Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Mấy vấn đề về nguồn gốc, đặc điểm của biểu tượng “Nghê” trong văn hóa Việt Nam


Huỳnh Thiệu Phong
  1. Mở đầu
Với bề dày lịch sử lâu dài của mình, văn hóa Việt Nam đã từ lâu được biết đến như một nền văn hóa đa dạng trong thống nhất. Nói đa dạng là vì trong quá trình hình thành và phát triển, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng từ các nền văn minh trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, với bản lĩnh văn hóa mạnh mẽ, Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc nhiều yếu tố văn hóa ngoại lai từ các quốc gia láng giềng để biến chúng thành bản sắc văn hóa dân tộc, đó chính là thống nhất. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, giao lưu và tiếp biến văn hóa (acculturation) là một quy luật tất yếu trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của các quốc gia. Trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ là hai nền văn minh có tác động sâu sắc đến việc định hình nên văn hóa Việt Nam. Bên cạnh nền văn hóa bản địa của mình, Việt Nam đã có sự tiếp nhận nhiều yếu tố văn hóa từ hai nền văn minh lớn đó để làm cho văn hóa dân tộc thêm phần đa dạng. Lúc đầu, dù rằng văn minh Trung Hoa được đưa vào Việt Nam với âm mưu đồng hóa, xóa sổ văn hóa bản địa của người Việt (giao lưu cưỡng bức); song, với sự khôn khéo và ngoan cường trong đấu tranh, Việt Nam đã tiếp thu những yếu tố văn hóa của Trung Quốc một cách có chọn lọc. Trên cơ sở tiếp nhận đó, người Việt đã có những sự “điều chỉnh” cho phù hợp với văn hóa truyền thống.
Văn hóa Trung Hoa du nhập vào Việt Nam đã đem theo rất nhiều yếu tố văn hóa (từ ngôn ngữ đến phong tục, tập quán, ẩm thực, …) mà trong đó, đáng kể nhất chính là yếu tố về mỹ thuật và nghệ thuật tạo hình. Đây thực sự là một bình diện đáng lưu tâm. Những con vật linh, những đồ án trang trí hay những họa tiết điêu khắc dưới các triều đại phong kiến của nước ta chịu ảnh hưởng khá nhiều từ văn hóa Trung Quốc. Ta không phủ nhận điều này ! Tuy nhiên, thực tiễn lịch sử đã phản ánh một tâm thế vững chắc, tinh thần tỉnh táo về nhận thức của cộng đồng người Việt để rồi trên cơ sở đó, người Việt đã có những sáng tạo nghệ thuật, biến những giá trị đó thành của ta. Rồng, phượng, rùa, … chính là những linh vật đã du nhập vào đời sống tinh thần của người Việt trong chính sự giao lưu văn hóa đó.
Trong số những loài linh vật đó, “Nghê” chính là một sáng tạo nghệ thuật đỉnh cao, phản ánh rõ nét nhân sinh quan của người Việt trong những giai đoạn lịch sử của dân tộc. Biểu tượng “nghê” trong văn hóa mỹ thuật truyền thống của Việt Nam không phải là một biểu tượng được hình thành một cách ngẫu nhiên, nó chính là sản phẩm của một cộng đồng dân tộc mang những đặc trưng rõ nét của một quốc gia thiên về nông nghiệp lúa nước. Với mong muốn góp phần làm rõ biểu tượng “nghê” trong nghệ thuật tạo hình dân gian của người Việt, tác giả bài viết có tham vọng bàn về nguồn gốc, đặc điểm của linh vật này để làm bật lên những giá trị thuần Việt ẩn chứa trong nó. Tôi nghĩ rằng đây là một việc làm rất có ý nghĩa song lại không hề đơn giản, đặc biệt là trong tình hình khi mà tại Việt Nam, nghiên cứu về biểu tượng vẫn còn là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ, nếu không muốn nói là hoàn toàn trống rỗng. Nhưng vì đam mê nên đành thử sức mình !
  1. Nguồn gốc tên gọi và sự hình thành của biểu tượng “nghê”
Nghiên cứu về nguồn gốc “nghê”, trước tiên có lẽ cần tìm hiểu về tên gọi của nó. Có quan điểm cho rằng tên gọi “nghê” mà người Việt dùng để ám chỉ linh vật này chính là cách gọi rút gọn của chữ “ngô nghê” – tức là không có hình dáng xác định. Tôi cho rằng đây chỉ là một cách lý giải vui, không có cơ sở khoa học vì chữ “ngô nghê” là một tính từ, không thể lượt bỏ bớt chữ và chuyển thành một danh từ để chỉ một linh vật. Thêm vào đó, ngôn ngữ luôn có sự biến đổi qua các thời kỳ, giai đoạn hình thành loài linh vật này là trong giai đoạn phong kiến, trải qua quá trình lịch sử thì khái niệm “nghê” không thể tồn tại cho đến ngày nay. Trong khi đó, cách lý giải thứ hai có lẽ sẽ hợp lý và có cơ sở hơn, đó chính là việc căn cứ vào truyền thuyết “Chín đứa con của rồng” (Long sinh cửu tử) trong văn hóa Trung Hoa.
Hiện nay, truyền thuyết về “Long sinh cửu tử” đã cho ta định dạng 9 đứa con của rồng, mặc dù có sự khác biệt đôi chút về tên gọi của chúng. Cụ thể là hai tài liệu “Tiềm Xác Loại Thư” (Trần Nhân Tích) và“Tham khảo tạp ký” (Phạm Đình Hổ) đã có những khác biệt khi liệt kê tên và chức năng của chúng.
Bảng 1: Tên gọi của 9 đứa con của rồng



Tên của 9 đứa con
của rồng
Tiềm Xác Loại ThưTham khảo tạp ký
Bồ LaoBị Hý
Tù NgưuLy Vẫn
Bí SíBồ Lao
Bá HạCan Bê
Triều PhongThao Thiết
Si VẫnCông Hạ (Công Phúc)
Toan NghêNhai Tí
Nhai XảiKim Nghê
Bệ NgậnTiền Đồ
[Nguồn: Đinh Hồng Hải, tr40, 41].
Trong số 9 đứa con của rồng được kể tên trong hai tài liệu đã dẫn ở trên, có thể thấy có hai con của rồng là “Toan Nghê” (trong “Tiềm Xác Loại Thư”) và “Kim Nghê” (trong “Tham khảo tạp ký”) có yếu tố “nghê” trong tên gọi. Tuy nhiên, cách lý giải đặc điểm của hai con này là hoàn toàn khác nhau. Nếu “Toan Nghê” là con “thích nghỉ ngơi (thường bị đồng hóa với sư tử) nên được khắc chạm vào ngai, trường kỷ” [4: 41] thì “Kim Nghê” lại là con “thích nuốt lửa – nhả khói, là con vật để cưỡi” [4: 41]. Như vậy, ta tạm xem chữ “nghê” trong cách gọi linh vật này là cách rút gọn từ chữ“nghê” trong tên gọi của một trong những đứa con của rồng. Tuy nhiên, khi linh vật này được hình thành trong nền văn hóa Việt Nam, người Việt đã biến đổi hoàn toàn về ngoại hình, chức năng và đặc điểm của nó để biến đổi thành một con vật thuần Việt. Nói đến đây, có lẽ cũng là cần thiết để đề cập sơ lược qua mối quan hệ của rồng với những linh vật khác để làm rõ vai trò của hình tượng “rồng” trong việc cấu thành nên một số loài linh vật hiện diện trong đời sống văn hóa của người Việt.
Rồng là loài động vật không có thật nhưng “… ra đời ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người, là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của con người, nhằm nhận thức và khám phá thế giới (…) Rồng, hay đúng hơn là hình tượng Rồng, từ khi xuất hiện dường như đã được gắn liền với sự tôn quí (…) Lịch sử dài 4000 năm của dân tộc Việt Nam luôn tôn sùng hình tượng rồng và luôn lồng cho chúng những sức mạnh siêu nhiên với sự uy nghiêm thần bí, bởi hình tượng của chúng lả sự thể hiện của các hoàng đế…” [2: 223-242]. Truyền thuyết về rồng còn được thể hiện qua câu chuyện “long sinh cửu tử” và chính từ truyền thuyết này cũng đã dẫn đến rất nhiều những loài linh vật được cho là con của rồng. Đinh Hồng Hải trong một công trình của mình đã đặt ra giả thuyết về mối quan hệ giữa những con rồng con với các linh vật theo sơ đồ dưới:
                                             Long  –> Rồng
Ly Vẫn  –> (Lân)
Can Bê  –> Nghê
                                             Bị Hí  –>  Rùa
Bên trên là sơ lược về tên gọi “nghê” theo quan điểm của tác giả bài viết. Việc lý giải thêm về nguồn gốc tên gọi của loài linh vật này có lẽ cần thêm sự vào cuộc của các nhà Ngôn ngữ học. Như vậy, câu hỏi tiếp theo đặt ra là “Nghê đã được hình thành từ khi nào trong lịch sử ?”
Theo Đinh Hồng Hải, “… Trong các hiện vật khảo cổ trước giai đoạn thuộc Hán (từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ 9) được tìm thấy tại Việt Nam không có linh vật nào là con nghê (…) Khi nhà Lý xây dựng nền độc lập của quốc gia Đại Việt thì biểu tượng nghê đã được định hình ở các công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lý…” [5: 82]. Như vậy, có thể khẳng định bước đầu rằng nghê được hình thành trong văn hóa Việt Nam là do sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa với văn minh Trung Hoa. Tuy nhiên, có phải nghê chỉ là sự giao lưu Việt – Hoa đơn thuần hay còn có sự giao lưu văn hóa với các nền văn hóa khác ? Câu hỏi này sẽ được lý giải ở phần tiếp theo của bài viết.
  1. Đặc điểm của “nghê” trong văn hóa Việt Nam
Biểu tượng “nghê” trong văn hóa mỹ thuật truyền thống của Việt Nam không phải là một biểu tượng được hình thành một cách ngẫu nhiên, nó chính là sản phẩm của một cộng đồng dân tộc mang những đặc trưng rõ nét của một quốc gia thiên về nông nghiệp lúa nước. Nói đến đây, có lẽ ta cần bước đầu hệ thống hóa lại các đặc trưng của một nền nông nghiệp lúa nước để rồi trên cơ sở đó, ta sẽ đưa nghê vào trong mối tương quan với những đặc trưng đó nhằm làm rõ tính “thuần Việt” của loài linh vật này.
Trong một công trình quen thuộc của Trần Ngọc Thêm là “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, ông đã chỉ ra những đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp. Cụ thể:
Bảng 2: Các đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
TIÊU CHÍVĂN HÓA GỐC NÔNG NGHIỆP
Đặc trưng
gốc
Khí hậu
Nghề chính
Nắng nóng lắm, mưa ẩm nhiều
Trồng trọt
Ứng xử với môi trường
tự nhiên
Sống định cư, thái độ tôn trọng, ước mong sống hòa hợp với thiên nhiên
 
Lối nhận thức, tư duy
Thiên về tổng hợp và biện chứng
(trọng quan hệ)
Chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm
Tổ chức
cộng đồng
Nguyên tắc
Cách thức
Trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ
Linh hoạt và dân chủ, trọng tập thể
Ứng xử với môi trường xã hộiDung hợp trong tiếp nhận;
mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó.
[Nguồn: Trần Ngọc Thêm, tr25]
Bảng trên đã hệ thống những đặc trưng của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Trong số những tiêu chí đã được liệt kê ở trên, tác giả đặc biệt quan tâm đến 3 đặc điểm: Ước mong sống hòa hợp với thiên nhiên, thiên về tổng hợp và biện chứng – dung hợp trong tiếp nhận – mềm dẻo và hiếu hòa trong đối phó. Những đặc điểm đó có mối liên hệ mật thiết với sự hình thành của biểu tượng “nghê”. Như vậy, căn cứ vào những đặc trưng của văn hóa Việt Nam, tôi sẽ xét đến những đặc điểm nổi trội của linh vật này tương ứng với những đặc trưng trong nền văn hóa truyền thống của Việt Nam. Chúng bao gồm:Tính tổng hợp – tính cân bằng (dung hòa) – tính dân gian – tính giao lưu.
Untitled.jpg
Sơ đồ 3: Những đặc điểm của con Nghê
[Nguồn: Tác giả]
Về tính tổng hợp, nếu như rồng, phượng, rùa, … là những linh vật đã được nghiên cứu khá nhiều thì trái lại, nghê lại ít được quan tâm nghiên cứu.“Các cuốn sách trong bộ sách viết về mỹ thuật từ thời Lý đến thời Nguyễn hầu như không đề cập đến con nghê, trong khi con rồng được phân tích, mô tả hết sức kĩ lưỡng” [5: 99]. Đây là một thực tế rất đáng quan tâm. Tôi nói như thế là vì đây là một con vật mang tính tổng hợp cao, rất thuần Việt và chẳng có ở một quốc gia nào khác có một con vật như thế này. Nếu rồng là một sản phẩm chung của một số quốc gia phương Đông (và đâu đó là cả phương Tây), rùa là một sinh vật có thật đã được nghiên cứu nhiều (từ góc độ sinh học hay văn hóa) thì tại sao “nghê”  lại không có được “may mắn” đó ? Về vấn đề này, theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng vì sự ra đời của linh vật này khá muộn (như đã đề cập là trong giai đoạn Bắc thuộc mới được du nhập vào), kết hợp với việc vì nó quá “thuần Việt” do vậy đã dẫn đến sự bỏ bê tìm hiểu về nó trong một khoảng thời gian dài. Trong khi đó, rồng – phượng hay rùa lại là một sản phẩm chung của nhiều quốc gia phương Đông, do đó mà ngay từ rất sớm, chúng đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học.
Trở lại với đặc điểm đầu tiên của nghê là tính tổng hợp, ta thấy rất rõ là hiện nay, chỉ thao tác “đọc” biểu tượng cũng đã vấp phải khá nhiều quan điểm trái chiều. Nguyên nhân vì đây là con vật hư cấu, hoàn toàn không có thật; thêm vào đó, vì mang tính tổng hợp cao mà hiện nay đã xảy ra hiện tượng “đọc” sai hình tượng. Tại các công trình đền, chùa, miếu mạo, con nghê – con sư tử – cặp đôi kỳ lân đã bị đánh đồng hoặc nhầm lẫn khi nhận diện chúng. Đây là một điều đáng tiếc khi mà sư tử và kỳ lân không phải là những linh vật thuần Việt mà chỉ là sản phẩm của hai nền văn minh lớn là Trung Hoa và Ấn Độ được du nhập vào Việt Nam, việc đánh đồng hoặc không thể phân biệt được có thể sẽ làm phai mờ dấu ấn bản sắc văn hóa. Lý giải về sự nhầm lẫn này, tôi cho rằng bởi lẽ đã là con vật hư cấu thì những nghệ nhân sẽ không có “khuôn” để căn cứ vào đó mà tạo hình. Tất cả đều tùy thuộc vào mức độ sáng tạo và cảm hứng tạo hình của các nghệ nhân mà thôi. Ngoài ra, yếu tố vùng miền cũng là một trong những tác động không nhỏ, ảnh hưởng đến việc tạo hình nghê tại các địa phương.
Tính tổng hợp của nghê được thể hiện rõ nét trong các bộ phận cấu thành nên loài linh vật này. Hiện nay, có khá nhiều ý kiến trái chiều về việc cấu thành nên nghê bao gồm những con vật gì ? Phổ biến nhất hiện nay là các quan điểmcho rằng nghê là sản phẩm tổng hợp của rồng – lân – chó; lân – sư tử – chó; hay có ý kiến cho rằng nghê là sự kết hợp trâu – chó; người thì lại cho rằng nghê là sự kết hợp của lân – chó. Thậm chí có người còn cho rằng có yếu tố “khỉ” trong hình tượng nghê. Trong một tài liệu đáng tin cậy, nghê được mô tả với những đặc điểm sau: “Thông thường, biểu tượng nghê được tạo tác dưới hình dạng của một con sư tử ngồi xổm (một vài trường hợp có dạng quỳ nhưng hiếm). Đầu tương tự đầu rồng nhưng ngắn vơi miệng rộng, có nanh, mũi to, trán dô, có tai nhưng không có sừng, bờm xõa xuống hai bê trán… Thân của nghê thường để trơn và trang trí bằng những cụm bờm và lông hình vân mây và xoáy ốc, chân có nhiều móng” [4: 52].
Theo tôi, muốn mô tả chúng là sản phẩm tổng hợp của những con gì, cần đi từ chức năng của chúng trong văn hóa dân gian. Phương pháp này có thể sẽ khả thi hơn là cố gắng quan sát xem các bộ phận của chúng giống với con vật nào vì suy cho cùng, như đã nêu, vì là hư cấu nên sẽ chẳng có “khung chuẩn” để các nghệ nhân căn cứ vào đó mà tạo hình. Đến đây, một giả thuyết được đưa ra là liệu chăng, tất cả những con vật đã được nêu ra ở trên đều có thể là một phần trong sự cấu thành nên linh vật nghê. Qua quan sát, tôi cho rằng, nghê chính là sản phẩm tổng hợp của 4 loài: Rồng – Lân – Chó – Sư tử. Việc lựa chọn bốn loài vừa kể ở trên của tác giả là có cơ sở vì:
+ Đối với rồng, đây là một loài linh vật ngoài giá trị về tạo hình, ẩn trong nó còn có yếu tố thiêng. Bởi vì lịch sử đã cho thấy là rồng luôn được xem như biểu tượng của quyền uy, của bậc đế vương. Mặc dù về sau này, rồng đã có những lúc hiện hữu trong dân gian với vai trò là hình tượng trang trí nhưng cũng không thể phủ nhận nó là loại linh vật mang nặng tính cung đình. Song cũng chính vì mang nặng tính cung đình nên việc lựa chọn nó để làm nên một bộ phận cấu thành nên con nghê chính là sự lựa chọn nhằm mục đích “sang trọng hóa” con nghê, tôn thêm tính thiêng cho linh vật này.
+ Đối với lân,đây cũng là một linh vật ngoại nhập. Thực ra, tại Trung Hoa, kỳ và lân chính là một cặp đôi “Đực – Cái” (kỳ là con đực – lân là con cái). Sau này khi du nhập vào Việt Nam, ta chỉ tiếp nhận con lân mà lãng quên con kỳ và từ đó, ta ngộ nhận kỳ lân là một con duy nhất; hay nói cách khác, người ta quan niệm “lân” là cách gọi vắn tắt từ con “kỳ lân”. Về phần này, tôi nghĩ rằng sự “bỏ rơi” con kỳ không phải là ngẫu nhiên mà là có chủ đích. Văn hóa Việt Nam vốn là văn hóa lúa nước, trọng âm tính và đề cao vai trò của giống cái. Do vậy mà việc lựa chọn hình tượng lân là phù hợp với văn hóa dân tộc. Cuối cùng, mặc dù là một trong số “tứ linh” trong văn hóa Việt Nam, song lân lại không ở vị trí quá tôn quý như rồng và lân còn được biết đến như một linh vật may mắn, do vậy việc lựa chọn lân làm một trong những thành tố cấu thành nên nghê cũng là lẽ hợp lý.
+ Đối với chó, là một con vật có thật, việc để chó trở thành một phần để cấu thành nên nghê là để giảm bớt sự cao quý của nghê. Chó là một con vật được đánh giá cao bởi khả năng giữ nhà và lòng trung thành. Khi đối chiếu qua vị trí của nghê trong các công trình đền, chùa, miếu mạo, ta thấy rất rõ vị trí của nghê thường được để ngay cửa. Vị trí này mang một ý nghĩa là canh giữ công trình đó. Quan niệm dân gian ở một số nơi còn xem chó như một linh vật (được gọi tôn kính là “Thần Cẩu/Khuyển”), tuy nhiên quan niệm này đôi khi lại vấp phải sự phản đối vì dân gian vẫn thường so sánh những gì tệ hại nhất với chó (?). Do vậy, cách tốt nhất để tránh sự xung đột quan điểm nên dân gian đã “sang trọng hóa” con chó bằng con nghê. Đặc điểm cuối cùng để củng cố cho quan điểm của tác giả chính là tư thế ngồi của nghê thường là ngồi dạng chống hai chân trước, đây là tư thế thường gặp của loài chó khi ngồi canh cổng.
+ Đối với sư tử, tương tự như chó, sư tử là một loại động vật có thật trong tự nhiên. Tuy nhiên, với đặc tính sinh học là sống theo bầy đàn và chủ yếu sống trên thảo nguyên mà do đó, sư tử ngay từ đầu không phải là một loại vật sinh sống phổ biến tại Việt Nam. Có ý kiến cho rằng việc sư tử được đưa vào trong nền văn hóa Việt Nam chính là khi Việt Nam và Ấn Độ diễn ra sự giao thoa văn hóa. Sư tử vốn là một con vật được tôn sùng trong văn hóa Ấn Độ, mà giữa Ấn Độ và Việt Nam đã từ lâu diễn ra sự chung đụng về văn hóa.“… Biểu tượng sư tử được cho là linh vật có sức mạnh siêu việt trong văn hóa Ấn Độ nên nó đã được sử dụng khá phổ biến từ thời vua A Dục (Asoka) đặt trên đỉnh các cột kinh…” [5: 84]. Do vậy, việc tiếp nhận hình tượng sư tử và biến nó trở thành một phần (bộ phận) của con nghê cũng là điều dễ hiểu.
Trên cơ sở những lý giải đó, ta có thể khẳng định nghê được hình thành như một điều tất yếu khi mà nó chính là dấu ấn, là sản phẩm của quá trình giao thoa văn hóa Việt – Hoa – Ấn.
Về tính cân bằng, yếu tố cân bằng mà tác giả muốn đề cập ở đây chính là sự dung hòa Âm – Dương, cân bằng giữa yếu tố Cung đình – Dân gian, hiền lành – hung dữ, động – tĩnh, v.v… Khái niệm “cặp đôi” hay còn gọi là “lưỡng phân, lưỡng hợp” là một đặc điểm nổi trội trong bản sắc văn hóa Việt Nam. Yếu tố cặp đôi luôn hiện diện và song hành trong đời sống của cộng đồng người Việt như một phần không thể thiếu. Xét trên bình diện văn hóa nói chung, khái niệm cặp đôi được thể hiện rõ nét qua triết lý sống quân bình, cân bằng giữa các mối quan hệ xã hội và trong cả đời sống tinh thần. Hình tượng nghê cũng không nằm ngoài quy luật và tư duy đó.
Trong đặc điểm tổng hơp của loài linh vật này, tôi đã bước đầu thử nhận diện những động vật góp phần cấu thành nên loài linh vật này. Trong những loài vật đó, ta thấy rõ sự hiện diện của các cặp đôi đối trọng với nhau. Bảng bên dưới sẽ cho thấy sự đối trọng đó, thể hiện tính cân bằng (dung hòa) rõ nét:
Bảng 3: Tính cặp đôi trong các loài vật cấu thành nên hình tượng “nghê”
Cặp đôi
Loài vật
Cung đình
– dân gian
Hiền lành
– hung dữ
Sang trọng
– bình dân
RồngCung đìnhHung dữSang trọng
LânCung đìnhHiền lànhSang trọng
Sư tửDân gianHung dữBình dân
ChóDân gianHiền lànhBình dân
[Nguồn: Tác giả]
Bảng 3 đã cho ta thấy sự đối xứng với nhau giữa 4 con vật rồng – lân – sư tử – chó tùy theo từng cặp tiêu chí. Nghê là sản phẩm được hình thành dựa trên 4 con vật được nêu ở trên và do vậy, nghê chính là sản phẩm mang nặng tính cân bằng theo đúng triết lý văn hóa của cộng đồng cư dân Việt.
Về tính dân gian, không nằm trong bất kỳ một khuôn khổ tạo hình này vì vốn là một loại linh vật hư cấu, hình thành trên cơ sở trí tưởng tượng, do vậy ta có thể khẳng định nghê là linh vật mang tính dân gian. Các địa phương khác nhau, những nghệ nhân khác nhau sẽ cho ra đời những tác phẩm nghê không giống nhau. Ta vẫn hay nghe nói thành ngữ “phượng múa nghê chầu”, câu thành ngữ này đã cho thấy tính dân gian của linh vật này. Mặt khác, vì mang tính dân gian mà do vậy, các tư liệu lịch sử thành văn hầu như không thấy mô tả cũng như đề cập đến nghê. Nếu so sánh với rồng – một linh vật mang tính chất cung đình, cao sang thì ta thấy rất rõ sự bất công dành cho nghê. Tuy nhiên, cũng chính vì ít được quan tâm và không nằm trong khuôn khổ mà do vậy. nghê đã được tự do sáng tạo, phổ biến rộng rãi trong dân gian thông qua bàn tay và trí óc sáng tạo của những nghệ nhân dân gian. Con nghê đã hiện diện rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là tầng lớp bình dân một cách hết sức tự nhiên. Người ta cho dựng tượng nghê để mang chức năng canh giữ hơn là dựng tượng vì sự tôn thờ, nể trọng. Và cứ như thế, nghê trở thành một linh vật gần gũi và thân thuộc trong dân gian.
Về tính giao lưu, ngay từ đầu bài viết, tôi đã nhấn mạnh đến yếu tố giao lưu và tiếp biến văn hóa như một quy luật tất yếu của lịch sử. Nếu văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ không du nhập vào Việt Nam (cho dù bằng bất kỳ hình thức nào đi chăng nữa) thỉ liệu rằng nghê có xuất hiện hay không ? Câu trả lời có lẽ là “không” vì xét trong những loài vật góp phần cấu tạo nên linh vật này, có thể thấy rất rõ là ¾ loài (chỉ có chó là loài vật gắn bó với đời sống của người Việt từ xưa đến nay) đã là những linh vật trong văn hóa ngoại lai. Sự mềm dẻo trong ứng xử, hiếu hòa trong đối phó – một trong những đặc trưng văn hóa của dân tộc Việt Nam đã một lần nữa phát huy tác dụng của nó.
Có thể xem nghê là “đứa con lai” của ba nền văn minh Việt – Hoa – Ấn, chính lối ứng xử mang đậm tính văn hóa nông nghiệp đã góp phần sáng tạo và hình thành nên một loài vật rất lí thú. Và một lần nữa, ta cần khẳng định nghê là linh vật bản địa của người Việt, dù rằng các tế bào cấu thành nên nó lại là những tế bào ngoại lai.
Kết luận
Vốn là một loài vật được xây dựng trên cơ sở hư cấu, trí tưởng tượng của con người, thao tác mô tả cơ học là điều bất khả thi đối với nghê vì vốn dĩ nó không hề tồn tại trong từ điển sinh vật. Dựa vào sự giao lưu văn hóa với các nền văn minh lớn trong khu vực, người Việt đã tiếp nhận có chọn lọc để xây dựng nên hình tượng con nghê trong văn hóa mỹ thuật vào tạo hình của dân tộc. Bài viết đã thử bước đầu lý giải tên gọi “nghê”, bàn về lịch sử hình thành biểu tượng nghê trong dòng chảy văn hóa. Ngay từ đầu bài viết, tôi đã xem nghê là linh vật thuần Việt vì thông qua nghê, nó đó phản ánh tư duy và những đặc trưng văn hóa nông nghiệp lúa nước của Việt Nam. Nghê thực sự là một tấm gương phản chiếu nhân sinh quan của người Việt trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, mặc dù về mô tả cơ bản hiện nay vẫn còn tồn đọng nhiều ý kiến trái chiều xung quanh nó.
Trong tương lai, có lẽ là cần thiết để giới nghiên cứu mỹ thuật, văn hóa dân tộc dày công tìm hiểu nhiều hơn về loài linh vật này để một mặt, minh chứng cho những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam là rất giàu ý nghĩa, mặt khác là đưa những giá trị văn hóa đó vào mối quan hệ với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Nghê xứng đáng trở thành linh vật đặc trưng cho quốc gia Việt Nam trong giai đoạn hiện nay hơn bất kỳ con vật nào khác vì tự thân nó đã mang những đặc trưng và sắc thái văn hóa Việt từ truyền thống đến hiện đại./.
Tài liệu tham khảo:
            [1] Trần Lê Bảo (2012), Giáo trình văn hóa phương Đông, Nxb Đại học Sư phạm.
            [2] Phạm Đức Dương và nnk (2014), Biểu tượng văn hóa ở làng quê Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin.
            [3] Đinh Hồng Hải (2014), Nghiên cứu biểu tượng – một số hướng tiếp cận lý thuyết, Nxb Thế giới.
            [4] Đinh Hồng Hải (2012), Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam – tập 1: Các bộ trang trí điển hình, Nxb Tri thức.
            [5] Đinh Hồng Hải (2016), Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam – tập 3: Các con vật linh, Nxb Thế giới.
            [6] Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.
                                                                                              H.T.P
Sài Gòn, 28/07/2016

3 thoughts on “Mấy vấn đề về nguồn gốc, đặc điểm của biểu tượng “Nghê” trong văn hóa Việt Nam”

  1. Bài viết rất hay. Xin cám ơn!
    Có thể thành tham lam hoặc do bệnh nghề nghiệp (làm kiến trúc), cảm giác vẫn muốn có thêm những phân tích chi tiết nữa trên phương diện “nghệ thuật tạo hình” thì … tuyệt.
  2. Huỳnh Thiệu Phong trong “Mấy vấn đề về nguồn gốc, đặc điểm của biểu tượng “Nghê” trong văn hóa Việt Nam” đã nhận xét: “Nghê” chính là một sáng tạo nghệ thuật đỉnh cao, phản ánh rõ nét nhân sinh quan của người Việt trong những giai đoạn lịch sử của dân tộc“. Tôi rất đồng tình.
    Nghê là linh vật rồng ẩn thuần Việt trong “chín đứa con của rồng” (Long sinh cửu tử) và được phổ biến rộng trong dân gian thời Trần và được đúc kết bởi tác phẩm “Tiềm Xác Loại Thư” của Trần Nhân Tích. Toan Nghê là linh vật có sức mạnh phi thường giống như sư tử, như mèo thần, thích nghỉ ngơi, điềm tĩnh, chăm chú chọn cơ hội, nhưng khi ra tay thì cực kỳ mau lẹ, dũng mãnh và hiệu quả. Kim Nghê là linh vật giống như kỳ lân, trâu ngựa thần, có tài nuốt lửa nhả khói, nội lực thâm hậu, nhanh mạnh lạ lùng, dùng để cưỡi đưa chủ nhanh đến đích. Nghê Dân Gian là linh vật gác cổng giữ nhà hiền lành, tin cẩn như chó nhà và hung dữ, nguy hiểm, tinh khôn như chó sói. Nghê Thường là linh vật ngây dại như trẻ thơ, nhởn nhơ như nai rừng, tin yêu như thục nữ nhưng vô cùng quý hiếm.
    Nghê Việt là biểu tượng rồng ẩn, một trong những sáng tạo đỉnh cao của văn hóa Việt.
    Hoàng Kim
    (mời xem thêm: Sách Nhàn đọc dấu câu CÓ câu KHÔNG. https://hoangkimlong.wordpress.com/2016/07/30/sach-nhan-doc-dau-cau-co-cau-khong/
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chính phủ mới và những vấn đề cũ


Tác giả: Ths. Trương Khắc Trà
. Nhân dân cả nước đang kì vọng Chính phủ nhiệm kì mới sẽ sớm giải quyết những vấn đề bức xúc như: vấn nạn thực phẩm bẩn, tham nhũng và ô nhiễm môi trường.
———–
Trong phiên họp toàn thể tại hội trường sáng 28/7, Quốc hội đã tiến hành phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố với 97,37% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021
Với 96,56% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.
Như vậy là bộ máy Chính phủ đã được kiện toàn triệt để gồm những con người đã kinh qua nhiều chức vụ, thử thách ở nhiều vị trí công tác từ địa phương đến Trung ương.

Thông tin 26 thành viên nội các Chính phủ vừa được Quốc hội phê duyệt

(GDVN) – Sáng 28/7, Quốc hội đã phê chuẩn danh sách thành viên Chính phủ gồm: 5 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và trưởng ngành.
Có thể thấy rằng nội các của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều là những lãnh đạo được dân biết mặt, biết tên, có trình độ cao về cả chuyên môn lẫn chính trị.

Vì vậy, Chính phủ nhiệm kỳ này được nhân dân cả nước kỳ vọng về những đột phá, sáng tạo và những quyết sách táo bạo kịp thời trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng… xứng đáng là Chính phủ kiến tạo chứ không còn đơn thuần là Chính phủ hành chính.
Tuy nhiên để đạt được điều đó, trước hết Chính phủ mới phải giải quyết những vấn đề cũ – cũng là trở lực cho sự phát triển của đất nước. 
Trong khuôn khổ bài này người viết xin đề cập đến một số vấn đề cũ nhưng nhận được sự quan tâm sâu sắc từ dư luận và những người quan tâm đến tình hình đất nước trong thời gian qua.

Thứ nhất: Chính phủ cần phải dẹp được nạn tham nhũng, lãng phí.

Chưa bao giờ cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí trở nên cấp bách và nóng bỏng như hiện nay, đây là những tác nhân trực tiếp kéo lùi sự phát triển của đất nước, bởi rất nhiều đồng tiền thuế của nhân dân “lưu lạc” vào túi quan tham, dĩ nhiên nó đã ăn mòn tiềm lực quốc gia một cách khủng khiếp.
Thời gian qua quốc nạn tham nhũng, lãng phí đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội, báo cáo tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống tham nhũng 10 năm vừa diễn ra tại Hà Nội cho thấy tham nhũng đã “thụt két” quốc gia 60.000 tỷ đồng nhưng chỉ thu hồi được 5.000 tỷ đồng, “hô biến” 400 ha đất nhưng chỉ thu hồi được khoảng 200 ha! [1]
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ mới và các Phó thủ tướng (Ảnh nguồn: thanhnien.vn).
Bên cạnh tham nhũng, lãng phí cũng là lỗ hổng rất lớn “hút” hết ngân sách quốc gia, khắp từ Bắc chí Nam nơi đâu cũng có những công trình ngàn tỷ bỏ hoang, phí phạm những đồng tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân.
Điển hình như nhà máy đạm Ninh Bình được đầu tư 667 triệu USD làm ăn thua lỗ nên phải “trùm mền”, nhà máy Polyester ở Hải Phòng trị giá 7000 tỷ đồng nhưng cũng chịu số phận “đắp chiếu”, dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên với số vốn hơn 8.000 tỷ đồng đã trở thành đống sắt gỉ… [2]

“Dụng nhân như dụng mộc”

(GDVN) – Nhân dân đang muốn các vị tư lệnh – những con người của hành động thì sẽ được sắp xếp vào các vị trí công tác mới để họ được tiếp tục hành động…
Trong khi miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo đang thiếu trường, thiếu lớp, thiếu những cây cầu bê tông kiên cố phục vụ quốc kế dân sinh…(?)
Nạn tham nhũng lãng phí đã nhức nhối tới mức nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phải thốt lên “cả một bầy sâu” còn Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan ngậm ngùi “…mỗi ngày người ta ăn từng tí của dân, không từ một cái gì”!
Chính tham nhũng và lãng phí đã khiến Việt Nam ngập trong “cơn bão” nợ công cao, Chính phủ lần đầu tiên thẳng thắn thừa nhận “nợ công đang tăng nhanh” với những con số gây giật mình. Năm 2011, nợ công bằng 50% GDP, tăng 24% so với năm trước. Đến năm 2012 là 50,8%. Năm 2013 là 54,2%. Năm 2014 ước đạt 60,3% và 2015 là 64% GDP. [3]
Thứ hai: Vấn nạn thực phẩm bẩn cần được đẩy lùi
Chưa khi nào cái ăn cái uống lại mang đến quá nhiều nỗi lo như hiện nay. 
Gà thải loại nhúng hóa chất để biến thành gà đồi vàng óng ánh bắt mắt người mua, thịt heo thối được “phù phép” thành thịt bò tươi rói, lòng lợn, chân gà thối được hô biến thành “đặc sản” tại các nhà hàng…
Tất cả được xử lý và bảo quản với hóa chất dùng để… ướp xác! 
Chuối ngâm thuốc diệt cỏ, những chiếc xúc xích thơm lừng được làm từ da gà và nội tạng bẩn… 

Cuộc chiến với thực phẩm bẩn, đừng để cái đúng thành thiểu số!

Bánh kẹo, mứt, mực khô, bò khô…phục vụ tết người chưa ăn nhưng ruồi nhặng đã nhấm nháp trước, mì tôm gây sỏi thận, nước mắm từ hóa chất công nghiệp, cà phê “tinh chất”…
Hậu quả là mỗi năm ở Việt Nam có 200.000 người mắc ung thư và phân nửa số đó đã từ giã cõi đời, một con số khiến tất cả phải bàng hoàng lo lắng, ngày càng nhiều những ngôi làng ung thư, nhiều căn bệnh lạ chưa từng xuất hiện trong giáo trình Y học.
Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh đã nói một cách chua chát rằng “con đường từ dạ dày tới nghĩa địa chưa bao giờ ngắn thế”. [4]
Nếu không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời, rồi đây 10, 20 năm sau tỷ kệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều, mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng sống, cải tạo nòi giống chẳng lẽ bó tay trước những người đang đầu độc dân tộc mình!
Thứ ba: Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang đe dọa đến sự phát triển của đất nước
Hiểm họa ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã được cảnh báo từ lâu nhưng sau sự cố Formosa đã gióng lên hồi chuông khẩn thiết về thực trạng phát triển công nghiệp đã tàn phá môi trường nghiêm trọng như thế nào.
Trước đó đã có sự cố công ty Vedan “bức tử” sông Thị Vải nhưng lần này hậu quả khủng khiếp giết chết hệ sinh thái ven biển 4 tỉnh Miền Trung và một loạt các công ty trong nước lẫn quốc tế xả thải trực tiếp ra môi trường gây nên hiện tượng cá chết từ Bắc chí Nam đã là báo động đỏ buộc các cơ quan chức năng không thể “khoanh tay” đứng nhìn.
Bên cạnh đó biến đổi khí hậu và các thế lực “nhân tai” đã khiến vựa lúa lớn nhất nước – Đồng bằng sông Cửu Long lâm vào đợt hạn mặn chưa từng có trong lịch sử, bất ổn xã hội đã xảy ra ở Miền Tây, sản lượng lúa gạo giảm đi chưa từng thấy, giờ đây ngôi vị xuất khẩu gạo – mặt hàng chủ lực của Việt Nam đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ Campuchia và các nước láng giềng.

Vì đồng tiền cho bản thân, họ đã quên đi lợi ích quốc gia, dân tộc

(GDVN) – Nếu không có sự vào cuộc của truyền thông, Hà Tĩnh có tự mình phát hiện ra những sai phạm của Formosa như ông Dương Tất Thắng khẳng định?
Bài toán giữa phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường đang trở nên hóc búa hơn bao giờ hết, điều đó đòi hỏi Chính phủ phải hành động quyết liệt, có những quyết sách kịp thời và chuẩn xác.
Nhiều diễn biến xảy ra thời gian qua về việc Trung Quốc tăng cường xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong và âm mưu “điều tiết” dòng nước dòng sông này đã và đang đặt vựa lúa lớn nhất nước vào tình thế nguy nan, đó không đơn thuần chỉ là vấn đề môi trường mà mang bản chất an ninh quốc gia đang bị đe dọa.
Các thảm họa “thiên tai” lẫn “nhân tai” liên tục xuất hiện cho thấy, chúng ta đang vay của tương lai quá nhiều thứ. Khó có thể phát triển bền vững và an toàn nếu cứ đem của dự phòng ra tiêu xài phung phí. 
Dự trữ quốc gia không phải chỉ có tài sản hữu hình như vàng, ngoại tệ… mà đó là tất cả những gì thuộc về lãnh thổ, tài nguyên, văn hóa… 
Đến một lúc nào đó con người sẽ nhận ra rằng tiền, vàng… không thể ăn được!
Hơn lúc nào hết người dân cả nước đang hy vọng, tin tưởng vào một Chính phủ mới, “năng động – đổi mới – sáng tạo” để giúp người dân giải quyết những vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ thôi nhức nhối, là trở lực khiến lòng dân bất an, xã hội rối ren, đất nước trì trệ.
Tài liệu tham khảo
[1] http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/tham-nhung-60000-ty-thu-hoi-5000-ty-quy-trinh-rac-roi-3313910/
[2]http://tuoitre.vn/tin/kinh-tế/20151116/nhà-máy-8100-ti-thành-đống-sắt-gỉ/1003558.html
[3] http://vietnamnet.vn/vn/ban-tron-truc-tuyen/206233/bai-hoc-tu-nhung-cong-trinh-tien-ty-bo-hoang.html
[4]http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dai-bieu-tran-ngoc-vinh-con-duong-tu-da-day-den-nghia-dia-chua-bao-gio-ngan-the-3313306.html
————
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Chinh-phu-moi-va-nhung-van-de-cu-post169763.gd
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lạ gì nữa


Tịnh Sơn

TP - Ông ấy - một CEO nổi tiếng từ rất trẻ từng tuyên bố đến năm 40 tuổi sẽ thành Thủ tướng, nay 46 tuổi, cuối tuần vừa rồi lặng lẽ “vác” vợ cùng 4 con trai qua Mỹ định cư. Phía đông không có gì lạ, phía tây liệu có lạ hơn không?

Xứ mình thì mọi sự có vẻ hết lạ từ lâu rồi? Đến như vinh dự đứng thứ 5 thế giới về chỉ số hạnh phúc, nhiều người còn phẩy tay cười ruồi nữa là. Giới “sâu bít” và các chương trình truyền hình thực tế vẫn đang miệt mài làm trò tung đủ chiêu “lạ”, nhưng vẫn cảnh chợ chiều nhễ nhại phấn son.

Có phải do toàn chuyện lạ, nên chả còn gì lạ nữa? Đến như cậu thí sinh ở Nghệ An vốn quanh năm thi lại, nay vừa ngủ gục vừa “khoanh bừa đáp án” còn được điểm 10 Vật lý kỳ thi tốt nghiệp quốc gia là cùng chứ gì!  

Phía tây không có gì la của Erich Remarque, cuốn tiểu thuyết mang dáng dấp một hồi ký lừng danh, kết thúc bằng cái chết của nhân vật chính - chàng lính Paul Baumer. “Anh ta chết tháng mười, năm một nghìn chín trăm mười tám, trong một ngày khắp cả mặt trận yên tĩnh đến nỗi bản thông cáo chỉ ghi là “Ở phía Tây, không có gì lạ”.

Sực nhớ tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Tác giả được so sánh với Remarque, được thế giới biết đến nhiều nhất khi nhắc đến văn học Việt Nam cho đến nay, cũng vừa trượt Giải thưởng nhà nước về văn chương nghệ thuật. Cuốn tiểu thuyết hay nhất về chiến tranh của một đất nước chiến tranh mà không được vinh danh thì thôi, nói gì nữa. Lạ gì nữa!

Hết lạ, bởi tất cả đều “đúng quy trình”.

Ông ấy, vị CEO với giấc mơ lớn lao nọ, đã đặt tên cậu con trai đầu hoàn toàn trùng khớp với tên họ của mình. Cũng không hề giấu giếm kỳ vọng con mình sẽ làm được điều ông chưa thể thực hiện. Vấn đề là giấc mơ lạ ấy có nằm trong “quy trình” không?

Như chàng lính Paul Baumer, bao nhiêu khát vọng cùng những niềm tin đẹp đẽ vẫn từng ngày âm thầm ra đi, cả khi mọi thứ đạn bom trên thế giới này vẫn còn ngủ yên “không có gì lạ”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hãy quan tâm đến sự an nguy của đất nước:

Bị tấn công, chúng ta làm gì?

Trí Quân

TP - Tin tặc quốc tế vừa cấp tập tấn công vào hệ thống mạng thông tin của Hàng không Việt Nam tại các sân bay trọng yếu Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Thông điệp chúng đưa ra trong chiến dịch lần này rất rõ ràng: dọa nạt, kích động, xuyên tạc trắng trợn về biển Đông!

Tin tặc nước ngoài “mưa gió” tại Việt Nam không hiếm. Nhưng rất bất thường, khi đây là lần đầu tiên hacker hướng chủ đích vào vấn đề chính trị là biển Đông.

Đề tài vốn đang rất nóng, sau phán quyết vụ của Tòa trọng tài thường trực The Hague. 

Có trùng hợp gì không, khi Trung Quốc vừa bỏ rất nhiều tiền thuê biển quảng cáo ngoài trời lớn nhất thế giới tại quảng trường Thời Đại (New York, Mỹ) để chạy đoạn video tuyên truyền sai lệch về biển Đông? Cũng như đang ráo riết xuất bản ấn phẩm về biển Đông để phát trên các phương tiện truyền thông có tầm ảnh hưởng nhất cùng lúc tại 30 quốc gia?

Không khó để thấy rằng Trung Quốc đang “tấn công biển Đông” trên quy mô toàn cầu, và phát tán qua truyền thông đại chúng.  

Bị tấn công, chúng ta làm gì?

Phản ứng đầu tiên, ngoài việc vào cuộc của lực lượng an ninh quốc gia, thì tại các sân bay, chúng ta lặng lẽ xếp hàng, nhường nhịn nhau từng chỗ đứng chỗ ngồi, thông cảm với nhân viên về sự chậm trễ khi mọi thủ tục phải làm bằng tay. Nhiều bài báo đã ca ngợi điều này. Chúng ta đã không hoảng loạn, như mong muốn của những tên khủng bố mạng.

Và sau hơn 12 tiếng, chúng ta cơ bản khắc phục hệ thống làm thủ tục tại sân bay cũng như các giao dịch, thanh toán qua mạng.

Nhưng như thế đã đủ chưa? Đã đủ chưa nếu lại tiếp tục xảy ra những vụ tấn công tương tự, vào những lĩnh vực nhạy cảm, hiểm yếu dễ gây hoang mang, xáo trộn?

Chúng ta không thể cứ mãi im lặng, lầm lũi xếp hàng chờ làm thủ tục bằng tay.

Truyền thông chúng ta đã bớt thời lượng cho những cuộc tranh cãi vô bổ quanh cái phóng sự du lịch về cuộc chiến tranh ở đâu đó chưa? Bớt những sô truyền hình thực tế lòe loẹt hết ngày dài lại đêm thâu để quan tâm đến chuyện sống còn của chính bờ cõi chúng ta không?

Các nghệ sĩ của chúng ta có thôi cắn móng tay hết bảo vệ tê giác, đến bảo vệ tê tê, mà dành chút thời gian nói với hàng triệu fan của mình về biển đảo, về vận nước an nguy, về sự sẻ chia, đoàn kết? 

Học trò đã được học đều khắp về biển đảo Tổ quốc mình chưa? Các doanh nghiệp, bộ ngành liên tiếp “sa bẫy” đầu tư từ Trung Quốc rút ra được bài học gì chưa, hay vẫn lại  nhắm mắt vay liều? 

Người Trung Quốc đang hô hào tẩy chay hàng hóa của các “đối thủ” biển Đông. Còn chúng ta, xuất khẩu khoáng sản qua Trung Quốc đạt kim ngạch đến 5 tỷ USD, mà “hải quan không biết, không thống kê”, như phát hiện của chuyên gia kinh tế mà Tiền Phong vừa đăng hôm qua? 

Để có đối sách ứng phó thích hợp và thích đáng với những cuộc tấn công, chúng ta cần nhìn lại chính mình một cách nghiêm khắc hơn nhiều.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Tư lệnh Hải quân Mỹ Mark Richardson ngày 26-7 cho biết Washington đã tuyên bố rõ ràng với Trung Quốc rằng nước này sẽ tiếp tục hoạt động ở biển Đông để thực thi quyền tự do hàng hải.

(NLĐO) – 

Tuyên bố trên được Đô đốc Richardson đưa ra trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tuần trước. Ông cũng cảnh báo với các đối tác Trung Quốc rằng bất kỳ nỗ lực thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông cũng như xây đảo nhân tạo ở bãi cạn Scarborough của Philippines sẽ khiến Mỹ quan tâm.
Xác nhận tàu chiến Mỹ và Trung Quốc đã đẩy mạnh phương thức liên lạc, ông Richardson cho biết điều này giúp tránh tình trạng leo thang hoặc hiểu lầm. “Tôi thấy mối quan hệ đang tiến triển thay vì bế tắc” – ông Richardson nhận định.
Tư lệnh Hải quân Mỹ Mark Richardson. Ảnh: FLICKR
Tư lệnh Hải quân Mỹ Mark Richardson. Ảnh: FLICKR
Cùng ngày 26-7, một quan chức cấp cao Wahshington tiết lộ cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, bà Susan Rice, cũng kêu gọi các bên cần thực hiện các bước để giảm căng thẳng, khôi phục công cụ ngoại giao nhằm giải quyết tranh chấp.
Bà Rice đang ở thăm Bắc Kinh và là quan chức cấp cao nhất của Mỹ đến đây sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA, The Hague – Hà Lan) ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tại biển Đông.
Bà Rice còn nói với giới chức Trung Quốc vào cuối chuyến thăm Bắc Kinh rằng hoạt động quân sự của Mỹ không ngoài mục đích góp phần vào hòa bình và ổn định khu vực, bao gồm cả biển Đông. "Những hoạt động này hợp pháp và chúng sẽ được tiếp tục" - bà nhấn mạnh.
Trong khi đó, bên lề các hội nghị ASEAN ở Lào hôm 26-7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định Mỹ ủng hộ việc nối lại đàm phán song phương giữa Trung Quốc và Philippines về vấn đề biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ nói thêm ông sẽ khuyến khích Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiến hành đối thoại và thương thảo với Trung Quốc khi 2 người gặp nhau tại Manila ngày 27-7.
P.Nghĩa (Theo CNN, Reuters)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đi sửa cái xe




Đi sửa cái xe (máy), ngẫm thấy xã hội bây giờ cũng hệt cái xe cũ của mình. Định chỉ chà lại cái vành (niềng) cho nhẵn, lắp lốp vào kín khỏi ra hơi, ai dè khi tháo bánh sau mới tóe ra bố thắng đã mòn trơ, rồi thợ lại phát hiện 1 cây phuộc trước bị xì nhớt (nó bảo anh sửa hay không, tùy, em chỉ nói nếu sửa thì còn đỡ tiền, để lâu phải thay ti phuộc sẽ tốn gấp 3, vậy là OK sửa), bố thắng đĩa cũng phát lộ mòn tịt, cái bình ắc quy cũ quá đùn đầy muối lên, đề ậm à ậm ạch. Không thay là không xong.
Mình cười bảo thằng sửa xe, mày xem còn phải thực hiện công cuộc đổi mới chỗ nào nữa không, nếu tiếp tục chỉnh đốn chống tham nhũng mấy thứ nữa thì tao vứt mẹ nó đi, tao đi làm cách mạng, xây dựng chế độ mới, chứ kiểu này vừa chắp vá, vừa tốn kém, mất an toàn quá.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lúa gạo sẽ khan hiếm, thông cảm khó khăn của người dân TQ, nhưng người VN ngay từ bây giờ nên cẩn thận lúa gạo. Rất có khả năng bị con buôn nước này vơ vét lương thực trong thời gian tới

Cơn bão nhiệt đới Mirinae (Việt Nam gọi là bão số 1) đổ bộ TP Vạn Ninh, tỉnh Hải Nam - Trung Quốc vào tối 26-7 (giờ địa phương), đe dọa làm trầm trọng thêm tình trạng lũ lụt đang hoành hành tại nước này.

Hơn 1.000 người chết
Là cơn bão thứ ba đổ bộ Trung Quốc trong năm nay, Mirinae với sức gió khoảng 100 km/giờ gây gió giật và mưa lớn ở tỉnh Hải Nam, bán đảo Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông và khu tự trị Quảng Tây. Theo Tân Hoa Xã, tất cả tàu chở khách qua eo biển Quỳnh Châu, giữa Hải Nam và Quảng Đông, tạm dừng hoạt động từ hôm 26-7.
Trong lúc này, Trung Quốc vẫn đang vật lộn với tình trạng lũ lụt liên miên khắp miền Bắc và cả khu vực Bắc Kinh. Chỉ tính riêng tuần qua, mưa bão đã làm 164 người chết và 125 người mất tích. Tổng cộng, hơn 31 triệu người ở ít nhất 12 tỉnh bị ảnh hưởng. “Mưa lũ năm nay có liên hệ với hiện tượng El Nino và có thể là đợt mạnh nhất kể từ năm 1951” - Trung tâm Khí hậu Trung Quốc cho biết.
Từ đầu năm 2016 đến nay, đã có 1.074 người thiệt mạng vì thiên tai, bao gồm mưa lũ, gió xoáy, lở đất…, theo Bộ Nội vụ Trung Quốc hôm 26-7. Tổng thiệt hại kinh tế trực tiếp do thiên tai trong 7 tháng đầu năm lên đến 298 tỉ nhân dân tệ (44,63 tỉ USD).
Thị trấn Hình Đài, tỉnh Hà Bắc ngập trong nước lũ hôm 23-7 Ảnh: CCTV
Thị trấn Hình Đài, tỉnh Hà Bắc ngập trong nước lũ hôm 23-7 Ảnh: CCTV
Phẫn nộ ở Hình Đài
An Huy, Phúc Kiến, Quý Châu, Hà Bắc, Hồ Bắc, Giang Tô và Giang Tây là những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong đó, tình hình tại Hà Bắc đặc biệt nghiêm trọng sau thảm họa lũ chớp nhoáng làm chết ít nhất 34 người và 13 người mất tích tại thị trấn Hình Đài - chiếm gần 1/3 trong tổng số 130 người chết và 110 người mất tích ở tỉnh này tuần qua.
Sự phẫn nộ bao trùm Hình Đài khi người dân cáo buộc các quan chức không cảnh báo về cơn đại hồng thủy và tìm cách che đậy nguyên nhân của thảm họa xảy ra vào sáng sớm 20-7. Anh Gao Longtao, một sinh viên sống tại Hình Đài, cho biết kể cả ngày 19-7, mưa rất to nhưng không có cảnh báo gì bất thường. Khi chỉ qua nửa đêm một chút, tiếng loa đột ngột vang lên, báo động lũ trên sông Qili gần đó đã tràn bờ. “Chưa kịp làm gì, dòng nước đã xộc vào nhà tôi. Người lớn còn chẳng kịp cứu mình nữa là cứu bọn trẻ” - Gao kể. Gao may mắn bám được vào cành cây và khi sáng hẳn, anh phát hiện em trai cùng cha mẹ cũng kịp leo lên mái nhà. Nhưng hàng chục dân làng của Gao không kịp thoát thân.
Trong cuộc họp báo đêm 23-7, thị trưởng Hình Đài xin lỗi người dân nhưng không xoa dịu được sự giận dữ, nhất là khi trước đó hình ảnh những đứa trẻ chết đuối được kéo ra từ bùn đất lan truyền trên mạng. Người dân nghi ngờ chính quyền Hà Bắc xả nước từ hồ chứa chứ không phải vỡ đê sông Qili như thông báo. Theo báo chí địa phương, hầu hết nạn nhân thiệt mạng là các em bé dưới 10 tuổi hoặc người lớn tuổi.
Để xoa dịu dư luận, chính quyền tỉnh Hà Bắc đã đình chỉ công tác 5 quan chức vì tắc trách trong phòng chống lũ lụt và cứu hộ. Chính quyền Trung Quốc hôm 25-7 cũng phân bổ ngân sách trị giá 250 triệu nhân dân tệ (37,4 triệu USD) cho hoạt động cứu trợ tại Hà Bắc. Tổng thể, hơn 1,67 tỉ nhân dân tệ đã được chi ra để cứu trợ người dân các vùng lụt trên cả nước, theo Bộ Nội vụ Trung Quốc.
Xuân Mai

Phần nhận xét hiển thị trên trang