầu tư thủy điện”. Đâu đó, tôi nghe giọng người dân nhận xét chua xót: “Sài Gòn đâu có điểm đen bởi hễ mưa là nơi nào cũng ngập”.
Sài Gòn sau cơn mưa “khủng” chiều nay không ai thống kê được bao nhiêu xe máy, ô tô bị chìm trong nước; không ai thống kê bao nhiêu người lạnh run người do ngâm mình dưới nước cả mấy tiềng đồng hồ để chờ hết mưa, nước rút, và hết tắc đường.
Chuyện đi đứng, kinh doanh, đời sống của người dân bị xáo trộn, thiệt hại bao nhiêu cũng khó có thể thống kê. Chỉ biết rằng ai bước ra đường cũng bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi ngập với đủ mức độ. Thương nhất là hàng ngàn người lao động vừa tan tầm đã phải dầm mưa, đón con, di chuyển vật vã, khổ sở từ trung tâm về nhà tận ngoại thành xa lắc trong cái lạnh.
Thông tin lúc 21h cùng ngày 26-9 mà chúng tôi có được từ một đơn vị chức năng của TP, đó là trận mưa chiều nay có lượng mưa lớn, đo được tại các trạm (quận 9, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh) ở mức từ 103 – 135mm. Đây được xem là một trong những trận mưa lớn và diện rộng từ đầu mùa, gây ngập nghiêm trọng hơn 30 điểm.
Sài Gòn khi nào hết cảnh lần ngập sau sâu hơn lần ngập trước? Người dân Sài Gòn bao giờ cảm hứng trở lại với đặc điểm “chợt mưa chợt nắng” chưa xa đã nhớ.
Câu hỏi thật không dễ trả lời và có lẽ “ông trời” cũng chưa thể biết!
Theo Thái Bình

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bầu Đức "sập tiệm": Còn lại những gì khi bán tài sản trả nợ?


Trước mắt để tạo dòng tiền, cải thiện tình hình thì HAGL phải bán các tài sản các tài sản có thanh khoản như mía đường, thủy điện, bò sữa. Theo lãnh đạo công ty, nhiều khả năng HAG sẽ trả được 6.400 tỷ đồng trong tổng số 26.683 tỷ đồng dư nợ hiện tại.

Chủ tịch HAGL Đoàn Nguyên Đức. Ảnh: HAGL
Công ty của Bầu Đức sẽ còn lại những gì sau khi bán mảng mía đường, bò sữa, dự án bất động sản tại Myanmar, thậm chí 20.000 ha cao su tại Lào.

Mới đây tại Đại hội cổ đông thường niên, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG – HAGL) đã công bố kế hoạch bán tài sản để trả nợ.

Trả 6.400 tỷ đồng nợ ngân hàng

Tính đến 30/6/2016, tổng tài sản của HAGL là 51.105 tỷ đồng, nợ phải trả là 32.996 tỷ đồng. Hiện tại, phương án tái cơ cấu nợ của HAGL vẫn chưa có kết quả cuối cùng.

Tại thời điểm ngày 30/9/2016, HAG có 12.343 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 14.340 tỷ đồng nợ dài hạn. Mỗi ngày công ty phải trả lãi vay ngân hàng lên tới 5,6 tỷ đồng.

Vì vậy, HAGL đang đối mặt với các vấn đề về thanh khoản và những vấn đề này chỉ có thể được giải quyết khi Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại đồng ý gia hạn các khoản vay và cho phép HAG hoãn thanh toán vốn vay gốc và lãi vay.

Trước mắt để tạo dòng tiền, cải thiện tình hình thì HAGL phải bán các tài sản các tài sản có thanh khoản như mía đường, thủy điện, bò sữa. Theo lãnh đạo công ty, nhiều khả năng HAG sẽ trả được 6.400 tỷ đồng trong tổng số 26.683 tỷ đồng dư nợ hiện tại.

Cụ thể, HAGL bán Công ty Đường HAGL cho Tập đoàn Thành Thành Công với giá trị 2.200 tỷ đồng. Công ty đường nằm tại Attapeu, Lào bao gồm một nhà máy chế biến đường công suất 7.000 tấn mía/ngày, một nhà máy nhiệt điện, tổng vốn đầu tư hai nhà máy này là 1.400 tỷ đồng và diện tích trồng mía lớn khá lớn là 6.000 ha.

Chủ tịch HAGL Đoàn Nguyên Đức trả lời câu hỏi của cổ đông. Ảnh: HAGL
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT của HAG cũng cho biết là Tập đoàn đang trong quá trình bán 2 dự án thủy điện là Nậm Kông 2 và Nậm Kông 3 tại Lào với tổng giá bán là 2.800 tỷ đồng. Dự án Nậm Kông 2 sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm trong khi Nậm Kông 3 đã xây xong phần móng nhà máy. Tính đến cuối tháng 6 vừa qua, HAGL đã chi 2.535 tỷ đồng vào các dự án này. Theo các đồn đoán thì người mua đã đặt cọc 10% giá trị hợp đồng.

Toàn bộ tiền mặt thu về từ hai thương vụ này là 5.000 tỷ đồng và dự kiến các thương vụ sẽ hoàn tất trước cuối năm. Số tiền này sẽ được dùng để giảm nợ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

HAGL cũng sẽ sớm chuyển nhượng đàn bò sữa 7.500 con hiện tại vì tập đoàn đánh giá không mang lại lợi nhuận.

Bán rừng cao su không dễ dàng

Đối với dự án HAGL Myanmar Center, công ty cũng đang cố gắng bán dự án bất động sản này với giá trên dưới 10.000 tỷ đồng. Hiện tại, dự án Myanmar (Giai đoạn 1) tạo doanh thu khoảng 4 triệu USD/ tháng và lãnh đạo HAG ước tính từ năm 2017 trở đi, doanh thu hàng năm của dự án này sẽ đạt 50 - 60 triệu USD. Tuy nhiên, việc bán dự án bất động sản ở Myanmar cần nhiều thời gian.

Đặc biệt, bầu Đức cho biết, trong trường hợp xấu nhất, ngoài bán các tài sản trên thì HAGL có thể bán 20.000 ha cao su trong tổng số 38.428 ha cao su (tổng diện tích đất trồng các loại là 89.000 ha) tại tại Lào cho đối tác tiềm năng.

Hiện đã có một số đối tác lớn từ Trung Quốc đang muốn mua với giá 8.000 tỷ đồng. Nhưng việc bán rừng cao su sẽ vấp phải các thủ tục xin phép từ 2 Chính phủ Việt Nam và Lào nên việc bán dự án cao su rất khó khăn.

Hơn nữa giá cao su thành phẩm vẫn đang ở mức thấp và chưa có dấu hiệu đi lên, liệu có đối tác nào sẵn sàng bỏ vào đây số lượng lớn tiền như vậy.

Sẽ kinh doanh chính bằng bò thịt

Mặc dù là HAGL lên kế hoạch bán tài sản nhưng công ty vẫn muốn giữ lại mảng cốt lõi là cao su để chờ thị trường khởi sắc, dầu cọ và các diện tích canh tác nông nghiệp khác sau quá trình tái cơ cấu.

Như vậy, ngoài 38.428 ha cao su tại Lào mà HAGL chưa muốn bán hoặc rất khó bán thì công ty của Bầu Đức còn lại những mảng kinh doanh chính quan trọng nào.

Đó là mảng chăn nuôi, doanh thu từ việc nuôi bò thịt để cung cấp cho các lò mổ tại Hà Nội và TP.HCM đang chiếm tỷ trọng lớn nhất, 51% doanh thu của HAG. Quy mô đàn bò của HAG hiện khoảng 130.000 con.

Mảng cọ dầu, HAGL vẫn tiếp tục chăm sóc vườn cọ dầu và đã hoàn thành nhà máy chế biến cọ dầu với công suất 45 tấn quả/giờ, quý IV/2016 sẽ đi vào hoạt động chính thức.

Mảng kinh doanh bất động sản thì HAGL đã chuyển nhượng phần lớn sang cho Công ty An Phú vào năm 2013. Hiện nay, An Phú vẫn đang nợ HAGL lên tới 4.500 tỷ đồng.

Bất động sản cũng là nguyên nhân đem lại khoản lỗ 413 tỷ đồng sau nửa năm do HAGL thanh lý dự án bất động sản tại TP.HCM.

Ngoài ra, HAGL cũng dự kiến sẽ triển khai trồng các loại cây ăn trái tại Việt Nam, Lào và Campuchia nhằm tận dụng hết quỹ đất còn dôi dư của công ty.

(Zing News)

Phần nhận xét hiển thị trên trang