Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Các bác ngồi "xế hộp" nói gì :

Vỡ đường ống alumin Nhân Cơ: “Quả bom" môi trường ngang tầm Formosa!

Thảo luận trong 'Quán cafe Otofun' bắt đầu bởi BinhHannoverHôm qua, 19:01.
  1. 1/8/16 lúc 19:01#1
    BinhHannover
    BinhHannover Xe máy
    Biển số:
    OF-391776
    Ngày cấp bằng:
    12/11/15
    Số km:
    62
    Động cơ OF:
    10 mã lực
    http://www.baogiaothong.vn/vo-duong...bom-moi-truong-ngang-tam-formosa-d161551.html

    PGS. TS. Nguyễn Văn Phổ . Viện Công nghệ địa chất và Khoáng sản, (Hội Địa chất Việt Nam)

    Boxit nước ta có hàm lượng nhôm thấp so với thế giới, chỉ ở mức 32-36%. Trong khi đó, trên thế giới như: Nam Mỹ, châu Phi, Ấn Độ thì mỏ quặng trên 52-60%.

    Nếu so ra việc khai thác này hoàn toàn không có lợi về kinh tế, trong khi đó nguy hại đến môi trường thì hoàn toàn quá lớn. Nếu khai thác thì so lại lợi ích của trồng cao su, cà phê và cây trồng khác với boxit thì cái nào lợi hơn? Tôi chỉ đặt câu nói như vậy”.
    ------------------------------------------------------------------------
    PGS. TS. Nguyễn Văn Phổ bày tỏ lo lắng khi mới đây Nhà máy Alumin Nhân Cơ vỡ ống xút và tràn ra ngoài.

    “Hiện nay, trên thế giới người ta sợ nhất là bùn đỏ trong sản xuất nhôm từ boxit. Trong khi đó, công nghệ của thế giới hiện nay vẫn chưa xử lý được loại xút trong bùn đỏ. Xút này xả ra ngoài thì mức độ phá hủy quá kinh khủng, mọi thứ nó đi qua đều bị tiêu diệt hết”, vị chuyên gia phân tích.

    “Tây Nguyên là khu vực nằm ở vị trí đầu nguồn các con sông, suối chảy về Nam Trung bộ, Nam bộ. Nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường liên quan đến boxit thì hậu họa sẽ khôn lường. Công nghệ xử lý bùn đỏ trên thế giới chưa nước nào chế ngự được xút. Nếu mà vỡ ra thì nguy hại toàn vùng, ảnh hưởng đến dòng chảy, môi trường sống của sinh vật ở các dòng sông, con suối trong khu vực… Tôi nghĩ ở góc độ tác hại môi trường chẳng khác gì Formosa”, PGS. Phổ lo ngại.
     
  2. 1/8/16 lúc 22:56#2
    15a08331
    15a08331 Xe tải
    Biển số:
    OF-406836
    Ngày cấp bằng:
    25/2/16
    Số km:
    201
    Động cơ OF:
    5 mã lực
    Những thằng có quyền quyết định được thì nó uống nước đóng chai nhập khẩu ăn thực phẩm an toàn có kiểm tra đàng hoàng,ít nữa hạ cánh thì có hộ chiếu nước ngòai rồi chubgs nó cuốn xéo đi hết chỉ có dân nghèo không tiền là khổ thôi.e nhớ lại có đọc bài báo gàn đây nhất có so sánh tuyên truyền đông lào là xứ hạnh phúc nhất nhì tg theo cái tiêu chuẩn sóc lọ nào ấy,vậy mà số lượng người di cư cao nhất trong khu vực nam á tính 10 năm trở lại đây!thật là trình độ ma mị đạt tầm ảo diệu quá rồi,nghe tin tức mà như cổ tích
     
  3. 1/8/16 lúc 23:31#3
    tommy2015
    tommy2015 Xe tải
    Biển số:
    OF-366942
    Ngày cấp bằng:
    16/5/15
    Số km:
    237
    Động cơ OF:
    22 mã lực
    người ta phỏng vấn những người di cư được câu trả lời hạnh phúc nên càng nhiều người di cư thì đương nhiên là hạnh phúc thôi.
     
  4. 1/8/16 lúc 23:38#4
    reprocess_edd
    reprocess_edd Xe buýt
    Biển số:
    OF-405705
    Ngày cấp bằng:
    19/2/16
    Nơi ở:
    Lò Đúc
    Số km:
    607
    Động cơ OF:
    156 mã lực
    em nghi đây là do bọn vịt tân kích động, chống phá, lạm dụng, sàm sỡ ... nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ ỉa xả hội của ta. Đừng nên mắc mưu chúng nó
     
  5. 1/8/16 lúc 23:43#5
    flowerhn
    flowerhn Xe tăng
    Biển số:
    OF-176086
    Ngày cấp bằng:
    10/1/13
    Nơi ở:
    TÂN XUÂN XUÂN ĐỈNH TL HN
    Số km:
    1,654
    Động cơ OF:
    3247 mã lực
    Giờ bới lại thì có đóng cửa đc nó ko???? Nhiều người tù tội vì cái bioxit này đấy, mà họ vì cái gì????????
     
  6. 1/8/16 lúc 23:44#6
    scorp8x
    scorp8x Xe điện
    Biển số:
    OF-87829
    Ngày cấp bằng:
    8/3/11
    Nơi ở:
    Somewhere I Belong
    Số km:
    3,993
    Động cơ OF:
    1416 mã lực
    Hôm nay có anh bự chém là sẽ hốt hết thằng nào phá hoại MT :) yên tâm
     
  7. 1/8/16 lúc 23:44#7
    flowerhn
    flowerhn Xe tăng
    Biển số:
    OF-176086
    Ngày cấp bằng:
    10/1/13
    Nơi ở:
    TÂN XUÂN XUÂN ĐỈNH TL HN
    Số km:
    1,654
    Động cơ OF:
    3247 mã lực
    Đúng đấy. Bọn ấy láo lắm, toàn mang $ sang mua chuộc thôi. Em nghe vậy mà chưa thấy ai mời em tiền nhể?:)) :D
     
  8. 1/8/16 lúc 23:46#8
    provtc
    provtc Xe điện
    Biển số:
    OF-39612
    Ngày cấp bằng:
    30/6/09
    Nơi ở:
    Bờ Bên Kia
    Số km:
    2,081
    Động cơ OF:
    118 mã lực
    Các cụ cứ yên tâm bác phúc còn làm tới thằng boxit này. Thằng nào muốn làm người tử tế cũng khó lắm nha
     
  9. 2/8/16 lúc 03:39#9
    huyleck
    huyleck Xe buýt{Kinh doanh chuyên nghiệp}
    Biển số:
    OF-138128
    Ngày cấp bằng:
    11/4/12
    Số km:
    700
    Động cơ OF:
    40 mã lực
    Bẩm cụ ko phải bới mà là dẫn lại đầu câu chuyện nhân sự kiện nó mới vỡ đường ống các nay mấy hôm ạ
     
  10. 2/8/16 lúc 03:42#10
    lexus_ls460
    lexus_ls460 Xe hơi
    Biển số:
    OF-7128
    Ngày cấp bằng:
    16/7/07
    Số km:
    101
    Động cơ OF:
    58 mã lực
    Thông tin chính thống chưa thấy đâu nhỉ! Phóng viên chiến trường đâu nhỉ? Vào Tây nguyên đưa tin thôi!
     
  11. 2/8/16 lúc 05:22#11
    td lines
    td lines Xe tăng
    Biển số:
    OF-127062
    Ngày cấp bằng:
    9/1/12
    Số km:
    1,897
    Động cơ OF:
    58 mã lực
    Làm con tin từ lâu rồi nhưng vẫn tự sướng với nhau rằng mình làm ông chủ . Chẳng mấy nữa mà phá sản vì tiền chỉ để lo chữa bệnh , đứa khác nó lờ đi hoặc cố chống cho hết khóa rồi té . À có quan tâm , quan tâm đến nhau , gặp nhau thay cho câu chào là câu hỏi thăm đã đặt vé chưa sắp xong thẻ xanh chưa
     
  12. 2/8/16 lúc 05:41#12
    sthd
    sthd Xe điện
    Biển số:
    OF-189822
    Ngày cấp bằng:
    15/4/13
    Số km:
    4,027
    Động cơ OF:
    122 mã lực
    Sao trước đây sếp nào cũng khẳng định Không thể vỡ cơ mà
     
  13. 2/8/16 lúc 05:42#13
    Ku Xit
    Ku Xit Xe tải{Kinh doanh chuyên nghiệp}
    Biển số:
    OF-182786
    Ngày cấp bằng:
    1/3/13
    Số km:
    292
    Động cơ OF:
    30 mã lực
    Các anh ấy tuyền có truyền thống là nói một đằng làm một nẻo mà cụ
     
  14. 2/8/16 lúc 05:53#14
    vertaq
    vertaq Xe tải
    Biển số:
    OF-31582
    Ngày cấp bằng:
    17/3/09
    Số km:
    205
    Động cơ OF:
    138 mã lực
  15. 2/8/16 lúc 06:07#15
    karens
    karens Xe buýt
    Biển số:
    OF-47254
    Ngày cấp bằng:
    24/9/09
    Số km:
    707
    Động cơ OF:
    48 mã lực
    Chắc lại đang mặc cả giá: Vụ 600tr USD:)

    Bọn này bán tất cả, kể cả tổ quốc.
     
  16. 2/8/16 lúc 06:18#16
    flowerhn
    flowerhn Xe tăng
    Biển số:
    OF-176086
    Ngày cấp bằng:
    10/1/13
    Nơi ở:
    TÂN XUÂN XUÂN ĐỈNH TL HN
    Số km:
    1,654
    Động cơ OF:
    3247 mã lực
    Thế nên ko trách ông cam pha CHANH đc nửa nhời phải ko các cụ??? Đến ta còn thối nát thì làm gì có đồng minh TỐT????

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NỘI BỘ BẤT ĐỒNG, FORMOSA TRỞ MẶT !



GS Ngô Đức Thọ

Báo CAND 28/07/2016 có bài:n"Nội bộ Formosa bất đồng, cản trở việc thực thi cam kết với Việt Nam". 

NĐThọ: Tình hình này, nếu phía VN không chân thành minh bạch mọi vấn đề: Tai sao cấp phép vội vã, sao không thấy các báo cáo thẩm tra, phản biện của các nhà Khoa học? Kết luận nguyên nhân thảm hoạ, quá trình đấu tranh buộc Formosa thừa nhận sai lầm? Quá trình thảo luận số tiền bồi thường, ai đưa ra mức phạt, ai quyết đồng ý 500 triệu? v.v...Đến khi phía Formosa nó nói toạc móng heo ra với chứng cớ các văn bản có chữ ký con dấu (cấp phép, nhận chia bôi tiền nong "lót tay" v.v,.. thì các ông bà liên quan liệu có phải đeo mặt mo để đối thoại với dân không? Nên nhớ chuyện này không phải nhỏ, không thể cãi cố, lý sự cùn mà được đâu! Tất cả còn có pháp luật cả đó!

------------- 

Nội bộ Formosa bất đồng, 
cản trở việc thực thi cam kết với Việt Nam

Báo Công an Nhân dân
13:49 28/07/2016

Sau khi đề cập vắn tắt về thiệt hại của sự cố môi trường ở các tỉnh miền Trung do Formosa gây ra, Chính phủ vừa có một báo cáo chi tiết hơn về tình hình, nguyên nhân và giải pháp khắc phục sự cố môi trường này gửi Quốc hội. Chính phủ cũng cho biết phấn đấu đến tháng 8, việc bồi thường thiệt hại trực tiếp đến được với người dân.

Cơ quan chức năng chưa nhận thức được tính chất phức tạp của vụ việc

Báo cáo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà ký nhận định: Đây là sự cố môi trường biển nghiêm trọng, lần đầu tiên xảy ra trên diện rộng ở nước ta; các cơ quan và địa phương liên quan chưa nhận thức được tính chất phức tạp của vụ việc nên đã thông tin, báo cáo chưa kịp thời.

Báo cáo cho biết, kết luận của các chuyên gia đã khẳng định độc tố hóa học (phenol, xyanua…) là nguyên nhân gây hải sản chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung vừa qua. Các kết quả thí nghiệm mô phỏng, phân tích ảnh vệ tinh, kiểm toán chất thải và những mẫu vật thu được tại hiện trường chứng minh đã có một nguồn thải lớn từ khu vực Vũng Áng (Hà Tĩnh) có chứa các hạt keo sắt dưới dạng mixel hấp phụ các độc tố như Phenol, Xyanua, kim loại nặng, hydrocacbon thơm đa vòng… (là chất thải hóa học của quá trình luyện cốc) di chuyển theo dòng hải lưu đã gây nên cá chết hàng loạt.


Việc xử lý hậu quả sự cố môi trường Formosa sẽ không thể ngày một ngày hai

Bộ TN&MT đã phối hợp với các bộ, ngành 4 tỉnh ven biển nêu trên rà soát toàn bộ các nguồn thải lớn ra biển, kết quả cho thấy các nguồn thải lớn chỉ tập trung ở khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh); đồng thời, Bộ đã thành lập các đoàn công tác kiểm tra tại các cơ sở có nguồn thải tại Vũng Áng. Kết quả kiểm tra cho thấy Công ty Formosa Hà Tĩnh đã có nhiều hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước, phát hiện một số dấu hiệu là nguyên nhân gây ra sự cố môi trường; đồng thời với kết quả rà soát nguồn thải của các cơ sở hoạt động trên địa bàn 4 tỉnh Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – huế, Bộ TN & MT đã xác định chỉ có nguồn thải của Công ty Formosa Hà Tĩnh mới có các độc tố Phenol, Xyanua.

Từ kết quả nghiên cứu, rà soát và kiểm tra nêu trên, Bộ TN & MT, Bộ KH & CN, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam và các Bộ, ngành đã thống nhất nguyên nhân sự cố môi trường gây ra hiện tượng hải sản chết bất thường tại miền Trung là do các độc tố Phenol, Xyanua từ nguồn thải của Formosa.

Formosa cam kết với Chính phủ Việt Nam những gì?

Báo cáo cũng nhấn mạnh tuy việc Formosa là một tập đoàn lớn trên thế giới, việc họ phải giữ gìn hình ảnh, thương hiệu DN là một thuận lợi trong quá trình đấu tranh; tuy nhiên, việc buộc họ nhận trách nhiệm và đáp ứng yêu cầu của ta là công việc hết sức khó khăn, phức tạp vì công tác thu thập hồ sơ, chứng cứ đấu tranh pháp lý gặp nhiều trở ngại, mất nhiều thời gian. Các buổi làm việc trực tiếp với Formosa đã được tổ chức ở tất cả các cấp độ buộc Formosa phải thừa nhận 53 sai phạm hành chính và cam kết xử lý hậu quả.


Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu trong buổi Formosa xin lỗi Chính phủ 
và nhân dân Việt Nam.

Các nội dung chính của thỏa thuận ký ngày 28-6 về việc giải quyết sự cố môi trường tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam giữa Bộ Tài nguyên & Môi trường và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa bao gồm:

Công ty Formosa Hà Tĩnh nhận trách nhiệm về việc gây ra sự cố môi trường làm hải sản chết hàng loạt, đồng thời cam kết: Công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam; Thực hiện việc bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh trên với tổng số tiền 500 triệu USD

Khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, nước thải, hoàn thiện công nghệ sản xuất, bảo đảm xử lý triệt để các chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường để không tái diễn sự cố như vừa qua

Phối hợp xây dựng các giải pháp đồng bộ để kiểm soát môi trường biển miền Trung, đảm bảo phòng, chống ô nhiễm, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự để tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế

Thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết nói trên, không để tái diễn các hành vi vi phạm, nếu không sẽ chịu các chế tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nội bộ Formosa có bất đồng về kết quả xử lý

Tuy nhiên, gần đây, một số báo ở Đài Loan đưa những thông tin sai về Việt nam trong việc xử lý sai phạm của Formosa (như nói ông Vương Văn Uyên – Chủ tịch Tập đoàn Formosa Đài Loan vào Việt Nam bị giữ lại…) hay một số nghị sỹ chất vấn việc tại sao Formosa lại bị phạt nặng đến 500 triệu USD khi chưa chính thức hoạt động, chưa có bằng chứng rõ ràng chứng minh sai phạm của công ty…

Bên cạnh đó, nội bộ phía Formosa đang có những bất đồng và có ý kiến yêu cầu cần minh bạch và xem xét lại việc ký và thực hiện các cam kết của Công ty Formosa Hà Tĩnh với Chính phủ Việt Nam, gây cản trở việc thực hiện những nội dung trong thỏa thuận về việc giải quyết sự cố này. 

Vũ Hân
_______________


Ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên - Môi trường xác nhận đã cầm 250 triệu Đô la Mỹ của Formosa. Theo báo Dân trí, ông này gọi đó là tiền bồi thường.

Chúng tôi là người dân, yêu cầu ông Trần Hồng Hà và Bộ công bố chứng từ giao dịch, xem có thực là 250 triệu USD không, và Formosa gọi đó là tiền gì?

Ông và Chính phủ nên nhớ, để Formosa nôn ra được số tiền đó, là do:


1- Sức ép của hàng ngàn người dân hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn, cùng đồng bào ngư dân các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh đã không quản thời tiết khắc nghiệp, dũng cảm vượt qua nỗi sợ hãi và đã thực sự đổ mồ hôi, thậm chí đổ máu biểu tình đòi công khai minh bạch và đòi tìm ra thủ phạm mới có được. Họ đã bị bọn công an, an ninh, "thanh niên xung phong"...mất hết nhân tính rình rập, gây hấn, đánh đập, lăng nhục suốt nhiều tuần lễ;

2- Các nghị sĩ Quốc hội Đài Loan - MỘT QUỐC GIA TRƯỞNG THÀNH VÀ ĐÚNG NGHĨA, cùng các nhà báo và nhân dân Đài Loan lên tiếng, biểu tình, mở cuộc điều tra cả ở Đài Loan và Việt Nam.

3- Hàng chục bloggers, nhà báo tự do và các nhà báo trong và ngoài nước ngày đêm theo dõi sát sao mọi diễn biến tình hình, bất chấp hiểm nguy, lao vào điểm nóng, tiếp cận hiện trường, tiếp xúc với ngư dân để đưa lên công luận, trình bày trước công chúng sự thật của thảm họa môi trường lớn nhất trong toàn bộ lịch sử Việt Nam này;

Ông và Chính phủ nên nhớ, số tiền đó:

1- Chưa phải là đồng tiền danh chính ngôn thuận, vì nó chẳng dựa vào những báo cáo điều tra thiệt hại cụ thể, cũng chẳng dựa trên cơ sở pháp lý nào. Nó chưa phải là đồng tiền sạch theo nghĩa đúng của nó.

2- Nếu là bồi thường, thì chỉ những người bị thiệt hại, ở đây là ngư dân và những người sống bằng kinh tế - thương mại - du lịch biển mới được phép nhận nó. Chính phủ chỉ là người trung gian giao dịch mà thôi.

3- Số tiền đó, trước hết phải dùng vào việc: Khám chữa bệnh và phòng bệnh / dịch cho tất cả cư dân duyên hải 4 tỉnh Miền Trung; hỗ trợ ngư dân đi biển, đánh bắt xa bờ; Chuyển đổi nghề phù hợp; Làm sạch môi trường biển (không phải trò hề đi nhặt rác như VTV đã làm)...Do vậy, các phân phát đồng tiền này phải làm sao cho minh bạch, công bằng, hiệu quả, với thái độ đúng mực, chứ không phải phân phát theo kiểu bố thí như lâu nay.

4- Sẵn sàng có thể bị Formosa kiện lại bất cứ lúc nào vì số tiền này.

Tạm thế đã! Sẽ biên tiếp để các vị biết.... 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

rất non về tầm nhìn chính trị rất phức tạp ở Syria

Lê Bình, nghe gã nói nhá!
Gã vừa lang thang một số tỉnh miền Trung tìm hiểu về nông nghiệp sạch. Nhiều chuyện để nói về cái anh phân và thuốc trừ sâu vi sinh mà một số người dân tâm huyết với đất đai, với dân tộc đang làm rốt ráo lắm. Nhưng tạm gác lại để bàn về phóng sự Syria của cô nhà báo Lê Bình xinh đẹp đã.
Gã chỉ là người xem phim và chỉ bàn những gì mà gã nhận được từ bộ phim.
Phải khách quan với em Lê Bình và ê kíp trẻ của VTV làm bộ phim này.
Rõ ràng Syria đang là vùng chiến sự. Cái chết không chừa bất cứ ai và bất cứ lúc nào vì đây là cuộc chiến những ba bên trong đó có một bên là IS rất giỏi về chiến tranh du kích và khủng bố liều chết. Sự có mặt của đoàn phim của VTV ở Syria một điểm nóng của nhân loại do các cô gái chân yếu tay mềm làm chủ chốt nên hoan nghênh.
Khách quan mà nói thì các thước phim và lời bình cũng như các cuộc phỏng vấn đều cố gắng toát lên sự tàn ác của chiến tranh mà ở đó dù bên nào thắng hay bên nào bại thì tổn thất vẫn là người dân hiền lành vô tội phải gánh chịu.
Gã không thể quên được hình ảnh của cậu bé Syria mặc chiếc áo thun đỏ nằm chết bên bờ biển khi chạy trốn chiến tranh.
Gã xúc động trước hình ảnh mấy bố con người dân Syria trong phóng sự khi kể lại cuộc chạy trốn cái chết của mình và trong cuộc chạy trốn ấy, mẹ của lũ trẻ đã không bao giờ trở về với chúng nữa. Cái hình ảnh người bố ôm hôn đứa con trai và đứa con trai ôm hôn bố làm gã rớt nước mắt.
Cái hình ảnh nữ bác sĩ trẻ xinh đẹp bị thương đầy mình, trong cơn đau đớn đã gằn lên nếu tôi gặp tụi nó (tức tụi IS) tôi sẽ giết chúng và rồi đôi mắt xanh từ từ khép lại chỉ còn một khe mảnh trắng dã vì hận thù. Gã cũng khó mà quên.
Và nhiều thước phim sinh động mà Đoàn phim trực tiếp quay được không thể nói là thiếu tính chân thực và xúc cảm như cảnh lũ trẻ mồ côi ở một trại tị nạn, như cảnh chiếc áo đen rách phất phơ bên cửa sổ khu nhà đổ nát...
Vậy thì điều gì đã làm dậy sóng dư luận về phóng sự này?
Trước hết là hình ảnh nhà báo Lê Bình khóc rồi nức nở khóc khi nghe lời kể của một người có trách nhiệm dẫn đoàn đi và đương nhiên là người đã được cơ quan tuyên truyền của chính phủ Syria sắp xếp nhưng lại được giới thiệu là một người dân Syria. Người này rõ ràng không hề là nạn nhân nên lời kể và cử chỉ khá lạnh lùng. Không hiểu sao Lê Bình lại có thể khóc được nức nở như thế? Và đó là lí do mà nhiều người xem phim cho là cô “diễn”. Khi người xem nhận ra cái hành động “diễn” quá mức, không đúng chỗ này lập tức dị ứng ngay với phim và không còn cảm xúc một cách tự nhiên với phim nữa, không còn sự bình tĩnh khách quan nữa.
Hạt sạn tưởng là nhỏ nhưng lại tác hại rất lớn phá hỏng bao công sức của những người làm phim.
Bộ phận duyệt phim chuyên môn và tầm nhân văn quá non kém nên đã để lọt những thước phim sạn này.
Rồi tiếp theo hình ảnh Lê Bình nói trong hầm cùng ngón tay chỉ lên nóc hầm: IS chỉ cách 20 mét cũng mang tính “diễn” vì không có hình ảnh chứng minh.
Gã đã từng ngồi chiến hào cách tụi Khmer Đỏ ...trăm mét, gã biết được cảm giác gần những kẻ giết người man rợ không khác tụi IS thế nào và gã nhận ra những âm thanh gì, hơi nóng gì rất rõ, cũng như nỗi sợ hãi của chính mình cũng rất rõ. Nó hoàn toàn không giống như cử chỉ và lời nói của Lê Bình.
Diễn là cách tốt nhất để giết chết một tác phẩm mang tính phóng sự tài tiệu.
Bài học này không chỉ cho Lê Bình mà cho bất cứ nhà báo nào.
Gã nhớ lại một lần gã đã chứng kiến một cảnh quay phim tài liệu ...diễn của một đài truyền hình lớn của VN. Đó là cảnh quay một bác sĩ quân tình nguyện VN đưa mũi kim tiêm vào cánh tay một người đàn bà người Campuchia mà không hề tiêm thuốc.
Gã nhận ra ánh mắt cười cười của những người dân Campuchia đứng xung quanh. Gã thấy vô cùng xấu hổ.
Có biết bao sự thực về sự hy sinh của người lính VN ở Campuchia này tại sao những nhà báo kia lại nhẫn tâm làm một sự dối trá như thế?
Gã nhẩm câu hát của Trịnh Công Sơn: Sống trong đời sống cần lắm một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi.
Nhà báo khi chỉ muốn khoe tấm lòng, chỉ muốn tấm lòng mình không bị gió cuốn đi như lẽ đời của tấm lòng chân thực, thì sự dối trá và tự đề cao mình, tự chứng minh mình lên ngôi.
***
Thực ra gã cảm nhận được hai động cơ chính của phóng sự này.
- VTV đại diện cho truyền thông của thể chế VN hiện hữu muốn gửi một thông điệp cho người dân VN rằng chiến tranh dù bất cứ hình thức nào đều vô cùng tàn khốc. Hãy làm sao đừng để xảy ra chiến tranh.
- VTV vô tình hay cố ý không biết nữa đã góp tiếng nói ủng hộ chính phủ Syria hiện hữu rằng không hề có cuộc chiến với phe nổi dậy nào hết mà chỉ có cuộc chiến của chính phủ Syria do ngài tổng thống Bashar Al- Assad lãnh đạo với bọn khủng bố IS mà cả thế giới đang lên án.
Điều thứ nhất là sự thật. Nhưng vấn đề là nói ra sự thật ấy lúc này để làm gì, với động cơ gì khi kẻ thù Trung Quốc đang ngày đêm rình rập xâm chiếm đất nước ta?
Điều thứ hai còn là sự tranh cãi. Bởi có nhiều quốc gia dân chủ trên thế giới cho rằng, nguyên nhân chính gây ra cuộc chiến hiện nay là do phe nổi dậy muốn lật đổ chế độ độc tài của ngài Assad để thay bằng một chế độ dân chủ hơn. Còn IS chỉ là một phần của cuộc chiến.
Nhưng cũng có một sự thật nữa là: Nếu không có cuộc chiến của phe chính phủ và phe nổi dậy lật đổ chính phủ thì IS không dễ gì có cơ hội phát triển mạnh và bành trướng ở Syria như hiện nay.
Một bàn cờ đan chéo, phức tạp. Điều này thì ngài đại sứ của VN ở Iran kiêm nghiệm Syria nói đúng: Phóng sự của Lê Bình còn rất non về tầm nhìn chính trị rất phức tạp ở Syria.
Và theo gã dễ bị lợi dụng để bênh vực một chính thể thối nát, độc tài bị các nước văn minh lên án, trừ Nga và Trung Quốc...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÔ VÀ TRÒ



Truyện ngắn của HG

Kết quả hình ảnh cho ảnh Bà giáo và học trò gái
  (Ảnh chỉ mang tính minh họa  Internet )

Đêm đã thức khuya soạn bài, nhưng sáng nào bà Huệ cũng dậy rất sớm. Ăn sáng qua loa, sắp xếp bài vở đến trường. Có hôm còn kịp cho đàn gà ăn, nhưng thường thì không. Tất tất, tả tả đến trường. Bà không muốn cô hiệu trưởng nói nặng nói nhẹ đến mình.
“Cô này khô chân, gân mặt, tính khắt khe,chặt chẽ, soi mói đến từng cái lá rơi,sợi rơm vướng trước cửa lớp nếu không may học sinh chưa kịp nhặt trước khi trống vào lớp.
 Mà cũng kỳ lạ thực, nhà cô ta ở cách trường đến hơn hai chục cây. Không biết cô ấy dậy từ khi nào mà chưa có giáo viên nào đến, cô đã có mặt ở trường.
Chính sự ráo riết, khắt khe này cô vẫn được trên người ta tín nhiệm, mặc dù không ít đơn thư tố cáo cô vi phạm. Từ việc gây khó, ăn chặn giáo viên khi làm thủ tục bảo hiểm, hay hạch về chuyên môn thiếu sót của một vài người, đến số tiền “những khoản chi khác”.
Đã từng có lần thanh tra huyện, tỉnh, về làm việc. Thậm chí cả công an tỉnh về điều tra. Tai tiếng ồn ào một dạo, rồi lại vẫn đâu vào đấy.
Chỉ khổ giáo viên trong trường.
Thay vì môi trường cởi mở, thân thiện, chan hòa tình đồng nghiệp, là không khí căng thẳng, bức bối, e ngại với nhiều người.
Người ta bảo chính sự mẫn cán hơi thái quá của cô mà được trên tín nhiệm.
Cũng có kẻ ác ý bảo cô là “Con bà hàng bún, có chịu “bóp mới ra khoản”. Mới được những giáo viên non về nghiệp vụ cung phụng, quà cáp”.
Cả trường chỉ có mỗi “bà thày” được cô ưu ái. Bà này chuyên ngồi hầu đồng vào thứ bảy, chủ nhật, có tâm linh gọi là món gọi hồn, xem vận hạn. Bà chưa nhận lễ lấy tiền của ai, có đặt lên ban, xong quả lễ bà lại trả lại cho con nhang đệ tử.
Chưa ai nói ra nhưng bà Huệ biết “bà thày” đang dọn đường, tìm thêm thu nhập cho lúc về hưu.
Bây giờ mà nhận tiền của khách chắc không ổn. Quy định của ngành giáo dục đâu cho phép bà ta làm như vậy? Không chừng còn bị kỷ luật, đuổi khỏi ngành cũng nên!
Bà thày cũng chạc tuổi bà. Chỉ năm nay nữa thôi là cả hai nhận sổ hưu. Sao cùng tuổi nhau mà tích cách, cư xử khác nhau như vậy? Một người bị xét nét hàng ngày, hở một tí là ghi vào sổ theo dõi, một người lại trọng vọng, có làm kém, chuyên môn yếu vẫn được trọng vọng, đề cao? Chỉ tai mình không có khoa bói toán, hay được ăn lộc thánh nên thua kém người ta cũng là phải, bà Huệ tự an ủi mình như vậy. So bì làm gì cho thêm mệt, mất tình cảm chị em. Người ta có nói thế nào, đối xử thế nào bà vẫn chỉ cười. Bà không tự nhìn được cái cười của mình. Nếu nhìn thấy nụ cười của mình chắc không khỏi đau lòng..
Tuy không thân, nhưng bà Huệ chẳng bao giờ ghen tị. Dù chuyên môn của bà thày kém bà Huệ, nhưng năm nào cũng được khen thưởng, được công nhận “thi đua tiên tiến”. Nhất là sau mấy lần trên về thanh tra, bà thày cầu cạnh thần Phật thế nào đấy, tất cả đều tai qua nạn khỏi, cái ghế hiệu trưởng của cô Hà không hề lung lay. Đã tín nhiệm bà thày càng được thêm phần ưu ái, tín nhiệm. Mồng một ngày rằm nào bà thày cũng đều đặn ra trường chính làm lễ thắp nhang, khấn vái xì xụp. Lúc đầu, ở nơi trường học lập ban thờ nom cũng khó coi. Nhưng lâu dần cũng trở thành quen. Hôm nào đúng phiên tuần, tiết bà ra muộn, người ta lại có ý ngóng đợi, hoặc thậm chí cho người lên tận phân hiệu hai đón bà thầy, cho dù đường vào đó cực khó đi. Phải tay lái lụa mới dám đi những con đường như vậy..”
Bà Huệ đã sắp xong cặp, buộc vào xe nhưng vẫn chưa đi ngay. Bà đang có ý đợi ai đó trước khi đến trường. Những ý nghĩ như trên thoáng qua trong đầu khiến bà sốt ruột, không muốn chờ đợi thêm.
Gần đây chắc ai đó thêm bớt điều gì, bà thấy cô Hà hiệu trưởng có cái nhìn khang khác, để ý kỹ hơn mọi khi.
Bà không muốn chậm thêm phút nào nữa. Sẽ là cái cớ để cho cô ta sài sẻ, làm mất mặt mình trước mọi người, nhất là trước mặt cả đám học sinh. Cô này vừa chua vừa chát, mỗi lần cô ấy mắng là bà Huệ mất ngủ đến vài đêm. “Tôi nói cho cái mặt bà biết..” Ai đời lãnh đạo mà ăn nói như thế bao giờ? Cứ làm cái trường này là tiền của bố mẹ cô bỏ ra, cô có đầy quyền uy, muốn nói ai thế nào cũng được?
Chả còn bao lâu nữa, đến lúc nghỉ hưu, bà Huệ muốn không có điều tiếng gì trước khi, như chị em nói là: “Hạ cánh an toàn”.
Bà đã dắt xe ra cổng.
Chợt con chó mực xích ngoài vườn sủa lên tràng dài. Người mà bà có ý chờ đang đứng ngoài ngõ, sợ chó cắn chưa dám vào. Bà biết ngay là ai. Đúng là cái Hấn, con anh cu Tài rồi. Nó vừa là học sinh, vừa là hàng xóm của bà..
**
Con bé vẫn mặc chiếc áo bò dài tay, màu xanh nước biển cũ. Cái áo đứa con gái cô giáo Huệ cho nó, hồi chưa đi đại học, còn ở nhà vì nó mặc đã chật. Nó đun bếp, củi lửa thế nào mà than bắn vào, áo cháy mấy lỗ nhỏ ở hai cánh tay. Nhưng phải công nhận vải bò là thứ vải may áo rất bền, gần chục năm rồi mà chưa sút chỉ, hơi ơn nơi cổ. Có điều chưa hết mùa nóng nực thế này mà vận nó vào thì không hợp lắm. Mùa này người ta mặc áo mỏng, cộc tay chứ không ai ăn mặc như nó. Nhưng nó đâu có được lựa chọn? Hoàn cảnh nhà nó lúc này, có áo mặc là tốt rồi, nó đâu dám đòi hỏi hơn?
Con bé gầy và đen hơn mấy tháng trước. Suốt kỳ nghỉ hè vừa rồi nó đâu có nghỉ buổi nào? Không theo mẹ lên nương làm cỏ sắn thuê cho người ta nó cũng dãi nắng ở vườn ươm ở nhà Hoàn Mị.
Lão chủ vườn ươm cây có tiếng trai lơ ở vùng này. Người ta đồn lão “xơi” gần hết đám đàn bà con gái làm công cho nhà mình. Mánh lới cũng thật đơn giản: Nhận lời lão đưa lên đồi. Ở đó lão lão có cái chòi canh cây, để mặc lão muốn làm gì thì làm. Sau đó ngủ một giấc, dậy ăn cơm.. công lão trả gấp đôi ngày thường.
Con bé mới mười ba tuổi lão đã có ý nhòm ngó. Nó biết tỏng trò vớ vẩn của lão, nhất định không chịu. Lão cười khẩy: “Đã nghèo lại còn sĩ”! Nó không “sĩ”, nhưng nó sợ. Điều đó là cái gì khủng khiếp, ghê rợn đối với đứa con gái ở tuổi nó.
Từ hôm ấy, lão bảo đã đủ người, không nhận nó vào làm nữa.
Không làm thì thôi, thiếu gì việc?
Nó đi phát cỏ vườn, phun thuốc diệt cỏ, thuốc sâu cho những trang trại trong vùng. Chỉ có điều công việc bấp bênh, không ổn định, khi có, khi không..
Những việc đó bà giáo Huệ biết cả. bà thương nó mà chẳng thể giúp được gì. Nhìn chỏm tóc đuôi gà vàng hoe, chắc ít khi đụng tới cái lược của nó bà cảm thấy nhói trong lòng.
Bà đã từng có một tuổi thơ vất vả không kém gì nó.
Không phải ngẫu nhiên bà cử nó làm lớp trưởng của lớp bà chủ nhiệm. Thông thường các lớp khác giáo viên thường cắt cử con em cán bộ, hay những nhà khá giả làm chân này. Riêng bà thì không.
Không phải chỉ vì ý thức bình đẳng giữa người với người, không phân sang hèn. Không phải vì muốn thay đổi tập tục: “Con vua rồi lại làm vua” hay muốn lấy lòng cán bộ, toa dập theo lề lối phong kiến, mà nhiều người thời nay nhiễm phải và cảm thấy tự nhiên, không có điều gì.
Chỉ đơn giản đó là cách khích lệ, động viên để nó có thêm “dũng khí”, vượt qua hoàn cảnh bản thân..
Mọi sáng, dịp nghỉ hè, cũng tầm này nó đến gọi cổng. Hôm thì mớ ốc nó nhặt được ngoài suối, hôm món cá tép nhỏ bố nó lặn ngụm đêm hôm ngoài sông kiếm được.
Nó cũng biết “tiếp thị” ra phết. Nó bảo: “Cô ạ cá của em là cá sạch, không phải cá nuôi tăng trọng”.
Bà chỉ cười, cái này thì bà biết chứ. Nhưng tôm cá của nó lẫn lộn, nhiều sạn, lại quá nhỏ, nhặt rất mất công. Thôi thì bà mua cho nó để nó khỏi phải ra chợ. Mỗi hôm vài ba lạng thế này, đi chợ chả bõ.
Nhưng hôm nay nó đến không, tay cầm tờ giấy, nước mắt vòng quanh.
Nó:
- Em thưa cô, em đến xin cô cho nghỉ học. Từ ngày mai cô cử bạn khác làm lớp trưởng thay em. Nhà em hoàn cảnh quá, có khi em phải đi làm kiếm tiền. Bố em dạo này kiếm không được cá. Chả biết dưới sông cá đi đâu hết, đêm nào đến sáng bố em cũng về không. Mẹ em lại mới ngã xe đạp, bị trẹo gân phải nghỉ ở nhà. Em không đi thì nhà không có tiền mua gạo. Em biết cô rất thương em nên em đến đây xin phép cô cho em nghỉ..

Điều này thì bà giáo Huệ biết, nó đã bỏ học cần gì phải phép tắc nữa? Nhưng nó là đứa sống có tình, nó mới đến nói như vậy.
Sự việc xảy ra đột ngột, khiến bà Huệ lúng túng không biết nói thế nào. Bà chỉ biết bảo nó phải cân nhắc. Dù thế nào cũng không nên bỏ học ở tuổi nó. Mai sau không có kiến thức, em sẽ làm gì để sống trong thời buổi văn minh, “kinh tế tri thức” này? Làm sao để tồn tại trong xã hội cạnh tranh ngày càng khốc liệt về công ăn việc làm? Nó bảo: “Em biết, nhưng nhà em khó thế, cô bảo biết làm sao?”. Nó cúi đầu “Em chào cô”rồi vụt đi như chạy.
Chắc nó sợ cô giaó không cho đi, hoặc nói nữa, nó sẽ khóc òa lên mất!
Trong đời dạy học của mình, bà giáo Huệ gặp không ít điều trớ trêu, phức tạp. Nhiều chuyện cảm động đến nao lòng.. Nhưng buổi sáng hôm nay là buổi bà cảm thấy sốc nhất.
Đầu óc choáng váng, bà chạy xe trên đường, suýt nữa thì va vào chiếc công nông đi ngược chiều.
Thật may hôm nay cô “hiệu” có buổi họp hội gì dưới phòng. Nếu không cô ta sẽ nhắc lại điệp khúc: “ Có nói lại kêu oan, chuyên môn đi muộn giờ, trang phục lại không chỉn chu như người ta. Bà thử xem cái cổ áo bà để thế kia có được không? Có khác gì bà bán cá ở chợ? Có mà oan Thị Mầu”!

Trống vào lớp, bà Huệ cảm thấy như mình vừa mất đi một thứ gì quý giá và quan trọng. Lớp thiếu con bé Huyền ban nãy như vắng  hẳn đi. Con bé có cái tên thật hay, tính nết ngoan ngoãn, học giỏi, sao nó lại vất vả thế không biết?
Mắt bà cay cay, sợ học trò nhìn thấy, bà quay vào trong, kín đáo lau dòng nước mắt tự nhiên nóng hổi trên má mình.
**
Nhà anh Cu Tài là cái nhà bè dập dềnh ở bến sông, cùng xóm với nhà Bà Huệ, nhưng gần nhà xa ngõ. Muốn đến nhà anh phải đi vòng qua một lối hẹp đường bờ ruộng. Hai bên đường mọc đầy cây mắc cỡ và cỏ lông may. Đứng từ xa đã thấy cái xe máy cũ dựng trên bờ, đắp bằng mấy tàu lá cọ. Cái xe máy này bố cái Huyền mua được lần bán mảnh đất cuối cùng trên bờ, gần sát tỉnh lộ. ( Nhà nó từng có thời “khấm khá” gọi là có tiền. Nhưng bố lại là người vô lo và ham chơi. Có cô trong làng chồng chết tai nạn ngã giáo “đong” bố nó một thời gian. Mấy trăm triệu bạc chỉ chưa đầy một năm, cô này lột gần hết của bố nó. Thực thà mà nói bố nó không phải là người trai lơ như lão Hoàn Mị, “chết” cô này cái chính là thèm con trai. Nhà nó tất cả bốn chị em, đều là “bươm bướm bay” cả. Nên bố nó buồn, thường xuyên uống rượu giải khuây. Mà khi người ta để con ma men quyến rũ, lấy đâu ra tỉnh táo để lo làm lo ăn? ). Cái xe máy như vật kỷ niệm, lâu rồi bố nó không đụng đến để nghe người ta tấm tắc khen giỏi chạy xe ở quãng xuống nhà bè của nhà nó. Bây giờ có muốn xe cũng không chạy được vì nó hỏng quá nhiều thứ. Yên xe rách không kể, xăm lốp lòi ra cũng không kể luôn, những cái đó có thể thay dễ dàng. Chiếc xe hư nát, lọc xọc từ bên trong. Bây giờ muốn chữa lại có khi đắt gần bằng mua xe mới. Bố nó dựng trên bờ cả năm nay rồi. Dưới bè thì lại quá chật, không có chỗ để. Ngày xe còn tốt bố nó gửi nhà quen trên bờ. Giờ như cục sắt gỉ thế này cũng không cần gửi. Giá có gửi, bẩn nhà,chắc chả ai cho.
Ngay buổi chiều hôm cái Huyền bỏ học, hết giờ trên lớp bà giáo Huệ tìm đến nhà nó. Anh Cu Tài vẫn ngồi ôm cái điếu cày, mắt nhìn ngơ ngơ ra ngoài mặt sông. Mấy hôm nay mưa thượng nguồn, đập thủy điện xả nước nên nhà bè nổi hẳn lên, không lấp lim, ghếch vào bờ đất, nửa chìm nửa nổi như mọi khi.
Thấy bà Huệ đến bố cái Huyền lúng túng:
- Mời bà giáo ngồi, thông cảm nhà con chật chội. Ở nhà bè nên bàn ghế chẳng có. Con lại không uống nước chè, mời bà tạm cốc nước lọc. Nghèo thì nghèo, mỗi ngày con vẫn phải mua một bình trên chợ về cho cả nhà uống.
-Có nước mới thế này chắc dễ đánh cá nhỉ?
- Chả có đâu bà ạ. Cả đêm qua, người vẫn đang mệt, con cũng cố dò ra sông. Từ ngày có đập thủy điện đến giờ, tôm cá vợi hẳn đi. Nhất là mấy năm nay, vùng mình nhiều người làm bột đao đót, lại dùng hóa chất để tẩy bột, Bao nhiêu nước thải đổ hết ra suối, suối chảy về sông, tôm cá như tuyệt chủng rồi hay sao ấy. Mỗi đêm chỉ bắt được một ít, để ăn, không bõ đem bán.
Nói rồi anh thở dài thườn thượt, hút liền lúc mấy điếu thuốc lào, như để quên đi lời mình vừa nói.
Chỗ này trước còn là bến đò phụ. Người ta hay qua sông quãng này để khỏi vòng mãi lên bến thượng. Từ ngày bến trên người ta mở bến phà, lên xuống tiện lợi hơn, nên bến này chả còn ai đi. Đúng là anh Tài đen đủ đường. Cá tôm đã ít, ngay con đò nhỏ của mình cũng không còn cơ hội được dùng. Nếu không mỗi ngày cũng kiếm đủ gạo ăn.
- Em Huyền sáng nay đến gặp tôi, nó nói xin nghỉ học, tôi xuống đây gặp gia đình xem cụ thể thế nào? Nó còn non quá, nghỉ học sớm làm gì? Sau này lớn lên nó sẽ oán giận bố mẹ. Anh chị nên xem lại thế nào? Nhiều người hoàn cảnh còn khó khăn hơn, người ta vẫn cố gắng cho con đi học kia mà?
Anh Cu Tài gãi đầu, gãi tai, mặt đỏ bừng, có vẻ lúng túng:
- Chúng con cũng có muốn thế đâu. Có ai bắt nó phải nghỉ đâu. Chả qua nó thương bố mẹ mà nghĩ thế. Để vợ chồng con khuyên bảo cháu xem thế nào. Có gì con sẽ nói lại với bà giáo..
- Thế em ấy đi đâu từ sáng đến giờ?
Mẹ cái Huyền từ lúc bà giáo đến chỉ chào lí nhí rồi im không lên tiếng. Bên chân trái của chị ta đang buộc lá thuốc ở cổ chân. Thấy bà giáo hỏi, mới nói:
- Nó theo một chị người dưới thành phố lên. Hai chị em bảo đưa nhau xuống tỉnh từ sáng tới giờ chưa thấy về. Thấy bảo nhau đi mua sắm đồ gì đấy. Sau đấy sẽ đưa nó ra tỉnh, xếp cho một chỗ làm, hợp với sức vóc của nó. Còn hứa ứng trước cho nó tiền để mua chiếc điện thoại..Con bé mừng quá vội theo đi ngay..
Bà giáo Huệ giật mình.
Mấy ngày nay ngày nào ti vi cũng nói về nạn buôn bán người sang Trung Quốc. Những trò dụ dỗ phụ nữ trẻ em sao mà na ná như lời mẹ em Huyền vừa nói?
Chút nữa thì bà buột miệng nói ra suy nghĩ vừa thoáng qua của mình. Việc chưa rõ ra sao, nói ra có khi hai vợ chồng nhà này lại thêm lo lắng. Bố cái Huyền khi xưa cũng từng là học trò của bà. Anh ta quý bà gần như mẹ đẻ. Với ai thế nào thì bà không biết, với bà anh ta rất lễ phép tử tế, chưa một lần thất thố. Nhưng không nói không được. Cái điều không hay ấy rất có thể xảy ra. Nhưng nói như thế nào đây?
Một lúc lâu. Hoàng hôn đã buông xuống nhạt nhòa mặt sông. Mơ hồ sương khói phía núi xa, bầu trời đã có chỗ tím lịm ngả màu xám, rồi đen..
Bà Huệ không thể ngồi lâu, bà hỏi: “Anh chị có xem ti vi mấy hôm nay không?”
 - Dạ nhà có cái ti vi cũ, hôm vừa rồi bị nhiễm sét đánh từ xa, mang xuống thợ họ bảo cháy mất “bo mạch”. Con chưa lấy về..
- Đài báo người ta đang cảnh báo nạn buôn người, bắt cóc phụ nữ và trẻ em. Cái Huyền nhà mình anh chị phải để ý, đừng bắt thân làm quen với người lạ. Ngay cả quen cũng phải đề phòng, kẻo rồi lỡ xảy ra chuyện đáng tiếc. sáng nay Huyền nó đến xin nghỉ tôi đã áy náy chuyện này. Anh chị phải hết sức thận trọng. Dù rằng khó khăn, nhưng còn có làng xóm, xã hội ai để anh chị và các cháu đói đến nỗi phải bỏ học? Hôm nay cô hiệu trưởng đi vắng, tôi có nói chuyện với mấy cô cùng trường. Mọi người ai cũng ái ngại, tìm cách lo giúp cho cháu. Nhân tiện lãnh lương, mỗi cô một ít, tôi mang về đây đưa anh chị chế nóng. Rồi ra nhà trường sẽ có cách để giúp em sau. Còn hội đồng hương Nam Định mình nữa, ông nhà tôi là hội trưởng, tôi sẽ nói với ông ấy giúp quỹ của hội cho gia đình ta vay. Anh chị khỏe lên, làm trả sau. Nhất định không cho con cái nghỉ học, mình mới đáng làm cha làm mẹ..
Bà để ý nét mặt anh Cu Tài, chừng như ái ngại, rơm rớm nước mắt:
- Được như vậy con cảm ơn bà giáo lắm. Nhất định chúng con không để phụ lòng. Để cháu về con sẽ bảo nó. Chắc chả có chuyện nó bị người ta lừa đi bán đâu! Chị quen nó cũng là người họ hàng xa nhà con mà!
- Anh chị đừng chủ quan. Cảnh giác vẫn hơn. Thôi tôi về.
Bà Huệ leo lên khỏi dốc. Chưa bao giờ bà thấy mỏi như lúc này. Bà đã già thật rồi, không còn được như xưa. Leo con dốc này không như ngày nào.
Nhưng bà lại như trút được gánh nặng trong lòng. Con bé sẽ lại tiếp tục đến trường. Cô hiệu trưởng tai quái sẽ không còn có cớ để dằn vặt bà về cái tội “để mất học sinh”.
Nhưng liệu con bé tối nay có về nhà không như mẹ nó nói? Hay đã xảy ra với nó chuyện không hay gì rồi?
Vẫn có cái gì đó bồn chồn không yên. Bà về tới nhà,cả xóm đã lên đèn. Như mọi hôm tiếng nhạc, tiếng loa lại rộn ràng, như  không có chuyện gì xảy ra!
    

                          
=======================
Phần nhận xét hiển thị trên trang

:Lỗ hổng an ninh mạng “to như con khủng long”

TPO - Chia sẻ lo ngại của một số cử tri về vụ tin tặc tấn công hệ thống mạng của sân bay quốc tế Nội Bài (TP Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (TPHCM) vào ngày 29/7 vừa qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết nhiều cơ quan, đơn vị còn quá chủ quan, không triển khai ngăn ngừa, phòng vệ dù đã được cảnh báo.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trả lời cử tri.Chủ tịch nước Trần Đại Quang trả lời cử tri.
Sáng nay, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổ đại biểu Quốc hội khoá XIV đơn vị 1 (TPHCM) đã tiếp xúc cử tri quận 1 báo cáo kết quả kỳ họp thứ nhất.
   
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri chia sẻ lo ngại về tình hình đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng phí, tình trạng nợ công đang tăng cao, vấn nạn an toàn thực phẩm, an ninh nguồn nước… Cử tri Hoàng Thị Lợi (phường Bến Nghé) lo lắng: Mấy hôm nay cử tri rất bất an. Hai sân bay quốc tế lớn nhất cả nước là Nội Bài, Tân Sơn Nhất bị tin tặc tấn công, trên 100 chuyến bay bị ảnh hưởng. Lo lắng hơn là tin tặc, hacker đã lấy cắp thông tin cá nhân của hàng vạn hành khách.  
“Ở một số nước, người ta đã cảnh báo nguy cơ tội phạm mạng thay đổi toàn bộ dữ liệu thẻ căn cước, số an sinh xã hội, thay đổi nhân thân người này thành người khác. Nhà nước và Bộ Công an cần có biện pháp bảo vệ người dân”, bà Lợi kiến nghị.
Ý kiến của bà Lợi được nhiều cử tri đồng tình. Trả lời các cử tri, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết vấn đề an ninh mạng, chống tội phạm mạng, thậm chí chiến tranh mạng đang đặt ra hết sức cấp thiết. Với tư cách Bộ trưởng công an, ông từng dự nhiều hội nghị quốc tế. Những người đứng đầu các cơ quan an ninh của các nước, năm nào cũng đề cập đến an ninh mạng, chống tội phạm mạng và chống chiến tranh mạng.
“Đây là hình thái chiến tranh mới, nếu xảy ra, hậu quả khôn lường. Ngồi ở Đông bán cầu chỉ cần click chuột máy tính thì Tây bán cầu đã rung chuyển. Chỉ một máy tính thôi có thể gây bao thảm hoạ. Một loạt nhà máy, hầm mỏ của một số nước bị thiệt hại do chiến tranh mạng, giới hacker, tin tặc, tội phạm mạng gây ra”, Chủ tịch nước nhấn mạnh
Chủ tịch nước: Lỗ hổng an ninh mạng “to như con khủng long” - ảnh 1Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các cử tri tại buổi tiếp xúc sáng nay.
Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, bảo đảm an ninh, an toàn mạng, chống tội phạm mạng, đề phòng, ngăn ngừa chiến tranh mạng đang hết sức cấp bách, được Đảng, nhà nước hết sức quan tâm và chỉ đạo giải quyết.    
Sắp tới nhà nước, chính phủ cùng các ngành chức năng, trung ương sẽ tăng cường chỉ đạo để có giải pháp đồng bộ, toàn diện và khả thi đảm bảo tốt hơn an ninh, an toàn mạng thông tin quốc gia, đấu tranh hiệu quả hơn với tội phạm mạng, ngăn ngừa chiến tranh mạng, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia, không chỉ vùng trời, vùng đất mà cả không gian mạng.
“Một vài sự cố xảy ra gần đây cho chúng ta thấy là mọi người hết sức chủ quan. Cơ quan an ninh đã hình thành đơn vị an ninh mạng. Và người ta cũng đã cảnh báo cho các cơ quan đó rồi. Thậm chí, chúng tôi đã đi kiểm tra, khảo sát và kiến nghị những ngành này, tập đoàn kinh tế kia cần tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhưng cảm giác như các vị ấy nghĩ rằng chưa ảnh hưởng đến mình nên vẫn chủ quan, không triển khai các giải pháp để phòng ngừa, bảo vệ. Anh em vẫn nói là có những lỗ hổng về an ninh, an toàn mạng. Chúng tôi vẫn nói vui là những lỗ hổng này không nhỏ đâu, nói như con khủng long ấy, không khắc phục là không được”, Chủ tịch nước chỉ rõ.
Về sai phạm của Formosa, trả lời một số cử tri, chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết Việt Nam yêu cầu nhà đầu tư này thực hiện nghiêm túc những nội dung đã cam kết nhưng không phải vì thế mà không xem xét đến trách nhiệm nếu tiếp tục có những sai phạm khác.
“Tôi còn phát hiện thêm là anh chôn lấp chất thải ở Kỳ Anh, mới hôm qua ở Đồng Nai Formosa cũng có chuyện này, chuyện kia, liên quan đến ô nhiễm môi trường. Những hành vi này sẽ được thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Bất cứ cá nhân tổ chức nào có liên quan đều phải xử lý nghiêm”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nga đối diện với một tương lai đen tối – Có cách nào để thoát ra không?

Tác giả: David Satter
Dịch giả: Phạm Đức Duy & Lê Minh Nguyên
Ảnh bìa sách "The Less You Know the Better You Sleep".
Lời dịch giả: Đây là một đoạn trích ra từ cuốn sách mới của nhà nghiên cứu David Satter, “The Less You Know, the Better You Sleep: Russia’s Road to Terrorism and Dictatorship Under Yeltsin and Putin” (Bạn biết càng ít, bạn ngủ càng ngon: Con đường đưa nước Nga đến khủng bố và độc tài dưới thời Yeltsin và Putin).
Tương lai tốt nhất cho nước Nga là loại bỏ chế độ Putin bằng một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Nhưng gần như việc này sẽ không thể xảy ra. Chỉ khi nào có một cuộc nổi dậy rất lớn từ bên dưới, đội ngũ an ninh và quân đội trở nên thờ ơ với việc bảo vệ chế độ, nhóm lãnh đạo đương thời bị phân chia để ít nhất một phần trong số họ đứng về phía quần chúng thì mới lật đổ được chế độ Putin.
[Lê Minh Nguyên: Do hệ thống chính trị được thiết kế từ ban đầu là không thể thay đổi, trừ khi bị sụp đổ,  không muốn và không có khả năng thay đổi qua dân chủ pháp trị. Sự thay đổi thực sự nếu có là do dân chúng đứng lên mà ra, với sự trung lập của lực lượng đàn áp và một mảng  tách ra đứng cùng quần chúng].
Trong những trường hợp này, điều quan trọng cần được nhấn mạnh đến là những lời hiệu triệu (the banners) mà từ đó một cuộc cách mạng dân chủ sẽ xảy ra. Cái mà nước Nga cần là một ý thức (consciousness), có khả năng hướng dẫn một phong trào quần chúng để tiến đến sự cam kết cho các giá trị phổ quát.
Khuynh hướng của Nga sử dụng con nguời (individual) như vật liệu sổi (raw material) để thực hiện những tham vọng của nhà nước đã ăn sâu bắt rễ vào tâm lý quốc gia, nó đã giúp cho sự chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản và sau đó nó định vị cho chủ nghĩa tư bản không luật pháp, để rồi ngày nay dẫn đến một quốc gia tội phạm.
Để xây dựng việc tôn trọng con người như nền tảng cho một sự bắt đầu mới, nước Nga cần phải có một cái nhìn chân thật vào quá khứ của chính mình. Nga đã thất bại trong việc đối diện với sự thật, nhưng có lẽ càng cấp bách hơn nữa cho nước Nga là sự đối mặt với những tội ác xảy ra sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Điển hình là thảm sát tại tháp truyền hình Ostankino vào năm 1993, pháo kích vào Nhà Trắng Nga, tình trạng đạo tặc trong quá trình tư nhân hoá các xí nghiệp quốc doanh, các cuộc đánh bom những chung cư năm 1999, việc bao vây tấn công Nhà hát Moscow năm 2002, bao vây tấn công trường học Beslan năm 2004, dùng phóng xạ đầu độc Alexander Litvinenko ở London, những vụ ám sát Anna Polikovskaya, Sergei Yuschenkov, Yuri Shchekochikhin, Paul Klebnikov, Natalya Estemirova và Boris Nemtsov.

Trong số những tội ác này, quan trọng nhất là những vụ đánh bom các chung cư năm 1999. Những vụ đánh bom ở Moscow, Buinaksk và Volgodonsk là hậu quả của nước Nga tội phạm dưới thời Boris Yeltsin và là chìa khóa để Putin nổi lên nắm quyền. Người ta có thể lập luận rằng không có chứng cớ về tội lỗi của Yeltsin và Putin trong các vụ đánh bom này. Điều này đúng, nhưng chỉ đúng trong ý nghĩa là khi có một toà án công lý (độc lập) xử và công bố ra như vậy cho kẻ bị truy tố phạm tội. Chế độ Putin đã không bao giờ đối mặt với một tòa án của luật pháp như thế, do bởi chính họ kiểm soát tiến trình pháp lý và ở trong vị trí thu thập rồi giấu diếm các bằng chứng. Toàn bộ các chứng cớ của hoạt cảnh (circumstantial evidence) – nó không giống như chứng cớ trực tiếp (direct evidence) vì không thể nào giả tạo ra được – cho ra một bức tranh tội lỗi của chế độ một cách hết sức thuyết phục, mà nếu đây là một vụ án hình sự cá nhân, kết quả tội lỗi sẽ rất rõ ràng và không thể chối cãi.
Cho đến nay, chế độ đã ngăn chận ba nỗ lực để tiến hành cuộc điều tra độc lập về các vụ đánh bom những chung cư, cũng như ngăn chận điều tra các vụ ám sát những cá nhân đã cố gắng điều tra độc lập các vụ đánh bom trên, điều này cho thấy sự nghi can chạy tội của chế độ. Nếu chính quyền muốn bác bỏ những cáo buộc về việc họ tham gia vào các vụ đánh bom chung cư, họ lẽ ra nên công bố các bằng chứng quan trọng cho các cuộc điều tra độc lập, đặc biệt là những quả bom đã được đặt dưới hầm của tòa nhà Ryazan và bị cơ quan an ninh FSB tịch thu và giấu kín (sequestered), (không cho điều tra) vi phạm trực tiếp pháp luật về bí mật nhà nước.
Nga hiện nay đối mặt với một tương lai đen tối. Ðiều cấp thiết nhất cho nước Nga là một ủy ban điều tra sự thật, giống như Ủy ban về Sự thật và Hòa giải của Nam Phi, ngõ hầu có thể điều tra một cách khách quan những tội ác thời hậu cộng sản và công bố kết quả với nhân dân Nga. Nhiều tội ác thật là khủng khiếp, nên sự nhận thức về bản chất thật sự của chúng sẽ rất quan trọng trong việc xây dựng một xã hội dân chủ mới.

Trong trường hợp Nga có thể bắt chước được các kinh nghiệm của Ukraine trong việc lật đổ một chế độ tội phạm, thì việc triệu tập một Quốc Hội Lập Hiến mới, có khả năng soạn ra một hiến pháp, cao cả đặc định (enshrining) việc phân chia quyền lực, sẽ là một điều hết sức cần thiết. Nga chưa bao giờ phục hồi lại được từ sự dẹp bỏ Quốc Hội Lập Hiến hồi Tháng Giêng năm 1918; do vậy mà cấu trúc chính trị ở Nga đã luôn luôn được sử dụng như những công cụ cho sự chuyên quyền (arbitrary power).
Người dân Nga có tư tưởng dân chủ có lẽ chiếm không quá 10-15 phần trăm dân số, nhưng kinh nghiệm của thời kỳ Đổi Mới và Tái Cấu Trúc (perestroika) cho thấy rằng họ có thể hướng dẫn hàng triệu người khác theo cùng. Tuy nhiên, để làm được điều này, họ sẽ cần phải đối mặt với sự thật về kinh nghiệm “dân chủ” hậu Xô Viết tại Nga (dân chủ giả). Có làm như thế thì mới giúp cho đất nước được thực sự trong sáng. Các lực lượng dân chủ mới có thể phá vỡ được lịch sử bi thảm của nước Nga và tạo nền tảng cho tương lai của đất nước. Họ chỉ cần tập trung vào giá trị của con người và để cho sự thật dẫn dắt họ.
Tác giả: Ông David Satter là nhà báo Mỹ và là chuyên gia về Nga, Liên Xô, Đông Âu. Ông là tác giả các cuốn sách và các bài báo về sự suy tàn và sụp đổ của Liên Xô và sự nổi lên của nước Nga tội phạm hậu Xô viết. Ông Satter bị chính quyền Putin trục xuất khỏi Nga tháng 12/2013. Ông là thành viên cao cấp của Viện Nghiên Cứu Hudson và là thành viên của Viện Chính sách đối ngoại, Trường Nghiên cứu quốc tế cao cấp, Đại học Johns Hopkins (SAIS).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hà Tĩnh: Hàng chục tấn hải sản nhiễm độc đang ở đâu?






Người đưa tin
01.08.2016 | 07:25 AM

Sau sự cố cá chết hàng loạt vừa qua, cùng sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ban, ngành, UBND tỉnh Hà Tĩnh giao Sở Y tế lấy mẫu xét nghiệm các kho đông lạnh trên địa bàn, để xác định mức độ ảnh hưởng. 


Sau sự cố cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, các bộ, ban ngành đã vào cuộc tập trung xử lý rất quyết liệt. Cuối tháng 4/2016, UBND tỉnh Hà Tĩnh giao Sở Y tế, cử đơn vị chuyên môn lấy mẫu xét nghiệm tất cả các kho đông lạnh trên địa bàn, để xác định mức độ ảnh hưởng.

Theo đó, có 4 kho đông lạnh gồm: Công ty CP XNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh (TX. Kỳ Anh); HTX Thiên Phú; HTX Hùng Mạnh (Thạch Kim, Lộc Hà) và Kho đông lạnh Sang Liên - Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) đã được Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm Thủy sản lấy mẫu để kiểm tra.

Đáng nói, sau khi lấy mẫu, các đơn vị này đã không hề tiến hành niêm phong toàn bộ số hải sản trong kho, để các kho này tiếp tục phân phối hải sản đến người tiêu dùng.

Lẽ ra, chỉ 1-2 ngày lấy mẫu, đã có kết quả xét nghiệm, nhưng mãi tận đến đầu tháng 7/2016, Chi cục VSATTP mới "tiết lộ" kết quả cho sở chủ quản: Hầu hết số hải sản trong 4 kho này đều bị nhiễm độc.

Ngày 11/7, trên cơ sở tham mưu của Chi cục VSATTP, Sở Y tế Hà Tĩnh có Công văn số 1395/SYT đề nghị UBND tỉnh cho tiêu huỷ toàn bộ số hải sản đông lạnh này, vì có hàm lượng cadimi vượt quá giới hạn cho phép.

.
 

Kết quả kiểm tra tại 4 kho đông lạnh nói trên cho thấy hầu hết số hải sản đều bị nhiễm độc.

Cùng thời điểm này, nhóm phóng viên chúng tôi đã tiến hành điều tra độc lập tại 4 kho đông lạnh này thì được biết: Hầu hết số hải sản bị nhiễm độc ấy đã được tiêu thụ, bán ra thị trường. Số tồn lại trong kho không còn đáng kể.

Cụ thể: Tại Kho Đông lạnh Sang Liên (Cẩm Nhượng- Cẩm Xuyên) số lượng số hải sản bị nhiễm độc tại thời điểm kiểm tra là 10 tấn, nay chỉ còn lại hơn 0,1 tấn; Kho đông lạnh HTX Thiên Phú (Thạch Kim – Lộc Hà) số cá Xước Tre bị nhiễm là 7 tấn, nhưng thời điểm hiện tại cũng chỉ còn 1,1 tấn…

Bà Nguyễn Thị Liên, chủ Kho đông lạnh Sang Liên xác nhận: “Tại thời điểm đoàn về kiểm tra lần 1 thì nói cá trong kho của tôi không nhiễm độc, cũng không bị niêm phong gì cả. Sau một thời gian dài, thấy họ kết luận, kho chúng tôi có 10 tấn hải sản bị nhiễm. Lúc này, số cá trên chúng tôi đã bán gần hết rồi”. 
.
Trong khi chờ kết quả kiểm tra thì số lượng hải sản nhiễm độc tại các kho đông lạnh trên địa bàn Hà Tĩnh đã được đưa ra thị trường tiêu thụ gần hết. 

Bên trong kho đông lạnh Hùng Mạnh.

Xin nhắc lại rằng, Chi cục VSATTP Hà Tĩnh đã tiến hành lấy mẫu kiểm tra từ tháng 5 (ngay sau khi có hiện tượng cá chết bất thường). Nhưng đến ngày 11/7, đơn vị này mới tham mưu văn bản cho sở Y tế ký, đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh cho tiêu hủy khẩn cấp số hải sản bị nhiễm độc.

Ngày 29/7, chúng tôi trở lại làm việc với Chi cục VSATTP Hà Tĩnh, đặt câu hỏi về sự chậm trễ này, nhưng ông Phan Văn Hùng, Chi cục trưởng đã tìm mọi lý do để né tránh. Cho đến khi chúng tôi yêu cầu lãnh đạo Sở Y tế can thiệp, ông Hùng mới chịu làm việc. Khi chúng tôi thắc mắc về sự thiếu hợp tác, ông Hùng cảnh cáo phóng viên: “Tôi cần xin ý kiến người còn to hơn cả giám đốc sở. Sức khỏe của người dân là quan trọng. Nhưng cũng không nên gây dư luận xấu ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà..."(!?). 

.
Khi PV liên hệ làm việc, ông Hùng tìm cách né tránh và liên tục gọi điện cho ai đó.

Lý giải về sự cố, ông Hùng giải thích: “Lý do chậm trễ là vì chúng tôi phải tiến hành lấy mẫu 2 lần, mỗi lần cũng phải cách nhau 10 ngày rồi. Sau khi khi có kết quả chính xác các kho đông lạnh kể trên có hải sản bị nhiễm độc thì mới cho niêm phong được. Giờ thì cũng đã tham mưu cho Sở Y tế, để có văn bản gửi lên UBND tỉnh Hà Tĩnh đề xuất phương án tiêu hủy”.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Xuân Dâng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh cho hay: “Việc kiểm nghiệm các loại hải sản bị nhiễm độc sau vụ cá chêt bất thường tại 4 tỉnh miền Trung, do thanh tra liên ngành thực hiện. Riêng việc kiểm tra ở các kho đông lạnh, chúng tôi giao cho Chi cục VSATTP làm việc và có ý kiến đề xuất. Sau khi có kết quả đề xuất, chúng tôi đã gửi công văn cho UBND tỉnh để xin phương án xử lý, nhưng hiện tại vẫn chưa được phúc đáp...”.

(Còn nữa…) 
Nhóm PVMT
Phần nhận xét hiển thị trên trang